Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Tích Hợp Kiến Thức, Kỹ Năng Giải Toán Bằng Cách Lập Phương Trình Và Các Môn Vật Lý,Hình Học, Sinh Học, Địa Lý, Lịch Sử, Văn Học Lồng Ghép Giáo Dục Kỹ Năng Sống

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (307.08 KB, 26 trang )

PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC CỦA GIÁO VIÊN DỰ THI
1. TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC, KỸ NĂNG GIẢI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP
PHƯƠNG TRÌNH VÀ CÁC MÔN VẬT LÝ,HÌNH HỌC, SINH HỌC, ĐỊA
LÝ, LỊCH SỬ, VĂN HỌC LỒNG GHÉP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG,
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ĐỂ DẠY CHỦ ĐỀ TOÁN 9: GIẢI BÀI TOÁN
BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH.
2.CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
- Môn Toán: Bài 6,7: Giải bài toán bằng cách lập phương trình
Bài 2: Diện tích của hình chữ nhật ( Toán 8 )
Bài 5;6: Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình (Toán 9).
Bài 16: Tỉ số của 2 số (Toán 6)
Tài liệu chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán.
-Môn Lý 8: Bài 1;2;3: Chuyển động cơ học.Vận tốc. Chuyển động đều, chuyển
động không đều.
Bài 24;25: Công thức tính nhiệt lượng. Phương trình cân bằng
nhiệt
-Môn Địa lý 9: Bài 2;4: Dân số và gia tăng dân số. Lao động và việc làm, chất
lượng cuộc sống
Phần Địa lý địa phương.
-Môn Văn: Bài 13: Bài toán dân số - Ngữ văn 8
-Môn Sử: Phần Lịch sử địa phương.
-Môn Sinh 9: Bài 15: AND.
3. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
3.1. Xây dựng chủ đề dạy học nhằm giúp học sinh hiểu sâu sắc và phát hiện các
mối liên hệ giữa các môn học.Dùng kiến thức của các môn để học Toán. Qua đó
có thể lược bớt một số nội dung học sinh đã được học ở các môn, đồng thời sử
dụng kiến thức của các môn để minh họa, khắc sâu kiển thức về giải toán bằng
cách lập hệ phương trình với nội dung bài tập phong phú, lôi cuốn học sinh.
3.1.1. Kiến thức:
* Về kiến thức Toán học: + Nêu được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ


phương trình.
+ Tính được tỉ số phần trăm của 2 số.
+Tính được chi vi và diện tích của hình chữ nhật.
*Về kiến thức liên môn:
-Môn Vật lý: Kiến thức về chuyển động của 1 vật : mối quan hệ giữa (s); thời
gian (t) và (v).Kiến thức về nguyên lý truyền nhiệt, phương trình cân bằng nhiệt
và công thức nhiệt lượng.
-Môn Sinh: Kiến thức về cấu trúc không gian của AND; nguyên tắc bổ sung.
-Môn Văn: Văn bản “ Bài toán về dân số ” để nêu, bàn luận các vấn đề về dân
số.
-Môn Địa lý: Nêu được vị trí địa lý của 1 khu vực. Nêu được đặc điểm của dân
số,vấn đề gia tăng dân số; các biện pháp nâng cao chất lượng dân số hiện nay.
-Môn Lịch Sử: Giới thiệu được 1 số di tích lịch sử, các đặc sản của địa phương.
1


-Giáo dục pháp luật: Có ý thức tuân thủ pháp luật.
-Giáo dục kỹ năng sống: Biết tôn trọng và hành động lịch sự.
-Giáo dục bảo vệ môi trường: Làm thế nào để bảo vệ môi trường đang bị ô
nhiễm nặng ?
3.1.2. Kỹ năng:
*Về kỹ năng bộ môn Toán:
-Biết cách chuyển bài toán có lời văn sang bài toán giải hệ phương trình.
-Vận dụng được các bước giải bài toán bằng cách lập hệ hai phương trình.
-Kỹ năng tính toán.
*Về kỹ năng các môn khác:
-Kỹ năng diễn đạt, thuyết minh môn Ngữ Văn để trình bày một vấn đề nào đó.
-Kỹ năng đánh giá, rút ra bài học cho bản thân.
-Kỹ năng giao tiếp, luận bàn, tranh luận giải quyết tình huống xảy ra trong cuộc
sống một cách linh hoạt.

3.1.3. Thái độ:
-Có ý thức tích cực trong trong hoạt động học tập, độc lập tư duy và hợp tác
nhóm.
-Vận dụng linh hoạt các kiến thức của bài học vào các vấn đề trong thực tiễn.
-Có ý thức tuyên truyền mọi người bảo vệ môi trường sống; ý thức tuân thủ
pháp luật và thực hiện tốt vấn đề gia tăng dân số hiện nay.
3.1.4. Định hướng các năng lực được hình thành:
- Năng lực sử dụng ngôn ngữ: Diễn đạt được nội dung phần bài làm. Có khả
năng thuyết trình trước đám đông.
-Năng lực tự học: Tự xác định được mục tiêu học tập, xây dựng kế hoạch, phân
công nhiệm vụ để hoàn thành dự án học tập.
-Năng lực tư duy, sáng tạo:
+Biết cách phân tích nội dung bài toán và kiến thức cần áp dụng để tìm ra
phương trình cần lập.
+Có khả năng đề xuất các biện pháp tuyên truyền với tình huống cụ thể.
-Năng lực sử dụng công cụ tính toán: Máy tính.
3.2. Kiểm tra, đánh giá:
3.2.1. Bản mô tả mức độ nhận thức của chủ đề
Nội dung

Nhận biết

Các bước
giải bài
toán bằng
cách lập
hệ phương
trình

Nắm được các

bước giải bài
toán bằng cách
lập hệ phương
trình
(1.1)

Bài toán
tích hợp

Nêu được dạng
toán

Thông hiểu
Biết cách
chuyển bài
toán có lời
văn sang bài
toán giải hệ
phương trình
bậc nhất hai
ẩn.
Hiểu được
mối liên hệ
2

Vận dụng
cấp thấp
Vận dụng
được các bước
giải bài toán

bằng cách lập
hệ phương
trình.

Vận dụng
cấp cao

-Lập được hai
phương trình

-Từ bảng số
liệu vừa hoàn


môn Vật
lý, Địa lý,
Lịch sử

Bài toán
tích hợp
môn sinh
học

(2.1)

Nêu được dạng
toán
(2.1)

Bài toán

Nêu được dạng
tích hợp
toán
môn Ngữ
(2.1)
văn; Địa lý
lồng ghép
giáo dục
dân số.

giữa các đại
lượng trong
dạng toán đó
và viết biểu
thức minh
họa.
(2.2)
- Hiểu nguyên
lý truyền nhiệt
khi có 2 vật
truyền nhiệt
cho nhau.
(2.2.3)

bậc nhất 2 ẩn.
( 2.1.1)
-Biết tuyên
truyền giới
thiệu, quảng
bá các di sản

văn hóa và
đặc sản của
địa phương
(2.2.2)

HS vận dụng
được kiến
thức cấu trúc
không gian
của phân tử
AND và
nguyên tắc bổ
sung để lập
phương trình.
(3.3.1)
-Tính được tỉ
số phần trăm.
(3.3.2)
Biết cách tính -Biết cách tư
số dân khi cho vấn, tuyên
tỉ lệ tăng dân truyền cho
số.
những gia
(4.1)
đình ở địa
phương có ý
định sinh con
thứ 3 và sàng
lọc giới tính
thai để hạn

chế sự gia
tăng dân
số,mất cân
bằng giới tính,
ảnh hưởng
đến chất
lượng cuộc

thiện trình bày
hoàn thiện nội
dung lời giải
bài toán.
(2.1.2)
- Hoàn thiện
bài thông qua
phiếu học tập
(2.2.1)
-HS đề xuất
được 1 số giải
pháp giảm
thiểu tai nạn
giao thông
(2.1.3)

Hiểu được
mối liên hệ
giữa các đại
lượng và viết
biểu thức
minh họa.

