Tải bản đầy đủ (.pdf) (34 trang)

Khảo sát hoạt tính của quercetin từ cây an điền hai hoa ( hedyotis biflora (l) lam) lên chỉ tiêu về sinh lý của chuột nhắt trắng (mus musculus var albino) đề xuất sử dụng quercetin chống lại bệnh ung thư

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (932.49 KB, 34 trang )

1
TÁC GIẢ: Nguyễn Thái Kim Hằng

Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lý do chọn đề tài
Từ xa xưa, con người đã biết sử dụng thảo mộc làm thuốc trị bệnh. Ngày nay, với sự phát
triển của khoa học, đặc biệt là lãnh vực nghiên cứu các hợp chất thiên nhiên kết hợp với ngành
sinh học, dược học và y học, người ta có thể xác định một cách khoa học nguồn gốc chữa bệnh
của các phương thuốc cổ truyền. Hơn thế, việc cô lập, ly trích, xác định cấu trúc, thử nghiệm
hoạt tính sinh học của các hợp chất thiên nhiên đã và đang đóng vai trò then chốt trong quá trình
khám phá các loại thuốc mới cũng như tổng hợp các hợp chất mới hữu ích cho đời sống con
người.
Như chúng ta đã biết, ung thư là căn bệnh nguy hiểm và có tỉ lệ tử vong cao hơn các bệnh
khác. Khảo sát gần đây tại Hà Nội, TP.HCM, cần Thơ, Thái Nguyên và Huế cho thấy, tỷ lệ mắc
mới nhiều loại ung thư ở Việt Nam đang ngày càng tăng, ước tính ở Việt Nam có 100.000 người
mắc ung thư mới/năm. Ngày nay chứng ta chưa có một biện pháp nào dùng dể ngăn ngừa bệnh
ung thư mà chỉ điều trị ung thư bằng các phương pháp như sau: hóa trị, xạ trị, giải phẫu.... Mặc
dầu với tốc độ phát triển của kỹ thuật khá cao nhưng để tìm ra giải pháp chữa trị có hiệu quả về
mặt y học lẫn kinh tế đối với bệnh ung thư thì vẫn còn nhiều mặt hạn chế và tốn kém.
Gần đây, đã có một số nghiên cứu cho thấy, một vài ly trích từ thực vật có khả năng kháng
phân bào. Ngày nay không chỉ ở nước ta và các nước có nền Y học cổ truyền ở khu vực Châu
Á - Thái Bình Dương biết sử dụng cây cỏ làm thuốc, mà ở nhiều nước phát triển trên thế giới
đang ngày càng có xu hướng quay lại với thảo dược để tận dụng các hoạt chất gần gũi với thiên
nhiên, ít độc hại cho con người để dự phòng và điều trị ung thư một cách riêng rẽ hoặc kết hợp
với các phương pháp điều trị để làm giảm độc tính và các tác dụng không mong muốn.Chứng ta
đang sẵn có dồi dào nguồn dược liệu do thiên nhiên ban tặng, lẽ nào lại coi nhẹ.
Chính vì thế chúng tôi muốn tiến hành nghiên cứu khả năng kháng phân bào của các chiết
xuất tự nhiên này, cụ thể là quercetin trong cây An điền hai hoa (Hedyotií


2


biflora (L.) Lam.). Chúng tôi rất hy vọng sẽ khám phá ra một vài chiết xuất tự nhiên
cỗ khả năng ngăn ngừa bệnh ung thư và dùng đề chữa ung thư hiệu quả hơn.
Đây là bưởc đầu nghiên cứu hoạt tính của quercetin - ly ưích từ cây An điền hai
hoa (Hedyotis biflora (L.) Lam.) của chúng tôi.

12* Giới hạn đề tàỉ
-

Xác định chỉ tiêu về trọng lượng và sinh lý máu của chuột (số lượng hồng cầu,
sé lượng bạch cầu, hàm lượng hemoglobin).

-

Nghiên cứu trên chuột nhắt trắng Mus musculus Var. Albino.

13. Thòi gỉan và địa điểm
-

Thời gian thực hiện: từ tháng 03/2009 đến tháng 05/2009.

-

Địa điểm thực hiện: Phòng thí nghiệm khoa Công nghệ Sinh học - Đại học
Công Nghiệp IV.

1A. Tồng quan
1.4.1. Cây An điền hai hoa:
-

Tên khoa học: Hedyotis biflora (L.)

Lam.

-

Tên gọi:

Cây An điền

Tên khác:

Cây

hai hoa.
-

hai

mồng.
-

Họ:

Hình 1.1: Cây An điền hai hoa
Cà phê Rubiaceae.

