Tải bản đầy đủ (.doc) (204 trang)

LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP HAI VĂN HỌC VIẾT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (926.53 KB, 204 trang )

LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM - TẬP HAI: VĂN HỌC VIẾT
LỊCH SỬ VĂN HỌC VIỆT NAM
TẬP HAI
VĂN HỌC VIẾT
Thời kỳ I: Các giai đoạn I, II và III
(In lần thứ năm, có sửa chữa)
(Sách dùng trong các trường Đại học và Cao đẳng sư phạm)
Tác giả: BÙI VĂN NGUYÊN

Chương mở đầu: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA NỀN VĂN HỌC
VIẾT DƯỚI THỜI PHONG KIẾN
Dân tộc Việt nam vốn từ nghìn xưa đã có một nền văn học dân gian
truyền miệng muôn màu muôn vẻ và đến khi có chữ viết (chữ viết được
truyền lại đến nay, trước khi có chữ quốc ngữ là chữ Hán và chữ Nôm) lại có
thêm nền văn học viết chữ Hán và chữ Nôm. Nền văn học viết chữ Hán và
chữ Nôm đó hình thành dưới thời phong kiến và chủ yếu phát triển ở thời đó,
kéo dài cho đến mãi về sau. Như vậy, nền Văn học viết của dân tộc ta thời đó
có những tính chất chung nhất định, trong khuôn khổ của chế độ xã hội thời
bấy giờ, nó mang nhiều nhân tố phức tạp, tích cực có, tiêu cực có, tất nhiên
đối với bộ phận văn học viết tiến bộ lúc đó, thì nhân tố tích cực là chủ yếu.
Sau đây, lần lượt, chúng ta đề cập đến một số vấn đề trong tính chất chung
của nền văn học viết đó.
1. Cùng với nền văn học dân gian muôn màu muôn vẻ của các dân
tộc anh em trong đại gia đình Việt nam, nền văn học viết, tức nền văn
học viết tiến bộ, dưới thời phong kiến, thấm đượm chủ nghĩa yêu nước
nồng nàn và chủ nghĩa nhân đạo sâu sắc.
Theo những thành tựu của các công trình khoa học trong nước và
ngoài nước được xác định thì nước ta có một vị trí đặc biệt. Tổ quốc ta nằm


vào nơi giao lưu đông, tây nam, bắc, nơi tiền đồn Đông Nam Á và trở thành


một cái mốc cho kẻ thù nhòm ngó từ nhiều hướng. Đó là một trong nhiều
nhân tố phức tạp khác khiến cho tổ tiên ta sớm có ý thức về “độc lập, tự do”,
sớm tự giác về việc xây dựng một địa bàn dân tộc, trong hoàn cảnh vừa phải
chống thù trong, giặc ngoài, mà giặc ngoài có khi thuộc vào loại hung hãn bậc
nhất thế giới. Ngay từ thời còn trứng nước, nước ta đất không rộng, người
không đông và có nhiều dân tộc anh em chung sống hòa hợp với nhau. Chính
nhân tố đoàn kết nội bộ của dân tộc ta là một truyền thống hết sức tốt đẹp để
tạo thành một sức mạnh vô địch chống xâm lăng.
Xưa kia, tổ tiên ta đã trải qua bao chặng đường sóng gió để bảo vệ nền
độc lập, tự do của dân tộc. Đất nước của Hùng vương, quê hương của trống
đồng Đông sơn nổi tiếng, có lúc chỉ vì An Dương Vương mất cảnh giác chính
trị, nên đã để mất về tay Triệu Đà, và tiếp sau đó là hàng nghìn năm Bắc
thuộc. Tuy cũng có nhiều cuộc khởi nghĩa như Bà Trưng, Bà Triệu, Mai Thúc
Loan, Phùng Hưng… nhưng vẫn không cứu văn được nền độc lập, và phải
đến năm 938, bởi trận Bạch đằng thứ nhất, Ngô Quyền lãnh đạo nhân dân ta
đánh tan bọn Hoàng Thao, mở ra một kỷ nguyên mới: kỷ nguyên nước Đại
Việt độc lập, tự do ra đời. Cuộc đấu tranh chống ngoại xâm của nhân dân ta
chưa dừng lại ở đó. Còn có trận Bạch đằng thứ hai năm 981 do Lê Hoàn chỉ
huy, đồng thời với trận Chi lăng thứ nhất với sự kiện chặt đầu Hầu Nhân Bảo.
Rồi đến trận Bạch đằng thứ ba năm 1288 do Trần Quốc Tuấn chỉ huy, trận
Chi lăng thứ hai năm 1427 với sự kiện chặt đầu Liễu Thăng, tiến tới trận Đống
đa nổi tiếng năm 1789 do Nguyễn Huệ, người anh hùng áo vải chỉ huy… Oái
oăm thay: Nguyễn Ánh theo vết chân Chiêu Thống, “rước voi về giầy mả tổ”,
khiến cho non sông gấm vóc Đại Việt bị thực dân Pháp đô hộ, để rồi phải mất
117 năm, thì đài xuân dân tộc mới trở lại tươi vui và sáng chói dưới “cờ đỏ
sao vàng”: nước Văn Lang cổ kính thời Hùng vương đã tái sinh dưới ánh
sáng của Đảng quang vinh thành nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam,
nước xã hội chủ nghĩa đầu tiên ở Đông Nam Á. Chủ nghĩa yêu nước của
nhân dân ta nảy sinh và lớn mạnh trong tiến trình lịch sử như vậy. Từ thưở
Gióng phi ngựa sắt đuổi giặc Ân trên địa bàn đất tổ Hùng vương đến nay, qua



chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, bao nhiêu thế hệ con em đất Việt nối tiếp
nhau đốt sáng ngọn lửa thần thiêng liêng của dân tộc, ngọn lửa thiêng đó
chính là tinh thần tự cường, bất khuất của nhân dân ta.
Trong Báo cáo chính trị tại Đại hội Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ II
thời kháng chiến chống thực dân Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Dân tộc
ta có một lòng yêu nước nồng nàn. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ
xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi. Nó kết
thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ to lớn, nó vượt qua mọi sự nguy hiểm
khó khăn. Nó nhấn chìm tất cả bè lũ bán nước và cướp nước”. Trong Báo
cáo chính trị tại Đại hội Đảng lần thứ IV vừa qua, đồng chí Tổng bí thư Lê
Duẩn cũng nêu lên chủ nghĩa yêu nước truyền thống đó: Nước Việt nam là
một, dân tộc Việt Nam là một. Lịch sử Việt Nam mấy nghìn năm nay là lịch sử
của một nước thống nhất, một đại gia đình dân tộc thống nhất, là lịch sử
không ngừng đấu tranh đánh bại mọi thế lực xâm lược và chia cắt.
Không phải ngẫu nhiên mà từ sau lời truyền của Hùng vương cho sứ
giả đi rao để tìm người tài giỏi ra đánh giặc cứu nước, thì có biết bao nhiêu
văn kiện xuất hiện như hịch, tuyên ngôn, thí dụ bài thơ thần của Lý Thường
Kiệt, bài Hịch tướng sĩ của Trần Quốc Tuấn, bài Bình Ngô đại cáo do Nguyễn
Trãi viết thay cho Lê Lợi, lời tuyên bố của Nguyễn Huệ ở Thọ hạc (Thanh
hóa) trước khi tiễn ra Bắc, đại phá quân Thanh… Một dòng văn học viết thấm
đượm chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa nhân đạo hình thành và phát triển,
bao gồm nhiều áng thơ phú khác nhau, nhưng cũng có khi bao gồm cả một
hệ thống văn học, thí dụ văn học cứu nước thời Lý, Trần, văn học yêu nước
thời khởi nghĩa Lam sơn, văn học yêu nước thời khởi nghĩa Tây Sơn, v.v. hệ
thống thơ văn này chính là tiền đề cho hệ thống thơ văn yêu nước và cách
mạng thời chống Pháp cũng như thời chống Mỹ cứu nước.
Nhân dân ta rất anh hùng, nhưng cũng rất nhân đạo đối với con người,
cho dù con người đó có lúc là kẻ thù, nhưng đã biết hối cái và phục tùng

chính nghĩa thì cũng được ta khoan hồng.


