Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (415.34 KB, 120 trang )

TẬP BÀI GIẢNG VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX –
1932
TẬP BÀI GIẢNG
VĂN HỌC VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XX – 1932
Tác giả: Đoàn Lê Giang – Phan Mạnh Hùng

MỤC TIÊU MÔN HỌC
1. Kiến thức:
– Nắm được những kiến thức cơ bản nhất về văn học giai đoạn này:
tác giả, tác phẩm, phong cách nghệ thuật chủ yếu
– Những vấn đề chung của văn học giai đoạn này: nội dung cơ bản,
quy luật vận động, hình thức và đặc trưng thẩm mỹ của các thể loại văn học
2. Kỹ năng:
– Biết ứng dụng vào nghiên cứu các tác giả, tác phẩm văn học cận đại.
Biết trình bày bằng bài viết, bằng cách thuyết trình kết hợp với power point
những vấn đề thuộc về văn học cận đại.
3. Thái độ
– Yêu mến, tự hào về văn học dân tộc
– Có hiểu biết đúng đắn về những đặc tính của văn học dân tộc.
– Yêu mến công tác nghiên cứu, giảng dạy văn học dân tộc.

Bài 1. VĂN HỌC YÊU NƯỚC TỪ ĐẦU THẾ KỶ XX (1900 – 1930)
1. PHONG TRÀO DUY TÂN ĐẦU THẾ KỶ 20
1.1. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư


1.1.1 Số phận lịch sử của nhà nho trong đêm trước của thời cận
đại:
Cho đến cuối thế kỷ 19, nhà nho đứng trước sự diệt vong về phương
diện lịch sử. Họ bị phân hóa dữ dội:
Một số đầu hàng, làm quan, làm công cụ văn hóa của ngoại xâm:


Hoàng Cao Khải viết thư dụ hàng Phan Đình Phùng, trong thư ông ta ca ngợi
sự nghiệp và đạo đức của thực dân Pháp; Lê Hoan: mở cuộc thi Vịnh Kiều để
đánh lạc hướng các nhà nho không để ý đến “Quốc sự” nữa; Phạm Quỳnh:
nhà nho kiêm Tây học, mở báo quốc ngữ theo chủ trương của mật thám
Pháp.
Một số thì đi vào con đường hưởng thụ như Chu Mạnh Trinh, Dương
Khuê, Dương Lâm. Họ không còn đại diện cho sức sống và lương tri của dân
tộc nữa.
Một số lui về ẩn dật như Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,
Nguyễn Thượng Hiền…Thế nhưng trong nền kinh tế tự nhiên, họ có thể ẩn
dật được, còn trong nền kinh tế hàng hóa (tư sản) thì không thể. Chính quyền
thực dân thọc sâu xuống tận làng xã, nhà nho bị hất ra ngoài, họ cố gắng
sống đạo nghĩa cũng không được.
Nguyễn Khuyến sống như một lão nông ở làng quê trong sự dằn vặt và
đầy mặc cảm. Tú Xương trở thành nho sĩ – thị dân hóa. Nguyễn Thượng Hiền
thì đi theo con đường duy tân, làm cách mạng đánh đuổi thực dân Pháp. Rõ
ràng trong xã hội tư sản hóa, nhà nho không còn đất sống. Vì thế trong thơ
văn của họ đầy những tiếng than thở, hoài cổ, nuối tiếc dĩ vãng.
1.1.2. Thế hệ nhà nho trẻ gặp nhau ở Huế:
Đồng Khánh rồi Thánh Thái mở khoa thi để chấn an tinh thần. Các nhà
nho khắp nơi đều xuất thân từ các nôi của phong trào Cần Vương:
Nghệ Tĩnh (xứ sở của phong trào Phan Đình Phùng, Nguyễn Xuân Ôn)
có Phan Bội Châu, Đặng Nguyên Cẩn, Ngô Đức Kế…


Quảng Nam (Nghĩa hội của Lê Duy Hiệu, Nguyễn Trung Đình) có Phan
Chu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng…
Thanh Hóa (“Khởi nghĩa Bãi Sậy” của Nguyễn Thiện Thuật) có Nguyễn
Thượng Hiền (lúc bấy giờ đang ở cạnh Quốc Tử Giám).
Quốc Tử Giám trở thành nơi tập trung những trí thức thông minh nhất

nước. Họ tự coi mình là những người kế tục các bậc đàn anh đã ngã xuống.
1.1.3. Các nhà nho trẻ đến với Tân thư:
– Trước thế kỷ 20: Trí thức Việt Nam ít nhiều đã biết đến sách báo theo
quan niệm khoa học phương Tây được viết bằng chữ Hán như:
Khôn dư đồ thuyết (Nói về địa dư trên trái đất) của Ferdinandus
Verbiest người Bỉ (1623–1688)
Dinh hoàn chí lược (Ghi chép về thế giới): sách giới thiệu về ranh giới,
hình thể, sản vật của các nước khắp 5 châu. Sách có 10 quyển do Từ Kế Dư
đời Thanh biên soạn.
Thiên hạ quận quốc lợi bệnh thư (Sách viết về những điểm mạnh yếu
của các nước trong thiên hạ).
Bác vật tân biên (Ghi chép mới về vạn vật)
Hàng hải kim châm (Chỉ nam về hàng hải)
Những sách trên Lê Quí Đôn, Cao Bá Quát, Nguyễn Thông…đều ít
nhiều đã biết tới nhưng chưa trở thành tư tưởng cách mạng. Nguyễn Trường
Tộ, Nguyễn Lộ Trạch đọc và dẫn họ đến với tư tưởng canh tân.
– Điều trần và những bài luận của các nhà canh tân:
Nguyễn Trường Tộ với hơn 60 điều trần khác nhau.
Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ Trạch được Nguyễn Thượng Hiền
bí mật lưu giữ rồi đưa cho Phan Bội Châu. Huỳnh Thúc Kháng đọc.
– Sách báo cách mạng của Khang, Lương Trung Quốc, sách Nhật Bản
và các sách phương Tây:


Sách giới thiệu về châu Âu và thế giới
Sách báo Duy tân của Phúc Trạch Dụ Cát (Fukuzawa Yukichi), Đại Ôi
Trọng Tín (Okuma Shigenobu) Nhật Bản
Khang Hữu Vi, Lương Khai Siêu “văn lâm li bi thống” được coi là những
bậc thánh mới
* Những điều trên cho thấy:

– Tư tưởng cách mạng tư sản được truyền vào Việt Nam qua con
đường Trung Hoa, vừa dễ tiếp nhận, lại được Trung Hoa hóa khá nhiều.
– Nhà nho chứ không phải giai cấp tư sản tiếp nhận tư tưởng ấy.
– Tư tưởng cách mạng tư sản được các trí thức nước ta tiếp thu là từ
yêu cầu giải quyết vấn dân tộc, chứ không phải từ yêu cầu giải quyết vấn đề
xã hội nên có những sắc thái đặc biệt.
1.2. Sự phân hóa sĩ phu thành hai xu hướng chính trị:
Bạo động (thiết huyết): Nghệ Tĩnh (Phan Bội Châu)
Duy tân: Bắc bộ (Đông Kinh nghĩa thục), Nam trung bộ (Phan Chu
Trinh).
Nhưng có điểm chung nhau là đều phải duy tân: khai dân trí, Chấn dân
trí, Hậu dân sinh.
Phó bảng Phan Chu Trinh, Nguyễn Quyền cắt tóc ngắn:
Phen này cắt tóc đi tu
Tụng kinh Độc Lập, ở chùa Duy Tân
Đêm ngày khấn vái ân cần
Cầu cho ích nước lợi dân mới là
Tu sao mở trí dân nhà
Tu sao độ được nước ta phú cường.
Nguyễn Quyền, Phen này cắt tóc đi tu


Trở thành cuộc vận động văn hóa: cắt tóc ngắn cùng với phong trào
vận động học chữ quốc ngữ.
1905 Phan Bội Châu xuất dương sang Nhật.
1905 Phó bảng Phan Chu Trình, Hoàng giáp Trần Quý Cáp, Tiến sĩ
Huỳnh Thúc Kháng làm cuộc Nam du, ngang Bình Đinh đến trường thi bèn
giả dạng làm thí sinh đi thi để vận động chống văn chương bát cổ, kêu gọi
duy tân.
Thơ: chí thành thông thánh (Phan Chu Trinh)

Phú: Lương ngọc danh sơn phú (Trần Quý Cáp, Huỳnh Thúc Kháng)
Các chí sĩ ký tên là Đào Mộng Giác, truyền bá bài thi theo kiểu truyền
đơn, bị chính quyền truy nã.
Hoàng giáp Nguyễn Thượng Hiền đem thi tập chữ Hán ra đốt.
* Tất cả các hành động trên cho thấy các nhà nho trẻ đã làm một cuộc
đoạn tuyệt với quá khứ để đi đến với một cuộc cách mạng mới.
2. TƯ TƯỞNG YÊU NƯỚC MỚI CỦA CÁC SĨ PHU DUY TÂN
2.1. Đoạn tuyệt với quá khứ:
2.1.1. Thế giới quan Nho giáo:
Cũ: Thuyết âm dương, ngũ hành tương sinh tương khắc:
Thủy – Hỏa – Mộc – Kim – Thổ
Bắc – Nam – Đông – Tây – Trung ương
Tương sinh: Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Thổ -> Kim -> Thủy
Tương khắc: Thủy <-> Hỏa <-> Kim <-> Mộc <-> Thổ <-> Thủy
Mới: Vật lý, Hóa học, Thiên văn học, Triết học phương Tây.
2.1.2. Lịch sử quan:
Cũ: Lịch sử diễn biến tuần hoàn: “Thinh suy”, “bĩ thái”, “phế hưng”, “trị
loạn”, với khuynh hướng xưa hơn nay, đạo càng ngày càng xuống.


