Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

nhật ký BDTX 16 17 MD 12142111

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.11 KB, 25 trang )

PHÒNG GD& ĐT TP BMT
TRƯỜNG TH LÊ ĐẠI HÀNH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

NHẬT KÝ TỰ HỌC BDTX NĂM HỌC 2016-2017
Họ và tên: Nguyễn Thị Kỳ Hoa
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị: Trường tiểu học Lê Đại Hành
NỘI DUNG BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN NĂM HỌC 2016-2017:
Thời gian: Từ ngày 01 tháng 8 năm 2016 đến ngày 30 tháng 05 năm 2017.
I/ Khối kiến thức bắt buộc (Nội dung 1 và 2)

Thời gian: Ngày 27,28 tháng 6 năm 2016 tập huấn tại nhà khách công đoàn do Sở GD &
ĐT tổ chức.
1. Nội dung: “Tăng cường kỹ năng Giao tiếp Tiếng Việt cho học sinh dân tộc”
1.1. Các nguyên tắc dạy học hỗ trợ học sinh dân tộc tăng cường kỹ năng giao tiếp Tiếng
Việt:
1.1.1. Tích hợp dạy học Tiếng Việt vào các môn học và hoạt động giáo dục khác:
Các môn học trong trường tiểu học đều sử dụng TV là phương tiện truyền tải kiến
thức tới HS. Việc tiếp nhận kiến thức các môn học phụ thuộc vào trình độ TV của HS.
Nếu HS sử dụng TV kém thì chắc chắn kết quả học tập Các môn học khác cũng không
tốt.
Trong quá trình dạy học các môn học khác, GV cần:
- Chú ý kết hợp dạy TV với dạy kiến thức của các môn học.
- Sử dụng ngữ liệu TV trong các môn học làm tình huống để HS thực hành rèn luyện
các kỹ năng giao tiếp TV.
- Sử dụng tranh ảnh, hiện vật, mô hình …để giảng giải các khái niệ, thuật ngữ đặc
trưng của môn họ, đồng thời hướng dẫn, giảng giải chậm, rõ rang những từ khó.
- Cung cấp các mẫu câu đặc trưng của môn học và cho HS luyện tập theo mẫu.


- Hướng dẫn HS tích cực sử dụng TV trả lời câu hỏi của thầy, cô giáo, tham gia thảo
luận cùng các bạn trong nhóm trong các giờ học. Giáo viên luôn luôn chú ý giúp học
sinh sử dụng TV đã có để mở rộng và làm giàu vốn từ cho mình.
Ví dụ:
*Tích hợp dạy TV vào môn âm nhạc: Là kết hợp dạy âm nhạc với dạy những từ ngữ
chuyên nghành: Giai điệu, tiết tấu, lời ca, vỗ tay, gõ đệm, vận động phụ họa, dân ca….
1


cho HS. Khi dạy kể chuyện âm nhạc, để giúp HS biết nội dung câu chuyện, GV cần phải
thực hiện quy trình sau:
- Giới thiệu khái quát về câu chuyện.
- Kể chuyện.
- Đặt câu hỏi giúp HS tiếp nhận nội dung câu chuyện.
- Học sinh tập kể chuyện.
Thực hiện quy trình này bằng ngôn ngữ TV chính xác, chuẩn mực là Gv đã dạy cho HS
nghe, nói Tv. Đồng thời ngữ liệu của những câu chuyện âm nhạc là tình huống để HS rèn
luyện các kỹ năng giao tiếp TV và tăng cường vốn từ về chủ đề Âm nhạc.
• Dạy vẽ tranh trong môn Mỹ Thuật: Với đề tài Em đi học, Gv nêu câu hỏi gợi ý để
hs nhớ lại các hình ảnh, hoạt động khi đi học. Khi hướng dẫn Hs chọn đề tài, Gv gợi
ý, miêu tả cảnh vật thân quen với HS dân tộc như: màu sắc, nhà cửa, cây cối, nương
rẫy hai bên đường đi học…để HS lựa chọn
• Dạy chủ đề cảm ơn, xin lỗi trong môn Đạo đức lớp 1, một trong các yêu cầu cần đạt
là HS biết được khi nào cần nói cám ơn, xin lỗi; biết cảm ơn xin lỗi trong các tình
huống phổ biến trong khi giao tiếp. Đây là những tình huống để GV hướng dẫn HS
rèn luyện kĩ năng nghe, nói phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp.
• DTHTV trong môn Thủ công- Kỹ thuật là cung cấp những từ ngữ TV thể hiện các
hoạt động mang tính thủ công, kỹ thuật: xé, cắt, dán khâu, đan, lắp ghép, chiết cành,
bón lót, bón thúc, làm luống, cờ lê, tua vít, quy trình kỹ thuật, răng cưa, bánh đai,
băng chuyền…và những câu lệnh : gấp vào đường dấu giữa hình; miết kỹ mép tờ

giấy, cắt lượn theo đường cong; lắp các thanh thẳng vào tấm lớn; tháo rời các chi
tiết của sản phẩm;…
• Dạy TV TH trong môn toán là dạy HS những từ ngữ trong bài toán có lời văn,
những từ ngữ liên quan đến toán học: cộng trừ, nhân, chia, tính nhẩm lời giải… hệ
thống câu với các mệnh đề như: a cộng b, a trừ b, a lớp hơn b, …
• Dạy tích hợp TV trong môn TN-XH là dạy những từ ngữ thể hiện nội dung các chủ
đề: Con người và sức khỏe Xã hội, Tự nhiên. Đó là các từ ngữ chỉ tên gọi, đặc
điểm, tính chất của các sự vật, hiện tượng; các mối quan hệ giữa các sự vật hiện
tượng. Các tình huống trong môn học này là cơ hội thuận lợi để HS thực hành kỹ
năng giao tiếp TV.
Rõ ràng, THDTV trong dạy các môn học khác là rất cần thiết. Đây là một trong
những nguyên tắc quan trọng để hỗ trợ HS DTTS rèn luyện kỹ năng nghe, nói đọc
tiếng việt nhằm tăng cường kỹ năng giao tiếp.
1.1.2. Phát triển vốn từ TV theo chủ đề của môn học:
Mỗi môn học trong chương trình GDTH đều dạy học theo các chủ đề. Việc phát
triển vốn từ theo chủ đề của các môn học vừa giúp HS tiếp thu tốt kiến thức môn học
2


vừa phát triển vốn từ Tv một cách hệ thống. Có vốn từ TV theo từng chủ đề sẽ giúp HS
vận dụng giao tiếp trong các tình huống, hoàn cảnh khác nhau tốt hơn.
Để phát triển vốn từ cho HS theo chủ đề môn học, GV cần:
- Tập hợp những từ ngữ theo chủ đề môn học, đặc biệt là những từ ngữ gắn liền với
cuộc sống của HS dTđể cung cấp, hướng dẫn HS trong quá trình dạy học.
- Tạo tình huống theo từng chủ đề cuộc sống để HS thực hành nghe, nói theo các chủ
đề.
- Khuyến khích HS thường xuyên thu thập, tích lũy vốn vốn từ theo từng chủ đề
- Hướng dẫn HS làm sổ tay từ ngữ để cập nhật những từ ngữ TV theo từng chủ đề.
Đồng thời, Gv cần tạo điều kiện cho HS thực hành sử dụng những từ ngũ theo chủ đề.
1.1.3. Sử dụng nhiều giác quan để tăng cường vốn từ:

HS sử dụng nhiều giác quan thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giácđể học tập
sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.
Việc sử dụng nhiều giác quan có những ưu điểm:
- Hs được phối hợp sử dụng nhiều giác quan để tri giác sự vật, hiện tượng sẽ hình
thành được các biểu tượng, khái niệm từ ngữ chính xác.
- Tạo hứng thú học tập, phát triển khả năng tập trung chú ý, óc tò mò khám phá.
- Phát triển tư duy và nâng cao tính tự lực, tích cực của HS.
1.1.4. Thường xuyên thực hành kỹ năng nghe, nói TV.
HSDT bắt đầu học TV là một ngôn ngữ mới, ngôn ngữ thứ hai sau tiếng mẹ đẻ. Cho
nên, việc sử dụng đồng thời tiếng mẹ đẻ và TV để giúp HS hiểu, tiếp thu nội dung bài
học là cần thiết nhưng chỉ dùng tiếng mẹ đẻ ở trường học trong một số trường hợp như:
cung cấp một số câu lệnh nhằm hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập, giảng
giải nghĩa từ ngữ mang tính trừu tượng. Từng bước, Gv phải giúp HS nắm vững và sử
dụng được TV để giao tiếp.
Để giúp HS tích cực chủ động thực hành kỹ năng nghe, nói TV.
II. Khối kiến thức tự chọn: (Nội dung bồi dưỡng 3)
1. MÔ ĐUN TH12:
Thời gian: Tháng 9, tháng 10 năm 2016
Nội dung: Lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục ở Tiểu học

