Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn huyện thanh liêm, hà nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 20 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Lê Phương Thu

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Hà Nội – Năm 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------------

Lê Phương Thu

NGHIÊN CỨU, ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN
HUYỆN THANH LIÊM, HÀ NAM

Chuyên ngành: Khoa học môi trường
Mã số: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HOÀNG ANH LÊ



Hà Nội – Năm 2016


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1 .......................................................................................................................... 4
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................................... 4
1.1. KHÁI QUÁT VỀ TỈNH HÀ NAM .......................................................................................... 4
1.1.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................................................ 4
1.1.2. Tài nguyên khoáng sản ................................................................................................ 8
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................................................. 9
1.2. GIỚI THIỆU SƠ LƯỢC VỀ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ....... 11
1.2.1. Đặc điểm khoáng sản ................................................................................................. 11
1.2.2. Việc cấp phép khai thác ............................................................................................. 11
1.2.3. Công nghệ, phương pháp khai thác ........................................................................... 13
1.2.4. Hoạt động của các mỏ đang khai thác ...................................................................... 18
1.2.5. Công tác bảo vệ môi trường tại các mỏ đá ................................................................ 19
1.3. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ......................................................... 21
1.3.1. Khái niệm, mục tiêu, nguyên tắc của quản lý môi trường ......................................... 21
1.3.2. Nội dung công tác quản lý môi trường ...................................................................... 22
1.3.3. Công cụ quản lý môi trường ...................................................................................... 23
1.3.4. Quản lý môi trường tại cơ sở ..................................................................................... 24
1.4. CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ
MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN ...................................................................... 24

1.4.1. Các văn bản pháp luật về quản lý hoạt động khai thác khoáng sản ......................... 24
1.4.2. Các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản ............... 26
1.4.3. Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam có liên quan ...................................... 28

CHƯƠNG 2 ........................................................................................................................ 30
ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.................................. 30
2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 30
2.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 31


2.3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................... 32
2.3.1. Phương pháp kế thừa tài liệu..................................................................................... 32
2.3.2. Phương pháp khảo sát thực địa ................................................................................. 33
2.3.3. Phương pháp thống kê, xử lý và so sánh số liệu ........................................................ 33
2.3.4. Phương pháp phân tích tổng hợp .............................................................................. 34
CHƯƠNG 3 ........................................................................................................................ 35
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................................................ 35
3.1. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN THANH LIÊM ........ 35
3.1.1. Đặc điểm trữ lượng, phân bố, mật độ các mỏ khai thác............................................ 35
3.1.2. Công nghệ khai thác và dòng thải ............................................................................. 36
3.1.3. Công nghệ chế biến đá kèm dòng thải ....................................................................... 39
3.2. ẢNH HƯỞNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC ĐÁ VÔI ĐẾN MÔI TRƯỜNG ............................. 41
3.2.1. Hiện trạng môi trường tại một số mỏ đá đang hoạt động ......................................... 41
Nhận xét chung: ................................................................................................................... 50
3.2.2. Nguồn gây ô nhiễm liên quan đến chất thải .............................................................. 51
3.2.3. Nguồn gây ô nhiễm không liên quan đến chất thải.................................................... 57
3.2.4. Tác động của các nguồn gây ô nhiễm đến môi trường tự nhiên, kinh tế, xã hội ....... 59
3.2.5. Tác động cộng hưởng do mật độ tập trung các mỏ đá .............................................. 63
3.3. MỘT SỐ BẤT CẬP VỀ MẶT CHÍNH SÁCH, PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN LĨNH VỰC QUẢN LÝ
HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC KHOÁNG SẢN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG KHAI THÁC KHOÁNG
SẢN ....................................................................................................................................... 65

3.3.1. Về vấn đề hồ sơ xin cấp phép khai thác ..................................................................... 65
3.3.2. Về vấn đề quản lý vật liệu nổ công nghiệp ................................................................ 66

3.3.3. Về vấn đề thanh tra, kiểm tra ..................................................................................... 67
3.3.4. Về vấn đề thực hiện các cam kết trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường và Đề
án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác đã được phê duyệt ...................................... 67
3.3.5. Về vấn đề năng lực quản lý nhà nước ........................................................................ 69
3.3.6. Về vấn đề ý thức thực hiện pháp luật của chủ doanh nghiệp .................................... 69
3.4. BIỆN PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TẠI CÁC MỎ KHAI THÁC ĐÁ VÔI ................................... 71
3.4.1. Các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng và đánh giá hiệu quả thực hiện .... 71
3.4.2. Những khó khăn và vướng mắc trong quá trình thực hiện ........................................ 76