(2.2)

3

-Từ bảng số
liệu vừa hoàn
thiện trình bày
hoàn thiện nội
dung lời giải
bài toán.
(4.2); (4.3)


sống.
(4.4.1);(4.4.2)
Bài toán
tích hợp
giáo dục
môi
trường

Nêu được dạng
toán
(2.1)

Biết cách tính
số cây trong
vườn
(5.1)


Tính được số -Trình bày
cây khi số
được lời giải
luống ( số cây bài toán thông
trong 1 luống) qua phiếu học
tăng hay
tập.
giảm.
(5.2)
(5.2)
-HS biết tuyên
truyền mọi
người có ý
thức bảo vệ
môi trường
hạn chế sự
sảnh hưởng
đến chất
lượng cuộc
sống.
(5.3)
Bài toán
Nêu được dạng
Biết cách tính Vận dụng
Trình bày bài
tích hợp
toán
chu vi và diện công thức tính toán
môn Hình (2.1)
tích của hình chu vi, diện

Học
chữ nhật
tích của hình
(6.1)
chữ nhật vào
bài toán cụ
(6.2)
thể.
(6.2)
3.2.2.Hệ thống câu hỏi và bài tập theo định hướng phát triển năng lực.
Câu hỏi 1. Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình?
Câu hỏi 2.
Bài toán 1: Một xe máy đi từ Adự định đến B lúc 12h trưa. Nếu xe chạy với
vận tốc 35km/h thì sẽ đến B chậm 2h so với dự định. Nếu xe chạy với vận tốc 50
km/h thì sẽ đến B sớm hơn dự định 1h.Tính độ dài quãng đường AB và thời điểm
xuất phát của xe máy từ A
Bài toán 2: Quãng đường Ninh Giang-Thanh Hóa dài khoảng 189 km. Một
chiếc xe tải đi từ Ninh Giang đến Thanh Hóa lúc 6h sáng. Sau đó, lúc 7h sáng
một chiếc ôtô chở khách du lịch bắt đầu xuất phát đi từ Thanh Hóa về Ninh
Giang và gặp xe tải sau khi đã đi được 1h48 phút. Tính vận tốc của mỗi xe, biết
rằng mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải 13 km.
Bài toán 3: Thả một quả cầu nhôm được đun nóng tới 1000C vào 1 cốc nước ở
200C. Sau 1 thời gian, nhiệt độ của quả cầu và của nước đều bằng 250C.Tính
4


khối lượng của quả cầu nhôm và khối lượng của nước biết khối lượng của quả
cầu và nước là 0,62kg. Coi như chỉ có quả cầu và nước truyền nhiệt cho nhau.
2.1. Xác định dạng toán của bài toán.
2.2. Xác định các đại lượng tham gia trong bài toán và viết mối liên hệ giữa

chúng.
2.1.1. Độ dài quãng đường AB là x(km); Thời gian xe máy dự định đi từ A đến
B là y (h). Hãy hoàn thiên nội dung bảng sau: (Trong giáo án)
2.2.1. Gọi vận tốc của xe tải là x (km/h) và vận tốc của xe khách là y(km/h).Hãy
tiếp tục giải bài toán trên bằng cách thực hiện các hoạt động sau (hoạt động
nhóm) (Trong giáo án)
2.1.2.Trình bày lời giải cho bài toán.
2.1.3. Quan sát 1 số hình ảnh về tai nạn giao thông khi đi quá tốc độ cho phép :
cho biết vi phạm tốc độ khi tham gia giao thông thì hậu quả như thế nào? Từ đó
bản thân cần có ý thức và hành động gì?
2.2.2. Trong một lần đi lễ chùa đầu năm, em gặp 1 đoàn khách du lịch từ tỉnh
khác đến, hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một vài nét đặc
sắc về vùng đất và con người Ninh Giang.
2.2.3.Hãy trình bày nguyên lý truyền nhiệt và phương trình cân bằng nhiệt?
Câu hỏi 3:
Bài toán 4 : Một đoạn phân tử ADN có tổng số 1944 nuclêôtít, có hiệu số giữa
Ađêmin với Guaxin là 148 nuclêôtít. Hãy tính số lượng và thành phần phần
trăm các loại Nu.
3.3.1. Trình bày cấu trúc không gian của phân tử AND và nguyên tắc bổ sung.
3.3.2. Từ kết quả số lượng Nuclêôtít tính được ở mỗi loại hãy tính thành phần
phần trăm các loại đó.
Câu hỏi 4:
Bài toán 5: Năm ngoái , tổng số dân của hai tỉnh A và B là 4 triệu . Do các địa
phương làm công tác tuyên truyền , vận động , kế hoạch hoá gia đình khá tốt
nên năm nay , dân số của tỉnh A chỉ tăng thêm 1,1 %. Còn tỉnh B chỉ tăng thêm
1,2%. Tuy nhiên , số dân của tỉnh A năm nay vẫn nhiều nhiều hơn tỉnh B là
807200 người. Tính số dân năm ngoái của mỗi tỉnh?
4.1. Em hiểu: dân số tăng 1,1% hay 1,2% có nghĩa là gì?
4.2. Gọi số dân năm ngoái của tỉnh A là x( người), của tỉnh B là y (người).
Hãy hoàn thiện nội dung bảng sau:

Số dân
Tỉnh A
Tỉnh B
( người)
(người)
Năm ngoái
Năm nay
4.3. Căn cứ vào nội dung bảng đã hoàn thiện và giải thiết của bài toán hãy trình
bày lời giải bài toán đó.

5


4.4. Theo ban công tác Dân số - KHHGĐ tỉnh Hải Dương: tỉ lệ sinh con thứ 3 và
tỉ lệ nam/nữ khi sinh như sau:
Năm 2012 Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tỉ lệ sinh con thứ 3 10,37
10,93%
13%
Tỉ lệ nam/nữ
123,6/100 118,9 /100
114,9/100
117/100
Toàn quốc
Toàn quốc
Toàn quốc
(112,4/100) 112,2/100
112,6/100

4.4.1. Em có nhận xét gì từ bảng số liệu trên?
4.4.2.Nếu các địa phương không làm tốt công tác tuyên truyền,vận động, kế
hoạch hoá gia đình thì vấn đề tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và xã hội
của chúng ta như thế nào? Bản thân em sẽ thực hiện công tác này như thế nào?
Câu hỏi 5:
Bài toán 6: Để tạo môi trường xanh, sạch đẹp, nhà trường đã tổ chức cho HS
các khối lớp trong trường tham gia ươm cây trong vườn cây của nhà trường để
đánh ra trồng. Vườn được đánh thành nhiều luống, mỗi luống ươm nhiều loại
cây khác nhau. Tính rằng: nếu tăng thêm 3 luống, mỗi luống ươm ít đi 5 cây thì
số cây trong vườn tăng 20 cây. Nếu giảm số luống đi 1 luống và mỗi luống ươm
thêm 3 cây thì số cây trong vườn giảm 8 cây. Hỏi trong vườn nhà trường có bao
nhiêu cây xanh?
5.1.Hãy nêu cách tính số cây trong vườn khi biết số luống và số cây trong một
luống?
5.2.Hãy hoàn thiện nội dung phiếu học tập (Trong giáo án)
5.3.Hãy xem 1 đoạn video clip về ô nhiễm môi trường và những ảnh hưởng của
nó đến sức khỏe con người?
Chúng ta đã biết dân số ngày càng tăng, sử dụng nhiên liệu ngày càng nhiều
và càng thải nhiều khí thải ra môi trường. Vậy các hoạt động tự nhiên và con
người đã tác động tới bầu không khí ra sao?chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu
không khí và môi trường sống của chúng ta?
Câu hỏi 6:
Bài toán 7: (Nội dung bài toán trong giáo án
6.1.Nêu cách tính chu vi và diện tích của hình chữ nhật?
6.2.Hãy hoàn thiện nội dung phiếu sau để giải bài toán ( Trong giáo án)
4. ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC CỦA BÀI HỌC:
-Học sinh khối 9: lớp 9A;9B: 51 học sinh.
5. Ý NGHĨA, VAI TRÒ CỦA BÀI HỌC:
-Học sinh được học tập một cách sáng tạo, được tham gia trải nghiệm, có những
hình thức học tập phong phú không gây nhàm chán .

-Gắn kết kiến thức, kĩ năng, thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn đời
sống xã hội, làm cho học sinh tiếp thu được kiến thức một cách sâu sắc hơn,
hứng thú hơn yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống xã hội hơn.Từ đó góp
phần rèn các kỹ năng một cách đầy đủ và toàn diện.
- Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế, từ đó
tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
- Qua việc thực hiện dự án sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm chắc kiến
thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trau dồi kiến thức các môn học
6


khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, các vấn đề đặt ra
trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.
- Tích hợp trong giảng dạy mà giáo viên là người tổ chức, hướng dẫn học sinh
để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng thuộc nhiều lĩnh vực
khác nhau nhằm giải quyết nhiệm vụ học tập, đời sống; thông qua đó hình thành
những kiến thức, kỹ năng mới; phát triển được những năng lực cần thiết nhất là
năng lực giải quyết vấn đề trong học tập và trong thực tiến cuộc sống. Cụ thể
qua dự án này học sinh không chỉ nắm được các bước giải bài toán bằng cách
lập hệ phương trình mà còn thấy được mối liên hệ giữa các môn học trong đời
sống thực tiến.
6. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU:
6.1. Giáo viên:
-Máy tính, máy chiếu.
-Ứng dụng CNTT: sử dụng công cụ tìm kiếm google :
6.2.Học sinh:
- Kiến thức liên quan đến các bài toán về vấn đề trên.
- Tìm hiểu trên các phương tiện thông tin những vấn đề thời sự nóng bỏng trong
cả nước và trên toàn cầu.
6.3.Học liệu:

* Các biện pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay
Theo báo: Pháp luật và tuổi trẻ, đăng ngày 29 tháng 03 năm 2013
+ Biện pháp thứ nhất
Xây dựng văn hóa ứng xử thân thiện với môi trường trên cơ sở đổi mới tư
duy, cách làm, hành vi ứng xử, ý thức trách nhiệm với thiên nhiên, môi trường
trong xã hội và của mỗi người dân. Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục pháp luật
cho nhân dân từ nông thôn đến thành thị, từ đồng bằng đến các đồng bào ở vùng
núi, nâng cao hiểu biết, xây dựng các chuẩn mực, hình thành ý thức, lối nghĩ,
cách làm, hành vi ứng xử thân thiện với thiên nhiên, môi trường. Tăng cường
công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý quyết liệt, giải quyết dứt điểm các vụ việc về
môi trường, các vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường. Cần tạo bước chuyển biến
mạnh mẽ từ nhận thức sang hành động cụ thể. Lấy chỉ số đầu tư cho môi trường,
hoạt động bảo vệ môi trường, kết quả bảo vệ môi trường cụ thể để đánh giá.
+ Biện pháp thứ hai
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, gắn nhiệm vụ bảo vệ môi trường với
phát triển kinh tế - xã hội. Với hiện trạng ngày nay, rất nhiều người dân không
có ý thức bảo vệ môi trường, vứt rác bừa bãi, xả các chất thải bừa bãi không
đúng quy định, hoặc có cả những công ty cũng xả chất thải hầm cầu ra ngoài
môi trường. Vì thế, việc nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong những
vấn đề cấp bách được ưu tiên hàng đầu. Đổi mới cơ chế quản lý tài nguyên và
bảo vệ môi trường. Khắc phục suy thoái, khôi phục và nâng cao chất lượng môi
trường; Thực hiện tốt chương trình trồng rừng, ngăn chặn có hiệu quả nạn phá
rừng, cháy rừng, tăng diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên; Khai thác có hiệu
quả tài nguyên thiên nhiên, bảo đảm môi trường và cân bằng sinh thái; Chú
trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; Thực hiện sản xuất và
tiêu dùng bền vững; từng bước phát triển “năng lượng sạch”, “sản xuất sạch”,
7


“tiêu dùng sạch”; Tăng cường hợp tác quốc tế để phối hợp hành động và tranh

thủ sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế cho công tác bảo vệ tài nguyên và môi
trường, ứng phó với biến đổi khí hậu; Đẩy mạnh xã hội hóa công tác bảo vệ môi
trường.
+ Biện pháp thứ ba
Coi trọng yếu tố môi trường trong tái cơ cấu kinh tế, tiếp cận các xu thế
tăng trưởng bền vững và hài hòa trong phát triển ngành, vùng phù hợp với khả
năng chịu tải môi trường, sinh thái cảnh quan, tài nguyên thiên nhiên và trình độ
phát triển. Đã đến lúc “nói không” với tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá; Tăng
trưởng kinh tế phải đồng thời với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí
hậu. Bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu cũng phải thay đổi theo
hướng có lợi cho tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tạo ra công
ăn việc làm, hỗ trợ để đất nước phát triển nhanh hơn, bền vững hơn.
+ Biện pháp thứ tư
Dự báo, cảnh báo kịp thời, chính xác các hiện tượng khí tượng thủy văn,
chung sức và chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; Tập trung triển khai thực
hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thủy văn đến năm 2020 và hai đề án:
Hiện đại hóa công nghệ dự báo khí tượng thủy văn; Hiện đại hóa ngành khí
tượng thủy văn; Tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các tổ chức và
cộng đồng quốc tế trong việc tham gia ứng phó với biến đổi khí hậu toàn cầu;
lồng ghép các yếu tố biến đổi khí hậu với Chiến lược phát triển kinh tế – xã hội
10 năm (2011-2020) và kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội 5 năm (2011-2015),
xác định các giải pháp chiến lược và chính sách thực thi, bố trí các nguồn lực
cần thiết để tổ chức và triển khai thực hiện tốt Chương trình mục tiêu quốc gia
ứng phó với biến đổi khí hậu.
+ Biện pháp thứ năm
Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật đất đai cũng là một trong những
biện pháp cấp bách để bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam; Quy hoạch sử
dụng đất cả nước đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 – 2015.
Xác lập cơ chế cung – cầu, chia sẻ lợi ích, phát triển bền vững tài nguyên nước
và bảo đảm an ninh nguồn nước. Đẩy nhanh tiến độ xây dựng dự án Luật Tài

nguyên nước và các văn bản quy phạm pháp luật thuộc lĩnh vực tài nguyên nước
theo hướng xác lập cơ chế quản lý tài nguyên nước đồng bộ với thể chế kinh tế
thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Đẩy mạnh xã hội hóa, tạo điều kiện để
các thành phần kinh tế, các tổ chức xã hội, mọi người dân tham gia bảo vệ môi
trường, làm kinh tế từ môi trường. Tạo điều kiện, hỗ trợ để các tổ chức phản
biện xã hội về môi trường, các hội, hiệp hội về thiên nhiên và môi trường hình
thành, lớn mạnh và phát triển, đóng góp tích cực trong hoạt động bảo vệ môi
trường.
+ Biện pháp thứ sáu
Đẩy mạnh thực hiện “kinh tế hóa” trong lĩnh vực địa chất và khoáng sản
theo hướng giảm cơ chế “xin – cho”, tăng cường áp dụng hình thức đấu thầu
quyền thăm dò khoáng sản, đấu giá mỏ để tăng thu cho ngân sách Nhà nước và
lựa chọn được tổ chức, cá nhân có năng lực, kinh nghiệm tham gia hoạt động
thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản; nâng cao tính thống nhất, tránh chồng
8


chéo trong quản lý; tăng cường phân cấp cho các địa phương quản lý khoáng
sản; chú trọng thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật…Đồng thời, tiếp tục
giảm xuất khẩu thô, đẩy mạnh chế biến sâu nhằm bảo vệ và nâng cao giá trị tài
nguyên khoáng sản, hướng tới mục tiêu xây dựng ngành công nghiệp khai
khoáng ổn định, bền vững. Phát triển kinh tế biển, bảo vệ an ninh trên biển.
+ Biện pháp thứ bảy
Hoàn thiện hệ thống pháp luật về môi trường, chuẩn bị cơ sở pháp lý cho
ứng phó với biến đối khí hậu theo hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội
nhập đáp ứng yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Tiếp tục
hoàn thiện hệ thống pháp luật hiện hành, tiến tới xây dựng Bộ Luật Môi trường,
hình thành hệ thống các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành theo
hướng thống nhất, công bằng, hiện đại và hội nhập, khắc phục tình trạng chồng
chéo, mâu thuẫn, không rõ trách nhiệm và thiếu khả thi. Hệ thống pháp luật về

môi trường phải tương thích, đồng bộ trong tổng thể hệ thống pháp luật chung
của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
=>Tóm lại: Chúng ta cần sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên, bảo vệ và giữ
gìn nguồn tài nguyên hiện có và khôi phục bằng nhiều cách khác nhau như trồng
cây gây rừng, tăng cường sử dụng năng lượng sạch không gây ô nhiễm (năng
lượng mật trời, năng lượng gió, năng lượng sóng và thủy triều…), thu gom và
xử lí hợp lí các chất thải rắn , trong đó chú ý tới việc tái sử dụng chất thải rắn
làm nguyên liệu sản xuất , quan trọng hơn cả là việc giáo dục ý thức cho mọi
người về việc bảo vệ môi trường… Luật bảo vệ môi trường nước ta ra đời là cơ
sở pháp lí cao nhất để đáp ứng những yêu cầu và các biện pháp bảo vệ tốt môi
trường.
*Để bảo vệ môi trường không khí:
+ Không gây ô nhiễm môi trường, bảo vệ môi trường, trồng nhiều cây xanh,
tuyên truyền cho mọi người xung quanh biết lợi ích và cách bảo vệ bầu không
khí trong lành. Cây xanh rất quan trọng đối với các loài nói chung và với đời
sống con người nói riêng. Ngoài lợi ích chính là nguồn cung cấp Oxy cho bầu
khí quyển, các loại cây cối còn mang lại các lợi ích khác như: cung cấp nguồn
thực phẩm dồi dào; làm giảm nhiệt độ tỏa ra từ mặt trời xuống trái đất, chắn
gió, chắn lũ, cây thuốc chữa bệnh cho con người, trang trí…
Đối với mỗi Liên đội, việc trồng và chăm sóc cây xanh là một việc làm
cần thiết.
Cây xanh giúp cho ngôi trường thêm xanh, mang lại bầu không khí trong
lành cho các em học sinh và các thầy cô giáo hoạt động và học tập. Với tầm
quan trọng của cây xanh như vậy thì việc chăm sóc và bảo vệ cây xanh là một
việc làm cần phải tổ chức thường xuyên và liên tục. Có như vậy thì bồn cây
chậu hoa cây cảnh mới tươi tốt, xanh đẹp; đặc biệt việc chăm sóc cây xanh ở
các Liên đội còn góp phần giáo dục kĩ năng sống cho các em học sinh, giúp các
em thêm hiểu, thêm yêu lao động và từ đó góp phần trong quá trình hình thành
và phát triển nhân cách của học sinh.
+ Có ý thức sử dụng tiết kiệm năng lượng.