Nếu như chủ nghĩa yêu nước là một truyền thống tốt đẹp, thì chủ nghĩa
nhân đạo lại là một truyền thống tốt đẹp khác của dân lộc ta.
Trong tôn giáo nguyên thủy với tính chất bản địa của dân tộc ta, có đạo
thờ bà phủ, hoặc ba tòa đức mẹ (gọi theo lối chữ Hán là: Tam phủ thánh mẫu,
hoặc Tam tòa thánh mẫu). Đó chỉ là di tích của tục thờ thần thiên nhiên thời
nguyên thủy, của nhân dân ta vì rằng ba phủ hay ba tòa đức mẹ đó là: Đức
mẹ trên trời (Thượng thiên phủ), đức mẹ trên rừng (Thượng ngàn phụ), đức
mẹ dưới nước (Thủy phủ, có nơi gọi chệch là Thoải, đức mẫu Thoải). Ba đức
mẹ đó được coi như ba vị chủ tể sáng tạo ra ba vùng của địa bàn hoàn chỉnh
của dân tộc ta: vùng trời, vùng đất, (bao gồm cả rừng núi), vùng biển (bao
gồm cả sông ngòi). Ở đây, chúng ta không bàn rộng về ý nghĩa duy vật thô sơ
trong đạo Tam phủ hay Tam tòa đó, mà chỉ đề cập đến một mặt của vấn đề.
Sáng tạo ra con người của các bà mẹ, tức vấn đề con người “tự tái sản xuất”
như Mác và Ăng-ghen đã nói rõ trong quyển Hệ tư tưởng Đức (phần Phơbách), và từ đó đó cập đến ý nghĩa đồng bào, đồng chủng trong quan hệ giai
cấp xã hội. Từ viễn cảnh của ba đức mẹ mang màu sắc thiên nhiên thời hồng
hoang nói trên, cho đến đức tổ mẫu Âu Cơ và cái bọc trăm trứng là cả một
chặng đường quá dài, và từ đức tổ mẫu Âu Cơ cho đến bà mẹ Gióng, rồi bà
Man Thiên mẹ Hai Bà Trưng, v.v… lại là một chặng đường quá dài nữa. Đối
với thời đại có lịch sử, thì hàng nghìn năm đã là dài, còn đối vời thời đại trước
khi có lịch sử, thì phải nói hàng tỉ và hàng tỉ năm, hay hơn nữa. Lịch sử của
dân lộc ta tương ứng với lịch sử của tạo hóa và tuy dài như vậy, nhưng vẫn
nhất quán từ xưa đến nay, chủ nghĩa nhân đạo hiện nay vừa thể hiện tình
thương yêu đồng bào, đồng chủng, tình thương yêu giai cấp, vừa thể hiện
tình quốc tế cao cả, vốn có nguồn gốc lâu đời từ thời ba đức mẹ thiên nhiên
qua đức tổ mẫu Âu Cơ đến bà mẹ Gióng, bà mạ của Hai Bà Trưng, và biết
bao bà mẹ trong lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm, chống phong kiến đã
nuôi lớn biết bao anh hùng dân tộc. Cho đến nay, giữa thời đại Hồ Chí Minh

vĩ đại, thời đại bước ra ngõ là gặp anh hùng, có biết bao nhiêu bà mẹ của anh
hùng, chiến sĩ và bản thân các bà mẹ cũng có người là anh hùng, chiến sĩ.


Quả vậy, cái đích cao cả của chủ nghĩa nhân đạo là giải phóng cho con
người, không riêng gì một dân tộc mà cho tất cả các dân tộc, thoát khỏi mọi
áp bức, bốc lột và được sống một cuộc sống hạnh phúc lâu dài. Từ nghìn
xưa, chủ nghĩa nhân đạo của ta đã thấm đượm tình dân tộc và tình thương
yêu giai cấp. Ca dao ta có câu:
“Con một mẹ, hoa một chùm.
Yêu nhau nên phải bọc đùm lấy nhau”
và tục ngữ có câu:
“Một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ”.
Văn học viết của ta (chữ Hán cũng như chữ Nôm) phản ánh nhiều khía
cạnh, nhiều mặt của chủ nghĩa nhân đạo và chủ nghĩa yêu nước. Tất nhiên,
chủ nghĩa nhân đạo qua các áng văn của các nhân sĩ thời xưa, vốn xuất thân
từ cửa Khổng, sân Trình, nhìn chung, có nhiều chỗ mờ nhạt, kém nồng nàn,
sâu sẳc do hạn chế bởi hệ ý thức giai cấp của tác giả, nếu như chúng ta so
sánh với tính chất đậm đà của chủ nghĩa nhân đạo thể biện trong văn học dân
gian hay văn học tiếp cận với văn học dân gian, thí dụ Thạch Sanh. Tống
Trân Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa. Nói chung là như vậy, chứ thật ra, hình
ảnh “dân đen con đỏ”, hình ảnh những người “dưới đáy xã hội” vẫn thấp
thoáng, và có khi cũng nổi bật trong nhiều áng văn xuất sắc, thí dụ Bình Ngô
đại cáo, Hịch Tây Sơn đánh Trịnh, hay trong nhiều thơ văn, nhiều truyện thơ
nổi tiếng như Kiểu, Nhị độ mai. Mặt khác, chủ nghĩa nhân đạo trong văn học
viết còn thể hiện ở khía cạnh đấu tranh giai cấp, tố cáo bộ mặt xấu xa, gian ác
của giai cấp phong kiến. Có thể nói ở bình diện này, các nhân sĩ thời đó, nhất
là những nhân sĩ chân chính, thông cảm với nỗi đau khổ của quần chúng lao
động, đã có nhiều đóng góp trong thơ văn với chức năng phê phán hiện thực
thời phong kiến. Dường như những nhân sĩ chân chính đó, thí dụ như Chu

An, Trần Nguyên Đán, Nguyễn Phi Khanh, Nguyễn Trãi, LÝ Tử Tấn, Nguyễn
Mộng Tuân, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Phùng Khắc Khoan, Phan Huy Ích, Ngô Thì
Nhậm, Cao Bá Quát…, khi cầm ngòi búi đã có lúc đứng về phía nhân dân để


ít nhiều nói lên sự thật cuộc đời qua nhiều luồng giao thoa của tâm tư mình
cũng như qua những thể nghiệm của bản thân.
Trong mây mù dày đặc của những thế kỷ phong kiến đè nặng lên bao
thế hệ con người, bên cạnh những tác phẩm văn học bốc lên chủ nghĩa yêu
nước sáng ngời mà có được những tác phẩm văn học khác ánh lên chủ
nghĩa nhân đạo sâu sắc thì còn gì quý bằng? Trong quyển Chủ nghĩa Mác và
văn hóa Việt nam, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ:
“Cố nhiên, trong văn học cổ nước ta, có nhiều hạt ngọc bị che phủ bởi
một lớp bụi thời gian, mà bổn phận chúng ta là phải tiếp tục sự nghiệp của
nhà khảo cổ, đáng thương tiếc, cụ Nguyễn Văn Tố, đặng tìm tòi, lượm lặt,
nghiên cứu, không đươc bỏ sót một hạt”. Chúng ta phải có thái độ “đãi cát tìm
vàng”. Có điều, cách suy nghĩ, cách viết của các bậc tiền bối thường là sâu
sắc, kín đáo qua phong cách ngụ ý, ngụ tình, nên chúng ta phải công phu
lắm, kiên tri lắm, may ra mới hiểu được cha ông chúng ta, mà vẫn ý thức rằng
có thể chưa hiểu được thật là thãu đáo.
2. Sự xâm nhập của các hệ ý thức nước ngoài, sự tiếp thu những
yếu tố tích cực và chống đối những yếu tố tiêu cực, phản động của các
hệ ý thức đó.
Từ xưa tới nay, nhất là giờ đây, lúc mà các phương tiện giao thông và
liên lạc hết sức hiện đại, vấn đề giao lưu quốc tế, trong đó có giao lưu văn
hóa trở thành một vấn đề có tính chất quy luật khá bình thường. Dân tộc này,
nước này có thể học tập cái hay, cái đẹp, cái tốt của dân tộc khác, của nước
khác. Quan niệm dân tộc hẹp hòi, xa lạ với chủ nghĩa nhân đạo chân chính,
với chủ nghĩa vô sản quốc tế, là quan niệm bị mọi người, mọi nước trên thế
giới phê phán. Ý nghĩa quốc tế trong các luồng giao lưu và trao đổi văn hóa

thật là rộng lớn.
Ấy thế, nhưng xưa kia ở ta, vấn đề giao lưu văn hóa bị hạn chế do
nhiều nguyên nhân phức tạp, trong đó có nguyên nhân về giao thông, liên lạc
khó khăn. Cũng do giao lưu văn hóa bị hạn chế nên mới có chuyện phương
Đông cách biệt phương Tây, để có người như Hê-ghen chẳng hạn, trong


chuyên đề Mỹ học của mình, đã có thiên hướng đề cao văn học, nghệ thuật
phương Tây, mà coi khinh văn học, nghệ thuật phương Đông. Thật ra, nền
văn học, nghệ thuật nào cũng có những mặt xuất sắc và mặt hạn chế của nó.
Nói như vậy để thấy rằng từ xưa, ở nước ta và các nước phụ cận đã có
các luồng giao lưu văn hóa, nhưng biên độ rất hẹp, chỉ loanh quanh từ Ấn độ
hoặc từ Trung quốc sang, cho nên bọn thực dân phương Tây mới đặt cho
nước ta và hai nước láng giềng anh em là Lào và Cam-pu-chia cái tên Ấn độ
– Trung hoa (tiếng Pháp: Inđochine) nghĩa là dải đất ở giữa Ấn độ và Trung
hoa. Đặt cái tên như vậy, bọn chúng có ý đồ phủ nhận bản sắc và bản lĩnh
của mỗi dân tộc. Sự thật là theo quy luật hỗ tương của sự giao lưu văn hóa,
thì bất cứ nước nào, dân tộc nào mà có sự tiếp xúc lâu đời đều có thể chịu
ảnh hưởng lẫn nhau ở mặt này hay mặt khác, chỉ khác nhau ở mức độ nhiều
hay ít, đậm hay nhạt, thoảng qua hay dai dẳng mà thôi. Tất nhiên, khi nước
này đi xâm chiếm nước khác, thì lợi thế bành trướng lực lượng, kể cả lực
lượng văn hóa vẫn nghiêng về phía kẻ thống trị. Dưới hàng nghìn năm Bắc
thuộc, dân lộc ta không tránh khỏi ảnh hưởng của sự bành trướng lực lượng
văn hóa đó, nhưng rõ ràng dân tộc ta, với lương tri biết học hỏi cái hay, cái
đẹp, cái tốt của người khác, cũng như với truyền thống tự cường và bất khuất
của mình, đã khôn ngoan, tinh tế biết tiếp thu những yếu tố tích cực và chống
đối những yếu tố tiêu cực, phản động của những tôn giáo và học thuyết xâm
nhập từ bên ngoài.
Như ở phần trên đã nói, ngay từ thời xa xưa, nhân dân ta đã có tục thờ
ba phủ (hoặc tòa) Đức mẹ. Tục thờ đó với tính chất duy vật thô sơ ban đầu,