Thân thảo, không lông, cỗ rễ sái vị, thân hơi mập. Lá cỗ phiến thon hẹp, dài từ 2 - 4 cm, gân
phụ không rõ, cuống như có cánh, lá bẹ có hai răng. Tán ở nách và ngọn nhánh mang 2-4 hoa
màu trắng. Nang láng, to 4mm, trong đài cố 4 gân, hột nhỏ, nhiều. Mọc ở sân vườn, bình nguyên.
Cây An điền hai hoa (Hedyotis biflora (L.) Lam.) thích hợp với đất cát, nơi thoáng mát,
thường gặp ở sân vườn, từ bình nguyên đến trung du khắp nước ta, và nhiều nước nhiệt đới khác

(Nam Trung Quốc, các nước Châu Á, Phi, Mỹ như Ấn Độ, Indonesia...).


3
An điền hai hoa có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, bổ thần kinh, trị vết
rắn cắn và trị đau bao tử. Ở Minh Hải nhân dân dùng cây sắc nước uống để giúp kháng
viêm sau khi mổ, đau xương cốt thấp khớp. Ở Ấn Độ cây dùng để chữa dạ dày bị kích
thích, suy giảm thần kinh.
1.4.2. Quercetin:
1.4.2.1.

Nguồn gốc:

Quercetin là một trong số các màu vàng tự nhiên được phân bố rất rộng rãi trong
thực vật. Nó được phát hiện đầu tiên ở dạng aglycon của quercetin có trong vỏ cây
Quercus tinctoria; khi thủy giải quercetin trong môi trương acid thì nhận được
quercetin và một phân tử rhamnose.
C21H20On + H2O ----------------- ► C15H10O7 + CH3(CHOH)4CHO
Quercetrin
1.4.2.2.

Quercetin

Rhamnose

Tên gọi:

-

Tên thương mại: Quercetin


-

Tên quốc tế: 2-(3, 4 - dihydroxyphenyl) - 3 , 5 , 7 - trihydroxy- 4H- chromen 4- one.
Tên gọi khác: 3, 3’, 4’, 5, 7- Pentahydroxyflavone; Meletin; Sophoretin.
1.4.2.3.

Công thức:

Công thức phân tử:

C15H10O7 (M = 302,236 g/mol)

Công thức cấu tạo:

H = rutinose
1.4.2.4.

rr"

O-nnnciia

Thành phần nguyên tố:
H = 3, 34%
o = 37, 06%

c = 59, 60%

Tính chất vật lý:


Bột kết tinh màu vàng, hình kim.
-

Điểm nóng chảy: 316 - 317°c (có tài liệu ghi là 313 - 314°C).

-

Độ hòa tan: lg quercetin hòa tan trong 290 ml cồn tuyệt đối, 23 ml cồn sôi.


4
Tính tan: tan trong acid acetic băng, tan trong dung dịch kiềm có màu vàng, không tan
trong nước
1.4.2.5.
-

Tính chất hóa học:

Quercetin khi đun với KOH thì tạo thành hai sản phẩm có cấu trúc đơn giản hơn 12
phloroglucinol và acid protocatechuic.
Tác dụng với diazometan hoặc dimetilsulíat trong môi trường kiềm tạo thảnh hợp chất
pentametilquercetin (3, 5, 7, 3’, 4’ - pentametoxiflavon) có điểm nóng chảy là 152°c.
Hợp chất này khi đun sôi với dung dịch KOH trong EtOH thì nhận được hai sản phẩm
mới.

-

Nhóm 3 - o - metal của quercetin pentametil eter thủy giải khá nhanh trong môi trường
acid.
1.4.2.6.


-

Tính kháng và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư:

Dựa trên các nghiên cứu thử nghiệm in vitro thì quercetin không những có hoạt tính kháng
ung thư mà còn có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của các dòng ung bướu ác tính. Kết
quả nghiên cứu của Yoshida và cộng sự cho thấy quercetin có khả năng ngăn chặn sự
phát triển của các dòng ung thư dạ dày HGC-27, NUGC-2, NKN-7 và MKN-28.

-

Nghiên cứu của Markaverich và Scambia cho thấy quercetin có khả năng ngăn chặn sự
phát triển của các tế bào ung thư vú, buồng trứng và ung thư ruột (COLON 320 DM).

1.4. Các công trình nghiên cứu liên quan
Trong nước:
Phạm Nguyễn Kim Tuyến (2008), Luận án tiến sĩ hóa học - “Tìm hiểu thành phần hóa
học của một số cây thuộc chi Hedyotis mọc ở Việt Nam và điều chế một số dẫn xuất
Thioílavon từ các Flavon cô lập được”, ĐH. Khoa học tự nhiên.


