Tải bản đầy đủ (.doc) (290 trang)

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.02 MB, 290 trang )

GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
GIÁO TRÌNH XÃ HỘI HỌC GIỚI
Tác giả: PGS.TS. LÊ THỊ QUÝ

LỜI NÓI ĐẦU
Vấn đề giới nảy sinh từ rất lâu cùng với sự phát sinh, phát triển của con
người và xã hội, nhưng khoa học về giới lại chỉ được coi là một trong những
ngành khoa học sinh sau đẻ muộn nhất trong các ngành khoa học xã hội. Đó
là một trong những khiếm khuyết đáng chê trách nhất trong lịch sử phát triển
của nhân loại. Trong hàng loạt những phát kiến về sự tiến bộ xã hội, các nền
văn minh, về sự giải phóng con người, về các cuộc cách mạng xã hội, thì
những phát kiến hướng tới sự tiến bộ về giới và bình đẳng giới chỉ đứng ở
những vị trí sau cùng, mặc dù áp bức giới xuất hiện đầu tiên trong xã hội loài
người.
Thật khó tưởng tượng trong khi nhân loại đang ở thế kỷ thứ XXI, đang
hướng tới những chuyển biến to lớn trong nhận thức và tư duy, chinh phục
các khoảng không vũ trụ, đề cao sự bình đẳng, bác ái, đề cao sức mạnh của
nguồn lực con người, thì ở nhiều nơi trên thế giới, bình đẳng giới vẫn chỉ là
một ước mơ xa vời. Phụ nữ vẫn bị bóc lột thậm tệ, bị đày đoạ về thể xác và
tâm hồn, bị buôn bán như nô lệ, bị đưa ra làm trò vui cho những kẻ lắm tiền,
nhiều của.
Sự bất bình đẳng về giới trong lịch sử phát triển nhân loại đã đòi hỏi
nhân loại tiến bộ phải thay đổi nhận thức và hành vi về giới. Sự xuất hiện của
các phong trào phụ nữ, phong trào đấu tranh vì bình đẳng giới trên phạm vi
toàn thế giới với hàng triệu người, trong đó có cả nam giới, các nhà khoa học,
các nhà tư tưởng tham gia thời gian gần đây đã nói lên nhu cầu về bình đẳng
giới ngày càng cấp thiết đối với con đường đi tới sự tiến bộ. Bình đẳng giới đã


được xem xét như là một trong những chỉ số quan trọng nhất nói lên sự phát
triển tiến bộ của một quốc gia.


Trong xu hướng chuyển dần từ đấu tranh tự phát, đơn lẻ sang đấu
tranh tự giác mang tính rộng lớn, có định hướng chiến lược về bình đẳng giới,
thì những nghiên cứu về lý luận và phương pháp luận ngày càng trở nên cần
thiết. Nó tạo lập một cơ sở khoa học đúng đắn, có tính lý luận, phương pháp
luận và phương pháp hoạt động hiệu quả cho phong trào thực tiễn. Bởi vậy,
sự ra đời của các khoa học về giới, trong đó có Xã hội học giới đã tạo ra cho
phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng giới một bước phát triển mới về chất.
Nó chỉ ra được những mục tiêu, nhiệm vụ và nội dung hoạt động cụ thể để
hướng tới sự thống nhất cho cuộc đấu tranh vì bình đẳng giới.
Chỉ trong một thời gian ngắn, khoa học về Xã hội học giới đã phát triển
nhanh chóng. Hầu hết các trường đại học, các trung tâm nghiên cứu và đào
tạo lớn trên thế giới đều có bộ phận nghiên cứu và giảng dạy về Xã hội học
giới. Xã hội học giới ngày càng xác định rõ hơn về đối tượng nghiên cứu, hệ
thống các lý thuyết, khái niệm, phạm trù và bộ công cụ nghiên cứu, nhằm định
hướng cho những hoạt động thực tiễn.
Ở nước ta, Xã hội học giới đã được phát triển khá mạnh mẽ trong
những năm gần đây. Cùng với phong trào đấu tranh giải phóng phụ nữ được
Đảng và Nhà nước quan tâm, ủng hộ mạnh mẽ, phong trào đấu tranh vì sự
bình đẳng giới cũng đã thâm nhập vào nhiều tổ chức chính trị, xã hội, các
đoàn thể, cộng đồng, các tổ chức phi chính phủ và lan rộng ra toàn xã hội.
Những nghiên cứu và đào tạo về giới cũng phát triển mạnh mẽ và rộng khắp.
Trong xu hướng phát triển chung đó, nhu cầu về thông tin khoa học,
thống nhất những nội dung nghiên cứu và đào tạo đặc thù về giới ngày càng
trở nên cấp bách. Trong thời gian qua, mặc dù chúng ta đã có nhiều nỗ lực
trong việc biên soạn, tuyển dịch các tài liệu trong và ngoài nước nhằm đáp
ứng những đòi hỏi của việc phát triển các nghiên cứu và giảng dạy về Xã hội
học giới, nhưng nhìn chung những tài liệu này vẫn chưa đáp ứng được với
đòi hỏi của thực tế. Tài liệu được giới thiệu và giảng dạy trong các trường đại



học phần lớn được tuyển dịch từ nước ngoài, theo nhiều kênh khác nhau,
một số tài liệu giảng dạy được biên soạn nhưng chưa thực sự gắn kết với
hoàn cảnh đặc thù ở Việt Nam. Điều đó khiến chúng ta không tránh khỏi
những lúng túng trong việc phải nhận thức, lý giải và vận dụng một cách có
hiệu quả những vấn đề cơ bản về giới ở Việt Nam.
Việc biên soạn một cuốn giáo trình, lại là giáo trình về một lĩnh vực khá
mới mẻ và nhạy cảm như Xã hội học giới là một công việc khó khăn. Được sự
khuyến khích và động viên của đồng nghiệp và sinh viên, tác giả, trên cơ sở
ghi chép những thông tin và kinh nghiệm nghiên cứu, giảng dạy môn Xã hội
học về giới trong nhiều năm qua đã biên soạn cuốn giáo trình này. Tác giả coi
đây như là một dịp để tìm kiếm sự đồng cảm, tiếp thu thêm ý kiến và đồng
thời chia sẻ với những người quan tâm về vấn đề này. Tác giả cũng đã cố
gắng lược bớt những vấn đề phức tạp vốn có của Xã hội học giới, nhằm diễn
giải vấn đề một cách đơn giản và dễ hiểu hơn.
Mặc dù vậy, do những giới hạn về thời gian, về khuôn khổ của một
cuốn giáo trình và cả về khả năng nhận thức, nên nội dung chắc chắn sẽ còn
cần phải được bổ sung, sửa chữa. Tác giả rất mong nhận được ý kiến đóng
góp của độc giả để giáo trình hoàn thiện hơn trong lần tái bản sau.
Giáo trình này nêu lên những vấn đề đương đại nhưng hy vọng rằng
trong tương lai, vấn đề bình đẳng giới sẽ thay đổi, phụ nữ sẽ có bình đẳng
thực sự và cuốn sách sẽ chỉ còn giá trị như một tài liệu viết về lịch sử.
Tác giả

BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT
AP WLD

Asia Pác Forum ơn Women Law and Development (Tổ
chức Diễn đàn châu á - Thái Bình Dương về Phụ nữ, luật
pháp và phát triển)