Động của lịch sử là đạo đức.
Mới: Thuyết tiến hỏa luận của Darwin, Văn minh luận.
Động lực: khoa học kỹ thuật.
2.1.3. Chính trị quan:
Cũ: Nội hạ ngoại di, Quý vương tiện bá, Sĩ nông công thương
Mới: Văn minh phương tây, kinh doanh kiếm lời và ganh đua trên
trường quốc tế.
Cáo hủ lậu văn tấn công trực diện vào học thuật, tư tưởng của nhà nho:
Hỏi ông tu những đường mô
Ông rằng: Tu những làng nho đã thừa

Hỏi ông: mộ những gì ư
Ông rằng mộ những người xưa là thầy
Điềm trời không dở không hay
Ông rằng sự rủi sự mau tại trời
Đường đi tinh nhật hai ngôi
Hấp ly (lực hấp dẫn) sao thế, ông thời u ti
Trái đất là tròn là đi
Ông rằng vuông đấy, đứng kia thường thường
Phiên Thành, Thượng Hải một phương
Bụng lưng đâu tá, ông giương mắt chầu
Hỏi rằng dây thép sao mau
Ông rằng khí học cũng mầu mà thôi
Kìa như dây sắt roi lôi
Nào ai bày đặt mọi ngôi cho đành
Hỏi rằng xe khí sao nhanh


Ông rằng nghe máy cũng lãnh mà thôi
Kìa như lửa ống nước nồi
Kìa ai bày xét đến nơi nhiệm mầu
Năm châu tên gọi hay đâu
Lại chê người rợ, mà rằng ta hoa
Mắt dòm chính học chửa ra
Mà chê người bá, mà nhà ta vương
Có người đau đáu lòng thương
Mắng rằng trái thế còn đương lỗi thời
Có người học sách Tây kia
Cười rằng trở đạo mà lìa năm kinh.
2.1.4. Nhân sinh quan
Yêu nước gắn liền với tư tưởng tôn quân:

Nước của vua
Nước đại diện bằng triều đại
Dân là dối tượng cai trị
Nguyễn Trãi: vượt lên bằng tư tưởng thân dân: Dân là chủ thể là sức
mạnh của nước và là đối tượng phục vụ của kẻ sĩ, nhưng vẫn trong thế tam vi
nhất thế: vua – dân – nước
Cuối trung đại, tiêu biểu là Nguyễn Đình Chiểu: Càng yêu nước càng
quay về đạo nghĩa.
Một nhân vật trung tâm của xã hội phong kiến: con người trung nghĩa–
nhà nho

Vua

Dan

Nuoc


Thực tế lịch sử: vua đầu hàng, phải vận động nhân dân, nho giáo và
nhà nho lạc hậu phản động cản trở phong trào giải phóng dân tộc
Phủ định:
Vua: Phan Bội Châu: “Mãn triều Trung Quốc và Nguyễn triều Việt Nam
cũng là phường chó chết như nhau cả “ (Phan Bội Châu niên biểu)
“Non sông thẹn với nước nhà
Vua là tượng gỗ dân là thân trâu”
(Á Tế Á ca)
Phan Chu Trinh: “Vua là người lấy quyền công làm quyền tư, lấy đất
người làm đất mình” (Đạo đức và luân lí đông tây)
Các sĩ phu đã làm việc cáo chung cho nhân vật chính của thời phong
kiến với đạo đức và cách sống:.

Văn tế sống thầy đồ hủ
Cung duy các cụ, Hủ Lậu tiên sinh
Người cụ cổ lỗ, tính cụ hiền lành
Quần cụ cháo lòng hề sạch khiếp
Áo cụ nước xuýt hề trắng tinh
Nay Tam hoàng, mai Ngũ đế
Trước Tứ truyện, sau Ngũ kinh
Chỉ lo về nhà nước bỏ thi, thiên hạ không ai chịu học
Ai nói chuyện tân học tân văn, cụ ghét hơn người đầu thuốc độc;
Ai dùng câu cổ thi, cổ học, cụ mừng hơn trẻ được cái đinh
Than ôi!
Tự do không hay, bình đẳng không hay, chó chết hoàn phường
chó chết.


Ngôn luận chẳng biết, tân văn chẳng biết, quần manh lại vẫn
quần manh.
– Kêu gọi một cách sống mãnh, liệt tung hoành hồ hải:
Giang sơn tử hĩ sinh đồ nhức
Hiền thánh liêu nhiên tụng diệc si
(Non sông đã chết sống thêm nhục
Hiền thánh còn đâu tụng cũng hoài
(Xuất dương lưu biệt)
Chí thành thông thánh
Thế cuộc hồi đầu dĩ nhất không,
Giang sơn vô lệ khốc anh hùng.
Vạn dân nô lệ cường quyền hạ,
Bát cổ văn chương túy mộng trung.
Trường thử bách niên cam thóa mạ
Bất tri hà nhật xuất lao lung.

Chư quân vị tất vô tâm huyết,
Bằng hướng tư văn khán nhất thông.
(Việc đời ngoảnh lại còn chi
Anh hùng hết nước mắt vì giang san
Muôn dân nô lệ một đàn
Văn chương bát cổ nồng nàn giấc say
Trăm năm cam chịu đọa đày
Thì bao giờ mới hết ngày lao lung
Các anh tâm huyết nào không
Bài này hãy thử xem cùng đầu đuôi


(Phan Võ dịch)
2.2. Xác lập tư tưởng yêu nước mới
2.2.1. Người Quốc dân
– Dân là chủ nước:
“ Dân ta là chủ nước non” (Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu)
– Người quốc dân:
Phan Bội Châu:
Tiện đầy cật dạ mấy lời
Lại xin tỏ giãi cùng người quốc dân.
(Hải ngoại huyết thư)
Không giống phong kiến: thần dân, phận thần tử
Không giống tư sản: chỉ có công dân, đó lả sản phẩm của cách mạng
tư sản – cách mạng dân quyền và dân quyền, coi cá nhân là đơn vị chủ thê
xã hội, có quyền tự do, hưởng phúc và mưa cầu hạnh phúc, có quyền bình
đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi từ pháp luật
Cá nhân trong đời sống chính trị: con người công dân:
“Chúng ta coi những chân lý sau đây là hiển nhiên: tất cả mọi người
sinh ra đều bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm, trong

