Tải bản đầy đủ (.doc) (60 trang)

Áp dụng mô hình meti lis mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm không khí trong DTM khi thi công các công trình giao thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.68 MB, 60 trang )

trang1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.
1. Đặt vấn đề……………………………………………………………... 2
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài………………………………………. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH METI-LIS.
1.1. Giới thiệu về mô hình Meti-lis……………………………………….. 5
1.2. Cơ sở lý thuyết của mô hình…………………………………………. 6
1.3. Đặc điểm của mô hình……………………………………………….. 13
1.4. Download và cài đặt…………………………………………………..14
CHƯƠNG 2. MÔ TẢ GIAO DIỆN VÀ CÁCH SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
2.1 Giao diện khởi động của chương trình………………………………. 16
2.2. Thủ tục hoạt động chính…………………………………………...... 16
2.3. Xây dựng cơ sở dữ liệu ……………………………………………... 18
2.4 Tính toán số liệu………………………………………………………
42
2.5 In và lưu hình ảnh................................................................................. 50
CHƯƠNG 3. ỨNG DỤNG MÔ HÌNH METI-LIS MÔ PHỎNG LAN TRUYỀN
CÁC CHẤT Ô NHIỄM KHÍ TRONG THI CÔNG MỘT CÔNG TRÌNH GIAO
THÔNG.
3.1. Thiết lập cơ sở dữ liệu………………………………………………. 51
3.2. Nhận Xét…………………………………………………………….. 55
3.3. Một số kết quả mô phỏng khác……………………………..………. 57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận………………………………………………………….……….. 60
Kiến nghị………………………………………………………………….60
TÀI LIỆU THAM KHẢO


trang2



MỞ ĐẦU
Đặt

vấn đề

Không khí có vai trò quan trọng nhất đối với sự sống của mọi sinh vật trên trái
đất, là lớp áo giáp bảo vệ mọi sinh vật trên trái đất khỏi bị các tia bức xạ nguy hiểm
và các thiên thạch từ vũ trụ. Không khí với các thành phần như khí O2, CO2, NO2 ,
… cần cho hô hấp của động vật cũng như quá trình quang hợp của thực vật, là
nguồn gốc của sự sống.
Trong những năm gần đây môi trường không khí bị ô nhiễm ngày càng đe dọa
nghiêm trọng tới sự sống của mọi sinh vật trên trái đất. Ô nhiễm không khí ngày
càng gia tăng theo sự phát triển công nghiệp của các nước phát triển. Sự gia tăng
sản xuất công nghiệp và sự lưu thông xe có động cơ làm cho sự thải vào không khí
một số lượng ngày càng lớn của khói, khí độc và các chất ô nhiễm khác.
Ô nhiễm không khí là do rất nhiều yếu tố tiêu biểu của văn minh hiện đại: gia
tăng sản xuất năng lượng, luyện kim, giao thông, đốt rác... Nguồn gốc của ô nhiễm
không khí cũng vô cùng đa dạng. Ðầu tiên là sự sử dụng nhiên liệu hóa thạch. Tiếp
theo là phụ phẩm dạng khí của công nghệ hóa học, bụi do luyện kim, kỹ nghệ xi
măng... ngoài ra chất phóng xạ thể khí do các trung tâm hạt nhân, các hạt phóng xạ
do thử vũ khí hạt nhân. Sau cùng, sự lên men chất hữu cơ tạo ra H2S và các hợp
chất của S khác. Ở đô thị, Ô nhiễm không khí còn do lưu thông của xe có động cơ.
Ở vùng xa đô thị, do sự sử dụng hóa chất trong nông nghiệp, các cơ sở hóa dầu.
Mosris Neibusger – nhà khí tượng học của một trường đại học ở California đã
trích dẫn từ tạp chí “Today’s Health” do hiệp hội Y học Mỹ xuất bản như sau: “Tất
cả các quốc gia văn minh rồi sẽ đi theo con đường, không phải là những biến động
bất thình lình mà là sự nghẹt thở trong bầu không khí chứa chất thải của chính họ”.
Một số nhà sử học đã tiên đoán các giả thiết rắng: “Sự bùng nổ về dân số sẽ kéo
theo các nhu cầu thiết yếu cần nhiều thực phẩm hơn, nhiều nước hơn, cũng như nơi