BLGĐ

Bạo lực gia đình

CNTB

Chủ nghĩa tư bản


CNĐQ

Chủ nghĩa đế quốc

CNXH

Chủ nghĩa xã hội

F.G.M

Female Genital Mutination

F.S.M

Female Sexual Mutilation

GDI

Chỉ số bình đẳng giới

HDI


Phát triển con người

LHPN

Liên hiệp phụ nữ

LHQ

Liên hợp quốc

NCFAW

Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ

NGO

Phi Chính phủ

RCGAD

Trung tâm nghiên cứu Giới và Phát triển

SKSS

Sức khoẻ sinh sản

UBND

Uỷ ban nhân dân


UBQG

Uỷ ban quốc gia

UNDP

Cơ quan phát triển Liên hợp quốc

UNICEF

Quỹ trẻ em Liên hợp quốc

UNFPA

Quỹ dân số Liên hợp Quốc

UNIFEM

Quỹ phụ nữ Liên hợp quốc

UBDS GĐ & TE

Uỷ ban Dân số gia đình và trẻ em

XHH

Xã hội học

WHO


Tổ chức Y tế thế giới

Phần thứ nhất. NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN
Bài 1. TỪ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC ĐẾN ĐỐI
TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC GIỚI
I. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA XÃ HỘI HỌC
Mỗi con người đều có một hình dáng, khuôn mặt và tính cách riêng
biệt. Những nét riêng biệt, muôn hình muôn vẻ này hợp nhau lại thành các
nhóm xã hội trong một xã hội đa dạng và phong phú. Cũng như vậy, mỗi
ngành khoa học đều có những nét đặc thù khác biệt với các ngành khác, tao


nên bề dày hệ thống các kiến thức vĩ đại của nhân loại. Để xác định một
chuyên ngành khoa học, chúng ta cần đặt ra những câu hỏi mang tính nguyên
tắc như:
- Chuyên ngành ấy là gì?
- Đối tượng nghiên cứu của nó ra sao?
- Sự gần gũi và khác biệt của nó với những ngành khoa học khác ở chỗ
nào?
Vào thế kỷ XIX, nhà triết học Pháp August Comte là người đầu tiên đã
dùng tên Xã hội học (Sociology) để đặt cho một ngành khoa học xã hội mới
mà ông vừa muốn tách ra khỏi Triết học và lại vừa muốn phân biệt nó với các
ngành khoa học xã hội khác. Và sau này, những thế hệ kế tiếp đã coi ông như
là “cha đẻ”, là người đặt nền móng cho ngành khoa học quan trọng và hấp
dẫn này.
Đồng thời với việc đặt tên cho ngành khoa học này, August Comte cũng
đưa ra được một bộ khung lý luận, phương pháp luận và phương pháp cơ
bản để xã hội học có thể tồn tại như một khoa học độc lập. Ngày nay, cho dù
xã hội học đã phát triển khác xa với thời đại của A. Comte, đã bao hàm trong

mình vô số những xu hướng và trường phái khác nhau thì những tiền đề cơ
bản mà A. Comte đưa ra vẫn là những nền móng cốt yếu nhất Xã hội giới
cũng như tất cả những chuyên ngành xã hội học khác đều nảy sinh và phát
triển từ một nền móng chung nhất này.
Chúng ta đều biết, từ rất lâu rồi, đã có nhiều ngành khoa học lấy xã hội
làm đối tượng nghiên cứu. Những ngành khoa học này tập hợp lại dưới ngọn
cờ chung của các khoa học xã hội và nhân văn. Mỗi ngành khoa học xã hội
và nhân văn nói trên lại chiếm một vị trí và vai trò nhất định trong lý luận khoa
học cũng như trong thực tiễn. Nói một cách cụ thể là chúng có đối tượng
nghiên cứu, hệ thống lý luận, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
riêng. Chẳng hạn, nghiên cứu về kinh tế đã có Kinh tế học, dân tộc có Dân tộc
học, chính trị có Chính trị học, dân số có Dân số học; nghiên cứu những sự


kiện xảy ra trong quá khứ có ngành khoa học Lịch sử… Bởi vậy, việc xác định
đối tượng của XHH nói chung và XHH giới nói riêng chỉ có thể được thực hiện
khi khẳng định rõ được tính riêng biệt, không trùng lặp của nó với những
ngành khoa học xã hội và nhân văn khác.
Nếu như Triết học có đối tượng nghiên cứu là những quy luật chung
nhất của tự nhiên, xã hội, tư duy trong sự vận động và phát triển của xã hội;
Khoa học Lịch sử có đối tượng nghiên cứu hướng vào việc tái hiện lại những
sự việc diễn ra trong quá khứ, chẳng hạn xã hội con người từ thời cổ đại,
trung đại, cận đại, hiện đại để rút ra các bài học kinh nghiệm và tôn vinh lòng
tự hào của các dân tộc… thì XHH lại tập trung chủ yếu vào những sự tương
tác xã hội. Khác với những khoa học xã hội cụ thể khác XHH không chỉ đi sâu
vào những mặt cụ thể của xã hội mà còn hướng tới những mối quan hệ giữa
chúng, hướng vào việc tìm ra vị trí, vai trò của chúng trong sự tồn tại, vận
động và phát triển của xã hội. Về phương diện này, Giáo sư Đặng Cảnh
Khanh đã có lý khi cho rằng XHH nghiên cứu sự phát triển của xã hội, những
mối quan hệ xã hội, sự tương tác giữa những lĩnh vực cụ thể của xã hội với

những lĩnh vực chung nhất của xã hội và với nhau.
Có ba lĩnh vực cơ bản được XHH quan tâm là:
Thứ nhất, nghiên cứu những mối quan hệ tương tác giữa các lĩnh vực
cụ thể của xã hội với tư cách là các bộ phận cấu thành của xã hội, các thiết
chế xã hội với lĩnh vực rộng lớn nhất, chung nhất, tức là với tổng thể xã hội.
Thứ hai, nghiên cứu mối quan hệ giữa các bộ phận cấu thành, các lĩnh
vực cụ thể, các thiết chế của xã hội với nhau.
Thứ ba, nghiên cứu chính các mối quan hệ nội sinh, tương đối độc lập
của các bộ phận cấu thành của xã hội, các thiết chế xã hội cụ thể nói trên.
Sự phân định các lĩnh vực nghiên cứu cơ bản của XHH như trên là cơ
sở để phân nhóm các chuyên ngành của chúng, giúp chúng ta có thể dựa vào
sự phân định các bộ phận cấu thành của xã hội cũng như các thiết chế xã hội
để chỉ rõ và phân biệt các chuyên ngành XHH như XHH nông thôn, XHH đô


thị, XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH giới, XHH quản lý, XHH thanh niên,
XHH môi trường, XHH tội phạm v.v… Những mối quan hệ tương tác và các
lĩnh vực nghiên cứu trên lại có vị trí và vai trò khác nhau trong các chương
trình nghiên cứu vĩ mô hoặc vi mô, lý thuyết hoặc thực nghiệm, đại cương
hoặc chuyên biệt.
II. XÃ HỘI HỌC GIỚI TRONG XÃ HỘI HỌC
1. Đối tượng nghiên cứu của Xã hội học giới
Xã hội học giới là một chuyên ngành của XHH. Nó vừa tuân thủ những
nguyên tắc chung nhất của XHH, vừa quy chiếu những nguyên tắc này vào
lĩnh vực nghiên cứu riêng biệt là một quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách
thức mối quan hệ này được xây dựng trong ta hội. Nói một cách cụ thể, XHH
giới là xã hội học nghiên cứu đối tượng giới, vị trí, vai trò của vấn đề giới và
bình đẳng giới đối với sự vận động và phát triển của xã hội.
Theo những chuẩn mực trên thì Xã hội học giới cũng có 3 lĩnh vực
nghiên cứu cơ bản. Đó là:

1.1. Nghiên cứu mối quan hệ giữa sự vận động và phát triển của giới
với sự vận động và phát triển chung của xã hội.
1.2. Nghiên cứu mối quan hệ giữa giới với các bộ phận cấu thành khác
của xã hội, các thiết chế xã hội đang vận hành trong xã hội như gia đình, văn
hoá, giáo dục, chính quyền, luật pháp, nông thôn, thành thị, môi trường…
(Những lĩnh vực có liên quan đến vị trí, vai trò của giới).
1.3. Nghiên cứu nội hàm của giới trong dạng thức tương đối độc lập
của nó. Đó là mối quan hệ xã hội giữa nam và nữ và cách thức mối quan hệ
đó được xây dựng trong xã hội.
Để phục vụ cho việc tư duy và tiếp cận Xã hội học Giới, người ta cũng
đã xây dựng bên cạnh hệ thống lý thuyết cơ bản (những quy luật, phạm trù,
khái niệm, khung logic) bộ công cụ phân tích để xác định phương pháp luận
và phương pháp nghiên cứu cho nó. Cùng với những nghiên cứu lý thuyết,
nghiên cứu cơ bản thì nghiên cứu thực nghiệm hay còn gọi là nghiên cứu can


thiệp (hoặc hành động) ngày càng phát triển đã góp phần trực tiếp vào việc
nhận thức và hoạch định các chính sách về giới, điều chỉnh và hoàn thiện luật
pháp, cải tạo xã hội và tạo lập sự bình đẳng trong các quan hệ giới.
2. Chức năng, nhiệm vụ của Xã hội học giới
Khi nói đến chức năng và nhiệm vụ của một ngành khoa học, chúng ta
cần phải hiểu rằng, chúng bao giờ cũng được sinh ra để thực hiện những
mục tiêu nhận thức và mục tiêu thực tiễn của ngành khoa học đó. Bởi vậy bất
kỳ một ngành khoa học nào cũng thường mang trong mình hai chức năng cơ
bản nhất: chức năng nhận thức và chức năng thực tiễn. Hai chức năng này
hoà quyện không thể tách rời, cái này là cơ sở nhưng cũng là mục tiêu cho
cái kia và ngược lại. Chức năng nhận thức của XHH giới là kim chỉ nam, quy
định nhiệm vụ là làm thay đổi nhận thức của con người về một cấu trúc xã hội
mà trong đó không có nhóm xã hội này cai trị cho nhóm xã hội kia. Từ thay
đổi nhận thức, XHH giới có nhiệm vụ làm thay đổi thực tiễn và phục vụ cho

chức năng thực tiễn của nó. Ở đây, mối quan hệ giữa nghiên cứu cơ bản và
nghiên cứu ứng dụng là hai cánh tay của cơ thể XHH giới.
Thực tế nói về nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng là nói về
một phương thức biểu hiện khác của chức năng nhận thức và chức năng
thực tiễn của nghiên cứu. Nghiên cứu cơ bản là những nghiên cứu có xu
hướng nghiêng về những mục tiêu nhận thức, còn nghiên cứu ứng dụng thì
lại có xu hướng nghiêng về mục tiêu thực tiễn, vận dụng lý thuyết vào thực
tiễn và dùng thực tiễn để làm sáng rõ lý thuyết. Nhìn chung, hướng về cuộc
sống hiện thực, đưa tri thức vào thực tiễn cuộc sống, phục vụ cho cuộc sống
của con người ngày càng tiến bộ, văn minh bao giờ cũng là mục đích cao
nhất của khoa học dù là khoa học tự nhiên hay khoa học xã hội và nhân văn,
trong đó có XHH nói chung và XHH giới nói riêng.
Tuy nhiên, “Sự thống nhất và đa dạng của thế giới vật chất và tinh thần
đã khiến cho tri thức khoa học cũng phức tạp và đa dạng không kém. Nó
cũng khiến cho sự phân định rạch ròi ranh giới giữa các lĩnh vực khoa học chỉ
có thể mang tính tương đối. Sẽ là siêu hình và không khoa học nếu chúng ta


chỉ biết khu biệt các loại hình nghiên cứu khoa học khác nhau mà không nhìn
thấy sự thống nhất và phụ thuộc lẫn nhau giữa chúng.
Bởi vậy, nếu nghiên cứu ứng dụng làm đa dạng và phong phú thêm
cho những nghiên cứu cơ bản, thì ngược lại, nghiên cứu cơ bản là tiền đề lý
luận phương pháp luận, là cơ sở cần thiết cho việc nghiên cứu ứng dụng.
Thiếu những nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng sẽ mất định hướng,
sẽ lúng túng khi xử lý các tình huống phức tạp từ thực tiễn. Thiếu những
nghiên cứu ứng dụng và tính ứng dụng, nghiên cứu cơ bản sẽ chỉ còn là khoa
học của sự lãng mạn thuần tuý, sự bay bổng khỏi hiện thực của tri thức”
(Đặng Cảnh Khanh, 2006).
Ngày nay, khả năng ứng dụng các tri thức XHH giới Vào thực tiễn đã
khiến cho hoạt động khoa học không chỉ là một thứ “khoa học vị khoa học” mà

còn là “khoa học vị nhân sinh”. Ý nghĩa xã hội và nhân đạo sâu sắc của khoa
học giới là nó giúp thay đổi nhận thức về giới, đưa ra các biện pháp giải quyết
hiện tượng bất bình đẳng giới đã tồn tại từ hàng chục thế kỷ. Chỉ cố gắn mình
với thực tiễn thì XHH giới mới mang trong mình các giá trị về tri thức và văn
hoá đích thực.
Do vậy, để phát triển và mở rộng các nghiên cứu về XHH giới chúng ta
không thể bỏ qua các hoạt động thực tiễn và ứng dụng của nó. Đồng thời các
nghiên cứu cơ bản là nguồn trực tiếp cung cấp những tri thức lý luận và
phương pháp luận cho các nghiên cứu cụ thể.
Nghiên cứu cơ bản trong XHH vừa giúp định hướng các chiến lược
phát triển xã hội chung, vừa góp phần vào chính sự phát triển của tư duy
XHH. Nghiên cứu cơ bản về XHH giới có vai trò quan trọng không chỉ trong
việc xây dựng các chiến lược phát triển bình đẳng giới mà còn góp phần hình
thành những cơ sở lý thuyết và phương pháp tiếp cận đặc thù của môn học.
Ngoài tính hiện thực và ứng dụng, XHH giới còn mang tính cách mạng.
Nó hướng xã hội tới sự thay đổi cách nhìn nhận về phụ nữ, thay đổi cấu trúc
xã hội đã tồn tại cố hữu trong lịch sử theo kiểu “trọng nam, khinh nữ” thành xã
hội bình đẳng, công bằng mà trong đó các thành viên, bất kể thuộc giới tính


nào đều có cơ hội phát triển ngang bằng, có trách nhiệm tham gia xây dựng
gia đình và xã hội, cùng được hưởng thụ công bằng các thành quả lao động
đã mình làm ra. Về phương diện này, XHH giới tuân thủ lời dạy bất hủ của
K.Marx là: khoa học không chỉ nhằm để giải thích thế giới mà còn cải tạo thế
giới.
Như vậy XHH giới có ba chức năng cơ bản là: phản ánh hiện thực, cải
tạo xã hội và định hướng xã hội. Ba chức năng này có mối quan hệ biện
chứng trong các nghiên cứu cụ thể, nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu hành
động. Những chức năng quan trọng này đã tạo ra bộ mặt toàn diện của XHH
giới và mặc dù là một chuyên ngành khoa học rất trẻ nhưng nó đã nhanh