5

-

Nguyễn Trung Nhân (2000), Luận án thạc sĩ hóa học - “Ly trích Rutin từ cây hoa hòe
Sophora jaonica., và điều chế Quercetin cùng các dẫn xuất”, ĐH. Khoa học tự nhiên.

-


Lương Đăng Hoàng (2007), “ Sử dụng phương pháp bàn cờ để khảo sát tác dụng hiệp
đồng giữa Flavonoid và kháng sinh trên Staphylococcus aureus đề kháng methicillin”,
ĐH. Y Dược TP.HCM.

Bài báo:
-

Nguyễn Cửu Khoa , Hoàng Thị Kim Dung (2003), “Nghiên cứu tổng hợp một số dẫn xuất
của Quercerin, xác định hoạt tính kháng nấm, kháng khuẩn của chúng”, Hoả học thế kỷ
XXI vì sự phát triển bền vững: Tuyển tập các session, 3.
Phạm Nguyễn Kim Tuyến; Nguyễn Kim Phi Phụng; Phạm Đình Hùng, Khảo sát hỏa
học cây an điền hai hoa Hedyotis biflora L., Tuyển tập các công trình Hội nghị khoa học
và công nghệ hoá học hữu cơ toàn quốc lần thứ tư - Hội Hoá học Việt Nam ; 2007/SỐ
00 . 552-555.
Hoàng Thị Kim Dung, Nguyễn Cửu Khoa, Nguyễn Ngọc Hạnh (2006), “So sánh hoạt
tính chống ôxy hoá của một số flavonoid (dạng glucosid và genin) chiết từ hoa hoè và
vỏ quýt”( Extraction - hydrolysis and comparison of antioxidant activity of some
flavonoids from Sophora japonica and Citrus deliciosa Peel), Tạp chỉ Dược liệu.

Nước ngoài:
Ryu SY (1997), In-vitro antitumor-activity of flavonoids from Sophora- Flavescens, The
Phytotherapy research, pp. 23-29.
Nitra Nuengchamnon (2004), Separation and detection of the antioxidant flavonoids,
rutin and quercetin, using HPLC coupled on-line with colorimetric detection of
antioxidant activity, The Naresuan University Journal.
Lee Wattenberg (2006), Influence of quercetin and rutin on growth and antioxidant
defense system of a human hepatoma cell line (HepG2), The European Journal of
Nutrition.



6
European Journal of Nutrition (2006), “Ảnh hưởng của quercetin và rutin lên sự phát
triển và hệ bảo vệ chống oxi hóa của dòng tế bào ung thư gan người” (Influence of
quercetin and rutin on growth and antioxidant defense system of a human hepatoma cell
line (HepG2)).

Chương 2: MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP
2.1. Muc tiêu
Khảo sát tác dụng của quercetin trên các chỉ tiêu sinh lý của chuột nhắt trắng Mus
musculus var. Albino.
Với các mục tiêu:
Tác dụng của quercetin đối với trọng lượng chuột nhắt trắng .
Tác dụng của quercetin đối với các chỉ tiêu sinh lý máu của chuột nhắt trắng (hồng cầu,
bạch cầu và hemoglobin ).

2.2. Phương pháp
2.2.1. Đối tượng nghiên cứu:
Cây An điền hai hoa ( Hedyotis biflora (L.) Lam.) được thu hái ở ven các sườn đồi thuộc
địa phận huyện Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước. Cây An điền hai hoa( Hedyotis biflora (L.)
Lam.) được nhận danh khoa học bởi ThS. Liêu Hồ Mỹ Trang, Trường Đại Học Y Dược
thành phố Hồ Chí Minh.
- Chuột nhắt trắng Mus musculus Var. Albino được mua tại viện Pastuer Hồ Chí Minh về
nuôi ổn định một tuần tại chuồng chuột cơ sở chuột.


7

Chuột thỉ
muscuỉus


2.2.2.

Bố trí thí nghiệm

- Thí nghiệm lặp lại trên 3 lô chuột giống nhau . Mỗi lô được chia thành 3 liều thí nghiệm:
• Liều 1 là liều thí nghiệm được cho chuột uổng 0,01 ml dung dịch vởi tỉ lệ 2mg/ml
Quercetin pha với Dimethylsunlphoxide (DMSO).
• Liều 2 là liều thí nghiệm được cho chuột uống 0,01 ml dung dịch với tỉ lệ 5mg/ml
Quercertin pha DMSO.
• Liều đối chứng là liều thí nghiệm được cho chuột uống 0,01 ml dung dịch DMSO.
Mỗi liều gồm 2 nhóm chuột đực và chuột cái (5 con/nhỗm). Cứ cách 3 ngày sẽ khảo

sát cho uống thuốc và khảo sát các chỉ tiêu: trọng lượng, sinh lý máu của mỗi lô.
Bảng 2.1: Phân liều thí nghiệm ở mỗi lô.
Nghiệm thức

