Tải bản đầy đủ (.pdf) (60 trang)

Khóa luận tốt nghiệp: Ứng dụng GIS và viễn thám để đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành phố Thái Nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.92 MB, 60 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

VÀNG THỊ SIA
Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ QUYẾT THẮNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chun nghành

: Quản lý tài ngun và mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015 – 2019

Thái Nguyên, năm 2019


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM



VÀNG THỊ SIA
Tên đề tài:
“ỨNG DỤNG GIS VÀ VIỄN THÁM ĐỂ ĐÁNH GIÁ
HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN
XÃ QUYẾT THẮNG - THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính Quy

Chun nghành

: Quản lý tài ngun và mơi trường

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa

: 2015 – 2019

Giảng viên hướng dẫn :ThS. Nguyễn Văn Hiểu

Thái Nguyên, năm 2019


i


LỜI CẢM ƠN
Thực tập tốt nghiệp có ý nghĩa vơ cùng quan trọng đối với mỗi sinh viên
cuối khóa, đây là giai đoạn cần thiết để mỗi sinh viên nâng cao năng lực tri
thức và khả năng sáng tạo của mình, đồng thời nó cịn giúp cho sinh viên có
khả năng tổng hợp được kiến thức đã học, làm quen dần với việc nghiên cứu
khoa học nhằm hoàn thành mục tiêu đào tạo kỹ sư chuyên môn với đầy đủ
tri thức lý luận và kỹ năng thực tiễn.
Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin bày tỏ lịng kính
trọng và biết ơn sâu sắc đến thầy giáo ThS. Nguyễn Văn Hiểu người trực tiếp
hướng dẫn chỉ bảo và giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập và làm đề tài.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa
Quản lý tài nguyên, các thầy giáo, cô giáo, cán bộ trong khoa đã tạo mọi điều
kiện giúp đỡ em. Đồng thời, em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của UBND
xã Quyết Thắng đã tạo điều kiện giúp đỡ em trong quá trình xin số liệu thực
hiện đề tài. Mặc dù đã có nhiều cố gắng, nhưng do thời gian có hạn, trình độ,
kỹ năng của bản thân cịn nhiều hạn chế nên đề tài khóa luận tốt nghiệp này
của em khơng tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót. Rất mong được sự đóng
góp, chỉ bảo, bổ sung của thầy cơ và các bạn để kiến thức của em trong lĩnh
vực này được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày … tháng … năm 2019
Sinh viên

Vàng Thị Sia


ii

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1:Tỷ lệ bản đồ nền dung để thành lập .................................................... 6
bản đồ hiện trạng sử dụng đất ............................................................................. 6
Bảng 1.2. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ .......................................... 9
hiện trạng sử dụng đất ......................................................................................... 9
Bảng 1.3. Bảng biến động giữa hai thời gian a và b......................................... 19
Bảng 3.1: Ma trận biến động lớp phủ giai đoạn 2010 – 2018 .......................... 37


iii

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG .......................................................................................... ii
MỤC LỤC .................................................................................................................. iii
DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT .............................................v
MỞ ĐẦU ......................................................................................................................1
1.Đặt vấn đề. .................................................................................................................1
2. Mục tiêu của đề tài. ...................................................................................................3
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn. .................................................................................3
PHẦN 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU .............................................................................4
1.1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong công tác xây
dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất. .............................................................................4
1.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất. ...........................................................................4
1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền sử dụng trong thành lập bản đồ hiện trạng
sử dụng đất. ...................................................................................................................5
1.1.3. Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất. .................8
1.2. Nghiên cứu biến động đất đai. .............................................................................16
1.2.1. Khái niệm về biến động. ...................................................................................16
1.2.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất. .......................................................16
1.2.3. Các phương pháp đánh giá biến động...............................................................17

1.2.4. Ý nghĩa của việc đánh giá biến động sử dụng đất đai. .....................................20
1.3. Nhu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trong q trình cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa (CNH - HĐH) ở nước ta. ................................................................................20
1.4. Tình hình nghiên cứu ứng dụng công nghệ GIS trong đánh giá biến động
đất đai. .........................................................................................................................21
1.4.1 .Tình hình nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ viễn thám kết hợp với GIS
trên thế giới. ................................................................................................................21
1.4.2. Tình hình nghiên cứu ứng dụng cơng nghệ viễn thám kết hợp với GIS
ở Việt Nam. .................................................................................................................23
PHẦN 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................26
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. ......................................................................26


iv

2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu. ..........................................................................26
2.3. Nội dung nghiên cứu. ...........................................................................................26
2.4. Phương pháp nghiên cứu. ....................................................................................26
2.4.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu. .............................................................26
2.4.2. Phương pháp điều tra khảo sát thực địa. ...........................................................26
2.4.3. Phương pháp xây dựng và biên tập bản đồ. ......................................................27
2.4.4. Phương pháp chồng ghép bản đồ và thống kê số liệu. .....................................28
2.4.5. Phương pháp chuyên gia. ..................................................................................28
2.4.6. Phương pháp kế thừa. .......................................................................................28
PHẦN 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................29
3.1. Khái quát các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ...............................................29
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên. ............................................................................................29
3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội. .................................................................................31
3.2. Ứng dụng GIS và Viễm thám trong việc thành lập bản đồ lớp phủ và biến động
lớp phủ giai đoạn 2010-2018. .....................................................................................32