trang3

ở, phương tiện giao thong đi lại và công ăn việc làm. Để thỏa mãn được nhu cầu đó
sẽ không bao giờ chấm dứt được nạn ô nhiêm không khí xung quanh ta”.
 Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay, ở nước ta, hiện trạng môi trường không khí, đặc biệt là ở trong các
khu công nghiệp và đô thị lớn như Hà Nội, Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh…
đang là mối lo ngại cho các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường. Phần lớn các
nhà máy, xí nghiệp chưa được trang bị hệ thống xử lý ô nhiễm không khí hoặc hoạt
động chưa có hiệu quả và còn mang nhiều tính chất đối phó. Bên cạnh đó, với đặc
điểm của một nền công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp mang tính chất sản xuất nhỏ,
công nghiệp lạc hậu, thiếu thốn nguyên vật liệu nên hàng ngày, hàng giờ vẫn đang
thải vào môi trường sống một khối lượng bụi, hơi khí độc và mùi hôi khổng lồ.
Quán triệt tinh thần và nội dung Bản Chỉ thị số 36 – CT/TW ngày 25/6/1998
của Bộ Chính trị BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa 8: “Bảo vệ môi
trường là một vấn đề sống còn của đất nước, của nhân loại; là nhiệm vụ có tính xã
hội sâu sắc, gắn liền với cuộc đấu tranh xóa đói giảm nghèo ở mỗi nước, với cuộc
đấu tranh vì hòa bình và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn thế giới”. Chỉ thị đã thể
hiện đường lối chỉ đạo đúng đắn đối với công tác bảo vệ và giữ gìn môi trường
sống của nước ta.
Trong những năm gần đây, toàn thể các ngành các cấp trong cả nước đã và
đang đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường, chống ô nhiễm và suy thoái môi
trường nói chung, và môi trường không khí nói riêng. Tuy nhiên, việc xây dựng đất
nước phát triển đi đôi với nó là mức độ đô thị hóa nhanh chóng, các khu dân cư
không có quy hoạch đồng bộ, tổng thể và thiếu hợp lý lại càng gây phức tạp thêm
cho công tác quản lý, đánh giá tác động và khống chế ô nhiễm từ các nguồn thải.
Do đó: Mô hình METI-LIS đang được dự định phát triển, sử dụng rộng rãi
trong công tác đánh giá tác động ô nhiễm đối với các nguồn thải, không chỉ bởi các



trang4

nhà nghiên cứu và giáo dục mà còn ứng dụng đối với những ngành công nghiệp là
nguyên nhân lớn nhất gây ra ô nhiễm không khí.
 Mục đích của đề tài
“ Áp dụng mô hình Meti-lis mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm không khí
trong DTM khi thi công các công trình giao thông” Mang ý nghĩa quan trọng trong
việc đánh giá được mức phát thải và các điều kiện khác như vị trí, chiều cao, lượng
khí và nhiệt độ, và các yếu tố khí tượng ở mỗi giờ trong thời gian trung bình tại các
nguồn thải khác nhau. Đề tài được thực hiện nhằm nghiên cứu mô hình dự báo phát
thải khí METI-LIS và ứng dụng của mô hình trong công tác đánh giá tác động môi
trường, đặc biệt là với các dự án xây dựng công trình giao thông..
 Nội dung chính của đề tài
Với mục đích ứng dụng mô hình METI-LIS trong công tác đánh giá tác động
môi trường, đề tài bao gồm những nội dung chính sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết mô hình Meti-lis
Chương 2: Mô phỏng giao diện và sử dụng chương trình
Chương 3: Ứng dụng mô hình MeTi-lis mô phỏng lan truyền các chất ô nhiễm
không khí trong thi công công trình giao thông
Chương 4. Kết luận và kiến nghị

Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT MÔ HÌNH METI-LIS
1.1. GIỚI THIỆU VỀ MÔ HÌNH METI - LIS


trang5


Các mô hình Meti-lis phiên bản tiếng anh là dựa trên phiên bản tiếng Nhật
2.02. được phát triển bởi Bộ kinh tế, thương mại và công nghiệp (Meti), trung tâm
nghiên cứu rủi ro hóa chất (CRM), AIST cùng với sự hợp tác của nhiều tổ chức
khác.
1.1.1. Yêu cầu hệ thống cho phần mềm
- Windows 98SE, windows NT4.0
- Màn hình trên 65536 màu
- Ổ cứng còn trống trên 20MB
- Ram 128MB trở lên
- Ổ đĩa CD-ROM
- Chuột hay các thiết bị trỏ khác
1.1.2. Lịch sử của mô hình
Trong nhiều năm qua đã có nhiều biện pháp được tiến hành để kiểm soát môi
trường của chất gây ô nhiễm không khí như như