dần dần đã trở thành một thứ tôn giáo có một màng mê tín dị đoan bao phủ.
Thật ra, yếu tố thần linh thời nguyên thủy, tức cái mà ta gọi là “thần” qua
màng “mê tín dị đoan” đó thực chất chỉ là ý thức con người bị “tha hóa” như
Mác đã chỉ rõ, hay nói theo thuật ngữ của Mác, Ăng-ghen thì những ảo tưởng
đó chỉ là hiện tượng “thăng hoa”, tức như những vật chuyển trạng thái mà
thôi, tất nhiên đó là những hiện tượng nảy sinh từ quá trình lao động sản xuất
trong lịch sử loài người. Thông thường, các hoạt động tôn giáo xưa kia đó


được tiến hành dưới dạng lễ nghi có kèm theo phương thuật. Theo sách Việt
sử lược, một tác phẩm khuyết danh đời Trần, khoảng thời Trang vương nhà
Chu (thế kỷ thứ 7, trước Công nguyên) ở đất Phong châu của ta, Hùng vương
đã biết dùng phương thuật khuất phục được các bộ lạc kế cận trong vùng để
lập nên nước Văn Lang, có thể phương thuật lúc đầu được sử dụng như một
công cụ bỗ trợ cho việc sản xuất và chiến đấu, rồi về sau bị giai cấp thống trị
“thần bí hóa” và chúng biến công cụ đó thành một thứ công cụ phục vụ riêng
cho giai cấp chúng để mê hoặc và đàn áp nhân dân lao động.
Chắc rẳng khi những tôn giáo bên ngoài truyền vào nước ta, như kiểu
Phật giáo và Đạo giáo, thì gặp được miếng đất tốt để cắm rễ, đó là cái mớ
phương thuật từ thời xa xưa của nhân dân ta và đã bị “thần bí hóa” mà trở
thành loại mê tín dị đoan. Theo một số thư tịch của ta và của Trung quốc thì
có khả năng đạo Phật từ Ấn độ, Tích lan truyền sang ta theo đường phía
Nam, trước cả việc đạo Phật truyền sang phía Nam Trung quốc. Nhưng về
sau, đạo Phật bành trướng ở Trung quốc rồi truyền sang ta theo đường phía
Bắc, và tất nhiên, những nhà sư lớp sau lúc này được giai cấp phong kiến
che chở, nên có điều kiện lấn át các nhà sư bản địa lớp trước. Dần dà, những
nhà sư cùng với những kinh kệ dịch bằng chữ Hán truyền sang ở lớp sau từ
phương Bắc, xóa mờ đi, tất cả những gì của đạo Phật truyền sang ở lớp
trước từ phương Nam. Có điều, những sự kiện trước hay sau đó đối với
chúng ta ngày nay không có gì quan hệ lắm, mà quan hệ ở chỗ xem đạo Phật

một khi xâm nhập nước ta đã có tác dụng xấu hay tốt như thế nào.
Nói cho đúng thì đạo Phật thời nguyên thủy chứa đựng một số nhân tố
tích cực, thí dụ như tinh chất vô thần của nó, vì rằng đạo Phật chấp nhận
thuyết tứ đại (bốn yếu tố lớn cãu thành vũ trụ là: đất, nước, khí, và lửa), một
thuyết rút từ tôn giáo nguyên thủy của nước cổ Ấn độ, hoặc nữa như thuyết
bình đẳng và thuyết từ bi bác ái của nó về quan niệm nhân sinh, quan niệm
xã hội. Tất-đạt-ta, tức là Phật, gọi cho gần đúng với tên Ấn độ là Bụt, đã tự
giác từ bỏ hạnh phúc cá nhân để đi thuyết pháp nhằm “cứu dân độ thế” bằng
con đường “giác tha”, tức giác ngộ người khác phải biết thương yêu người


cùng khổ. Bụt có chú ý đến kẻ nô bộc, người nô lệ. Trong kinh Sa môn, có
đoạn Bụt thuyết pháp về vấn đề bình đẳng giữa con người với nhau. Bụt nhắc
lại lời ta thán của một nô bộc như sau: “Đức vua An-ja-ta-sat-tu, con của bà
Vi-de-hi nước Ma-ga-đa là người, thì tôi đây (kẻ nô bộc) cũng là người. Vị vua
đó sống tận hưởng đầy đủ năm món khoái lạc, không khác gì vị thiên thần,
còn tôi đây, người nô bộc thì phải làm mọi công việc, dậy sớm, thức khuya,
thi hành mọi mệnh lệnh của chủ, làm đẹp lòng mọi người, lời nói kính ái, chú
ý từng nét mặt (của vua)”. Dần dà về sau, đạo Phật chia ra các Tông phái
Bắc, Nam rồi bị tô vẽ thành một thứ tôn giáo có kèm theo lễ nghi cúng bái,
thêm cả màu sắc mê tín dị đoan. Đạo Phật truyền sang ta, chủ yếu là phái
Thiền Tông, là kiểu đạo Phật hình thành về sau đó, đạo Phật đó sang ta, gặp
được các hình thức thờ cúng kiểu tôn giáo nguyên thủy của ta thì dần dà
nhập cục với nhau, thí dụ như ở chùa Dâu (Hà bắc), một ngôi chùa có rất lâu
đời cạnh thành cổ Liên lâu, tổ tiên ta vừa thờ các vị thần thiên nhiên như Mây,
Mưa, Sấm, Chớp, lại vừa thờ cả Bụt. Nhân dân ta, vốn sẵn tinh thần nhân
đạo, nên dễ tiếp thu thuyết bình đẳng và từ bi bác ái của đạo Phật trong quá
trình đấu tranh chống phong kiến. Nhân dân ta lại vốn sẵn tinh thần yêu nước,
nên ít theo phương pháp tiêu cực của đạo Phật về mặt diệt dục và chịu đựng
đau khổ, hoặc chủ nghĩa “vô vi” của đạo Lão, mà lại xông xáo đấu tranh cho

độc lập của Tổ quốc và hạnh phúc của toàn dân. Trong các cuộc kháng chiến
chống ngoại xâm thời Lý, Trần, những nhà sư yêu nước, yêu đời như Ngô
Chân Lưu, Vạn Hạnh đã góp phần tích cực xứng đáng của mình trong việc
giữ nước. Những tấm gương sáng đó về sau được nhân lên qua các thời đại,
cho mãi đến các giai đoạn kháng chiến chống thực dân Pháp, chống đế quốc
Mỹ vừa qua. Còn “Bụt Việt Nam” nhiều truyện dân gian của ta đã đứng hẳn về
phía dân nghèo, góp phần xây dựng hạnh phúc trần gian của họ, thí dụ như
trong các truyện Chử Đồng Tử, Cây nêu ngày Tết, Tấm Cám…
So với đạo Phật, thì Đạo giáo, một hiến tướng của học thuyết Lão tử,
có nhiều yếu tố tiêu cực hơn. Lão tử, mà tên thật không rõ là Lão Đam hay Lý
Nhĩ (?), có thể sống từ thời Xuân Thu ở Trung quốc, đồng thời hoặc trước
Khổng tử một ít, tức khoảng thế kỷ thứ 5 hoặc thứ 6 trước Công nguyên. Tuy


nhiên, học thuyết của ông chỉ do người đời sau, có thể là học trò của ông, ghi
lại trong quyển Đạo đức kinh khoảng thời Chiến quốc. Đó là một học thuyết
được xây dựng có hệ thống, đầy đủ cả vũ tạu quan và nhân sinh quan. Đứng
về mặt triết học, thì đây là một học thuyết vô thần, có ý nghĩa duy vật và biện
chứng thô sơ, như nói vũ trụ là từ một nhân tố cấu thành có tính chất cơ bản
vốn không có tên, tạm gọi là “Đạo”, hay như nói muôn vật đều luôn luôn
chuyển hóa từ không thành có, hoặc ngược lại, từ có thành không, v.v.
Nhưng từ quan niêm biện chứng về vũ trụ đó, Lão tử đi đến một quan niệm
tiêu cực về nhân sinh là “vô vi”, không làm gì cả, với lý luận không thành có,
mà có thành không. Lão tử phủ nhận tác động tích cực và sáng tạo của con
người đối với tự nhiện và xã hội: chắc rằng Lão tử không thể hiểu được rằng
chính con người với sức lao động sáng tạo và chiến đấu không ngừng, đã tự
tạo ra bản thân nó, đồng thời cái tạo thiên nhiên và xây dựng xã hội loài
người ngày một tốt đẹp hơn lên. Chính môn đồ Đạo giáo đã phát triển khía
cạnh “vô vi” trong học thuyết Lão tử, rồi tô vẽ thành một thứ đạo tu tiên có xu
hướng thoát ly cuộc sống, để mưu đồ hưởng lạc cá nhân, theo hướng “độc

