Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Nghệ thuật kể chuyện của laurent gaude trong tiểu thuyết “mặt trời nhà scorta”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.56 KB, 60 trang )

4

ĐOÀN THANH NIÊN CỘNG SẢN Hồ CHÍ MINH
BAN CHẤP HÀNH TP. Hồ CHÍ MINH

NGHỆ THUẬT KÊ CHUYỆN CỦA
LAURENT GAUDÉ TRONG TIỂU
THUYẾT “MẶT TRỜI NHÀ SCORTA”
LĨNH Vực NGHIÊN CỨU: XÃ HỘI
CHUYÊN NGÀNH: VĂN HỌC
TÁC GIẢ: Võ Thị Thu Thảo

./Hũ »Ố {‘ỗntf trình :


2

MỤC LỤC
MUC LUC............................................................................................................................... 1
MỞ ĐẰU................................................................................................................................. 3
1 ■ Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................... 3
2. Tình hình nghiên cứu đề tài ....................................................................................... 3
3 ■ Muc đích và nhiêm vu của đề tài ............................................................................... 5
4. Cơ sở lý luân và phương pháp nghiên cứu của đề tải................................................ 5
5. Giới han của đề tài....................................................................................................... 5
6. Đỏng góp mới của đề tài ........................................................................................... 5
7. Ỷ nghĩa ly luân vả V nghĩa thưc tiễn của đề tải ........................................................ 6
8. Kết cấu của đề tài ........................................................................................................ 6
Chương 1 ................................................................................................................................. 7
NGHÊ THUẢT XẢY DƯNG CỐT TRUYẼN VẢ KẾT CÂU............................................ 7
1.1. Nghê thuât xây dưng cốt truyện ............................................................................. 7


1.1.1, Cốt truyện xâu chuỗi ........................................................................................ 7
1.1.2, Kết thúc lưỡng phân ....................................................................................... 11
1.1.3, Hiên tương phân rã cốt truyện ........................................................................ 13
1.2. N ghê thưât kết cấu ................................................................................................. 14
1.2 ■ 1 ■ Kết cấu phức hơp ......................................................................................... 14
1.2.2. Kết cấu từ góc đô thời gian ............................................................................ 15
1.2.3. Kết cấu từ góc đô không gian ......................................................................... 18
Chương 2 ............................................................................................................................. 25
NGHÊ THUẢT TRÂN THUẢT ........................................................................................... 25
2 ■ 1 ■ Ngườỉ kể chuyên ............................................................................................... 25
2.1.1. Vần đề điểm nhìn trong văn hoc .................................................................... 25
2.1.2, Điểm nhìn trong Mãt trời nhà Scorta ............................................................ 26
2.2. Phương thức kể chuyên .......................................................................................... 30
2.2.1. Trữ tình ngoai đề ............................................................................................ 30
2.2.2. Đốc thoai và đốc thoai nôi tâm ...................................................................... 31
2.2.3. Sư công hưởng của đối thoai và đốc thoai hay là đối thoai đơn .................... 33
2.2.4. Sư tồng hơp các phương thức trần thuât ........................................................ 34
Chương 3 ............................................................................................................................... 36
TỬ NHÂN VẢT VẢ BIỂU TƯƠNG ĐẾN BỨC THÔNG ĐIẼP PHI THÒI ...................... 36
3.1. Từ nhân vât ............................................................................................................ 36
3.1.1 ■ Ngoai hình nhân vât ..................................................................................... 36
3.1.2. Nhân vât hành đông ....................................................................................... 37
3,1,3 ■ Nhân vât của sư chon lưa ................................................................................ 39
3.2. Vả biểu tương ......................................................................................................... 41
3,3 ■ Đen bức thông điệp phi thời ................................................................................... 44
3.3.1 ■ Thông điên về tình yêư ................................................................................ 44
3.3.2,..............................................................................................................
Thông điên về giá tri cuốc sống .................................................................................. 45
KẾT LUÂN ........................................................................................................................... 47



3
TÓM TẮT CÔNG TRÌNH
PHẦN MỞ ĐẦU: trình bày tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài, tình hình
nghiên cứu đề tài trong và ngoài nuớc, mục đích và nhiệm vụ của đề tài, cơ sở lý luận và
phuơng pháp nghiên cứu, giới hạn của đề tài, đóng góp mới của đề tài, ý nghĩa lý luận thực tiễn và bố cục của đề tài.
CHƯƠNG 1:NGHỆ THUẬT XÂY DƯNG CỐT TRUYỆN VÀ KẾT
CẤU
L. Gaudé đã xây dựng một cốt truyện xâu chuỗi, không chỉ là xâu chuỗi các sự kiện
trong quan hệ nhân quả mà còn là xâu chuỗi nhiều cốt truyện nhỏ trong một cốt truyện
lớn. Tác phẩm là một tiểu thuyết toàn vẹn nhung cũng có thể coi là một tuyển tập truyện
ngắn hoàn chỉnh. Chúng song hành cùng nhau nhu những cá thể riêng biệt mà nếu đặt
cạnh nhau theo một trật tự nhất định, sẽ trở thành một chỉnh thể thống nhất. Đồng thời,
trong chỉnh thể ấy nhà văn đã thục hiện những thao tác cắt ghép của điện ảnh, tạo nên hiện
tuợng phân rã cốt truyện đầy ngẫu hứng. Và cuối cùng, kiểu kết thúc luỡng phân trong tác
phẩm cũng trở thành một tín hiệu nghệ thuật với tu cách là một yếu tố của nghệ thuật xây
dựng cốt truyện
về mặt kết cấu, có thể nói đây là thành công của tác giả trong việc lôi kéo nguời
đọc vào thế giới muôn màu của chuyện kể. Một kết cấu phức hợp, hòa trộn giữa nhiều
kiểu kết cấu (kết cấu truyện trong truyện, kết cấu lặp và kết cấu xoắn kép) chỉ mới là một
cách tiếp cận về kết cấu của Mặt trời nhà Scorta. Ở góc độ khác, góc độ thời gian, tác
phẩm đuợc xây dựng theo kết cấu đồng hiện. Còn khi nhìn duới con mắt không gian, thiên
truyện lại phân tầng với không gian điềm báo và không gian tuơng phản giữa một bên là
Montepuccio nghèo khó với bên kia là New York hoa lệ nhung xa xôi.
CHƯƠNG 2: NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
Nói đến nghệ thuật kể chuyện của một tác phẩm tự sự không thể không kể đến nghệ
thuật trần thuật. Ở đây, sự hài hòa giữa hai ngôi trần thuật - ngôi ba và ngôi nhất - làm cho
câu chuyện vừa có vẻ thẳng băng lanh lùng vừa thấm đẫm trữ tình trong một giai điệu
miên man bất tận. L. Gaudé đã liên tục di chuyển điểm nhìn giữa các nhân vật, đồng thời
cũng thay đổi không ngừng cách thức kể chuyện - cái cách mà nhân vật đối thoại với nhau

và với độc giả chúng ta. Tiểu thuyết không có dày đặc những lời thoại, nhung mỗi lời thoại
- bao gồm tất cả các hình thức phong phú của nó: độc thoại, đối thoại đơn và độc thoại nội
tâm - đều mang lại một hiệu ứng rõ rệt làm dệt nên không khí bi thuơng nhu thể thôi miên
đó.
CHƯƠNG 3: TỪ NHÂN VẬT VÀ BIỂU TƯỢNG ĐẾN BỨC THÔNG ĐIỆP PHI
THỜI
Từ những nhân vật gân guốc, đẹp theo cách riêng của vùng đất khô cằn đầy sỏi đá
cháy lên duới mặt trời; từ thế giới biểu tuợng đầy màu sắc trong tác phẩm, ta đọc đuợc
bức thông điệp về cuộc sống và con nguời mà tác giả đã dày công mã hóa bằng kí hiệu
ngôn từ. Đó là bài ca về đất Mẹ, về tình yêu và sự sống đang từng ngày đấu tranh để chứng
minh cho sự tồn tại vĩnh cửu của mình.


4

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Giải thưởng Goncourt năm 2004 đã được trao cho Laurent Gaudé với tác phẩm
Mặt trời nhà Scorta (The sun of Scorta). Laurent Gaudé đã vượt qua Alain Jaubert với
Thung lũng thiên đường ( Paradise Valley) và tác giả của Những kẻ nói dối (Liars) - Marc
Lambron để giành giải thưởng văn chương danh giá nhất của Pháp này.
Laurent Gaudé sinh ngày 6 tháng 7 năm 1972 tại Paris. Học vãn học hiện đại
nhưng niềm say mê lớn của ông lại là kịch. Ông từng làm luận án tiến sỹ về kịch, sau đó
viết kịch một thời gian dài rồi mới chuyển sang tiểu thuyết. Tuy còn trẻ tuổi nhưng Lauren
Gaudé đã đạt được hai giải Goncourt cho Mặt trời nhà Scorta và Cải chết của vua Tsongor.
Người vợ Ý của ông là một trong những nguồn cảm hứng để ông viết Mặt trời nhà Scorta,
cuốn tiểu thuyết lấy bối cảnh tại một vùng đất rực lửa mặt trời thuộc Ý.
Cuốn sách kể về dòng họ Scorta, một gia đình nghèo bậc nhất ở cái làng xó xỉnh
miền Nam nước Ý, trải qua năm thế hệ từ những năm 1870 cho đến hiện tại, đã nhận được
những luồng ý kiến khác nhau từ các nhà phê bình - kẻ khen, người chê. Bất chấp điều đó,

cuốn sách vẫn trở thành một hiện tượng trên vãn đàn và ngày càng được đón đọc với hơn
80 000 bản đã được bán ra (tính đến đầu năm 2006).
Những tiếp nhận không đồng nhất về tác phẩm gợi cho chúng tôi sự tò mò và hứng
thú tìm hiểu cái thế giới nghệ thuật mà L. Gaudé đã xây dựng nên. Um hiểu vẻ đẹp của
một tác phẩm văn học bao giờ cũng đem lại nhiều cảm hứng cho người nghiên cứu, hơn
nữa đây lại là tác phẩm đã được khẳng định bởi một giải thưởng uy tín. Mặt khác, chúng
tôi hi vọng đề tài sẽ góp một phần nhỏ bé kết nối văn học Việt Nam với cánh cửa bao la
của thế giới bên ngoài, kêu gọi người đọc tìm đến văn chương trong thời đại mà văn hóa
nghe - nhìn đang ngày càng bành trướng.
2. Tinh hình nghiên cứu đề tài
2.1. Tinh hình nghiên cứu các tác phẩm đạt giải thưởng Goncourt
Không ít các tác phẩm được giải Goncourt được dịch và xuất bản ở Việt Nam cho
thấy sự quan tâm của nước ta đến các hoạt động văn học thế giới nói chung và văn học
Pháp nói riêng:
Dưới bóng những cô gái tuổi hoa, Goncourt 1919 Người tình,
Goncourt 1984 Người tình của Bretch, Goncourt 2003 Phố
những cửa hiệu u toi, Goncourt 1978 Những cuộc hôn thú
man dại, Goncourt 1985 Khói lửa, Goncourt 1916
Thiếu nữ đảnh cờ vây, Goncourt dành cho giới trẻ 2001 Phận
người, Goncourt 1933.


