Tải bản đầy đủ (.doc) (177 trang)

Phát triển Dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế Quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 177 trang )

i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng
tôi. Các số liệu sử dụng phân tích trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, đã có công
bố theo quy định của pháp luật hiện hành. Các kết quả nghiên cứu trong luận án do
tôi tự tìm hiểu, phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn
của Việt Nam. Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình
nghiên cứu nào.

Tác giả

Trần Mạnh Dũng


ii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN................................................................................................i
MỤC LỤC...........................................................................................................ii
DANH MỤC BẢNG, BIỂU..............................................................................xi
DANH MỤC HÌNH VẼ...................................................................................xii
MỞ ĐẦU.............................................................................................................1
CHƯƠNG 1.........................................................................................................7
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ.......................................7
VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ
QUỐC TẾ............................................................................................................7
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH....................................................................................................7


1.1.1. Khái niệm về viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích.....................7
1.1.1.1.Khái niệm về viễn thông......................................................................7
1.1.1.2. Dịch vụ viễn thông công ích...............................................................7
1.1.1.3. Dịch vụ viễn thông phổ cập và phổ cập truy nhập............................9
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của Dịch vụ viễn thông công ích.................14
1.1.2.1. Phân loại Dịch vụ viễn thông công ích.............................................14
1.1.2.2. Đặc điểm Dịch vụ viễn thông công ích.............................................15
1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển dịch vụ viễn thông công ích
................................................................................................................................ 16
1.1.3.1. Khuôn khổ pháp lý về dịch vụ viễn thông công ích..........................16
1.1.3.2. Nguồn vốn để phát triển dịch vụ viễn thông công ích......................16
1.1.3.3. Trình độ khoa học - công nghệ.........................................................17
1.1.3.4. Mô hình tổ chức và quản lý..............................................................17
1.2. NỘI DUNG CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ.................................................18

1.2.1. Các loại hình dịch vụ công ích và dịch vụ viễn thông công ích.....18
1.2.1.1. Khu vực công và dịch vụ công..........................................................18
1.2.1.2. Dịch vụ công ích...............................................................................22
1.2.1.3. Dịch vụ viễn thông công ích phổ cập...............................................25


iii

1.2.2. Các phương thức và tiêu chí phát triển dịch vụ viễn thông công
ích phổ cập............................................................................................................ 27
1.2.2.1. Nội dung của dịch vụ viễn thông phổ cập.........................................27
1.2.2.2. Các tiêu chí phát triển của dịch vụ viễn thông công ích..................29
1.2.2.3. Các phương thức triển khai dịch vụ phổ cập đã từng được áp dụng
............................................................................................................................... 31

1.2.3.Vai trò của Chính phủ và Doanh nghiệp trong việc phát triển dịch
vụ phổ cập............................................................................................................. 33
1.2.3.1. Vai trò của Chính phủ.......................................................................33
1.2.3.2. Trách nhiệm của các nhà khai thác..................................................34
1.2.4. Vai trò của dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập
kinh tế quốc tế.......................................................................................................36
1.2.4.1. Vai trò của dịch vụ công ích.............................................................36
1.2.4.2. Vai trò của phổ cập dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội
nhập quốc tế........................................................................................................... 38
1.2.4.3. Tác động của phổ cập dịch vụ viễn thông công ích với cạnh tranh
trong điều kiện hội nhập quốc tế...........................................................................39
1.3. KINH NGHIỆM QUỐC TẾ VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VTCI CỦA MỘT SỐ
NƯỚC VÀ BÀI HỌC ĐỐI VỚI VIỆT NAM.....................................................................41

1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước..........................................................41
1.3.1.1.Kinh nghiệm của Indonesia...............................................................41
1.3.1.2. Kinh nghiệm của Ấn Độ....................................................................43
1.3.1.3. Mô hình phổ cập dịch vụ của Malaysia............................................45
1.3.1.4. Mô hình phổ cập dịch vụ củaThái Lan.............................................46
1.3.1.5. Vài nét về mô hình của Mỹ, Canađa và Nga....................................48
1.3.1.6. Tổng hợp kinh nghiệm quản lý dịch vụ viễn thông công ích một số
quốc gia.................................................................................................................. 48
1.3.2. Bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam............................................50

CHƯƠNG 2.......................................................................................................55
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG.........................55
CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA.........................55


iv


2.1. KHÁI QUÁT THỊ TRƯỜNG VIỄN THÔNG VÀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN
DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM......................................................55

2.1.1. Khái quát về lĩnh vực viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích. 55
2.1.2. Các điểm mạnh và yếu của thị trường viễn thông Việt Nam.........60
2.1.2.1. Các điểm mạnh của thị trường viễn thông Việt Nam.......................62
2.1.2.2. Điểm yếu của thị trường viễn thông và hạn chế của viễn thông công
ích........................................................................................................................... 62
2.1.3. Các giai đoạn phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam 64
2.1.3.1. Giai đoạn bao cấp chéo....................................................................64
2.1.3.2. Giai đoạn phổ cập qua Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam
(từ 2005 đến nay)...................................................................................................66
2.1.3.3. Sự cần thiết ra đời của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam
............................................................................................................................... 67
2.1.3.4. Địa vị pháp lý và cơ cấu tổ chức của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công
ích Việt Nam.......................................................................................................... 71
2.1.4. Sự lựa chọn phương thức phổ cập dịch vụ viễn thông công ích ở
Việt Nam............................................................................................................... 72
2.2. PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN
THÔNG CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM...................................................................................74

2.2.1. Việc xây dựng Chiến lược phát triển Công nghệ thông tin và
truyền thông Việt Nam........................................................................................74
2.2.2. Chính sách khung phát triển viễn thông công ích..........................77
2.2.2.1. Hệ thống luật pháp liên quan đến viễn thông công ích....................77
2.2.2.2. Cơ chế quản lý cung cấp dịch vụ viễn thông công ích.....................78
2.2.2.3. Những quy định về cung cấp dịch vụ viễn thông công ích...............79
2.2.3. Một số kết quả đạt được trong phổ cập dịch vụ viễn thông công
ích........................................................................................................................... 87

