Tải bản đầy đủ (.pdf) (230 trang)

Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại Nghệ An (LA tiến sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (10.77 MB, 230 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ MAI VI

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN
(Phaeoisariopsis personata) HẠI LẠC TẠI NGHỆ AN

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2017


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

NGÔ THỊ MAI VI

NGHIÊN CỨU BỆNH ĐỐM ĐEN
(Phaeoisariopsis personata) HẠI LẠC TẠI NGHỆ AN

Chuyên ngành: BẢO VỆ THỰC VẬT
Mã số: 62.62.01.12

Người hướng dẫn khoa học
PGS. TS. NGUYỄN VĂN VIÊN

HÀ NỘI, NĂM 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên


cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được dùng để
bảo vệ lấy bất kỳ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cám ơn,
các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được chỉ rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày ….. tháng….. năm 2017
Tác giả luận án

Ngô Thị Mai Vi

i


LỜI CẢM ƠN

Trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án, tôi đã
nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của các thầy cô giáo cùng với sự giúp
đỡ, động viên của gia đình, bạn bè và đồng nghiệp.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới PGS.TS. Nguyễn Văn Viên đã tận
tình hướng dẫn, dành nhiều công sức, thời gian và tạo điều kiện cho tôi trong
suốt quá trình học tập, thực hiện đề tài để hoàn thành luận án này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban Giám đốc Học viện Nông
nghiệp Việt Nam. Tôi xin cảm ơn sự giúp đõ nhiệt tình của các cán bộ Ban Quản
lý đào tạo, Bộ môn Bệnh cây, Khoa Nông học, Trung tâm bệnh cây nhiệt đới,
Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo trường Đại học Vinh đã giúp đỡ
và tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt cho tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Tôi xin trân trọng cảm ơn các nhà khoa học đã nhiệt tình trao đổi, góp ý
cho các vấn đề, giải pháp trong quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận án.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tất cả người thân trong gia đình đã luôn
bên cạnh, động viên, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận để tôi hoàn thành

luận án.
Hà Nội, ngày ..... tháng .... năm 2017
Tác giả luận án

Ngô Thị Mai Vi

ii


MỤC LỤC

Lời cam đoan

i

Lời cảm ơn

ii

Mục lục

iii

Danh mục chữ viết tắt

vi

Danh mục bảng

viii


Danh mục hình

xi

Trích yếu luận án

xiii

Thesis abstract

xv

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

1

1.1

Tính cấp thiết của đề tài

1

1.2

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3

1.3


Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.4

Những đóng góp mới của đề tài

3

1.5

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

4

PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

5

2.1

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới và ở Việt Nam

5

2.1.1

Tình hình sản xuất lạc trên thế giới


5

2.1.2

Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam

6

2.2

Nghiên cứu về bệnh đốm đen hại lạc

7

2.2.1

Phân bố và tầm quan trọng của bệnh đốm đen hại lạc

7

2.2.2

Phân loại

10

2.2.3

Xác định các mẫu nấm gây bệnh bằng giải trình tự vùng ITS


11

2.2.4

Phân tích đa dạng di truyền của nấm dựa trên phân tích Rep - PCR

13

2.2.5

Triệu chứng bệnh đốm đen hại lạc

13

2.2.6

Đặc điểm hình thái của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc

14

2.2.7

Đặc điểm sinh học của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc

15

2.2.8

Đặc điểm phát sinh, phát triển của bệnh đốm đen hại lạc


19

2.2.9

Biện pháp phòng chống bệnh

21

iii


PHẦN 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.1

Vật liệu, địa điểm và thời gian nghiên cứu

36

3.1.1

Vật liệu nghiên cứu

36

3.1.2


Địa điểm và thời gian nghiên cứu

37

3.2

NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

37

3.2.1

Đánh giá mức đô ̣ phổ biế n và tác ha ̣i của bệnh đốm đen hại lạc

37

3.2.2

Xác đinh
̣ loài nấ m gây bê ̣nh đố m đen và đánh giá mức độ đa dạng phân
tử của các mẫu nấm thu thập được

37

3.2.3

Nghiên cứu mô ̣t số đặc điểm sinh học của nấ m gây bê ̣nh đố m đen ha ̣i la ̣c

37


3.2.4

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bê ̣nh đố m đen hại lạc do nấm
P. personata gây ra

