Tải bản đầy đủ (.pdf) (170 trang)

Khảo sát tương quan giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.3 MB, 170 trang )

Header Page 1 of 89.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LÊ KHẮC BẢO

KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA
CÁC CHỈ SỐ PHẾ THÂN KÝ VỚI MỨC ĐỘ KHÓ THỞ,
KHẢ NĂNG GẮNG SỨC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
Footer Page 1 of 89.


Header Page 2 of 89.

I

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ Y TẾ

ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


LÊ KHẮC BẢO

KHẢO SÁT TƯƠNG QUAN GIỮA
CÁC CHỈ SỐ PHẾ THÂN KÝ VỚI MỨC ĐỘ KHÓ THỞ,
KHẢ NĂNG GẮNG SỨC, CHẤT LƯỢNG CUỘC SỐNG
TRONG BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Chuyên ngành:
Mã số:

Nội hô hấp
62720144

LUẬN ÁN TIẾN SĨ Y HỌC
Người hướng dẫn khoa học
1. PGS. TS. Trần Văn Ngọc
2. TS. Nguyễn Thị Tố Như
TP. Hồ Chí Minh – Năm 2015
Footer Page 2 of 89.


Header Page 3 of 89.

II

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng
được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác.


Người cam đoan

Footer Page 3 of 89.


III

Header Page 4 of 89.

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa

I

Lời cam đoan

II

Mục lục

III

Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt

V

Danh mục các bảng


VIII

Danh mục các biểu đồ, sơ đồ, hình

X

MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

1.1

Định nghĩa và gánh nặng bệnh tật BPTNMT

5

1.2

Chức năng hô hấp trong BPTNMT

7

1.3

Triệu chứng lâm sàng trong BPTNMT


18

1.4

Tương quan chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng trong BPTNMT

30

1.5

Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT

33

1.6

Phương pháp thống kê phân tích thành phần chính (PCA)

39

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

41

2.1

Thiết kế nghiên cứu

42


2.2

Cỡ mẫu

42

2.3

Đối tượng nghiên cứu

43

2.4

Biến số nghiên cứu

47

2.5

Phân tích thống kê

59

2.6

Vấn đề đạo đức

62


Footer Page 4 of 89.


Header Page 5 of 89.

IV

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

63

3.1

Tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC với
mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt
cấp trong BPTNMT

67

3.2

Tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở, khả năng
gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

71

3.3

Tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC trong BPTNMT


74

3.4

Tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC,
mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

76

CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN

89

4.1

Tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC với
mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt
cấp trong BPTNMT

90

4.2

Tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở, khả năng
gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

100

4.3


Tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC trong BPTNMT

108

4.4

Tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC, RV/TLC,
mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

116

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

126

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN LUẬN ÁN

i

TÀI LIỆU THAM KHẢO

ii

PHỤ LỤC

xvi

Phụ lục 1: Phiếu đồng thuận tham gia nghiên cứu

xvi


Phụ lục 2: Phiếu thu thập số liệu

xix

Phụ lục 3: Bộ câu hỏi BDI

xxi

Phụ lục 4: Bộ câu hỏi CCQ

xxii

Phụ lục 5: Bộ câu hỏi SGRQ

xxiii

Phụ lục 6: Danh sách bệnh nhân tham gia nghiên cứu

xxvii

Footer Page 5 of 89.


V

Header Page 6 of 89.

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ tắt


Tiếng Anh

Tiếng Việt

6MWD

6 minute walk distance

Khoảng cách đi bộ 6 phút

6MWT

6 minute walk test

Trắc nghiệm đi bộ 6 phút

ADO

ADO (Age – Dyspnea –
Obstruction)

Thang điểm ADO (Tuổi – Khó thở –
Tắc nghẽn)

ATS

American Thoracic Society

Hội lồng ngực Hoa Kỳ


BDI

Baseline Dyspnea Index

Chỉ số khó thở nền tảng

BMI

Body Mass Index

Chỉ số khối cơ thể

BODE

BODE (BMI – Obstruction –
Dyspnea – Exercise tolerance)

Thang điểm BODE (BMI – Tắc nghẽn
– Khó thở – Khả năng gắng sức)

BPTNMT Chronic obstructive pulmonary
disease

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CAT

COPD Assessment Test


Trắc nghiệm đánh giá BPTNMT

CCQ

Clinical COPD Questionnaire

Bộ câu hỏi lâm sàng BPTNMT

CFA

Confirmatory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khẳng định

COPD

Chronic obstructive pulmonary
disease

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

CPET

CardioPulmonary Exercise
Testing

Trắc nghiệm tim phổi gắng sức

DOSE


DOSE (Dyspnea – Obstruction – Thang điểm DOSE (Khó thở – Tắc
Smoking – Exercise tolerance)
nghẽn–Hút thuốc– Khả năng gắng sức)

EFA

Exploratory Factor Analysis

Phân tích nhân tố khảo sát

ERS

European Respiratory Society

Hội hô hấp châu Âu

ERV

Expiratory Reserve Volume

Thể tích dự trữ thở ra

FEF 25% –

Forced Expiratory Flow in 25%
– 75% vital capacity

Lưu lượng thở ra gắng sức trong
khoảng 25% – 75% dung tích sống


75%

Footer Page 6 of 89.


VI

Header Page 7 of 89.

FEV1

Forced expiratory volume in the
first second

Thể tích thở ra gắng sức trong giây
đầu tiên

FOT

Forced oscillation technique

Kỹ thuật dao động cưỡng bức

FRC

Functional residual capacity

Dung tích khí cặn chức năng

Fres


Resonant Frequency

Tần suất dao động cưỡng bức tạo phản
lực đường thở bằng không.