, NOx… chủ yếu phát thải từ

nguồn điểm cao. Ngược lại, hầu hết các HAPs (các chất ô nhiễm không khí nguy
hại) được phát ra từ các nguồn tương đối thấp, do đó chúng bị các tòa nhà, vật cản
gần mặt đất tác động trong quá trình phân tán có khuynh hướng gây ra chuyển
động hướng xuống gọi là downdraft hoặc downwash.
Mô hình ISC là một mô hình phân tán dựa trên mô hình Gauss, trong đó kết
hợp hiệu ứng downwash đã được sử dụng rộng rãi. Bộ kinh tế, thương mại và công
nghiệp Nhật Bản đã lên kế hoạch phát triển mô hình downwash cải tiến dựa trên
mô hình ISC năm 1996. Khi HAPs được đưa vào đạo luật phòng chống ô nhiễm
không khí ở Nhật Bản, một loạt các thí nghiệm về hầm gió và đồng gió được tiến
hành với kinh phí của METI, và năm 2001 phiên bản thí điểm của mô hình Meti-lis
ra đời, trong đó các phiên bản tiếng Anh được phát triển song song. Trung tâm
nghiên cứu hóa chất và quản lý rủi ro (CRM),AIST góp phần vào sự phát triển của
mô hình Meti-lis và đã có sáng kiến phát triển lên phiên bản hiện tại (Ver.2) với



trang6

thuật toán hợp lý hơn, chức năng bổ sung và các công cụ xử lý thân thiện với người
sử dụng hơn.
1.2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA MÔ HÌNH
Mô hình Meti-lis được xây dựng trên phương trình gausian, tính toán trong
điều kiện ổn định. Phương trình được sử dụng để mô hình hóa sự phát thải của
nguồn điểm.
a. Phương trình phân tán
Phương trình gaussian được sử dụng như 1 mô hình phân tán đối với nguồn
điểm ổn định.

+u

+

+

=

+

+

+

-


Từ trục ống khói, nồng độ chất ô nhiễm giảm theo quy luật hàm số mũ theo
phương y và z do vậy nồng độ chất ô nhiễm có thể được phân bố theo phương nằm
ngang và thẳng đứng. khi đó phương trình vi phân được viết:


trang7

+u

=

+

Xét 1 nguồn ô nhiễm là 1 nguồn điểm có hệ tọa độ không gian 3 chiều với 1
gốc tọa độ trùng với chân của ống khói với hướng theo vệt thải là x; y vuông góc
với hướng gió; z là chiều thẳng đứng. khi đó vệt khí thải là ổn định và dao động
trong phạm vi vệt khói trung bình.
Các giả thiết để tính toán:
- Các điều kiện ổn định: Vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo thời
gian.
- Dòng chảy đồng nhất: vận tốc gió và chế độ rối không thay đổi theo không
gian.
- Chất ô nhiễm có tính trơ, tức là không có phản ứng hóa học và cũng không
lắng đọng do trọng lực.
- Có sự sự phản xạ tuyệt đối của bề mặt đất đối với luồng khói, nghĩa là không
có hiện tượng mặt đất hấp thụ chất ô nhiễm.
- Sự phân bố nồng độ trên mặt đất trực giao với luồng gió theo phương ngang
(y) và phương đứng (z) là phân theo luật phân phối (xác suất) chuẩn Gauss.
- Vận tốc gió không bằng không để cho hiện tượng khuếch tán theo phương x
được coi là không đáng kể

Mô hình gaussin cơ sở tại vị trí bất kỳ có tọa độ x, y, z như sau:
=

exp

exp

Khi chuyển về hệ x, y, z mà trục 0 trùng với điểm tính toán thì các giá trị của y
không đổi nhưng giá trị của z thay đổi do có tính đến giá trị z-H và z+H
Khi luồng khí thải mở rộng và chạm vào mặt đất sẽ cản trở không cho luồng
khí tiếp tục mở rộng dần ra, chiều hướng khuếch tán sẽ bi mặt đất phản ngược lên


trang8

như thể có 1 nguồn ảo đối xứng qua mặt đất. khi đó nồng độ tại điểm xem xét được
xác định bởi công thức:

Khi tính toán đến sự phản xạ chất ô nhiễm từ mặt đất thì mô hình gauss như
sau
=

exp

Đây chính là công thức tính toán khuếch tán chất ô nhiễm từ nguồn điểm cao
liên tục và hằng số theo mô hình Gauss, cũng có thể gọi là mô hình Pasquill –
Gifford.
Khi xác định nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất (z-0):



trang9

Phương trình:

=

exp

Khi tính biến thiên nồng độ chất ô nhiễm trên mặt đất dọc theo trục gió. Khi
đó công thức Gauss:
=
Đây được coi là phương trình tính nồng độ chất ô nhiễm cực đại trên mặt đất
phụ thuộc chiều cao hiệu quả của ống khói và hệ số khuếch tán đứng
C: nồng độ chất ô nhiễm
E: lưu lượng phát thải chất ô nhiễm (

b. chiều cao hiệu quả của ống khói
H: ChiÒu cao hiÖu qu¶ cña èng khãi (m)
H = h + ∆H
h: ChiÒu cao thùc tÕ cña èng khãi (m)
∆H: §é n©ng cao cña luång khãi (m)
1,6 F1/3 Xf2/3
∆H = --------------------u
F: HÖ sè næi cña luång khãi (m4/s3)
Xf: Kho¶ng c¸ch tõ ®iÓm kÕt thóc sù n©ng cao cña vÖt
khãi ®Õn èng khãi theo chiÒu giã thæi (m)
u – VËn tèc giã ë ®é cao thùc tÕ cña èng khãi (m/s).
c. Hệ số khuếch tán



trang10

Để áp đụng được công tức tính toán theo mô hình Gauss cần phải biết các giá
trị của các hệ số

.

=
Như vậy



=

phụ thuộc khoảng cách x, độ rối của khí quyển và vận tốc gió.

Pasquill và Gifford bằng thực nghiệm thiết lập mối quan hệ giữa các hệ số
phụ thuộc vào khoảng cách x xuôi theo chiều gió ứng với mức độ ổn định
của khí quyển khác nhau A, B, C, D, E, F. mối quan hệ trên được cho dưới dạng

biểu đồ:

Hình 1:Hệ số khuếch tán ngang

Hình 2: Hệ số khuếch tán ngang


trang11

Bảng 1: Các công thức tính toán

Cấp ổn định khí quyển

tính theo m (do Briggs G lập)
,m

,m

Vùng nông thôn
A

0,20x

B

0,12x

C
D
E
F
Khu vực thành phố
A-B
C
D
E-F

Để thuận tiện cho tính toán, chúng ta có thể sử dụng công thức của
D.O.Martin:
=




=

Trong đó x- khoảng cách xuôi theo chiều gió kể từ nguồn km.
Các hệ số a, b, c cho trong bảng:

Bảng 2: Hệ số a, b, c phụ thuộc cấp ổn định khí quyển
Cấp ổn

a
b

x<1km
c

d

b

x>1km
c

d


trang12

định
A

B
C
D
E
F

213
156
104
68
50,5
34

440,8
106,6
61
33,2
22,8
14,35

1,941
1,149
0,911
0,725
0,678
0,740

9,27
3,3
0

-1,7
-1,3
-0,35

459,7
108,2
61
44,5
55,4
62,6

2,094
1,098
0,911
0,516
0,305
0,180

-9,6
2,0
0
-13,0
-34,0
-48,6

d. Cấp ổn định khí quyển
Theo Pasquill và Gifford các cấp ổn định của khí quyển có liên quan chặt chẽ
với sự biến thiên nhiệt độ không khí theo chiều cao. Tùy theo chiều hướng và mức
độ thay đổi nhiệt độ theo chiều cao ta có các trường hợp đẳng nhiệt, đoạn nhiệt,
siêu đoạn nhiệt hoặc nghịch nhiệt.

Hình 3: Các trường hợp biến thiên nhiệt
độ không khí theo độ cao trên mặt đất
Sự biến thiên nhiệt độ phụ thuộc các
yếu tố thời tiết như bức xạ Mặt trời ban
ngày, độ mây ban đêm, vận tốc gió….