Đối chứng

liều 1

liều 2

Giới tính

Cái

Đực

Cái


Đực

Cái

Đực

Số lưọrng

5

5

5

5

5

5


8

Hình 2.2: Phần ỉô chuột ỉàm thỉ nghiệm
Các chỉ tiêu sinh lí khảo sát: trọng lượng, số lượng hồng cầu, bạch cầu, hàm lượng
hemoglobin ở các mốc thời gian 3, 6, 9,12,15,18,21 ngày uống quercetin.
Dụng cụ thí nghiệm:
a. Theo dối trọng lượng chuột:
-


Cân điện tử.

-

Hộp nhựa đựng chuột.

-

Giấy.

-

Bút.
Becher 200 ml.

Hình 2.3: Dụng cụ theo dõi trọng lượng.

b. Theo dõi hồng cầu - bạch cầu - hemoglobin:
-

Buồng đếm hồng cầu, bạch cầu.

-

Lamelle.

-

Bộ huyết sắc kế Sahli.


-

Kính hiển vi.

-

Dụng cụ sát trùng và chích máu.

-

Ống nhốt chuột.

-

Dụng cụ lấy máu để theo dối hàng cầu, bạch cầu. - cồn 70°, bông gòn.

-

Ống trộn hồng cầu, bạch cầu, hemoglobin - Giá kẹp đỡ chuột.


9

cầu, bạch cầu, hàm lượng hemoglobin.
2.2.3. Theo dõi trọng lượng chuột:
Trọng lượng chuột được cân kiểm tra bằng cân điện tử và ghi nhận sự thay đổi trọng lượng
chuột.
2.2.4. Phưomg pháp đếm sá lượng hồng cầu:
Nguyên tắc:

Pha loãng máu ở một tỉ lệ nhất định, cho máu đó vào trong một phòng đếm đã biết rõ kích
thưởc rồi đếm dưới kính hiển vi ở một số thể tích nhất định, và tính ra số lượng hồng cầu có
trong lmm3 máu.
Dung dịch đếm hồng cầu: sử dụng dung dịch Marcano (gồm 5g Na2 SO4 , 1 ml formol, vài
giọt xanh methylen, nước cất vừa đủ 100 ml).
Cách tính số lượng hồng cầu:
-

Trong 50 ô lớn có 80 ô nhỏ, Vậy số lượng hồng cầu trong mỗi ô nhỏ là A/ 80.

-

Thể tích của mỗi ô nhỏ là V = l/20m X l/20m X l/10m = l/4000mm3.

-

Máu được pha loãng 200 lần, Đếm sổ lượng hằng cầu 2 lần ở 2 buồng đếm
khác nhau nên: A = (Aj+ A2)/2.

-

Công thức tính hồng cầu /mm3 máu là:
N = A/80 X 4000 X 200= A xioooo (tế bào/mm3máu).
Vói N: số lượng hồng cầu trong lmm3 máu.
Kết quả:


10
số lượng hồng cầu đếm được trong lmm3 máu là số lượng hồng cầu đếm được trong 5 ô lớn
trên phòng đếm Neubauer nhân với 104.

2.2.5. Phương pháp đếm số lượng bạch cầu:
Nguyên tắc:
Pha loãng máu ở một tỷ lệ nhất định bằng dung dịch Lazarus, để phá vỡ hồng cầu và tạo nền
xanh để nhận dạng bạch cầu. Sau đó vào phòng đếm biết rõ kích thước rồi đếm dưới kính hiển
vi ở một số thể tích nhất định, và tính ra số lượng bạch cầu có trong lmm3 máu.
Dung dịch đếm bạch cầu: sử dụng dung dịch Lazarus (gồm 5 ml dung dịch acid acetic bão
hòa, 2-3 giọt xanh methylen trong cồn 90°, nước cất vừa đủ 100 ml).
Cách tính số lượng bạch cầu:
Đem số lượng bạch cầu 2 lần ở 2 buồng đếm khác nhau nên:
B = (B1+B2)/2
Số lượng bạch cầu trong lmm3 là:
(B X 20 X 4000)7400 = B X 200 (tế bào/mm3máu).

