Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

SKKN Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (503.28 KB, 22 trang )

I. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn học là phương tiện giáo dục con người nhạy bén nhất, hiệu quả nhất. Ở
đâu có con người và giáo dục thì ở đó không thể thiếu văn học. Học tốt môn Ngữ
văn sẽ giúp học sinh rất nhiều trong giao tiếp xã hội, gia đình và bạn bè. Ngữ văn
sẽ giúp con người sống tự lập, tư duy, sáng tạo, có năng lực cảm thụ, có lòng say
mê, nhiệt tình đem tài trí của mình cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ
quốc.
Trong những môn học ở nhà trường THCS, môn Ngữ Văn giữ một vai trò rất
quan trọng. Bởi vì đó là môn học bồi dưỡng vốn sống thực tế, vốn tri thức nhiều
mặt cho học sinh. Đặc biệt qua việc giảng dạy phần Tập làm văn giáo dục được ý
thức, tình cảm và thái độ tích cực và kĩ năng sống trong cuộc sống của các em.
Có thể thấy phần Tập làm văn trong Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn:
Một là tiếp tục học về Thuyết minh với yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này
với các phương thức biều đạt khác (Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận);
hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự với các nội dung phát triển cao hơn so với các
lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố : miêu tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và
người kể chuyện; ba là Nghị luận xã hội và nghị luận văn học. Tuy nhiên, mục
đích, nhiệm vụ chính mà phần Tập làm văn hướng tới là giúp học sinh biết vận
dụng các kiến thức và kĩ năng đã học vào việc tạo lập văn bản, nghĩa là cuối cùng
học sinh phải biết vận dụng những kiến thức và kĩ năng cơ bản để viết được một
kiểu văn bản nào đó đáp ứng yêu cầu cuộc sống.
Qua nhiều năm giảng dạy bộ môn Ngữ Văn, tôi nhận thấy có một vài giải
pháp thích hợp và thiết thực trong việc truyền đạt đầy đủ kiến thức, rèn luyện cụ
thể để giúp học sinh (đặc biệt là học sinh yếu, kém) có kĩ năng viết văn cơ bản và
tốt hơn nữa, có kết quả cao hơn, nhất là chuẩn bị được kiến thức cơ bản để bước
vào THPT. Đồng thời cũng góp phần nâng cao hiệu quả và cải thiện chất lượng bộ
môn Ngữ Văn 9 nói riêng và chất lượng giáo dục của nhà trường nói chung.
Vì vậy tôi chọn một khía cạnh nhỏ của bộ môn Ngữ văn để nghiên cứu nhằm
mục đích giúp các em học sinh đạt hiệu quả cao nhất trong việc học tập đó là : “
giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”.


2. Mục đích nghiên cứu
Thông qua các tiết dạy thực hành, phân tích, tìm hiểu, các tiết trả bài viết, tiết
ôn tập Tập làm văn, giáo viên giúp học sinh cảm nhận được đầy đủ nội dung kiến
thức - kĩ năng về các kiểu bài; củng cố, khắc sâu nội dung kiến thức đã học. Học
sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà hiện trong sách giáo khoa không có. Từ đó
có thể cải thiện chất lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học
sinh khá, giỏi.
1


Vận dụng Công nghệ thông tin nhằm tạo được hứng thú cho học sinh đồng
thời tạo cho các em có một thái độ tích cực, ý thức ham muốn trong giờ học Tập
làm văn. Tự mình có thể trình bày một vấn đề trong cuộc sống hoặc bộc lộ những
tâm tư, tình cảm của bản thân qua một số kiểu bài mà các em đã học. Rèn các kĩ
năng viết đoạn xây dựng đoạn để từ đó học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9.
Trong quá trình thực hiện đề tài này tôi đã thực hiện các phương pháp
nghiên cứu lí luận như : tìm hiểu, nghiên cứu một số tài liệu tham khảo về giảng
dạy Ngữ Văn 9 (SGV, Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên chu kì II, III…) để phân
tích, đúc rút những mặt tích cực và những mặt còn hạn chế trong quá trình dạy-học.
Phương pháp điều tra thực tế : Khảo sát để nắm bắt tình hình học tập và thái độ học
văn của các em, khảo sát để biết được thực chất cách viết, chất lượng bài viết văn
của học sinh.
3. Thời gian, địa điểm :
Trong chương trình Trung học cơ sở, môn Ngữ Văn 9, Tập làm văn trong
Ngữ Văn 9 tập trung vào 3 nội dung lớn : Một là tiếp tục học về Thuyết minh với
yêu cầu kết hợp phương thức biểu đạt này với các phương thức biều đạt khác
(Thuyết minh kết hợp với miêu tả và nghị luận; hai là tiếp tục học về văn bản Tự sự
với các nội dung phát triển cao hơn so với các lớp dưới, sự kết hợp các yếu tố: miêu
tả nội tâm, nghị luận, đối thoại, độc thoại và người kể chuyện; ba là Nghị luận xã
hội và nghị luận văn học. Chính vì thế trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi chỉ đề

cập đến “Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn”.
Thời gian mà tôi nghiên cứu và thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này là trong
năm học 2013 – 2014, tại trường THCS Mạo Khê I, thị trấn Mạo Khê, huyện Đông
Triều, tỉnh Quảng Ninh; đối tượng là học sinh khối 9.
4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn :
Khi đặt ra vấn đề : Làm thế nào để giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn lớp 9
nhằm nâng cao chất lượng dạy và học văn ở bậc THCS ? tôi muốn các đồng nghiệp
chia sẽ cùng tôi những kinh nghiệm giảng dạy, trao đổi bàn luận để tìm ra biện
pháp thiết thực, khả thi nhất, giải quyết triệt để tình trạng học sinh chỉ chú ý đến
môn học tự nhiên hơn môn học xã hội, bộc lộ tình cảm, cảm xúc một cách hạn chế.
Mục đích cuối cùng của người viết sáng kiến này là mỗi giáo viên văn sẽ đào tạo
cho đất nước những thế hệ học sinh, không chỉ thành thục về kĩ năng mà còn giàu
có về cảm xúc, có tâm hồn trong sáng, nhân ái, biết vươn tới Chân – Thiện – Mĩ.
Trong quá trình thực hiện chúng tôi đã nhận thấy có nhiều học sinh rất lúng
túng khi viết phần mở bài, phần thân bài sơ sài, nhiều học sinh viết “câu cụt, câu
què”, diễn đạt vụng về. Kĩ năng viết bài của học sinh còn chưa tốt.
Việc đổi mới phương pháp dạy học là chủ trương của Đảng và Nhà nước nó
có ý nghĩa lâu dài nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Để đáp ứng yêu
cầu của ngành giáo dục trong giai đoạn hiện nay, việc nâng cao chất lượng giáo dục
2


ở các trường phổ thông là một việc làm cấp thiết, đòi hỏi sự tích cực cải tiến các
phương pháp, biện pháp đổi mới trong dạy - học và kiểm tra đánh giá. Có như vậy,
chất lượng bộ môn Ngữ Văn 9 mới dần được cải thiện và nâng cao.
Trong quá trình giảng dạy các tiết Tập làm văn như : Tìm hiểu…, xây dựng
dàn ý…, cách làm bài…hoặc các tiết trả bài viết, ôn tập, luyện tập…, giáo viên cần
chú ý đến đặc điểm của học sinh, phải bảo đảm tính tích cực, tự lực, sáng tạo của
học sinh. Việc thực hiện phải chính xác với nội dung, phương pháp giảng dạy, phải
tìm ra phương pháp cũng như cách truyền đạt sao cho phù hợp với đặc điểm và khả

năng tiếp thu bài của các em.
Trong quá trình giảng dạy cần phát huy tính sáng tạo, kích thích sự say mê
môn học và rèn luyện kĩ năng cảm nhận và viết văn cho học sinh. Qua các tiết kiểm
tra bài viết, các tiết trả bài viết giúp học sinh đúc rút những kinh nghiệm khi viết
bài tập làm văn và cần kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng các phương pháp dạy - học.

II. PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG I : TỔNG QUAN
1.1 Cơ sở lí luận :
Với Văn học nghệ thuật, đồng chí Phạm Văn Đồng đã từng nói : “ Văn học
nghệ thuật là một vũ khí vô song”. Với những tác phẩm của Nguyễn Trãi, nhất là
những thư dụ hàng tướng giặc, nhiều khi được đánh giá có sức mạnh như một đạo
quân mười vạn người. Văn học là tấm gương phản ánh hiện thực xã hội, là món ăn
tinh thần không thể thiếu của mỗi con người. Nó làm cho tâm hồn tư tưởng tình
cảm thêm phong phú, nhạy cảm trước cái đẹp, cái thiện của cuộc đời. Văn sẽ giúp
con người hoàn thiện nhân cách, sống tốt hơn, cao thượng hơn, biết yêu thương
mọi người và có ích cho mọi người. Đại văn hào Nga Mác Xim Gor ki nói : “ Học
văn là học làm người”. Học sinh học tốt môn Ngữ văn có tác động đến các môn học
khác.
Việc học sinh học tốt môn ngữ văn nói chung và viết tốt bài tập làm văn nói
riêng sẽ giúp các em rất nhiều trong việc hình thành tính cách, bồi dưỡng tinh thần
đoàn kết, lòng nhân ái … Nó giúp các em có tư duy lôgic hơn cũng đồng thời giúp
các em cảm thụ văn chương sâu hơn. Việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm văn
lớp 9 đòi hỏi người thầy phải có kiến thức sâu rộng ở nhiều mặt, cả những kiến
thức trong sách và thực tế ở ngoài đời. Nó cũng đòi hỏi sự tâm huyết ở người thầy,
người thầy cần phải kiên trì, tận tâm và cần có các phương pháp linh hoạt cho các
cách hướng dẫn cho từng bài cụ thể.
3



1.2 Cơ sở thực tiễn :
Hiện nay trong sách giáo khoa Ngữ văn từ lớp 6 đến lớp 9 hầu như không
trình bày cụ thể các bố cục dàn ý, dàn bài đại cương của các kiểu bài ( Chỉ có 4 dàn
ý mẫu trong 4 tiết Cách làm bài nghị luận về một sự việc, hiện tượng đời sống,
Cách làm bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng đạo lí , Cách làm bài nghị luận về
tác phẩm truyện, Cách làm bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ - SGK NV 9 tập
II), điều này cũng gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập nắm vững
kiến thức, nhất là đối với học sinh yếu, kém.
Việc tìm và đưa ngữ liệu vào việc viết văn cũng còn nhiều hạn chế. Đó là
hiện nay học sinh ít quan tâm đến việc đọc văn bản, lười biếng hoặc chỉ đọc qua loa
đối phó; một bộ phận học sinh lại quá ỷ lại sách tham khảo, sách bài văn mẫu. Có
thể thấy chỉ cần trên dưới vài chục ngàn là các em có ngay sách bài văn mẫu để làm
“ bảo bối” trong các tiết viết bài tập làm văn, kiểm tra học kì.
Đối với người dạy, đa số giáo viên đều tận tụy với công tác giảng dạy, chăm
lo quan tâm đến học sinh nhưng vẫn còn những mặt hạn chế sau :
- Giáo viên khó có thể thực hiện đầy đủ, trọn vẹn việc truyền đạt kiến thức - kĩ
năng cho từng đối tượng học sinh về cách viết bài văn, xây dựng đoạn văn, tách
đoạn văn, liên kết đoạn văn bởi vì thời lượng không cho phép. Ở các tiết Trả bài
viết Tập làm văn, tiết Ôn tập , tiết Luyện nói nhiều khi giáo viên còn hời hợt,
hướng dẫn chưa được cụ thể cho các em xây dựng được bố cục của bài viết.
- Việc ứng dụng Công nghệ thông tin vào việc giảng dạy Tập làm văn cũng còn hạn
chế, chưa hợp lí… nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến viếc gây hứng thú và việc tiếp
thu kiến thức của học sinh.
2. CHƯƠNG II : NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Thực trạng :
Qua quá trình điều tra, khảo sát chúng tôi thấy :
Về phía giáo viên : một số giáo viên có phương pháp giảng dạy chưa thực sự
phù hợp với một bộ phận không nhỏ học sinh yếu kém dẫn đến chất lượng chưa
cao. Do điều kiện khách quan nên việc sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp trực
quan vào tiết học hạn chế, ảnh hưởng đến chất lượng tiếp thu bài của học sinh. Một

số giáo viên chưa thực sự tâm huyết với nghề, chưa khơi gợi được mạch nguồn cảm
xúc ẩn sau mỗi trái tim người học. Nhiều giáo viên còn rất ngại khi rèn các kĩ năng
viết bài cho học sinh hoặc khi trả bài chỉ nhận xét qua loa, không giúp một cách tận
tình để các em có thể viết tốt các bài văn sau đó.
Đối với học sinh : Một số học sinh vì lười học, chán học nên không chuẩn bị
tốt tâm thế cho giờ học Ngữ văn. Vì trường nằm trên địa bàn có nhiều tụ điểm vui
chơi như công viên, hồ bơi, siêu thị, các quán điện tử…nên nhiều học sinh bị thu
4


hút vào các trò chơi mà sao nhãng việc học hành. Đời sống văn hóa tinh thần ngày
một nâng cao, một số nhu cầu giải trí như xem ti vi, chơi game…ngày càng nhiều
làm cho một số em chưa có ý thức học bị lôi cuốn, sao nhãng việc học.
Một số học sinh có hoàn cảnh gia đình khó khăn, kinh tế khó khăn nên các
em phải phụ giúp gia đình ngoài giờ lên lớp, thời gian học không nhiều. Một số học
sinh có hoàn cảnh bố mẹ ly hôn, người ở với mẹ, người ở với bố, có học sinh ở với
ông bà, nên sự quan tâm của gia đình cho việc học của các em chưa đều, chưa cao.
Ngay khả năng diễn đạt bằng lời nói các em cũng không được gia đình luyện rèn.
Nhiều học sinh lười hoặc không bao giờ đọc sách, kể cả văn bản trong SGK, có
một số học sinh rất lười đọc thuộc thơ. Từ những thực trạng trên, tôi đã xây dựng
được một số giải pháp để thúc đẩy tốt hơn việc giúp học sinh viết tốt bài tập làm
văn.
2.2 Các giải pháp :
a. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học :
Trong quá trình giảng dạy , giáo viên tích hợp giữa tiết dạy Văn bản với tiết
dạy Tập làm văn một cách có hiệu quả bằng việc rèn luyện cảm thụ văn học cho
học sinh trong dạy đọc hiểu văn bản, cụ thể:
+ Đọc diễn cảm: Đọc diễn cảm là thể hiện sáng tạo tác phẩm văn học trong giọng
đọc nhằm tác động đến những người nghe. Nếu giáo viên đọc diễn cảm tốt thì sẽ
tạo nên bầu không khí tươi mát trong giờ học. Học sinh có thể thưởng thức giọng