2.2.3.1. Việc phổ cập được định hướng dài hạn thông qua các kế hoạch dài
hạn trong khuôn khổ ngân sách của Chính phủ....................................................87
2.2.3.2. Tổng các khoản đóng góp của các doanh nghiệp viễn thông...........89
2.2.3.3. Cơ cấu chi phí hỗ trợ theo các dịch vụ.............................................90


v

2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM QUA..............................................92

2.3.1. Đánh giá về các chính sách phát triển ngành viễn thông nói chung
phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.....................................................................92
2.3.1.1. Điểm mạnh........................................................................................92
2.3.1.2. Hạn chế.............................................................................................93
2.3.2. Đánh giá sự hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt
Nam........................................................................................................................ 94
2.3.2.1. Ưu điểm.............................................................................................94
2.3.2.2. Hạn chế và các vấn đề đặt ra đối với Quỹ.......................................96
2.3.3. Phân tích SWOT lĩnh vực viễn thông công ích và dịch vụ viễn
thông công ích ở Việt Nam..................................................................................97
2.3.3.1. Những điểm mạnh.............................................................................97
2.3.3.2. Những điểm yếu................................................................................98
2.3.3.3. Cơ hội..............................................................................................100
2.3.3.4. Nguy cơ...........................................................................................101
2.3.4. Nguyên nhân những điểm yếu và những vấn đề đặt ra cần tiếp tục
giải quyết............................................................................................................. 102
2.3.4.1. Nguyên nhân những điểm yếu.........................................................102
2.3.4.2. Những vấn đề đặt ra cần tiếp tục giải quyết...................................102


CHƯƠNG 3.....................................................................................................107
ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CÔNG ÍCH Ở VIỆT NAM TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP SÂU VÀO
NỀN KINH TẾ THẾ GIỚI...........................................................................107
3.1. ĐỊNH HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP.....................................................................................107

3.1.1. Bối cảnh hội nhập và yêu cầu đặt ra với Viễn thông và dịch vụ
viễn thông công ích trong giai đoạn đến 2020.................................................107
3.1.1.1 Dự báo khả năng phát triển Viễn thông và dịch vụ viễn thông công
ích ở Việt Nam trong 5 - 10 năm tới (dự báo đến năm 2015, tầm nhìn đến 2020)
............................................................................................................................. 107


vi

3.1.1.2. Dự báo nhu cầu về thông tin và viễn thông công ích trong bối cảnh
hội nhập............................................................................................................... 108
3.1.1.3. Yêu cầu đặt ra đối với viễn thông công ích trong giai đoạn đến 2020
............................................................................................................................. 118
3.1.2. Quan điểm và định hướng phát triển viễn thông công ích và dịch
vụ viễn thông công ích trong thời gian tới.......................................................120
3.1.2.1. Quan điểm về phát triển viễn thông công ích và dịch vụ viễn thông
công ích................................................................................................................120
3.1.2.2. Các mục tiêu phát triển tới năm 2020 và tầm nhìn tới năm 2025 đối
với lĩnh vực viễn thông và dịch vụ viễn thông công ích tại Việt Nam.................123
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
CÔNG ÍCH PHỤC VỤ PHÁT TRIỂN KT- XH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI
NHẬP SÂU RỘNG............................................................................................ 129
3.2.1. Tăng cường tuyên truyền nâng cao nhận thức, xây dựng cơ chế

phù hợp xử lý mối quan hệ giữa hỗ trợ phát triển dịch vụ viễn thông công ích
và tự do hóa Viễn thông.....................................................................................129
3.2.1.1. Sử dụng một cách hệ thống các công cụ tuyên truyền để nâng cao
nhận thức về vai trò của công nghệ thông tin và truyển thông...........................129
3.2.1.2. Xây dựng cơ chế phù hợp để xử lý mối quan hệ giữa tự do hóa Viễn
thông và hỗ trợ phát triển dịch vụ viễn thông công ích của Nhà nước...............130
3.2.2. Tiếp tục hoàn thiện chiến lược, chính sách và các công cụ quản lý
để phát triển dịch vụ viễn thông công ích trong điều kiện hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng...............................................................................132
3.2.2.1.Cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO về dịch vụ viễn thông....132
3.2.2.2. Hoàn thiện văn bản pháp lý, công tác quản lý của Chính phủ đối với
ngành viễn thông là tiền đề để thực hiện các cam kết với WTO..........................136
3.2.2.3. Phát triển các nguồn lực viễn thông và Internet, trong đó có viễn
thông công ích để đáp ứng với yêu cầu của hội nhập kinh tế quốc tế và cam kết
với WTO............................................................................................................... 138


vii

3.2.2.4. Đổi mới phương thức cung cấp dịch vụ viễn thông công ích trong
quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và theo cam kết với WTO.............................143
3.2.3. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển thị trường công nghệ thông
tin và truyển thông.............................................................................................145
3.2.3.1. Kết nối và chia sẻ cơ sở hạ tầng viễn thông và Internet.................146
3.2.3.2. Tạo điều kiện cho cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu hội nhập
kinh tế quốc tế...................................................................................................... 147
3.2.4. Giải pháp mở rộng quy mô đối với nguồn vốn của Quỹ Dịch vụ
Viễn thông Việt Nam..........................................................................................147
3.2.4.1. Đối với nguồn vốn từ đóng góp của Doanh nghiệp.......................147
3.2.4.2. Đối với các nguồn vốn khác..........................................................148

3.2.4.3. Minh bạch hóa và linh hoạt việc đấu thầu cung cấp dịch vụ viễn
thông công ích......................................................................................................148
3.2.5. Giải pháp kiện toàn tổ chức, nâng cao trình độ chuyên môn và
tăng cường hiệu quả hoạt động của Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt
Nam...................................................................................................................... 149
3.2.5.1. Giải pháp về tổ chức, quản lý và quản trị điều hành....................150
3.2.5.2. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực..............................................151
3.2.5.3. Giải pháp về các hoạt động khác của Quỹ.....................................152
3.2.6. Một số giải pháp có tính bổ trợ.......................................................152
3.2.6.1. Tăng cường khả năng truy nhập dịch vụ viễn thông công ích tại các
vùng sâu vùng xa.................................................................................................152
3.2.6.2. Lồng ghép với các chương trình phát triển kinh tế xã hội khác.....153
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CHÍNH PHỦ..................................154