3.5. ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG ............................................................ 80
3.5.1. Giải pháp quản lý ...................................................................................................... 81
3.5.2. Giải pháp công nghệ .................................................................................................. 87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................... 89
KẾT LUẬN ............................................................................................................................. 89
KIẾN NGHỊ ........................................................................................................................................................ 90


DANH MỤC HÌNH

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam [13] ................................................. 4
Hình 2. Sơ đồ quy trình công nghệ khai thác lớp xiên và dòng thải [11] ...... 36
Hình 3. Sơ đồ quy trình khai thác lớp bằng và dòng thải [11] ....................... 37
Hình 4. Sơ đồ hệ thống chế biến đá kèm theo dòng thải [11] ........................ 39
Hình 5. Mô tả sự phát tán bụi, khí thải của một mỏ [11] ............................... 64
Hình 6. Mô tả sự phát tán bụi, khí thải cộng hưởng của 2 mỏ cạnh nhau [11]
......................................................................................................................... 64
Hình 7. Hệ thống phun nước tại trạm nghiền sàng ........................................ 72
Hình 8. Xe chở nước tưới đường ..................................................................... 73
Hình 9. Cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn .................................................................. 76

Hình 10. Thiết bị bảo hộ lao động chống tiếng ồn ......................................... 79
Hình 11. Cây xanh trồng quanh mỏ giai đoạn xây dựng cơ bản .................... 80
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực sản xuất (quan trắc năm 2015,
2016)..........................................................................................................................44
Bảng 2. Kết quả phân tích mẫu không khí khu vực xung quanh (quan trắc năm
2015, 2016) ...............................................................................................................46
Bảng 3. Kết quả phân tích mẫu nước thải sinh hoạt (quan trắc năm 2015, 2016)...48
Bảng 4. Đặc trưng nguồn gây ô nhiễm không khí tại các mỏ khai thác đá vôi ........51
Bảng 5. Nguồn phát sinh khí, bụi trong giai đoạn khai thác ....................................52
Bảng 6. Hệ số tải lượng khí thải do các xe, máy hoạt động khai thác .....................53
Bảng 7. Nguồn phát sinh nước thải trong giai đoạn khai thác .................................54
Bảng 8. Hệ số chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa xử lý ...........................55
Bảng 9. Mức độ rung động của một số máy móc xây dựng điển hình ......................58


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BTNMT:

Bộ Tài nguyên và Môi trường

BYT:

Bộ Y tế

CP:

Cổ phần


Cty:

Công ty

ĐTM:

Đánh giá tác động môi trường

EITI:

Sáng kiến minh bạch trong ngành công nghiệp khai khoáng

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam

TCVN:

Tiêu chuẩn Việt Nam

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

UBND:

Ủy ban nhân dân

WHO:


Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU
Hà Nam là tỉnh có nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, nhiều chủng loại,
được phân bố tập trung ở phía Tây sông Đáy thuộc hai huyện Thanh Liêm, Kim
Bảng. Đặc biệt dồi dào là đá vôi làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp sản xuất xi
măng, vật liệu xây dựng thông thường, bột nhẹ. Trong những năm gần đây, kinh tế
tỉnh Hà Nam phát triển mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực trong đó tập trung phát
triển công nghiệp và xây dựng cơ sở hạ tầng... điều đó kéo theo nhu cầu một khối
lượng lớn vật liệu xây dựng. Do đó, trên địa bàn tỉnh Hà Nam nói chung và huyện
Thanh Liêm nói riêng đã có khá nhiều đơn vị đầu tư thiết bị để khai thác và chế
biến đá vôi đáp ứng nhu cầu của thị trường.
Tuy nhiên, ngoài nguồn lợi kinh tế thu được từ hoạt động khai thác đá vôi thì
không thể không kể đến rất nhiều tác hại tới môi trường xung quanh như: làm biến
dạng địa mạo và cảnh quan khu vực; chiếm dụng diện tích trồng trọt và cây xanh để
mở khai trường và đổ đất đá thải; làm ô nhiễm nguồn nước và đất đai quanh mỏ;
thay đổi môi trường văn hóa, xã hội cả tích cực lẫn tiêu cực. Sau quá trình khai thác
mỏ thường để lại các dạng địa hình có tiềm năng gây sạt lở cao, làm ô nhiễm môi
trường, gây nguy hiểm cho con người, súc vật, động vật hoang dã trong khu vực sau
khai thác.
Trước thực trạng trên, việc nghiên cứu đánh giá diễn biến hiện trạng chất
lượng môi trường do hoạt động của các đơn vị khai thác đá vôi trên địa bàn huyện
nhằm đưa ra giải pháp quản lý môi trường có tính khả thi là việc làm cần thiết, đảm
bảo mục tiêu phát triển kinh tế gắn liền với bảo vệ môi trường. Nguyên nhân gây ra
các vấn đề môi trường có từ hai phía: khách quan và chủ quan. Nguyên nhân chủ
quan đến từ hành vi ứng xử với môi trường của các chủ doanh nghiệp. Nguyên nhân
khách quan được nhìn nhận dưới góc độ tính pháp lý, quy định liên quan đến hoạt
động quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác đá vôi. Kết quả nghiên cứu
nhằm chỉ ra một số giải pháp quản lý môi trường đối với các đơn vị khai thác đá vôi