Xác định các cấp ổn định theo Pasquill
phụ thuộc váo các yếu tố khí hậu khác nhau:
Bảng 3: Phân cấp ổn định khí quyển theo độ cao mặt trời và độ mây


trang13

1.3. ĐẶC ĐIỂM CỦA MÔ HÌNH
Mô hình Meti-lis đặt tầm quan trọng đặc biệt để thể hiện tác dụng của
downwash khi xây dựng dữ liệu. Mô hình này ngay từ đầu đã được dự định cho sử
dụng rộng rãi, không chỉ bởi các nhà nghiên cứu mà còn cho các cơ quan chính
phủ, các công ty công nghiệp, người dân… Do đó, phần mềm được trang bị công
cụ xử lý đơn giản, giao diện đồ họa tiên tiến và được cung cấp để sử dụng miễn
phí.
Dữ liệu đầu vào thiết yếu là tỷ lệ phát thải khí thải và các điều kiện khác như
vị trí, chiều cao, khối lượng khí đốt và nhiệt độ, và các yếu tố khí tượng tại mỗi giờ
trong khoảng thời gian trung bình. Người dùng có thể chọn một tùy chọn phương
thức mô phỏng trung bình cho cả ngắn hạn hay dài hạn. Đối với hầu hết các địa
điểm ở Nhật Bản, các dữ liệu được cung cấp bởi cơ quan khí tượng Nhật Bản.
Trong phiên bản tiếng Anh, tập tin cơ sở dữ liệu khí tượng dài hạn do người sử
dụng tự nhập.
Ngoài các tính toán phân tán cho chất khí (hạt) từ nguồn điểm, mô hình còn có
thể được sử dụng để tính toán cho nguồn dòng đơn giản.
1.4. DOWNLOAD VÀ CÀI ĐẶT



trang14

Phần mềm và hướng dẫn sử dụng có thể được download tại địa chỉ
/>Cài đặt:
Kích chuột vào biểu tượng cài đặt của phần mềm, cửa sổ hiện ra

Chọn Accept để cài đặt.


trang15

Chọn ổ đĩa cài đặt tại “Browse…”. Chọn Install.
Chương trình đã được cài đặt.


trang16

Chương 2.
MÔ PHỎNG GIAO DIỆN VÀ SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH
2.1 GIAO DIỆN KHỞI ĐỘNG CHƯƠNG TRÌNH

Hinh 4: Giao diện khởi động chương trình
2.2. THỦ TỤC HOẠT ĐỘNG CHÍNH
 Nhập các điều kiện tính toán vào cơ sở dữ liệu.
 Chọn các điều kiện tính toán trên cửa sổ tính toán.
 Thực hiện tính toán.
 Hiển thị tính toán.
Hình5 : Mô tả

trỉnh tự hoạt động của
chương trình Meti-lis
trên cửa sổ khởi động
theo thứ tự từ trái sang
phải (bước 1-4).
1.

Nhập các điều

kiện tính toán bằng cách nhấn vào tab tương ứng, bảng 3 liệt kê tên các tab
và các thông số đầu vào chính của chúng


trang17

Tên tab
Object substance

Thông số đầu vào
Lựa chọn các số liệu về khí hay hạt như tên hóa chất, trọng lượng phân

Operation pattern
Meteorogy

tử
Lựa chọn tỷ lệ phát thải hàng tháng, hàng giờ của nguồn thải
Hướng và tốc độ gió, cấp ổn định của khí quyển,nhiệt độ (với các tính

Map
Point source


toán ngắn hạn)
Bản đồ (jpg hoặc bmp)
Tọa độ, chiều cao ống khói, tỉ lệ phát thải, nhiệt độ khí, đường kính

Line Source
Building
Receptor

hạt……
Tọa độ, tỉ lệ phát thải và các thông tin khác về nguồn đường
Tọa độ, chiều cao và thông tin khác về một số tòa nhà riêng lẻ
Nguồn tiếp nhận

Sau khi nhập dữ liệu cần thiết vào, di chuyển để tính toán. Trả về cửa sổ
Calculation Case để tính toán. Trình tự; chọn điều kiện tính toán, thực hiện tính
toán, hiển thị kết quả tính toán
Hình 6: Cửa sổ thực hiện tính
toán

2. Lựa chọn các điều kiện tính toán theo tab Calculation case và đặt tên cho
phép tính.
Tùy chọn New, Edit trên cửa sổ calculation case là nơi các điều kiện tính toán
được thiết lập. Lựa chọn các điều kiện tính toán từ tab gereral đến tab receptor.
Tên các tab và thông số đầu vào của nó
Tên tab

