Tải bản đầy đủ (.pdf) (210 trang)

Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 210 trang )

Header Page 1 of 89.

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập
của tôi. Các số liệu, tư liệu được nêu và trích dẫn trong luận án đều có
nguồn gốc rõ ràng và trung thực. Nếu sai, tôi xin chịu mọi trách
nhiệm.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN

Footer Page 1 of 89.


Header Page 2 of 89.

ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN..................................................................................................................i
DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP, SƠ ĐỒ.......................................................................iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .............................................................................................vi
LỜI MỞ ĐẦU....................................................................................................................viii
CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI..............................................................................................1
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ...................1
1.2. CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .......................................................18
1.3. CHỈ SỐ VỀ MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ .....................................................................23
1.4. MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN
FDI... ...............................................................................................................................28


1.5. TÁC ĐỘNG CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU HÚT VỐN ĐẦU TƯ ......33
1.6. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU
TƯ.... ...............................................................................................................................38
1.7. VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP PARETO VÀO NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN ..........41
CHƯƠNG 2. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM.............................................................44
2.1. QUÁ TRÌNH HOÀN THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM TỪ KHI
THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐỔI MỚI, MỞ CỬA ........................................................44
2.2. ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TẠI VIỆT NAM.......88
2.3. TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐẾN THU
HÚT VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM................................................94
2.4. MỘT SỐ TỒN TẠI CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VIỆT NAM .........................123
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG
ĐẦU TƯ ĐỂ THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM .....141
3.1. QUAN ĐIỂM CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ...........................................141
3.2. ĐỊNH HƯỚNG THU HÚT HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI CỦA VIỆT NAM....146
3.3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TIẾP TỤC CẢI THIỆN MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ ĐỂ
THU HÚT CÓ HIỆU QUẢ NGUỒN VỐN FDI VÀO VIỆT NAM ..............................148
KẾT LUẬN.......................................................................................................................178
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................181
PHỤ LỤC..........................................................................................................................187

Footer Page 2 of 89.


Header Page 3 of 89.

iii

DANH MỤC BẢNG, BIỂU, HỘP, SƠ ĐỒ

1. Các bảng
Bảng 1.1. Mẫu điều tra các doanh nghiệp FDI ....................................................... xiv
Bảng 1.1. Hành vi, chính sách chính phủ và quyết định đầu tư................................13
Bảng 1.2. Môi trường đầu tư nước ngoài..................................................................17
Bảng 1.3. Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia................................................................26
Bảng 1.4. Các nhóm chỉ số xếp hạng kinh doanh .....................................................28
Bảng 2.1. Tổng hợp các văn bản pháp luật liên quan đến ĐTNN ............................59
Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GDP Việt nam giai đoạn 1990- 2009 .......................67
Bảng 2.3. Giao thông đường bộ. ...............................................................................70
Bảng 2.4. Hiện trạng cầu Việt Nam ..........................................................................70
Bảng 2.5. Chi phí vận tải đường biển từ các thành phố Châu Á ..............................75
Bảng 2.6. Tỷ lệ dân số sử dụng Internet (%) ............................................................80
Bảng 2.7. So sánh cước điện thoại quốc tế (Đơn vị tính: USD/phút).......................81
Bảng 2.8. Lao động làm việc tại thời điểm 1/7 hàng năm theo ngành kinh tế .........83
Bảng 2.9. Chi phí lao động của Việt Nam ................................................................84
Bảng 2.10. Chi phí lao động của một số nước châu Á..............................................85
Bảng 2.11. Chỉ số phát triển con người của Việt Nam. ............................................86
Bảng 2.12. Năng lực cạnh tranh của Việt Nam.........................................................89
Bảng 2.13. Xếp hạng rủi ro của Việt Nam và một số nước trong khu vực...............90
Bảng 2.14. Chỉ số nhận thức tham nhũng .................................................................91
Bảng 2.15. Xếp hạng kinh doanh của Việt Nam.......................................................92
Bảng 2.16. Số cải cách kinh doanh ...........................................................................94
Bảng 2.17. Đầu tư trực tiếp nước ngoài giai đoạn 1988-2009..................................95
Bảng 2.18. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo vùng ..................107
Bảng 2.19. Đầu tư trực tiếp nước ngoài Việt Nam phân theo hình thức đầu tư .....112

Footer Page 3 of 89.


Header Page 4 of 89.


iv

Bảng 2.20. Vốn FDI thực hiện phân theo địa phương năm 2006 ...........................118
Bảng 2.21. Xếp hạng kinh doanh của một số nước trong khu vực năm 2009. .......132
Bảng 2.22. Năng lực cạnh tranh của một số nước khu vực ....................................136
Bảng 3.1. Hệ số ICOR của Việt Nam thời kỳ 2000-2009 ......................................146
Bảng 3.2. Dự tính nhu cầu vốn FDI thu hút và thực hiện giai đoạn 2010-2020.....147
Bảng 3.3. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành...................209
Bảng 3.4. Khối lượng hành khách vận chuyển .......................................................210
Bảng 3.5. Khối lượng hàng hoá được vận chuyển..................................................210
2. Các biểu
Biểu 2.1. Đánh giá các yếu tố của môi trường đầu tư...............................................45
Biểu 2.2. Đánh giá các yếu tố của môi trường pháp luật ..........................................60
Biểu 2.3. Tăng trưởng điện thoại. .............................................................................79
Biểu 2.4. Mức độ trở ngại của cơ sở hạ tầng ............................................................82
Biểu 2.5. Đánh giá mức độ cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam ...................88
Biểu 2.6. Tăng trưởng kinh tế và FDI .......................................................................96
Biểu 2.7. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo ngành....................105
Biểu 2.8. Đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam phân theo vùng .....................106
Biểu 2.9. Môi trường đầu tư và FDI đăng ký tại một số địa phương......................110
Biểu 2.10. Vai trò của chính quyền địa phương .....................................................111
Biểu 2.11. Cơ cấu FDI theo ngành..........................................................................117
Biểu 2.12. Cơ cấu FDI thực hiện theo hình thức đầu tư .........................................122
Biểu 2.13. Yếu tố gây trở ngại đến hoạt động đầu tư của DN FDI.........................123
Biểu 2.14. Đánh giá cơ sở hạ tầng của Việt Nam ...................................................139
Biểu 3.1. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng lớn đến chi phí................207
Biểu 3.2. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng đến rủi ro ........................207
Biểu 3.3. Yếu tố của môi trường đầu tư làm ảnh hưởng đến rào cản cạnh tranh ...208


Footer Page 4 of 89.


Header Page 5 of 89.

v

3. Các sơ đồ
Sơ đồ 1.1. Môi trường đầu tư quốc tế .........................................................................2
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa chính phủ, môi trường đầu tư và nhà đầu tư ................9
Sơ đồ 1.3. Môi trường đầu tư nước ngoài .................................................................15
Sơ đồ 1.4. Quy trình đầu tư trực tiếp nước ngoài .....................................................33
Sơ đồ 1.5. Quy trình đánh giá môi trường đầu tư bằng phương pháp Pareto ...........42
Sơ đồ 1.6. Quy trình đánh giá môi trường đầu tư bằng phương pháp Pareto, vận
dụng cho các phần của luận án..................................................................................43

Footer Page 5 of 89.


