Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Giải pháp tái cấu trúc tài chính Tổng Công ty Sông Đà

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.32 MB, 230 trang )

Header Page 1 of 89.

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng: Luận án tiến sĩ “ Giải pháp Tái cấu trúc tài chính
Tổng Công ty Sông Đà” là công trình nghiên cứu độc lập, do chính tôi hoàn
thành. Các tài liệu trích dẫn trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan trên.
Hà Nội, ngày

tháng

Nghiên cứu sinh

Lý Quang Thái

Footer Page 1 of 89.

năm 2016


Header Page 2 of 89.

MỤC LỤC

Trang
MỞ ĐẦU

1

CHƯƠNG I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


6

VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC

6

1.2. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU NƯỚC NGOÀI

8

1.3. KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TẠI

12

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU

13

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH

15

NGHIỆP
2.1. LÝ LUẬN CHUNG VỀ CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

15

2.1.1. Tài chính doanh nghiệp và các quyết định tài chính của doanh nghiệp


15

2.1.1.1. Khái niệm tài chính doanh nghiệp

15

2.1.1.2. Các quyết định tài chính của doanh nghiệp

17

2.1.2. Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

19

2.1.2.1. Khái niệm và đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

19

2.1.2.1.1. Khái niệm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

19

2.1.2.1.2. Đặc điểm cấu trúc tài chính doanh nghiệp

22

2.1.2.2. Các lý thuyết về cấu trúc vốn của doanh nghiệp

24


2.1.2.2.1. Lý thuyết về cơ cấu vốn tối ưu theo quan điểm truyền thống

24

2.1.2.2.2. Lý thuyết M&M về cơ cấu vốn của doanh nghiệp

26

2.1.2.2.3. Lý thuyết đánh đổi cấu trúc vốn

31

2.1.2.2.4. Lý thuyết trật tự phân hạng

34

2.1.2.2.5. Lý thuyết lợi nhuận hoạt động ròng

36

2.1.2.2.6. Ý nghĩa khi nghiên cứu các lý thuyết về cơ cấu vốn

37

Footer Page 2 of 89.


Header Page 3 of 89.


2.1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh cấu trúc tài chính doanh nghiệp

38

2.1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp

45

2.2. TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP

49

2.2.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính và sự cần thiết tái cấu trúc tài chính của

49

doanh nghiệp
2.2.1.1. Khái niệm tái cấu trúc tài chính

49

2.2.1.2. Sự cần thiết tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

51

2.2.2. Mục tiêu của tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

52

2.2.3. Các giai đoạn của tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp


54

2.2.4. Nội dung tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

55

2.2.5. Những căn cứ cần xem xét khi quyết định tái cấu trúc tài chính doanh nghiệp

57

2.2.5.1. Tác động của việc sử dụng nợ vay đối với tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu

57

2.2.5.2. Khoản tiết kiệm thuế từ nợ vay

58

2.2.5.3. Rủi ro phá sản và kiệt quệ tài chính

59

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG TY

61

SÔNG ĐÀ TRONG THỜI GIAN QUA
3.1. PHÂN TÍCH MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔNG CÔNG


61

TY SÔNG ĐÀ
3.1.1. Mô hình tổ chức và chức năng nhiệm vụ của TCT Sông Đà

61

3.1.2. Thực trạng hoạt động SXKD của TCT Sông Đà

65

3.1.2.1. Ngành nghề kinh doanh của Tổng Công ty Sông Đà

65

3.1.2.2. Một số đặc điểm ngành nghề kinh doanh của TCT Sông Đà

65

3.1.2.3. Kết quả hoạt động SXKD của TCT Sông Đà giai đoạn 2010 - 2014

67

3.2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA TỔNG CÔNG

71

TY SÔNG ĐÀ GIAI ĐOẠN 2010 - 2014
3.2.1. Tình hình tài chính của TCT Sông Đà trong thời gian qua


72

3.2.1.1. Cơ cấu tài sản

72

3.2.1.2. Sự biến động tài sản

76

Footer Page 3 of 89.


Header Page 4 of 89.

3.2.1.3. Khả năng thanh toán

87

3.2.2. Phân tích thực trạng cấu trúc tài chính của TCT Sông Đà thời

91

gian qua
3.2.2.1. Phân tích thực trạng cơ cấu nguồn vốn

92

3.2.2.2. Phân tích thực trạng sự biến động nguồn vốn


98

3.2.2.3. Phân tích cấu trúc nợ của TCT Sông Đà

102

3.2.2.4. Phân tích cấu trúc vốn chủ sở hữu của TCT Sông Đà

109

3.2.2.5. Phân tích thực trạng sự ổn định nguồn tài trợ

113

3.2.1.6. Thực trạng cân bằng tài chính

115

3.2.1.7. Phân tích thực trạng quan hệ giữa cấu trúc tài chính với hiệu quả

117

tài chính của TCT Sông Đà thời gian qua
3.2.1.8. Cấu trúc tài chính và rủi ro tài chính của TCT Sông Đà

121

3.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ THỰC TRẠNG CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CỦA

122


TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ THỜI GIAN QUA
3.3.1. Những ưu điểm của cấu trúc tài chính TCT Sông Đà giai đoạn 2010 – 2014

122

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

124

3.3.3. Nguyên nhân của những tồn tại

126

CHƯƠNG 4. GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH CHỦ YẾU ĐỐI VỚI

131

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ TRONG THỜI GIAN TỚI
4.1. BỐI CẢNH VÀ QUAN ĐIỂM CƠ BẢN VỀ TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH

131

TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
4.1.1. Bối cảnh kinh tế trong và ngoài nước

131

4.1.1.1. Bối cảnh kinh tế thế giới


131

4.1.1.2. Bối cảnh kinh tế trong nước

132

4.1.2. Quan điểm, định hướng phát triển của TCT Sông Đà

133

4.1.3. Phương hướng, mục tiêu, yêu cầu tái cấu trúc tài chính tại TCT Sông Đà

134

4.1.3.1. Mục tiêu

134

4.1.3.2. Nhiệm vụ trọng tâm của TCT Sông Đà giai đoạn 2015 - 2020

136

Footer Page 4 of 89.