Kết quả:
Số lượng bạch cầu đếm được trong lmm3 máu là số lượng bạch cầu đếm được trong 5 ô lớn
trên phòng đếmNeubauer nhân với 104.
2.2.6. Phương pháp định lượng hemoglobin (Hb):
Nguyên tắc:
Dùng HC1 để chuyển toàn bộ hemoglobin có trong một thể tích máu nhất định thành hematin
chlorhydrate màu nâu sẫm, pha loãng bằng cách cho nước cất vào đếm khi màu của ống thí
nghiệm trùng với màu của ống chuẩn. Sau đó ghi nhận lượng Hb có trong 100 ml máu .
Kết quả:
Đọc theo kết quả của hemoglobin chuẩn có trên bộ huyết sắc kế Sahli.
2.2.7. Phương pháp xử lý sổ liệu:


11
số liệu thu thập được xử lý bằng chương trình Microsoft Excel 2003, thảnh phần tính theo
phương pháp Data Analysis, ANOVA với mức độ tin cậy 95% cho tất cả các thí nghiệm.


Chương 3: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÈ
3.1. Trọng lượng trung bình (TB) của chuột giữa lô đếỉ chứng và lô thí
nghiệm
Trọng lượng trung bình của chuột đực:
Trọng lượng trung bình của chuột đực thí nghiệm được xử lí thống kê và trình bày trong bảng
3.1, và đồ thị 3.1.


12

Bảng 3.1: Trọng lượng TB (g) của chuột đực ở các mốc thời gian khảo sát.
Liều thí nghiệm

1

2

Đối chứng

3

22,41+0,20

21,85+0,41

21,31 +0,27

Thời

6


23,18 ± 1,33

21,85+0,41

21,30 + 0,27

gian

9

25,44 + 2,21

23,91 + 1,42

23,80 + 2,39

khảo

12

25,99 +2,90

27,11+2,15

25,25 +2,30

sát

15


27,68 +3,12

28,39 + 2,06

26,55 + 1,78

18

28,13+3,29

28,79 + 3,83

28,18+3,61

21

28,68 +3,21

29,34 + 1,95

28,91 +2,05

(ngày)

Đồ thị 3.1: Trọng lượng TB (g) của chuột đực ở các mốc thời gian khảo sát.
Dựa vào bảng 3.1, đồ thị 3.1 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 1 phần phụ lục) ta thấy:
Trọng lượng trung bình của chuột đực giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,82 > 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột đực giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc thời gian khảo sát khác

biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,98 > 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột đực giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc thời gian khảo
sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,56 > 0,05).


13
Trọng lượng trung bình của chuột đực giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,63 > 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả trọng lượng trung bình của chuột đực ở các
mốc thời gian khảo sát (bảng 2 phần phụ lục), cho thấy độ chính xác (P) giao động tương đối
lớn (95,65% - 98,85%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (1,15%-4,35%).
Như vậy, trọng lượng của chuột đực giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt không ý nghĩa thống
kê sinh học ở điểm thời gian khảo sát. Vậy việc cho chuột nhắt trắng đực uống quercetin không
ảnh hưởng đến sự tăng trọng bình thường của chuột.
Trọng lượng trung bình của chuột cái :
Trọng lượng trung bình của chuột cái thí nghiệm được xử lí thống kê trình bày trong bảng
3.2 và đồ thị 3.2.

Bảng 3.2: Trọng lượng TB (g) của chuột cải ở các mốc thời gian khảo sát.


14

Đồ thị 3.2: Trọng lượng TB (g) của chuột cải ở các mốc thời gian khảo sát.
Dựa vào bảng 3.2, đồ thị 3.2 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 3 phần phụ lục) ta thấy:
Trọng lượng trung bình của chuột cái giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59 > 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột cái giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc thời gian khảo sát khác
biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,35 > 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột cái giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc thời gian khảo

sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,41> 0,05).
Trọng lượng trung bình chuột cái giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời gian khảo sát
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,96 > 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả trọng lượng trung bình của chuột cái ở các
mốc thời gian (bảng 4 phần phụ lục); cho thấy độ chính xác (P) giao động tương đối lớn 95,96%
- 98,61%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (1,39%-4,04%).
Như vậy, trọng lượng trung bình của chuột cái giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt không ý nghĩa
thống kê sinh học ở điểm thời gian khảo sát. Vậy việc cho chuột nhắt trắng cái khi uống quercetin
không ảnh hưởng đến sự tăng trọng bình thường của chuột.

Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái
Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái thí nghiệm được xử lí thống kê và được trình
bày bày trong bảng 3.3, và đồ thị 3.3 .