đọc và dễ sản sinh những ấn tượng, xúc động tự nhiên về văn bản. Diễn cảm ở đây
hoàn toàn không phải là ở sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại
của tâm hồn. Những cảm xúc này không phải giả tạo mà phải là cảm xúc chân
thành, sâu sắc về văn bản. Nói đọc diễn cảm thuộc nghệ thuật trình diễn trước hết
không phải là “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Chính vì thế,
giáo viên sử dụng thích đáng biện pháp này sẽ tạo cho học sinh những ấn tượng
tươi mới, những xúc động mạnh mẽ về văn bản; đồng thời nó có khả năng kích
thích liên tưởng, tưởng tượng tạo sự thâm nhập thuận lợi vào thế giới nghệ thuật
của văn bản.
+ Đưa các câu hỏi gợi cảm xúc, liên tưởng, tưởng tượng. Trước hết là những câu
hỏi gợi cảm xúc, ở dạng đơn giản nhất chúng là những câu hỏi trắc nghiệm tình
cảm. Những câu hỏi này có thể kiểm tra phản ứng tình cảm của học sinh; mặt khác
nó thúc đẩy sự đồng cảm, khuyến khích các em lắng nghe tiếng nói của trái tim.
Chẳng hạn, sau khi đọc diễn cảm, giáo viên có thể hỏi: Em ấn tượng thế nào về
đoạn thơ ( khổ thơ, câu thơ…trong bài thơ; hay hành động, ngôn ngữ, tích cách
nhân vật… trong truyện)? Hay để bình giá về chi tiết anh thanh niên trong Lặng lẽ
Sa Pa của Nguyễn Thành Long vì “thèm người” nên ngáng gỗ dọc đường không
cho xe đi qua để gặp và trò chuyện cùng những người qua đường, giáo viên có thể
hỏi học sinh: Có thể hiểu thèm người là cảm giác mà ai cũng có khi phải ở hoàn
cảnh một mình hay cô đơn không? Tại sao tác giả không nói anh rất cô đơn, rất
5


muốn gặp ai đó để nói chuyện mà lại nói là “thèm người”? Và các em đã bao giờ
trải qua cảm giác này hay chưa? Em nghĩ gì về anh thanh niên? Những câu hỏi
dạng này khiến học sinh phải huy động kinh ngiệm bản thân để soi sáng bản chất
nhân vật, dễ đồng cảm sâu sắc với tình huống và cảnh ngộ của nó. Ngoài ra, giáo
viên có thể dùng những câu hỏi khơi gợi tưởng tượng của học sinh. Cho nên
thưởng thức văn bản văn học đòi hỏi phải huy động tưởng tượng, hình thức tưởng
tượng để làm nổi bật lên bức tranh đời sống trong văn bản thường được gọi là

tưởng tượng tái tạo. Khả năng tưởng tượng càng cao thì sự thâm nhập vào văn bản
càng sâu sắc, và người đọc có xu hướng quên đi thế giới thực tại, sống bằng thế
giới tưởng tượng do nhà văn sáng tạo nên. Nhưng tưởng tượng trong cảm thụ văn
học còn có hình thức khác đó chính là sự nhập thân vào nhân vật, làm sống lại trên
chính bản thân mình những cảm xúc nhân vật trải qua.
+ Dùng lời bình: Dùng những lời bình hấp dẫn và đúng chỗ có tác dụng rất lớn
trong việc rèn luyện cảm thụ cho học sinh. Trước hết, nó khiến học sinh có những
ấn tượng sâu sắc khó phai mờ về vẻ đẹp của văn chương. Biện pháp này cho phép
giáo viên phát huy phẩm chất nghệ sĩ của mình; và cũng vì thế kích thích mầm sáng
tạo của học sinh, tạo nên sự giao lưu về tình cảm trong giờ văn. Nhưng tuyệt nhiên
giáo viên không được lạm dụng biện pháp này, bởi nhiệm vụ chính của giáo viên là
tổ chức để học sinh cảm thụ và lĩnh hội giá trị của văn bản chứ không phải là trổ tài
trình diễn để thôi miên học sinh. Do đó, giáo viên chỉ tung ra lời bình khi học sinh
cảm nhận chưa tới, đánh giá chưa xác đáng và những lời bình lúc đó có tác dụng hỗ
trợ, tiến tới khắc sâu ấn tượng cho học sinh, tạo nên những khoái cảm thẩm mỹ. Lời
bình vì thế, trước hết phải giàu cảm xúc, là sản phẩm của sự xúc động sâu sắc trước
vẻ đẹp của văn bản. Mặt khác, nó phải độc đáo, giáo viên phải chọn cách nói ấn
tượng, ưu tiên tiên những lối diễn đạt giàu hình ảnh nhằm tác động mạnh đến học
sinh. Hơn nữa, giáo viên chọn bình những chi tiết nào là điểm sáng nghệ thuật của
tác phẩm và việc bình giá nó giúp học sinh nắm được thần thái, linh hồn của văn
bản. ở đây, tôi muốn nói đến những lời bình có khả năng đánh thức liên tưởng của
học sinh, nó tựa con đường dẫn học sinh thâm nhập tự nhiên vào thế giới nghệ
thuật văn bản.
b. Luyện tập xây dựng lập luận cho một đoạn văn nghị luận :
Mục đích luyện tập.
- Từ các nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành một lập luận
hoàn chỉnh theo các thao tác lôgíc. Cụ thể là:
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách phân tích.
+ Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp.
+ Xây dựng được một lập luận trong đoạn văn theo cách tổng hợp - phân tích

- tổng hợp (tổng phân hợp)
+ Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các
thao tác lôgíc.
6


- Từ nội dung đã được chuẩn bị trước, HS biết cách tổ chức thành môt lập
luận hoàn chỉnh theo các thao tác trình bày. Cụ thể là:
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách giải thích.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách chứng minh.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo các bình luận.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văn theo cách so sánh.
+ Xây dựng được lập luận trong đoạn văntheo cách nhân quả.
+ Biết cách chuyển đổi từ kiểu lập luận này sang kiểu lập luận khác theo các
thao tác trình bày.
* Nội dung kiến thức cần nắm vững trước khi luyên tập
1. Các thao tác lôgíc
a. phân tích: Đó là sự phân chia đối tượng thành những bộ phận nhỏ, những
khía cạnh nhỏ để lần lượt khảo sát xem xét.
b. Tổng hợp: Đó là việc hợp các bộ phận nhỏ lại thành cái chung, cái toàn
thể.
c. Tổng phân hợp: Lập luận theo cách tổng phân hợp được hiểu là cách thức
trình bày lập luận theo kiểu tổng hợp, phân tích rồi lại tổng hợp và được hiểu đơn
giản là quy nạp và diễn dịch.
2. Các thao tác trình bày
a. Giải thích: Là làm sáng rõ một vấn đề nào đó để giúp người khác hiểu
một cách rõ ràng hơn, sâu sắc hơn.
b. Chứng minh: Là làm sáng tỏ vấn đề bằng các dẫn chứng và lí lẽ để người
đọc, người nghe tin vào vấn đề trình bày.
c. Bình luận: Là bày tỏ ý kiến về một vấn đề, đánh giá bản chất, ý nghĩa của

vấn đề, khẳng định tính đúng sai, mở rộng vấn đề giải quyết vấn đề một cách triệt
để và toàn diện.
d. So sánh:
+ Lập luận so sánh bằng cách tương đồng.
+ Lập luận so sánh bằng cách tương phản.
e. Nhân quả: Nhân quả là cách thức lập luận đi từ nguyên nhân đến kết quả,
hoặc đi từ kết quả rồi chỉ ra nguyên nhân hoặc chỉ ra mối quan hệ nhân quả theo
cách liên hoàn.
* BÀI TẬP
(Tuỳ từng đối tượng học sinh mà người dạy linh hoạt ra bài tập cho phù hợp, đạt
được tới đích như phần lí thuyết đã đưa ra. Dưới đây chỉ là một số bài tập ví dụ.)
Luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác lôgíc
Bài 1
Hãy sắp xếp và viết thêm kết luận tường minh để các luận cứ đồng hướng
sau trở thành một lập luận có cách trình bày diễn dịch hoặc quy nạp.
7