I. Đặt vấn đề:
Xây dựng kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp đó là một trong những nội dung trọng
tâm Bộ GD-ĐT yêu cầu trong hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học cơ sở
năm học 2012-2013.Dạy học theo hướngtích hợp là một trong những quan điểm giáo dục
đã trở thành xu thế trong việc xác định nội dung dạy học trong nhà trường phổ thông và
trong chương trình xây dựng môn học. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở
những quan niệm tích cực về quá trình học tập và quá trình dạy học.
Thực tiển đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong giáo dục và dạy học
sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc học
3



tập trở nên có ý nghĩa hơn đối với học sinh so với việc các môn học, các mặt giáo dục
được thực hiện riêng lẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm giáo dục nhằm nâng cao
năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để
giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại.
Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của con
người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng (...), là
vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, định hướng và quyết
định thực tiễn hoạt động của con người. Lý thuyết tích hợp được ứng dụng vào giáo dục
trở thành một quan điểm lý luận dạy học phổ biến trên thế giới hiện nay. Xu hướng tích
hợp còn được gọi là xu hướng liên hội đang được thực hiện trên nhiều bình diện, cấp độ
trong quá trình phát triển các chương trình giáo dục.
*Tích hợp là một tiến trình tư duy và nhận thức mang tính chất phát triển tự nhiên của
con người trong mọi lĩnh vực hoạt động khi họ muốn hướng đến hiệu quả của chúng (...),
là vấn đề của nhận thức và tư duy của con người, là triết lý chi phối, định hướng và quyết
định thực tiễn hoạt động của con người.
+ Tích hợp: Là sự hòa trộn nội dung giáo dục môi trường và sử dụng năng lượng tiết
kiệm và hiệu quả vào nội dung bộ môn thành một nội dung thống nhất, gắn bó chặt chẽ
với nhau.
II. Nội dung
1. Các yêu cầu của một kế hoạch dạy học theo hướng tích hợp.
- Trang bị cho học sinh hiểu biết những kiến thức cần thiết, cơ bản về những nội dung
cần được tích hợp để từ đó giáo dục các em có những cử chỉ, việc làm, hành vi đúng đắn.
- Phát triển các kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong học tập
cũng như trong thực tiển cuộc sống.
- Giúp học sinh hứng thú học tập, từ đó khắc sâu được kiến thức đã học.
- Nội dung tích hợp phải phù hợp với từng đối tượng học sinh ở các khối lớp thông qua
các môn học và hoạt động giáo dục khác nhau.
- Tránh áp đặt, giúp học sinh phát triển năng lực

2. Các nội dung cần tích hợp giáo dục trong các môn học và hoạt động giáo dục ở
tiểu học.
Ý nghĩa của dạy học theo quan điểm tích hợp
Tích hợp là một khái niệm được sử dụng trong nhiều lĩnh vực. Trong lĩnh vực khoa học
giáo dục (GD), khái niệm tích hợp xuất hiện từ thời kì khai sáng, dùng để chỉ một quan
niệm GD toàn diện con người, chống lại hiện tượng làm cho con người phát triển thiếu
hài hòa, cân đối. Tích hợp còn có nghĩa là thành lập một loại hình nhà trường mới, bao
gồm các thuộc tính trội của các loại hình nhà trường vốn có.
4


Trong dạy học (DH) các bộ môn, tích hợp được hiểu là sự kết hợp, tổ hợp các nội dung từ
các môn học, lĩnh vực học tập khác nhau (Theo cách hiểu truyền thống từ trước tới nay)
thành một “môn học” mới hoặc lồng ghép các nội dung cần thiết vào những nội dung vốn
có của môn học, ví dụ: lồng ghép nội dung GD dân số, GD môi trường, GD an toàn giao
thông trong các môn học Đạo đức, Tiếng Việt hay Tự nhiên và xã hội… xây dựng môn
học tích hợp từ các môn học truyền thống.
Tích hợp là một trong những quan điểm GD đã trở thành xu thế trong việc xác định nội
dung DH trong nhà trường phổ thông và trong xây dựng chương trình môn học ở nhiều
nước trên thế giới. Quan điểm tích hợp được xây dựng trên cơ sở những quan niệm tích
cực về quá trình học tập và quá trình DH.
Dạy học theo hướng lồng ghép tích hợp thực hiện ở một số nội dung môn học và các hoạt
động giáo dục: nội dung tích hợp được bao gồm những nội dung như Tích hợp giáo dục
đạo đức, học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục phòng chống
tham nhũng; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; giáo dục về
dân số, đa dạng sinh học và bảo tồn thiên nhiên; giáo dục về tài nguyên và môi trường,
chủ quyền biển đảo theo hướng dẫn của Bộ GD-ĐT.
Mức độ tích hợp tùy theo từng môn học, nội dung để lựa chọn mức độ tích hợp, đối với
bộ môn tích hợp nội dung Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh thì mức
độ tích hợp từ liên hệ ( chỉ khai thác nội dung bài học và liên hệ với kiến thức về tấm

gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ hạn chế), tích hợp bộ phận ( chỉ một phần của bài
học, hoạt động thực hiện nội dung giáo dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ
trung bình) đến tích hợp tòan phần ( cả một bài có nội dung trùng khớp với nội dung giáo
dục về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, mức độ cao nhất)
Thực tiễn ở nhiều nước đã chứng tỏ rằng, việc thực hiện quan điểm tích hợp trong GD và
DH sẽ giúp phát triển những năng lực giải quyết những vấn đề phức tạp và làm cho việc
học tập trở nên ý nghĩa hơn đối với HS so với việc các môn học, các mặt GD được thực
hiện riêng rẽ. Tích hợp là một trong những quan điểm GD nhằm nâng cao năng lực của
người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ phẩm chất và năng lực để giải quyết các
vấn đề của cuộc sống hiện đại. Nhiều nước trong khu vực Châu Á và trên thế giới đã thực
hiện quan điểm tích hợp trong DH và cho rằng quan điểm này đã đem lại hiệu quả nhất
định.

5


Ở Việt Nam, Thời Pháp thuộc, quan điểm tích hợp được thể hiện trong một số môn ở
trường tiểu học như môn «Cách trí », sau đổi thành môn « Khoa học thường thức ». Môn
học này còn được dạy một số năm ở trường cấp I của miền Bắc nước ta.
Từ những năm 1987, việc nghiên cứu xây dựng môn “Tìm hiểu Tự nhiên và xã hội” theo
quan điểm tích hợp đã được thực hiện và môn học này được thiết kế để đưa vào DH ở
trường cấp I từ lớp 1 đến lớp 5. Chương trình năm 2000 đã được hoàn chỉnh thêm một
bước, quan điểm tích hợp đã được thể hiện trong CT & SGK và các hoạt động DH ở tiểu
học. Tuy nhiên khái niệm tích hợp vẫn còn mới lạ với nhiều GV. Một số đã có nhận thức
ban đầu nhưng còn hạn chế về kĩ năng vận dụng.
Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy
đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo
khoa (CT & SGK) gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với nhau. Mặt khác, sự phát
triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới DH cần phải đưa vào
nhà trường như: Bảo vệ môi trường, GD dân số, GD pháp luật, phòng chống ma túy, GD

sức khỏe, an toàn giao thông…, nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học
lên được. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được
nhiệm vụ GD nhiều mặt cho HS mà không quá tải.
Tích hợp là quan điểm hòa nhập, được hình thành từ sự nhất thể hóa những khả năng,
một sự quy tụ tối đa tất cả những đặc trưng chung vào một chỉnh thể duy nhất. Khoa học
hiện nay coi trọng tính tương thích, bổ sung lẫn nhau để tìm kiếm những quan điểm tiếp
xúc có thể chấp nhận đựợc để tạo nên tính bền vững của quá trình DH các môn học.
Trong một số môn học, tư tưởng tích hợp được tiếp nhận với các mức độ thấp và khác
nhau như: Lồng ghép - là đưa thêm nội dung cần học tương tự với môn học chính; tích
hợp - là sự kết hợp tri thức của nhiều môn học tạo nên môn học mới
Quan điểm tích hợp và phương pháp dạy học theo hướng tích hợp đã được GV tiếp nhận
nhưng ở mức độ thấp. Phần lớn GV lựa chọn mức độ tích hợp “liên môn hoặc tích hợp
“nội môn. Các bài dạy theo hướng tích hợp sẽ làm cho nhà trường gắn liền với thực tiễn
cuộc sống, với sự phát triển của cộng đồng. Những nội dung dạy HS nhỏ tuổi theo các
chủ đề “Gia đình”, “Nhà trường”, “Cuộc sống quanh ta”, “Trái đất và hành tinh”…làm
cho HS có nhu cầu học tập để giải đáp được những thắc mắc, phục vụ cho cuộc sống của
mình và cộng đồng. Học theo hướng tích hợp sẽ giúp cho các em quan tâm hơn đến con
người và xã hội ở xung quanh mình, việc học gắn liền với cuộc sống đời thường là yếu tố
để các em học tập. Những thắc mắc nảy sinh từ thực tế làm nảy sinh nhu cầu giải quyết
6