Header Page 5 of 89.

4.1.3.3. Yêu cầu

143


4.2. CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI CHÍNH TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ

146

4.2.1. Cấu trúc tài chính mục tiêu của TCT Sông Đà giai đoạn 2015 - 2020

146

4.2.2. Giải pháp tái cấu trúc tài chính TCT Sông Đà

149

4.2.2.1. Nhóm giải pháp về tái cấu trúc nguồn vốn CSH tại TCT Sông Đà

150

4.2.2.2. Nhóm giải pháp tái cấu trúc khoản nợ phải trả

153

4.2.2.3. Nhóm giải pháp về cơ cấu và tái cơ cấu tài sản

154

4.2.2.4. Nhóm giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn

156

4.2.2.5. Đổi mới và nâng cao nhận thức của lãnh đạo doanh nghiệp về cấu trúc tài chính


159

và tái cấu trúc tài chính
4.2.2.6. Tăng cường kiểm soát và quản trị rủi ro của doanh nghiệp

160

4.2.2.7. Nhóm các giải pháp hỗ trợ

160

4.3. ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP TÁI CẤU TRÚC TÀI

161

CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
KẾT LUẬN

167

TÀI LIỆU THAM KHẢO

169

CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

172

Footer Page 5 of 89.



Header Page 6 of 89.

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ADB
BĐS
BHXH
BOT
CSH
ĐBTC
DNNN
DSCR
ĐTDH
EPC
EVN
HTK
KH
KHN
LNTT
NCS
NCVLĐ
NPT
NSNN
NV
NVLĐR
NVTT
QTTC
SXKD
TCT

TS
TSCĐ
TSLĐ
TTCK

Footer Page 6 of 89.

Ngân hàng Phát triển Châu Á
Bất động sản
Bảo hiểm xã hội
Hợp đồng Xây dựng, Kinh doanh, Chuyển giao
Chủ sở hữu
Đòn bẩy tài chính
Doanh nghiệp nhà nước
Hệ số trả nợ vay
Đầu tư dài hạn
Tổng thầu EPC (thiết kế, mua sắm, xây dựng)
Tập đoàn điện lực Việt Nam
Hàng tồn kho
Kế hoạch
Kế hoạch năm
Lợi nhuận trước thuế
Nghiên cứu sinh
Nhu cầu vốn lưu động
Nợ phải trả
Ngân sách Nhà nước
Nguồn vốn
Nguồn vốn lưu động ròng
Nguồn vốn tạm thời
Quản trị tài chính

Sản xuất kinh doanh
Tổng Công ty Sông Đà
Tài sản
Tài sản cố định
Tài sản lưu động
Thị trường chứng khoán


Header Page 7 of 89.

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1

Bảng cân đối kế toán doanh nghiệp

Bảng 2.2

Cấu trúc tài chính ở một số nước

Bảng 3.3

Kết quả hoạt động SXKD từ năm 2010 – 2014

Bảng 3.4

Danh sách các đơn vị thành viên TCT Sông Đà theo ngành
nghề kinh doanh.

Bảng 3.5


Cơ cấu tài sản TCT Sông Đà từ năm 2010 - 2014

Bảng 3.6

Sự biến động tài sảncủa TCT giai đoạn 2010-2014

Bảng 3.7

Biến động hàng tồn kho

Bảng 3.8

Khả năng thanh toán

Bảng 3.9

Hệ số nợ của các đơn vị thành viên TCT Sông Đà

Bảng 3.10

Biến động nguồn vốn TCT Sông Đà giai đoạn 2010 - 2014

Bảng 3.11

Biến động nguồn vốn của các đơn vị thành viên TCT Sông
Đà theo ngành nghề kinh doanh

Bảng 3.12

Nguồn vốn chủ sở hữu của TCT Sông Đà từ năm 2010 2014


Bảng 3.13

Vốn chủ sở hữu của các đơn vị thành viên TCT Sông Đà giai
đoạn 2010 – 2014.

Bảng 3.14

Vốn điều lệ của các đơn vị thành viên TCT Sông Đà giai
đoạn 2010 – 2014

Bảng 3.15

Tình hình nguồn vốn

Bảng 3.16

Bảng phản ánh tình hình cân bằng tài chính

Bảng 3.17

Nhu cầu vốn lưu động ròng

Bảng 3.18

Cấu trúc tài chính và hiệu quả tài chính của TCT Sông Đà

Bảng 3.19

Quan hệ giữa cấu trúc tài chính với rủi ro tài chính


Footer Page 7 of 89.


Header Page 8 of 89.

Bảng 3.20

Tình hình thực hiện kế hoạch SXKD của TCT Sông Đà năm
2015

Bảng 3.21

Biến động nguồn vốn TCT Sông Đà năm 2015 theo nhóm
ngành nghề kinh doanh

Bảng 3.22

Footer Page 8 of 89.

Cấu trúc nguồn vốn chủ sở hữu của TCT Sông Đà năm 2015


Header Page 9 of 89.

