Tải bản đầy đủ (.doc) (303 trang)

CÁC CẤU TRÚC XÃ HỘI HỌC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 303 trang )

CÁC CẤU TRÚC XÃ HỘI HỌC
CÁC CẤU TRÚC XÃ HỘI HỌC
Tác giả: GASTON BOUTHOUL
ĐOÀN VĂN CHÚC dịch
LỜI MỞ
TỦ SÁCH VĂN HÓA NGHỆ THUẬT
1. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật là cơ quan nghiên cứu, lý luận và thông
tin của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch. Ngoài việc mỗi tháng ra một kỳ tạp
chí, chúng tôi còn chủ trương xuất bản tủ sách Văn hóa nghệ thuật. Tủ sách
này in những công trình nghiên cứu và dịch thuật của các tác giả trong và
ngoài nước nhằm cung cấp tư liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, các
nhà giáo, các nhà quản lý và hoạch định chính sách cũng như đông đảo bạn
đọc yêu văn hóa nghệ thuật.
2. Tủ sách Văn lóa nghệ thuật gồm có các bộ sách như sau:
- Bộ sách Văn hóa học (trước đây gọi là “tủ sách văn hóa học") nhằm
dịch và giới thiệu các tác phẩm nghiên cứu văn hóa đã trở thành kinh điển
của thế giới như Văn hóa nguyên thủy (2000) của E.B. Tylor, Hình thái học
truyện cổ tích, Những gốc rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ (2003) của V.I.
Propp, Cành vàng (2007) của J.Frazer, Không gian văn hóa nguyên thủy nhìn
theo lý thuyết chức năng (2008) của R.Lowie...
- Bộ sách Lý thuyết và phương pháp nghiên cứu văn hóa biên soạn,
giới thiệu và trích dịch những trường phái nghiên cứu văn hóa trên thế giới
như Sự đỏng đảnh của phương pháp (2004), Theo vết chân những người
khổng lồ (2006)...
- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa Việt Nam tổng quát giới thiệu những
công trình nghiên cứu văn hóa của các học giả Việt Nam có uy tín như Góp
phần nghiên cứu văn hóa tộc người (1997) của giáo sư Từ Chi, Văn hóa Việt
Nam, tìm tòi và suy ngẫm (2000) của giáo sư Trần Quốc Vượng.


- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa các vùng miền tập hợp các bài viết về


văn hóa theo từng vùng, chủ yếu là các bài đã công bố trên tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, của nhiều tác giả khác nhau, như Văn hóa nghệ thuật Nam Bộ
(1997), Văn hóa nghệ thuật Trung Bộ (1998), Văn hóa nghệ thuật Tây Bắc
(2002)...
- Bộ sách Nghiên cứu văn hóa theo chuyên đề tổ chức, tập hợp các bài
viết về văn hóa, nghệ thuật chủ yếu các bài đã đăng trên tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, của các tác giả khác nhau theo các chuyên đề như điện ảnh, mỹ
thuật, âm nhạc,... hoặc về văn hóa gia đình, về nhà rông - nhà rông văn
hóa..., như Hành trình nghiên cứu điện ảnh Việt Nam (2007), Trước hết là giá
trị con người (nghiên cứu mỹ thuật - 2008)...
3. Với năm bộ sách như vậy, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật hy vọng góp
một phần nhỏ bé của mình vào việc xây dựng nền văn hóa Việt Nam vừa bảo
vệ được những đặc sắc của văn hóa dân tộc, vừa có khả năng hội nhập vào
thế giới hiện đại. Làm sao càng hiện đại hóa thì bản sắc riêng của văn hóa
Việt Nam càng được mài chuốt và tỏa sáng? Với bối cảnh toàn cầu hóa hiện
nay, để thực hiện được cái biện chứng nói trên, cần sự đóng góp trái tim và
khối óc của nhiều nhà nghiên cứu và đông đảo bạn đọc. Trong công việc khó
khăn này, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật chỉ là một nhịp cầu, một địa chỉ cho hội
quần anh.
4. Tiếp theo cuốn Khảo về quà tặng (Nxb Thế giới và Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật, 2009) của Marcel Mauss, tác phẩm tiền thân của chủ nghĩa cấu
trúc trong xã hội học, lần này, Tủ sách Văn hóa nghệ thuật giới thiệu một tác
phẩm khác nằm trong xu hướng xã hội học cấu trúc. Đó là Các cấu trúc xã hội
học của nhà xã hội học Pháp Gaston Bouthoul. Coi xã hội học như là một cấu
trúc, nên phương pháp tiếp cận của Bouthoul là đồng đại. Vì thế, trước hết,
ông phải xác định lại một loạt những dữ kiện đã biết theo đường hướng cấu
trúc luận, như đối tượng, phương pháp, sự kiện xã hội học, quy luật xã hội
học... Sau đó tác giả mới đi sâu vào nghiên cứu các cấu trúc con trong lòng
xã hội như cấu trúc nhóm xã hội, cấu trúc tộc người, cấu trúc thời gian, cấu



trúc tinh thần, các cấu trúc đẳng thứ... Nhưng, có lẽ, đặc sắc nhất của cuốn
sách là Bouthoul đưa ra khái niệm thăng bằng xã hội. Chính sự thăng bằng
này đảm bảo cho xã hội như là một cấu trúc được ổn định. Còn sự phá vỡ
thăng bằng sẽ làm cho cấu trúc sụp đổ, lúc ấy xã hội hoặc rơi vào hỗn độn,
hoặc sẽ phải đi tìm một sự ổn định mới, tức một cấu trúc mới. Đó là sự vận
động xã hội theo chiều lịch đại.
5. Các cấu trúc xã hội học là một tác phẩm khó dịch. Bởi vậy, trong quá
trình chuyển ngữ, chắc khó tránh khỏi những sai sót. Tủ sách Văn hóa nghệ
thuật rất mong nhận được những lời góp ý, chỉ bảo tận tình của bạn đọc gần
xa. Xin trân trọng cảm ơn.
Tháng 10-2011
TẠP CHÍ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT

LỜI GIỚI THIỆU
ĐỖ LAI THÚY
Những thành tựu rực rỡ của khoa học tự nhiên thế kỷ XVIII đã hình
thành triết học thực chứng của August Comte. Nhà triết học này coi sự phát
triển của tư tưởng loài người đến nay đã trải qua ba giai đoạn/trạng thái: thần
học (ma thuật và tôn giáo), triết học và giờ đây là khoa học. Như vậy, khoa
học là ga cuối của hành trình tư tưởng nhân loại. Từ lối tư duy triết học này
đã nảy sinh ra ý tưởng áp dụng những phương pháp của khoa học tự nhiên
vào nghiên cứu xã hội. Thế là xã hội học ra đời. Như vậy, A.Comte là người
sáng lập ra vừa chủ nghĩa thực chứng vừa xã hội học, một thứ ông tổ kép,
hay, nói theo ngôn ngữ bây giờ, là hai trong một.
Không phải do A.Comte là người Pháp mà xã hội học rất phát triển ở
Pháp. Đó là do văn hóa và xã hội ở mỗi nước hình thành nên những kiểu và
phạm vi quan tâm khác nhau: xã hội học Pháp, kinh tế học Anh và triết học
Đức. Ở trong lời giới thiệu này, tôi chỉ xin nói mấy lời về một nhánh mỏng,
nhưng quan trọng, của xã hội học Pháp là xã hội học cấu trúc. Xã hội học