* Vấn đề đạo đức xã hội - đạo đức giới trẻ hiện nay và sự cần thiết của việc
giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong dạy học tích hợp
9


Trước thực trạng một số không nhỏ giới trẻ (học sinh) hiện nay “vô cảm”
trước các sự việc xảy ra xung quanh mình, bạo lực học đường gia tăng, tress tâm
lí.... Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới thực trạng này, có thể nguyên nhân từ
chính bản thân các em sống thiếu ý thức, đua đòi.., từ gia đình không hòa thuận,
từ nhà trường chủ yếu quan tâm tới học kiến thức, từ xã hội .... Tựu chung lại tất
cả là do các em chưa có hoặc còn yếu các kỹ năng sống. Để các em có thể vững
vàng vượt qua những thách thức trong cuộc đời thì chúng ta không thể chỉ trang
bị cho các em hành trang tri thức mà cần phải trang bị cho các em kỹ năng sống
ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường, đây là vấn đề cấp thiết trong giai đoạn
hiện nay.
* Chất lượng dân số
Chất lượng dân số là những chỉ số phản ánh tình trạng thể chất, trí tuệ và
tinh thần của cộng đồng dân cư. Chất lượng dân số của người Việt Nam những
năm gần đây tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp. Tầm vóc, thể lực cân nặng, sức
bền, sức mạnh cơ bắp, sức dẻo dai của người Việt Nam so với nhiều nước trong
khu vực vẫn còn hạn chế, tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao, tốc độ già
hóa dân số tăng nhanh đang là những vấn đề "nóng", đòi hỏi các giải pháp toàn
diện để nâng cao chất lượng dân số.
Để nâng cao chất lượng dân số đòi hỏi những giải pháp đồng bộ ở tầm chiến
lược, sự nỗ lực rất lớn của hệ thống chính trị và toàn xã hội. Đi đôi với việc
tuyên truyền giáo dục thế hệ trẻ .Tư vấn và kiểm tra sức khỏe tiền hôn nhân,đẩy
mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động người dân chuyển đổi hành vi thực
hiện tốt chính sách DS - SKSS - KH HGĐ, trọng tâm là các cặp vợ chồng trong
độ tuổi sinh sản, và các học sinh, sinh viên đang chuẩn bị bước vào làm cha làm
mẹ, nhất là ở các địa phương có mức sinh cao, vùng sâu, vùng xa. Mở rộng và

nâng cao chất lượng giáo dục DS-SKSS - KHHGĐ trong nhà trường.
*Tìm hiểu về tốc độ phương tiện cơ giới đường bộ khi tham gia giao thông:
Tốc độ tối đa cho phép xe cơ giới tham gia giao thông trên đường bộ ( Bộ
GTVT vừa ban hành Thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ có hiệu lực
từ ngày 1/3/2016):
Đối với xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe
tương tự khi tham gia giao thông (trừ đường cao tốc) thì tốc độ tối đa được xác
định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h.
* Hành động tuyên truyền: Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia vừa đưa ra
thông điệp tưởng niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông: Các trường
tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông tổ chức đọc thông điệp tưởng
niệm nạn nhân tử vong vì tai nạn giao thông tại Việt Nam của Ủy ban An toàn
giao thông Quốc gia và dành một phút mặc niệm tưởng nhớ các nạn nhân bị tai
nạn giao thông trong Lễ chào cờ sáng thứ hai ngày 9-11 và khẩu hiệu tuyên
truyền: “Tính mạng con người là trên hết”, “Tưởng nhớ người đi - Vì người ở
lại”. Khẩu hiệu hành động “03 phải và 03 không” khi điều khiển mô tô, xe gắn
máy: “Phải đi đúng phần đường, làn đường”, “Phải giảm tốc độ từ đường phụ ra
đường chính”, “Phải đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy”,
“Không điều khiển xe sau khi đã uống rượu, bia”, “Không phóng nhanh, vượt
ẩu”, “Không chở quá số người quy định”.
10


Tai nạn giao thông là vấn đề nhức nhối hiện nay xẩy ra do nhiều nguyên nhân
khác nhau, trong đó yếu tố quan trọng là ý thức của mỗi người dân khi tham gia
giao thông. Vì vậy, mỗi chúng ta đặc biệt là học sinh khi còn đang ngổi trên ghế
nhà trường cần phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong cả ý thức lẫn hành
động, nghiêm chỉnh chấp hành luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi tham gia
giao thông, không điều khiển xe chạy quá tốc độ cho phép để đảm bảo an toàn
tính mạng không chỉ cho chính bản người điều khiển phương tiện giao thông mà

con cho mọi người, cho toàn xã hội;đồng thời thường xuyên tuyên truyền nâng
cao nhận thức của người thân trong gia đình mình về việc nghiêm chỉnh chấp
hành những quy định về tốc độ.
Điều này sẽ góp phần vào giảm thiểu tai nạn giao thông nói chung và hạn chế
tai nạn giao thông liên quan đến tốc độ nói riêng, từ đó tạo ra một xã hội an
toàn văn minh - một xã hội nói không với tai nạn giao thông.
*Địa danh Ninh Giang- Hải Dương:
Ninh Giang là một huyện thuộc tỉnh Hải Dương với 1 thị Trấn và 27 xã có tổng
diện tích là 35,4km2 , số dân là 146.780 người , nằm bên bờ sông Luộc và tiếp
giáp với các tỉnh lân cận là Thái Bình, Hải Phòng. Ninh Giang nằm ở đỉnh phía
Đông Nam tỉnh Hải Dương, vị trí khoảng 200 43’ vĩ Bắc,1060 24’ kinh Đông;
phía Nam giáp xã Thắng Thủy (Hải Phòng) bên kia Luộc qua cầu Chanh, phía
Đông Giáp xã Hà Kỳ.
Ninh Giang không nổi tiếng về du lịch nhưng Ninh Giang cũng có một vài
khu tưởng niệm, di sản văn hóa truyền thống và 1 số Đền Chùa mang đậm dấu
ấn lịch sử như:
+Khu tượng đài Bác Hồ ở xã Hiệp Lực ghi lại dấu ấn Bác Hồ về tham gia
chống úng cùng bà con trong xã.
Theo lời kể của một cụ trong làng Mai nhớ
lại :“Lúc đó khoảng 7giờ ngày 26/7/1962. Có
một đoàn xe dừng lại và một đoàn cán bộ đi
xuống cánh đồng. Bỗng nhiên, tôi thấy đằng
xa có tiếng hô to: Bác Hồ! Bác Hồ! Rồi mọi
người từ trong làng, ngoài đồng ùn ùn kéo
đến”....Bác đi đến guồng của một thanh niên
rồi dừng lại. Bác hỏi: “Các cô, các chú guồng
nước thế này có mệt không?”. Mọi người ngồi
trên guồng thấy Bác mừng quá không nói nên
lời, chỉ biết nhìn Bác cười. Bác bảo cho Bác
guồng thử để biết sự nhọc nhằn, vất vả của

nông dân. Vừa guồng, Bác vừa đề nghị mọi
người hát cho vui. Bác căn dặn: “Các cô, các
chú chống úng thế này là tốt. Mong mọi người
làm tốt, sau này có dịp Bác lại về thăm”. Rồi
Bác đọc tặng 2 câu thơ:
" Trăm năm trong cõi người ta
11


Chống úng thắng lợi mới là người ngoan.
+Đền quan lớn tuần Tranh (hay còn gọi là đền Tranh) là một trong những ngôi
đền lớn và nổi tiếng ở Ninh Giang và đã có nhiều du khác đến tham quan và lễ
bái .
+Đền thờ Khúc Thừa Dụ tại Thôn Cúc Bồ, xã Kiến Quốc, huyện Ninh Giang
khánh thành ngày 11-9 -2009 Đền thờ thờ 3 pho tượng: Khúc Thừa Dụ- Khúc
Thừa Hạo -Khúc Thừa Mỹ. Công trình có tổng diện tích hơn 57.000m2, 3 loại
vật liệu quý để làm đền thờ là đá xanh, gỗ lim và đồng.
Ngoài ra, vùng đất Ninh Giang còn nổi tiếng với đặc sản là bánh gai : Từ
những thập niên đầu thế kỷ XX, bánh gai được bán nhiều ở bến đò Chanh nên
có thời được gọi là "bánh đò Chanh". Tại thị trấn Ninh Giang những năm 40
của thế kỷ XX có 2 nhà hàng làm bánh gai lớn là Ngọc Châu và Ngọc Anh.
Ngày nay, trở lại thị trấn Ninh Giang ta sẽ gặp nhiều "thương hiệu" bánh gai
mới như Minh Tân, Nhân Hưng, Tuyết Trung,... Bánh gai Ninh Giang ngang
dòng sông Luộc sang đất Thái Bình, theo sông Luộc sang đất Hải Phòng, về
Hưng Yên, Hà Nội,... như một thứ quà quê bình dị. Có một điều rất thú vị là:
mua bánh gai tại thị trấn Ninh Giang, khách hàng sẽ không bao giờ sợ mua
phải bánh làm từ các loại lá khác hoặc hoá chất (thay cho lá gai), vì nếu có
hàng bánh nào làm ra thứ bánh ấy, sẽ bị các hiệu khác, nhất là người dân Ninh
Giang "tẩy chay".
* Công tác tuyên truyền, giáo dục dân số:

Công tác dân số kế hoạch hóa gia đình nhiều năm nay luôn được Đảng, Nhà
nước quan tâm và tạo điều kiện bằng nhiều chính sách, chương trình được đưa
ra nhằm khuyến khích, phát huy vai trò của các đoàn thể tham gia thực hiện
công tác này. Nhất là trong thời gian gần đây, việc vận động các nhân dân thực
hiện chính sách dân số-KHHGĐ góp phần ổn định mức sinh, hạn chế tỷ lệ sinh
con thứ 3 trở lên và giảm thiểu tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh tại các
địa phương.
Chúng ta cần chú trọng công tác truyền thông tư vấn, truyền thông trực tiếp
tại các hộ gia đình, các buổi họp thôn, xóm, lồng ghép với công tác xóa đói,
giảm nghèo.
Qua công tác tuyên truyền, vận động sẽ góp phần nâng cao nhận thức đối
với các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ thực hiện kế họach hóa gia đình, gia
đình ít con; không phân biệt con trai, con gái; ngăn ngừa việc lựa chọn giới
tính thai nhi, thực hiện bình đẳng giới ...Vì vậy, tỉ lệ tăng dân số tự nhiên sẽ dần
ổn định.
7. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Bài học tiết hành trong 3 tiết: Tiết 42;43;44 Đại số 9
Tiết 1: Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình.
Tích hợp môn Vật Lý, Lịch sử, lồng ghép giáo dục pháp luật: Bài toán 1
và Bài toán 2.
Tiết 2: Tích hợp môn Vật lý ( tiếp): Bài toán 3.
Tích hợp môn Sinh Học: Bài toán 4.
Tiết 3: Tích hợp môn Văn và môn Địa lý:Bài toán 5
12


Tích hợp giáo dục môi trường: Bài toán 6
Tích hợp kiến thức Toán Hình: Bài toán 7.
GIÁO ÁN CHỦ ĐỀ:
“GIẢI BÀI TOÁN BẰNG CÁCH LẬP HỆ PHƯƠNG TRÌNH ”- ĐẠI SỐ 9

Ngày soạn:……………………….
Ngày dạy: 9A:…………………..9B:………………
TIẾT 1:
* Ổn định lớp: Sĩ số 9A:…………….9B:………
* Kiểm tra bài cũ:
? Nêu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình đã học ở lớp 8?
? Khi giải bài toán bằng cách lập phương trình ta có mấy cách chọn ẩn ?
* Bài mới:
*Hoạt động 1: Tìm hiểu các bước giải bài toán bằng cách lập phương trình.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV đặt vấn đề và giới thiệu chủ đề
(các em đã được làm quen ở lớp 8).
-GV giới thiệu cho HS: chủ đề này các -HS nêu tên chủ đề: “Giải toán bằng
em sẽ được tìm hiểu trong 3 tiết và
cách lập hệ phương trình”.
nội dung từng tiết.
-Dựa trên phần KTBC, GV nêu: để
giải bài toán bằng cách lập hệ phương
trình ta cũng làm tương tự.
? Vậy đề giải bài toán bằng cách lập -HS nêu được: Giải toán bằng cách lập
hệ phương trình ta tiến hành như thế hệ phương trình gồm:
nào?
Bước 1: Lập hệ phương trình:
-Chọn 2 ẩn và đặt điều kiện thích hợp
- GV chốt lại cho HS: 3 bước giải toán cho chúng.
bằng cách lập hệ phương trình.
-Biểu diễn các đại lượng chưa biết
- GV đặt vấn đề: Trong 3 tiết học này theo các ẩn và các đại lượng đã biết.
các em sẽ được củng cố lại các bước

-Lập 2 phương trình biểu thị mối quan
giải toán bằng cách lập phương trình hệ giữa các đại lượng.
với các dạng bài khác nhau liên quan Bước 2: Giải hệ phương trình nói trên.
đến nhiều môn học như: Vật lý; Hình
Bước 3: Trả lời: Kiểm tra xem trong
học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý và 1 số các nghiệm của hệ phương trình,
vấn đề về an toàn giao thông, bảo vệ
nghiệm nào thích hợp với bài toán và
môi trường,dân số .. .
kết luận.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu 1 số bài toán có nội dung vật lý, lồng ghép Địa lý,
Lịch sử và giáo dục kỹ năng sống, giáo dục pháp luật về ATGT.
Hoạt động của GV
-GV chiếu đề bài.

Hoạt động của HS
13


*Bài toán 1: Một xe máy đi từ Adự
định đến B lúc 12h trưa. Nếu xe chạy
với vận tốc 35km/h thì sẽ đến B chậm
2h so với dự định. Nếu xe chạy với vận
tốc 50 km/h thì sẽ đến B sớm hơn dự
-HS theo dõi đề bài trên màn hình.
định 1h.Tính độ dài quãng đường AB
1 HS đọc lại đề bài.
và thời điểm xuất phát của xe máy từ
A
HS nêu:

-GV gọi HS đọc lại đề bài và cho HS
+Dạng toán chuyển động ( liên quan
xác định bài toán có nội dung liên
môn Vật lý).
quan đến kiến thức môn học nào?
+Các đại lượng tham gia: quãng
? Xác định dạng toán ? Các đại lượng đường (s), vận tốc (v); thời gian (t).
liên quan ở đây là gì? Mối quan hệ
+ Mối quan hệ: s = v.t.
giữa các đại lượng đó?
-HS làm theo hướng dẫn của GV.
+ HS điền số liệu vào ô còn trống
trong bảng.
-GV hướng dẫn cho HS kẻ bảng phân +HS trình bày lời giải bài toán.
tích: quãng đường là không đổi, vận
Bài giải:
tốc cho trước.
Gọi quãng đường AB dài x (km)
+ Chọn ẩn, đặt điều kiện cho ẩn.
Gọi thời gian xe máy dự định đi từ A
đến B là y (h) ( x > 0; y > 1).
+Điền số liệu thích hợp vào ô trống.
Vì nếu xe chạy với vận tốc 35kh/h thì
sẽ đến B chậm 2h so với dự định nên
s(km) v(km/h)
t(h)
ta có pt: x = 35 (y+2)
Dự định x
Y
 x – 35y = 70 (1)

Thực tế x
35
y+2
Thực tế x
50
y-1
Vì nếu xe chạy với vận tốc 50 km/h
thì sẽ đến B sớm hơn dự định 1h nên
ta có pt: x = 50(y-1)
-GV chốt lại cách trình bày và gọi 1
 x - 50y = -50 (2).
HS lên bảng trình bày.
Từ (1); (2) ta có hệ phương trình:
GV yêu cầu HS khác trình bày vào vở
 x − 35 y = 70
 x = 350
theo nội dung phân tích đó.
⇔

(TM)
 x − 50 y = −50
y = 8
-GV cho HS nhận xét, bổ sung.
Vậy quãng đường AB dài 350km, thời
-GV đặt vấn đề: Nếu người đi xe máy
gian xe máy dự định đi từ A đến B là
trong bài toán mà đi với vận tốc
8h.
=> thời điểm xuất phát của xe máy tại
50km/h thường xuyên thì như thế

A là: 12h - 8h = 4h sáng.
hiện tượng gì sẽ xảy ra?
-GV chiếu cho HS quan sát 1 số hình
ảnh về tai nạn giao thông khi đi quá
tốc độ cho phép : cho biết vi phạm tốc
14


độ khi tham gia giao thông thì hậu quả
như thế nào? Từ đó bản thân cần có ý
thức và hành động gì? Ngày 11-92015 vừa qua các nhà trường đã tiến
hành làm gì?
-GV giới thiệu thêm cho học sinh:
=> Tích hợp giáo dục pháp luật về
ATGT: Tìm hiểu về tốc độ phương
tiện cơ giới đường bộ khi tham gia
giao thông (Thông tư 91/2015/TTBGTVT quy định tốc độ có hiệu lực từ
ngày 1/3/2016)

-HS quan sát 1 số hình ảnh GV chiếu
trên màn hình
-HS thảo luận trao đổi và nêu 1 vài ý
kiến của mình.
(HS có thể tự thuyết trình trước lớp về
vấn đề tai nại giao thông hiện nay)

Bài toán áp dụng: Khoảng cách từ vịnh Cam Ranh đến Trường Sa lớn
( thuộc quần đảo Trường Sa) là 250 hải lý.Một máy bay SU-27 bay từ Cam
Ranh đến Đảo Trường Sa lớn . Cùng lúc đó 1 máy bay SU-30 bay từ đảo
trường sa lớn về cam ranh. 2 máy bay vượt qua nhau sau khi cất cánh là

