Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Phát huy vai trò giáo dục đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh trường cao đẳng công nghiệp hưng yên hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (254.49 KB, 15 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO, BỒI DƢỠNG GIẢNG VIÊN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ



NGUYỄN THỊ PHƢƠNG HOA

PHÁT HUY VAI TRÒ GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO
TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH HỌC SINH
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƯNG YÊN
HIỆN NAY
Chuyên ngành: TRIẾT HỌC
Mã số:
60 22 80
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học
PGS, TS NGUYỄN VĂN TÀI

HÀ NỘI, 2008


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình
nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng dẫn của PGS, TS
Nguyễn Văn Tài. Các tài liệu và số liệu trong luận
văn này là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa
học và có nguốn gốc rõ ràng.

Hà Nội, ngày 1 tháng 10 năm 2008


Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Phương Hoa

MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
......................................................................

4


Chƣơng 1

Những vấn đề lý luận về phát huy vai trò giáo
dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh
Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên

10

1.1 Tiếp cận vấn đề phát triển nhân cách học sinh
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên

10

1.2 Thực chất phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong
phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng
Công nghiệp Hưng Yên
Chƣơng 2


27

Tình hình và giải pháp cơ bản phát huy vai trò
giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học
sinh ở Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp Hƣng Yên
48

hiện nay
2.1 Tình hình phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát
triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công
nghiệp Hưng Yên hiện nay

48

2.2 Giải pháp cơ bản phát huy vai trò giáo dục - đào tạo
trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao
đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay

63

Kết luận

77

Danh mục tài liệu tham khảo

79

Phụ lục


84

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay, Đảng ta đã xác định sự nghiệp
giáo dục - đào tạo có vị trí quan trọng chiến lược - là quốc sách hàng đầu trong
chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Phát triển giáo dục - đào tạo là
một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người - yếu tố cơ bản để phát triển xã
hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững.
Mục tiêu sự nghiệp giáo dục - đào tạo của đất nước trong thời kỳ mới là nâng
cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài và phát triển nhân cách. Trong
đó, mục tiêu của mọi quá trình giáo dục - đào tạo xét đến cùng chính là hình thành
và phát triển nhân cách con người , theo đó, các thế hệ trẻ Việt Nam thực sự kế tục
được sự nghiệp cách mạng khi được rèn giũa vừa hồng, vừa chuyên như Chủ tịch
Hồ Chí Minh hằng căn dặn.
Từ sự nỗ lực của hệ thống giáo dục quốc dân nói chung, hệ thống trường đại
học, cao đẳng nói riêng trong thực hiện quan điểm của Đảng và tư tưởng Hồ Chí
Minh về kết hợp giữa “dạy chữ” với “dạy người”, có thể thấy những thành tựu đạt
được là hết sức cơ bản. Các cơ sở đào tạo trong cả nước đều không chỉ quan tâm
đến việc nâng cao chất lượng đào tạo về kiến thức, chuyên môn, mà còn quan tâm
đến sự phát triển toàn diện cho học sinh, sinh viên. Tuy nhiên, những hạn chế, bất
cập trong việc giáo dục phát triển nhân cách cho người học cũng không phải là
hiện tượng cá biệt. Đó là một trong những lực cản rất lớn đối với sự nghiệp đổi
mới để đưa nước ta tiếp cận nền kinh tế tiên tiến trước sự phát triển như bão táp
của khoa học công nghệ và sự tác động ngày càng mạnh mẽ, đa diện của cơ chế thị
trường; những vận hội và thách thức khi bước vào hội nhập WTO…
Đối với Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên, những hạn chế, bất cập ấy

thể hiện ở chỗ: việc thực hiện mục tiêu, yêu cầu đào tạo đội ngũ cán bộ, nhân viên


