Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá sự phân bố thực phủ ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường tại các quận nội thành TP hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 39 trang )

TÁC GIẢ: Tăng Thị Diễm Mi

CHƯƠNG 1
ĐẶT VẨN ĐÈ
1.1 .Lý do chọn đề tài:
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những đô thị phát triển và mở rộng nhanh với hơn 6 triệu
dân có tiềm năng phát triển vô cùng mạnh. Tuy nhiên, hiện nay trong thành phố đang sảy ra sự biến đổi
vi khí hậu, rõ nét nhất là sự tăng lên của nhiệt độ bề mặt đô thị so với các vùng lân cận, hình thành nên
“đảo nhiệt” (heat island) trong lớp biên khí quyển bên trên của thành phố, đồng thời cũng gây nên những
vấn đề môi trường nghiêm trọng đối với cư dân. Mà nguyên nhân chính gây ra hiện tượng trên đó chính
là sự gia tăng dân số, phát triển kinh tế - xã hội, giao thông tăng nhanh, diện tích nhà ở được mở rộng ra
ngoại thành và đặc biệt là do diện tích cây xanh ngày một giảm không đáp ứng được nhu cầu điều hòa
khí hậu trong phạm vi thành phố.
Đe giải quyết trường hiện tượng này ta có thể áp dụng một số biện pháp như sử dụng đúng loại
vật liệu xây dựng, trong đó ưu tiên dùng các chất liệu sáng màu cho mặt đường, vỉa hè và các mái kiến
trúc; hạn chế sử dụng các loại phương tiện đi lại hay chuyên chở chạy bằng nhiên liệu hoá thạch, đồng
thời đưa các nhà máy công nghiệp ra xa về cuối chiều gió chính thổi vào thành phố... Nhưng trong điều
kiện kinh tế nước ta nói chung và TP HCM nói riêng thì phương pháp tăng hệ thống mặt nước và cây
xanh nhằm tạo các lá phổi giữa lòng đô thị để giảm nhiệt độ môi trường là hợp lý và có hiệu quả cao nhất.
Tuy nhiên trên thực tế, biện pháp trên sẽ trở nên rất khó khăn nếu chúng ta chỉ dựa các trạm quan
trắc mặt đất để đo nhiệt của khu vực, hay dựa vào công tác quản lý cây xanh thủ công trước đây để thống
kê độ che phủ của cây xanh. Vì các trạm quan trắc mặt đất chỉ đo được nhiệt độ cục bộ xung quanh trạm
đo và chúng ta không thể thiết lập nhiều trạm quan trắc khí tượng với mật độ dày đặc.
Nhưng dữ liệu viễn thám có thể làm được điều đó. Các dữ liệu ảnh có độ phân giải không gian
cao hơn và phần phủ mặt đất lớn hơn, đồng thời thu nhận thông tin bề mặt trái đất ngay cả những vùng
con người không thể đi đến được. Cho phép chúng ta thực hiện biện pháp này một cách nhanh chóng, tiết
kiệm và sản phẩm chúng tạo ra có thể sử dụng lâu dài và áp dụng vào nhiều mục đích khác nhau. Đó
cũng chính là lý do khiến em tiến hành thực hiện đề tài này: “ứng dụng GIS và viễn thám đánh giá sự
phân bố thực phủ ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường tại các quận nội thành - thành phố Hồ Chỉ
Minh
Gi ói hạn của đề tài:


Do thời gian thực hiện ngắn và điều kiện kinh phí eo hẹp nên đề tài chỉ thực hiện ở các quận nội
thành của thành phố Hồ Chí Minh gồm: quận 1,3,4,5,6,8,10,11, quận Tân Bình, quận Bình Thạnh, quận
Gò vấp và quận Phú Nhuận. Chưa tiến hành được trên toàn thành phố. Đây là điều vô cùng đáng tiếc.

1.2.


1.3. Thuận lọi và khó khăn
❖ Thuận lợi
Được sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn là thầy Ths.Lê Thanh Hòa và cô PGS.TS.
Nguyễn Thị Ngọc Ẩn
Vị trí thực hiện đề tài ngay tại thành phố Hồ Chí Minh nên thuận lợi cho việc học tập và nghiên
cứu.
❖ Khó khăn:
Thời gian nghiên cứu ít.
Nguồn dữ liệu ảnh phân giải cao và tài liệu nghiên cứu còn hạn chế.
1.4. Tổng quan tình hình nghiên cứu:
Ở nước ta, việc sử dụng ảnh viễn thám trong nghiên cứu đô thị đã có nhiều nhưng ứng dụng trong
phân loại các mảng xanh và nhiệt độ thì chưa phổ biến lắm. Một số đề tài liên quan đã được nghiên cứu
như:
Đề tài: “Xác định khu vực cây xanh đô thị bằng ảnh viễn thám có độ phân giải siêu cao Quickbicd”, tác giả Phạm Bách Việt và Nguyễn Thanh Minh. Các nhóm cây xanh trong đô thị được phân
loại bằng phương pháp tạo ảnh tỷ số NDVI để tách các khu vực cây xanh.
Năm 2004, một nhóm sinh viên Đại học khoa học Huế đã tạo ra một công cụ hữu ích hỗ trợ cho
việc quản lý, quy hoạch cây xanh tại Đại Nội. Hệ thống thông tin địa lý (GIS) giúp cho Công ty môi
trường đô thị quản lý tốt mật độ cây xanh, kế hoạch tỉa cây trong mùa mưa cũng như trồng bổ sung...
Năm 2008, công ty VidaGIS đã đưa ra một giải pháp quản lý cây xanh đô thị trên nền GIS nhằm
sử dụng sức mạnh của công nghệ GIS vào phục vụ các mục đích như: nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà
nước về công tác quy hoạch, trồng, duy trì và bảo vệ, chặt hạ và dịch chuyển cây xanh đô thị. Đáp ứng
mục tiêu tăng tỷ lệ diện tích cây xanh, góp phần cải thiện và bảo vệ môi trường đô thị của vùng nhiệt đới.
Tất cả các đề tài trên chỉ dừng lại nghiên cứu ở lĩnh vực cây xanh nhưng trong tình hình khí

hậu thành phố Hồ Chí Minh ta hiện nay đòi hỏi phải có những giải pháp xử lý kịp thời và hợp lý. Đe tài
“ứng dụng GIS và viễn thám đánh giả sự phân bố thực phủ ảnh hưởng đến nhiệt độ môi trường tại
các quận nội thành - thành phố Hồ Chí Minh ” là sự kết hợp nghiên cứu cả về cây xanh lẫn nhiệt độ,
từ đó rút ra mối quan hệ giữa hai lĩnh vực trên. Kết quả của đề tài sẽ là một tài liệu tham khảo vô cùng
giá trị giúp các nhà quản lý nắm bắt được tình hình thực tế và đề xuất các biện pháp, kế hoạch phân bố
cây xanh thích hợp và nhanh chóng nhằm giảm nhiệt độ thành phố. Đây chính là tính mới và sáng tạo của
đề tài mà chúng ta cần quan tâm.
1.5. Tổng quan về Cff sở khoa học của đề tài:
1.5.1.
CƠ sở lý thuyết về GIS:
1.5.1.1. Định nghĩa GIS:
Hệ thống thông tin địa lý - Geographie Information System (GIS) là một nhánh của công nghệ
thông tin, đã hình thành từ những năm cuối thập niên 50, đầu 60 nhưng


chỉ đến những năm 80 thì GIS mới có thể phát huy hết khả năng của mình do sự phát
triền mạnh mẽ của công nghệ phần cứng. Ngày nay, GIS là một ngành công nghiệp “đắt
giá” ( Multibillion Dollar Industry) với sự tham giã của hàng trăm nghìn người trên toàn
thế giới, ở nhiều quốc gia, GIS đã trở nên phổ biến trong các lĩnh vực thương mại, khoa
học và quản lý. Ngoài ra, GIS còn là công cụ trợ giúp quyết định trong hầu hết các hoạt
động kinh tế-xã hội, an ninh, quốc phòng, đối phó vói các thảm họa thiên tai...Tuy nhiên,
GỈS không phải là một hệ thống tự động đưa ra các quyết định mà chỉ có các công cụ để
hỏi đáp, phân tích và bản đồ hóa các thông tin trong việc hỗ trợ quá trình đưa ra các quyết
định.
Theo định Nghĩa của ủy ban tọa độ quốc gia liên ngành về bản đồ số của Mỹ,
1988: Hệ thống thông tin địa lý là tập hợp phần cứng, phần mềm và các thủ tục để lưu
trữ; quản ỉý, điều khiển, phân tích, mô hình hỏa và hiển thị dữ liệu địa lỷ nhằm giải quyết
các vấn đề quản lỷ và quy hoạch phức tạp.
GIS với sức mạnh được tăng cường liên
tục nhờ sự phát triển nhanh của kỹ thuật vỉ xử

lý, sức chứa dữ liệu cũng như khả năng phân
tích dữ liệu. Dữ liệu ở đây là dữ liệu không
gian liên quan với thế giới thực. Trong đó thế
giới thực bao gồm nhiều yếu tố địa lý được
thể hiện như những lớp dữ liệu quan hệ.

