Tải bản đầy đủ (.doc) (28 trang)

cac hien tuong tu nhien 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (170.2 KB, 28 trang )

TUẦN 2: CÁC HIỆN TƯỢNG TỰ NHIÊN
(Từ 06/4 đến 10/4 /2015)
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH
I.ĐÓN TRẺ:
1.Yêu cầu:
- Cháu mạnh dạn vào lớp và bỏ đồ dùng cá nhân của mình đúng vị trí.
- Cháu biết chào hỏi, lễ phép khi đến lớp.
- Cháu trả lời rõ ràng, mạch lạc
- Cháu chú ý trả lời đúng theo yêu cầu của cô
2. Chuẩn bị:
- Tranh ảnh về chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên (các hiện tượng tự
nhiên)
3. Tiến hành:
- Cô đón trẻ vào lớp, cho trẻ cất đồ dùng cá nhân và trò chuyện cùng trẻ.
+ Hàng ngày đến lớp cô trò chuyện với trẻ về tình hình sức khỏe, tâm lý của
trẻ ( đặc biệt chú ý đối với những trẻ có biểu hiện khác thường)
Cô trò chuyện với trẻ về chủ đề
- Cùng trẻ trò chuyện về nội dung của chủ đề.
- T2: Giới thiệu chủ đề,Trò chuyện kể về một số hiện tượng mà trẻ biết
- T3: Trò chuyện về lợi ích, tác hại các hiện tượng tự nhiên
- T4 :Tìm hiểu về nguyên nhân gây ra lũ lụt,..
- T5: Trò chuyện về nguyên nhân gây ra hạn hán,..
- T6: Củng cố lại cho trẻ kể về một số hiện tượng tự nhiên
- Cô giáo dục trẻ phải biết tiết kiệm nước, và bảo vệ môi trường,..
* Cho trẻ chơi tự do.
II. THỂ DỤC SÁNG.
1. Mục đích, yêu cầu:
- Cháu tập các động tác đúng theo cô.
- Trẻ biết kết hợp các động tác tay chân nhịp nhàng.
- Cháu tập không xô đẩy nhau.


2. Chuẩn bị:
- Sân tập sạch sẽ, thoáng mát, vòng.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
- Cô gọi trẻ lại và hỏi:
-Trẻ đến bên cô
- Đã đến giờ gì các con?
- Giờ tập thể dục


- Vì sao chúng ta phải tập thể dục
- Ngoài ra chúng ta còn phải làm gì để có
sức khỏe nữa?
- Cô củng cố, giáo dục: Để có sức khỏe
chúng ta phải tập thể dục hằng ngày, ăn
uống đều độ, ngủ đủ giấc và vệ sinh thân thể
để khỏe mạnh
- Bây giờ cô và các con cùng tập thể dục
nào?
1. Khởi động:
- Cho trẻ đi vòng tròn kết hợp hát bài
“Đoàn tàu nhỏ xíu” và đi các kiểu chân khác
nhau rồi chạy về tổ theo hàng.
2. Trọng động:
- Hô hấp: Ngửi hoa
- Động tác tay: Đánh xoay tròn hai cánh tay
- Động tác bụng: Đứng quay người sang
bên.
- Động tác chân: Đưa chân ra các phía

- Động tác bật: Bật tách chân, khép chân
3. Hồi tĩnh:
- Cho trẻ đi hít thở nhẹ nhàng 2 - 3 vòng và
nghĩ.

- Để có sức khỏe
- Ăn uống, ngủ,…
-Trẻ lắng nghe
-Trẻ cùng cô tập thể dục

- Trẻ đi vòng tròn kết hợp các
kiểu chân khác nhau và hát
cùng cô.
- Trẻ tập các động tác cùng cô
2 lần 8 nhịp

- Trẻ đi hít thở nhẹ nhàng
quanh lớp

III. ĐIỂM DANH:
1. Yêu cầu:
- Cháu trả lời rõ ràng, mạc lạc.
- Cháu chú ý để trả lời đúng theo yêu cầu của cô.
2. Chuẩn bị:
- Các loại biểu bảng phục vụ cho các hoạt động.
3. Tiến hành:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
1. Hoạt động điểm danh:
- Từng tổ điểm danh xem có bạn nào vắng - Cháu thực hiện các thao tác

để báo với cô.
điểm danh.
2. Thời gian:
- Cô gợi ý trong 1 tuần có bao nhiêu ngày,
hôm nay là thứ mấy, thời tiết như thế nào? - Cháu trả lời theo hiểu biết và
Cô mời trẻ lên gắn thứ ngày và thời tiết lên gắn.
vào.


- Tiếp đến cô giới thiệu hoạt động chung
trong ngày.
HOẠT ĐỘNG GÓC
I. Mục đích- yêu cầu:
a. Kiến thức:
- Trẻ biết tên các góc chơi : góc xây dựng, phân vai...
- Trẻ biết nhập vai vao các góc chơi và phản ánh được công việc, thái độ qua
các vai chơi.
- Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau để xây ao cá, trẻ biết sử
dụng gạch để làm hàng rào,...
- Trẻ biết nặn, vẽ mây, mưa, ngôi sao... vẽ ao cá
- Trẻ biết các bài hát trong chủ đề : Nước và hiện tượng tự nhiên.
- Trẻ biết chăm sóc cây và đúc bánh, câu cá...
- Trẻ biết chơi theo chủ đề.
- Biết nhận xét sau khi chơi.
b. Kỹ năng:
- Trẻ thể hiện được hành động của các cô chú trong các vai chơi của mình
- Thể hiện được công việc bác si : ân cần, dịu dàng..
- Cô bán hàng : chào hỏi khách hàng vui vẽ, bán một số đồ dùng như các
loại rau, cá, tôm, trái cây, nước giải khát
- Phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

- Rèn kỹ năng cất giữ đồ chơi ở các góc chơi.
- Biết liên kết giữa các góc chơi
- Trẻ biết sử dụng các kỹ năng tạo hình để vẽ, nặn
c. Thái độ:
- Giao dục trẻ biết giữ gìn cẩn thận đồ dùng đồ chơi.
- Trẻ biết rủ bạn cùng chơi, tự phân vai chơi và thỏa thuận vai chơi.
- Trật tự trong khi chơi, chơi vui vẽ, nhẹ nhàng, đoàn kết..
- Trẻ biết lấy và cất đồ chơi gọn gàng và nhặt rác bỏ vào thùng rác
II. Chuẩn bị:
- Cô chuẩn bị đồ chơi ở các góc chơi đây đủ.
- Bố trí các góc chơi hợp lý
1.Góc phân vai :
- Các thực phẩm :Rau,củ,quả, các loại trái cây, các loại nước giải khát
- Tai nghe, thuốc, kim tiêm, áo blu..
- Các đồ dùng nấu ăn..
2. Góc xây dựng :
- Gạch, hoa,cây cỏ.,một số thuyền để xây ao cá
3. Góc học tập :


