Tải bản đầy đủ (.pdf) (51 trang)

Nâng cao hiệu quả hoạt động của nhà văn hóa lao động trên địa bàn tp hồ chí minh (từ thực tiễn hoạt động của nhà văn hóa lao động quận thủ đức)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (548.35 KB, 51 trang )

Trang 1
TÁC GIẢ: Trịnh Xuân Đức
Phạm Nhựt Cường Nguyễn
Thị Liên

Tóm Tắt Nội Dung Đề Tài
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì các tổ chức Công đoàn ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của CNVC- LĐ, NVHLĐ được thành lập
cũng không ngoài mục đích đó. Nội dung chương I, trên cơ sở nghiên cứu các văn bản của
nhà nước và của địa phương, chúng tôi đã trình bày định nghĩa về Nhà Văn hóa Lao động
và một số định nghĩa liên quan; làm rõ chức năng và vai trò của NVHLĐ đối với CNVCLĐ trong công cuộc xây dựng giai cấp công nhân hiện nay; làm rõ sự khác nhau giữa
NVHLĐ và TTVH; đưa ra một số tiêu chí đánh giá hoạt động của NVHLĐ; kinh nghiệm
hoạt động của một số NVHLĐ trên địa bàn. Từ đó tạo cơ sở cho những so sánh, đánh giá
với hoạt động thực tiễn của NVHLĐ quận Thủ Đức.
Nội dung chương II tập trung phân tích thực trạng hoạt động của NVHLĐ quận Thủ
Đức. Thực tiễn hoạt động cho thấy, từ khi thành lập đến nay, NVHLĐ quận Thủ Đức chưa
tổ chức được nhiều hoạt động cho CNVC-LĐ. Kém năng động, không tìm tòi, học hỏi cái
mới từ những đơn vị khác để tổ chức cho NLĐ. Hoạt động nghèo nàn, đơn điệu, công tác
định hướng chính trị và giáo dục pháp luật còn chưa được chú trọng đúng mức. Không đáp
ứng được nhu cầu phát triển của CNVC-LĐ trên địa bàn. Trong khi đó kết quả điều tra xã
hội học cho thấy nhu cầu vui chơi giải trí và học tập của CNVC-LĐ là rất lớn. Tuy nhiên
hiểu biết của CNVC-LĐ về NVHLĐ quận Thủ Đức còn rất hạn chế. Đa số công nhân không
biết hoặc biết rất ít đến NVHLĐ quận Thủ Đức, nơi được thành lập để phục vụ cho họ.
Từ thực tiễn hoạt động không hiệu quả của NVHLĐ quận Thủ Đức đã đặt ra yêu
cầu bức thiết phải thực hiện những biện pháp đồng bộ để NVHLĐ quận


Trang 2
Thủ Đức hoạt động hiệu quả hơn. Xuất phát từ nhu cầu của CNVC-LĐ trên địa bàn, từ
những nguồn lực sẵn có mà NVHLĐ quận Thủ Đức thay đổi hoạt động phù hợp. Chương
m của đề tài đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của NVHLĐ. Trước


mắt cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền hoạt động đến CNVC -LĐ; tổ chức nhiều hơn
các Gamshow xuống các KCX- KCN kết hợp với tuyên truyền pháp luật, các chủ trương
chính sách của đảng và nhà nước; tăng cường mối quan hệ với các tổ chức công đoàn đặc
biệt là các tổ chức công đoàn cơ sở, học hỏi cách làm sáng tạo từ CVHLĐ và các NVHLĐ
khác; mở rộng đối tượng phục vụ và đa dạng hóa các hoạt động của mình,

về lâu dài

NVHLĐ quận Thủ Đức cần được quy hoạch, xây dựng lại trụ sở cho hợp lí; bổ sung nguồn
cán bộ vững về chuyên môn nghiệp vụ; xắp xếp lại cơ cấu tổ chức cho hợp lý; đầu tư xây
xựng cơ sở vật chất hiện đại nhằm phục vụ CNVC- LĐ cả về chất và lượng, kiến nghị với
LĐLĐ ban hành quy chế hoạt động, có sự hỗ trợ cần thiết về kinh phí để NVHLĐ hoạt động
tốt hơn. Đồng thời xây dựng trụ sở NVHLĐ bên trong các KCX - KCN khi nhân rộng mô
hình NVHLĐ quận(huyện) ra cả nước.


Trang 3

NỘI
DUNG ĐÈ TÀI

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Trong công cuộc xây dựng xã hội và phát triển đất nước hiện nay, các tổ chức đoàn
thể đặc biệt là tổ chức công đoàn ngày càng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xây
dựng giai cấp công nhân Việt Nam. Nhiều chủ trương, chính sách mới đã được thông qua
nhằm tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng, phát triển giai cấp công nhân.
Hiện nay, tại TP.HỒ Chí Minh, mô hình xây dựng nhà văn hóa lao động (NVHLĐ)
đã trở thành một bước đột phá và có tính thực tiễn cao. Tuy nhiên thực tiễn trong những
năm vừa qua đã cho thấy hoạt động của đa số Nhà Văn hóa Lao động trên địa bàn thành

phố vẫn chưa đem lại hiệu quả cao, chưa phát huy được vai trò và khả năng vốn có của nó.
Các nhu cầu vui chơi, giải trí, học hành và đặc biệt là nâng cao lí luận chính trị cho công
nhân viên chức - lao động (CNVC -LĐ) vẫn chưa được đáp ứng . Bên cạnh đó, một số nhả
văn hóa lao động lại trở thành nơi cho thuê mặt bằng, tổ chức lễ, tiệc... không phù hợp với
mục đích thảnh lập.
Thực trạng hiện nay cho thấy đa số CNVC - LĐ vẫn chưa biết hoặc biết rất ít đến
vai trò và hoạt động của nhà rân hóa lao động. Trong khi đó nhu cầu vui chơi, giả trí, học
tập của CNVC - LĐ đặc biệt là công nhân là rất lớn. Bên cạnh đó đã có không ít CNVC LĐ có lối sống không lành mạnh do thiếu một môi trường sinh hoạt, giải trí dành cho họ.
Mặt khác, ngày 28/ 01/ 2008 Ban chấp hành Trung Ương Đảng đã kí ban hành Nghị
quyết số 20-NQ/T.Ư về tiếp tục xây dựng giai cấp công nhân Việt Nam trong thời kì công
nghiệp hóa - hiện đại hóa. khẳng định vai trò, những đóng góp


Trang 4
to lớn của đội ngũ CNVC - LĐ vào quá trình xây dựng, phát triển đất nước .Một trong
những nội dung quan trọng của nghị quyết là đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ giác ngộ
giai cấp, bản lĩnh chính trị, hiểu biết pháp luật, tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động,
xây dựng lối sống lành mạnh trong CN, nhất là CN trẻ.
Đặc biệt đại hội lần thứ X công đoàn Việt Nam (họp tại Hà Nội từ ngày 1 đến ngày
5/11/2008) đã khẳng định: Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của công
đoàn các các cấp; Hướng về cơ sở, lấy cơ sở là địa bàn hoạt động chủ yếu, lấy đoàn viên,
CNVC - LĐ làm đối tượng vận động. Đại hội khẳng định quyết tâm tiếp tục xây dựng giai
cấp CN Việt Nam phát triển cả về chất và lượng, quan tâm, chăm lo nhiều hơn đến đời sống
của CNVC - LĐ.
Thiết nghĩ để Nghị quyết của Ban chấp hành Trung Ương Đảng, chỉ đạo của đại hội
lần thứ X công đoàn Việt Nam đi vào cuộc sống thì NVHLĐ phải nâng cao vai trò hoạt
động của mình hơn bao giờ hết, góp phần vào công cuộc xây dựng giai cấp công nhân Việt
Nam trong thời kì công nghiệp hóa - hiện đại hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Từ khi thành lập đến nay NVHLĐ đã nhận được sự quan tâm chỉ đạo của nhiều

