Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tìm hiểu một số tư tưởng triết học trong kinh dịch

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.97 KB, 15 trang )

đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
----------------------

Nguyễn anh nguyên

Tìm hiểu
một số t- t-ởng triết học
trong kinh dịch

Luận văn thạc sỹ triết học

Hà nội - 2009


đại học quốc gia hà nội
Tr-ờng đại học khoa học xã hội và nhân văn
----------------------

Nguyễn anh nguyên

Tìm hiểu
một số t- t-ởng triết học
trong kinh dịch

Chuyên ngành:
Mã số :

Triết học
60.22.80


Luận văn thạc sỹ triết học

Ng-ời h-ớng dẫn khoa học:
GS.TS Lê Văn Quán

Hà nội - 2009


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tư tưởng triết học Trung Quốc cổ đại có một giá trị rất lớn trong nền văn
minh nhân loại. Trong hệ thống tư tưởng triết học nổi tiếng đó có những đóng
góp rất lớn về mặt định hướng hoạt động thực tiễn nhằm thích ứng, cải biến thực
trạng xã hội đương thời; thúc đẩy sự phát triển xã hội tiến lên một tầm cao mới.
Những giá trị đó đã có tầm ảnh hưởng sâu rộng tới tất cả các cá nhân và xã hội.
Trên con đường đi tìm sự thích ứng của mỗi cá nhân trong việc khẳng
định cái tôi trong một cộng đồng, tập thể, xã hội; trong việc tu dưỡng đạo đức,
đối nhân xử thế, trong việc dụng binh, nhận xét về thời thế cũng như việc chờ
đợi thời cơ… Những vấn đề mà cuộc sống đang đặt ra trong bất cứ thời đại nào
cũng có thể tìm hiểu được ít nhiều ở trong tư tưởng của cổ nhân. Người xưa đã
để lại cho chúng ta một nền tảng tri thức vô cùng phong phú trong đó những tri
thức về con người, xã hội là một phần vô cùng quan trọng và thực sự qúy giá,
thiết thực trong cuộc sống hôm nay. Việc nghiên cứu một số tư tưởng triết học
trong Kinh Dịch của luận văn cũng nhằm cố gắng làm rõ điều đó.
Nghiên cứu Kinh Dịch thực chất là nghiên cứu những tư tưởng thể hiện
trong đó, nơi đây chứa đựng những tư tưởng về xã hội và con người nói chung.
Ở Trung Hoa có các nhà nghiên cứu đáng chú ý như Tào Thăng, Hứa Hanh,
Phùng Hữu Lan, Vưu Sùng Hoa, Thiệu Vĩ Hoa … Họ đã đạt được rất nhiều
thành tựu về cả nghiên cứu khoa học, lý luận cũng như về chiêm bốc, độn
giáp…

Ở Việt Nam, tình hình lịch sử - xã hội có những đặc điểm đặc thù so với
các nước nên tình hình nghiên cứu Kinh Dịch cũng có những điểm khác biệt.
Với nước ta, nhu cầu về xử lý những vấn đề thiết thực của cuộc sống trong
những thời điểm lịch sử nhất định được đề cao hơn so với việc nghiên cứu học
thuật một cách thuần túy. Do vậy, như học giả Nguyễn Hiến Lê nói trong cuốn
Kinh Dịch đạo của người quân tử là “Ở nước ta chưa có ai có thể gọi là nhà
Dịch học được”[46, 70]. Tuy vậy, theo ý kiến của người thực hiện luận văn thì