3.3.1.Kiến nghị chung................................................................................154
3.3.2. Kiến nghị với Bộ Thông tin và Truyền thông...............................154

KẾT LUẬN.....................................................................................................157
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ............................................160
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................161
PHỤ LỤC........................................................................................................165


viii

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Ký hiệu
ASEAN
CNH, HĐH

CNTT

Nội dung tiếng Việt

Nội dung tiếng Anh

Hiệp hội các nước Đông

Association of South East Asian

Nam Á

Nations

công nghiệp hóa, hiện đại
hóa

Industrialization, modernization

Công nghệ thông tin

Information technology

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

Global economic integration

TT&TT


Thông tin và truyền thông

Information and communications

Dịch vụ công ích

Universal service

Dịch vụ viễn thông công ích

Telecommunications universal service

Công nghệ thông tin và

Information communications

truyền thông

technology

Quỹ Dịch vụ Viễn thông

Vietnam public utility

công ích Việt Nam

telecommunications service Fund

Kinh tế - xã hội


Socio - economics

Liên minh viễn thông quốc

International Telecommunication

tế

Union

USO

Nghĩa vụ dịch vụ phổ cập

Universal service Obligation

VTCI

Viễn thông công ích

Universal telecommunications

DVCI
DVVTCI
CNTT&TT/IC
T
Quỹ DVVTCI
Việt Nam/VTF
KT - XH

ITU

WTO
NXB
NN&PTNT
VNPT

Tổ chức Thương mại Thế
giới
Nhà xuất bản
Nông nghiệp và phát triển
nông thôn

World Trade Organization
Publisher
Agriculture and rural development

Tập đoàn Bưu chính Viễn

Vietnam Post and

thông Việt Nam

Telecommunications Group


ix

Ký hiệu
Viettel


Nội dung tiếng Việt
Tập đoàn Viễn thông Quân
đội
Công ty Cổ phần dịch vụ

SPT

Bưu chính Viễn thông Sài
Gòn

FPT
VTC
Gtel

Nội dung tiếng Anh
Military Telecommunications Group
Sai Gon Post and Telecommunications
JsC.

Tập đoàn FPT
Tập đoàn Truyền thông đa

Vietnam Multimedia Communications

phương tiện

Group

Công ty Cổ phần Viễn

thông toàn cầu

Global telecommunications JsC.


x

DANH MỤC BẢNG, BIỂU

Bảng 1.1. Đối chiếu “Dịch vụ phổ cập” và “Phổ cập truy nhập”...............12
Bảng 1.2. Các khái niệm về phổ cập truy nhập............................................13
Bảng 1.3. Năm giai đoạn của Phổ cập dịch vụ viễn thông...........................29
Bảng 1. 4. Tổng hợp kinh nghiệm quản lý DVVTCI của một số quốc gia. 48
Bảng 2.1. Quá trình mở cửa dịch vụ Viễn thông..........................................57
Bảng 2.2. Các doanh nghiệp viễn thông và dịch vụ viễn thông được cung
cấp......................................................................................................................60
Bảng 2.3. Tình hình phổ cập DVVTCI giai đoạn 2005 – 2010....................88
Biểu đồ 2.1. Cơ cấu các khoản thu theo dịch vụ trong giai đoạn 2005-2010
............................................................................................................................89
Biểu đồ 2.2. Cơ cấu các khoản hỗ trợ theo loại dịch vụ giai đoạn 2005 –
2010....................................................................................................................90
Bảng 3.1. Những khó khăn về nguồn lực và những lợi ích mà hệ thống
giáo dục dựa trên VTCI có thể mang lại.....................................................111
Bảng 3.2. Số liệu thực tế và dự báo đối với điện thoại cố định..................115
..........................................................................................................................116
Bảng 3.3. Số liệu thực tế và dự báo lĩnh vực Internet................................117


xi


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1. Sơ đồ cung cấp các dịch vụ Viễn thông...........................................8
Hình 1.2. Quy trình thực hiện cung cấp dịch vụ phổ cập............................45
Hình 1.3: Mô hình hỗ trợ phổ cập dịch vụ của Thái Lan...........................46
Hình 3.1. Các nguồn thông tin của nông dân..............................................109
Hình 3.2. Thị trường di động Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015.................114
Hình 3.3. Thị trường điện thoại cố định Việt Nam giai đoạn 2005-2015. 116
Hình 3.4. Lĩnh vực Internet ở Việt Nam giai đoạn 2005 - 2015................117


1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết nghiên cứu
Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, hạ tầng cơ sở, đóng vai trò vừa
là dịch vụ liên lạc, vừa là một phương tiện, nền tảng để chuyển tải nhiều loại
hình dịch vụ khác về thông tin truyền thông. Đây là một ngành đặc biệt quan
trọng trong nền kinh tế, có liên quan đến tất cả các ngành trong quá trình sản
xuất, thương mại và đầu tư..., cũng như liên quan đến đời sống nhân dân và giữ
vững an ninh quốc phòng. Dịch vụ viễn thông công ích (DVVTCI) là những
dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo cung cấp
theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước quy định.
Phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông và Internet là một trong những chính
sách lớn của mỗi quốc gia nhằm phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện để phát
triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu cầu sử dụng các dịch vụ viễn thông và
Internet của mọi người, góp phần nâng cao dân trí, thực hiện xóa đói giảm
nghèo.
Các quốc gia thực hiện chính sách phổ cập dịch vụ viễn thông có sự khác
nhau về quản lý và tổ chức thực hiện. Nội dung của chính sách thể hiện rõ trách

nhiệm hỗ trợ của Nhà nước, nghĩa vụ của các doanh nghiệp viễn thông và
Internet, quyền lợi của người dân. Đối với chính sách phát triển viễn thông công
ích (VTCI) của Việt Nam đã có bước thay đổi quan trọng từ tháng 12 năm
2004, Chính phủ đã thành lập Quỹ DVVTCI tại Việt Nam. Điều này đã tạo lập
cơ sở cho sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động công ích trong
lĩnh vực viễn thông. Đây là tiền đề để các doanh nghiệp viễn thông bình đẳng
trong cạnh tranh và đem lại cơ hội phát triển của thị trường viễn thông.
Ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước ta đã thực hiện chính sách phát triển phổ
cập dịch vụ viễn thông và Internet, cùng với những chính sách thúc đẩy phát
triển Ngành viễn thông và công nghệ thông tin (CNTT) theo cơ chế thị trường
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng. Với chính sách