nghành, nhiều cấp. Nhưng do đa số các NVHLĐ mới chỉ ra đời trong thời gian gần đây nên
NVHLĐ còn là một vấn đề mới, mang tính thời sự cao. Chưa có tác giả và nhóm tác giả
nào thực hiện nghiên cứu. Vì vậy đây là một đề tài mới, có tính đột phá, cung cấp cái nhìn
toàn diện và sẽ có tác động tích cực đến hoạt động của Nhà văn hóa lao động.
3. Mục tiêu nghiên cứu
Với mong muốn đóng góp một tiếng nói để NVHLĐ hoạt động hiệu quả hơn, chúng
tôi đã mạnh dạn nghiên cứu những mặt đạt được và chưa đạt được trong hoạt động NVHLĐ,
đồng thời khảo sát nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập của CNVC - LĐ. Qua đó tạo điều kiện
cho cơ quan trên nhận ra những thiếu xót và hạn chế trong công tác của mình, nâng cao hiệu
quả hoạt động, đáp ứng nhu cầu vui chơi, giải trí, học tập, nâng cao lí luận chính trị cho
CNVC- LĐ. Và điều quan trọng là giúp CNVC - LĐ biết đến và tham gia sinh hoạt tại
NVHLĐ. Hi


Trang 5
vọng các Nhà văn hóa lao động trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh nói riêng và cả nước nói
chung sẽ tham gia khảo sát và ứng dụng cái hay, mới được phát hiện trong đề tài.

4. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động của NVHLĐ quận Thủ Đức. Bao gồm: Cơ cấu, quyền hạn và mục đích
thành lập của Nhà Văn hóa Lao động, tổ chức nhân sự và cơ sở vật chất phục vụ cho nhu
cầu vui chơi giải trí, học tập của CNVC - LĐ. Cán bộ trực tiếp tham gia và hỗ trợ hoạt động
của Nhà Văn hóa Lao động, CNVC - LĐ trực tiếp tham gia...Những hoạt động cơ bản và
cách thức tổ chức, tiến hành các hoạt động đó. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của NVHLĐ quận Thủ Đức trong thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu, thòi gian nghiên cứu
5.1. Phương pháp nghiên cứu
+ Nghiên cứu một số tài liệu liên quan đến hoạt động của Nhà Văn hóa Lao động,
một số văn bản pháp luật của nhà nước và cấp cơ sở quy định hướng dẫn thực hiện.
+ quan sát và theo dõi hoạt động của Nhà Văn hoá Lao động.

+ Dùng phương pháp điều tra xã hội học, phỏng vấn và đặt câu hỏi trực tiếp đối với
cán bộ phụ trách và CNVC - LĐ. Điều tra bằng bảng hỏi đối với CNVC - LĐ trên địa bàn.
Phân tích, thống kê và so sánh làm cơ sở cho những đánh giá và dự đoán.
5.2. Thòi gian nghiên cứu
Nghiên cứu hoạt động của NVHLĐ quận Thủ Đức từ tháng 7/2006 đến tháng
7/2009
6. Kết cấu đề tài:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, mục lục, danh mục tài liệu tham
khảo và phần phụ lục thì nội dung chính của đề tài bao gồm:
* Chương I: Cở sở lí luận về Nhà Văn hoá Lao động


Trang 6
* Chương II: Thực trạng hoạt động của Nhà Văn hoá Lao động (Từ thực tiễn hoạt
động của Nhà Văn hóa Lao động quận Thủ Đức)
* Chương III: Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Nhà Văn ho á Lao
động.

PHẦN NÔI DUNG
CHƯƠNG I:
Cơ Sở Lí Luân về Tổ Chức Và Hoat Đông Của Nhà Văn Hoá Lao Đông
1.1. Một số khái niệm liên quan
1.1.1. Nhà văn hóa:
NVH là thiết chế văn hóa có chức năng tổng hợp nhằm tổ chức nhiều loại hình sinh
hoạt văn hóa cho quần chúng. NVH là cơ quan giáo dục văn hóa ngoài nhà trường, thông
qua các hình thức sinh hoạt văn hóa khác nhau để thu hút công chúng vào các hoạt động
xây dựng văn hóa, khoa học - kĩ thuật, thể dục thể thao,...chủ yếu trong thời gian rỗi, nhằm
bồi dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa cho con người, thông qua các hình thức rộng rãi,
NVH tuyên truyền giáo dục tư tưởng, các tri thức khoa học phổ thông và chuyên nghành,
đặc biệt là khả năng sáng tạo và hưởng thụ văn hóa. NVH là nơi gặp gỡ, giao tiếp giải trí

của những người yêu văn hóa(trích Từ điển bách khoa Việt Nam 3 - hội đồng biên soạn từ
điển bách khoa Việt Nam - NXB từ điển bách khoa Hà Nội - 2003).
1.1.2. Công nhân Viên chức - Lao động:
Trong tiến trình phát triển của lịch sử, Chủ nghĩa Mác - Lênin đã khẳng định vai trò
to lớn, quyết định của giai cấp công nhân là lực lượng xây dựng và phát triển xã hội.
Trong hoạt động sản xuất, công nhân là người trực tiếp thực hiện quá trình sử dụng
công cụ lao động tác động vào tư liệu sản xuất để tạo ra của cải, vật chất cho xã hội. Công
nhân không chỉ đơn giản là những lao động làm thuê trong các nhà máy xí nghiệp mà bao
gồm tất cả lực lượng lao động trong xã hội hội đủ hai thuộc tính:


Trang 7
-

Là người lao động trực tiếp hay gián tiếp vận hành các công cụ sản xuất có tính

công nghiệp ngày càng hiện đại và xã hội hóa cao;
-

Là những người lao động không có tư liệu sản xuất, phải bán sức lao động cho

nhà tư bản và bị nhà tư bản bóc lột giá trị thặng dư.
Qua hơn 20 năm đổi mới, cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, giai cấp công nhân nước ta đã có những chuyển biến quan trọng, tăng nhanh về số
lượng, đa dạng về cơ cấu, chất lượng được nâng lên, đã hình thành ngày càng đông đảo bộ
phận công nhân trí thức; đang tiếp tục phát huy vai trò là giai cấp lãnh đạo cách mạng thông
qua đội tiên phong là Đảng Cộng sản Việt Nam, giai cấp tiên phong trong sự nghiệp xây
dựng chủ nghĩa xã hội, lực lượng đi đầu trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước, hội nhập kinh tế quốc tế; có nhiều cố gắng để phát huy vai trò là lực lượng nòng cốt
trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức dưới sự lãnh

đạo của Đảng.
1.1.3. Nhà Văn hóa Lao động:
Trên cơ sở nghiên cứu quyết định 813/QĐ-TLĐ do Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam ban hành ngày 31-05-2004 về quy chế tổ chức và hoạt động của NVHLĐ tỉnh, thành
phố, kết hợp với những điều phân tích ở trên, chúng tôi đưa ra định nghĩa về Nhà Văn hóa
Lao động:
NVHLĐ là cơ quan giáo dục văn hóa ngoài nhà trường, trực thuộc liên đoàn lao
động các quận (huyện), thông qua các hình thức sinh hoạt văn hóa khác nhau nhằm bồi
dưỡng và nâng cao trình độ văn hóa, phục vụ nhu cầu vui chơi, giải trí, nâng cao li luận
chỉnh trị cho cản bộ, công nhân, viên chức, lao động trên địa bàn.
NVHLĐ thực hiện chức năng của một NVH trên cơ sở gắn liền với giai cấp công
nhân, với nhân dân lao động, nó ra đời và phát triển là nhằm mục đích chăm lo, xây dựng
và phát triển giai cấp công nhân, tầng lớp nhân dân lao động, thực hiện theo chủ trương,
đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước Việt Nam nhằm hướng đến mục
tiêu chung, đó là xây dựng xã hội văn minh, giàu đẹp.