trên địa bàn huyện Thanh Liêm, đồng thời góp phần giảm thiểu tác động môi trường

1


từ hoạt động này trên địa bàn tỉnh Hà Nam và còn có thể áp dụng cho các mỏ khai
thác đá vôi ở một số địa phương tương tự trên cả nước.
Xuất phát từ góc nhìn đó, tôi đã tiến hành thực hiện luận văn tốt nghiệp với đề
tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý môi trường đối với hoạt động khai thác
đá vôi trên địa bàn huyện Thanh Liêm, Hà Nam”
Mục tiêu nghiên cứu của luận văn bao gồm:
- Nghiên cứu, đánh giá được thực trạng hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Đánh giá được hiện trạng chất lượng môi trường do hoạt động khai thác đá
vôi trên địa bàn huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Đề xuất được các giải pháp quản lý môi trường có tính khả thi nhằm từng
bước cải thiện chất lượng môi trường do hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn
huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
Để hoàn thành được các mục tiêu ưu tiên nghiên cứu nên trên các nội dung
nghiên cứu của luận văn cần phải đạt được:
- Nghiên cứu tổng quan về tài nguyên khoáng sản và hoạt động khai thác
khoáng sản tại tỉnh Hà Nam nói chung, tập trung tổng quan địa bàn nghiên cứu tại
huyện Thanh Liêm.
- Thu thập tài liệu, số liệu về thực trạng hoạt động khai thác đá vôi tại huyện
Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.
- Nghiên cứu các văn bản pháp luật quy định về quản lý hoạt động khai thác
khoáng sản và bảo vệ môi trường trong khai thác khoáng sản
- Nhận diện những ảnh hưởng của hoạt động khai thác đá vôi đến môi trường
tự nhiên - kinh tế - xã hội.
- Xem xét biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng tại các cơ sở khai thác

đá vôi và đánh giá hiệu quả của công tác bảo vệ môi trường.

2


- Đề xuất một số giải pháp quản lý môi trường có tính khả thi nhằm giảm thiểu
tác động xấu đến môi trường do hoạt động khai thác đá vôi.
Với các mục tiêu, nội dung nghiên cứu, luận văn này có những ý nghĩa khoa
học và ứng dụng thực tiễn rõ ràng, đó là:
- Nhận diện các nguồn gây ô nhiễm phát sinh từ hoạt động khai thác đá vôi,
đánh giá hiệu quả việc thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đang áp dụng và
đề xuất một số giải pháp mới nhằm nâng cao hiệu quả giảm thiểu ô nhiễm là xu
hướng tất yếu của nền công nghiệp khai khoáng phát triển bền vững.
- Các kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đóng góp một phần vào công tác bảo vệ
môi trường, giúp các doanh nghiệp hoạt động khoáng sản và các nhà quản lý môi
trường tại địa phương có thêm phương án hữu hiệu nhằm tăng hiệu quả giảm thiểu
ô nhiễm do hoạt động khai thác đá vôi trên địa bàn toàn tỉnh.
Cấu trúc của luận văn như sau:
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, 3 chương và phần kết luận.
Mở đầu
Chương 1: Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Chương 2: Đối tượng, phạm vi và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Kết luận và Kiến nghị

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

1.1. Khái quát về tỉnh Hà Nam
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Hà Nam là một trong những tỉnh nằm ở trung tâm Đồng bằng Châu thổ Sông
Hồng, có tọa độ địa lý 20o21’- 21045 vĩ độ Bắc, 105o45’-106010 kinh độ Đông. Hà
Nam được bao quanh bởi thành phố Hà Nội ở phía Bắc và Tây Bắc, tỉnh Hòa Bình
ở phía Tây, tỉnh Nam Định ở phía Nam, tỉnh Thái Bình ở phía Đông và tỉnh Hưng
Yên ở phía Đông Bắc. Tỉnh Hà Nam có 1 thành phố và 5 huyện, bao gồm thành phố
Phủ Lý, các huyện Duy Tiên, Lý Nhân, Bình Lục Thanh Liêm và Kim Bảng [13].