2
này, các dịch vụ viễn thông cơ bản và Internet đã phát triển nhanh, bước đầu
đáp ứng và phục vụ có hiệu quả phát triển KT-XH, nhu cầu của người dân tại
những vùng khó khăn, bước đầu góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Trung
ương 7 (khóa X) về “Nông nghiệp, nông dân, nông thôn”.
Năm 2007, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của WTO, từ đó
các quan hệ kinh tế để phát triển DVVTCI được mở rộng. Thực ra, kể từ tháng
12 năm 2004, chính sách phát triển VTCI của Việt Nam đã có bước thay đổi
quan trọng khi Chính phủ chính thức thành lập Quỹ DVVTCI Việt Nam. Điều
này đã tạo lập cơ sở cho sự tách bạch giữa hoạt động kinh doanh và hoạt động
công ích trong lĩnh vực viễn thông, là một chính sách quan trọng để các doanh
nghiệp viễn thông bình đẳng, minh bạch trong cạnh tranh và thúc đẩy mạnh mẽ
phát triển của thị trường viễn thông theo cơ chế thị trường. Tuy nhiên, bên cạnh
thành tựu cơ bản và to lớn mà ngành viễn thông đạt được, còn có một số vấn đề
đặt ra: Quá trình phát triển VTCI là một điều kiện tất yếu ở nước ta có mặt gì
chưa được? Có giải pháp gì để mở rộng quy mô phổ cập và nâng cao hơn nữa
vai trò của DVVTCI? Cần có điều chỉnh gì về chính sách phát triển, về tổ chức

và quản lý đối với hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam trong điều kiện hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới và điều quan trọng là trong thời gian bao
lâu sẽ đảm bảo được sự phát triển trên cả nước, không còn khoảng cách chênh
lệch về cung cấp và sử dụng dịch vụ viễn thông giữa các vùng, miền trong cả
nước; người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế đặc biệt khó khăn được sử
dụng tất cả các dịch vụ viễn thông và công nghệ thông tin?
Để trả lời và giải quyết được một phần các vấn đề và câu nêu trên, với
nhận thức kinh nghiệm tích lũy của bản thân, tác giả xin lựa chọn chủ đề “Phát
triển Dịch vụ viễn thông công ích ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế
Quốc tế” làm đề tài Luận án Tiến sĩ kinh tế. Hy vọng kết quả nghiên cứu của
luận án sẽ có tác dụng tích cực tới các lĩnh vực nghiên cứu liên quan và hữu ích
cho công việc của tác giả và các cộng sự trong thời gian tới.


3
2. Tình hình nghiên cứu liên quan
Có một số nghiên cứu liên quan về dịch vụ công, DVCI, như:
- “Quản lý khu vực công “- GS.TS. Vũ Huy Từ, NXB Khoa học kỹ thuật,
2000 [37].
- “Dịch vụ công cộng và khu vực quốc doanh, Diễn đàn kinh tế - tài chính
Việt - Pháp”, NXB Chính trị quốc gia - 2000 [17].
- “Cải cách dịch vụ công ở Việt Nam” - Lê Chi Mai, NXB Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2003 [27] vµ “Dịch vụ công - Đổi mới quản lý và cung ứng ở Việt
Nam hiện nay” - Chu Văn Thành, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004 [33].
Một số nghiên cứu về xã hội hóa dịch vụ công như một chủ trương và
thường được gắn với đổi mới tổ chức bộ máy quản lý Nhà nước của Chu Văn
Thành [34].
Những nghiên cứu trên chủ yếu tiếp cận theo hướng lý luận và thực tiễn
các vấn đề chung về dịch vụ công, dịch vụ công ích, xã hội hóa dịch vụ công
như một đối tượng của chính sách công và tài chính công. Tuy chưa tiếp cận

vào lĩnh vực VTCI nhưng những nghiên cứu trên góp phần vào việc tạo tiền đề
lý giải cho những nghiên cứu tiếp theo.
Trên lĩnh vực viễn thông công ích có một số nghiên cứu như:
- “Đề án phát triển và thành lập Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt
Nam”, Quỹ Dịch vụ Viễn thông công ích Việt Nam (2004), Hà Nội [1].
- “Nghiên cứu phương hướng triển việc khai viêc hỗ trợ cung cấp dịch vụ
viễn thông công ích” - Đề tài nghiên cứu khoa học mã số 76-07-KHKT-RD,
Quỹ dịch vụ viễn thông công ích Việt Nam (2007), Hà Nội [31].
- Sách: Phổ cập Dịch vụ Viễn thông công ích ở Việt Nam và kinh nghiệm
quản lý Dịch vụ viễn thông công ích của một số quốc gia - Nhà Xuất bản Thông
tin và Truyền thông - Số Quyết định xuất bản: 217/QĐ-NXB TT&TT, ngày
26/12/2008.


4
- Bài báo “Xã hội hóa và quan hệ công tư trong phát triển dịch vụ viễn
thông công ích Việt Nam”, Tạp chí Công nghệ thông tin và Truyền thông
(2008) [7] và bài báo “Kích cầu và dịch vụ viễn thông công ích”, Tạp chí Công
nghệ thông tin và Truyền thông, Bùi Xuân Chung (2009) [8].
- Đề tài “Giải pháp tài chính thực hiện xã hội hóa dịch vụ viễn thông công
ích tại Việt Nam”- Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Bùi Xuân Chung bảo vệ tại Đại
học Kinh tế quốc dân Hà nội (2010).
- Đề tài “Nghiên cứu phổ cập dịch vụ Interrnet ở nông thôn Việt Nam”
Luận án Tiến sĩ Kinh tế của Nguyễn Việt Long bảo vệ tại Trường Đại học Tổng
hợp Quốc gia Seoul - Hàn Quốc (02/2010)
Tiếp cận lĩnh vực viễn thông công ích và DVVTCI, các công trình nói trên
đề cập những vấn đề liên quan đến nguồn tài trợ, quản trị tài chính của cơ quan
quản lý và các nội dung tài chính của các dự án phổ cập DVVTCI ở giai đoạn
trước khi hình thành/hoặc mới bước đầu hoạt động của Quỹ DV VTCI Việt
Nam. Riêng trong luận án của Bùi Xuân Chung, tác giả xây dựng và liên kết