(1). Truyện Kiều cũng nói lên lòng xót thương vô hạn của Nguyễn Du đối
với những tầng lớp người bị áp bức, đau khổ.
(2) Nhưng qua Truyện Kiều, Nguyễn Du đã mô tả một cách sâu săc xã hội
phong kiến thối nát của thời đại ông, đã tố cáo, phê phán những thủ đoạn tàn nhẫn
bất công chà đạp lên vận mệnh con người.
(3).Truyện Kiều còn bị hạn chế trong ý thức hệ phong kiến mà biểu hiện tập
trung nhất là tư tưởng định mệnh.
Bài 2
Cho trước kết luận: “Nói đến nghệ thuật Truyện Kiều là nói đến nghệ
thuật sáng tạo ra một thế giới có thật” và các luận cứ:
Trong Truyện Kiều, nhiều con người, nhiều cảnh vật, nhiều tâm trạng được
Nguyễn Du thể hiện một cách thành công. Đó là thân hình đồ sộ đẫy đá của Tú Bà;

dáng dấp hào hoa phong nhã của Kim Trọng; cái lẩm nhẩm gật đầu ám muội của
Sở Khanh; cái cười sảng khoái của Từ Hải; bộ mặt đen sì ngơ ngẩn vì tình của Hồ
Tôn Hiến. Hay sự tinh tế của ánh trăng đến những rung cảm sâu thẳm trong lòng
người đều được Nguyễn Du thể hiện chính xác.
Hãy dựa vào đó xây dựng thành lập luận hoàn chỉnh theo kiểu diễn dịch, quy
nạp và tổng – phân - hợp.
Bài tập luyện xây dựng đoạn văn theo các thao tác trình bày
(Mỗi dạng so sánh, giải thích, chứng minh, bình luận, nhân quả tuỳ từng đối
tượng học sinh mà người dạy lựa chọn bài tập phù hợp.)
Bài 1
Sau đây là một cách lập luận tổng phân hợp:
(1) Trong hoàn cảnh “trăm dâu đổ đầu tằm” ta thấy chị Dậu là một phụ nữ
đảm đang tháo vát. (2) Một mình chị phải giải quyết mọi khó khăn đột xuất của gia
đình, phải đương đầu với thế lực tàn bạo: quan lại, cường hào, địa chủ và tay sai
của chúng, (3) Chị có khóc lóc, có kêu trời nhưng chị không nhắm mắt khoanh tay
mà tích cực tìm cách cứu chồng ra khỏi cơn hoạn nạn, (4) Hình ảnh chị Dậu hiện
lên vững chãi như một chỗ dựa chắc chắn của gia đình.
(Theo Nguyễn Đăng Mạnh)
Có thể biến đổi đoạn văn trên thành đoạn văn lập luận theo cáh diễn dịch
hay quy nạp được không? Hãy trình bày cụ thể cách chuyển đó.
Bài 2
Cho đoạn văn:
(1)Múc một gáo nước, biển cả không vì thế mà vơi, thêm một gáo nước biển
cả không vì thế mà đầy. (2)Người từng trải không vì công nhỏ mà vội mừng, cũng
không vì thất bại mà nản chí.(3) Cho nên ai muốn trưởng thành thì phải khiêm tốn
và bền gan.
8


Triết lí trong lập luận trên có phù hợp với nhiều việc ở đời không?

Hãy tạo một đoạn văn có cách lập luận tương tự để phát biểu quan niệm của
em đối với sự học tập tu dưỡng của bản thân.
c. Xây dựng dàn ý và cách viết đoạn ở mỗi kiểu bài :
- Ở mỗi kiểu bài Tập làm văn, giáo viên cần xây dựng cho học sinh nắm vững yêu
cầu - nội dung của mỗi kiểu bài. Học sinh phải nhớ thật cụ thể bố cục dàn ý đại
cương của mỗi kiểu bài, nhiệm vụ của mỗi phần trong dàn ý là gì, cách làm như thế
nào, dẫn dắt ra làm sao…Có như vậy, khi đứng trước một đề bài Tập làm văn các
em có thể xác định được ngay kiểu bài, yêu cầu, dàn ý để làm tốt bài văn.
Việc xây dựng dàn ý cũng như tìm hiểu yêu cầu của bài Tập làm văn cũng cần
phải được thực hiện đầy đủ, rõ ràng ở các tiết Trả bài viết Tập làm văn, các tiết Ôn
tập Tập làm văn. Chẳng hạn ở tiết 25 : Trả bài viết Tập làm văn số 1 – Văn thuyết
minh ( Ngữ văn 9- Tập I).
Giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực hiện các yêu cầu sau:
1/ Tìm hiểu đề bài ( Phân tích đề)
- Yêu cầu ( thể loại): Thuyết minh. ( Thuyết minh là gì ? Phương pháp nào
cần được vận dụng ?)
- Nội dung: Đề bài yêu cầu thuyết minh về cái gì ?
- Phương hướng, phạm vi tư liệu: Lựa chọn phương pháp thuyết minh, chuẩn
bị tri thức về đối tượng ở những phạm vi nào ...)
2/ Lập dàn ý:
a/ Mở bài: Giới thiệu đối tượng thuyết minh( Xuất xứ, tầm quan trọng, lợi
ích…)
b/ Thân bài : Lần lượt trình bày, giới thiệu, giải thích từng bộ phận, khía cạnh,
đặc điểm … của đối tượng.
- Lưu ý vận dụng các yếu tố, cách liên kết đoạn, chuyển đoạn.
c/ Kết bài: Ý nghĩa của đối tượng hoặc bài học thực tế, xã hội, văn hoá…
3/ Nhận xét về cách trình bày: Giáo viên nhận xét về cách viết đoạn văn, liên
kết đoạn văn, cách dùng từ của học sinh.
Thực hiện được những điều này trước khi viết bài Tập làm văn sẽ giúp học
sinh tránh được việc làm lạc đề, lệch đề, thể hiện được đầy đủ nội dung bài viết một

cách đầy đủ, trọn vẹn, súc tích về nội dung và chặt chẽ, mạch lạc về hình thức. Rèn
luyện được kĩ năng viết cũng như thói quen tốt trước khi làm bài viết. Bởi vì có
nhiều em sau khi đọc xong đề bài là ào ào viết chẳng cần phải suy nghĩ gì, rồi nhiều
em học sinh yếu thì lúng túng, không biết phải bắt đầu từ đâu cho nên kết quả chắc
chắn sẽ không cao.
Hoặc khi dạy các bài thực hành kĩ năng về cách làm bài văn Nghị luận cũng
vậy, giáo viên cần xây dựng cho các em nhận biết, khắc sâu được dàn ý đại cương
9