Hình 1. Bản đồ hành chính tỉnh Hà Nam [13]
Hà Nam án ngữ những tuyến giao thông đường bộ, đường sắt huyết mạch nối
thủ đô Hà Nội với các tỉnh phía Nam như Quốc lộ 1A, đường cao tốc phía Đông,
đường sắt Bắc - Nam; các trục đường ngang nối các tỉnh nằm ở phía Tây và các tỉnh

4


nằm ở phía Đông của tỉnh, bao gồm Quốc lộ 21, 21B, 38 và Tỉnh lộ 971. Chảy qua
tỉnh Hà Nam là các sông lớn tự nhiên như sông Hồng, sông Đáy, sông Châu Giang
và các sông do con người tạo ra như sông Nhuệ, sông Sắt, sông Nông Giang, sông
Ninh Giang...
Thuận lợi về vị trí địa lý là cửa ngõ phía Nam vào Hà Nội và điều kiện giao
thông đường bộ, đường thủy vô cùng thuận lợi sẽ là tiền đề thúc đẩy sự phát triển
kinh tế - xã hội, giao lưu văn hoá với các tỉnh khác trong khu vực đồng bằng sông
Hồng, đặc biệt là với thủ đô Hà Nội.
1.1.1.2. Địa hình
Hà Nam có diện tích tự nhiên là 859,5km2, đứng thứ 62/63 tỉnh thành. Địa
hình Hà Nam dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam và có sự tương phản rõ ràng,
bao gồm các dạng: dạng địa hình núi đá vôi vách đứng, dạng địa hình đồng bằng có

nhiều ô trũng và dạng đồi thấp xâm thực, đỉnh tròn nằm xen kẽ tại vùng chuyển tiếp
của 2 dạng địa hình trên [13].
* Địa hình núi đá vôi:
Chiếm khoảng 8%÷12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; phân bố chủ yếu ở phía
Tây và Tây Nam của 2 huyện Thanh Liêm và Kim Bảng là 2 huyện nằm ở phía Tây
và Tây Nam của tỉnh. Các núi đá vôi tập trung thành dải, bị phân cắt mạnh, sườn
dốc đứng, nhiều đỉnh nhọn, độ cao tuyệt đối lớn nhất +419m. Đây là vùng có nhiều
tiềm năng để phát triển công nghiệp khai khoáng làm vật liệu xây dựng và sản xuất
xi măng.
* Địa hình đồi thấp:
Chiếm khoảng 2%÷3% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; bao gồm các dải đồi xâm
thực, bóc mòn, dạng bát úp nằm xen kẽ hoặc ven rìa địa hình núi đá vôi; phân bố
thảnh một dải (tại khu vực các xã Thanh Lưu, xã Liêm Sơn – huyện Thanh Liêm)
hoặc đứng độc lập (tại các xã Thanh Bình, Thanh Lưu – huyện Thanh Liêm, xã Đọi
Sơn – huyện Duy Tiên). Dạng địa hình đồi thấp có một đặc điểm chung là đỉnh tròn,
sườn thoải khoảng 10o÷15o, bị bóc mòn. Đây là vùng thuận lợi cho phát triển các
cây công nghiệp.

5


* Địa hình đồng bằng:
Chiếm khoảng 85%÷12% diện tích tự nhiên toàn tỉnh; phân bố trên một diện
tích rộng lớn ở các huyện Duy Tiên, Bình Lục, Lý Nhân, thành phố Phủ Lý và một
phần thuộc các huyện Kim Bảng, Thanh Liêm. Đây là vùng tập trung và phát triển
các cụm dân cư nông thôn xen kẽ các vùng sản xuất nông nghiệp kiểu làng xã điển
hình của vùng nông thôn Đồng bằng Sông Hồng.
Địa hình khá bằng phẳng, có cao độ tuyệt đối +4m ở nơi cao nhất và +1 ở
vùng trũng nhất. Bề mặt địa hình bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi khá dày đặc,
hầu hết đều bắt nguồn từ các tỉnh khác, thuận lợi cho canh tác nông nghiệp, nuôi