các học giả chuyên về Dịch học ở Việt Nam chưa nhiều nhưng họ cũng đã ít
nhiều đạt được những thành tựu nhất định, phần nhiều các nhà nghiên cứu Kinh
Dịch để ứng dụng vào hoạt động thực tiễn xã hội, do vậy các tác phẩm nghiên
cứu Kinh Dịch họ để lại không nhiều và rất tản mạn trong các ghi chép khác
nhau; cần phải được sưu tầm và tập hợp trong một thời gian nhất định mới đạt
được kết qủa.
Trong hoàn cảnh như vậy, nếu việc nghiên cứu và học tập Kinh Dịch chỉ
thuần túy dựa vào các bản dịch từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt thì chưa hẳn
đã được trọn vẹn. Có nhiều nguyên nhân như bản thân các tác phẩm nước ngoài
chưa hẳn tất cả đã thể hiện được ý nghĩa của Kinh Dịch và việc dịch tất cả các
tác phẩm đó ra tiếng Việt là điều rất khó khăn. Đồng thời, những tác phẩm ở
nước ngoài chưa hẳn là đã phù hợp với chúng ta. Do vậy, việc phải nghiên cứu
Kinh Dịch một cách nghiêm túc và dựa trên tinh thần của người Việt Nam là
một đòi hỏi thực sự cần thiết nếu như chúng ta muốn nắm được tinh thần của
Dịch học và ứng dụng những tư tưởng tích cực của Dịch vào việc xử lý các vấn
đề của cá nhân và xã hội ở Việt Nam. Yêu cầu này đang được đặt ra một cách
nghiêm túc, có như vậy chúng ta mới hi vọng có thể có tiếng nói riêng của mình
trên diễn đàn học thuật và tư tưởng quốc tế.
2. Tình hình nghiên cứu
Kinh Dịch là một loại sách được xếp vào hàng kinh điển của Nho gia,
đứng đầu trong Ngũ Kinh (Kinh Dịch, Kinh Thi, Kinh Thư, Kinh Lễ, Kinh Xuân

Thu). Việc nghiên cứu Kinh Dịch trong lịch sử đã đạt được rất nhiều thành tựu
với các nhà Dịch học tiêu biểu ở cả phương Tây và phương Đông.
Ở phương Tây, theo tìm hiểu trong các tư liệu chúng tôi được biết có
những nhà nghiên cứu về Kinh Dịch tiêu biểu như:
Meclatchie. Rev với A translation of the Confuchian Yi Kinh, or the
Classic of Changes (Thượng Hải, 1876). Cuốn này có một điểm rất lạ là tác giả
muốn đem những nghiên cứu về thần thoại để tìm hiểu những bí mật của Kinh
Dịch. Cuốn này có nhiều sự chú thích và phụ lục đính kèm.


Legge. J với The texts of Confucianism, Pt II, the Yi King (Oxford, 1899).
Đây là một bản dịch sát và kỹ lưỡng bản Kinh Dịch in năm 1715 đời Khang Hy
nhà Thanh. Tuy nhiên, dịch giả không coi Kinh Dịch là một sách bói, không tin
môn bói Dịch, không có phần bàn về bói Dịch và những chú thích của ông cũng
còn sơ sài.
Wilhem. R với I Ging: das Buch der Wandlungen (Jena, 1924). Đây là
bản dịch đầy đủ, được nhiều người đọc ưa thích, bản này có lời giới thiệu rất hay
và lời mở đầu sâu sắc của Tiến sỹ C. Jung. Tuy nhiên, cách sắp xếp các chương
còn rắc rối, với những người mới đọc Dịch thì rất khó theo dõi. Sau đó, Baynes.
C lại dịch cuốn này ra tiếng Anh với nhan đề The I Ching or Book of Changes
(London, 1950). Từ bản I Ging: das Buch der Wandlungen của Wilhem. R,
Tienne Perrot. E đã dịch ra tiếng Pháp với tên gọi Yi King - Le livre des
transformations (Paris, 1971).
Blofeld. J với The Book of Change (London, 1965). Đây là một bản dịch
Kinh Dịch khác của học giả người Anh. Cuốn này nói kỹ về cách bói, tuy nhiên
tác giả không dịch những lời chú thích của Khổng Tử về Kinh Dịch. Tác giả
muốn nói nhiều về phần Dịch truyện.
Siu. R với The man of many qualities; A legacy of the I Ching
(Cambridge, 1968). Đây là một bản dịch mới nói riêng về phần Dịch kinh thời
kỳ Chu Văn Vương và Chu Công. Dịch giả trích dẫn trên 700 chỗ trong văn học