chóng chiếm được chỗ đứng vững chắc trong ngành Khoa học Xã hội và
Nhân văn nói chung và XHH nói riêng.
Sự xuất hiện của XHH giới, trên thực tế đã chia XHH ra thành hai giai
đoạn: XHH trước giới và XHH sau giới. Đó là kết quả của cuộc tranh luận
không khoan nhượng mang tính khoa học và chính trị cao giữa các nhà XHH
mang quan điểm nữ quyền (sau này gọi là các nhà nữ quyền) với các nhà
XHH mang quan điểm nam quyền.
III. MỐI LIÊN HỆ GIỮA XÃ HỘI HỌC GIỚI VỚI CÁC CHUYÊN NGÀNH XÃ
HỘI HỌC KHÁC
Mối quan hệ của XHH giới với các chuyên ngành XHH khác là sự phản
ánh tính khách quan của mối quan hệ giữa vấn đề giới với những vấn đề xã
hội cụ thể khác trong xã hội. Thực tế cho thấy, mối quan hệ giới tồn tại và
biểu hiện trên tất cả các lĩnh vực hoạt động của xã hội. Đó là mối quan hệ
giữa hai giới tính là nam và nữ trong sự vận động của nguồn nhân lực xã hội.
Tuy nhiên, trước đây hệ tư tưởng chính trị, triết học, tôn giáo và cả
XHH kinh điển đều đã tiếp cận vấn đề giới trong hệ thống những quan điểm
nam quyền nên thường phân chia nam nữ thành hai tuyến rõ rệt: nam thống
trị và nữ bị trị. Điển hình là hệ tư tưởng Nho giáo, Hồi giáo và sau này, trong
chính XHH là những người theo thuyết Cấu trúc chức năng. Trong khi khẳng
định vị thế, vai trò của các bộ phận cấu thành trong xã hội, người ta cũng coi


vấn đề giới trong xã hội như là một sự xếp đặt tự nhiên, sự phân bổ vị thế, vai
trò giới một cách bất bình đẳng như là một lẽ đương nhiên.
Ngày nay, XHH giới đã đặt vấn đề khác. Nó đòi hỏi những người
nghiên cứu phải nghiên cứu hai lực lượng xã hội này trong bối cảnh của sự
tương tác, vận động và phát triển, hướng tới sự bình đẳng, công bằng. Chẳng
hạn, khi XHH gia đình nghiên cứu về gia đình thì không thể không nghiên cứu
về sự biến đổi mối quan hệ giới theo các mối quan hệ hàng ngang như quan
hệ giữa vợ với chồng (cha với mẹ, ông với bà), anh trai với em gái; và mối

quan hệ theo hàng dọc là quan hệ thế hệ như ông bà với cha mẹ, với con
cháu. Nghiên cứu XHH văn hoá thì phải nghiên cứu mối quan hệ giới trong
các nền văn hoá theo chiều lịch đại và theo chiều cấu trúc chức năng. Nghiên
cứu XHH nông thôn, XHH đô thị cũng cần đề cập đến mối quan hệ giới và
ảnh hưởng của mối quan hệ đó đối với từng giới cũng như sự phát triển
chung của nông thôn hoặc đô thị.

BÀI ĐỌC VÀ NGHIÊN CỨU
Quan điểm chưa có nghiên cứu giới
"Hạnh phúc ở ngay trong tay bạn"
Thời mở cửa giúp chị em chúng ta mất ít thời gian hơn trong việc “tề
gia nội trợ” để dành thời gian còn lại tham gia hoạt động xã hội, cống hiến sức
mình vào sự nghiệp phát triển của nước nhà. Nhưng ngoài những yếu tố
thuận lợi vẫn còn tồn tại những vấn đề đáng lo ngại cho nhiều gia đình, nhất
là bổn phận làm vợ làm mẹ đang có hướng mờ nhạt đi.
Theo truyền thống, việc “tề gia nội trợ” là phạm vi độc quyền của phụ
nữ, nhưng ngày nay nó không còn chiếm vị trí “độc nhất vô nhị” nữa, mà đã
được chia sẻ khá nhiều. Bởi vì mọi thứ cần thiết cho cuộc sống hầu như đều
có sẵn, cái gì cần là có ngay một cách nhanh chóng, tiện lợi, dễ dàng. Từ việc
đi ăn cơm hàng, cơm hộp cho đến việc thuê người nội trợ trong gia đình…


Nói tóm lại, cái gì cần cũng có thể thuê mướn. Chính sự tiện lợi đó lại nảy
sinh nhiều vấn đề đáng lo ngại cho các gia đình.
Tôi được biết vợ chồng chị Đ. đều là kỹ sư, bác sĩ và có địa vị trong xã
hội. Họ có hai con, một trai, một gái đều đã đến tuổi trưởng thành. Nhiều
người nhìn vào gia đình anh chị đều rất thèm muốn. Nhưng ở đời chẳng ai
học được chữ “ngờ”. Cậu con trai của chị Đ. phải vào tù lúc 29 tuổi vì tội dẫn
dắt gái mại dâm và buôn bán ma tuý. Mọi chuyện vỡ ra từ đó. Chị Đ tâm sự:
- Tôi đã mắc phải sai lầm lớn trong việc giáo dục con cái. Đáng lẽ tôi

phải dành nhiều thời gian hơn để chăm sóc con thi tôi lại chu cấp đầy đủ
những thứ con cần. Cuộc sống sung túc đã làm con trai tôi tự giết mình.
Việc chăm sóc con không thể thiếu được bàn tay của người mẹ. Điều
này đòi hỏi chị em phải có sự kiên trì dạy dỗ từng phút, từng giờ mới có thể
cho gia đình và xã hội một con người hữu ích thực sự.
Chị H. làm ở Bưu điện Bờ hồ tâm sự:
- Tôi bận đi làm tối ngày. Công việc chăm sóc gia đình, con cái nhờ cả
vào chồng tôi. Buổi trưa dịch vụ cơm hộp đưa vào đến tận nhà, chỉ có buổi tối
gia đình mới đoàn tụ nhưng thường có người này lại vắng mặt người kia vì
chồng tôi thích những trò tiêu khiển ở bên ngoài hơn là ở nhà bên cạnh vợ
con. Nhiều khi tôi cũng tự hỏi: Hình như mình đang trốn tránh việc chăm sóc
gia đình chăng?
Quả thật việc làm mẹ, làm vợ cũng chẳng nhẹ nhàng gì, tuy rằng chúng
ta không thể chu toàn được cả việc nước lẫn việc nhà, nhưng thiết nghĩ
chúng ta cũng không nên lạm dụng quá vào việc gọi là dịch vụ chăm sóc
chồng con thay ta mà nên tự mình vun vén cho gia đình. Chỉ có như vậy
chúng ta mới giữ được những người thân yêu không xa rời tổ ấm gia đình
của chính mình.
Mỗi gia đình là một xã hội thu nhỏ, gia đình hạnh phúc thì xã hội sẽ
phồn thịnh và phát triển không ngừng. Chúng ta là phận làm mẹ, làm vợ đừng
nên bỏ quên vinh dự được hy sinh cho chồng con. Đây là chiếc cầu nối tất cả


mọi người trong gia đình xích lại gần nhau hơn. Nếu ai có ý nghĩ tạm quên đi
trách nhiệm lớn lao này thì đó là tiếng chuông cảnh báo đe doạ đến hạnh
phúc gia đình của chính người đó.
Theo Trần Hằng Nga (Báo Tiền phong ngày 14/81/999).

CÂU HỎI ÔN TẬP
1. Đối tượng nghiên cứu của XHH giới là gì? Hãy phân tích sự giống và

khác nhau giữa đối tượng nghiên cứu của XHH giới với đối tượng nghiên cứu
giới.
2. Tại sao nói XHH giới ra đời đã làm thay đổi ngành XHH, đặc biệt là
XHH gia đình, XHH văn hoá, XHH chính trị?
3. Đối tượng nghiên cứu XHH giới có liên quan đến bài đọc nghiên cứu
trên thế nào?