Thông số đầu vào



trang18

general
Lựa chọn bản đồ, chất cần quan tâm, danh sách tùy chọn…
Meteogeroly Lựa chọn thời tiết và các điều kiện không cần thiết…
Point source Lựa chọn nguồn điểm, các dữ liệu không cần thiết, sử dụng hay
Line source

không sử dụng…
Lựa chọn đường điểm, các dữ liệu không cần thiết, sử dụng hay

Building

không sử dụng…
Lựa chọn công trình nhà, các dữ liệu không cần thiết, sử dụng

Receptor

hay không sử dụng…
Lựa chọn nguồn tiếp nhận…

3. Nhấn vào “Execute Calculation” trên cửa sổ Calculation case để thực hiện
tính toán.
Để thực hiện tính toán, nhấn “Execute Calculation” theo Calculation case trên
menu New/Edit của cửa sổ Calculation case. Một tin nhắn ghi nhận hoàn thành sẽ
xuất hiện khi tính toán hoàn thành.
4. Nhấn “Display calculation resunts” trên cửa sổ Calculation case để hiển thị
các kết quả.

2.3. XÂY DỰNG CƠ SỞ DỮ LIỆU

Các cơ sở dữ liệu sử dụng trong METI-LIS để tính toán phân tán được lưu trữ
trong các tab cơ sở dữ liệu điều hành. Bằng cách nhậpdữ liệu ban đầu vào cơ sở dữ
liệu, các hồ sơ dữ liệu có thể được tạo thành khi cần thiết, sau đó để thực hiện tính
toán phân tán sưới nhiều điều kiện
Có 8 loại hồ sơ dữ liệu có thể nhập dữ liệu đầu vào (không bao gồm
Calculation cases). Những hồ sơ dữ liệu náy bao gồm






Object substance
Operation pattern
Meteorogy
Map
Point source


trang19






Point source
Line Source
Building
Receptor


2.3.1. Cơ sở dữ liệu hoạt động cơ bản
Sau khi nhấn vào một trong các tab cơ sở dữ liệu, tạo hồ sơ dữ liệu bằng các
nút New, Edit, Duplicate, Delete ở phía dưới. Để nhập một bản ghi cơ sở dữ liệu
mới, nhấn New; để chỉnh sửa bản ghi đã có, nhấn Edit; để nhân bản 1bản ghi dữ
liệu đã có, chọn tên hố sơ thích hợp nhấn Duplicate; để xóa 1 bản ghi dữ liệu, chọn
tên hồ sơ và nhấn Delete. Một cửa sổ sẽ hiện lên hiển thị các hình thức thích hợp
cho các loại dữ liệu sau khi nhấn một trong 2 nút New hoặc Edit.

2.3.2. Dữ liệu cho các chất mục tiêu.
Hồ sơ dữ liệu cho 1 chất mục tiêu được sử dụng trong tính toán bao gồm tên,
trọng lượng phân tử, trạng thái của chất, và hệ số sửa kháng.
Nhấp vào tab Object substance trong cửa sổ chính để hiển thị một danh sách
chất tên chất mục tiêu đã lưu cùng với dữ liệu trọng lượng phân tử (nếu dữ liệu đã
được lưu trước đó).
1. Tạo một bản ghi mới.
Nhấn vào nút New để cửa sổ “Object substance” hiện ra.
Hình 7: cửa sổ Object
substance
Sau khi nhập tên và
trọng lượng phân tử của
chất mục tiêu để lưu lại,
bấm OK. Trọng lượng


trang20

phân tử được sử dụng trong các chuyển đổi đơn vị theo trạng thái của chất gây ô
nhiễm gồm khí (


) và hạt (mg).

