Tải bản đầy đủ (.doc) (96 trang)

Luận văn biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị Hảo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (507.8 KB, 96 trang )

1

MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC.........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...........................................................................................................................3
1. Lí do chọn đề tài..................................................................................................................3
2. Lịch sử vấn đề......................................................................................................................5
2.1. Những công trình, bài báo liên quan gián tiếp đến đề tài.............................................5
2.1.1. Về truyện ngắn...........................................................................................................5
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu...........................................................................................6
2.2. Những công trình, bài báo liên quan trực tiếp đến đề tài..............................................7

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.................................................................................9
4. Phương pháp nghiên cứu.............................................................................................10
5. Đóng góp của luận văn .....................................................................................................10
- Khám phá thế giới biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị Hảo – một phương diện đặc sắc góp
phần làm nên phong cách độc đáo của nhà văn. ...................................................................10
- Khẳng định những đổi mới và sáng tạo trong nghệ thuật viết văn của nhà văn Võ Thị Hảo.
...............................................................................................................................................10

6. Cấu trúc luận văn.........................................................................................................10
NỘI DUNG......................................................................................................................12
Chương 1..........................................................................................................................12
BIỂU TƯỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VÕ THỊ HẢO TRONG DÒNG
CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI...................................................................12
1.1. Biểu tượng......................................................................................................................12
1.1.1. Giới thuyết khái niệm..................................................................................................12
1.2. Biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa và văn học...............................................................17
1.2.1. Biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa...............................................................................17
1.2.2. Biểu tượng dưới góc nhìn văn học...........................................................................18


1.3. Hành trình sáng tạo và quan điểm sáng tác của Võ Thị Hảo .........................................21
1.3.1. Hành trình sáng tạo..................................................................................................21
1.3.2. Quan điểm sáng tác..................................................................................................26

CÁC DẠNG THỨC BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI VÕ THỊ HẢO..................30
Biểu tượng xuất hiện dày đặc trong văn xuôi Võ Thị Hảo và làm nên những giá trị riêng
biệt. Nhưng biểu tượng trong tác phẩm của chị không xuất hiện đơn lẻ mà làm thành một hệ
thống giàu giá trị biểu cảm. ..................................................................................................30
2.1. Biểu tượng cổ mẫu..........................................................................................................30
“Cổ mẫu (archetype) là những biểu tượng lớn có cội nguồn từ xa xưa, thoát thai từ vô thức
(chứ không phải ý thức) và là vô thức tập thể (chứ không phải vô thức cá nhân). Nói khác
đi, cổ mẫu là hình tượng có giá trị bền vững và phổ quát, thoát thai từ vô thức tập thể. Các
biểu tượng gốc - archétype được hiểu là những nguyên tố tâm thần (psyché) không thể cắt
nghĩa được bằng một sự việc xảy ra trong đời sống… Nó hình như bẩm sinh đã có, có từ
nguyên thủy, nó là một thành phần trong gia tài tinh thần của nhân loại.” Sự hình thành cổ
mẫu không phải một sớm một chiều, nó là một quá trình lâu dài, ăn sâu vào tiềm thức của
nhân loại. Võ Thị Hảo đã đào bới văn bản, tìm những vết hằn đầu tiên trong ký ức nhân
loại. Giữa vũ trụ ngổn ngang của cổ mẫu, nữ văn sĩ đã thấy lửa, thấy nước và thấy đất. ....30


2
2.1.1. Những sắc màu của lửa............................................................................................30
2.1.2. Những khúc nhạc của nước.....................................................................................33
2.1.3. Khúc biến tấu của đất...............................................................................................39
2.2. Biểu tượng thiên tính nữ.................................................................................................41
Võ Thị Hảo là người phụ nữ mải miết với nỗi đau của giới đàn bà nhưng cũng là người mải
miết đi tìm những vẻ đẹp – thiên tính nữ của một nửa thế giới. Thông qua rất nhiều những
biểu tượng Võ Thị Hảo đã ca ngợi vẻ đẹp của họ từ ngoại hình cho đến tâm hồn với biểu
tượng Người Mẹ và biểu tượng phồn thực. ..........................................................................41
2.2.1. Biểu tượng Người Mẹ - Nguyên lí tính Mẫu...........................................................42

2.2.2. Những biểu tượng phồn thực...................................................................................45
2.3. Biểu tượng huyền thoại ..................................................................................................48
Như một điều kì diệu bước ra từ thế giới huyền thoại, trên những trang văn của thời hiện
đại người ta thấy xuất hiện những sự tái sinh, lại có Diêm Vương, có thủy thần, có ông
Bụt…Những cổ mẫu, những huyền thoại tưởng chừng như đã lắng đọng trong tiềm thức của
con người, nằm sâu dưới lớp trầm tích văn hóa trong nguồn mạch folklore dân tộc lại được
lung linh, tỏa sáng cùng văn học Việt Nam đặc biệt sau năm 1975. Nguyễn Huy Thiệp từng
nói: “…Khi viết văn tôi luôn tìm lại những giá trị truyền thống…Tôi nghĩ một nhà văn phải
bắt đầu từ những kinh nghiệm nguyên thuỷ nhất của dân tộc mình. Tóm lại, phải đi từ
những con người Việt Nam, từ nguồn gốc, từ đó lần về sau” [Nhà xuất bản Văn hoá thông
tin (2002), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hoá thông tin, Hà Nội, tr.383]. Có thể nói
rằng, mỗi nhà văn Việt Nam, thậm chí mỗi con người Việt Nam, thẳm sâu trong vô thức đã
tiềm tàng một thế giới huyền thoại. Với tính chất là những biểu tượng có ý nghĩa sâu thẳm,
vĩnh cửu; huyền thoại dân tộc đã trở về để chiếu sáng cho bao nhiêu vấn đề của cuộc sống
thực tại. “Sẽ đi qua cuộc đời tôi./ Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi/ Nhưng bao chuyện
cổ trên đời/Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm. (Truyện cổ nước tôi - Lâm Thị Mỹ Dạ)
Nói như S. Freud, “huyền thoại là những giấc mơ trần gian của nhân loại ở tuổi thiếu niên”
và giấc mơ thuở ấy của con người, theo G. Bachelard, “mạnh hơn kinh nghiệm thực tiễn”.
...............................................................................................................................................48
2.3.1. Huyền thoại từ vô thức tập thể.................................................................................48
2.3.2. Huyền thoại trong sáng tạo của nhà văn .................................................................53
2.4. Biểu tượng tâm linh .......................................................................................................56
Theo Nguyễn Đăng Duy thì: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời
thường là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao
cả, niềm tin thiêng liêng ấy đọng lại ở những biểu tượng hình ảnh khái niệm.” Như vậy tâm
linh là yếu tố huyền bí, trừu tượng, yếu tố không thể giải thích được có mặt trong đời sống
tinh thần của con người. ........................................................................................................56
2.4.1. Con số tâm linh .......................................................................................................56
2.4.2. Giấc mơ....................................................................................................................61


Chương 3..........................................................................................................................65
NGHỆ THUẬT XÂY DỰNG THẾ GIỚI BIỂU TƯỢNG TRONG VĂN XUÔI VÕ
THỊ HẢO ........................................................................................................................65
3.1. Kết cấu............................................................................................................................65
3.1.1. Xâu chuỗi biểu tượng...............................................................................................65
3.1.2. Kết cấu liên văn bản ...............................................................................................67
3.1.3. Kết cấu bỏ ngỏ bằng biểu tượng .............................................................................74
3.2. Tổ chức không gian và thời gian nghệ thuật...................................................................75
3.2.1. Không gian nghệ thuật.............................................................................................76
3.2.2. Thời gian nghệ thuật................................................................................................79


3
3.3. Ngôn ngữ........................................................................................................................86
Ngôn ngữ là công cụ, chất liệu cơ bản của văn học. Vì vậy văn học được gọi là loại hình
nghệ thuật ngôn từ. IU. M Lốt man, nhà nghiên cứu văn học Nga cho rằng: “Văn học có
tính nghệ thuật nói bằng một thứ ngôn ngữ đặc biệt, thứ ngôn ngữ được xây chồng lên trên
ngôn ngữ tự nhiên với tư cách là hệ thống thứ hai” [49IU. M Lốt man (2004), Cấu trúc văn
bản nghệ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội]...................................................................86
3.3.1. Ngôn ngữ cổ.............................................................................................................86
3.3.2. Ngôn ngữ bắt mạch từ dòng chảy dân gian ............................................................89
3.3.3. Ngôn ngữ sắc màu ..................................................................................................92