Bài 2. SỰ HÌNH THÀNH CÁC KHOA HỌC NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ,
GIỚI VÀ XÃ HỘI HỌC GIỚI
I. NHỮNG TIỀN ĐỀ VỀ KINH TẾ, XÃ HỘI, VĂN HÓA CỦA NGHIÊN CỨU
KHOA HỌC VỀ GIỚI
1. Xã hội Mẫu hệ trong buổi bình minh của loài người
Những tài liệu khảo cổ và những truyền thuyết dân gian còn lưu truyền
đến ngày nay đã đưa ra bằng chứng về một giai đoạn phát triển quan trọng
của xã hội con người là giai đoạn theo Mẹ, còn gọi là Mẫu hệ. Đây cũng là
giai đoạn đầu tiên của thời đại mông muội, là ranh giới giữa thế giới sinh vật
và đời sống xã hội. Trong cuốn sách “Nguồn gốc gia đình, chế độ tư hữu và
Nhà nước”, Engels đã nêu ra và phân tích 3 phát minh lớn của xã hội loài
người mà ông cho rằng còn quan trọng hơn cả phát minh ra máy hơi nước
của thời kỳ ranh giới giữa xã hội nông nghiệp và xã hội công nghiệp. Đó là:


Tiếng nói như là một phương tiện chủ yếu của sự giao tiếp trong tập
thể người nguyên thuỷ. Engels coi tiếng nói là một phương tiện (mà thú vật
không thể có được) để thu thập, giữ gìn, xử lý và truyền đi những thông tin về
thế giới xung quanh, là phương tiện để nhận thức và quản lý. Chính tiếng nói
đã tách hẳn con người ra khỏi loài vật; rất thuận tiện cho sinh hoạt và lao
động sản xuất mà trước đó chỉ có thể dùng phương pháp tương tác biểu
trưng.
Lửa: Giai đoạn giữa của thời kỳ mông muội bắt nguồn từ việc phát hiện

ra “công cụ năng lượng” tức là lửa, và được đánh dấu như là giai đoạn hình
thành của chế độ công xã nguyên thuỷ điển hình. Lửa không chỉ là một vũ khí
đi săn mới mà còn là một phương tiện nấu chín thức ăn, để chống đỡ với cái
lạnh và thú dữ. Lửa đã thay đổi tận gốc tiềm năng của năng lượng, cơ cấu
nhân khẩu và tập quán của người nguyên thuỷ. Khi chưa biết sử dụng lửa,
con người hằng ngày nhận được dưới 2.000kcal (chủ yếu là qua thức ăn: một
nửa là thực vật, một nửa là động vật) Lửa lập tức làm tăng mức tiêu dùng
năng lượng hằng ngày lên đến 5.000kcal, trong đó thức ăn cung cấp
3.000kcal, còn “tiện nghi” sưởi ấm cung cấp 2.000kcal. Việc ăn thức ăn chín
và tạo ra được thức ăn chín đã chứng tỏ tư duy của con người vượt xa loài
vật và trở thành một loài riêng biệt, cao cấp.
Sự phân công lao động giữa nam và nữ khi đó mang tính tự nhiên
mà chưa mang tính xã hội. Chẳng hạn, tuỳ thuộc vào sức khoẻ, nam giới thì
săn, bắt; phụ nữ thì hái lượm. Do trách nhiệm phải mang thai, sinh đẻ và cho
con bú và cũng do tình trạng sức khoẻ yếu hơn nam giới nên phụ nữ chỉ
quanh quẩn gần chỗ ở, trong khi nam giới ngày càng phải đi xa để tìm kiếm
thức ăn. Chính các đặc tính của công việc, theo thời gian đã ảnh hưởng đến
tính cách và phẩm chất giới. Chẳng hạn, nam giới thì mạnh mẽ, phóng
khoáng, nhiều sáng tạo, quyết đoán, dũng cảm… trong khi phụ nữ thì tỉ mỉ,
dịu dàng, căn cơ, tiết kiệm, vị tha…
Lúc khởi thuỷ, sự phân chia sản phẩm lao động trong thị tộc mang tính
chất bình quân chủ nghĩa, dựa trên cơ sở bình đẳng xã hội, còn quá trình


định hình dòng họ (theo các đặc điểm khác biệt về giới tính và lứa tuổi) thì
diễn ra theo tiêu chuẩn duy nhất có thể có lúc bấy giờ là mối liên hệ theo họ
mẹ. Với thói quen tính giao giữa nam và nữ vẫn còn mang nặng tính động vật
(tạp hôn, quần hôn), nên con sinh ra chỉ biết có mẹ mà không biết cha là ai.
Phụ nữ còn là người được giao trọng trách giữ gìn bếp lửa của cả bộ lạc,
phân chia khẩu phần thức ăn kiếm được, chăm sóc, nuôi dưỡng thế hệ trẻ, vì

vậy họ có vị trí quan trọng trong bộ lạc. Bằng cách đó, phụ nữ được tôn vinh
không phải từ sự chủ động về tư tưởng ‘‘trọng nữ” mà bằng tính tự phát, bản
năng trong quá trình lao động và chuyển hoá từ bầy đàn động vật sang xã hội
con người.
2. Quá trình chuyển biến từ xã hội công xã nguyên thuỷ sang xã
hội có đối kháng giai cấp
Sự chuyển biến từ chế độ công xã nguyên thuỷ không có giai cấp sang
các xã hội đối kháng giai cấp được quy định bởi sự phát triển của lực lượng
sản xuất của loài người. Khi lượng thức ăn ngày càng khan hiếm mà con
người ngày càng sinh sôi thì một nhu cầu lớn nảy sinh là phải tái tạo lại thức
ăn. Việc con người phát minh ra động tác chọc lỗ để gieo hạt hoặc nuôi động
vật để chúng sinh con đẻ cái không chỉ bảo đảm sự sinh tồn bền vững mà còn
tách mình ra khỏi giới động vật một cách ngoạn mục. Bắt đầu từ đây, bộ não
của con người ngày càng hoàn thiện và phát triển cùng với sự khéo léo của
đôi tay, đôi chân và các giác quan khác. Sự ra đời hai ngành cơ bản của nông
nghiệp là trồng trọt và chăn nuôi đã cho phép con người tạo ra nguồn của cải
to lớn không chỉ bảo đảm cho tiêu dùng mà còn có của cải để dự trữ.
Nội dung chủ yếu của thời kỳ này là “cuộc cách mạng mà nhờ đó, con
người thoát ra khỏi khuôn khổ cuộc sống ký sinh thuần tuý và chuyển sang
việc trồng trọt và chăn nuôi để trở thành con người sáng tạo, không bị phụ
thuộc vào tính khí thất thường của thiên nhiên xung quanh”. (Engels, 1980).
Từ con người ký sinh trở thành con người biết lao động sáng tạo, tiến
lới chủ động khai thác, cải tạo thiên nhiên là một bước ngoặt to lớn. Quá trình


này cũng giúp con người xây dựng được xã hội của mình ngày càng hoàn
thiện và văn minh hơn.
Của cải dư thừa là một điều kiện quan trọng để phát sinh tư tưởng tư
hữu và chiếm hữu. Tính tư hữu nằm trong nhu cầu tồn tại nhưng cùng với sự
phát triển xã hội, nó đã vượt xa nhu cầu tồn tại và trở lại định hướng cho xã

hội. Những người khôn ngoan, chăm chỉ lao động hoặc có quyền thế hơn
trong bộ lạc trở thành những người giàu có hơn. Xã hội phân chia thành hai
loại người: thống trị và bị trị. Sự phân hoá xã hội càng cao thì mâu thuẫn đối
kháng giữa các giai cấp càng sâu sắc và chuyển giao từ thế hệ này sang thế
hệ khác. Tất nhiên, quá trình này diễn ra không đồng thời ở các xã hội khác
nhau mà nó phụ thuộc vào trình độ của từng xã hội, vùng địa lý.
Trong hoàn cảnh như vậy, nam giới với sức mạnh của mình (cả về thể
chất lẫn trí tuệ) đã vươn lên trở thành nhóm thống trị xã hội, chiếm hữu của
cải và cả phụ nữ.
3. Sự chuyển đổi từ xã hội Mẫu hệ tới xã hội Phụ quyền
Một sự kiện lớn xảy ra trong xã hội có giai cấp là sự hình thành gia
đình. Điều này cũng có nghĩa là quan hệ tính giao giữa đàn ông và đàn bà đã
thay đổi và mang tính xã hội hơn. Khi của cải không còn là của chung nữa thì
con người cũng vậy. Sự chiếm hữu con người đã tạo ra gia đình. Vấn đề
nguồn gốc của gia đình là quá trình phát sinh của chế độ một vợ một chồng
mà trong đó, có sự thay đổi vai trò giữa người phụ nữ với tư cách là vợ và
người nam giới với tư cách là chồng. Nguồn gốc của sự hình thành gia đình,
như Engels đã nêu lên, không phải bởi tình yêu nam nữ đơn thuần mà bởi sự
hình thành chế độ tư hữu và Nhà nước cùng với sự phân chia đẳng cấp giới
ngày càng sâu sắc.
Gia đình đòi hỏi phải có hành động tương hỗ giữa các cá thể trong quá
trình thoả mãn không chỉ các nhu cầu tình dục, mà còn có cả các nhu cầu ăn
uống và sinh hoạt khác nữa, bao gồm cả việc làm kinh tế chung, sinh con, đẻ
cái và giáo dục chúng, truyền lại tài sản của tổ tiên cho thế hệ sau. Những
vấn đề phức tạp đó đã phá vỡ cấu trúc của xã hội cộng sản nguyên thuỷ, hay