3.3. Đánh giá biến động sử dụng đất của xã Quyết Thắng giai đoạn 2010-2018. ......38
3.4. Nguyên nhân biến đổi sử dụng đất tại xã Quyết Thắng.......................................41
3.5. Nhận xét chung về tình hình quản lý, sử dụng và biến động đất đai. ..................42
3.6. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất và đề xuất các
giải pháp định hướng quy họach sử dụng đất đến năm 2025 tại xã Quyết Thắng. ....44
3.6.1. Đề xuất giải pháp quản lý, sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên đất tại xã Quyết
Thắng. .........................................................................................................................44
3.6.2. Các đề xuất giải pháp định hướng quy hoạch sử dụng đất đến năm 2025 tại xã
Quyết Thắng................................................................................................................48
PHẦN 4. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ....................................................................51
4.1.Kết luận .................................................................................................................51
4.2. Kiến nghị. .............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..........................................................................................53


v

DANH MỤC CÁC TỪ VÀ CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ và các cụm từ

Nghĩa

CNH – HĐH

Cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa

TP.

Thành phố


BĐSDĐ

Biến động sử dụng đất

HTSDĐ

Hiện trạng sử dụng đất

BĐHTSDĐ

Bản đồ hiện trạng sử dụng đất

UBND

ủy ban nhân dân

LN

Lâm nghiệp


1

MỞ ĐẦU
1.Đặt vấn đề.
Đất đai có tầm ảnh hưởng vơ cùng lớn trong việc xây dựng các cơng
trình, nhà ở, chăn nuôi, trồng trọt,…đều thực hiện trên nền của đất đai. Rất
nhiều loài sinh vật sinh sống và định cư trong đất giúp ích cho cho nơng
nghiệp, góp phần trong việc tạo ra các sản phẩm chất lượng phục vụ cuộc sống
con người và các ngành công nghiệp chế biến nông-lâm nghiệp. Đất là nguồn

gốc của mọi sản phẩm hàng hố xã hội. Có câu tục ngữ nói rằng: “Tấc đất, tấc
vàng” của ông cha ta đã thể hiện tầm quan trọng lớn lao của đất. Tuy nhiên đất
đai không phải là nguồn tài ngun vơ hạn, nó có giới hạn về số lượng trong
phạm vi ranh giới của quốc gia và vùng lãnh thổ, cũng biết biến đổi theo thời
gian thơng qua bào mịn, địa chất thay đổi và nhất là sự tác động của con
người.
Để sử dụng hợp lý và có hiệu quả quỹ đất, từ năm 1945 cho đến nay, Nhà
nước ta đã ban hành nhiều văn bản pháp luật vể quản lý và sử dụng đất: Từ
ngày 01/07/1980 Hội đồng Chính phủ ra Quyết định 201/CP về việc thống
nhất quản lý ruộng đất và tăng cường thống nhất quản lý ruộng đất trong cả
nước. Đến ngày 08/01/1988 nhà nước ban hành luật đất đai năm 1988 để phù
hợp với những điều kiện trong giai đoạn mới. Ngày 14/07/1993 Luật đất đai
sửa đổi ban hành, luật này thể hiện 5 quyền của người sử dụng đất đó là
quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế và thế chấp quyền sử
dụng đất. Ngày 11/02/1998 ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật
đất đai. Ngày 26/11/2003 Quốc hội thông qua Luật đất đai 2003. Đến ngày 29
tháng 11 năm 2013, Luật đất đai sửa đổi 2013 được Quốc hội thơng qua và có
hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2014.
Việt Nam là nước đang trên đà phát triển, q trình cơng nghiệp hố đang
diễn ra mạnh mẽ, các khu công nghiệp, nhà máy, xí nghiệp mọc lên nhanh
chóng ở các đơ thị và thành phố lớn; kéo theo vấn đề dân số tăng nhanh nên


2

nhu cầu đất đai cho các ngành sản xuất phi nơng nghiệp ngày một tăng. Trước
u cầu đó chúng ta cần phải phân bố quỹ đất cho các ngành một cách hợp lý
để đảm bảo sử dụng đất một cách tiết kiệm, có hiệu quả cao, địi hỏi thơng tin
chính xác, nhanh chóng và kịp thời nên việc ứng dụng các phương pháp làm
bản đồ truyền thống khơng cịn phù hợp và một bộ công cụ làm bản đồ mới ra

đời, đáp ứng nhu cầu trên. Đó là hệ thống thông tin địa lý (Geographic
Information Systems), Viết tắt là GIS. Hệ thống này có các chức năng cơ bản
là tự động tìm kiếm, thu thập và quản lý thơng tin theo ý muốn, đặc biệt có khả
năng chuẩn hố và biểu thị các số liệu không gian từ thế giới thực tại phục vụ
cho các mục đích khác nhau trong sản xuất và trong nghiên cứu khoa học. Sự
ra đời của hệ thống thông tin địa lý (GIS) là một bước tiến to lớn trên con
đường đưa các ý tưởng, kết quả nghiên cứu địa lý, cách tiếp cận hệ thống theo
quan điểm địa lý học hiện đại vào cuộc sống. Ngày nay, GIS được đưa vào
giảng dậy trên các trường chuyên, GIS ứng dụng rất nhiều lĩnh vực khác nhau
có liên quan đến địa lý như: thành lập bản đồ, phân tích dữ liệu khơng gian
đánh giá tài ngun đất, xây dựng, quy hoạch đô thị và nông thôn,… GIS được
sử dụng trong nhiều ngành kỹ thuật trong đó có quản lý đất đai. Vì vậy, việc
đưa cơng nghệ thông tin vào trong công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử
dụng đất là điều cần thiết để đáp ứng được tính cấp thiết và độ chính xác mà
trong cơng tác quản lý đất đai đang địi hỏi.
Xã Quyết Thắng nằm ở phía tây của khu vực trung tâm thành phố Thái
Nguyên, với sự phát triển của khoa học và ứng dụng mạnh mẽ của hệ thống
thông tin địa lý (GIS) vào thực tiễn đời sống và đặc biệt trong công tác quản lý
đất đai cùng với nhận thức được tầm quan trọng của sự thay đổi trong quá trình
sử dụng đất với sự thay đổi khí hậu và chất lượng cuộc sống, việc đánh giá tình
hình quản lý hiện trạng sử dụng đất của xã Quyết Thắng là hết sức cần thiết.
Bởi vậy tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng GIS và viễn thám để
đánh giá hiện trạng sử dụng đất trên địa bàn xã Quyết Thắng – Thành phố
Thái Nguyên”.