trồng thủy sản…, nhưng nhạy cảm với lũ lụt, ngập úng về mùa mưa và nhạy cảm
với chất thải từ hoạt động công nghiệp, khai khoáng.
1.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu Hà Nam tiêu biểu cho vùng Đồng bằng Bắc Bộ với đặc điểm của khí
hậu nhiệt đới gió mùa nóng, ẩm biến tính; mùa Hè nóng, mưa nhiều và mùa Đông
lạnh, ít mưa [2].
Về lượng mưa: Hà Nam thuộc khu vực có lượng mưa trung bình khá. Lượng
mưa trung bình trong những năm gần đây dao động từ 1.246 đến 1.890 mm/năm,
chia ra hai mùa rõ rệt mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10
chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
Về nhiệt độ: Nhiệt độ không khí trung bình năm vào những năm gần đây dao
động trong khoảng 23,0 -25,00 C. Các tháng nóng nhất trong năm là tháng 6, 7, 8, 9,
tháng có nhiệt độ trung bình thấp nhất trong năm thường là tháng 12, 1, 2.
Nhiệt độ trung bình năm cao nhất là 25,00C (năm 2015), nhiệt độ trung bình
năm thấp nhất là 23,00C (năm 2011). Nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 12,70C
(tháng 1/2011), nhiệt độ trung bình tháng cao nhất lên đến 31,00C (tháng 6/2015).
Về nắng và bức xạ: Tổng số giờ nắng trong năm tại Hà Nam thấp nhất năm
2011 là 1.132,3 giờ và cao nhất trong năm 2015 là 1478 giờ nắng, mùa hè chiếm
khoảng 82% số giờ nắng cả năm, các tháng có giờ nắng cao là tháng 5đến tháng 10.

6


Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt
trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm.
Tầng bức xạ trung bình hàng ngày ở Hà Nam là 100-120 kcal/cm2. Các tháng có
bức xạ cao nhất là các tháng mùa hè và thấp nhất là các tháng mùa Đông.
Về độ ẩm: Nhìn chung độ ẩm không khí trung bình hàng năm khu vực Hà
Nam tương đối lớn, dao động từ 81 – 84%. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc vào lượng
mưa nên trong 1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một thời kỳ độ

ẩm thấp.
Về gió: Tại khu vực Hà Nam, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có
gió hướng bắc và đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mùa hè có gió Nam và
Đông Nam từ tháng 4 đến tháng 8.
Khu vực tỉnh Hà Nam chịu ảnh hưởng của bão tương tự như vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Trong những năm gần đây số lượng cơn bão ảnh hưởng đến tỉnh không
nhiều, tuy nhiên đang có chiều hướng tăng lên do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu
trên trái đất. Tốc độ gió trung bình trong năm khoảng 2,5 m/s.
1.1.1.4. Điều kiện thủy văn
Dòng chảy nước mặt từ Sông Hồng, Sông Đáy, Sông Nhuệ hàng năm đưa vào
tỉnh Hà Nam khoảng 87,6 tỷ m3 nước. Dòng chảy ngầm chuyển qua địa bàn cũng
giúp cho Hà Nam luôn luôn được bổ sung nước ngầm từ các vùng khác.
Riêng khu vực huyện Thanh Liêm có sông Đáy chảy qua, diện tích lưu vực
sông Đáy khoảng 5.800km2, chiều dài dòng sông là 240 km trong đó chiều dài chảy
trong địa phận tỉnh Hà Nam là 47km. Theo báo cáo của Trạm khí tượng thuỷ văn
Hà Nam, mực nước sông Đáy tại trạm Phủ Lý như sau [13]:
Mực nước kiệt nhất: - 0,14m
Mực nước lũ lịch sử: + 4,72m (năm 1985)
Mực nước báo động: BĐ1: +2,9m; BĐ2: +3,5m; BĐ3: +4,1m (Theo Quyết
định QĐ 632/QĐTTg ngày 10 tháng 5 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ tại Trạm
thủy văn Phủ Lý).

7


Lưu lượng nước sông Đáy vào mùa khô khoảng 105m3/s và vào mùa mưa
khoảng 400m3/s.
1.1.2. Tài nguyên khoáng sản
Hà Nam nằm tiếp giáp giữa vùng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở
phía Tây nên có địa hình đa dạng, vừa có đồng bằng, vừa có vùng bán sơn địa và