đó là quyền sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc; để bảo
đảm những quyền này người ta lập ra những chính phủ nắm quyền lực chính
đáng do sự đồng ý của những người bị trị, khi một hình thức cai trị nào đó tỏ
ra làm thiệt hại đến những mục đích đó, thì nhân dân có quyền thay đổi hình
thức đó hay bãi bỏ nó đi và lập ra chính phủ mới và đặt cơ sở của nó trên
những nguyên tắc tổ chức quyền lực của nó dưới hình thức mà họ thấy là
thích hợp nhất để đảm bảo an ninh và hạnh phúc của họ.” (Tuyên ngôn Độc
lập của Hợp chủng quốc Hoa Kỳ năm 1776)


Người quốc dân không phải là thần dân cũng thông phải là công dân.
Họ ý thức về cá nhân không đủ. Họ không ý thức thành viên gia đình, làng xã
bờ cõi, mà là người dân của nước. Họ không đạt vấn đề tự do, bình đẳng mà
đặt vấn đề dân tộc, đất nước. Số phận gắn liền với dân tộc, làm theo nghĩa,
không nói đền quyền lợi.
– Nghĩa đồng bào:
Vua bỏ nước bỏ dân phải tự nhiệm – lấy gì để liên kết dân, duy trì đất
nước. Các sĩ phu dùng khái niệm Nghĩa đồng bào (Đồng tông – đồng hương
– đồng bào)
2.2.2. Nước
Nước, theo quan niệm của các sĩ phu là địa bàn sinh tụ của một dòng
giống, Nước là gia tài, cơ nghiệp của cha ông để lại phải có trách nhiệm bảo
vệ nó để truyền cho con cháu mãi mãi:
– Trời Nam xanh ngắt bao la
Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì
– Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Khác với phong kiến: Nước là của vua, khác với tư sản: Ngôn ngữ, thị
trường, khế ước xã hội. Có tính trung gian.
Hồn nước:

Hồn cố quốc vẩn vơ vơ vẩn
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn
Khói tuôn khí uất, sóng cuốn trận đau
Hải ngoại huyết thư – Phan Bội Châu
Hồn cố quốc biết đâu mà gọi


Thôi khóc than rồi lại xót xa.
Trời Nam xanh ngắt bao la
Ngàn năm cơ nghiệp ông cha còn gì
Gọi hồn quốc dân – Phan Bội Châu
Hồn ơi, về với giang san
Muôn người muôn tiếng hát ru câu này
Hợp muôn sức ra tay quang phục
Quyết có phen rửa nhục bảo thù
Ái quốc – Phan Bội Châu
Nhìn ra thế giới cũng vậy:
Mở rộng theo quan niệm gia đình
Nho – phi Nho: đồng hóa tư tưởng mới theo quan điểm nho giáo
“Chi Na chung một họ hàng
Xiêm La, Nhật Bản cùng làng á Đông”
Chủng tộc, văn hóa – Đồng chủng, đồng văn
2.2.3. Yêu nước phải Duy tân
Trước yêu nước là tôn quân, càng yêu nước càng rút về đạo nghĩa –
phản động. Cải cách ra đời Nguyễn Trường Tộ, Nguyễn Lộ Trạch bị chống
đối kịch liệt
Nay không Duy tân không cứu được nước. Chống đế quốc và chống
phong kiến kết hợp lại
Nhà nho phải làm cách mạng tư sản: nghĩa, vấn đề dân tộc, không đầy

đủ và hạn chế
Khai dân trí: Thực học (KHKT phương Tây, lịch sử, địa lý nước ta),
học chữ quốc ngữ
– Chữ quốc ngữ là hồn của nước


Khỏi đôi đường tiếng chữ khác nhau
– Học nông cổ, học làm cơ khí
Đủ trăm đường công kỹ tinh thông
Vì đem giống tốt quăng trồng
Gặp thời ta lại tranh công thợ trời
(PBC: Gọi hồn quốc dân)
Chấn dân khí: Đoàn kết đấu tranh với chính quyền:
Năm mươi triệu đồng bào đua sức
Năm mươi nghìn giống khác được bao!
Cùng nhau bên ít bên nhiều,
Lọ là gươm sắc súng kêu mới là
Cốt trong nước người ta một bụng
Nghìn muôn người cùng giống một người
Phòng khi sưu thuế đến nơi
Bảo nhau không đóng nó đòi được chăng…
PBC: Hải ngoại huyết thư
Hậu dân sinh:
“Hợp quần doanh sinh thuyết: Buôn bán hợp cổ”
Công ty nước mắm Liên Thành ở Phan Thiết do Nguyễn Trọng Lội
đứng đầu, Nguyễn Thượng Hiền đi buôn:
Việc tân học kíp đem dựng trước
Hợp doanh đoàn cả nước cùng nhau
Việc buôn ta lấy làm đầu
Mọi người cùng gánh địa đầu một vai