nói cách khác bản thân chế độ công xã nguyên thuỷ không chứa đựng nổi mà
nó phải chuyển sang chế độ có giai cấp.
Chính cuộc cách mạng trong gia đình, gắn liền với bước chuyển sang

chế độ phụ hệ trên cơ sở vật chất - kỹ thuật của cuộc cách mạng xã hội đã trở
thành hình thái chín muồi của các mâu thuẫn đối kháng xã hội đầu tiên và của
việc chuyển tiếp sau đó lên xã hội có giai cấp.
Gia đình một vợ một chồng đã hình thành, đồng thời cũng là “chỗ” tích
tụ và thể hiện các mâu thuẫn xã hội. Các mâu thuẫn xã hội đối kháng đã phát
sinh và gây ảnh hưởng đến gia đình thông qua sự bất bình đẳng ngày càng
sâu sắc giữa nam và nữ trong gia đình.
Gia đình một vợ một chồng, như Engels nhận xét, mang trong mình
không chỉ các tàn dư của gia đình cặp đôi và chế độ quần hôn. Điều cơ bản là
ở chỗ trong xã hội, có giai cấp, nó chứa đầy những mâu thuẫn đối kháng của
xã hội đó và bắt người phụ nữ phải chịu cảnh nô lệ. Nạn ngoại tình và mãi
dâm, về thực chất là sự khôi phục lại dưới hình thức đã biến đổi các khuynh
hướng cổ xưa, những hình thức tối cổ của chế độ quần hôn.
Trong chế độ có mâu thuẫn đối kháng thì các mối quan hệ giữa đàn
ông và đàn bà gắn bó chặt chẽ với sự dùng “tiền hoặc dùng những phương
tiện quyền lực xã hội khác”. Engels viết rằng, chế độ một vợ một chồng “là
hình thức gia đình đầu tiên không dựa trên những điều kiện tự nhiên, mà dựa
trên những điều kiện kinh tế và vì thế “sự đối lập giai cấp đầu tiên xuất hiện
trong lịch sử trùng với sự phát triển của sự đối kháng giữa chồng và vợ trong
hôn nhân cá thể, và sự áp bức giai cấp đầu tiên trùng với sự nô dịch của đàn
ông đối với đàn bà” (Engels, 1980).
Trong các gia đình, phụ nữ không còn chiếm được vị trí cao như trong
các bộ lạc trước đây mà họ đã bị rơi xuống hàng thứ yếu khi con cái đã biết
cha đẻ của mình. Bắt đầu từ đây, con cái theo dòng họ cha “nội” (bên trong)
và họ mẹ trở thành “ngoại” (bên ngoài). Phụ nữ phải phục tùng, phục vụ cho
chồng, con và lao động này không được trả công. Việc xác định tính phụ
thuộc của phụ nữ còn thể hiện trong khái niệm “nối dõi dòng họ”. Ở châu âu,


Mỹ, phụ nữ khi sinh ra phải mang họ cha và khi lấy chồng phải mang họ

chồng; còn ở nhiều nước châu á, phụ nữ khi lấy chồng bị gọi theo tên chồng
lúc chồng còn sống hoặc tên con trai lớn nhất sau khi chồng chết. Sống thì
làm người nhà chồng còn chết thì làm ma nhà chồng là nguyên tắc dành cho
tất cả phụ nữ sống trong xã hội phụ quyền.
4. Một số quan điểm
4.1. Quan điểm về sự tiến hoá xã hội theo giới
Trên phương diện giới, K.Marx và F.Engels đã phân chia xã hội theo
hai hình thức tiến hoá. Đó là:
- Xã hội mẫu quyền (tương ứng với thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ).
- Xã hội phụ quyền (tương ứng với thời kỳ xã hội có gia đình, giai cấp
và Nhà nước).
Tuy nhiên, do trình độ phát triển của xã hội nguyên thuỷ còn quá thấp
và do tính tự phát của tập quán theo mẹ nên thời kỳ này chỉ có thể gọi là mẫu
hệ. Sự chuyển đổi từ mẫu hệ sang phụ quyền được coi như là một quy luật
tất yếu của lịch sử.
Nhận xét về thời kỳ này, Engels đã viết “Sự thay thế mẫu quyền bằng
phụ quyền là một cuộc cách mạng triệt để nhất và cũng dễ dàng nhất mà loài
người đã trải qua. Cuộc cách mạng này đánh dấu bằng sự thất bại lịch sử có
tính chất toàn cầu của giới phụ nữ” (Engels, 1980).
Từ khi xã hội có giai cấp, phân công lao động giữa nam và nữ không
còn là phân công tự nhiên mà mang tính xã hội và giai cấp. Chẳng hạn, phụ
nữ được giao trọng trách lo việc trong nhà nhưng không phải với tư cách chủ
đạo mà với tư cách phụ thuộc (nội tướng), còn nam giới làm chủ gia đình về
chiến lược và tham gia vận hành, lãnh đạo xã hội. Trên quan điểm đó, kể cả
các công việc sản xuất của phụ nữ cũng không được coi là công việc của xã
hội. Công việc của nam giới được coi là quan trọng (việc lớn) còn công việc
của phụ nữ được coi là việc nhỏ, việc không quan trọng.


Engels đã nêu rằng, trong lĩnh vực các quan hệ sản xuất thì cơ sở của

sự chuyển biến đó là sự phân công lao động xã hội. Phân công lao động xã
hội vốn là kết quả của sự phát triển kinh tế, nhưng trên vấn đề giới, nó lại phụ
thuộc vào giới tính. Việc nhốt phụ nữ vào trong nhà và không công nhận sự
đóng góp của họ với xã hội đã không chỉ làm phụ nữ vắng bóng trong lịch sử
mà còn mãi mãi đẩy họ vào địa vị phụ thuộc từ thế hệ này đến thế hệ khác.
Ngày nay, cả thế giới đang hướng tới hình thức tiến hoá mới phù hợp
với sự phát triển của lịch sử. Đó là xây dựng một xã hội bình đẳng giới. Vấn
đề được đặt ra là bằng mọi cách đưa phụ nữ và trẻ em vào dòng chảy của sự
phát triển. Hay nói một cách khác là không thể xây dựng một xã hội phát triển
và văn minh khi một nửa dân số thế giới là phụ nữ phải sống trong sự phụ
thuộc và đói nghèo. Nếu như trước đây K.Marx đã cho rằng, ngoài việc phân
chia xã hội theo các hình thái kinh tế - xã hội, còn có thể chia xã hội theo hai
giai đoạn là giai đoạn mẫu quyền và giai đoạn phụ quyền, thì ngày nay, dưới
góc độ xã hội học về giới, chúng ta còn có thể đưa ra giai đoạn tiếp nối với
hai giai đoạn trên, giai đoạn mà nhân loại đang phấn đấu để đạt tới, đó là giai
đoạn của sự bình đẳng giới. Cụ thể là:
- Xã hội mẫu quyền (tương ứng với thời kỳ cộng sản nguyên thuỷ).
- Xã hội phụ quyền (tương ứng với thời kỳ xã hội có giai cấp và gia
đình).
- Xã hội bình đẳng giới (tương ứng với thời kỳ bình đẳng giữa các
nhóm xã hội).
4.2. Quan điểm về ba hình thức phân hoá xã hội lớn trong đó có
bất bình đẳng giới
4.2.1. Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người luôn tồn tại sự bất
bình đẳng giữa các cá nhân, nhóm xã hội, dân tộc, điển hình là chủng tộc; giai
cấp; giới. Lịch sử của xã hội loài người cũng là lịch sử đấu tranh để xoá bỏ sự
bất bình đẳng này. Nhiều nhà tư tưởng đã có ý đồ giải phóng loài người: giải
phóng giai cấp theo tư tưởng của giai cấp công nhân (K.Marx); tạo ra sự giàu