vùng núi. Vùng đồi núi chiếm khoảng 25,7% diện tích toàn tỉnh, vùng đồng bằng
chiếm 74,3% diện tích [15].
Hà Nam là tỉnh có nguồn tài nguyên tương đối phong phú, nhiều chủng loại,
được phân bố tập trung ở phía Tây sông Ðáy thuộc hai huyện Thanh Liêm, Kim
Bảng. Ðặc biệt nguồn đá vôi làm nguyên liệu cho công nghiệp xi măng, bột nhẹ, đá
xây dựng, gạch siêu nhẹ… có trữ lượng khá lớn.
Tài nguyên khoáng sản của Hà Nam chủ yếu là đá carbonate. Nguồn đá này
cung cấp cho sản xuất xi măng, xây dựng, bột mịn cho xây trát, bột nhẹ thương
phẩm. Đá bán quý (đá vân hồng tím nhạt ở huyện Thanh Liêm, Kim Bảng, có vỉa
cao 60m, dài 30 – 40m, song cũng có vỉa dài tới gần 200m. Đá vân mây da báo ở
Thanh Liêm. Đá đen tập trung ở khu vực Bút Sơn. Đất sét với tổng trữ lượng 393,1
triệu tấn (trong đó, đất sét làm nguyên liệu sản xuất xi măng 331 triệu tấn; đất sét
làm gạch ngói 62 triệu tấn). Than bùn có trữ lượng trên 11 triệu m³ tại vùng hồ Tam
Chúc xã Ba Sao, hồ Trứng xã Thanh Sơn, huyện Kim Bảng (nguyên liệu này có thể
làm phân vi sinh và một số chất phụ gia khác). Cát xây dựng ở Hà Nam khá dồi
dào, đặc biệt là nguồn cát đen ở bãi ven sông Hồng kéo dài hàng chục km; bãi sông
Đáy, sông Châu, sông Nhuệ hàng năm có khả năng cung cấp hàng triệu m³ cho địa
bàn tỉnh và các tỉnh lân cận để san lấp và xây dựng.
Theo “Báo cáo Quy hoạch khoáng sản chủ yếu đến năm 2020” trên địa bàn
tỉnh Hà Nam do Viện Khoa học Địa chất – Khoáng sản đánh giá năm 2012, trữ
lượng và chất lượng khoáng sản của tỉnh như sau:
Có 26 mỏ đá xi măng ( huyện Kim Bảng 16 mỏ, Thanh Liêm 10 mỏ) với trữ
lượng đá vôi xi măng là 3.657,759 triệu tấn (1.463,104 triệu m3); 01 mỏ đá vôi hoá
chất, trữ lượng là 32,866 triệu tấn (13,146 triệu m3).

8


Có 22 mỏ sét xi măng (huyện Kim Bảng 4 mỏ, Thanh Liêm 18 mỏ), trữ lượng
sét xi măng là 539,640 triệu tấn (359,760 triệu m3). Sét xi măng có quy mô, trữ

lượng nhỏ hơn nhiều so với đá vôi xi măng. Hầu hết các mỏ sét xi măng có công
suất trên 50.000 m3/năm (chiếm 88,72% tổng tài nguyên trữ lượng sét xi măng toàn
tỉnh), chất lượng tốt lại nằm trong khu vực quản lý của quốc phòng. Đây là vấn đề
cần đặc biệt chú ý trong quản lý, cấp phép khai thác sử dụng hợp lý các loại khoáng
sản này, nhằm đảm bảo sự phát triển bền vững công nghiệp sản xuất xi măng trên
địa bàn tỉnh Hà Nam.
Có 02 mỏ dolomit tại huyện Kim Bảng. Trữ lượng dolomit là 53,040 triệu m3
(132,600 triệu tấn).
Có 45 mỏ đá vôi xây dựng (huyện Kim Bảng 20 mỏ, Thanh Liêm 25 mỏ), trữ
lượng đá vôi xây dựng là 1.666, 212 triệu m3 (4.165,53 triệu tấn).
Có 11 mỏ đất đá san lấp (huyện Kim Bảng 5 mỏ, Thanh Liêm 6 mỏ), trữ
lượng đất đá san lấp là 0,276 triệu m3 (0,415 triệu tấn) [15].
1.1.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
1.1.3.1. Dân cư
Hà Nam là một tỉnh rất nhỏ, diện tích tự nhiên xếp thứ 62/63 tỉnh thành
nhưng dân số đông nên mật độ dân cư ở mức cao. Theo thống kê sơ bộ mới nhất
dân số Hà Nam là 802.705 người, diện tích toàn tỉnh là 861,9km2, mật độ dân số
trung bình là 931 người/km2. Cơ cấu dân số năm 2015 là 49,4% nam và 50,6% nữ
với 84,5% dân số tập trung ở khu vực nông thôn và 15,5 dân số tập trung ở khu vực
thành thị. Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên là 473.650 người trong đó có
464.180 lao động đang làm việc [2].
Trong những năm gần đây, trình độ kinh tế, dân trí và trình độ văn hóa xã hội
của dân cư phát triển khá, thu nhập và đời sống của đa số dân cư đã được cải thiện
và nâng cao. Đặc điểm nổi trội của cư dân và nguồn lực con người Hà Nam là
truyền thống lao động cần cù, vượt lên khó khăn để phát triển sản xuất, là truyền
thống hiếu học, ham hiểu biết và giàu sức sáng tạo trong phát triển kinh tế, mở