Á Tế Á Ca


Thực nhân tài:
Công thương đã nên giàu nên có
Của học tự lấy đó mà nuôi
Có nuôi sĩ mới nên tài
Công tài cũng chăng ở ngoài sĩ lâm
Học nông cổ, học làm cơ khí
Đủ trăm đường công kỹ tinh thông
Vì đem giống tốt quăng trồng
Gặp thời ta lại tranh công thợ trời.
(Gọi hồn quốc dân)
2.3. Văn học với sự nghiệp Duy tân, cứu nước:
Dồn mọi cố gắng vào việc làm nghệ thuật có ích. Nhận thức lại kẻ thù
(chủ quyền, văn hóa, họa diệt chủng)
Quyền lợi kinh tế:
Việc dây thép việc tâu việc pháo
Việc luyện binh việc giáo học đường
Việc kỹ nghệ việc công thương
Việc khai mỏ quặng, việc đường hỏa xa
Khắp các việc chẳng qua người nước.
Á Tế Á ca
Nhục mất nước:
20 triệu dân cùng của hết
40 năm nươớc mất quyền không
Thương ôi công nghiệp tổ tông
Nước tanh máu đỏ non chổng thịt cao



Non nước ấy biết bao máu mủ:
Nỡ nào đem nuôi lũ sải lang
Cờ ba sắc xứ Đông dương
Trông càng thêm nhục nói càng thêm đau.
Bóc lột nặng nề:
Trăm thứ thuế thuế gì cũng ngặt
Rút chặt dần như thắt chỉ xe.
Dân tộc bị khinh miệt:
Nó coi mình như trâu như chó
Nó coi mình như cỏ như rơm.
Phê phán toàn dân tộc:
Nước ta mất bởi vì đâu
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:
Một là vua sự dân chẳng biết
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc mặc thần với ai.
Vua:
Trên chín bệ ngôi thần tự chủ
May thừa cơ giấc ngủ ly long
Giang sơn mặc sức vẫy vùng
Muôn người luồn cúi trong vòng phúc uy.
Các sĩ phu duy tân đã dùng văn chương đe phê phán toàn bộ dân tộc.
Đây lả lần đầu tiên trong văn chương Việt Nam dân tộc ta có một sự tự phán
gay gắt như thế. Văn chương đã được dùng ngoài chức năng thông thường


của nó. Văn chương của các sĩ phu duy tân vừa là phương tiện ghi lại tâm
tính, khát khao yêu nước cháy bỏng của họ; lại vừa là sách giáo khoa lịch sử,
xã hội, kinh tế, vừa là cương lĩnh cách mạng, lại vừa là truyền.đơn, tải liệu

tuyên truyền cách mạng. Đây thực sự là một hiện tượng mới mẻ trong văn
học dân tộc.
* TIỂU KẾT
Phong trào duy tân không chỉ là một cái mốc quan trọng trong lịch sử
cận đại Việt Nam mà còn là một cái mốc quan trọng trong văn học cận đại
Việt Nam. Thơ văn của các sĩ phu trong phong trào ấy đã xác lập một tư
tưởng yêu nước mới có tính chất dân chủ tư sản. Tư tưởng dân chủ tư sản
được nhà nho tiếp nhận, thông qua sách báo Trung Quốc và xuất phát từ nhu
cầu giải phóng dân tộc nên đã bị khúc xạ khá lớn, tạo ra những điểm đặc sắc
riêng. Hình tượng trung tâm của văn học yêu nước lả người sĩ phu duy tân:
người sĩ phu xuất thân từ môi trường Nho giáo nhưng nhận thức được sự lạc
hậu của tri thức nho giáo, từ đó đã dẫn đến sự phủ định Nho giáo - một cuộc
phủ định đau đớn, day dứt và còn nhiều quyến luyến vì đó là sự phủ đinh
chính mình, phủ định một nền học thuật đã từng có một thời là toàn bộ tri thức
của dân tộc. Người sĩ phu duy tân đã vươn qua chính mình, vượt qua sự chật
hẹp của một thế giới xưa cũ, tung mình trong một thế giới mới lạ: thế giới năm
châu. Đó là những nét đẹp, nét bi hùng trong giai đoạn văn học mở đầu cho
thề kỷ XX đầy biền động nhưng hào hùng của dân tộc Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Tràn Đình Hươu, Lê Chí Dũng: Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời
1900 – 1930, – NXB Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội, 1 988.
2. Đặng Thai Mai: Văn thơ cách mạng Việt Nam, NXB Văn học Giải
phóng, 1976.
3. Lê Trí Viễn, Nguyễn Đình Chú: Lịch sử văn học Việt Nam, Tập 1VB,
NXB GD


4. Nhiều tác giả: Thơ văn yêu nước và cách mạng đầu thế kỷ NXB Văn
học, Hà Nội, 1976.
5. Nhiều tác giả: Hợp tuyển thơ văn Việt Nam, Tập IV (1858 – 1920) và

tập V (1920 – 1945), quyển I, NXB Văn học, Hà Nội, 1985 – 1987.
6. Đoàn Lê Giang: Văn tuyển văn học Việt Nam 1900–1932, Đại học
Quốc Gia TP.HCM
7. Đoàn Lê Giang: “Ai là tác giả đích thực của bài á Tế á ca?” Tạp chí
Nghiên cứu văn học số 4/2008, website: http://khoavanhoc–ngonngu.edu.vn
CÂU HỎI
1. Giữa chủ trương Bạo động và chủ trương Duy tân, chủ trương nào
đúng đắn hơn?
2. Đọc Văn minh tân học sách, Cáo hủ lậu văn, cho biết các sĩ phu duy
tân đã phủ nhận tư tưởng, học thuật Nho giáo như thế nào?
3. Phân tích nội dung tư tưởng yêu nước mới của các sĩ phu duy tân.