thế giới để giải thích phần kinh đó. Trong tác phẩm này, tác giả nói về cách bói
với những ý tưởng mới mẻ, hấp dẫn.
Ngoài ra, các học giả phương Tây đã vận dụng Kinh Dịch vào khoa học
kỹ thuật, đáng chú ý là:
Leibniz, nhà triết học và toán học người Đức (1646 - 1716) là người đầu
tiên nghĩ ra phép nhị phân thay cho phép thập phân bằng cách chỉ dùng hai con
số: Số 1 làm dương và số 0 làm âm để mã máy tính điện tử. Hai con số này mỗi
nhóm 6 số và gồm 64 nhóm. Khi có điện vào thì đèn bật là 1 và khi điện tắt là 0,
cứ như thế truyền các tín hiệu.


C. Jung, người gốc Thụy Sĩ, sinh năm 1875, cùng với Freud tạo ra khoa
phân tâm học. Ông là bạn của Wilhem. R, người đã dùng Kinh Dịch để tìm hiểu
tiềm thức con người, trong đó có cả việc bói toán.
Lưu Tử Hoa, một nhà bác học Trung Quốc ở Anh cũng nói đã vận dụng
nguyên lý “Bát quái” từ năm 1930, tìm ra quỹ đạo hành tinh thứ 10 trong hệ Mặt
trời.
Hai nhà vật lý học người Mỹ gốc Trung Quốc là Tsung Tao Lee (Lý
Chính Đạo), giáo sư đại học Princeton và Tchen Ninh Ang (Dương Chấn Ninh),
giáo sư đại học Columbia đã tuyên bố nhờ nghiên cứu Dịch học mà biết rằng,
trong thế giới điện tử, phía trái và phía phải không như nhau, dương thì 9 mà âm
thì 6, có tỷ số là 3/2. Hai ông chứng minh khi hạt nhân nguyên tử nổ làm bắn ra
những ly tử âm và ly tử dương, tia dương bắn xa hơn tia âm theo tỷ lệ 3/2 tạo ra
định luật số chẵn, lẻ. Hai ông đã được nhận giải Nobel Vật lý năm 1957.
Và nhiều tác giả khác nữa...
Hiện nay, trong giới học giả người Hoa, theo các tài liệu chúng tôi thu
thập được thì có các nhà nghiên cứu sau là đáng chú ý:
Cao Hanh và Lý Kính Trình trong những năm đầu nghiên cứu Kinh Dịch
đều khẳng định đó là sách để xem bói. Với Chu Dịch cổ kinh kim chú, Chu Dịch
tạp luận, Cao Hanh đã giải thích “trinh cát” của lời hào thứ 4 (âm) quẻ Thủy

Địa Tỷ là “bói gặp lời hào này, thì tốt” (Phệ ngộ thử hào tắc cát); giải thích
“gian trinh” ở lời hào thứ 3 (dương) quẻ Địa Thiên Thái là “Chiêm vấn hoạn
nạn chi sự, vị chi gian trinh” (bói hỏi việc hoạn nạn, gọi là gian trinh).v.v.. Lúc
đầu, cũng giống như Lý Kính Trình, qua quyển Chu Dịch cổ kinh kim chú thể
hiện rõ ràng lời nào của quẻ là cùng loại với giáp cốt bốc từ. Ông giải thích lời
hào của một quẻ, vẫn chưa kết hợp lời quẻ với hình tượng quẻ, tên quẻ. Nhưng
về sau ông đã thay đổi ý kiến và có cách nhìn mới về quan hệ giữa lời hào, lời
quẻ và tượng quẻ, do đó, cách giải thích chữ “trinh” cũng đã có thay đổi. Ví dụ,
trong bài Tư tưởng triết học của lời hào, lời quẻ của Chu Dịch, ông đã giải thích
lời hào thứ 3, quẻ Đại Súc: “Lương mã trục, lợi gian trinh, nhật hàn dữ vệ, lợi
hữu du vãng” là “Cưỡi ngựa tốt, (đi) xe chắc, thì không sợ con đường gian nan