này, có lẽ, bắt đầu với tác phẩm Khảo về quà tặng (Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, 2010) của M.Mauss với khái niệm "sự kiện xã hội tổng thể" đã manh
nha lý thuyết cấu trúc xã hội. Lý thuyết này cũng còn được phát triển bởi
A.Durkheim (1858-1917) trong tác phẩm Những hình thái sơ khai của tôn
giáo, L.Lévy Bruhl (1857-1939) trong Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở
người nguyên thủy (Nxb Thế giới và Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2008). Rồi
được Lévi Strauss (1908- 2008) phát triển thành chủ nghĩa cấu trúc trong xã
hội học và dân tộc học.
Các cấu trúc xã hội học của Gaston Bouthoul, giáo sư Trường Cao
đẳng Xã hội, Phó chủ tịch Viện Quốc tế Xã hội học, là một chuyên luận theo
hướng xã hội học cấu trúc. Bởi thế, ở đây, tác giả tiếp cận xã hội theo trục
đồng đại: xã hội như một lát cắt đồng đại, một cấu trúc. Một cách nhìn mới
bao giờ cũng mang lại cho các dữ kiện cũ, quen thuộc, một ý nghĩa mới. Bởi
thế, G.Bouthoul phải dành cả phần một của cuốn sách để xác định lại, hoặc
giới thuyết, những phạm trù xã hội học cơ bản, như đối tượng, phương pháp,
sự kiện xã hội học, quy luật xã hội học...
Sau đó, tác giả nghiên cứu các cấu trúc con trong lòng xã hội như cấu
trúc nhóm xã hội, cấu trúc tộc người, cấu trúc thời gian, cấu trúc tinh thần,
cấu trúc đẳng thứ... Tuy theo cái nhìn đồng đại, nhưng tác giả không tuyệt đối
hóa nó. Vì thế, khi miêu tả cấu trúc của từng cấu trúc kể trên, khi cần phải giải
thích, diễn giải, tác giả vẫn đưa vào một cái nhìn lịch đại, tức cấu trúc ấy đã
từng diễn ra trong thời gian như thế nào. Tuy nhiên, nghiên cứu các cấu trúc
xã hội, hoặc xã hội như một cấu trúc, điều quan trọng là trả lời được câu hỏi
cái gì làm cho cấu trúc ấy bền vững, có tính ổn đính lâu dài và cái gì làm cho
xã hội có thể chuyển từ mô hình cấu trúc này sang một mô hình cấu trúc
khác. Theo G.Bouthoul đó chính là thăng bằng xã hội, nếu giữ được thăng
bằng, dù là thăng bằng động, thì cấu trúc được bảo toàn, xã hội ổn định. Còn
nếu thăng bằng bị phá vỡ, thì xã hội rơi vào trạng thái hỗn loạn, entropi âm,

có thể dẫn đến sự thay đổi cấu trúc xã hội.


Xã hội học vào Việt Nam đầu tiên, và sau đó là duy nhất trong một giai
đoạn dài, là xã hội học mác xít. Đầu tiên phải kể đến Đào Duy Anh với bộ
sách Quan hải tùng thư, sau đó là Hải Triều với các bài tranh luận "Duy tâm,
duy vật", "Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị dân/ nhân sinh", Đặng
Thai Mai với Văn học khái luận. Đặc biệt nhóm Hàn Thuyên với Xã hội Việt
Nam của Lương Đức Thiệp và Tâm lý và tư tưởng của Nguyễn Công Trứ của
Nguyễn Bách Khoa. Từ sau 1954, các công trình xã hội học của Plékhanov
(Nghệ thuật và đời sống xã hội, Bàn về quan niệm nhất nguyên trong lịch sử)
và của Lênin, được dịch và giới thiệu nhiều ở Việt Nam. Tuy nhiên có một
điều lạ lùng là ngành xã hội học ở Việt Nam (cũng như ở các nước XHCN
khác) là không phát triển. Ban, sau đó là Viện, xã hội học thuộc diện được
thành lập sau cùng ở ủy ban KHXH Việt Nam. Chỉ sau đổi mới và mở cửa thì
xã hội học ở Việt Nam mới khởi sắc. Các lý thuyết và phương pháp xã hội
học khác nhau được du nhập và vận dụng ở Việt Nam, nhất là khi nhiều nhà
xã hội học nước ngoài nghiên cứu các vấn đề của xã hội Việt Nam cần đến
sự hợp tác, hỗ trợ của Viện Xã hội học và của các cán bộ xã hội học Việt
Nam. Nhờ thế, về phương diện lý thuyết, các tác phẩm kinh điển của xã hội
học thế giới cũng được dịch và giới thiệu cho độc giả trong nước. Tiêu biểu
nhất là tác phẩm Nền đạo đức Tin lành và tinh thần chủ nghĩa tư bản (Nxb Tri
thức, 2008, 2010) của Max Weber, Sự thống trị của nam giới (Nxb Tri thức,
2010) của P.Bourdieu, Đường về nô lệ (Tri thức, 2008) của Friedrich August
von Hayek...
Cuối cùng, tôi muốn nhắc đến thành công của một cuốn sách nghiên
cứu làng xã (đồng bằng Bắc Bộ) như là một cấu trúc. Đó là cuốn Cơ Cấu tổ
Chức của làng Việt cổ truyền ở Bắc Bộ của Từ Chi. Nghiên cứu làng xã Việt
trước đây thường rơi vào hai xu hướng: một là, lấy quan điểm giai cấp và đấu
tranh giai cấp để xem xét làng xã cổ truyền (như Xã thôn Việt Nam của

Nguyễn Hồng Phong), nên thường có nhiều gượng ép, suy đoán, chặt chân
cho vừa giày; hai là, dùng phương pháp khảo tả của văn hóa dân gian, của
người làm dân tộc chí, đi điền dã gặp gì ghi ấy, nên tài liệu có thể nhiều
nhưng rối vì không có một định hướng lý thuyết. Bởi thế, các công trình


nghiên cứu về làng xã rất nhiều, nhưng một cái nhìn sáng sủa, chân thực về
làng xã thì hình như còn chưa có. Bằng việc nghiên cứu cấu trúc (được/ bị gọi
tránh đi là cơ cấu tổ chức) làng, Từ Chi đã tìm ra được thực chất của một cái
làng, đặc biệt là cơ chế hoạt động của nó. Cái tạo ra tính làng xã của mỗi
người nông dân Việt, rộng ra mỗi người Việt. Từ nghiên cứu xã hội Mường,
rồi chuyển sang xã hội Việt, làng Việt, Từ Chi chú ý đến cái giáp mà nhiều
người tưởng là "mẩu thịt thừa" trong cơ thể làng. Rồi khi tìm hiểu chức năng
của nó, Từ Chi mới ngớ ra rằng chính cái giáp giữ vai trò làm ổn định cấu trúc
làng Việt, cái làm cho làng Việt vận hành mà vẫn ổn định, vận hành trong ổn
định, vận hành để ổn định. Nếu tham chiếu sang Các cấu trúc xã hội học của
Bouthoul, thì cái giáp chính là cái thăng bằng xã hội.
Đ L.T

Phần thứ nhất: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
Chương 1. ĐỐI TƯỢNG CỦA XÃ HỘI HỌC
1. Những giả thuyết khởi đầu
Descartes (1) đã tách triết học khỏi thần học. Đến lượt mình, August
Comte làm cho xã hội học thành một môn học tách khỏi triết học.
Nhìn chung, các khoa học được phát triển bằng những nhảy vọt kế tiếp,
mỗi bước mới đều có một giả thiết phong phú ở điểm xuất phát của nó. Khoa
học về các xã hội cũng không thoát khỏi quy tắc chung ấy. Đối với mỗi một
trong các dạng thái kế tiếp của khoa học về các xã hội đều có những giả thiết
tương ứng mà cần phải cầu viện đến các sự kiện và tư duy biện luận để kiểm
nghiệm.

Nhưng đời sống xã hội mang tính chất phức tạp đặc biệt.
Tính khách quan toàn phần ở đây là đặc biệt khó khăn vì người quan
sát hay nhà tư tưởng, bản thân mình là thành phần của cái toàn bộ mà mình
nghiên cứu. Vậy là khoa học này bao hàm những điều kiện riêng biệt. Điểm