3

2. Mục tiêu của đề tài.
- Đánh giá biến động các loại hình sử dụng đất tại xã Quyết Thắng-TP. Thái

Nguyên giai đoạn 2010 – 2018.
- Phân tích nguyên nhân biến động các loại hình sử dụng đất giai đoạn 2010
– 2018.
- Đề xuất giải pháp quản lý sử dụng đất đai hợp lý, hiệu quả và định hướng
cho công tác quy hoạch sử dụng đất tại xã Quyết Thắng đến năm 2025.
3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn.
- Góp phần mở ra một hướng nghiên cứu mới trong đánh giá đất đai bằng công
nghệ GIS và viễn thám.
- Cung cấp cơ sở khoa học trong việc đánh giá mục đích sử dụng đất đai.
- Có thể ứng dụng các phương pháp đánh giá tổng hợp vào giải quyết các bài
toán thực tiễn đối với đất đai như: Đánh giá các loại tác động đất đai, phục vụ
công tác giám sát, cảnh báo ô nhiễm và quản lý đất đai trên địa bàn xã Quyết
Thắng và mở rộng cho các địa phương khác trên phạm vi cả nước.


4

PHẦN 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của việc ứng dụng hệ thống thông tin địa lý trong
công tác xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
1.1.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
Năm 2001, Nguyễn Trọng San đưa ra khái niệm về bản đồ hiện trạng sử
dụng đất: “Bản đồ hiện trạng sử dụng đất là bản đồ chuyên đề đất đai được
biên vẽ trên nền bản đồ địa chính hoặc bản đồ địa hình, trên đó thể hiện đầy đủ
và chính xác vị trí, diện tích các loại đất đai theo hiện trạng sử dụng đất phù
hợp với kết quả thống kê, kiểm kê đất theo định kỳ”.
Hiện trạng sử dụng đất là việc xác định có trật tự nhất về tổ chức gồm
các mặt như:
 Kinh tế: nhằm mục đích sử dụng hợp lý đất đai và nâng cao hiệu quả

sử dụng đất.
 Kỹ thuật: điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, xử lý số liệu.
 Pháp lý; dựa trên cơ sở pháp lý để lập kế hoạch và thể hiện tính pháp
lý của phương án sử dụng đất quy hoạch, sau khi nhà nước có thẩm quyền
phê duyệt.
Đất đai là một phần diện tích cụ thể của bề mặt trái đất, bao gồm cả các
yếu tố cấu thành môi trường sinh thái ngay trên và dưới bề mặt trái đất, là tư
liệu sản xuất đặc biệt không thể thay thế trong sản xuất nông nghiệp. Theo
FAO (1993): Đất đai là một nhân tố sinh thái bao gồm tất cả các thuộc tính
sinh học và tự nhiên của bề mặt trái đất có ảnh hưởng nhất định đến tiềm năng
và hiện trạng sử dụng đất.
Đánh giá hiện trạng sử dụng đất là mô tả hiện trạng sử dụng từng quỹ
đất (đất nông nghiệp, đất phi nơng nghiệp, đất chưa sử dụng). Từ đó rút ra
những nhận định, kết luận về tính hợp lý hay chưa hợp lý trong sử dụng đất,


5

làm cơ sở để đề ra phuownggiair pháp sử dụng đất có hiệu quả kinh tế cao,
nhưng vẫn đảm bảo việc sử dụng đất theo hướng bền vững.
1.1.2. Yêu cầu kỹ thuật đối với bản đồ nền sử dụng trong thành lập bản đồ
hiện trạng sử dụng đất.
1. Bản đồ nền phải được thành lập theo quy định tại:
- Thể hiện tồn bộ diện tích các loại đất trong đường địa giới hành chính
theo Chỉ thị 364/TTg của Thủ tướng Chính phủ hoặc Quyết định điều chỉnh địa
giới hành chính của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền đối với các đơn vị hành
chính mới điều chỉnh.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được xây dựng theo các chỉ tiêu phân
loại đất của Thông tư 28/2014/TT-BTNMT quy định về thống kê, kiểm kê đất
đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