vấn đề của các em. Chẳng hạn “vì sao có sấm chớp?’, “vì sao không được chặt cây phá
rừng?”, “vì sao….?.”
Thực tế ở một số trường tiểu học cho thấy, các bài sọan để DH theo hướng tích hợp đã
giúp cho GV tiếp cận tốt nhất với CT & SGK mới. Bài dạy linh hoạt, HS học được nhiều,
được chủ động tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức và rèn luyện kĩ năng. Muốn tiến hành có hiệu
quả, cần phải chú trọng đến việc bồi dưỡng GV. GV phải hiểu được thế nào là tích hợp,
phải nghiên cứu chương trình, tài liệu xem nó dựa trên môn khoa học xác định nào, có
thể mở rộng quan hệ tương tác với các khoa học khác như thế nào, mức độ tích hợp thể

hiện ra sao?...
Từ thực tiễn GD tiểu học ở nhiều nước và Việt Nam cho thấy, DH theo hướng tích
hợp là xu thế mà nhiều nước trên thế giới đã áp dụng, đặc biệt là các nước trong khu vực
châu Á - Thái Bình Dương. GV tiểu học khi đã quen với cách dạy tích hợp thì việc xử lí
các tình huống GD trở nên mềm dẻo hơn. DH theo hướng tích hợp phát huy được tính
tích cực của HS, góp phần đổi mới nội dung và phương pháp DH ở trường tiểu học.
2. Phương pháp lựa chon địa chỉ tích hợp và xác định mức độ tích hợp trong các
bài học của từng môn học và hoạt động giáo dục của tiểu học.
a. Phương pháp
Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp là lồng ghép nội dung tích hợp vào các
bài dạy, tùy theo từng môn học mà lồng ghép tích hợp ở các mức độ như liên hệ, lồng
ghép bộ phận, toàn phần,...từ đó giáo dục và rèn kĩ năng sống, giá trị sống cho học sinh.
*Phương pháp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp điều tra.
- Phương pháp thảo luận.
- Phương pháp đóng vai.
*Việc phát triển và thực hiện chương trình sau 2000 theo định hướng dạy học tích
cực đã làm thay đổi quan niệm và cách biên soạn, cách sử dụng sách giáo khoa: chuyển
từ quan niệm là “pháp lệnh”, là một tài liệu chứa đựng kiến thức có sẵn để giáo viên
truyền đạt cho học sinh” sang là “phương tiện chính thức để định hướng cho giáo viên tổ
chức hoạt động học tập nhằm giúp học sinh tự học, tự phát hiện, tự chiếm lĩnh tri thức
mới, biết vận dụng chúng theo năng lực của từng cá nhân” (Đỗ Đình Hoan 2002, tr.75).
Sự thay đổi quan niệm về sách giáo khoa đòi hỏi các nhà biên soạn sách giáo khoa phải
thay đổi cấu trúc nội dung theo hướng tích hợp nhằm:
- Giải quyết sự mất cân đối giữa khối lượng, mức độ nội dung từng giai đoạn học tập
- Tăng cường sự hỗ trợ nhau giữa các nội dung trong từng môn học và giữa các môn
học, xoá bỏ những trùng lặp, tăng khả năng thực hành, vận dụng.
7



- Gia tăng các hoạt động thực hành.
Định hướng tích hợp của chương trình tiểu học sau 2000 được thể hiện ở những mức độ
khác nhau:
(1) Hình thành các môn học tích hợp: Tự nhiên – Xã hội (1991-1996 ); tích hợp môn Sức
khỏe với môn Tự nhiên- xã hội và môn Khoa học (2001); tích hợp Mỹ thuật với Kỹ thuật
thành môn Nghệ thuật.
(2) Tích hợp các mạch kiến thức, kỹ năng trong một số môn học: tích hợp 4 kỹ năng
nghe, nói, đọc, viết và kiến thức văn hoá, xã hội, tự nhiên, tích hợp giữa phát triển năng
lực sử dụng ngôn ngữ với phát triển nhân cách trong môn Tiếng Việt; tích hợp các yếu tố
đại số vào mạch số học trong môn Toán, tích hợp cung cấp kiến thức sơ giản toán học và
phát triển năng lực tư duy và giải quyết vấn đề ; tích hợp các nội dung giáo dục khác vào
các môn học như giáo dục môi trường, giáo dục quyền trẻ em, giáo dục giới tính, giáo
dục dân số; giáo dục các giá trị sống; phòng chống các bệnh tật và tệ nạn xã hội.
Mục đích của giải pháp tích hợp được phát biểu trong tài liệu chương trình tiểu học là
nhằm làm giảm sự năng nề, gia tăng khả năng vận dụng thực hành và tính thực tiễn của
chương trình, tạo điều kiện cho người học phát triển năng lực (Đỗ Đình Hoan, 2002).
Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã nêu rõ: “…thực hiện đổi mới chương trình
SGK từ sau năm 2015 theo định hướng phát triển năng lực học sinh”. Chương trình
hướng tới mục tiêu phát triển năng lực không chỉ dựa vào tính hệ thống, logic của khoa
học tương ứng khi xác định nội dung học tập mà còn gắn với các tình huống thực tiễn,
chú ý đến khả năng học tập và nhu cầu, phong cách học của mỗi cá nhân học sinh. Các
yêu cầu này đòi hỏi chương trình cần được phát triển theo định hướng tích hợp nhằm tạo
điều kiện cho người học liên tục huy động kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực môn
học và hoạt động giáo dục khác nhau để thực hiện các nhiệm vụ học tập. Qua đó, các
năng lực chung cơ bản cũng như năng lực chuyên biệt của người học được phát triển.
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam
trong Hội thảo “Dạy học tích hợp- Dạy học phân hóa trong chương trình giáo dục phổ
thông” vừa được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012, CTGDGPT sau 2015, “Dạy học
tích hợp là quá trình dạy học trong đó giáo viên tổ chức hoạt động để học sinh huy động

nội dung, kiến thức, kĩ năng thuộc nhiều lĩnh vực khác nhau nhằm giải quyết các nhiệm
vụ học tập, thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới từ đó phát triển những
năng lực cần thiết” Nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam, 2012). Định
hướng tích hợp sẽ thực hiện trong chương trình GDPT theo hình thức và mức độ tích hợp
trong phạm vi hẹp và tích hợp trong phạm vi rộng. Hai hướng tích hợp này phần nào
tương thích với định hướng tích hợp đa môn và tích hợp liên môn như đã đề cập ở trên.
Phương án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp: tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông như
sau:
8


Ở tiểu học, tương tự như chương trình tiểu học hiện hành, tăng cường tích hợp trong nội
bộ môn học Toán, Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (các lớp 1, 2, 3) và lồng ghép
các vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, dân số, sức khỏe sinh sản…,
vào các môn học và hoạt động giáo dục. Bên cạnh đó, hai môn học mới được ra đời trên
cớ sở kết hợp các môn học có nội dung liên quan với nhau. Đó là môn Khoa học và Công
nghệ được xây dựng trên cơ sở hai môn Khoa học và môn Công nghệ (Kĩ thuật) ở các lớp
4 và 5 trong chương trình hiện hành. Môn thứ hai là Tìm hiểu xã hội được xây dựng từ
môn Lịch và Địa lý của chương trình tiểu học hiện hành và bổ sung một số vấn đề xã
hội). Các môn học này dự kiến sẽ được xây dựng theo mô hình: cơ bản đảm bảo tính
logic hệ thống của các phân môn, nội dung chương các phân môn được sắp xếp sao cho
có sự hỗ trợ lẫn nhau tránh trùng lắp; đồng thời hệ thống các chủ đề liên kết giữa các
phân môn sẽ được phát triển tạo điều kiện cho các kiến thức, kĩ năng, năng lực chung
được rèn luyện.
3. Kỹ năng lựa chọn PP – Kỹ thuật dạy học phù hợp với việc dạy học tích hợp.
* Kỹ năng lựa chọn phương pháp:
Lựa chọn nội dung bài học phù hợp với các PP: Học theo góc; Học theo hợp đồng; Học
theo dự án và các hoạt động phù hợp với các kĩ thuật dạy học
Thiết kế bài học áp dụng PPDH: Học theo góc, theo hợp đồng, theo dự án và các kỹ thuật