Header Page 6 of 89.

vi

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
AFTA

Khu vực Mậu dịch Tự do ASEAN (ASEAN Free Trade Area)

APEC


Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (Asia - Pacific
Economic Cooperation)

ASEAN

Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian
Nations)

BKH&ĐT Bộ Kế hoạch và Đầu tư
BOT

Xây dựng vận hành chuyển giao (Build-Operate-Transfer)

BT

Xây dựng chuyển giao (Build-Transfer)

BTA

Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (U.S.-Vietnam Bilateral Trade
Agreement)

BTO

Xây dựng chuyển giao vận hành (Build-Transfer-Operate)

CPI

Chỉ số nhận thức về tham nhũng (Corruption Perceptions Index)


CCHC

Cải cách nền hành chính

DN

Doanh nghiệp

DNNN

Doanh nghiệp Nhà nước

ĐTNN

Đầu tư nước ngoài

EU

Liên minh châu Âu (European Union)

EVN

Tập đoàn điện lực Việt Nam (Vietnam Electricity)

FIAS

Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, tổ chức dịch vụ liên kết giữa
tập đoàn tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới (Foreign Investment
Advisory Service)


FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)

GATT

Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (General Agreement on
Tariffs and Trade)

GCNĐT Giấy chứng nhận đầu tư
GDP

Tổng sản phẩm trong nước (Gross Domestic Product)

GTĐB

Giao thông đường bộ

HDI

Chỉ số phát triển con người (Human Development Index)

Footer Page 6 of 89.


Header Page 7 of 89.

vii

ICRG


Chỉ số xếp hạng rủi ro quốc gia (International Country Risk Guide)

IMF

Quĩ tiền tệ Quốc tế (International Monetary Fund)

JETRO

Tổ chức Xúc tiến Ngoại thương Nhật Bản (Japan External Trade
Organization)

M&A

Hình thức mua lại và sáp nhập (Merger and Acquisitions)

OECD

Tổ chức hợp tác và phát triển (Organization for Economic Cooperation
and Development)

OLI

Sở hữu - Nội địa hoá - Quốc tế hoá (Ownership - Localization Internationalization)

PCI

Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (Provincial Competitiveness Index)

PNTR


Quan hệ thương mại bình thường vĩnh viễn (Permanent Normal Trade
Relations)

R&D

Nghiên cứu và Triển khai (Research and Development)

TI

Tổ chức Minh bạch quốc tế (Transparency International)

TNCs

Các công ty xuyên quốc gia (Trans-National Companies)

VCCI

Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (Vietnam Chamber of
Commerce and Industry)

VHTT

Văn hóa Thông tin

UNCTAD Hội nghị của Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (United
Nations Conference on Trade and Development)
WB

Ngân hàng Thế giới (World Bank)


WEF

Diễn đàn Kinh tế Thế giới (World Economic Forum)

WIR

Báo cáo Đầu tư Thế giới (World Investment Report)

WTO

Tổ chức thương mại Thế giới (World Trade Organization)

XNK

Xuất nhập khẩu

XTĐT

Xúc tiến đầu tư

Footer Page 7 of 89.


Header Page 8 of 89.

viii

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án

Sau hơn 20 năm kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài đầu tiên, nguồn
vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã góp phần thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát
triển kinh tế xã hội của Việt Nam. Theo số liệu của Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 15/12/2009, Việt Nam có 10960 dự án còn hiệu lực
với tổng vốn đầu tư đăng ký là 177,113 tỷ USD, vốn điều lệ là 57,159 tỷ USD. FDI
là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho nền kinh tế; thúc đẩy tăng trưởng kinh tế đất
nước; tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp
hóa, hiện đại hóa; FDI tạo việc làm, nâng cao trình độ tay nghề và thu nhập cho
người lao động; FDI góp phần tăng cường khả năng khoa học công nghệ của nước
chủ nhà; thúc đẩy hoạt động xuất khẩu, tiếp cập thị trường thế giới và hội nhập kinh
tế quốc tế; tạo ra môi trường cạnh tranh mạnh mẽ, giữa các công ty có vốn FDI với
nhau, giữa các DN trong nước và DN FDI, giữa các DN trong nước với DN trong
nước... Thành tựu của hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài không thể phủ nhận
những cố gắng cải thiện môi trường đầu tư của chính phủ.
Trong bối cảnh hậu khủng hoảng, chiến lược của nhà ĐTNN (trong đó có
TNCs) đã có nhiều thay đổi. Với khả năng tài chính khó khăn, thị trường thu hẹp và
rủi ro cao hơn do nền kinh tế thế giới vẫn còn dấu hiệu bất ổn, dòng vốn FDI toàn
thế giới có xu hướng giảm đi so với giai đoạn trước khủng hoảng. Trong khi đó,
cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài giữa các quốc gia ngày càng gay
gắt. Trong cuộc cạnh tranh này, môi trường đầu tư của quốc gia là điều kiện tiên
quyết đối với quá trình thu hút và giải ngân vốn FDI. Một quốc gia chỉ có thể thu
hút được nguồn vốn FDI khi quốc gia đó có môi trường đầu tư hấp dẫn.
Tại Việt Nam, kể từ khi bắt đầu thực hiện cải cách và mở cửa nền kinh tế,
việc hoàn thiện môi trường đầu tư là vấn đề cấp thiết cần xem xét để thu hút tốt mọi
nguồn vốn đầu tư cho việc thực hiện mục tiêu tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư ngày càng thông thoáng
hơn, minh bạch hơn và cạnh tranh hơn. Việc Việt Nam trở thành thành viên của

Footer Page 8 of 89.



Header Page 9 of 89.

ix

WTO, rủi ro về xuất khẩu hàng hóa và rủi ro cạnh tranh quốc tế được giảm thiểu,
tạo tâm lý an toàn cho các nhà đầu tư, ảnh hưởng tích cực tới thu hút vốn FDI.
Để thu hút được nguồn vốn FDI có chất lượng khi Việt nam đã là thành viên
của WTO, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút FDI ngày càng khốc liệt và sau khủng
hoảng đòi hỏi Việt Nam phải tích cực cải thiện môi trường đầu tư, tạo môi trường
đầu tư thuận lợi cho hoạt động FDI. Tuy nhiên, Việt Nam hiện vẫn còn một số rào
cản ảnh hưởng tiêu cực đối với việc thu hút và sử dụng nguồn vốn FDI như yếu kém
về cơ sở hạ tầng kinh tế, khan hiếm lao động có trình độ, thủ tục hành chính còn
nhiều phức tạp... Do đó, cần có nghiên cứu để hệ thống lại quá trình cải thiện môi
trường đầu tư, những ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI, và đưa ra giải pháp
để tiếp tục hoàn thiện môi trường đầu tư để thu hút và sử dụng hiệu quả nguồn vốn
FDI nhằm mục tiêu tăng trưởng và phát triển bền vững. Để góp phần thực hiện mục
tiêu trên, tác giả chọn đề tài: “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư
trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam” để nghiên cứu.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Tại Việt Nam và trên thế giới, có nhiều công trình nghiên cứu về đầu tư trực
tiếp nước ngoài và môi trường đầu tư. Các công trình chú trọng vào tình hình thu
hút nguồn vốn FDI tại một quốc gia, vùng, khu vực, tình hình thực hiện nguồn vốn
FDI, vai trò của nguồn vốn FDI đến nước chủ đầu tư và nước nhận đầu tư, ảnh
hưởng của một số khía cạnh của môi trường đầu tư đến thu hút FDI, và xúc tiến
ĐTNN. Một số công trình liên quan tới đề tài luận án mà tác giả được biết, gồm:
• Tài liệu “Tổng kết 17 năm thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam” của
Ban Biên tập Luật đầu tư chung đề cập tới tình hình thu hút và sử dụng vốn FDI
kể từ khi ban hành Luật đầu tư nước ngoài đầu tiên vào cuối năm 1987 cho đến
hết năm 2004, đồng thời đưa ra những kết quả đạt được và tồn tại của tình hình