đặc biệt nhất là chính ngay sự xác định đối tượng của nó rất thường khi giả
định trước những quan điểm đã được định đoạt.
Việc nghiên cứu các xã hội đã được tiến hành đặc biệt tích cực trong
những thời kỳ có những dao động xã hội. Bằng một khía cạnh nào đấy trong
công trình của họ, các tên tuổi lớn nhất của triết học xã hội hoặc của xã hội
học đã hành động là những người đồng phe, những "người cảm tình", hay ít
nhất cũng là những trọng tài. Họ đã gợi ra những luận điểm gây nên những
đụng độ công khai hoặc ngầm ẩn giữa những đối lập xã hội hay chính trị. Họ
đã bênh vực một phe nào đó hoặc họ đã đề xuất một sự hòa giải.
Những người tiền đạo và những người sáng lập xã hội học đã bị hấp
dẫn bởi những dao động xã hội trọng đại. Nói chung, họ là những người đồng
thời với những thời kỳ quá độ, trong đó xã hội đã chịu đựng những biến thiên
sâu sắc. Họ đã sống trong những nỗi bất an của thời kỳ thai nghén, trong
những tình thế nhiễu loạn và cực nhọc sầu khổ diễn ra khi chuyển đoạn từ
một tình trạng xã hội này sang tình trạng khác. Họ đã chứng kiến những thời
kỳ trong đó tính tất nhiên của một số tín ngưỡng hay của một số thể chế tỏ ra
thiếu tất nhiên, trong đó tất cả đều đã được đặt lại thành vấn đề để xem xét.
Xã hội học là khoa học duy nhất, ngay từ khi nó ra đời, theo đuổi sự nghiên
cứu một đối tượng đang trên đường biến đổi hằng xuyên. Nó được ra đời từ
sự tranh cãi của các môn học ra đời trước nó. Các môn ấy tất cả đều là
những lý thuyết lịch sử hoặc tư biện, tức là chúng bình luận, chú giải hoặc
trưng dẫn ra những sự kiện đang thay đổi hoặc thất thường. Ngay từ những
người tiền đạo của mình, xã hội học tìm cách giải thích ý nghĩa sâu xa của
tính năng động, của sự biến đổi các kiểu loại xã hội, những giai đoạn khác

nhau mà các thể chế người và các hình thái mà có thể xã hội đi qua.
Sự khảo nghiệm tính đa dạng của các thể chế người trong thời gian và
trong không gian đã, ngay từ bước tiếp cận đầu tiên, có tính chất đề xuất ý
kiến về sự không cố kết hay về quy ước của chúng. Bởi thế phản ứng triết
học đầu tiên ai cũng biết đối với các sự kiện xã hội, phản ứng của những
người phái ngụy biện, là hoài nghi, thì điều ấy cũng lôgich thôi. Họ cho rằng,


ngoài những tất nhiên sinh lý và tự nhiên, tất thảy các thể chế người đều là
kết quả của ý chí võ đoán của con người. Như vậy nên họ phân biệt hai cách
tồn tại: "cách bản chất" và "cách nhân tạo" hoặc "cách quan điểm". Họ đặt đối
lập đời sống xã hội, nhất là tính tầng bậc (hierarchie) đối với họ là có tính quy
ước, với tự nhiên.
Sự phê phán ấy đã quyết định hai quan điểm khởi đầu của triết học xã
hội thời cổ đại. Một quan điểm nghĩ rằng: "Phải, các xã hội không hoàn hảo,
đầy mâu thuẫn và bất công. Nhưng sự không cố kết ấy bắt nguồn từ sự biến
chất của những thể chế hoàn hảo và tự nhiên ở thuở cội nguồn". Nhiệm vụ
của các nhà bác học là tìm lại chúng. Ấy là quan điểm phái Platon.
Quan điểm thứ hai, của Aristote, cũng đã được khích động bởi sự phê
phán cực kỳ phong phú của phái ngụy biện. Quan điểm Anstote cho rằng mục
tiêu của khoa học về các xã hội là kép đôi: 1 - Khoa học ấy trước hết phải
phân biệt cái "thích hợp với tự nhiên", tức là cái gì là thường trực trong những
sự kiện xã hội, đằng sau những sự ngẫu hứng (incidents), những phụ tháp
(épisodes) và cái võ đoán. 2- Khi đã quy định một số trong những yếu tố ấy
Aristote chuyển sang một dạng vẻ khác của vấn đề. Ông đưa vào một phân tố
mới phức hợp. Phân tố ấy, còn chưa thành một phân tố, là ý niệm thăng
bằng, ý niệm về những mối liên hệ giữa các điều kiện sinh tồn và cấu trúc của
nhóm với các thể chế. Hai yếu tố ấy phải tương ứng nhau. Các thể chế khi
thích hợp với yếu tố này lại không thích hợp với yếu tố khác. Vậy nên ý niệm
về tính tương đối đã được đưa vào sự nghiên cứu các xã hội. Ý niệm ấy cũng

đặt chúng ta đang cách ly giữa cái bất động với cái võ đoán; như vậy người ta
thoát khỏi thể lưỡng đề (dilemme) do phái ngụy biện đặt ra.
Từ đó, có thể nói, mỗi khi đặt ra vấn đề xác định đối tượng của xã hội
học, người ta thấy lại cái cốt yếu của hai luận điểm. Một bên là thái độ giáo
điều và duy tâm, một bên là tinh thần quan sát và sự thừa nhận thuyết tương
đối và tính đa dạng. Bởi thế, chính là đối chiếu hai quan điểm ấy mà chúng tôi
đề nghị xếp các quan niệm tương đối vào đối tượng của xã hội học.


Xã hội học gắn liền với những mệnh đề công thức hóa một cách
tiên nghiệm
Jean Jacques Rousseau. Đối với những người xuất phát từ quan điểm
này, đối tượng của khoa học xã hội là tái dựng, ngay từ nguyên lý, theo
những cách nhìn lý tưởng, cái xã hội đích thực, tức là cái xã hội phải phù hợp
với một chân lý tiền tồn mà nhiệm vụ của nhà bác học là đưa nó ra ánh sáng.
Chúng tôi sẽ dẫn trường hợp nổi bật nhất của quan niệm này về xã hội học
(còn chưa thành hình), quan điểm của J.J.Rousseau.
Phương pháp của Rousseau có thể được xác định là một phương pháp
hư vô. Nó nhằm trừu suất mọi dữ kiện truyền thống và lịch sử. Nguồn gốc của
quan điểm này là dễ hiểu. Nếu như Rousseau sa đà vào những sự kiện lịch
sử và truyền thống, hẳn là ông đã tìm thấy ở đấy những suy lý để chứng minh
một tổ chức mà ông cho là khả lên án và phải lên án.
Quan điểm của Rousseau là một phản ứng trước chống lại thuyết định
mệnh lịch sử của thế kỷ tiếp sau đấy. Ông đã thấy rằng lịch sử, nếu người ta
coi lịch sử như một giải nghĩa đầy đủ, đáo đầu đến biện minh cho tất thảy
những gì đang là. Những nhà triết, đã cùng với Hegel dành cho Rousseau
một địa vị lớn nhất, tất cả đều cuối cùng đi đến ý niệm vạn năng (passe partout) của tính bức thiết lịch sử, ý niệm, như Fouillée nói, suy cho cùng
nghĩa là sùng bái sự việc đã rồi và tôn thờ kết quả.
Rousseau không có khái niệm tiến hóa, cũng không có khái niệm về
tính liên tiếp của các giai đoạn tâm lý (tương tự với lý thuyết cửa Sang - Sim

non về các thời kỳ "hữu cơ” và "kịch liệt" là cái đã tạo thuận lợi cho nhiệm vụ
của August Comte) không đã chỉ có thể phản ứng lại hình thái ấy của lịch sử
một cách tàn nhẫn: ông triệt bỏ nó. Từ trước cho tới Rousseau, những giải
thích duy nhất về hiện thực xã hội, những nguyên nhân duy nhất mà người ta
đã đưa vào hiện thực xã hội "chỉ đặt mối liên hệ xã hội trên cơ sở một nguyên
lý duy nhất là quyền lực, nguyên lý này gán buộc quyền lực vào với sức mạnh
vật chất, với sự thừa kế hay sự biểu thị của một ý chí siêu cảm giác" (2).


Lý thuyết khế ước muốn thay thế nguyên nhân độc đoán và ngoại tại ấy
bằng một nguyên nhân không kém độc đoán, nhưng ít ra cũng đã có giá trị cố
hữu và không ở bên ngoài ý chí. Đời sống xã hội, đối với Rousseau, là sự
ganh đua tự do và tự phát của những người hữu quan. Ấy chính là lý thuyết
của sự tự lập của nhân thân người (la persone humaine), một lý thuyết vẫn
còn giữ tầm quan trọng của nó đến tận nay trong lĩnh vực pháp quyền. Những
con người Rousseau nói, xuất phát từ một trạng thái giả định tự do toàn phần,
hẳn đã tự do quyết định liên hiệp với nhau bằng cách gắn bó nhau bởi một
khế ước. Đó là khế ước xã hội nổi tiếng. Đối với Rousseau, đối tượng của
môn khoa học xã hội trở thành sự nghiên cứu những thể thức hiện tồn hay lý
tưởng của khế ước ấy và tất thảy những sự tủa rễ và những sự phát triển mà
khế ước có thể trình ra qua các xã hội.
Những trường phái bắt nguồn từ khế ước xã hội - Khế ước luận, của
Rousseau đã không hoàn toàn biến mất trong xã hội học. Phái liên đới luận
(3) (solidarisme), có một ảnh hưởng chính trị nào đó ở Pháp, là một thứ khế
ước luận. Đối với quan điểm trung gian này, một trong những phương diện
của tính liên đới là "chuẩn khế ước” (le "quasi - contrat"), tức là mối liên hệ
pháp lý được tạo ra giữa các nhân thân theo sau một số tình huống và về
phần họ đã không có một sự biểu thị ý chí hình thức được định thức hóa. Đối
với phái liên đới luận, đời sống xã hội là một nguồn vô số những quan hệ nửa
- pháp lý giữa các cá nhân; những quan hệ ấy tạo thành mối liên hệ xã hội.

