Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh trường THCS Thạnh Đức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.12 KB, 21 trang )

TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
BẢN TÓM TẮT ĐỀ TÀI
Tên đề tài: “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền
của học sinh trường THCS Thạnh Đức”
- Họ và tên tác giả: Nguyễn Quốc Quy.
- Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Đức.
1. Lý do chọn đề tài:
- Để góp phần cải tiến, nâng cao chất lượng giảng dạy môn chạy bền
THCS theo quy định đào tạo mới và trang bị học sinh một số kiến
thức kỹ năng, kỹ xảo và phương pháp tập luyện, giúp học sinh tự
rèn, tự tập luyện. Từ đó, có đủ sức khoẻ, trí thông minh, hoàn thành
tốt nhiệm vụ học tập, lao động và bảo vệ tổ quốc.
- Giúp cho học sinh thấy được tầm quan trọng mà có sự hứng thú học
tập và có biện pháp tập luyện tốt, để có thành tích cao trong thi đấu.
2. đối tượng nghiên cứu:
Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức năm học 2006 – 2007.
3. Đề tài đưa ra giải pháp mới:
- Áp dụng các bài tập vận động để nâng cao thể lực.
- Nâng cao thành tích chạy bền học sinh khối 8.
4. Biện pháp hiệu quả áp dụng:
- Nâng cao thành tích môn chạy bền học sinh khối 8 trường THCS
Thạnh Đức.
5. Phạm vi áp dụng:
- Khối 8 trường THCS Thạnh Đức.
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 1 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
- Áp dụng các khối còn lại của trường.
- Áp dụng các trường trong toàn huyện.
Thạnh Đức, ngày tháng năm 2007
Người thực hiện
Nguyễn Quốc Quy


GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 2 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
“Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền
của học sinh trường THCS Thạnh Đức”
1. MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Chạy là một trong những kỹ năng vận động cơ bản của con
người. Từ thời cổ xa xưa con người đã biết sử dụng chạy để đuổi bắt con
vật hoặc chạy trốn khi bị chúng tấn công. Qua nhiều năm tháng, chạy trở
thành môn thể thao hấp dẫn chinh phục thời gian trên những đoạn đường
quy định, thể hiện khả năng sức nhanh và sức bền của con người.
Ngày nay, môn chạy được đưa vào giảng dạy ở trường phổ thông,
chạy bền có nhiều cự ly như: 800 m, 1500 m, 2000 m, 3000 m. Nhưng ở
trường trung học cơ sở chương trình lớp 8 chỉ học chạy cự ly 800 m. Chạy
bền có tác dụng giúp cho học sinh nâng cao năng lực hoạt động của nội
tạng, đồng thời phát triển các tố chất cần thiết như: Sức mạnh, sức nhanh,
sức bền, khéo léo và linh hoạt. Bên cạnh đó tạo cho các em ý chí cao thắng
được cảm giác mệt mỏi, chủ quan. Nó cũng góp phần phát triển cơ thể toàn
diện, làm cơ sở để học tập các môn: Nhảy xa, nhảy cao, bóng rổ, bóng đá
và các môn thể thao khác, phục vụ tốt nhiệm vụ bảo vệ tổ quốc, cũng như
trực tiếp phục vụ cho yêu cầu sống hằng ngày hay trong tập luyện và thi
đấu thể thao.
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 3 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
Chạy bền là môn thể thao vận động góp phần giáo dục học sinh trở
thành con người có đủ đức – trí – thể – mỹ phục vụ tốt cho việc học tập.
Học sinh cũng thấy được mình có thu được kết quả và đang tiến bộ.
Do môn chạy bền có những tác dụng như thế nên trong quá trình giảng
dạy người giáo viên cần chú ý đến những yêu cầu sau:

- Phải coi trong về tố chất bền của học sinh và kỹ năng.
- Giảng dạy trên lớp kết hợp với việc tập luyện ngoài trời; đưa ra
những kiến thức cơ bản, những bài tập cần thiết để học sinh tự rèn
luyện thêm ngoài giờ học.
- Giáo viên không nên phân tích kỹ thuật động tác quá nhiều mà nên
để dành thời gian cho học sinh tập luyện.
- Phải chú ý đề phòng chấn thương, đảm bảo an toàn trong tập luyện.
- Do yêu cầu và tác dụng của bộ môn chạy bền rất cần thiết và quan
trọng trong nhà trường nói riêng và trong cuộc sống nói chung.
Xuất phát từ những nhận thức trên để đạt được mục tiêu cần đạt trong
môn chạy bền, về vấn đề bảo vệ thành tích đạt được, hàng năm tham gia
hội thao, hội khoẻ phù đổng các cấp. Bản thân tôi luôn tìm tòi và có những
giải pháp để nâng cao hiệu quả nên tôi chọn đề tài này.
II. Đối tượng nghiên cứu:
1. Đối với học sinh:
Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức.
2. Đối với giáo viên:
- Dựa trên phân phối chương trình, nội dung bài học mà giao bài tập
cụ thể cho học sinh thực hiện tập luyện.
- Hướng dẫn cho học sinh về tự tập.
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 4 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
- Nhắc nhở học sinh loại bỏ những động tác không cần thiết đến nội
dung học.
III. Phạm vi nghiên cứu:
- Học sinh khối 8 trường THCS Thạnh Đức năm học 2006 – 2007.
- Có thể áp dụng giải pháp này cho các khối còn lại trong trường
THCS Thạnh Đức và các trường khác trong toàn huyện Gò Dầu.
IV. Phương pháp nghiên cứu:
- Để tiến hành làm đề tài này tôi đã sử dụng các biện pháp nghiên cứu