của một bài nghị luận. Chẳng hạn ở tiết 120 : Cách làm bài nghị luận về tác phẩm
truyện (hoặc đoạn trích) – SGK NV 9, tập II.
Giáo viên xây dựng cho học sinh cách phân tích đề bài, dàn ý đại cương về kiểu
bài Nghị luận văn học.
1/ Phân tích đề:
- Yêu cầu ( thể loại): Nghị luận văn học
- Nội dung: Đề bài yêu cầu nghị luận về tác phẩm nào, đoạn trích nào
- Phương hướng, phạm vi tư liệu: Phân tích, chứng minh hay bình luận về nội
dung giá trị tác phẩm? hoặc về nhân vật ? Phạm vi tư liệu- dẫn chứng như
thế nào ?
2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý ( chú ý vào những từ
ngữ quan trọng trong đề bài)
3/ Lập dàn ý:
a/ Đặt vấn đề:
- Giới thiệu được nội dung vấn đề cần giải quyết.
- Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật)
b/ Giải quyết vấn đề :
- Lần lượt phân tích, chứng minh từng khía cạnh, từng mặt của vấn đề.
- Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết.
* Lưu ý:Khi viết cần;

+ Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển
đoạn.
+ Khi phân tích tác phẩm truyện cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện,
nhân vật ( hành động, suy nghĩ, thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật.
c/ Kết thúc vấn đề:
- Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) vấn đề đã phân tích, tìm hiểu.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ…
Hoặc khi dạy tiết 78,79 : Ôn tập - Tập làm văn ( Ngữ văn 9, tập 1) theo tôi, giáo
viên cần giúp các em chuẩn bị tốt việc nắm vững trọng tâm của đề cương ôn tập,
kiến thức và kĩ năng làm bài tập làm văn .
1/ Tìm hiểu đề bài:
- Yêu cầu (thể loại): Tự sự kết hợp các yếu tố (miêu tả, nghị luận, đối thoại-độc
thoại, ngôi kể…)
- Nội dung: Đề bài tự sự về sự việc gì, tác phẩm nào, đoạn trích nào, hoặc nhân
vật nào của tác phẩm truyện…
-Phương hướng, ngữ liệu làm bài: Xác định những phương thức biểu đạt, các yếu
tố kết hợp, ngôi kể, tư liệu như thế nào ?
2/ Tìm ý: Dựa vào nội dung, yêu cầu của đề bài để tìm ý (chú ý vào những từ
ngữ quan trọng trong đề bài)
3/ Lập dàn ý:
10


a/ Mở bài:
- Giới thiệu nhân vật, sự việc mang chủ đề chính.
- Nêu xuất xứ của vấn đề hoặc nêu đặc điểm của vấn đề ( nhân vật)
b/ Thân bài : Phát triển câu chuyện
- Lần lượt ghi lại những chi tiết, tình tiết của nhân vật (Suy nghĩ, lời nói, cử
chỉ, hành động) xoay quanh chủ đề chính
- Nhận xét, đánh giá, thái độ của người viết.

- Lưu ý:
+ Vận dụng các yếu tố, các biện pháp nghệ thuật, cách liên kết đoạn, chuyển
đoạn.
+ Cần chú ý : Tình huống truyện, cốt truyện, nhân vật ( hành động, suy nghĩ,
thái độ) và những nét đặc sắc nghệ thuật.
c/ Kết bài:
- Nhận xét khái quát ( hoặc khẳng định) ý nghĩa, chủ đề đề đã kể.
- Rút ra bài học cho bản thân hoặc nêu cảm nghĩ…
- Một điểm nữa là bên cạnh việc xây dựng bố cục dàn ý các kiều bài Tập làm văn,
giáo viên cũng cần hướng dẫn cho học sinh cách viết đoạn văn, cách triển khai vấn
đề, luận điểm. Ở các tiết dạy về Ôn tập Tập làm văn hoặc Cách làm bài nghị
luận…giáo viên giúp các em xác định được câu chủ đề (câu chứa luận điểm) trong
mỗi đoạn văn, trình bày đoạn văn theo cách diễn dịch hay quy nạp, mỗi đoạn văn
diễn đạt một ý như thế nào…Đồng thời cũng cần chú ý đến các phép liên kết văn
bản thường gặp trong quá trình viết bài Tập làm văn, như: Phép lặp, phép thế, phép
nối…để bài văn được liên kết một cách logic, chặt chẽ hơn. Giáo viên hướng dẫn
học sinh viết các phần Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề và Kết thúc vấn đề ở kiểu bài
Nghị luận.
* Viết phần đặt vấn đề :
Đây phần đến với người đọc đầu tiên, do đó, phần này gây cho người đọc cảm giác,
ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Vì vậy, cần đặt vấn đề gọn gàng, hấp dẫn sẽ tạo ra
hứng thú ở người đọc, gây không khí tâm lí thuận lợi cho việc tiếp xúc các phần
sau. Thông thường, phần đặt vấn đề ( kể cả trực khởi hay lung khởi) có các bộ phận
sau: Gợi mở vào đề: nều xuất xứ, lí do dẫn đến bài viết. Giới thiệu nội dung vấn đề
và trích dẫn vấn đề.
Giáo viên cần lưu ý cho học sinh nắm vững một số cách mở bài cơ bản và đơn
giản nhất để học sinh trung bình, yếu kém có thể làm được, như :
- Bằng cách giới thiệu tác giả, tác phẩm, sự nghiệp sáng tác rồi đưa vào tác
phẩm định phân tích, chứng minh, giải thích…
Ví dụ: “Lặng lẽ Sa Pa” là một truyện ngắn khá thành công của nhà văn

Nguyễn Thành Long viết về những người cán bộ làm việc thầm lặng, có trách
nhiệm với nhiệm vụ và yêu công việc của mình.
Họ đều là những con người đáng yêu mến, quý trọng. Đặc biệt là anh thanh
niên làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu đã gây được thiện cảm và ấn
tượng sâu sắc trong lòng mỗi người đọc, nhất là thế hệ trẻ.
11


- Đi từ hoàn cảnh sáng tác.
- Từ đề tài, chủ đề của tác phẩm…
* Viết phần giải quyết vấn đề :
Giáo viên hướng dẫn cho các em đến hai cách viết : phân tích và tổng hợp
( Diễn dịch và Quy nạp). Học sinh cần phải chú ý yêu cầu mỗi đề bài, đặc điểm, nội
dung của đề bài mà thực hiện. Tức là phải bám sát đề, chú ý gợi ý của đề, nắm
vững nội dung kiến thức, ngữ liệu mà đề bài yêu cầu thực hiện…Vận dụng các kĩ
năng khái quát, phân tích, tổng hợp (Văn tự sự thì phân tích dựa vào cốt truyện,
tình huống, nhân vật và bút pháp nghệ thuật như thế nào; thơ trữ tình thì phân tích
ngôn ngữ, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật ra sao…). Giáo viên lưu ý cho các em về
cách chuyển đoạn, dùng câu nối hoặc dùng từ để liên kết đoạn.
* Viết phần kết thúc vấn đề:
Yêu cầu của phần này là :
- Ngắn gọn, súc tích, nghĩa là diễn đạt ý một cách khái quát, cô đọng, gợi cảm
xúc sâu lắng.
- Sát đề: đã mở ra vấn đề gì thì khi kết thúc phải trở lại vấn đề ấy bằng cách nêu
lời giải đáp rõ ràng , dứt khoát.
- Sinh động, hấp dẫn bằng cách làm tăng thêm tính văn chương, ngôn ngữ nhiều
hình ảnh và các biện pháp tu từ.
Có thể viết các loại kết thúc vấn đề: Tóm tắt, khẳng định vấn đề, có thể mở
rộng, nâng cao. Rút ra bài học hay phát biểu cảm nghĩ…
- Đặc biệt là các tiết Trả bài viết , giáo viên nhất thiết cần phải giúp học sinh thực

hiện các yêu cầu sau trong một tiết trả bài viết. Chẳng hạn ở tiết 132: Trả bài viết
Tập làm văn số 6 – Văn nghị luận ( Ngữ văn 9- Tập II).
Soạn:
Giảng:

Tuần 28 Tiết 132
TẬP LÀM VĂN:
TRẢ BÀI LÀM VĂN SỐ 6

A. Mục tiêu:
1. Kiến tgức:- Giúp hs nhận ra ưu nhược điểm của hs để các em tự rút kinh nghiệm
cho mình về việc sử dụng từ và cách diễn đạt.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm việc độc lập, sáng tạo.
- GD kĩ năng sống : Trao đổi, trình bày về hệ thông luận điểm của bài viết, về
những ưu nhược điểm của các bài.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức tự sửa chữa, rút kinh nghiệm những nhược điểm của
bản thân.
B. Chuẩn bị: - Giáo án, Bài văn mẫu, đoạn văn mẫu
C. Phương pháp:- Qui nạp, tích hợp dọc-ngang, phân tích, so sánh, tổng hợp.
D. Tiến trình giờ dạy giáo dục : I. ổn định tổ chức:
II. Kiểm tra:
12


III. Bài mới:
I. Đề bài: Suy nghĩ của em về tình cha con sâu đậm trong chiến tranh qua truyện
ngắn “Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng.
II. Phân tích đề: - Thể loại: Nghị luận 1 tác phẩm truyện
- Nội dung: Tình cha con sâu đậm trong chiến tranh
- Phạm vi: truyện “Chiếc lược ngà”

III. Dàn ý
1. Mở bài:
- Dẫn dắt: tình cha, nghĩa mẹ vốn là đề tài quen thuộc của các nhà văn, nhà thơ
- Giới thiệu tên tác giả, tác phẩm
- Nêu nhận xét sơ bộ về nội dung tác phẩm, về tình cha con sâu đậm trong chiến
tranh.
2. Thân bài:
a. Tóm tắt tác phẩm: 8 => 12 dòng
b. Tình cha con sâu nặng được thể hiện qua các nhận vật chính :
* Nhận vật bé Thu: Yêu cha với 1 TY mãnh liệt:
- Bướng bỉnh, ngang ngạnh, do lúc đầu không nhận ra cha nên xa lánh, không chịu
nhận ba.
- Yêu cha mãnh liệt sâu sắc: Yêu cha nên nhất định không nhận ông Sáu có vết
thẹo là cha, vì ông không giống người cha trong ảnh. Khi hiểu ra, nhận cha với
tiếng kêu xé lòng, ôm chặt lấy ba, không cho ba đi. Lớn lên đi tiếp con đường mà
ba đã chọn: tham gia kháng chiến chống Mĩ, giải phóng quê hương. Nhận lại được
cây lược của ba với tình thương đầy xúc động.
*Nhân vật ông Sáu: Yêu con với 1 TY sâu năng:
- Yêu con, khao khát được gặp con. Buồn khổ vì con không nhận ông là ba.
+ Hạnh phúc tràn ngập khi con gái hiểu và nhận ra ba, gọi ông là cha.
- Tình yêu con, tình cảm gia đình tình yêu đất nước được hoà quện với nhau.
+ Xa con nên dồn tình yêu con vào việc tỉ mẩm làm chiếc lược ngà. Trước khi chết
vẫn rất nhớ về con, nhờ đồng đội trao lại cây lược ngà cho con.
=> chiến tranh đầy gian khổ, khốc liệt, đầy mất mát và hy sinh nhưng tình cha con
càng thêm sâu sắc, sâu đậm. Chiến tranh dù rất tàn khốc nhưng không thể dập tắt
được tình cảm cha con ruột thịt. Tình cha con thiêng liêng là sức mạnh giúp cho
bao người vượt qua nguy hiểm để đấu tranh giải phóng quê hương.
c. Chiếc lược ngà là biểu tượng cho tình cảm cha con sâu nặng: là sợi nối tình cảm
cha con thiêng liêng, là kỉ vật người cha tặng con, là tình yêu thương của cha dành
cho con, là niềm hy vọng, niềm tin, là sức mạnh được truyền từ thế hệ này sang thế

hệ khác để đất nước được hoàn toàn giải phóng, mọi người được sống cuộc sống tự
do, hạnh phúc.
- Nghệ thuật diễn biến tâm lí nhân vật hết sức lôgích, hợp lí.
d. Chiến tranh dù rất khốc liệt nhưng không dập tắt được tình cha con sâu nặng :
…..
3. Kết bài:
13


- Khẳng định sự thành công của tác giả qua giá trị nội dung và nghệ thuật
- Hiểu thêm về tình cha con trong chiến tranh.
IV. Nhận xét
1. Ưu điểm:
- Đa số hiểu đề, nắm được phương pháp viết, nêu, xây dựng, triển khai được hệ
thống luận điểm, có luận cứ chính xác, hợp lí, logic.
- Biết cách phân tích các sự việc, hành động để làm toát lên được tính cách tâm
trạng nhân vật .
- Tỏ rõ được thái độ của người viết về các nhân vật về tình cha con sâu đậm trong
chiến tranh: chiến tranh dù rất khốc liệt hưng cũng không cắt đứt, dập tắt nổi tình
cha con.
- Biết phân tích hình tượng chiếc lược ngà để làm toát lên tình cảm cha con sâu
đậm trong chiến tranh.
- Trình bày rõ ràng, sạch sẽ, 1 số bài đã biết tách đoạn.- Lời văn có sắc thái biểu
cảm.
2. Nhược điểm:
* Một số bài viết :
- Có phần đi xa đề: Đi vào phân tích nhân vật mà chưa chú ý tới việc xây dựng luận
điểm: thể hiện tình cha con sâu đậm trong chiến tranh.
- Xây dựng hệ thống luận điểm chưa tốt, chưa biết khái quát các bước phân tích để
đi sâu vào trọng tâm của đề bài đó là: Suy nghĩ của em về tình cha con sâu đậm

trong chiến tranh.
- Mở bài: hơi xa đề; mở bài cần đề cập tới đề bài, cần xem đề bài yêu cầu gì?
- Có 1 số bài sao chép giọng văn, bài văn mẫu.
- Các ý cần triển khai chưa triển khai tốt.
- Các dẫn chứng chưa nhiều phân tích chưa thật sâu và chưa thật cảm động.
- Một số trình bày cẩu thả, viết sai lỗi chính tả, dùng từ sai, hoặc diễn đạt còn vụng
về lan man, thiếu mạch lạc.
- Các vấn đề đôi chỗ viết chưa lôgic, hoặc bỏ qua 1 số luận điểm chính cần triển
khai: Cần nhấn mạnh đến hoàn cảnh chiến tranh và làm nổi bật tình cha con thiêng
liêng.
V. Chữa lỗi sai
a. Sai về từ:
*Chữa lại
0
-K
- Không
- Quyết liệt
- Mãnh liệt
- Ngang nghạnh
- Ngang ngạnh
- Tra con
- Cha con
b. Sai về câu:
*Chữa lại
- Bé Thu không yếu đuối khi nhận cha - Bé Thu bướng bỉnh khi không nhận
ông Sáu là cha.
- Chiếc lược ngà phương tiện chứng tỏ - Chiếc lược ngà là minh chứng cho tình
tình cha con sâu nặng
cảm cha con sâu nặng trong chiến tranh.
14