- Việc khoanh vẽ tất cả các thửa đất phải có cùng mục đích sử dụng và
cùng đối tượng sử dụng , phải thể hiện đúng với toàn bộ hiện trạng sử dụng đất
năm 2014.
- Xây dựng hoàn chỉnh bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 bằng
công nghệ số.
- Nội dung, phương pháp, kết quả xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng
đất dạng số được thực hiện theo quy trình, quy phạm và các phần mềm của Bộ
Tài nguyên và Môi trường ban hành.
- Ê-líp-xơ-ít quy chiếu quốc gia là ê-líp-xơ-ít WGS-84 tồn cầu với kích
thước:
a. Bán trục lớn:

a=

6378137,0m

b. Độ dẹt:

f=

1: 298,257223563

-Lưới chiếu bản đồ:
+ Sử dụng lưới chiếu hình nón đồng góc với hai vĩ tuyến chuẩn 11º và 21º
độ để thành lập các bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000.000 cho toàn lãnh thổ Việt Nam;


6

+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 6º có hệ số

điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0=0,9996 để thành lập các bản đồ nền có
tỷ lệ 1/500.000 đến 1/25.000.
+ Sử dụng lưới chiếu hình trụ ngang đồng góc với múi chiếu 3º có hệ số
điều chỉnh tỷ lệ biến dạng chiều dài K0=0,9999 để thành lập các bản đồ nền có
tỷ lệ từ 1/10.000 đến 1/2.000.
-Kinh tuyến trục bản đồ nền cấp xóm, xã, phường.
2. Tỷ lệ của bản đồ nền được lựa chọn dựa vào: Kích thước, diện tích,
hinh dạng của đơn vị hành chính; đặc điểm, kích thước của các yếu tố nội dung
hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị trên bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Tỷ lệ
của bản đồ nền cũng là tỷ lệ của bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Quy định trong
bảng sau:
Bảng 1.1:Tỷ lệ bản đồ nền dung để thành lập
bản đồ hiện trạng sử dụng đất
Đơn vị thành lập bản đồ

Tỷ lệ bản đồ

Quy mơ diện tích tự nhiên (ha)

1:1.000

Dưới 120

1:2.000

Từ 120 đến 500

1:5.000

Từ 500 đến 3.000


1:10.000

Trên 3.000

1:5.000

Dưới 3.000

Cấp huyện

1:10.000

Từ 3.000 đến 12.000

(Thành phố trực thuộc)

1:25.000

Trên 12.000

1:25.000

Dưới 100.000

1:50.000

Từ 100.000 đến 350.000

1:100.000


Trên 350.000

Cấp xã

Cấp tỉnh

1:250.000
1:1.000.000

(Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất


7

do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 19 tháng 5
năm 2014.)
3.Khi diện tích tự nhiên của đơn vị hành chính xấp xỉ dưới hoặc trên của
khoảng giá trị quy mơ diện tích trong cột 3 của bảng 1.2 thì được phép chuyển
tỷ lệ bản đồ lớn hơn hoặc nhỏ hơn một bậc.
4.Tài liệu đồ dung để thành lập bản đồ nền là các bản đồ phải đảm bảo
các quy chuẩn kỹ thuật quy định và được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã có bản đồ địa chính hoặc bản đồ
địa chính cơ sở ở nhiều tỷ lệ thì dung các bản đồ đại chính hoặc bản đồ địa
chính cơ sở có tỷ lệ nhỏ nhất để thành lập bản đồ nền.
- Đối với các đơn vị hành chính cấp xã khơng có bản đồ địa chính hoặc
bản đồ địa chính cơ sở thì dùng ảnh chụp từ máy bay hoặc ảnh chụp từ vệ tinh
có độ phân giải cao đã được nán chỉnh thành sản phẩm trực giao để thành lập
bản đồ nền.

5. Độ chính xác chuyển vẽ các yếu tố nội dung cơ sở địa lý từ các bản
đồ tài liệu sang bản đồ nền phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Sai số tương hỗ chuyển vẽ các yếu tố nội dung bản đồ khơng vượt qua
±0.3mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
- Sai số chuyển vẽ vị trí các yếu tố nội dung bản đồ khơng được vượt
q ±0.2mm tính theo tỷ lệ bản đồ nền.
6. Nội dung và nguyên tắc biểu thị các nội dung bản đồ nền, bản đồ nền
phải biểu thị đầy đủ các yếu tố nội dung:
- Biểu thị lưới kilomet hoặc lưới kinh, vĩ tuyến:
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/1.000, 1/2.000, 1/5.000 và 1/10.000 chỉ biểu thị
lưới kilomet, với kích thước ơ lưới kilomet là 10cm × 10cm.
+ Bản đồ nền tỷ lệ 1/25.000 biểu thị lưới kilomet, với kích thước lưới
kilomet là 8cm × 8cm.


8

+ Bản đồ tỷ lệ nền 1/50.000, 1/100.000, 1/250.000 và 1/1.000.000 chỉ
biểu thị lưới kinh, vĩ tuyến. Kích thước ơ lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ
lệ 1/50.000 là 5’ × 5’, kích thước ơ lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/100.000 là 10’ × 10’, kích thước ơ lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/250.000 là 20’ × 20’, kích thước ô lưới kinh, vĩ tuyến của bản đồ nền tỷ lệ
1/1.000.000 là 1º × 1º.
+ Dáng đất được biểu thị bằng đường bình độ và điểm ghi chú độ cao,
khu vực miền núi có độ dốc lớn chỉ biểu thị bằng đường bình độ cái của bản đồ
địa hình cùng tỷ lệ và điểm độ cao đặc trưng.
-Biểu thị hệ thuỷ: đường bờ sông, hồ, đường bờ biển được thể hiện theo
quy định hiện hành tại thời điểm thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
-Biểu thị hệ thống giao thong đường sắt, đường bộ và các cơng trình
giao thong có liên quan. Yêu cầu biểu thị đường bộ đối với bản đồ hiện trạng