5
Trong đó, Laurent Gaudé không chỉ nhận giải Goncourt hàng năm cho tác phẩm
Mặt trời nhà Scorta mà trước đó hai năm, ông đã nhận giải Goncort dành cho giới trẻ với
tác phẩm Cái chết của vua Tsongor. Tuy nhiên, với xuất phát điểm là một kịch tác gia,
ông cũng chỉ mới thử sức trong lĩnh vực tiểu thuyết trong thời gian gần đây và là cây bút
trẻ trên vãn đàn. Những bài viết về ông và các tác phẩm của ông hầu hết là các bài điểm
sách, cảm nhận trên các diễn đàn và báo chí. Chưa có một công trình nào nghiên cứu tác
phẩm của L.Gaudé một cách chuyên sâu, coi nó như một đối tượng khoa học để mổ xẻ và

phân tích.
2.2. Tình hình nghiên cứu tự sự học
Tự sự học vốn là một nhánh của thi pháp học hiện đại, hiểu theo nghĩa rộng nghiên
cứu cấu trúc của văn bản tự sự và các vấn đề liên quan hoặc nói cách khác là nghiên cứu
đặc điểm nghệ thuật trần thuật của văn bản tự sự nhằm tìm ra một cách đọc.
Tên gọi tự sự học - Narratology, Narratologie, là do nhà nghiên cứu người Pháp
gốc Bungari T.Todorov đề xuất năm 1969, trong sách Ngữ pháp “Câu chuyện mười ngày”,
làm cho ngành nghiên cứu tự sự có được một cái tên chính thức. Cho đến ngày nay, vấn
đề lý thuyết tự sự ngày càng được quan tâm phổ biến. Từ chủ nghĩa hình thức Nga, ngôn
ngữ học Saussure, trường phái Praha, trường phái Tân Aristote, triết học phân tích, kí hiệu
học, hậu cấu trúc chủ nghĩa...không trường phái nào là không quan tâm đến vấn đề trần
thuật trong tiểu thuyết.
Từ việc xác định vai trò, ý nghĩa của Tự sự học đối với sự phát triển của bộ môn
nghiên cứu văn học, năm 2001, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo
Tự sự học lần I với 76 bản tham luận của nhiều nhà nghiên cứu thuộc nhiều trường đại
học và cơ quan nghiên cứu văn học trên cả nước.
Kỷ yếu của Hội thảo lần I (được NXB ĐHSP Hà Nội xuất bản năm 2003 qua cuốn
sách Tự sự học - những vấn đề lý thuyết và lịch sử) đã nhận được sự quan tâm của giới
nghiên cứu cùng bạn đọc nói chung. Vì thế có thể coi Hội thảo lần I là một hoạt động khoa
học quan trọng góp phần xây dựng tiền đề cho sự phát triển của chuyên ngành này ở Việt
Nam.
Sau bảy năm, từ sự nảy sinh của một số vấn đề vãn học mới, từ nhu cầu nghiên
cứu lý luận - thực tiễn mà Tự sự học đã ngày càng chứng tỏ tính hữu dụng của nó đối với
văn học. Ngày 18-1-2008, Khoa Ngữ văn Trường ĐHSP Hà Nội đã tổ chức Hội thảo Tự
sự học lần n. 62 bản tham luận đã được gửi tới Hội thảo từ các cơ sở nghiên cứu và giảng
dạy văn học, như: Trường ĐHSP Hà Nội, Viện Vãn học, Viện Văn hoá dân gian, Hội Nhà
văn Việt Nam, ĐHSP TP Hồ Chí Minh, ĐHSP Xuân Hoà, ĐHSP Huế, ĐHSP Hải Phòng,
ĐHSP Thái Nguyên, Đại học Vinh...Tham gia Hội thảo có nhiều tác giả nghiên cứu văn
học nổi tiếng như GS TS Trần Đình Sử, GS TS Phương Lựu, PGS TS Phạm Vĩnh Cư,
PGS TS Trương Đãng Dung, PGS TS Đặng Anh Đào, GS TS Phan Đăng Nhật, PGS TS

Lã Nhâm Thìn, PGS TS La Khắc Hoà...


6
Những nghiên cứu về tự sự học trong và ngoài nước đóng vai trò nền tảng lý luận
rất quan trọng cho chứng tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
- Cung cấp một cái nhìn toàn vẹn về tác phẩm Mặt trời nhà Scorta, khái quát nội
dung và đi sâu tìm hiểu nghệ thuật kể chuyện của nhà vãn trong mối quan hệ hữu cơ không
tách rời.
- Là một đóng góp nhỏ trong việc tìm hiểu về văn hoá, xã hội nước Ý qua tác
phẩm văn học - vốn còn khá mới mẻ đối với độc giả Việt Nam, so với một số nước khác
như Trung Quốc, Pháp, Mỹ...
3.2. Nhiệm vụ của đề tài
- Phân tích nghệ thuật kể chuyện của nhà văn Laurent Gaudé trong tiểu thuyết
Mặt trời nhà Scorta trên nhiều phương diện:
- Đánh giá những điểm mới, những hạn chế (nếu có) trong nghệ thuật kể chuyện
của tác giả.
- Tổng hợp và đánh giá những bình luận về tác giả và tác phẩm của các nhà phê
bình trong và ngoài nước
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài
4.1. CƠ sở lý luận
Việc nghiên cứu đề tài chúng tôi dựa trên quan điểm toàn diện, biện chứng, dựa
trên những tài liệu lý luận văn học về nghệ thuật tự sự (tự sự học) cũng như về tác phẩm
vãn học.
4.2. Phương pháp nghiên cứu đề tài
- Phương pháp phân tích và tổng hợp nhằm tìm ra những đặc sắc trong nghệ thuật
kể chuyện của tác phẩm
5. Giói hạn của đề tài

Đe thực hiện nội dung chính của đề tài, chúng tôi dựa trên ấn bản Mặt trời nhà
Scorta của Nhà xuất bản Hội nhà vãn và công ty văn hóa Nhã Nam ấn hành năm 2006.
6. Đóng góp mói của đề tài
Như chứng tôi đã đề cập đến, cả trong nước và nước ngoài đều có những bài viết
về cuốn tiểu thuyết này, song chỉ dừng lại ở góc độ bình giảng, cảm nhận và trong phạm
vi giới hạn của các bài báo - chưa có một tài liệu nào nghiên cứu một cách trọn vẹn, hệ
thống và đầy đủ về nó.
Đứng trên quan điểm của mình, chúng tôi cố gắng tiếp cận nghệ thuật kể chuyện
của Laurent Gaudé một cách khách quan và đúng mực nhất, đưa ra những cách tiếp cận
và lý giải vấn đề như một sự gợi ý cho các công trình nghiên cứu công phu hơn sau này.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
7.1. Ý nghĩa lý luận


7
- Giúp người đọc nhìn thấy một cách tổng thể bức tranh nghệ thuật mà Laurent
Gaudé xây dựng nên trong tác phẩm, ở cả mặt hình thức lẫn nội dung trong mối quan hệ
hữu cơ với nhau.
- Đe tài vận dụng những nghiên cứu về trần thuật học và tự sự học để phân tích,
bình giảng tác phẩm, từ đó góp phần khẳng định mối liên hệ giữa lý thuyết lý luận và thực
tiễn sáng tác trong văn chương.
- Giúp khẳng định giá trị của một tác phẩm đoạt giải thưởng Goncourt nhưng lại
gây ra những phản ứng trái chiều trong giới phê bình.
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đe tài có tính chất gợi mở cho những đề tài sau muốn nghiên cứu tiếp về các tác
giả đoạt giải Goncourt nói chung, hoặc về Laurent Gaudé nói riêng.
8. Kết cấu của đề tài
Đe tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Nghệ thuật xây dựng cốt truyện và kết cấu tìm hiểu về cốt truyện
của tiểu thuyết dưới các phương diện: cốt truyện xâu chuỗi, kết thúc lưỡng phân và hiện

tượng phân rã cốt truyện; phân tích kết cấu tác phẩm từ nhiều góc độ: góc độ thời gian,
không gian, đồng thời thấy rằng đây là tác phẩm có một kết cấu phức hợp - kết cấu nhiều
kết cấu.
Chương 2: Nghệ thuật trần thuật tìm hiểu về điểm nhìn trong tác phẩm - vấn
đề người kể chuyện và cách mà tác giả đem đến câu chuyện cho chúng ta - phương thức
kể chuyện.
Chương 3: Từ nhân vật và biểu tượng đến bức thông điệp về cuộc sống và
con ngưòi phân tích nghệ thuật xây dựng nhân vật trong tác phẩm, các kiểu nhân vật cũng
như thế giới biểu tượng song hành với thế giới nhân vật, từ đó nhìn thấy bức thông điệp
nhân sinh triết lý mà tác giả gởi gắm.