- Một số tranh truyện về chủ đề, đôminô, luồng hạc...bảng chun học
toán..chơi trò chơi với toán.
4. Góc nghệ thuật :
- Các dụng cụ âm nhạc
- Bút màu, đất nặn, giấy A4..
5. Góc thiên nhiên :
- Cây xanh, bình tưới, cát..
3. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ

Hoạt động 1: Ôn định, trò chuyện.
- Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa
Trẻ hát
với ”
- Các con vừa hát bài hát gì nào ?
Cho tôi đi làm mưa
- Bài hát nhắc đến gì?
Trẻ trả lời
- Mưa thì cho chúng ta gì cc ?
Nước
- Thế nước có ở đâu các con ?
Trẻ trả lời
- Giáo dục trẻ biết tiết kiệm nước và
bảo vệ nguồn nước
Hoạt động 2: Thỏa thuận vai chơi.
- Vì vậy hôm nay chúng ta sẽ xây ao cá
- Thế con thích chơi trò chơi gì?
Chơi xây dựng
- Đó là góc nào ? và hôm nay các chú
xây dựng sẽ xây dựng gì ?
- Và các chú xây ao cá để làm gì ?và
xây ao cá như thế nào?
- Ai thích chơi trò gì khác?
- Đó là góc nào ? Để làm gì ?
- Tương tự các góc chơi khác.
- Các con ơi, mỗi bạn đều thích một trò
chơi khác nhau, trong mỗi trò chơi có
nhiều bạn tham gia mới vui phải không
các con?
- Vậy thì khi chơi có nhiều bạn thì các

con phải như thế nào ?
- Khi chơi xong phải như thế nào ?
- Thế bạn nào thích chơi góc nào thì về
góc đó xoay giá, mang trang phục và
phân vai chơi.

Góc xây dựng, xây dòng ao cá
Để nuôi cá
Con thích chơi nấu ăn
Góc phân vai, để nấu các món ăn
cho các cô chú công nhân.
Trẻ trả lời

Nhẹ nhàng, trao đổi nhỏ, không
tranh giành, rủ bạn cùng chơi.
Dọn dẹp đồ chơi gọn gàng
Trẻ về góc chơi và phân vai chơi


Hoạt động 3: Qúa trình chơi.
- Cô đến từng góc chơi để khuyến khích
trẻ chơi sáng tạo.
- Điều chỉnh những sai sót kịp thời.
- Cô nhập vai chơi cùng vơi trẻ
Hoạt động 4: Nhận xét, tuyên dương:
- Cô đến từng nhóm chơi động viên,
khen ngợi đồng thời nhắc nhở trẻ lần
sau chơi tốt hơn.
Hoạt động 5: Kết thúc
- Thông báo hết giờ chơi, cho trẻ thu

dọn đồ chơi.
- Các con sau khi các bạn cất dọn đồ
chơi các con thấy như thế nào ?
- Cô nhận xét lại và nhắc trẻ cất đồ chơi
đúng nơi quy định

Trẻ chơi

Trẻ thu dọn đồ chơi.

VỆ SINH- ĂN TRƯA
I. Mục tiêu:
- Cháu biết rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, và rửa tay đúng quy trình.
- Không nói chuyện đùa giỡn trong khi ăn và ăn hết suất của mình.
- Ăn xong biết để chén muỗng, ghế đúng nơi quy định và bỏ nhẹ nhàng
II. Chuẩn bị:
- Bàn ghế, khăn, đĩa, chén muỗng, nước uống.
- Thức ăn
III. Tiến hành:
+ Trước khi ăn:
Cô hướng dẫn trẻ rửa tay sạch trước khi ăn theo quy trình ( 6 bước) và giáo
dục trẻ giữ gìn vệ sinh và TK nước khi rửa tay.
Hướng dẫn trẻ xếp bàn ghế và cho trẻ ngồi vào bàn.
+ Trong khi ăn:
- Cô giới thiệu món ăn cho trẻ biết
- Cô chia cơm thức ăn cho trẻ
- Cô động viên trẻ tự xúc ăn và ăn hết suất ăn của mình và chú ý những trẻ
ăn chậm, trẻ ốm..
+ Sau khi ăn:
Hướng dẫn trẻ xếp bàn, ghế, chén thìa đúng nơi quy định, uống nước, lau

miệng, lau tay sau khi ăn, đi vệ sinh..
NGỦ TRƯA
I. Mục tiêu:


- Trẻ biết nằm ngay ngắn vào đúng nơi của mình
- Trẻ im lặng và không nói chuyện trong giờ ngủ
- Ngủ dạy biết dọn dẹp dồ dùng của mình đúng nơi quy định
II. Chuẩn bị
- Phòng ngủ sạch sẽ, thoáng mát, giường ngủ…
- Máy quạt (nếu trời nóng) , chăn ( nếu trời lạnh)
III. Tiến hành:
+ Trước khi ngủ :
Nhắc nhở trẻ đi vệ sinh, hướng dẫn trẻ lấy gối, chăn…
- Cô cho trẻ vào nằm ngủ và nằm đúng vị trí của mình
- Cô mở nhạc nhẹ nhàng và dỗ trẻ ngủ
+ Trong khi trẻ ngủ
- Cô quan sát trẻ ngủ , xử lý kịp thời các tình huống có thể xảy ra khi ngủ
( trẻ mơ..)
+ Sau khi ngủ dạy:
- Trẻ nào thức giấc cô cho trẻ dạy trước…
- Ngủ dạy cô nhắc trẻ thu dọn đồ dùng của mình đúng nơi quy định.
- Cho trẻ hát bài hát (thơ) nhắc nhở trẻ đi vệ sinh. Sauk hi trẻ tỉnh táo cho
trẻ ăn bửa phụ chiều
TRẢ TRẺ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ biết chào cô, chào bạn khi ra về
- Biết thực hiện một số nhiệm vụ được giao
II. Chuẩn bị:
- Đồ dùng, đồ chơi cho trẻ chơi trong lúc trẻ chờ ngừoi nhà đến đón

