KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2008 - 2009 THÀNH PHỐ TH
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6
Thời gian làm bài: 60 phút
ĐỀ CHẴN
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Khoanh tròn vào chữ cái in hoa đặt đầu câu trả lời đúng.
1. Nhận xét nào sau đây không đúng với truyền thuyết Con Rồng Cháu Tiên:
A. Lạc Long Quân là người anh hùng chiến trận.
B. Lạc Long Quân là ông tổ nhiều ngành nghề ở nước ta.
C. Lạc Long Quân là người anh hùng văn hóa.
D. Thời Lạc Long Quân, người dân Lạc Việt đã làm chủ cả vùng núi, vùng đồng bằng,
vùng ven biển.
2. Cuộc sinh nở kỳ lạ của mẹ Âu Cơ nhằm nói lên điều gì:
A. Nhằm giải thích của nghĩa đồng bào.
B. Các dân tộc sinh sống trên đất nước Việt Nam có chung một nguồn gốc.
C. Thể hiện ước tình đoàn kết giữa các dân tộc, giữa con người với con người.
D. Cả ba ý trên.
3. Chi tiết Đàn con không cần bú mớm mà tự lớn nhanh như thổi, mặt mũi khôi ngô, khỏe mạnh
như thần có ý nghĩa:
A. Thể hiện sự ngây thơ của người xưa.
B. Khẳng định người Việt Nam dễ nuôi, khỏe, đẹp.
C. Thể hiện ước mơ về tầm vóc người Việt của nhân dân ta.
D. Nói bằng hình tượng sự hình thành và phát triển của cư dân đất Việt.
4. Lời Lạc Long Quân nói với Âu Cơ: Nay ta đem năm mươi người con xuống biển, nàng đem
năm mươi người con lên núi, chia nhau cai quản các phương. Kẻ miền núi, người miền biển,
khi có việc gì thì giúp đỡ lẫn nhau đừng quên lời hẹn có ý nghĩa gì?
A. Thể hiện tinh thần đoàn kết và sức mạnh cộng đồng của người Việt.
B. Thể hiện ý thức dân tộc của người Việt có từ rất sớm.
C. Khẳng định địa bàn sinh sống của người Việt thời tiền sử là vùng núi và vùng biển.
D. Có cả ba ý trên.
Bài tập 2: (1,0 điểm). Điền từ thích hợp vào chỗ trống để hoàn thành một đoạn văn sau:
………………..là truyền thuyết nói về nguồn gốc của dân tộc ta. Từ nguồn gốc này, tổ tiên
ta dựng nên nhà nước ………………… đầu tiên. Đứng đầu nhà nước là ………………… Con
trai vua gọi …………………………, con gái vua gọi là …………………... Quan văn là
…………………..
Bài tập 3: (1,0 điểm) Cho đoạn thơ:
"Đẹp vô cùng Tổ quốc ta ơi
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh ngào ngạt
Nắng chói sông Lô, hò ô tiếng hát
Chuyến phà dào dạt bến nước Bình Ca"
(Tố Hữu)
Điền các từ trong dòng thơ in nghiêng vào bảng sau cho phù hợp:
Từ đơn (1)
Từ phức
Từ ghép (2) Từ láy (3)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm).
Kể tóm tắt truyện Con Rồng Cháu Tiên
ĐỀ LẺ
A. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN (3,0 điểm).
Bài tập 1: (1,0 điểm). Hãy nối các chi tiết trong truyện Thánh Gióng ở cột A với ý nghĩa tương
ứng của nó ở cột B
A B
1. Tiếng nói đầu tiên của chú bé
lên ba là tiếng nói đòi đánh giặc.
2. Gióng đòi ngựa sắt, roi sắt, áo
giáp sắt.
3. Bà con làng xóm vui lòng góp
gạo nuôi cậu bé.
4. Gióng lớn nhanh như thổi,
vươn vai thành tráng sĩ.
5. Góng đánh giặc xong, cởi áo
giáp sắt để lại và bay về trời.
a. Để đánh giặc được mạnh, không phải chỉ cần có tinh
thần, ý chí mà còn cần cả vũ khí lợi hại.
b. Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước luôn thường trực
trong lòng nhân dân Việt Nam.
c. Nhân dân quan niệm người anh hùng phải là người
khổng lồ và có sức mạnh phi thường.
d. Gióng không phải chỉ là con một nhà. Gióng là con của
nhân dân. Muốn thắng được giặc mạnh phải có sự góp
công, góp của của toàn dân tộc.
e. Cả dân tộc phải vươn mình trong cuộc chiến một mất
một còn với kẻ thù.
g. Thêm một lần nhấn mạnh sự kì vĩ của nhân vật nhằm
biểu hiện sự bất tử của Thánh Gióng.
h. Người anh hùng không màng danh lợi, từ chối mọi vinh
hoa.