và xa xôi”, không giải thích chữ “trinh” thành “chiêm” (xem, bói) hoặc “chiêm
vấn” (hỏi quẻ, xem bói).
Tương tự Cao Hanh, Lý Kính Trình lúc đầu giải thích chữ “trinh” ở Kinh
Dịch là “chiêm” (xem, bói), “chiêm” tức là “bốc vấn” (hỏi quẻ, xem bói). Thực
ra, “bốc vấn” (hỏi quẻ, xem bói) là nghĩa gốc của chữ “trinh”, còn “chính” là
nghĩa mở rộng. Về sau, khi viết Chu Dịch thông nghĩa ông thừa nhận: “Hiểu rõ
tên quẻ và lời hào của quẻ hoàn toàn có liên quan với nhau, trong đó đa số, mỗi
quẻ đều có một trung tâm tư tưởng, tên quẻ là tiêu đề của nó”. Điều đó khẳng
định sau này ông đã thay đổi cách nhìn nhận. Ông đã dẫn ra những từ “trinh cát,
hối vong, vô cữu”... có trong hào đều là thuyết minh và phán đoán sự lý. Những
lời hào của quẻ cũng “có chứa đựng tư tưởng tác giả”. Trên thực tế, hai ông đã
có phương pháp nghiên cứu mới, lúc đầu hai ông quan niệm Kinh Dịch là sách
thuần túy để xem bói, nhưng về sau đã thay đổi ý kiến.
Nhóm chỉnh lý Bạch thư ở mộ Mã Vương Đôi đời Hán với Mã Vương
Đôi Bạch thư Chu Dịch lục thập tứ quái thích văn. Trương Chính Long với
Bạch thư lục thập tứ quái bạt. Hào Lương với Bạch thư Chu Dịch... đây là các
nhóm tác giả nghiên cứu về các văn bản Chu Dịch viết trên lụa được khai quật

trên các ngôi mộ cổ ở Trường Sa (Hồ Nam) và đã có những ý kiến nhận định
khác nhau về việc tìm hiểu Kinh Dịch khác với cách nghiên cứu truyền thống.
Vưu Sùng Hoa với Mai hoa dịch tân biên. Ông Vưu Sùng Hoa muốn đem
những tri thức khoa học thời hiện đại để chú giải những luận điểm của học giả
Thiệu Khang Tiết đời Tống. Cuốn này đã được dịch giả Cao Hoàn Diên Khánh
dịch ra tiếng Việt (1997).
Fung Yu Lan (Phùng Hữu Lan) với A History of Chinese Philosophy
(1937). Hiện tác phẩm này đã được tác giả Lê Anh Minh dịch ra tiếng Việt với
nhan đề Lịch sử Triết học Trung Quốc (2006). Đây là một tác phẩm nghiên cứu
rất công phu về lịch sử triết học Trung Quốc do chính một học giả người Trung
Quốc viết, tác phẩm đã được giới nghiên cứu ở phương Tây đánh giá rất cao và
trở thành tài liệu nghiên cứu chính thức về lịch sử triết học Trung Quốc trong
các trường đại học ở phương Tây.


Gần đây, học giả Thiệu Vĩ Hoa với nhiều tác phẩm về dự đoán, bốc quẻ…
đã gây những tiếng vang và có thể coi như đã tạo nên “cơn sốt Dịch học” trên
diễn đàn Dịch học quốc tế; một số tác phẩm của ông đã được dịch ra tiếng Việt
như: Dự đoán theo tứ trụ (2002), Chu Dịch với dự đoán học (2003)… Tuy
nhiên, các tác phẩm này phần nhiều đi về chiêm bốc, độn giáp nên trong phạm
vi luận văn không có điều kiện khảo cứu sâu.
Ở Việt Nam, trước năm 1975 đã có ba bản dịch bộ Chu Dịch ra chữ Quốc
ngữ, đó là:
Kinh Dịch của Ngô Tất Tố, tác giả dựa vào bản Chu Dịch đại toàn đời
Minh - là bộ đầy đủ hơn hết - để dịch ra tiếng Việt. Bản dịch này của ông tuy
khá đầy đủ, song nhiều chỗ dịch vẫn qúa khó hiểu, do sử dụng nhiều từ Hán Việt
cổ, đôi khi ông cũng không dịch mà sử dụng luôn phiên âm tiếng Hán. Nếu
người nào không biết tiếng Hán thì khó mà có thể sử dụng được quyển của ông.
Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu, nguyên gốc là bản Dịch học chú giải.
Mặc dù cụ Phan dịch quyển này từ những năm 30 của thế kỷ XX khi thực dân