Trang 8
1.1.4. Trung tâm Văn hóa - phân biệt giữa Nhà Văn hóa Lao động và Trung
tâm Văn hóa:
Trong thực tế, Trung tâm văn hóa có ở tất cả các quận (huyện) trong khi đó NVHLĐ
thường được xây dựng ở những nơi có nhiều công nhân, gần các khu chế xuất, khu công
nghiệp. Đe tránh sự đồng nhất giữa NVHLĐ và TTVH, trên cơ sở nghiên cứu quyết định
số 813/QĐ-TLĐ của Tổng Liên đoàn LĐVN và quyết định số 49/2005/QĐ-BVHTT của Bộ
Văn hóa - Thông tin chúng tôi đã làm rõ sự khác nhau giữa hai cơ quan này.
Nhìn chung NVHLĐ và TTVH đều được thành lập xuất phát từ nhu cầu sinh hoạt
tinh thần về văn hóa, nghệ thuật, vui chơi, giải trí và học tập của nhân dân trên địa bàn.
Thành lập để đáp ứng nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của nhân dân, đồng thời tuyên
truyền, cổ động phục vụ nhiệm vụ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội theo đường lối của
đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Tổ chức bồi Dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho cán

bộ cơ sở, hoạt động trên nền tảng văn hóa truyền thống của dân tộc, kế thừa và phát huy
tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Chính vì đặc điểm chung này mà không ít người đã nhầm lẫn NVHLĐ và TTVH
là một. Thực tế NVHLĐ và TTVH trong hoạt động của mình có mối liên hệ và hỗ trợ lẫn
nhau song đây là hai cơ quan hoạt động độc lập, có những nét khác biệt cơ bản về đối tượng
phục vụ, chức năng, nhiệm vụ.
Thứ nhất, NVHLĐ nằm trong hệ thống thiết chế của tổ chức Công đoàn Việt Nam,
chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của LĐLĐ tỉnh (thành phố), LĐLĐ quận(huyện).
TTVH là đơn vị sự nghiệp văn hóa - Thông tin trực thuộc UBND cấp quận(huyện),
chịu sự chỉ đạo và giám sát của UBND, hướng dẫn về chuyên môn của phòng Văn hóa Thông tin cấp quận(huyện).
Thứ hai, đối tượng phục vụ của TTVH là nhân dân trên địa bàn, đối tượng phục vụ
của NVHLĐ là CNVC-LĐ trên địa bàn. Như vậy đối tượng phục vụ của TTVH rộng hơn
và bao gồm cả đối tượng phục vụ của NVHLĐ. Tuy đối tượng phục vụ của NVHLĐ hẹp
hơn TTVH nhưng đây là nơi phục vụ trực tiếp cho


Trang 9
CNVC-LĐ - lực lượng nòng cốt của xã hội trong công cuộc đi lên CNXH ở Việt Nam.
Vì vậy hoạt động của NVHLĐ phải mang tính chuyên sâu hơn TTVH. Không
những đáp ứng nhu cầu về tinh thần của NLĐ mà còn phải đào tạo nghề, nâng cao tri thức,
hiểu biết pháp luật đặc biệt là giúp cho CN hiểu được sứ mệnh lịch sử của giai cấp mình.
Thứ ba, do đối tượng phục vụ của TTVH rộng hơn NVHLĐ nên chức năng và
nhiệm vụ của TTVH cũng rộng hơn. Bên cạnh các chức năng và nhiệm vụ của NVHLĐ thì
TTVH có thêm chức năng tổ chức các dịch vụ công về văn hóa thông tin, thêm nhiệm vụ
biên soạn, xuất bản và phát hành các tài liệu chuyên môn phục vụ cho các hoạt động nghiệp
vụ, một số TTVH thông tin còn được giao nhiệm vụ về thư viện, triển lãm, đài phát thanh...
Thứ tư, kinh phí hoạt động của TTVH do nhà nước cấp, hoạt động của TTVH là
các hoạt động có thu, ít hoạt động miễn phí. Trong khi đó kinh phí hoạt động của NVHLĐ
theo cơ chế tự thu - chi, hoạt động của NVHLĐ bên cạnh những hoạt động có thu còn tổ
chức nhiều hoạt động miễn phí và giảm học phí cho CNVC-LĐ.

Như vậy NVHLĐ là nơi gần gũi với NLĐ hơn TTVH, là nơi tổ chức các hoạt động
dành riêng cho NLĐ.
1.2. Chức năng của NVHLĐ
a) Là trung tâm hoạt động văn hóa thể thao, trung tâm bồi dưỡng nghiệp vụ và hạt
nhân trong phong trào cơ sở, nơi thu hút đông đảo CNVC - LĐ đến vui chơi, giải trí nhằm
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa lành mạnh.
Vui chơi, giải trí là một nhu cầu tất yếu của con người để lấy lại cân bằng cho cơ
thể sau thời gian lao động căng thẳng. Hoạt động vui chơi, giải trí thường được diễn ra trong
thời gian rãnh rỗi. Ở các nước phát triển cơ cấu thời gian trung

bình của dân cư (tính xâp xỉ) như sau:
Làm việc:

7 giờ


Trang 10
Đi lại:

1,5 giờ

Ngủ:

9 giờ

Ăn uống và chăm sóc gia đình:

1,5 giờ

Thời gian rỗi:


4,5 giờ

Ở Việt Nam, CNVC - LĐ làm việc tối thiểu 8 giờ/ ngày. Đối với công nhân, đặc
biệt là công nhân nghành dệt may, nghành chế biến thủy sản và nghành chế biến gỗ thì thời
gian làm việc nhiều hơn do CN thường tăng ca, khoảng từ 8 giờ đến 12 giờ/ ngày. Thời gian
rảnh rỗi mà CNVC-LĐ có là khoảng từ 3 giờ đến 5 giờ/ ngày. Đây là một khoảng thời gian
khá lớn để NLĐ vui chơi giải trí, nếu không có một định hướng đúng đắn và địa điểm giải
trí phù hợp thì sẽ dễ nảy sinh những thói hư, tật xấu dẫn đến sự gia tăng các tệ nạn xã hội.
Chính vì vậy NVHLĐ phải làm tốt chức năng tạo ra nơi vui chơi, giải trí giúp CNVC - LĐ
hưởng thụ và sáng tạo văn hóa lành mạnh.
Mặt khác, theo số liệu thống kê của Tổng liên đoàn lao động TP.HỒ Chí Minh, tính
đến ngày 31/05/2008 toàn thành phố có trên 1 triệu lao động; Trong đó LĐLĐ TP trực tiếp
quản lí là 992.621 người. Có hơn 73,48% là lao động làm việc trong các Joanh nghiệp có
vốn đầu tư nước ngoài và lực lượng lao động các tỉnh chiếm khoảng 70%. Tuy nhiên trong
lĩnh vực xây dựng đời sống văn hóa tinh thần cho CNLĐ, có thể nói đời sống văn hóa tinh
thần của người lao động ở khu vực kinh tế ngoài quốc doanh còn khá nghèo nàn và đơn
điệu cả về hình thức lẫn nội dung. Theo số liệu của Sổ Khoa học cổng nghệ TP về đời sông
văn hóa tinh thần của CNLĐ ở các khu

cx - khu CNTP cho chúng ta kết quả như sau :

ngoài giờ làm việc ra thì cổ 41,6% số cổng nhân sử dụng thời gian cồn lại để xem truyền
hình; 40,3% đọc báo; 29,8% nghe radio, cassette... nhưng những sinh hoạt văn hổa này của
người lao động chủ yếu ỏ tại nơi cư trú và phần nhiều là do các chủ nhà trọ cung cấp. Trong
khi đó những sinh hoạt văn hóa khác cần di chuyển và tốn chi phí thì sự tham gia của công
nhân là khá ít, chỉ có 14,5% sô"


