Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tốc độ BeeClass lần 16 (Đề và đáp án)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (515.51 KB, 5 trang )

www.facebook.com/beebook.vn

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 16

NĂM HỌC: 2016 – 2017
Môn: Hoá Học
Thời gian làm bài: 45 phút;
Ngày thi: Thứ bảy 19/11/2016
(Đề thi có 50 câu - 4 trang)
Bắt đầu tính giờ lúc 22h15’, hết giờ làm lúc 23h00’ và bắt đầu điền đáp án

Thời gian nộp bài muộn nhất lúc 23h15’

đề 116

Câu 1: Đốt cháy hoàn toàn 17,4 gam hỗn hợp Mg và Al trong khí oxi (dư) thu được 30,2 gam hỗn hợp
oxit. Thể tích khí oxi (đo ở đktc) đã tham gia phản ứng là
A. 11,20 lít.
B. 17,92 lít.
C. 4,48 lít.
D. 8,96 lít.
Câu 2: Công thức đơn giản nhất của một hiđrocacbon là CnH2n+1. Hiđrocacbon đó thuộc dãy đồng đẳng
A. anken.
B. ankan.
C. ankađien.
D. ankin.
Câu 3: Ngành sản xuất nào sau đây không thuộc về công nghiệp silicat?


A. Xi măng.
B. Thủy tinh thường. C. Thủy tinh hữu cơ.

D. Đồ gốm.

Câu 4: Ý nào sau đây đúng?
A. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hóa học.
B. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hóa học.
C. Khi phản ứng thuận nghịch đạt trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại.
D. Ở trạng thái cân bằng, thể tích các chất hai vế phương trình hóa học phải bằng nhau.
Câu 5: Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25 và khi tham gia phản ứng xà
phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 6: Cho các polime sau: polietilen (1); poli (metyl metacrylat) (2); polibutađien (3); polistiren (4);
poli (vinyl axetat) (5); tơ nilon-6,6 (6). Trong các polime trên, những polime có thể bị thủy phân cả trong
dung dịch axit và dung dịch kiềm là
A. (1), (2), (5).
B. (2), (5), (6).
C. (2), (3), (6).
D. (1), (4), (5).
Câu 7: Đốt cháy este 2 chức mạch hở (X được tạo từ axit cacboxylic no, đa chức) thu được tổng thể tích
CO2 và H2O gấp 5/3 lần thể tích O2 cần dùng. Lấy 21,6 gam X tác dụng hoàn toàn với 400ml dung dịch
NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn. Giá trị lớn nhất của m là
A. 26,2
B. 28,0
C. 24,8
D. 24,1

Câu 8: Cho 3,48 gam bột Mg tan hết trong dung dịch hỗn hợp gồm HCl và KNO3, thu được dung dịch X
chứa m gam muối và 0,56 lít (đo ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm N2 và H2. Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng
11,4. Giá trị của m là
A. 18,035.
B. 14,485.
C. 16,085.
D. 18,300.
Câu 9: Chất X là một aminoaxit thiên nhiên, mạch không nhánh, trong phân tử chỉ chứa một nhóm –NH2
và một nhóm –COOH. Cho 13,1 gam X tác dụng với dung dịch HCl dư, thu được 16,75 gam muối khan.
Tên gọi của X là
A. Axit 2-amino-2-metylpentanoic.
B. Axit  -aminovaleric.
C. Axit  -aminocaproic.
D. Axit 2-aminohexanoic
Câu 10: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu
được dung dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đo ở đktc). Cô cạn Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 15,2.
B. 13,5.
C. 17,05.
D. 11,65.
Câu 11: Hợp chất X có các tính chất sau:
(1) Là chất có tính lưỡng tính.
(2) Bị phân hủy khi đun nóng.
(3) Tác dụng với dung dịch NaHSO4 cho sản phẩm có chất kết tủa và chất khí.
Vậy chất X là
A. NaHS
B. KHCO3.
C. Al(OH)3.
D. Ba(HCO3)2.
Trang 1/4 – Mã đề 116



www.facebook.com/beebook.vn

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 12: Loại thuốc nào sau đây là gây nghiện cho con người?
A. Thuốc cảm pamin. B. Moocphin.
C. Vitamin C.

