QUY TRÌNH DẠY TIẾT TẬP ĐỌC.
Dạy tiết Tập đọc lớp 1.
Đặc điểm của dạy tập đọc ở lớp 1 chính là ở chỗ: đây là bước chuyển tiếp từ
dạy Học vần sang Tập dọc (ở lớp 2). Giờ Tập đọc lớp 1 vận dụng cả phương pháp
học vần và tập đọc. Yêu cầu của giờ Tập đọc lớp 1 là củng cố hệ thống âm vần đã
học (nhất là các vần khó), đọc đúng tiếng, liền tiếng trong từ, trong câu, đoạn, bài,
bước đầu biết ngắt hơi ở các dấu câu, biết lên giọng và hạ giọng.
Quy trình dạy tiết 1 (mỗi tiết 30 phút): trọng tâm là hướng dẫn học sinh đọc
trơn từng câu của cả bài.
Bước 1: Giới thiệu bài: cần gây hứng thú, tạo nhu cầu học ở học sinh. Nên
chọn nhiều cách khác nhau để gây hứng thú cho học sinh (giới thiệu bằng tranh
ảnh, đặt câu hỏi nêu vấn đề …)
Bước 2: Hướng dẫn học sinh đọc vần khó, tiếng khó được ghi trên bảng lớp.
Căn cứ để chọn vần khó, tiếng khó là vần có âm đệm, nguyên âm đôi, những vần ít
gặp; tiếng khó: tuỳ đối tượng học sinh mà tìm các tiếng khó có phụ âm đầu, vần
thanh phát âm dễ lẫn do đặc điểm phát âm địa phương.
Gạch chân (hoặc viết khác màu) các vần khó, tiếng khó. Giáo viên đọc mẫu,
học sinh đọc lại đồng thanh và cá nhân.
Bước 3: Hướng dẫn đọc từ, câu, đoạn, bài.
Bước 4: Hướng dẫn đọc cả đoạn hoặc cả bài.
Giáo viên đọc mẫu cả đoạn, bài. Học sinh đọc đồng thanh cả đoạn, bài. Giáo
viên dẫn dắt nêu nội dung chính của bài để học sinh nắm được.
Quy trình dạy tiết 2:
Luyện đọc cá nhân bài trong SGK, kết hợp dạy từ, dạy ý của bài.
Dạy tiết Tập đọc ở lớp 2, 3, 4, 5.
a) Kiểm tra bài cũ:
+Mục đích: Kiểm tra cả việc đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài học.
+Hình thức thực hiện: Yêu cầu HS đọc một đoạn hoặc cả bài, trả lời câu hỏi
hoặc làm bài tập về nội dung đoạn đã đọc.
b) Bài mới:
Bước 1: Vào bài:
+Mục đích: Kích thích học sinh ham thích đọc bài Tập đọc.
+Hình thức thực hiện: Dùng tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách đặt bài Tập
đọc trong hệ thống chủ đề, yêu cầu tìm nét khác biệt, đặc trong sự đối lập bút pháp
… để gợi tò mò, hứng thú cho HS. Hoặc đưa ra câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích
thích HS tiến hành đọc để đi tìm lời giải đáp.
Bước 2: Đọc mẫu (đọc giới thiệu):
+Mục đích: Đưa ra mẫu về đọc thành tiếng, kích thích HS từ cái hay của bài
văn, bài thơ mà thích thú với bài đọc.
+Hình thức thực hiện: GV hoặc HS đọc khá đọc mẫu.
Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài (luyện đọc thành tiếng và đọc hiểu)
-Đọc vòng 1:
+Mục đích: Luyện tập để HS đọc được như mẫu và hiểu được nội dung bài
đọc.
+Hình thức thực hiện: HS đọc đồng thanh, cá nhân, trả lời câu hỏi, làm bài
tập, thảo luận, tranh luận.
-Đọc vòng 2: Luyện đọc củng cố hoặc nâng cao.
+Đọc củng cố:
Mục đích: Kiểm tra, điều chỉnh cho từng cá nhân đọc thành tiếng và hiểu nội
dung bài.
Hình thức thực hiện: Cho HS đọc cá nhân, trả lời câu hỏi, làm bài tập.
+Đọc nâng cao:
Mục đích: HS có sáng tạo và bộc lộ cá nhân mình qua việc đọc.