III. Tiến hành:
- Cô trò chuyện cùng trẻ về những hoạt động trẻ thực hiện trong ngày
- Nhắc nhở những trẻ chưa ngoan lần sau ngoan hơn
- Giao một số nhiệm vụ cần thiết cho trẻ nếu có
- Trao đổi về tình hình sức khỏe và học tập của trẻ với phụ huynh nếu cần.
Thứ 2: 06 /4 /2015
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH
( Thực hiện như đầu tuần)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH(C. LÀNH)
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
Đề tài: Chạy liên tục 150m không hạn chế thời gian


HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI(C. LÀNH)
- QS: Bầu trời.
- TCVĐ: Ai nhanh nhất
HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đầu tuần
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH- ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA(Hai cô)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- Vận động nhẹ
- Cho trẻ đọc đồng dao
- Chơi tự do
I. Mục đích yêu cầu:
1 . Kiến thức:
- Trẻ nắm được tên đồng dao
2. Kỹ năng:
- Trẻ có kỹ năng thành thạo khi đọc đồng dao
3. Thái độ:

- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động, biết bảo vệ môi trường, tiết kiệm
nước
II. Chuẩn bị:
- Đồng dao cho trẻ đọc
- Sân chơi thoáng mát, sạch sẽ.
- NDTH: AN, BVMT, TKNL
III.Tiến hành:
- Cho trẻ đọc
- Cho trẻ đọc theo hình thức thi đua
* Đánh giá, nhận xét cuối ngày:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................


Thứ 3: 07/4/2015
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ -THỂ DỤC SÁNG- ĐIỂM DANH
(Thực hiện như đầu tuần)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
KPXH: Trò chuyện về các hiện tượng tự nhiên
I.Mục đích yêu cầu:
1.Kiến thức:
− Trẻ biết tên, đặc điểm của các hiện tượng tự nhiên xảy ra xung quanh trẻ.
− Trẻ biết lợi ích và tác hại của các hiện tượng tự nhiên.

− Biết quan sát, so sánh, phán đoán và suy luận về một số sự vật hiện tượng
tự nhiên xung quanh.
2.Kỹ năng:
− Rèn kỹ năng quan sát, chú ý ở trẻ,ghi nhớ có chủ định
− Phát triển tư duy, ngôn ngữ cho trẻ.
3.Thái độ:
− Trẻ biêt bảo vệ môi trường sống xung quanh ( không xả rác bừa bãi,
không ngắt lá bẻ cành…)
− Trẻ tham gia tích cực vào hoạt động.
II.Chuẩn bị:
− Các video về các hiện tượng tự nhiên ( Hạn hán, lũ lụt, bão, song thần…)
− Lồng ghép các chuyên đề: BVMT ,PTVĐ, TKNL
III.Cách tiến hành:
Hoạt động của cô.
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt hoạt 1: Ổn định lớp.
- Trẻ tập trung lại
− Cho trẻ hát bài “ Cho tôi đi làm mưa với”
- Trẻ hát
− C/c vừa hát bài hát gì?
- Trẻ trả lời
− Trong bài hát có nhắc đến hiện tượng gì?
- Mưa
− Mưa đem lại lợi ích gì cho con người?
− Ngoài mưa ra các con còn biết các hiện tượng - Trẻ trả lời
gì của thiên nhiên nữa?
- Trẻ trả lời
− Các con ơi! Các hiện tượng tự nhiên có rất
nhiều tác động tới cuộc sống con người chúng
- Trẻ lắng nghe

ta.Vậy để các hiện tượng tự nhiên mang lại cho
chúng ta nhiều lợi ích thì các con phải làm gì nào?


− Giáo dục: Cô giáo dục trẻ không xả rã rác bừa
bãi, không ngát lá bẻ cành…
− Và hôm nay để biết rõ hơn về các hiện tượng
tự nhiên có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống con
người như thế nào thì cô trò chúng ta cùng nhau
trò chuyện nhé!
Hoạt đông 2: Trò chuyện về các hiện tượng tự
nhiên
+ Hạn hán
− Cho trẻ xem một video về cảnh hạn hán.
− Các con vừa được xem đoạn phim nói về gì?
− Hạn hán là gì nào?
− Vậy hạn hán là gì của thiên nhiên nào?
− Vì sao lại có hạn hán?
− Cho trẻ xem slide tranh nắng nóng gay gắt?
− Khi có hạn hán thì các con cảm thấy như thế
nào?
− Đất đai, cây cối và mọi vật xung quanh như thế
nào?
− Vậy tác hại của hạn hán đến cuộc sống con
người là gì?
− Cho trẻ xem silde tranh tác hại của hạn hán.
− Vậy các con có biết do đâu mà lại có hạn hán
không?
− Các con phải biết làm gì để giảm bớt về nguy
cơ hạn hán nào?

− Vậy trong những ngày có nắng gắt, hạn hán thì
các con phải biết làm gì?
* Cô chốt lại: Hạn hán là một hiện tượng của thiên
nhiên, do nắng gắt lâu ngày dẫn đến hạn hán, hạn
hán có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống con người,
nó làm đất đai khô cằn, cây cối chết vì không có
nước tưới, con người thiếu nước sinh hoạt…để
giảm bớt nguy cơ hạn hán thì các con phải biết bảo
vệ môi trường, tiết kiệm nước… và trong những
ngày có hạn hán thì các con phải biết tiết kiệm
nước, không chạy ra ngoài khi trời nắng nóng.
+ Lũ lụt
− Cho trẻ xem đoạn phim về lũ lụt?