KẾT LUẬN......................................................................................................................95

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài


4


1.1. Văn học là một trong những nhân tố quan trọng cấu thành nên văn hóa
chính vì vậy nghiên cứu văn học từ góc nhìn văn hóa là một hướng đi có nhiều triển
vọng, thu hút nhiều sự quan tâm của giới nghiên cứu, phê bình. Nhà sử học người
Pháp Guy Schoeller cho rằng: “Sẽ là quá ít, nếu nói rằng chúng ta sống trong một
thế giới biểu tượng, một thế giới biểu tượng sống trong chúng ta”. Biểu tượng ngày
càng khẳng định được chỗ đứng của mình trong nhiều lĩnh vực của đời sống con
người, từ văn hóa, phong tục, lối sống cho đến tôn giáo, nghệ thuật và đặc biệt là
văn học. Đối với văn học, biểu tượng đã mở ra khả năng vô tận trong việc khám
phá, nhận thức thế giới xung quanh và con người đặc biệt là chiều sâu vô thức, bản
năng. Vì thế hành trình đến với những chân trời của biểu tượng trong văn học là
hành trình khám phá con đường trở về cội nguồn văn hoá cũng là cuộc hành trình
nhận thức của nhân loại. Chúng tôi lựa chọn văn xuôi của nhà văn nữ Võ Thị Hảo
để bắt đầu cuộc hành trình này.
1.2. Văn học Việt Nam đang bước những bước đi mạnh mẽ trên tiến trình hiện
đại và hòa nhập với văn học thế giới. Là một nhà văn nằm trong dòng chảy chung
của văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới, Võ Thị Hảo đã không ngừng tìm tòi, sáng
tạo, tìm ra những hướng đi mới cho tác phẩm của mình. Một trong những yếu tố
đặc biệt quan trọng làm nên sức hấp dẫn của văn xuôi Võ Thị Hảo chính là dòng
chảy sâu kín của ngôn ngữ biểu tượng. Có những biểu tượng bước ra từ cổ mẫu, có
những biểu tượng đến từ những câu chuyện huyền thoại, cổ tích lại có những biểu
tượng do chính tác giả sáng tạo nên. Đó là sự chắt lọc những gì tinh túy nhất mọi
mặt, mọi khía cạnh của sự sống từ huyền thoại, cổ tích, lịch sử đến cuộc sống của
con người thời hiện đại đưa lên trang văn. Đọc văn Võ Thị Hảo, người đọc không
thể không dừng lại trước những biểu tượng. Đằng sau những biểu tượng ấy là nỗi
niềm trăn trở về cuộc đời, về con người của “người đàn bà cầm bút” mang tên Võ
Thị Hảo.
1.3. Nếu xem văn xuôi của Võ Thị Hảo là một tòa lâu đài nghệ thuật thì biểu
tượng là một ô cửa sổ để chúng tôi bước vào khám phá lâu đài nghệ thuật ấy. Tiếp
cận đề tài theo hướng này, chúng tôi muốn góp phần giải mã những biểu tượng xuất

hiện trong văn xuôi Võ Thị Hảo để làm rõ hơn những gì nhà văn nữ này muốn gửi


5

gắm đến người đọc, đồng thời đánh giá tài năng cũng như phong cách của chị. Hơn
nữa, chúng ta có thể thấy được xu hướng vận động và phát triển của lịch sử văn học
qua nỗ lực tìm kiếm những phương thức nghệ thuật phù hợp để thể hiện những vấn
đề mới của cuộc sống và con người hiện đại.
Đó là những lí do chúng tôi lựa chọn đề tài “Thế giới biểu tượng trong văn
xuôi Võ Thị Hảo”.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Những công trình, bài báo liên quan gián tiếp đến đề tài
2.1.1. Về truyện ngắn
Võ Thị Hảo đến với văn chương trước hết với truyện ngắn và thành công từ
những tác phẩm đầu tiên, gợi sự chú ý của người đọc và giới phê bình. Đoàn Minh
Tuấn trong bài giới thiệu tập truyện Biển cứu rỗi đã nhìn nhận phạm vi phản ánh
hiện thực của truyện ngắn Võ Thị Hảo: “Có thể nói, ở tập truyện này chị tập trung ở
hai cái nhìn: cái nhìn thứ nhất vào mặt trái của vầng trăng chiến tranh, cái nhìn thứ
hai vào những con người nhỏ bé (số đông nhân loại) tồn tại trong im lặng”. Làm
nên thành công của tập truyện này, theo tác giả là “lối viết trữ tình để đạt hiệu quả
nhận thức – một trong những đặc điểm của thể loại truyện ngắn hiện đại.” [14, 6].
Thụy Khuê trong bài viết Võ Thị Hảo – vầng trăng mồ côi
( đặt sáng tác của Võ Thị Hảo trong sự so sánh với các nhà
văn khác: “Người đọc có thể tìm thấy trong văn phong Võ Thị Hảo cái tàn nhẫn,
chất huyền thoại phảng phất cơn mưa Nguyễn Huy Thiệp, bóng mây Phạm Thị
Hoài”.[27] Đồng thời người viết cũng cho rằng “cay độc và ẩn dụ trở thành phong
trào, thành phong cách thời đại, dấu ấn của thế hệ này”.[27]
Lương Thị Bích Ngọc trong bài Võ Thị Hảo giữa những trang viết, trang đời
cho rằng: “Đọc truyện chị, thấy cuốn hút cứ tưởng như mình bị mê hoặc bởi lối kể

chuyện cuốn hút, có duyên và lối văn phong vừa cũ, vừa mới, vừa quen, vừa
lạ.”[18, 303] và tác giả cảm nhận rất rõ: “Lan tỏa trên những trang viết, một tấm


6

lòng nhân ái của một người đàn bà cầm bút hết lòng yêu cuộc sống và con người.”
[18, 304]
Nguyễn Lương đã nêu ấn tượng tổng quát về truyện ngắn của Võ Thị Hảo qua
bài viết Gương mặt Võ Thị Hảo: “Ẩn đằng sau những câu chữ trau chuốt là những
tâm sự day dứt khôn nguôi về số phận con người, về cuộc đời và nhân tình thế thái.
Đọc truyện của Võ Thị Hảo người ta thường buồn. Một nỗi buồn có lẫn ngọt ngào
và cay đắng.”[16, 210]
2.1.2. Về tiểu thuyết Giàn thiêu
Ngay từ khi vừa ra đời, Giàn thiêu đã gây được sức chú ý đáng kể đối với dư
luận. Trong buổi tọa đàm về sáng tác của Võ Thị Hảo (Trên Vietbao.vn.
20.10.2005) các nhà nghiên cứu Phạm Xuân Nguyên, Hoàng Ngọc Hiến đã đánh
giá rất cao tiểu thuyết này: “Giàn thiêu là một tiểu thuyết, trước hết là một tiểu
thuyết, nghĩa là Giàn thiêu trước hết không phải là một “truyện lịch sử”, không phải
là minh chứng lịch sử, mà là một tiểu thuyết tư duy lại lịch sử bằng phương pháp
tiểu thuyết”. Đồng thời nhấn mạnh rằng “tác giả Võ Thị Hảo đã khá thành công
trong cấu trúc của cuốn tiểu thuyết” [ 33]
Trong bài phỏng vấn tác giả Võ Thị Hảo mang tên Không được phép quay
đầu (đăng trên báo ngoisao.net), Thu Hà đánh giá rất cao những nỗ lực, kì công của
chị để viết nên tiểu thuyết Giàn thiêu: “Tác phẩm đã giành được giải thưởng cao
nhất của Hội nhà văn Hà Nội, được đánh giá là sự kết hợp tuyệt vời giữa chính sử
và huyền tích, một sự bứt phá của nữ nhà văn tài năng này. Đồng thời người viết
cũng nhấn mạnh “Võ Thị Hảo đã bứt phá khỏi lối đi đã quen chân”. [9]
Lại Nguyên Ân trong bài viết Tiểu thuyết và lịch sử (Nhân đọc Giàn thiêu của
Võ Thị Hảo) đăng trên trang web e đã đánh giá rất cao việc

Võ Thị Hảo đưa chất liệu lịch sử vào tiểu thuyết cũng như “dùng hư cấu nghệ thuật
như thế nào để xử lý lại trong tác phẩm của mình các dữ kiện đã có trong sử ký và
truyền thuyết”. Tác giả bài viết khẳng định: “Sử liệu và truyền thuyết xưa đã được
tác giả Giàn thiêu khai thác theo đúng cung cách của tiểu thuyết chứ không lạc sang
hướng của các kiểu truyện có hơi hướng sử thi. Phương hướng làm việc của tác giả