thu hút và sử dụng nguồn vốn ĐTNN để làm tài liệu tham khảo cho việc ban
hành Luật đầu tư chung. Tài liệu không chú trọng tới các yếu tố của môi trường
đầu tư, và ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI.

Footer Page 9 of 89.


Header Page 10 of 89.

x

• FIAS (Bộ phận dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài, tổ chức dịch vụ liên kết giữa
tập đoàn tài chính quốc tế và Ngân hàng thế giới), Tài liệu thảo luận chính sách
về Việc áp dụng các ưu đãi đầu tư để thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, 2004.
Tài liệu này đề cập đến các ưu đãi đầu tư và tác dụng của ưu đãi đầu tư đến thu
hút đâu tư trực tiếp nước ngoài. Tài liệu không đề cập đến các yếu tố khác của
môi trường đầu tư có ảnh hưởng đến cả thu hút và thực hiện vốn FDI.
• Luận án tiến sỹ kinh tế "Một số biện pháp thúc đẩy việc triển khai thực hiện các
dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam" của tác giả Bùi Huy Nhượng
bảo vệ năm 2006 tại Trường Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội. Ngoài lý thuyết
và thực trạng về thu hút FDI, luận án đã tập trung trình bày về tình hình triển
khai thực hiện các dự án FDI và đưa ra giải pháp nhằm thúc đẩy triển khai thực
hiện các dự án FDI. Lý thuyết và thực trạng về môi trường đầu tư cũng như ảnh
hưởng của môi trường đầu tư tới thu hút FDI không thuộc phạm vi luận án nên
tác giả không tập trung trình bày.
• Nghiên cứu “Impact of government policies and Investment agreements on FDI
inflows” của tác giả Rashmi Banga do Uỷ ban của Ấn Độ nghiên cứu các quan
hệ kinh tế quốc tế xuất bản năm 2003 đề cập tới đầu tư trực tiếp nước ngoài của
15 nước Đông, Nam, và Đông Nam Á và lượng hoá tác động của các yếu tố ảnh
hưởng tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nước tới năm 2001.

Các yếu tố có ảnh hưởng đến thu hút FDI là một khía cạnh của môi trường đầu
tư (chính sách đầu tư) và môi trường đầu tư quốc tế. Nghiên cứu này không chú
trọng tới các yếu tố khác của môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư.
• Đề tài cấp bộ “Tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến đầu tư trực
tiếp nước ngoài vào Việt Nam” do Tiến sĩ Phạm Văn Hùng chủ nhiệm, bảo vệ
năm 2008 đề cập đến lý thuyết và thực trạng về minh bạch hoá hoạt động kinh tế
cũng như tác động của minh bạch hoá hoạt động kinh tế đến thu hút vốn FDI của
Việt Nam. Từ đó, đề tài đưa ra giải pháp tăng cường minh bạch hoá hoạt động
kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.

Footer Page 10 of 89.


Header Page 11 of 89.

xi

• Cuốn sách “Thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài sau khi Việt Nam gia nhập
WTO. Kết quả điều tra 140 DN có vốn ĐTNN” do Tiến sĩ Đinh Văn Ân và Tiến
sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh đồng chủ biên. Nội dung của cuốn sách bước đầu nhận
dạng các các yếu tố có ảnh hưởng đến triển khai thực hiện và hoạt động của dự
án sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Cuốn sách tập trung vào nhận dạng hai
nhóm yếu tố ảnh hưởng đến triển khai thực hiện dự án và hoạt động sản xuất
kinh doanh của DN có vốn ĐTNN gồm (1) nhóm yếu tố đến từ thực hiện cam
kết WTO và (2) một số yếu tố nội tại của nền kinh tế. Các yếu tố nội tại của nền
kinh tế ảnh hưởng đến thực hiện dự án đầu tư được đánh giá thông qua kết quả
điều tra 140 DN có vốn ĐTNN. Các yếu tố nội tại của nền kinh tế được tách biệt
thành yếu tố có ảnh hưởng đến giai đoạn triển khai thực hiện dự án và yếu tố ảnh
hưởng đến giai đoạn sản xuất kinh doanh được phân tích thông qua kết quả điều
tra nhằm nhận dạng một số yếu tố gây trở ngại đến thực hiện dự án FDI.

• Báo cáo “Đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách đầu tư trực tiếp nước ngoài ở
Việt Nam” của Tiến sĩ Nguyễn Thị Tuệ Anh, viết cho Đề tài “Hiệu quả điều
chỉnh chính sách FDI ở Việt Nam” do Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà
Nội chủ trì thực hiện. Báo cáo đánh giá hiệu quả điều chỉnh chính sách theo hai
phương diện: thứ nhất, việc điều chỉnh chính sách ảnh hưởng đến vốn FDI (gồm
vốn đăng ký và vốn thực hiện). Sự thay đổi của vốn FDI được coi là hiệu quả
trung gian của việc điều chỉnh chính sách. Thứ hai, báo cáo đánh giá đóng góp
của khu vực có vốn FDI vào kết quả phát triển kinh tế xã hội Việt Nam, đây
được coi là hiệu quả cuối cùng của việt điều chỉnh chính sách.
Các nghiên cứu đã đề cập đến một số yếu tố của môi trường đầu tư và ảnh
hưởng của yếu tố này đến dòng FDI vào một nước, một khu vực. Tuy nhiên, trong
các tài liệu tác giả tham khảo, chưa có nghiên cứu nào hệ thống hoá những vấn đề lý
luận về môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư và ảnh hưởng của môi trường đầu
tư tới dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một quốc gia, nhất là quá trình
cải thiện MTĐT Việt nam, ảnh hưởng của MTĐT đến dòng FDI vào Việt Nam. Do
vậy, với đề tài “Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước

Footer Page 11 of 89.


Header Page 12 of 89.

xii

ngoài vào Việt Nam”, tác giả mong muốn hệ thống hóa lý luận về môi trường đầu
tư, về ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến FDI, quá trình cải thiện môi trường đầu
tư Việt Nam, ảnh hưởng của sự thay đổi các yếu tố của môi trường đầu tư đến FDI
và rút ra tồn tại gây trở ngại tới FDI nhằm đưa ra giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện
các yếu tố rào cản của môi trường đầu tư đến quá trình thu hút và giải ngân nguồn
vốn này.