Trẻ xem
Hạn hán
Trẻ trả lời
1 hiện tượng
Do nắng to dài ngày
Trẻ xem
Nóng bức


− Khô cằn, héo
− Trẻ kể
− Trẻ xem
− Do nắng to
− Không chặt cây, phá rừng,
tiết kiệm nước…
− Không nên ra ngoài đường,
tiết kiệm nước
− Trẻ lắng nghe

− Trẻ xem


− Các con vừa được xem đoạn phim nói về gì?
− Lũ lụt là gì nào?
− Vậy lũ lụt là gì của thiên nhiên nào?
− Vì sao lại có lũ lụt?
− Cho trẻ xem slide tranh mưa to?
− Khi có lũ lụt thì các con thấy mọi thứ xung
quanh thế nào?
− Vậy tác hại của lũ lụt đến cuộc sống con người
là gì?
− Cho trẻ xem tranh về tác hại của lũ lụt gây ra.
− Vậy các con có biết do đâu mà lại có lũ lụt
không?
− Các con phải biết làm gì để giảm bớt về nguy
cơ lũ lụt nào?
− Vậy khi có lũ lụt thì các con phải như thế nào?
* Cô chốt lại: Lũ lụt là một hiện tượng của tự
nhiên, do mưa to lâu ngày nên xảy ra lũ lụt, lũ lụt

có ảnh hưởng rất lớn tới cuộc sống của con người.
Lũ lụt xảy ra có thể làm cho người bị chết hoặc bị
thương.
Nó phá hoại nhà cửa, gây thiệt hại về tài sản như :
giường tủ, bàn ghế, chăn màn, giấy tờ, tài liệu, ...
của con người .
Chúng phá hoại mùa màng, làm chết gia súc, gia
cầm, cuốn trôi các đầm nuôi tôm, cua, cá và có thể
gây ra tình trạng thiếu lương thực, thực phẩm
Lũ, lụt kéo dài có thể làm chậm các mùa vụ mới .
Lũ, lụt có thể làm xói, lở đất đai hoặc bồi lấp cát,
đá vào đồng ruộng làm mất diện tích đất trồng trọt
Nó làm hại các công trình công cộng như bệnh
viện , trạm y tế, trường học, đường bộ, đượng xe
lửa, đường dây điện và đường điện thoại.
Nó còn có thể làm ngừng trệ các hoạt động của
con người . Nó phá hỏng hệ thống cung cấp nước
sạch và làm cho các nguồn nước bị nhiễm bẩ, phát
sinh ốm đau hoặc dịch bệnh.)
+ Bão
− Cho trẻ xem đoạn phim về bão?








Lũ lụt

Nước ngập khắp mọi nơi
Hiện tượng
Do mưa to dài ngày
Trẻ xem
Chìm trong nước

− Trẻ trả lời
− Trẻ xem
− Biết bảo vệ môi trường,
không xả rác, không chặt
cây…
− Trẻ trả lời
− Trẻ lắng nghe


− Các con vừa được xem đoạn phim nói về gì?
− Vậy bão là gì của thiên nhiên nào?
− Vì sao lại có bão?






Trẻ xem
Bão
Hiện tượng
Do gió to, mạnh kèm theo
− Cho trẻ xem slide tranh gió to?
lốc tố…

− Vậy tác hại của bão đến cuộc sống con người là − Trẻ xem
gì?
− Trẻ kể
− Cho trẻ xem side tranh tác hại của bão.
− Vậy các con có biết nguyên nhân xảy ra bão
− Trẻ xem
không?
− Trẻ trả lời
− Vậy khi có bão đến thì các con phải biết làm
gì?
− Trẻ trả lời
*Cô chốt lại: Bão là một hiện tượng của tự nhiên
nguyên nhân là vì có gió to và rất mạnh, kèm theo − Trẻ lắng nghe
những cơn lốc.Bão có ảnh hưởng tới cuộc sống
con người rất ghê ghớm, nó tàn phá nhà cửa, các
mạng lưới giao thông, làm đổ cây, và cả về tính
mạng của con người.
+ So sánh
-Hạn hán và lũ lụt có các điểm gì giống và khác
nhau?
− Trẻ trả lời
+ Giống:
Đều là các hiện tượng của thiên nhiên.
Đều ảnh có sức ảnh hưởng rất to lớn tới cuộc sống
con người.
+ Khác:
Hạn hán: do nắng to dài ngày gây nên
Lũ lụt : do mưa to dài ngày gây nên.
-Lũ lụt và bão có các điểm gì giống và khác nhau
+ Giống:

− Trẻ trả lời
Đều là các hiện tượng của thiên nhiên.
Đều ảnh có sức ảnh hưởng rất to lớn tới cuộc sống
con người.
+ Khác:
Bão : do gió to nên
Lũ lụt : do mưa to dài ngày gây nên.
Hoạt động 3: Trò chơi
+TC1: Lấy theo yêu cầu của cô
-Cách chơi: Mỗi trẻ có một rá lô tô đựng hình ảnh


của các hiện tượng tự nhiên vừa học, khi cô nêu
tên hay đặc điểm của hiện tượng tự nhiên nào thì
trẻ sẽ nhanh tay lấy các hiện tượng tự nhiên như cô
yêu cầu.
-Cho trẻ chơi 2 -3 lần
+TC2: Xem ai nhanh
-Cách chơi: Cô chia lớp thành 3 đội chơi, ở trên cô
bàn đã chuẩn bị sắn các hình ảnh của các hiện
tượng tự nhiên vừa mới học.Nhiệm vụ của các trẻ
khi nghe hiệu lệnh bắt đầu trò chơi thì phải bật qua
các vòng nhanh tay lên lấy các hình ảnh của các
hiện tượng tự nhiên đó về để vào mỗi rá.
-Luật chơi: thời gian sau một bản nhạc đội nào lấy
được nhiều hình ảnh sẽ dành chiến thắng.
Hoạt động 4: Kết thúc
-Hôm nay cô và các con cùng nhau trò chuyện về
các hiện tượng tự nhiên nào?
-Cô nhận xét chung cả lớp

-Cho trẻ hát bài “ Nắng sớm” và nghỉ.

− Trẻ lắng nghe và tích cực
chơi

− Trẻ lắng nghe và tích cực
chơi

− Trẻ trả lời
− Trẻ lắng nghe và nghỉ

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- QS: Cây dưa hấu
- TCVĐ: Trời nắng, trời mưa
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết được một số dặc điểm của cây dưa hấu
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ.
- Trẻ biết phỏng đoán, tư duy.
- Giáo dục trẻ ăn mặc hợp thời tiết và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.
II. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.
- Đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
- NDTH : ÂN,BVMT,TKNL.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa - Trẻ hát cùng cô
với”



- C/c vừa hát bài gì?
- Vậy chúng ta cùng ra sân cùng đi
dạo chơi nhé! Trước khi đi các con
phải làm gì?
- Vì sao phải tắt điện?
- Khi đi thì các con phải như thế
nào?
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại:
- Cho trẻ ra sân dạo chơi cùng cô
- C/c đang đứng ở đâu? Nhìn lên bầu
trời các con thấy hôm nay như thế
nào?
- Hướng trẻ đến cây dưa hấu
- Cho trẻ quan sát cây dưa hấu
- Đố các con đây là cây gì ?
- Ai có thể nhận xét gì về cây dưa
hấu nào ?
- Cô khái quát lại đặc điểm của cây
dưa hấu.
- Lá , thân của cây dưa hấu ra sao ?
- Nó thuộc loại thân gì cc ?
- Cây dưa hấu cần gì để lớn lên
nào ?
- Trồng cây dưa hấu để làm gì ?
- Qủa dưa hấu khi còn sống sẽ như
thế nào đây cc ? Và khi quả chín sẽ
có màu gì ? Và chúng ta ăn được khi
quả như thế nào ?