Hình 1: Thế giới thực gồm nhiều lớp dữ liệu quan hệ
1.5.1.2. DŨ liệu của GIS:
Dữ liệu trong GIS là các dữ liệu địa lý. Dữ liệu địa lý mô tả những thực thể có vị trí, bao gồm thông
tin vị trí và những thông tin liên quan được xem như là các thuộc tính của thực thể.
Có 3 loại dữ liệu địa lý:
• Dữ liệu không gian (Spatial data) có các đặc điểm sau:
Dữ liệu không gian (trả lời cho câu hỏi về vị trí - ở đâu ?) được thể hiện trên bản đà dưới dạng điểm
(point), đường (line) hoặc vùng (polygon). Dữ liệu không gian là dữ liệu về đối tượng mà vị trí của nó
được xác định trên bề mặt Trái đất.Các dữ liệu không gian được thể hiện dưới 2 dạng chính là Vector và
Raster.


Hình 2: Mô hình dữ liệu không gian

Hình 3: điểm, đưòrng, vùng
thế hiện qua vector và raster

- Dữ liệu phi không gỉan (Non-spatial data hay attrỉbute)
Dữ liệu phỉ không gian (trả lời câu hỏi nó là cái gì?) thể hiện tính chất của đếỉ tượng như chiều dài,
rộng của con đường, độ cao của thân cây, số dân của thảnh phế ...Dữ liệu phỉ không gian còn được gọi là
dữ liệu thuộc tính, dữ liệu phỉ hình học. Chúng được lưu trữ dưới dạng số hay ký tự.
- Dữ liệu thòi gỉ an (Temporal data)
Dữ liệu thời gian (trả lời câu hỏi tồn tại khi nào ?) mô tả thời gian xuất hiện hay tồn tại của đổi tượng.
Các thông tin không gian (thông tin cố tọa độ) và thông tin thuộc tính có thể biến đổi không phụ thuộc

vào nhau theo đối tượng thời gian. Việc biểu hiện rõ tính chất này của mối quan hệ thông tin cho phép dễ
dàng phân tích các hiện tượng quá trình động lực trong không gian địa lý.
1.5.2. CƠ sở lý thuyết về viễn thám:
1.5.2.1 .Định nghĩa viễn thám:
Kỹ thuật viễn thám, một trong những thành tựu kỹ thuật vũ trụ đã đạt đến trình độ cao và đã trở
thành kỹ thuật phổ biến được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực kinh tế xã hội, đặc biệt có hiệu quả
cao trong ứng dụng đối với lĩnh vực khí tượng thủy văn và tài nguyên môi trường ở nhiều nước trên thế
giới, không những đối với các nước phát triển có trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến mà còn đối vởi các
nước đang phát triển nền kinh tế hãy còn lạc hậu.
Ta có thể định nghĩa viễn thám một cách chi tiết như sau: viễn thảm là kỹ thuật thu thập dữ liệu
bức xạ điện từ phản chiếu hoặc phát ra từ đối tượng trên mặt đất bằng cách sử dụng remote sensor
(thiết bị ghì nhận và đo lường bức xạ điện từ) và rút ra thông tin về đối tượng thông qua quả trình
phân tích các bức xạ điện từ này.
1.5.2.2.
Quá trình thu thập và phân tích dữ liệu tài nguyên trải đất của viễn thám

Hình 4: Các công đoạn của quả trình viễn thám
Theo hình minh họa trên, ta có thể tóm tắt quá trình này được chia làm 2 công đoạn chính


- Thu thập dữ liệu (Data-Acquisition): liên quan đến các yếu tố về nguồn bức xạ điện từ (A), môi
trường lan truyền (B), sự tương tác giữa bức xạ và đế ỉ tượng mặt đất (C), hệ thống thiết bị thu nhận (D),
trạm thu và quá trình truyền dữ liệu đến trạm thu (E).
- Phân tích dữ liệu (Data-Analysis): Liên quan đến công nghệ, phương pháp xử lý dữ liệu thu được
(F), các sản phẩm phục vụ cho các đối tượng và mục đích sử dụng khác nhau (G).
1.5.2.3.Các vùng phổ sử dụng trong viễn thám: Bao gồm có 3 vùng phổ chính: vùng sóng
quang, vùng sóng nhiệt và vùng sóng siêu cao tần (radar).

Hình 5:Các dải sóng điện từ
- Vùng sổng quang: gồm có

+ Vùng khả kiến: là vùng phổ từ mà mắt người nhìn thấy được: Blue: 0,4-0,5 micromet, Green:
0,5-0,6 micromet. Red: 0,6-0,7 micromet
+ Vùng hồng ngoại gần: có bước sổng 0,7-1,3 micromet
+ Vùng hồng ngoại giữa: có bước sóng 1,3-3,0 micromet
Viễn thám trong giải sóng nhìn thấy và hồng ngoại phản xạ này sử dụng nguồn năng lượng chính là
bức xạ mặt trời. Mặt trời cung cấp một bửc xạ có bước sóng ưu thế ở 0,5 micromet.
- Vùng sóng nhiệt : có hồng ngoại nhiệt: có bước sóng 3.0 micromet - 1.0 milimet. Được sử dụng
trong đo nhiệt. Viễn thám hồng ngoại nhiệt sử dụng nguồn năng lượng là bức xạ nhiệt do chính vật thể
sản sinh ra. Mỗi vật thể trong nhiệt độ bình thường đều tự phát ra một bức xạ (ưu thế tại bước sóng 10
micromet)
- Vùng sóng siêu cao tần (radar): sổng Microwave: cổ bước sóng từ 1.0 mm- 1.0m. Được sử
dụng trong kỹ thuật radar.


CHƯƠNG 2
MỤC TIÊU - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN cứu
2.1 .Mục tiêu của đề tài:
Đe tài nghiên cứu được tiến hành với mục tiêu khai thác nguồn dữ liệu thông tin từ ảnh viễn
thám, công nghệ GIS cùng với các tài liệu bản đồ đã có, kết hợp với số liệu thực tế để thành lập các bản
đồ chuyên đề. Từ đó đánh giá về hiện trạng, diện tích, sự phân bố của cây xanh tại các quận nội thành
của Thành Phố Hồ Chí Minh. Đồng thời qua đó nghiên cứu sự phân bố của cây xanh ảnh hưởng tới sự
thay đổi của nhiệt độ thành phố. Nhằm bố trí lại sự cây xanh cho hợp lý để điều hòa khí hậu trong khu
vực.
Kết quả dự trù : đề tài nhằm vào 3
mục tiêu chính:
Thành lập bản đồ phân bố cây xanh.
Thành lập bản đồ phân bố nhiệt độ.
Đe xuất ý kiến phân bố lại cây xanh
để giảm nhiệt độ môi trường.
2.2. Phưong pháp nghiên cứu:

Phương pháp thu thập tài liệu:
Thu thập số liệu, thông tin về cây xanh thông qua việc đi thư viện, đọc sách báo, internet và xin số
liệu từ công ty công viên cây xanh, đài khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ.
Phương pháp thống kê phân tích:
Thống kê tổng diện tích cây xanh, diện tích của từng loại mảng xanh, theo tuyến đường. Xác định độ che
phủ, phân bố...
Phương pháp GIS và Viễn thám :
Sử dụng các phần mềm như Arcview 3.2, Mapinfor 7.5, Envi 4.1 để thực hiện các thao tác trên máy
tính như:
+ Sử dụng ảnh Landsat để lập bản đồ nhiệt độ.
+ Phân tích và xử lý ảnh Ikonos, Spot: khảo sát từng kênh ảnh, nắn chỉnh hình học, đưa ảnh và bản
đồ nền về cùng hệ tọa độ.
+ Đưa ra bộ tiêu chí và lập khóa giải đoán
+ Giải đoán và phân loại: giải đoán bằng mắt, quan sát và nhận diện các loại mảng xanh khác nhau
-> phân nhóm các loại mảng xanh -> xuất bản đồ.
Phương pháp khảo sát thực địa:
Đi khảo sát một số địa điểm trong khu vực nghiên cứu nhằm kiểm tra sự mức độ chính xác của bản
đồ đối với địa hình thực tế, xác định lại các khu vực chưa rõ trên ảnh, xác định loại và phân loại cây xanh.