sử dụng đất các cấp xã đường bộ biểu thị đến trục chính trong khu dân cư, khu
đô thị, các xã thuộc khu vực giao thông kém phát triển, khu vực miền núi phải
biểu thị cả đường mòn.
- Biểu thị đường biên giới, địa giới hành chính các cấp xác định theo hồ
sơ địa giới hành chính, bản đồ điều chỉnh địa giới hành chính kèm Quyết định
địa giới hành chính cơ quan của nhà nước có thẩm quyền.
- Biểu thị các yếu tố nội dung khác như: các địa điểm vật độc lập quan
trọng có tính định hướng và các cơng trình kinh tế, văn hoá – xã hội.
- Ghi chú địa danh, tên các đơn vị hành chính giáp ranh và các ghi chú
cần thiết khác.
1.1.3. Nội dung và nguyên tắc thể hiện các yếu tố hiện trạng sử dụng đất.
1.Biểu thị các yếu tố nội dung hiện trạng sử dụng đất trên bản đồ hiện
trạng sử dụng đất phải tuân theo các quy định trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường ban hành.


9

2.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị đầy đủ các khoanh đất.
Khoanh đất được xác định bằng một đường bao khép kín. Mỗi khoanh đất
được biểu thị mục đích sử dụng đất chính theo hiện trạng sử dụng đất.
3.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất phải biểu thị tất cả các khoanh đất có
diện tích trên bản đồ theo quy định tại bảng sau:
Bảng 1.2. Các khoanh đất phải thể hiện trên bản đồ
hiện trạng sử dụng đất
Tỷ lệ bản đồ

Diện tích các khoanh đất
trên bản đồ


Từ 1/1.000 đến 1/10.000

≥16 mm²

Từ 1/25.000 đến 1/100.000

≥9mm²

Từ 1/250.000 đến 1/1.000.000

≥4mm²

(Thông tư 25/2014/TT-BTNMT Quy định về ký hiệu bản đồ hiện trạng
sử dụng đất phục vụ quy hoạch sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất
do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành vào ngày 19 tháng 5
năm 2014).
1.1.3.1. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số.
1.Quy định chung về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
- Các quy định về bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số trong quy đinh
này nhằm đảm bảo sự thống nhất các dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất,
phục vụ cho mục đích khai thác, sử dụng, cập nhật và lưu trữ.
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải đảm bảo đầy đủ, chính xác
các yếu tố nội dung và khơng được làm thay đổi hình dạng của đối tượng so
với bản đồ tài liệu dùng để số hoá. Dữ liệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng
số phải được làm sạch, lọc bỏ các đối tượng chồng đè, các điểm nút thừa.
- Độ chính xác về cơ sở tốn học, vị trí các yếu tố nội dung bản đồ
khơng được vượt q hạn sai cho phép.
- Trình bày bản đồ dạng số phải tuân thủ theo các yêu cầu biểu thị nội
dung đã được quy định trong Quy định này và ký “Ký hiệu bản đồ hiện trạng



10

sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường.
- Các ký hiệu dạng điểm trên bản đồ hiện trạng sử đất dạng số phải biểu
thị bằng các ký hiệu dạng cell được thiết kế sẵn trong thư viện ký hiệu, mà
không được dùng công cụ đồ hoạ để vẽ.
- Các đối tượng dạng đường chỉ được vẽ ở dạng line string, polyline
chain hoặc complex chain. Các đối tượng dạng đường phải được vẽ liên tục
không đứt đoạn và chỉ được dừng loại các điểm nút ở chỗ giao nhau giữa các
đường cùng loại.
- Những đối tượng dạng vùng (polygon) phải được vẽ là đường khép
kín, được trái pattern, shape hoặc complex shape, hoặc fill color.
- Quy trình cơng nghệ thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số
gồm các bước:
Bước 1: Thu thập, đánh giá và chuẩn bị bản đồ để số hoá;
Bước 2: Thiết kế thư mục lưu trữ bản đồ;
Bước 3: Phân lớp các đối tượng nội dung và xây dựng thư viện ký hiệu
bản đồ;
Bước 4: Xác định cơ sở toán học cho bản đồ;
Bước 5: Quét bản đồ và nán ảnh quét (Nếu dùng phương án quét), hoặc
định vị bản đồ tài liệu dùng để thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất lên bàn
số hoá;
Bước 6: Số hoá và làm sạch các dữ liệu;
Bước 7: Trình bày, biên tập bản đồ;
Bước 8: In bản đồ, kiểm tra, chỉnh sửa;
Bước 9: Nghiệm thu bản đồ trên máy tính;
Bước 10: In bản đồ ra giấy;

Bước 11: Ghi dữ liệu bản đồ vào đĩa CD;
Bước 12: Nghiệm thu bản đồ trên đĩa CD và bản đồ giấy;