- Làm thế nào để cây tươi tốt và cho
chúng ta nhiều quả nào ?
- Cây dưa hấu cho chúng ta nhiều
chất dinh dưỡng như vitamin A,
vitaminC và cung cấp chất xơ bữa
đấy cc àh, rất tốt cho sức khỏe chúng
ta vì vậy hằng ngày các con phải biết
chăm sóc cây, tưới nước và ko ngắt
quả bẻ cành nhé !
- À ! Cô thấy các con trả lời rất giỏi
vỗ tay khen các con nào.
Hoạt động 3: Trò chơi

- Trẻ trả lời

- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Im lặng ko xô đẩy bạn

- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời

- Trẻ lắng nghe và chơi


* Trò chơi vân động: Trời nắng,
trời mưa

- Cô thấy các con học rất giỏi bây giờ
cô sẽ thưởng cho các con trò chơi
“Trời nắng, Trời mưa”
- Cách chơi và luật chơi( Sách 100
TCVĐ)
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát trẻ chơi.
TCDG: Chi chi chành chành
- Các con thích chơi trò chơi gì ? cho - Trẻ chơi tự do
trẻ kể
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò
chơi Chi chi chành chành
- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi
(sách TCDG )
- Cho trẻ chơi và cô nhận xét trẻ chơi - Trẻ giúp cô thu dọn và rửa tay
Hoạt động 4. Chơi tự do: Chơi các
đồ cô chuẩn bị
- Để tiếp tục, cô đã chuẩn bị nhiều
nhóm chơi với các đồ chơi khác
nhau, bạn nào thích chơi ở nhóm nào
thì về nhóm đó để chơi, và khi chơi
thì các con phải chơi như thế nào?
- Cho trẻ tự chọn góc chơi và nhóm
bạn chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi
- Cô quan sát và bao quát trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ
nghĩ
HOẠT ĐỘNG GÓC (C. LÀNH)

HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA(Cả hai cô)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU (C. LÀNH)
- Vận động nhẹ
- Cho trẻ chơi trò chơi: Chai có đựng gì ko
- Chơi tự do


* Đánh giá, nhận xét cuối ngày:
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thứ 4: 08/4/2015
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ - THỂ DỤC SÁNG - ĐIỂM DANH
Thực hiện như đầu tuần
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH(C. LÀNH)
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ
Đề tài: Văn học:Truyện:“Sơn tinh, Thủy tinh”
HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI(C. LÀNH)
- TN: Làm chìm một vật đang nổi
- TCVĐ: Nhảy qua suối nhỏ

HOẠT ĐỘNG GÓC
Thực hiện như đầu tuần
- Góc xây dựng : xây ao cá
- Góc phân vai : + bán hàng : bán các loại thực phẩm , các loại trái cây, bán

các loại nước giải khát
+ nhóm nội trợ : nấu các món ăn cho các cô chú công nhân
+Nhóm bác sĩ : khám bệnh cho bệnh nhân.
- Góc nghệ thuật : tạo hình : vẽ, nặn ông mặt trời, cầu vồng,
- Góc học tập :xem tranh về nước và các hiện tượng tự nhiên, chơi đôminô
chữ cái,, bộ hình khối, xem tranh.
- Góc thiên nhiên : chăm sóc cây, đúc bánh, tưới cây, câu cá.,gieo hạt
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH - ĂN TRƯA - NGỦ TRƯA(Hai cô)
HOẠT ĐỘNG CHIỀU
- VH: Làm quen chữ g, y
I. Mục đích, yêu cầu:


1. Kiến thức:
- Trẻ nhận biết và phát âm đúng nhóm chữ g, y.
- Nhận biết được và phát âm đúng các chữ cái đã được làm quen.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện ở trẻ kĩ năng ghi nhớ, so sánh.
- Tiếp tục rèn luyện kĩ năng phát âm cho trẻ.
- Tạo cho trẻ kĩ năng quan sát và nhanh nhẹn.
3. Thái độ:
- Trẻ hứng thú tham gia vào hoạt động.
- GD trẻ biết mặc ấm theo mùa.
II. Chuẩn bị:
- Giáo án.
- Tranh ảnh có nội dung câu " Bầu trời đầy mây và nắng ".
- Các nét chữ rời cho trẻ xếp chữ.
- Những bông hoa có chữ cái g, y cho trẻ chơi trò chơi.
- NDTH: ÂN, BVMT, PT CĐVĐ
III. Tiến hành hoạt động:

Hoạt động của cô
Hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện.
- Hát bài: Cho tôi đi làm mưa với.
Trẻ hát cùng cô
- Trò chuyện:
+ Các con vừa hát bài gì?
Cho tôi đi làm mưa với
+ Bài hát nhắc đến hiện tượng gì?
+ Mưa cung cấp gì cho chúng ta?
Nước...
+ Ngoài hiện tượng thời tiết mưa ra các con
còn biết hiện tượng nào nữa?
- GD trẻ biết mặc áo quần theo thời tiết.
Hoạt động 2: Nội dung chính.
- Cô cho trẻ xem tranh ảnh về bầu trời có nhiều
mây và nắng và trò chuyện với trẻ.
Trẻ trả lời
+ Đây là tranh gì?
- Dưới tranh có câu " Bầu trời đầy mây và
nắng ", cô cho trẻ đọc theo cô.
- Cô lấy thẻ chữ rời ghép thành câu " Bầu trời
đầy mây và nắng " và cho trẻ phát âm theo cô Trẻ phát âm
lần nữa.
+ Bạn nào giỏi lên tìm giùm cô trong câu "Bầu
trời đầy mây và nắng " có những chữ cái nào
lớp mình đã được làm quen.
Trẻ lên rút chữ cái đã học
- Cô cho trẻ lên rút chữ cái và phát âm chữ cái