có, giải phóng sức lao động (A dam Smith); giải phóng nhân loại ra khỏi sự
tiến hoá tự nhiên của sự sống (Darwin); giải phóng con người ra khỏi sự
thống trị của tiềm thức (Freud)…
Để nhận biết về sự bất bình đẳng, chúng ta có thể đưa ra các tiêu chí
phân loại. Đó là:
- Điều kiện sống và thu nhập.
- Địa vị và vai trò.
- Sự hưởng thụ vật chất, văn hoá, tinh thần.
- Giáo dục và tri thức.
- Thái độ và hành vi ứng xử (xã hội đối với cá nhân và cá nhân đối với
xã hội).
Bất bình đẳng chủng tộc và bất bình đẳng giới trên thực tế vẫn tồn tại
như là một dạng thức trong tất cả các xã hội trên, tuy nhiên mức độ có khác
nhau. Chẳng hạn, trong xã hội XHCN, những cố gắng của chính quyền và
nhân dân nhằm xoá bỏ các bất bình đẳng về giai cấp cũng có nghĩa là cố
gắng xoá bỏ bất bình đẳng về giới và chủng tộc.
Mối quan hệ giữa giới và giai cấp, giữa giới và chủng tộc là mối quan
hệ phức tạp và đan xen.
Ví dụ: Nguyên tắc của các xã hội là “nam tôn nữ ty”. Phụ nữ ở cùng giai
cấp, chủng tộc với nam giới là không bình đẳng nhưng nam giới ở giai cấp
thấp hoặc chủng tộc nghèo cũng không được bình đẳng với phụ nữ ở các giai
cấp hoặc chủng tộc giàu hơn.
Nhà thơ Nguyễn Khuyến đã vẽ nên bức tranh về sự bất bình đẳng này
trong thời kỳ thực dân Pháp xâm lược và nô dịch Việt Nam.
“Trên ghế bà đầm ngoi đít vịt
Dưới sân quan cử ngỏng đầu rồng”


Trong xã hội phong kiến, quan cử là nam giới, đại diện của trí tuệ và
giai cấp thượng đẳng của nước thua trận đã phải chịu cảnh nhục nhã trước

bà đầm là đại diện của nhóm yếu thế của nước cai trị. Hình ảnh đối nhau của
“đít vịt” và “đầu rồng” là những hình ảnh rất đắt. Nó không chỉ nêu ra sự xúc
phạm lòng tự tôn dân tộc, khơi dậy lòng yêu nước của nhân dân mà còn khơi
dậy tính sĩ diện của đàn ông Việt Nam, vì trong con mắt của nhà nho thì phụ
nữ không thể ngang hàng được với nam giới.
Khác với hai dạng bất bình đẳng về chủng tộc và giai cấp là các dạng
bất bình đẳng chỉ xảy ra trong xã hội, giữa những người xa lạ với nhau, bất
bình đẳng giới đã không chỉ xảy ra trong xã hội mà còn xảy ra trong gia đình,
giữa những người có quan hệ đặc biệt hoặc ruột thịt với nhau. Các nhà nữ
quyền đã cho rằng, bất bình đẳng giới là dạng bất bình đẳng đầu tiên nhưng
được phát hiện và đề cập tới muộn nhất trong xã hội loài người. Bất bình
đẳng giới là sâu sắc nhất vì nó tồn tại trong cả xã hội và gia đình. Chính tình
yêu đã che mờ các dạng bất bình đẳng trong gia đình, nó khiến cho người ta
không dễ nhận ra và cũng không dễ giải quyết như các dạng bất bình đẳng
khác là dùng đấu tranh vũ trang hoặc hoà đàm.
Một người con gái, một người vợ, một người mẹ không thể chống lại
cha, chồng, con trai của mình để đòi lại sự công bằng. Tuy nhiên, để tiến tới
xã hội phát triển công bằng và văn minh, người ta không thể không giải quyết
bất bình đẳng giới. Chỉ có một con đường là nghiên cứu khoa học, bổ sung
hoặc thay đổi chính sách của Nhà nước, thay đổi nhận thức và hành vi của
con người để tiến tới bình đẳng giới. Mặc dù dùng biện pháp hoà bình nhưng
cuộc đấu tránh vì bình đẳng giới cũng đầy chông gai, gian khổ và không thể
tiến tới đích hoàn hảo trong một thời gian ngắn. Có nơi, có lúc, các chiến sĩ
đấu tranh cho bình đẳng giới đã phải hy sinh cả tính mạng, vì sự thay đổi mối
quan hệ giới là thay đổi cả một nếp nghĩ, nếp sống trong môi trường của văn
hoá phụ quyền, làm bớt đi quyền lực của nhiều cá nhân gia trưởng.


4.2.2. Các hệ tư tưởng lớn của loài người đều nảy sinh trong xã hội phụ
quyền khi mà sự phân biệt giới ngày càng sâu sắc và hoàn hảo. Có thể nêu

một số tư tưởng quen thuộc có đề cập đến giới trong thế giới hiện nay:
- Hệ tư tưởng Thiên chúa giáo.
- Hệ tư tưởng Hồi giáo.
- Hệ tư tưởng Nho giáo.
- Hệ tư tưởng Phật giáo.
Trong các hệ tư tưởng trên thì Nho giáo không có kinh kệ, tầng lớp sư
sãi hoặc giám mục để làm cầu nối giữa Đức Phật tổ hoặc Chúa Trời với con
người. Việc thờ cúng tổ tiên theo Nho giáo là những nghi thức biểu lộ lòng
biết ơn của con cháu đối với công lao to lớn của tổ tiên, ông bà, cha mẹ.
Không Tử, người khai sinh ra Nho giáo đã nói rằng: đối với quỷ thần thì ông
“Kính nhi viễn chi”, có nghĩa là khi không nhìn rõ quỷ thần ở đâu, có hay
không, thì ông không tin nhưng cũng không dám mạo phạm. Nhưng quan hệ
cha con, vợ chồng, anh em là cái hiện hữu hằng ngày thì không thể không tôn
trọng, tuân thủ các nguyên tắc chuẩn mực. Nho giáo là một hệ tư tưởng lớn
của xã hội nhằm xây dựng xã hội thành một khuôn mẫu, trong đó đạo đức
của con người được đề cao và được coi là nền tảng của xã hội. Quan điểm
bất bình đẳng giới trong Nho giáo, do vậy, là hết sức nặng nề.
Thực tế lịch sử đã cho thấy, sự gắn bó giữa hệ tư tưởng phụ quyền với
tôn giáo càng làm bền chặt thêm sự thống trị của nam giới đối với phụ nữ trên
cả hai phương điện là nhân quyền và thần quyền, muốn thay đổi nó phải có
một cuộc cách mạng toàn diện và sâu sắc.
II. SỰ HÌNH THÀNH KHOA HỌC NGHIÊN CỨU PHỤ NỮ, GIỚI VÀ XÃ HỘI
HỌC
1. Sự hình thành và phát triển của ngành Phụ nữ học (Women
Studies)
1.1. Phụ nữ học