D. Penixilin.

Câu 13: Trong các hợp kim sau đây, hợp kim nào khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì sắt không bị
ăn mòn điện hóa học?
A. Cu-Fe.
B. Zn-Fe.
C. Fe-C.
D. Ni-Fe.
Câu 14: Cho 13,3 gam hỗn hợp gồm 3 amin no, đơn chức, mạch hở tác dụng vừa đủ với 300 ml dung
dịch HCl xM, thu được dung dịch chứa 24,25 gam hỗn hợp muối. Giá trị của x là
A. 0,5.
B. 1,4.
C. 2,0.
D. 1,0.
Câu 15: Hòa tan hoàn toàn 8,5 gam hỗn hợp gồm 2 kim loại kiềm X, Y (ở hai chu kì liên tiếp, M X < MY)
vào nước thu được 3,36 lít H2 (ở đktc). Phần trăm khối lượng của X trong hỗn hợp ban đầu là
A. 54,12%.
B. 45,89%.
C. 27,05%.
D. 72,95%.

Câu 16: Axit nào sau đây không phải là axit tạo ra chất béo?
A. Axit stearic
B. Axit panmitic
C. Axit acrylic

D. axit oleic

Câu 17: Nước muối sinh lí để sát trùng, rửa vết thương trong y học có nồng độ là
A. 0,9%
B. 9%
C. 1%
D. 5%
Câu 18: Polime nào sau đây có tính đàn hồi?
A. PVC
B. PS

C. Polibuta-1,3-dien

D. poliacrilonitrin

Câu 19: Mùi tanh của cá (đặc biệt là cá mè) là do hỗn hợp một số amin (nhiều nhất là trimetylamin) và
một số chất khác gây nên, để khử mùi tanh của cá sau khi mổ thì người ta không dùng chất nào sau đây?
A. Khế
B. Giấm
C. Mẻ
D. Muối
Câu 20: Điều khẳng định nào sau đây là không đúng?
A. Amino axit thiên nhiên (đều là những α-amino axit) là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các
loại protein của cơ thể sống
B. Muối mononatri của axit glutamic dùng làm gia vị thức ăn

C. Axit glutamic là thuốc hỗ trợ thần kinh
D. Axit ε-aminocaproic là nguyên liệu để sản xuất tơ nilon-6
Câu 21: Hòa tan hoàn toàn 15,4g hỗn hợp Mg và Zn trong dung dịch HCl dư thu được 0,6g khí H 2. Khối
lượng muối thu được trong dung dịch là
A. 36,7g
B. 35,7g
C. 63,7g
D. 53,7g
Câu 22: Hòa tan 1,44g một kim loại hóa trị II trong 150ml axit H2SO4 0,5M. Để trung hòa axit dư phải
dùng 30ml dung dịch NaOH 1M. Xác định kim loại đó.
A. Ba
B. Ca
C. Mg
D. Be
Câu 23: Cho 12,8g kim loại A phản ứng hoàn toàn với khí clo thu được muối B. Hòa tan B vào nước thu
được 400ml dung dịch C. Nhúng thanh Fe nặng 11,2g vào dung dịch C, sau một thời gian thấy kim loại A
bám vào thanh Fe và khối lượng thanh sắt lúc này là 12g, nồng độ FeCl2 0,25M. Tính nồng độ mol của
muối B trong dung dịch C.
A. 1M
B. 0,75M
C. 0,25M
D. 0,5M
Câu 24: Chọn công thức đúng với tên gọi
A. thạch cao sống CaSO4.2H2O
C. quặng boxit Al2O3.H2O

B. quặng apatit 3Ca3(PO4).2CaF2
D. criolit Na2AlF6

Câu 25: Cho 41,4g hỗn hợp X gồm Fe2O3, Cr2O3, Al2O3 tác dụng với dung dịch NaOH đặc dư, sau phản

ứng còn chất rắn nặng 16g. Để khử hoàn toàn 41,4g X bằng phản ứng nhiệt nhôm phải dùng ít nhất 10,8g
Al. Tính % theo khối lượng của Cr2O3 trong hỗn hợp X.
A. 36,71%
B. 38,65%
C. 24,64%
D. 35,51%
Câu 26: Ấm đun nước sau khi sử dụng một thời gian thường có lớp cặn bám vào đáy. Để xử lý lớp cặn
này, người ta dùng
A. dung dịch axit HCl hoặc H2SO4 loãng.
B. rượu hoặc cồn.
C. nước chanh hoặc giấm ăn.
D. nước muối.
Trang 2/4 – Mã đề 116


www.facebook.com/beebook.vn

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 27: Trong dầu gió hoặc cao dán có chứa chất metyl salixilat có tác dụng giảm đau. Chất này thuộc
loại hợp chất
A. axit.
B. este.
C. ancol.
D. andehit.
Câu 28: Khi nhiệt phân, muối nitrat nào sau đây có thể không thu được khí O2?
A. NaNO3.
B. NH4NO3.
C. AgNO3.
D. Cu(NO3)2.