FVC

Forced Vital Capacity

Dung tích sống gắng sức

GOLD

Global initiative for chronic
Obstructive Lung Disease

Chiến lược toàn cầu quản lý bệnh phổi
tắc nghẽn mạn tính

HAD

Hospital Anxiety and
Depression

Bộ câu hỏi trầm cảm lo âu

IC

Inspiratory Capacity


Dung tích hít vào

ICCC

Intraclass correlation Coefficient Hệ số tương quan trong cùng nhóm

IOS

Impulse Oscillometry System

Hệ thống dao động xung ký

IRV

Inspiratory Reserve Volume

Thể tích dự trữ hít vào

MCID

Minimum Clinically Important
Difference

Khác biệt tối thiểu có ý nghĩa lâm sàng

mMRC

modified Medical Research
Council


Bộ câu hỏi khó thở cải biên của hội
đồng nghiên cứu y khoa

MVV

Maximal Voluntary Ventilation

Thông khí tự ý tối đa

PaCO2

Pressure of arterial carbon
dioxide

Áp suất khí carbonic máu động mạch

PaO2

Pressure of arterial oxygene

Áp suất khí oxy máu động mạch

PCA

Principal Component Analysis

Phân tích thành phần chính

PEF


Peak Expiratory Flow

Lưu lượng thở ra đỉnh

Post

Post bronchodilator

Sau trắc nghiệm giãn phế quản

Pre

Pre bronchodilator

Trước trắc nghiệm giãn phế quản

Footer Page 7 of 89.


VII

Header Page 8 of 89.

R5, 20

Airway Resistance at oscillation
frequency of 5 Hz, 20 Hz

Kháng lực đường thở tại tần số dao

động cưỡng bức 5 Hz, 20 Hz

Raw

Airway Resistance

Kháng lực đường thở

Rint

Airway interruption technique

Kỹ thuật gián đoạn luồng khí để đo
kháng lực đường thở

RV

Residual volume

Thể tích khí cặn

sGaw

Specific Airway Conductance

Suất dẫn đường thở đặc hiệu

SGRQ

Saint George Respiratory

Questionnaire

Bộ câu hỏi hô hấp Saint George

SGRQ –
C

Saint George Respiratory
Questionnaire for COPD

Bộ câu hỏi hô hấp Saint George dành
riêng cho BPTNMT

sRaw

Specific Airway Resistance

Kháng lực đường thở đặc hiệu

SWT

Shuttle Walking Test

Trắc nghiệm đi bộ hình thoi

TDI

Transitional Dyspnea Index

Chỉ số khó thở thay đổi


TLC

Total Lung Capacity

Tổng dung lượng phổi

V’O2

Oxygene consumption

Mức tiêu thụ oxy

V’O2
max

Maximal oxygene consumption

Mức tiêu thụ oxy tối đa

VAS

Visual analog scale

Thang tương ứng thị giác

VE

Expiratory Minute Ventilation


Thông khí phút thở ra

VT

Tidal Volume

Thể tích khí lưu thông

X5

Reactance at oscillation
frequency of 5 Hz

Phản lực đường thở tại tần số dao động
cưỡng bức 5 Hz

Footer Page 8 of 89.


VIII

Header Page 9 of 89.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng

Tên bảng

Trang


1.1

Phân loại mức độ nặng hạn chế luồng khí

1.2

Tiêu chuẩn chấp nhận được và lập lại được biểu đồ đo FEV1, FVC

13

1.3

Tiêu chuẩn chấp nhận được và lập lại được biểu đồ lưu lượng qua
miệng – áp suất buồng đo

15

1.4

Tiêu chuẩn chấp nhận được và lập lại được biểu đồ áp suất tại miệng –
áp suất buồng đo

16

1.5

Bộ câu hỏi Borg cải biên

19


1.6

Thang điểm BODE

33

1.7

Thang điểm BODE cập nhật

34

1.8

Thang điểm ADO

35

1.9

Thang điểm ADO cập nhật

35

1.10

Thang điểm DOSE

36


2.1

Dấu hiệu lâm sàng gợi ý BPTNMT

43

2.2

Tiêu chuẩn nhận bệnh

44

2.3

Tiêu chuẩn loại bệnh

46

2.4

Biến số nghiên cứu

47

2.5

Thời điểm thu thập biến số nghiên cứu

48


2.6

Bộ câu hỏi mMRC

49

2.7

Lời giải thích qui trình thực hiện 6MWT cho bệnh nhân

51

2.8

Các lỗi kỹ thuật và nguyên nhân thường gặp khi đo FRC và Raw

56

2.9

Các lỗi kỹ thuật và nguyên nhân thường gặp khi đo FEV1 và FVC

58

3.1

Đặc điểm dân số học của dân số nghiên cứu tại lần khám 1

64


3.2

Đặc điểm triệu chứng lâm sàng của dân số nghiên cứu tại lần khám 1

65

3.3

Đặc điểm chức năng hô hấp của dân số nghiên cứu tại lần khám 1

66

Footer Page 9 of 89.

7


Header Page 10 of 89.