CHƯƠNG 3
GIẢI QUYÉT VẤN ĐỀ
3.1. Vị trí khu vực nghiên cứu:
3.1.1.
Điều kiện tự nhiên của TP HCM
3.1.1.1. ĐŨC điểm vi trí đialý:

lỉ AN nỏ KHI vực NCIUÍÌN í NỘI IIIANI1 TII \NII I'tin iiỏ < IIÍMIMI

Hình 6: Bản đề khu vực nghỉên cứu

TP HCM có tọa độ 10°10' - 10°38’ Bắc và 106°22’ - 106o54’ Đông, phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương,
Tây Bắc giáp tỉnh lầy Ninh, Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai, Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng
Tàu, Tây và Tây Nam giáp tinh Long An và Tiền Giang. 1P HCM ngày nay bao gồm 19 quận và 5 huyện,
tổng diện tích 209.100 ha trong đó nội thành chiếm 14.030 ha (chiếm 6,7%) và ngoại thành chiếm 195.075
ha (chiếm


93,3%). Với vị trí tâm điểm của khu vực Đông Nam Á, TP HCM là một đầu mối giao thông quan trọng
về cả đuờng bộ, đuờng thủy và đuờng không, nối liền các tỉnh trong vùng và còn là một cửa ngõ quốc tế.
3.1.1.2. Đặc điểm địa hình:
Nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long, địa hình thành
phố thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây. Vùng cao nằm ở phía Bắc - Đông Bắc và một
phần Tây Bắc, trung bình 10 đến 25 mét. Xen kẽ có một số gò đồi, cao nhất lên tới 32 mét như đồi Long
Bình ở quận 9. Ngược lại, vùng trũng nằm ở phía Nam - Tây Nam và Đông Nam thành phố, có độ cao
trung bình trên dưới 1 mét, nơi thấp nhất 0,5 mét. Các khu vực trung tâm, một phần các quận Thủ Đức,
quận 2, toàn bộ huyện Hóc Môn và quận 12 có độ cao trung bình, khoảng 5 tới 10 mét.
3.1.1.3. Đặc điểm về khí hậu.
Nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, TP HCM có nhiệt độ cao đều trong năm và hai mùa
mưa - khô rõ rệt. Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 tới tháng 11, còn mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4
năm sau.
Lượng mưa trung bình của thành phố đạt 1.949 mm/năm, trong đó năm 1908 đạt cao nhất 2.718 mm,
thấp nhất xuống 1.392 mm vào năm 1958. Một năm, ở thành phố có trung binh 159 ngày mưa, tập trung
nhiều nhất vào các thàng từ 5 tới 11, chiếm khoảng 90%, đặc biệt hai tháng 6 và 9. Trên phạm vi không
gian thành phố, lượng mưa phân bố không đều, khuynh hướng tăng theo trục Tây Nam - Đông Bắc. Các
quận nội thành và các huyện phía Bắc có lượng mưa cao hơn khu vực còn lại.
TP HCM chịu ảnh hưởng bởi hai hướng gió chính là gió mùa Tây - Tây Nam và Bắc- Đông Bắc.
Gió Tây - Tây Nam từ Ãn Độ Dương, tốc độ trung bình 3,6 m/s, vào mùa mưa. Gió Gió Bắc - Đông Bắc
từ biển Đông, tốc độ trung bình 2,4 m/s, vào mùa khô. Ngoài ra còn có gió tín phong theo hướng Nam Đông Nam vào khoảng tháng 3 tới tháng 5, trung bình 3,7 m/s. Có thể nói TPHCM thuộc vùng không có
gió bão. Cũng như lượng mưa, độ ẩm không khí ở thành phố lên cao vào mùa mưa, 80%, và xuống thấp
vào mùa không, 74,5%. Trung bình, độ ẩm không khí đạt binh quân/năm 79,5%.

3.1.2.Đỉều kiện kinh tế-xã hội TP HCM
3.1.2.1. Đỉều kiện kinh tế:
Nền kinh tế của TP HCM ngày một phát triển và vững bước đi lên, có thể nói TP HCM giữ vai trò
đầu tàu kinh tế của cả Việt Nam. Năm 2007, thu nhập bình quân đầu người ở thành phố đạt 2.100
USD/năm, cao hơn nhiều so với trung bình cả nước, 730 USD/năm vào 2006.Nen kinh tế của TP HCM
đa dạng về lĩnh vực, từ khai thác mỏ, thủy sản, nông nghiệp, công nghiệp chế biến, xây dựng đến du lịch,
tài chính.
Thành phố đứng đầu Việt Nam tổng lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với 2.530 dự án FDI, tổng
vốn 16,6 tỷ USD vào cuối năm 2007. Riêng trong năm 2007, thành phố thu hút hơn 400 dự án với gần 3
tỷ USD. Tuy vậy, nền kinh tế của TP HCM vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn. Toàn thành phố chỉ có
10% cơ sở công nghiệp có trình độ công nghệ hiện đại. Cơ sở hạ tầng của thành phố lạc hậu, quá tải, chỉ
giá tiêu dùng cao, tệ nạn xã hội, hành chính phức tạp... cũng gây khó khăn cho nền kinh tế.
Bên cạnh đó nền kinh tế phát triển mạnh mẽ, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa diễn ra nhanh
chóng khiến cho môi trường thành phố bị ô nhiễm một cách nghiêm trọng.


3.1.2.2. Đỉều kiện xã hội:
- Tinh hình dân số:
Theo số liệu thống kê năm 2007, TP HCM có dân số 6.650.942 người. Không chỉ là thành phố đông
dân nhất Việt Nam, quy mô dân số của TP HCM còn hơn phần lớn các thủ đô ở châu Âu như Berlin hay
Roma. Theo số liệu thống kê năm 2004, 85,24% dân cư sống trong khu vực thành thị và TP HCM cũng
có gần một phần năm là dân nhập cư từ các tỉnh khác. Cơ cấu dân tộc, người Kinh chiếm 92,91% dân số
thành phố, tiếp theo tới người Hoa với 6,69%, còn lại là các dân tộc Chăm, Khmer .
Sự phân bố dân cư ở TP HCM không đồng đều, ngay cả các quận nội ô. Trong khi các quận 3, 4, 5
hay 10, 11 có mật độ lên tới trên 40.000 người/km2 thì các quận 2, 9, 12 chỉ khoảng 2.000 tới 6.000
người/km2. Ở các huyện ngoại thành, mật độ dân số rất thấp, như Cần Giờ chỉ có 96 người/km2.
về mức độ gia tăng dân số, trong khi tỷ lệ tăng tự nhiên 1,07% thì tỷ lệ tăng cơ học lên tới 1,9%.
Theo ước tính năm 2005, trung bình mỗi ngày có khoảng 1 triệu khách vãng lai tại TP HCM. Đen năm
2010, có số này còn có thể tăng lên tới 2 triệu.
Mặc dù TP HCM có thu nhập bình quân đầu người rất cao so với mức bình quân của cả Việt Nam,

nhưng khoảng cách giàu nghèo ngày các lớn do những tác động của nền kinh tế thị trường. Những người
hoạt động trong lĩnh vực thương mại cao hơn nhiều so với ngành sản xuất. Sự khác biệt xã hội vẫn còn
thể hiện rõ giữa các quận nội ô so với các huyện ở ngoại thành.
3.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đe tài nhắm vào 2 đội tượng chính là :
- Cây xanh đô thị
- Nhiệt độ môi trường
3.2.1. Cây xanh trong mồi trường đồ thị:
3.2.1.1. Các lọi ích của cây xanh trong môi trường đô thị:
- Tác dụng cải thiện khí hậu của cây xanh:
Các yếu tố chính của khí hậu ảnh hưởng đến chúng ta là bức xạ mặt trời, nhiệt độ không khí, chuyển
động của không khí và độ ẩm. Chúng ta có một khu vực ở tiện nghi thường kết hợp tương hỗ của 4 yếu
tố này. Dưới góc độ của khía cạnh kỹ thuật, chúng ta kiểm soát sự tiện nghi này rất chính xác trong khu
nhà bằng các thiết bị hiện đại. Tuy nhiên, ở ngoài trời, chúng ta chỉ có thể dùng cây xanh, tạo ra một tiểu
khí hậu để cải thiện khí hậu một cách có hiệu quả để tạo ra sự tiện nghi cho chúng ta.
+ Điều chỉnh nhiệt độ:
Cây to, cây bụi và cỏ điều hòa nhiệt độ trong môi trường đô thị nhờ vào kiểm soát bức xạ mặt trời.
Lá cây ngăn chặn phản chiếu, hấp thụ và truyền dẫn bức xạ mặt trời. Hiệu quả của chúng tùy thuộc vào
mật độ là của loài cây, dạng của lá, cách phân cành của cây.
Cây và các thực vật khác cũng giúp điều hòa nhiệt độ không khí mùa hè thông qua sự hô hấp. Cây
xanh còn được gọi là nhà máy điều hòa không khí tự nhiên.