9



mang văn hóa xã hội. Đây là một nguồn lực đặc biệt quan trọng đối với phát triển
kinh tế - xã hội của tỉnh.
1.1.3.2. Hành chính
Tỉnh Hà Nam có 6 đơn vị hành chính cấp huyện với tổng số 116 xã, phường,
thị trấn, trong đó có 1 thành phố Phủ Lý và 05 huyện. Riêng huyện Thanh Liêm có
16 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên là 164,9km2 (xếp thứ 3/6 đơn vị hành chính)
với tổng dân số là 114.350 người (xếp thứ 6/6) do đó mật độ dân số thấp nhất so với
các đơn vị hành chính khác và ở mức 693 người/km2 [2].
1.1.3.3. Hệ thống giao thông nội tỉnh
Ngoài mạng lưới giao thông thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế, văn hóa, xã
hội với bên ngoài, mạng lưới giao thông nội tỉnh và giao thông nông thôn cũng phát
triển, đến nay đã hình thành mạng lưới khép kín. Trong số 167 km đường cấp tỉnh
quản lý đã có 112 km (67,1%) được rải nhựa, chất lượng tốt, trong đó có 42 cầu
đường với tổng chiều dài hơn 1.000 m. 72,1% số đường cấp huyện cũng đã được rải
nhựa. Hàng nghìn km đường cấp xã quản lý và đường giao thông trong thôn xóm đã
được bê tông hóa hoặc rải nền cứng. Các phương tiện giao thông cơ giới có thể đi
lại thuận tiện dễ dàng đến hầu hết các xã, thôn trong tỉnh [13].
1.1.3.4. Phát triển công nghiệp
Đến nay, tỉnh Hà Nam có 08 khu công nghiệp tập trung được Thủ tướng
Chính phủ chấp thuận, với diện tích 1.773 ha, trong đó có 04 khu công nghiệp đã đi
vào khai thác và hoạt động ổn định là khu công nghiệp Đồng Văn I, Đồng Văn II,
Hòa Mạc (huyện Duy Tiên), Châu Sơn (thành phố Phủ Lý) và một số cụm công
nghiệp nằm rải rác tại tất cả các huyện. Hạ tầng các khu công nghiệp này đã cơ bản
được đầu tư xây dựng đồng bộ, thu hút được 163 dự án (FDI là 74 dự án, trong
nước là 89 dự án), vốn đầu tư đăng ký là 681 triệu USD và 8.709 tỷ đồng tuy nhiên
hạ tầng tại các cụm công nghiệp còn chưa được đầu tư hoàn chỉnh, nhất là các hạng
mục bảo vệ môi trường [13].

10



1.2. Giới thiệu sơ lược về hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh
1.2.1. Đặc điểm khoáng sản
Khoáng sản trên địa bàn tỉnh chủ yếu là đá vôi làm vật liệu xây dựng thông
thường, đá vôi làm nguyên liệu xi măng và dolomit làm nguyên liệu cho luyện kim
và gốm sứ [15].
* Đá vôi làm vật liệu xây dựng thông thường
Đá vôi thuộc hai huyện Thanh Liêm, Kim Bảng được khai thác làm vật liệu
xây dựng, rải đường, nung vôi đã nhiều năm nay. Các mỏ đá hiện đang khai thác
làm vật liệu xây dựng thông thường là đá vôi thuộc hệ tầng Đồng Giao (T2ađg).
* Đá vôi làm nguyên liệu sản xuất xi măng
Đá vôi nguyên liệu xi măng ngoài diện tích thăm dò đã được Ủy ban nhân dân
tỉnh Hà Nam quy hoạch là vùng nguyên liệu xi măng và hiện nay có một số nhà
máy xi măng đang khai thác làm nguyên liệu sản xuất xi măng, như các nhà máy xi
măng Bút Sơn, Vissai, Hoà Phát...
* Đá dolomit làm nguyên liệu cho luyện kim, gốm sứ
Trong tỉnh cũng xuất hiện đá dolomit làm nguyên liệu sản xuất thép, gốm sứ
như núi Con Trắm ở xã Tân Sơn, mỏ dolomit Bút Sơn đều nằm trên địa bàn huyện
Kim Bảng.
1.2.2. Việc cấp phép khai thác
Theo quy định của pháp luật về hoạt động khoáng sản, các tổ chức cá nhân
đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao
gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp
hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã; Doanh nghiệp nước ngoài có văn
phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam. Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh
ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng
thông thường.[10]
Các tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản
được khai thác khoáng sản bao gồm: Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh
nghiệp; Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã. Hộ