3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích nghiên cứu của luận án là đánh giá quá trình cải thiện môi trường
đầu tư, phân tích ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quá trình thu hút và triển khai
thực hiện các dự án FDI tại Việt Nam, từ đó rút ra các tồn tại cơ bản của môi trường
đầu tư nhằm đề xuất một số giải pháp khắc phục những tồn tại trọng yếu của môi
trường đầu tư nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.
Với mục đích đó, luận án có một số nhiệm vụ sau:
• Hệ thống hóa, và hoàn thiện cơ sở lý luận về môi trường đầu tư.
• Làm rõ cơ sở lý luận về tác động của môi trường đầu tư đến FDI.
• Phân tích quá trình cải thiện môi trường đầu tư từ năm 1986 cho đến hết năm
2009 theo từng yếu tố của môi trường đầu tư.
• Căn cứ vào vào một số chỉ số và kết quả điều tra để đánh giá tổng quát quá trình
cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam.
• Trên cơ sở sự thay đổi của các yếu tố môi trường đầu tư và quá trình thu hút vốn
FDI, đề tài sẽ phân tích ảnh hưởng của môi trường đầu tư đến việc tình hình thu
hút và thực hiện vốn FDI giai đoạn 1988-2009.
• Sử dụng phương pháp thích hợp để rút ra những trở ngại quan trọng của môi
trường đầu tư đến thu hút và sử dụng vốn FDI.
• Đề xuất một số giải pháp ưu tiên khắc phục những tồn tại chính của môi trường
đầu tư để thu hút hiệu quả nguồn vốn FDI.

Footer Page 12 of 89.


Header Page 13 of 89.

xiii

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư với việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp

nước ngoài. Môi trường đầu tư có tác động đến FDI bao gồm: môi trường đầu tư ở
nước nhận đầu tư (còn gọi là môi trường đầu tư nước ngoài), môi trường đầu tư ở
nước đầu tư và môi trường quốc tế. Trong ba môi trường đầu tư thành phần, chỉ có
môi trường ĐTNN là môi trường mà nước nhận đầu tư có thể chủ động kiểm soát
khi muốn thu hút vốn FDI. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu môi trường đầu tư của
Việt Nam. Trong các yếu tố của môi trường đầu tư Việt Nam, có những yếu tố coi
như ổn định hoặc hầu như không thay đổi như điều môi trường tự nhiên, môi trường
chính trị. Do đó, luận án chỉ tập trung vào trình bày các yếu tố của môi trường đầu
tư mà chính phủ có ảnh hưởng mạnh, gồm: Môi trường chính sách, pháp luật; Thủ
tục hành chính; Môi trường kinh tế; Cơ sở hạ tầng và Nguồn nhân lực.
Về phạm vi thời gian, đề tài nghiên cứu môi trường đầu tư, ảnh hưởng của
môi trường đầu tư tới nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ khi Việt nam thực
hiện chính sách đổi mới đến năm 2009. Cuối cùng, đề tài đưa ra các giải pháp cải
thiện môi trường đầu tư cho thời gian tới.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu và thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, trong quá trình
nghiên cứu, đề tài sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp
thống kê, phương pháp khảo nghiệm tổng kết thực tiễn, phương pháp tổng hợp, so
sánh, đối chiếu, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp điều tra và phương pháp
Pareto. Đề tài còn sử dụng một số bảng, biểu, sơ đồ để minh hoạ.
Về dữ liệu, luận án đã thu thập cả dữ liệu thứ cấp và sơ cấp. Với dữ liệu thứ
cấp, luận án sử dụng số liệu thống kê ở Niên giám thống kê các năm của Tổng cục
Thống kê, số liệu FDI của Cục Đầu tư nước ngoài, các số liệu về các yếu tố của môi
trường đầu tư của Bộ Kế hoạch đầu tư, Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Giao
thông vận tải và các bộ khác. Ngoài ra, luận án cũng trích dẫn ý kiến đánh giá của

Footer Page 13 of 89.


Header Page 14 of 89.


xiv

một số chuyên gia, các số liệu đánh giá chỉ số môi trường đầu tư của tổ chức trong
nước và quốc tế.
Bảng 1.1. Mẫu điều tra các doanh nghiệp FDI
Tỉnh/thành phố Số phiếu Tỷ trọng
Vùng
Vùng kinh tế trọng điểm
Bắc Ninh
2
2% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Hà Nội
43
47% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Hải Dương
1
1% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Hải Phòng
1
1% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Hưng Yên
10
11% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Quảng Ninh

2
2% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Vĩnh Phúc
3
3% Đồng bằng Sông Hồng
Bắc Bộ
Bình Dương
1
1%
Đông Nam Bộ
Phía Nam
Bình Phước
1
1%
Đông Nam Bộ
Phía Nam
Hồ Chí Minh
15
16%
Đông Nam Bộ
Phía Nam
Vũng Tàu
1
1%
Đông Nam Bộ
Phía Nam
Đà nẵng
2
2% Duyên hải Miền Trung

Miền Trung
Nghệ An
1
1% Duyên hải Miền Trung
Quảng Nam
4
4% Duyên hải Miền Trung
Miền Trung
Thanh Hóa
1
1% Duyên hải Miền Trung
Kon Tum
1
1%
Tây Nguyên
Lạng Sơn
1
1%
Vùng núi phía Bắc
Lào Cai
1
1%
Vùng núi phía Bắc
Yên Bái
1
1%
Vùng núi phía Bắc
Tổng
92
100%

Với dữ liệu sơ cấp, luận án cũng sử dụng phương pháp điều tra để thu thập số
liệu đánh giá thực trạng môi trường đầu tư ở Việt Nam và ảnh hưởng của môi
trường đầu tư đến thu hút vốn FDI. Trong tháng 1, 2 năm 2010, phiếu điều tra được
gửi tới 200 DN có vốn FDI và nhận được 92 phiếu trả lời, đạt 46%. Mẫu phiếu điều
tra và kết quả điều tra được trình bày ở phụ lục 1, 2. Mẫu phiếu điều tra cũng được
dịch ra tiếng Anh nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc điều tra. Trong số 92 phiếu
điều tra trả lời, số phiếu điều tra được DN FDI trả lời nhiều nhất ở 3 địa phương (Hà
Nội 47%, Hồ Chí Minh 16%, Hưng Yên 11%). Số phiếu điều tra trả lời ở 19 tỉnh
thành phố, tập trung ở cả 3 vùng kinh tế trọng điểm và nhiều vùng trong cả nước
Đông Nam Bộ, Đồng bằng Sông Hồng, Duyên hải Miền Trung, Vùng núi phía Bắc,

Footer Page 14 of 89.