DH mang tính hợp tác
Tổ chức, hướng dẫn HS : Học theo góc, theo hợp đồng, theo dự án và các kĩ thuật DH
* Kỹ thuật dạy học phù hợp với việc dạy tích hợp:
Tích hợp là một trong những quan điểm đã trở thành xu thế phát triển chương trình giáo
dục phổ thông ở nhiều nước trên thế giới. Thực tiễn đã chứng tỏ, việc thực hiện quan
điểm tích hợp sẽ làm tăng tính hiệu quả của hoạt động giáo dục.
Đây cũng là một trong những quan điểm chỉ đạo trong việc xây dựng chương trình giáo
dục phổ thông ViệtNamsau năm 2015. Tuy nhiên, vẫn có những nhầm tưởng tích hợp với
phép “cộng” giản đơn nhiều môn học.
Có 3 hoạt động tích hợp cơ bản
3.1. Tích hợp đa môn.
Tiếp cận tích hợp đa môn tập trung trước hết vào các môn học. Các môn liên quan với
nhau có chung một định hướng về nội dung và phương pháp dạy học nhưng mỗi môn lại
có một chương trình riêng. Tích hợp đa môn được thực hiện theo cách tổ chức các
“chuẩn” từ các môn học xoay quanh một chủ đề, đề tài, dự án, tạo điều kiện cho người
học vận dụng tổng hợp kiến thức của các môn học có liên quan.
3.2. Tích hợp liên môn
Theo cách tiếp cận tích hợp liên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay quanh
các nội dung học tập chung: các chủ đề, các khái niệm, các khái niệm và kĩ năng liên
ngành, liên môn. Tích hợp liên môn còn được hiểu như là phương án, trong đó nhiều môn
9


học liên quan được kết lại thành một môn học mới với hệ thống những chủ đề nhất định
xuyên suốt qua nhiều cấp lớp. Ví dụ: Địa lí, Lịch sử, Sinh học, Xã hội, Giáo dục công
dân, Hoá học, Vật lí được tích hợp thành môn “Nghiên cứu xã hội và môi trường” tại
Anh, Australia, Singapore, Thái Lan.
3.3. Tích hợp xuyên môn
Trong cách tiếp cận tích hợp xuyên môn, giáo viên tổ chức chương trình học tập xoay
quanh các vấn đề và quan tâm của người học. Học sinh phát triển kĩ năng sống khi áp

dụng các kĩ năng môn học và liên môn vào ngữ cảnh thực tế. Hai con đường dẫn đến tích
hợp xuyên môn là học tập theo dự án và thương lượng chương trình học.
Nhiều nhà nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục có nhiều quan điểm về dạy tích hợp: “Tích
hợp chương trình giảng dạy nhằm tạo mối liên hệ chặt chẽ giữa các môn học khoa học tự
nhiên và khoa học xã hội, hình thành hệ thống kiến thức thống nhất, từ đó bồi dưỡng
năng lực khoa học và kĩ năng sống cho học sinh, tạo hứng thú và động lực cho việc học”;
“Khẳng định vốn tri thức của mỗi con người là sự tích hợp các lĩnh vực khoa học”; “Đổi
mới Chương trình và SGK giáo dục phổ thông sau 2015 cho rằng, dạy học tích hợp đã trở
thành nguyên lí cơ bản của giáo dục hiện đại. Từ quan điểm này, phần nội dung môn học
trong mô hình câu trúc SGK không nên trình bày đơn vị bài học theo tiết học, mà nên
theo chủ đề nội dung ứng với các tình huống tích hợp. Cố gắng để các chủ đề này được
sắp xếp làm sao không phá vỡ quá nhiều logic nội tại của nội dung khoa học mỗi môn
học, phân môn trong SGK”.
Tích hợp có lộ trình
Để việc tích hợp đạt hiệu quả cao, nên có sự phối hợp đồng bộ giữa chương trình các
môn học và vận dụng linh hoạt các phương pháp tích hợp với mỗi lĩnh vực kiến thức cần
đạt được. Bên cạnh đó, tăng cường các giờ thực hành, hoạt động ngoại khoá theo chủ
đề,... Giảm giờ dạy lí thuyết của giáo viên, tăng thời lượng hoạt động học tập của học
sinh. Xây dựng hệ thống bài tập mở, bài tập gắn với thực tiễn, bài tập có nội dung vận
dụng kiến thức liên môn...
Đối với dạy học tích hợp, cần chuẩn bị những nội dung mang tính hướng dẫn cơ bản đến
các thao tác cho giáo viên và học sinh; như xác định mục tiêu, chủ đề tích hợp, kĩ năng cơ
bản; lời nói đầu giới thiệu cấu trúc các mạch nội dung, cách học, đặc thù, cách tìm kiếm
thông tin... Và có danh mục các từ khóa, thuật ngữ, khái niệm cốt lõi hướng dẫn đánh giá,
hướng dẫn tái tạo lại kiến thức đã học từ các môn học liên quan.
Chỉ đề cập đến xây dựng chương trình các môn học thuộc lĩnh vực khoa học xã hội cấp
tiểu học, ThS Nguyễn Hồng Liên (Viện Khoa học giáo dục Việt Nam) cho rằng, xây
dựng chương trình tích hợp cần đảm bảo sự tích hợp về nội dung, những kĩ năng cốt lõi
cần hình thành cho học sinh, đa dạng về phương pháp dạy học và chú trọng vào sự tham
gia tích cực của học sinh. Đánh giá kết quả học tập cần nhấn mạnh vào quá trình tiến bộ

của học sinh và tài liệu dạy học không bị bó hẹp trong tài liệu SGK. Việc lựa chọn nội
10


dung cần chú ý hơn đến tính ứng dụng, thực tiễn, phù hợp và gần gũi hơn với cuộc sống
của HS; tránh sự lệ thuộc quá lớn vào logic của khoa học bộ môn làm cho kiến thức đưa
vào nhà trường quá mang tính hàn lâm, nặng nề...
Khẳng định tích hợp là yêu cầu chung của quá trình dạy học, giúp giảm được nội dung
kiến thức, tránh được sự chồng chéo, “cắt khúc” giữa các bộ môn, giữa các lớp học với
nhau, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Vinh Hiển đồng thời lưu ý, xử lý vấn đề tích hợp
phải phù hợp với điều kiện dạy học, năng lực dạy học của giáo viên. Vì vậy, trên thế giới
có nhiều mức độ xử lý tích hợp khác nhau thông qua chương trình, SGK. “Chúng ta sẽ xử
lý ở những bước ban đầu rồi dần dần trải qua thời gian sẽ tích hợp ở mức độ cao hơn” Thứ trưởng Nguyễn Vinh Hiển cho biết.
4. Thực hành lập kế hoạch dạy học tích hợp các nội dung giáo dục.
Ví dụ lập kế hoạch dạy học tích hợp môn tập đọc các lớp tiểu học:
I. Quan niệm về đổi mới phương pháp dạy học:
Đổi mới PPDH là đưa các PPDH mới vào nhà trường trên cơ sở kế thừa và phát huy mặt
tích cực của các phương pháp truyền thống để nâng cao chất lượng dạy học, nâng cao
hiệu quả đào tạo, góp phần đáp ứng những yêu cầu mới của mục tiêu giáo dục và đào tạo.
II. Phương pháp dạy Tập đọc phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học:
1. Các phương pháp dạy Tập đọc:
a. Phương pháp phân tích mẫu:
Dưới sự hướng dẫn của GV, học sinh phân tích các vật liệu mẫu ( văn bản )để hình
thành các kiến thức văn học, các kĩ năng sử dụng ngôn ngữ. Từ những hiện tượng chứa
đựng trong các văn bản, GV giúp HS phân tích theo các nhiệm vụ đã nêu trong SGK để
các em hiểu bài.
Để HS phân tích được mẫu dễ dàng, GV có thể tách các câu hỏi, các công việc
trong SGK ra thành những câu hỏi, nhiệm vụ nhỏ hơn.
Về hình thức tổ chức tuỳ từng bài, từng nhiệm vụ cụ thể, GV có thể cho HS làm
việc độc lập, làm việc theo nhóm, sau đó trình bày kết quả phân tích trước lớp.

2/ Phương pháp trực quan :
Giáo viên hướng dẫn học sinh quan sát các tranh minh hoạ trong các bài tập đọc, các vật
mẫu giúp các em hiểu thêm một số chi tiết, tình huống và nhân vật trong bài.
3/ Phương pháp thực hành giao tiếp:
GV tổ chức các hoạt động trong giờ học sao cho mỗi HS trong lớp đều được đọc (đọc
thành tiếng, đọc thầm, đọc đồng thanh, theo nhóm, cá nhân…) được trao đổi nhận thức
của mình với thầy cô, bạn bè.
4/ Phương pháp cá thể hoá sản phẩm của học sinh:
Giáo viên chú ý đến từng học sinh, tôn trọng những phát hiện và ý kiến riêng của từng
em. Thận trọng khi đánh giá học sinh, tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện và sửa chữa
lỗi diễn đạt.
11


5/Phương pháp cùng tham gia.
Giáo viên tổ chức cho học sinh cùng cộng tác thực hiện nhiệm vụ học tập, cùng tham gia
các trò chơi luyện đọc nhằm hình thành kiến thức, rèn kĩ năng và phát triển khả năng làm
việc với cộng đồng. Các hình thức phổ biến để thực hiện, cùng tham gia luyện đọc và trao
đổi theo nhóm, đóng vai, thi đua.
6/ Một số kĩ thuật dạy học rèn kĩ năng sống:
6.1 Đọc sáng tạo.
Học sinh đọc diễn cảm. hay đọc theo phân vai có sáng tạo trong giọng đọc, cách đọc. Khi
đọc học sinh kết hợp tìm từ, ý của câu, đoạn bài.
6.2 Thảo luận nhóm
Dùng để thảo luận một vấn đề khó, hay đóng vai đọc bài. Có nhiều hình thức chia nhóm
như đã học trong kĩ năng sống.
6.3 Hỏi đáp trước lớp
Học sinh hỏi và bạn trả lời. theo gợi ý của giáo viên.
6.4 Đóng vai xử lý tình huống.
Giáo vên nêu tình huống học sinh phân vai đóng để xử lí tình huống đó.