DANH MỤC CÁC BIỂU
Biểu 2.1

Chi phí sử dụng vốn và cách tiếp cận truyền thống


Biểu 2.2

Chi phí sử dụng vốn theo mệnh đề II – trường hợp không có
thuế của M&M

Biểu 2.3

Chi phí sử dụng vốn theo mệnh đề II – trường hợp có thuế
của M&M

Biểu 2.4

Tác động của lá chắn thuế và chi phí khó khăn tài chính

Biểu 3.5

Tương quan lãi suất huy động, cho vay và VN Index

Biểu 3.6

Khả năng thanh toán của các đơn vị ngành Tổng thầu xây lắp
và Tổng thầu EPC

Biểu 3.7

Khả năng thanh toán của các đơn vị trong ngành SXKD Điện

Biểu 3.8

Khả năng thanh toán của các đơn vị ngành Phát triển nhà ở và

đô thị

Biểu 3.9

Khả năng thanh toán của các đơn vị trong ngành SXKD Vật
liệu xây dựng

Biểu 3.10

Cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn CSH của TCT Sông Đà

Biểu 3.11

Hệ số nợ phải trả trên vốn CSH TCT Sông Đà

Biểu 3.12

Hệ số nợ của các đơn vị ngành tổng thầu xây lắp và tổng thầu
EPC

Biểu 3.13

Hệ số nợ của các đơn vị thành viên ngành SXKD Điện

Biểu 3.14

Hệ số nợ của các đơn vị ngành Phát triển nhà ở và đô thị

Biểu 3.15


Hệ số nợ của các đơn vị thành viên ngành sản xuất vật liệu
xây dựng

Biểu 3.16

Cấu trúc nợ của các đơn vị ngành Tổng thầu xây dựng và
tổng thầu EPC

Footer Page 9 of 89.


Header Page 10 of 89.

Biểu 3.17

Cấu trúc nợ của các đơn vị hoạt động trong ngành SXKD
Điện

Biểu 3.18

Cấu trúc nợ của ngành Phát triển nhà ở và đô thị

Biểu 3.19

Cấu trúc nợ của ngành SXKDvật liệu xây dựng

Biểu 3.20

Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ của ngành Tổng thầu xây
lắp và tổng thầu EPC


Biểu 3.21

Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ của ngành SXKD điện.

Biểu 3.22

Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ ngành Phát triển nhà ở và
đô thị

Biểu 3.23

Cấu trúc nợ theo đối tượng trả nợ ngành SXKD vật liệu xây
dựng

Biểu 3.24

So sánh tỷ lệ Nợ phải trả/Tổng vốn với ROE TCT Sông Đà

Biểu 3.25

So sánh hệ số nợ với ROE ngành Tổng thầu xây lắp và Tổng
thầu EPC

Biểu 3.26

So sánh Hệ số nợ với ROE ngành SXKD Điện

Biểu 3.27


So sánh Hệ số nợ với ROE ngành Phát triển nhà ở và đô thị

Biểu 3.28

So sánh Hệ số nợ với ROE ngành SXKD vật liệu xây dựng

Biểu 3.29

Cơ cấu nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu của TCT Sông
Đà năm 2015

Biểu 3.30

Cấu trúc nợ của TCT Sông Đà năm 2015 theo kỳ hạn trả nợ

Biểu 3.31

Cấu trúc nợ của TCT Sông Đà năm 2015 theo đối tượng trả
nợ

Biểu 3.32

Cấu trúc nguồn vốn chủ sở hữu của TCT Sông Đà năm 2015
theo nhóm ngành nghề kinh doanh

Footer Page 10 of 89.


Header Page 11 of 89.


DANH MỤC SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ

Sơ đồ 2.1

Mô hình cân đối

Sơ đồ 2.2

Bốn giai đoạn của tái cấu trúc tài chính

Sơ đồ 2.3

Các nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh
nghiệp

Sơ đồ 3.4

Footer Page 11 of 89.

Sơ đồ tổ chức Tổng công ty Sông Đà


Header Page 12 of 89.

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

Phụ lục 1

Bảng cân đối kế toán hợp nhất toàn TCT Sông
Đà từ năm 2010 - 2014


Phụ lục 2

Báo cáo Kết quả kinh doanh hợp nhất toàn TCT
Sông Đà từ năm 2010 - 2014

Phụ lục 3

Danh sách các Công ty con, Công ty liên kết và
các khoản đầu tư tài chính TCT Sông Đà cần
thoái vốn

Phụ lục 4

Tóm tắt chiến lược kinh doanh TCT Sông Đà từ
năm 2010 – 2015 và tầm nhìn chiến lược 2020

Phụ lục 5

Thực trạng cấu trúc tài chính của TCT Sông Đà
năm 2015

Footer Page 12 of 89.


1

Header Page 13 of 89.

MỞ ĐẦU

1. Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Những năm vừa qua, trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu,
rộng, mở với nền kinh tế trong khu vực và thế giới, yêu cầu cải cách khu vực
kinh tế nhà nước - trong đó trọng tâm là cải cách, đổi mới, nâng cao hiệu quả
của doanh nghiệp nhà nước, là một yêu cầu cấp bách, trọng tâm trong quá trình
đổi mới nền kinh tế Việt Nam.
Khủng hoảng kinh tế thế giới để lại những hậu quả nặng nề, cần nhiều
năm để khôi phục. Để tồn tại và phát triển trước yêu cầu khách quan của nền
kinh tế thị trường, các doanh nghiệp khu vực kinh tế Nhà nước cần phải thực
hiện tái cấu trúc toàn bộ hệ thống nhằm thích ứng với thời kỳ hậu khủng hoảng,
trong đó tái cấu trúc tài chính là mục tiêu quan trọng nhằm tối đa hóa lợi nhuận
hay nói cách khác là tối đa hóa giá trị doanh nghiệp.
Các Tập đoàn kinh tế Nhà nước ở Việt Nam có vai trò đặc biệt quan
trọng, đóng góp rất lớn cho nền kinh tế của đất nước. Tuy nhiên, trong thời gian
vừa qua có thể thấy tồn tại rất nhiều bất cập trong quản lý của các Tập đoàn
kinh tế, đặc biệt là quản lý tài chính, tiềm ẩn nhiều rủi ro. Vì vậy, việc tái cấu
trúc tài chính các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước là tất yếu.
Chính vì vậy, ngày 17/7/2012, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định
số 929/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Tái cấu trúc doanh nghiệp doanh nghiệp nhà
nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, giai đoạn 20122015”; Tổng công ty Sông Đà - một Tổng công ty nhà nước mạnh, nòng cốt
trực thuộc Bộ Xây dựng, cũng là đối tượng trong đề án tái cấu trúc được Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt nêu trên.
Mặc dù trong những năm qua, hoạt động sản xuất kinh doanh, đầu tư của
Tổng công ty Sông Đà đã đạt được nhiều kết quả nhất định, là nhà thầu hàng
đầu trong lĩnh vực xây dựng tại Việt Nam - đặc biệt là xây dựng thủy điện.Quy

Footer Page 13 of 89.