đã học.
- Hôm nay, cô và các con cùng làm quen với
nhóm chữ g, y.
1. Làm quen chữ cái g,y.
a.Chữ g.
- Cô giới thiệu chữ g và phát âm cho trẻ nghe 3
lần.
- Cô cho trẻ phát âm theo hình thức: Cả lớp,
nhóm, tổ, cá nhân.
+ Bạn nào có thể cho cô và các bạn biết chữ g
được cấu tạo như thế nào?
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ g : Chữ g gồm một
nét cong ở phía bên trái và một nét móc ở phía
bên phải .
- Cô giới thiệu thêm chữ g viết thường và chữ
g in hoa. Cô nhấn mạnh tuy chữ g có nhiều
cách viết khác nhau nhưng cùng phát âm là g.
- Cô cho trẻ phát âm lại chữ g.
b. Chữ y.
- Cô giới thiệu chữ y và phát âm cho trẻ nghe 3
lần.
- Cô cho trẻ phát âm theo hình thức: Cả lớp,
nhóm, tổ, cá nhân.
+ Bạn nào có thể cho cô và các bạn biết chữ y
được cấu tạo như thế nào?
- Cô giới thiệu cấu tạo chữ y: Chữ y gồm một
nét xiên ngắn ở phía bên trái và một nét xiên
dài ở phía bên phải.
- Cô giới thiệu thêm chữ y viết thường và chữ

y in hoa. Cô nhấn mạnh tuy chữ y có nhiều
cách viết khác nhau nhưng cùng phát âm là y.
- Cô cho trẻ phát âm lại chữ y.
2. So sánh:
- So sánh chữ g và chữ y.
+ Khác nhau:
3. Trò chơi:
a. TC 1: " Chữ cái kì diệu"
- Mỗi trẻ có những nét chữ tách rời, trẻ sẽ tạo
chữ theo yêu cầu của cô.
b. TC 2: " Bé nào nhanh nhất"

Trẻ lắng nghe
Trẻ phát âm chữ g

Trẻ phát âm chữ y

Trẻ lắng nghe

Trẻ so sánh chữ g, y

Trẻ chơi trò chơi


- Cô chia trẻ thành 2 đội, cô yêu cầu mỗi đội sẽ
lên tìm cho cô 1 chữ cái g hoặc y, đội nào tìm
được nhiều chữ cái hơn, đội đó sẽ thắng.
Hoạt động 3: Kết thúc hoạt động.
Trẻ hát cùng cô
- Hát bài: " Bà còng đi chợ "

* Đánh giá, nhận xet cuối ngày:.
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
...........................................................................................................................
Thứ 5 : 09/4/2015
KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG
ĐÓN TRẺ- THỂ DỤC SÁNG- ĐIỂM DANH
(C. LÀNH)
HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐÍCH
LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
Đề tài: Toán: Phân biệt các buổi trong ngày
I/ Mục đích - yêu cầu:
1. Kiến thức:
- Trẻ gọi đúng tên các buổi trong ngày: buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều,
buổi tối.
- Trẻ biết trình tự các buổi trong ngày và sắp xếp đúng trình tự các buổi
trong ngày: buổi sáng - buổi trưa - buổi chiều - buổi tối.
- Trẻ biết phân biệt các buổi trong ngày theo dấu hiệu thời gian.
2. Kỹ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, ghi nhớ, tư duy.
- Phát triển ngôn ngữ mạch lạc.
- Phát triển khả năng định hướng về thời gian cho trẻ.
- Rèn cho trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm, mạnh dạn, tự tin....
3. Giáo dục:
- Trẻ hứng thú tham gia vào các hoạt động.



- Biết làm các công việc của mình phù hợp với các thời điểm trong ngày.
II/ Chuẩn bị:
- Video: một ngày của bé,
- Vòng thể dục, thẻ số
- Lô tô 4 buổi trong ngày ( đủ cho mỗi trẻ)
- NDTH: CĐ PTVĐ, BVMT, MTXQ
III/ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động của cô
Dự kiến hoạt động của trẻ
Hoạt động 1: Ổn định:
- Cô sẽ cho các con chơi một trò chơi mang Trẻ cùng cô chơi trò chơi
tên: “Trời tối, trời sáng” . Trời tối rồi
+ Trời sáng rồi:
+ Ôi hôm nay trời nắng đẹp quá, chúng ta có
thích tập thể dục không?
+ Chúng ta cùng nghe hát bài: ‘’Nắng Trẻ cùng cô tập thể dục
sớm’’và tập thể dục nhé!
Hoạt động 2: Nội dung chính:
1. Ôn số lượng trong phạm vi 10:
- Tập thể dục các con có thấy khỏe không?
Dạ khỏe
- Ô chết rồi, các con thường tâp thể dục thì Dạ dụng cụ để tập
thường có gì trên tay nữa nào?
- Cô quên nhắc cc lấy dụng cụ thể dục rồi, cô Trẻ đi láy vòng và đếm số
nhờ 1 bạn tới lấy giúp cô nào
vòng
- Cho trẻ đếm có bao nhiêu cái vòng?
- Có 10 cái vòng thì cô sẽ đặt thẻ số tương Dạ số 10
ứng là bao nhiêu cc?

- 10 cái vòng mà lớp mình có bao nhiêu bạn Trẻ đếm số bạn, có 15 bạn,
nào? Số vòng và số bạn lớp mình như thế không bằng nhau
nào?
- Vậy làm thế nào để số vòng và số bạn bằng Dạ thêm số vòng
nhau các con?
- Thêm bao nhiêu cái nữa cc? ( Tùy theo khả (Dạ 5 cái)
năng của trẻ nói, cô có thể giúp trẻ)
- Như vậy thì số vòng và số bạn lớp mình Dạ bằng nhau
bây giờ đã như thế nào với nhau rồi cc?
2. Nhận biết, phân biệt các buổi trong
ngày:
a. Nhận biết các buổi trong ngày:
- À như vậy là các bạn lớp mình đã có đủ số Trẻ lắng nghe
vòng để tập thể dục rồi, bây giờ chúng ta


cùng cất vòng để ngày mai mình lại tiếp tục
tập thể dục nha
- Lúc nãy chúng ta đã tập thể dục sáng rất là
khỏe rồi.
- Sau buổi sáng sẽ là buổi gì? Vậy theo các
con một ngày có mấy buổi? (Hỏi 2 trẻ trả lời
theo sự hiểu biết của trẻ)
- Cô giới thiệu bài: Và để xem 1 ngày có
mấy buổi và trình tự các buổi như thế nào?
hôm nay cô và các con nhận biết, phân biệt
các buổi trong ngày xin mời các con hãy về
chỗ ngồi của mình, ngồi thật ngoan, thật đẹp
và hướng mắt lên màn hình nhé!
(cô cho trẻ xem một đoạn video clip các buổi