6.5 Tự bộc lộ
Theo gợi ý của GV học sinh tự bộc lộ suy nghĩ của mình cho cả lớp biết về một vấn đề
nào đó liên quan đến bài học.
6.6 Gợi tìm
Học sinh tự tìm kiếm những vấn đề do giáo viên yêu cầu. Như từ khó, câu khó, nội dung
bài…
III. Các biện pháp dạy Tập đọc:
a. Đọc mẫu của GV:
- Đọc toàn bài: nhằm giới thiệu, gây xúc cảm, tạo hứng thú và tâm thế đọc cho HS. GV
căn cứ vào trình độ của HS lớp mình có thể đọc 1 hoặc 2 lần tuỳ mục đích đặt ra.
- Đọc câu, đoạn: nhằm minh hoạ, hướng dẫn, gợi ý hoặc “tạo tình huống” để HS nhận
xét, giải thích tự tìm ra cách đọc… (có thể đọc một vài lần trong quá trình dạy học).
- Đọc từ, cụm từ: nhằm sửa lỗi phát âm và rèn cách đọc đúng cho HS.
b. Hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa của từ và nội dung bài:
b.1. Tìm hiểu nghĩa của từ:
Những từ ngữ cần tìm hiểu nghĩa là những từ khó đối với HS được chú giải sau bài đọc,
từ ngữ phổ thông mà HS địa phương mình chưa quen, từ ngữ đóng vai trò chìa khoá để
hiểu nội dung bài đọc.
Những từ ngữ còn lại, nếu HS nào chưa hiểu, GV giải thích riêng cho HS đó hoặc tạo
điều kiện để HS khác giải thích giúp, không nhất thiết phải đưa ra giải thích chung cho cả
lớp.
12


b.2 . Cách hướng dẫn HS tìm hiểu nghĩa:
- Đọc phần giải nghĩa trong SGK (thông thường).
- Miêu tả sự vật, đặc điểm được biểu thị ở từ cần giải nghĩa (Có thể phối hợp động tác,
cử chỉ. VD: Vòng vèo: GV có thể dùng tay uốn lượn)
- Sử dụng hiện vật, tranh vẽ, mô hình …
- Tìm từ đồng nghĩa hoặc trái nghĩa với từ cần giải nghĩa

- Đặt câu với từ cần giải nghĩa: cần lưu ý là phải giới hạn việc giải nghĩa từ trong phạm
vi nghĩa cụ thể của bài học, không mở rộng những nghĩa khác, nhất là những nghĩa xa lạ
đối với HS, không nên bày ra những biện pháp giải nghĩa cồng kềnh gây quá tải, làm mất
thời gian luyện đọc của HS.
b.3. Tìm hiểu nội dung bài:
* Phạm vi nội dung cần tìm hiểu:
+ Với văn bản văn chương:
Nhân vật (số lượng, tên, đặc điểm), tình tiết câu chuyện,nghĩa đen, nghĩa bóng dễ nhận
ra của các câu văn, câu thơ.
Ý nghĩa của câu chuyện, bài văn, bài thơ.
+ Với các văn bản khác (khoa học, hành chính, báo chí …): Tìm hiểu các đoạn của văn
bản, hình thức và bố cục, nội dung và ý nghĩa của văn bản, tác dụng …
* Cách tìm hiểu nội dung bài đọc:
SGK thường nêu những câu hỏi tái hiện, sau đó mới đặt ra những câu hỏi suy luận.
Dựa vào câu hỏi đó GV tổ chức cho HS hoạt động trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi, báo
cáo kết quả thảo luận … sao cho mỗi em đều được làm việc để tự nắm được bài. Trong
quá trình giảng dạy GV có thể thêm những câu hỏi phụ, câu hỏi dẫn dắt, những yêu cầu,
những lời giảng bổ sung (không lạm dụng việc thuyết giảng).
Sau khi HS nêu ý kiến, GV sơ kết, nhấn mạnh ý chính và ghi bảng.
Trong quá trình tìm hiểu bài, GV phải chú ý rèn cho HS cách trả lời câu hỏi, diễn
đạt ý băng câu văn gọn, rõ.
c. Hướng dẫn đọc và học thuộc lòng:
c.1. Luyện đọc thành tiếng:
- Hình thức: cá nhân, từng cặp, nhóm (đôi, lớn) đồng thanh, cả lớp đồng thanh, một nhóm
HS đọc theo cách phân vai. GV lắng nghe để phát hiện khả năng đọc của từng HS để có
cách rèn đọc thích hợp.

c.2. Luyện đọc thầm:

13



Dựa vào SGK, giáo viên giao nhiệm vụ cụ thể cho HS nhằm định hướng việc trước khi
các em đọc “ đọc - hiểu” (Đọc câu, đoạn hay khổ thơ nào? Đọc để hiểu, biết nhớ điều
gì?). Có đoạn văn, đoạn thơ cần cho HS đọc thầm 2-3 lượt với tốc độ nhanh dần và từng
bước thực hiện các nhiệm vụ từ dễ đến khó, nhằm rèn cho HS kĩ năng đọc hiểu. Tránh
đọc thầm chiếu lệ, hình thức (đọc lâm râm nhưng không nắm được nội dung, GV giao
việc không cụ thể rõ ràng).
c. 3. Luyện đọc thuộc lòng:
Với những bài thuộc lòng GV cần cho HS luyện đọc kĩ hơn. Cần ghi bảng một số “từ
chốt” để làm “điểm tựa”để HS đễ nhớ và thuộc sau đó xoá dần từ chốt; hoặc tổ chức trò
chơi luyện HTL nhẹ nhàng tạo hứng thú cho HS.
d. 4. Đọc lướt :
Khi muốn cho học sinh tìm 1 từ, cụm từ, câu nào đó mà không phải phải tìm hiểu nội
dung của câu đoạn đó, ta có thể cho học sinh đọc lướt cả đoan hay bài để tìm. Đọc lướt
đòi hoit học sinh lướt mắt nhanh tìm và nêu lên những yêu cầu của giáo viên. (Chủ yếu
dành cho học sinh lớp 4, 5)
IV. Quy trình dạy Tập đọc:
a. Đối với lớp 1:
GV giới thiệu bài (có thể bằng tranh, ảnh…) "GV đọc mẫu bài "Hướng dẫn HS luyện đọc
theo trình tự sau:
Đọc tiếng, từ ngữ, ( từ khó, phát âm dễ lẫn;giải nghĩa từ ).
Đọc từng câu ( tiếp nối ).
Đọc từng đoạn ( cá nhân, đồng thanh ).
Ôn và học một cặp vần.
Đọc và trả lời câu hỏi về bài đọc.
Luyện đọc lại ( hoặc HTL).
14



Luyện nói theo bài đọc.
b. Đối với lớp 2-3:
GV giới thiệu bằng lời, bằng câu hỏi ( tranh, ảnh…) "GV đọc mẫu bài "Hướng dẫn HS
luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ theo các bước sau:
Đọc nối tiếp từng câu ( bỏ qua giai đoạn đọc tiếng, từ ). Mục đích của bước đọc này là
nhằm chia nhỏ văn bản cho nhiều HS được đọc, giúp GV phát hiện cách đọc, cách phát
âm của từng em. GV chỉ cho HS dừng lại khi cần giúp HS sửa lỗi nếu có em phát âm sai;
khen ngợi những HS đọc tốt.
- Đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp: Tạo điều kiện GV giúp HS đọc đúng những câu đặc
biệt; nghỉ hơi đúng; hiểu đúng từ ngữ "làm mẫu cho HS đọc đúng khi đọc theo cặp, theo
nhóm nhỏ.
Đọc từng đoạn trong nhóm: Tạo điều kiện cho 100% HS được luyện đọc
Thi đọc từng đoạn trước lớp đối với lớp 2. (Lớp 3 bỏ qua bước này).
Chú ý: tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích. Nhấn
giọng một số từ ngữ cần thiết.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu bài: Khi tìm hiểu bài HS chủ yếu đọc thầm. GV giao nhiệm vụ
cụ thể (đọc thầm phát hiện những từ ngữ, chi tiết hình ảnh; đọc thầm suy nghĩ trả lời câu
hỏi) để kiểm soát đọc.
- Luyện đọc lại (hoặc HTL).
- GV đọc diễn cảm từng đoạn hoặc cả bài ; lưu ý HS về giọng điệu chung của đoạn hoặc
bài, những câu cần chú ý. Đối với Lớp 2-3 đọc diễn cảm chưa phải là yêu cầu bắt buộc.
Do đó, tuỳ trình độ HS, GV có thể xác định mức độ cho phù hợp
- Từng HS hoặc nhóm thi đọc.
b. Đối với lớp 4-5:
15


- HS nối nhau đọc từng đoạn ; đọc 2-3 lượt (Với HS đọc tốt có thể cho 1 HS đọc cả bài
trước khi đọc nối tiếp từng đoạn).
- HS luyện đọc theo cặp.