Header Page 15 of 89.

xv

Tây Nguyên. Tuy số phiếu trả lời chỉ là 92 phiếu, chưa được nhiều và mang tính
chất tham khảo, nhưng kết quả điều tra cung cấp thông tin tham khảo có ích về ý
kiến của các DN FDI, phản ánh những rào cản ảnh hưởng tới hoạt động đầu tư của
họ, bổ trợ cho những đánh giá về môi trường đầu tư thu được từ các thông tin thứ
cấp.
6. Những đóng góp mới của luận án
Đứng trước nhu cầu vốn đầu tư cho tăng trưởng và phát triển kinh tế còn
chưa được đáp ứng, Việt Nam cần thường xuyên xem xét tác động của môi trường
đầu tư đến thu hút và giải ngân FDI, phát hiện những rào cản đối với quá trình thu
hút vốn FDI. Rào cản của môi trường đầu tư không chỉ cố định một số yếu tố nhất
định vì môi trường đầu tư bao gồm tổng hòa của nhiều yếu tố luôn vận động, thay
đổi theo thời gian tạo ra các trạng thái khác nhau. Những yếu tố này có thể là rào

cản đối với thu hút vốn FDI ngày hôm qua có thể đã được dỡ bỏ thì ngày hôm nay
lại xuất hiện thêm rào cản mới có thể ảnh hưởng mạnh mẽ hơn đến hoạt động thu
hút FDI. Việc định kỳ đánh giá lại môi trường đầu tư là một nhiệm vụ và còn là đòi
hỏi khách quan, giúp Việt nam tăng cường thu hút vốn FDI một cách hiệu quả để
phát triển kinh tế bền vững. Với ý nghĩa đó, luận án mong muốn góp phần nhỏ vào
việc tìm hiểu yếu tố trọng yếu gây trở ngại cho thu hút vốn FDI và đề xuất giải pháp
cải thiện yếu tố trọng yếu này trong giai đoạn hiện nay nhằm thu hút có hiệu quả
nguồn vốn FDI. Cụ thể, luận án đã có một số đóng góp mới sau:
• Luận án đã đưa ra bức tranh tổng thể lý luận về môi trường đầu tư gồm khái
niệm, đặc điểm, phân loại, các yếu tố của môi trường đầu tư các chỉ số môi
trường đầu tư. Các nghiên cứu khác chỉ đề cập phần nào và chưa hệ thống đầy
đủ vấn đề lý luận về môi trường đầu tư.
• Căn cứ vào phạm vi và mục đích nghiên cứu của luận án, tác giả rút ra khái niệm
môi trường đầu tư và làm rõ hơn khái niệm môi trường đầu tư: môi trường đầu
tư gồm nhiều yếu tố, chỉ đề cập đến môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư, có
ảnh hưởng đến chu kỳ dự án đầu tư và mang lại lợi ích kinh tế cho mọi người
không chỉ chủ đầu tư nhằm tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.

Footer Page 15 of 89.


Header Page 16 of 89.

xvi

• Căn cứ vào khái niệm môi trường đầu tư, luận án đã mạnh dạn rút ra và phân
tích 5 đặc điểm của môi trường đầu tư, bao gồm: tính tổng hợp, tính hai chiều,
tính động, tính mở và tính hệ thống của môi trường đầu tư.
• Trong nội dung lý thuyết về môi trường đầu tư, luận án đã tổng hợp, hệ thống
hóa và làm rõ các yếu tố của môi trường đầu tư, các tiêu chí phân loại môi

trường đầu tư và các chỉ số phản ánh hiện trạng môi trường đầu tư.
• Luận án hệ thống hóa các lý thuyết tạo ra dòng chảy FDI, phân tích các yếu tố
của môi trường đầu tư nước nhận đầu tư đề cập trong các lý thuyết có ảnh hưởng
tới dòng chảy FDI. Đồng thời, luận án cũng phân tích cơ chế tác động của môi
trường đầu tư đến thu hút vốn FDI qua 3 khía cạnh: chi phí đầu tư, rủi ro đầu tư
và rào cản cạnh tranh.
• Môi trường nước nhận đầu tư thay đổi các do sự tác động của nhân tố chủ quan
và khách quan. Theo tác giả, quá trình cải thiện môi trường đầu tư chịu tác động
của: Nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của bản thân các quốc gia, Xu hướng tự do
hóa, toàn cầu hóa, Xu hướng phát triển khoa học và công nghệ trên thế giới, Các
công ty xuyên quốc gia, Chính sách và khả năng của nhà ĐTNN. Luận án đã chỉ
rõ vì sao từng nhân tố có ảnh hưởng đến quá trình cải thiện môi trường đầu tư.
• Để thu thập số liệu sơ cấp làm cơ sở cho việc đánh giá quá trình cải thiện môi
trường đầu tư, tác động của các yếu tố thuộc môi trường đầu tư đến thu hút vốn
FDI, luận án đã tiến hành điều tra các DN FDI, kết quả thu được 92 phiếu trả lời.
• Trong luận án, tác giả đã vận dụng phương pháp Pareto vào quá trình nghiên cứu
luận án nhằm tìm ra yếu tố quan trọng gây trở ngại đến hoạt động FDI. Luận án
đã đề xuất quy trình đánh giá, cải thiện môi trường đầu tư theo phương pháp
Pareto (Sơ đồ 1.6. ).
• Luận án đã phân tích quá trình cải thiện môi trường đầu tư của Việt Nam theo
môi trường thành phần như môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, môi
trường chính sách, pháp luật, thủ tục hành chính, môi trường kinh tế, cơ sở hạ
tầng, nguồn nhân lực. Các môi trường đầu tư thành phần được tác giả cố gắng

Footer Page 16 of 89.


Header Page 17 of 89.

xvii


thu thập số liệu phân tích theo tiến trình thời gian. Bên cạnh đó, luận án sử dụng
kết quả điều tra để đánh giá từng môi trường đầu tư thành phần.
• Căn cứ vào kết quả điều tra và các chỉ số được các tổ chức công bố theo thời
gian để đánh giá quá trình cải thiện môi trường. Đây là các chỉ số được các tổ
chức công bố gần đây nhất.
• Luận án đã phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi các môi trường đến FDI từ năm
1988-2009 theo từng giai đoạn đến vốn FDI thu hút và thực hiện theo từng giai
đoạn. Đồng thời, luận án cũng cho thấy ảnh hưởng bởi các yếu tố thuộc môi
trường đầu tư đến cơ cấu FDI thu hút và thực hiện theo ngành, vùng, hình thức
đầu tư.
• Luận án đã sử dụng chỉ số về môi trường đầu tư của năm 2009 kết hợp với biểu
diễn bằng biểu đồ Pareto những yếu tố gây trở ngại lớn nhất cho hoạt động
ĐTNN theo đánh giá của các DN điều tra để chỉ ra một số tồn tại trọng yếu của
môi trường đầu tư có ảnh hưởng nhiều nhất đến FDI. Những trở ngại lớn nhất
ảnh hưởng đến thu hút FDI thuộc về các yếu tố: môi trường kinh tế vĩ mô, quy
hoạch phát triển kinh tế, xã hội của vùng, ngành, hệ thống luật pháp liên quan
đến đầu tư và kinh doanh, thủ tục hành chính, tham nhũng, cơ sở hạ tầng và
nguồn nhân lực.
• Để quá trình cải thiện môi trường đầu tư đạt hiệu quả cao, tác giả đã đề xuất
những quan điểm cần quán triệt trong quá trình cải thiện môi trường đầu tư, bao
gồm: cải thiện môi trường đầu tư phải đi trước một bước; cải thiện môi trường
đầu tư hệ thống, đồng bộ, hợp lý; kết hợp cải thiện từng bước với những bước
đột phá; đảm bảo nguyên tắc tập trung, dân chủ trong quá trình cải thiện môi
trường đầu tư; cải thiện môi trường đầu tư thường xuyên và định kỳ; cải thiện
môi trường đầu tư cần quan tâm tới lợi ích của nhiều bên: nhà đầu tư, xã hội; cải
thiện môi trường đầu tư phải phù hợp với điều kiện địa phương và bối cảnh môi
trường đầu tư quốc tế; xã hội hóa quá trình cải thiện môi trường đầu tư; gắn kết
chặt chẽ quá trình cải thiện môi trường đầu tư với hoạt động xúc tiến đầu tư.