Header Page 14 of 89.


2

mô và khả năng tích tụ vốn ngày càng tăng qua các năm.Tuy nhiên, hoạt động
SXKD của Tổng Công ty Sông Đà trong những năm qua còn nhiều hạn chế; tỷ
suất sinh lời kinh tế của tài sản (BEP) và tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn
kinh doanh (ROA) rất thấp. Nhiều bất cập trong quản lý và vận hành tài chính
tại Tổng Công ty.
Một trong những nguyên nhân là do quá trình tái cấu trúc của Tổng Công
ty Sông Đà chỉ được thực hiện ở một số nội dung như: hoàn thiện mô hình tổ
chức của công ty mẹ và các doanh nghiệp thành viên, đổi mới, sắp sếp các
doanh nghiệp thuộc tổng công ty, tập trung vào ngành nghề kinh doanh chính.
Tuy nhiên, các nội dung tái cấu trúc liên quan đến việc lành mạnh hóa tình hình
tài chính, đặc biệt là tái cấu trúc tài chính tổng công ty chưa được đặt ra một
cách đầy đủ. Vì vậy đã dẫn đến những tồn tại, bất hợp lý trong cấu trúc tài chính
tại Tổng công ty.Với cấu trúc tài chính không hợp lý, không được xây dựng
dựa trên cơ sở khoa học và dài hạn mà chủ yếu xuất phát từ nhu cầu sử dụng
vốn và năng lực thực tế hiện có, điều đó không những tạo nên sự kém hiệu quả
trong hoạt động SXKD, mà còn tiềm ẩn những rủi ro tài chính lớn.
Vì vậy, trong sự cần thiết tái cấu trúc tổng thể Tổng công ty Sông Đà, thì
việc tái cấu trúc tài chính của Tổng công ty phải được đặt thành một nhiệm vụ
trọng tâm. Lựa chọn một cấu trúc tài chính hợp lý sẽ góp phần nâng cao chất
lượng công tác quản trị tài chính của Tổng công ty, nâng cao hiệu quả của việc
huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn tài trợ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh
doanh cũng như tránh các rủi ro cho Tổng công ty Sông Đà.
Xuất phát từ những cơ sở thực tiễn và cơ sở lý luận nêu trên, NCS chọn đề
tài “Giải pháp tái cấu trúc tài chính Tổng công ty Sông Đà” làm luận án tiến
sĩ kinh tế, chuyên ngành Tài chính - Ngân hàng.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát:


Footer Page 14 of 89.


Header Page 15 of 89.

3

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về tài cấu trúc tài chính doanh nghiệp,
phân tích thực trạng cấu trúc tài chính tại Tổng công ty Sông Đà để từ đó đưa
ra phương hướng, giải pháp đồng bộ thực hiện tái cấu trúc tài chính tại Tổng
công ty Sông Đà và các điều kiện để thực thi các giải pháp đó.
2.2. Mục tiêu cụ thể:
- Trên cơ sở lý luận tổng quan về cấu trúc tài chính của các đề tài nghiên
cứu trong và ngoài nước, tiến hành phân tích tìm ra khoảng trống mà NCS cần
tiến hành cho nghiên cứu của mình.
- Đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông Đà, các
nhân tố ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của Tổng Công ty, ưu điểm và hạn
chế và xác định nguyên nhân của những hạn chế trong cấu trúc tài chính của
Tổng Công ty Sông Đà.
- Các giải pháp thực hiện tái cấu trúc tài chính Tổng Công ty Sông Đà để
đạt được cấu trúc tài chính tối ưu.
3. Đối tượng nghiên cứu
Tái cấu trúc tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà chính là tái cấu trúc tài
chính tại công ty mẹ và các công ty con trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà. Vì
vậy, đối tượng nghiên cứu là cấu trúc tài chính tại Công ty mẹ và các công ty
con trực thuộc Tổng Công ty Sông Đà và các yếu tố tác động tới cấu trúc tài
chính của Tổng Công ty.
4. Phạm vi nghiên cứu:
Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính của doanh

nghiệp, lựa chọn mô hình lý thuyết làm khung lý luận cho luận án. Đứng trên
giác độ nhà quản trị doanh nghiệp để đi sâu vào phân tích thực trạng cấu trúc
tài chính của Tổng Công ty Sông Đà từ đó đưa ra các giải pháp để tái cấu trúc
tài chính. Cụ thể:
- Về thời gian: các vấn đề nghiên cứu sẽ được giới hạn trong thời kỳ

Footer Page 15 of 89.


Header Page 16 of 89.

4

hoạt động của Tổng Công ty Sông Đà trong những năm gần đây
- Về không gian: Nghiên cứu trong phạm vi Tổng Công ty Sông Đà (bao
gồm Công ty mẹ và các đơn vị thành viên).
- Về nội dung nghiên cứu: (1) cấu trúc tài chính, (2) các nhân tố ảnh
hưởng tới cấu trúc tài chính, (3) thực trạng cấu trúc tài chính tại Tổng Công ty
Sông Đà, các hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế trong cấu trúc tài chính
tại Tổng Công ty Sông Đà, (4) Các giải pháp tái cấu trúc tài chính và điều kiện
thực hiện để hướng tới cấu trúc tài chính tối ưu tại Tổng Công ty Sông Đà.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
Từ mục tiêu nghiên cứu của luận án, tác giả hướng tới việc tập trung giải
quyết các câu hỏi nghiên cứu đặt ra cho quá trình nghiên cứu về tái cấu trúc tài
chính tại Tổng Công ty Sông Đà như sau:
(1) Mô hình lý thuyết nào về tái cấu trúc tài chính được sử dụng làm
khung lý luận cho đề tài luận án?
(2) Thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông Đà như thế nào
trong giai đoạn nghiên cứu?
(3) Mục tiêu, định hướng về tái cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông

Đà trong thời gian tới như thế nào? Các giải pháp nào để thực hiện tái cấu trúc
tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà? Điều kiện để thực hiện tái cấu trúc tài
chính tại Tổng Công ty Sông Đà? Có cần cơ chế Nhà nước hay xuất phát từ nội
tại của Tổng Công ty?
- Khoảng trống nghiên cứu cần được tiếp tục nghiên cứu và khai phá?
6. Dự kiến kết quả đạt được và những đóng góp của Luận án:
a) Kết quả đạt được:
- Làm rõ thêm những vấn đề lý luận cơ bản về cấu trúc tài chính và tái
cấu trúc tài chính của doanh nghiệp.
- Phân tích, đánh giá thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Công ty

Footer Page 16 of 89.


Header Page 17 of 89.

5

Sông Đà, từ đó đưa ra các tồn tại về cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông
Đà, xác định được nguyên nhân của các tồn tại.
- Trên cơ sở các tồn tại về cấu trúc tài chính, đưa ra các giải pháp để tái
cấu trúc tài chính Tổng Công ty Sông Đà.
b) Những đóng góp của luận án:
 Đóng góp cho nghiên cứu khoa học:
Luận án hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận cấu trúc tài chính cũng
như đưa ra các cách tiếp cận mới về cấu trúc tài chính của Tập đoàn, Tổng
Công ty Nhà nước. Đưa ra các tiêu chí cả về định tính và định lượng để đánh
giá cấu trúc tài chính tối ưu.
 Đóng góp về thực tiễn:
Trên cơ sở hệ thống các tiêu chí đánh giá cấu trúc tài chính tối ưu, thực

trạng cấu trúc tài chính tại Tổng Công ty Sông Đà giai đoạn 2010 – 2015, các
tồn tại và nguyên nhân của các tồn tại; từ đó đưa ra các giải pháp cho quá trình
tái cấu trúc tài chính Tổng Công ty Sông Đà giai đoạn 2016 – 2020 để hướng
tới cấu trúc tài chính tối ưu cho Tổng Công ty Sông Đà.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận án được chia làm 4chương sau:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án và
phương pháp nghiên cứu.
- Chương 2: Cơ sở lý luận về tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp
- Chương 3: Thực trạng cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông Đà từ
năm 2010 - 2014
- Chương 4: Giải pháp tái cấu trúc tài chính chủ yếu đối với Tổng Công
ty Sông Đà

Footer Page 17 of 89.


6

Header Page 18 of 89.

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọngđối với sự
tồn tại, phát triển bền vững của doanh nghiệp cũng như chi phối hiệu quả hoạt
động kinh doanh của doanhnghiệp, đồng thời cũng là một phạm trù lý thuyết
tương đối phức tạp và cần đượclàm rõ ở nhiều khía cạnh, do vậy ở trong và
nước ngoài đã có nhiềunghiên cứu về tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp,
tập đoàn kinh tế.

1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
Đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu thực hiện ở trong nước về các
vấn đề có liên quan đến các doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, hoặc cơ cấu vốn,
nguồn vốn của các DN nhà nước. Cụ thể như sau:
- Hệ thống các công trình nghiên cứu của tác giả Phạm Quang Trung
liên quan đến quản lý tài chính nói chung và cơ cấu tài chính, tái cơ cấu tài
chính nói riêng tại các Tập đoàn kinh tế như: “Mô hình Tập đoàn kinh tế nhà
nước ở Việt Nam đến năm 2020” (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia – 2013);
“Mô hình công ty mẹ - công ty con và tái cơ cấu tài chính các tổng công ty lớn”
(Nhà xuất bản Đại học Kinh tế quốc dân – 2007); “Quản lý Tài chính trong
các Tập đoàn kinh doanh (Tổng công ty) ở Việt Nam” (Tạp chí Kinh tế phát
triển - 1997); “Bàn về cấu trúc và kiểm soát tài chính của Tập đoàn kinh tế”
(Hội thảo “Tập đoàn kinh tế Lý luận và Thực tiễn” – 2009).
Các nghiên cứu nàydođược thực hiện trong giai đoạn Tập đoàn kinh tế ở
Việt Nam mới chỉ phát triển trong một thời gian khá ngắn nên chủ yếuchú trọng
đến việc xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức của Tập đoàn, mà chưa có nhiều
nghiên cứu để xây dựng cấu trúc tài chính phù hợp. Mặt khác, các nghiên cứu
dựa trên các mô hình Tập đoàn kinh tế trên thế giới,từđó ứng dụng vào Việt

Footer Page 18 of 89.


Header Page 19 of 89.

7

Nam, qua đó tác giả cũng chỉ đưa ra các giải pháp mang tính vĩ mô, không thể
áp dụng cho mọi Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước.
- Một số công trình nghiên cứu về cơ cấu vốn của một số doanh nghiệp
cụ thể như các nghiên cứu của các tác giả Bùi Văn Thi trong các luận văn thạc