thiện kỷ thân” (hạnh phúc riêng mình). Rõ ràng, Bụt còn khuyên người ta “vị
tha” (ẹống vì người khác), chử Thái thượng Lão quân (tức vị thần linh mang
danh Lão tử do môn đồ Đạo giáo đặt ra) lại ru ngủ quần chúng bằng lối vị kỷ
như cầu phúc, tu tiên, mạnh ai nấy làm. Đó là một khe hở cho bọn cô đồng
thầy cúng “chộp được”, rồi nhào nặn với các bùa phép từ hình thức phương
thuật cổ truyền của ta, như đã nói ở trên, để dựng lên một thứ đạo phù thủy,
nhằm mê hoặc quần chúng, nhất là qua các khâu cầu yên, cầu phúc, trừ tà
bắt ma để chữa bệnh, chữa tật, kề cả tật hiếm con, v.v. Trong lịch sử đấu
tranh chống ngoại xâm của ta, các nhà sư tiến bộ ta xưa như Ngô Chân Lưu,
Vạn Hạnh, thường kiêm cả đạo sĩ, những tư tưởng tích cực của họ chủ yếu
có nguồn gốc ở những truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta, như truyền thống
yêu nước và yêu người, và có một phần chịu ảnh hưởng thuyết “vị tha”,
thuyết “từ bi bác ái” của đạo Phật. Riêng ông Tiên, bà Tiên đặc biệt Việt nam
trong các truyện dân gian của ta, như ông Tiên trong truyện Ai mua hành tôi


giống như Bụt luôn luôn có ý thức xuất hiện để giúp đỡ những kẻ nghèo khổ,
oan ức bị vùi dập dưới chế độ phong kiến.
So với Phật giáo và Đạo giáo, thì Nho giáo có một vị trí đặc biệt về mặt
giao lưu văn hóa trong lịch sử dân tộc ta. Thông thường, bọn đi xâm lược
trước kia, trước khi chúng tiến quân vào một địa bàn nước ngoài nào đó, đều
tìm cách do thám nước đó bằng cách tung gián điệp dưới cái lốt của nhiều
loại người, như nhà tu hành, người truyền đạo, thầy đồ dạy học, thầy tướng,
thầy số, thầy thuốc, thầy địa lý (tức phong thủy), v.v., thí dụ, tên cáo già
Hoàng Phúc, mang hàm Thượng thư, đã có lúc giả làm thầy địa lý đi xem các
kiểu đất ở ta, trước khi quân Minh chính thức sang chiếm nước ta. Bọn gián
điệp đội các lốt trên và bọn quan lại do phong kiến phương Bẳc sai sang ta,
có thể khá nhiều, ngay từ thời Tần Hán, nói chung, bọn họ biết chữ Hán và có
kiến thức về Nho giáo, thỉnh thoảng có người khá am hiểu sử sách như kiểu
Tích Quang, Nhâm Diên, Sĩ Nhiếp… Có thể, xưa kia dân tộc ta đã có một thứ

chữ viết theo lối “con nòng nọc” như kiểu chữ Thái, chữ Lào hiện nay, nhưng
thứ chữ này, đã bị chữ Hán, một lối chữ bình vuông, dễ ký hiệu hơn, lấn át
dần, và tiến tới từng bước bị xóa bỏ. Thật ra, chữ viết cũng chỉ là một thứ tín
hiệu mà con người quy ước với nhau, cho nên nhân dân ta vốn cầu tiến, sẵn
sàng tiếp nhận những lối chữ nào có cấu trúc tiện lợi nhất để ghi âm tiếng
Việt. Như vậy, việc nhân dân ta dùng chữ Hán rồi sau dựa vào chữ Hán mà
sáng tạo ra chữ Nôm, chỉ là một việc bình thường. Cũng như đến khoảng thế
kỷ 16, 17, nhân dân ta lại dễ dàng công nhận chữ tộc ta. Có điều, xưa kia, sở
dĩ chữ Hán trở thành được chữ viết có tính chất “quan phương”, cũng như
Nho giáo mau chóng trở thành “độc tôn”, lấn át các tôn giáo khác, như tôn
giáo cổ truyền của dân tộc ta, hay như Phật giáo, Đạo giáo, là nhờ có bàn tay
che chở đắc lực của quan lại phong kiến phương Bắc.
Nho giáo là một thuật ngữ chỉ chung những người có học thức, rất cần
cho xã hội. Có thể thuật ngữ này đã có từ thời Chu Công Đán đời Tây Chu,
trước khi Khổng tử ra đời. Về sau, người ta chỉ biết đến học thuyết Khổng tử
đời Xuân Thu, được Mạnh tử kế thừa và phát triển đời Chiến quốc, mà ít ai


chú ý tới học thuyết Chu Công Đán trước đó, có thể coi như tiền thân của học
thuyết Khổng Mạnh. Cái đó cũng có lý của nó, vì rằng nếu như học thuyết của
Chu Công nặng về đạo trời, nặng về thần linh chủ nghĩa (chúng ta hiểu trời và
thần ở đây chẳng qua chỉ là quyền thống trị của vua nhà Chu, được ngụy
trang dưới dạng mê tín dị đoan), thì học thuyết Khổng Mạnh đã nghiêng về
đạo người. Nếu như ở thời Tây Chu, Chu Công chỉ nói về lễ, và lễ không
xuống đến thứ dân, thì ở thời Xuân Thu, Khổng tử, tuy vẫn không quên lễ,
nhưng đã nói đến nhân, tức mối quan hệ giữa con người với nhau, tuy rằng
nguyên lý về chữ “nhân” của ông chưa phải đã thấu triệt đến từng lớp nô lệ,
hay nô tì, tầng lớp “dưới đáy” của xã hội. Trước sau, Nho giáo thời Tây Chu
hay Đông Chu, học thuyết về chữ lễ, chữ nhân hay nhân nghĩa cũng đều là
học thuyết của giai cấp chiếm nô hoặc giai cấp phong kiến. Như vậy, chúng ta

không lấy làm ngạc nhiên thấy giai cấp phong kiến Trung Quốc sang ta, hay
giai cấp phong kiến Việt nam, đều đón lấy Nho giáo, – tất nhiên là thông qua
các sách vở do các hạng Hán nho, Đường nho, Tống nho v.v.. ghi chép, chú
thích, giới thiệu, – như một “bửu bối”, một công cụ sắc bén, nhằm mê hoặc
nhân dân ta bằng nhiều đường, như đường khoa cử, đường làm quan, v.v.
để dễ bề thống trị và bóc lột họ một cách tinh vi. Như trên đã nói, nội dung về
nhân nghĩa của Khổng Mạnh có chứa đựng yếu tố tích cực đối với đời sống
nhân dân, thí dụ như, Mạnh tử đã nói đến lòng trắc ẩn, tức lòng thương
người, tất nhiên khái niệm này cũng còn chung chung. Thật ra, quan niệm về
nhân nghĩa cũng chẳng riêng gì Khổng Mạnh nói tới, mà những nhân vật đời
Xuân Thu như Tôn Vũ, Phạm Lãi, Kế Nhiên… cũng đã nói tới. Quan niệm
nhân nghĩa đó một khi du nhập Việt nam, lại bị Việt nam hóa cho thích hợp
với hoàn cảnh cụ thể của dân tộc ta, thí dụ Nguyễn Trãi giải thích chữ nhân
nghĩa cho bọn tướng lĩnh nhà Minh qua các thư từ địch vận, là giải thích theo
cách suy nghĩ của ông, qua thực tế chiến đấu chống ngoại xâm của ta, chứ
không phải giải thích theo Khổng, Mạnh. Trong một lá thư gửi Phương Chính,
Nguyễn Trãi viết: “Nước mày, nhân dịp họ Hồ lỗi đạo, mượn tiếng thương dân
đánh kẻ có tội, kỳ thực làm việc bạo tàn, lấn cướp đất nước ta, bóc lột nhân
dân ta, thuế nặng, hình phiền, vơ vét của quý, dân chúng xóm làng không thể


sống yên. Nhân nghĩa mà lại ư?”. Như vậy, nhân nghĩa là Khổng xâm lược,
chống áp bức bóc lột nhân dân vô tội. Đó là một quan niệm hết sức mới mẻ
không thấy trong các sách xưa như Luận ngữ, Mạnh tử… Các nhân sĩ tiến bộ
của ta nói chung đều quan niệm nhân nghĩa như Nguyễn Trãi, tức quan niệm
nhân nghĩa là lẽ phải thông thường, hoặc có thể nói một cách khác là chính
nghĩa, là đại nghĩa mà bất cứ người nào có lương tri trên thế giới, chứ không
riêng gì ở nước ta, cũng đều có thể hiễu như nhau: lẽ phải đó, chính nghị đó
(và có chính nghĩa mới là đại nghĩa) yêu cầu tất cả mọi người, cũng như tất
cả mọi dân tộc đều “có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu

hạnh phúc” và như vậy, người này, dân tộc này không được áp bức, bóc lột
người khác, dân tộc khác.
Nho giáo là một học thuyết chính trị, chứ không phải một tôn giáo thuần
túy. Nhưng học thuyết chính trị đó được Chu Công hệ thống hóa từ thời Tây
Chu và được Khổng Mạnh thừa kế và hoàn chỉnh hóa thời Đông Chu, nên
vẫn mang nặng tinh chất thần linh, tính chất Tông tộc và tính chất giai cấp quý
tộc. Do đó, về sau, nó được tô vẽ để thành như kiểu một tôn giáo thì cũng
không có gì là lạ. Chính học thuyết chính trị đượm màu sắc tôn giáo đó mà
chứa những nọc độc mới lại càng tai hại! Hai thứ nọc độc nổi bật của Nho
giáo là thuyết Thiên mệnh (mệnh trời) và thuyết Quân tử, tiểu nhân. Thuyết
Thiên mệnh nhằm dìm quần chúng lao động xuống dưới chế độ khắc nghiệt
về mọi mặt kinh tế, văn hóa, chính trị, xã hội của giai cấp thống trị, để thủ tiêu
mọi quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của họ. Trời là
ai? Trời là vua, vì vua thay trời, vậy trời là giai cấp thống trị phong kiến.
Thuyết thiên mệnh đó là cơ sở về vũ trụ quan để chỉ đạo thuyết Quân tử, tiểu
nhân về nhân sinh quan. Theo thuyết này, xã hội ta thời phong kiến nói chung
có hai loại người: bậc quân tử tức giai cấp thống trị và tay chân của chúng, kẻ
tiểu nhân, tức là đa số quần chúng lao động, phải nai lưng ra lao động để
phục vụ bậc quân tử nói trên. Nói chung về mặt chính trị là như vậy, nhưng
những nhân sĩ tiến bộ như Chu An, Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô
Thì Nhậm, Cao Bá Quát… lại tỉnh táo theo sát đời sống của nhân dân ta với
những truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chứ không mù quáng theo các loại


kinh, truyện của Nho giáo. Những nhân sĩ tiến bộ đó đã có phát huy những
yếu tố tích cực trong kinh, truyện cho phù hợp với lẽ phải trong cuộc sống và
không chãp nhận những nguyên lý cực đoan, khắc nghiệt của Nho giáo. Thí
dụ: Họ lưu ý đề cao những mệnh đề rút ra từ kinh, truyện như “dân vi quý,
quân vi khinh” (dân mới đáng quý trọng, còn vua thì nhẹ hơn), “quân chu, dân
thủy” (vua chỉ là thuyền, dân mới là nước), ý nói tiếp: nước tuy chở thuyền,

nhưng vẫn có thể lật thuyền. Hoặc nữa: Như khi bàn về phẩm chất kẻ sĩ,
phẩm chất bậc quân tử thế nào cho xứng đáng với lòng mong đợi của kẻ tiểu
nhân, thì họ lưu ý những tính chất nhằm khắc họa phẩm chất kẻ sĩ (kẻ sĩ phải
có phẩm chất cứng rắn như “tùng bách rung sau” hay đức tính tốt đẹp như
“hoa mai nở sớm”, v.v…). Những nguyên lý về đạo đức như vậy khá phù hợp
với lẽ phải theo quan niệm dân gian trong khuôn khổ của phương thức sản
xuất phong kiến.
Cách làm để tự tạo cho mình một lối thoát của các nhân sĩ tiến bộ trên
là gạn lọc những yếu tố tích cực trong Nho giáo để có thể dung hòa với lẽ
phải, trong dân gian; cách làm đó cũng chỉ phần nào điều hòa những mâu
thuẫn giữa giai cấp phong kiến với nhân dân lao động, chứ chưa có thái độ
chống đối tính chất tiêu cực và phản động của các thuyết và tôn giáo nói trên.
Chúng ta có thể tìm hiểu cách chống đối khá quyết liệt đó trong kho tàng văn
học dân gian của ta. Nhân dân ta có thể chấp nhận được các nguyên lý về
bình đẳng, về từ bi bác ái của đạo Phật, hay nguyên lý về nhân nghĩa chân
chính, tức chính nghĩa của đạo Nho ở bình diện phù hợp với lẽ phải thông
thường, nhưng nhân dân ta chống đối kích liệt các nguyên lý phản động khác
bắt người ta phải chịu đựng đau khổ, phải phục tùng mệnh trời, tức không
dám nổi đậy làm cách mạng đánh đổ giai cấp thống trị phong kiến, cứ đành
chịu cho:
“Con vua thì lại làm vua,
Con đứa sãi chùa thì quét lá đa!”
Nhân dân ta không có điều kiện đi vào lý giải phần nguyên lý của từng
học thuyết hay tôn giáo, mà chỉ vạch mặt trái từng hiện tượng, từng đối


tượng, cụ thể. Biẽt bao nhiêu câu ca, bài về, bao nhiêu truyện dân gian chế
giễu những người đội lốt thầy chùa, đội lốt thầy đồ, hay các loại cô đồng, thầy
cúng v.v… Chắc hẳn không ai quên được các truyện cười như: Nhà sư mắc
lỡm, Phù thủy sợ ma, Thầy đồ ăn bánh rán… Trong văn học viết, cũng có

những truyện có sắc thái dân gian với ý nghĩa phê phán đó, như truyện Hai
ông Phật cãi nhau (Thánh Tông di thảo), Nghiệp oan của Đào thị, Ngôi chùa
hoang ở Đông triều (Truyền kỳ mạn lục). Riêng một vài nhà nho như Trương
Hán Siêu trong bài Linh tế tháp ký (bài ký tháp chùa Linh tế), Lê Thánh Tông
trong bài Thập giới cô hồn quốc ngữ văn, hay Cao Bá Quát trong bài thơ Trào
chiết lý Phật (Chế tượng Phật gẫy tay) đã phần nào phê phán các giới thầy
chùa, thầy cúng, thầy địa lý. Ngoài ra, trong một số bài thờ, một số nhân sĩ đã
tỏ mối thông cảm với nhân dân lao động, chống trật tự phong kiến, chống giai
cấp thống trị, thí dụ như Nguyễn Bỉnh Khiêm với những bài như Tăng thử
(Ghét chuột) hay Trung tân quán bi kỷ (Bia quán Trung tân), Cao Bá Quát với
những bài như Phu tương tử (Người vác hòm), Phúc lâm lão (Ông già Phúc
Lâm)…
Nói như vậy, không có nghĩa nói rằng những yếu tố tiêu cực trong các
học thuyết hay tôn giáo Phật, Lão, Nho lại không ảnh hưởng đến tư tưởng
của nhiều sĩ phu nước ta xưa kia. Các yếu tố tiêu cực đó hoặc ở mặt này hay
mặt khác, thông thường quy tụ vào một triết lý chung, gọi là triết lý “xuất thế”,
tức chủ trương thoát ly cuộc sống lao động và chiến đấu để rút lui đi ẩn, “ẩn”
nơi núi rừng, nơi chùa chiền, đạo quan (tức tiểu ẩn) hay có thể có “ẩn” ngay
giữa thị thành, làng xóm nhưng quay lưng với đời (tức đại ẩn). Thái độ “quay
lưng với đời” đó chính là thái độ của Lý Tử Cấu, bạn đồng khoa với Nguyễn
Trãi, Lý Tử Tấn, Nguyễn Mộng Tuân thời khởi nghĩa Lam sơn.
Ngoài ba học thuyết và tôn giáo nói trên, khoảng thế kỷ XVI, XVII, đã có
đạo Cơ đốc truyền sang nước ta. Trong nguyên lý đạo này thời nguyên thủy
cũng có yếu tố tích cực, như tư tưởng bác ái. Theo truyền thuyết dân gian
vùng Lưỡng hà (Trung đông), chúa Cơ đốc vốn là con người thợ mộc, đã hy
sinh cứu đời, đấu tranh cho kẻ cùng khổ, nên mới bị giai cấp thống trị địa


phương đóng đinh lên cây Thập tự (cây cột hình chữ thập: +). Chính cái tên
Cơ đốc mang ý nghĩa đó, và đạo Cơ đốc vốn là đạo của kẻ cùng khổ. Nhưng