11


kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề khai thác khoáng sản được khai thác
khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường, khai thác tận thu khoáng sản.
Thẩm quyền cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng
sản theo quy định của Luật Khoáng sản là Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp Giấy phép
thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông
thường, than bùn, khoáng sản tại các khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ đã
được Bộ Tài nguyên và Môi trường khoanh định và công bố; Giấy phép khai thác
tận thu khoáng sản.[10]
Bộ Tài nguyên và Môi trường cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép
khai thác khoáng sản không thuộc các trường hợp thuộc thẩm quyền của Ủy ban
nhân dân cấp tỉnh nêu trên. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy
phép thăm dò khoáng sản, Giấy phép khai thác khoáng sản, Giấy phép khai thác tận
thu khoáng sản nào thì có quyền gia hạn, thu hồi, chấp thuận trả lại loại giấy phép
đó; chấp thuận trả lại một phần diện tích khu vực thăm dò, khai thác khoáng sản;
chấp thuận chuyển nhượng quyền thăm dò khoáng sản, quyền khai thác khoáng sản.
Trong những năm qua, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam đã cấp nhiều giấy phép
khai thác khoáng sản (bao gồm chủ yếu là đá vôi, một số ít vật liệu san lấp, sét làm
gạch ngói và sét làm xi măng) cho các tổ chức, cá nhân đủ điều kiện hoạt động
khoáng sản. Đến thời điểm cuối năm 2015 đã cấp 115 giấy phép khai thác các loại
cấp tỉnh và 6 giấy phép cấp Bộ còn thời hạn khai thác. Trong tổng số 115 mỏ, điểm
mỏ đã được cấp phép có 50 điểm mỏ được cấp phép ngắn hạn, 65 điểm mỏ được
cấp phép khai thác dài hạn. Đa số các điểm mỏ dài hạn vẫn đang hoạt động còn lại
một số ít điểm mỏ chưa tiến hành khai thác do đang làm nốt các thủ tục khác theo
quy định trước khi tiến hành khai thác hoặc đang san lấp mặt bằng… Tuy nhiên,
hầu hết các điểm mỏ ngắn hạn đã hết thời hạn khai thác theo giấy phép được cấp.
Các điểm mỏ này hiện đang làm các thủ tục xin gia hạn khai thác hoặc nâng công

suất thiết kế hoặc đã hết trữ lượng mỏ. [10]
Để được cấp phép khai thác, các tổ chức, cá nhân lập hồ sơ xin cấp phép theo
quy định gồm: Báo cáo kết quả thăm dò địa chất được phê duyệt; Dự án đầu tư,

12


Thiết kế cơ sở khai thác mỏ và Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc bản
Cam kết/Kế hoạch bảo vệ môi trường.
1.2.3. Công nghệ, phương pháp khai thác
1.2.3.1. Về công tác mở vỉa
Các mỏ đá vôi trên địa bàn huyện Kim Bảng, huyện Thanh Liêm, thành phố
Phủ Lý đều nằm phía Tây Quốc lộ 1A. Về địa hình các mỏ khu vực này có những
núi đá vôi độc lập, diện tích nhỏ, nhưng cũng có những dãy núi đá liên tiếp nhau, có
những vị trí núi đá nằm khuất sau dãy núi phía ngoài. Độ cao đỉnh lớn nhất có thể
lên đến +250m. Địa hình bị phong hóa mạnh tạo ra những vách đá tai mèo lởm
chởm. Biên giới mỏ được cấp phép thường cấp theo quy mô dự định đầu tư của đơn
vị xin cấp phép khai thác.
Thường các mỏ đá được cấp phép nằm tại các rìa của dải đá vôi lớn, đặc biệt
có vị trí phải đi sâu vào mặt sau của dãy núi phía ngoài nhìn ra sông Đáy ở khu vực
xã Thanh Nghị và xã Thanh Tân, huyện Thanh Liêm.
Xuất phát từ điều kiện tự nhiên của địa hình mỏ, diện tích mỏ nói chung và hệ
thống khai thác của mỏ, các hình thức mở vỉa thường là:
- Sử dụng hệ thống đường giao thông hiện có hoặc thiết kế, thi công tuyến
đường tạm với chất lượng thấp, không tuân thủ theo các quy chuẩn, quy phạm.
- Khối lượng công tác mở vỉa nhỏ, không đảm bảo duy trì được các thông số
kỹ thuật và an toàn.
- Phương pháp mở vỉa thường là làm đường lên núi theo kiểu hào bán hoàn
chỉnh, độ dốc lớn, mục đích để di chuyển thiết bị khoan lên tầng. Một số mỏ chỉ làm
các đường công vụ lên núi theo hình thức kè đá tạo thành các bậc để người đi lại,

mang vác các dụng cụ khai thác lên núi như búa khoan tay, choòng khoan. Một số
mỏ được thiết kế đường hào mở vỉa để đưa các thiết bị khai thác lên tầng phục vụ
khai thác nhưng trong thực tế không thi công theo đúng thiết kế mở vỉa được phê
duyệt.
- Về tầng công tác đầu tiên và xén chân tuyến cải tạo sườn núi, các mỏ đều
thiết kế tầng công tác đầu tiên theo hệ thống khai thác lớp xiên cắt tầng nhỏ và chân

13



×