các mô hình dự báo, mô hình tài chính trong một chuỗi các công việc liên hoàn
để định lượng lợi ích và sự thay đổi lợi ích các bên trong mối quan hệ động và
linh hoạt để tạo lập các cơ sở cứ quan trọng xây dựng chính sách thực hiện xã
hội hóa DVVTCI bền vững [9].
Với những công trình nghiên cứu nói trên các câu hỏi mà đề tài đặt ra vẫn
chưa được giải quyết, đặc biệt là những đánh giá tổng hợp và toàn diện sau một
số năm thực hiện chính sách phát triển VTCI và DVVTCI trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam.
3. Mục đích nghiên cứu của Đề tài
+ Làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về vai trò và phương thức phát
triển của VTCI và DVVTCI đối với việc phát triển kinh tế - xã hội; nghiên cứu
một số kinh nghiệm quốc tế có liên quan.
+ Đánh giá thực trạng quá trình phổ cập DVVTCI ở Việt Nam với các


5
phương thức và giải pháp đã triển khai.
+ Đề xuất định hướng, mục tiêu, chính sách và giải pháp phát triển dịch vụ
viễn thông công ích ở Việt Nam trong giai đoạn đang phát triển và hội nhập kinh
tế quốc tế nhằm phục vụ sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của Đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là DVVTCI với các nội dung, điều kiện và
phương thức thích hợp để phát triển ở Việt Nam. Góc độ nghiên cứu là quá trình
phát triển phổ cập DVVTCI với phương thức phát triển, các chính sách thích ứng
của Chính phủ và các giải pháp phát triển thông qua quá trình hình thành và hoạt
động của Quỹ DVVTCI Việt Nam.
Do phạm vi nghiên cứu khá rộng nên khi đề cập đến phương thức phát triển,
chính sách và tổ chức quản lý VTCI và DVVTCI, Luận án sẽ đề cập trước hết và
chủ yếu đến thực trạng hoạt động của Quỹ DVVTCI Việt Nam từ năm 2004 đến
nay và trong thời gian tới.

5. Phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận của luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phương pháp nghiên cứu của luận án là các phương
pháp tiếp cận hệ thống, phương pháp phân tích tổng hợp, thu thập và so sánh số
liệu, kết hợp phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng, đồng thời sử
dụng phương pháp phân tích những thời cơ và thách thức (SWOT) để đánh giá
và đề xuất các giải pháp.
6. Đóng đóng góp mới của Luận án
- Luận án đã làm rõ một số lý luận cơ bản về vai trò của DVVTCI đối với
kinh tế - xã hội của một quốc gia đang phát triển như Việt Nam; làm rõ tính tất
yếu và sự lựa chọn của Việt Nam về phương thức phổ cập DVVTCI trong điều
kiện HNKTQT ngày càng sâu rộng, nghiên cứu kinh nghiệm phát triển DVVTCI
của mội số nước và rút ra bài học bổ ích đối với Việt Nam.


6
- Luận án xem xét các chính sách phổ cập DVVTCI đang áp dụng trong
quan hệ với sự phát triển của thị trường viễn thông ở Việt Nam, từ đó đánh giá về
thực trạng phát triển DVVTCI ở Việt Nam những năm qua; làm rõ yêu cầu đổi
mới phương thức quản lý, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn tài chính hỗ trợ
để phổ cập DVVTCI trong điều kiện HNKTQT sâu rộng. Luận án khẳng định,
việc thành lập Quỹ DVVTCI Việt Nam để huy động và quản lý sử dụng các
nguồn tài chính phát triển DVVTCI là cần thiết để đáp ứng yêu cầu cấp bách
cho hội nhập quốc tế trong lĩnh vực viễn thông. Tuy vậỵ vẫn có nguy cơ về quá
trình tự do hóa chậm chạp, giá cước vẫn ở mức cao; sự cứng nhắc về nguồn tài
trợ cho các dự án VTCI, quy mô tài trợ đang bị giới hạn trong nguồn tài chính
của ngành viễn thông; xuất hiện tình trạng quyền lực của công ty chi phối thị
trường. Đặc biệt là Quỹ DVVTCI Việt Nam cũng có nhiều vấn đề về nguồn
vốn, về tổ chức quản lý cần phải giải quyết.
- Đề xuất định hướng, quan điểm phát triển, mục tiêu, các chính sách cần

thiết và giải pháp nhằm đẩy mạnh phát triển VTCI và thực hiện phổ cập DVVTCI
nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong bối cảnh hội
nhập sâu vào nền kinh tế thế giới. Luận án cũng đề xuất những kiến nghị đối với
Nhà nước và các cơ quan hữu trách.
7. Kết cấu của Luận án
Ngoài lời mở đầu, kết luận, phụ lục, Luận án được kết cấu 3 chương:
Chương 1: Cơ sở khoa học về phát triển dịch vụ viễn thông công ích
trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế.
Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ viễn thông công ích ở Việt
Nam trong những năm qua.
Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển dịch vụ VTCI ở Việt
Nam trong điều kiện hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới.