8

Chương 1
NGHỆ THUẬT XÂY DƯNG CỐT TRUYỆN VÀ KẾT CẤU
Lý thuyết tự sự ngày nay chia làm hai hướng. Một hướng đi sâu nghiên cứu cấu
trúc của truyện, đi tìm các đơn vị nghĩa bắt đầu từ B.Tomasevski, V.Propp, R.Bathers,
Greimas, Tz.Todorov...Hướng thứ hai nghiên cứu cấu trúc trần thuật với người kể, lời kể,
điểm nhìn, không gian, thời gian. Hướng này bắt đầu với H.J James, P.Lubbock, W.Booth,
G.Genette.. Ở đây, chúng tôi thiên về hướng thứ hai, trong cách tiếp nhận quen thuộc với
độc giả. Cách tiếp cận này giúp chúng tôi có cái nhìn tương đối bao quát, quy củ hơn khi
đi vào tìm hiểu thế giới hình tượng trong tác phẩm. Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là
chúng tôi bỏ qua các đơn vị nghĩa của cấu trúc, bởi lẽ trên thực tế, chúng không thể tách
rời, như sự gắn bó hữu cơ giữa nội dung và hình thức vậy
1.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện
Một nhà phê bình từng nói rằng, "viết là một công việc bất hạnh ”, để chỉ sự lao
tâm khổ tứ của nhà văn đối với công việc sáng tạo nghệ thuật mà mình đảm đương. Một
trong những yếu tố gây khốn khổ cho nhà văn là cốt truyện. “Cốt truyện là “ông ngoáo ộp
” dọa dẫm người cầm bút và cũng là nguyên nhân chung dẫn đến sự bế tẳc của họ trong

quá trình triển khai tác phẩm. Nhân vật, chủ đề, bối cảnh và đổi thoại sẽ tuôn trào ra từ
trong đầu nhà văn một cách nhẹ nhàng. Nhưng cốt truyện là nơi cổ thể khiến dòng chữ
nghĩa của họ bị tắc nghẽn. Không thể đưa ra một giải pháp đơn giản cho vẩn đề này.
Phóng bút viết phần mở đầu tuyệt vời cho cuốn sách chỉ là một chuyện, nhưng để tiếp tục
dẫn dắt nó đi đến kết thúc vừa ỷ, bạn sẽ cần phải dựng cốt truyện. Tác phẩm cần cốt truyện
như là cơ thể cần một bộ xương vậy” (Andrew Taylor)1.
1.1.1. Cốt truyện xâu chuỗi
“Neu họa sĩ suy nghĩ bằng đường nét, thì nhà văn suy nghĩ bằng cốt truyện ”
(Somerset Maugham)
Cốt truyện, theo cách hiểu truyền thống, ‘là một hệ thống các sự kiện phản ánh
những diễn biến của cuộc sống, và nhất là các xung đột xã hội một cách nghệ thuật, qua đó
các tính cách hình thành và phát triển trong những mối quan hệ qua lại của chúng nhằm
làm sáng tỏ tư tưởng và chủ đề tác phẩm”2.
Như vậy, hệ thống sự kiện là yếu tố cốt lõi của cốt truyện. Quan hệ chính giữa các
sự kiện hình thành nên cốt truyện là quan hệ nhân quả. Theo tính logic của nó, sự kiện B
ra đời là do “đã có” sự kiện A và sự có mặt hiện tại của sự kiện B là “để có” sự kiện c nào
đó. Chuỗi sự kiện cứ thế nối tiếp nhau làm nên trục vận động chính của cốt truyện, liên kết
các yếu tố rời rạc trong tác phẩm thành một quá trình phát triển mạch lạc, hợp lý. Ta có thể
mường tượng

1
2

Evan.vnej51ress.net
Hà Minh Đức, 1997, Lý luận vănhọc,Njtb. Giáo dục.


9
việc các sự kiện nương tựa vào nhau, xô đẩy nhau như hiện tượng “đôminô”, ta đẩy một
con cờ và cú hích đó làm dịch chuyển dòng quân cờ. Trong tác phẩm, dòng mạch nhân quả

này được các nhà cấu trúc thâu tóm lại bằng một mệnh đề ngắn gọn, một phát ngôn đích
đáng: “sau cái này tức là do nguyên nhân của cái này” (post hoc, orgo protes hoc)1.
Tác giả của Mặt trời nhà Scorta cũng xây dựng cốt truyện của mình theo nguyên
lý ấy. Ông không có tham vọng hướng đứa con tinh thần này vào dòng chảy hậu hiện đại.
Sự thật mà Gaudé muốn biểu hiện vẫn là sự thật khách quan và sự thật tâm lý chứ không
phải là sự thật của ngôn ngữ, ta vẫn thấy tác giả “ẩn mình” đâu đó trong truyện chứ không
phải “đã chết”, nhân vật vẫn là những “nhân cách” chứ không phải “cái bóng”...Điều đó
cho phép ta soi chiếu những lý thuyết của tự sự học vào thể giới nghệ thuật trong tác phẩm.
Tuy nhiên, có thể nói ngay rằng Laurent Gaudé đã làm một thao tác ngoạn mục. Một số
nhà văn, như Somerset Maugham chẳng hạn, tạo cho ta cảm giác họ đang tuân thủ những
cốt truyện truyền thống mẫu mực, toàn vẹn và đầy đặn, mà thực chất đằng sau vẻ cân đối
kinh điển ấy lại là những sáng tạo, hoán đổi bứt ra khỏi khuôn khổ quen thuộc. Với Gaudé
thì sự ngạc nhiên trước nghệ thuật sáng tạo đến với ta trên con đường ngược lại. Ản tượng
mà đầu tiên ta gặp gỡ trong Mặt trời nhà Scorta lại là những tản mạn, những dòng chảy
lan man, những gấp khúc tương phản...Có lúc ta bị lẫn lộn, bối rối, để rồi nhận ra, đằng
sau dòng chảy ngẫu hứng đó là một cấu trúc tương đối mẫu mực - cái mẫu mực không nằm
ở toàn thể, mà hiện hữu trong những tiểu phần.
Tác phẩm là một tiểu thuyết toàn vẹn, hẳn nhiên không ai có thể phủ nhận điều đó,
cho đến khi ta nhận ra nó còn là một tuyển tập truyện ngắn hoàn chỉnh. Chúng song hành
cùng nhau như những cá thể riêng biệt, những cá thể mà nếu đặt cạnh nhau theo một trật
tự nhất định, sẽ trở thành những bộ phận làm nên chỉnh thể thống nhất. Chính ở mỗi chương
nhỏ này, tác giả đã phô diễn một khả năng tổ chức cốt truyện chặt chẽ, mực thước và hài
hòa. Gaudé đã dụng tâm đặt cho các chương truyện những cái tên gợi mở, và không hiểu
vô tình hay cố ý mà các chương có đều dung lượng tương đương nhau. Mười chương trong
cuốn sách có thể xem như mười truyện ngắn độc lập:
Truyện 1: Những hòn đá nóng của định mệnh (28 trang)
Truyện 2: Rủa nguyền của Rocco (39 trang)
Truyện 3: Bọn khố rách áo ôm trở về (28 trang)
Truyện 4: Cửa hàng thuốc lá của bọn miệng hến (31 trang)
Truyện 5: Bữa tiệc (28 trang)

Truyện 6: Những kẻ ăn mặt trời (37 trang)
Truyện 7: Điệu Tarentelle (37 trang)
Truyện 8: Mặt trời nhào xuống (25 ưang)
Truyện 9: Động đất (13 trang)

1

Trịnh Bá Dĩnh dịch, 2002, Chủ nghĩa cấu trúc và vănhọc,Nxb Vãn học.


10
Truyện 10: Đám rước thánh Elia (23 trang)
Vì lối kết cấu này mà cốt truyện của Mặt trời nhà Scorta không còn là cốt truyện
đơn nhất, liền mạch như vẻ thoạt nhìn lúc ban đầu. Nó trở thành một chuỗi cốt truyện kế
tiếp nhau, tập hợp bởi mười câu chuyện nhỏ. Nó có thể làm ta gợi nhớ đến Mười ngày của
Bocaxio, điều khác biệt là các câu chuyện ở đây cấu kết với nhau bởi người kể chuyện. Ở
hầu hết các truyện, ta thậm chí còn có thể phân định các thành tố của cốt truyện theo kiểu
dramatic truyền thống, chẳng hạn như:
- Những hòn đá nóng của định mệnh
Trình bày: Luciano Mascalzone trở về làng Montepuccio sau 15 năm tù tội
Thắt nút: Y đến nhà Filomena để thực hiện ý định đồi bại của mình, và y đã cưỡng
hiếp Immacolata trong một sự nhầm lẫn trớ trêu của định mệnh.
Phát triển: Dân làng đuổi đánh và ném đá y đến chết.
Cao trào: Y nhận ra sự nhầm lẫn của mình.
Mở nút: Luciano chết đi, nhưng y đã để lại một đứa con trai trong bụng người đàn
bà tội nghiệp Immacolata.
- Rủa nguyền của Rocco:
Trình bày: Rocco được sinh ra đời.
Thắt nút: Rocco trở thành nỗi khiếp sợ của dân làng.
Phát triển: Những đứa con của Rocco bị dân làng hắt hủi, trong khi đó Rocco quyết

định hiến tất cả tài sản của mình khi hắn chết, để đổi lấy một điều kiện.
Cao trào: Rocco chết.
Mở nút: tang lễ được cử hành trọng thể như mong muốn của Rocco, nhưng những
đứa trẻ nhận thức được rằng từ nay chứng phải vật lộn với cái nghèo cùng cực.
- Bọn khố rách áo ôm trở về
Trình bày: ba anh em Domenico, Giuseppe, Carmela trở về làng
Thắt nút: họ đối diện với một sự thật đau đớn: mẹ họ đã chết nhưng không được
cử hàng tang lễ như nhà thờ đã hứa mà được chôn ở huyệt công cộng.
Phát triển: ba anh em đến gặp cha xứ Bozzoni.
Cao trào: cha xứ khước từ lời đề nghị của họ.
Mở nút: ba anh em khai quật thi thể của mẹ và đem chôn ngoài nghĩa
trang
- Cửa hàng thuốc lá của bọn miệng hến
Trình bày: Anh em nhà Scorta chôn mẹ lần nữa
Thắt nút: Việc đó làm cho cha Bozzoni phẫn nộ
Phát triển: Một cuộc chiến ngầm đã bùng nổ, giữa một bên là cha Bozzoni đơn
thương độc mã, và một bên là cả dân làng Montepuccio để bảo vệ cho danh dự của họ nhà
Scorta.