Bài 2. PHAN BỘI CHÂU (1867 – 1940)
1. CUỘC ĐỜI
1.1. Xuất thân từ môi trường Hán học
Tên lúc nhỏ là Phan Văn San, hiệu Hải Thụ, về sau lấy hiệu là Sào
Nam (với ý nhớ nước cũ: “Hồ mã tê sóc phong, Việt điểu sào nam chỉ”– Ngựa
Hồ hi gió bắc, Chim Việt làm tổ cành nam). Quê ở làng Đan Nhiễm, huyện
Nam Đàn, tỉnh Nghệ An.
Thuở nhỏ rất thông minh. 6 tuổi đã theo cha đi học, 3 ngày học thuộc
cuốn Tam tự kinh. Bảy tuổi là hiểu biết kinh truyện, có thể nhại theo sách của
Khổng Tử, viết đùa sách “Phan tiên sinh chi luận ngữ”
16 tuổi đi khảo hạch đứng đầu xứ, người ta gọi là Đầu Xứ San. Ông đã
sớm có lòng yêu nước.


1.2. Nhà nho yêu nước dưới ngọn cờ Cần vương
Năm 17 tuổi (1884) được tin ở Bắc kỳ, nghĩa binh nổi dậy, Phan Bội
Châu nửa đêm khêu đèn thảo hịch Bình Tây thu Bắc rồi đem ra dán ở gốc
cây to đầu làng.

1885 kinh thành Huề thất thủ, hưởng ứng chiếu cần vương của Hàm
Nghi, Phan Bội Châu cũng tổ chức được một đội “thiếu sinh quân” gồm 60
người để ứng nghĩa, nhưng chưa kịp hành động thì đã bị tan rã.
10 năm cuối thế kỷ 19, ông làm thầy đồ dạy học để nuôi cha già, vừa
tìm đọc thêm sách vở tiến bộ như: Thiên hạ đại thế luận của Nguyễn Lộ
Trạch, những đề nghị canh tân đất nước của Phạm Phú Thứ, tân thư từ
Trung Quốc sang, và âm thầm kết giao với các đồng chí.
1900 thi Hương, đỗ thủ khoa trường nghệ, người ta thường gọi là ông
giải San – “Thế là đã có hư danh để che mắt đời”. Cha mất, đạo hiếu đã trả
xong, đến đây ông chính thức tham gia hoạt động cách mạng.
1.3. Nhà chí sĩ duy tân
1904 Lập hội Duy Tân hội, tôn Cường Để làm minh chủ. Chủ trương
của Hội là bạo động vũ trang và nhờ ngoại viện.
1905 Theo kế hoạch hội Duy tân, Phan Bội Châu xuất dương sang
Nhật gặp Lương Khải Siêu. Lương khuyên nên dùng thơ văn để tố cáo tội ác
với thế giới và cổ vũ lòng yêu nước. Ông viết Việt Nam vong quốc sư, Khuyến
quốc dân tư trợ du học văn. Hải ngoại huyết thư, Tân Việt Nam, Sùng bái giai
nhân, Việt Nam quốc sử khảo…
Các chính khách Nhật Bản khuyên đưa người sang du học. Về nước
Phan vận động phong trào Đông du hết sức sôi nổi. Từ 1905 đến 1908 đã
đưa được 200 lưu học sinh sang Nhật học.
1909 Pháp – Nhật cấu kết với nhau, phong trào Đông Du bị giải tán,
nhân bị trục xuất ông trở về ẩn náu ở Trung Quốc, rồi sang Xiêm mở trại cày
Bạn Thầm, viết tuồng Trưng Nữ vương.


1911 Cách mạng Tân Hợi của Tôn Trung Sơn, Phan Bội Châu sang
Trung Quốc tập hợp đồng chí thành lập Việt Nam Quang phục hội, với tôn chỉ
“Đánh đuổi giặc pháp, khôi phục nước Việt Nam, thành lập nước cộng hòa
dân quốc Việt Nam”