11

Bước 13: Viết thuyết minh bản đồ;
Bước 14: Đóng gói và giao nộp sản phẩm;
2.Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được thể hiện bằng hệ
thống ký hiệu được thiết kế trong “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và
bản đồ quy hoạch sử dụng đất” do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường ban hành.
3.Nội dung bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số được chia thành 7
nhóm lớp:
- Nhóm lớp cơ sở toán học gồm: khung bản đồ, lưới kilomet, lưới kinh,
vĩ tuyến, chú dẫn, trình bày ngồi khung và các nội dung có lien quan;
- Nhóm lớp địa hình gồm: dáng đất, các điểm độ cao;
- Nhóm lớp thuỷ hệ gồm: thuỷ hệ và các đối tượng có liên quan;
- Nhóm giao thông gồm: các yếu tố giao thông và các đối tượng có liên
quan;
- Nhóm lớp địa ranh giới hành chính gồm: đường biên giới, địa giới
hành chính các cấp;
- Nhóm ranh giới và các lớp ký hiệu loại đất gồm: ranh giới các khoanh
đất; ranh giới các khu đất, khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh
tế; ranh giới các nông trường, lâm trường; các đơn vị an ninh, quốc phòng;
ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt và đã
triển khai cắm mốc trên thực địa; các ký hiệu loại đất.
- Nhóm lớp các yếu tố kinh tế, xã hội.
Mỗi nhóm lớp được chia thành các đối tượng. Mỗi lớp có thể gồm một
hoặc vài đối tượng có cùng tính chất, mỗi đối tượng được gắn một mã (code)
riêng và thống hất trên bản đồ.

4.Để đảm bảo cho các dữ liệu bản đồ được thống nhất, khi xây dựng và
biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất trong môi trường Microstation và các
Modul khác chạy trên phần mềm này, các tệp chuẩn được quy định gồm:
- Seedfile: vn2d.dgn;


12

- Phông chữ tiếng việt: vnfont.rsc;
- Thư viện các ký hiệu độc lập cho các tỷ lệ;
- Thư viện các ký hiệu hình tuyến cho các tỷ lệ;
- Bảng mã chuẩn (feature table);
- Bảng sắp xếp thứ tự (pen table).
5.Chuẩn mực và màu lực nét của các yếu tố nội dung theo quy định
trong “Ký hiệu trong bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch sử dụng đất”
do Bộ Tài Nguyên và Môi Trường;
6.Tài liệu dùng để số hoá thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng dất dạng
sô phải đảm bảo yêu cầu:
- Sạch sẽ, rõ ràng, khơng nhàu nát, khơng rách;
- Chính xác về cơ sở toán học ;
- Đủ các điểm mốc để định vị hình ảnh của bản đồ;
7.Bản đồ hiện trạng sử dụng đất được số hoá theo phương pháp sau:
- Số hoá bằng bản số hố (Digitizing table);
- Qt hình ảnh bản đồ sau đó nán và vectơ hố bán tự động (Scanning
and vectorizing);
- Qt hình ảnh bản đồ sau đó nắn và vecto hoá tự động.
8. Quy định về sai số và độ chính xác của dữ liệu bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số:
- Khung trong, lưới kilomet, lưới kinh vĩ tuyến của bản đồ hiện trạng sử
dụng đất dạng số xây dựng bằng các chương trình chuyên dụng cho thành lập

lưới chiếu bản đồ, các điểm góc khung, các mắt lưới khơng có sai số (trên máy
tính) so với toạ độ lý thuyết. Không dùng các công cụ vẽ đường thẳng hoặc
đường cong để vẽ lại lưới kilomet, lưới kinh vĩ tuyến và khung trong bản đồ
theo ảnh quét. Khi trình bày các yếu tố nội dung của khung trong và khung
ngồi bản đồ khơng được làm xê dịch vị trí của các đường lưới kilomet, lưới
kinh vĩ tuyến và khung trong bản đồ;


13

- Sai số kích thước của hình ảnh bản đồ sau khi nắn so với kích thước lý
thuyết phải đảm bảo: các cạnh khung trong không vượt qua 0.2mm và đường
chéo khơng vượt qua 0.3mm tính theo tỷ lệ bản đồ;
- Các đối tương được số hoá phải đảm bảo đúng các chỉ số lớp và mã đối
tượng của chúng. Chỉ số lớp được thể hiện bằng số lớp (level) trong tệp
(fine)*.dgn. Trong q trình số hố, các đối tượng được gán mã (code) theo
quy định.
- Các dữ liệu số phải đảm bảo tính đúng đắn, chính xác:
+ Các đối tượng kiểu đường phải đảm bảo tính lien tục, chỉ cắt và nối với
nhau tại các điểm giao nhau của đường;
+ Đường bình độ, điểm độ cao được gắn đúng giá trị độ cao;
+ Giữ đúng mối quan hệ không gian giữa các yếu tố nội dung bản đồ;
+ Các sông, suối, kênh mương vẽ một nét phải bắt liền vào hệ thống sơng
ngịi 2 nét;
+ Đường bình độ khơng được cắt nhau phải liên tục và phù hợp dáng với
thuỷ hệ;
+ Đường giao thông không đè lên hệ thống thuỷ văn, khi các đối tượng này
chạy sát và song song nhau thì vẫn phải đảm bảo tương quan về vị trí địa lý;
+ Đường bao của các đối tượng kiểu vùng phải đảm bảo khép kín;
+ Kiểu, cỡ chữ, sổ ghi chú trên bản đồ phải tương ứng với kiểu, cỡ chứ

quy định trong tập “Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và quy hoạch hiện
trạng sử dụng đất”. Địa danh theo tuyến cần ghi chú theo độ cong của tuyến và
thuận theo chiều dọc;
- Tiếp biên bản đồ phải được tiến hành trên máy tính, các yếu tố nội
dung tại mép biên phải được tiếp khớp với nhau tuyệt đối;
- Các yếu tố nội dung bản đồ cùng tỷ lệ sau khi tiếp biên phải khớp với
nhau cả về định tính và định lượng (nội dung, lực nét, màu sắc và thuộc tính).
Đối với bản đồ khác tỷ lệ phải lấy nội dung bản đồ lớn hơn làm chuẩn, sai số