IX

3.4

Hệ số tương quan giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng

67

3.5

Hệ số tương quan giữa mMRC, CCQ với BDI, 6MWD, SGRQ, tiền

căn đợt cấp

71

3.6

Hệ số tương quan giữa mMRC, CCQ với BDI, 6MWD, SGRQ tại 3
lần khám

73

3.7

Hệ số tương quan FEV1, sGaw, FRC

74

3.8

Hệ số tương quan FEV1, sGaw, FRC tại ba lần khám

76

3.9

Ma trận tương quan đa biến giữa các biến số đánh giá toàn diện
BPTNMT

77


3.10

Ma trận 3 thành phần chính với phép xoay trực giao Varimax

79

3.11

Tỷ lệ đánh giá biến thiên toàn bộ của từng thành phần chính

80

3.12

Biến số đại diện ba thành phần chính đánh giá toàn diện BPTNMT

82

3.13

Giá trị mô hình đánh giá toàn diện BPNTMT

84

3.14

Khác biệt giữa các nhóm bệnh nhân BPTNMT theo số tiêu chí nặng(+)

85


3.15

Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT tại 3 lần khám

86

4.1

Tương quan giữa hạn chế luồng khí với mức độ khó thở, khả năng
gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

91

4.2

Tương quan giữa tăng kháng lực đường thở với mức độ khó thở, khả
năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

94

4.3

Tương quan giữa ứ khí phế nang với mức độ khó thở, khả năng gắng
sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

96

4.4

Tương quan giữa mMRC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất 101

lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

4.5

Tương quan giữa CCQ với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất 104
lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT

4.6

Tương quan giữa CCQ và CAT với SGRQ trong BPTNMT

4.7

Tương quan giữa hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí 109
phế nang trong BPTNMT

4.8

Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT

Footer Page 10 of 89.

106

119


X

Header Page 11 of 89.


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ, HÌNH
Biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

1.1

Biểu đồ lưu lượng – thể tích và biểu đồ thể tích – thời gian

13

1.2

Biểu đồ lưu lượng qua miệng – áp suất buồng đo

14

1.3

Biểu đồ áp suất tại miệng – áp suất buồng đo

16

1.4

Tương quan FEV1 – triệu chứng lâm sàng


30

3.1

Tương quan FEV1 với BDI, 6MWD, SGRQ, tiền căn đợt cấp

68

3.2

Tương quan sGaw với BDI , 6MWD, SGRQ, tiền căn đợt cấp

69

3.3

Tương quan FRC với BDI, 6MWD, SGRQ, tiền căn đợt cấp

70

3.4

Tương quan mMRC với SGRQ

72

3.5

Tương quan CCQ với SGRQ


72

3.6

Tương quan sGaw với FEV1

74

3.7

Tương quan FRC với FEV1

75

3.8

Tương quan FRC với sGaw

75

3.9

Số thành phần chính đánh giá toàn diện BPTNMT

78

3.10 Tính ổn định của ba thành phần chính qua ba lần tái khám

87


Sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1

Qui trình chuẩn đo chức năng hô hấp

12

2.1

Sơ đồ nghiên cứu

41

3.1

Số lượng bệnh nhân tham gia nghiên cứu

63

Footer Page 11 of 89.


XI

Header Page 12 of 89.


Hình

Tên hình

Trang

1.1

Các thể tích và dung tích phổi

1.2

Phế thân kế áp suất

11

1.3

Thang tương ứng thị giác (VAS)

18

1.4

Đồ hình trắc nghiệm đi bộ hình thoi

22

1.5


Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT theo GOLD 2011

37

2.1

Máy phế thân ký Vmax của CareFusion

53

3.1

Trục tọa độ Oxyz đánh giá toàn diện BPTNMT

80

3.2

Mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT

82

Footer Page 12 of 89.

9


Header Page 13 of 89.


1

MỞ ĐẦU
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là vấn đề sức khỏe cộng đồng, thể
hiện qua tần suất bệnh, tỷ lệ tử vong, tỷ lệ tàn phế cao và đang tăng lên [82]. Phân
tích gộp 67 nghiên cứu tại 28 nước từ 1990–2004 cho tần suất BPTNMT từ 4,9% –
9,2% [135]. Ngân hàng Thế giới năm 2001 công bố BPTNMT là nguyên nhân gây
tử vong hàng thứ 5 tại các nước thu nhập cao, thứ 6 tại các nước thu nhập vừa –
thấp [121]; gây tàn phế hàng thứ 7 tại các nước thu nhập cao, thứ 10 tại các nước
thu nhập vừa – thấp [121]. Tổ chức Y tế Thế giới dự báo BPTNMT là nguyên nhân
gây tử vong hàng thứ 4 và gây tàn phế hàng thứ 7 trên thế giới vào năm 2030 [136].
BPTNMT không chỉ là tắc nghẽn luồng khí như tên bệnh đề cập, mà là bệnh
đa thành phần [25], [120] vì thế cần đánh giá toàn diện [165]. Trên lâm sàng, đánh
giá toàn diện BPTNMT là để đáp ứng 6 mục tiêu điều trị: (1) giảm mức độ khó thở,
(2) tăng khả năng gắng sức, (3) tăng chất lượng cuộc sống, (4) chậm suy giảm chức
năng hô hấp, (5) ngăn ngừa đợt cấp, (6) giảm tử vong của GOLD (Global Initiatives
for Obstructive Lung Disease – Chiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT) [82].
Trước 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên một thành phần
hạn chế luồng khí với FEV1 (forced expiratory volume in the first second – thể tích
thở ra gắng sức trong giây đầu tiên) [79]. Đáng tiếc, FEV1 chỉ tương quan yếu đến
vừa với khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp [22],
nên không thể đại diện đánh giá toàn diện BPTNMT. Papaioannou cho rằng cần bổ
sung các thành phần khác nữa, ngoài FEV1, để đánh giá toàn diện BPTNMT [165].
Đề nghị này sau đó được khẳng định mạnh mẽ trong nghiên cứu ECLIPSE [209].
Từ 2011, GOLD đề nghị đánh giá BPTNMT dựa trên nhiều thành phần [80]
và được cổ vũ nhiệt tình. Rodríguez–Roisin và Agusti kết luận: “GOLD 2011 thực
sự là một cuộc cách mạng trong mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT” [178]. Tuy
nhiên, Jadwiga A Wedzicha đề nghị tìm thêm chứng cứ bổ sung cho mô hình mới vì
cho rằng còn thiếu chứng cứ ủng hộ các tiêu chí cụ thể phân loại BPTNMT thành 4
nhóm A, B, C, D [213]. Đề nghị này được khẳng định trong hướng dẫn của Anh

năm 2010 vốn ủng hộ đánh giá BPTNMT dựa trên nhiều thành phần nhưng không

Footer Page 13 of 89.