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ
VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP
KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KHÁI NIỆM VÀ CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ PHÁT
TRIỂN DỊCH VỤ VIỄN THÔNG CÔNG ÍCH
1.1.1. Khái niệm về viễn thông, dịch vụ viễn thông công ích
1.1.1.1.Khái niệm về viễn thông
Viễn thông bao gồm mọi hoạt động liên quan tới việc phát/nhận tin tức (âm
thanh, hình ảnh, dữ liệu...) qua các phương tiện truyền thông (hữu tuyến như dây
kim loại, cáp quang/hoặc vô tuyến/các hệ thống điện từ khác). Viễn thông chiếm
phần chủ đạo trong truyền thông. Truyền thông gồm có truyền thông cơ học (bưu
chính) và truyền thông điện (viễn thông): quá trình phát triển từ dạng cơ học
sang dạng điện/quang và ngày càng sử dụng những hệ thống điện/quang phức

tạp hơn. Truyền thông cơ học (thư từ, báo chí) có xu hướng giảm trong khi
truyền thông điện/quang, đặc biệt là truyền song hướng lại gia tăng và sẽ chiếm
phần chủ đạo trong tương lai (xem hình 1.1). Để truyền và thực hiện được các
dịch vụ viễn thông, mạng lưới viễn thông phải đảm bảo rộng khắp cả nước, đủ
dung lượng, tương thích về kỹ thuật toàn mạng và mạng của mỗi vùng, mỗi quốc
gia là một bộ phận của mạng lưới viễn thông quốc tế giữa các quốc gia với nhau.
1.1.1.2. Dịch vụ viễn thông công ích
Viễn thông là một ngành kinh tế kỹ thuật, đóng vai trò trước hết là dịch vụ
liên lạc và truyền thông, đồng thời lại là phương tiện nền tảng để chuyển tải
nhiều loại hình dịch vụ điện tử khác. Sản phẩm của viễn thông trước hết và chủ
yếu dưới dạng dịch vụ nên khái niệm dịch vụ viễn thông là cách gọi phổ biến
để chỉ kết quả hoạt động của ngành viễn thông. DVVTCI là một bộ phận của
dịch vụ viễn thông, nó có thể được định nghĩa tuỳ theo hoàn cảnh lịch sử của
từng quốc gia trong một thời điểm nhất định. Trong Luật Viễn thông của Nước


8
Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam có nêu rõ: “Dịch vụ viễn thông công ích
là những dịch vụ viễn thông thiết yếu đối với xã hội, được Nhà nước đảm bảo
cung cấp theo chất lượng và giá cước do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước
quy định; bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt buộc”
[29].
Hình 1.1. Sơ đồ cung cấp các dịch vụ Viễn thông

VIỄN THÔNG

Đơn hướng

Truyền
thanh


Truyền
hình

Truyền
hình vô tuyến

Song hướng

Điện
báo

Telex

Điện
Điện Truyề Thư
thoại cố thoại
n dữ liệu điện
định
diđộng
tử

Truyề
n hình
hội
nghị

Truyền
hình cáp


Dịch vụ viễn thông phổ cập là dịch vụ viễn thông được cung cấp đến mọi
người dân theo các điều kiện về khối lượng, chất lượng và giá cước do cơ quan
Nhà nước có thẩm quyền quy định. Tùy theo trình độ phát triển viễn thông, trên
cơ sở cân đối khả năng cung cấp và nhu cầu dịch vụ viễn thông mà mỗi nước có
chính sách phổ cập dịch vụ thích hợp. Khi dịch vụ viễn thông được coi là thiết
yếu thì nó phải được phổ cập hóa để người dân có thể truy cập mọi lúc, mọi nơi
và điều này cũng đồng nghĩa với việc phổ cập mạng lưới viễn thông, vì chỉ qua
mạng lưới này mà người dân có thể sử dụng được các dịch vụ viễn thông. Như


9
vậy trên một góc độ nào đó, Dịch vụ viễn thông phổ cập cũng chính là bộ phận
quan trọng của DVVTCI (vì nó có tính “công ích” nên phải “phổ câp”; khi “phổ
cập” chính là để đáp ứng tính chất “công ích”).
Dịch vụ viễn thông bắt buộc bắt buộc là dịch vụ viễn thông được cung cấp
theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo quốc
phòng - an ninh.
1.1.1.3. Dịch vụ viễn thông phổ cập và phổ cập truy nhập
Khái niệm “Dịch vụ phổ cập” được Theodore Vail - Chủ tịch hội đồng
quản trị AT&T đưa ra lần đầu tiên năm 1907 với quan điểm “Một chính sách,
Một hệ thống và dịch vụ phổ cập”. Mục tiêu là xây dựng một mạng toàn quốc
thống nhất trên toàn nước Mỹ, mục tiêu này vẫn chưa ảnh hưởng đến khái niệm
về “Dịch vụ phổ cập” lúc đó. Tới năm 1920 khi ngành Viễn thông Mỹ bước
sang giai đoạn phát triển mới thì tầm quan trọng của “dịch vụ phổ cập” mới
được khẳng định bởi dịch vụ điện thoại cơ bản đã được phổ biến tới mọi người
dân. Năm 1934, “dịch vụ phổ cập” được quy định tại Bộ luật viễn thông Mỹ.
Cuối những năm 1980, trong báo cáo về “dịch vụ phổ cập và cải cách thuế viễn
thông”, tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế đã xác định dịch vụ viễn thông phổ
cập là “tất cả các cá nhân trong cùng một quốc gia đều được hưởng dịch vụ
điện thoại cơ bản với mức giá vừa phải và được đối xử công bằng ở mức độ

chất lượng dịch vụ và mức thuế tiêu chuẩn”.
Liên minh viễn thông thế giới (ITU) đã tổng kết các nguyên lý cơ bản của
dịch vụ viễn thông phổ cập (1998) và đưa ra cách hiểu: dịch vụ viễn thông phổ
cập (thường gọi ngắn gọn là dịch vụ phổ cập) là một khái niệm thống nhất có ba
đặc điểm: Mức độ sẵn sàng, tính khả thi và tính hiện thực của các dịch vụ viễn
thông:
+ Mức độ sẵn sàng: Nghĩa là người dân của một quốc gia phải được
hưởng dịch vụ viễn thông thông qua các hình thức phối hợp, quan hệ công tư.