15

Bảng 3.3: Trọng lượng TB (g) của chuột đực và cái ở
các mốc thời gian khảo sát.
Liều thí nghiệm

1

2

Đối chứng

Đực

22,41+0,20


21,85+0,41

21,31 +0,27

Cái

21,75+2,12

22,38 + 2,75

22,56+0,71

Đực

23,18 + 1,33

21,85+0,41

21,30+0,27

Cái

22,84 + 2,57

23,46 + 2,10

23,01 +0,97

Đực


25,44 + 2,21

23,91 + 1,42

23,80 +2,39

Cái

23,18+0,23

24,27+0,31

24,14 + 1,93

Đực

25,99 + 2,90

27,11+2,15

25,25 +2,30

Cái

24,23 +0,59

26,27 + 1,80

25,29 +2,42


Đực

27,68 +3,12

28,39 + 2,06

26,55 + 1,78

Cái

25,73 +0,62

26,88 +2,06

26,59 + 1,36

Đực

28,13+3,29

28,79 + 3,83

28,18+3,61

Cái

26,36 +0,55

27,95 +2,25


27,95 +0,65

Đực

28,68 +3,21

29,34 + 1,95

28,91 +2,05

28,33 +2,25

28,50 + 0,57

3

fS

Q
Thời
khảo sát

gian
12

(ngày)
15

18


21
Cái

27,20 + 1,08


16

Đồ thị 3.3: Trọng lượng TB (g) của chuột đực và cái ở các mốc thời gian khảo
sát.
Dựa vào bảng 3.3, đồ thị 3.3 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 5 phần phụ lục) ta thấy:
Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng ở các
mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,81 >0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc thời gian khảo
sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,55 > 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1 và liều đối chứng ở cácmốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,97> 0,05).
Trọng lượng trung bình của chuột đực và cái giữa liều 2 và liều đối chứng ởcác mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,60 > 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả trọng lượng trung bình của chuột đực và
chuột cái ở các mốc thời gian khảo sát (bảng 6 phần phụ lục); cho thấy độ chính xác (P) giao
động tưorng đối lớn (90,96% - 93,54%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ
(6,46% - 9,04%).
Như vậy, trọng lượng trung bình của chuột đực và chuột cái giữa 3 liều thí nghiệm khác
biệt không ý nghĩa thống kê sinh học ở điểm thời gian khảo sát. Vậy việc cho chuột nhắt trắng
đực và cái uống quercetin không ảnh hưởng đến sự tăng trọng bình thường của chuột.


17


3.2.Các chỉ tiêu sinh lý máu giữa lô đổi chứng và lô thí nghiệm
3.2.1. Hàm lượng hemoglobin trung bình:
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực:
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực thí nghiệm được xử lí thống kê và trình
bày trong bảng 3.4, và đồ thị 3.4.
Bảng 3.4 : Hàm lượng hemoglobin TB (%) của chuột đực ở các mốc thời gian
khảo sát.
Liều thí nghiệm

Đối chứng

1

2

3

12,13+0,25

11,69 + 1,09

11,75+0,85

6

11,95+0,21

11,87 + 1,45


12,08+0,95

9

12,21 +0,32

11,97+0,85

12,17 + 1,60

khảo
sát

12

12,79+0,35

12,25+0,64

12,49 + 1,09

(ngày)

15

12,37+0,40

12,41+0,72

12,51 + 1,32


18

12,69+0,15

12,71+0,38

12,79+0,80

21

12,91 +0,65

12,51+0,35

12,71 +0,45

Thời
gian

Đồ thị 3.4: Hàm lượng hemoglobin TB (%) của chuột đực ở các mốc thời gian khảo
sát.
Dựa vào bảng 3.4, đồ thị 3.4 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 7 phần phụ lục) ta thấy:

Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa liều 1, liều 2 và liều đối
chứng ở các mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,50 >
0,05).


18

Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,26 > 0,05).
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,69 > 0,05).
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,45 > 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột
đực theo thời gian (bảng 8 phần phụ lục) cho thấy độ chính xác p giao động tương đối lớn
(97,85% - 99,45%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (0,40%-2,15%).
Như vậy, hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt
không ý nghĩa thống kê sinh học ở điểm thời gian khảo sát.
Vậy việc cho chuột nhắt trắng đực uống quercetin không ảnh hưởng đến hàm lượng
hemoglobin trung bình trong máu của chuột bình thường.
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái:
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái thí nghiệm được xử lí thống kê và trình bày
trong bảng 3.5 và đồ thị 3.5.


19

Bảng 3.5 : Hàm lượng hemoglobin TB (%) của chuột cái ở các mốc thời gian
khảo sát.
Liều thí nghiệm

1

2

Đối chứng


3

11,53+0,45

11,21+0,57

12,65 + 1,19

6

12,59 + 1,61

11,55+0,25

12,00 + 0,20

9

12,21 +0,06

11,97 + 1,21

12,17 + 1,35

12

12,31 +0,38

11,99+0,90


12,95 + 1,11

15

12,52+0,34

12,44 + 1,40

12,87 + 1,59

18

12,85+0,11

12,80 + 0,52

13,21 +0,86

21

12,81 +0,32

12,66 + 0,24

13,05+0,47

Thời gian
khảo sát
(ngày)


Đồ thị 3.5: Hàm lượng Hemoglobin TB (%) của chuột cải ở các mốc thời
gian khảo sát.