Đối với trạng thái chất, chọn Gaseous Matter (khí) hoặc Particulate Matter
(hạt). Nếu chọn Particulate Matter, tiếp tục nhập các hệ số sửa kháng. Các hệ số
sửa kháng được sử dụng với phương pháp lắng trọng lực của các chất có nguồn gốc
ở trạng thái hạt. hệ số sửa kháng =1.0 khi hạt có dạng cầu hoàn hảo. Sau khi dữ liệu
đã được nhập vào, nhấn OK.
Các dữ liệu đã lưu sẽ được hiển thị trong danh sách các cơ sở dữ liệu.
2. Chỉnh sửa dữ liệu hiện có
Chọn dữ liệu ghi cần chỉnh sửa từ danh sách và nhấn Edit. Cửa sổ Object
substance sẽ xuất hiện. Sau khi chỉnh sửa các cư sở dữ liệu thích hợp, nhấn OK.
3. Nhân bản dữ liệu hiện có.
Chon 1 dữ liệu cần lặp lại trong danh sách, nhấn Duplicate. Một dữ liệu nhân
bản sẽ được tạo ra trong hố sơ mới, nhấn Edit để chỉnh sửa dữ liệu. Cách này sẽ
nhập dữ liệu nhanh hơn so với việc dùng nút Edit.
4. Xóa dữ liệu hiện có.
Để xóa 1 dữ liệu không cần thiết hoặc không chính xác, chọn dữ liệu để xóa từ
danh sách và nhấn nút Delete. 1 tin nhắn “Discard the selected record?” tức là “
Hủy lựa chọn hồ sơ” sẽ xuất hiện. Chọn “Yes” để xác nhận xóa và “No” nếu
không. Chú ý, dữ liệu đã xóa sẽ không khôi phục lại được. Nói chung, chúng ta có
thể để lại các dữ liệu không cần sử dụng của dự án trong cơ sở dữ liệu, chỉ cần
không chọn trong các thiết lập. Xóa dữ liệu khi nó can thiệp vào hoạt động của
chương trình.
2.3.3. Dữ liệu cho mô hình hoạt động.


trang21

Việc tính toán dài hạn đòi hỏi các mô hình hoạt động của nguồn thải (nguồn
điểm hoặc nguồn đường) theo giờ và tháng. Trong bước này, các hoạt động mẫu

hàng giờ, hàng tháng được nhập và lưu trữ lại.
Nhấn vào “Operation pattern” để hiển thị 1 danh sách các hồ sơ dữ liệu về mô
hình hoạt động đã được lưu (nếu trước đó có dữ liệu đã được lưu).
1.

Tạo một bản ghi mới.
Nhấn nút New để hiển thị cửa sổ “Operation pattern”.
Hình 8: Cửa sổ Operation
pattern
Trong cửa sổ này, nhập các
mẫu hoạt động hàng giờ,
hàng tháng của nguồn phát

xạ

được sử dụng cho các dự
báo trung bình và dài hạn.
Ban đầu, các mục cho tất cả
các giờ, tháng và phạm vi
thời gian được đặt là một tỷ

lệ

hoạt động thống nhất được
mặc định là 100%. Giá trị
này được định nghĩa là hoạt

động phát xạ lớn nhất trong năm. Ví dụ, nếu lượng tiêu thụ nhiên liệu/ giờ lớn nhất
trong năm là 1000kl/h thì sẽ tương ứng với 100%. Nếu trong 1 khoảng thời gian mà
lượng nhiên liệu tiêu thụ trung bình 800kl/h thì khoảng thời gian đó tỷ lệ hoạt động

của khoảng thời gian đó sẽ là 80%.


trang22

Để xác định một khoảng có tỷ lệ hoạt động tương đương, xác định tháng, thời
gian bắt đầu, thời gian kết thúc ở dưới cùng của cửa sổ. Sau khi hoàn thành, nhấn
nút Set. Kết quả thiết lập được hiển thị trong các phần phía dưới của cửa sổ.
Tỷ lệ hoạt động có thể được nhập trực tiếp bằng cách nhấn vào nút “Edit…”,
một ma trận giá trị 12x24 hiện ra, có thể thiết lập Tỷ lệ hoạt động tại đó. Cửa sổ
Text Edit hiện ra sau khi nhấn “Edit…’

Hình 9: Cửa sổ Operation Pattern
Cửa sổ này hiển thị các dữ liệu như là một ma trận 12 x 24 (12 cột tương ứng
các tháng từ tháng 1 và đến tháng 12; 24 hàng tương ứng cho các phân đoạn giờ từ
0-1 đển 23-24 ở định dạng tập tin CSV). Sau khi trực tiếp chỉnh sửa dữ liệu, bấm
vào nút OK để lưu các dữ liệu. Nếu dữ liệu mô hình đã tồn tại ở dạng một tập tin
CSV, hãy nhấp vào nút Import CSV, và chọn file cần thiết. Các dữ liệu nhập vào sẽ
được hiển thị trong cửa sổ này.Nhấp vào nút OK để lưu dữ liệu. Sau khi thay đổi
mô hình hoạt động xong, nhập một tên dễ nhớ trong hộp tên và nhấn vào nút OK để
lưu các mô hình hoạt động.
2.