1913 Bị bọn quân phiệt Trung Quốc tiếp tay Pháp bắt giam ở Quảng
Châu. Trong tù ông viết Ngục trung thư (1914), Chân tướng quân (viết về
Hoàng Hoa Thám), Nhà sư ăn rau…
1917 ra tù ở Hàng Châu viết báo. Chịu ánh hưởng của Cách mạng
tháng 10 Nga, Phan có khuynh hướng về cách mạng thế giới, tìm hiểu Cách
mạng tháng 10, viết báo ca tụng Lênin và nhà nước công nông. Viết Trùng
quan tâm sử (1918), Tái sinh sinh (truyện), Phạm Hồng Thái (truyện– 1924)
1924 cải tổ Việt Nam Quang phục hội thành Việt Nam Quốc dân đảng.
Gặp Nguyễn Ái Quốc, dự định sẽ cải tổ Việt Nam Quốc dân đảng theo hướng
tích cực nhất.
1925 trên đường từ Hàng Châu về Quảng Châu ông bị thực dân Pháp
bắt cóc đưa về nước. Chúng định thủ tiêu, nhưng bị lộ phải mang ra Tòa đề
hình Hà Nội để xử. Cả nước nổi lên phong trào đòi thả cụ Phan Bội Châu.
Pháp đành phải tha bỗng và buộc cụ phải an trí ở Huế.
1926 Phan Chu Trinh mất, ông viết bài Văn tế Phan Chu Trinh.
1.4. “Ông Già Bến Ngự” – Người cầm bút yêu nước trên diễn đàn
văn học công khai
Cách mạng chuyển biến theo hướng khác. Phan Bội Châu tiếp tục viết
báo với tư cách là “ông già Bến Ngự”, để giáo dục quốc dân đồng bào:
– Nam, Nữ quốc dân tu tri
– Thuốc chữa bệnh dân nghèo
– Lời hỏi thanh niên
– Phan Bội Châu niên biểu
– Lịch sứ Việt Nam diễn ca


– Biên khảo: Xã hội chủ nghĩa, Nhân sinh triết học, Khổng học đăng…
2. PHAN BỘI CHÂU, NGỌN CỜ ĐẦU CỦA THƠ VĂN YÊU NƯỚC ĐẦU
THẾ KỶ XX
2.1. Tình yêu nước thiết tha nồng cháy:

Bài Hải ngoại huyết thư, bức thư bằng máu và nước mắt gửi cho đồng
bào mình, trinh bày thực trạng đất nước, nguyên nhân mất nước, phương
pháp đấu tranh và kêu gọi đại đoàn kết đứng lên chống Pháp giành lại độc lập
dân tộc.
Mở đầu: Nỗi khổ tâm của người ý thức được nỗi nhục mất nước. Ông
đứng lên cao, nhìn toàn cảnh đất nước. Ngày xưa Nguyễn Trãi, Lê Thánh
Tông đứng ở vị trí cao để làm Bình Ngô đại cáo, Lam Sơn Lương Thủy phú.
Phan Bội Châu từ nước ngoài nhìn lại toàn cảnh đất nước. Bằng cái nhìn lịch
sử và thời đại, ông đưa ra một quan niệm mới về đất nước với một tình yêu
nước nồng cháy, thiết tha. Đất nước được trả về nguyên vẹn của nó, không
còn bị khuất dưới tư tưởng trung quân:
Lời huyết lệ gửi về trong nước,
Kể tháng ngày chưa được bao lâu
Nhác trông phong cảnh Thần châu
Gió mây phẳng lặng dạ sầu ngẩn ngơ
Trong bài Ái quốc, mở đầu bằng những lời yêu nước cháy bỏng:
Nay ta hát một thiên ái quốc
Yêu gì hơn yêu nước nhà ta
Trang nghiêm bốn mặt sơn hà
Ông cha ta để cho ta lọ vàng.
Non sông gấm vóc, xinh đẹp:
Hào Đại Hải âm thầm trước mặt
Dải Cửu Long quanh quất miền tây


Một tòa san sát xinh thay
Bên kia Vân, Quảng, bên này Côn Lôn
Vẻ gấm vóc nước non tươi đẹp
Rắp những mong cơ nghiệp dài lâu.
– Đất nước được coi như cơ nghiệp ông cha, dân tộc được nhìn bằng

con mắt nòi giống. Ông nhục vì nỗi nhục mất nước, đau vì nỗi đau mất nước,
giống nòi bị khinh miệt đoạ đày, gia tài công nghiệp của ông cha bị ngoại tộc
giày xéo:
Giống khôn há phải đàn trâu
Giang sơn há để người đâu vẫy vùng
Hai mươi triệu dân cùng của hết
Bốn mươi năm nước mất quyền không
Thương ôi công nghiệp tổ tông
Nước tanh máu đỏ non chồng thịt cao
Non nước ấy biết bao máu mủ
Nỡ nào đem nuôi lũ sài lang
Cờ ba sắc xứ Đông Dương
Trông càng thêm nhục, nói càng thêm đau
Nhục vì nước mà đau người trước
Nông nỗi này non nước cũng oan.
(Ái quốc)
Nước mất, Hồn nước phải bơ vơ. Gọi hồn bằng máu và nước mắt:
Hòn cố quốc ngẩn ngơ ngơ ngẩn
Khôn tìm đường dò nhắn hỏi han
Bâng khuâng đỉnh núi chân ngàn