6phút. Hỏi vận tốc mỗi máy bay biết rằng mỗi giờ máy bay SU-27 bay nhanh
hơn SU-30 là 370 km/h.
Em hãy tìm hiểu vài nét về quần đảo Trường Sa của chúng ta.
-GV chiếu đề bài.
*Bài toán 2:
Quãng đường Ninh Giang-Thanh Hóa
-HS theo dõi đề bài trên màn hình.
dài khoảng 189 km. Một chiếc xe tải
đi từ Ninh Giang đến Thanh Hóa lúc
6h sáng. Sau đó, lúc 7h sáng một
chiếc ôtô chở khách du lịch bắt đầu
xuất phát đi từ Thanh Hóa về Ninh
Giang và gặp xe tải sau khi đã đi
được 1h48 phút. Tính vận tốc của mỗi
xe, biết rằng mỗi giờ xe khách đi
nhanh hơn xe tải 13 km.
-GV hướng dẫn HS phân tích: Từ giải -HS đọc đề bài và cùng phân tích đề
thiết của bài toán, ta thấy khi 2 xe gặp bài theo hướng dẫn của GV.
nhau:
+Thời gian xe khách đã đi là:

15


9
h.
5
+Thời gian xe tải đã đi là:
1h48 ph =


9
14
1h + h =
h ( xe tải xuất phát
5
5
trước xe khách 1h).
GV: gọi vận tốc của xe tải là x (km/h)
và vận tốc của xe khách là y(km/h).
Điều kiện của ẩn là x, y > 0 .Ta tiếp
tục giải bài toán trên bằng cách thực
hiện các hoạt động sau (GV cho HS
hoạt động nhóm):
? Lập phương trình biểu thị giả thiết:
mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe tải
là 13km.
? Viết biểu thức chứa ẩn biểu thị
quãng đường mỗi xe đi được, tính đến
khi 2 xe gặp nhau.Từ đó suy ra
phương trình biểu thị giả thiết quãng
đường Thanh Hóa-Ninh Giang dài
189 km.
? Gải hệ phương trình thu được từ 2
yêu cầu trên rồi trả lời bài toán ( giải
bằng MTBT).
-GV cho các nhóm báo cáo kết quả:
thu phiếu học tập các nhóm, chiếu lên
màn hình cho cả lớp theo dõi-> nhận
xét và GV chốt lại cho HS.


-HS hoạt động theo nhóm trả lời các
câu hỏi GV chiếu trên màn hình vào
phiếu.
Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
HS các nhóm nộp lại phiếu học tập
Bài giải:
Gọi vận tốc xe tải là x km/h, vận tốc
xe khách là y km/h.
(ĐK x > 0, y > 0).
Vì mỗi giờ xe khách đi nhanh hơn xe
tải là 13 km nên ta có phương trình:
x + 13 = y ⇔ x - y = -13 (1).
Quãng đường xe tải đi được là

14
x
5

(km).
Quãng đường xe khách đi được là

9
y
5

(km).
Theo bài ra ta có phương trình:
14
9
x + y = 189 ⇔ 14x + 9y = 945 (2).

5
5
Từ (1) và (2) ta có hệ pt:
 x − y = −13


14x
+
9y
=
945


 x = 36
(tm)

 y = 49

Vậy vận tốc của xe tải là 36 km/h, vận
tốc của xe khách là 49 km/h.

Hoạt động3. Chuyển giao nhiệm vụ học tập (Hướng dẫn tự học ở nhà).
-Làm Bài tập áp dụng : chú ý 1 hải lý = 1,852km.
-Tìm hiểu về :+ vị trí, địa lý vùng đất Ninh Giang.
+ một vài khu tưởng niệm
+ di sản văn hóa truyền thống
+ 1 số Đền Chùa mang đậm dấu ấn lịch sử
16



GV đặt vấn đề: Khi đoàn khách du lịch đến Ninh Giang, đóng vai một hướng
dẫn viên du lịch, em hãy giới thiệu 1 vài nét về địa danh Ninh Giang của
chúng ta với khách du lịch.
TIẾT 2 :
*Ổn định lớp :
*Các hoạt động dạy-học :
Hoạt động 1 : Báo cáo kết quả thu thập, giới thiệu một vài nét về địa danh
Ninh Giang :
-GV cho HS báo cáo kết quả đã tìm hiểu ở nhà.
-Tình huống : Trong một lần đi lễ chùa đầu năm, em gặp 1 đoàn khách du
lịch từ tỉnh khác đến, hãy đóng vai một hướng dẫn viên du lịch giới thiệu một
vài nét đặc sắc về vùng đất và con người Ninh Giang.
=> GV cho HS giới thiệu (tự thuyết minh trước lớp) về địa danh Ninh Giang.
-GV giới thiệu thêm cho HS ( chiếu 1 số hình ảnh liên quan từng nội dung và
giới thiệu)
? Là người con Hiệp Lực, nơi có khu tượng đài Bác Hồ ghi lại dấu ấn
Bác Hồ về tham gia chống úng cùng bà con trong xã, em cần có thái độ như
thế nào đối với di tích này?
*Hoạt động 2: Bài toán tích hợp nội dung vật lý (tiếp)
Hoạt động của GV
Bài toán 3: Thả một quả cầu nhôm
được đun nóng tới 1000C vào 1 cốc
nước ở 200C. Sau 1 thời gian, nhiệt
độ của quả cầu và của nước đều
bằng 250C.Tính khối lượng của quả
cầu nhôm và khối lượng của nước
biết khối lượng của quả cầu và nước
là 0,62kg. Coi như chỉ có quả cầu và
nước truyền nhiệt cho nhau.


Hoạt động của HS

-HS đọc đề bài, suy nghĩ xác định cái đã
cho.

-GV chiếu đề bài trên máy chiếu, cho
1 HS đọc đề bài.
-HS tóm tắt bài toán sau khi GV giới
-GV yêu cầu HS xác định bài toán
thiệu các kí hiệu.
cho biết gì và yêu cầu tính gì?
-GV cần nhấn mạnh lại cho HS dạng
17


toán về phương trình cân bằng nhiệt.
-GV cho HS nêu, sau đó GV bổ sung
thêm cho HS:
+quả cầu là vật 1 với khối lượng m1;
nhiệt dung riếng C1 = 880 J/Kg.K ;
+nước là vật 2 với khối lượng là m2;
nhiệt dung riếng C2 = 4200 J/Kg.K
và yêu cầu HS viết dưới dạng kí hiệu
( tóm tắt đề bài).
-GV cho HS tóm tắt nội dung bài
toán.
( Theo kí hiệu trên và trong vật lý đã
học ở Tiết 31-Vật lý 8)
-GV cho HS nêu cách làm.
-GV có thể gợi ý cho HS: để làm bài

tập này, các em phải dựa vào kiến
thức về cân bằng nhiệt:
1. Nguyên lý truyền nhiệt(….)
2. Phương trình cân bằng nhiệt:
Qtỏa ra= Qthu vào .
3. Công thức tính nhiệt lượng(…)
-GV hướng dẫn cho HS cách trình
bày.
-GV gọi 1 HS lên bảng trình bày. GV
yêu cầu HS khác trình bày vào vở.
-GV chỉnh sửa cách trình bày cho HS.
-GV chốt và nhấn mạnh lại cho HS:
kiến thức vật lý 8 ( Tiết 31;32). Sau
đó GV giới thiệu thêm cho HS biết:
=> Có thể em chưa biết: sự truyền
nhiệt của cơ thể con người với môi
trường... ( Sách Vật lý 8)

Tóm tắt :
C1 = 880 J/Kg.K
t1 = 100oC
t = 25oC
C2 = 4200 J/Kg.K
t2 = 20oC
t = 25oC
m1+m2 = 0,62 kg
-----------------------m1 ; m2 = ?

-HS làm theo hướng dẫn của GV.
Bài giải:

Gọi khối lượng của quả cầu nhôm là m1
(kg).
Gọi khối lượng của nước là m2 (kg)
( m1; m2 > 0)
Vì tổng khối lượng của quả cầu và nước
là 0,62kg nên ta có phương trình:
m1+ m2 = 0,62 (1).
Do chỉ có 2 vật trao đổi nhiệt cho nhau
-> nhiệt lượng quả cầu tỏa ra = nhiệt
lượng nước thu vào nên ta có phương
trình: m1.880.75 = m2.4200.5
22m1 – 7m2 = 0 (2).
Từ (1);(2) ta có hệ phương trình:
 m1 + m2 = 0, 62
 m = 0,15
⇔ 1
(TM )

 22m1 − 7 m2 = 0
m2 = 0, 47

Vậy khối lượng của quả cầu là 0,15kg;
khối lượng của nước là 0,47kg.
*Hoạt động 3 : Bài toán có nội dung tích hợp môn Sinh học.

18


Hoạt động của GV
-GV chiếu đề bài :

Bài toán 4 :
Một đoạn phân tử ADN có tổng số
1944 nuclêôtít, có hiệu số giữa
Ađêmin với Guaxin là 148 nuclêôtít.
Hãy tính số lượng và thành phần
phần trăm các loại Nu.
-GV cho HS đọc lại đề bài và nghiên
cứu kỹ đề bài.
-GV hướng dẫn cho HS : đây là bài
toán có nội dung liên quan đến môn
sinh học.
GV : để giải được bài toán này các em
cần nhớ lại một số kiến thức về môn
Sinh học :
+Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép,
có 2 mạch đơn song song xoắn đều
quanh 1 trục.
+Theo nguyên tắc bổ sung thì có
được điều gì ? (A =T ; G =X).
+Kết hợp với giả thiết cho hãy lập hệ
phương trình ?
? Cách tính tỉ số % của 2 số a và b ?
Từ đó nêu cách tính % các loại Nu ?