kinh tế, kỹ thuật nghiệp vụ và công nhân có tay nghề cao, có khả năng đáp ứng yêu
cầu công việc ở các doanh nghiệp trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước chưa thực sự gắn bó chặt chẽ với quá trình giáo dục toàn diện; các
môn học chuyên môn kỹ thuật và các môn học giáo dục chính trị, đạo đức, văn
hoá… chưa thực sự kết nối được với nhau; quá trình dạy học chính khoá còn có sự
tách biệt với các hoạt động xã hội của cả thầy và trò… Ngay trong nhà trường vẫn
còn có tình trạng nhận thức chưa đầy đủ của một số cán bộ, giáo viên về phát triển
nhân cách học sinh, cho nên chỉ nhấn mạnh một chiều vào đào tạo kiến thức,
chuyên môn. Trong khi đó, trước những cơ hội và thách thức mới trên đà phát triển
của mình, thì sự kết hợp giữa dạy nghề với dạy người càng trở nên vô cùng cần
thiết. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể khắc phục triệt để những hạn chế, bất cập trên
khi làm rõ cơ sở khoa học phát huy vai trò của giáo dục đào tạo trong phát triển
nhân cách học sinh của nhà trường, chỉ ra tính tất yếu, đặc điểm mang tính quy luật
và giải pháp hữu hiệu, mang tính hệ thống để hiện thực hoá quá trình đó.
Chính vì những lý do trên và với mong muốn góp phần xây dựng nhà trường
phát triển vững mạnh, ngày càng vươn cao, vươn xa hơn trong tương lai, để ngày
càng khẳng định uy tín, vị thế với các trường trong nước và trong khu vực, tác giả
đã lựa chọn vấn đề khoa học về "Phát huy vai trò giáo dục -đào tạo trong phát
triển nhân cách học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay” làm
đề tài luận văn thạc sĩ triết học.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Sự nghiệp giáo dục - đào tạo luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm, coi là một
trong những quốc sách hàng đầu của toàn bộ sự nghiệp đổi mới xây dựng đất nước
theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tiếp theo các Đại hội trước, Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ X của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra những định hướng lớn
cho sự phát triển giáo dục - đào tạo của đất nước, trong đó dành riêng một mục về



“Nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, phát
triển nguồn nhân lực” [19, tr.94-100].
Trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo, vấn đề phát triển nhân cách
học sinh luôn là vấn đề khoa học vô cùng quan trọng có ý nghĩa thiết thực nâng cao
chất lượng hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, học tập ở các nhà trường chuyên
nghiệp. Vấn đề này đã được các nhà lý luận trong nước nghiên cứu, trong đó có
những công trình khoa học bàn đến như:
Chương trình KX.07 "Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá" (NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997) đã tập tung bàn về vấn đề
con người và vai trò của con người đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, từ đó nhấn mạnh vai trò của giáo dục - đào tạo trong nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực, bồi dưỡng nhân tài.
"Phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học và công nghệ tạo nguồn nhân lực công
nghiệp hoá" của Phạm Văn Khánh (Tạp chí Lịch sử Đảng) đề cập đến nội dung,
biện pháp cơ bản trong phát triển sự nghiệp giáo dục - đào tạo và khoa học - công
nghệ theo hướng tập trung tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá đang
được đẩy mạnh hiện nay.
“Xây dựng nhân cách học sinh, sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nha
Trang hiện nay - thực trạng và giải pháp” của Vũ Thị Kim Oanh (Luận văn Thạc sĩ
triết học, Hà Nội, 2006) đi sâu luận giải những đặc điểm nổi bật của đối tượng sinh
viên Trường Cao đẳng Sư phạm Nha Trang, thực trạng công tác giáo dục nhân
cách học sinh, sinh viên của nhà trường và đề xuât một số giải pháp khả thi nhằm
nâng cao chất lượng giáo dục đó trong quá trình đào tạo.
“Vấn đề xây dựng nhân cách cho học viên trong các trường sĩ quan Quân đội
nhân dân Việt Nam hiện nay” của Hoàng Đình Tỉnh (Luận văn Thạc sĩ triết học,


Hà Nội, 2002) đã dựa trên cơ sở phương pháp luận triết học để giải quyết mối quan
hệ giữa đào tạo và giáo dục nhân cách học viên ở các trường sĩ quan quân đội, từ

đó đề xuât một số giải pháp nhằm kết hợp công tác giáo dục với quá trình đào tạo
để xây dựng đội ngũ sĩ quan toàn diện.
Những công trình trên của các tác giả đã đề cập đến nhiều khía cạnh khác
nhau về nguồn lực con người, về phát triển nhân cách cùng những đề xuất và giải
pháp phát huy nguồn lực và nhân cách con người. Tuy nhiên, chưa có công trình
chuyên biệt nào đề cập đến vấn đề phát huy vai trò giáo dục -đào tạo trong phát
triển nhân cách học sinh ở các Trường Cao đẳng nói chung, cũng như ở Trường
Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên nói riêng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Làm rõ những vấn đề lý luận - thực tiễn của phát huy vai trò giáo
dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp
Hưng Yên hiện nay, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả quá trình
này.
Nhiệm vụ:
Làm rõ thực chất vấn đề phát triển nhân cách học sinh và phát huy vai trò giáo
dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp
Hưng Yên.
Phân tích thực trạng và những yêu cầu mới phát huy vai trò giáo dục - đào tạo
trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
hiện nay.
Đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm phát huy vai trò giáo dục - đào tạo
trong phát triển nhân cách học sinh ở Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
hiện nay.