11
Cao trào: cái chết đột ngột của vị cha xứ mà Raffaele cho là tội lỗi của
mình.
Mở nút: làng Montepuccio chấp nhận việc không có cha xứ. Anh em nhà Scorta
quyết định mở cửa hiệu thuốc lá, và kế hoạch của họ thành công nhờ số tiền mà Raffaele
lấy được từ xác cha xứ Bozzoni.
Khái niệm cốt truyện với lối phân chia như vậy có truyền thống lâu đời. Nó bắt
nguồn từ Aristote và được các nhà lý luận chủ nghĩa cổ điển định rõ. Theo đó, cốt truyện,
tức là cấu trúc sự kiện của truyện, là tiến trình các sự kiện xảy ra theo quy tắc nhân quả
dẫn đến một kết cục. Truyện nào cũng có tính thống nhất, bắt đầu từ một trạng thái ổn

định, thăng bằng, sau đó xảy ra hỗn loạn, mâu thuẫn xung đột, cuối cùng trở lại trạng thái
thăng bằng. Người ta biểu diễn mô hình cốt lõi của truyện bằng sơ đồ chữ V ngược như
sau:

c

A

D

Trong đó, AB là đoạn mở đầu, manh nha truyện, B là xung đột tăng tiến, phức
tạp thêm, c là cao trào và D là kết thúc, trở về thăng bằng.
Theo đó, ta có thể vẽ nên mô hình cốt truyện của Mặt trời nhà Scorta như những
đường gấp khúc nối nhau:

c

c

c

B

A

DA

DA

D


Mặt khác, tuy có thể tách rời các chương nhưng mạch truyện không hề bị đứt gãy,
rời rạc. Bởi lẽ Laurent Gaudé đã khéo léo cài một “mầm phôi” vào cuối mỗi chương truyện,
mầm phôi ấy sẽ nảy nở và phát triển thành những “bộ


12
phận” mới - có thể là một nhân vật, một tình huống hoặc thậm chí một chi tiết - trong
những chương kế tiếp. Bằng cách đó tác giả của nó không chỉ giữ vững được tính cố kết
của truyện, lôi cuốn người đọc đuổi theo những trang truyện, mà đồng thời còn tạo nên lối
kết thúc ấn tượng cho mạch truyện.
1.1.2. Kết thúc lưỡng phân
Trong một tác phẩm tự sự, mở đầu và kết truyện có những nhiệm vụ khác nhau
nhưng đều là nơi thể hiện tài năng và tư tưởng nghệ thuật của nhà văn. Neu mở truyện là
cách nhà văn gây ấn tượng trong lòng độc giả thì kết thúc lại quyết định việc nhà văn lưu
lại ấn tượng đó sâu sắc như thế nào.
Vì cốt truyện ở đây là cốt truyện chuỗi, cho nên khi nói đến kết thúc ta không thể
chỉ xét đến kết truyện của toàn bộ câu chuyện, cái kết đến trên dấu chấm cuối cùng ở trang
cuối cùng của cuốn sách. Mười truyện ngắn mà ta đã gọi tên mang đến cho ta mười cái kết
nhỏ. Mỗi chương truyện có một kết thúc dành riêng cho nó, và hầu hết đều là kết thúc mở
- trừ những chương không tồn tại xung đột như Bữa tiệc, Động đất.
Kết thúc của chương trước báo hiệu cho những xung đột sẽ xuất hiện ở chương
sau, nhờ vậy mà cấu trúc “domino” ran không bị phá vỡ, các sự kiện của cốt truyện vẫn
liên hệ với nhau theo tuần tự nhân quả. Vì thế, điểm A của cốt truyện kế tiếp sẽ trùng với
điểm D của cốt truyện trước đó. Điểm khác biệt nổi bật với cốt truyện “domino” truyền
thống là trong những cốt truyện thành phần, các xung đột đều được xử lý triệt để trong khi
số phận của nhân vật lại được bỏ lửng. Ta có thể ví von đó là các truyện ngắn ở thì hoàn
thành tiếp diễn. Chẳng hạn, trong chương Những hòn đá nóng của định mệnh, mâu thuẫn
phát sinh giữa Luciano và dân làng đã được giải quyết bằng cái chết của y, nhưng số phận
của Immacolata vẫn là câu hỏi lớn đối với người đọc. Ket thúc bất ngờ trở thành lời mời

gọi độc giả: “Y chết trước khỉ cha xứ của làng đọc hết bài kinh. Đáng lỷ y có thể cười nếu
như trước khi chếty biết được điều gì sẽ nảy sinh từ cải ngày hôm đó. Immacolata mang
thai. Người đàn bà tội nghiệp, sau đổ, sinh một đứa con trai. Dòng họ Mascalzone ra đời
như vậy đó. Từ một lầm lẫn. Từ một ngộ nhận ” (tr. 30). Ta sẽ không khỏi tò mò, băn
khoăn, rồi đây số phận của mẹ con người đàn bà câm sẽ ra sao? Liệu dân làng Montepuccio
có chấp nhận dòng giống của một kẻ tội đồ? Tương tự, trong khi cha Bozzoni chết đi, trớ
trêu thay, số tiền trong túi cha do Raffele đã lấy cắp lại trở thành chiếc phao cứu sinh cho
sự ra đời của cửa hàng thuốc lá mà anh em Scorta hằng mơ ước. Dòng họ Scorta không
những không bị dồn vào đường cùng ở ngôi làng đã từng khước từ họ, mà giờ đây cuộc
đời của bốn con người ấy đã bước sang một ngã rẽ mới. Nhưng đó có phải là ngã rẽ an
toàn? Liệu số phận có đày đọa họ thêm nữa?...
Chính bởi những câu hỏi chính đáng ấy mà kết thúc của mỗi chương bao giờ cũng
là kết thúc mở. Chúng như những cánh cửa để người đọc bước vào thế giới hình tượng
nghệ thuật và khám phá những thông điệp mà nhà văn ký thác. Một cánh cửa này khép lại,
có khi bằng cái chết của một nhân vật mà ta yêu


13
quý hoặc căm ghét, nhưng rồi một cánh cửa khác lại mở ra. Và người ta không thể dừng
lại trước nó, không thể không không đưa tay nắm lấy chút ánh sáng hé ra từ cánh cửa ấy,
bởi ta hiểu, đằng sau đó còn là cả một hành trình đang chờ đợi, đang tiếp diễn. Đó chính
là sự tiếp diễn của cuộc sống, ít ra là trong Mặt trời nhà Scorta.
Tác phẩm kết lại khi đám rước thánh Elia diễu ngang qua cửa hiệu thuốc lá nhà
Scorta, nơi Elia đang đứng và suy ngẫm về tất cả: sự hữu hạn của đời người, sự bất tử của
cuộc sống, mảnh đất mà ông thuộc về, để thấy rằng "chỗ của ông là ở đây. Không thể khác
được. Trước cửa hiệu thuốc lả. Ông lại ngẫm về sự vĩnh hằng của những cử chi ấy, những
lời cầu nguyện ẩy, những hi vọng ấy và tìm thấy ở đó một an ủi sâu xa. Mình đã là một con
người, ông nghĩ thầm. Chi là một con người...Những con người, cũng như những cây ôliu, dưới mặt trời Montepuccio, là vĩnh cửu ” (tr. 296).
Đó có thể là một kết thúc đóng hoàn hảo cho câu chuyện về một dòng họ, nếu ta
hiểu kết thúc đóng là cái kết không do độc giả viết nên, như nhà phê bình Pháp Tadié quan

niệm: "một truyện kể, được kết thúc bởi tác giả của nó, có một kết luận rõ ràng, thì cẩu
trúc của nó là đóng”1. Với cái kết ấy, truyện không mở ra nhiều những khả năng cho ta
chọn lựa, giả thiết. Nhưng nó đã không thật sự khép lại. Bởi lẽ ngay từ ban đầu, Anna
không mang họ Scorta, không phải là người cuối cùng của dòng họ Scorta. Cô "vừa trở
thành như vậy” chỉ bởi vì cô chọn nó. Anna đã chọn cho mình cái họ Scorta, khi cô thì
thầm vào tai cha mình: “không có gì làm thỏa mãn họ nhà Scorta”. Bằng cách đó, ta hiểu
câu chuyện vẫn tiếp tục. Dòng họ Scorta vẫn tiếp tục, như nó đã từng tiếp tục với Elia cũng như con gái mình, là kẻ mang họ Manuzio nhưng mang trong mình dòng máu khát
mặt trời của Scorta.
Nói cách khác, Gaudé đã chọn một cái kết lưỡng phân cho tác phẩm của
mình.
Nhưng tất cả không chỉ có thể.
Ngay từ đầu truyện, Anna chỉ thoáng xuất hiện qua lời kể của bà ngoại Carmela
khi bà nhờ cha Salvatore trao lại chiếc vé mà bà coi như “chiếc mề đay” của dòng họ cho
cô. Và lần thứ hai nhân vật này xuất hiện cũng là lần cuối cùng, khi cô chọn mình là người
cuối cùng của cái dòng họ khao khát ăn mặt trời và uống những vì sao. Mặt trời nhà Scorta
bắt đầu với sự khai sinh một dòng họ, và khép lại chính nó, số phận của dòng họ ấy. Cái
kết thúc gặp gỡ cái mở đầu. Trên góc độ nào đó, ta cũng có thể nói kết thúc truyện thuộc
kiểu kết cấu đầu - cuối tương ứng, một kết cấu ẩn đằng sau nó những suy ngẫm triết lý về
cuộc đời mà trong tác phẩm, bằng nhiều cách, Laurent Gaudé đã nói với ta về điều đó.

1

Đào Duy Hiệp, Độ dài và cấu trúc tiểu thuyết, vnexpress.net


14
1.1.3. Hiện tượng phân rã cốt truyện
Cốt truyện được xây dựng dựa trên chuỗi sự kiện nhân quả, do đó những biến đổi
của quan hệ nhân quả trong hệ thống sự kiện như tính chặt chẽ, lõng lẻo, sự tồn tại hay mất
đi của nó đều tác động đến cốt truyện, nói rõ hơn, tính tuần tự của cốt truyện.

