Tải bản đầy đủ (.doc) (43 trang)

Báo cáo thực tập Công ty Nhựa An Lập

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 43 trang )

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được đề tài này em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn
Minh Việt đã giao đề tài, hết lòng hướng dẫn, chỉ bảo, truyền đạt kiến thức kinh
nghiệm quý báu trong suốt quá trình thực tập tại Công ty TNHH Nhựa An Lập.
Chân thành cảm ơn các bác, các anh chị trong Công ty đã tạo điều kiện giúp em
hoàn thành được tốt công việc được giao và giúp em hiểu biết thêm về nguyên lý
hoạt động của máy ép phun, để em có thể làm được bài báo cáo này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ và kĩ năng của
bản thân còn nhiều hạn chế nên không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong được
sự đóng góp, chỉ bảo, bổ sung thêm của thầy cô và các bạn.
Em xin chân thành cảm ơn !

1


LỜI MỞ ĐẦU
Có thể nói rằng thực tập là một phần không thể thiếu trong hành trang tri
thức của học sinh, sinh viên.Đây là phương pháp thực tế hóa kiến thức giúp cho
chúng ta khi ra trường có thể vững vàng, tự tin hơn để đáp ứng được yêu cầu cuả
xã hội nói chung và của các công việc nói riêng.Với sự tạo điều kiện của trường,
khoa và đặc biệt là thầy hướng dẫn đã giúp em được hiểu rõ hơn về điều đó bằng
việc đi thực tập.Cùng với sự đồng ý của Công ty TNHH Nhựa An Lập để em được
thực tập tại doanh nghiệp.
Trong khoảng thời gian thực tập, kiến thức cơ bản giảng dạy của nhà trường đã
được vận dụng vào công việc thực tập của em.Với sự giúp đỡ nhiệt tình của thầy
giáo và các cô, các chú, các anh các chị ở công ty đã giúp em hoàn thành bản báo
cáo này.
1. Lý do chọn đề tài.
Hóa học ngày càng đạt được những thành tựu to lớn. Một trong những thành tựu
đó là đưa chất dẻo làm vật liệu mới trong công nghiệp sản xuất, hiện nay tiêu biểu
là công nghệ gia công chất dẻo: vật liệu compozit có nhiều ứng dụng trong xây


dựng, sản xuất các vật gia dụng. do đó chất dẻo đang trở thành vật liệu chiếm ưu
thế được sử dụng hiện nay Đối với tình hình nguyên liệu đang trở nên khan hiếm
thì việc phát triển ngành hóa học cao phân tử nói chung và ngành chất dẻo nói
riêng có vai trò rất quan trọng. Hiện nay vật liệu chất dẻo có vai trò thay thế một số
vật liệu cơ bản kim loại, gỗ, tre…trong một số ngành sản xuất công nghệp.
Chất dẻo đã tạo ra một trong những nhóm rất quan trọng của các chất có phân tử
lớn trong công nghiệp sản xuất vật liệu.Chất dẻo có ứng dụng lớn nhất là trở thành
nguồn nguyên liệu quan trọng của ngành gia công chất dẻo.
Ở Việt Nam hiện nay, gia công chất dẻo là một ngành công nghiệp đang phát triển
và tương lai sẽ trở thành ngành chủ đạo. Sản phẩm chất dẻo không những chiếm
lĩnh thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nước ngoài, góp phần thúc đẩy
công nghiệp hóa , hiện đại hóa các ngành công nghiệp khac ở nước ta.
Trong cuộc sống hàng ngày ta đã từng tiếp xúc và sử dụng rất nhiều các sản phẩm
được làm từ nhựa.Nhựa chiếm vai trò rất quan trọng trong sinh hoạt và trong công
nghiệp. Các sản phẩm làm từ nhựa có rất nhiều ưu điểm như: bền, nhẹ, rẻ, đẹp và
không dẫn điện.
Trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa thì yêu cầu về chất lượng sản phẩm
và giá thành sản phẩm càng cao.
Là một sinh viên chuyên ngành Hóa, trong tương lai sẽ là một kỹ sư hóa, với kiến
thức đã học trong nhà trường và những kinh nghiệm thực tế, em càng thấy rõ được
vai trò của nhựa nói chung và các sản phẩm làm từ nhựa nói riêng. Vì vậy, em
chọn đề tài Nhựa nhiệt dẻo làm đề tài viết báo cáo của mình.
2. Mục đích nghiên cứu.
2


Đề tài tập trung nghiên cứu về công nghệ ép phun nhựa nhiệt dẻo.
Tìm hiểu về máy ép phun và các sản phẩm nhựa được tạo ra từ máy ép phun đó.
3. Cơ cấu của báo cáo.
Chương 1: Giới thiệu chung về công ty

Chương 2: Tổng quan sản xuất nhựa và thực tế sản xuất nhựa tại công ty.
Chương 3: Các yếu tố đánh giá sản xuất nhựa
Chương 4:Quá trình sản xuất sản phẩm nhựa từ công nghệ ép phun
Chương 5: Xử lí các khuyết tật trên sản phẩm
Chương 6: Nội quy và an toàn tại công ty.