VI. Đọc bài khá, giỏi:
*Nhận xét chung- Phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm.
- Xem lại kiểu bài: NL về 1 tác phẩm truyện.
d. Những biện pháp hỗ trợ :
Ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy phần Văn bản và Tập
làm văn cũng là một phương pháp quan trọng, đặc biệt là giúp học sinh cảm thụ,
thể hiện cảm xúc và viết tốt các kiểu bài Thuyết minh, Nghị luận văn học (Nghị
luận về một đoạn thơ, bài thơ) và Nghị luận xã hội (Nghị luận về một sự việc, hiện
tượng đời sống). Đối với những văn bản thơ đã được phổ nhạc như : Khúc hát ru
những em bé lớn trên lưng mẹ của Nguyễn Khoa Điềm, Mùa xuân nho nhỏ của
Thanh Hải, Đồng chí của Chính Hữu, Viếng lăng Bác của Viễn Phương, giáo viên
hoàn toàn có thể cho học sinh thưởng thức những ca khúc này, chúng sẽ có tác
dụng rất lớn trong việc tạo nên những xúc động mạnh mẽ của học sinh về văn bản.
Công việc này cùng với đọc diễn cảm có khả năng đánh thức cảm giác về nhịp
điệu, giai điệu cho học sinh và cũng từ đó cảm nhận những cung bậc của tâm hồn
đang hát lên trong những giai điệu đó.
Thực tế cho thấy việc vận dụng CNTT sẽ giúp học sinh có được đầy đủ
những tri thức khách quan, những đặc điểm tiêu biểu của đối tượng thuyết minh
hoặc một vấn đề nóng bỏng của xã hội mà các em chưa có dịp quan sát, tìm hiểu.
Qua hình ảnh các em sẽ có nhiều cơ hội để khắc ghi những nội dung đã tìm hiểu,
khơi dậy được hứng thú tìm hiểu bài học. Giáo viên thực hiện giờ dạy Tập làm văn
không khô khan mà tạo được sự thu hút, hấp dẫn; truyền đạt được đầy đủ, trọn vẹn
kiến cũng như mở rộng thêm kiến thức cho học sinh và đảm bảo thời lượng lên lớp.
Học sinh có cơ hội hiểu rộng hơn nữa và khắc sâu được nội dung kiến thức.
Hướng dẫn học sinh tham quan, quan sát tìm hiểu một số vấn đề có liên quan
đến kiến thức và kĩ năng bài học. Chẳng hạn tìm hiểu về vấn đề xả rác bừa bãi hay
tệ nạn cờ bạc, ma tuý tại địa phương, các em tìm hiểu, ghi chép lại và làm thành
một bài thuyết minh hoặc bài nghị luận để trình bày thái độ, quan điểm của bản

thân trước lớp, từ đó mà các em vừa ý thức được bản thân vừa thể hiện được trách
nhiệm của mỗi công dân trước một vấn đề nóng bỏng của xã hội.
Ở các tiết Luyện nói, giáo viên tổ chức cho học sinh thi đua giữa các tổ, các
nhóm với nhau, giữa các cá nhân học sinh với nhau có hiệu quả, giáo viên cũng có
thể hướng dẫn cho các em tự chọn chủ đề mà các em yêu thích để nói, thảo luận,
trao đổi với nhau. Như vậy sẽ lôi kéo được những học sinh yếu tham gia, các bạn
khá giỏi sẽ trao đổi giúp các bạn yếu rèn luyện kĩ năng nói, viết. Qua đó cũng kích
thích được việc đưa văn học vào cuộc sống, các em sẽ mạnh dạn trình bày vấn đề
mà mình quan tâm, yêu thích; sẽ cảm thấy yêu đời hơn khi bộc lộ được những tâm
tư, tình cảm cảm xúc của mình.
15


Bên cạnh đó, giáo viên cũng nên thu thập tư liệu trên báo chí về một chủ đề
nghị luận xã hội rồi đưa ra cho các em bàn bạc tại lớp học. Chẳng hạn những bài
báo viết về những tấm gương. Những bạn có giọng đọc diễn cảm sẽ thể hiện lại bài
báo, các bạn khác tìm ra cốt lõi vấn đề để thảo luận, liên hệ về quan điểm sống của
bản thân. Đọc những bài báo viết về những tấm gương vượt khó học giỏi, tật
nguyền vẫn quyết không bỏ học, câu chuyện về những nghề khốn khó, những mảnh
đời bất hạnh, tấm gương về sự sẻ chia, đồng cảm hay một quan điểm sống đẹp. Qua
đó giúp các em động não suy nghĩ và phát biểu quan điểm về cuộc sống xung
quanh.
Dựa vào việc đa số học sinh rất thích viết lưu bút hay tự bạch để lưu giữ lại
những kỷ niệm về bạn bè mình, giáo viên có thể hướng dẫn và khuyến khích các
em viết nhật ký, đây chính là thời gian các em suy nghĩ, nắn nót viết lại những gì
xảy ra với chính mình, từ đó hình thành dần kỹ năng viết văn (mặc dù các em rất
ngại viết nhật ký vì sợ người khác đọc được nhật ký của mình). Trong qua trình dạy
học tôi đã động viên và cho các em viết : Nhật ký lớp học. Có rất nhiều em khi viết
lần đầu rất ngắn và ngại bộc lộ tâm trang, suy nghĩ. Nhưng sau đó nhiều em đã viết
rất hay và thể hiện rõ tinh thần yêu thương, đoàn kết, sự sẻ chia trong lớp học.

Thực sự nhật ký giúp các em viết văn tốt hơn rất nhiều.
Qua các hoạt động trên tôi đã đọc các bài văn hay, các trang nhật ký của các
em cho các bạn nghe. Học sinh trong lớp thực sự xúc động qua các trang viết đó.
Tôi đã biểu dương, tuyên truyền kịp thời đối với các em.
2.3 Kết quả :
Sau nhiều năm vận dụng những giải pháp trên trong việc giảng dạy Tập làm
văn cho thấy những giải pháp trên đã phần nào giúp các em viết bài Tập làm văn
trọn vẹn về nội dung và hoàn chỉnh về hình thức hơn, kiến thức và kĩ năng làm bài
của học sinh dần dần được phát triển và nâng cao hơn. Đối với các em học sinh, các
em đã ý thức được tầm quan trọng của môn văn, biết cách diễn đạt một bài Tập làm
văn hoàn chỉnh, chặt chẽ, mạch lạc và bộc lộ tình cảm, suy nghĩ, cảm xúc của mình
đúng cách, đúng nơi, đúng lúc. Số lượng học sinh có kĩ năng viết bài văn tốt khá
nhiều. Học sinh hiểu rộng hơn nữa về kiến thức mà từ đó có thể cải thiện chất
lượng học tập của học sinh yếu kém và nâng cao kết quả học sinh khá giỏi một
cách rõ rệt.
Đa số bài làm của các em đều đáp ứng được yêu cầu của đề; khai thác được ý
hay, ý sâu sắc; phân tích lập luận tinh tế, có cảm xúc, biết tìm tòi và sáng tạo mang
phong cách riêng, không còn gượng ép, máy móc hay khuôn sáo.
Rất ít bài làm sơ lược, ý nghèo nàn hoặc không tìm được ý.
Theo dõi tỷ lệ HS viết bài tập làm văn qua “Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết
tốt bài tập làm văn” trong hai năm ( 2011 - 2012; 2012 – 2013 ), tôi đã thống kê
được chất lượng như sau :
16