7

tiểu thuyết Giàn thiêu cố nhiên không quá đơn độc, trái lại thậm chí đang cùng một
số tác giả khác làm nên một chuyển động bên trong dòng sáng tác về văn xuôi lịch
sử hiện nay.” [3]
2.2. Những công trình, bài báo liên quan trực tiếp đến đề tài
Trần Viết Thiện, trong bài Một ngã rẽ thú vị của truyện ngắn đương đại Việt
Nam (đăng trên Tạp chí Đại học Sài Gòn, số chuyên đề Bình luận văn học năm 2011)
đề cập biểu tượng huyền thoại trong truyện ngắn Hành trang của người đàn bà Âu Lạc.
Theo tác giả: “Võ Thị Hảo đã nối huyền thoại với huyền thoại, nối biểu tượng hàng
nghìn năm với thực tại cuộc sống. Trên nền của biểu tượng huyền thoại, truyện chiếu
ứng những lớp ý nghĩa thâm trầm, sâu sắc về thân phận, về cuộc đời, về gánh nặng và
cũng có thể về “thiên tính nữ” của người đàn bà Âu Lạc từ xưa đến nay.”[46]
Trong bài Tư duy biểu tượng trong văn xuôi nữ (Tạp chí Văn nghệ Quân đội,
tháng 10/2013), tác giả Lê Thị Hường nhấn mạnh đến cổ mẫu Nước với biến thể là
biển trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo: “Trong quan niệm của nhà văn, biển là sự cứu
rỗi, thanh lọc, tẩy rửa tội lỗi, cái xấu, cái ác. Có nhân vật nữ của Võ Thị Hảo sinh ra từ
biển (sự sống) và trở về với biển (cái chết/tái sinh)…Biển cứu rỗi, biển tái sinh, biển
cũng làm cho thị - “một con điếm mạt hạng” bị vất bỏ bên đường thành Nữ Thần Trôi
Dạt (Biển cứu rỗi).” [26].
Trong lời giới thiệu có tính chất đề dẫn cho tiểu thuyết Giàn thiêu mang tên:
Giàn thiêu – xứ sở của lối văn chương mê hoặc, huyền bí, Phạm Xuân Nguyên viết:
“Văn Võ Thị Hảo không chỉ là những dòng chữ, không chỉ là truyện ngắn hay tiểu

thuyết. Văn Võ Thị Hảo có nhiều tầng hình tượng mà mỗi lần tiếp cận, người đọc lại
ngạc nhiên thấy mình khám phá ra một tầng lớp ngữ nghĩa khác ẩn mình sau những
câu chữ. Đó là lối văn đã được tác giả thổi linh hồn. Linh hồn đó tạo nên những câu
văn huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái.” [19, 8] Như vậy, theo Phạm Xuân Nguyên,
chính lối văn chương “huyền ảo, mê hoặc thậm chí ma quái” là thanh nam châm cuốn
hút người đọc nhưng cũng là một thách thức, đòi hỏi người đọc phải có bản lĩnh để
khám phá và chiếm lĩnh thế giới văn chương huyền bí ấy. Dẫu không nhìn tác phẩm từ


8

góc nhìn biểu tượng nhưng tác giả bài báo đã chú ý đến những hình tượng là biểu
tượng trong tiểu thuyết của Võ Thị Hảo.
Trong bài Giàn thiêu- hành trình tìm về lịch sử đầy chất nhân bản (Thông báo
khoa học, Trường Đại học Sư phạm Huế, số 2/2006), Lê Thị Hường khảo sát những
biểu tượng lửa, máu, giàn thiêu, chu sa đỗ tể và đi tìm ý nghĩa của những biểu tượng
xuất hiện với tần số cao trong cuốn tiểu thuyết này. Theo tác giả bài báo: “Từ xa xưa,
các vương triều ngoài những ngai vàng, gươm báu, sơn son thếp vàng còn đi liền với
máu, lửa. Nhưng hiếm có một cuốn tiểu thuyết lịch sử nào mà mỗi dòng chữ đều
nhuốm máu, mỗi trang viết đều bốc lửa- ngọn lửa lịch sử ma mị, ngùn ngụt dục vọng,
quyền lực, tanh lợm máu người…”; “Giàn thiêu” trở thành hình tượng nghệ thuật giàu
nghĩa biểu trưng. Đấy là tiếng kêu tố cáo tính phi nhân của những vương triều, lên án
những tập tục lưu truyền từ bao đời chỉ để phục vụ cho vương quyền. Hình tượng nghệ
thuật giàu giá trị thẩm mỹ này gắn chặt với số phận những cung nữ, những hồn ma tóc
dài…” [25]
Tác giả Đào Vũ Hòa An đã đi sâu tìm hiểu biểu tượng Lửa và Nước trong tiểu
thuyết Giàn thiêu qua bài nghiên cứu Mẫu gốc như là thành phần tạo nghĩa trong
truyện kể (Khảo sát qua mẫu gốc Lửa và Nước trong tiểu thuyết Giàn thiêu của Võ Thị
Hảo - in trong cuốn Tự sự học, phần II, Trần Đình Sử chủ biên) khẳng định: “Hai mẫu
gốc Lửa và Nước đó tập trung soi sáng và làm nổi bật hai không gian nghệ thuật đặc

trưng: không gian nghi lễ, không gian vô thức có sức ám ảnh sâu sắc… Hai mẫu gốc
Lửa và Nước còn góp phần đáng kể trong việc xây dựng một thế giới nhân vật của đời
sống hôm nay từ những con người có thật trong quá khứ lịch sử xa xôi” [41,35]
Trên Tạp chí Văn học nghệ thuật (số 321, tháng 3 năm 2011) có bài viết của tác
giả Nguyễn Văn Ba Văn hóa tâm linh – một hướng tiếp cận tiểu thuyết Việt Nam sau
đổi mới đề cập đến biểu tượng lửa trong tác phẩm Giàn thiêu. Ông cho rằng: “Trong
thiên tiểu thuyết, tác giả đã xây dựng biểu tượng lửa như không khí chủ đạo làm nên
cái tinh chất của câu chuyện…biểu tượng cho sức mạnh của quyền lực với những lưỡi
lửa tàn độc, những giàn thiêu có thể thiêu đốt tất cả…ngọn lửa của sự thông tuệ lại ẩn


9

khuất và bùng cháy bên trong tạo nên sức mạnh nội tâm…Nét nghĩa thứ ba và cũng là
điều mang đậm chất nhân văn của ngọn lửa là sự tái sinh.” [4]
Nguyễn Văn Hùng trong bài Yếu tố liên văn bản trong tiểu thuyết Giàn thiêu
(Tạp chí Văn học nghệ thuật, số 321, tháng 3/2011) đề cập đến biểu tượng trong tiểu
thuyết của Võ Thị Hảo: “Giàn thiêu là một trong những tác phẩm thể hiện rất sâu sắc
các cổ mẫu, đặc biệt là cổ mẫu lửa, nước… Vừa mang những nét chung của nhân loại
trên phương diện loại hình, tính chất, vừa có những bồi đắp, sáng tạo riêng về sắc thái,
biểu hiện, các cổ mẫu được Võ Thị Hảo sử dụng mang một sứ mệnh lớn lao trong việc
chuyên chở những suy tư, cảm thức, khát vọng, mặc cảm… của người Việt từ cổ sơ
cho đến hiện tại.” [21]
Các công trình nghiên cứu trên đã góp một phần không nhỏ trong việc khẳng định
tên tuổi của nhà văn Võ Thị Hảo. Các công trình, ý kiến đánh giá về biểu tượng trong
văn xuôi Võ Thị Hảo là những cơ sở bước đầu để chúng tôi hoàn thành đề tài này. Tuy
vậy, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về văn xuôi
Võ Thị Hảo từ góc nhìn biểu tượng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng khảo sát chính của luận văn là những tác phẩm văn xuôi của Võ Thị