Một cây mọc riêng lẻ có thể chuyển đổi bốc hơi gần 400 lít nước mỗi ngày nếu đất cung cấp đủ ẩm
độ. Lượng bốc hơi đó có thể so sánh với 5 máy điều hòa không khí trung bình mỗi máy có công suất
2500kcl/giờ, chạy 20 giờ/ngày.
Vào ban đêm, tán cây xanh mất nhiệt chậm hơn, tạo ra một tấm màn chắn giữa nhiệt độ đêm lạnh và
bề mặt đất ấm. Vĩ vậy, nhiệt độ dưới tán cây cao hơn ngoài không gian trống, trong vùng đô thị, sự khác
biệt này có thể từ 5-8°C.
+ Bảo vệ gió và sự di chuyển không khí:

Gió tác động đến con người có thể là tích cực hay tiêu cực tùy thuộc rất lớn vào sự hiện diện của cây
xanh đô thị. Gió có thể gia tăng sự bốc hơi và làm mát suốt ngày. Cây cao và thấp kiểm soát gió bởi sự
cản trở, định hướng, làm chệch hướng, và lọc gió. Hiệu quả và mức độ kiểm soát thay đổi theo kích thước
loài, hĩnh dạng, mật độ lá, và sự lưu giữ của cây và vị trí hiện tại của cây xanh.
+ Lượng mưa và ẩm độ:
Cây xanh ngăn và lọc bức xạ mặt trời, ngăn chặn luồng gió, làm thoát hơi nước, làm giảm bay hơi
của ẩm độ đất. Thêm vào các ảnh hưởng đến nhiệt độ, cây xanh cũng rất quan trọng trong chu kỳ nước.
Chúng ngăn lượng mưa và làm chậm dòng chảy của nước trên mặt đất. Điều đó sẽ tăng sự thẩm thấu,
giảm xói mòn và rửa trôi đất.
Cây xanh cũng ngăn sự bốc hơi độ ẩm trong đất. Tuy nhiên, tốc độ bốc hơi cao, và quá trình ngăn
chặn, có thể thật sự làm giảm lượng nước hữu dụng cho việc phục hồi tầng ngậm nước hay giảm dòng
chảy khi so sánh với sự che phủ của các loại thực vật khác.
- Cồng dụng trong kỹ thuật học môi sinh:
Trong những năm gần đây, bên cạnh công dụng thẩm mỹ, người ta còn sử dụng
cây xanh vào mục đích kỹ thuật môi sinh. Probinette (1972) đã liệt kê các đặc trưng
của thực vật và tác dụng của chúng giúp giải quyết các vấn đề môi sinh như:
• Các lá mập dày có tác dụng chặn đứng tiếng ồn.
• Các cành cây di chuyển và rung động có tác dụng hấp thụ và ngăn chặn âm thanh.
• Các lông tơ trên lá giữ, hứng các hạt ô nhiễm.
• Các khí khổng trong lá để trao đổi khí
• Hoa và lá có cho mùi thơm dễ chịu để ngăn mùi hôi.
• Lá và cành cây làm chậm tốc độ gió, giảm cường độ mưa.
• Hệ rễ phân bố rộng làm giảm xói mòn đất.
• Mật độ là dày ngăn ánh sáng. Lá thưa lọc được ánh sáng.
+ Kiểm soát sự rửa trôi và xói mòn đất:
Vì tác động môi trường thường gắn với các hoạt động xây dựng, kiểm soát xói mòn là công dụng kỹ
thuật học môi sinh quan trọng nhất của cây xanh. Thực vật giảm xói mòn đất gây ra do nước bằng cách
ngăn cản hạt mưa, giữ đất trong hệ rễ, gia tăng sự hấp thụ nước thông qua tích tụ chất hữu cơ.
+ Hạn chế tiếng ồn:
Sự làm giảm âm thanh của thực vật được hiểu đơn giản như sau: các sóng âm thanh được hấp thụ

bởi lá cây, cành, nhánh của cây xanh và cạy bụi. Các phần này của cây xanh thì nhẹ và linh động. Hiển
nhiên là hầu hết các cây hiệu quả trong việc hấp thụ âm thanh là các cây có lá dày, mọng nước có cuống
lá. Các đặc trưng này cho phép mức độ co dãn


và rung động cao. Âm thanh cũng bị đổi hướng và khúc xạ bởi các cành to và thân cây. Các báo cáo về
tác dụng giảm tiếng ồn ở Hoa Kỳ cho thấy: đối với đai cây cao, dày, âm thanh giảm đến lOdB. Tổ hợp
cây cao, cây bụi và thảm cỏ, có thể làm giảm 8-12dB.
+ Hạn chế ô nhiễm không khí:
Một hàng cây rộng 3 Om có thể hấp thụ hầu như hoàn toàn bụi. lha cây xanh có thể lọc từ không khí
50-70 tấn bụi/năm. Tác dụng này có hiệu quả rõ ràng khi trồng cây trên những mảng lớn và ở khắp nơi
như khu công viên, đường phố, khu rừng du lịch, rừng phòng hộ ngoại thành. Theo tài liệu lha cây xanh
hấp thụ 8kg C02/h bằng lượng C02 do 200 người thải ra/h. Cây xanh còn có khả năng làm hạn chế các
chất độc khác do sự hấp thụ hay ngăn cản bởi hệ lá, bề mặt đất trồng cây động vật các chất như S02, Pb,
các monoxit carbon, oxit azot..., các hạt bụi mù khói công nghiệp. Nó còn ngăn cản sự di chuyển đi xa
gây mưa axit ở vùng ven và vùng xa hơn.
Một hàng rào cây có khả năng làm giảm 85 tấn chất chì. Còn có khả năng hấp thụ mùi hôi thối thay
bằng các mùi khác do cây thải ra như nhiều loài cây thông, long não, bạch đàn. Các cây này phóng ra
phitonxit, không chỉ tạo mùi thơm mà còn có tác dụng kìm hãm sự phát triển, thậm chí còn tiêu diệt các
vi trùng gây bệnh trong không khí.
3.2.I.2. Hiện trạng cây xanh tại TP HCM:
Cây xanh đô thị tại TP HCM ta có thể chia ra làm 3 nhóm chính như sau
- Cây xanh sử dụng công cộng:
Đây là diện tích của công viên cây xanh sử dụng chung, phục vụ cho lợi ích công cộng đáp ứng nhu
cầu nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí của người dân thành phố. Cây xanh công cộng bao gồm:
+ Công viên, vườn hoa, vườn dạo: Hiện nay, nội thành có 113 công viên lớn nhỏ, vườn hoa, thảm
cỏ, với tổng diện tích hơn 233 ha, chiếm khoảng 1,7% diện tích tự nhiên nội thành hiện hữu. Tại các quận
nội thành số lượng, diện tích công viên còn ít và có sự phân bố không đồng đều.
Quận 1 đứng đầu về số lượng cũng như diện tích công viên, chiếm tới 28,1% tổng diện tích công
viên nội thành. Có thể kể đến một số công vên lớn ở quận lnhư: công viên Văn Hóa, Thảo cầm Viên..Quận