14

tiếp biên không vượt quá 0.3mm cộng với sai số cho phép khi tổng quát hoá
nội dung bản đồ về tỷ lệ nhỏ hơn;
9. Quyết định số hoá và biên tập bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
- Các tài liệu bản đồ được dùng để số hoá, phải đảm bảo các yêu cầu
quy định.
- Độ phân giải khi quét bản đồ quy định trong khoảng từ 150 dpi đến 400
dpi phụ thuộc vào chất lượng của tài liệu bản đồ. Ảnh bản đồ sau khi quét
(raster) phải đầy đủ, rõ nét, không bị co dãn cục bộ.
- Định vị bản đồ trên bàn số hoá hoặc nắn ảnh quét (raster) dựa vào các
điểm chuẩn là các góc khung trong, các giao điểm lưới kilômét, các điểm
khống chế tọa độ trắc địa có trên bản đồ.
- Bản đồ chỉ được số hoá sau khi đã nắn ảnh quét đạt các hạn sai theo
quy định. Các yếu tố cơ sở toán học của bản đồ phải được xây dựng tự động
theo các chương trình chuyên dụng. Các yếu tố nội dung khác của bản đồ 15
được số hoá theo trình tự sau:
+ Thuỷ hệ và các đối tượng liên quan;
+ Dáng đất;
+ Giao thông, các đối tượng liên quan;

+ Địa giới hành chính;
+ Ranh giới khoanh đất;
+ Ranh giới các khu dân cư nông thôn, khu công nghệ cao, khu kinh tế,
ranh giới các nông trường, lâm trường, ranh giới các đơn vị quốc phòng.
- An ninh, ranh giới các khu vực đã quy hoạch được cấp có thẩm quyền
phê duyệt và đã triển khai cắm mốc trên thực địa.
- Khi thành lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp xã trên cơ sở từ bản đồ
địa chính, hoặc bản đồ địa chính cơ sở phải lưu lại tồn bộ cơ sở dữ liệu ban đầu
(dữ liệu khơng gian, dữ liệu thuộc tính), trước khi xử lý, tổng hợp và biên tập);
- Bản đồ sau khi số hoá phải được biên tập theo các quy định sau:


15

+ Các yếu tố nội dung bản đồ được biên tập theo đúng quy định về phân
nhóm lớp và lớp;
+ Màu sắc, kích thước và hình dáng của các ký hiệu dùng để biểu thị nội
dung bản đồ phải tuân thủ theo các quy định đối với bản đồ in ra giấy;
+ Việc trình bày các nội dung trong khung và ngoài khung bản đồ phải
tuân theo "Ký hiệu bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng
đất" do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
10. Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải kèm theo một tệp tin về lý
lịch bản đồ, trong đó ghi rõ các thơng tin cơ bản về tài liệu, phương pháp số
hóa, các đặc điểm kỹ thuật khi số hóa, phần mềm để số hóa.
11. Nguyên tắc kiểm tra, nghiệm thu bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số:
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số phải kiểm tra ít nhất 01 (một) lần
trên máy tính, 02 (hai) lần trên bản in ra giấy. Các lỗi phát hiện qua kiểm tra
phải được sửa chữa triệt để;
- Nội dung kiểm tra bản đồ hiện trạng sử dụng đất dạng số thực hiện trên
máy tính và trên bản đồ in ra giấy như sau:

+ Nội dung kiểm tra trên máy tính;
+ Kiểm tra độ chính xác nắn chỉnh các tệp tin ảnh nắn cuối cùng;
+ Kiểm tra toạ độ góc khung, kích thước khung và đường chéo, giá trị các
điểm độ cao;
+ kiểm tra việc phân lớp của các yếu tố nội dung bản đồ;
+ Kiểm tra tính nhất quán của việc sử dụng ký hiệu quy định để thể hiện
nội dung điểm, đường, vùng của bản đồ;
+ Kiểm tra tiếp biên bản đồ;
+ Kiểm tra việc loại bỏ, làm sạch dữ liệu;
+ Kiểm tra lực nét, màu sắc của các đối tượng;
+ Kiểm ra việc ghi chép lý lịch bản đồ.
- Nội dung kiểm tra bản đồ in ra giấy:


16

+ Kiểm tra sự đầy đủ, phù hợp và độ chính xác của các yếu tố nội dung
bản đồ theo quy định đối với bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
+ Kiểm tra việc trình bày bản đồ.
Khi hồn thành kiểm tra, nghiệm thu dữ liệu bản đồ phải ghi vào đĩa
CD. Đĩa CD sau khi ghi phải được kiểm tra 100% trên máy tính và giao nộp
theo quy định tại khoản 8 Mục VIII của Quy định này. Mặt ngoài đĩa phải ghi
tên bản đồ, tỷ lệ bản đồ, tên đơn vị thực hiện, thời gian, ngày ghi đĩa CD. Đĩa
CD dùng để ghi dữ liệu bản đồ phải có chất lượng cao và bảo đảm yêu cầu lưu
trữ trong điều kiện kỹ thuật như lưu trữ phim ảnh.
1.2. Nghiên cứu biến động đất đai.
1.2.1. Khái niệm về biến động.
Biến động là sự biến đổi, thay đổi, thay thế trạng thái này bằng một
trạng thái khác liên tục của sự vật, hiện tượng tồn tại trong môi trường tự nhiên
cũng như môi trường xã hội.