38

3.3

Phương pháp nghiên cứu

39

3.3.1

Phương pháp đánh giá mức độ phổ biến và tác hại của bệnh đốm đen hại lạc

39

3.3.2

Phương pháp xác đinh
̣ loài nấ m gây bê ̣nh đố m đen và đánh giá mức độ
đa dạng di truyền của của nấm P. personata bằng kỹ thuật rep-PCR

3.3.3

40

Phương pháp nghiên cứu đặc điểm hı̀nh thái và sinh học của nấm

P. personata

43

3.3.4

Phương pháp nghiên cứu các biện pháp phòng trừ bệnh đốm hại lạc

47

3.4

Phương pháp tính toán và xử lý số liệu

58

PHẦN 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

60

4.1

Mức độ phổ biến và tác hại của bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An

60

4.1.1

Mức độ phổ biến của bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An


60

4.1.2

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An

62

4.1.3

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành
năng suất của cây lạc

4.2

71

Xác định loài nấm gây bệnh đốm đen và đánh giá mức độ đa dạng phân
tử của các mẫu nấm thu thập được

84

4.2.1

Một số đặc điểm hình thái của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc

84

4.2.2


Xác định các mẫu nấm gây bệnh đốm đen hại lạc thu tại Nghệ An bằng
giải trình tự vùng ITS

4.2.3

85

Phân tích đa dạng di truyền của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc dựa trên
phân tích Rep - PCR

89

iv


4.3

Một số đặc điểm sinh học của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc

4.3.1

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy và điều kiện ánh sáng đến sinh
trưởng và sinh bào tử của nấm P. personata

4.3.2

106

Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc do nấm
P. personata gây ra


4.4.1

101

Xác định hình thức sinh sản hữu tính của nấm P. personata trong điều
kiện tự nhiên

4.4

94

Đánh giá ảnh hưởng của nồng độ bào tử và tuổi lá đến khả năng gây bệnh
của nấm P.personata bằng phương pháp lá tách

4.3.3

94

107

Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc bằng biện pháp
hóa học

109

4.4.2

Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc bằng chất kích kháng


117

4.4.3

Nghiên cứu khả năng phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc bằng biện pháp
sinh học

122

PHẦN 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

143

5.1

Kết luận

143

5.2

Kiến nghị

144

Danh mục các công trình công bố

145

Tài liệu tham khảo


146

Phụ lục

163

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

bp

Base pair (Cặp bazơ)

bt/ml

Bào tử/mililiter

BVTV

Bảo vệ thực vật

cs.

Cộng sự

CSB


Chỉ số bệnh

CT

Công thức

CDD-CT

Cà độc dược dạng chiết tươi

CDD-ĐS

Cà độc dược dạng đun sôi ở 1000C

CGL-CT

Cà gai leo dạng chiết tươi

CGL-ĐS

Cà gai leo dạng đun sôi ở 1000C

CRD

Completely randomized design (Thiết kế hoàn toàn ngẫu nhiên)

DNA

Deoxy nucleic acid


D. metel

Datura metel

DTLNB

Diện tích lá bị nhiễm bệnh

ĐKVB

Đường kính vết bệnh

EM

EMINA

ERIC

enterobacterial repetitive intergenic consensus

FAO

Food and agriculture organization
(Tổ chức Nông nghiệp và Lương thực Liên hiệp Quốc)

GĐST

Giai đoạn sinh trưởng

ha


Hecta

HL

Hiệu lực

HLPT

Hiệu lực phòng trừ

kb

Kilo base

KC

Khuyến cáo

KH

Ký hiệu

RCB

Randomized Complete Design
(Thiết kế theo khối ngẫu nhiên hoàn chỉnh)

vi



PCR

Polymerase chain reaction (Phản ứng chuỗi trùng hợp)

Rep

Repetitive extragenic palindromic

P. personata

Phaeoisariopsis personata

PLX

Peanut leaf extract (Dịch chiết lá lạc).