Nối: 1(A) với …..(B); 2(A) với …….(B); 3(A) với…..(B); 4(A) với….(B); 5(A) với …..(B).
Bài tập 2: (1,0 điểm). Hãy điển những từ thích hợp vào chỗ trống trong đoạn văn sau:
Hình tượng ………………với nhiều màu sắc …………….là biểu hiện rực rỡ của ……
…… bảo vệ đất nước, đồng thời là sự thể hiện …………………….của nhân dân ta từ buổi đầu
lịch sử ……………….cứu nước chống ngoại xâm.
Bài 3: (1,0 điểm).
1. Trong các đề văn sau đây, đề nào phải sử dụng phương thức tự sự để làm bài:
A. Tả một đêm trăng đẹp ở quê em.
B. Thuật lại dễn biến một trân bóng đá giữa lớp em và lớp bạn.
C. Nêu ý nghĩa nhân vật Thánh Gióng.
D. Nêu cảm nghĩ của em về khổ thơ: Ôi sức trẻ! Xưa trai Phù Đổng
Vươn vai lớn bổng dậy nghìn cân
Cưỡi lưng ngựa sắt bay phun lửa
Nhổ bụi tre làng đuổi giặc Ân
(Tố Hữu)
2. Tổ hợp "sức trẻ" trong khổ thơ trên là:
A. Một từ ghép B. Hai từ đơn
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm).
Kể tóm tắt truyện Con Rồng Cháu Tiên
---HẾT---
HƯỚNG DẪN CHẤM
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG ĐẦU NĂM HỌC 2008 - 2009 THÀNH PHỐ TH
MÔN NGỮ VĂN- LỚP 6
I. PHẦN TRẮN NGHIỆM: (3,0 điểm)
ĐỀ LẺ:
Bài tập 1: (1 điểm). Khoanh tròn các chữ cái: (Mỗi ý ghép đúng 0,2 điểm)
Nối 1(A) với b(B); nối 1(A) với a(B); nối 3(A) với d,e(B); nối 4(A) với c(B);
nối 5(A) với g,h(B)
Bài tập 2: (1 điểm). HS điền lần lượt: Thánh Gióng, thần kỳ, ý thức và sức mạnh, quan niệm và
ước mơ, người anh hùng
Bài tập 3: (1 điểm) 1.B; 2.A; (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
ĐỀ CHẴN:
Bài tập 1: (1 điểm). Khoanh tròn các chữ cái: (Mỗi ý đúng 0,25 điểm)
1.D ; 2.B; 3.D ; 4.D
Bài tập 2: (1 điểm). HS điền lần lượt: Con Rồng cháu Tiên; Văn Lang; vủa Hùng; lang;Mị
Nương; lạc hầu ; lạc tướng
Bài tập 3 (1 điểm).
Từ đơn (1)
Từ phức
Từ ghép (2) Từ láy (3)
Rừng cọ, đồi chè, đồng xanh
(0,75 điểm)
Ngào ngạt
(0,25 điểm)
II. PHẦN TỰ LUẬN: (7,0 điểm)
*Yêu cầu và cho điểm:
1. Đảm bảo là một bài văn tự sự. diễn đạt trôi chảy, không mắc những lỗi thông thường về ngữ
pháp, chính tả, dùng từ. (2 điểm)
2. Nêu được các tình tiết cơ bản của truyện:
- Nguồn gốc hai vị thần: Lạc Long Quân và Âu Cơ- mối tương duyên của họ (1 điểm)
- Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ra một trăm người con. (1 điểm)
- Năm mươi người con theo cha xuống biển, năm mươi người contheo mẹ lên núi. Họ cùng khai
thiên lập địa, xây dựng đất nước. (1 điểm)
- Con cả theo mẹ được lập lên làm vua, lấy hiệu là Hùng Vương. Triều đình có tướng văn tướng
võ. Con trai vua được gọi là lang, con gái vua đươc gọi là mị nương, khi vua mất, ngôi được
truyền cho con trưởng. (2 điểm)
---Hết---