Trang 11

công nhân đi xem phim, xem ca nhạc; 9,7% cổng nhân đến các khu vực vui chơi, giải trí.
Vì vậy có thể nói chức năng hoạt động văn hóa thể thao, trung tâm bồi dưỡng nghiệp
vụ và hạt nhân trong phong trào cơ sở, nơi thu hút đông đảo CNVC - LĐ đến vui chơi, giải
trí nhằm hưởng thụ và sáng tạo văn hóa lành mạnh đóng vai trò quan trọng trong việc nâng
cao đời sống tinh thần, tư tưởng, hiểu biết, trình độ , năng lực làm việc cho người lao động.
Tùy vào đặc điểm thực tế của từng địa phương mà có thể tổ chức các hoạt động văn hóa
khác nhau. Song nhìn chung, để thu hút được CNVC - LĐ đến sinh hoạt thì những hoạt
động này không những phải đa dạng mà nội dung và hình thức cũng phải phong phú.
Có thể kể những hoạt động văn hóa - thể thao như:
-

Tổ chức những buổi biểu diễn văn nghệ, chiếu phim, các hội thi, sân chơi vào cuối

tuần và các ngày nghỉ lễ.
-

Thành lập các Câu lạc bộ, đội nhóm thu hút CN tham gia sinh hoạt.

-

Phối hợp với Trung tâm văn hóa, công đoàn các công ty, các KCX - KCN xây

dựng sân bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng bàn, hồ bơi... Tạo địa điểm cho CN
luyện tập thể dục thể thao, nâng cao sức khỏe, hàng năm tổ chức các giải đấu giữa các công
ty để thúc đẩy phong trào thể dục thể thao đi lên.
Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ bao gồm cả những hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ
công đoàn cho cán bộ công đoàn cở sở, bồi dưỡng nghiệp vụ cho viên chức mà quan trọng
là phải tổ chức được các lớp học nâng cao trình độ văn hóa cho NLĐ như:
-


Tổ chức các lớp tin học, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, kế toán...Với học phí ưu

đãi dành cho CN
-

Tổ chức cáo hoạt động giáo dục pháp luật, nâng cao hiểu biết về các tệ nạn xã hội

như HIV/AIDS, ma túy, mại dâm... Giáo dục lối sống lành mạnh trong CN, nhất là CN trẻ.


Trang 12
- Mở các lớp vỏ thuật, thể hình, thể dục nhịp điệu, khiêu vũ... đáp ứng nhu cầu của
mọi đối tượng...
Ngoài ra NVHLĐ phải là cầu nối đưa các chủ trương, chính sách của LĐLĐ các
quận (huyện),LĐLĐ TP, Cung văn hóa Lao động TP đến với người lao động. Đồng thời
phản ánh kịp thời những tâm tư, nguyện vọng của NLĐ lên LĐLĐ cấp trên, xin hỗ trợ của
LĐLĐ TP, Cung văn hóa Lao động TP tổ chức các hoạt động đáp ứng phần nào nhu cầu
của NLĐ, đánh giá hiệu quả và tham mưu các chủ trương, chính sách cho LĐLĐ các quận
(huyện), LĐLĐ TP, Cung văn hóa Lao động TP. Hướng dẫn công đoàn cở sở các công ty
tạo điều kiện cho NLĐ tham gia các phong trào thể dục, thể thao, bổ trợ văn hóa.
b) Là trung tâm tập hợp giáo dục CNVC - LĐ
Là một tổ chức chính trị xã hội, thực hiện theo chủ trương, đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên lĩnh vực chăm lo, bồi dưỡng và xây dựng giai cấp
công nhân Việt Nam, NVHLĐ thực hiện chức năng giáo dục đạo đức lối sống, tư tưởng,
nâng cao trình độ cho giai cấp công nhân. Đây là nhiệm vụ chiến lược vô cùng quan trọng
trong quá trình xây dựng và phát triển giai cấp công nhân Việt Nam.
Có thể thấy được, hiện nay giai cấp công nhân Việt Nam vẫn chưa phát triển tương
xứng với vai trò, vị trí và ngang tầm nhiệm vụ của giai cấp mình, sự phát triển của giai cấp
công nhân chưa đáp ứng được yêu cầu về số lượng, cơ cấu và trình độ học vấn, chuyên môn,
kỹ năng nghề nghiệp của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc

tế; thiếu nghiêm trọng các chuyên gia kỹ thuật, cán bộ quản lý giỏi, công nhân lành nghề;
tác phong công nghiệp và kỷ luật lao động còn nhiều hạn chế; đa phần công nhân có nguồn
gốc từ nông thôn, chưa được đào tạo cơ bản và có hệ thống.
Một bộ phận công nhân chậm thích nghi với cơ chế thị trường. Địa vị chính trị của
giai cấp công nhân chưa thể hiện đầy đủ. Giai cấp công nhân còn hạn chế về phát huy vai
trò nòng cốt trong liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức
dưới sự lãnh đạo của Đảng. Giác ngộ giai cấp và bản lĩnh


Trang 13
chính trị của công nhân không đồng đều; sự hiểu biết về chính sách, pháp luật còn nhiều
hạn chế. Tỷ lệ đảng viên và cán bộ lãnh đạo xuất thân từ công nhân còn thấp. Một bộ phận
công nhân chưa thiết tha phấn đấu vào Đảng và tham gia hoạt động trong các tổ chức chính
trị - xã hội. Nhìn tổng quát, lợi ích một bộ phận công nhân được hưởng chưa tương xứng
với những thành tựu của công cuộc đổi mới và những đóng góp của chính mình; việc làm,
đời sống vật chất và tinh thần của công nhân đang có nhiều khó khăn, bức xúc, đặc biệt là
ở bộ phận công nhân lao động giản đơn tại các doanh nghiệp của tư nhân và doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài.
Những vấn đề trên bắt nguồn từ những yếu tố sau: Quá trình đổi mới, phát triển
kinh tế - xã hội đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới trong sự phát triển của giai cấp công
nhân; tuy nhiên những hạn chế, yếu kém trong phát triển kinh tế - xã hội cũng ảnh hưởng
không nhỏ đến việc làm, đời sống và tư tưởng, tình cảm của công nhân; Đảng có chú trọng
xây dựng giai cấp công nhân nhưng quan tâm chưa đầy đủ, chưa ngang tầm với vị trí, vai
trò của giai cấp công nhân trong thời kỳ mới; Nhà nước ban hành nhiều chính sách, pháp
luật xây dựng giai cấp công nhân nhưng những chính sách, pháp luật này vẫn còn nhiều hạn
chế, bất cập; Công đoàn và các tổ chức chính trị - xã hội khác có nhiều đóng góp tích cực
vào việc xây dựng giai cấp công nhân nhưng hiệu quả chưa cao, còn nhiều yếu kém; Bản
thân giai cấp công nhân đã có nhiều nỗ lực vươn lên nhưng chưa đáp ứng được yêu cầu của
sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; Các doanh nghiệp và người sử dụng lao
động thuộc các thành phần kinh tế đóng góp tích cực vào tạo việc làm và thu nhập cho công

nhân nhưng không ít trường hợp còn vi phạm chính sách, pháp luật đối với người lao động.
Có thể thấy được rằng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay, bên cạnh những thành
tựu đã đạt được vẫn tồn tại nhiều khó khăn hạn chế trong tiến trình phát triển. NVHLĐ với
chức năng của mình, đặc biệt là chức năng giáo dục sẽ đóng vai trò vô cùng quan trọng
trong quá trình đào tạo nâng cao trình độ, bồi