10
+ Tính khả thi của dịch vụ: Nghĩa là tất cả các công dân phải được truy
nhập các dịch vụ viễn thông mà không phân biệt vùng miền nào, dân tộc nào,
có năng lực pháp lý (hay không) hay bất cứ tầng lớp cá nhân nào khác.
+ Tính hiện thực của dịch vụ: mức giá và mức thuế của dịch vụ điện thoại
ở mức vừa phải, chấp nhận được đối với phần lớn người sử dụng.
Hiện nay, dịch vụ phổ cập đã trở thành mục tiêu quan trọng của những
người làm chính sách về viễn thông và là vấn đề bắt buộc đối với các công ty
viễn thông trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, việc phổ cập dịch vụ càng trở nên
cần thiết và đây là chính sách phù hợp để thu hẹp khoảng cách sử dụng dịch vụ
giữa các vùng, miền và các nước trên thế giới. Ngoài phục vụ liên lạc các dịch
vụ viễn thông, mọi người dân phải được tạo điều kiện để tiếp cận rộng rãi với
kiến thức của xã hội trong nước và trên toàn thế giới. Chính vì vậy, Luật Viễn
thông của nước ta quy định “DVVTCI là những dịch vụ viễn thông thiết yếu
đối với xã hội...; bao gồm dịch vụ viễn thông phổ cập và dịch vụ viễn thông bắt
buộc”.
* Dịch vụ viễn thông phổ cập: Đây đang là vấn đề hết sức cấp thiết với các
nước đang phát triển nhằm thu hẹp khoảng cách được sử dụng dịch vụ giữa các
vùng miền trong cả nước, đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị. Với các nước
phát triển, phổ cập dịch vụ cũng tạo ra cơ hội cho mọi người có thể tiếp cận các

dịch vụ viễn thông tiên tiến. nó được triển khai dưới nhiều cấp độ khác nhau
như phổ cập truy nhập (universal access) và dịch vụ phổ cập (universal service).
Phổ cập truy nhập thường mang tính ngắn hạn, được hiểu là mỗi người
dân có thể sử dụng các phương tiện điện thoại công cộng hoặc cá nhân để sử
dụng dịch vụ viễn thông khi cần thiết. Đối tượng phổ cập truy nhập ở đây
hướng tới phục vụ cộng đồng chứ chưa hướng tới cá nhân và hộ gia đình.
Dịch vụ phổ cập mang tính dài hạn, được hiểu là mỗi cá nhân và hộ gia
đình có thể kết nối với mạng điện thoại công cộng. Tùy theo trình độ phát triển,


11
trên cơ sở cân đối khả năng và nhu cầu mà mỗi nước có chính sách phổ cập
dịch vụ thích hợp trên cơ sở các yếu tố như:
+ Lựa chọn mục tiêu phổ cập dịch vụ trong ngắn hạn, dài hạn;
+ Phạm vi các dịch vụ phổ cập, đối tượng và trách nhiệm phổ cập dịch vụ;
+ Biện pháp và cơ chế tài chính để thực hiện các mục tiêu đề ra;
Ngày nay, dịch vụ viễn thông được coi là dịch vụ thiết yếu của con người
vì thông qua đó được liên lạc, được tiếp nhận kiến thức, được hưởng các dịch
vụ xã hội khác và là nhân tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi cá
nhân, xã hội và quốc gia. Khi được coi là thiết yếu thì dịch vụ viễn thông phải
được phổ cập hóa để người dân có thể truy nhập vào mạng mọi lúc, mọi nơi và
điều này cũng đồng nghĩa với việc phổ cập mạng lưới viễn thông. Mục tiêu của
mọi chính sách phổ cập dịch vụ đều nhằm mang dịch vụ viễn thông và truyền
thông đến với mọi người dân một cách công bằng và ở mức giá chấp nhận
được, phù hợp với khả năng thanh toán của người dân. Nhà nước cần quan tâm,
cần có một lộ trình phù hợp, khả năng thanh toán phù hợp với cả người cung
cấp dịch vụ và người sử dụng dịch vụ. Nhà nước đóng vai trò điều tiết trên cơ
sở đảm bảo cho người cung cấp dịch vụ có khả năng cung cấp, người sử dụng
dịch vụ có khả năng thanh toán dịch vụ.
*Dịch vụ viễn thông bắt buộc: Đó chính là dịch vụ viễn thông được cung

cấp theo yêu cầu của Nhà nước nhằm phục vụ phát triển KT-XH và đảm bảo
quốc phòng - an ninh. Trong trường hợp khẩn cấp do pháp luật quy định, một
phần hoặc toàn bộ mạng viễn thông có thể được huy động để phục vụ theo
quyết định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Nhà nước phải nắm giữ độc
quyền, tổ chức riêng những doanh nghiệp cung ứng hoặc chọn giao cho doanh
nghiệp Nhà nước thực hiện, không tính đến việc thực hiện này mang lại lãi hay
lỗ, người sử dụng dịch vụ này không phải trả chi phí. Các dịch vụ này bao gồm:
+ Dịch vụ viễn thông cơ bản và giá trị gia tăng phục vụ các cơ quan Nhà
nước, phục vụ các lực lượng vũ trang;


12
+ Dịch vụ viễn thông cơ bản phục vụ công tác an toàn, cấp cứu, cứu hỏa,
cứu nạn, phòng chống thiên tai;
+ Dịch vụ viễn thông bắt buộc khác do cơ quan chuyên ngành quy định.
Nhà nước quy định đối tượng được ưu tiên phục vụ khi sử dụng dịch vụ
viễn thông loại này. Do quy mô đề tài, tác giả tập trung nghiên cứu về dịch vụ
viễn thông phổ cập, tức là một bộ phận quan trọng của DVVTCI được triển
khai thông qua phương thức “phổ cập” Phương thức phổ cập bao gồm “phổ
cập truy nhập” và “phổ cập dịch vụ”. Nếu như “phổ cập truy nhập”là hoạt động
cụ thể khi kết nối với mạng viễn thông thì “phổ cập dịch vụ” là một quá trình
nhằm tạo nên kết quả chung là “dịch vụ được phổ cập”, hay nói cách khác là tạo
nên “dịch vụ phổ cập”. Phổ cập truy nhập có thể được cung cấp dưới nhiều hình
thức như điện thoại trả tiền, trung tâm giao dịch điện thoại, trạm điện thoại, các
điểm truy nhập Internet công cộng và tương tự khác. Bảng số 1.1 liệt kê các
hình thức của “Dịch vụ phổ cập” và “Phổ cập truy nhập”
Như vậy, các khái niệm về dịch vụ phổ cập và phổ cập truy nhập có liên
quan với nhau. Cả hai khái niệm làm rõ mục tiêu, chính sách về dịch vụ viễn
thông phổ cập ở các mức độ phát triển hạ tầng mạng viễn thông khác nhau.
Bảng 1.1. Đối chiếu “Dịch vụ phổ cập” và “Phổ cập truy nhập”