Dựa vào bảng 3.5, đồ thị 3.5 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 9 phần phụ lục) ta thấy:

Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực giữa liều 1, liều 2 và liều đối
chứng ở các mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,10 >
0,05).


20
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,28 > 0,05).
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,24 > 0,05).
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc
thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,047 < 0,05, F = 4,81 >Fc = 4,75).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột
cái theo thời gian (bảng 10 phần phụ lục) cho thấy độ chính xác (P) giao động tương đối lớn
(98,20% - 98,44%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (1,56%- 1,80%).
Như vậy, hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột cái giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt
không ý nghĩa thống kê sinh học ở điểm thời gian khảo sát. Vậy việc cho chuột nhắt trắng cái
uống quercetin không ảnh hưởng đến hàm lượng hemoglobin trung bình trong máu của chuột
bình thường.
Hàm lượng hemoglobin trung bình giữa chuột đực và chuột cái:
Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực và chuột cái thí nghiệm được xử lí thống
kê và trình bày trong bảng 3.6, và đồ thị 3.6.

Bảng 3.6: Hàm lượng hemoglobin TB (%) của chuột đực và cái
ở các mốc thời gian khảo sát.

Liều thí nghiệm

Giống

1

2

Đối chứng

Đực

12.13+0.25

11,69 + 1,09

11,75+0,85

Cái

11,53+0,45

11,21+0,57

12,65 + 1,19

Đực

11,95+0,21


11,87 + 1,45

12,08+0,95

khảo sát

Cái

12,59 + 1,61

11,55+0,25

12,00 + 0,20

(ngày)

Đực

12,21 +0,32

11,97+0,85

12,17 + 1,60

Cái

12,21 +0,06

11,97 + 1,21


12,17 + 1,35

Thời

3

gian
6

9


21

Đực

12,79+0,35

12,25+0,64

12,49 + 1,09

Cái

12,31 ±0,38

11,99+0,90

12,95 + 1,11


Đực

12,37+0,40

12,41 +0,72

12,51 +1,32

Cái

12,52 + 0,34

12,44 + 1,40

12,87 + 1,59

Đực

12,69+0,15

12,71 +0,38

12,79+0,80

Cái

12,85+0,11

12,80+0,52


13,21 +0,86

Đực

12,91 +0,65

12,51 +0,35

12,71 +0,45

Cái

12,81 +0,32

12,66+0,24

13,05+0,47

12

15

18

21

Đồ thị 3.6: Hàm lượng hemoglobin TB (%) của chuột đực và cải
ở các mốc thời gian khảo sát.

Dựa vào bảng 3.6, đồ thị 3.6 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 11 phần phụ lục) ta thấy:

Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng
ở các mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,07 > 0,05).

Hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1 và liều 2 ở các
mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,11 > 0,05).


22
Hàm lượng

hemoglobin trung bình của chuột đực và cái giữa liều 1 và liều đối

chứng ở các mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê

(p = 0,49>

0,05).
Hàm lượng

hemoglobin trung bình của chuột đực và cái giữa liều 2 và liều

đối
chứng ở các

mốc thời gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p =

0,03<0,05, F = 4,96 > Fc = 4,23).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột
đực và chuột cái theo thời gian (bảng 12 phần phụ lục); cho ta thấy độ chính xác (P) giao động
tương đối lớn (96,10% - 96,82%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (3,18% 3,90%).

Như vậy, hàm lượng hemoglobin trung bình của chuột đực và cái giữa 3 liều thí nghiệm khác
biệt không ý nghĩa thống kê sinh học ở điểm thời của chuột gian khảo sát. Vậy việc cho chuột
nhắt trắng đực và cái uống quercetin không ảnh hưởng đến hàm lượng hemoglobin trung bình
trong máu của chuột bình thường.
3.2.2. Số lượng bạch cầu trung bình:
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột đực:
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột đực thí nghiệm được xử lí thống kê và trình bày
trong bảng 3.7, và đồ thị 3.7.
Bảng 3.7: số lượng bạch cầu TB (103TB/ml) của chuột đực
ở các mốc thời gian khảo sát.
Liều thí nghiệm
3