- Một - hai HS đọc cả bài.
Chú ý: tích hợp trong khi rèn đọc đúng: từ khó, câu khó, giải nghĩa từ ở chú thích.
- GV đọc diễn cảm toàn bài.
- GV hướng dẫn HS trao đổi, thảo luận tìm hiểu nội dung bài đọc.
- GV hướng dẫn HS luyện đọc lại (hoặc đọc diễn cảm với những văn bản nghệ thuật).
Để luyện học sinh đọc được diễn cảm giáo viên phải giúp học sinh tìm hiểu nội dung bài.
Sau khi hiểu nội dung bài GV giúp học sinh tìm ra giọng đọc cả bài, giọng đọc từng
đoạn. VD: Trong bài tiếng rao đêm: cần đọc với giọng kể chuyện phù hợp với tình huống
mỗi đoạn : khi chậm, khi buồn, khi dồn dập, căng thẳng, bất ngờ.
Để HS đọc diễn cảm tốt cần cho học sinh biết cách nhấn giọng một số từ ngữ trong bài.
Tùy theo bài mà chúng ta có cách nhấn giọng khác nhau: như nhấn giọng tựn nhiên ở các
dòng thơ. (bài Cao Bằng). Nhấn giọng các từ ngũ gợi cảm, nhấn giọng các từ ngữ diễn tả
âm thanh, hình dáng, các danh từ, động từ chính trong câu vv…
* Về phân bố thời gian: (tùy theo từng bài mà có sự phân bố thời gian hợp lí.
- Phần kiểm tra bài cũ: 3-5 phút
- Bài mới:
+ Phần tìm hiểu nội dung bài: Từ 8- 10 phút
+ Ưu tiên cho phần luyện đọc và các hoạt động về đích: 20 phút

2.Tháng 11- 12/ 2016
MODULE TH 14
THỰC HÀNH THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI HỌC
THEO HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH CỰC
16


1. Xác định mục tiêu bài học:
- Nhận thức rõ việc thiết kế kế hoạch bài học cụ thể theo hướng dạy học tích cực.
Biết phân tích, đánh giá được một số kế hoạch bài học đã thiết kế và đề xuất cách điều
chỉnh.

- Về mục tiêu của bài học đã nêu những yêu cầu về kiến thức, kĩ năng mà học sinh
cần đạt được sau bài học. Cách viết mục tiêu sao cho có thể lượng hóa, kiểm tra và đánh
giá được những kiến thức, kĩ năng mà học sinh thu nhận được.
- Về đồ dùng dạy học; Đồ dùng dạy học phải phong phú, liệt kê tất cả đồ dùng dạy
học cần phải có để tổ chức tiết dạy. Cần phải quan tâm đến đồ dùng của cả giáo viên và
học sinh.
- Các hoạt động dạy học: Bài học được chia thành các hoạt động chủ yếu, được sắp xếp
theo thứ tự logic hợp lý. Các hoạt động được thiết kế theo hướng tích cực hóa hoạt động
học tập của học sinh. Giáo viên không áp đặt, không thông báo kiến thức sẵn có mà
hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, phát hiện, chủ động tự chiếm lĩnh kiến thức. Học sinh
được tích cực chủ động hứng thú do có cơ hội bày tỏ, chia sẻ, có cơ hội thực hành vận
dụng kiến thức, kĩ năng đã học vào đời sống có nhiều cơ hội để độc lập suy nghĩ, bày tỏ ý
kiến riêng khi làm việc cá nhân và có cơ hội phát triển năng lực hợp tác khi làm việc theo
nhóm...
2. Thực hành thiết kế kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo
hướng dạy học tích cực
Các hoạt động
Hoạt động 1:
A.Mục tiêu: .........
B.Phương pháp: ......
C.Đồ dùng dạy học: ..

Hoạt động cụ thể
Hoạt động (nhóm đôi, cả lớp, cá nhân…)
+ Giao việc: .....................
+ Thảo luận (thực hiện theo yêu cầu):
+ Trình bày:
+ Lớp (nhóm) góp ý, nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: ...................
Hoạt động (nhóm đôi, cả lớp, cá nhân…)

+ Giao việc: ......................
+ Thảo luận (thực hiện theo yêu cầu):
+ Trình bày:
+ Cả lớp (nhóm)góp ý, nhận xét, bổ sung.
+ GV kết luận: .........................

Hoạt động 2:
A.Mục tiêu: .........
B.Phương pháp: ......
C.Đồ dùng dạy học: ..

3. Đánh giá kế hoạch bài học
- Khi thiết kế một kế hoạch bài học cho bài hình thành kiến thức mới theo hướng
dạy học tích cực cần căn cứ vào yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. chương trình và
17


SGK đã phần nào tạo điều kiện để giáo viên và học sinh thực hiện phương pháp tích cực
hóa hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò người tổ chức để dẫn dắt học
sinh quan sát, tìm tòi, thu nhận kiến thức và hình thành kĩ năng. Giáo viên căn cứ vào
trình độ học sinh trong lớp, điều kiện lớp học để xây dựng kế hoạch bài học. Các hoạt
động trong bài cần được thiết kế theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, trong đó
học sinh chủ động tự tìm tòi, chiếm lĩnh kiến thức, giáo viên là người tổ chức hướng dẫn.
quá trình tự tìm tòi, khám phá kiến thức sẽ giúp học sinh rèn luyện tính chủ động, sáng
tạo trong học tập.
- Trong quá trình hướng dẫn học sinh tự tìm tòi, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức
mới cần lưu ý:
+ Cách gợi mở, nêu vấn đề để thu hút sự chú ý của học sinh.
+ Cách củng cố kiến thức cũ, huy động vốn sống để học sinh tự giải quyết vấn đề.
+ Tổ chức, hướng dẫn học sinh độc lập suy nghĩ, thảo luận có hiệu quả.

+ Quan sát, theo dõi quá trình học sinh tự tìm tòi, khám phá, chú ý đến những dấu
hiệu nhận biết học sinh có thực sự tìm tòi khám phá hay không.
+ Động viên khuyến khích học sinh kiên trì, vượt khó khăn, tích cực học tập.
+ Sử dụng thiết bị dạy học một cách hợp lí, phát huy tính tích cực, chủ động của
học sinh.
+ Lưu ý đến những khó khăn thường gặp của học sinh và tìm cách khắc phục.

3. Tháng 1-2 /2017
MODULE TH 21:ỨNG DỤNG PHẦN MỀM TRÌNH DIỄN MICROSOFT
POWERPOINT TRONG DẠY HỌC.
1. Các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft powerPoint.
Microsoft PowerPoint là một chương trình ứng dụng của bộ phần mềm văn phòng
Microsoft Officce. Microsoft Powerpoint có đầy đủ các tính năng để người sử dụng có
thể biên tập các trình diễn bằng văn bản, các biểu đồ số liệu, các trình diễn bằng hình ảnh,
âm thanh... Microsoft Powerpoint có các chức năng cho phép người sử dụng chọn các
kiểu mẫu trình diễn đã được thiết kế sẵn hoặc tự thiết kế cho mình một kiểu trình diễn
riêng tuỳ theo yêu cầu công việc hoặc ý tưởng của người trình bày.
*Một số tính năng thiết kế cơ bản:
-Sử dụng phần mềm thiết kế trình chiếu không phải là mục đích của giáo trình này.
Ở đây chỉ giới thiệu một số tính năng cơ bản nhất có thể khai thác nhằm mục đích thiết kế
bài thuyết trình khoa học. Để theo học phần này dễ dàng, người học cần biết sử dụng ở
mức độ căn bản một phần mềm thiết kế trình chiếu. Các hướng dẫn sau đây là dành cho
phần mềm Microsoft PowerPoint XP, bản tiếng Anh, chạy dưới hệ điều hành Windows
XP. Nhấn lên siêu liên kết để xem hình minh hoạ.
18


Tạo hình nền
Hình nền là một yếu tố có thể tạo ra ấn tượng lâu dài cho người nghe, nếu sử dụng đúng
cách trong thiết kế. Thường hình nền là một hình ảnh có liên quan chặt chẽ đến nội dung

trọng tâm hoặc chủ đề của bài thuyết trình. Hình nền nên có độ đồng đều về màu sắc để
không ảnh hưởng đến độ rõ nét của các thành phần nội dung khi thuyết trình. Nên cân
nhắc về màu sắc giữa chữ viết và các thành phần khác đối với hình nền sao cho phù
hợp.Các bước tạo hình nền như sau:


vào trình đơn View. Master, chọn Slide Master (quản lí bản phim), nền bản phim sẽ
được hiện ra cùng với các thông số định dạng các thành phần;



không thay đổi gì các thông số đó, vào trình đơn Insert. Picture, chọn From
File(chèn hình ảnh từ thư mục cá nhân);



chọn đường dẫn về thư mục lưu hình ảnh cần lấy làm nền, chọn đúng tên tập tin đó
và nhấn nút Insert (chèn hình vào bản phim mẫu);



thay đổi kích thước hình ảnh bằng cách dùng chuột nhấn và kéo các biên, hoặc di
chuyển hình ảnh đến đúng vị trí cần xuất hiện trong mỗi bản phim;



thường hình nền được định dạng mờ để làm nổi bật nội dung, do đó nhấn chuột
phải lên hình và chọn Format Picture (định dạng hình);




chọn thẻ Picture, mục Color, chọn Washout (chế độ bóng);



xong nhấn nút OK và chọn Close Master View để đóng cửa sổ quản lí bản phim lại;



tất cả các bản phim sẽ đều được chèn hình nền như đã thiết lập, nếu chưa vừa ý thì
có thể vào lại View. Master > Slide. Master để chỉnh sửa