Phú Nhuận chiếm 24,5% với một công viên duy nhất là công viên Gia Định nằm giáp ranh hai quận Gò
vấp và Phú Nhuận. Quận 11 chiếm 23% tập trung chủ yếu vào công viên Đầm Sen. Đặc biệt là quận 5
(công viên Hùng Vương...) có số lượng công viên nhiều nhưng phân bố rải rác, quy mô nhỏ thường ở
dạng băng kết, vòng xoay, tiểu đảo ven các trục đại lộ. Quận 3 rất ít vườn hoa. Còn quận Tân Bình có
công viên Hoàng Văn Thụ, quận Bình Thạnh có công viên Văn Thánh, Bình Quới. Theo quy hoạch diện
tích công viên cây xanh công cộng thành phố đến năm 2010 tại Quyết định số 661 năm 2000 của UBND
TPHCM thì diện tích cây xanh đô thị phải đạt bình quân 6 - 7m2/người (không kể cây xanh đường phố,
cây xanh cách ly khu công nghiệp, cây xanh khuôn viên nhà ở); trong đó, khu vực nội thành cũ đạt 3 4m2/người; khu vực 5 quận mới và đô thị ngoại vi đạt 8 - 10m2/người. Tuy nhiên theo tính toán thì diện
tích cây xanh công cộng bình quân theo đầu người trong khu vực nội thành chỉ có 0,6-0,7 m2/người. Như
vậy so với tiêu chuẩn thì thấp hơn rất nhiều lần. Nếu so với Hà Nội (diện tích cây xanh trung binh
5m2/người) và thành phố Huế (10m2/người) thì diện tích cây xanh tại TP HCM quá ít ỏi. Còn so sánh với
tiêu chí mảng xanh của các


thành phố châu Á thì Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở nhóm cuối cùng. Tiêu chuẩn cây xanh ờ đô thị châu
Âu là 12-15 m2/người, ở đô thị châu Á là 8-10 m2/người. ở các thành phố lớn trên thế giới thì chi tiêu cây
xanh lên đến 154 m2/người ở Los Angeles (Mỹ):, Mátxcơva (Nga): 11 m2/người, London (Anh): 9
m2/người...
Hiện nay ở TP HCM nhiều công viên trong tình trạng bị chiếm dụng mặt bằng, sử dụng sai mục đích
như: tể chức nhà hàng ăn uống, mua bán hàng hoá, sân khấu ca nhạc, trụ sở cơ quan đơn vị, nơi cư trú hộ
dân. Diện tích phục vụ công cộng còn bị thu hẹp bởi các công trình xây dựng hoặc bị trưng dụng để tổ
chức hội chợ, triển lãm. Không chỉ vậy diện tích cây xanh còn giảm đi do việc xây dựng lại các khu đô
thị. Duy nhất ở Thảnh phố Hồ Chí Minh hiện nay chỉ có Phú Mỹ Hưng là đảm bảo cây xanh và mảng
xanh trên đầu người theo tiêu chuẩn châu Á.
+ Cây xanh đường phổ: Theo thống kê, hiện nội thành thành phố có khoảng 43.000 cây xanh trồng
trên đường phố. Hệ thống cây xanh đường phố phân bố không đều và còn manh mún. Nếu như khu vực
quận Tân Bình tỷ lệ cây xanh chiếm đến 22,3% thì tại quận Gò Vấp diện tích cây xanh chỉ có 0,04%,
quận 1 chiếm 19,1%.
Ở một số tuyến đường cây xanh không đồng nhất về chủng loại, cây to cây nhỏ xen lẫn nhau, chưa
đạt tính thầm mỹ cao và chưa bảo đảm an toàn vào mùa mưa. Vỉ dụ :đường Nguyễn Trãi (quận 1) không

dài lắm nhung có đến 4-5 loại cây trồng gồm: da bồ đề, nhạc ngựa, bạch đàn, bã đậu, keo, cau...; đường
Nguyễn Huệ cũng có đến 4-5 loại cây không củng chủng loại. Trong khỉ đó, theo quy định tại Quyết định
số 199 của UBND TP.HCM: “Các tuyến đường cổ chiều dài dưới 2 km chỉ được trồng 1 loại cây”, nhằm
đảm bảo mỹ quan.
Và hiện tại trên đường phố có một số loài không phù hợp với tiêu chuẩn cây trồng đường phố như
đường Quang Trung, Tân Sơn, Dương Quảng Hàm... (Gò vấp) lại toàn là các loài cây nằm trong danh
mục cấm trồng trên đường phố như: bạch đàn, bàng...Trong đợt mưa vừa rồi một số cây xanh mục, gãy
đã ngã đổ xuống lòng đường gây ách tắc giao thông và thiệt hại cho tài sản cũng như nguy hiểm đến tính
mạng của người dân.

Hình 7:Cây xanh ngã đè xe du lịch
trên đường Hai Bà Trưng

- Cây xanh sử dụng hạn chế:
Cây xanh sử dụng hạn chế là khu cây xanh chi phục vụ hạn chế cho một số đấỉ tượng như cây xanh
trong các khu công nghiệp, kho tàng, khu trường học, công trình y tế, thể dục thể thao, văn hóa thông tín,
tôn giáo... Ngoài ra còn có cây xanh trong các hộ dân cư. Tuy nhiên loại cây xanh này không tham gia
vào quỹ cây xanh công cộng như đóng góp


đáng kể vào việc bảo vệ môi trường tại chổ, tạo cảnh quan đô thị. về chủng loại nhóm cây này rất đa dạng
gồm cây bóng mát, cây cảnh và cây ăn trái.
- Cây xanh chuyên môn: Là các khu cây xanh tồ chức theo nhu cầu riêng, bao gồm các khu cây
xanh mang tính nghiên cứu khoa học, vườn thực vật, vườn ươm cây, khu cây xanh cách ly, rừng phòng
hộ...ở đây ta chú ý tới cây xanh cách ly và rùng phòng hộ.
3.2.2. Tinh hình khí hậu tại Thành Phố Hầ Chí Minh:
3.2.2.1.
vàl nét về sự gia tăng nhiệt độ tại Việt Nam Thế giới và Việt Nam đã và đang kinh qua
việc gia tăng nhiệt độ trung bình. Không phải chỉ mói đây mới có hiện tượng gia tăng nhiệt độ toàn cầu
mà trong vòng 125,000 năm qua, nhiệt độ toàn cầu có khuynh hướng gia tăng, nhưng chưa gia tăng tới

2° c. Riêng trong 100 năm của thế kỷ 20, nhiệt độ toàn cầu đã tăng 0,6 °c, và hai thập niên 1980s và
1990s là hai thập niên nóng nhất, và các năm 1998, 2001 và 2002 là năm nóng nhất của thiên niên kỷ. Dự
đoán là nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng từ l,4°c đến 5,8°c vào cuối thế kỷ 21 này tuỳ theo mức độ sa thải của
khỉ nhà kiến ít hay nhiều, quan trọng nhất là thán khí (dioxide carbonic, C02).
Tại Việt Nam, nhỉệt độ trung bình hảng năm không có gia tăng trong khoảng thời gian tù 1895
(khi bắt đầu có sở khí tượng) đến 1970, tuy nhiên nhiệt độ trung bình hàng năm ở Việt Nam gia tăng
đáng kể trong ba thập niên qua, gia tăng khoảng 0,32 °c kể từ 1970, trong lúc trong vòng 100 năm qua
nhiệt độ trung bình hàng năm tâng 0,3 °c ở Srỉ Lanka, và 0,57 °c ở Ẩn Độ.
-c

Biểu đồ l:Khuynh hướng gia tăng
nhiệt độ trung bình hàng năm trên toàn
cầu (hình trên) °50 và ở Việt Nam (hình
dư«)
OGO (Nguồn: )
o.ao

19«)

18«)

T90Í1

1920

1940

19«)

1990 M»


Nghiên cứu dữ kiện khí
tượng chi tiết của Sở Khí Tượng Việt Nam cho thấy trong vòng 30 năm qua, VN có khuynh huớng gia
tăng nhiệt độ đáng kể, các tỉnh Miền Đắc gia tăng nhiều hơn Miền Nam, đặc biệt trong những tháng mùa
hè vỗi biên độ lớn hơn. Ở Miền Bắc, trong vòng 30 năm (1961-1990), nhiệt độ tối thiểu trung bình trong
mùa đông gia tăng 3°c ở Điện Điên, Mộc Châu; 2°c ở Lai Châu, l,8°c ở Lạng Sơn, l°c ở Hà Nội và Bắc
Giang. Ò Miền Nam, nhiệt độ tếỉ thiểu trung bình gia tăng ít hơn, tăng 1.2°c ở Rạch Giá và Ban Mê
Thuột, tăng 0,8°c tại Sài Gòn, tăng 0,5°c tại Nha Trang. Nhiệt độ trung bình trong mùa hẻ không gia tăng
mấy.