SVB

Số vết bệnh

TGUB

Thời gian ủ bệnh

TLB

Tỷ lệ bệnh

Trầu-CT


Trầu không dạng chiết tươi

Trau-ĐS

Trầu không dạng đun sôi ở 1000C

TSN

Tần số nhiễm

TT

Thứ tự



Vòng đời

WA

Water agar

µl

Microliter

µM

Micromol


vii


DANH MỤC BẢNG

STT

Tên bảng

Trang

2.1

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới (năm 2000 - 2012)

5

2.2

Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam (năm 2002 - 2012)

6

3.1

Các mồi được sử dụng trong Rep-PCR

42


3.2

Mô tả các loại cà sử dụng trong thí nghệm

53

4.1

Mức độ phổ biến của bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An trong vụ Xuân
từ năm 2012 đến 2014

4.2

61

Mức độ phổ biến của bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An trong vụ Thu từ
năm 2012 đến 2014

4.3

62

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành
năng suất lạc giống L14 vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.4

73

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến sinh trưởng và các yếu tố cấu thành

năng suất lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vụ thu 2014

79

4.5

Đặc điểm tản nấm P. personata trên môi trường nhân tạo

85

4.6

Nguồn gốc và kết quả giải trình tự vùng ITS của 11 mẫu nấm gây bệnh
đốm đen hại lạc

4.7

86

So sánh trình tự vùng ITS của 11 mẫu nấm gây bệnh đốm đen hại lạc với
các nấm Mycosphaerella

4.8

87

Nguồn gốc và đặc điểm hình thái của 33 mẫu nấm gây bệnh đốm đen hại
lạc thu thập năm 2013 trong phân tích Rep - PCR

4.9


90

Sản phẩm của phân tích Rep-PCR đối với 33 mẫu nấm gây bệnh đốm đen
hại lạc

92

4.10

Quan hệ của các nhóm phả hệ với nguồn gốc địa lý, giống, đặc điểm hình thái

94

4.11

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng của nấm
P. personata ở điều kiện 12 giờ chiếu sáng/ngày

4.12

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy đến sinh trưởng nấm P. personata
trong điều kiện 24 giờ tối/ngày

4.13

96
99

Ảnh hưởng của môi trường nuôi cấy và điều kiện ánh sáng đến khả năng

sinh bào tử của nấm P.personata

100

viii


4.14

Ảnh hưởng của nồng độ bào tử đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 khi lây nhiễm trên lá lạc 5 tuần tuổi

4.15

Ảnh hưởng của tuổi lá đến khả năng gây bệnh của nấm P. personata trên
giống lạc L14 khi lây nhiễm với nồng độ 5.104 bào tử/ml

4.16

112

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của thuốc Carbenvil 50SC trên giống lạc
L14 ngoài đồng ruộng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.20

110

Ảnh hưởng của thuốc hóa học đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 trong điều kiện in vivo


4.19

105

Hiệu lực ức chế của thuốc hóa học đến khả năng nảy mầm của bào tử
nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.17

103

115

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của thuốc hóa học Daconil 75WP trên
giống lạc L14 ngoài đồng ruộng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An

4.21

117

Ảnh hưởng của chất kích kháng đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 trong điều kiện in vivo

4.22

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của chất kích kháng trên giống lạc L14
trong điều kiện nhà lưới


4.23

120

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của chất kích kháng trên giống lạc L14
ngoài đồng ruộng vụ xuân 2014 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An

4.24

126

Hiệu lực ức chế của dịch chiết lá trầu không dạng chiết tươi đến khả năng
nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.29

125

Hiệu lực ức chế của dịch chiết lá Cà độc dược dạng đun sôi đến khả năng
nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.28

124

Hiệu lực ức chế của dịch chiết lá Cà độc dược dạng chiết tươi đến khả
năng nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.27


123

Hiệu lực ức chế của dịch chiết Cà gai leo dạng chiết tươi đến khả năng
nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.26

121

Hiệu lực ức chế của một số loại dịch chiết khác nhau ở nồng độ 10% đến
khả năng nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.25

118

127

Hiệu lực ức chế của dịch chiết lá trầu không dạng đun sôi đến khả năng
nảy mầm của bào tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

ix

127


4.30

Ảnh hưởng của dịch chiết lá trầu không đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 trong điều kiện in vivo


4.31

Ảnh hưởng của dịch chiết lá cà độc dược đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 trong điều kiện in vivo

4.32

131

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của dịch chiết cà độc dược dạng chiết
tươi (CDD-CT) trên giống L14 trong điều kiện nhà lưới

4.34

130

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của dịch chiết lá trầu không dạng đun
sôi (Trau-ĐS) trên giống L14 trong điều kiện nhà lưới

4.33

129

132

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen của dịch chiết lá trầu không dạng đun
sôi (Trau-ĐS) trên giống lạc L14 ngoài đồng ruộng tại huyện Nghi Lộc,
tỉnh Nghệ An vụ xuân 2014