Thời

1

2

Đối chứng

27,4 ± 1,79

25,93 + 1,03

22,67 +2,41

6

28,93 +4,47


27,67 +4,71

26,47 + 2,74

9

36,93 ± 1,60

33,53 +4,45

32,8 + 3,48

12

33,13+4,51

32,8 + 4,74

29,4 + 3,44

15

36,47 + 0,76

34,93 +4,62

34,67 +4,03

18


38,8 + 4,24

38,53 +4,23

36,67 +4,51

21

37,73 +4,17

39,07 +5,21

38,6 + 5,88

gian

khảo sát
(ngày)


23

45.00

40.00
3 _ 35.00 « ^
30.00 o J
25.00 5 2
20.00

§!t
15^00
J "" 10.00
5.00
0.00

3

6

9

12

15

□ liều 1 ■ liều 2 □ Đối chứng

18 21Ngày

ĐỒ thị 3.7: số lượng bạch cầu TB (103TB/mỉ) của chuột đực
ở các mốc thời gian khảo sát.
Dựa vào bảng 3.7, đồ thị 3.7 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 13 phần phụ lục) ta thấy:
Số lượng bạch cầu trung bình chuột đực giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,64 > 0,05).
Số lượng bạch cầu trung bình chuột đực giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc thời gian khảo sát
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,70 > 0,05).
Số lượng bạch cầu trung bình chuột đực giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc thời gian
khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,36 > 0,05).
Số lượng bạch cầu trung bình chuột đực giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời gian

khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59 < 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả bạch cầu trung bình của chuột đực theo thời
gian (bảng 14 phần phụ lục) cho thấy độ chính xác (P) giao động tương đối lớn (96,94% 98,24%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (1,76% - 3,06%).
Như vậy, số lượng bạch cầu trung bình giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt không ý nghĩa thống
kê sinh học ở điểm thời của chuột gian khảo sát. Vậy việc cho chuột nhắt trắng đực uống
quercetin không ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu trung bình trong máu của chuột bình thường.


24
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột cái
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột cái thí nghiệm được xử lí thống kê và trình
bày trong bảng 3.8, và đồ thị 3.8.
Bảng 3.8: số lượng bạch cầu TB (103TB/ml) của chuột cải
ở các mốc thời gian khảo sát.
Liều thí nghiệm

Đối chứng
1

2

26,73 +5,54

23,20 + 1,31

24,33 +2,87

28,87 +4,05

26,60 + 3,26


26,47+4,62

9

36,33 +5,27

32,27 +5,21

33,87 +5,20

12

33,13+5,22

29,33 +5,91

30,53 +4,98

15

35,00 + 5,14

33,13+5,89

34,73 +2,50

36,07 + 5,63

35,33 +5,47


36,93 +5,45

38,87 + 2,01

37,80 + 5,73

30,53 +4,98

3

6
Thời
gian
khảo
sát
(ngày)
18
21

Đồ thị 3.8: số lượng bạch cầu TB (103TB/mỉ) chuột cái
ở các mốc thời gian khảo sát.


25
Dựa vào bảng 3.8, đồ thị 3.8 và kiểm định bằng ANOVA (bảng 15 phần phụ lục) ta thấy:
Số lượng bạch cầu trung bình chuột cái giữa liều 1, liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời
gian khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,65> 0,05).
Số lượng bạch cầu trung bình chuột cái giữa liều 1 và liều 2 ở các mốc thời gian khảo sát
khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,35 > 0,05).

Số lượng bạch cầu trung bình chuột cái giữa liều 1 và liều đối chứng ở các mốc thời gian
khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,59 > 0,05).
Số lượng bạch cầu trung bình chuột cái giữa liều 2 và liều đối chứng ở các mốc thời gian
khảo sát khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p = 0,71 < 0,05).
Bên cạnh đó, với kết quả ở bảng thống kê mô tả bạch cầu trung bình của chuột cái theo thời
gian (bảng 16 phần phụ lục); cho ta thấy độ chính xác (P) giao động tương đối lớn (97,06% 98,60%) và hệ số phân tán (CV) giao động tương đối nhỏ (1,40% - 2,94%).
Như vậy, số lượng bạch cầu trung bình của chuột cái giữa 3 liều thí nghiệm khác biệt không
ý nghĩa thống kê sinh học ở điểm thời của chuột gian khảo sát.Vậy việc cho chuột nhắt trắng cái
uống quercetin không ảnh hưởng đến số lượng bạch cầu trung bình trong máu của chuột bình
thường.
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột đực và chuột cái:
Số lượng bạch cầu trung bình của chuột đực và chuột cái thí nghiệm được xử lí thống kê và
được trình bày trong bảng 3.9, và đồ thị 3.9.


×