Trang 14
dưỡng nghiệp vụ và thực hiện nhiệm vụ giáo dục đạo đức lối sống , tư tưởng chính trị cho
CNVC - LĐ trên địa bàn thành phố.
1.3. Nhiệm vụ:
NVHLĐ có các nhiệm vụ sau:
a) Tuyên truyền, phục vụ các hoạt động chính trị, kinh tế, văn ho á, xã hội trong
nước và quốc tế do Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương và tổ chức công đoàn yêu
cầu.
b) Tổ chức các hoạt động văn ho á thể thao, vui chơi giải trí, các hình thức bồi
dưỡng, phát triển năng khiếu, tài năng và sở thích lành mạnh của CNVC-LĐ, đáp ứng nhu
cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hoá của mọi đối tượng trong quần chúng, bồi dưỡng cán bộ
hạt nhân cho phong trào cơ sở.
c) Tổ chức và phục vụ các hoạt động có thu trên các lĩnh vực biểu diễn nghệ thuật,
thi đấu thể dục thể thao, hội nghị, hội thảo, bồi dưỡng nghiệp vụ và các dịch vụ văn hoá
khác... để bổ sung kinh phí hoạt động, đầu tư cơ sở vật chất, tăng thu nhập cho cán bộ, công
nhân viên.
1.4. Quyền lọi, phương thức hoạt động của Nhà văn hóa lao động
a, Quyền lợi
+ Được xếp hạng theo quy định của Nhà nước, xếp lương theo tiêu chuẩn của tổ chức Công
đoàn (vận dụng tương đương với tiêu chuẩn quy định của ngành Văn hoá thông tin. Thể dục
thể thao...). Cán bộ nhân viên hoạt động ở Nhà văn hoá lao động trong khung biên chế được
Tổng Liên đoàn duyệt là cán bộ công chức của hệ thống Công đoàn.
+ Được ngân sách Nhà nước và kinh phí Công đoàn hỗ trợ khi trùng tu bảo dưỡng lớn, xây

dựng cơ bản và một phần kinh phí hoạt động cho những nơi thật sự khó khăn. Những nơi
tự cân đối thu chi được áp dụng theo Nghị định số 10/CP của Chính phủ.

b) Phương thức hoạt động:


Trang 15
+ Các hoạt động tuyên truyền giáo dục, văn ho á nghệ thuật, thể dục thể thao, hoạt động
dịch vụ... của Nhà văn hoá lao động phải chấp hành nghiêm chỉnh những quy định của pháp
luật.
+ Nhà văn hoá lao động có nghĩa vụ và quyền lợi bình đẳng như một đơn vị văn ho á Nhà
nước cấp tương đương.
1.5. Các yếu tố Ctf bản khi đánh giá chất lượng hoạt động của NVHLĐ
1.5.1.
-

về cơ cấu tổ chức

Có trụ sở đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất kĩ thuật bao gồm các phòng

học, hội trường, phòng chức năng, phòng làm việc...
-

Có cơ cấu tổ chức nhân sự phù hợp, cán bộ vững về chuyên môn nghiệp vụ, được

bố trí hợp lí.
-

Có quy chế hoạt động rõ ràng.


-

Có tài chính đảm bảo cho các hoạt động được thông suốt.

1.5.2.
-

về tổ chức hoạt động

Đảm bảo tổ chức được các hoạt động cơ bản cho CNVCLĐ: Hoạt động giải

trí(văn nghệ, giao lưu, tham quan...); học tập (Tin học, ngoại ngữ, kỹ năng, giáo dục pháp
luật...); nâng cao lí luận chính trị(chủ trương, đường lối của đảng và nhà nước, vai trò lịch
sử của giai cấp CN...).
-

Các hoạt động phải được tổ chức thường xuyên, định kỳ, tùy hoạt động mà đề ra

kế hoạch cụ thể.
-

Hoạt động phải đa dạng và phong phú, luôn có sự đổi mới trong nội dung lẫn

hình thức hoạt động, tìm tòi, sáng tạo cái mới.
1.5.3.
-

về xây dựng mối quan hệ trong hoạt động

Phải có mối liên hệ trao đổi thường xuyên giữa NVHLĐ với LĐLĐ, CVHLĐ,


TTVH, công đoàn các công ty.
-

Phải thu hút được sự tham gia đông đảo của CNVC- LĐ trên địa bàn.


Trang 16
1.6. Kinh nghiệm hoạt động của một số NVHLĐ trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh
Hiện nay trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh có 4 NVHLĐ đã chính thức đi vào hoạt
động: NVHLĐ quận 7, 11, Bình Thạnh, Thủ Đức; 3 NVHLĐ mới khánh thành: NVHLĐ
huyện Bình Chánh, Nhà Bè, quận Tân Phú; đang xây dựng 3 NVHLĐ tại quận 12, Bình
Tân, huyện Củ Chi; đang có kế hoạch xây dựng 4 NVHLĐ tại quận 2, 6, 8, Gò vấp.
Trong số những NVHLĐ đang hoạt động thì NVHLĐ quận 11 được đánh giá là mô
hình hoạt động hiệu quả nhất, bước đầu đáp ứng được phần nào nhu cầu vui chơi, giải trí,
học tập cho CNVC - LĐ. Vì vậy đề tài đã nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động của NVHLĐ
quận 11 để làm cơ sở cho những đánh giá, so sánh với hoạt động của NVHLĐ quận Thủ
Đức.
NVHLĐ quận 11 nằm ở địa chỉ 622 Lạc Long Quân - Phường 5 - Quận 11; Chính
thức đi vào hoạt động từ tháng 4/2006 theo quyết định số 77/QĐ - LĐLĐ ngày 17/4/2006
của Liên đoàn Lao động TP.HCM. Có diện tích là 2979m2, được xây dựng với 7 phòng học
và một hội trường. Bộ máy tổ chức gồm 15 nhân sự, trong đó có 03 cán bộ kiêm nhiệm (
Giám Đốc, Phó giám Đốc, Ke toán) \ả 12 cán bộ chuyên trách, thành lập 03 phòng ban.
Tuy mới đi vào hoạt động từ năm 2006 song hoạt động của NVHLĐ quận 11 được
đánh giá là mô hình hoạt động đem lại hiệu quả cao tạo ra sân chơi bổ ích và là nơi học tập
cho người lao động trong thời gian rãnh rỗi. Hoạt động của NVHLĐ quận 11 được thể hiện
trên những mặt sau ( Theo số liệu hoạt động năm 2008):
1.6.1. Kỹ năng đào tạo:
NVHLĐ quận 11 thường xuyên mở các lớp đào tạo theo nhu cầu của từng doanh
nghiệp, đào tạo chuyên nghành cho CNVC - LĐ là chủ yếu. Liên kết với

viện kinh tế IEM, trường tin học ngoại ngữ Hoàng Phố mở các lớp hưđng dẫn nghiệp vụ
miễn phí CNVC- NLĐ như: vi tính văn phòng, kỹ năng giao tiếp, thị