Hoạt động của HS

-HS đọc và nghiên cứu đề bài .

-HS xác định dạng toán: liên quan đến
môn Sinh học.

-HS hoàn thiện bài giải theo hướng dẫn
của GV.
Bài giải :
Phân tử ADN là 1 chuỗi xoắn kép, có 2
mạch đơn song song xoắn đều quanh 1
trục.
Theo nguyên tắc bổ sung, ta có :
2A+2G =1944 (1)
Theo bài ra ta có : A- G = 148 (2).
Từ (1) ; (2) ta có hệ phương trình ;
 2 A + 2G = 1944
 A = 560
⇔

 A − G = 148
G = 412

-GV cho HS lên bảng trình bày.

-GV chốt lại : để giải bài toán này
Vậy số lượng Nu là : A =T = 560Nu.
chúng ta cần nắm vững kiến thức Sinh
G = X = 412Nu
học :
560
.100% = 28,8%
Do đó: A% = T% =
+Cấu trúc không gian của phân
1944
tử ADN.

Vì A% + G% = 50% nên
+Nguyên tắc bổ sung : A liên kết G% = X% = 21,2%.
với T bằng 2 liên kết Hiđrô; G liên kết
với X bằng 3 liên kết Hiđrô.
Số Nu loại A = số Nu loại T, số Nu
loại G = số Nu loại X.
+ Nắm được công thức A% +G%
=50%.
*Hoạt động 4: Chuyển giao nhiệm vụ học tập ( Hướng dẫn tự học ở nhà)
-Làm Bài tập: Bài 34 SGK 27.
19


- Điều tra, tìm hiểu về tỉ lệ sinh con thứ 3 và tỉ lệ nam/nữ khi sinh trong tỉnh
Hải Dương từ năm 2012 đến 2015:
Năm 2012 Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Tỉ lệ sinh con thứ 3
Tỉ lệ nam/nữ
? Nếu các địa phương không làm tốt công tác tuyên truyền,vận động, kế hoạch
hoá gia đình thì vấn đề tăng dân số sẽ ảnh hưởng đến cuộc sống và xã hội của
chúng ta như thế nào? Đứng trước thực trạng này, bản thân em sẽ có hành động
gì?
TIẾT 3:
*Ổn định lớp:
*Các hoạt động dạy – học:
*Hoạt động 1: Bài toán tích hợp nội dung giáo dục dân số
Hoạt động của GV
- GV : đưa đề bài lên màn chiếu:

Bài toán 5: Năm ngoái , tổng số dân
của hai tỉnh A và B là 4 triệu . Do
các địa phương làm công tác tuyên
truyền , vận động , kế hoạch hoá gia
đình khá tốt nên năm nay , dân số
của tỉnh A chỉ tăng thêm 1,1 %. Còn
tỉnh B chỉ tăng thêm 1,2%. Tuy nhiên
, số dân của tỉnh A năm nay vẫn
nhiều nhiều hơn tỉnh B là 807200
người. Tính số dân năm ngoái của
mỗi tỉnh?
GV: cho HS đọc lại đề bài.
+Hãy chọn ẩn số? ( trực tiếp hay gián
tiếp)
+Hãy biểu diễn các đại lượng chưa
biết khác của bài toán?
(Số dân năm nay của mỗi tỉnh)
Số dân
Tỉnh A
Tỉnh B
( người)
(người)
Năm ngoái x
Y
Năm nay

x + 1,1%.x
101,1x
=
100


x + 1, 2%. y
101, 2 y
=
100

Hoạt động của HS

- HS đọc đề bài và phân tích đề bài
cùng GV.
HS: Dùng ẩn số để biểu diễn các đại
lượng chưa biết khác của bài toán:
+Số dân năm nay của tỉnh A , tỉnh B.
+Số dân năm nay của tỉnh A nhiều hơn
tỉnh B là 807200 để lập pt.
Bài giải:
Gọi x số dân năm ngoái của tỉnh A.
Gọi y là số dân năm ngoái của tỉnh B
(ĐK: x,y nguyên, dương, x,y< 4 triệu )
thì số dân năm nay của tỉnh A là :
101,1x và của tỉnh B là : 101, 2 y
100
100 ( người)

Vì số dân năm nay của tỉnh A nhiều
hơn tỉnh B là 807200 người nên ta có
phương trình:
101,1x 101, 2 y

= 807200

100
100
(1)

+ Dựa vào đâu để thiết lập pt?
20


( Tổng số dân năm ngoái của 2 tỉnh
như thế nào? Năm nay số dân của 2
tỉnh như thế nào?)

Vì tổng số dân 2 tỉnh năm ngoái là 4
triệu người nên ta có pt: x+ y =

-GV cho HS trình bày lời giải bài
toán.
- GV đặt vấn đề: Nếu các địa
phương không làm công tác tuyên
truyền , vận động , kế hoạch hoá
gia đình thì vấn đề tăng dân số sẽ
ảnh hưởng đến chất lượng cuộc
sống và xã hội của chúng ta như
thế nào? Bản thân em sẽ thực hiện
công tác này như thế nào?
- GV chiếu kết quả điểu tra của HS
về tỉ lệ sinh con thứ 3 và tỉ lệ nam/
nữ khi sinh ( GV có thể chiếu kết
quả GV đã có) cho HS trao đổi thảo
luận và nêu ý kiến của mình về vấn

đề này.
? Nếu gia đình mình hay hàng xóm
nhà mình có ý định sinh con thứ 3
thì chúng ta phải làm gì?
-GV giới thiệu thêm cho HS:
=> Công tác tuyên truyền, giáo dục
dân số ( GV chiếu: Một số hình ảnh
về công tác tuyên truyền dân sốKHHGĐ và giới thiệu)

4000000 (2)
 x + y = 4000000

101,1x 101, 2 y
 100 − 100 = 807200
 x = 2400000
⇔
(TM )
 y = 1600000

Vậy số dân năm ngoái của tỉnh A là
2.400.000 người, của tỉnh B là
1.600.000 người.
-HS thảo luận trên cơ sở đã chuẩn bị ở
nhà và đưa ra ý kiến của mình.

-HS báo cáo, trao đổi về hình sinh con
thứ 3 ở trong Tỉnh.
-HS: tư vấn, tuyên truyền

*Hoạt động 2: Bài toán tích hợp nội dung liên quan giáo dục môi trường

Hoạt động của GV
-GV chiếu đề bài, gọi 1 HS đọc đề bài.
Bài toán 6:
Để tạo môi trường xanh, sạch đẹp, nhà
trường đã tổ chức cho HS các khối lớp
trong trường tham gia ươm cây trong
vườn cây của nhà trường để đánh ra
trồng. Vườn được đánh thành nhiều
luống, mỗi luống ươm nhiều loại cây
khác nhau. Tính rằng: nếu tăng thêm 3
luống, mỗi luống ươm ít đi 5 cây thì số
cây trong vườn tăng 20 cây. Nếu giảm
số luống đi 1 luống và mỗi luống ươm
21

Hoạt động của HS

-HS đọc đề bài và xác định yêu cầu
của bài toán theo hướng dẫn của GV.
-HS nêu:
+Số luống trong vườn.


thêm 3 cây thì số cây trong vườn giảm
8 cây. Hỏi trong vườn nhà trường có
bao nhiêu cây xanh?
-GV gọi 1 HS đọc đề bài và yc HS xác
định:
+Trong bài toán có những đại lượng
nào?

+ Cách tính số cây trong vườn?
-GV: Gọi số luống ban đầu là
x(luống); số cây trong 1 luống là y
(cây).
Hãy hoàn thiện nội dung phiếu học
tập sau:
+Lần thay đổi thứ nhất, số cây trong
vườn là:
……………………………….
+Viết biểu thức biểu thị mối liên hệ
giữa số cây trong luống, số luống và
số cây trong vườn sau lần thay đổi
thứ nhất:
……………………………….
+Lần thay đổi thứ hai, số cây trong
vườn là:
……………………………….
+Viết biểu thức biểu thị mối liên hệ
giữa số cây trong luống, số luống và
số cây trong vườn sau lần thay đổi
thứ hai:……………………………….
+ Thiết lập hệ phương trình rồi giải
hệ phương trình và kết luận.
-GV cho HS trình bày tiếp lời giải của
bài toán.
-GV chốt lại : Có những bài toán
không thể chọn ẩn trực tiếp mà ta phải
chọn ẩn gián tiếp.
- GV đặt vấn đề: Môi trường sạch là
niềm mơ ước đòi hỏi sự chung tay của

toàn xã hội loài người.Chúng ta đã
biết dân số ngày càng tăng, sử dụng
nhiên liệu ngày càng nhiều và càng
22

+Số cây trong một luống.
-> Số cây trong vườn = số cây trong 1
luống . số luống trong vườn.
-HS hoạt động nhóm hoàn thiện phiếu
học tập.
-HS hoàn thiện bài giải.
Bài gải :
Gọi số luống ban đầu là x luống, số
cây một luống ban đầu là y cây
ĐK : x, y ∈ N; x > 1, y > 5.
⇒ số cây trong vườn là x.y cây.
Lần thay đổi thứ 1 ta có số luống là
x +3 , số cây mỗi luống là y – 5
=> số cây cả vườn là (x + 3)(y - 5)
ta có pt:
(x + 3)(y - 5) = xy + 20. (1).
Lần thay đổi thứ hai ta có số luống là
x - 1, số cây mỗi luống là y + 3
=> số cây cả vườn là (x - 1)(y + 3)
ta có pt:
(x - 1)(y + 3) = xy - 8. (2).
Từ (1) và (2) ta có hpt:
 −5 x + 3 y = 35  x = 5
⇔
(TM )


3 x − y = −5
 y = 20

Vậy số cây trong vườn ươm là:
5.20 =100 cây).