trong ngày)
+ Các con biết không, một ngày bắt đầu là
buổi sáng đấy, khi ông mặt trời nhô lên toả
những tia nắng dịu dàng xuống mặt đất, sau
đó đến buổi trưa, ông mặt trời di chuyển dần
lên cao và toả ánh nắng vàng rực rỡ, chói
chang .... Rồi đến buổi chiều ông mặt trời lặn
dần khuất sau những dãy núi trời tối dần và
khi ánh nắng buổi chiều tắt hẳn là đến buổi
tối, màn đêm buông xuống, và xuất hiện
những ánh điện lung linh sáng rực trên nền
trời.
+ Cô Đố các con trong một ngày có mấy
buổi? (Cả lớp trả lời) và đó là buổi nào?...
( hỏi 3 trẻ trong lớp trả lời).
- Một ngày có 4 buổi: bắt đầu là buổi sáng,
buổi trưa, buổi chiều và kết thúc một ngày là
buổi tối.
b/ Phân biệt các buổi trong ngày
- Buổi tối rồi các con hãy nhắm mắt lại và
“chúc bé ngủ ngon”.(Cô nhấn vào hình ảnh
buổi sáng trên màn hình).
- Trời sáng rồi
- Các con hãy nhìn xem đây là buổi nào
trong ngày? (Cả lớp trả lời)
- Vì sao con biết đây là buổi sáng?

Dạ buổi trưa, dạ có 4 buổi

Trẻ lắng nghe và mắt nhìn

lên màn hình để xem video

Trẻ lắng nghe

Dạ 4 buổi, trẻ kể
Trẻ lắng nghe

Trẻ cùng cô chơi trò chơi
Trẻ trả lời theo hiểu biết


+ Mời 2 trẻ (Vì có hình ảnh ông mặt trời
mọc, bầu trời sáng, có mây trắng...)
+Và các con thường làm gì vào buổi sáng?
( hỏi 2-3 trẻ: đánh răng, rửa mặt, mẹ đưa tới
lớp...).
+ Một ngày mới bắt đầu là buổi sáng, sau
buổi sáng là buổi gì? (Mời 2 trẻ)
- Để xem có chính xác là buổi trưa không
nhé! (Cô bấm màn hình). Hình ảnh buổi gì
đây? (cả lớp trả lời)
- Vì sao con biết đây là buổi trưa?
Mời 2 trẻ (Vì có hình ảnh ông mặt trời ở vị
trí cao nhất, ánh nắng rực rỡ chói chang, bầu
trời sáng rực rỡ...)
+ Các con làm gì vào buổi trưa? ( hỏi 2-3 trẻ:
ăn trưa và ngủ trưa cùng các bạn...)
- Cô thây rằng buổi trưa là thời gian nghỉ
ngơi của chúng mình, buổi trưa chúng mình
được ăn cơm trưa, ngủ trưa.

- Các con ạ, buổi trưa trời rất nắng vậy các
con hãy hạn chế ra ngoài và nếu có ra ngoài
các con nhớ đội mũ nón, che dù nhé!
- Tiếp theo buổi trưa cô đố cc sẽ là buổi nào
trong ngày đây? ( Cả Lớp).
- Vì sao con biết đây là buổi chiều?
+ Mời 2 trẻ (Vì có hình ảnh ông mặt trời
đang lặn dần, ánh nắng bớt rực rỡ chói
chang, và khung cảnh trở nên đỏ hơn dưới
ánh hoàng hôn...)
+ Các con làm gì vào buổi chiều? ( hỏi 2 trẻ:
được bố mẹ đón về...)
- Kết thúc một ngày sẽ là buổi nào? ( Cả
lớp).
- Tại sao con biết đây là buổi tối?
Mời 2 trẻ (Vì không có ông mặt trời, trời tối,
khung cảnh sáng lấp lánh bởi ánh điện...)
- Các con làm gì vào buổi tối? ( hỏi 2-3 trẻ:
nghe mẹ đọc thơ, kể chuyện, xem chúc bé
ngủ ngon và đi ngủ...)
- Các con ạ, 1 ngày có 4 buổi: Bắt đầu là

Trẻ trả lời theo hiểu biết

Trẻ trả lời theo hiểu biết

Trẻ trả lời theo hiểu biết

Trẻ lắng nghe



Buổi sáng, rồi đến buổi trưa, buổi chiều và
kết thúc một ngày là buổi tối.
c. Trò chơi:
* Ai thông minh nhất:
- Và bây giờ cô sẽ thưởng cho chúng mình 1
trò chơi các con có thích không? Và trò chơi
có tên là: “Ai thông minh nhất”. Và để chơi
được trò chơi này bây giờ các con hãy nhẹ
nhàng lên lấy cho mình mỗi bạn 1 rổ dồ chơi
nào
Chọn lô tô theo ý thích:
- Cô đã tặng các con mỗi bạn 1 rổ đồ chơi có
hình ảnh về các buổi trong ngày.
- Bây giờ các con hãy chọn hình ảnh tượng
trưng cho một buổi trong ngày mà các con
thích
- Hỏi trẻ: Con thích buổi nào?
Vì sao con thích? (Hỏi một vài trẻ)
+ Bạn nào thích buổi sáng nhỉ?
+ Thế còn buổi trưa thì sao nhỉ?
Tương tự với buổi chiều và buổi tối
- Mỗi bạn đều thích một buổi khác nhau vì
mỗi buổi có các hoạt động khác nhau đấy và
trình tự các buổi trong ngày là bắt đầu một
ngày là buổi sáng, tiếp đến là buổi trưa, sau
đó là buổi chiều và kết thúc một ngày là buổi
tối.
Chọn Lô tô theo yêu cầu:
- Bây giờ cô có một yêu cầu khó hơn các con

hãy chú ý lắng nghe nhé!
- Khi cô nói về buổi nào các con hãy giơ
đúng hình ảnh tượng trưng buổi đó lên nhé.
+ Bắt đầu 1 ngày là buổi nào? Buổi sáng.
+ Các con chọn cho cô hình ảnh của buổi
trưa nào?
+ Hãy chọn cho cô hình ảnh buổi chiều?
+ Và kết thúc một ngày là buổi nào (Khen
trẻ)
- Một ngày bắt đầu là buổi sáng, đến buổi
trưa, đến buổi chiều, kết thúc một ngày là