Tĩnh tuần tự, theo Roland Bathers1, đó là chuỗi logic các chức năng hạt nhân gắn
với nhau bởi quan hệ đoàn kết. Tính tuần tự bị bung ra khi một thành viên không có số
hạng đứng trước đoàn kết với nó, và được đóng lại khi một thành viên khác không có số
hạng kế tiếp. Trong tiểu thuyết Mặt trời nhà Scorta, có lúc tính tuần tự của các đơn vị trần
thuật bị phá vỡ. Chẳng hạn như, nếu ta làm thao tác liệt kê các sự kiện trong chương 1:
- Luciano đi tù và suy tính những gì y sẽ làm ngay khi ra khỏi đó.
- Luciano trở về làng và cưỡng đoạt Immacolata mà y tưởng nhầm là Filomena.
- Dân làng trừng trị Luciano
- Luciano chết đi, Immacolata mang thai và sinh được một đứa con trai.
rồi xếp thứ tự trần thuật theo A, B, c, D...VÙ thứ tự sự kiện đánh dấu 1,
2, 3, 4...thì chương này được trần thuật như sau: A2 - BI - C3 - D4. Đây là kiểu trần thuật
từ giữa trở về quá khứ.
Tuy nhiên trong ví dụ trên chỉ có tính tuần tự của một đoạn trần thuật trong một
chương bị phá vỡ. Hiện tượng này xuất hiện không chỉ một lần trong tác phẩm. Ở cấp độ
lớn hơn, chuyến đi New York của anh em nhà Scorta qua hồi ức của Carmela cũng là một
biểu hiện của sự biến dạng tính tuần tự.
Neu ta định nghĩa sự kiện là những biến đổi, những sự việc có ảnh hưởng nhất
định đến nhân vật, tính cách và các mối quan hệ hữu cơ giữa chúng trong tác phẩm; thì
chuyến đi New York của anh em nhà Scorta không chỉ là một sự kiện, một biển cố của cốt
truyện mà còn là một sự kiện, một biến cố lớn. Theo trình tự hợp lý của cốt truyện, nó sẽ
được đặt vào phần giữa của chương 2 và chương 3. Nghĩa là đáng lẽ ra, sau phần kết thúc
của chương 2 và trước khi mở đầu của chương 3, ta sẽ (có thể) có hẳn một chương kể về
hành trình chuyến đi của ba anh em Domenico, Giuseppe và Carmela. Trên thực tế, chương
truyện đó đã bị phân rã và đan cài vào các chương khác, cụ thể là chương 3,4,và 5.
Thế nhưng nếu quan sát kỹ hơn một chút, ta sẽ nhận ra có đến 11 câu chuyện được
lồng vào trong tiểu thuyết, chính ở đây thực sự xuất hiện hiện tượng phân rã cốt truyện,
tức là tính tuần tự của toàn bộ cốt truyện không còn giữ vững nữa. Nó đã vận động, co kéo,
chuyển dịch để tham gia vào quá trình kết cấu, nó trở thành một phần của nghệ thuật cấu
trúc. Câu chuyện thứ 11 không được đặt tên và cũng không được xếp thành một phần riêng
biệt đó chính là câu chuyện của Carmela. Neu gom những phân khúc cuối của mỗi


Roland Barthes, Nhập môn phân tích cẩu trúc truyện kể, Tôn Quang Cường dịch và chú thích,
vnexpress.net
1


15
chương truyện lại, ta sẽ có câu chuyện thứ 11. Đó là câu chuyện cuộc đời của Carmela từ
khi còn là một cô bé con đến khi dự cảm cái chết đang gần chạm vào mình. Không theo
quan hệ nhân quả, không tuân thủ trật tự thời gian, từng mảnh đời Carmela bị chia cắt ra,
bị phân tán vào dòng ký ức, đảo lộn toàn bộ thứ tự, vị trí vốn có của nó: cuộc trò chuyện
với cha xứ ngay đầu tác phẩm, khi mà ở chương sau đó cô bé mang tên Carmela mới chào
đời; hay chuyển hành trình đến miền đất hứa New York được kể một cách phân tán trong
nhiều chương truyện...Lúc này, văn học đã gần với các thủ pháp cắt xén, lắp ghép hình ảnh
trong kỹ xảo điện ảnh. Người đọc có thể chắp nối được đây, đó những hình ảnh của quá
khứ với hiện tại song một sự tri nhận đủ đầy chỉ thực sự có được khi cuốn sách được lật
đến những trang cuối cùng.
1.2. Nghệ thuật kết cấu
Khi kể một câu chuyện “dài hơi”, dồn nén nhiều sự kiện, nhà văn không thể kể
ngay một lúc tất cả các chuyện, mà buộc phải có thứ tự trước sau, và điều đó cho phép nhà
vãn cấu tạo lại trật tự câu chuyện theo một ý nghĩa nào đó. Đó là nghệ thuật kết cấu trong
tác phẩm tự sự. Ở đây, nghệ thuật kết cấu đóng vai trò rất quan trọng trong việc làm nên
sức hấp dẫn của Mặt trời nhà Scorta.
1.2.1. Kết cấu phức họp
Kết cấu của truyện là một hệ thống các biến cố trong trật tự nghệ thuật đã được
lựa chọn, sắp xếp. Cũng như cốt truyện, kết cấu của Mặt trời nhà Scorta khá đặc biệt: nó
là sự phức hợp của nhiều kiểu kết cấu.
- Ket cấu truyện trong truyện:
Đây là kiểu kết cấu dễ nhận ra nhất trong truyện. Như đã nói, tác phẩm bao gồm
mười chương, từ đó hình thành 11 câu chuyện nhỏ. Thế nhưng đó chỉ mới là sự phân tầng

bậc một. Trong các chương còn xuất hiện những câu chuyện được đan ghép, được lồng
vào qua lời kể của các nhân vật hoặc lời kể của người kể chuyện ẩn tàng. Đó là câu chuyện
về cuộc đời bệ rạc tội lỗi của Mascalzone (chương 1), câu chuyện về cái chét của bà Câm
(chương 3)...
- Kết cấu lặp
Sáng tạo nghệ thuật không khuyến khích sự lặp lại, trừ những phép lặp có dụng ý.
Kiểu kết cấu lặp trong tiểu thuyết Mặt trời nhà Scorta là một dụng công kỹ thuật như thế.
Mỗi chương gần như được phân thành hai phần: kết thúc mỗi chương (trừ chương cuối
cùng) luôn là lời của Carmela, trong khi những trang trước đó tác giả dành để miêu tả cuộc
đời của từng người trong dòng họ Scorta, với những biến cố, hành động, với tất cả những
gì đã trôi qua mảnh đất khô cằn ấy, với cả những hạnh phúc lẫn khổ đau mà họ nếm trải.
Nó trở thành một khung mô hình tự sự thống nhất, được lặp đi lặp lại qua chín chương
truyện.
- Ket cấu xoắn kép
Ket cấu này gợi liên tưởng đến cấu trúc của một chuỗi AND bao gồm hai mạch
xoắn vào nhau. Đó là hai dòng chảy xuyên suốt tác phẩm, một của


16
diễn biến khách quan và một thuộc về hồi tuởng của Carmela. Dòng hồi tưởng ấy trở thành
một điểm nhấn riêng cho tác phẩm. Nó vừa hòa vào dòng kể, vừa nằm bên lề tác phẩm một
cách lạ lẫm, vừa trầm lắng vừa như sục sôi lên báo hiệu sự có mặt của chính mình.
1.2.2. Kết cấu từ góc độ thòi gian
1.2.2.1. Thời gian trong văn bản tự sự
Thời gian là một vấn đề được lưu ý đặc biệt trong nghệ thuật kể chuyện, bởi lẽ khi
tìm một định nghĩa đơn giản nhất về kể chuyện, người ta cho rằng đó chính là nghệ thuật
xếp đặt những chuỗi tình tiết hoặc nghệ thuật trình bày các sự biến trong mối liên hệ với
thời gian. Đối với lý luận phương Tây, sự quan tâm đặc biệt lại càng nghiêng hẳn về trục
thời gian hơn là không gian. Theo nhận xét của Gérard Genette: "do một sự mất cân xứng
mà ta chưa thể cẳt nghĩa được, song nó đã in dấu vào cơ cấu của tiếng nói (hoặc ít nhất

ngôn ngữ của các nền văn minh lớn nhất thuộc văn hỏa phương Tây), tôi có thể kể một
câu chuyện mà không cần nói chính xác địa điểm nó xảy ra, hoặc nó cách xa bao lăm so
với địa điểm phát ngôn của tôi, nhưng dường như tôi không thể nào loại bỏ việc xác định
thời gian trong tương quan với hành động kể chuyện của mình, bởi lẽ tôi cứ nhất thiết phải
kể lại câu chuyện trong một thì nhất định về hiện tại, quá khứ hoặc tương lai”1. Có lẽ đây
cũng là điều cần chú ý: khi phân tích vãn bản dịch từ ngôn ngữ một số nước (Anh, Pháp,
Nga...) thì sắc thái thời gian đã bị đánh mất rất nhiều. Bởi lẽ khác với vãn bản Việt, ở văn
bản gốc, thời gian đã khảm ngay vào “cơ cấu của tiếng nói”, qua các “thì”, các “thức” nhất
định của lời phát ngôn trong văn bản.
Theo Giáo sư Trần Đình Sử, thời gian trong văn bản tự sự được phân tách thành
hai loại lớn, như một cái quy chiếu của câu chuyện kể.
- Thời gian trần thuật:
Thời gian tràn thuật là thời gian vận động theo dòng vận động tuyến tính, một
chiều của vãn bản ngôn tù. Nói cách khác, đó là thời gian của người kể, của sự kể.
a) Nó có mở đầu và kết thúc, do đó là một thời gian hữu hạn.
b) Nó có tốc độ và nhịp điệu riêng tùy thuộc vào người kể.
c) Do có tính không đảo ngược cho nên nó có thể sắp xếp lại trật tự thời gian của
sự việc vào trật tự trước sau của nó. Nó có thể đem cái xảy ra sau kể trước, và ngược lại
đem cái xảy ra trước kể sau.
d) Thời gian trần thuật luôn mang thời hiện tại. Tôi đang nói có nghĩa là thời điểm
đang hiện tại.
Tất nhiên, đây không phải là cách phân chia duy nhất. Theo G. Genette, thời gian
trần thuật có bốn hình thức:
a) tỉnh lược (ellipsis) - thời gian được trần thuật rất dài, nhưng thời gian trần thuật
lại bỏ qua, thời gian trần thuật gần như bằng không.