Trang 17
trường chứng khoán, ngoại ngữ chuyên ngành (Tiếng Anh mỗi tháng khai giảng hai khóa),
khiêu vũ, TD thẩm mỹ, võ thuật, Yoga... vđi hình thức miễn học phí hoặc giảm học phí.
Đồng thời NVHLĐ quận 11 nhân rộng đào tạo mđ 04 lđp đào tạo cho công nhân tại
khu công nghiệp Vĩnh Lộc và khu công nghiệp Tân Tạo tại Bình Chánh bộ môn khiêu vũ
và múa hiện đại, tổ chức các lđp võ thuật và TD nhịp điệu tại các trường học.
1.6.2. Hoạt động phục vụ công chúng:
Tổ chức các chương trình biểu diễn nghệ thuật, phối hợp với LĐLĐ các quận khác
tổ chức hội thi cho người lao động như hội thi Thời trang - Tiếng hát người lao động lần VI
- năm 2008, chương trình trao học bổng Nguyễn Đức Cảnh cho 40 con CBCC, lao động
nghèo học giỏi; Chương trình “Ngày hội tuổi thơ” nhân ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6; đặc biệt
trung bình mỗi tháng 3 lần NVHLĐ quận 11 xuống tận các KCN - KCX, các công ty để tổ
chức các sân chơi, chương trình biểu diễn nghệ thuật phục cho NLĐ.
Hiểu được tầm quan trọng và vai trò của hoạt động CLB, Đội nhóm, nhằm tạo điều
kiện phát huy năng khiếu và tập hợp các hạt nhân nồng cốt tạo nguồn cộng tác viên tham
gia phục vụ các hoạt động. Trong năm NVHLĐ quận 11 có 9 CLB đang hoạt động: CLB
Giai điệu bạn bè, CLB khiêu vũ Nhịp thời gian, CLB Múa hiện đại, CLB Thơ ca, nhóm Thể
dục nhịp điệu Hoa hồng nhỏ, CLB Thể hình, TD thẩm mỹ, Võ thuật, CLB người dẫn chương
trình Én Xuân.
Điểm đặc biệt là thành viên của các CLB, Đội nhóm chính là CNVC - L Đ, là những
hạt nhân tham gia phong trào quần chúng, được tuyển chọn để đi biểu diễn, phục vụ cho
chính NLĐ.
1.6.3. Hoạt động tuyên truyền - giáo dục:


Trang 18

Thông qua nhiều hình thức khác nhau như: Sân chơi biểu diễn, giao lưu, hội thi,
họp mặt, lồng vào Game show “ A lô! Âm nhạc” để tuyên truyền các chủ trương, chính
sách, pháp luật của đảng và nhà nước. Nắm bắt được tâm lí của NLĐ, NVHLĐ kết hợp vừa
chơi vừa giáo dục. Làm bảng tin công đoàn về lịc sử, lý tưởng sống, được trình bày một
cách giản dị, dễ hiểu tạo hứng thú cho người đọc. Tổ chức cho CNVC - LĐ đi tham quan
thực tế các di tích lịch sử. Tổ chức định kì các Game show nhân dịp các ngày lễ. Thông qua
các chương trình đã tuyên truyền nhanh các nghị định, nghị quyết về việc tiếp tục xây dựng
giai cấp công nhân trong thời kỳ CNH - HĐH đất nưđc, học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, giđi thiệu tổ chức công đoàn Việt Nam qua các thời kỳ, bộ luật lao động
và gương sáng người thợ...
Ngoài ra NVHLĐ còn thực hiện tuyên truyền, vận động và tổ chức ngày hội Hiến
máu nhân đạo, tuyên truyền phòng chống HIV/AIDS, chương trình thi trắc nghiệm về kiến
thức an toàn giao thông; tổ chức cho công nhân tìm hiểu bcín bài chính trị cơ bản và tham
quan các di tích lịch sử trong Thành phố...
1.6.4. Tỗ chức các sân chtfi, giao lưu:
Tổ chức sân chơi đáp ứng nhu cầu cho mọi lứa tuổi từ CN trẻ, con em CNVC - LĐ
đến NLĐ đã về hưu. Trong năm 2008, NVHLĐ đã tổ chức các sân chơi như hát với nhau,
khiêu vũ, các trò chơi vận động, gian hàng ẩm thực, các hội thi kỹ năng như cắm hoa, trang
trí, tổ chức hội thao. Hoạt động của CLB Én Xuân đã trở thành CLB chủ đạo trong việc tổ
chức các sân chơi, tuyên truyền nhiệm vụ chính trị, thông qua các sân chơi này để tập hợp
NLĐ và giáo dục họ.
Ngoài ra NVHLĐ còn hỗ trợ tạo điều kiện mặt bằng, thiết bị âm thanh, kỹ thuật,
ánh sáng, sân khấu, chuyên môn nghiệp vụ cho Công đoàn cơ sở các công ty. Tổ chức phục
vụ giá ưu đãi giảm 30% cho gần 20 đám cưới của CNVC - LĐ... Tạo nguồn thu để tổ chức
các hoạt động miễn phí cho NLĐ.


Trang 19
1.6.5. Nhận xét, đánh giá:
Tuy cơ sở vật chất - kỹ thuật còn nhiều thiếu thốn, phải tự tìm tòi nguồn kinh phí

song NVHLĐ quận 11 đã tìm tòi được nhiều cách làm sáng tạo nhằm thu hút NLĐ tới sinh
hoạt. “Làm ở đây cực lắm, luôn luôn phải suy nghỉ cái mới, phải làm việc quá giờ...”(Dương
Văn Nhân - Giám đốc NVHLĐ).
NVHLĐ quận 11 khai thác tính đa năng của mặt bằng, phòng học như các phòng
sáng tổ chức các lđp thể dục Yoga, khí công, 15 phút hoán chuyền sắp xếp phòng thành lđp
đào tạo văn hóa, tiếp tục thành các phòng dạy múa, các lđp nghệ thuật, thể dục... nâng cao
đời sống cho cán bộ nhân viên, Giáo viên và đây cũng là điểm nổi bậc cho việc sắp xếp
khoa học phù hợp, linh hoạt các tầng giờ đem đến hiệu quả nhất định. Đồng thời NVHLĐ
quận 11 học hỏi cách làm từ TTVH, Cung văn hóa lao động Thành phố, hợp tác với các tổ
chức khác để tổ chức các hoạt động tạo nguồn thu để trang trải cho hoạt động của mình...
Có thể nói hoạt động của NVHLĐ quận 11 khá đa dạng và phong phú, nội dung ngày
càng đi vào chiều sâu, số lượng NLĐ đến với NVH ngày càng đông, khoảng gần 1000 người
đến mỗi ngày và tăng 20% so với năm 2007. Tuy nhiên vẫn còn ít các hoạt động thể dục
thể thao giành cho NLĐ, còn ít các chương trình văn nghệ xuống các khu công nghiệp phục
vụ cho công nhân.
Tiểu kết chương I:
Cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội thì các tổ chức Công đoàn ngày càng quan
tâm nhiều hơn đến đời sống vật chất và tinh thần của CNVC- LĐ, NVHLĐ được thành lập
cũng không ngoài mục đích đó. Trên cơ sở nghiên cứu các văn bản của nhà nước và của địa
phương, chúng tôi đã trình bày định nghĩa về Nhà Văn hóa Lao động và một số định nghĩa
liên quan, làm rõ chức năng và vai trò của NVHLĐ đối với CNVC- LĐ trong công cuộc
xây dựng giai cấp Công nhân hiện nay, làm rõ sự khác nhau giữa NVHLĐ và TTVH, kinh
nghiệm hoạt động


Trang 20
của một số NVHLĐ trên địa bàn. Từ đó tạo cơ sở cho những so sánh, đánh giá với hoạt
động thực tiễn của NVHLĐ quận Thủ Đức.