3


CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY
TNHH NHỰA AN LẬP
1.1,Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Nhựa An Lập
1.1.1:Tên, quy mô và địa chỉ của công ty.
Tên Công Ty:Công Ty TNHH Nhựa An Lập
Tên giao dịch: AN LAP PLASTICS CO.,LTD
Tên giao dịch viết tắt: ALP
Trụ sở chính tại:
40 Vũ Xuân Thiều – Quận long Biên –
Thành Phố Hà Nội
Tel:
84-4-38712715; Fax: 84-4-38711700
Email:
anlap.plastic.vnn.vn
1.1.2, Quá trình hình thành và phát triển
Công Ty TNHH Nhựa An Lập được thành lập năm 2012
- Hệ thống quản lý chất lượng ISO 9001:2008 .
- Số máy đúc: 23
- Tổng số nhân viên: 110
- Diện tích nhà máy:1500m2
- Mục tiêu:sản xuất những sản phẩm nhựa kỹ thuật cao cho điện thoại di động và

phụ tùng xe máy.
1.2, Chức năng,nhiệm vụ chính,quyền hạn.
1.2.1, Chức năng nhiệm vụ.
Công Ty TNHH Nhựa An Lập là một doanh nghiêp có tư cách pháp nhân hoạt
động sản xuất kinh doanh theo chức năng nhiệm vụ của mình và được pháp luật
bảo vệ. Doanh nghiệp có chức năng và nhiệm vụ sau:
- Xây dựng, tổ chức và thực hiện các mục tiêu kế hoạch do nhà nước đề ra, sản
xuất kinh doanh theo đúng ngành nghề đăng ký, đúng mục đích thành lập doanh
nghiệp.
- Tuân thủ chính sách, chế độ pháp luật của Nhà nước về quản lý quá trình thực
hiện sản xuất và tuân thủ những quy định trong các hợp đồng kinh doanh với các
bạn hàng trong và ngoài nước.
- Thực hiện việc nghiên cứu phát triển nhằm nâng cao năng suất lao động cũng
như thu nhập của người lao động, nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên
thị trường trong và ngoài nước.
- Chịu sự kiểm tra và thanh tra của các cơ quan Nhà nước, tổ chức có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện những quy định của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi của người lao động,
vệ sinh an toàn lao động, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo phát triển bền
vững, thực hiện đúng những tiêu chuẩn kỹ thuật mà công ty áp dụng cũng như
những quy định có liên quan tới hoạt động của doanh nghiệp.
4


* Để tăng tính chủ động trong hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp có quyền
hạn sau:
- Được chủ động đàm phán, ký kết và thực hiện những hợp đồng sản xuất kinh
doanh. Chủ doanh nghiệp là người đại diện cho doanh nghiệp về quyền lợi, nghĩa
vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành
- Tham gia các hoạt động nhằm mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh như

quảng cáo, triển lãm sản phẩm, mở các đại lý bán hàng.
- Hoạt động theo chế độ hoạch toán kinh tế độc lập, tự chủ về tài chính, có tư
cách pháp nhân, có con dấu, tài khoản riêng tại ngân hàng…
1.2.2. Ngành nghề kinh doanh:
- Sản xuất, kinh doanh các loại khuôn mẫu, thiết bị chuyên dùng phục vụ công
nghệ sản xuất sản phẩm nhựa và cung cấp cho các ngành công nghiệp khác.
- Sản xuất kinh doanh các sản phẩm nhựa công nghiệp như các phụ kiện trong
công nghiệp xây dựng, các chi tiết nhựa trong công nghệ điện tử viễn thông, công
ngệ sản xuất ô tô, xe ,máy, các sản phẩm ngành công nghiệp khác và các mặt hàng
nhựa gia dụng.
- Xuất khẩu các sản phẩm của công ty và sản phẩm liên doanh hợp tác.
- Nhập khẩu thiết bị, máy móc, khuôn mẫu, vật tư kỹ thuật, hóa chất (trừ hóa chất
nhà nước cấm) và các mặt hàng nhà nước không cấm.
- Liên doanh với các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước, làm đại lý, mở các cửa
hàng bán và gới thiệu sản phẩm của Công ty, sản phẩm liên doanh, sản phẩm nhập
khẩu.
- Mở lớp bồi dưỡng, đào tạo nghề và nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên
Công ty khi có nhu cầu.
- Sản xuất kinh doanh các ngành nghề khác căn cứ vào năng lực của công ty nhu
cầu của thị trường và được pháp luật cho phép.
- Cung cấp các sản phẩm nhựa kỹ thuật cho các công ty như Daiwa plastics Thang
Long, Intops Viet Nam, Panasonic, Sam Sung …
- Cung cấp các sản phẩm bằng nhựa cho các công ty Nhật Bản

5


1.3. Đặc điểm về sản xuất.
1.3.1. Cơ cấu tổ chức sản xuất.
Công Ty TNHH Nhựa An Lập nay hoạt động một cách độc lập liên tục và đạt