1

Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết phương tây hiện đại, Sđd



17
b) lược thuât (summary) - là lược kể trong một câu ngắn một đoạn thời gian dài.
c) cảnh tượng (scene)- kể các cuộc đối thoại, thời gian gần như bằng thời gian
thực tế khi tiến hành đối thoại (người ta gọi thời gian đó là thời gian kịch)
d) dừng lại (pause) tức là khi nhà văn tiến hành miêu tả chân dung hay phong
cảnh, mồi trường. Lúc này thời gian trần thuật dùng lại bằng không.
- Thời gian được trần thuật:
Neu trong mỗi lời nói ta đều phân biệt được hai sự kiện: sự kiện nói và sự kiện
được nói tới, thì cũng vậy, trong văn học ta phân biệt thời gian trần thuật và thời gian được
trần thuật. Thời gian được trần thuật là thời gian của sự kiện được nói tới. Đây là cơ sở của
thời gian nghệ thuật. Thời gian trần thuật bao gồm:
a) Thời gian sự kiện: là chuỗi liên tục của các sự kiện trong quan hệ liên tục trước
sau, nhân quả.
b) Thời gian nhân vật:bao gồm thời gian tiểu sử và thời gian được nếm trải tâm
hồn nhân vật. Thời gian sinh mệnh cũng thuộc thời gian con người. Hoạt động tâm lý, ký
ức dòng ý thức tạo thành thời gian nhân vật. Thời gian nhân vật gắn với các thời điểm có
ý nghĩa riêng của nhân vật đó, đồng thời thể hiện trong tương quan với các nhân vật khác.
c) Thời gian thiên nhiên
d) Thời gian sinh hoạt: đi sâu vào lớp thời gian này người ta sẽ hiểu được trạng
thái sống và tồn tại của con người.
e) Thời gian phong tục: không ai có thể sống ngoài phong tục và đời họ gắn với
nhịp điệu của thời gian này. Đó là thời gian của các tiết lễ, nó tạo thành nhịp độ chung của
cuộc sống từng vùng
f) Thời gian xã hội, lịch sử: đó là thời gian thay đổi hưng phế, thịnh suy của xã
hội.
Từ đó, giáo sư Trần Đình Sử khẳng định: sự phối trí, sắp xép của thời gian trần
thuật và thời gian được trần thuật tạo ra thời gian nghệ thuật thật sự. Một số cách thức như:
đảo ngược thời gian tương
quan đầu - cuối thời gian

tỉnh lược ngắn liên tục
nhau
Như vậy, đi tìm thời gian sự kiện được quy chiếu, đó là một phần của công việc
tìm hiểu văn bản tự sự. Nhưng công việc có tính chất phân tích nghệ thuật thực sự, đó
không phải là việc tách rời việc phân tích thời gian sự kiện và thời gian trần thuật, mà là
đi tìm mối liên hệ giữa hai cái đó, phát hiện ra những độ lệch giữa chứng. Độ lệch đó liên
quan đến kết cấu của tác phẩm, kết cấu từ góc độ thời gian. Ở đây, chúng tôi tìm hiểu thời
gian không như là trục tồn tại


18
của nhân vật trong tiểu thuyết mà với tư cách một yếu tố tổ chức cốt truyện, một yếu tố
làm nên mạch chuyển động của dòng tự sự trong tác phẩm.
I.2.2.2. Kết cấu đồng hiện trong Mặt trời nhà Scorta
Thời gian trong Mặt trời nhà Scorta không liền mạch mà đứt đoạn, ưên đó các sự
kiện, dữ kiện của truyện không nối tiếp nhau trải dài mà đưa ra những mảng thời gian rời
như những màn, cảnh (scene) trong sân khấu và điện ảnh. Và mỗi mảng thời gian như thế
đã là một kết cấu tương đối trọn vẹn, hoàn chỉnh: nó thuật lại đầy đủ một biến cố, hoàn
thành một quãng đời người, hay đôi khi, thậm chí, một đời người. Những “vách ngăn” như
vậy của thời gian tạo ra một cấu trúc tập trung, sắc nét hơn. Trong khi đó, những đứt quãng
không làm câu chuyện rời rạc, vỡ vụn mà trái lại, tạo ra một khoảng lặng tâm trạng, một
“độ ngưng” suy tưởng, nơi mà ta có thể thả trôi mình vào những trầm tư...
Laurent Gaudé gần như đã làm cái công việc viết lại gia phả cho một dòng họ bị
rủa nguyền. Hơn một trăm năm đời người với bao nhiêu là diễn tiến, thăng trầm nén lại
trong chừng ấy trang giấy, chừng ấy số phận, chừng ấy gương mặt. Chuyện bỏ đi những
chi tiết, những sự kiện không quan trọng trở thành việc “biên tập” tất yếu, và rất dễ nhận
thấy. Với lối kết cấu đồng hiện, việc băng qua ngày tháng hay “cắt bỏ” thời gian tạo ra
những bước nhảy cần thiết để dồn nén sự kiện, để chỉ làm bật lên những gì cốt cán nhất,
tiêu biểu và đậm đặc nhất.
Nếu coi thời gian trần thuật của người kể chuyện là thời gian hiện tại, thì có đến

hai hiện tại trong tiểu thuyết Mặt trời nhà Scorta, bởi lẽ có đến hai người kể chuyện.
Dưới góc nhìn của nhân vật Carmela, hiện tại chính là điểm mà Carmela lên tiếng,
không phải cô gái Carmela xinh đẹp vừa trở về làng từ mảnh đất mà vận hội làm đầy những
kẻ rỗng rúi - New York, cũng không phải Carmela người mẹ của hai đứa con đang đứng
trước cửa hiệu thuốc lá nhà Scorta, run rẩy vì đã trả được món nợ cuối cùng, mà chính là
bà già Carmela già nua lú lẫn đã bắt đầu cảm nhận được hơi thở của thần Chét quanh quẩn
đâu đây. Khi bà ngồi trên chiếc ghế yêu thích trước nhà thờ, hít thở mùi đất khô ráp từ cơn
gió nóng chở những tiếng động từ làng và những mùi của biển. Khi bà kể cho Don
Salvatore nghe về New York, về bí mật thiêng liêng được truyền từ đời này qua đời khác
của dòng họ Scorta. Khi dòng hồi ức trào lên từ những sâu thẳm của tâm hồn. Đó là hiện
tại. Một hiện tại khẳng định mình bằng cách trở về quá khứ.
Dưới góc nhìn của người kể chuyện khách quan trong tác phẩm, hiện tại bắt đầu
ngay từ dòng đầu tiên của trang đầu tiên, và tiếp diễn hơn một trăm năm (được xác định
bằng hình thức chữ in đứng), cho đến khi nhân vật Carmela chết đi. Nó trở thành dòng thời
gian sự kiện bao trùm tác phẩm.
Gaudé đã tạo ra, cùng một lúc, hai dòng thời gian chảy ngược chiều nhau, một
khởi phát từ quá khứ và một bắt đầu từ hiện tại. Sự gián đoạn của cái này là do cái kia. Và
vì thế, hai dòng chảy ấy vừa song hành lại vừa đan cài vào


19
nhau. Sự lồng ghép miên man của những hành động lẫn tâm trạng, biến cố sự kiện lẫn biến
cố tâm lý ấy, hòa trộn trong nhau để tạo nên một bức tranh hoàn chỉnh: bức tranh những
con người họ nhà Scorta.
Nói cách khác, văn bản Mặt trời nhà Scorta được tổ chức theo nguyên tắc: gián
đoạn về thời gian nhưng tuần tự về trần thuật. Roland Bathes gọi đặc điểm này trong văn
bản tự sự là “tính logic không đồng đại”. Chính sự gián đoạn về thời gian cho ta cái cảm
giác về một lối kể tự nhiên, phóng túng, rất hiện đại. Tuy nhiên, sự đảo lộn trật tự thời gian
tuyến tính trong truyện không hề phá vỡ tính liền mạch của câu chuyện, ngược lại có tác
dụng gia tăng tính tuần tự, tính nối kết chặt chẽ của các tình tiết nghệ thuật.

1.2.3. Kết cấu từ góc độ không gian
Cũng như thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật là hình thức tồn tại của thế
giới nghệ thuật. Không có hình tượng nghệ thuật nào không có không gian, không có nhân
vật nào không có một nền cảnh nào đó. Tuy nhiên, không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng
tạo của người nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất định về
cuộc sống, do đó không thể quy nó về sự phản ánh giản đơn duy lý. Người ta nói không
gian nghệ thuật thuộc loại không gian topos, tức là không gian cảm giác được, là không
gian nội cảm.
Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò chơi. Nhà
vãn hóa học Hà Lan J. Huizinga trong sách Con người biết chơi (Homo Ludens) nói: “một
đặc điểm quan trọng nhất của trỏ chơi là có một không gian cách biệt với đời sống thường,
một không gian khép kín mà trong đó trò chơi được thực hiện”1. Không gian nghệ thuật
cũng có tính chất như kiểu luật chơi nói trên và luật chơi ở đây nằm trong quy ước chung
giữa tác giả và người đọc, do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm.
Mặt khác, không gian nghệ thuật không chỉ là không gian trần thuật nơi diễn ra
các sự biến, nơi nhân vật được đặt vào bối cảnh và hành động được thực hiện. Nhiều khi
không gian đó còn tham gia vào việc cấu trúc tác phẩm - nghĩa là trên góc nhìn không gian,
ta có thể quan sát cách kết cấu mà nhà văn dàn dựng để đưa tác phẩm thâm nhập vào tâm
trí ta.
Khái niệm cấu trúc luôn gắn liền với khái niệm chức năng: các chức năng mà cấu
trúc ấy (toàn bộ hoặc từng yếu tố của nó) thực hiện. Ở đây, không gian mà Laurent Gaudé
xây dựng trong Mặt trời nhà Scorta không chỉ thực hiện chức năng của nó đối với chính
các nhân vật, tình tiết mà còn đối với người đọc. Đó không chỉ là không gian đối lập chi
phối cuộc đời nhân vật mà còn là không gian dự cảm đưa đến cho người đọc những tín
hiệu nội dung.
- Không gian dự cảm
Không gian dự cảm là không gian có tính chất “điềm báo”, “tiên tri” cho những
sự kiện, tình huống sẽ xảy ra trong truyện. Nó như bảng chỉ đường ngầm

1


Dan theo Trần Đình Sù, 2005, Tuyển tập, Tập 2, Nhà xuất bản Giáo due.