Pháp buộc cụ phải an trí ở Huế, song đến năm 1969 mới được Nhà sách Khai Trí
xuất bản với tên Chu Dịch. Cụ Sào Nam uyên thâm Hán học, cuộc đời được trải
nghiệm qua nhiều phong ba hùng tráng, lại để nhiều năm nghiên cứu về Dịch
nên cả phần dịch và phần bình bộ Kinh Dịch của cụ đều hết sức có giá trị. Có lẽ,
đây vẫn là một trong những bộ Kinh Dịch đầy đủ và chan chứa nhiều tình cảm
của người biên soạn nhất ở Việt Nam cho tới thời điểm này.
Kinh Chu Dịch bản nghĩa của Nguyễn Duy Tinh. Ngoài phần Kinh thì
Nguyễn Duy Tinh cũng dịch thêm phần Truyện (tức Thập dực), mà trong cuốn
của Ngô Tất Tố không có.
Gần đây, có một số tác giả khác dịch lại cuốn Chu Dịch song phần lớn đã
không vượt được những người đi trước. Chỉ có cuốn Kinh Dịch đạo của người
quân tử của Nguyễn Hiến Lê là khá đầy đủ nhưng thực ra vẫn còn một số chỗ
tác giả dịch rất khó hiểu, thậm chí dùng nguyên nghĩa đen của tiếng Hán khi
dịch ra tiếng Việt nên khi diễn đạt các hào có phần gượng ép; ngoài ra khi dịch


tác giả dùng ngôn ngữ khu vực Nam Bộ nên cũng gây một số khó khăn cho các
độc giả ở các địa phương khác.
Tuy vậy, đã xuất hiện một số cuốn như Chu Dịch đại truyện của Lê Anh
Minh, Kinh Dịch và cấu hình tư tưởng Trung Quốc của Dương Ngọc Dũng và
Lê Anh Minh giúp ích nhiều cho người đọc; đó là các bản dịch đầy đủ, hoàn
thiện và cập nhật. Ngoài việc căn cứ trên văn bản Hán cổ, các tác giả - dịch giả
còn đối sánh với nhiều bản dịch tiếng Trung Quốc hiện đại, tiếng Anh, tiếng
Pháp, tiếng Đức… nên độ chính xác của văn bản rất cao.
Chính vì cuốn Kinh Dịch có một nội dung rất phong phú, nhiều chiều, nên
các tác phẩm nghiên cứu ở Việt Nam cũng có một nội dung rất khác nhau.
Những mảng tư tưởng được đề cập chủ yếu đến là bản thể luận, nhân sinh quan,
tượng số, thuật bói toán, độn giáp, v.v.. Ở đây chúng tôi xin được phác thảo theo
thứ tự thời gian những nét cơ bản về các tác phẩm được nhiều người biết đến
nhất.

Cuốn Chu Dịch của cụ Phan Bội Châu vừa là một bản dịch, vừa là tác
phẩm nghiên cứu có giá trị. Nét đặc sắc trong chú giải của cụ không chỉ gói gọn
trong các phần Phát đoan từ, Phàm lệ, Đề bạt từ mà còn đặc biệt được thể hiện
trong phần bình giảng của cụ đối với từng quẻ. Những nội dung cụ đề cập về sự
biến hóa cùng những quy luật của âm dương trời đất, nhất là các nội dung liên
quan đến triết lý sống của con người, tuy không dài dòng nhưng đã “không khác
gì dọn gai gốc mà thấy đường bằng, vẹt mây mù mà thấy mặt trời, làm cho chân
tướng triết học của Thánh hiền Đông phương bị che lấp mấy trăm đời, nay được
bày tỏ một cách sáng suốt, giá trị của bản sách này không phải là ít” [13, 7 – 8].
Năm 1953, Nhà xất bản Vỡ Đất ở Hà Nội cho in quyển Một nhận xét về
Kinh Dịch của Nguyễn Uyển Diễm. Ông đặt ra nhiều vấn đề trái ngược với các
nhà nho đi trước, ví dụ như những phân tích và nhận định về việc Khổng Tử
không hề san định Kinh Dịch, hay Kinh Dịch là quyển sách đi từ triết học đến
bói toán v.v..
Một trong những học giả viết nhiều về Kinh Dịch là Nguyễn Duy Cần.
Tác phẩm đầu tiên của ông về vấn đề này là Dịch học tinh hoa. Cuốn sách này