Câu 29: Số amin bậc một có cùng công thức phân tử C3H9N là
A. 2
B. 3
C. 4

D. 8

Câu 30: Kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất là
A. nhôm.
B. vàng.
C. thuỷ ngân.

D. vonfram.

Câu 31: Chất nào sau đây không làm mất màu dung dịch KMnO4 (đun nóng nhẹ)?
A. Etilen.
B. Benzen.
C. Axetilen.
D. Toluen.
Câu 32: Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 trong môi trường kiềm tạo dung dịch xanh lam.
B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.
Câu 33: Để rửa sạch lọ đã đựng anilin người ta dùng
A. dung dịch NaOH và nước.
B. dung dịch HCl và nước.
C. dung dịch amoniac và nước.
D. dung dịch NaCl và nước.
Câu 34: Nhúng một đinh sắt sạch vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau một thời gian lấy đinh sắt ra, làm khô,

thấy khối lượng đinh sắt tăng 1 gam. Khối lượng sắt đã phản ứng là
A. 3,5 gam.
B. 2,8 gam.
C. 7,0 gam.
D. 5,6 gam.
Câu 35: Cho các dung dịch: NaOH, KNO3, NH4Cl, FeCl3, H2SO4, Na2SO4. Số dung dịch có khả năng
làm đổi màu quỳ tím là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
Câu 36: Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol hỗn hợp X gồm một este thuần chức và một axit cacboxylic thuần
chức cần V lít O2 (đktc), thu được 0,8 mol hỗn hợp Y gồm CO2 và H2O. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là
15,5. Giá trị của V là
A. 11,2.
B. 33,6.
C. 22,4.
D. 8,96.
Câu 37: Cho 75 gam dung dịch fomalin tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 (đun nóng nhẹ).
Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 432 gam bạc. Nồng độ của HCHO trong fomalin là
A. 30%.
B. 37%.
C. 35%.
D. 40%.
Câu 38: Cho m gam hỗn hợp X gồm CuO, Fe2O3, FeO tác dụng vừa đủ với 100ml dung dịch hỗn hợp
H2SO4 1M và HCl 1M. Thể tích hỗn hợp khí CO và H2 tối thiểu ở điều kiện tiêu chuẩn cần để khử hoàn
toàn m gam hỗn hợp X là
A. 1,12 lít.
B. 4,48 lít.
C. 3,36 lít.

D. 6,72 lít.
Câu 39: Hoà tan 1,8 gam kim loại X thuộc nhóm IIA vào nước được 1,1 lít hiđro (770 mmHg, 29oC).
Kim loại X là
A. Mg.
B. Ca.
C. Ba.
D. Be.
Câu 40: Nhiệt phân 20 gam Al(NO3)3 một thời gian thu được 11,9 gam chất rắn Y. Hiệu suất quá trình
nhiệt phân là
A. 37,5%.
B. 53,25%.
C. 46,75%.
D. 62,50%.
Câu 41: Có thể gọi tên este (C17H33COO)3C3H5 là
A. Triolein
B. Tristearin

C. Tripanmitin

Câu 42: Hai chất đồng phân của nhau là
A. glucozơ và mantozơ.
C. fructozơ và mantozơ.

B. fructozơ và glucozơ.
D. saccarozơ và glucozơ.
Trang 3/4 – Mã đề 116

D. Stearic.



www.facebook.com/beebook.vn

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Câu 43: Cho 26,5 gam M2CO3 tác dụng với một lượng dư dung dịch HCl. Sau phản ứng thu được 5,6 lít
khí (ở đktc). Kim loại M là
A. Na.
B. K.
C. Li.
D. Rb.
Câu 44: Đun nóng este HCOOC2H5 với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sản phẩm thu được là
A. CH3COONa và CH3OH
B. CH3COONa và C2H5OH.
C. HCOONa và C2H5OH.
D. C2H5COONa và CH3OH.
Câu 45: Nilon-6,6 là một loại
A. Polieste.
B. Tơ visco.