1.2.2. Nội dung đánh giá biến động sử dụng đất.
Trong quá trình sử dụng đất, thường nẩy sinh nhu cầu sử dụng đất vào các
mục đích khác nhau của con người. Do đó, ln có sự biến động đất đai về sử
dụng đất. Tùy theo nhu cầu phát triển của từng khu vực cũng như từng mục
đích sử dụng mà có sự biến động ít hay nhiều của từng loại hình sử dụng đất.
1.2.2.1 Mục đích.
- Đánh giá sự thay đổi tồn bộ quỹ đất đã giao và chưa giao sử dụng về mặt
định lượng diện tích các loại hình sử dụng đất trong một giai đoạn nhất định.
- Nắm được tình hình thực tế về xu hướng sử dụng đất vào từng mục đích
cụ thể của mỗi cấp lãnh thổ.
- Làm tài liệu phục vụ công tác định hướng quy hoạch sử dụng đất và làm
cơ sở để phục vụ cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước.
1.2.2.2. Yêu cầu.
- Đánh giá đúng sự thay đổi về mặt định lượng diện tích các loại hình sử
dụng đất, cho từng cấp lãnh thổ.


17

- Đáp ứng đồng bộ và hiệu quả các yêu cầu về sự thay đổi về mặt định
lượng diện tích sử dụng của từng loại đất trong một giai đoạn nhất định.
1.2.2.3. Nội dung Công tác nghiên cứu biến động sử dụng đất theo mục đích sử
dụng đất như sau:
- Đất nông nghiệp:
+ Đất sản xuất nông nghiệp
+ Đất lâm nghiệp
+ Đất nuôi trồng thủy sản
+ Đất nông nghiệp khác
- Đất phi nông nghiệp:
+ Đất ở

+ Đất chuyên dùng
+ Đất tơn giáo tín ngưỡng
+ Đất nghĩa trang nghĩa địa
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng
- Đất chưa sử dụng:
+ Đất bằng chưa sử dụng
+ Đất đồi núi chưa sử dụng
+ Núi đá khơng có rừng cây
1.2.3. Các phương pháp đánh giá biến động
Phát hiện biến động sử dụng đất và lớp phủ bề mặt là việc làm cần thiết
trong việc hiện chỉnh bản đồ lớp phủ bề mặt và trợ giúp cho việc theo dõi,
quản lý tài nguyên thiên nhiên.
Sự biến động thông thường được phát hiện trên cơ sở so sánh tư liệu
viễn thám đa thời gian hoặc giữa bản đồ cũ và bản đồ mới được hiện chỉnh
theo tư liệu viễn thám.
Các biến động có thể được chia làm hai loại chính sau: biến động theo
mùa và biến động hàng năm. Thông thường hai loại biến động này pha trộn với
nhau rất phức tạp trong khuôn khổ một bức ảnh, do vậy người giải đoán cần sử


18

dụng các tư liệu cùng thời gian, cùng mùa trong năm để có thể phát hiện được
các biến động thực sự.
Có rất nhiều các phương pháp nghiên cứu biến động khác nhau, tuy
nhiên có thể chia thành hai nhóm chính đó là: phương pháp so sánh sau phân
loại (từ bản đồ về bản đồ); phương pháp quang phổ (từ ảnh về ảnh). Việc sử
dụng cách này hay cách khác phụ thuộc vào đối tượng biến động cần xác định,
dữ liệu thu thập được, độ chính xác yêu cầu …
1.2.3.1 Tạo ảnh biến động từ ảnh gốc theo từng band phổ.

Phương pháp chung là so sánh các giá trị độ sáng của hình ảnh (DN) của
từng band giữa hai thời điểm chụp ảnh khác nhau, bằng cách tạo ảnh hiệu số
của hai band đó:
DN(1,2) = DN(1) – DN(2)
Trong đó:
DN(1): Giá trị DN của pixel trong ảnh chụp ở thời gian (1)
DN(2): Giá trị DN của pixel trong ảnh chụp ở thời gian (2)
DN(1,2):Giá trị DN của pixel ảnh biến động giữa hai thời gian(1)và (2).
DN sẽ có các giá trị (-), (+), hoặc bằng 0.
+ Giá trị 0 là khơng có biến động.
+ Giá trị (-), (+) là biến động theo hai hướng khác nhau. Ví dụ đối với
band Green (band 5 của MSS hay band 2 của TM) thì giá trị âm của DN(1,2)
sẽ là biến động theo hướng tăng độ xanh, khi đó giá trị DN giảm đi. Cịn đối
với các band khác, như band 4 của MSS hay band 1 của TM thì 19 giá trị âm
thể hiện nước biến đổi theo xu thế trong hơn, sạch hơn. Đối với đất, đá thì khi
DN(1,2) dương nghĩa là đất, đá khơ hơn hoặc nhiều cát hơn cịn ngược lại khi
DN(1,2) âm thể hiện trong thực tế nước nông hơn và bẩn hơn…
1.2.3.3. Tạo ảnh biến động từ ảnh đã phân loại.
Để áp dụng được phương pháp này, để có kết quả chính xác và tiện so
sánh việc phân loại phải được thực hiện theo nguyên tắc hai cùng: cùng hệ


×