Header Page 14 of 89.

2

đưa tiêu chí phân loại cụ thể, quyết định như vậy vẫn không đổi tại lần xem xét lại
hướng dẫn của Anh mới nhất vào tháng 7/2014 vì vẫn chưa đủ chứng cứ [148].
Thật vậy, GOLD 2014 đề nghị đánh giá triệu chứng lâm sàng BPTNMT dựa
trên bộ câu hỏi khó thở cải biên mMRC (modified Medical Research Council), trắc
nghiệm đánh giá BPTNMT CAT (COPD Assessment Test), bộ câu hỏi lâm sàng
BPTNMT CCQ (COPD Clinical Questionaire) [81]. David Price [25] và Paul Jones
[101] thấy kết quả phân loại BPTNMT dựa trên mMRC và CAT không đồng nhất.
GOLD 2014 thừa nhận điểm cắt CCQ 1 – 1,5 là áp đặt [82]. GOLD 2014 đề nghị
đánh giá chức năng hô hấp BPTNMT với FEV1 [82]. Gagnon nêu rõ chức năng hô
hấp trong BPTNMT gồm hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở và ứ khí phế
nang chứ không chỉ là hạn chế luồng khí [70]. GOLD 2014 đề nghị đánh giá toàn
diện BPTNMT dựa trên 3 thành phần hạn chế luồng khí, triệu chứng lâm sàng, tiền
căn đợt cấp [82]. Ba thành phần đề nghị có đánh giá toàn diện được BPTNMT?
Nghiên cứu tương quan đơn biến và đa biến giữa các triệu chứng lâm sàng
gồm: khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp và các chỉ số chức
năng hô hấp gồm: hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang
trong BPTNMT có thể cung cấp chứng cứ cho các đề nghị trên của GOLD [193].
Trên thế giới, các nghiên cứu tương quan đơn biến giữa chức năng hô hấp và
triệu chứng lâm sàng cho thấy hạn chế luồng khí tương quan yếu đến vừa với khó
thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống [22], [102]; ứ khí phế nang tương
quan vừa với khó thở [150] và khả năng gắng sức [158]; các nghiên cứu tương quan

đa biến giữa chức năng hô hấp và triệu chứng lâm sàng để xây dựng mô hình đánh
giá toàn diện [214] hoặc kiểu hình [44], [45] trong BPTNMT còn ít.
Tại Việt Nam, Ngô Quý Châu [2], [3], Lê Thị Tuyết Lan [7], Nguyễn Công
Trung, Tô Vũ Khương [19], Đỗ Thị Vân [20] đã nghiên cứu khảo sát đặc điểm lâm
sàng và chức năng hô hấp trong BPTNMT; Nguyễn Thúy Nga, Đồng Khắc Hưng đã
khảo sát đặc điểm thông khí đường thở nhỏ [11]; Nguyễn Đình Tiến đo thể tích khí
cặn với phương pháp hòa loãng khí He [17]; Nguyễn Huy Lực khảo sát đặc điểm
thông khí phổi và khí máu động mạch [9] trong BPTNMT. Tại Việt Nam cũng có

Footer Page 14 of 89.


Header Page 15 of 89.

3

các nghiên cứu tương quan đơn biến giữa hạn chế luồng khí với mức độ khó thở
[6]; khả năng gắng sức [12], [16]; chất lượng cuộc sống [15] cho kết quả tương tự
thế giới. Chúng tôi tìm được rất ít nghiên cứu khảo sát tăng kháng lực đường thở và
ứ khí phế nang trong BPTNMT [5]; chúng tôi cũng chưa tìm được nghiên cứu khảo
sát tương quan đa biến giữa hạn chế luồng khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế
nang và triệu chứng lâm sàng để xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT.
Xuất phát từ mong muốn góp phần bổ sung một số chứng cứ cho mô hình
mới đánh giá toàn diện BPTNMT của GOLD, trên cơ sở tham khảo các nghiên cứu
trong và ngoài nước, chúng tôi tiến hành đề tài nghiên cứu: “Khảo sát tương quan
giữa các chỉ số phế thân ký với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng
cuộc sống trong bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính”.

Footer Page 15 of 89.



4

Header Page 16 of 89.

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát:
Xây dựng mô hình đánh giá toàn diện BPTNMT.
Mục tiêu chuyên biệt:
(1)

Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC,

RV/TLC với mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn
đợt cấp trong BPTNMT.
(2)

Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa mMRC, CCQ với mức độ khó thở,

khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT.
(3)

Xác định hệ số tương quan đơn biến giữa FEV1, sGaw, FRC trong

BPTNMT.
(4)

Xác định mô hình tương quan đa biến giữa FEV1, FEV1/FVC, sGaw, FRC,

RV/TLC, mMRC, BDI, 6MWD, CCQ, SGRQ, tiền căn đợt cấp trong BPTNMT.


Footer Page 16 of 89.


5

Header Page 17 of 89.