Cũng có thể đặt bên cạnh quan niệm khế ước luận này về xã hội quan
điểm của Fouillée. Đối với Fouillée, trái ngược lại Rousseau, những liên hệ
khế ước tính không ở từ đầu nguồn của đời sống xã hội, mà chúng là kết quả
(l'aboutissement). Chúng tương ứng với giai đoạn hữu thức nhất, hoàn thiện
nhất của đời sống xã hội. Các xã hội có hai phương diện: thứ nhất là phương
diện vô thức và hữu cơ, nó là thời kỳ ấu thơ của chúng, là điểm xuất phát của
chúng. Các xã hội nảy sinh từ ý chí của các cơ chế và thoạt tiên được sắp đặt
theo cùng những quy luật của các cơ chế ấy. Sau đó các xã hội tiến bộ bởi
một phương thức đặc thù người, bằng cách đi tới một lý tưởng được nhận


thức bởi văn minh, lý tưởng hòa bình, công bằng, tự do và ánh sáng (4). Do
đó chúng nghiêng tới thực hiện một sự bình đẳng và một sự liên đới khế ước
giữa các thành viên của chúng. Từ thế giới hữu cơ, người ta chuyển sang thế
giới xã hội, không có những chấn động và bằng trung gian của thế giới tâm
thần. Xã hội, ít ra cũng là như thời đại chúng ta nhận thức và mong muốn sẽ
đích thực là, theo từ ngữ của A. Fouillée, "một cơ chế khế ước". Tư tưởng
tiến hóa đặt hai hạng mục của công thức lại gần nhau và cho ta hiểu tính
thống nhất của chúng.
Quan điểm thứ hai này làm phong phú và như vậy là làm phức tạp
thêm đối tượng của xã hội học. Vấn đề không phải là chỉ phân tích, như
Rousseau đã muốn, khế ước xã hội và các thể thức của nó, mà là khảo cứu
sự chuyển từ tình trạng cơ hữu hay bản năng sang tình trạng pháp lý được
tiến hành như thế nào. Sẽ chỉ có thể hiểu được sự chuyển đoạn ấy, những
người của lý thuyết ấy nói, khi người ta bắt đầu bằng nghiên cứu xã hội như
một cơ chế.
Trường phái cơ chế luận. Một đối tượng mới, cũng mang tính tiên
nghiệm, của xã hội học vậy là đã tới để gia thêm quá nhiều: sự chứng minh
tính tương tự (đối chiếu với các cơ chế và miêu tả sự vận hành của nó). Đó
đã chủ yếu là nhiệm vụ của cơ chế luận của Spencer và của Schaeffié, G. De

Greef và René Worms được đưa ra trong một phần các tác phẩm của họ.
René Worms viết: "Cũng như các cơ chế tác nhân, các cơ chế xã hội có một
đời sống hữu cơ, một đời sống tái sản sinh, một đời sống liên hệ. Chúng cũng
phải tuân thủ những nguyên lý lớn về thích nghi, về thừa kế, về tuyển chọn.
Cũng như các cơ chế cá nhân, chúng cũng phải chịu đựng các bệnh tật các
khủng hoảng và cũng làm quen với các giai đoạn liên tiếp là sự ra đời, sinh
trưởng, viên mãn, suy tàn và tử vong. Như thế, sự so sánh có thể được tiếp
tục tiến hành giữa các yếu tố cấu thành của hai thứ hỗn hợp cũng như giữa
chính các hỗn hợp ấy với nhau (5).
Đối với trường phái này, vậy là phải quan tâm nhất đến sự tìm tòi
những đối chiếu ấy và giải thích những chức năng hữu cơ hoặc giả - hữu cơ


ấy để tìm thấy ở đấy sự giải thích các nguồn gốc và các hình thái khởi đầu
của đời sống xã hội, cũng như giải thích sự tiến hóa của các xã hội.
Vấn đề cũng sẽ là tìm kiếm các cấu trúc, giải thích sự vận hành của các
cơ quan của mỗi cấu trúc và sự tiến hóa của chúng, bằng cách luôn luôn, ít
nhất cũng là lấy làm điểm xuất phát hay làm giả thuyết khởi đầu, đặt trên cơ
sở so sánh với các cơ chế sống.
Thuyết định mệnh lịch sử. Phương pháp này có điểm chung với thuyết
hư vô ở chỗ nó ngầm kín pha trộn những ý niệm pháp lý. Phương pháp của
Rousseau chủ yếu nhằm đặt lại vấn đề tất cả và tái xuất phát từ những
nguyên lý mới được suy diễn cách duy lý.
Ngược lại, phương pháp thứ hai nhằm vứt bỏ mọi xem xét duy lý. Luận
điểm này được ra đời sau những thái quá của chủ nghĩa duy lý là cái đã đặc
định thời kỳ cách mạng. Có thể nói, nó cũng nghiêm ngặt và "cực đoan" như
luận điểm đối nghịch mà nó chống lại. Đối với Rousseau, đối tượng của khoa
học xã hội là dựng một xã hội trên một pháp quyền mới. Đối với de Maistre
đối tượng ấy lại là bảo vệ và biện minh cho cái đang là, cái truyền thống. Ấy là
sự cầu viện đến phong tục cổ truyền của những người Rô - manh (nhưng

điều này đã không ngăn cản việc cấu tạo luật pháp quan) (droit prétorien),
như là biện pháp cuối cùng (ultima ratio) của sự suy lý áp dụng vào các sự
vật của xã hội.
Vậy là thuyết định mệnh lịch sử có khuynh hướng loại bỏ sự giải thích
xã hội học các phân tố tự giác, hữu thức và duy lý. Đối với nó, đây chỉ là
những phó hiện tượng (épiphénomenes) hoặc là những tư biện vô căn cứ,
nếu không nói là những sự dông dài.
Trường phái Hegel, về thực chất là tiên nghiệm luận, có quan điểm
phức tạp hơn của de Maistre. Nó khám phá thí dụ sự phản bác thường diễn
ra đối với thuyết định mệnh lịch sử, tức là khám phá rằng mọi thể chế (nhất là
thể chế chính trị), dù đáng tôn kính, đều đã có một sự bắt đầu.


Hegel xây dựng một siêu hình học nhằm để dùng làm tiền đề cho
những phát triển xã hội học. Người ta đã biết rõ tư tưởng của Hegel được xác
định trong những điều kiện nào. Ông tự cho mình là người vô địch của nhà
nước Phổ của Friedrich Đại đế chống lại những tư tưởng dân chủ của các
nhà triết học Anh và Mỹ và những tư tưởng của Cách mạng Pháp.
Hegel cố sức chứng minh tiên nghiệm rằng một thứ trí tuệ nội tại điều
hòa sự phát triển của lịch sử. Trí tuệ ấy (ý niệm) thâm nhập hiện thực, cõi tự
nhiên, cõi xã hội. Biểu thị cao nhất của trí tuệ ấy, là Nhà nước mà Hegel đối
lập nó với những quan niệm dân chủ của dân tộc hoặc của nhân loại. Hegel
cũng đối lập Nhà nước với cá nhân, và ông tỏ ra đầy khinh bỉ đối với những
cá nhân tự cho phép mình có những ý kiến riêng hoặc những ước vọng. Ông
cũng khinh bi những ai có "tham vọng hiểu biết hơn những người khác”, bởi
lẽ họ "không biết đến chân lý sâu xa của hiện thực lịch sử”.
Nếu cố gắng cụ thể hóa những mệnh đề thuộc trật tự xã hội học bắt
nguồn từ thứ siêu hình học khá khó hiểu ấy, như môn đệ của Hegel đã làm,
người ta sẽ đi đến một định mệnh luận lịch sử gần như toàn phần. Ấy là sự
tán dương thắng lợi sự thần thánh hóa và nhân cách hóa Nhà nước, tức là

những người nắm chính quyền. Những người này được coi là ipso facto
(đương nhiên theo thực tế), do chức năng của họ, là những người thiên khởi
(Réinspirés), từ đây trở đi được tấn phong vai trò "biểu đạt tinh thần" và như
vậy được miễn trừ khỏi mọi phê phán về cá nhân họ. Giữa họ với chủ thể của
họ, là cái có thể toan tính phê phán được, có sự khác biệt chủng loại như đã
có giữa người với các thần linh.
Sự thần thánh hóa Nhà nước ấy, nhất là những "người đang tại chức",
bản thân nó chẳng giải thích gì nhiều về phương diện sự tiến triển của các xã
hội. Quan điểm của de Maistre mạch lạc hơn, vì nó hầu như phủ nhận khả
năng thay đổi gì đó vào sự tiến hóa xã hội của những con người, trong đó có
những người cầm đầu. Những Hegel lại cố giữ không làm buồn rầu các lãnh
tụ bằng cách rút bỏ đặc quyền ấy ở họ.