được kết quả cao.
Công Ty TNHH Nhựa An Lập là một trong những doanh nghiệp ăn nên làm ra
trong địa bàn Thành Phố Hà Nội, trừ mọi chi phí hàng năm doanh nghiệp thu đươc
hàng trăm tỷ đồng.Bên cạnh đó công ty còn tạo điều kiện cho gần 110 lao động có
công ăn việc làm ổn định với mức lương khá cao.
Trong năm 2015 doanh nghiệp đã có những thành tích vượt trội trong quá trình
sản xuất kinh doanh.Trong đó:
+ Doanh nghiệp đạt tốc độ tăng trưởng hàng năm từ 15-20% đối với chỉ tiêu
doanh thu và tỷ lệ cổ tức đạt 12-15%/năm.
1.3.2 Năng lực sản xuất và cơ cấu sản phẩm.
Sản phẩm chủ yếu của công ty hiện nay gồm có:
+ Các chi tiết phụ tùng xe máy cung cấp cho HonDa Việt Nam
+ Các chi tiết vỏ ốp điện thoại, các chi tiết nhựa trong máy ảnh điện thoại cho
Daiwa Thăng Long , Sam Sung và Intops Việt Nam, máy in cho công ty Panasonic
Việt nam..
+ Các sản phẩm phục vụ ngành xây dựng nội địa như: các chi tiết nội thất phòng
tắm, chi tiết thiết bị vệ sinh…và một số chi tiết cho ngành viễn thông.
+ Các linh kiện vỏ nhựa cho các thiết bị tiêu dung như máy điều hòa không khí, tủ
lạnh, máy giặt…

6


1.3.3. Đặc điểm quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm.
Doanh nghiệp có quy trình sản xuất liên tục, bao gồm nhiều giai đoạn công
nghệ cấu thành với hai hình thức sản xuất kinh doanh chủ yếu là gia công theo đơn
đặt hàng và hình thức thu mua nguyên liệu tự sản xuất để bán.
- Trong trường hợp gia công thì quy trình công nghệ được thực hiện theo các
bước:
Bước 1: Nhận tài liệu kỹ thuật và sản phẩm mẫu do khách hàng gửi đến, phòng kỹ

thuật công nghệ sẽ nghiên cứu tài liệu và làm thử sản phẩm mẫu sau đó gửi lại cho
khách hàng kiểm tra, đánh giá.
Bước 2: Sau khi khách hàng chấp nhận và các yếu tố sản phẩm hai bên sẽ ký mẫu
sản phẩm sau đó chuyển sang Phân Xưởng công nghệ để sản xuất sản phẩm theo
mẫu hàng.
Bước 3: Phòng KCS sẽ kiểm tra 100% sản phẩm trước khi xuất tới khách hàng.
- Trong trường hợp mua nguyên vật liệu về sản xuất sản phẩm để bán thì doanh
nghiệp sẽ tự tạo mẫu hoặc tạo mẫu trên cơ sở các đơn vị đặt hàng của khách hàng.
Phòng kỹ thuật sẽ ra sơ đồ mẫu và gửi xuống cho bô phận dưới.Sản phẩm trong
trường hợp này chủ yếu là tiêu thụ nội địa với quy trình công nghệ sản xuất như
trường hợp gia công.
1.4. Đặc điểm cơ cấu tổ chức của công ty.
1.4.1. Cơ cấu tổ chức của công ty.
Công ty Cổ TNHH Nhựa An Lập được tổ chức và hoạt động theo Luật doanh
nghiệp các luật khác có liên quan và Điều lệ doanh nghiệp do chủ doanh nghiệp
đưa ra được mọi người trong doanh nghiệp nhất trí.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp hiện tại gồm có 6 phòng và 1 phân xưởng.
- Phòng Tổ chức hành chính.
- Phòng Kế hoạch sản xuất.
- Phòng Kỹ thuật công nghệ.
- Phòng Tài vụ.
- Phòng KCS
- Phòng kế hoạch
- Phân xưởng công nghệ

7


1.4.2. Cơ cấu tổ chức quản lý và hoạt động.
Công ty tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, dân chủ tôn

trọng pháp luật.
- Phòng Tổ chức – Hành chính:
Tuyển dụng lao động và quản lý nhân sự của công ty, thực hiện việc tính năng
suất, lương, thưởng, bảo hiểm của công ty.
- Phòng tài vụ: Có chức năng trong việc lập kế hoạch sử dụng và quản lý nguồn
tài chính của doanh nghiệp, chi trả lương, thưởng cho CB CNV trong công ty, phân
tích các hoạt động kinh tế, tổ chức công tác hoạch toán theo đúng chế độ kế toán
thống kê và chế độ quản lý tài chính của Nhà nước.
- Phòng Kỹ thuật công nghệ: Có chức năng hoạch định chiến lược phát triển khoa
học công nghệ, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thử sản phẩm mới trước khi
đưa vào sản xuất đại trà.
- Phòng kế hoạch: Làm các thủ tục về thanh toán xuất nhập khẩu hàng hóa, làm
thủ tục hải quan, lên kế hoạch sản xuất cho công ty.
- Phòng KCS:Kiểm tra chất lượng sản phẩm trong sản xuất cũng như kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi xuất đi cho khách hàng.
- Phân xưởng công nghệ:
Tham gia sản xuất và hoàn thiện sản phẩm.