Analysis ơt dimete cfiengs in Vietnam Temperature
ty»itii«i Tfrnrptitfjmt 1Sa".1W*

Anaysis 01 cÉnató Charge n V ietnam- TspiperalUi't
VfaMMii 5taT«*H r*inqp«t JMli. 1 Mil 1558

Biểu đồ 4
Biểu đồ 3:Khuynh hướng gỉa tăng nhiệt độ mùa đông ở việt Nam trong thế kỷ 20 (theo
Dr. Dừk Schaefer, 2002) (Nguồn:)
Biểu đồ 4 :Khuynh huúng gia tăng nhỉệt độ mùa hè ở Việt Nam trong thế kỷ 20 (theo Dr Dừk
Schaefer, 2002) (Nguồn:)
3.3.3.2.Sự gia tăng nhiệt độ tại TPHCM:
Vùng đô thị nóng hơn ngoại ô xung quanh trung bình 0,5-l,5°C (theo Grey (1978). Sự chênh lệch này
có lợi vào mùa đông nhưng bất lợi vào mùa hè. Sự khác biệt vào mùa hè chủ yếu gây ra bởỉ sự thiếu thực
vật trong đô thị và vai trò chính của thực vật là trong việc hấp thụ bức xạ mặt trời và trong việc làm lạnh
qua quá trình làm bay hơi nước. Khi bức xạ mặt trời đỉ vào khí quyển địa cầu, một phần phản chiếu qua
lớp mây che phủ, một phần bị phân tán và hấp thụ bởi các hạt phân tử trong khí quyển, một phần nữa bị
hấp thụ bởi các hạt dạng khí như carbonic, hơi nước và ozone. Phần còn lại gần một nửa, thâm nhập vào
bề mặt quả đất. Trong những ngày nắng, bức xạ mặt trời bị hấp thụ bởi các bề mặt ở đô thị: nhựa đường,

bê tông, kính, mái ngói và các bề mặt khác. Tất cả các bề mặt này cách ly rất yếu, chúng hấp thu nhiệt
nhưng cũng mất nhiệt nhanh hơn thực vật và đất.
Như vậy, thường xuyên có một chênh lệch nhiệt độ giữa các bề mặt này và không khí chung quanh,
sổ nhiệt này thông qua hiện tượng đối lưu, làm tăng nhiệt độ không khí chung quanh và làm giảm ầm độ
tương đối. Điều này giải thích tại sao Sài Gòn càng đô thị hóa thì nhiệt độ môi trường không ngừng nóng
lên. Bà Nguyễn Thị Hiền Thuận, Phó phân viện trưởng Phân viện Khí tượng thủy văn phía Nam, cho biết
trong 45 năm qua nhiệt độ trung bình ở khu vực TPHCM đã tăng 0,8 độ bách phân (từ 27,2 lên 28 độ),
trong đó chỉ riêng giai đoạn 2001-2005 đã tăng thêm 0,4 độ, tương đương mức tăng của 40 năm trước đó.
Nhiệt độ trung bình tăng là hỉện tượng chung của toàn cầu và nói riêng là của miền Nam, nhưng bất
thường là ở chỗ khu vực TPHCM lại là nơi có tốc độ tăng cao hơn mức bình quân của vùng.


30.2

5.4

30.1 '

5.35

30
5.3

29.9

□ NHIỆT Độ MẬT
ĐATTRUNG
BÌNH

29.8

29.7

5.25
5.2

29.6
5.15

29.5
29.4

s

5.1

năm 2007 năm 2008

TRUNG BÌNH

năm 2007 năm 2008
76.6

27.9

76.4

27.85

76.2


27.8

76

27.75
27.7

75.8

□ NHIẼĨĐỌ
TRUNG BÌNH

27.65
27.6

□ Độ ÂM TRUNG
BlNH

75.6
75.4

NĂM

75.2

27.55

75

27.5

27.45

1

□ SỐGÌỜNANG

74.8
74.6

năm 2007 năm 2008

năm 2007 năm 2008

Biểu đồ 5:So sánh sự tăng nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt độ bề mặt đất, số giờ nắng trung
bình tại TPHCM năm 2007 và 2008
Những năm trước đây nhiệt độ cao nhất thường xảy ra ở tỉnh Bình Phước. Nhưng bây pờ nhiệt
độ cao nhất rơi vào TP.HCM, ví dụ tháng hai vừa qua nhiệt độ lên đến 35,4°c, trong khi các nơi khác là
khoảng 35°c. Nhiệt độ ngày càng có xu hướng tăng dần lên. Trong tháng ba nhiệt độ có khả năng tăng
hơn tháng hai khoảng l-2°c. TP.HCM sẽ có những ngày nắng nóng và nhiệt độ tại thành phố này lên đến
36-37°C. Còn tháng cao điểm của nắng nóng năm nay sẽ rơi vào tháng tư và kéo dài đến khoảng nửa đầu
tháng năm.. Theo bà Lê Thị Thanh Xuân, Phó phòng dự báo Đài khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ,
cho biết bắt đầu từ tháng 3 đến giữa tháng 4/ 2009. TP HCM nói riêng và các tỉnh miền Nam nói chung
sẽ bước vào cao điểm của mùa khô, nắng nóng gay gắt. Trong những ngày vào giữa tháng 4 nhiệt độ có
thể lên đến 38° c, có thể trong cùng một ngày, buổi trưa và buổi chiều có thể chênh nhau 10 độ c.

■ NHIỆT ĐỘ
TRUNG
BỈNH

THÁNG 1 THÁNG 2 THÁNG 3


□ NHIỆT Độ MẶT
ĐẮTTRUNGBÌNH

, THÁNG 1 THÁNG2 THÁNG 3 „

Biểu đồ 6:So sánh sự tăng nhiệt độ, độ ẩm, nhiệt độ bề mặt đất, số giờ nắng trung
bình tại TTHCM 3 tháng đầu năm 2009


Qua các biểu đồ so sánh ta có thể thấy được sự gia tăng nhiệt độ một cách bất thường
tại khu vực Nam Bộ nổi chung và Thành Phố Hồ Chí Minh nói riêng. (Các bảng số liệu
về nhiệt độ, số giờ nắng, độ ẩm, nhiệt độ mặt đất có ghi rõ ở phần phụ lục).Nắng nóng
kéo theo nhiều hệ luy: ảnh hưởng năng suất cây trồng trong sản xuất nông nghiệp; thiếu
điện sản xuất, sinh hoạt; trong đó đáng quan tâm ỉà dịch bệnh truyền nhiễm phát sinh
trong mùa nống. Theo bệnh viện nhiệt đới trong những ngày nắng nóng kéo dài và những
cơnmưa bất thường làm nhiệt độ thay đểỉ đột ngột sẽ ảnh hưởng rất xấu đến sức khỏe của
người dân, nhất là những người già, trẻ em, những người có tiền án bệnh huyết áp, thấp
khớp, tỉm mạch, đau mắt đô dịch tả... cần phải đề phòng cần thận. Bên cạnh đó nhiệt độ
tăng cao còn dẫn đến việc thay đổi vũ lượng mưa dẫn đến hiện tượng ngập úng tại đô thị.
Nếu như năm 1990, TP.HCM chi có 10 điểm ngập thì đến năm 2003, số điểm ngập đã
tăng lên 80 điểm và hiện là 100 điểm ngập.ông Hoàng Phi Long, ĐH Bách Khoa dự tính,
nếu mức thủy triều đỉnh chỉ cần tăng lên 50cm nữa thì gần như 90% diện tích đất của
TPHCM đều bị ngập
Đặc biệt nhiệt độ tăng cao sẽ dẫn đến
hiện tượng đảo nhiệt vô cùng nguy hiểm.
Đây là hiện tượng mà nhiệt độ thành phố
cao lên đột ngột, cả bầu không khí sẽ bị hâm
nóng, con người phải sống trong sự khó chịu
và điều chỉnh môi trường sinh hoạt bằng đù

loại máy điều ho à, máy thông gió .Vi vậy
hiện tượng tăng nhiệt độ cần phải có biện
pháp giải quyết kịp thời và hợp lý.

Hình 8: Đảo nhiệt làm nỗng thành phế (nguồn: www.tuoitre.com.vn)
3.3. Nội dung nghiên cứu:
3.3.1. Sff đồ nội dung nghiên cứu:


Hình 9: Sơ đồ nội dung nghiên cứu


Những tài liệu cần sử dụng trong đề tài:
Những dữ liệu cần thiết để phục vụ cho đề án mà trong quá thực hiện đã thu thập được bao gồm:
- Các số liệu thống kê về kinh tế xã hội như: dân số và mật độ dân số, tình hình sản xuất kinh tế
của TP HCM . Các số liệu thống kê về điều kiện tự nhiên như: đất đai, nhiệt độ, lượng mưa, hướng gió
và độ ẩm.
- Các tài liệu về hiện trạng khí hậu tại TP HCM vài năm gần đây được cung cấp bởi đài khí tượng
thuỷ văn khu vực Nam Bộ
- Số liệu thống kê về diện tích, sự phân bố cây xanh trong thành phố và một số tư liệu tham khảo
như Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam 362:2005.
- Các loại ảnh viễn thám sử dụng trong đề tài bao gồm:
+ Ảnh IKONOS:
DCONOS là một vệ tinh thương mại đầu tiên cung cấp ảnh có độ phân giải cao, được công ty Space
Imaging đưa vào không gian tháng 9 năm 1999. Anh IKONOS được thu nhận bởi bộ cảm OSA (Optical
Sensor Assembly). IKONOS chuyển động theo quỹ đạo đồng bộ mặt trời, với độ cao 680km, góc
nghiêng 98,2 độ, thời gian qua xích đạo là 10h30 sáng, bề rộng tuyến chụp là 1 lkm, với chu kỳ lặp 14
ngày và thời gian chụp lập lại một ở một vùng là 2 đến 3 ngày.
Trên ảnh Ikonos độ phân giải lm, có thể nhìn thấy rõ từng con đường, ngôi nhà, đặc biệt ở các khu
vực dân cư không quá dày đặc như ở vùng ngoại thành. Các đối tượng có kích thước bề ngang nhỏ

nhưng là địa vật hĩnh tuyến như bờ vùng, bờ thửa, hàng rào... được nhìn thấy rất rõ trên ảnh. Ngoài ra,
nếu sử dụng ảnh Ikonos màu thi việc biểu diễn các đối tượng trên ảnh càng sống động, sát với thực tế,
người sử dụng càng dễ nhận biết các đối tượng. Đây là một ưu điểm so với ảnh chụp từ máy bay vì các
camera chụp ảnh từ máy bay ở nước ta hiện nay hầu hết là các camera chụp ảnh đen trắng, về mặt yêu
cầu kỹ thuật, ảnh Ikonos hoàn toàn có thể sử dụng thay thế cho ảnh máy bay trong lĩnh vực cập nhật
bản đồ hiện trạng, quản lý cơ sở hạ tầng, giao thông, quy hoạch... ở các vùng ngoại thành. Xét về mặt
kinh tế, phương pháp sử dụng ảnh vệ tinh Ikonos có giá thành thấp hơn hẳn phương pháp sử dụng ảnh
máy bay, thời gian thu thập và xử lý dữ liệu của phương pháp sử dụng ảnh Ikonos lại ngắn hơn rất nhiều.
Ảnh IKONOS sử dụng trong phạm vi đề tài là ảnh chụp của 12 quận nội thành, năm 2003, gồm có
3 trong số 5 kênh của ảnh IKONOS, ảnh chưa được gán tọa độ. Thông tin về các kênh ảnh sử dụng trong
đề tài như trong bảng dưới đây:
3.3.2.

Kênh
Loại sóng
Bước sóng (pm)
Độ phân giải (m)
Xanh
(Blue)
0,45
4- 0,52
4
1
2
Lục (Green)
0,52 4- 0,60
4
3
Đỏ (Red)
0,63 4- 0,69

4
Bảng 1: thông tin các kênh ảnh IKONOS sử dụng trong đề án.
Ba kênh này có bước sóng trong vùng sóng khả kiến nên sự khác biệt về phản xạ của các đối
tượng giữa các kênh ảnh không nhiều, mồi đối tượng này có cấp độ xám gần gần như nhau ở các kênh.
Ảnh IKONOS có độ phân giải rất cao do đó ta có thể dễ dàng


nhận diện các đối tượng trên mặt đất, đặc biệt là các nhóm cây xanh. Vì vậy ta có thể tin
tưởng vào độ chính xác từ những dữ liệu mà bức ảnh cung cấp.
+ Ảnh SPOT chụp khu vực các quận nội thành năm 2005.
Ảnh SPOT5 của Pháp cổ độ phân giải cao từ 2.5m đến 10m được sử dụng khá rộng rãi Kích thước
của mỗi cảnh ảnh là 60km*60km. Ảnh SPOT thường được sử dụng để cập nhật bản đồ địa hình. Hiện
nay SPOT5 có thể cung cấp nhiều loại ảnh khác nhau tuỳ theo nhu cầu của người sử dụng:
+ Ảnh màu đa phổ độ phân giải 1 Om + Ảnh đen trắng
độ phân giải 5m + Ảnh đen trắng super-mode độ phân
giải 2.5m
Thông tin về các kênh ảnh sử dụng trong đề tài như trong bảng dưới đây:

Loại sóng
Bước sóng (jim)
Độ phân giải (m)
0,50 V 0,70
10
Lục (Green)
Đỏ (Red)
0,61 -T 0,68
10
Hổng ngoại gần (Near Infrared)
0,79 V 0,89
10

Bảng 2: thông tin các kênh ảnh SPOT sử dụng trong đề án.
Ảnh SPOT sử dụng trong đề tài có độ phân giải không cao bằng ảnh IKONOS, tuy nhiên điều đặc
biệt là nó có kênh hồng ngoại gần có bước sóng từ 0,79 -ĩ- 0,89. Đây là dải sóng mà thực vật được phản
xạ mạnh nhất. Tức là thực vật sẽ được biểu hiện rõ nhất so với các loại hình khác và ta có thể dễ dàng
phân biệt chúng trên ảnh. => Có thể nói sự kết hợp giữa ảnh SPOT và ảnh IKONOS là vô cùng hợp lý.
Giúp chúng ta có nguồn tư liệu chính xác hơn trong quá trình giải đoán ảnh.
+ Ảnh LANDS AT:
Lands at là vệ tinh quan sát tài nguyên, tính đến ngày nay đã có 7 vệ tinh Landsat ra đời.
Landsat 1 đến 5 : có gắn bộ cảm biến MSS.
Landsat 4 đến 5 : Đặc biệt được gắn thêm bộ cảm biến TM.
Đặc biệt các kênh phổ của vệ tỉnh Landsat trùng vớỉ các kênh gốc trong vùng sóng khả kiến. Nên ảnh
Landsat cỏ tổ hợp màu thật.
Kênh
1
2
3

Hình 10: mô hình vệ tỉnh Landsat 7

Hình 11: cấu tạo vệ tinh SPOT

Trong đề tài này ta sử dụng kênh 6 của ảnh Landsat để thành lập bản đồ phân bố nhiệt độ.


3.3.3. Thành lập bản đồ phân bố các mảng xanh:
3.3.3.I. Sơ đồ quy trình thực hiện:
Anh vệ tinh
IKONOS, SPOT

Nghiên cứu tài

liệu

Phân loại bằng
măt

Đi khảo sát
thục địa

Kết quả phân loại

Thông tin các
mảng cây xanh

Hình 12:Sơ đồ quy trình thực hiện lập bản đồ phân bố mảng xanh
3.3.3.2. Khảo sát thực địa:
Sau khi khảo sát các kênh ảnh và khảo sát trên tổ hợp màu thật, nhận biết đuợc sự khác biệt về hình dạng,
cấu trúc, kích thuớc, màu sắc, cấp độ xám mật độ phân bố các, vị trí tuơng đối với trục đuờng chính... đã
nhận diện đuợc 7 nhóm cây xanh khác nhau và đã tiến hành đi khảo sát thục địa tại một số địa điểm. Vị
trí khảo sát đuợc thể hiện ở hình duới:


Hình 13: bản đồ vị trí và số lượng các điểm đã lấy mẫu.
(Tọa độ, khải quát các điểm lấy mẫu thể hiện phụ lục 3, phần phụ lục)
Sau khi đi khảo sảt thực tế ở một số vị trí ta có cái nhìn tổng quát như sau:
- Các mảng xanh trong khu vực nội thảnh TP HCM phân bố không đồng đều, rời rạc.
- Công viên tập trung nhiều ở các quận trung tâm như quận 1,10, Tân Bình...còn ở các quận khác
như Gò vấp số công viên để vui chơi giải trí rất ít.
- Cây xanh vỉa hè không đồng đều về kích thước, chủng loại. Điều đáng nói là cây xanh đường phố
không được phân bố đồng nhất. Có nơi được trồng rất nhiều như khu vực các con đường xung quanh Hồ
Con Rùa. Nhưng ngược lại đoạn đường Phan Đình Phùng_ Hai Bà Trưng nối dài có đoạn lại không hề

có một cây xanh nào...Đây chi là một ví dụ điển hình, còn rất nhiều tuyến đường không được phủ cây
xanh.
- Nhóm cây xanh không thuộc sự quản lý của nhà nước (cây trong nhà dân, đất trống phú cây
xanh...) chiếm một diện tích rất lớn. Chúng chú yếu phân bố ở các quận xa trung tâm như khu vực Thanh
Đa. Bình Quới...
- Trên đây là cái nhìn tổng quát về mảng xanh thành phố. Đồng thời đó cũng chính là cơ sở để
chúng ta tiến hành các thảo tác giải đoán, phân loại các nhóm cây trên bản đề và ảnh viễn thám.