Hình thức thực hiện: Cá nhân HS tự chọn đoạn yêu thích để đọc, chỉ ra được
giá trị, nét đặc sắc của đoạn vừa đọc.
Bước 4: Củng cố dặn dò.
QUY TRÌNH DẠY HỌC THUỘC LÒNG.
-Lớp 1, 2, 3.
+Bước 1: Hướng dẫn HS tri giác toàn đoạn, bài sẽ học thuộc lòng (đã chép
sẳn trên bảng). GV đọc mẫu, HS đọc theo.
+Bước 2: Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung văn bản như giờ Tập đọc.
+Bước 3: Tiến hành học thuộc lòng bằng cách vừa cho đọc, vừa xóa dần các
chữ. Trong câu, thành phần phụ xóa trước, thành phần chính xóa sau; trong cụm từ,
yếu tố phụ xóa trước, yếu tố chính xóa sau. Cuối cùng, chỉ để lại một tiếng đầu
câu làm điểm tựa.
+Bước 4: Kiểm tra, đánh giá kết quả học thuộc lòng của HS, kiểm tra HS có
thuộc không, có hiểu điều mình đã học thuộc không.
-Ở lớp 4, 5 không cần thực hiện 3 bước đầu, HS phải tự học thuộc lòng ở nhà.
Với những bài văn xuôi, GV cần hướng dẫn HS làm dàn ý bao quát toàn bài, để
HS tái hiện lại các ý và lời của bài văn.
Mục đích, cách thức thực hiện từng bước lên lớp của một giờ Tập đọc.
Trình tự bài Tập đọc Ví vụ minh hoạ: Đất quy đất yêu(TV3,T1)
1.Kiểm tra bài cũ:
+Mục đích: Kiểm tra cả việc
đọc thành tiếng và hiểu nội dung bài
1.Kiểm tra bài cũ:
GV kiểm tra 2 hoặc 3 HS đọc bài “Thư gửi bà”.
2
học.
+Hình thức thực hiện: Yêu cầu
HS đọc một đoạn hoặc cả bài, trả lời
câu hỏi hoặc làm bài tập về nội dung
đoạn đã đọc.
2.Bài mới:
Bước 1: Vào bài:
+Mục đích: Kích thích học sinh
ham thích đọc bài tập đọc.
+Hình thức thực hiện: Dùng
tranh ảnh hoặc giới thiệu bằng cách
đặt bài tập đọc trong hệ thống chủ
đề, yêu cầu tìm nét khác biệt, đặc
trong sự đối lập bút pháp … để gợi tò
mò, hứng thú cho HS. Hoặc đưa ra
câu hỏi nêu vấn đề nhằm kích thích
HS tiến hành đọc để đi tìm lời giải
đáp.
Bước 2: Đọc mẫu (đọc giới
thiệu):
+Mục đích: Đưa ra mẫu về đọc
thành tiếng, kích thích HS từ cái hay
của bài văn, bài thơ mà thích thú với
bài đọc.
+Hình thức thực hiện: GV hoặc
HS đọc khá đọc mẫu.
Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu
bài (luyện đọc thành tiếng và đọc
hiểu)
-Đọc vòng 1:
+Mục đích: Luyện tập để HS
đọc được như mẫu và hiểu được nội
dung bài đọc.
+Hình thức thực hiện: HS đọc
đồng thanh, cá nhân, trả lời câu hỏi,
làm bài tập, thảo luận, tranh luận.
Sau đó trả lời câu hỏi: Trong thư, Đức kể với bà
những gì? Qua bức thư, em thấy tình cảm của Đức
đối với bà ở quê như thế nào?
2.Bài mới:
Bước 1: Vào bài:
Các em đã được đọc những bài văn, bài thơ
nói về tình cảm gắn bó của con người Việt Nam
với quê hương của mình. Hôm nay, qua bài tập
đọc “Đất quý đất yêu”, ta sẽ biết thêm về tấm lòng
yêu quý đất đai Tổ quốc của người Ê-ti-ô-pi-a
(một nước ở Châu Phi) qua một tập quán rất kì lạ.