Footer Page 17 of 89.


Header Page 18 of 89.

xviii

• Luận án đã ưu tiên các yếu tố trở ngại trọng yếu của môi trường đầu tư để đề
xuất các giải pháp có tính hệ thống nhằm giải quyết các trở ngại này của môi
trường đầu tư trong thời gian tới nhằm thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương như sau:
Chương 1: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
Chương 2: Môi trường đầu tư với hoạt động thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài
vào Việt Nam
Chương 3: Một số giải pháp nhằm tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư Việt nam để
thu hút có hiệu quả nguồn vốn FDI vào Việt Nam

Footer Page 18 of 89.


Header Page 19 of 89.

1

CHƯƠNG 1. MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ VỚI HOẠT ĐỘNG THU HÚT ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ PHÂN LOẠI MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ
1.1.1. Khái niệm
Môi trường được hiểu là một không gian hữu hạn bao quanh những sự vật

hiện tượng, yếu tố hay một quá trình hoạt động nào đó như môi trường nước, môi
trường văn hoá, môi trường sống, môi trường kinh doanh… Môi trường đầu tư là
một thuật ngữ đã được nghiên cứu và sử dụng trong lĩnh vực kinh tế và quản trị kinh
doanh ở nhiều nước trên thế giới. Cho đến hiện nay, khái niệm môi trường đầu tư
được nhiều tác giả đề cập đến nhưng vẫn còn chưa thống nhất. Khái niệm môi
trường đầu tư được nghiên cứu và xem xét theo nhiều khía cạnh khác nhau tuỳ theo
mục đích, phạm vi, đối tượng nghiên cứu.
• Khái niệm 1: “Môi trường đầu tư quốc tế là tổng hoà các yếu tố có ảnh hưởng
đến các hoạt động kinh doanh của nhà đầu tư trên phạm vi toàn cầu.”[25]
Khái niệm này đề cập đến các yếu tố của môi trường đầu tư quốc tế ảnh
hưởng đến dòng chảy vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài. Trong đó, môi trường đầu tư
quốc tế bao gồm các yếu tố của nước nhận đầu tư (như tình hình chính trị, chính
sách-pháp luật, vị trí địa lý-điều kiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế, các đặc
điểm văn hoá xã hội), các yếu tố ở nước đầu tư (như thay đổi chính sách kinh tế vĩ
mô, các hoạt động thúc đẩy đầu tư ra nước ngoài của chính phủ, tiềm lực kinh tế,
khoa học công nghệ) và các yếu tố thuộc môi trường quốc tế (như xu hướng đối
thoại chính trị khu vực và thế giới, liên kết khu vực, tăng trưởng của TNCs và tốc độ
toàn cầu hoá). Vậy, môi trường đầu tư quốc tế gồm 3 môi trường bộ phận, đó là:
môi trường đầu tư ở nước nhận đầu tư (còn gọi là môi trường ĐTNN), môi trường
đầu tư ở nước đi đầu tư và môi trường quốc tế. Mối quan hệ giữa 3 môi trường được
thể hiện ở Sơ đồ 1.1. Nếu từng yếu tố của từng môi trường bộ phận thay đổi sẽ tác
động đến quyết định đầu tư ra nước ngoài của chủ đầu tư, và từ đó ảnh hưởng đến
dòng chảy vốn đầu tư quốc tế.

Footer Page 19 of 89.


Header Page 20 of 89.

2

Môi trường quốc tế
Môi trường đầu tư

(dung môi)

Môi trường đầu

ở nước đi đầu tư

tư nước ngoài

Dòng vốn đầu tư ra nước ngoài
Dòng lợi nhuận đầu tư chuyển về nước
Nguồn: Phùng Xuân Nhạ [25].
Sơ đồ 1.1. Môi trường đầu tư quốc tế
Tuy nhiên, khác với khái niệm môi trường đầu tư quốc tế, các tác giả khác
chỉ chú ý tới môi trường ĐTNN.
• Khái niệm 2: “môi trường đầu tư là tổng thể các yếu tố, điều kiện và chính sách
của nước tiếp nhận đầu tư chi phối đến hoạt động đầu tư nước ngoài.” [38]
Khái niệm 2 cũng quan tâm tới ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới hoạt
động FDI nhưng chỉ chú ý tới các yếu tố của môi trường đầu tư của nước tiếp nhận
đầu tư. Khái niệm này không đề cập tới các yếu tố của môi trường bên ngoài (môi
trường quốc tế, môi trường nước đi đầu tư) có ảnh hưởng đến hoạt động FDI.
• Khái niệm 3, “môi trường đầu tư phản ánh những nhân tố đặc trưng của địa
điểm, từ đó tạo thành các cơ hội và động lực cho DN đầu tư hiệu quả, tạo việc
làm và phát triển”. [65]
Khái niệm 3 được đưa ra trong Báo cáo phát triển thế giới năm 2005, khái
niệm này chỉ xem xét tới môi trường đầu tư của một địa điểm (một quốc gia, một
vùng, một địa phương), môi trường đầu tư là tập hợp các nhân tố đặc trưng địa điểm
ảnh hưởng tới quyết định đầu tư. Chính những nhân tố đặc thù địa điểm có ảnh

hưởng tới chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranh của DN, từ đó ảnh hưởng tới lợi nhuận
kỳ vọng. Các nhà đầu tư sẽ xem xét tác động của các yếu tố này tới lợi nhuận của
mình để ra quyết định đầu tư. Trong những nhân tố của môi trường đầu tư, có những
nhân tố chính phủ có tác động đáng kể như văn bản pháp luật, thuế, cơ sở hạ tầng,

Footer Page 20 of 89.


Header Page 21 of 89.