sỹ (2001) với đề tài "Đổi mới cơ cấu nguồn vốn của Công ty Shell Gas Hải
phòng" và Lê Thu Thuỷ (2004) với đề tài "Đổi mới cơ cấu vốn của Công ty xây
dựng Lũng lô"... Tuy nhiên, các nghiên cứu này mới chỉ dừng ở mức độ phân
tích thực trạng cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp cụ thể với quy mô vốn nhỏ, các
đề xuất mang tính định tính để đổi mới cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp nghiên
cứu, không áp dụng được chung cho mô hình tổng công ty.
- Luận án tiến sĩ của tác giả Trần Thị Thanh Tú (Đại học Kinh tế quốc
dân) (2006) với đề tài "Hoàn thiện cơ cấu vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước
ở Việt Nam hiện nay". Luận án đã đưa ra mô hình kinh tế lượng để xác định
ảnh hưởng của một sốnhân tố rất cơ bản và truyền thống của doanh nghiệp là
lãi vay, cơ cấu tài sản, tỷ suất sinh lời, chi phí vốn chủ sở hữu, rủi ro ngành,
thuế suất tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra các giải pháp để hoàn
thiện cơ cấu vốn như xác định cơ sở thiết lập cơ cấu vốn tối ưu, đa dạng hóa
các kênh huy động nợ dài hạn, tăng huy động vốn chủ sở hữu bằng phát hành
cổ phiếu,... Tuy nhiên, các giải pháp này còn chung chung và mang tính vĩ mô.
- Luận án Tiến sĩ của tác giả Nguyễn Mạnh Hùng (Viện khoa học xã hội
Việt Nam, 2012) “Tác động của chính sách tài chính - tiền tệ tới tình hình tài
chính doanh nghiệp của doanh nghiệp may Việt Nam”.Luận án đã đánh giá thực
tế tác động của chính sách tài chính - tiền tệ đến tài chính doanh nghiệpmay
Việt Nam, qua đó đề xuất giải pháp hạn chế tác động tiêu cực và phát huy tác
động tích cực của các chính sách tài chính - tiền tệ đến tài chính doanh
nghiệpmay Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, các
giải pháp này chỉ phù hợp áp dụng cho các DN thuộc lĩnh vực may mặc.

Footer Page 19 of 89.


Header Page 20 of 89.

8


Tóm lại, trong những năm qua, mặc dù đã có nhiều công trình, đề tài thực
hiện ở trong nước về các vấn đề có liên quan đến các doanh nghiệp, tập đoàn
kinh tế, hoặc cơ cấu nguồn vốn của các DN nhà nước. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này hoặc là mới chỉ chú trọng đến việc xây dựng mô hình, cơ cấu tổ chức
của Tập đoàn mà chưa có nhiều nghiên cứu để xây dựng một cấu trúc tài chính
phù hợp, hoặc là các giải pháp tái cấu trúc tài chính còn mang tính vĩ mô trên
cơ sở đánh giá khái quát một số Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước, hoặc lại
quá cụ thể tại một số doanh nghiệp vừa. Không áp dụng được tại một số Tập
đoàn kinh tế, Tổng Công ty nhà nước đặc thù, trong đó có Tổng Công ty Sông
Đà.
1.2. NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ NƯỚC NGOÀI
Liên quan đến cấu trúc và tái cấu trúc tài chính của cácdoanh nghiệp, tập
đoàn kinh tế, trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu với các phương pháp tiếp cận
và mức độ tiếp cận khác nhau cả trên phương diện lý luận và thực tiễn.
Các nghiên cứu về cấu trúc tài chính của các nhà nghiên cứu trên thế giới
tập trung theo các nhóm vấn đề chính sau đây:
- Nghiên cứu của Myers năm 1984 về cơ cấu nguồn vốn cho thấy nếu
một công ty có đòn bẩy tài chính cao thì cổ đông có khuynh hướng không đầu
tư nhiều vào dự án của công ty, bởi lợi nhuận từ các khoản đầu tư này sẽ có lợi
cho các chủ nợ hơn là các cổ đông. Vì vậy, các công ty tăng trưởng cao với
nhiều dự án sinh lời thường dựa vào vốn chủ nhiều hơn là đi vay.
- Nghiên cứu của Titman và Wessels (1988) ở các nước phát triển đã chỉ
ra rằng: những công ty có lợi nhuận cao thường duy trì tỷ lệ nợ thấp.Nhóm các
nghiên cứu tập trung làm rõ cơ sở lý luận và kiểm chứng trên thực tế để giải
thích cho việc các doanh nghiệp ưa thích tài trợ bằng nợ (vốn vay) hơn là vốn
chủ sở hữu. Ở trường phái này ta thấy rõ ở các nghiên cứu của Sheridan Titman
và Roberto Wessls (1988) khi các ông cho rằng tỷ lệ nợ có quan hệ nghịch duy

Footer Page 20 of 89.



Header Page 21 of 89.

9

nhất với ngành nghề kinh doanh ("line of business") của một doanh nghiệp hay
nói cách khác Titman cho rằng các doanh nghiệp mà có thể áp chi phí cao hơn
đối với khách hàng, công nhân và nhà cung cấp của họ một cách tiềm năng khi
thanh lý, phá sản doanh nghiệp là các doanh nghiệp có hệ số nợ thấp hơn. Do
vậy, hẳn nhiên tăng nợ vay thay vì tăng vốn chủ sở hữu là xu hướng lựa chọn
của các doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Rajan và Zingales (1995) đã đưa ra một nghiên cứu rất
điển hình về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ở các nước OECD. Nghiên cứu
đã cho thấy mối quan hệ ngược chiều khá chặt chẽ giữa giá trị sổ sách của cổ
phiếu với đòn bẩy tài chính.
- Nhóm các nghiên cứu đi vào đề xuất các mô hình nghiên cứu nhằm chỉ
ra một hay một vài nhân tố đơn lẻ tác động hay có mối liên hệ đến cơ cấu vốn
của doanh nghiệp. Điển hình là nghiên cứu của Giáo sư Federick H. Harris
trường Đại học Wake Forest (Bang Winston Salem, Mỹ) (1988), đã đề xuất mô
hình nghiên cứumối liên hệ giữa cấu trúc tài sản, mức đảm nhiệm doanh thu và
cơ cấu vốn. Trong khi đó nghiên cứu của Williams Gentry (1988 – 1991) cho
rằng doanh nghiệp có tỷ trọng tài sản cố định trên tổng tài sản càng cao thì càng
phải sử dụng nhiều vốn chủ sở hữu. Bằng việc kiểm chứng giả thuyết về quan
hệ giữa mức độ sử dụng đòn bẩy tài chính và tỷ lệ chi trả cổ tức của các Công
ty liên danh của Mỹ trong ngành công nghiệp khai thác dầu khí, Gentry (1994)
đã phát hiện ra rằng, các công ty liên danh do không phải chịu thuế thu nhập
doanh nghiệp nên có tỷ lệ chi trả cổ tức cao hơn và sử dụng nợ ít hơn so với
các công ty cùng ngành nghề. Điều này phù hợp với mô hình lý thuyết M&M
và các nghiên cứu về tác động củayếu tố thuế đến sự lựa chọn cơ cấu vốn. Năm

2003, Graham cũng đã tiến hành một điều tra về tác động của thuế đến cơ cấu
vốn của các doanh nghiệp Mỹ. Không những thế Reinte Gropp (1995), một nhà
nghiên cứu kinh tế nổi tiếng của Ngân hàng Trung ương Châu Âu đã phát triển

Footer Page 21 of 89.