Trẻ lấy rá đồ chơi

Trẻ lắng nghe
Trẻ trả lời theo ý thích của
trẻ

Trẻ lắng nghe

Trẻ lắng nghe

Trẻ lấy theo yêu cầu của cô

Trẻ lắng nghe


buổi tối và đến ngày hôm sau cũng lại bắt
đầu là buổi sáng, ….cứ như thế các ngày sau
cúng bắt đầu như thế như một vòng tuần

hoàn.
* Trò chơi: “Bé cùng tập thể dục”:
- Sau đây cô có một món quà rất là đặc biệt
để tặng cho chúng mình đấy xin mời các con
hãy cất rổ đồ chơi và lại đây cùng cô.
- Cô giới thiệu tên trò chơi
+ Cách chơi: Để chơi được trò chơi này thì
các con sẽ chia làm 2 đội, lần lượt các con
bật qua các chướng ngại vật và lên lấy lô tô
theo yêu cầu của cô, đội nào lấy được nhiều
lô tô đúng theo yêu cầu thì đội đó sẽ giành
chiến thắng. Lần 2 có thể yêu cầu cao hơn
- Cho trẻ chơi 2-3 lần
- Cô bao quát, nhận xét trẻ chơi
Hoạt động 3: Kết thúc:
- Các bạn ơi, hôm nay các con đã được tham
gia, đã được học và chơi rất vui đúng không?
Và hôm nay, cô cháu mình đã cùng nhận biết
và phân biệt về các buổi trong ngày. Đó là :
Buổi sáng, buổi trưa, buổi chiều và buổi tối.
- Giáo dục: Các con ạ, trong một ngày trôi
qua rất nhanh, chúng mình phải biết yêu quý
thời gian và phải chăm ngoan, học giỏi vâng
lời ông bà, bố mẹ chúng mình có đồng ý
không?
- Cho trẻ nghỉ

Trẻ lắng nghe

Trẻ chơi trò chơi

Trẻ lắng nghe
Trẻ lắng nghe

Trẻ nghỉ và chuyể hoạt động

HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI
- QS: Cây hoa sam
- TCVĐ: Cá sấu lên bờ
I. Mục đích, yêu cầu:
- Trẻ được tiếp xúc với thiên nhiên, hít thở không khí trong lành
- Trẻ biết được một số dặc điểm của cây hoa sam
- Thỏa mãn nhu cầu vận động và vui chơi của trẻ.
- Trẻ biết phỏng đoán, tư duy.
- Giáo dục trẻ ăn mặc hợp thời tiết và giữ gìn sức khỏe khi thời tiết thay đổi.


II. Chuẩn bị:
- Sân sạch sẽ, thoáng mát, an toàn.
- Đồ chơi cho trẻ chơi tự do.
- NDTH : ÂN,BVMT,TKNL.
III. Tổ chức hoạt động:
Hoạt động của cô
Hoạt động 1: Ổn định, giới thiệu:
- Cho trẻ hát bài “Cho tôi đi làm mưa
với”
- C/c vừa hát bài gì?
- Vậy chúng ta cùng ra sân cùng đi
dạo chơi nhé! Trước khi đi các con
phải làm gì?
- Vì sao phải tắt điện?

- Khi đi thì các con phải như thế
nào?
Hoạt động 2: Quan sát, đàm thoại:
- Cho trẻ ra sân dạo chơi cùng cô
- C/c đang đứng ở đâu? Nhìn lên bầu
trời các con thấy hôm nay như thế
nào?
- Hướng trẻ đến cây hoa sam
- Cho trẻ quan sát cây hoa sam
- Đố các con đây là cây gì ?
- Ai có thể nhận xét gì về cây hoa
sam nào ?
- Cô khái quát lại đặc điểm của cây
hoa sam.
- Lá , thân của cây hoa sam ra sao ?
- Hoa của nó có màu gì ?
- Cây hoa sam cần gì để lớn lên
nào ?
- Trồng cây hoa sam để làm gì ?
- Làm thế nào để cây tươi tốt và cho
chúng ta nhiều hoa nào ?
- Cây hoa sam cho chúng ta nhiều
hoa rất là đẹp, giúp cho cuộc sống
của chúng ta thêm nhiều thú vị, vì
vậy hằng ngày các con phải biết
chăm sóc cây, tưới nước và ko ngắt

Dự kiến hoạt động của trẻ
- Trẻ hát cùng cô
- Trẻ trả lời


- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Im lặng ko xô đẩy bạn

- Trẻ quan sát và trả lời
- Trẻ lắng nghe và trả lời
- Trẻ lắng nghe
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời


quả bẻ cành nhé !
- À ! Cô thấy các con trả lời rất giỏi
vỗ tay khen các con nào.
Hoạt động 3: Trò chơi
* Trò chơi vân động: Cá sấu lên bờ - Trẻ lắng nghe và chơi
- Cô thấy các con học rất giỏi bây giờ
cô sẽ thưởng cho các con trò chơi Cá
sấu len bờ
- Cách chơi và luật chơi( Sách 100
TCVĐ)
- Cô giới thiệu luật chơi và cách chơi
- Cho trẻ chơi 2- 3 lần
- Cô bao quát trẻ chơi.
TCDG: Kéo cưa lừa xẻ
- Các con thích chơi trò chơi gì ?
cho trẻ kể
- Hôm nay cô sẽ cho các con chơi trò
chơi Kéo cưa lừa xẻ

- Cô cho trẻ nêu cách chơi, luật chơi
(sách TCDG )
- Cho trẻ chơi và cô nhận xét trẻ chơi - Trẻ chơi tự do
Hoạt động 4. Chơi tự do: Chơi các
đồ cô chuẩn bị
- Để tiếp tục, cô đã chuẩn bị nhiều
nhóm chơi với các đồ chơi khác
nhau, bạn nào thích chơi ở nhóm nào
thì về nhóm đó để chơi, và khi chơi
- Trẻ giúp cô thu dọn và rửa tay
thì các con phải chơi như thế nào?
- Cho trẻ tự chọn góc chơi và nhóm
bạn chơi.
- Cô hướng dẫn trẻ chơi
- Cô quan sát và bao quát trẻ.
* Kết thúc: Cô nhận xét và cho trẻ
nghĩ
HOẠT ĐỘNG GÓC(C. LÀNH)
HOẠT ĐỘNG VỆ SINH – ĂN TRƯA- NGỦ TRƯA(Hai cô)


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×