Nội dung

Phổ cập truy nhập
Phổ cập theo địa điểm được chọn

Dịch vụ phổ cập
Phổ cập toàn bộ

Mức độ

Truy nhập công cộng (Điện thoại thẻ Dịch vụ cá nhân theo yêu cầu

sẵn sàng

(xu)/Trung tâm bưu điện)
Các cuộc gọi khẩn cấp miễn phí

Gọi khẩn cấp miễn phí

Phù hợp về thời gian, vị trí và khoảng cách đi Thuê bao nhanh chóng và đơn

Tính khả
thi

bộ

giản

Điểm truy cập thuận cho người dùng (thiết bị


thiết bị đầu cuối và các dịch vụ

đầu cuối/ thiết bị phụ trợ vì lợi ích người dùng

vì lợi ích người dùng (người

(người mù, câm, điếc)

mù, câm, điếc)

Có nhân viên phục vụ hoặc không có

Hỗ trợ từ tổng đài (tư vấn, giúp
đỡ/tìm thông tin qua Web)


13
Chất lượng dịch vụ tốt (Giảm thiểu các cuộc Chất lượng dịch vụ riêng biệt

Tính hiện
thực

gọi bị rớt)

(cuộc gọi rớt ít)

Thanh toán bằng tiền mặt / thẻ từ

Thanh toán tiền mặt/ thẻ từ


Thanh toán ngay (sau mỗi lần gọi theo số phút Cước tháng, thuế gộp và cước
truy nhập Internet)

thuê bao tháng

Nguồn: "ITU-info Dev ICT Regulatory Instrument-Universal Service" (từ www.ictregulationtoolkit.org).

Mục tiêu của dịch vụ phổ cập là “Dịch vụ điện thoại đến được với từng hộ
gia đình” trong khi mục tiêu của phổ cập truy nhập là “Bất cứ cá nhân nào, ở
đâu cũng có thể được hưởng dịch vụ điện thoại trong một khoảng cách hợp lý”
- đó chính là các biểu hiện đặc trưng về chính sách dịch vụ phổ cập tại các nước
đang phát triển. Phổ cập truy nhập viễn thông có thể được triển khai thông qua
các hình thức: Điện thoại thẻ, Trung tâm bưu điện, Điểm truy nhập Internet
công cộng hay các hình thức tương tự. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách
phổ cập dịch vụ viễn thông là nhằm mở rộng và duy trì khả năng sẵn có của các
dịch vụ viễn thông với giá cước phải chăng cho người dân.
Bảng 1.2. Các khái niệm về phổ cập truy nhập
Tiêu chuẩn
Dân số

Khoảng cách

Thời gian

Khái niệm
01 điện thoại / X dân
01

Điện


thoại

Ví dụ
"01 điện thoại trong vùng với
trên 500 dân" tại Ghana
"01 Điện thoại trong vòng 20km"

trong phạm vi X km

tại Burkina Faso

01 Điện thoại trong X

" 01 Điện thoại trong vòng 02h đi

phút di chuyển

bộ" tại Nam Phi

Nguồn: Báo cáo về phát triển viễn thông thế giới 1998, ITU

Các chính sách nhằm cung cấp/ duy trì dịch vụ cho những đối tượng mà
bình thường không được phục vụ. Họ là dân cư tại nông thôn, vùng sâu, xa và
ở vùng có điều kiện KT-XH khó khăn và đặc biệt khó khăn.


14
1.1.2. Phân loại và đặc điểm của Dịch vụ viễn thông công ích
1.1.2.1. Phân loại Dịch vụ viễn thông công ích
Luật Viễn thông quy định DVVTCI bao gồm dịch vụ phổ cập và dịch vụ

viễn thông bắt buộc: “Cơ quan quản lý Nhà nước về bưu chính, viễn thông quy
định cụ thể về cung cấp DVVTCI của các doanh nghiệp viễn thông, danh mục
DVVTCI, chất lượng, giá cước, đối tượng và phạm vi cung cấp DVVTCI”.
Hầu hết các doanh nghiệp cung ứng các dịch vụ viễn thông ở khu vực
thành thị đều có lãi vì mức sử dụng dịch vụ cao và chi phí dịch vụ thấp. Ngược
lại, khi cung ứng ở khu vực nông thôn và vùng sâu, xa, biên giới và hải đảo,
vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn, các doanh nghiệp bị lỗ do mức độ sử dụng
dịch vụ thấp và giá bán dịch vụ do Nhà nước quy định thấp hơn giá thành hoặc
do miễn giảm (để phù hợp với khả năng thanh toán của người sử dụng và kích
thích nhu cầu). Vì vậy các doanh nghiệp viễn thông phải được Nhà nước hỗ trợ
chi phí khi phát triển và duy trì cung ứng dịch vụ viễn thông thiết yếu đảm bảo
chất lượng theo quy định đến các khu vực được Nhà nước hỗ trợ phát triển và
cung ứng DVVTCI.
Căn cứ các quy định nêu trên, Bộ Thông tin & Truyền thông (TT&TT) sẽ
xác định và công bố cụ thể vùng được hỗ trợ phát triển và cung cấp, danh mục
DVVTCI từng thời kỳ, làm căn cứ cho việc tính toán mức tài trợ của Quỹ
DVVTCI Việt Nam cho việc phát triển, duy trì và sử dụng các dịch vụ này, đảm
bảo cho người dân trên mọi miền có cơ hội được sử dụng các dịch vụ thiết yếu.
Dự kiến những năm tới, DVVTCI (phần phổ cập) ở Việt Nam sẽ bao gồm dịch
vụ điện thoại cố định nội hạt, cuộc gọi khẩn cấp và dịch vụ truy nhập Internet.
Trong quá trình thực hiện, Bộ TT&TT sẽ có kế hoạch mở rộng phạm vi cung
cấp dịch vụ phổ cập căn cứ vào tình hình phát triển phổ cập dịch vụ viễn thông
và khả năng tài trợ cung cấp dịch vụ phổ cập.


×