20
báo trước những gì có thể sẽ hiện ra từ không gian đó, những gì sẽ được đặt sau tấm phông
nền đó.
Trang đầu tiên trong thiên truyện đầy nắng gió này, Gaudé đã vẽ nên một bức màn
thiên nhiên sống động:
Sức nóng của mặt trời như ỉàm đất nứt toác. Không một làn gió làm lay động rặng
ôliu. Tất cả đều im sững. Hương thơm của núi đồi đã tẳt ngấm. Đá rên xiết vì nóng. Tháng
tám đè nặng lên dãy núi gargano với vẻ uy nghi của một lãnh chúa. Thật không thể tin
rằng một ngày nào đó, nơi này đã từng có mưa. Rằng nước đã từng tưới những cánh đồng
và tắm mát cho những cây ôliu...Đã hai giờ chiều và mặt đất tất phải bốc cháy.
Giờ khắc cứ thế qua đi, trong một lò lửa thủ tiêu mọi màu sắc. cuối cùng, ở khúc
quành của ngôi làng, biển hiện ra trước mẳt...bỉển nằm đó. Như một vũng im lòm chi để
phản chiếu sự hùng mạnh của mặt trời. (ư. 8)
Không gian dự báo cho sự xuất hiện của nhân vật khác thường. Một con người đã
chọn ra đường vào “cái giờ mà đám thằn lằn mơ thấy mình trở thành cá và đám cá chẳng
thấy cỏ lí do gì để phản đổi” để đi tới “đỉnh của cải cỏ vẻ như là quả đồi cuối cùng của
thế giới”. Thậm chí y cũng không hề gặp một con nào trong đám mèo hoang gầy guộc
nhung nhúc giữa những rác rưởi ngập rãnh lề đường. Cái không khí ngột ngạt oi nồng và
bứt rứt đó báo hiệu một dự định chẳng mấy làm tốt đẹp, một âm mưu sẽ khuấy động cuộc
sống trầm lặng làng Montepuccio: y đã chọn cái giờ vắng vẻ nhất trong ngày để không ai
có thể ngăn cản y thực hiện kế hoạch báo thù.
Không khí bức bối, mùi hanh khô cong cớn và tiếng gió rú rít đã mở đầu cho thiên
truyện Scorta. Sự khắc nghiệt của khung cảnh được đẩy lên đến tận cùng và hơi nóng hầm
hập thiêu đốt bao phủ một cách cực đoan tất cả những gì nó gặp trên đường. Người ta làm
sao có thể mảy may chờ đợi những bản tình ca lãng mạn, những cô nàng tiểu thư đỏng
đảnh xinh đẹp hay cốt truyện đẫm lệ diễm tình? Cái không gian rực lửa khô cằn mà làng

Montepuccio không ngại ngần phơi bày trước mắt người đọc, như một lời ám chỉ những
gì sẽ chờ đợi bất cứ con người nào bị định mệnh đẩy vào vào cuộc sống ở đây. Khô khan,
khắc nghiệt, nhưng ma lực lạ lùng. Không ai có thể bỏ nó mà đi. Bởi ở đó có thứ mà người
ta cần, có cái mà họ sẵn sàng chết vì nó.
Một cách vừa lén lút vừa ngạo mạn đường hoàng, Luciano đã thâm nhập vào ngôi
làng như “một cái bổng bị khép tội phải chịu một nhục hình thời cổ đại”. Hắn đã chọn con
đường bụi bặm tít tap, “con đường đã không xuyên qua một thôn xổm nào, không giao một
tuyến đường nào khác, nổ luôn luôn tiến sâu vào các vùng đất. Sự xuất hiện của vũng biển
im lìm chói chang nhiệt lượng này khẳng định điều xác thực là con đường chẳng dẫn tới
đâu cả ”, “tít tap hút tầm mắt, chi thấy đồi núi và biển chồng chéo nhau ” (tr. 10). Y đã
chọn ngã rẽ cuối cùng của cuộc đời mình. Luciano thừa biết rõ rằng, y sẽ chết trên con
đường ấy, con đường “chẳng dẫn tới đâu cả ”. Ket thúc con đường cũng chính là kết cục
bi thảm của cuộc đời y. Đó là một chọn lựa, và thiên nhiên làm


21
chứng cho sự lựa chọn ấy: chiếm đoạt Filomena rồi chết, những cái khác, tất cả những cái
khác, đều không đáng kể gì hết. Rồi đây, dòng máu quả quyết, bất chấp đến đáng sợ như
một con quái vật sắp nhảy xổ vào ăn thịt con mồi của Luciano cũng sẽ chảy trong huyết
quản của con cái dòng họ Scorta Mascalzone.
Thiên truyện vùng Pollis bắt đầu bằng cái nắng chói chang của mặt trời như thế.
Cái nắng nóng có thể làm người ta phát điên ẩn chứa đằng sau đó những biến cố kinh
hoàng đang sục sôi ào đến. Một cuộc sống yên bình hưởng thụ không có chỗ cho nơi này,
mảnh đất của sỏi khô lạo xạo và của những thân phận quẫy đạp bằng một ý chí lầm lũi phi
thường, chống lại những gì ngăn cản nó. Nơi mà “không thể tin rằng một đời sống động
vật hay thực vật nào lại cổ cơ tìm được gì để tự nuôi dưỡng dưới bầu trời khô cằn này ”,
đã dọn đường cho một số phận rồi đây sẽ phải mang vác cái nòi bị nguyền rủa - số phận
của không chỉ một con người, mà là một dòng họ.
Với Mặt trời nhà Scorta, thiên nhiên luôn song hành với những biến cố lớn lao
của đời người. Chính bởi điều đó mà dù cuốn sách không có nhiều trang tả cảnh, ta vẫn

mường tượng rõ nét không gian bao phủ câu chuyện. Ngôi làng Montepuccio hay chiếc
tàu mang theo ước mơ đổi đời của anh em nhà Scorta, những con phố ngày trở về...bằng
tài năng hội họa của mình và một giọng điệu bi thương trang nhã, Gaudé đã biến không
gian trở thành một nhân vật phập phồng sức sống trên mỗi câu từ. Ta ngửi thấy được mùi
hanh hao của đá khô, thấy ngột ngạt như sức nóng của mặt trời đang tỏa lên từ trang giấy,
thấy mùi cay của số phận đang thử thách những con người Pouilles. Mỗi lần xuất hiện,
khung cảnh bao giờ cũng nói với ta một điều gì đó, một chặng đời mới sẽ diễn ra, một lời
thì thầm sẽ thốt lên, hay thậm chí, một cái chết sẽ bắt đầu:
“Gã quay thuyền để đổi diện với mặt trời. Bờ biển giờ ở sau lưng gã. Gã không
nhìn thấy nó nữa. Hẳn đã năm, sáu giờ chiều, mặt trời đang lặn. Nó đi xuống phía biển để
ngủ. Mặt trời vẽ trên sóng một vệt dài màu hồng và da cam làm lưng cá lấp lảnh. Như một
con đường mở ra trong nước, gã cho con thuyền vào trục mặt trời, chính giữa vệt đường
ánh sáng. Chỉ còn có việc thẳng tiến. ” (tr.256)
Không gian đã đem đến một dự cảm vào cái ngày Donato về với mặt trời. Đó là
vầng mặt trời dịu dàng của buổi hoàng hôn, hay chính là giờ phút hoàng hôn của một kiếp
người? Không nóng bỏng, không thiêu đốt, mặt trời chỉ dịu dàng đón gã vào lòng như đón
một đứa con.
Vào cái đêm mà Carmela tìm đến Don Salvatore, thiên nhiên cũng đến bên con
người: “gió thổi. Làm rạp đảm cỏ khô và làm đả rít lên. Một cơn gió nóng chở những tiếng
động từ làng và những mùi của biển. Con già rồ i và toàn thân con kêu răng rắc như cái
cây bị gió lay. Con mệt trĩu cả người. Gió thổi và con dựa vào cha để khỏi lảo đảo... Không
khỉ dịu êm. Bầu trời cúi xuống lẳng nghe chúng ta. ” (tr. 31)


22
Thiên nhiên bỏ quên đâu đó vẻ lạnh lùng cay nghiệt. Chỉ có làn gió ban đêm xoa
dịu những đau khổ của cuộc đời con người, làn gió khơi mở cho dòng hồi tưởng về quá
khứ. Trong cái đêm đó, một câu chuyện được kể lại, hé mở những bí mật mà dòng họ
Scorta đã mang theo, đã chôn kín.
Mặt trời không xuất hiện vào lúc đó. Cũng như vào cái đêm mà ba anh em nhà

Scorta trở về làng: “Corso Garibaldi nằm đó, trước mặt họ, y nguyên như khi họ rời xa nó
cách đây mười thảng. Nhưng lúc này nó trống trơn. Gió ùa vào và rít trên đầu lũ mèo uốn
cong lưng chạy nháo nhác. Không còn thay một bóng người. Làng ngủ vùi và tiếng vó lừa
vang lên thanh âm chính xác của cô đơn ” (tr. 81).
Khung cảnh đã chỉ ra những gì chờ đợi họ khi trở về. Làng Montepuccio không hề
đổi thay, nhưng “thanh âm chính xác của cô đơn” dường như đã báo trước cái chết của
người mẹ tội nghiệp. Cuộc sống sẽ không dành nhiều ưu ái cho những đứa con Scorta,
chúng sẽ phải tự thân tự lực bắt đầu bằng hai bàn tay trắng, bằng mồ hôi nước mắt của
chính mình.
Thế nhưng, tận sâu trong ngõ ngách của làng, một điều gì đó đã đổi
thay:
“Họ đi qua cái cho mà khi họ ra đi vẫn còn là hiệu tạp hóa của Luigi Zacalonia.
Hiển nhiên là xảy ra chuyện gì rồi - tẩm biển hiệu rơi xuống đất, các ô cửa kính vỡ toang”
(tr. 81)
Cuộc đời đã chuyển dịch trong dòng chảy tất bật của nó. Có gì đó không còn
nguyên vẹn, không còn bất biến như cái ngày Rocco trở về và tự biến mình thành bệnh
dịch của Montepuccio:
“Qua hai mươi năm, các phố không hề thay đổi. Dường như tất cả đều phải y
nguyên là Montepuccio không hề suy xuyến. Ngôi làng vẫn là các đám nhà xúm xít bên
nhau. Những cầu thang dài ngoằn ngoèo xuôi về phía biển. Có hàng ngàn lối đi qua cải
mớ bòng bong hàng ngàn ngõ ngách... ” (tr. 42)
Rocco trở về và vẫn là một tên cướp, thậm chí là một tên cướp đích thực chứ không
thèm làm một tên vô lại, du đãng sống bằng những vụ cướp vặt như bố hắn. Cái tên Rocco
gieo rắc kinh hoàng và giết chóc còn sâu sắc hơn là nỗi thù ghét mà ngày xưa Luciano đã
để lại trên đường phố Montepuccio. Không có gì thay đổi: nhà Mascalzone vẫn là cái họ
của những tên tội đồ bị nguyền rủa, bị khinh ghét đến tận cùng.
Như thế, trong chút đổi thay mơ hồ vào cái đêm anh em Scorta trở về dường như
Gaudé muốn báo trước một cuộc sống mới mẻ hơn. Chúng “cỏ cơ hội làm những người
Cơ đốc tốt” và thoát khỏi cái ách tội lỗi nặng nề - là con của những kẻ khùng điên - mà
ông cha chứng đã quàng lên. Dòng máu Rocco vẫn chảy trong huyết quản, nhưng số phận

sẽ đổi thay.
- Không gian tương phản
Với kỹ năng dựng cảnh thành thạo của một kịch gia, Laurent Gaudé đã vẽ nên một
bức phông nền tương phản rõ nét trong tác phẩm của mình. Không