NĂM HỌC
2011 - 2012

TỶ LỆ TB
92 %


2012 - 2013

98 %

Hầu hết các em đều có thể tự mình viết một bài nghị luận, nắm vững cách
làm bài nghị luận. Hàng năm nhà trường đều có học sinh giỏi bộ môn Văn từ cấp
Huyện đến cấp Tỉnh. Từ đó đảm bảo các em có được đầy đủ hành trang, kiến thức
vững vàng để bước vào cấp PTTH một cách vững vàng hơn cũng như yêu thích bộ
môn Ngữ văn hơn.
2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm
Qua thực tế vận dụng, tôi nhận thấy những giải pháp trên đã mang lại những
kết quả khả quan trong quá trình học tập, rèn luyện đạo đức của học sinh cũng như
việc truyền đạt kiến thức của giáo viên. Đồng thời gây hứng thú cao độ trong quá
trình tiếp nhận kiến thức của các em cũng như giúp các em đi sát thực tế với cuộc
sống hơn và đặc biệt là khắc sâu được những kĩ năng viết bài Tập làm văn ở cấp độ
phát triển và nâng cao.
Để thực hiện tốt những vấn đề trên đòi hỏi người giáo viên cần phải linh
hoạt, nhạy bén trong việc áp dụng các phương pháp giảng dạy thích hợp, nắm vững
yêu cầu ở mỗi tiết dạy- học Tập làm văn, nghiên cứu tìm tòi để xây dựng bài giảng
thật tốt, thật kĩ đặc biệt là phải nắm vững kiến thức và kĩ năng của mỗi kiểu bài Tập
làm văn. Qua một vài kinh nghiệm nhỏ ở trên, tôi hy vọng có thể giúp được quý
thầy cô giáo đồng nghiệp phần nào mang lại hiệu quả giảng dạy và nâng cao chất
lượng, kết quả học tập của học sinh.
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ
Dạy học là một công việc sáng tạo, luôn đòi hỏi sự đổi mới không ngừng. Đó
là cách vận dụng các phương tiện trong một bài học sao cho khéo léo, hợp lí, lôgic.
Đó chính là nhiệm vụ và trách nhiệm của một giáo viên đứng lớp.
Qua việc trực tiếp giảng dạy bộ môn ngữ văn ở trường THCS tôi thấy rằng
qua “Phương pháp giúp học sinh lớp 9 viết tốt bài tập làm văn” đã giúp bộ môn văn

thu được kết quả tốt hơn. Học sinh có khả năng, phân tích, lập luận chắc chắn, tư
duy lôgíc, có hứng thú học văn hơn.
Trước yêu cầu đổi mới về chương trình và phương pháp dạy – học hiện nay,
chúng tôi hy vọng rằng sáng kiến kinh nghiệm khá cụ thể về vấn đề này sẽ được
đông đảo đội ngũ giáo viên trao đổi cùng suy ngẫm bàn bạc để đi đến việc tìm ra và
thống nhất một phương pháp tốt nhất, sao cho việc dạy – học viÖc “giúp học sinh
17


lớp 9 viết tốt bài tập làm văn” trong nhà trường đạt hiệu quả cao, tạo sự hào hứng,
say mê, chủ động, sáng tạo trong quá trình tiếp nhận cho học sinh.
Bên cạnh đó tôi cũng kính đề nghị Nhà trường, Phòng GD-ĐT và Sở GD-ĐT
hỗ trợ, quan tâm và tạo điều kiện hơn nữa trong việc : Tổ chức cho học sinh thi viết
văn, thơ hoặc những cuộc thi có liên quan đến bộ môn Ngữ Văn. Tổ chức cho giáo
viên có những cuộc trao đổi về những vấn đề khó trong quá trình giảng dạy Ngữ
Văn, về sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy
có hiệu quả nhất, trọn vẹn và phù hợp với tình hình của địa phương. Quản lí chặt
chẽ các điểm kinh doanh internet và các điểm dịch vụ không lành mạnh, làm ảnh
hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. Quan tâm sát sao, hiệu quả đến chất
lượng giáo dục ở địa phương, đầu tư cơ sở vật chất kịp thời phục vụ cho việc dạy
và học.
Trên đây chỉ là một số kinh ngiệm của tôi, rất mong sự đóng góp ý kiến chân
thành của các đồng nghiệp để việc dạy – học văn của tôi ngày một hiệu quả hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

Đông Triều, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Người thực hiện

Hoàng Kim Phương


IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo khoa và sách giáo viên ngữ văn 9 tập 1,2
2. Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên THCS chu kì III (2004–2007 )
môn Ngữ Văn – quyển 1 và 2 – NXB Giáo dục
18


3. Nguyễn Trọng Hoàn Rèn luyện tư duy sáng tạo trong dạy học tác phẩm văn
chương, Nxb Giáo dục, 2001
4. Dạy học tập làm văn ở trung học cơ sở - Nguyễn Trí – NXB Giáo dục
5. Hiểu Văn, dạy Văn của Nguyễn Thanh Hùng
( nxb GD Thành phố Hồ Chí Minh )
6. Để hiểu thêm một số tác giả và tác phẩm Văn học Việt Nam hiện đại của Nguyễn
Ngọc Thu ( nxb GD )
7. Tiếp cận và đánh giá tác phẩm truyện sau Cách mạng tháng Tám của
Nguyễn Văn Long ( nxb GD )
8. Phan Trọng Luận, Trương Đình, Nguyễn Thanh Hùng, Phương pháp dạy học
văn, Nxb Đại học quốc gia Hà Nội, 1996.

MỤC LỤC
TT
1

TÊN CÁC PHẦN - MỤC
I. Phần mở đầu
1. Lý do chọn đề tài

TRANG
1
1


19


2. Mục đích nghiên cứu

1

3. Thời gian, địa điểm

2

4. Đóng góp mới về mặt thực tiễn

2

II. Phần nội dung

2

Chương I: Tổng quan

2

1.1 Cơ sở lí luận

3

1.2 Cơ sở thực tiễn


4

Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu

4

2.1 Thực trạng

4

2.2 Các giải pháp

5

a. Rèn kĩ năng cảm thụ văn học

5

b. Luyện tập xây dựng lập luận cho một đoạn văn nghị luận

6

c. Xây dựng dàn ý và cách viết đoạn ở mỗi kiểu bài

9

d. Những biện pháp hỗ trợ

15


2.3 Kết quả

16

2.4 Rút ra bài học kinh nghiệm

17

3

III. Phần kết luận, kiến nghị

17

4

IV. Tài liệu tham khảo

19

5

V. Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến kinh nghiệm

21,21

2

20



V. NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG

IX. NHẬN XÉT CỦA PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐÔNG TRIỀU

21


22



×