8


1.5. Đặc điểm về nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Tính đến 20/2/2016, Cộng ty TNHH Nhựa An Lập có 140 CB CNV trong đó bao
gồm:
Tổng giám đốc: 01 người.
Phó Tổng giám đốc: 01 người.
Trưởng phòng, Quản đốc: 10 người.
Phó phòng, Phó quản đốc: 8 người.
Công nhân các phân xưởng: 120 người.
1.5.2. Công tác tổ chức đào tạo nguồn nhân lực.

- Doanh nghiệp liên tục tuyển lao động để đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực cho
công ty.
- 1.5.3.Công tác chăm lo đời sống cho công nhân.
- Doanh nghiệp đang cố gắng tạo công ăn việc làm và duy trì mức lương trung
bình 4.500.000đ/người/tháng cho người lao động.
Do đây là một công ty lớn sản xuất những mặt hàng cần chất lượng cao, đơn dặt
hàng nhiều nên có lúc cần phải tăng ca, làm thêm nên công tác thi đua khen thưởng
luôn được đổi mới để kích thích tinh thần làm việc của công nhân. Ngoài hình thức
động viên bằng tinh thần thì doanh nghiệp còn tăng cường thực hiện khen thưởng
bằng vật chất, vì vậy công nhân lao động thường làm việc với tinh thần hăng say
nhất.
Ngoài ra doanh nghiệp còn tổ chức tham quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ
cho người lao động, nâng cao chất lượng bữa ăn ca cho công nhân.
1.6. Đặc điểm thị trường tiêu thụ.
Sản phẩm của công ty TNHH Nhựa An Lập chủ yếu phục vụ cho công ty Intops
Việt Nam, ngoài ra còn cung cấp cho các công ty Daiwa Thang Long, Panasonic
Việt Nam, Sam Sung, MS Cosmo co.,ltd, Jaguar co.,ltd… Trong đó:
Intops Việt Nam chiếm 86%
Daiwa Thang Long chiếm 5%
Panasonic Việt Nam chiếm 4%
Sam Sung chiếm 7%
Ms Cosmo co.,ltd chiếm 2%

9


CHƯƠNG II: TỔNG QUAN SẢN XUẤT NHỰA VÀ
THỰC TẾ SẢN XUẤT NHỰA TẠI CÔNG TY
2,1 Tổng quan sản xuất nhựa.
Hiện nay về công nghệ gia công nhựa nhiệt rắn, nhựa nhiệt dẻo trên thế giới và ở

Việt Nam người ta sử dụng 3 công nghệ chính là công nghệ ép, công nghệ đùn và
công nghệ đúc phun hay còn gọi là ép phun. Tại công ty TNHH Nhựa An Lập chủ
yếu sử dụng công nghệ đúc phun hay còn gọi là ép phun.
Công nghệ ép là phương pháp gia công cổ điển, vì trong quá trình ép từ chất dẻo
nhiệt cứng người ta gia công sản phẩm định hình trong khuôn thích hợp, sau này
phát triển thêm công nghệ đùn và ép phun. Công nghệ ép phun khác với công nghệ
ép khác là vật liệu không được đỏ vào khoang khuôn mà được đổ vào không nung
riêng, Khi đến nhiệt độ xác định , dưới tác dụng của pit tông vật liệu được phun
vào khoang kín. Cả hai phương pháp đều thích hợp gia công các vật liệu có kích
thước lớn, đặc biệt là bề dày nhỏ.
2.2, Thực tế sản xuất nhựa tại Công Ty TNHH Nhựa An Lập.
Công ty TNHH Nhựa An Lập sử dụng 100% công nghệ đúc phun (ép phun) với
các nguyên liệu chính là PP, PE, PMMA, ABS, PA, PS, PC, PVC...
2.2.1 trên bảng thông số máy:
2.2.1.1, Các loại máy đang sử dụng.
Hiện nay trong công ty sử dụng các dòng máy sau:
+ Máy Nissei của Nhật Bản
+ Máy TOYO của Nhật Bản
+ Máy JSW của Nhật Bản
Ngoài ra công ty còn sử dụng một số loại máy của hãng sản xuất khác như: Máy
Nestal, máy Misubishi(MS), máy Toshiba(IS) của Nhật Bản.
2.2.1.2, Ý nghĩa các giá trị:
Mỗi dòng máy khác nhau thì bộ điều khiển khác nhau nhưng nhìn chung các màn
hình đều thể hiện các thông số cơ bản:

10


c. Màn hình khuôn:
Điều chỉnh 3 giai đoạn tốc độ, áp lực đóng , mở khuôn, đặt thời gian bảo vệ khuôn

và thời gian tái lập chu kì.
d. Màn hình nhựa hóa:
Đặt tốc độ quay, áp lực và vị trí lùi vít xoắn(số nhựa) trong 3 giai đoạn nhưa hóa.
Đặt khoảng lùi thủy lực, tốc độ và áp lực lùi thủy lực, thời gian nhựa hóa và thời
gian định hình sản phẩm.
e. Màn hình phun:
Điều chỉnh các giai đoạn áp lực và tốc độ phun, tỳ theo vị trí của vít xoắn,các trạng
thái giữ áp theo thời gian, thời gian phun, thời gian tỳ và chế độ cơ cấu phun.
f. Màn hình đẩy sản phẩm:
Đặt tốc độ, áp lực hồi đẩy và đẩy của chày đẩy, tốc độ và áp lực tiến, lùi cụm
phun, số lần đẩy, thời gian trễ và thời gian giữ đẩy, các vị trí chia khoảng đẩy và
chế độ hoạt động của đẩy.
g. Màn hình core:
Đặt tốc độ, áp lực, vị trí, thời gian và phương pháp ra, vào core trong hành trình
đóng mở khuôn. Chế độ bật-tắt của core1 và 2.
h. Màn hình nhiệt:
Thể hiện nhiệt cài đặt và nhiệt thực tế của các khoang tương ứng trên xi lanh
phun. Đặt giới hạn trên và giới hạn dưới của nhiệt máy so với nhiệt thực tế. Khi
nhiệt không nằm trong giới hạn này thì báo động và máy không hoạt động.
i. Màn hình tăng chỉnh khuôn:
Áp lực và tốc độ quay của động cơ tăng chỉnh khi bật chế độ thấp áp tăng chỉnh
khuôn.
2.2.2,Một số khái niệm dùng trong công nghệ ép phun:
a .Áp lực phun ( Injection Pressure ):
Áp lực đẩy vít xoắn phun nhựa nóng chảy trong xi lanh qua đầu phun vào lòng
khuôn.
b . Tốc độ phun ( Injection Speed ):
Tốc độ của vít xoắn đẩy nhựa nóng chảy trong xi lanh qua đầu phun vào lòng
khuôn.
c.Áp lực tỳ (Holding Pressure):

Là áp lực duy trì sau quá trình phun nhựa để nhựa không chảy ngược lại đầu phun.
d. Tốc độ nhựa hóa ( Rotation Speed ):
Là tốc độ quay của vít xoắn trong quá trình lấy nhựa.
e.Áp lực nhựa hóa ( Rotation Presure ):
Là lực quay của vít xoắn trong quá trình lấy nhựa.
f. Áp lực đệm ( Back Pressure ):
Trong quá trình nhựa hóa nhờ áp lực và tốc độ quay của vít xoắn,nhiệt độ của xi
lanh, nhựa từ phễu nạp liệu được nhựa hóa ở trạng thái nóng chảy và đẩy lên phía
11


trước đồng thời nó tạo ra một phản lực đẩy vít xoắn về phía sau.Một áp lực để điều
tiết tốc độ này của vít xoắn được gọi là áp lực đệm.
g.Lùi thủy lực:
Khi lấy nhựa xong vật liệu nhựa nóng chảy có ở đầu phun trong tình trạng bị nén
khiến cho nhựa nóng chảy phun ra từ đầu phun. Khi vít xoắn ngừng nhựa hóa, sử
dụng vít xoắn lùi trong tình trạng không có áp lực đệm và không quay khiến nhựa bị
nén không phun ra từ đầu phun.
2.2.3,Tìm hiểu về nguyên liệu:
2.2.3.1.Đặc tính chung của nhựa:
+Tỷ trọng thấp
+Tính cách điện cao
+Khả năng dẫn nhiệt kém
+Cách âm tốt
+Dễ tạo hình, dễ nhuộm màu
+Không mùi vị, không độc.
2.2.3.2.Một số nguyên liệu thường dùng trong công nghệ ép phun:
2.2.3.2.1.Nguyên liệu PP( polypropylene ):
PP là polime nhiệt dẻo, có độ kết tinh 70%, hạt trong và bóng.
* Một số tính chất của nhựa PP:

- Tỷ trọng d (g/cm3):
0.9 ÷ 0.91
o
- Nhiệt độ gia công ( C): 180 ÷ 270
- Độ co ngót:
(1 ÷ 2.5)%
Nhựa PP có tính chất cơ học, hóa học cao, cách điện tốt, độ bóng bề mặt cao, chỉ
số chảy cao, tính chất ép phun tốt, tính bám dính kém, dễ cháy, nhiệt độ dòn gãy
cao, chịu thời tiết kém.
Các sản phẩm sản xuất từ PP có tính chất nhẹ, dẻo, chịu hóa chất, chịu lực, chịu
nhiệt tốt hơn PVC. Sản phẩm có bề mặt bóng song chịu thời tiết kém, sản phẩm co
ngót lớn.
* Ứng dụng: PP được dùng sản xuất các sản phẩm gia dụng và công nghiệp như:
Sản xuất đuôi xe máy, thùng chứa....
2.2.3.2.2.Nguyên liệu PE( polyethylene ):
- Có hai loại: HDPE và LDPE
- Nhiệt độ gia công (oC): HDPE(180 ÷ 280), LDPE(160 ÷ 260)
Nhựa PE dễ gia công, chịu hóa chất, cách điện tốt. Không mùi, không vị, không
độc, dễ cháy, tính bám dính kém, chịu tia tử ngoại kém.
Sản phẩm làm từ PE nhẹ, mềm dẻo, chịu hóa chất tốt, độ dãn dài lớn, độ co rút
của sản phẩm ít, dễ gia công tạo sản phẩm song sản phẩm chịu nhiệt kém, chịu
lạnh tốt song chịu tia tử ngoại kém. Sản phẩm có màu trắng đục đến rất trong, chịu
lực cắt bề mặt kém.
* Ứng dụng: Dùng để sản xuất các sản phẩm như: Chai, lọ, túi....
12