CHƯƠNG II:

Đánh Giá Thưc Trang Hoat Đông Của Nhà Văn Hoá Lao Đông
(Từ Thực Tiễn Hoạt Động Của Nhà Văn Hoá Lao Động Quận Thủ Đức)
2.1. Ctf cấu tổ chức của nhà văn hoá lao động quận Thủ Đức
2.1.1. Thông tin chung về NVHLĐ quận Thủ Đức
-

Tên gọi: NVHLĐ quận Thủ Đức

-

Địa chỉ: số 17-Lê Quý Đôn-Phường Bình Thọ-quận Thủ Đức

-

Cơ quan quản lý trực tiếp: Liên đoàn lao động quận Thủ Đức

-

Diện tích: 1400m2

-

Quyết định thảnh lập: Thành lập theo quyết định số 106/QĐ-LĐLĐ ngày 20 tháng

07 năm 2006 của Liên đoàn Lao động Thành phố Hồ Chí Minh
2.1.2. Tổ chức bộ máy và nhân sự
-

Ban giám đốc: 01 đồng chí giám đốc(kiêm nhiệm)


-

Phụ trách công tác tổ chức-hành chính: 01 đồng chí

-

Kế toán: 01 đồng chí(kiêm nhiệm)

-

Thủ quỷ: 01 đồng chí(kiêm nhiệm)

-

Cán bộ chuyên môn: 01 đồng chí

-

Bảo vệ: 01 đồng chí(kiêm nhiệm)

Hiện tại, NVHLĐ quận Thủ Đức chưa có các phòng, ban chuyên môn, biên chế của
NVHLĐ đa số do cán bộ của Liên đoàn Lao động kiêm nhiệm, giáo viên dạy các lớp của
NVHLĐ phải thuê từ bên ngoài về giảng dạy. phân công công việc giữa NVHLĐ và Liên
đoàn Lao động quận Thủ Đức chưa rõ ràng.


Trang 21
2.1.3. Cơ sở vật chất kĩ thuật
-


Kinh phí hoạt động:

Thực hiện theo Nghị định 43/2003/NĐ-CP của Chính phủ, NVHLĐ quận Thủ Đức
là đơn vị sự nghiệp có thu, tự đảm bảo kinh phí hoạt động. Liên đoàn Lao động thành phố
chỉ hỗ trợ xây dựng trụ sở, chi phí hoạt động NVHLĐ quận Thủ Đức tự đảm bảo.
-

Trụ sở NVHLĐ:

Tổng diện tích mặt bằng: 1400m2. Bao gồm một trệt, một lầu và khoảng sân rộng.
Dưới lầu là một phòng lớn, 4 phòng nhỏ và một sảnh lớn. Trên lầu là một hội trường và
phòng làm việc của Liên đoàn lao động.
-

Trang thiết bị và phương tiện hoạt động:

Có một dàn âm thanh, ánh sáng phục vụ cho các chương trình có quy mô nhỏ. Các
chương trình lớn phải đi mượn. Bàn ghế, trụ sở dùng chung với Liên đoàn Lao động.
2.2. Nội dung hoạt động của nhà Văn hoá Lao động quận Thủ Đức
(Số liệu hoạt động từ tháng 7 năm 2006 đến tháng 7 năm 2009 là thời gian
NVHLĐ đi vào hoạt động đến khi đề tài hoàn thành)
2.2.1. Những hoạt động CO’ bản
* Hoạt động vui choi giải trí
-

Tổ chức văn nghệ, chiếu phim, thể dục, thể thao phục vụ CNVC - LĐ

Đây là hoạt động nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho NLĐ vào cuối
tuần. Hoạt động chủ yếu diễn ra ở công đoàn cơ sở, tổ chức tại các khu chế xuất, khu công
nghiệp, các khu nhà trọ tập trung nhiều công nhân, số lượng tổ chức thì “tháng có tháng

không, tháng có thì khoảng 1 hoặc 2 lần”. Tính trung bình thì trong 3 năm, NVHLĐ quận
Thủ Đức tổ chức được khoảng 36 lượt diễn văn nghệ, chiếu phim phục vụ công nhân. Với
một địa bàn tập trung nhiều công nhân như quận Thủ Đức thì như vậy là quá ít.


Trang 22
Hoạt động thể dục thể thao tại cơ sở chủ yếu do Công nhân tự tổ chức. Một số khu
nhà trọ và công ty có sân bóng chuyền và cầu lông. Song công nhân chủ yếu chơi thể thao
ở nơi ở, chỉ chơi ở công ty khi có tổ chức giải đấu.
Trong khi đó các hội thi, hội diễn văn nghệ, thể dục thể thao NVHLĐ không đứng
ra tổ chức mà đều do Liên đoàn lao động phối hợp với trung tâm văn hóa, trung tâm thể
dục, thể thao quận, công đoàn cơ sở tổ chức.
-

Sinh hoat câu lac bô, đôi nhóm

Câu lạc bộ, đội nhóm là nơi tập hợp những công nhân có cùng sở thích đến sinh
hoạt nhằm phát huy năng khiếu, đẩy mạnh phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng đi lên
song tại NVHLĐ quận Thủ Đức chưa hình thảnh một câu lạc bộ, đội nhóm nào.
Nguyên nhân của tình trạng trên là do NVHLĐ quận Thủ Đức có ít hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thể thao. ít các lớp năng khiếu nên không đủ lực lượng tham gia để thảnh
lập các Câu lạc bộ, đội nhóm...
Ngoài ra, từ năm 2008, NVHLĐ quận Thủ Đức phối hợp với công ty du lịch công
đoàn Thủ Đức mở các tua du lịch giá rẻ cho công nhân, các tua du lịch này được mở hàng
tháng, đăng ký theo công ty hoặc theo cá nhân. Kết hợp giữa du lịch với thăm quan các di
tích lịch sử. Đây là một hình thức tuyên truyền mang lại hiệu quả thiết thực. Tuy nhiên, đi
du lịch theo tua vẫn là một điều xa xỉ với công nhân. Phần lớn cá nhân đăng kí tham gia tua
du lịch là cán bộ trong công ty, người có thu nhập cao trong khi đa số công nhân có thu
nhập thấp. “Công nhân chỉ tham gia các tua khi phía công ty đứng ra đăng ký và hỗ trợ kinh
phí”, “ Mình chưa đăng ký đi du lịch ở NVHLĐ quận Thủ Đức bao giờ”, “ Dư tiền thì gửi

về gia đình, làm gì có tiền mà đi, nếu đi thì tự đi”
* Hoạt động học tập
-

Hoạt động bổ trợ văn hóa

Nhà văn hóa lao động được xác định là môi trường sinh hoạt và học tập của lực
lượng CNVC-LĐ, trong đó việc bổ trợ kiến thức văn hóa nghiệp vụ cho người lao động
được xem như một trong những hoạt động chính của NVH. Hoạt động