Bởi vậy, ông khởi dựng một lý thuyết khá rối rắm và trong đó hai đề
xuất quấn quện vào nhau. Một nhằm nói rằng "cái bổn phận của cá nhân xuất
sinh trực tiếp từ vị trí của hắn trong xã hội, chẳng cần họ phải nghĩ ngợi để
tìm thấy chúng". Đó cũng là cái vị trí trong triết học cổ truyền Trung Hoa, là
không thích hợp khi một người quan tâm đến cái gì vượt khỏi vị trí của hắn
trong xã hội. Ấy là điều răn cấm "nghĩ cao hơn chức vị của mình". Đề xuất thứ
hai chủ yếu nhằm tuyên bố rằng những người lãnh đạo Nhà nước là “biểu thị
sinh động của Tinh thần". Hegel tìm thấy sự biểu hiện chân chính của Nhà
nước ở bộ máy thơ lại. "Chính phủ là ở trong thế giới công chức" và nhất là,
tất nhiên thế, trong bộ máy cai trị Phổ của thời đại ông" (6).
Cuối cùng, Hegel nhấn mạnh thời điểm mà nhà nước đạt tới tính thống
nhất lý tưởng của nó là chiến tranh, bởi khi ấy "mọi mục đích khác, mọi tài
sản khác, quyền sở hữu tài sản và bản thân sự sống đều được tập trung và
được thu hút vào Nhà nước"(7).
Nhiệm vụ của nhà xã hội học, theo Hegel (và những người kế thừa ông
còn mở rộng hơn nữa xu hướng này) chủ yếu là bao giờ cũng xuất phát từ

tình trạng hiện thời bằng cách xem xét như là kết quả cần thiết và tất yếu của
toàn bộ lịch sử trước kia. Đây là một định mệnh luận hậu nghiệm (a
posteriori). Rút cục ấy là chủ nghĩa lạc quan của bác sĩ Pangloss và cái thế
giới tốt hơn cả trong các thế giới khả thể nhưng được chuyển dịch vào lĩnh
vực chính trị. Từ đấy các hình thái khác nhau của định mệnh luận ấy đã được
phát triển tiếp sau Hegel.
Về thực chất, người ta có thể nói sự khác biệt giữa tiên nghiệm luận
của Rousseau và quan điểm Hegel - phải là ở điểm xuất phát. Trường phái
Rousseau xuất phát từ sự miêu tả một tình trạng lý tưởng, lấy nó làm cái để
người ta trực tiếp cấu tứ cho công việc tổ chức xã hội. Ngược lại trường phái
Hegel coi tình trạng hiện thời là lý tưởng duy nhất khả thể. Bởi tình trạng hiện
thời là một thứ kết luận và kết quả của lý trí nội tại trong mọi sự vật. Con
đường đã đi theo chiều nghịch.


Duy vật luận biện chứng và phương pháp của Marx. Chúng ta đã thấy
nó là cái gì, triết học hay chính xác hơn siêu hình học xã hội của Kant và
những sự phê phán mà nó gây nên. Triết học của Hegel đã có một thành tựu
to lớn và gây một ảnh hưởng quan trọng. Nó là hấp dẫn trước hết bởi sự kiện
nó đã đem tới cho diễn biến của những sự cố lịch sử một ý nghĩa sâu xa và
cố gắng nêu bật ý nghĩa ấy. Nó cũng còn là hấp dẫn bởi tính duy tâm lãng
mạn của nó, là cái tương ứng với thời kiểu văn học của thời đại ấy. Với
những ai đã toan tính chỉ nhìn trong những đoạn bất thường của lịch sử thấy
sự rời rạc và sự phi lý, nó đem lại một an ủi, lý thuyết tam thức (la triade)
chính đề, phản đề, hợp đề cho phép tích hợp những rời rạc của hiện thực vào
một sự giải thích hài hòa. Thứ siêu hình học ấy dễ dãi hơn học thuyết Kant về
tính tương xung (antinomies).
Trong lĩnh vực triết học xã hội, Hegel đã ảnh hưởng nhiều nhất đến hai
nhà tư tưởng gần như đồng thời Proudhon và Karl Marx. Khi còn sống, hai
người đã đụng vấp nhau bằng những luận chiến nảy lửa (8). Hình như,

những luận chiến ấy do từ sự kiện là cả hai người đều bị kích động bởi cùng
một tư tưởng rộng rãi, song đã có những tính cách rất khác nhau. Proudhon
bộc lộ sự xúc động và sự hăng hái đặc định cả một thế hệ đã chuẩn bị ở
Pháp cuộc cách mạng 1848. Marx là một khối óc xác thực hơn nhiều. Ấy là
một nhà quan sát chính xác và sắc nhọn. Hơn nữa, trẻ hơn Proudhon (Marx
sống từ 1818 đến 1883), Marx mang dấu ấn sâu đậm của trào lưu cay đắng
và bi quan đã lan khắp châu âu sau thất bại hoàn toàn của Cách mạng 1848
mà Marx đã tham gia tích cực, và sự chấm dứt những hi vọng do cuộc cách
mạng đã khơi động.
Trong khi Proudhon tỏ ra là một đầu óc có dáng dấp tôn giáo sẵn sàng
pha trộn những bình luận siêu hình học và thần học vào những luận văn xã
hội của ông, thì Marx, bằng thái độ của ông, thuộc ngay vào tinh thần thực
chứng. Cũng như August Comte, Marx xa rời những vấn đề siêu hình và giới
hạn mình ở sự nghiên cứa những hiện tượng xã hội (9). Người ta có thể,
bằng một số khía cạnh, phân biệt một sự song hành trong những tiền đề của


triết học August Comte với những tiền đề của tác phẩm Marx. Cả hai đều bắt
đầu bằng khởi dựng một phương pháp, rồi áp dụng phương pháp nhằm tìm
ra những tuyến lớn thống trị toàn bộ các thời đoạn của lịch sử người.
Đây là những điểm chính của phương pháp và của xã hội học của Marx
Marx xa rời rõ rệt tiên nghiệm luận của phép biện chứng Hegel. Ông
thừa nhận nguyên lý những đối lập và những tương ứng tồn tại trong lịch sử,
chúng có thể được diễn tả theo đồ thức chính đề và phản đề. Nhưng chỉ có
sự phân tích hiện thực mới có thể phát hiện cho ta thấy chúng. Chính từ
những sự cố toát ra như những kết thúc xuất sinh từ đấy một cách hậu
nghiệm chứ không như những nguyên lý tiên nghiệm quyết định trước các sự
cố. Bằng ngữ ngôn triết, Marx nói: "Thay vì cho tư tưởng quyết định lịch sử,
ấy là lịch sử quyết định tư tưởng".
Marx cũng nói: "Đối với Hegel, sự vận động của tư tưởng mà ông nhân