1 CHƯƠNG 1.
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Định nghĩa và gánh nặng bệnh tật BPTNMT:
1.1.1 Định nghĩa BPTNMT:
Định nghĩa BPTNMT liên tục thay đổi trong 10 năm kể từ phiên bản đầu tiên
của GOLD năm 2001. Đến nay đã có ba định nghĩa khác nhau [77], [78], [80].
Định nghĩa năm 2001: “BPTNMT là tình trạng bệnh đặc trưng bởi hạn chế
luồng khí không phục hồi hoàn toàn. Hạn chế luồng khí thường tiến triển nặng dần,
kết hợp đáp ứng viêm bất thường của phổi với hạt và khí độc hại” [77].
Định nghĩa năm 2006: “BPTNMT là bệnh có thể ngăn ngừa và điều trị được
với các biểu hiện toàn thân có thể góp phần vào độ nặng toàn bộ trên từng bệnh
nhân. Tổn thương tại phổi đặc trưng bởi hạn chế luồng khí không phục hồi hoàn
toàn. Hạn chế luồng khí thường tiến triển nặng dần và kết hợp với đáp ứng viêm bất
thường của phổi đối với hạt và khí độc hại” [78].
Định nghĩa năm 2011: “BPTNMT là bệnh thường gặp, có thể ngăn ngừa và
điều trị. Bệnh đặc trưng bởi hạn chế luồng khí kéo dài, thường tiến triển nặng dần,
kèm tăng đáp ứng viêm mạn tính tại đường thở và phổi với khí và hạt độc hại. Đợt
cấp và bệnh đồng mắc góp phần vào độ nặng toàn bộ trên từng bệnh nhân” [80].
Định nghĩa mới nhất năm 2014 cũng không khác biệt so với định nghĩa năm 2011
và một lần nữa khẳng định quan điểm BPTNMT là bệnh toàn thân [82].
BPTNMT là bệnh đa thành phần, cần đánh giá toàn diện [165]. Đáng tiếc,
chúng tôi chưa tìm được định nghĩa thống nhất về đánh giá toàn diện BPTNMT.

Trên lâm sàng, đánh giá toàn diện BPTNMT là khi kết quả đánh giá đáp ứng được
cả 6 mục tiêu điều trị do GOLD đề nghị: (1) giảm khó thở, (2) tăng khả năng gắng
sức, (3) tăng chất lượng cuộc sống, (4) làm chậm suy giảm chức năng hô hấp, (5)
ngăn ngừa đợt cấp và (6) giảm tử vong [82]. Các biến số đánh giá toàn diện
BPTNMT như thế phải gồm đồng thời các biến số chức năng hô hấp: hạn chế luồng
khí, tăng kháng lực đường thở, ứ khí phế nang và các biến số triệu chứng lâm sàng:
khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống, đợt cấp.

Footer Page 17 of 89.


Header Page 18 of 89.

6

1.1.2 Gánh nặng bệnh tật BPTNMT:
Tần suất bệnh toàn bộ BPTNMT cao, phổ biến trên thế giới và Việt Nam. Tỷ
lệ tử vong và tàn phế do BPTNMT cũng ở mức cao và đang gia tăng.
Trên thế giới, phân tích gộp 67 nghiên cứu từ 28 nước cho tần suất BPTNMT
ở người > 40 tuổi từ 1990–2004 là 4,9% (lời khai bệnh nhân); 5,2% (chẩn đoán bác
sỹ); 9,2% (hô hấp ký) [135]. Nghiên cứu PLATINO tại Brazil, Chile, Mexico,
Uruguay và Venezuela cho tần suất từ 7,8% ở Mexico City đến 20% ở Montevideo
[139]. Nghiên cứu BOLD cho tần suất từ 5,1% ở Quảng Châu đến 16,7% ở Cape
Town (nữ giới); từ 8,5% ở Reykjavik đến 22,2% ở Cape Town (nam giới) [42].
Nghiên cứu NICE ở Nhật cho tần suất 10,9% [69]. Năm 2003, nghiên cứu tại châu
Á Thái Bình Dương cho tần suất BPTNMT là 6,3% trên người > 30 tuổi, dao động
từ 3,5% (Hong Kong, Singapore) đến 6,7% (Việt Nam) [196].
Năm 2001, BPTNMT là nguyên nhân gây tử vong đứng hàng thứ 5 – 3,8%
tử vong toàn bộ tại các nước thu nhập cao và hàng thứ 6 – 4,9% tử vong toàn bộ tại
các nước thu nhập vừa và thấp [121]. Dự báo, BPTNMT sẽ là nguyên nhân gây tử

vong đứng hàng thứ 3 vào năm 2020 [78] và hàng thứ 4 vào năm 2030 [136]. Năm
2001, BPTNMT là nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 7 tại các nước thu nhập
cao và hàng thứ 10 tại các nước thu nhập vừa và thấp [121]. Dự báo, BPTNMT là
nguyên nhân gây tàn phế đứng hàng thứ 5 năm 2020 [78] và thứ 7 năm 2030 [136].
Tại Việt Nam, nghiên cứu của Phan Thu Phương, Ngô Quý Châu, Dương
Đình Thiện trên 1012 người > 40 tuổi ở 5 xã thuộc huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc
Giang, Việt Nam cho tần suất BPTNMT là 3,85% (nam 6,9% và nữ 1,4%) [13]. Tần
suất này không khác kết quả nghiên cứu của Nguyễn Thị Xuyên, Đinh Ngọc Sỹ,
Nguyễn Viết Nhung vốn cho tần suất BPTNMT trên người > 40 tuổi tại Việt Nam
là 4,2% (nam 7,1% và nữ 1,9%) [21].
BPTNMT luôn chiếm tỷ lệ lớn trong các khoa hô hấp tại các bệnh viện, là
gánh nặng cho nền y tế Việt Nam. Tại khoa hô hấp, bệnh viện Bạch Mai từ 1996 –
2000, BPTNMT chiếm 25,1% [1]. Tại khoa lao – bệnh phổi, bệnh viện 103 từ 2001
– 2010, nhóm bệnh phế quản có tỷ lệ cao nhất: 35,5% với 49,5% là BPTNMT [10].

Footer Page 18 of 89.


7

Header Page 19 of 89.