Trang 23
này tập trung chủ yếu ở việc bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ, kiến thức văn hóa(ngoại ngữ,
vi tính,...) cho lực lượng người lao động. Ke từ khi thành lập đến nay, xét về hoạt động học
tập NVHLĐ quận Thủ Đức trong ba năm chỉ mở được 4 lớp là thể dục thẩm mỹ nữ, Yoga,
khiêu vũ và một lớp trang điểm với số lượng học viên khoảng 70 người một lớp. về thành
phần tham gia thì chỉ có lớp trang điểm với học viên chủ yếu là CNVC-LĐ, các lớp còn lại
thì thành phần chủ yếu là nhân dân trên địa bàn, nhân viên văn phòng, tiểu thương, người
đã nghỉ hưu...Đặc biệt cho đến nay, hoạt động bồi dưỡng về rán hóa cho người lao động vẫn
chưa được thực hiện, nhu cầu học tập về tin học, ngoại ngữ, bổ trợ văn hóa, kiến thức về
chuyên môn nghiệp vụ vẫn chưa được đáp ứng tại NVHLĐ.
- Hoạt động giáo dục Pháp luật, nâng cao hiểu biết về các tệ nạn xã hội
Song song với hoạt động bồi dưỡng nâng cao văn hóa nghiệp vụ cho NLĐ thì hoạt
động tuyên truyền, giáo dục pháp luật, chủ trương, đường lối chính sách của Đảng và Nhà
Nước, nâng cao hiểu bết của CNVC-LĐ về các tệ nạn xã hội, cách phòng ngừa và xây dựng
lối sống đẹp là vô cùng cần thiết. Nhìn chung, đây là hoạt động mang tính thường xuyên
được hầu hết các NVHLĐ vận dụng trong hoạt động của mình.
Tại NVHLĐ quận Thủ Đức trong thời gian qua cũng đã tập trung các điều kiện sẵn
có để thực hiện công tác này. Tuy nhiên số lượng chưa nhiều và hiệu quả chưa thật sâu rộng
trong lực lượng CNVCLĐ. Nổi bật nhất là mô hình ‘Tổ Công nhân tự quản” tại các khu nhà

trọ của công nhân với trung bình 40 người/ tổ. Tính đến hết năm 2008, đã xây dựng được
186 tổ, tiến hành tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước cho lực lượng công nhân lao động trên địa bàn. Bên cạnh NVHLĐ cũng tiến hành
tuyên truyền về HIV/AIDS, luật lao động cho công nhân thông qua hình thức phát tờ rơi về
các khu công nghiệp, khu chế xuất. Tổ chức các buổi gặp gỡ, đối thoại, trao đổi giữa công
nhân với lãnh đạo công ty và Công đoàn để tìm hiểu, nắm bắt tâm tư nguyên vọng của
CNVC-LĐ.


Trang 24
Nhìn chung các hoạt động vẫn được chú trọng thực hiện, tuy nhiên số lượng chưa
nhiều và mức ảnh hưởng chưa được sâu rộng trong lực lượng CNVC- LĐ, chưa phát huy
hết vai trò của NVHLĐ.

* Định hướng chính trị
-

Mở các lóp chuyên đề về chủ nghĩa Mác - Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí

Minh
Cùng với cả nước hưởng ứng cuộc vận động học tập và làm theo tấm gương đạo
đức Hồ Chí Minh, NVHLĐ quận Thủ Đức phát động phong trào học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh đến từng công đoàn cơ sở các công ty. Với hình thức tổ chức
thi trắc nghiệm về tư tưởng và đạo đức chủ tịch Hồ Chí Minh; Tháng 5-2009 tổ chức hội
thi tìm hiểu về thân thế và sự nghiệp Chủ tịch Hồ Chí Minh; lồng ghép vào các gamshow
diễn văn nghệ tuyên truyền về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh. Đây là một hình thức sáng
tạo, phù hợp với trình độ của CNVC -LĐ, dễ hiểu, dễ nhớ và dễ đi sâu vào lòng CN. Tuy
nhiên hoạt động tuyên truyền còn mang nặng tính hình thức, phong trào, chưa đi vào chiều
sâu, đa số CN không biết đến hoạt động này.
-


Tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của Đảng, nhà nước

NVHLĐ quận Thủ Đức tổ chức những buổi chiếu phim, các chương trình
văn nghệ nhân dịp các ngày lễ lớn của đất nước như chương trình văn nghệ mừng đảng,
mừng xuân; chương trình văn nghệ nhân ngày giải phóng miền nam...Qua đó lồng ghép vào
tuyên truyền các chủ trương, chính sách mới của đảng và nhà nước. Đặc biệt là tuyên truyền
luật lao động cho CNVC-LĐ, tuyên truyền nghị quyết 20 về xây dựng giai cấp Công nhân
Việt Nam trong thời kỳ CNH-HĐH; tuyên truyền về vai trò lịch sử của giai cấp Công nhân.
Ngoài ra, NVHLĐ quận Thủ Đức còn tổ chức những buổi gặp gỡ, đối thoại, trao đổi chính
sách của đảng,


Trang 25
nhà nước. Nắm vững tâm tư nguyện vọng của người lao động. Tuy nhiên số lượng các buổi
gặp gỡ, đối thoại còn ít: “mỗi năm chỉ một hai lần”; “mình chưa tham gia buổi đối thoại
nào”; “cũng có nghe nói nhưng không đi”; “Nghị quyết 20 hả? không biết”. Rõ ràng hoạt
động tuyên truyền, nâng cao lý luận chính trị cho CNVC - LĐ vẫn chưa được chú trọng
đúng mức, đa số công nhân vẫn không biết đến vai trò lịch sử của mình.

* Hoạt động khác
Để có kinh phí hoạt động, NVHLĐ quận Thủ Đức đã dùng trụ sở để cho thuê mặt
bằng tổ chức đám cưới, hội nghị khách hàng, trưng dụng sân bãi làm chỗ giữ xe hơi cho các
cơ quan...Năm 2008, NVHLĐ quận Thủ Đức tổ chức khoảng 50 tiệc cưới giảm giá cho
CNVC - LĐ. Đây là một hoạt động thiết thực, vừa tạo điều kiện cho Công nhân giảm chi
phí tiệc cưới, vừa có thêm nguồn thu để tổ chức các hoạt động khác.
NVHLĐ quận Thủ Đức phối hợp với các công ty, các nhà hảo tâm tổ chức trao tặng
trên 1000 vé xe về tết cho công nhân. Trong 2 năm 2007, 2008 đã tổ chức trao tặng trên
2000 vé xe cho công nhân.
Đầu năm 2009, phối hợp với công đoàn cơ sở, tổ chức giới thiệu việc làm cho công

nhân bằng hình thức dán bảng danh sách việc làm và danh sách doanh nghiệp có nhu cầu
tuyển dụng tại bảng tin NVHLĐ. Hoạt động này đã đáp ứng kịp thời nhu cầu tìm việc của
người lao động, đặc biệt là trong lúc nền kinh tế đang chịu tác động suy thoái của nền kinh
tế toàn cầu, nhiều công nhân mất việc làm. Tuy nhiên, do vị trí đía lý không hợp lý, nên hầu
hết NLĐ không biết đến hoạt động này, trong khi công tác tuyên truyền đến NLĐ lại không
được tiến hành. Trong một buổi sáng, theo quan sát của chúng tôi, không có CNVC-LĐ nào
tới xem bản tin việc làm.
Ngoài ra, theo anh Vũ Đình Cường-Giám đốc NVHLĐ quận Thủ Đức thì NVHLĐ
đang có kế hoạch vay 100 triệu đồng của Liên đoàn lao động thành phố để xây chỗ để xe
lấy nguồn thu...


×