-HS: Tư vấn, tuyến truyền và hành
động.
+Các biện pháp bảo vệ môi trường ở
Việt Nam hiện nay.
+Đối với mỗi đội viên cần có hành


thải nhiều khí thải ra môi trường.Vậy động gì?
các hoạt động tự nhiên và con người
đã tác động tới bầu không khí ra sao?
chúng ta cần làm gì để bảo vệ bầu
không khí và môi trường sống của
chúng ta?
=> Tích hợp giáo dục bảo vệ môi
trường:
+GV chiếu: Hình ảnh minh họa về
hiệu ứng nhà kính và sự tăng lên của
nhiệt độ Trái Đất. Hình ảnh băng
tan, ngập lụt.
( GV giới thiệu thêm)
+ GV chiếu: Một số hình ảnh về
chăm sóc, bảo vệ cây xanh.
( Liên hệ liên đội)

Bài tập áp dụng:
Để tạo môi trường xanh sạch đẹp , nhà trường đã tổ chức cho các lớp đào
cây ở vườn ươm đem ra trồng. Lớp thứ nhất đào 18 cây và
của vườn ươm, lớp thứ hai đào 36 cây và
thứ 3 đào 54 cây và

1
số cây còn lại
11

1
số cây còn lại của vườn ươm, lớp
11

1
số cây còn lại của vườn ươm. Cứ như thế , các lớp
11

đào hết số cây cả vườn ươm và số cây của mỗi lớp đào được đem trồng đều
bằng nhau.
Tính xem vườn ươm của nhà trường có bao nhiêu cây?
*Hoạt động 3:Bài toán tích hợp kiến thức toán Hình Học:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV chiếu đề bài, gọi 1 HS đọc đề
bài:
Bài toán 7: Một khu vườn hình chữ
nhật, nếu tăng chiều dài thêm 2 m
và chiều rộng thêm 3m thì diện tích
tăng 100m2. Nếu cùng giảm chiều

dài và chiều rộng đi 2m thì diện tích -HS quan sát trên màn hình và đọc đề
giảm 68m2.Tính chu vi và diện tích bài.
mảnh vườn đó.
-GV cho HS xác định dạng toán?
23


-GV: Đặt vấn đề: Để tính chu vi và
diện tích của hình chữ nhật thì các
em cần biết được yếu tố nào?
=> Nêu cách tính chu vi và diện tích
của hình chữ nhật?
-GV nhấn mạnh lại cho HS cách tính
( HS đã tính được ở lớp 8 )
GV: Gọi chiều dài của mảnh vườn là
x(m); chiều rộng của mảnh vườn là
y(m) (ĐK: x > 2; y > 2)
Hãy hoàn thiện nội dung phiếu sau
để giải bài toán:
+ Diện tích của mảnh vườn là:
………
+ Khi tăng chiều dài thêm 2m và
tăng chiều rộng thêm 3m thì diện tích
tăng 100m2 nên ta có phương trình:
....................…  ……………… (1)
+Khi cùng giảm chiều dài và chiều
rộng đi 2m thì diện tích giảm 68m2
nên ta có phương trình:
……………… ……………(2).
+Từ (1); (2) ta có hệ phương trình :

………………….
+Giải hệ phương trình, ta được :
x = ………; y = ………..
+Kết luận cho Bài toán:....................

-HS nêu: Biết chiều dài và chiều rộng
của hình chữ nhật thì tính được chu vi
và diện tích của nó.
-HS: Chu vi của hình chữ nhật:
(Dài + rộng) .2
Diện tích của hình chữ nhật:
Dài. Rộng.

-GV chiếu phiếu học tập của 1;2 HS.
GC cho HS khác nhận xét => GV
nhận xét chung và chiếu đáp án rồi
yêu cầu HS về nhà hoàn thiện.

Vậy chiều dài của mảnh vườn là 22m,
chiều rộng của mảnh vườn là 14m.
Khi đó chu vi của mảnh vườn là:
(22+14).2 = 72m
Diện tích của mảnh vườn là:
22.14 = 308m2.

-HS hoàn thiện phiếu học tập sau khi
nghe GV hướng dẫn phân tích bài toán.
Bài giải:
Gọi chiều dài của mảnh vườn là x(m);
chiều rộng của mảnh vườn là y(m)

(ĐK: x > 2; y > 2)
+ Diện tích của mảnh vườn là: xy (m2)
+ Khi tăng chiều dài thêm 2m và tăng
chiều rộng thêm 3m thì diện tích tăng
100m2 nên ta có phương trình:
(x+2)(y+3) = xy+100
 3x+2y = 94 (1)
+Khi cùng giảm chiều dài và chiều rộng
đi 2m thì diện tích giảm 68m2 nên ta có
phương trình:
(x-2)(y-2) = xy - 68 2x+2y = 72(2).
+Từ (1); (2) ta có hệ phương trình
3 x + 2 y = 94
 x = 22
 x = 22
⇔
⇔
(TM )

 2 x + 2 y = 72
 x = y = 36
 y = 14

Hoạt động 4: Củng cố và hướng dẫn về nhà:
3.1. Kết thúc vấn đề.
- Củng cố kiến thức (nhấn mạnh các kiến thức lí thuyết liên quan cần lưu ý):
+Các bước giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình. Trong khi giải bài toán
bằng cách lập hệ phương trình các em thường chọn ẩn trực tiếp nhưng đôi khi
không phải như vậy mà phải chọn ẩn gián tiếp ( bài toán 6).
+Cần đọc kỹ đề bài, xác định được cái đã cho, cái cần tìm và mối liện hệ giữa

các đại lượng tham gia bài toán để lập phương trình.
24


- Củng cố kĩ năng: Nhắc nhở kĩ năng lập phương trình, hệ phương trình.
- GV nhắc nhở các sai hỏng thường gặp: lưu ý khi trình bày, nhấn mạnh trọng
tâm khi truyền đạt.
- GV nhận xét về kết quả và ý thức học tập của các nhóm.
- Nhấn mạnh kĩ năng HS nên rèn là tích hợp, sử dụng kiến thức liên môn, kiến
thức trong nhà trường và thực tiễn để phát triển năng lực giải quyết những vấn
đề thực tiễn phát sinh.
3.2. Hướng dẫn tự học ở nhà.
-Xem lại toán bộ nội dung các bài toán trong các tiết đã làm.
-Tự tham khảo thêm thông tin về các vấn đề đã được đề cập trong các tiết học
trên internet.
-Làm bài tập:
+Các BT áp dụng trong các tiết học.
+BT 31; 34 SGK; BT 32; 38 SGK.
-Tìm thêm các BT trong các dạng đã làm trên mạng Internet.
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập:
- Cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS: Học sinh hoàn thành
phiếu học tập trong quá trình dạy học,thông qua sản phẩm của HS, thông qua
việc HS đánh giá lẫn nhau, thông qua việc tự đánh giá của chính HS.
GV đánh giá kết quả, sản phẩm của HS:
+Phiếu học tập của HS trong giờ học.
+Kết quả sưu tầm của các nhóm.
- Tiêu chí đánh giá kết quả học tập của HS:
+Dựa vào mặt định lượng: Điểm số của bài kiểm tra đạt từ trung bình trở lên.
+Dựa vào định tính: HS có khả năng vận dụng kiến thức các môn vào giải toán,
giải quyết tình huống trong thực tiến, có tinh thần, ý thức, thái độ học tập vừa

sôi nổi, vừa nghiêm túc.
8. Các sản phẩm của học sinh:
* Về kiến thức, kĩ năng:
- Đạt được mục tiêu đề ra.
* Về thái độ, năng lực
- Tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường ở ngay tại trường, lớp và
gia đình bằng các công việc cụ thể như: Trồng và chăm sóc cây xanh, không vứt
rác bừa bãi, bảo vệ, vệ sinh lớp học, trường học, đường làng, ngõ xóm, phát
hiện, xử lí hoặc tố giác kịp thời những cá nhân, tập thể gây ô nhiễm môi trường..
- Mỗi học sinh là một tuyên truyền viên tích cực, đi tuyên truyền tới bạn bè,
người thân về ý thức bảo vệ môi trường, tham gia tư vấn cho các gia đình
HKHHGĐ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống.
- Các em đã biết biến những kiến thức của mình thành các hành động cụ thể,
mỗi em đã hình thành và đang phát triển kỹ năng sống, năng lực cho bản thân
mình.
* Kết quả sưu tầm của các nhóm:
25


×