Hảo, gồm truyện ngắn và tiểu thuyết. Cụ thể là những tác phẩm sau:
+ Các tập truyện ngắn:
Hồn trinh nữ, NXB Phụ nữ, 2006
Góa phụ đen, NXB Phụ nữ, 2006
Người sót lại của rừng cười, NXB Phụ nữ, 2006
Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, NXB Phụ nữ, 2007
+ Tiểu thuyết Giàn thiêu, NXB Phụ nữ, 2005.
Nhằm làm nổi bật những nét riêng, độc đáo của văn xuôi Võ Thị Hảo trên
phương diện biểu tượng, luận văn khảo sát thêm một số tác phẩm của các nhà văn
nữ như Y Ban, Nguyễn Thị Thu Huệ, Trần Thuỳ Mai…


10

3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận văn là thế giới biểu tượng trong truyện ngắn và
tiểu thuyết Võ Thị Hảo qua các bình diện cỗ mẫu, huyền thoại, những biểu tượng
đa dạng đến phương thức thể hiện.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng một số phương pháp nghiên cứu
chính sau:
4.1. Phương pháp cấu trúc – hệ thống
Biểu tượng là một trong những yếu tố cấu thành chỉnh thể tác phẩm, cho nên
nghiên cứu biểu tượng cần phải nghiên cứu trong mối tương quan với hệ thống
nhân vật, cốt truyện, kết cấu…Sử dụng phương pháp này giúp cho việc tìm hiểu hệ
thống biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị Hảo sâu sắc và toàn diện hơn.
4.2. Phương pháp thống kê, phân loại
Khảo sát các nhóm biểu tượng theo tần số xuất hiện, lớp nghĩa gốc và các lớp
nghĩa biểu trưng. Dựa vào các kết quả khảo sát, luận văn sẽ đi vào phân loại tìm
hiểu thấu đáo hơn các đặc sắc nghệ thuật, ý nghĩa tư tưởng của tác giả.
4.3. Phương pháp so sánh

Để thấy được những nét chung cũng như những nét riêng độc đáo của thế giới
biểu tượng trong truyện ngắn Võ Thị Hảo chúng tôi cũng tiến hành so sánh với các
tác giả khác, đặc biệt là các tác giả nữ cũng rất thành công trong việc sử dụng biểu
tượng như Y Ban, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Thị Thu Huệ…
5. Đóng góp của luận văn
- Khám phá thế giới biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị Hảo – một phương diện
đặc sắc góp phần làm nên phong cách độc đáo của nhà văn.
- Khẳng định những đổi mới và sáng tạo trong nghệ thuật viết văn của nhà văn
Võ Thị Hảo.
6. Cấu trúc luận văn
Chương 1. Biểu tượng và hành trình sáng tạo của Võ Thị Hảo


11

Chương 2. Các dạng thức biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị Hảo
Chương 3. Nghệ thuật xây dựng thế giới biểu tượng trong văn xuôi Võ Thị
Hảo


12

NỘI DUNG
Chương 1
BIỂU TƯỢNG VÀ HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO CỦA VÕ THỊ HẢO
TRONG DÒNG CHẢY VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI

1.1. Biểu tượng
1.1.1. Giới thuyết khái niệm
Biểu tượng đánh dấu sự xuất hiện của mình dưới hình thức một vật được cắt

làm đôi, mảnh sứ, gỗ hay kim loại. Hai người mỗi người giữ một phần (có thể là chủ
và khách, người cho vay và kẻ đi vay, hai kẻ hành hương, hai người sắp chia tay nhau
lâu dài…). Sau này, ráp hai mảnh lại với nhau, họ sẽ nhận ra mối thân tình xưa hoặc
món nợ cũ, lời giao ước ngày trước. Sau này, khi khoa học về biểu tượng hình thành và
phát triển, có rất nhiều quan điểm khác nhau đưa ra nhằm lí giải về ý nghĩa của biểu
tượng và vai trò của nó trong đời sống con người.
Biểu tượng trong tiếng Việt có xuất xứ từ thuật ngữ “Représentation” hoặc
“symbole” trong tiếng Pháp. Từ điển tu từ - phong cách thi pháp học của Nguyễn Thái
Hòa chấp nhận sự gần gũi, tương đồng của các khái niệm biểu tượng, biểu trưng khi
cho rằng: “Trong tiếng Việt những thuật ngữ biểu tượng, biểu trưng, tượng trưng là
những từ gần nghĩa dùng để dịch từ Symbole có ý nghĩa cơ bản là một dấu hiệu (tín
hiệu, kí hiệu) mang tính quy ước hàm chỉ một đặc trưng, một phẩm chất, một sáng tạo
hay hẹp hơn là có khả năng gợi ra một đối tượng khác, một sự vật khác ngoài sự thể
hiện cụ thể của dấu hiệu đó và được cộng đồng chấp nhận [21-22].
Từ điển thuật ngữ văn học của Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng
chủ biên lại không đồng tình với quan niệm trên khi khu biệt khái niệm biểu tượng và
tượng trưng. Tượng trưng được hiểu là biểu tượng trong phạm vi mĩ học, lí luận văn
học, ngôn ngữ học. Nó là cấp độ hẹp của khái niệm biểu tượng. “Trong triết học và tâm
lí học, biểu tượng là khái niệm chỉ một giai đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn
cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự


13

vật vào giác quan ta đã chấm dứt. Biểu tượng như là thuật ngữ của mĩ học, lí luận văn
học, ngôn ngữ học còn được gọi là tượng trưng” [23-24]
Triết học và tâm lí học Mác xít cho rằng: “biểu tượng là khái niệm chỉ một giai
đoạn, một hình thức của nhận thức cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn
giữ lại trong đầu óc sau khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt. [23]
Biểu tượng được xem là một giai đoạn của quá trình nhận thức mà kết quả là một ấn

tượng còn đọng lại. Biểu tượng theo đó gạn lọc tính cụ thể và trực tiếp tác động của sự
vật để ngưng tụ kết tinh tính cốt lõi và khái quát hóa cảm giác thành ấn tượng trừu
tượng hơn.
Biểu tượng cũng là đối tượng được các nhà phân tâm học quan tâm. Theo Freud:
“biểu tượng diễn đạt một cách gián tiếp bóng gió và ít nhiều khó nhận ra, niềm ham
muốn hay các xung đột. Biểu tượng là mối liên kết thống nhất nội dung rõ rệt của một
hành vi, một tư tưởng, một lời nói với ý nghĩa tiềm ẩn của chúng. Khi ta nhận ra chẳng
hạn trong một hành vi, ít nhất là có hai phần ý nghĩa mà phần này thế chỗ cho phần kia
bằng cách vừa che lấp vừa bộc lộ phần kia ra, ta có thể gọi mối quan hệ giữa chúng là
có tính biểu tượng” (Từ điển bt vhoa thế giới, 24] Như vậy, theo quan niệm của Freud
thì biểu tượng được xét trên mối quan hệ hai mặt: cụ thể và trừu tượng, rõ rệt và tiềm
ẩn. Nếu theo quan điểm Mác xít biểu tượng là một giai đoạn của nhận thức tức là xét
biểu tượng nghiêng về mặt lí trí, ngược lại Freud cho rằng biểu tượng là tiếng nói của
những ham muốn bị dồn nén, những xung đột chìm sâu trong vô thức con người.
“Vì không cách gì định nghĩa được biểu tượng. Tự bản chất của nó, nó phá vỡ các
khuôn khổ định sẵn và tập hợp các thái cực lại trong cùng một ý niệm” [14] Như vậy,
biểu tượng có rất nhiều cách hiểu, nhiều kiến giải khác nhau, là mối quan tâm của rất
nhiều ngành, lĩnh vực.
1.1.2. Biểu tượng với hình tượng, dấu hiệu, kí hiệu
1.1.2.1. Biểu tượng với hình tượng
Từ điển thuật ngữ văn học định nghĩa: “Hình tượng là phương tiện cơ bản để
khái quát hiện thực. Hình tượng nghệ thuật là sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh,