3

tham nhũng...; và có những nhân tố chính phủ ít có ảnh hưởng như điều kiện tự
nhiên, quy mô thị trường. Việc cải thiện môi trường đầu tư được thực hiện thông
qua những nhân tố mà chính phủ có thể tác động. Do đó, báo cáo phát triển thế giới
năm 2005 chỉ chú trọng tới các yếu tố này, đó chính là các chính sách và hành vi của
chính phủ. Báo cáo này đã đề cập tới môi trường đầu tư tại nước nhận đầu tư, đây là
một phần quan trọng chủ đầu tư xem xét khi ra quyết định đầu tư bên cạnh năng lực
và chiến lược đầu tư của mình.
Báo cáo cũng phân loại các yếu tố của môi trường đầu tư theo chức năng
quản lý của chính phủ và ảnh hưởng của môi trường đầu tư tới quyết định đầu tư
thông qua tác động chi phí, rủi ro, rào cản cạnh tranh của nhà đầu tư. Với tiêu đề của
Báo cáo là Môi trường đầu tư tốt hơn cho mọi người, môi trường đầu tư là dành cho
mọi chủ thể kinh tế, DN lớn, DN nhỏ, hoạt động đầu tư trong nước và hoạt động đầu
tư có vốn nước ngoài. Hơn nữa, môi trường đầu tư không chỉ mang lại lợi nhuận cho
bản thân DN đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho xã hội, lợi ích cho các chủ thể khác
của nền kinh tế.
Ngoài ra, còn có các khái niệm môi trường đầu tư khác:
• “Môi trường đầu tư là hệ thống các yếu tố đặc thù của quốc gia đang định hình
ra những cơ hội để các doanh nghiệp đầu tư có hiệu quả.”[27]

• Môi trường đầu tư là tổng hợp các yếu tố (điều kiện về pháp luật, kinh tế, chính
trị-xã hội, các yếu tố về cơ sở hạ tầng, năng lực thị trường và cả các lợi thế của
một quốc gia) có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động đầu tư của các nhà đầu tư
tại một quốc gia.
• Môi trường đầu tư là một tập hợp các yếu tố tác động tới các cơ hội, các ưu đãi,
các lợi ích của các DN khi đầu tư mới, mở rộng sản xuất kinh doanh, có tác
động chi phối tới hoạt động đầu tư thông qua chi phí, rủi ro và cạnh tranh.
Ở các khái niệm sau, môi trường đầu tư bao gồm nhiều yếu tố như điều kiện
tự nhiên, kinh tế, chính trị, xã hội, sự sẵn sàng và đồng thuận của chính phủ, chính
quyền một quốc gia hay khu vực lãnh thổ trong quốc gia. Tất cả các yếu tố riêng có

Footer Page 21 of 89.


Header Page 22 of 89.

4

của một quốc gia sẽ tạo ra những cơ hội đầu tư, có ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
của DN, của nhà đầu tư. Môi trường đầu tư có ảnh hưởng tới lợi ích của DN, có tác
động tới hoạt động đầu tư tại quốc gia đó nhưng không đề cập tới lợi ích của các
chủ thể khác và toàn bộ nền kinh tế. Rõ ràng, hoạt động đầu tư là của chủ đầu tư và
do chủ đầu tư quyết định nhưng nó có tương tác với các chủ thể khác của nền kinh
tế, từ đó có tác động tới tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Các khái niệm trên đều bao gồm hai phần: phần một đề cập tới các yếu tố của
môi trường đầu tư, phần hai là ảnh hưởng của các yếu tố tới hoạt động đầu tư của ai.
Tùy thuộc vào mục đích nghiên cứu, mỗi khái niệm đều giới hạn phạm vi của từng
phần hoặc một trong hai phần đó. Chẳng hạn, với khái niệm 1, môi trường đầu tư
bao gồm 3 môi trường bộ phận còn các khái niệm khác thì môi trường đầu tư chỉ đề
cập trong phạm vi môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư. Với phần hai, khái niệm

1 và 2 chỉ giới hạn tới hoạt động đầu tư của nhà ĐTNN, các khái niệm khác đề cập
tới hoạt động đầu tư trong phạm vi một quốc gia, cả trong nước và nước ngoài.
Trong tất cả khái niệm, chỉ duy nhất khái niệm môi trường đầu tư của Ngân hàng
Thế giới đề cập tác động của môi trường đầu tư tới cả các chủ thể khác của nền kinh
tế như người lao động cũng như tới tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Tại Việt Nam, trong khi khả năng tích lũy vốn chưa đáp ứng nhu cầu vốn đầu
tư cho phát triển thì việc tích cực thu hút nguồn vốn FDI là cần thiết. Có nhiều yếu
tố của môi trường đầu tư ảnh hưởng tới dòng chảy vốn FDI, bao gồm: môi trường
đầu tư ở nước nhận đầu tư (còn gọi là môi trường ĐTNN), môi trường đầu tư ở
nước đi đầu tư và môi trường quốc tế. Trong ba môi trường đầu tư thành phần, môi
trường đầu tư của nước đi đầu tư và môi trường đầu tư quốc tế là chịu sự kiểm soát
của nhà ĐTNN, chỉ có môi trường ĐTNN là môi trường mà nước nhận đầu tư có thể
chủ động kiểm soát, và cải thiện khi muốn thu hút vốn FDI. Luận án chỉ tập trung
nghiên cứu môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư và ảnh hưởng của nó tới
thu hút vốn FDI. Với phạm vi nghiên cứu của luận án, tác giả xin đưa ra khái niệm
môi trường đầu tư như sau:

Footer Page 22 of 89.


Header Page 23 of 89.

5

Môi trường đầu tư là tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài, và phát triển kinh tế.
Trước hết, môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố của nước nhận đầu
tư. Các yếu tố này có thể thuộc về các nhóm và các môi trường bộ phận nếu phân
loại theo các tiêu chí khác nhau. Các yếu tố của môi trường đầu tư gồm các yếu tố
thuộc các môi trường tự nhiên, môi trường chính trị, pháp luật, môi trường kinh tế,

môi trường văn hóa xã hội. Thứ hai, môi trường đầu tư ở khái niệm này chỉ đề cập
đến môi trường đầu tư của nước tiếp nhận đầu tư, mà không đề cập đến các môi
trường bên ngoài quốc gia mặc dù các yếu tố của môi trường bên ngoài có ảnh
hưởng tới sự thay đổi của các yếu tố của môi trường đầu tư của nước nhận đầu tư.
Thứ ba, các yếu tố của môi trường đầu tư có tác động tới cả chu kỳ dự án ĐTNN, kể
từ khi nhà ĐTNN bắt đầu tìm hiểu về môi trường đầu tư, nắm bắt cơ hội đầu tư để
bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư, lập dự án để đưa ra quyết định đầu tư, thực hiện
đầu tư để có thể đưa các kết quả của quá trình thực hiện đầu tư vào vận hành, tiến
hành hoạt động sản xuất kinh doanh và chấm dứt dự án. Hay, môi trường đầu tư là
tổng hoà các yếu tố của nước nhận đầu tư có tác động tới chu kỳ dự án FDI. Một
môi trường đầu tư tốt là môi trường đầu tư không chỉ cố gắng thu hút vốn ĐTNN
mà còn tạo môi trường hoạt động tốt cho cả quá trình sản xuất kinh doanh cho đến
khi nhà đầu tư chấm dứt hoạt động đầu tư. Thứ tư, tác giả cũng muốn nhấn mạnh
đến khái niệm môi trường đầu tư tốt. Môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại hiệu
quả cho chủ đầu tư mà còn cho nước nhận đầu tư. Lợi nhuận được coi là mục tiêu
cuối cùng của các nhà đầu tư, tuy nhiên nếu môi trường đầu tư thuận lợi thì hoạt
động đầu tư có hiệu quả, ngược lại, nếu môi trường đầu tư có nhiều yếu tố không
thuận lợi thì có thể tạo ra các rào cản cho hoạt động đầu tư, và hiệu quả hoạt động
đầu tư không cao và nhà đầu tư sẽ chuyển hướng đầu tư nước khác. Tuy nhiên, cần
cân bằng lợi ích kinh tế xã hội với lợi ích mà nhà đầu tư thu được. Về mặt nguyên
tắc, môi trường đầu tư tạo điều kiện cho DN đầu tư hiệu quả nhằm góp phần thực
hiện các mục tiêu xã hội. Nếu dự án có lợi ích kinh tế xã hội thu được nhỏ hơn chi
phí xã hội bỏ ra cho dự án đó thì dự án ĐTNN đó không được chấp nhận đầu tư.