tập trung phân tích những thuật ngữ cơ bản trong Kinh Dịch để từ đó suy ra các
quy luật vận động của vạn vật. Bên cạnh việc dựng nên một bức tranh khá mạch
lạc về các nguyên lý chính của Dịch thì trong tác phẩm này Nguyễn Duy Cần đã
qúa cường điệu tính tiên tri và thần bí trong Kinh Dịch dựa trên phương pháp so
sánh một chiều, từ đó ông đã phú cho Kinh Dịch nhiều chức năng mà nó chưa
từng có. Tác phẩm thứ hai của Nguyễn Duy Cần, bổ trợ cho cuốn trước là Chu
Dịch huyền giải. Song đáng tiếc cuốn này nội dung không có gì nhiều, hầu hết
chỉ là nhắc lại những ý kiến cũ.
Một quyển được đầu tư rất nhiều và viết khá sâu là Kinh Dịch với vũ trụ
quan Đông phương của Nguyễn Hữu Lương. Nội dung tác phẩm này tương đối
khác với các cuốn khác, chủ yếu là bàn nhiều về Hà Đồ và Lạc Thư, là những
vấn đề tượng số học, từ đó tìm ra vũ trụ quan của Dịch nói riêng và của phương

Đông nói chung. Tuy chúng tôi không hoàn toàn đồng ý với cách tiếp cận trên,
song vẫn phải thừa nhận đây là một bộ sách khảo cứu hết sức công phu và có giá
trị không ít về mặt lý luận.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2002), Tìm về cội nguồn Kinh Dịch. Nxb Văn
hóa Thông tin.
2/ Nguyễn Vũ Tuấn Anh (2005), Bản chất của ý thức đức Phật khai ngộ
về tính thấy. Nxb Tôn giáo.
3/ Hải Ân (1996), Kinh Dịch với đời sống. Nxb Văn hóa Dân tộc.
4/ Nguyễn Mạnh Bảo (1959), Kỳ môn độn giáp. Cổ kim ấn quán. Sài
Gòn.
5/ Thanh Bồ (1960), Bói Dịch. Tác giả tự xuất bản. Sài Gòn.
6/ Nguyễn Duy Cần (1973), Dịch học tinh hoa. Tủ sách Thu Giang.
7/ Nguyễn Duy Cần (1992), Chu Dịch huyền giải. Nxb Thành phố Hồ
Chí Minh.
8/ Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2004), Đại cương Triết học Trung Quốc.
Nxb Thanh Niên.
9/ Giản Chi - Nguyễn Hiến Lê (2006), Chiến Quốc sách. Nxb Từ điển
Bách Khoa.
10/ Xuân Cang (2004), Tám chữ Hà Lạc và quỹ đạo đời người. Nxb Văn
hóa Thông tin.
11/ Đặng Vạn Canh (2002), Dịch học nguyên lưu. Người dịch: Nguyễn
Đức Sâm - Hồ Hoàng Biên. Nxb Văn hóa Thông tin.
12/ Dư Quang Châu, Trần Văn Ba, Nguyễn Văn Lượm (2000), Kinh Dịch
và năng lượng cảm xạ học. Nxb Thanh Niên.
13/ Phan Bội Châu (1996), Chu Dịch. Nxb Văn hóa Thông tin.
14/ Chu Bá Côn (2003), Dịch học toàn tập. Biên dịch: Nguyễn Viết Dần.