14

thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của nghệ thuật. Bất cứ hiện tượng nào của
đời sống được nghệ sĩ tái hiện một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật, đều là
hình tượng nghệ thuật” [146]
Có ý kiến cho rằng sự khác nhau cơ bản giữa hình tượng và biểu tượng là tần số

lặp lại: hình tượng xuất hiện nhiều lần, trở đi trở lại trong tác phẩm gọi là biểu tượng.
Cũng có ý kiến cho rằng: những hình tượng thể hiện những chủ đề chính của tác phẩm
thì gọi là biểu tượng. Tuy vậy, những ý kiến trên chưa cho thấy rõ được sự khác nhau
giữa hình tượng và biểu tượng. Trong một số trường hợp nó không hoàn toàn đúng.
Cần khẳng định rằng, biểu tượng và hình tượng là hai cấp độ khác nhau. Biểu
tượng thuộc cấp độ bản thể và hình tượng là cấp độ biểu hiện của biểu tượng ấy trong
một ngữ cảnh cụ thể. Tác phẩm văn học tác động đến người đọc trước hết là hình
tượng. Vấn đề là phải nhìn ra được tính biểu tượng trong hình tượng đó để thấy được
quá trình chuyển hóa từ biểu tượng sang hình tượng. Biểu tượng là chung, là tiềm ẩn.
Hình tượng là cái cá thể, cái biểu hiện. Hình tượng là một hình ảnh sáng tỏ về biểu
tượng ở cấp độ biểu hiện. Tái hiện biểu tượng thành hình tượng đòi hỏi người sáng tạo
phải có một trình độ lĩnh hội và chuyển hóa nhất định. Hình tượng bằng với biểu tượng
thì chỉ là sự sao chép. Người viết phải cho người được sức sáng tạo và dấu ấn cá nhân
của người cầm bút trong việc chuyển hóa từ biểu tượng đến hình tượng.
Nói tóm lại, hình tượng và biểu tượng là hai cấp độ phân biệt dựa trên phạm vi
của cái được biểu trưng. Biểu tượng sẵn có là tài sản chung của mọi người, hình tượng
khai thác biểu tượng trong nghệ thuật qua quá trình chuyển nghĩa. Biểu tượng phổ
biến, khả biến, hình tượng độc đáo, đơn nhất, sống động không lặp lại. Hình tượng là
biểu tượng từ bình diện văn hóa chuyển sang bình diện chủ thể, cá thể hiện tại. Hình
tượng (image) là hình ảnh dùng để chuyên chở ý nghĩa tinh thần của một vật, một sinh
thể, một ý niệm, theo mối quan hệ tương đồng (ẩn ngầm hay hiển lộ) giữa cái cụ thể và
cái trừu tượng, nhằm đưa đến một cảm nhận trực tiếp và khơi gợi trí tưởng tượng của
người tiếp nhận. Tác phẩm văn học là “môi trường sống” của hình tượng. Biểu tượng
(symbol) cũng là hình tượng, nhưng là hình tượng có khả năng biểu đạt một ý nghĩa có
tính bền vững và phổ quát. Những ý nghĩa ấy bắt nguồn từ văn hóa, tôn giáo, lịch sử


15

của các cộng đồng. Biểu tượng và hình tượng là hai cấp độ khác nhau. Giữa chúng có

mối liên hệ nhưng tồn tại độc lập, không thể đồng nhất. Không phải mọi hình tượng
đều trở thành biểu tượng, biểu tượng thiên về các ý nghĩa nằm ngoài, vượt khỏi tính cụ
thể cảm tính của hình tượng, chạm tới miền vô thức sâu thẳm trong tâm khảm của nhà
văn, đánh động, thức dậy mọi linh cảm của người đọc.
1.1.2.2. Biểu tượng với dấu hiệu, kí hiệu
Biểu tượng phong phú hơn một dấu hiệu, kí hiệu đơn thuần. Hiệu lực của nó
vượt ra ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc
vào một thiên hướng nào đó. Nó đầy gợi cảm và năng động. (Ví dụ: “rắn” trong tư duy
các dân tộc khác nhau mang ý nghĩa biểu tượng khác nhau)
Điểm khác biệt trước hết giữa biểu tượng với dấu hiệu, kí hiệu là nội dung của
biểu tượng luôn được xác lập một cách hình ảnh, hình tượng. Ví dụ: Biểu tượng “Cây
đa – Giếng nước – Sân đình” trong ca dao Việt Nam, xét trên mối quan hệ duy vật biện
chứng thì chỉ đơn thuần là ba hình ảnh, ba đối tượng đơn lẻ khác nhau, không có vai
trò hay tác động gì bổ trợ cho nhau cả. Mỗi hình ảnh, mỗi chi tiết mang một nội dung ý
nghĩa riêng biệt. Cây đa có tác dụng cho bóng mát và bầu không khí trong lành; giếng
nước cung cấp nước sạch đảm nhiệm vai trò phục vụ đời sống nhân dân; sân đình là
nơi sinh hoạt văn hóa, lễ nghi, thờ tự tính ngưỡng của người dân. Rõ ràng trong mối
quan hệ trên “Cây đa - giếng nước - sân đình” đơn tuyến với nhau về mọi bình diện,
mọi khía cạnh. Nhưng xét trên bình diện văn hóa thì đây là một hệ thống hình ảnh
mang ý nghĩa biểu trưng có tính khái quát cao. Nó phản ánh mối quan hệ cộng đồng
của người Việt gắn bó từ những tập tục, sinh hoạt trong đời sống văn hóa.
Hơn nữa, ,mối quan hệ giữa hình thức biểu tượng và nội dung của biểu tượng là
mối quan hệ có lí do (còn mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện của dấu
hiệu, kí hiệu là quan hệ mang tính quy ước) Ví dụ: “Rắn” trong tư duy người dân ở các
quốc gia, dân tộc khác nhau mang ý nghĩa biểu tượng không giống nhau. Đối với
người Việt Nam, rắn không phải là loài vật thân thiện với con người. Trong quan niệm
dân gian, rắn là con vật hiểm ác, tinh quái và có phần gian xảo. Nhưng cũng chính vì
những đặc tính đó mà con người thần thánh hóa loài rắn, thờ cúng rắn như một vị thủy



16

thần để cầu thân với rắn, mong rắn không làm hại người. Nhìn chung, rắn không có
được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta
cũng kèm theo những điều xấu. Thí dụ “miệng hùm nọc rắn” là chỉ nơi nguy hiểm,
miệng rắn độc là miệng nói toàn chuyện ác. “Khẩu Phật tâm xà” là miệng nói điều tốt
lành, nhân đức nhưng trong tâm thì vô cùng hiểm độc. Đối với người Pháp, khi mô tả
ai với cái lưỡi chẻ đôi tức là muốn nói người ấy mồm miệng toàn nói điều độc địa như
loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn. Ở
châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên
hệ mật thiết với nông nghiệp. Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái
và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa
nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn. Ở châu Âu, tục thờ rắn
phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng
cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản.
Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ của ngành
y dược. Một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa
cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape thấy vậy
nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Sau đó, ông lại thấy một con rắn
khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược để cứu con rắn đã chết. Từ đó ông để tâm
tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Esculape được xem
như thần bảo hộ của các thầy thuốc. Để khắc họa thần Esculape, người ta thường để
thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh.
Ngoài ra, rắn thường lột da để lớn và để loại bỏ các ký sinh trùng trên da nên rắn cũng
là biểu trưng của sự tái sinh, hồi phục, tuần hoàn luân hồi và bất tử. Như đã nói ở trên
tùy vào thiên hướng giải thích, ở đây là tư duy văn hóa mà hình ảnh con rắn trong tâm
thức người dân ở những dân tộc khác nhau mang những ý nghĩa biểu tượng khác nhau.
Biểu tượng, tự bản thân nó đã có một kí hiệu độc lập với hình ảnh kí hiệu. Như vậy,
biểu tượng giống với kí hiệu và dấu hiệu ở chỗ đều mang nội dung thông tin, có hai
mặt: Cái biểu đạt và cái được biểu đạt. Biểu tượng khác với kí hiệu và dấu hiệu ở tính

chất nội dung thông tin: nội dung của biểu tượng luôn được xác lập một cách hình ảnh,