sau:
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Nhằm hổ trợ và đề ra những giải
pháp hoặc những kinh nghiệm lựa chọn áp dụng.
+ Phương pháp so sánh đối chiếu: Có số liệu so sánh đối chiếu trước
và sau khi thực hiện.
+ Áp dụng kinh nghiệm giải pháp mới trên lớp học.
+ Đánh giá kết quả bước 1 và điều chỉnh bổ sung.
+ Kiểm tra đánh giá cuối cùng và hoàn chỉnh công việc.
- Giả thiết khoa học :
a. Có người cho rằng ở trường học, học sinh chỉ chạy bền trên hình
thức bắt buộc cho có chứ không thấy có tác dụng gì, thì thành tích
làm sao có.
- Giáo viên thường giao khoán cho học sinh tập và hướng dẫn sơ sài
các bài tập.
b. Có người lại cho rằng: Rèn luyện thể thao là việc không thể thiếu để
giữ cho cơ thể trẻ trung. Luyện tập 30 phút mỗi ngày sẽ hạn chế
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 5 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
nguy cơ mắc bệnh tim mạch, tiểu đường, loãng xương và một vài
chứng ung thư.
- Rèn luyện thể dục và rèn luyện thân thể làm rắn chắc cơ bắp, tăng sự
linh hoạt và nâng cao sức bền tế bào trong cơ thể sẽ tiếp nhân thêm
nhiều ô xy, lượng nhiên liệu thừa trong cơ thể sẽ bị đốt góp phần cải
thiện dáng vóc, rèn luyện thân thể bù đắp thêm năng lượng giúp vận
động viên tránh rơi vào tình trạng thái quá sức mà điều này đồng
nghĩa với sự lão hoá từ đó có những bài tập nâng cao cho thành tích
như: Chạy đạp sau, nhảy bật ba bước, 5 bước,….
Từ những giả thiết trên, để chứng minh cho việc tập luyện của học sinh
như thế nào sẽ rõ ở phần nội dung và giải pháp.
     

GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 6 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
B. NỘI DUNG:
I. Cơ sở lý luận:
- Phát động cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và
bệnh thành tích ảo trong giáo dục” ngay ngày khai giảng năm học
2006 – 2007. Tại lễ khai giảng thủ trưởng đơn vị tổ chức cho cán bộ
giáo viên cam kết, bản thân tôi không có hành động tiêu cực, toàn
đơn vị phòng giáo dục Gò Dầu không để xảy ra bệnh thành tích ảo…
- Phương pháp giảng dạy là vấn đề cần thiết của ngành giáo dục. Đối
với giáo viên việc áp dụng phương pháp cải tiến giảng dạy là phải
thường xuyên được vận dụng với môn học giáo dục thể chất với môn
học giáo dục thể chất cần phải sử dụng nhiều phương pháp để giảng
dạy trong học tập và huấn luyện đội tuyển nhằm nâng cao thành tích
cho thi đấu với chất lượng học tập của học sinh.
- Môn thể dục là môn học chính khoá (nhưng trái buổi) trong nhà
trường việc cải tiến phương pháp giảng dạy đối với chương trình và
việc học tập để nâng cao chất lương học tập và thành tích trong thi
đấu thể thao với môn chạy bền cần có giải pháp tập luyện phù hợp,
hợp lý theo từng học sinh nhằm giúp các em có hứng thú trong tập
luyện và thi đấu.
- Mục tiêu giáo dục THCS như đã được xác định trong luật giáo dục là
“giúp học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm
mỹ và kỹ năng cơ bản hình thành nhân cách con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân, chuẩn mực
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 7 Năm học: 2006 - 2007
TRƯỜNG THCS THẠNH ĐỨC “Giải pháp nâng cao thành tích chạy bền của học sinh THCS”
học sinh tiếp tục học tập lên hoặc đi vào cuộc sống lao động, tham
gia xây dựng và bảo vệ tổ quốc…”
- Tiếp tục rèn luyện thói quen luyện tập thể dục thể thao, thường

xuyên giữ gìn vệ sinh, tác phong nhanh nhẹn, lành mạnh, kỷ luật,
tinh thần tập thể và cùng nhau phòng tránh các chất gây hại như:
Rượu, thuốc lá, ma tuý, HIV,…
- Khoa học đã chứng minh lứa tuổi học sinh có thể bắt đầu tập chạy
bền từ 10 – 13 tuổi là thời kỳ thuận lợi cho con người phát triển toàn
diện về thể chất và hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động cần thiết
cho cuộc sống. Chính vì vậy tập luyện thể dục có ý nghĩa đặc biệt
đối với học sinh trung học cơ sở nhằm rèn luyện hình thành nhân
cách học sinh có đủ khả năng hoàn thành các nhiệm vụ học tập ở
trường.
II. Cơ sở thực tiển:
- Phương pháp là hoạt động của người hướng dẫn người tập được
hoạch định tổ chức và điều chỉnh một cách chi tiết, sự định mức một
cách hợp lý, việc cải tiến phương pháp dạy học, huấn luyện thể dục
được quan tâm và thường xuyên áp dụng đối với giáo viên hướng
dẫn tập luyện cho học sinh là vấn đề thực tiển cần được áp dụng
trong dạy học.
- Đặc thù môn học chạy bền là đưa trọng tâm cơ thể nhanh hơn, nhịp
điệu mới cuộc sống mới đang dâng tràn thì thành tích càng nhanh
hơn.
- Theo đặc điểm tâm sinh lý thể thao đối với môn chạy bền trong một
hoạt động chu kỳ có cường độ lớn thực hiện trong điều kiện thiếu ô
GV: NGUYỄN QUỐC QUY Trang 8 Năm học: 2006 - 2007

×