Header Page 22 of 89.

10

nghiên cứu về tác động của thuế đến cơ cấu vốn của doanh nghiệp với đề xuất
một mô hình nghiên cứu kết hợp nhiều loại thuế kinh doanh của Chính quyền
địa phương tác động đến cơ cấu vốn của các doanh nghiệp Đức [49]. Mô hình
cũng chỉ ra rằng phần tiết kiệm thuế theo Luật thuế của Đức khi các doanh
nghiệp tài trợ một tỷ lệ nhất định bằng nợ sẽ thay đổi theo sắc thuế của từng địa
phương. Fischer (1989) lại đi tìm mối quan hệ giữa chi phí giao dịch đối với cơ
cấu vốn của doanh nghiệp theo lý thuyết trật tự phân hạng. Ông đã sử dụng mô
hình quyền chọn giá và phát hiện ra chỉ một thay đổi nhỏ trong chi phí vốn (chi
phí giao dịch) cũng dẫn đến một thay đổi đáng kể trong cơ cấu vốn mục tiêu.
Cũng đi theo hướng này, nghiên cứu của Michaely và Thaler (1995) đã phát
hiện ra rằng, trái ngược với những lý thuyết tối ưu về chi trả cổ tức, các giámđốc
doanh nghiệp dường như chi trả cổ tức dựa trên cơ sở thu nhập trong quá khứ
nhiều hơn chứ không phải là thu nhập trong tương lai. Năm 2002, Baker và
Wurgler đã tiến hành một điều tra sự ảnh hưởng của tỷ lệ thu nhập trên cổ phiếu
trong quá khứ tới cơ cấu vốn của doanh nghiệp, họ đã chỉ ra rằng tỷ lệ thu nhập
này ảnh hưởng có tính chất quyết định đối với việc phát hành cổ phiếu của công
ty (tức là quyết định việc tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp).
- Nhóm các nghiên cứu về mối quan hệ tương tác giữa giá trị thị
trường/giá trị sổsách của doanh nghiệp, của cổ phiếu và mức độ sử dụng đòn

bẩy tài chính của doanh nghiệp. Năm 1995, Rajan và Zingales đã đưa ra một
nghiên cứu rất điển hình về cơ cấu vốn của các doanh nghiệp ở các nước OECD
và đã phát hiện ra mối quan hệ ngược chiều khá chặt chẽ giữa giá trị sổ sách
của cổ phiếu với đòn bẩy tài chính.
- Nhóm các nghiên cứu về xu hướng vận động của cơ cấu vốn của doanh
nghiệp, tác động của các nhân tố như mức trung bình ngành đến xu hướng vận
động của cơ cấu vốn. Điển hình là nghiên cứu của Francis Cai và Arvin Ghosh
năm 2003 về cơ cấu vốn đã chỉ ra rằng thông qua các kết quả kiểm định thực

Footer Page 22 of 89.


Header Page 23 of 89.

11

tế đã cho thấy các doanh nghiệp có xu hướng di chuyển về điểm cơ cấu vốn tối
ưu (Optimal capital structure) khi doanh nghiệp này đã ở quá ngưỡng trung
bình ngành nhanh hơn là khi di chuyển đến điểm cơ cấu vốn tối ưu khi họ ở
thấp hơn ngưỡng trung bình ngành.
- Nhóm nghiên cứu lý thuyết về cấu trúc vốn ghi nhận hai kết quả nghiên
cứu quan trọng. Luận điểm của Modigliani và Miller (M-M), 1958 và 1963,
cho rằng với các quyết định đầu tư nhất quán, các đối tác có quyền lợi liên quan
nhưng không nằm trong doanh nghiệp phải đại diện cho cấu trúc vốn có tác
động tới giá trị doanh nghiệp. Dư nợ tối ưu của doanh nghiệp cần cân bằng
khoản thuế được giảm trừ nhờ việc thanhtoán lãi vay với chi phí ngoại sinh của
khả năng vỡ nợ. Luận điểm của Jensen và Meckling (J-M), 1976, xem xét lại
mô hình M-M với giả định các quyết định đầu tư độc lập với cấu trúc vốn. Cổ
đông của một doanh nghiệp có vay nợ có thể bòn rút giá trị từ các chủ nợ bằng
việc làm tăng rủi ro đầu tư sau khi đã nhận được các khoản vay. Đây là vấn đề

“tài sản thay thế”. Hành vi lợi dụng này tạo ra các chi phí đại diện (agency
costs). Cấu trúc vốn của doanh nghiệp cần nhận diện và kiểm soát tốt các chi
phí này. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, lý thuyết và thực nghiệm,
được thực hiện dựa trên hai luận điểm trên nhưng với cả giới học thuật và những
người vận dụng thực tiễn, các kết quả này đều có hai hạn chế quan trọng:(1) Cả
hai cách tiếp cận đều chưa thể bổ khuyết đầy đủ cho nhau. Khi rủi ro đầu tư lớn
hơn có thể chuyển giá trị khỏi những người nắm giữ trái phiếu doanh nghiệp,
nó đồng thời cũng hạn chế khả năng cắt giảm thuế thông qua huy động vốn vay
của doanhnghiệp. Một lý thuyết tổng quát cần phải giải thích được cơ chế tác
động giữa hai mô hình J-M và M-M để xác định lựa chọn cấu trúc vốn và rủi
ro tối ưu;(2) Các lý thuyết này không đưa ra các giải pháp định lượng như giá
trị và thời gian vaynợ hợp lý với một doanh nghiệp trong các điều kiện khác
nhau. Khó khăn cơ bản trong phát triển các mô hình định lượng nằm ở vấn đề

Footer Page 23 of 89.