Định dạng đầu và chân bản phim.Chức năng thông tin của bản phim trình chiếu không
giống như của trang bài viết, do đó không nên quá lạm dụng các định dạng đầu và chân
bản phim. Thông thường, trong bài thuyết trình khoa học chỉ nên để tối đa một số thông
tin cơ bản ở chân trang giúp người nghe định vị tốt, hoặc vài thông tin nhận diện nữa nếu
cần phân phát bản in.Cách định dạng đầu và chân bản phim như sau:


vào trình đơn View. Header and Footer (hiển thị công cụ định dạng đầu và chân
bản phim);

19




trong thẻ Slide, đánh dấu chọn mục Date and time nếu muốn cho hiển thị ngày giờ
trên bản phim,
o


chọn Update automatically nếu muốn ngày giờ tự động thay đổi theo ngày
mở tập tin ra, với các lựa chọn kiểu ngày giờ và ngôn ngữ khác nhau,

o

chọn Fixed nếu muốn hiển thị một ngày giờ cố định, và phải nhập trực tiếp
chuỗi ngày giờ vào ô trống bên cạnh;



chọn Slide number nếu muốn cho hiển thị số thứ tự bản phim;



chọn Footer để cho hiển thị thông tin ở chân bản phim, và gõ chuỗi văn bản trực
tiếp vào ô trống bên cạnh;



nếu chọn Don't show on title slide thì phần thiết lập đầu và chân như trên sẽ không
áp dụng cho bản phim đầu tiên (dành cho tên bài thuyết trình);



nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply to Allđể
áp dụng cho tất cả các bản phim.

Định dạng phông nền: Nếu không sử dụng hình nền, việc định dạng phông nền có vai
trò quan trọng giúp trình bày nội dung thuyết trình được rõ ràng, dễ theo dõi. Các bước

chèn hình nền như sau:


vào trình đơn Format. Background (định dạng phông nền);



nhấn lên danh sách cuốn, chọn:



o

một màu (đồng nhất) trong danh sách các màu vừa sử dụng,

o

More Colors để chọn được nhiều màu khác (đồng nhất)

o

Fill Effects để chọn các kiểu phông nền không có màu đồng nhất (nền kẻ ô,
nền chấm, nền hoa văn,...);

nhấn nút Apply để chỉ áp dụng cho bản phim đang xem xét, hoặc nút Apply to Allđể
áp dụng cho tất cả các bản phim.

Sắp xếp các yếu tố trong bản phim: Các yếu tố sau khi được chèn vào bản phim có thể
được sắp xếp theo những cách khác nhau, phục vụ cho các ý tưởng trình bày cụ thể: nằm
ở lớp trên hay dưới, gom thành một nhóm hay tách rời một nhóm,...

20




Giống như trong văn bản, một bản phim có nhiều lớp song song với mặt phẳng
màn hình. Các yếu tố đặt trên cùng lớp sẽ được hiển thị ngang hàng nhau. Hoặc
nếu yếu tố A nằm ở lớp trên và yếu tố B ở lớp dưới, phần nào của B nằm trong tầm
che phủ của A thì sẽ bị che lấp, không thấy được trên văn bản.

Để thay đổi cách sắp xếp của một yếu tố, nhấn chuột phải lên biên của yếu tố đó, để thay
đổi một nhóm yếu tố, nhấn giữ phím Shift và lần lượt chọn từng yếu tố, sau đó:




chọn Grouping nếu muốn gom hay tách nhóm:
o

chọn Group để gom lại thành một nhóm,

o

chọn Ungroup để tách các thành phần trong nhóm ra,

o

chọn Regroup nếu muốn các thành phần vừa tách được gom trở lại thành
nhóm;


chọn Order nếu muốn thay đổi vị trí lớp hiển thị:
o

chọn Bring to Front để cho hiển thị ở lớp trên cùng,

o

chọn Send to Back để cho hiển thị ở lớp dưới cùng,

o

chọn Bring Forward để đưa lên lớp liền trên,

o

chọn Send Backward để đưa xuống lớp liền dưới.

Chèn các yếu tố:Để trình bày bản phim, mọi yếu tố nội dung đều phải được chèn vào
thông qua trình đơn Insert. Các loại yếu tố có thể chèn vào bản phim đều được bố trí
thành một mục trong trình đơn này: Picture (hình ảnh), Diagram (sơ đồ), Text
Box (khung chữ),Movies and Sounds (các tập tin âm thanh và
phim), Table (bảng), Chart (biểu đồ),Object. Microsoft Equation 3.0 (công thức toán
học), Hyperlink (siêu liên kết đến một
tập tin khác, bản phim khác trong cùng bài, một địa chỉ thư điện tử hay một địa chỉ mạng)
Chèn các nút hành động:Khi đang trình bày, bài thuyết trình được chiếu lên máy
chiếu ở chế độ chiếu, chỉ có các hiệu ứng đã thiết lập hoạt động theo lệnh từ chuột hoặc
bàn phím. Nếu cần di chuyển đến một vị trí khác trong bài, hoặc nếu cần thêm một số
hành động khác mà không phải chờ trình diễn hết các yếu tố trong bản phim đang
chiếu,cũng không cắt ngang chế độ chiếu, thì công cụ hữu hiệu nhất là chèn các nút hành
động.Các nút hành động đã được thiết kế sẵn trong phần mềm, chỉ cần chèn vào bằng

21


cách vào trình đơn Slide Show, chọn Action Buttons. Sau đó sẽ có một danh sách mở ra
để lựa chọn, chỉ cần rà chuột lên các nút để xem nhãn và chọn nút nào phù hợp với nhu
cầu: Home (về trang tiếp đón); Back or Previous (về bản phim trước); Forward or
Next (qua bản phim sau); Beginning (về bản phim đầu); End (về bản phim
cuối);Return (quay trở lại vị trí đang trình diễn); Sound (mở một tập tin âm
thanh); Movie(mở một tập tin phim),...
Áp dụng hiệu ứng động cho các yếu tố:-Để lập hiệu ứng cho yếu tố nào, nhấp chọn yếu
tố đó rồi vào trình đơn Slide Show. Custom Animation, danh sách hiệu ứng sẽ xuất hiện ở
cột bên phải màn hình. ChọnAdd Effect cùng với một kiểu hiệu ứng nào mong muốn (cần
thử nhiều lần để tìm được hiệu ứng ưng ý)
.-Khi muốn điều chỉnh hiệu ứng đã áp dụng cho một hay nhiều yếu tố trong bản phim,
nhấp chọn hoặc cho con trỏ vào bên trong yếu tố đó, ở cột hiệu ứng bên tay phải:


chọn Remove để bỏ hẳn hiệu ứng;



nếu muốn điều chỉnh, trong ô Modify chọn:
o

Start: On Click cho hiệu ứng trình diễn khi nhấp chuột (hoặc chọn kiểu khác
nếu muốn),

o

Direction. In hay Out cho hiệu ứng hướng vào tâm hay hướng ra bìa của bản

phim,

o

kiểu tốc độ trình diễn trong Speed,

o

nút mũi tên lên hoặc xuống trong ô Re-Order ở cuối cột danh sách để thay
đổi thứ tự xuất hiện của các yếu tố trên màn hình khi thuyết trình.

2. Thực hành các tính năng cơ bản của phần mềm trình diễn Microsoft
powerPoint để xây dựng một tệp tin trình diễn phục vụ cho việc dạy học ở tiểu
học:
Trình chiếu PowerPoint
Trình chiếu PowerPoint là cho slide chạy trong chế độ “toàn màn hình”. Thông qua
màn hình đó tất cả những người trong nhóm có thể xem nội dung mà bạn tạo một cách
có thứ tự và để chạy bạn chỉ cần kích chuột hoặc hoặc ấn một nút.
Để xem một Slide Show từ slide đầu tiên

22


- Từ menu View, kích vào Slide Show
Để xem một Slide Show từ slide hiện hành
- Kích vào biểu tượng Slide Show ở phía bên trái của màn hình PowerPoint hoặc nhấn
phím Shift + F5
Để chuyển sang một slide tiếp theo trong khi trình chiếu
- Ấn phím Enter
Để chuyển về một slide trước đó trong khi trình chiếu

- Ấn phím Backspace
Để chuyển đến một slide đặc biệt trong khi trình chiếu
- Kích chuột phải vào slide hiện hành và chọn Go to Slide
- Chọn slide bạn muốn
Tạm dừng trình chiếu Slide
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu) và lựa chọn Pause
Trở về một màn hình đen
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn Black Screen
Trở về một màn hình trắng
- Kích chuột phải vào sile hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Trỏ vào Screen và chọn White Screen.
Các tùy chọn con trỏ
Automatic Pointer là con trỏ mặc định trong trình chiếu slide. Khi thiết lập tự động, con
trỏ sẽ biến mất sau 15 phút.
Sử dụng con trỏ mũi tên
- Con trỏ mũi tên (Arrow) luôn luôn hiển thị trong suốt quá trình trình chiếu
Lựa chọn con trỏ mũi tên
- Kích chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trinh chiếu)
- Chọn Pointer Options và kich vào Arrow
Đổi con trỏ thành cái bút
Bằng cách đổi con trỏ thành cái bút, bạn có thể viết vào slide cả trong lúc trình diễn slide
- Kớch chuột phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu)
- Chọn Pointer Options và kích vào Pen
Thay đổi màu sắc bút
- Kích phải vào slide hiện hành (trong khi đang trình chiếu).
- Chọn Pointer Options và kích vào Ink Color
- Lựa chọn màu mà bạn muốn: kích vào nút Apply to All Slides
4. Tháng 3-4/2017
MODULE TH 11.