2.2.3.2.3. Nguyên liệu PC ( polycacbonate ):
Nhựa PC là nhựa vô định hình, tính trong suốt cao. Ở nhiệt độ thường độ bền va
đập lớn hơn cả PA, POM. Nhựa PC cách điện tốt ở nhiệt độ cao và có độ bền uốn,

độ nén ép cao, độ dãn dài cao: 110%, độ bền nhiệt rất tốt, chịu lạnh cũng rất tốt.
Nhựa PC không cháy và tự tắt, không độc với cơ thể con người song tính chịu tải
liên tục kém hơn PA rất nhiều. Tính chống ma sát kém, tính chịu hóa chất kém.
Sản phẩm làm từ nhựa PC có giá thành cao, không cháy , cứng và chịu lực, chịu
nhiệt tốt, có độ bền cao, sản phẩm có tính đàn hồi lớn, chịu được thời tiết và có
tính thẩm mỹ cao do độ trong suốt, song chịu hóa chất kém, dễ mài mòn, hút ẩm
lớn.
2.2.3.2.4. Nguyên liệu PS ( polystyrene ):
- Hạt trong suốt, cứng, dòn, dễ vỡ, dễ nhuộm màu.
- Tỷ trọng d (g/cm3): 1.05 ÷ 1.08
- Nhiệt độ chảy mềm (oC): 90 ÷ 105
Là nhựa vô định hình không phân cực, hầu như không hút ẩm, trong suốt, không
màu, dễ tạo màu, hình thức đẹp, dễ gia công, cách điện tần số cao tốt song giòn, dễ
rạn nứt, chịu va đập và chịu hóa chất kém.
Sản phẩm sản xuất từ PS cứng, độ co ngót rất nhỏ song rất giòn, dễ rạn nứt và vỡ.
Sản phẩm có độ thẩm mỹ cao, rất trong, chịu hóa chất và tia tử ngoại kém.Tính
cách điện tốt, gia công tạo sản phẩm ở điều kiện khá dễ song nhựa có tính bám
dính khá cao.
* Ứng dụng: Sử dụng để làm hộp kẹo, hộp dụng cụ văn phòng, các sản phẩm chịu
va đập như hàng công nghiệp điện tử....
2.2.3.2.5. Nguyên liệu PA ( polyamide ):
- Tỷ trọng d (g/cm3): 1.2
- Nhiệt độ gia công (oC): 220 ÷ 280
Sản phẩm từ nhựa PA có màu trắng sữa hơi vàng, không vị, không độc rất cứng,
dẻo dai, có độ bền cao, chịu lực, chịu nhiệt tốt, chịu hóa chất tốt(trừ axit), tính
chống ma sát và bôi trơn.
Sản phẩm khá nặng, có độ giãn dài nhỏ, độ co rút lớn, gia công tạo sản phẩm
trong điều kiện nhiệt độ cao. Nhựa PA có tính hút ẩm cao nên phải sấy trước khi
gia công.
2.2.3.2. 6. Nguyên liệu POM ( PolyOxyMethylene ):

- Tỷ trọng d (g/cm3): 1.41 ÷ 1.425
- Nhiệt độ nóng chảy (oC): 190 ÷ 210
Sản phẩm từ POM bán trong, màu trắng sữa, độ bền uốn và kéo căng cao, cứng,
dẻo dai, đàn hồi tốt, chịu lực, chịu nhiệt, chịu thời tiết tốt, chịu hóa chất kém. Độ
cách điện so với các sản phẩm nhựa khác kém hơn. Gia công tạo sản phẩm ở điều
kiện nhiệt độ cao, độ co rút tương đối lớn.

13


2.2.3.2.7. Nguyên liệu ABS ( PolyAcrylonitrde Butadien Styrene ):
- Tỷ trọng d (g/cm3): 1.02 ÷ 1.09
- Nhiệt độ gia công (oC): 180 ÷ 245
Sản phẩm từ ABS phụ thuộc rất lớn vào thành phần các chất đồng trùng hợp. Sản
phẩm có màu trắng đục ,hơi vàng, độ bóng bề mặt cao, có tính chịu nhiệt, chịu ma
sát tốt hơn PS, độ cứng cao, ít co ngót, cong vênh, hút ẩm cao, nhựa ABS gia công
ở nhiệt độ cao.
Ứng dụng: Sử dụng để sản xuất vỏ tivi, đồ nội thất, xí bệt,...
2.2.3.2.8. Nguyên liệu PVC (Poly vinyl Chloride ):
-Tỷ trọng d (g/cm3) : 1.22 ÷ 1.37
- Nhiệt độ chảy mềm (o C): 65 ÷ 85
Sản phẩm từ PVC có độ trong cao, dễ pha màu và in ấn, nặng hơn nhiều nhựa
khác, chịu lực va đập tốt, khó phá vỡ, chịu được thời tiết tốt, cách điện tốt, khó
cháy nhưng chịu nhiệt kém và khi cháy tạo ra khí độc ăn mòn môi trường. PVC có
thể nhờ các phụ gia để tạo ra độ xốp làm cho sản phẩm nhẹ, mềm dẻo, giãn dài
cao, đàn hồi cao. Tuy nhiên chịu lực cắt bề mặt kém và phụ gia độc.
2.2.3.2.9.PMMA (Poly metyl acrylat):
- Tỷ trọng d (g/cm3): 1.15 ÷ 1.2
- Nhiệt độ gia công (oC): 180 ÷ 280
Không mùi vị, không độc, trong suốt, có tính chất cơ học tốt.