17

hình tượng; mối quan hệ giữa hình thức biểu tượng và nội dung của biểu tượng là mối
quan hệ có lí do.
1.2. Biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa và văn học
1.2.1. Biểu tượng dưới góc nhìn văn hóa
Cho đến nay, người ta đã thống kê được hơn 400 định nghĩa về văn hóa. Theo
Unesco thì văn hóa là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc
cảm quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của con
người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng.
Từ điển tu từ - phong cách – thi pháp học định nghĩa: “Biểu tượng văn hóa là
những biểu tượng thuộc nghi lễ, phong tục, tập quán, nếp sống, nếp suy nghĩ của một
cộng đồng dân tộc”. Như vậy, trước hết, biểu tượng văn hóa được khai sinh từ một dân
tộc, quốc gia nào đó. Tuy nhiên, có những biểu tượng “có cánh”, nghĩa là nó vượt ra
khỏi nơi đã khai sinh trở thành biểu tượng văn hóa thế giới, mang tính nhân loại. Ví dụ
biểu tượng chim bồ câu. Ở Trung Hoa cổ, theo nhịp cơ bản của các mùa, âm và dương
nối tiếp nhau, con chim bồ cắt biến thành bồ câu và bồ câu biến thành chim bồ cắt, do
đó chim bồ câu được xem là biểu tượng của mùa xuân vì nó xuất hiện trở lại vào tiết
xuân phân tháng tư. Ở xứ Kabylie, những con chim bồ câu vây quanh ngôi mộ của ông
thánh đạo Hồi là thành hoàng của làng; nhưng ở nhiều nơi khác, chim bồ câu được
xem là giống chim báo điều gở vì tiến gù của chim là lời kêu than của những linh hồn
đau khổ. Cho đến sau cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, nhân loại đã đồng tình đưa
chim bồ câu trở thành biểu tượng của hòa bình, yên vui và hạnh phúc và hình tượng đó
ăn sâu vào tiềm thức của tất cả mọi người, qua từng thế hệ và qua từng cuộc chiến
tranh. Trong các sự kiệm phản chiến hay đấu tranh vì tự do, hòa bình với những con
chim bồ câu được trang trí trên những biểu ngữ, cờ và áo... nó tượng trưng cho một sự

nổ lực vì hòa bình của nhân loại.
Biểu tượng văn hóa là một hiện tượng lịch sử, chịu sự chi phối của nhiều yếu tố,
nó không bao giờ ngủ yên với những gì đã có và kho tàng biểu tượng văn hóa thế giới
cũng không dừng lại ở con số nào. Với người Pháp màu đen là biểu tượng của tang tóc,


18

đau buồn, màu xanh là màu của tình yêu, màu vàng (nghệ) là màu của bệnh tật. Với
người Việt, trắng là màu của tang tóc, vàng là màu của sự quý phái.
Theo J. Chevalies, biểu tượng văn hóa có những chức năng cơ bản sau: chức năng
nhận thức (khám phá, thăm dò, đưa dẫn đến cái chưa biết trong nhận thức về thực tại),
chức năng biểu hiện, chức năng trung chuyển, chức năng giáo dục và trị liệu, chức
năng xã hội hóa (tạo ra đặc trưng của một thời đại, một nền văn hóa là cơ sở cho sự
giao lưu, thẩm thấu của các nền văn hóa), chức năng siêu nghiệm…
1.2.2. Biểu tượng dưới góc nhìn văn học
Văn học phản ánh cuộc sống bằng hình tượng nghệ thuật nhưng đó không phải là
sự phản ánh mang tính chất sao chép đời sống. Hiện thực đi vào văn bản nghệ thuật đã
được điển hình hoá cao độ và thấm đẫm màu sắc chủ quan của lăng lính nghệ sĩ. Đó là
hiện thực mang tính quan niệm. Bằng hình tượng, nghệ thuật nói chung và văn học nói
riêng sáng tạo ra một “thế giới thứ hai” thế giới mang đậm tính biểu tượng. Biểu tượng,
do vậy, trở thành một đặc trưng cốt lõi của phương thức phản ánh trong nghệ thuật.
Chính tính biểu tượng đã tạo nên sự đa nghĩa cho hình tượng văn học, theo một
phương diện nào đó đã mở ra kết cấu mở cho mọi văn bản văn học. Ngược lại, chính
văn học nghệ thuật đã làm giàu có hơn thế giới biểu tượng: “Sự trừu tượng hoá khoét
rỗng biểu tượng và đẻ ra kí hiệu; nghệ thuật, ngược lại chạy trốn kí hiệu nuôi dưỡng
biểu tượng” [XIX] Tất nhiên, không phải mọi hình tượng đều trở thành biểu tượng,
biểu tượng thiên về ý các nghĩa nằm ngoài, vượt khỏi tính cụ thể cảm tính của hình
tượng, chạm tới miền vô thức sâu thẳm trong tâm cảm nhà văn, đánh động và thức dậy
mọi linh cảm của người đọc. Biểu tượng, vừa là cứu cánh mà người đọc hướng tới, vừa

là nổi ám ảnh khắc khoải về một ấn tượng sâu đậm mà người viết muốn trình bày. Lý
luận văn học hiện đại chỉ rõ quá trình phát triển từ văn bản đến tác phẩm văn học và đề
cao vai tro của người độc như một chủ thể tiếp cận tích cực, năng động, “đồng sáng
tạo” cùng nhà văn. Thiết nghĩ điều đó có được trước hết là bởi bản thân một sáng tác
văn học đã là một thế giới hình tượng nghệ thuật giàu tính biểu tượng.
Nền văn học đầu tiên của nhân loại bắt đầu là thần thoại như một lẽ tự nhiên đã
chọn biểu tượng để biểu đạt khát vọng của con người. Mọi sự biến thiên của văn học


19

thế giới có vẻ không làm mai một biểu tượng. Thế kỉ XIX chủ nghĩa tượng trưng ở
phương Tây đã “tung” ra hàng loạt các biểu tượng. Thế kỉ XX văn học phi lí là nấc
thang mới để giúp biểu tưởng chuyển tải ý nghĩa của văn bản. Văn học đương đại lại
trở về thần thoại như một lẽ tự nhiên, tìm về sự yên nghỉ của tâm hồn giữa những bộn
bề của cuộc sống và không lãng quên biểu tượng.
Trong văn học, khái niệm biểu tượng cũng được xem xét từ nhiều khía cạnh
nhưng chủ yếu ở giá trị khái quát, tượng trưng. Các nhà nghiên cứu lý luận văn học
định nghĩa: “biểu tượng là hình tượng từ ngữ có tính chất tĩnh tại, cố định, thường
xuyên như là kí hiệu cho một hiện tượng đời sống”[324]. Biểu tượng có nghĩa rộng và
nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng, biểu tượng là đặc trưng phản ánh cuộc sống bằng hình
tượng của văn học nghệ thuật. Theo nghĩa hẹp, biểu tượng là một phương thức chuyển
nghĩa của lời nói hoặc một loại hình tượng nghệ thuật có khả năng truyền cảm lớn, vừa
khái quát được bản chất của một hiện tượng nào đấy vừa thể hiện được một quan niệm,
một tư tưởng hay một triết lí sâu xa về con người và cuộc đời.
Tóm lại, dù được định danh nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau, biểu tượng
luôn được khẳng định là một phương tiện tạo hình và biểu đạt có tính đa nghĩa thể hiện
dưới dạng một hình tượng cụ thể, cảm tính, được sử dụng lặp đi lặp lại nhiều lần trong
tác phẩm và có giá trị gợi cảm cao. Muốn khám phá ý nghĩa của biểu tượng, ta phải
thực sự thâm nhập vào phong cách, vào khuynh hướng sáng tác và toàn bộ thế giới

nghệ thuật của nhà văn, nhà thơ.
Biểu tượng trong văn học bắt nguồn từ biểu tượng trong văn hóa nghĩa là ý nghĩa
của biểu tượng mang tính chung, tính nhân loại. Nó cũng là một hiện tượng lịch sử bị
chi phối bởi ngôn ngữ, tâm lí, quan niệm của dân tộc và thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh
việc chịu sự chi phối của cái chung, người nghệ sĩ cũng đã sáng tạo ra nét nghĩa mới
cho biểu tượng. Bước ra từ biểu tượng của văn hóa đến với khung trời nghệ thuật của
người nghệ sĩ nào đó, biểu tượng lại được tái sinh, được tưới không khí đặc sánh tính
cá nhân của người nghệ sĩ.
Biểu tượng giếng từ văn hóa đến văn học là một hành trình dài, có nhiều nét đổi
mới. Biểu tượng giếng được xem là “sự tổng hợp của ba cấp độ vũ trụ: trời, đất, địa