C. Tơ axetat.

D. Tơ poliamit.

Câu 46: Tripeptit là hợp chất
A. Có 2 liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc α-amino axit.
B. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit giống nhau.
C. Có liên kết peptit mà phân tử có 3 gốc amino axit khác nhau.
D. Mà mỗi phân tử có 3 liên kết peptit.
Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2, 0,56 lít khí N2 (các khí
đo ở đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm H2N-CH2-COONa.

Công thức cấu tạo thu gọn của X là
A. H2N-CH2-COO-CH3.
B. H2N-CH2-COO-C3H7.
C. H2N-CH2-COO-C2H5.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 48: Cho dãy các kim loại: Na, Ca, Cr, Fe. Số kim loại trong dãy tác dụng với H2O tạo thành dung
dịch bazơ là
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
Câu 49: Cho 31,15 gam hỗn hợp bột Zn và Mg (tỉ lệ mol 1:1) tan hết trong dung dịch hỗn hợp NaNO3 và
NaHSO4 thu được dung dịch X chỉ chứa m gam hỗn hợp các muối trung hòa và 4,48 lít (đkc) khí Y gồm
N2O va H2 Khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 11,5. Tìm m.
A. 123,4
B. 240,1
C. 132,4
D. Đáp án khác
Câu 50: Cho phản ứng Al + HNO3 → Al(NO3)3 + NO + N2O + H2O. Biết tỉ lệ số mol NO : N2O = x : y
Số phân tử HNO3 bị khử khi tham gia phản ứng là
A. (x + 3y)
B. (3x + 6y)
C. (12x + 30y).
D. (x + 2y)

Sưu tầm và biên soạn

Lương Mạnh Cầm
www.facebook.com/lammanhcuong98


Trang 4/4 – Mã đề 116


www.facebook.com/beebook.vn

www.facebook.com/groups/hoahocbeeclass

Group Hóa Học BeeClass

ĐÁP ÁN ĐỀ LUYỆN TỐC ĐỘ LẦN 16
Thứ bảy, ngày 19/11/2016

01. D
11. D
21. A
31. B
41. A

02. B
12. B
22. C
32. B
42. B

03. C
13. B
23. D
33. B
43. A


04. A
14. D
24. A
34. C
44. C

05. B
15. A
25. A
35. D
45. D

06. B
16. C
26. C
36. A
46. A

07. A
17. A
27. B
37. D
47. A

08. A
18. C
28. B
38. C
48. C


09. D
19. D
29. A
39. B
49. B

10. A
20. A
30. C
40. B
50. D

Các câu KHÓ (01% - 49% đúng) Các câu KHÁ (50% - 80% đúng) Các câu DỄ (81% - 100% đúng)

Số lượng tham gia thi: 176
Kết quả thi: Trung bình 7,114/10
Top 10 xếp hạng
Hạng
Nhất
Nhì
Ba
4
5
6
7
8
9
10

Điểm

9.8
9.8
9.6
9.4
9.4
9.2
9.2
9.2
9.2
9.2

Họ và tên (năm sinh)
Lê Xuân Công (1999)
Bùi Kim Cúc (1999)
Trần Tiến Mạnh (1999)
Lê Hồng Nga (1999)
Nguyễn Thị Thanh Thư (1999)
Nguyễn Huỳnh Đức Thiện (1999)
Nguyễn Thị Cẩm Tiên (1999)
Lê Thiện Phúc (1999)
Triệu Hoàng Anh (1999)
Nguyễn Danh Chung (1999)

Trường
THPT Hưng Nhân
THPT Phan Chu Trinh
THPT chuyên Vĩnh Phúc
THPT Thiệu Hóa
THPT Phan Chu Trinh
THPT Nguyễn Diêu

THPT chuyên Bến Tre
THPT chuyên Tiền Giang
THPT Lê Quý Đôn – Đống Đa
THPT Phương Xá

Phổ điểm group

Trang 5/4 – Mã đề 116

Tỉnh / Thành phố
Thái Bình
Đăk Nông
Vĩnh Phúc
Thanh Hóa
Đăk Nông
Bình Định
Bến Tre
Tiền Giang
Hà Nội
Phú Thọ



×