Ứng dụng: Dùng để sản xuất các sản phẩm yêu cầu độ bóng cao như đèn ôtô,
đèn xe máy...

14


CHƯƠNG III:CÁC YẾU TỐ ĐÁNH GIÁ SẢN XUẤT
NHỰA:
Để đánh giá sản xuất nhựa người ta dựa vào tính chất chất của chất dẻo.
Các chất dẻo khác nhau thì không thể trộn hợp với nhau do bản chất của chúng
khác nhau. Các chất dẻo cấu tạo từ những monomer khác nhau thì tính chất cũng
khác nhau. Ngay cả khi chất dẻo cấu tạo một monome thì tính chất cũng khác nhau
vì đặc trưng của polyme là tập hợp của nhiều phần tử có độ dài mạch khác nhau,
khối lượng khác nhau, khối lượng phân tử ở đây là khối lượng phân từ trung bình,
nên mức độ đồng đều khác nhau dẫn đến tính chất cũng khác nhau.
Tính chất của chất dẻo còn phụ thuộc vào sự sắp xếp của các mạch phân tử, khi gia
công thì trật tự đó bị thay đổi đi.Sự thay đổi đó phụ thuộc vào điều kiện gia công,
nên điều kiện gia công là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng sản
phẩm.
3.1, Các loại nhựa có cấu trúc tinh thể :
Ở nhiệt độ thấp không bị biến đổi trạng thái nhưng ở nhiệt độ cao bắt đầu chuyển
trạng thái mềm dẻo.
Màu của nhựa tinh thể thường đục , tính chất thì kém cứng nhưng khả năng chống
lão hóa tốt.
3.2, Dạng vô định hình:
Khi nung nóng thì chuyển sang trạng thái mềm, khi tăng nhiệt độ chúng chuyển
sang trạng thái lỏng hoàn toàn. Nhựa vô định hình thường có màu trong, nhựa vô
định hình cứng nhưng chống lão hóa, chống hỏng.
Như vậy nhựa nhiệt dẻo có tính chất và các đặc trưng sau:
- Có khả năng tạo hình

- Dẫn nhiệt kém
- Cách điện cao
Các chất dẻo có cấu trúc khác nhau, nhưng nói chung với mọi chất dẻo đều có các
tính chất vật lý sau:
3.2.1: Độ bền đứt:
Đặc trưng cho khả năng chống lại lực kéo của vật liệu, được tính bằng tỷ số của
lực kéo và tiết diện ngang nhỏ nhất của mẫu thử.
3.2.2: Độ dãn do đứt:
Là tỷ lệ giữa độ dãn dài tại thời điểm đứt trong quá trình kiểm tra kéo.
3.2.3: Độ bền nén:
Là tỷ lệ giữa lực nén cần thiết để làm vỡ mẫu thử đặt dưới nó trong quá trình chất
tải nén.
3.2.4: Độ bền uốn:
Là đại lượng đặc trưng cho sự chống lại sự tác dụng phối hợp của lực nén và lực
kéo.
15


3.2.5:Độ va đập:
Là hiện trạng chống lại tải trọng của chat dẻo.
3.2.6: Môđun đàn hồi:
Là đại lượng đặc trưng cho độ cứng của vật liệu dưới tác dụng của một lực đã cho
thì biến dạng của mẫu thử xảy ra ở mức độ nào.
3.2.7: Các tính chất nhiệt học:
Trong quá trình hình thành các tính chất cơ học và tính chất khác của các sản phẩm
chất dẻo, nhiệt độ đóng vai trò rất quan trọng.Nó ảnh hưởng đến tuổi thọ của sản
phẩm chất dẻo.Bao gồm độ bền nhiệt, độ bền lạnh, độ giãn nở nhiệt, khả năng dẫn
nhiệt, nhiệt dung.
3.2.8: Độ bền hóa học:
Độ bền hóa học được hiểu là khả năng chống lại cảu chất hoạt hóa chất dẻo.Độ bền

hóa học của chất dẻo được xác địnhbởi các vị trí có thể tấn công dễ dàng nhất của
mạch phân tử.
3.2.9: Tính chất lão hóa:
Dưới tác dụng của các điều kiện thời tiết như : Độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của các
tia năng lượng có bước sóng nhỏ làm giảm tuổi thọ của các chất dẻo. Vì vậy, cho
thêm chất lão hóa vào chất dẻo có tác dụng làm giảm sự tác động của môi trường
bên ngoài với sản phẩm nhựa.