23
gian “Mặt trời nhà Scorta ” như bị chia cắt làm hai phần đối lập, hai tiểu không gian riêng
biệt: Montepuccio và New York.
Mảnh đất thấm đẫm mùi cần lao được miêu tả như một ốc đảo, nhưng nghèo nàn
và xấu xí. Ngôi làng ven biển đầy mùi gió oi nồng đó không chỉ bảo bọc con người mà xa
hơn, trói buộc những kẻ dính dáng tới nó: “Lúc chủng con rời Montepuccio để đi Napoli,
con có cảm giác như đất gầm gừ dưới chân bọn con, như thể mẹ đất làu bàu mắng những
đứa con táo tợn dám bỏ mẹ lại. ” (tr. 95)
Mọi sự đều bắt đầu và kết thúc ở đây. Người đầu tiên của dòng họ Scorta đã chết
trước cửa ngôi nhà cuối cùng của Montepccio, và đứa con trai của hắn trở về ngồi làng như
một sự báo thù, một đòn trừng phạt. Rồi lần lượt những đứa con sinh ra và lớn lên, gắn bó
máu thịt với miền đất hoang dại này như một lời nguyền:
“Con cổ cảm giác như lại cổ một bàn tay luồn vào mải tóc con. vẫn cái bàn tay
ngày xưa. Bàn tay của cha con. Bàn tay của ngọn gió chết tiệt trên khu đồi vùng Pouilles.
Đó là bàn tay khô cằn của bất hạnh xưa nay vẫn buộc hàng bao thế hệ chi được là lũ nhà
quê nhọ đít sổng và chết dưới nắng thiêu, ở cải xứ sở mà cây âliu được nuông chiều hơn
con người này” (tr. 127)
Là một thành phần của kết cấu, không gian ốc đảo úp chụp, bao phủ toàn bộ sự
kiện, nhân vật, góp phần chi phối sự vận động, quá trình phát sinh, phát triển của các tình
tiết theo cách riêng của nó. Chính không gian ấy đã níu chân Elia ở lại:
“Thời tiết đang quá đẹp. Từ một tháng nay, nắng tưng bừng. Cháu không thể dứt
áo ra đi được. Khi mặt trời ngự trên bầu trời, đến độ làm đá kêu lách cách, thì chẳng thể
làm gì. Chúng ta quá yêu cái đất này” (tr. 180)
Như một sợi dây mỏng manh mà mãnh liệt, mối liên kết vô hình với vùng đất này

chảy trong máu người dân Montepuccio chẳng khác gì sữa mẹ. Nó níu chân họ bằng tình
thương của đất lẫn định mệnh khắc nghiệt, cho họ cuộc sống nhưng đồng thời cũng thử
thách cuộc sống đó bằng cái khô cằn nghèo khổ.
Tương phản với nó là New York.
Không gian thực sự được miêu tả trong thiên truyện là không gian của những
chuyến tàu. Nhưng không gian tham gia vào kết cấu, gắn kết mạch truyện trong tương quan
đối lập với cái làng xó xỉnh ở miền Nam nước Ý là New York xa xôi: “Cải vùng đất ở đổ
những người nghèo xây cất những ngôi nhà cao hơn trời cao, ở đó vận hội đôi khi làm đầy
túi những kẻ khố rách áo ôm” (tr. 95). Nó chỉ hiện lên trong tâm trí của Carmela vào cái
đêm bà tìm đến cha Salvatore khi nỗi lo sợ về tuổi già, lãng quên và cái chết hối thúc bà
nói ra tất cả. New York đến với Carmela trong lá thư của em trai ông già Korni, ưên những
chuyến tàu hàng - người câm lặng đầy rẫy bệnh dịch, tuyệt vọng và đau khổ của những kẻ
thất bại, “những con bệnh của châu Ấu, những người nghèo nhất trong những người nghèo
”. Họ đã dạo chơi trong đó, đã cư trú tại đó


24
trong ý nghĩ, với một niềm sung sướng lạ lùng thay vì cảm giác tra tấn. New York chưa
bao giờ là thực. Đất nước mà chúng bị cấm vào vĩnh viễn nằm lại trong giấc mơ của
Carmela như một bí mật, một nỗi xấu hổ khôn cùng, đồng thời như một phép màu. Ngưỡng
cửa đó là nơi ba anh em đã dừng lại, là một đường ranh mà chứng vĩnh viễn không thể
vượt qua. Vậy mà, cũng chính miền đất ấy lại trở thành niềm tự hào đã cứu vớt tâm hồn
cho lũ trẻ nhà Scorta. “chủng con không còn là một gia đình sa sút hoặc khổ rách ảo ôm
nữa...chủng con đã trở về giàu có hom khi ra đi. Chỉ có điều đó là đáng kể”. Trong mắt
dân làng những đứa trẻ khi trở về không còn bị nhìn bằng con mắt ‘lũ miệng hến” nữa:
“chúng đã từng đến New York. Điều đổ đem lại cho chúng một cái gì thiêng liêng khiến
chúng trở nên không thể động đến trước mắt những người dân Montepuccio ” (tr. 106).
Danh từ “New York” được nhắc đi nhắc lại như một ám ảnh. Đó không chỉ là nơi
cất giấu bí mật của dòng họ Scorta mà còn là biểu tượng của khát khao truy tầm hạnh phúc
- khát khao được sống một cuộc đời tốt đẹp hơn, ít nhất là tốt đẹp hơn những gì họ đã bỏ

lại sau lưng. Vượt thoát khỏi không gian ấy, bên kia ranh giới ấy là một điều kỳ diệu mà
Scorta mơ ước, cho đến người cuối cùng của dòng họ. Và sau khi đã tung đôi cánh tự do
đi rồi, con chim ấy lại trở về chọn cho mình cái họ Scorta.
Rõ ràng, truyện được kết cấu bởi hai lớp không gian: một bên hiện hữu như thể từ
cuộc sống bước vào, và một bên chỉ tồn tại bằng hồi ức. Một bên là hiện thực hiện hữu với
cái nghèo và những nhục nhằn lao động để thoát khỏi kiếp nô, bên kia là ảo ảnh huyễn
hoặc về một thế giới hanh phúc đủ đầy. Chúng như hai mảng màu sáng tối làm nên vẻ đẹp
lung linh của Mặt trời nhà Scorta.
Tiểu kết:
Bước vào thế giới nghệ thuật của một câu chuyện kể nghĩa là ta đã bắt đầu một
cuộc du hành mới mẻ. Ở đó ta trút bỏ không thời gian hiện tồn của chính ta để xuyên qua
những vùng đất lạ mà tác giả là kẻ mở cánh cửa dẫn đường. Với Mặt tren nhà Scorta,
chuyến du lãm ấy đầy màu sắc của thần thoại hoang sơ, nhưng lại có mùi vị của cuộc sống
rất thật mà ta có thể cảm nhận ở bất cứ nơi đâu trên thế giới này. cốt truyện, kết cấu, không
thời gian...tất cả những yếu tố ấy hòa quyện để làm thành cái bản sắc rất riêng của câu
chuyện lạ lùng này.


25

Chương 2
NGHỆ THUẬT TRẦN THUẬT
2.1. Ngưòi kể chuyện
2.1.1. Vấn đề điểm nhìn trong văn học
Sự phát triển của văn xuôi tự sự, suy cho cùng là sự phát triển của mô hình tự sự.
Nói đến mô hình tự sự nghĩa là tìm kiểm câu trả lời cho câu hỏi: Ai là người phát đi vãn
bản tự sự?
Thực tể cho đến bây giờ người ta đã đưa ra ba cách trả lời cho câu hỏi này. Theo
hướng thứ nhất, việc tường thuật do một nhân cách (theo nghĩa tâm lý học thuần túy của
từ này) thực hiện. Nhân cách này có tên gọi và chính là tác giả, một cá thể xác định. Nói

cách khác, tác phẩm chính là phương thức để thể hiện một cái tôi bên ngoài tác phẩm.
Theo quan niệm thứ hai thì người kể chuyện chính là người mang một nhận thức
toàn thư và không có ngôi. Khi kể lại các câu chuyện, anh ta dường như đang đứng ở đỉnh
cao muôn trượng, ở một tầm nhìn của Thượng đế. Một mặt người kể có tính nội tại cùng
với nhân vật (bởi thấu hiểu thế giới bên trong của các nhân vật); mặt khác lại tách bạch
khỏi nhân vật (bởi đối với nhân vật, anh ta là người khác biệt nhất so với những người
khác). Quan niệm thứ ba, mới nhất (Joyce, Satre) lại cho rằng người kể làm sao để các
nhân vật nhìn được và biết được anh ta, như thể các nhân vật sẽ lần lượt sắm vai người dẫn
truyện.
Nói về “bếp núc” văn chương, E. Dobin cho biết, lúc đầu L.Tolstoi kể chuyện
Phục sinh từ điểm nhìn người trần thuật, bắt đầu từ kỳ nghỉ hè Nekhludov về thăm dì và
gặp Maslova, quyến rũ cô rồi bỏ rơi. Việc trần thuật bằng phang, nhạt nhẽo, và tác giả
quyết định thay đổi điểm nhìn, bắt đầu từ bi kịch của Maslova, từ nạn nhân, dưới con mắt
Nekhludov, kẻ gây ra sự lỡ làng cho cô gái. Sự việc được hồi tưởng trong cái nhìn mổ xẻ,
hối hận. Tội ác và trừng phạt của Dostoïevski, Lâu đài của Kafka lúc đầu được kể bằng
ngôi thứ nhất, sau suy tính lại, nhà vãn lại chuyển qua ngôi thứ ba. Rõ ràng, điểm nhìn là
một vấn đề then chốt của kết cấu, nếu không việc gì nhà vãn phải lao tâm khổ tứ viết lại
một tác phẩm dài hơi như thế !
p.Lubbock, một trong những người đầu tiên chỉ ra mối liên quan giữa vấn đề người
kể chuyện với vấn đề “điểm nhìn” tuyên bố: “tôi cho rằng toàn bộ vấn đề rắc roi về phương
pháp trong nghệ thuật sáng tác phụ thuộc vào vấn đề “điểm nhìn” - vẩn đề thải độ của
người kể chuyện với việc trần thuật”1. Như thế, việc gắn kết vấn đề “điểm nhìn” với vấn
đề người kể chuyện là vô cùng cần thiết khi nghiên cứu nghệ thuật trần thuật của một tác
phẩm tự sự.
Theo lý thuyết điểm nhìn, một truyện phải được kể theo một thức (mode), một
điểm nhìn (point of view) nào đó. Hoặc là theo cách mà nhân vật

1

Trần Đình Sù (cb), 2004, Tự sự học-Một số vấn đề li luận và lịch sử, Nxb Đại học sư phạm.



×