20

phủ; của ba yếu tố: nước, đất, và không khí” và bởi vậy nó “tượng trưng cho sự dồi dào
sung mãn và là biểu tượng của sự sống” [361]. Với người Do Thái cổ, đó là giếng nước
của ân sủng, của sự sống - nơi Chúa Giêsu từng đưa cho người phụ nữ miền Semaria
uống. Với người Bambara xưa, đó là giếng nước của Tri Thức, của chiều sâu bí mật và
sự lặng im. Về điểm này, tâm thức dân gian Việt Nam khá gần với tâm thức các vùng
văn hóa, tín ngưỡng cổ xưa khác trên thế giới. Giếng nước là chốn nuôi dưỡng và chắp
cánh cho những phép màu thần kỳ (Tấm Cám); cũng là chốn kết thúc và tái sinh trong
truyện tình cảm động Mỵ Châu Trọng Thủy. Giếng vừa như cất giấu trong nó những bí
mật, vừa như một “liệu pháp tinh thần” xoa dịu nỗi đau (ngọc - Mỵ Châu rửa giếng Trọng Thủy sẽ trở nên vô cùng rực rỡ). Bước vào đời sống văn học, cổ mẫu giếng ở
một mức độ nào đó đã được các nhà văn tái tạo, làm mới. Đó là cái “giếng thanh tân”
nửa thiêng nửa tục mà Hồ Xuân Hương sáng tạo theo cách của riêng bà (Giếng nước):
Ngõ sâu thăm thẳm tới nhà ông,
Giếng ấy thanh tân, giếng lạ lùng.
Cầu trắng phau phau đôi ván ghép,
Nuớc trong leo lẻo một dòng thông!
Cỏ gà lún phún leo quanh mép,

Cá giếc le te lách giữa dòng.
Giếng ấy thanh tân ai đã biết?
Đố ai dám thả nạ rồng rồng
Đó là giếng xuất hiện trong thơ Hàn Mạc Tử, nơi nhà thơ chìm ngập, giẫy dụa
trong trải nghiệm đau đớn về thể xác (Trăng tự tử):
Lòng giếng lạnh! Lòng giếng lạnh!
Sao chẳng một ai hay
Nghe nói mùa thu náu ở chỗ này
Tất cả âm dương đều tụ họp


21

Và trăng mây ngừng lại ở nơi đây
Để nghe, à để nghe
Bao lời bí mật đêm thời loạn
Bao giọng buồn thương gió đã thề
Bao lời ai oán của si mê…
Vì vậy, khám phá biểu tượng trong văn học cần phải đặt biểu tượng đó trong văn
bản nghệ thuật. Tuy vậy, ý nghĩa được diễn đạt trong biểu tượng dù vượt ra ngoài cái
biểu đạt nhưng nó phải có nguồn cội với cái biểu đạt. Nắm bắt và cảm nhận được biểu
tượng trong văn học cũng thể hiện được trình độ nhận thức và cảm nhận thẩm mĩ của
cá nhân người đọc. Như vậy, văn học là một mảnh đất màu mỡ để gieo trồng biểu
tượng. Không có cái gọi là giới hạn hay điểm dừng của biểu tượng.
1.3. Hành trình sáng tạo và quan điểm sáng tác của Võ Thị Hảo
1.3.1. Hành trình sáng tạo
Võ Thị Hảo là một trong những gương mặt nữ tiêu biểu tiên phong trong công
cuộc đổi mới văn học. Hành trình sáng tạo của chị là hành trình sáng tạo của một người
đàn bà cầm bút cần mẫn và chuyên tâm với nghề. Tác giả đã có nhiều đóng góp cho
văn học Việt Nam đương đại trên nhiều phương diện, đặc biệt là ý thức sử dụng biểu

tượng.
Từ cô học trò yêu văn…
Võ Thị Hảo sinh năm 1956 tại Diễn Châu, Nghệ An. Có lẽ vì sinh ra trên mảnh
đất nghèo, cằn cỗi và khắc nghiệt của thiên nhiên này đã tạo cho chị tính cách của một
người có khả năng chịu đựng bền bỉ, đối mặt với mọi thách thức, hoàn cảnh. Khi nói về
quê hương mình, Võ Thị Hảo đã từng thổ lộ: “Tôi cảm ơn những kỉ niệm mà đau khổ
nhiều hơn hạnh phúc vì chính chúng đã tạo ra cho tôi. Nơi có tiếng cót két rợn người
của những bụi tre và những câu chuyện về ma quỷ mà các người già và đám người lớn
thì thầm kể cho nhau nghe trong đêm cùng không khí khốc liệt của chiến tranh và bom
đạn” [558]


22

Võ Thị Hảo vốn là cô bé yêu văn chương từ thuở nhỏ. Niềm đam mê ấy đã thôi
thúc chị trở thành sinh viên khoa Văn, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Cô học sinh
khoa Văn ấy đã mải miết với những vần thơ bay bổng, mượt mà. Ra trường, chị về
công tác tại Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc. Mười bảy năm công tác, với tư cách là
người biên tập, chị trở thành “bà đỡ” cho những cuốn sách. Có lẽ, chính sự tiếp xúc với
sách đã tạo cho chị một ngã rẽ để chúng ta có “người nghệ sĩ đa tài” như hôm nay.
Khi được hỏi vì sao chị lại dấn thân với nghề văn, chị tâm sự: “Vì yêu văn
chương. Vì thấy hạnh phúc lắm khi đọc được những tác phẩm hay. Và đó là niềm hạnh
phúc không mất đi, không mong manh vì nó ở trong ta. Và quan trọng hơn nữa: vì cuộc
sống có quá nhiều ngang trái và bất công. Cũng có rất nhiều cái đẹp. Nhưng trước hết,
có lẽ là vì số phận”. []Tình yêu văn chương ấy mãnh liệt và bất biến, cho nên dù trải
qua bao thăng trầm chị vẫn thủy chung như một người tình dành cho một người tình.
Khi phải chọn lựa giữa chồng và văn chương, chị đã quyết định giữ lại văn chương và
để cho anh ra đi. Mở cho anh và chị một lối thoát để chị sống trọn vẹn với “người yêu”
văn chương của mình. “Đàn ông xây nhà, đàn bà xây tổ ấm” có lẽ Võ Thị Hảo cũng
như bao người phụ nữ khác không bao giờ mong muốn sự đổ vỡ hôn nhân, 20 năm

cầm cự với cuộc hôn nhân đã rạn nứt, chị đã hết lòng vun vén cho mình một khung trời
riêng của văn chương. Khi phải nuôi con một mình, đặc biệt vào những năm 80, Võ
Thị Hảo đã “xoay” đủ mọi cách để có được bữa cơm ngon cho hai đứa con gái. Ngoài
viết báo là công việc chính, chị có việc làm thêm ở Nhà xuất bản Văn hóa. Công việc
khi đó là bồi lịch và tô màu lên những tờ in sẵn. Để nuôi con, chị còn đi tô mắt, mày,
vẽ áo cho tượng đất nung... Thế mà, sau 12h đêm, chị vẫn trăn trở trên từng trang viết.
…đến người nghệ sĩ đa tài
Từ một người yêu văn chương, “bà đỡ” cho những tác phẩm văn chương Võ Thị
Hảo đã trở thành người sáng tạo ra tác phẩm nghệ thuật. Chị nói: “Cái thứ văn chương
đã trót dấn thân thì thành nghiệp mất rồi. Nó đeo bám và dường như là máu thịt của
mình. Ngay cả khi người chồng yêu quý của chị, người đàn ông mà chị đã tự nguyện kí
thác, gửi gắm cả cuộc đời của mình cũng không thể chịu nổi cái không khí văn chương
len lỏi vào đời sống của gia đình, song chị vẫn lặng lẽ, bướng bỉnh để thu vén cho


23

mình một góc trời riêng, để tôn thờ rồi sống và chết vì nó.” [] Thế nhưng, vượt qua cơn
bĩ cực ấy chị đã viết nhiều, sáng tạo nhiều. Và cái tên Võ Thị Hảo đều đặn xuất hiện
trên các trang báo và sự lần lượt ra đời của các tập truyện ngắn.
Ban ngày là một nhà báo, ban đêm lại là nhà văn. Là một nhà báo chị có tiếng
thẳng tính và rất công bằng. Chị được đánh giá là người không hề ngần ngại trước
những vấn đề nhạy cảm của xã hội, ở đâu có những đau thương, ở đâu có những bất
công, những trái ngang nơi đó có nhà báo Võ Thị Hảo.
Năm 1989 chị cho ra mắt truyện ngắn đầu tay Người gánh nước thuê. Tác phẩm
đã tạo được hiệu ứng với người đọc. Năm 2004, Nhà xuất bản Phụ nữ đã tập hợp các
sáng tác của chị và cho xuất bản thành 4 tập truyện ngắn: Hồn trinh nữ, Người sót lại
của Rừng Cười, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm, Góa phụ đen và tiểu thuyết
Giàn thiêu. Những trang truyện ngắn của chị cứ lần lượt đi vào lòng người. Chị viết về
thời kì hậu chiến, viết về những vấn đề đang diễn ra từng ngày từng giờ trên đất nước