1.2 Chức năng hô hấp trong BPTNMT:
1.2.1 Các chỉ số chức năng hô hấp trong BPTNMT:
1.2.1.1 Hạn chế luồng khí:
Hạn chế luồng khí thở ra (expiratory airflow limitation) định nghĩa bởi tỷ
số FEV1/FVC (forced vital capacity: dung tích sống gắng sức) < giới hạn dưới của
bình thường [167] hoặc bởi FEV1/FVC < 70% theo khuyến cáo GOLD [82].
Hạn chế luồng khí thở ra được định nghĩa là có đáp ứng trắc nghiệm giãn phế
quản khi FEV1  FVC tăng 200 ml và 12% sau 15 phút hít 400 mcg thuốc kích thích

2 giao cảm [167]. Hạn chế luồng khí thở ra được định nghĩa là không phục hồi
hoàn toàn là khi FEV1/FVC < 70% sau trắc nghiệm giãn phế quản [82].
Hạn chế luồng khí thở ra là hậu quả kết hợp của viêm tiểu phế quản và khí
phế thủng mà mức độ đóng góp của từng phần thay đổi giữa các cá nhân [80]. Viêm
tiểu phế quản gây hẹp lòng đường thở, tăng kháng lực đường thở, cản trở luồng khí
đi ra khỏi phổi; khí phế thủng do giảm và/hoặc đứt gãy sợi đàn hồi quanh phế nang
làm giảm đàn hồi của phổi, giảm áp lực đẩy khí từ trong phế nang ra ngoài, hậu quả
chung làm giảm lưu lượng khí thở ra [90].
Hạn chế luồng khí thở ra được phân loại nặng nhẹ dựa trên tỷ lệ % FEV1 dự
đoán, có khác biệt giữa các khuyến cáo của GOLD [82] và ERS/ATS [167].
Bảng 1.1: Phân loại mức độ nặng hạn chế luồng khí [82], [167]
Mức độ

ERS/ATS 2005

Mức độ

GOLD 2014

Nhẹ

70% ≤ Pre FEV1

GOLD 1

80% ≤ Post FEV1

Vừa

60% ≤ Pre FEV1 < 70%


GOLD 2

50% ≤ Post FEV1 < 80%

Vừa – Nặng

50% ≤ Pre FEV1 < 60%

GOLD 3

30% ≤ Post FEV1 < 50%

Nặng

35% ≤ Pre FEV1 < 50%

GOLD 4

30% > Post FEV1

Rất nặng

35% > Pre FEV1

ERS/ATS

Hội hô hấp châu Âu/ Hội lồng ngực Hoa Kỳ

GOLD


Chiến lược toàn cầu quản lý BPTNMT

FEV1

Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên

Pre/ Post

Trước / Sau trắc nghiệm giãn phế quản

Footer Page 19 of 89.


Header Page 20 of 89.

8

1.2.1.2 Tăng kháng lực đường thở:
Kháng lực đường thở Raw (airway resistance) được định nghĩa bởi tỷ số
chênh lệch áp suất P (pressure) giữa phế nang và miệng trên lưu lượng khí F
(flow) đi qua miệng: Raw = P/F [63]. Đơn vị của Raw là cmH2O/L/s [146]. Raw
với thể tích phổi có tương quan nghịch theo đường cong: Raw thấp nhất khi thể tích
phổi ở mức tổng dung lượng phổi TLC (total lung capacity) và Raw cao nhất khi
thể tích phổi ở mức thể tích khí cặn RV (residual volume) [96].
Suất dẫn đường thở Gaw (airway conductance) được định nghĩa bởi lưu
lượng khí F tạo ra khi có thay đổi một đơn vị áp suất qua đường thở [146]. Đơn vị
của Gaw là L/s/cmH2O [146]. Gaw là nghịch đảo của Raw: Gaw = 1/Raw. Gaw với
thể tích phổi có tương quan thuận theo đường thẳng (tuyến tính) nên được ưa
chuộng hơn Raw trong đánh giá kháng lực đường thở ở nhiều mức thể tích phổi tại

cùng thời điểm hoặc ở bệnh hô hấp mà thể tích phổi thay đổi theo thời gian [96].
Do Raw và Gaw thay đổi theo thể tích phổi, kháng lực đường thở đặc hiệu
sRaw (specific airway resistance) và suất dẫn đường thở đặc hiệu sGaw (specific
airway conductance) được dùng để hiệu chỉnh theo thể tích phổi [146]. Trong đó,
sRaw = Raw x V, sGaw = Gaw/V với V là thể tích phổi tương ứng [146]. Đơn vị
của sRaw là L.cmH2O/L/s (rút gọn là cmH2O/s), đơn vị của sGaw là L/s/cmH2O/L
(rút gọn là s/cmH2O) [146]. sGaw độc lập với thể tích phổi [96] và biến thiên thấp <
10% [34] nên tin cậy để đánh giá kháng lực đường thở.
Trị số bình thường trên người trưởng thành của Raw là 0,6 – 2,4 cmH2O/L/s;
của Gaw là 0,42 – 1,67 L/s/cmH2O và của sGaw là 0,15 – 0,20 L/s/cmH2O/L [146].
Tăng kháng lực đường thở là hậu quả trực tiếp của viêm mạn tính gây hẹp
lòng đường thở [90]. Trước đây, hẹp đường thở ngoài lồng ngực và đường thở trung
tâm trong lồng ngực được xem là cơ chế chính gây tăng kháng lực đường thở [167].
Gần đây, các nghiên cứu cho thấy hẹp đường thở ngoại biên cũng là cơ chế quan
trọng gây tăng kháng lực đường thở [36], [131].
Kháng lực đường thở được biểu diễn qua tỷ lệ % sGaw so với dự đoán và
chưa có phân loại thống nhất về mức độ nặng tăng kháng lực đường thở.