cách hóa là ý niệm, là tạo hóa (le démiurge) của hiện thực, hiện thực chỉ là
hình thức hiện tượng của ý niệm. Đối với tôi, ngược lại, sự vận động của tư
tưởng chỉ là sự phản ánh của sự vận động hiện thực được chuyển di và
chuyển vị vào trí óc người" (10).
Marx thừa nhận quan niệm về một sự tương ứng giữa các thiết chế
thuộc phạm vi tâm lý với các sự kiện xã hội thuộc phạm vi vật chất. Khẳng
định này cũng bắt nguồn từ triết học của Hegel. Nhưng đối với Marx, tư tưởng
không như đối với Hegel là một nguyên lý siêu hình hay một bản thể. Đối với
Marx, ấy là cái trong ngữ ngôn xã hội học hiện nay chúng ta gọi là những tâm
cánh và những thể chế, tức là tất thảy những gì là kết quả của nỗ lực lãnh hội
và diễn giải mà mỗi xã hội hoàn thành. Những tin tưởng (croyances) ấy đổi
thay theo với các cấu trúc xã hội: chỉ có, ông nói, những sự thật lịch sử. Ông
giả định (postuler) sự hiện tồn của "hai loại quy luật đồng nhất trong thực
chất, nhưng khác biệt trong hình thái của chúng" (11).
Marx đem lại trong quan niệm về tính biện chứng một đổi mới khác:
ông khẳng định giữa tư tưởng và các sự kiện, hoặc giữa nhiều hiện tượng
khác nhau, không phải chỉ có những đối lập hay những song hành, mà còn có


một vận động vĩnh hằng của những ảnh hưởng tương hỗ (un jeu perpétuel
d'inpluences réciprogues). Chính đề và phản đề không đáo đầu tới một thứ
phức hợp (composé) ổn định là hợp đề, mà chúng ảnh hưởng tương hỗ nhau
với những ưu thắng khả biến, bằng một thứ trao đổi qua lại, về cảm ứng (des
prédominances variables de reactions et d'induction). Như thế, trong các khoa
học xã hội, ý niệm kết quả biện chứng, tức là "trong hai chiều” thay thế cho ý
niệm thông tục về nhân quả.
Sự sử dụng phép biện chứng đối với Marx không nhằm khẳng định tiên
nghiệm sự hiện tồn những chính đề và phản đề và làm cho lịch sử rơi vào
một thứ tranh chấp ngữ chiến giữa chúng với nhau. Mà trước hết, nó nhằm
để tiến hành một phân tích thực chứng những sự kiện xã hội. Nhưng thái độ

đặc định tư tưởng của Marx, ấy là sự ưu thắng của quan điểm năng động (là
cái “sinh thành” trong ngữ ngôn siêu hình của Hegel). Biểu thị chính yếu của
tính năng động ấy, nó dẫn đến những biến động xã hội, chủ yếu ngụ trong sự
tác động của những lực lượng đối kháng thuộc mọi phạm vi. Bằng cách cố
gắng phân biệt những đối lập hiện tồn trong lòng các xã hội, Marx đã khởi
dựng lý thuyết đấu tranh giai cấp được xem là sự đối lập cơ bản và nó thống
trị từ xa tất thảy những đối lập khác của đời sống hiện đại. Bởi, ông nói, ấy là
cuộc đấu tranh giai cấp đảm bảo sự thích nghi giữa các lực lượng kinh tế với
đời sống xã hội.
Với Hegel, yếu tố cơ bản của tiến hóa là ý niệm, được nhận thức với tư
cách là nguyên lý siêu hình. Sau này, August Comte, trong khi vứt bỏ siêu
hình học, khẳng định cái quyết định sự tiến bộ của các xã hội, ấy là vị trí của
chúng khi đứng trước những vấn đề triết học (luật Ba trạng (12)). Về phía
Marx, như chúng ta đã thấy, Marx bắt đầu bằng thừa nhận một tính song
hành nào đó, một sự tương ứng cần thiết giữa các tin tưởng, các thể chế với
các sự kiện xã hội khác. Song phản đối hai tác giả nọ, ông dành địa vị ưu tiên
cho cái ông gọi là cấu trúc hạ tầng của các xã hội, tức là cái nền ngồi vật chất
(assiette matérielle) của chúng. Nền ngồi vật chất này vừa gồm môi trường tự
nhiên với các tài nguyên và các đặc điểm của nó, và, mặt khác, cả tình trạng


kỹ thuật. Nền ngồi vật chất, sớm hay muộn, cuối cùng đi đến ảnh hưởng tới
các thể chế (13) là những cái thường là sự phóng chiếu trí tuệ của cấu trúc
vật chất. Chính bởi thái độ ấy, đối lập với thuyết duy tâm của Hegel, mà người
ta đặc danh là thuyết duy vật lịch sử.
Nhưng trong tác phẩm của Marx, cũng như của Engels tính ưu tiên ấy
của cấu trúc hạ tầng, được nhận thức là cơ sở của đời sống xã hội, đã được
trình bày một cách rất súc tích. Đối với hai ông, cấu trúc hạ tầng đang ở bình
diện thứ nhất bởi nó là một nguồn thường trực của những dẫn khởi
(suggestions). Nhưng đến lượt nó, nó cũng bị ảnh hưởng bởi những tin

tưởng, nhưng thể chế và những sự cố. Thực tế, học thuyết của Marx, mặc
dầu cái tên được gọi theo truyền thống, không phải duy vật theo nghĩa tầm
thường của từ này (14). Chắc chắn, Marx đã chọn tính ngữ ấy vì những thời
kiểu trí tuệ khi ấy, nhất là để đối lập với trường phái của Hegel và với sự lạm
dụng những từ "tinh thần" và "duy tâm". Trong tập III bộ Tư bản, Marx chỉ ra
rằng trong một số thời điểm quyết định, nhân tố hữu thức và chủ quan có thể
làm biến đổi hiện thực; tư duy hữu thức khi ấy trở thành sáng tạo. Ấy là, ông
nói, “sự nhảy vọt của tính bức thiết trong sự tự do".
Một khi những quy tắc về phương pháp như vậy đã được đặt ra. Marx
chuyển sang phân tích các cấu trúc xã hội, chính yếu là các cấu trúc kinh tế
của thời đại ông. Rất khác biệt với phần lớn các nhà xã hội chủ nghĩa trước
ông, ông nhìn thấy trong các quá trình đáo đầu đến sự áp bức và đến những
đau khổ của một dân tộc không phải hiệu quả của tính hiểm độc của các giai
cấp lãnh đạo, nhưng kết quả của những quá trình không cố ý. Ở điểm này,
Ông thừa nhận cách nhìn của các nhà kinh tế học cổ điển về tính chất không
cố ý, và nhất là về tính chất độc lập với những động cá nhân của các hiện
tượng kinh tế. Các nhà kinh tế học cổ điển. Khi họ là lạc quan chủ nghĩa như
Adam Smith, đã tán tụng cạnh chủ nghĩa, như Ricardo, đã lật mặt trái của vấn
đề, tức là cái cách mà quy luật lợi nhuận và quy luật tiền công đã khiến những
kẻ này thì giàu có vô tận và nếu những kẻ khác vào một cùng khốn sát nhân.
Khác với kinh tế học cổ điển, Marx cho rằng những quá trình ấy chỉ trình ra


tính chất định mệnh khôn tránh nổi chừng nào chúng là vô thức. Khi nào, nhờ
ở phép biện chứng và sự phân tích, chúng ra khỏi lĩnh vực của những lực
lượng thần bí, thì khi ấy bắt đầu khả năng của sự tác động của chúng ta đến
chúng. Đấy chính là thời điểm quyết định trong đó diễn ra cái Marx gọi là "sự
có ý thức": khi ấy chúng ta có thể đạt tới vượt được những đối lập xã hội và
tới chỉnh hướng hoặc tránh được những quá trình có hại.
Đó là những cống hiến chính yếu của Marx vào xã hội học. Bên cạnh