đạo Cơ đốc về sau đã biến tướng, bị giai cấp tư bản phương Tây nhào nặn,
thần bí hóa, trở thành một công cụ để chúng đi xâm chiếm thuộc địa và áp
bức, bóc lột nhân dân lao động trên thế giới. Nó đã trở thành “một thứ thuốc
phiện ru ngủ quần chúng” (nói theo thuật ngữ của Các Mác) và bọn tư bản đã
thành công với quỷ kế dùng “gậy ông đập lưng ông”. Đạo Cơ đốc khi truyền
sang ta đã mang tính chất phản động như vậy và những giáo sĩ phương Tây
buổi đầu đó thực chất là những kẻ do thám, đội lốt thầy tu, đi trước dẫn
đường cho bọn tư bản mà thôi.
Trong thực tế dân tộc ta, ở các thế kỷ từ XVII cho đến XVIII, ảnh hưởng
đạo Cơ đốc chưa có gì sâu sắc, trước phản ứng mạnh mẽ của đạo Nho với
cả một hệ thống chính quyền và chế độ xã hội hàng nghìn năm của giai cấp
phong kiến. Do đó, cũng chưa có gì tác động đến nền văn học viết của ta.
Nhưng từ khoảng giữa thế kỷ XIX về sau, khi giai cấp phong kiến nhà Nguyễn
đầu hàng thực dân Pháp, để mất nước về tay chúng, thì dần dần ảnh hưởng
đạo Cơ đốc mới phát triển, và một số sách báo làm ô danh Chúa, phản dân
hại nước được bọn thực dân và đế quốc cho lưu hành, nhằm chia rẽ quần
chúng, chia rẽ dân tộc ta. Mãi đến gần đây, sau khi miền Nam được hoàn
toàn giải phóng thì toàn bộ loại sách báo rác rưởi đó mới bị quét sạch.
3. Mấy vấn đề về sự cấu thành các giai đoạn văn học và các xu
hướng văn học qua các giaỉ đoạn tương ứng với lịch sử dưới thời
phong kiến, cùng với một số biện pháp thích ứng để phát triển giáo dục
và nghệ thuật thơ ca.
Nước ta vốn có cơ sở một chính quyền độc lập từ thời Hùng vương và
sau khi An Dương vương để mất nước về tay Triệu Đà, cho đến năm 939.
Ngô quyền mới chính thức khôi phục được Nhà nước độc lập và nền độc lập
kéo dài được ngót một nghìn năm cho đến khi nước ta bị thực dân Pháp đô
hộ hoàn toàn. Trong khoảng thời gian ngót một nghìn năm đó, một nền văn
học viết có tính chất dân tộc hình thành, trong khuôn khổ chế độ xã hội thời



đó, theo một số biện pháp thích ứng có liên quan mà chúng ta đề cập đến sau
đây:
a. Sự cấu thành các giai đoạn văn học và các xu hướng văn học
tương ứng với lịch sử dưới thời phong kiến
Nền văn học viết của ta là nền văn bọc được cấu thành trong khuôn
khổ chế độ phong kiến, nên chịu ảnh hưởng khá sâu sắc hệ ý thức của chế
độ đó. Tuy nhiên, trừ một số thơ văn của bọn Việt gian thí dụ như Trần Ích
Tắc, Lê Tắc, Lê Quýnh…, nói chung nền văn học này đậm đà tính chất dân
tộc, có khá nhiều yếu tố tích cực đối với công cuộc dựng nước và giữ nước.
Nền văn học này theo sát tình cảnh lịch sử thời bấy giờ, gồm một thời kỳ dài,
tức thời kỳ từ thế kỷ XI qua thế kỷ XV, thế kỷ XVI, thế kỷ XVII, thế kỷ XVIII,
đến giữa thế kỷ XIX, gồm có năm giai đoạn là: giai đoạn Lý, Trần (từ thế kỷ XI
đến thế kỷ XIV); giai đoạn đầu Lê, cũng gọi là giai đoạn Lê thịnh (thế kỷ XV);
giai đoạn giữa Lê (từ thế kỷ XVI đến giữa thế kỷ VIII); đây là giai đoạn Lê,
Mạc xung đột và Trịnh, Nguyễn phân tranh; giai đoạn cuối Lê, cũng gọi là giai
đoạn Lê suy (từ giữa thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX) và giai đoạn đầu
Nguyễn (từ đầu thế kỷ XIX đến giữa thế kỷ XIX).
Nền văn học viết của ta dưới thời phong kiến nhìn chung có ý nghĩa
phục vụ giai cấp thống trị, nội dung vừa thể hiện những truyền thống tốt đẹp
của dân tộc ta, lại vừa chịu ảnh hưởng các luồng tư tưởng như Phật, Lão,
nhất là tư tưởng Khổng Mạnh, là tư tưởng được giai cấp phong kiến coi như
tư tưởng chính thống. Do đó, hầu hết các tác phẩm thời bấy giờ đều đề cao
nguyên lý cơ bản của Nho giáo là “trung, hiếu, tiết, nghĩa” thể hiện qua các
công thức như tam cương (ba mối giềng tức là ba mối quan hệ của xã hội là:
vua tôi, cha con, vợ chồng). Tuy nhiên, nền văn học đó vẫn có những xu
hướng khác nhau, có khi chống đối nhau, có điều là ít khi trực tiếp tuyên bố.
Hai xu hướng tiến bộ nổi bật nhất là xu hướng có tinh thần yêu nước và xu
hướng có tinh thần nhân đạo. Riêng xu hướng nhân đạo bao gồm nhiều loại
thơ văn khác nhau, hoặc nói lên đời sống khổ cực của quần chúng lao động,
đặc biệt là số kiếp người phụ nữ, hoặc tố cáo hiện thực xấu xa thời phong



kiến và vạch mặt gian hiểm bọn vua quan, tổng lại, địa chủ, gian thương cùng
các bọn ác tăng, ác ôn khác, v.v. Ở các giai đoạn như Lê Mạc xung đột, Trịnh
Nguyên phân tranh, và về sau, từ khởi nghĩa Tây Sơn đến Gia Long lên ngôi,
các xu hướng văn học tương ứng với các xu hướng chính trị chống đối nhau,
như ở thế kỷ XVI có thơ văn ca ngợi Lê, có thơ văn ca ngợi Mạc, sang thế kỷ
XVII, có thơ văn ca ngợi chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, có thơ văn ca ngợi chúa
Nguyễn ở Đảng Trong. Đến thời Tây Sơn, có thơ văn ca ngợi Quang Trung,
Cảnh Thịnh, lại có thơ văn đả kích lại, có thể bài phú Nôm ca ngợi Tây Sơn
của Nguyễn Huy Lượng và bài phú Nôm đả kích lại theo đúng nguyên văn
của Phạm Thái làm thí dụ. Đó là cuộc bút chiến không tuyên bố. Tất nhiên,
bài phú của Phạm Thái, do có thiên kiến và tư tưởng không trong sáng, nên
giá trị về nội dung và nghệ thuật kém xa bài phú của Nguyễn Huy Lượng, chứ
không phải vì Phạm Thái không giỏi làm phú! Cần chú ý là theo tài liệu còn lại,
từ đời Trần Nhân Tông về sau, văn học viết bằng chữ Hán phát triển song
song với văn học viết bằng chữ Nôm. Riêng văn học Nôm, thể lục bát và song
thất lục bát dược dùng nhiều ở loại sử ca như Thiên nam ngữ lục, Thiên nam
minh giám, Đại nam quốc sử diễn ca hoặc loại truyện thơ như Đoạn trường
tân thanh (truyện Kiều), Song tinh bất dạ, hoặc nữa, loại ngâm khúc như
Chinh phụ ngâm khúc, Cung oán ngâm khúc, Bần nữ thán, v.v. Càng về sau,
chữ Nôm được chú ý, có lúc được coi như chữ viết có tính “quan phương”
như ở thời Tây Sơn và văn Nôm được mọi tầng lớp trong nước hâm mộ, cho
nên lấn át dần văn chữ Hán.
Bên cạnh loại văn học sáng tác, còn có loại văn học dịch từ văn học
Trung quốc, thí dụ như Tỳ bà hành của Bạch Cư Dị, Thu hứng của Đỗ Phủ và
loại văn học ghi chép truyện dân gian, hoặc ít nhiều có sắc thái dân gian như
Thánh Tông di thảo. Truyền kỳ mạn lục, Tục truyền kỳ, Thoải thực kỳ văn và
các loại văn học áp dụng vào việc nghiên cứu, phê bình, trích tuyển thơ ca,
hay ghi chép lặt vặt khác.

Nhìn một cách khái quát, nền văn học viết của ta dưới chế độ phong
kiến, tuy còn bị hạn chế ở lối sáng tác và ghi chép bằng chữ Hán, nhưng cũng


khá phong phú và đa diện, nổi bật lên tinh thần dân tộc sáng ngời và tinh thần
nhân đạo sâu sắc.
b. Một số biện pháp thích ứng trong sự phát triển giáo dục và
nghệ thuật thơ ca.
Như trên đã nói, một vấn đề hạn chế trong sáng tác, nghiên cứu, phê
bình, cũng như trong việc phổ biến các tác phẩm đó, chính là vấn đề sử dụng
chữ Hán làm phương tiện ghi chép. Việc sáng tạo ra chữ Nôm chỉ mới về
sau; và do đầu óc giáo điều, thiển cận của giai cấp phong kiến, nên chữ Nôm
khá phổ biến từ đời Trần, mà vẫn không được Nhà nước công nhận như thứ
chữ có tính chất “quan phương” để đến nỗi nảy sinh một thái độ phản dân tộc,
coi văn quốc âm là loại “Nôm na mách qué!”.
Vì giai cấp phong kiến tôn sùng chữ Hán, tôn sùng Khổng Mạnh, tôn
sùng Ngũ kinh, Tứ thư, nên các biện pháp thích ứng để phát triển giáo dục và
nghệ thuật thơ ca thời bấy giờ đều dựa theo cách tổ chức, cách áp dụng đời
Tùy, Đường Tống và các đời sau.
Về giáo dục và thi cử, cũng chỉ mới phát triển từ đời Lý, vì rằng, sau
một thời gian dài bị Bắc thuộc, nhà nước độc lập mới được phục hồi từ đời
Ngô Quyền, qua Đinh, Tiền Lê, những triều đại ngắn ngủi, nên chưa có điều
kiện xây dựng nền học thuật dân tộc. Có thể, ở đời Hùng vương mới chỉ có
biện pháp bổ dụng từ trên xuống hay tiến cử từ dưới lên để lấy Lạc hầu là
chức quan văn bên cạnh Lạc tướng, chức quan võ. Phép bổ dụng và tiến cử
này còn được áp dựng dưới thời Bắc thuộc để lấy các học vị Tú tài và Hiếu
liêm. Cho đến đời Lý, việc giáo dục và thi cử của ta mới được tổ chức. Năm
1075, Lý Nhân Tông mở khoa thi Tam trường (ngang trình độ tú tài đầu tiên)
và đến đời Trần Thái Tông mới mở khoa Thái học sinh (tức tiến sĩ) chọn ba
người đỗ đầu là Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Thật ra các kỳ thi