Việt Nam và đặc biệt là người phụ nữ. Trong truyện ngắn của Võ Thị Hảo nhân vật nữ
giữ vị trí trung tâm Hồn trinh nữ 13/14 truyện, Người sót lại của Rừng Cười 12/13
truyện, Góa phụ đen 14/14 truyện, Những truyện không nên đọc lúc nửa đêm 12/13
truyện. Nhân vật nữ là hình tượng chính trong tác phẩm của Võ Thị Hảo. Có lẽ, cuộc
hôn nhân tan vỡ, người chồng không như mong ước đã làm chị có cái nhìn ác cảm với
đàn ông. Chị mải miết với nỗi đau của giới đàn bà. Máu và nước mắt của “một nửa
nhân loại” ngập đầy trang viết của chị. Mỗi một truyện ngắn mang một màu sắc riêng,
có truyện bàng bạc chất thơ, có truyện hư hư thực thực, có truyện thấm đẫm màu sắc
huyền thoại, có truyện lại phản ánh sự thật đến tàn nhẫn lạnh lùng…Đọc truyện ngắn
của chị, người ta bắt gặp nỗi đau nhiều hơn hạnh phúc, tiếng cười bị nước mắt khỏa
lấp…Có lẽ, niềm đau dễ đến với trái tim người đọc hay chính cuộc đời của nữ văn sĩ
và những gì đang diễn ra từng ngày từng giờ vẫn còn méo mó và lắm éo le?
Xuất phát từ niềm yêu thích điện ảnh Mỹ và cách làm phim của đạo diễn Trương
Nghệ Mưu, Võ Thị Hảo đã cho ra đời ba kịch bản phim: Con dại của đá, Mùa thu kiếp
sau, Biển cứu rỗi. Ngoài Mùa thu kiếp sau thì Con dại của đá và Biển cứu rỗi được chị
chuyển thể từ tác phẩm truyện ngắn, đây được xem là cuộc sinh nở lần thứ hai của tác
phẩm.


24

Hội họa từ lâu cũng là niềm đam mê của chị. Chị từng ví von: “Tôi cho rằng vẽ là
số phận. Nó đã gieo trong mình rồi, đến một ngày buộc nó phải lộ ra, không thể khác”.
[]Chị từng tâm sự: “Năm ngoái, lúc đang ngồi viết tiểu thuyết Dạ tiệc quỷ bỗng dưng
tôi cảm thấy mình muốn vẽ khủng khiếp. Ngày hôm sau tôi đi lang thang trong Bảo
tàng Mỹ thuật và khi trở về tôi tức tốc đi mua màu. Tôi vẽ liền một lúc hai bức tranh
rồi đặt tên cho chúng là “Quạ” và “Tỏa sáng”. Khi mang hai bức tranh đi đặt làm
khung, rất nhiều người đã hỏi tác giả là ai và có ý ngợi ca sự mạnh mẽ và táo bạo trong
màu sắc…Vẽ chính là một sự mở toang, rất ít sự tính toán ban đầu như khi viết. Lúc
viết văn tôi thường bị đau ngực, bởi vì mình phải dằn vặt nhiều, trăn trở nhiều. Còn vẽ

dường như hồn nhiên hơn, hồn nhiên đến độ mọi thứ đều ngoài ý muốn của mình. Màu
sắc chính là trời cho. Khi mình đặt bút vẽ màu nọ sẽ gọi màu kia, màu này quy định
màu kia. Nó có chút gì như thể của thánh thần, đó là tôi cảm nhận về việc vẽ như vậy”
[] Nhà văn Võ Thị Hảo vốn yêu hội họa từ nhỏ. Nhưng vì không được dạy dỗ đầy đủ
về môn nghệ thuật này nên chị xây dựng cho mình ý thức tự học là chính. Chị đọc rất
nhiều những cuốn sách về hội họa để có một đôi mắt sáng trong hội họa chứ không
đơn thuần chỉ vẽ bằng niềm yêu và tài năng sẵn có. Ở tuổi 50, chị Hảo quyết định “tặng
tôi cho chính mình”. Đây là khoảng thời gian chị dành nhiều thời gian cho công việc
mình yêu thích: viết và vẽ.
Và người tạo ra “Xứ sở của lối văn chương mê hoặc và huyền bí”
Năm 2004, cuốn tiểu thuyết Giàn thiêu xuất hiện trước công chúng, Võ Thị Hảo
được coi là người đã “có cuộc bứt phá khi rẽ ra khỏi lối đi quen chân với chính mình,
tạo ra những tầng suy tư không bằng phẳng, một giọng điệu tự nhiên và bình dị hơn.”
Võ Thị Hảo đạt giải của cuộc thi tiểu thuyết thường niên do Hội Nhà văn Việt Nam tổ
chức năm 2004 với một sự kết hợp “kiến thức chính sử với dã sử, những giai thoại,
huyền tích dân gian hòa trộn với trí tưởng tượng của nhà văn …tất cả đã tạo nên bức
tranh sống động về một giai đoạn trong triều Lý, vừa hiện thực vừa huyền ảo.” Cốt
truyện của Giàn thiêu khá đơn giản: kể về vòng luân hồi của Từ Đạo Hạnh - Lí Thần
Tông qua hai kiếp tồn tại trần thế với hai cuộc kì ngộ với Nhuệ Anh và Ngạn La dựa
trên những cứ liệu lịch sử và huyền tích dân gian.


25

Giàn thiêu là một tác phẩm không dễ đọc. Nhưng khi đã nắm bắt được cái thần
của câu chuyện, người đọc sẽ không thể rời mắt khỏi 500 trang kì ảo ấy. Điều Võ Thị
Hảo làm không phải là lật lại lịch sử, “dựng dậy” những nhân vật đã ngủ yên ở quá khứ
như Đạo Hạnh, Lý Thần Tông, Lý Nhân Tông, Ỷ Lan…để vạch tội hay viết sử. Giàn
thiêu khoác trên mình một trang phục “diêm dúa” chính sử, dã sử, nhiều giai thoại,
huyền tích dân gian và trí tưởng tượng phong phú của nhà văn nhưng ẩn bên trong lớp

trang phục ấy là rất nhiều thông điệp mà nhà văn muốn gửi gắm.
Giá trị trước nhất của Giàn thiêu đó là đã làm sống dậy một giai đoạn lịch sử oai
hùng nhưng cũng lắm rối ren của triều đại nhà Lý. Trên chiến trận là cuộc chiến chống
giặc giã của Lí Nhân Tông, Lí Thường Kiệt. Chốn triều đình là không gian oi nồng,
ngột ngạt của những cuộc thanh trừng khốc liệt, sự xấc xược của hoàng thân, nỗi cơ
cực của bách tính dân đen con đỏ …tệ quan liêu, nhũng lạm của một số quan lại, sự
ham hố tiền bạc…
Tuy nhiên, giá trị của Giàn thiêu không phải dừng lại ở đó. Ẩn sâu dưới những
câu chuyện thời sự, không khí ngột ngạt kia là những câu chuyện bi thương về kiếp
người. Đó là số phận của những cung nữ hay phụ nữ luôn phải chịu thiệt thòi dưới mọi
áp bức của xã hội và gia đình như Lê Thị Đoan, Dương Thái hậu, cung nữ Ngạn La và
bao nhiêu cung nữ khác đã kế tiếp nhau làm cho Giàn thiêu đầy thêm những oan hồn;
“như là sản phẩm của một thứ tinh thần gia trưởng man rợ, nạn bạo hành được nhắc lại
dưới dạng một kí ức đau xót.” Thông điệp quan trọng nhất theo Võ Thị Hảo là “khát
vọng tự do và tình yêu”. Đã là con người dù bất kì ai, dù ở bất cứ địa vị nào vẫn luôn
khát khao tự do và tình yêu. Từ Lộ chàng thư sinh nho nhã hay thiền sư Đạo Hạnh
được muôn người tôn kính đến người nắm giữ tột đỉnh quyền lực – vua Thần Tông vẫn
mải miết đi tìm tự do và tình yêu. Tác phẩm còn là sự xuất hiện của những gương mặt
nữ mang vẻ đẹp thiên tính nữ như Nhuệ Anh, Ngạn La, Lê Thị Đoan…và cũng không
thể quên hình ảnh người đàn bà Ỷ Lan. Sự kiện có sức ám ảnh lớn nhất đối với người
đọc đó là hỏa thiêu người sống đi theo hầu hạ vua. Vấn đề số phận con người dưới thời
phong kiến.


×