Footer Page 23 of 89.


Header Page 24 of 89.

6


Môi trường đầu tư tốt không chỉ mang lại lợi ích cho bản thân nhà đầu tư, mà còn
mang lại lợi ích cho cả nền kinh tế. Do đó, quá trình cải thiện môi trường đầu tư cần
gắn bó chặt chẽ với định hướng phát triển kinh tế xã hội, cần khẳng định rõ ràng là
cải thiện môi trường đầu tư nhằm thu hút vốn ĐTNN cho phát triển kinh tế xã hội.
Thu hút vốn FDI nếu chỉ chú trọng tới lượng vốn không thì chưa đủ mà cần chú ý
tới chất lượng FDI, tới định hướng thu hút FDI. Vốn FDI cần thu hút có chọn lọc để
góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế bền vững.
Bên cạnh khái niệm môi trường đầu tư, khái niệm môi trường kinh doanh hay
môi trường đầu tư kinh doanh cũng được sử dụng rất phổ biến. Có quan điểm đồng
nhất hai khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh, trong khi đó có
quan điểm cho rằng hai khái niệm này có sự khác biệt. Ngay bản thân khái niệm
môi trường kinh doanh cũng có nhiều định nghĩa khác nhau. “Môi trường kinh
doanh được hiểu là tổng thể các yếu tố, các nhân tố bên ngoài và bên trong vận động
tương tác lẫn nhau, tác động trực tiếp và gián tiếp đến hoạt động sản xuất kinh
doanh của DN" [15, tr.65], [71]. Theo khái niệm này, môi trường kinh doanh bao
gồm môi trường bên trong và môi trường bên ngoài. Những yếu tố bên trong phản
ánh điểm mạnh và điểm yếu của DN so với đối thủ cạnh tranh, những yếu tố bên
ngoài tạo ra các cơ hội kinh doanh hoặc nguy cơ đến hoạt động kinh doanh của DN.
Theo cách hiểu hẹp hơn thì môi trường kinh doanh chỉ bao gồm các yếu tố bên
ngoài DN. Môi trường kinh doanh là tập hợp các yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội và
công nghệ (PEST), các yếu tố này nằm ngoài tầm kiểm soát và ảnh hưởng lớn đến
hoạt động kinh doanh, có thể ảnh hưởng cả tích cực và tiêu cực tới hoạt động kinh
doanh của DN [61], [66]. Các yếu tố bên ngoài DN trong khái niệm môi trường kinh
doanh cũng được một số tác giả mở rộng hơn gồm yếu tố xã hội, công nghệ, kinh tế,
môi trường, chính trị (STEEP) hay yếu tố văn hóa-xã hội, chính trị-luật pháp, kinh
tế, tự nhiên, công nghệ (SPENT) [50], [53].
Tóm lại, khái niệm môi trường đầu tư và môi trường kinh doanh có những
điểm tương đồng, đều bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư hoặc
hoạt động kinh doanh. Như tác giả đã đề cập, khái niệm môi trường đầu tư gồm các


Footer Page 24 of 89.


Header Page 25 of 89.

7

yếu tố có tác động tới cả chu kỳ dự án đầu tư, bắt đầu giai đoạn chuẩn bị đầu tư,
thực hiện đầu tư, vận hành kết quả đầu tư (hay tiến hành hoạt động sản xuất kinh
doanh) và chấm dứt dự án. Trong khi đó, theo nghĩa hẹp thì môi trường kinh doanh
là các yếu tố bên ngoài DN có ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của DN, hay chỉ
là giai đoạn thứ ba của chu kỳ dự án đầu tư.
1.1.2. Đặc điểm của môi trường đầu tư
1.1.2.1. Môi trường đầu tư có tính tổng hợp
Môi trường đầu tư là tổng hòa của các yếu tố, các yếu tố không chỉ tác động
tới một nhà đầu tư mà tất cả các nhà đầu tư tại một địa phương nhất định, tác động
tới các đối tượng khác (người lao động, khách hàng, nhà cung cấp...) và tới toàn bộ
nền kinh tế. Đó chính là tính tổng hợp của môi trường đầu tư, tổng hợp của các yếu
tố cấu thành, tác động nên tất cả đối tượng. Nhà đầu tư đánh giá môi trường đầu tư
là một “gói” tổng thể [65]. Bất kỳ sự thay đổi nào của môi trường đầu tư có ảnh
hưởng tới hoạt động đầu tư, tạo ra trở ngại hay cơ hội cho nhà đầu tư. Từng yếu tố
thay đổi theo hướng tích cực nhưng vẫn có thể chưa giải quyết được những rào cản
mà nhà đầu tư gặp phải bởi giữa các yếu tố của môi trường đầu tư có mối quan hệ
tương tác với nhau. Chẳng hạn, khả năng tiếp cận tín dụng sẽ vẫn là trở ngại đối với
nhà đầu tư nếu quyền tài sản không đảm bảo, hoặc luật phá sản yếu kém.
Do đó, khi đánh giá môi trường đầu tư cần xem xét tổng hợp các yếu tố và
mối quan hệ giữa các yếu tố chứ không chỉ xem xét độc lập từng yếu tố. Chính phủ
quản lý tách bạch từng lĩnh vực, phân công trách nhiệm giữa các bộ, ngành nên khi
đánh giá và cải thiện môi trường đầu tư cần phối hợp giữa các bộ, ngành, các cấp.

Khi cải thiện môi trường đầu tư cần xem xét ảnh hưởng của quá trình cải thiện này
tới các đối tượng khác nhau và cả nền kinh tế. Các yếu tố của môi trường đầu tư
khác nhau giữa các vùng, các quốc gia. Bản thân trong một vùng, quốc gia, các yếu
tố cũng khác nhau giữa các thời kỳ. Sự khác nhau về môi trường đầu tư theo vùng,
quốc gia và thời gian phụ thuộc vào quá trình phát triển kinh tế xã hội của quốc gia,
trình độ phát triển kinh tế xã hội của từng quốc gia, sự tác động của quá trình toàn
cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và một số yếu tố khách quan khác như điều kiện

Footer Page 25 of 89.


×