Footer Page 20 of 89.


Header Page 21 of 89.

9

1.2.1.3 Ứ khí phế nang:
Thể tích phổi cuối thì hít vào gắng sức là tổng dung lượng phổi TLC (total
lung capacity). TLC được cấu thành từ các thể tích phổi và dung tích phổi thành
phần, trong đó dung tích phổi là tổng của ít nhất hai thể tích phổi [138]:
Từ viết tắt

Thể tích dự trữ hít vào
Thể tích khí lưu thông
Thể tích dự trữ thở ra
Thể tích khí cặn
Dung tích hít vào
Dung tích khí cặn chức
FRC
năng
FVC Dung tích sống gắng sức
IRV
VT
ERV
RV
IC

TLC Tổng dung lượng phổi


TLC = IRV + VT + ERV + RV.



TLC = (IRV + VT) + (ERV + RV) = IC + FRC.



TLC = [(IRV + VT) + ERV] + RV = [IC + ERV] + RV = FVC + RV.

Hình 1.1: Các thể tích và dung tích phổi [138] “Nguồn: Matthew J, 2010”
Ứ khí phế nang (alveolar hyperinflation) là thuật ngữ sinh lý bệnh để chỉ

tình trạng khí ứ lại ở phế nang nhiều hơn bình thường: TLC > 120% dự đoán [162].
TLC tăng thường kèm tăng thể tích khí cặn RV (residual volume), dung tích
khí cặn chức năng FRC (functional residual capacity) [162]. BPNTMT giai đoạn
nhẹ, RV và FRC đã tăng nhưng TLC có thể vẫn còn trong giới hạn bình thường.
BPTNMT giai đoạn nặng, viêm tiểu phế quản và khí phế thủng làm khí bị bẫy lại
trong phế nang, RV và FRC có thể tăng rất nhiều so với TLC [162]. Bình thường,
RV chiếm 30% TLC và FRC chiếm 55% TLC [70]. Ứ khí phế nang có ý nghĩa lâm
sàng khi FRC và/hoặc RV > 120 – 130% dự đoán [76], RV/TLC > 35% [162].
FRC là thể tích phổi khi có cân bằng giữa lực đàn hồi của phổi có khuynh
hướng kéo xẹp phổi và lồng ngực đối lập với lực đàn hồi của thành ngực có khuynh
hướng kéo nở phổi và lồng ngực. Khí phế thủng làm giảm lực đàn hồi của phổi, lúc

Footer Page 21 of 89.


Header Page 22 of 89.

10

này, lực đàn hồi của thành ngực sẽ kéo nở phổi và lồng ngực. FRC nghỉ tĩnh sẽ lớn
hơn bình thường. Đây là tiêu chuẩn xác định ứ khí phế nang khi nghỉ tĩnh [162].
FRC không hằng định mà thay đổi theo tần số thở. Thở nhanh khi vận động
trong BPTNMT làm rút ngắn thời gian thở ra, khí trong phế nang không kịp thoát ra
ngoài vào cuối thì thở ra sẽ ứ lại làm cho FRC khi vận động lớn hơn FRC khi nghỉ
tĩnh. Đây là tiêu chuẩn xác định ứ khí phế nang khi vận động [162].
Hiện nay chưa có phân loại thống nhất về mức độ nặng ứ khí phế nang. Mức
độ nặng ứ khí phế nang được biểu diễn qua tỷ lệ % RV, FRC, TLC dự đoán [162].
Khí phế thủng (emphysema) là thuật ngữ giải phẫu bệnh chỉ tình trạng giãn
lớn thường trực khoảng không khí nằm ở phần xa của phế quản tận cùng kèm phá
hủy thành vách phế nang mà không xơ hóa [91]. Khí phế thủng là cơ chế chính gây

ứ khí phế nang bên cạnh cơ chế phụ là tăng kháng lực đường thở gây cản trở khí
thoát ra khỏi phế nang [90]. Khí phế thủng có liên quan rất mật thiết với ứ khí phế
nang, nhưng vẫn không phải là ứ khí phế nang.
1.2.2 Phế thân ký – phế thân kế:
Phế thân ký (plethysmography) là phương pháp thăm dò chức năng hô hấp
cổ điển, ra đời từ thế kỷ 19 bởi các tác giả Bert (1878), Gad (1881) và được các tác
giả Dubois, Matthys đưa vào sử dụng trên lâm sàng từ thập niên 1950 [63].
Phế thân ký ngày càng được hiện đại hóa với trang bị tinh tế và qui trình đo
hoàn hảo [63]. Phế thân ký cung cấp nhiều thông tin hơn so với hô hấp ký, vốn vẫn
được xem là tiêu chuẩn vàng trong thăm dò chức năng hô hấp [63]. Chỉ số hô hấp
ký chỉ đơn thuần là các chỉ số hạn chế luồng khí, trong khi đó, chỉ số phế thân ký
(plethysmographic parameters) bao gồm các chỉ số hạn chế luồng khí tương tự hô
hấp ký, kèm thêm các chỉ số tăng kháng lực đường thở và ứ khí phế nang [63].
Phế thân ký được thăm dò qua phế thân kế (plethysmograph) bao gồm một
buồng đo và các cảm biến phù hợp. Tùy theo biến số vật lý nào của buồng đo thay
đổi trong quá trình đo, phế thân kế được chia làm bốn loại là: (1) phế thân kế áp
suất; (2) phế thân kế thể tích; (3) phế thân kế lưu lượng; (4) phế thân kế áp suất và
lưu lượng [61]. Phế thân kế áp suất là loại thường được nhắc đến nhiều nhất.

Footer Page 22 of 89.


11

Header Page 23 of 89.