23


T CHC GIO DC HềA NHP CHO TR Cể KHể KHN V HC, VN
NG
I. Mục tiêu bồi dỡng
- Nắm đợc các khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật (trẻ có khó khăn về học, về vận
động ).
- Nắm đợc nội dung và phơng pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật (trẻ có khó khăn về
học, về vận động).
II. Nội dung
1. Khái niệm về trẻ khuyết tật theo phân loại tật
a. Trẻ có khó khăn về học (tr khuyt tt trớ tu): L tỡnh trng gim hoc mt kh
nng nhn thc, t duy biu hin bng vic chm hoc khụng th suy ngh, phõn tớch v
s vt, hin tng, gii quyt s vic.
b. Trẻ có khó khăn về vận động: Là những trẻ bị khuyết tật tay, chân, khó khăn trong việc đi
đứng, học tập và sinh hoạt.
2. Nội dung và phơng pháp giáo dục cho các nhóm trẻ khuyết tật
2.1. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về học:
a. Đặc điểm của trẻ có khó khăn về học:
- Chậm phát triển vận động : trẻ chậm biết lật, ngồi, bò và đi đứng
- Chậm biết nói hoặc khó khăn khi nói, kém hiểu biết về những kĩ năng xó hội căn bản.
- Không ý thức đợc hậu quả về các hành vi của mình, khó khăn khi tự phục vụ.
- Cảm giác, tri giác thờng có 3 biểu hiện: chậm chạp, ít linh hoạt, phân biệt màu sắc, dấu hiệu, chi
tiết sự vật kém, thiếu tính tích cực trong quan sát.
- Chủ yếu là hình thức t duy cụ thể, khó nhận biết các khái niệm.
- Chậm hiểu cái mới, quên nhanh cái vừa tiếp thu, quá trình ghi nhớ không bền vững, không đầy
đủ, chỉ ghi nhớ đợc cái bên ngoài của sự vật, khó ghi nhớ cái bên trong, cái khái quát.
- Khó tập trung, dễ bị phân tán, không tập trung vào các chi tiết, chỉ tập trung các nét bên ngoài.

- Kém bền vững, luôn bị phân tán bởi các sự việc nhỏ, thời gian chú ý của trẻ th ờng kém trẻ bình
thờng.
b. Nguyên nhân :
Có thể thấy lí do trẻ học kém thì nhiều nhng có một lí do thờng gặp nhất nhng lại ít đợc biết đến
đó là sự khiếm khuyết về khả năng học tập có nguồn gốc sinh học. Chính vì không biết nguyên
nhân này mà đôi khi cha mẹ, thầy cô giáo làm trầm trọng thêm tình trạng của trẻ bằng những biện
pháp giáo dục không thích hợp. Sự thiếu khả năng học tập của trẻ là do có vấn đề ở hệ thần kinh
trung ơng, khu vực chi phối tiếp nhận, xử lí và truyền đạt thông tin. Theo các nhà nghiên cứu, trẻ
chậm phát triển trí tuệ khác với trẻ thiểu năng trí tuệ, các em hoàn toàn có thể theo học ch ơng trình
phổ thông bình thờng nếu nh đợc phát hiện sớm và giúp đỡ kịp thời phù hợp với mức độ phát triển
của các em về mặt s phạm.
c. Biện pháp giáo dục :
- Khi phát hiện trẻ bị chậm phát triển trí tuệ, cần can thiệp toàn diện, phục hồi chức năng để kích
thích sự phát triển về vận động, kĩ năng giao tiếp và phát triển trí tuệ.
- Giáo viên cần :
+ Có một trái tim đầy nhiệt huyết, những tri thức chuyên môn cứng cỏi, chia nhiệm vụ học tập ra
từng bớc nhỏ, nhắc đi nhắc lại nhiều lần, phân phối thời gian học tập, vui chơi hợp lí.
+ Sử dụng tổng hợp và triệt để các phơng pháp nh : trực quan, làm mẫu, dùng lời đàm thoại, nhắc
đi nhắc lại nhiều lần, động viên khuyến khích, thực hành trong điều kiện thực tế, vận dụng những
kiến thức vừa học vào vui chơi, thi đua,
+ Lập kế hoạch giảng dạy phù hợp với đặc điểm tâm lí riêng của từng trẻ
+ Phải kết hợp chặt chẽ việc giáo dục giữa nhà trờng và gia đình.
2.2. Giáo dục hoà nhập cho trẻ có khó khăn về vận động:
a. Đặc điểm và nguyên nhân của trẻ có khó khăn về vận động:
24


Trẻ khuyết tật vận động là những trẻ do các nguyên nhân khác nhau, gây ra sự tổn
thất các chức năng vận động làm cản trở đến việc di chuyển, sinh hoạt và học tập… Trẻ
khuyết tật vận động gồm có hai dạng:

- Trẻ khuyết tật vận động do chấn thương nhẹ hay do bệnh bại liệt gây ra làm què cụt,
khoèo, liệt chân tay
- Trẻ khuyết tật vận động do tổn thương trung khu vận động não bộ.
Đối với dạng thứ nhất thì những trẻ này vẫn có một bộ máy sinh học bình thường làm
cơ sở vật chất thực hiện hoạt động nhận thức. Nói cách khác, khi trẻ có khiếm khuyết đơn
thuần về vận động thì trẻ hoàn toàn có khả năng nhận thức như những trẻ bình thường
khác. Tuy nhiên, sự phát triển hoạt động nhận thức của trẻ phụ thuộc rất nhiều vào khả
năng tham gia các hoạt động trong môi trường xung quanh. Trẻ khuyết tật vận động khó
đạt được trình độ nhận thức cũng như những trải nghiệm như mọi trẻ bình thường khác.
Chẳng hạn, trẻ không thể có cảm giác mỏi chân nếu trẻ bại liệt đôi chân không thể đi
được, không thể leo trèo được thì khó có cảm giác về độ cao và kĩ năng lấy thăng bằng
của cơ thể, không có cảm giác về sức đẩy của nước nếu không được ngâm mình trong
nước…
Đối với dạng thứ hai thì sự tổn thương về não bộ gây rất nhiều cản trở cho hoạt động
nhận thức của trẻ, thậm chí là trình độ nhận thức ở mức độ nặng. Hoạt động nhận thức
của loại trẻ này cũng có những hạn chế tương tự như trẻ chậm phát triển trí tuệ và còn bị
ảnh hưởng thêm của khuyết tật vận động. Song cũng cần lưu ý những trường hợp khuyết
tật vận động do bại não gây nên thì hoạt động nhận thức của trẻ hầu như không bị ảnh
hưởng song trẻ khó có thể biểu đạt được suy nghĩ, hành động, lời nói một cách bình
thường do sự cản trở của khuyết tật vận động.
b. Các biện pháp giáo dục :
- Hội nhập về thể chất: Cho trẻ lành và khuyết tật được giao lưu với nhau hay cùng chơi
với nhau trong một địa điểm, một thời gian nhất định.
- Hội nhập về chức năng: Trẻ lành và khuyết tật được tham gia cùng nhau trong một số
hoạt động như thể thao, vẽ v…v...
- Hội nhập xã hội: Trẻ cùng học với nhau trong một trường nhưng theo các chương trình
khác nhau, có giờ học chung và học riêng tuỳ theo môn học và khả năng học của trẻ.
- Hội nhập hoàn toàn: Trẻ học như trẻ lành theo một chương trình cứng bắt buộc.
- Cần chăm sóc và yêu thương trẻ, điều đó sẽ giúp trẻ vượt qua được những lo lắng, căng
thẳng và thích nghi được với môi trường. Hiện nay, với khả năng phát hiện sớm có khi

ngay từ lúc mới sinh, việc giáo dục phục hồi chức năng cho trẻ giúp nâng cao khả năng
giao tiếp của trẻ và làm giảm nhẹ các nguy cơ rối nhiễu tâm lý của trẻ xuống mức thấp
nhất.
****************************************

25


×