sự nghiệp xã hội học đúng nghĩa của ông, Marx đã sản ra một sự nghiệp kinh
tế học và chính trị học rất lớn lao ảnh hưởng trọng đại từ gần một trăm năm
nay đến sự định hướng trí tuệ và đến các sự cố (15).
Những giải thích đơn tuyến. Bên cạnh những hệ thống lớn xã hội học
tiên nghiệm ấy, người ta thường thấy trong xã hội học những quan điểm
tương tự nhưng cục bộ. Chúng nhằm nhiều nhất vào sự ứng dụng để tìm ra
chìa khóa cho sự giải thích các hiện tượng xã hội bằng một sự kiện hay bằng
một nhóm sự kiện, loại trừ toàn bộ hoặc hầu như toàn bộ những sự kiện
khác. Phần lớn các lý thuyết xã hội học thuộc phương pháp ấy. Chính vì thế
mà P.A. Sorokin đã có thể xếp loại, một cách có lý, các lý thuyết xã bội học
hiện nay (16) theo sự giải nghĩa ưu thắng hay chuyên thuộc của chúng về sự
sinh thành của các thể chế. Trong tác phẩm của ông, Sorokin xếp loại chúng
theo cách sau đây: Phái địa lý (Brunhes, Vallaux, Ratjel), Phái chủng tộc
(Gobineau, de La pouge, Ammon, Galton, Pearson, v.v), Phái chiến tranh,
Phái nhân khẩu học, v.v...
Tất cả các trường phái ấy đã phục vụ nhiều cho xã hội học, nhờ ở
những nghiên cứu mà các giả định ban đầu của chúng đã là điểm xuất phát.
Mỗi trường phái đã hiển nhiên hóa tầm quan trọng của một hiện tượng.
Những mặt khác, phương pháp ấy hàm chứa một số bất thuận. Các môn đệ
của mỗi phái đều tiến hành một sự xếp hạng lại (un reclassement) tất cả mọi
tri thức xã hội và một sự diễn giải các sự kiện lịch sử quen thuộc bằng cách
coi mình là duy nhất trên quan điểm của yếu tố ưa thích của họ. Do đấy sinh
ra những rối rắm, những thái độ phe phái, những lạm dụng lý luận chứng giải


và đôi khi cả những bóp méo hiện thực một cách quá tinh xảo. Người ta đã
muốn làm cho một số trong các lý thuyết ấy thực sự trở thành những cái
thường của Procuste (17). Bởi thế, theo ý kiến chúng tôi, một trong những đối
tượng, có thể là đối tượng chính của xã hội học và làm bằng chứng cho một
tinh thần phê bình sắc nhọn và bằng sự so sánh các sự kiện với các học

thuyết, xác định cho mỗi lý thuyết tầm quan trọng xứng đáng của nó và cho
mỗi một trong số các nhân tố giải thích được đề xuất vị trí đúng hợp của nó.
Người ta chỉ có thể nhắc những ai có khuynh hướng dễ bằng lòng với
những giải thích giản đơn hay phiến diện và cố tình không biết đến tính phức
tạp của hiện thực tư tưởng của Benjamin Constant: "Chân lý nằm trong các
sắc thái" (18).
Xã hội học với tư cách sự tổng hệ các khoa học xã hội khác nhau
Với August Comte, xã hội học là khoa học đại cương về các xã hội. Ở
thời đại ông, đề xuất ấy đã không gây ra những tranh cãi lớn, nhưng từ bấy
đến nay, sự nghiên cứu các xã hội đã được mở rộng rất nhiều. Từ bản thân
sự lớn lên ấy nhiều vấn đề mới nảy sinh. Nó được ứng dụng vào các dạng
thái luôn luôn nhiều thêm của mọi loại xã hội; nó đã khiến ra đời những tác
phẩm quan trọng và những bộ môn mà mỗi một đều có tính chất riêng biệt và
đã đem lại một mùa gặt phong phú về sự kiện và về diễn giải. Vậy liệu có là
yêu sách quá nhiều ở xã hội học khi tiếp tục gán cho nó một sự khuyếch phát
như thế.
Nhiều tranh luận đã nảy sinh về chiều nghĩa mà người ta đồng ý cho
định nghĩa toàn bộ do August Comte đề xướng. Nên hiểu từ "khoa học đại
cương về các xã hội" trong chiều nghĩa "khoa học toàn phần" hay là "khoa
học về các phương diện đại cương của các xã hội".
Trường phái Durkheim đã theo định nghĩa thứ nhất: "E.Durkheim thừa
nhận định nghĩa thứ nhất trong các định nghĩa. Với ông, xã hội học chỉ là và
chỉ có thể là hệ thống, là điển tập (le corpus) các khoa học xã hội"(19). Nói
đúng, các khoa học xã hội là những thành phần không thể phân chia của cơ
thể rộng lớn: xã hội học. Trong các tập liên tiếp của Niên kỷ xã hột học


(Année Sociologique), người ta thấy chúng được xử lý như vậy, ấn phẩm ấy,
liệt kê bằng cách tóm tắt tất cả các công trình xã hội học đã ra đời, nhóm hợp
các khoa học xã hội ấy lại trong các cột mục: xã hội học tôn giáo, xã hội học

luân lý; xã hội học pháp lý; xã hội học kinh tế, v.v... Khoa học các tôn giáo,
khoa học các phong tục, khoa học pháp quyền, khoa học kinh tế trong trường
hợp ấy được coi là những mảnh của xã hội học; đó là các chương mục của
cùng một cuốn sách và lẽ tự nhiên chúng phải được cấu tứ từ những nguyên
lý chung. Xã hội học ở trong sự bố trí chúng (leur juxtaposition), trong sự tích
hợp chúng; xã hội học là số tổng các yếu tố được cộng lại.
Ý niệm triết học của các khoa học xã hội. Khuynh hướng thứ hai có
nhiều đại diện, nhất là René Worms, người đã xác định nó trong câu: "Bây giờ
đây là quan niệm thứ hai. Theo nó mỗi khoa học mà chúng ta vừa kể đều có
tính độc lập và những tính chất riêng biệt. Khoa học tôn giáo quá khác với
khoa học pháp quyền, khoa học phong hóa quá khác với khoa học chính trị
để ta có thể dùng chung cho chúng một tên. Vậy thì không thường mà nói
chúng phải được vun bón bởi những người nghiên cứu khác nhau: những
bức thiết của sự phân công lao động, khoa học đòi hỏi điều ấy. Tuy nhiên, có
chỗ cho sự tiếp cận nhau giữa các khoa học. Mỗi khoa học nghiên cứu một
phương diện của hiện thực xã hội. Khi chúng đã đứng riêng rẽ đẩy mạnh
nhiệm vụ riêng của chúng một cách xa nhau nhất, thì có dịp để so sánh kết
quả của chúng, hội hợp chúng lại với nhau, để lập thành một quan niệm về
toàn bộ mà mỗi chúng đã khảo sát một mảnh. Đấy chính là nhiệm vụ của xã
hội học. Vậy là xã hội học không thu hút vào nó khoa học xã hội riêng biệt.
Đúng hơn, xã hội học tự trình ra như là sự hoàn thành chúng (leur
courunement). Xã hội học không hề là tất cả cấu tạo của chúng, xã hội học
chỉ hình thành điểm đỉnh chung (le faite commun) của chúng"(20).
Worms đã đề nghị coi xã hội học như là triết học của các khoa học xã
hội. Đó cũng chính là nhan đề ông đã đặt cho một trong những tác phẩm
chính của ông. "Triết học của một khoa học, ông viết, là sự khảo sát những


vấn đề đại cương nhất được đặt ra cho chủ đề của khoa học ấy. Một bên là
những vấn đề khởi đầu, một bên là những vấn đề cuối cùng”.

Tuy nhiên, ta sẽ nhận thấy triết học về sử học khá khác biệt với triết
học về các khoa học đúng nghĩa. Các biện pháp của nó thuộc về sự thử
nghiệm nhiều hơn là sự nghiêm ngặt biện chứng của triết học. Vậy xã hội học
sẽ phải tránh để không lẫn lộn với triết học về lịch sử và với những khái quát
hóa mà sử học thường thích dùng. Xã hội học chủ yếu sẽ là một sự đối chất
những vấn đề được đặt ra bởi những khoa học xã hội riêng biệt và một sự so
sánh những kết quả sở đắc bởi chúng. Nhưng sự tổng hợp ấy sẽ phải tiến
hành bằng một tinh thần phê phán và khoa học chân chính.
Triết học và lịch sử. Xã hội học cố gắng cung cấp một số dữ kiện chung
cho các khoa học xã hội riêng biệt, những dữ kiện mà bản thân xã hội học lấy
ngay ở sự nghiên cứu tổng hợp các khoa bọc nọ. Cũng như thế xã hội học cố
gắng rút tỉa những phương pháp chung cho các khoa học xã hội hoặc những
phương pháp có thể trở thành chung. Xã hội học cung cấp cho các khoa học
xã hội những đề xuất thuộc phạm vi đại cương và nó tiến hành việc kéo gần
lại nhau các kết quả sở đắc bởi mỗi khoa học.
Triết học về lịch sử đã được thực hành bằng nhiều cách khác nhau.
Một cách nhằm cố gắng dẫn dắt mọi sự kiện lịch sử đến một giải thích duy
nhất, được nhận thức như nguyên nhân đầu tiên. Thí dụ, trường hợp ấy là
"Diễn từ về lịch sử thế giới" của Bossuet người ta có thể, vô luận thế nào,
xích gần phương pháp ấy lại những tác phẩm xã hội học đã nói trên là những
tác phẩm cũng cố gắng giải thích các sự kiện lịch sử bằng sự ưu thắng tuyệt
đối của một số phân tố (facteurs), và như vậy, thường là hay làm phương hại
đến tính phức tạp hiện thực của các sự kiện xã hội. Như khi người ta giải
thích sự tiến hóa xã hội duy nhất bằng phân tố chủng tộc, hoặc bằng phân tố
địa lý, v.v... bằng cách loại bỏ hầu hết các phân tố khác hoặc bằng cách đẩy
lùi chúng xuống hàng thứ yếu (21).
Sự thực, thông thường đó là do những nhu cầu về một sự trình bày
nhanh gọn và biện biệt những học thuyết mà người ta gán cho tác phẩm của