Cấu tạo phế thân kế áp suất:
(A)

(B)


Buồng đo kín cho phép người đo
ngồi bên trong, có ba bộ phận chính:
(A) Hô hấp kế phát hiện lưu lượng
khí ra – vào phổi giúp đo hô hấp ký
(B) Cảm biến áp suất tại miệng phát
hiện thay đổi áp suất (P) của khối
không khí trong lồng ngực.

(C)

(C) Cảm biến áp suất tại thành buồng
đo phát hiện thay đổi áp suất (P)
khối không khí trong buồng đo.
Hình 1.2: Phế thân kế áp suất “Nguồn: Coates, 1997” [61]
Giữa hai bộ phận (A) và (B) có van, van có thể mở và đóng tùy nghiệm pháp
đo [61]. Khi đo hạn chế luồng khí và một phần của kháng lực đường thở, van mở,
cho phép đo các biểu đồ: lưu lượng – thể tích, thể tích – thời gian, lưu lượng qua
miệng – áp suất buồng đo [61]. Khi đo thể tích phổi và một phần của kháng lực
đường thở, van đóng, cho phép đo biểu đồ áp suất tại miệng –áp suất buồng đo [61].
ERS/ATS 2005 qui định tiêu chuẩn kỹ thuật dành cho bộ phận (A) để đo hô
hấp ký [142], bộ phận (B) và (C) để đo kháng lực đường thở và thể tích phổi [211]:


Bộ phận (A) đủ nhạy để đo thể tích V ≥ 8 L với độ chính xác ± 3% trị

số đo hoặc ± 0,05 L tùy theo trị số nào lớn hơn; đủ nhạy để đo được lưu
lượng 0 – 14 L/s, kháng lực < 1,5 cmH2O/L/s với luồng khí lưu lượng 14 L/s.



Bộ phận (B) đủ nhạy để đo áp suất P ≥ ± 50 cmH2O (± 5 kPa) với tần

số thay đổi < 8Hz.


Bộ phận (C) đủ nhạy để đo áp suất P ≥ ± 0,2 cmH2O (± 0,02 kPa).



Hằng số thời gian: 10 giây.

ERS/ATS 2005 qui định cụ thể qui trình chuẩn đo chức năng hô hấp kể cả đo
phế thân ký [142].

Footer Page 23 of 89.


12

Header Page 24 of 89.

Máy đo đạt chuẩn

Kiểm định dụng cụ đo

Kiểm soát chất lượng

Bệnh nhân thực hiện nghiệm pháp

Qui trình đo chức năng hô hấp


Biểu đồ đạt tiêu chuẩn chấp nhận được

Biểu đồ đạt tiêu chuẩn lập lại được

So sánh với trị số tham khảo
Đánh giá lâm sàng

Đánh giá chất lượng

Phản hồi cho kỹ thuật viên

Sơ đồ 1.1: Qui trình chuẩn đo chức năng hô hấp “Nguồn: Miller, 2005” [142]
1.2.3 Đo lường các chỉ số phế thân ký trong BPTNMT:
1.2.3.1 Hạn chế luồng khí:
Hô hấp ký là tiêu chuẩn vàng đánh giá hạn chế luồng khí [142]. Các chỉ số
hạn chế luồng khí FEV1 và FVC đo bằng hô hấp kế của máy phế thân kế [167].
Nguyên tắc đo FEV1, FVC với phế thân kế:
Cảm biến lưu lượng trong bộ phận (A) (Hình 1.2) phát hiện lưu lượng khí di
chuyển qua miệng, sau đó chuyển lưu lượng đo được theo thời gian đo trở thành thể
tích, từ đó tính được FEV1 và FVC.
Kết quả đo hạn chế luồng khí thể hiện qua biểu đồ lưu lượng – thể tích và
biểu đồ thể tích – thời gian [138]. Tiêu chuẩn chấp nhận được và lập lại được của
biểu đồ được qui định bởi khuyến cáo của ERS/ATS 2005 [142].

Footer Page 24 of 89.


13


Header Page 25 of 89.

FVC

FVC

FEV1: thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên; FVC: dung tích sống gắng sức
Biểu đồ 1.1: Biểu đồ lưu lượng – thể tích (trái) và biểu đồ thể tích – thời gian (phải)
“Nguồn: Matthew J, 2010” [138]
Bảng 1.2: Tiêu chuẩn chấp nhận được và lập lại được biểu đồ đo FEV1, FVC
Tiêu chuẩn chấp nhận được cho từng lần thực hiện nghiệm pháp:
(1) Khởi đầu nghiệm pháp tốt:
 Thể tích ngoại suy < 5% FVC hoặc 150 ml tùy theo trị số nào lớn hơn.
(2) Kết thúc nghiệm pháp tốt:
 Thời gian thở ra > 6 giây (người > 10 tuổi) và > 3s (người < 10 tuổi).
 Đường thở ra có bình nguyên > 1 giây.
(3) Không có các lỗi kỹ thuật:
 Ho trong giây đầu tiên khi thở ra.
 Gắng sức gián đoạn trong quá trình đo.
 Đóng nắp thanh môn khi đang thở ra.
 Ống ngậm bị tắc khi đang thở ra.
 Kết thúc thở ra sớm.
 Hở khí qua miệng.
Tiêu chuẩn lập lại được cho nhiều lần thực hiện nghiệm pháp:
Xem xét tiêu chuẩn này khi có ≥ 3 nghiệm pháp đạt tiêu chuẩn chấp nhận được:
(1) Sai biệt giữa hai FVC lớn nhất ≤ 150 ml.
(2) Sai biệt giữa hai FEV1 lớn nhất ≤ 150 ml.
FEV1
FVC


Footer Page 25 of 89.

Thể tích thở ra gắng sức trong giây đầu tiên.
Dung tích sống gắng sức.


×