Chúng ta đều biết, trong xã hội phụ quyền, với vị thế thống trị của nam
giới, mọi nghiên cứu đều trực tiếp hoặc gián tiếp hướng về một xã hội của

nam giới và thế giới do nam giới thống trị. Người phụ nữ trong những điều
kiện này, nếu được nhắc tới cũng chỉ với vai trò của những kẻ phụ thuộc. Đối
tượng phụ nữ có thể được phác hoạ với cái đẹp hình thể, họ có thể là những
bông hoa, cũng có thể được nhắc nhở với một vai trò lớn trong gia đình,
nhưng chưa bao giờ vị thế của họ được công nhận như một sự ngang bằng
với nam giới.
Phụ nữ học ra đời, dù muốn hay không cũng tồn tại như một khoa học
thực thụ. Nó được khơi nguồn không phải từ nội hàm khoa học mà từ chính
thực tiễn phong trào phụ nữ quốc tế. Chính phong trào phụ nữ đã không chỉ
tạo nguồn cảm hứng cho những nghiên cứu về phụ nữ mà còn tích tụ kiến
thức và kinh nghiệm, hình thành và phát triển môn Phụ nữ học. Ngược lại, sự
phát triển của Phụ nữ học lại định hướng về mục tiêu, lý luận và phương
pháp luận, phương pháp hoạt động thực tiễn cho phong trào phụ nữ.
Với sự xuất hiện của Phụ nữ học, việc nghiên cứu, xem xét đối tượng
phụ nữ với tư cách là một nửa nhân loại đã được đặt ra ở một bước phát triển
cơ bản. Phụ nữ học ra đời đã làm đảo lộn nhiều ngành khoa học xã hội và
nhân văn, cung cấp một cách nhìn mới về nửa nhân loại luôn được mệnh
danh là “phái đẹp” nhưng lại yếu thế, là “hoa”, là “quà tặng vô giá của thượng
đế “cho nhân loại nhưng lại bị dập vùi trong áp bức và khổ đau. Với Phụ nữ
học, phụ nữ được tiếp cận với tư cách đối tượng của khoa học, đã có cơ sở
khoa học và thực tiễn, lý luận và cách mạng để giải phóng mình trên phương
diện vị thế, vai trò và các quyền về bình đẳng giới.
1.2. Những điều kiện và tiền đề sự ra đời của Phụ nữ học
Cũng như tất cả các ngành khoa học khác, sự xuất hiện của Phụ nữ
học cũng gắn liền với nhiều yếu tố nhận thức và thực tiễn. Cụ thể là:
* Do nhu cầu của nhận thức - lý luận:


Trước khi xuất hiện của Phụ nữ học, nhận thức khoa học của nhân loại
về phụ nữ còn nhiều hạn chế. Vấn đề bất bình đẳng giới chưa nhận được sự

quan tâm tương xứng của tư duy khoa học, nhất là các khoa học về xã hội và
nhân văn. Là một trong ba hình thức bất bình đẳng lớn nhất của xã hội loài
người, xuất hiện từ hàng nghìn năm trước, nhưng so với những bất bình đẳng
về chủng tộc và giai cấp, thì bất bình đẳng về giới, mặc dù xuất hiện sớm
nhất nhưng lại được quan tâm và xử lý muộn nhất. Điều đáng lưu ý là hầu hết
các nhà tư tưởng lớn phát hiện ra những bất công về giới lại chính là nam
giới.
Với những lý do trên, Phụ nữ học ra đời là một nhu cầu khách quan của
xã hội nhằm làm thay đổi nhận thức của con người trên vấn đề phụ nữ một
cách cơ bản nhất, nói một cách cụ thể, sự thay đổi nói trên cần phải được
dựa trên những cơ sở lý luận - khoa học khách quan. Chính điều đó mới là cơ
sở vững chắc để xác lập một sự bình đẳng thật sự giữa hai giới nam và nữ.
Thêm nữa, chính sự xuất hiện của Phụ nữ học và các khoa học về giới đã
góp phần làm phong phú thêm hệ thống những kiến thức khoa học của nhân
loại.
* Do nhu cầu của phong trào phụ nữ quốc tế.
Thực tế cho thấy, phong trào phụ nữ, khi chưa có lý luận khoa học của
những nghiên cứu về giới và Phụ nữ học, mặc dù đã có rất nhiều nỗ lực
nhưng đều diễn ra một cách tự phát, không có cơ sở lý luận, phương pháp
luận và phương pháp hành động nên kết quả còn hạn chế. Điều đó đã làm
nảy sinh những nhu cầu mới, khiến một bộ phận những nhà hoạt động trong
phong trào phụ nữ quan tâm nhiều hơn tới lý luận và khoa học.
Nhu cầu nhận thức lý luận và khoa học, lấy các quy luật khoa học
khách quan về bình đẳng giới làm cơ sở cho hoạt động thực tiễn của phong
trào phụ nữ chính là cơ sở cho sự phát triển của các khoa học về phụ nữ
trong đó có Phụ nữ học XHH giới. Thực tế cho thấy, chính các khoa học này
đã tạo ra một hệ thống những kiến thức khoa học cơ bản để định hướng lý


luận và là kim chỉ nam cho phong trào phụ nữ quốc tế trong rất nhiều năm

qua.
Nhờ có sự soi đường của các khoa học về giới và phụ nữ mà phong
trào phụ nữ đã hoà nhập với các phong trào khác. Nó được sự ủng hộ mạnh
mẽ của nhân loại tiến bộ. Nó vừa hoà nhập được vào sự phát triển tiến bộ
của các khoa học xã hội và nhân văn lại vừa giữ được những nét đặc thù,
những sắc thái riêng về lý luận và phương pháp luận của mình. Nó vừa diễn
ra trong xã hội lại vừa diễn ra trong gia đình.
* Do những điều kiện của sự phát triển kinh tế-xã hội:
Sự phát triển của ngành Phụ nữ học cũng gắn liền với những điều kiện
kinh tế - xã hội của CNTB thế kỷ XVII. Chúng ta đều biết, vào thời điểm này,
với nhu cầu về nhân lực lao động to lớn của giai đoạn phát triển tiền tư bản
và công nghiệp hoá, các nhà tư bản đã tuyển dụng phụ nữ và trẻ em với tư
cách là lực lượng lao động rẻ mạt cho guồng máy của mình. Điều đó trên
thực tế cũng có nghĩa là đưa phụ nữ từ gia đình ra xã hội trên quy mô rộng.
Lao động nữ được thừa nhận. Phụ nữ có thu nhập độc lập điều kiện sống,
học tập thay đổi, trình độ được nâng cao. Chính nhu cầu phát triển của lao
động nữ, đưa phụ nữ từ gia đình vào xã hội đã làm thức tỉnh phụ nữ. Việc
phụ nữ tham gia vào hệ thống sản xuất xã hội cũng khiến họ ý thức rõ hơn
được vị thế, vai trò của mình, và từ đó, trong môi trường xã hội mới mẻ, nhu
cầu về bình đẳng giới cũng xuất hiện từ trong chính nhận thức của họ.
* Do những điều kiện của sự phát triển văn hoá -xã hội:
Sự phát triển văn hoá, xã hội đa dạng đã làm nảy sinh nhiều vấn đề
mới có liên quan đến phụ nữ và giới. Những biến đổi trong nhận thức văn
hoá, sự khủng hoảng của các mối quan hệ xã hội, sự thay đổi các chuẩn mực
và giá trị sống… khiến cho nhiều vấn đề cần được nghiên cứu và phân tích
dưới một góc độ khoa học mới. Văn hoá - xã hội phát triển ngày càng đa
dạng, phong phú, đặc biệt là văn hoá công nghiệp thay thế cho văn hoá nông
nghiệp. Lối sống và nhiều phong tục cũ không phù hợp với xã hội công
nghiệp, đặc biệt là những phong tục cấm, cản trở phụ nữ trong sản xuất và



×