Hương ở các khu vực hàng tỉnh, hoặc liên tỉnh để chọn sinh đồ (tức tú tài) ở
kỳ thứ ba (Tam trường) và Hương cống (tức cử nhân) ở kỳ thứ tư (Tứ
trường), và các kỳ thi Hội ở kinh đô mở cho các Hương cống thi để chọn Thái
học sinh phải đến đời Lê Thánh Tông về sau mới thật ổn định, có nề nếp


chính quy. Nhưng đến thời giữa Lê và cuối Lê, việc giáo dục và thi cử trở nên
lộn xộn, phần thì do chiến tranh dai dẳng, phần thì do đất nước bị chia cắt,
nên các nhân sĩ, trí thức hoặc bị thu hút vào các cuộc chinh phạt, hoặc bị trôi
dạt đi các nơi, đồng thời sách vở, tài liệu giáo khoa cũng bị mất mát, tiêu hủy.
Đó là chưa nói việc thi cử thời Trịnh, thí dụ thời Trịnh Doanh đã không nghiêm
minh, nên biến trường thi thành “chợ thi” để thu tiền vào cửa, gọi là tiền
“thông kinh”. Nhà Nguyễn lên nắm chính quyền, cố gắng khôi phục và ổn định
các hình thức thi cử, dời trường Quốc tử giám vào Thuận hóa (Huế), để tạo
thành một trung tâm văn hóa mới. Nhưng rồi thực dân Pháp đặt ách đô hộ lên
nước ta, tất cả hệ thống giáo dục, thi cử nhà Nguyễn dựng lên, dần dà đều
ruỗng nát như ngai vàng của chúng, để nhường chỗ cho nền giáo dục, thi cử
thực dân.
Về mặt giáo dục, thi cử, trong các triều đại xưa, cũng có người sáng
suốt, biết chú ý đến những vấn đề hoặc thiết thực đối với đời sống, hoặc thích
hợp với dân tộc, như Hồ Quý Ly chủ trương đưa môn toán vào các kỳ thi
Hương. Hồ Quý Ly đã ra dụ Khuyến học và ra lệnh tổ chức trường học từ
phủ, huyện trở lên. Mặt khác, Hồ Quý Ly tự dịch một số bài trong Kinh thi và
Thiên Vô dật trong Kinh thi để dạy cung phi và cung nữ. Thiên Vô dật có nội
dung khuyến khích công việc lao động và phê phán thói chây lười, ăn không
ngồi rồi. Về sau Lê Thái Tổ tổ chức những kỳ thi, đặc biệt Minh kinh và Hoành
tử để chọn nhân tài ra xây dựng đất nước. Trong số thí sinh đó, có nhiều thái
học sinh đời Trần ra thi, thí dụ Triệu Thái; Trình Thuấn Dụ, Phan Phu Tiên. Lê
Thánh Tông tiếp tục công việc của Thái Tổ và bắt chước Hồ Quý Ly, ra dụ
Khuyến học và khích lệ các quan phải tranh thủ thời gian tự học để nâng trình

độ học vấn của mình. Tiến lên một bước nữa, Thánh Tông quy định việc sát
hạch lại trình độ các quan. Nếu ai quá sút kém, sẽ tùy tình hình cụ thể mà bị
quở trách hoặc bị hạ cấp bậc và lương bổng. Trạng nguyên Lương Thế Vinh
đã bị vua quở trách một lần về tội học lực cầm chừng, không tấn tới, hoặc
như Vũ Nguyên Tiềm và Tạ Bưu được cử hầu dạy Thái tử, tức về sau là Hiến
Tông, bị Thánh Tông kiểm tra bất chợt, không làm nổi về ba đầu đề: chế,
chiếu, biểu do chính vua ra, nên vua phê: “Đáng tởm". Sau vụ này, Thánh


Tông đã triệu các quan phụ trách việc này, đứng đầu là Nguyễn Như Đổ để
khiển trách về việc cử bậy giảng viên kém cỏi. Thỉnh thoảng, Thánh Tông mở
khoa thi hoành từ, mà chính vua ra đề để khảo hạch các quan xem có tiến bộ
không. Thời Tây Sơn, Quang Trung, tuy còn bận nhiều về việc chống thù
trong giặc ngoài, nhưng rất chú ý đến giáo dục, thi cử. Đồng thời với việc
chuẩn bị xây dựng Phượng hoàng trung đô ở khu vực Vinh – Bến thủy hiện
nay, Quang Trung đã ra lệnh cho nhóm Nguyễn Thiếp, Bùi Dương Lịch thành
lập một trung tâm biên dịch Ngũ kinh, Tứ thư ra quốc âm để tiện cho việc giáo
dục, thi cử, vì Quang Trung rất chú ý đến chữ Nôm, có ý định dần dà dùng
chữ Nôm thay chữ Hán về mặt quan phương. Mọi công việc đang triển khai
thì Quang Trung chết bất ngờ, nội bộ nhà Tây Sơn lục đục, rồi bị Nguyễn Ánh
dựa vào thế lực phương Tây mà đánh đổ. Cuối cùng, tất cả chủ trương tiến
bộ nói trên của Quang Trung bị nhà Nguyễn xóa sạch, để trở lại lối giáo dục,
thi cử cổ hủ bằng chữ Hán xưa.
Trong khoa cử của ta, thí sinh phải am hiểu đủ các thể văn sáng tác
cũng như nghị luận, văn sáng tác dùng trong thơ, phú, văn nghị luận dùng
trong các loại kinh nghĩa, văn sách, chế, chiếu, v.v… Lại có một thể văn nửa
sáng tác, nửa nghị luận là văn tứ lục, hoặc tứ lục biến thể có thể dùng trong
các loại như biểu, trướng, hịch, cáo, v.v… là loại ít dùng trong trường thi,
nhưng lại thường dùng ngoài xã hội.
Như vậy, chẳng những thí sinh phải nắm vững phương pháp nghị luận

qua sử, sách quy định như Ngũ kinh, Tứ thứ, Bắc sử, Nam sử, mà còn phải
nắm được các khâu quan trọng của nghệ thuật thơ ca, như cách bố cục bài
văn, bài thơ, cách dùng từ ngữ, dùng điển cố, ngụ ý, ngụ tình, cách đổi ý, đối
thanh trong biển văn, cách gieo vần, móc niêm trong thơ phú và tứ lục nói
chung, tóm lại, tất cả những thủ thuật về thi pháp, văn pháp. Riêng phép dùng
điển là một khâu hết sức quan trọng, vì rằng một bài văn hay, theo quan niệm
phong kiến, phải là một bài văn nói được nhiều điển cố rút trong sử, sách.
Như vậy, chúng ta không lấy làm lạ rằng thơ phủ xưa kia đọc rất khó hiểu, vì
có khi dày đặc điển cố. Tất nhiên, phép dùng điển cũng có cái hay là làm cho


ý văn kín đáo, tinh tế, dưới dạng ngụ ý, ngụ tình, nhưng nếu dùng điển thái
quá để “khoe chữ, khoe văn” thì lại là khuyết điểm.
Người xưa thường rút điển cố ở sử sách Trung quốc, thí dụ, trong Hịch
tướng sĩ văn, khi Trần Quốc Tuấn nói: “Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội
cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa”, là ông lấy câu nói của Mã Viễn, chép
trong Hán thư, hay như trong Bình Ngô đại cáo, khi Nguyễn Trãi viết: “Nhân
dân bốn cõi một nhà, dựng cần trúc ngọn cờ phấp phới”, là ông muốn nói điển
Trần Thắng, Ngô Quảng khởi nghĩa, cũng chép trong Hán thư. Tuy nhiên,
trong văn học cổ, người xưa cũng dùng điển lấy trong thực tế của dân tộc ta,
thí dụ khi Trương Hán Siêu trong Bạch đằng giang phú, nói “Bởi đại vương
coi thế giặc nhân”, là ông muốn nhắc đến câu Trần Quốc Tuấn trả lời Trần
Nhân Tông: “Kim thiên, tặc nhân” (Năm nay, đánh giặc nhân). Hoặc như
Nguyễn Trãi viết hai câu thơ quốc âm:
“Chĩnh vàng chẳng tiếc danh thì tiếc,
Bia đá hay mòn, nghĩa chẳng mòn”.
là ông tổng hợp các ý chính trong các câu ca có tính chất ngụ ý của ta:
“Tham vàng bỏ nghĩa ai ôi,
Vàng ăn hay hết nghĩa tôi đang còn”
và:

“Trăm năm bia đá thì mòn,
Nghìn năm bia miệng hãy còn trơ trơ”.
Chúng ta có thể đọc vô số các loại điển cố như trên trong văn học cổ
của ta, văn học chữ Hán cũng như văn học Nôm.
Đương nhiên, trong khuôn khổ của hệ ý thức phong kiến, phương
hướng lựa chọn đề tài, xây dựng nhân vật trung tâm cũng như các thủ thuật
khắc họa hình tượng, sử dụng bút pháp v.v… không thể thoát ra ngoài quỹ
đạo của lý tưởng phong kiến, khuôn định ở nguyên lý “Trung, hiếu, tiết, nghĩa”
qua các công thức tam cương, ngũ thường như chúng ta đã biết. Con người


lý tưởng ngày xưa như trai phải làm nên quan khanh (về văn), quan tướng
(về võ), còn gái chỉ phải trau dồi tứ đức (bốn tiêu chuẩn: công, dung, ngôn,
hạnh) để làm “bà quan”. Như vậy, lối đi học ngày xưa là qua thi cử để “làm
quan”, làm kẻ quân tử, mà khinh lao động, khinh kẻ tiểu nhân. Lý tưởng của
thanh niên ngày xưa, như Lê Quý Đôn đã nói rõ trong một bài kinh nghĩa
bằng quốc âm, là lý tưởng phải học thế nào cho đỗ đạt cao để “ngựa anh đi
trước, võng nàng theo sau”. Với quan niệm đó, mẫu người “lý tưởng” trong
văn học cổ thông thường thì trai là phải “trung hiếu”, gái là phải “tiết nghĩa”
như Lương Sinh, Lưu Ngọc Khanh trong truyện Hoa Tiên, hay Mai Sinh, Hạnh
Nguyên trong truyện Nhị độ mai, v.v… Đó là những chàng trai “nho nhã” và
những cô gái “phòng khuê”, xa rời lao động, chỉ không may “sa cơ lỡ bước”
mới phải nếm mùi khổ ải. Những mẫu người “lý tưởng” như vậy rõ ràng ngày
nay không thích hợp nữa, chúng ta chỉ có thể tỏ niềm cảm thông với họ theo
quan niệm lịch đại, trong lĩnh vực văn học, nghệ thuật mà thôi.
Mẫu người lý tưởng hiện nay là “con người mới xã hội chủ nghĩa Việt
nam”, như Nghị quyết Đại hội lần thứ IV của chúng ta đã nêu rõ: “Con người
mới là con người có tư tưởng đúng và tình cảm đẹp, có tri thức, có thể lực để
làm chủ xã hội, làm chủ thiên nhiên, làm chủ bản thân.
Con người mới là con người lao động với tinh thần tự giác cao, với đầy

đủ nhiệt tình cách mạng, trung thực, thật thà, quý trọng và bảo vệ của công,
lao động có kỷ luật, có kỹ thuật, có sáng tạo và đạt năng suất cao.
Con người mới là con người có lòng yêu nước xã hội chủ nghĩa nồng
nàn, kết hợp nhuần nhuyễn với tinh thần quốc tế vô sản trong sáng.
Con người mới là con người có tình thương yêu sâu sắc đối với nhân
dân lao động, biết đoàn kết, hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau trong lao động, chiến
đấu và xây dựng cuộc sống mới…”.
4. Kết luận.
Nội dung cũng như hình thức văn học cổ Việt nam dưới thời phong kiến
chứa đựng nhiều nhân tố và chi tiết khá phức tạp, diễn biến trong tiến trình


lịch sử dân tộc lâu đời, với nhiều luồng giao lưu văn hóa chồng chéo lên
nhau, vừa bài trừ, vừa xâm nhập lẫn nhau. Tất nhiên, những “rác rưởi” nảy
sinh từ nội bộ nước ta, hay trần vào từ bên ngoài, trước sau, đều bị sức mạnh
quật khởi và tự cường của nhân dân ta tẩy sạch trong thực tế lao động và
chiến đấu của mình, nhưng những “rác rưởi” đó được ghi lại trong văn học thì
lại có thể truyền đến đời sau lâu dài hơn. Cho nên, ngày nay, học tập, nghiên
cứu vốn cổ dân tộc, chúng ta vừa phải khó nhọc vận dụng nhiều loại kiến
thức bổ trợ để tìm hiểu, lại vừa phải biết nhận định với thái độ “đãi cát tìm
vàng” để chất lọc cái hay, cái đẹp, cái tốt ở trong đó, đồng thời gạt bỏ những
cái dở, cái xấu, cái nguy hại, tức là phải nâng niu những yếu tố tích cực và
phê phán những yếu tố tiêu cực.
Từ năm 1943, bản Đề cương văn hóa của Đảng Cộng sản Đông dương
đã nêu ra ba tính chất: dân tộc, khoa học, đại chủng. Ba tính chất đó có ý
nghĩa bao trùm, nhưng cũng rất cơ bản cho đường lối văn hóa, văn nghệ sau
này. Trong bản báo cáo nổi tiếng Chủ nghĩa Mác và văn hóa Việt nam ở hội
nghị văn hóa toàn quốc thứ II năm 1948, đồng chí Trường Chinh đã giới thiệu
kỹ ba tính chất cơ bản đó. Đồng thời, đồng chí Trường Chinh đã chỉ rõ
phương hướng học tập, nghiên cứu văn học cổ của ta: “Chúng ta tìm tòi, học

hỏi những tác phẩm văn học, nghệ thuật của cha ông ta để lại, nhưng chúng
ta phải phê bình, nhận xét những tác phẩm đó và phát huy những truyền
thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc”.
Chúng ta “học xưa” là “vì nay”, học tập, nghiên cứu vốn cổ của dân tộc,
mục đích là để xây dựng nền văn hóa mới hiện nay, như bản Báo cáo chính
trị và Nghị quyết Đại hội Đảng ta lần thứ IV đã chỉ rõ: Nền văn hóa mới đó là
một “nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc…”. “Nó vừa
hấp thụ có chọn lọc những thành quả của văn minh loài người, những thành
tựu văn hóa, văn học hiện đại, vừa là sự kết tinh và nâng cao lên một tầm cao
mới những gì đẹp nhất trong truyền thống bốn nghìn năm của tâm hồn Việt
nam, của văn hóa Việt nam…”. Mặt khác, bản Báo cáo chính trị và bản Nghị
quyết cũng nhấn mạnh việc “xây dựng nền văn hóa mới đó là quá trình xây


dựng, vun đắp những tư tưởng đúng, những tình cảm lành mạnh, những
phong tục, tập quán tốt đẹp, đồng thời là quá trình đấu tranh không khoan
nhượng chống tư tưởng tư sản, phê phán tư tưởng tiểu tư sản, quét sạch ảnh
hưởng của văn hóa thực dân phong kiến, những nhân tố lạc hậu trong đời
sống văn hóa của xã hội ta…”.
Như vậy, dưới ánh sáng của đường lối văn hóa, văn nghệ của Đại hội
Đảng Cộng sản Việt nam lần thứ IV, chúng ta tìm hiểu nền văn học viết của
cha ông ta dưới thời phong kiến với một thái độ trân trọng, thấu đáo, vừa để
học tập những cái hay, cái đẹp, cái tốt theo quan điểm Mác – Lênin, đồng thời
cũng phân tích thật kỹ lưỡng những yếu tố tiêu cực, những tàn dư của chế độ
cũ, nhất thiết không được hữu khuynh lơi lông về mặt giáo dục tư tưởng, tình
cảm hay bồi dưỡng quan điểm thẩm mỹ cho các thế hệ trẻ trong nhà trường.

THỜI KỲ THỨ NHẤT
Giai đoạn 1: TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV VĂN HỌC VIẾT TỪ
THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV

Suốt hơn một nghìn năm, nước ta bị giai cấp phong kiến phương Bắc
đô hộ, nhưng nhân dân ta đã nhiều lần vùng dậy đấu tranh để bảo vệ nền độc
lập của Tổ quốc. Trong quá trình tiến triển của lịch sử cũng như trong quá
trình đấu tranh chống ngoại xâm, nền văn hóa dân lộc nước ta được hình
thành. Song song với nền văn học dân gian truyền miệng có từ lâu đời, nền
văn học viết nước ta phôi thai khoảng thời Bắc thuộc và hình thành từ khi nền
tự chủ được xác lập. Căn cứ vào tài liệu còn lại, chúng ta có thể nói nước ta
đã có hẳn một nền văn học viết từ thế kỷ XI về sau; nền văn học đó ban đầu
là nền văn học chữ Hán, sau thêm nền văn học chữ Nôm và mãi sau này lại
có nền văn học quốc ngữ.

I. HOÀN CẢNH LỊCH SỬ TỪ THẾ KỶ XI ĐẾN THẾ KỶ XIV
Suốt thời kỳ Bắc thuộc, mặc đầu giai cấp phong kiến nước ngoài tìm
cách duy trì lâu dài nền thống trị của chúng, nhiều cuộc khởi nghĩa anh dũng
của ta đã liên tiếp nổ ra, như các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi nghĩa
Bà Triệu, khởi nghĩa Lý Bôn v.v… Năm 905, nhân lúc nhà Đường suy yếu, họ


×