4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
Về đối tượng nghiên cứu: tập trung vào khía cạnh phương pháp luận triết học
của phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển nhân cách học sinh ở
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên.
Về phạm vi nghiên cứu: tập trung khảo sát đối tượng học sinh đào tạo trung

cấp, cao đẳng trong giai đoạn từ năm 2001 đến nay.
5. Cơ sở lý luận – thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận của đề tài luận văn là những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và hệ thống quan điểm, đường lối của Đảng,
hệ thống chính sách và pháp luật của Nhà nước về chiến lược phát triển con người,
về quốc sách giáo dục đào tạo và khoa học công nghệ. Luân văn còn kế thừa những
kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học gần đây có liên quan mật thiết đến
vấn đề nghiên cứu của đề tài.
Cơ sở thực tiễn của đề tài luận văn là thực trạng giáo dục và đào tạo của
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay, đặc biệt là các báo cáo, tài liệu
tham khảo của Phòng Tổ chức cán bộ, Phòng Đào tạo, cũng như những công trình
tổng kết thực tiễn khác có liên quan. Đề tài còn dựa vào kết quả trực tiếp khảo sát,
điều tra xã hội học của tác giả về vấn đề nghiên cứu.
Phương pháp nghiên cứu:
Đề tài luận văn được tập trung tiếp cận từ góc độ triết học, dựa chắc trên cơ sở
phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Luận văn vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học chung
như lịch sử - lôgic, phân tích - tổng hợp, tiếp cận giá trị, loại suy lôgic... kết hợp
chặt chẽ với khảo sát, điều tra thực tiễn và phương pháp chuyên gia.


Các phương pháp nghiên cứu nói trên được sử dụng phù hợp với yêu cầu của
từng nội dung trong luận văn.
6. Đóng góp của luận văn
Về khoa học:
Góp phần làm rõ vấn đề phát huy vai trò giáo dục - đào tạo trong phát triển
nhân cách học sinh ở các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong điều
kiện hiện nay.
Có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học
về những vấn đề liên quan.

Về thực tiễn:
Làm cơ sở khoa học cho hoạt động đổi mới, nâng cao chất lượng đào tạo ở
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên hiện nay.
Có thể tham khảo trong quá trình nâng cao hiệu quả giáo dục toàn diện nhân
cách học sinh thông qua nhiệm vụ đào tạo và các hoạt động xã hội phong phú, đa
dạng của các các trường cao đẳng và trung học chuyên nghiệp trong điều kiện hiện
nay.
7. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham
khảo và phụ lục.


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT HUY VAI TRÒ
GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO TRONG PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH
HỌC SINH TRƢỜNG CAO ĐẲNG CÔNG NGHIỆP HƢNG YÊN
1.1. Tiếp cận vấn đề phát triển nhân cách học sinh Trƣờng Cao đẳng
Công nghiệp Hƣng Yên
1.1.1. Nhân cách học sinh Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên
Trường Cao đẳng Công nghiệp Hưng Yên được thành lập theo Quyết định số
215/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 1 năm 2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trên cơ
sở Trường Quản lý Kinh tế Công nghiệp. Quá trình xây dựng và phát triển của nhà
trường kể từ khi còn là Trường trung học đến nay đã đào tạo được trên 50.000 cán
bộ, công nhân kỹ thuật và cán bộ quản lý.
Mục tiêu đào tạo của Trường là: Đào tạo người lao động có kiến thức, kỹ
năng nghề nghiệp ở trình độ cao đẳng và các trình độ thấp hơn, có đạo đức, lương
tâm nghề nghiệp, ý thức kỷ luật, tác phong công nghiệp, có sức khoẻ, tạo khả năng
cho người lao động tìm việc làm.



DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. G.Afanaxép (1979), Con người trong quản lý xã hội, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
2. Lê Thị Tuyết Ba (2003), “Chuẩn mực đạo đức trong bối cảnh của nền kinh tế thị
trường ở nước ta hiện nay”, Tạp chí Triết học, (10), tr.149.
3. Nguyễn Trọng Bảo (1995), “Dự báo một số nét chính về giáo dục và nhà trường
tương lai”, Đại học sư phạm Hà Nội I
4. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2002), Giáo trình Chủ nghĩa xã hội khoa học. (Dùng
trong các trường đại học và cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Triết học Mác - Lênin, (Dùng trong
các trường Đại học và cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
6. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2004), Giáo trình Tư tưởng Hồ Chí Minh, (Dùng trong
các trường đại học và cao đẳng), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2005), Giáo trình Chính trị, (Dùng trong các trường
trung học chuyên nghiệp - Hệ tuyển sinh tốt nghiệp THPT), Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
8. Chương trình KX.07 (1997), Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1994), “Nguồn nhân lực trong công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đất nước”, Tạp chí Triết học, (3).
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1996), “Vai trò động lực của dân chủ đối với hoạt động
sáng tạo của con người”, Tạp chí Triết học, (5)


11. Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Phương Nga (1999), “Bàn về chất lượng giáo dục
đại học”, Tạp chí đại học - giáo dục chuyên nghiệp, (10)
12. Vũ Trọng Dung (2004), “Tác Động của kinh tế thi trường đến đạo đức người
cán bộ quản lý”, Tạp chí triết học, (5), tr. 156.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ

VII, Nxb Sự thật, Hà Nội.
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật, Hà Nội.
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (1991), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến
năm (2000), Nxb Sự thật, Hà Nội.
16. Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
17. Đảng Cộng sản Việt Nam (1997), Văn kiện Hội nghị lần thứ II, Ban chấp hành
Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Phạm Văn Đồng (1995), Văn hoá và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
21. Nguyễn Hồng Hà (2001), Văn hoá truyền thống dân tộc với việc giáo dục thế
hệ trẻ, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội
22. Nguyễn Văn Hạ (1994), “Đảm bảo nội dung chính trị tư tưởng trong đổi mới
chương trình đào tạo và bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Công tác tư tưởng- văn
hoá, (8).


23. Nguyễn Văn Hạ (1995), “Tính tích cực xã hội của con người- nhận thức và
thực tiễn”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, (4).
24. Phạm Minh Hạc (1989), Hành vi và hoạt động, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
25. Phạm Minh Hạc (1996), Phát triển giáo dục, phát triển con người phục vụ phát
triển xã hội - kinh tế, Nxb Khoa học xã hội.
26. Phạm Minh Hạc (1998), Văn hoá và giáo dục, giáo dục và văn hoá, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
27. Nguyễn Đắc Hưng, Phan Xuân Dũng (2004), Nhân tài trong chiến lược phát
triển quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

28. Nguyễn Đình Hoà (2004), “Mối quan hệ giữa phát triển nguồn nhân lực và đẩy
mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa”, Tạp chí Triết học, (1), tr. 152.
29. Đỗ Huy (2001), Xây dựng môi trường văn hoá ở nước ta hiện nay từ góc nhìn
giá trị học, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
30. Nguyễn Văn Huyên (2001), Văn hoá thẩm mỹ và sự phát triển con người Việt
Nam trong thế kỷ mới, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
31. Nguyễn Văn Huyên (2002), Mấy vấn đề triết học về xã hội và phát triển con
người, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Lương Quỳnh Khuê (1995), Văn hoá thẩm mỹ và nhân cách, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
33. Kixelốp (1977), Sự tự giáo dục về đạo đức, Nxb Tiến bộ Matxcơva.
34. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ Matxcơva.
35. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 26, Nxb Tiến bộ Matxcơva.
36. V.I.Lênin (1981), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva.


37. Lêonchiep.AN (1989), Hoạt động và ý thức – nhân cách, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
38. Bùi Thị Ngọc Lan (2002), “Văn hoá truyền thống với việc hình thành và phát
triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam”, Tạp chí lý luận chính trị, (5).
39. Lê Thị Ái Lâm (2003), Phát triển nguồn nhân lực thông qua giáo dục và đàp
tạo kinh nhiệm Đông Nam Á, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
40. Đinh Xuân Lý (2000), “Một vài khía cạnh về đào tạo nguồn nhân lực cho công
nghiệp hoá, hiện đại hoá”, Tạp chí Cộng sản, (3).
41. C. Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
42. C. Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội.
43. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
44. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

45. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
46. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
47. Hồ Chí Minh (2002) “Nói về giáo dục”, Tạp chí xây dựng Đảng, (11).
48. Vũ Thị Kim Oanh (2006), Xây dựng nhân cách học sinh, sinh viên Trường cao
đẳng Sư phạm Nha Trang hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ
triết học, Hà Nội.
49. Osipov.G (1986), “Những nhân tố hợp thành tính năng động sáng tạo của con
người”, Tạp chí Giáo dục Lý luận, (12).


50. Nguyễn Phúc (2000), Văn hoá, phát triển và con người Việt Nam, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh.
51. Hoàng Đình Tỉnh (2002), Vấn đề xây dựng nhân cách cho học viên trong các
trường sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận văn Thạc sĩ triết
học, Hà Nội.
52. Lê Sĩ Thắng (1996), Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và chính sách xã hội,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
53. Nguyễn Văn Tài (2002), Phát huy tính tích cực xã hội của đội ngũ cán bộ nước
ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
54. Nguyễn Thanh (2000), Phát triển nguồn nhân lực phục vụ cho công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
55. Nguyễn Tài Thư (1992), “Một phương hướng nghiên cứu cần thiết về con
người – chủ thể sáng tạo”, Tạp chí Triết học, (3).
56. Trịnh Tri Thức (1994), Một số nhân tố khách quan tác động đến tính tích cực
xã hội của đội ngũ sinh viên Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, Luận án PTS,
khoa học Triết học, Hà Nội.




×