Header Page 24 of 89.

12

xác định giá trị vay nợ của doanh nghiệp với rủi ro tín dụng. Định giá một
khoản nợ rủi ro là điều kiện tiên quyết để xác định giá trị và thời hạn vay nợ tối
ưu. Nhưng nợ rủi ro là công cụ rất phức tạp. Giá trị của khoản nợ này phụ thuộc
vào khối lượng phát hành, thời hạn vay nợ, điều kiện bán, các điều kiện vỡ nợ,
chi phí vỡ nợ, thuế, thanh toán cổ tức,và cấu trúc lãi suất phi rủi ro. Giá trị này
còn phụ thuộc vào lựa chọn chính sách quản trị rủi ro của doanh nghiệp, bản
thân lựa chọn này lại liên quan tới số lượng và thời hạn của khoản nợ trong cấu
trúc vốn của doanh nghiệp.
Tóm lại, qua các nghiên cứu của các tác giả nước ngoài liên quan đến

cấu trúc vốn của các doanh nghiệp với nhiều phương pháp tiếp cận và mức độ
tiếp cận khác nhau. Các nghiên cứu này rất hữu ích trong việc nghiên cứu cấu
trúc tài chính tại các doanh nghiệp Việt Nam.
1.3. KHOẢNG TRỐNG TRONG NGHIÊN CỨU VỀ CẤU TRÚC
TÀI CHÍNH TẠI TỔNG CÔNG TY SÔNG ĐÀ
Mặc dù trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã có khá nhiều nghiên cứu
liên quan đến tái cấu trúc tài chính của doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế, trong
đó cũng có một số nghiên cứu đi vào phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tái
cấu trúc tài chính hoặc vốn của doanh nghiệp.Tuy nhiên thế nào là một cấu trúc
tài chính tối ưu, hệ thống các tiêu chí đánh giá cấu trúc tài chính tối ưu làgì, đặc
biệt là cấu trúc tài chính của một Tổng công ty Nhà nước đặc thù như Tổng
công tySông Đà lại chưa được làm rõ trong các nghiên cứu trước đây. Do vậy,
trongluận án, tác giả sẽ đưa ra hệ thống các chỉ tiêu phân tích cấu trúc tài chính
từ đóphân tíchcụ thể cấu trúc tài chính của Tổng Công ty Sông Đà hiện nay,
xác định một cấu trúc tài chính tối ưu cho Tổng Công ty cũng như giải pháp để
đạt được.
Tổng công ty Sông Đà là một Tổng công ty kinh tế Nhà nước có mô hình
tương đối đặc thù, nên cần có những cơ chế quản lý tài chính đặc biệt phù hợp

Footer Page 24 of 89.


Header Page 25 of 89.

13

với tính chất đặc thù của mô hình này. Cấutrúc tài chính của các doanh nghiệp
trong Tập đoàn, Tổng công ty cũng vậy, ngoài những yếu tố giống như các
doanh nghiệp nói chungthì còn một số nhân tố đặctrưng cho tính chất hoạt động
của mô hình Tập đoàn như mức độ đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động của các đơn

vị trong Tập đoàn, Tổng Công ty hay bài toán về cơ cấu vốn chủ sở hữu, tỷ
trọng vốn Nhà nước trong cơ cấu vốn chủ sở hữu sẽ có những tác động đặc biệt
tới cấu trúc vốn và quá trình tái cấu trúc vốn. Do vậy, cần phải xây dựng một
hệ thống các chỉ tiêu để đánh giá đầy đủ các nhân tố tác động đến cấu trúc tài
chính của Tổng công ty Sông Đà.
Việc phân tích tác động của các nhân tố tới cấu trúc vốn Tổng Công ty
Sông đà, xây dựng hệ thống các tiêu chí để đánh giá một cấu trúc tài chính là
cấu trúc vốn tối ưu và quá trình phân tích thực trạng cấu trúc vốn tại Tổng công
tySông Đà sẽ chỉ ra những hạn chế của cấu trúc tài chính và nguyên nhân chủ
quan, khách quan dẫn đếnnhững hạn chế này từ đó xác lập được những quan
điểm mang tính nguyên tắc choquá trình tái cấu trúc tài chính tại Tổng công ty
Sông Đà và đưa ra các giải pháp cũng như các điều kiện để thực thi các giải
pháp cho quá trình tái cấu trúcvốn tại Tổng công ty Sông Đà hiện nay, nhằm
hướng tới cơ cấu tài chính hợp lý và hiệu quả phùhợp với mô hình Tập đoàn,
Tổng công ty Nhà nước, trong điều kiện thực tiễn ở Việt Nam. Đây là những
vấn đề cần được nghiên cứu một cách tổng thể và sâu sắc, trên cơ sở kết quả
điều tra khảo sát nhiều chuyên gia kinh tế và cán bộ đã từng công tác tại Tổng
công ty Sông Đà. Nội dung này cho đến nay chưa có một nghiên cứu nào đề
cập đến, đề tài sẽ tập trung giải quyết làm rõ nhữngvấn đề trên. Từ đó chỉ ra
định hướng tái cấu trúc tài chính Tổng công ty Sông Đà đáp ứng nhu cầu phát
triển của Tổng công ty Sông Đà theo chiến lược phát triển đến năm 2020.
1.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
Luận án sử dụng hai phương pháp nghiên cứu phổ biến hiện nay là

Footer Page 25 of 89.


×