Nxb Văn hóa Thông tin.
15/ Dương Ngọc Dũng, Lê Anh Minh (2006), Kinh Dịch và Cấu hình tư
tưởng Trung Quốc. Nxb Khoa học Xã hội.
16/ Đường Đắc Dương, Tạ Duy Hòa (2003), Cội nguồn văn hóa Trung
Hoa. Người dịch: Nguyễn Thị Thu Hiền. Nxb Hội Nhà văn.


17/ Trần Hưng Đạo (2002), Binh thư yếu lược hổ trướng khu cơ. Người
dịch: Nguyễn Ngọc Tỉnh, Đỗ Mộng Khương. Nxb Công an Nhân dân.
18/ Nguyễn Quốc Đoan (1998), Chu Dịch tường giải. Nxb Văn hóa Thông
tin.
19/ Lê Qúy Đôn (1995), Quần thư khảo biện. Dịch và chú giải: Trần Văn
Quyền. Nxb Khoa học Xã hội.
20/ Vương Ngọc Đức, Diêu Vi Quân, Tăng Lỗi Quang (2005), Bí ẩn của
Bát quái. Người dịch: Trần Đình Hiến. Nxb Văn hóa Thông tin.
21/ Francois Jullien (2005), Bàn về chữ Thời. Người dịch: Đinh Chân.
Nxb Đà Nẵng.
22/ Francois Jullien (2004), Bàn về chữ Thế. Người dịch: Lê Đức Quang.
Nxb Đà Nẵng.
23/ Francois Jullien (2007), Các biểu tượng của nội giới hay cách đọc
triết học về Kinh Dịch Người dịch: Lê Nguyên Cần, Đinh Thy Reo.
Nxb Đà Nẵng.
24/ Nguyễn Hùng Hậu (2000), Một vài suy nghĩ về thế giới quan trong
Kinh Dịch. Tạp chí Triết học, số 3.
25/ Nguyễn Hùng Hậu (2005), Triết lý “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong
phương châm xử thế và hành động của Hồ Chí Minh. Tạp chí Lý luận
chính trị, số 5.
26/ Bạch Huyết (2007), Thiên thời Địa lợi Nhân hòa. Người dịch: Nguyễn
An, Nguyễn Văn Mậu. Nxb Văn hóa Thông tin.
27/ Vưu Sùng Hoa (1997)), Mai hoa Dịch tân biên. Người dịch: Cao Hoàn

Diên Khánh. Nxb Văn hóa Thông tin.
28/ Thiệu Vĩ Hoa (2002), Dự đoán theo Tứ trụ. Người dịch: Nguyễn Văn
Mậu. Nxb Văn hóa Thông tin.
29/ Thiệu Vĩ Hoa (2003), Chu Dịch với dự đoán học. Người dịch: Mạnh
Hà. Nxb Văn hóa Thông tin.
30/ Dương Hồng, Vương Thành Trung, Nhiệm Đại Viện, Lưu Phong
(2003), Tứ Thư. Người biên dịch: Trần Trọng Sâm, Kiều Bách Thuận.


Nxb Quân đội Nhân dân.
31/ Trần Đình Hượu (2007), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông.
Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.
32/ Bùi Biên Hòa (2002), Không gian Kinh Dịch với dự báo qua Bát tự
Hà lạc. Nxb Văn hóa Thông tin.
33/ Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 1. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
34/ Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
35/ Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36/ Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 6. Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37/ Hồ Chí Minh (2002), Biên niên tiểu sử, tập 3. Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
38/ Hoàng Thọ Kỳ, Trương Thiện Văn (1999), Chu Dịch dịch chú. Người
dịch: Nguyễn Trung Thuần, Vương Mộng Bưu. Nxb Khoa học Xã hội.
39/ Lưu Cương Kỷ, Phạm Minh Hoa (2002), Chu Dịch và Mỹ học. Người
dịch: Hoàng Văn Lâu. Nxb Văn hóa Thông tin.
40/ Nguyễn Bỉnh Khiêm (2002), Thái ất thần kinh. Người dịch Thái
Quang Việt. Nxb Văn hóa Dân tộc.
41/ Fung Yu Lan (1937), A History of Chinese Philosophy. Nxb Henri
Vetch (Peiking).
42/ Fung Yu Lan (1966), A Short History of Chinese Philosophy. Nxb
Collier Macmillan Publihers (London).