Chỉnh sửa dữ liệu hiện có


trang23

Chọn ghi dữ liệu để chỉnh sửa từ danh sách và click vào nút Edit. Như trước
đây, cửa sổ “Operation Pattern” sẽ xuất hiện. Sau khi nhập tháng, thời gian, và tỷ lệ

hoạt động mới, hãy nhấp vào nút OK. Giá trị sửa đổi sẽ được hiển thị ở phần trên
của cửa sổ ở các vị trí thích hợp.
2.3.4. Dữ liệu khí tượng
Trong bước này, nhập và lưu trữ các dữ liệu: nhiệt độ, tốc đọ và hường gió,
cấp ổn định khí quyển sử dụng trong dự báo ngắn và trung hạn. Nhấn
vàoTab“Meteorogy” trong cửa sổ chính để hiển thị 1 danh sách dữ liệu khí tượng
ngắn hạn (nếu dữ liệu đã được lưu trữ trước đó).
1.

Tạo một bản ghi mới.
Nhấn nút “New” để hiển thị cửa sổ “Meteorogy” như dưới đây.
Hình 10: Cửa sổ
Meteorogy

Nếu

chiều

cao

phong kế đã biết, chọn
Anemometer height và
nhập chiều cao phong
kế. nếu không chọn,
chương trình sẽ giả định
chiều cao đó là 10m.


trang24


“Time Correction Factor” là hệ số mũ kể đến tính ngắn hạn của dự án. Nếu
không chọn, chương trình sẽ mặc định hệ số này là 0,2.
Thời gian đo trung bình “Averaging time” có thể đặt 3 phút, 60 phút, hoặc
khác. Nếu chọn “other’, nhập thời gian (đơn vị là phút).
Có thể nhập nhiều hồ sơ dữ liệu khí tượng để tính toán và có được các kết quả
tính theo từng điều kiện tương ứng. Tuy nhiên, các thông số chiều cao phong kế, hệ
số Time Correction, thời gian trung bình đã được nhập ở trên sẽ áp dụng cho tất cả
các tính toán. Sử dụng các nút Add, Edit, Duplicate, Delete để thiết lập 1 bản ghi
dữ liệu khí tượng. Nhấn nút Add để trả về cửa sổ “Meteorogy Data” dưới đây.

Hình 11: cửa sổ Meteorogy Data
Nhập giá trị nhiết độ (°C) và tốc độ gió (m/s) trên bề mặt khu vực quan sát (ở
độ cao phong kế). Độ ổn định khí quyển có thể chọn A, B, C, DD, Dn, E hoặc F. do
để nhất quán, các cấp ổn định khác không được hỗ trợ trong chương trình. DD có
nghĩa lạ cấp ổn định D ban ngày, DN đề cập đến cấp ổn định D ban đêm. Có thể
chọn hướng gió bắng cách sử dụng la bàn như trên hình. Lưu ý, với điều kiện lặng


trang25

gió (không có hướng gió), không thể chỉ định trực tiếp trên la bàn. Với tốc độ gió
nhỏ hơn hoặc bằng 0,4m/s sẽ được coi là lặng gió và các thiết lập hướng gió được
bỏ qua.
Sau khi thiết lập giá trị nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió, cấp ổn định khí quyển,
nhấn OK. Các dữ liệu khí tượng được lưu sẽ hiển thị trên cửa sổ “Meteorogy”. Để
nhập thêm các dữ liệu nhiệt độ, tốc độ gió, hướng gió và cấp ổn định khí quyển,
nhấn vào nút Add và lưu 1 bản ghi bằng cách thực hiện các bước như trên. Sau khi
hoàn tất việc nhập dữ liệu, nhập tên bản ghi dữ liệu trong bảng “Name”. nhấn Ok.
2. Chỉnh sửa dữ liệu hiện có.
Chọn tên dữ liệu trong “Name”, nhấn Edit. Như trước, cửa sổ “Meteorogy”

hiện ra. Sau khi chỉnh sửa dữ liệu, nhấn Ok.
2.3.5. Dữ liệu bản đồ
Trong bước này, dữ liệu bản đồ sẽ được sử dụng với dữ liệu nguồn điểm,
nguồn đường, công trình xây dựng, và nguồn tiếp nhận. Hồ sơ dưc liệu bản đồ bao
gồm 1 tập tin hình ảnh và quy mô của nó. Nhấn Tab Map trong cửa sổ chính để
hiển thị danh sách các bản đồ đang được lưu (nếu có dữ liệu đã được lưu trước đó).
1. Tạo một bản ghi mới.
Nhấn nút “New” để hiển thị cửa sổ “Map” như dưới đây.
Hình 12: Cửa sổ Map


×