một số nhà xã hội học những nhãn hiệu hơi lòe loẹt quá đáng và độc quyền.
Trong thực tế, số đông đã chỉ ra trong tác phẩm của họ nhiều ý nghĩa của các
sắc thái và của tính phức tạp hiện thực của các hiện tượng xã hội.
Một dạng thức cổ truyền khác của sử học, khiến nó khu biệt xã hội học,
là sử học trình bày, liệt kê và tìm kiếm các "sự kiện khác nhau của lịch sử (tức
là sự nối tiếp của các sự cố vào các thời đoạn hơn là sự nối tiếp của các thể
chế (22)). Sử học và triết học lịch sử bao giờ cũng có khuynh hướng gia ban
tính ưu đẳng (la préeminence) cho các sự cố xuất sắc nhất, nổi bật nhất, mà
chiếm địa vị hàng đầu là: chiến tranh, điều chỉnh biên giới; như thế nên
khuynh hướng "Plutarque" là tìm kiếm những nhân vật đứng ở cận cảnh, là
những nhân vật hoặc ngoạn mục hoặc ồn ào mà người ta thấy tái xuất hiện
theo cách định kỳ, như ở Carlyle và Nietzsche.
Ngược lại, xã hội học quan tâm nhiều đến nghiên cứu sự tiến hóa, các
thể chế, các huyền thoại, các tâm cách (des mentalites) và các cấu trúc, mà
không quan tâm tới các tình tiết đơn thể (des épisodes singuliers). Xã hội học
tìm cách tách gỡ ra những chức năng cốt yếu (les fonctions essentielles) như
chúng đang tồn tại, đồng chủng những trường hợp cụ thể, của những hoàn
cảnh và của những thời đoạn.
Sự khái quát hóa
Chỉ có khoa học của cái chung. Và con người luôn luôn cảm thấy nhu
cầu về những khái quát hóa "đội khăn" cho các khoa học tiếng biệt (23).
Xưa kia, sự khái quát hóa ở trình độ cao nhất đã được tiến hành trên
bình diện triết học. Các tác phẩm thuộc loại này mang tên: Triết học Luật
pháp, Triết học các Khoa học, v. v... Ngày nay, khuynh hướng là tiến hành
những khái quát hóa ấy trên bình diện của xã hội học. Và người ta khởi dựng
những "Xã hội học Luật pháp”, "Xã hội học Chính trị", "Xã hội học Văn học"
v.v...
Góc độ trong đó được thực thao sự khái quát hóa và sự tổng hợp đã
thay đổi. Người ta thấy những đặc điểm chính yếu của một chủ nghĩa nhân



bản mới, đương thời được phác họa. Con người - bất khả chia tách các xã
hội mà nó là bộ phận cấu thành - vừa là chủ thể vừa là khách thể của tri thức,
sau những khúc khuỷu trí tuệ mênh mông (apres d'immenses détours
intelectuels) và những sự tha hóa vô lượng vô số của quá khứ, hai mươi
nhăm thế kỷ sau Protagoras, lại trở lại là tiêu chuẩn của mọi sự vật (la mesure
de toutes choses). Xã hội học trở thành hình thái của chủ nghĩa nhân bản
đương thời (24).
2. Các dạng vẻ khác nhau của xã hội học đại cương và những vấn
đề chính của nó
Phương pháp luận và tổng hợp
Từ August Comte, quan điểm của trường phái Pháp đã là tổng hợp.
Chúng ta nhớ lại rằng August Comte coi xã hội học là một thứ khoa học cực
điểm (une sorte de science culminaté), như đỉnh một hình tháp. Đối với
A.Comte, các cống hiến của mọi ngành khoa học móc nối ngành nọ với
ngành kia theo trật tự phức tạp tăng trưởng cho đến xã hội học.
Quan niệm ấy tồn tại là điểm chủ yếu của các trường phái chính trong
xã hội học Pháp. Dù chúng mệnh danh là "triết học" hay "điển tập" ("corpus")
các khoa học xã hội, thì cũng là chúng từ chối tách rời xã hội học với các
khoa học xã hội riêng biệt. Quan hệ giữa chúng với xã hội học trước hết là
những quan hệ về phê bình và phương pháp luận. Vì vậy mà sau này
Durkheim sẽ nói rằng "sự cải cách cần kíp nhất vậy là làm cho tư tưởng xã
hội học đến với những kỹ thuật chuyên biệt". Cái riêng thuộc của xã hội học,
ấy là nó đem lại ý thức về tính thống nhất ấy (la conscience de cette unité).
Như vậy, Durkheim nói tiếp, "khoa học xã hội đại cương sẽ không còn là một
tư biện trừu suất và về phía mình, các công trình của các chuyên gia sẽ
không còn là những địa phương chỉ không liên hệ với nhau và không giá trị
giải thích". Quan điểm này cũng là của rất nhiều nhà xã hội học nước ngoài.
Chúng ta có thể kể P.A.Sorokin, người cho rằng xã hội học là "khoa học về
những tính cách chung của các hiện tượng xã hội và về những tương liên hệ

giữa chúng"(25).


Các dạng vẻ khác nhau của xã hội học tổng hợp xuất xứ từ những định
nghĩa rất chung ấy. Từ quan điểm ấy mà xã hội học đại cương đề xuất ngày
nay những mục đích sau đây:
a- Nó cố gắng là một phương pháp luận. Với tư cách ấy, nó phân biệt
các quy tắc chung về phương pháp cho tất cả các khoa học xã hội với những
quy tắc chuyên biệt về phương pháp hay về tra vấn của mỗi ngành trong
chúng theo những yếu tố mà chúng thực hiện riêng và những môn học
(matières) mà chúng nghiên cứu.
b- Nó cố gắng bằng một cái nhìn tổng hợp khách quan trị liệu sự chia
cắt từng mảnh hiện thực xã hội. Xã hội học tự đề ra "điểm duyệt” ("faire le
tour”) hiện thực xã hội, vừa trong không gian (tĩnh, tức là xác định những sự
kiện về cấu trúc và về chung sống - dé terminant les faits de structure et de
coexistence), vừa trong thời gian (động), bằng cách xem xét các hình thái và
các thể thức kế tục của chúng (en examinant les formes et les modalités de
leur succession).
Các hiện tượng chuyển tiếp
Bên cạnh những mục đích tổng hợp, xã hội học có một nhiệm vụ
dường như ngày càng giữ vị trí quan trọng trong sự phát triển sau này của nó.
Ấy là cái người ta có thể gọi là những hiện tượng chuyển đoạn từ một trật tự
này sang một trật tự khác.
Nói như thế chúng tôi muốn nói những ảnh hưởng mà những sự kiện
xuất hiện từ một khoa học xã hội riêng biệt có thể có đối với những sự kiện
gắn bó với một khoa học khác, thí dụ ảnh hưởng của những sự kiện kinh tế
đến những sự kiện về cấu trúc, hoặc ảnh hưởng sự tiến hóa của pháp luật
đến sự phát triển kinh tế, hoặc sau rốt, những dạng vẻ tâm lý của những liên
quan (colmexions) khác nhau ấy.
Đấy là một lĩnh vực rất quan trọng và đòi hỏi một nghiên cứu tinh tế rất

mực, mà tất thảy các hiện tượng như sự chuyển vị (transpositions), các giội
hưởng (retentissements), các cảm ứng (inductions), các tác động phản hồi


×