Hình 14: Cây xanh vỉa hè trên tuyến điròmg Phan Đình Phùng, quận Phủ Nhuận
( không có một cây xanh nào)
3.3.3.3. BỘ tiêu chí để phân loại các nhóm cây xanh trong khu vực nộỉ thành Thành Phố Hồ
Chí Mỉnh
❖ Cơ sở để phân loại:
Theo tác giá Chế Đình Lý trong cuốn “Cây xanh phát triển và quản lý trong môi trường đô thị” thì có rất
nhiều cách phân loại các nhóm cây xanh. Có thể phân chia theo nguồn gốc, phân chia theo thành phần
thực vật học,theo mục đích sử dụng ...Tuy nhiên, phân loại theo thành phần sử dụng đất đai đô thị hay
địa đỉẩm trồng là tương đối phù hợp trong đề tài này.
Trong phương pháp phân loại này cây xanh được chia làm 3 nhóm chỉnh:
- Nhóm cây xanh trong khuôn viên, trách nhiệm thiết kế, trồng, chăm sóc bảo dưỡng thuộc về chủ
nhân công trình (cổ thể tư nhân hoặc nhà nước). Cây xanh trong các công trình có chức năng trang trí
ngoại thất, cải thiện môi trường nhưng ý nghĩa thẳm mỹ, tiện ích đặt lên trên chức năng cải tạo môi trường
đô thị.
- Nhóm cây xanh đường phổ thuộc trách nhiệm cơ quan nhà nước (Công ty Công viên cây xanh,
Công trình đô thị...). Cây xanh có chức năng góp phần cải thiện tiểu khí hậu và đảm bảo an toàn cho
đường phố là cao nhất, sau đó là yếu tố thẩm mỹ.
- Nhóm cây xanh ttong công viên - khu giải trí có chung là đa dạng về kiểu phân bấ: cây độc lập,
rải rác, mảng rừng hay cả khu rừng trong trường hợp lâm viên. Chức năng cải thiện môi trường phục vụ
nghỉ ngơi giải trí được coi trọng ngang với chức năng thẩm mỹ, trang trí cảnh quan. Đất công viên thường
thuộc quyền quản lý của cơ quan chủ quản như Công ty du lịch nếu là công viên văn hóa, khu du lịch,

thuộc quyền quản lý của các cơ quan Giao thông công chánh nếu là công viên hành lang kỹ thuật.


❖ Bộ tiêu chí phân loại:
Do giới hạn của đề tài chỉ làm trong khu vực nội thành thành phố nên sẽ không có đầy đủ các nhóm
cây xanh như của cả thành phố. Mặt khác đề tài tiến hành phân nhóm chủ yếu dựa trên ảnh IKONOS,
thông tin thu thập từ thực địa cũng như các nguồn tư liệu tham khảo cho nên tiêu chí phân nhóm có khác
các tiêu chí ở trên. Ngoài ra đề tài không chỉ dừng lại ở việc lập bản đồ cây xanh mà còn xét đến sự ảnh
hưởng của chúng đến nhiệt độ thành phố vì vây mà các nhóm cây xanh không dừng lại ở mà được chia
làm 7 nhóm chính thông qua 2 tiêu chí chính là:
- Mục đích sử dụng cây xanh
- Sự phân bố cây xanh trong đô thị
Tóm lại sự phân loại 7 nhóm cây xanh được thể hiện trong bảng sau:

STT

1

2

Nhổm cây'''''''*.

Tiêu chí

Nhóm cây xanh vỉa hè (cây xanh
đướng phố)

Mục đích sử dụng các nhổm
cây xanh


Sự phân bố của cây xanh
trong đô thị

Cải thiện khí hậu, tạo mỹ quan
đô thị

Trồng dọc hai bên vỉa hè
của các con đường

Nhóm cây xanh ở vòng xoay và giải Đảm bảo thuận tiện và an toàn
phân cách giao thông
trong giao thông

Trồng ở các đại lộ ngã
3,4,5. Và dọc theo các giải
ngăn cách giao thông
Phân bố rải rác ở các quận
với diện tích khá lớn

Nhóm cây xanh ở công viên cây
xanh vườn hoa

Cải thiện khí hậu, nghỉ ngơi, đi
dạo

4

Nhóm cây xanh ở công viên vui chơi

Phục vụ nhu cẩu giải trí, vui

chơi, sinh hoạt văn hóa của
người dân

5

Nhóm cây xanh ven kênh rạch

6

Nhóm cây xanh trên đất trống (đất
trống phủ thực vật)

7

Tạo vẻ mỹ quan, điều hòa tiểu Trống trong các khu quân
Nhóm cây xanh trong cơ quan hành
khí hậu. Tạo môi trường làm việc đội, bệnh viện, trường học...
chánh
trong lành
Bảng 3: thể hiện sự phân loại các nhóm cây xanh

3

Trồng trong các khu du lịch,
sinh thái...

Tạo vẻ mỹ quan đô thị và giải
Trống dọc theo các con
quyết các vấn đề về môi trường kênh, rách trong thành phố
Bao gồm cây xanh trong

Giúp cải thiện môi trường , cân nhà dân và cây xanh mọc
trên đất trống, thảm cỏ
bằng khí hậu


❖ Xử lỷ — Giải đoản - Phân nhổm:
- Nắn chỉnh hình học.
Sau khi tiến hành phân nhóm trên lý thuyết ta tiến hành thao tác trên máy tính. Ảnh viễn thám
IKONOS sẽ đươc nắn chỉnh bởi phần mềm ENVI. Ảnh được nắn bằng cách lẩy hai nhóm lớp địa chính
và giao thông làm chuẩn, sau đó lấy tọa độ các điểm khống chế trên bản đồ nền bên Arcview làm đỉểm
khống chế của ảnh bên ENVI. Sở dĩ mở cả hai phần mềm cùng một lúc để nắn ảnh là nhằm lấy tọa độ các
điểm khống chế được chính xác hơn. Chú ý lấy càng nhiều điểm khống chế và các điểm này phân bố đều
nhau thì sẽ cho ra kết quả dễ dàng và chính xác hơn.
Kết quả ảnh đã được đưa về hệ tọa độ ƯTM - zone 48 N - WGS 84, nắn chính theo thuật
toán cubỉc (hàm bậc ba).

Hình 16: minh họa ảnh sau khỉ nắn và chồng lớp nền lên.
(Tọa độ các điểm khắng chế được ghi rõ trong phần phụ lục 3)
- Lập khóa giải đoản ảnh:
Cấc đổi tượng cây xanh trong đô thị quan sát bằng kỹ thuật viễn thám thì phản xạ của tán cây là cơ sở chủ
yếu để nhận diện đối tượng. Các cây xanh có cây đứng rời rạc hoặc tạo thành mảng lớn kéo dài và cố màu
sắc đặc trưng nên rất dễ dàng nhận biết chúng trên ảnh có độ phân giải cao như ỈKONOS . Trong khóa
giải đoán này được sử dụng kênh đỏ và tổ hợp màu thật để nhận diện các đối tượng. Tổ hợp màu thật ta
sẽ thấy đối tượng trên ảnh và thực tế có màu tương đồng với nhau.


Tuy nhiên cây xanh cũng có nhiều kích cỡ , kích thước quá nhỏ hay quá lớn đều gây khó khăn cho việc
xác định.Đổi với các cây mới trồng, các cây bụi có khoảng cách thưa, kích thước nhỏ thì không thể nhận
biết trên ảnh nên khả năng phân bỉệt đối tượng này với khu vực không có cây xanh là rất khó. Do đó phải
kết hợp công tác thực địa để bổ xung thêm các đối tượng.

Qua khảo sát các trên ảnh kết hợp với tài liệu thu thập được đề án sẽ gom cây xanh thảnh 7 nhóm theo bộ
khóa giải đoán sau:

STT

Nhổm cây
xanh

Nhóm cây xanh
vỉa hè (cây
xanh đướng
phố)

2

3

Nhóm cây xanh
ở vòng xoay và
giải phân cách
giao thông

Mô tả
Nằm dọc hai bên đường.
Trên ảnh vệ tinh ta cỏ thể
thấy chúng có hình hạt,
dạng đốm. Rất dễ phân biệt
với các nhóm khác. Trong
giới hạn đề tàỉ ta chỉ xác
định các cây có độ cao

>10m. Vì như vây ta mới có
thể xác định chúng trên ảnh.

Phân bế ở các đại lộ, ngã 3,4
có nhiều phương tiên giao
thông qua lại. Trên ảnh viễn
thám đây là đốm mịn, có
hình dạng cụ thể nhưng diện
tích nhỏ.

Phân bố rải rác ở các quận.
Nhổm cây xanh ở Trên ảnh ta thể nhận thấy
công viên cây rất rõ loại cây xanh này vì
xanh vườn hoa
chứng cố dạng đốm mịn,
kéo dài thảnh mảng có diện
tích lớn

Hình ảnh minh họa


×