16


CHƯƠNG IV: QUÁ TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM
NHỰA TỪ CÔNG NGHỆ ÉP PHUN
4.1, Giới thiệu công nghệ ép phun.
4.1.1. Công nghệ ép phun là gì?
Công nghệ ép phun là quá trình phun nhựa nóng chảy điền đầy lòng khuôn. Một
khi nhựa được làm nguội và đông cứng lại trong lòng khuôn thì khuôn đươc đẩy ra
và sản phẩm được đẩy ra khỏi khuôn nhờ hệ thống đẩy (đấm sản phẩm). Trong quá
trình này không có bất kì một phản ứng hóa học nào.
4.1.2. Khả năng công nghệ
- Tạo ra những sản phẩm có hình dáng phức tạp tùy ý.
- Trên cùng một sản phẩm hình dáng giữa mặt trong và mặt ngoài có thể khác
nhau (đây là thế mạnh so với công nghệ sản xuất nhựa khác).
- Khả năng tự động hóa và chi tiết có tính lặp lại cao.
- Sản phẩm sau khi ép phun có màu sắc rất phong phú và độ nhẵn bóng trên
bề mặt rất cao nên không cần gia công lại.
- Phù hợp cho sản xuất hàng khối và đơn chiếc (trong những trường hợp đặc
biệt).

Hình ảnh máy ép phun

Thiết bị ép phun chính xác cao với hệ thống khóa khuôn bằng Cylinder được nhập
khẩu đồng bộ từ hãng MEIKI, MITSUBISHI – Nhật Bản với tốc độ phun lên tới
400mm/s, lực ép từ 100 – 2500tấn, gia công các sản phẩm yêu cầu lỹ thuật cao
như: linh kiện sử dụng trong công nghiệp điện tử, ô tô, xe
4.2: Máy ép phun và các thông số gia công.
17


4.2.1. Giới thiệu tổng quan về máy ép phun.
4.2.1.1,Cấu tạo chung:
Máy ép phun gồm các hệ thống cơ bản được minh họa trong hình sau:

Hình 1.1- Máy ép phun
4.2.1.1.1,Hệ thống hỗ trợ ép phun: (injection press support system)
Là hệ thống vận hành máy ép phun.Hệ thống này gồm 4 hệ thống con:
Thân máy(Frame)
Hệ thống điện (Electricalsystem)
Hệ thống thủy lực (Hydraulic system)
Hệ thống làm nguội (Cooling system)

Hình 1.2- Hệ thống hỗ trợ ép phun

Các hệ thống con trong hệ thống hỗ trợ ép phun
18


a, Thân máy:Liên kết các hệ thống trên máy lại với nhau
b, Hệ thống thủy lực: Cung cấp lực để đóng và mở khuôn, tạo ra và duy trì lực
kẹp, làm cho trục vít quay và chuyển động tới lui, tạo lực cho chốt đẩy và sự trượt
của lõi mặt bên. Hệ thống này bao gồm bơm, van, motor, hệ thống ống, thùng chứa

dầu …

Hình 1.3- Hệ thống thủy lực
c, Hệ thống điện: cấp nguồn cho motor điện(electric motor)và hệ thống điều khiển
nhiệt cho khoang chứa vật liệu nhờ các băng nhiệt(heater band) và đảm bảo sự an
toàn điện cho người vận hành máy bằng công tắc. Hệ thống này gồm tủ điện(electri
powe cabinet) và hệ thống dây dẫn.

Hình 1.4- Hệ thống điện

19


Hình 1.5- Hệ thống làm nguội
B, Hệ thống phun.

Hình 1.6-Hệ thống phun

20


Hình 1.7- Băng nhiệt
Trên các băng nhiệt đều có một mối nối censơ xuống giơ le nhiệt ở dưới bảng điều
khiển. Censơ có tác dụng truyền 1 nhiệt lượng nhất định về bảng điều khiển để có
thể điều khiển được nhiệt độ chính xác cho từng khoảng nhiệt.
Khi đến một nhiệt độ nhất định thì giơ le sẽ tự ngắt và như vậy nhiệt sẽ ngừng cấp.

21



Hình 1.8- Cấu tạo trục vít

22


Hình 1.9- Non-return assembly.

Hình 1.10- Các loại bộ hồi tự hở

23


Hình 1.11- Vị trí vòi phun trong hệ thống phun

Hình 1.12-Vòi phun
4.2.1.1.2, Hệ thống kẹp:
24


Hình 1.13- Hệ thống kẹp
4.2.1.2.3,Các bộ phận trong hệ thống kẹp:
a) Cụm đẩy : gồm xylanh thủy lực, tấm đẩy và cần đẩy.
chúng có chức năng tạo ra lực đẩy tác động vào tấm đẩy trên khuôn để đẩy sản
phẩm rời khỏi khuôn.

Hình 1.14- Cụm đẩ

25



×