Khói tuôn khí uất sóng cuồn trận đau (HNHT)
Tương tự như vậy trong bài “Gọi hồn quốc dân”:
Hồn cố quốc biết đâu mà gọi
Thôi khóc than rồi lại xót xa
Trời nam xanh ngắt bao la
Nghìn năm cơ nghiệp ông cha còn gì.
(Gọi hồn quốc dân)
Quan niệm mới về đất nước: Nước là cơ nghiệp của một dân tộc–nòi

giống, Dân là chủ nước:
Nghìn muôn ức triệu người chung góp
Xây dựng nên cơ nghiệp nước nhà
Người dân ta của dân ta
Dân là dân nước nước là nước dân
Đoạn sau:
Ta là lũ cháu con một họ
Nước dân ta là của gia tài
Chữ rằng: Tổ nghiệp lưu lai
Của ta ta giữ chắc ai giữ cùng
Quan hệ giữa dân với nhau là họ hàng:
Năm mươi triệu số người trong nước
Ai chẳng là chú bác anh em
Lòng nào ghét bỏ cho cam
Yêu nhau thì phải tính làm sao đây.
Cùng với ái quốc, ông còn viết ái quần, ái chủng
Đất nước có lịch sử lâu đời. Khơi dậy niềm tự hào về lịch sử dân tộc:


Mà xem gương truyện xưa kia
Kể công trùng vũ ai bì được đâu
Nó thuở trước đánh Tàu mấy lớp
Cõi trời nam cơ nghiệp mở mang
Sông Đằng lớp sóng Trần vương
Núi Lam rẽ khói mở đường nhà Lê
Quang Trung từ khi độc lập
Khí anh hùng đầy lấp giang sơn
Lòng trời mở rộng nước non
Ta nay may vẫn hay còn nước ta
* Lưu ý: Quang Trung được coi là anh hùng chứ không phải giặc –

Khác quan niệm chính thống, vì dựa trên quan điểm đất nước chứ không phải
nho giáo.
* Hãy còn nước ta. Khác quan niệm nhà nho: không đánh đồng triều đại
với nước, không cho Pháp là “Tân trào”.
Đất nước được hình thành từ công sức của bao thế hệ, là gia tài của
ông cha để lại, nên nó gắn bó như máu như thịt, có gì đó rất linh thiêng,
người nước ngoài khó có thế hiểu được điều này:
Trải mấy lớp tiền vương dựng nước
Bốn ngàn năm dãi gió dầm mưa
Biết bao công của người xưa
Gang sông, tấc núi, dạ dưa, ruột tằm
(Ái quốc)
2.2. Tố cáo tội ác của thực dân Pháp:
– Cướp nước, mất chủ quyền, dân tộc bị đày đoạ và khinh miệt


“Từ khi quân giặc khác giống phá kinh thành nước ta, cướp quốc quyền
của chúng ta đến nay, vua thì bị giam cầm như tù đày, dân thì bị đánh đập
như trâu ngựa. Tất cả mọi quyền hành lớn nhỏ đều nằm trong tay quân giặc
khác nòi” (Hòa lệ cống ngôn)
– Về phương diện kinh tế: thuế khóa, vơ vét mạch sống của dân ta
– Hoạ diệt chủng: được nhìn từ con mắt dân tộc, nòi giống và chủng
tộc:
“Cái dã tâm của giặc như hổ ngoạm tằm ăn, không thể kể xiết. Nhưng
cái chính là cướp cái mạch sống của chúng ta. Chính phủ giặc đánh thuế
chúng ta đến muôn ngàn thứ, quân buôn của giặc cướp lợi quyền của chúng
ta đến ức triệu đường” (Hòa lệ cống ngôn)
So sánh với:
Cáo Bình Ngô và văn học cuối thế kỷ 19:
– Cướp chủ quyền:

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu;
Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó
(Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc)
– Phu phen tạp dịch:
Kẻ bị ép xuống biển ròng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập
thuồng luồng;
Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng khốn nỗi rừng sâu nước độc.
– Giết người cướp của:
“Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn; Vùi con đỏ xuống hầm
tai vạ”
(Bình Ngô đại Cáo)
“Phạt Cho đến người hèn kẻ khó thâu của quay treo;


Tội chẳng tha con nít đàn bà, đốt nhà bắt vật.
Kể mười mấy năm trời khốn khó bị khảo bị tù bị giết, trẻ già nghe
nào xiết đếm tên;
Đem ba tấc hơi mỏn bỏ liều hoặc sông hoặc biên hoặc núi hoặc
rừng quen lạ thảy đều rơi nước mắt.
(Nguyễn Đình Chiểu: Văn tế nghĩa dân Lục tỉnh trận vong)
– TK.XV: Tư văn thì giống mà dân tộc lại khác:
“Những kẻ tư văn người đất Việt.
Đạo này nắm nối để cho dài”
(Nguyễn Trãi)
Cuối TK.XIX: đồng nhất đạo thánh với văn hoá dân tộc:
“Sống làm chi theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc thấy lại
thêm buồn; Sống làm chi ở với lính mã tà chia rượu lạt gặm bánh mì nghe
càng thêm hổ.” (Nguyễn Đình Chiểu)
2.3. Đi tìm nguyên nhân mất nước và đề xướng tư tưởng đoàn kết
dân tộc

Không phải tai ách nạn trời để cảnh cáo nhà vua, không chỉ vì quân
Pháp mà cái chính là do chính nước ta: Tuy nhiên cách nhìn có vẻ đạo đức,
chứ chưa phải là những phân tích khách quan. Sự phê phán có tính toàn dân
tộc:
Nước ta mất bởi vì đâu
Tôi xin kể hết mấy điều tệ nhân:
Một là vua sự dân chẳng biết.
Hai là quan chẳng thiết gì dân
Ba là dân chỉ biết dân
Mặc quân với quốc mặc thần với ai.


×