Bước 2: Đọc mẫu (đọc giới thiệu):
GV đọc toàn bài (Lời dẫn chuyện: đọc
khoan thai, nhẹ nhàng. Lời giải thích của viên
quan: chậm rãi, cảm động. Nhấn giọng các chi tiết
nổi bật trong truyện như : họ đi khắp đất nước...;
vua mời họ vào cung điện, mở tiệc chiêu đãi;
dừng lại, cởi giày ra; cạo sạch đất ở đế giày ...
Bước 3: Luyện đọc và tìm hiểu bài (luyện
đọc thành tiếng và đọc hiểu)
-Đọc vòng 1:
-Đọc từng câu
-Đọc từng đoạn trước lớp: Hs nối tiếp nhau
đọc từng đoạn trong bài. Đoạn 2 có thể chia: phần
1: Lúc hai người ... làm như vậy?; phần 2: còn lại.
Chú ý cách đọc các câu sau:
-Ông sai người cạo sạch đất ở đế giày của khách /
rồi mới để họ xuống tàu trở về nước. //
-Tại sao các ông lại phải làm như vậy? (cao giọng
ở từ dùng để hỏi)
-Đất Ê-ti-ô-pi-a là cha, / là mẹ, / là anh em ruột
thịt của chúng tôi.// (Giọng cảm động, nhấn giọng
ở các từ ngữ được gạch chân)
Kết hợp giúp Hs hiểu nghĩa các từ ngữ được chú
giải: Ê-ti-ô-pi-a(một nước ở phía động bắc châu
Phi), cung điện(nơi ở của vua), khâm phục(đánh
giá cao và rất kính trọng); khách du lịch (người đi
chơi, xem phong cảnh ở phương xa), sản vật (vật
được làm ra hoặc khai thác, thu nhặt từ thiên
nhiên).
3
-Đọc vòng 2: Luyện đọc củng
cố hoặc nâng cao.
+Đọc củng cố:
Mục đích: Kiểm tra, điều chỉnh
cho từng cá nhân đọc thành tiếng và
hiểu nội dung bài.
Hình thức thực hiện: Cho HS
đọc cá nhân, trả lời câu hỏi, làm bài
tập.
+Đọc nâng cao:
Mục đích: HS có sáng tạo và
bộc lộ cá nhân mình qua việc đọc.
Hình thức thực hiện: Cá nhân
HS tự chọn đoạn yêu thích để đọc,
chỉ ra được giá trị, nét đặc sắc của
đoạn vừa đọc.
Bước 4: Củng cố dặn dò.
Hình thức thực hiện: Lời nói
của giáo viên .
-Đọc từng đoạn trong nhóm.
Một HS đọc lời viên quan (ở đoạn 2) giọng nhẹ
nhàng tình cảm.
Bốn nhóm HS tiếp nối nhau đọc đồng thanh 4
đoạn của bài.
Hướng dẫn HS tìm hiểu bài:
-HS đọc thầm đoạn 1, trả lời: Hai người khách
được vua Ê-ti-ô-pi-a đón tiếp như thế nào? (Vua
mời họ vào cung, mở tiệc chiêu đãi, tặng nhiều
vật quý-tỏ ý trân trọng và mến khách).
-HS đọc thầm phân đầu đoạn 2, trả lời: Khi khách
sắp xuống tàu, có điều gì bất ngờ xảy ra? (Viên
quan bảo khách dừng lại, cởi giày ra để họ cạo
sạch đất ở đế giày rồi mới để khách xuống tàu về
nước).
-HS đọc thầm phần cuối đoạn 2, trả lời: Vì sao
người Ê-ti-ô-pi-a không để khách mang đi, dù chỉ
là những hạt cát nhỏ? (Vì người Ê-ti-ô-pi-a coi đất
của quê hương họ là thứ thiêng liêng, cao quý
nhất).
-Đọc vòng 2: Luyện đọc củng cố hoặc nâng
cao.
+Đọc củng cố:
-Cho Hs đọc cá nhân kết hợp trả lời câu hỏi.
+Đọc nâng cao:
-GV đọc diễn cảm lại đoạn 2.
-Hướng dẫn Hs thi đọc đoạn 2: đọc phân biệt
lời người dẫn chuyện và lời nhân vật (lời các vị
khách ngạc nhiên, tò mò; lời viên quan : cảm
động).
Bước 4: Củng cố dặn dò.
4
5