43/ Phùng Hữu Lan (2006), Lịch sử Triết học Trung Quốc. Người dịch: Lê
Anh Minh. Nxb Khoa học Xã hội.
44/ Nguyễn Hiến Lê (2006), Lão Tử - Đạo Đức kinh. Nxb Văn hóa Thông
tin.
45/ Nguyễn Hiến Lê (1996), Mạnh Tử. Nxb Văn hóa.
46/ Nguyễn Hiến Lê (1997), Kinh Dịch đạo của người quân tử. Nxb Văn
học.
47/ Nguyễn Hữu Lương (1992), Kinh Dịch với vũ trụ quan Đông phương.
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.


48/ Lê Anh Minh (2006), Chu Dịch đại truyện. Nxb Khoa học Xã hội.
49/ Bùi Văn Nguyên (1997), Kinh Dịch Phục Hy. Nxb Khoa học Xã hội.
50/ Lê Văn Quán (1998), Sách học Kinh Dịch. Nxb Giáo dục.
51/ Lê Văn Quán (2003), Tinh hoa văn hóa Phương Đông Chu dịch –
Nhân sinh và ứng xử. Nxb Hà Nội.
52/ Lê Văn Quán (2006), Các nhà tiên tri Việt Nam. Nxb Văn hóa Thông
tin.
53/ Lê Văn Quán (1997), Chu Dịch với khoa học quản lý. Nxb Giáo dục.
54/ Trương Thiện Văn (1997), Từ điển Chu Dịch. Người dịch: Trương
Đình Nguyên, Nguyễn Đức Sâm, Phan Văn Các, Mai Xuân Hải,
Hoàng Văn Lâu, Lương Gia Tĩnh, Trần Lê Sáng, Đặng Đức Siêu, Trần
Ngọc Thuận, Lê Hạo, Thích Thanh Quyết. Nxb Khoa học Xã hội.
55/ Lã Bất Vi (1999), Lã Thị Xuân Thu. Người dịch: Phan Văn Các. Nxb
Văn học - Trung tâm văn hóa Đông Tây.
56/ Hoàng Tuấn (2003), Nguyên lý chọn ngày theo lịch Can chi. Nxb Văn
hóa Thông tin.
57/ Khương Văn Thìn (2002), Dịch học nhập môn. Nxb Văn hóa Thông
tin.
58/ Trung tâm Trung Quốc học - Đại học Sư phạm Hà Nội (2002), Nghiên

cứu Chu Dịch. Nxb Văn hóa Thông tin.
59/ Khổng Tử (2004), Kinh Thư. Người dịch: Trần Lê Sáng, Phạm Kỳ
Nam. Nxb Văn hóa Thông tin.
60/ Khổng Tử (2007), Kinh Thi. Người dịch: Tạ Quang Phát. Nxb Văn
học.
61/ Ngô Tất Tố (2003), Kinh Dịch. Nxb Văn học.
62/ Vũ Quốc Trung (2006), Dịch học nhập môn và ứng dụng. Nxb Văn
hóa Thông tin.
63/ Tư Mã Thiên (1997), Sử ký Tư Mã Thiên. Người dịch: Phan Ngọc.
Nxb Văn học.
64/ Thiệu Khang Tiết (2006), Mai hoa Dịch số. Người dịch: Ông Văn


Tùng. Nxb Văn hóa Thông tin.
65/ Mộng Bình Sơn (1996), ảnh hưởng Kinh Dịch trong văn học và đời
sống. Nxb Văn học.
66/ Ngọc Phương (2006), Nhập môn Kinh Dịch. Nxb Văn hóa Thông tin.
67/ Hàn Phi (2005), Hàn Phi Tử. Người dịch: Phan Ngọc. Nxb Văn học.



×