4.35

134

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen trên giống lạc L14 của dịch chiết cà
độc dược dạng chiết tươi ngoài đồng ruộng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An vụ xuân 2014

4.36

135

Hiệu lực ức chế của chế phẩm sinh học đến khả năng nảy mầm của bào
tử nấm P. personata trong điều kiện in vitro

4.37

Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học đến khả năng gây bệnh của nấm
P. personata trên giống lạc L14 trong điều kiện in vivo

4.38

138

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen hại lạc của chế phẩm sinh học trên
giống lạc L14 trong điều kiện nhà lưới

4.39

137


140

Hiệu lực phòng trừ bệnh đốm đen trên giống lạc L14 của chế phẩm sinh
học ngoài đồng ruộng tại huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An vụ xuân 2014

x

141


DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Trang

2.1

Bản đồ phân bố trên thế giới của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc

7

2.2

Sơ đồ phân cấp bệnh đốm đen hại lạc (P. personata)

9


2.3

Phân tích phả hệ các nấm thuộc chi Mycosphaerella

12

2.4

Triệu chứng bệnh đốm đen hại lạc

14

2.5

Đặc điểm hình thái của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc

15

2.6

Chu kỳ bệnh của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc

20

4.1

Triệu chứng bệnh đốm đen do nấm P. personata gây ra trên giống L14
tại Nghi Lộc, Nghệ An


4.2

60

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống L14 tại huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

4.3

64

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống Sen lai tại huyện Diễn Châu, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

4.4

65

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống L14 tại huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

4.5

66

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống Sen lai tại huyện Nghi Lộc, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

4.6


68

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống L14 tại huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

4.7

69

Diễn biến bệnh đốm đen hại lạc giống Sen lai tại huyện Nam Đàn, tỉnh
Nghệ An từ năm 2013 đến 2014

70

4.8

Năng suất lạc tương ứng với từng cấp bệnh (vụ xuân 2014)

72

4.9

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến chiều cao cây vụ xuân 2014

74

4.10

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến chiều dài cành cấp 1 vụ xuân 2014


74

4.11

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số cành trên cây vụ xuân 2014

74

4.12

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số quả trên cây vụ xuân 2014

74

4.13

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số quả chắc trên cây vụ xuân 2014

74

4.14

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng quả chắc trên cây vụ xuân 2014

74

4.15

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số hạt trên cây vụ xuân 2014


75

4.16

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng hạt trên cây vụ xuân 2014

75

4.17

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng 100 quả vụ xuân 2014

75

xi


4.18

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng 100 hạt vụ xuân 2014

75

4.19

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến năng suất lý thuyết vụ xuân 2014

75

4.20


Năng suất lạc tương ứng với từng cấp bệnh (vụ thu 2014)

78

4.21

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến chiều cao cây vụ thu 2014

80

4.22

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến chiều dài cành cấp 1 vụ thu 2014

80

4.23

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số cành trên cây vụ thu 2014

80

4.24

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số quả trên cây vụ thu 2014

80

4.25


Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số quả chắc trên cây vụ thu 2014

80

4.26

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng quả chắc trên cây vụ thu 2014

80

4.27

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến số hạt trên cây vụ thu 2014

81

4.28

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng hạt trên cây vụ thu 2014

81

4.29

Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng 100 quả vụ thu 2014

81

4.30


Ảnh hưởng của bệnh đốm đen đến khối lượng 100 hạt vụ thu 2014

81

4.31

Ảnh hưởng của bệnh đến năng suất lý thuyết vụ thu 2014

81

4.32

Kích thước sợi nấm, cành và bào tử phân sinh của nấm P. personata (Độ
phóng đại 400 lần, 1 vạch thước = 2,5 μm)

4.33

84

Phân tích phả hệ dựa trên trình tự toàn bộ vùng ITS của 11 mẫu nấm gây
bệnh đốm đen hại lạc thu tại Việt Nam (đánh dấu bằng chấm đen) và các
mẫu nấm sẵn có trên GenBank.

4.34

88

Box-PCR trên 33 mẫu nấm đốm đen hại lạc M. berkeleyi thu thập ở 4
tỉnh năm 2013.


4.35

92

Phân tích cụm dựa trên số liệu BOX-PCR của các mẫu nấm gây bệnh
đốm đen hại lạc thu thập tại Việt Nam

93

4.36

Đường kính tản nấm sau 10 tuần nuôi cấy (12 giờ chiếu sáng/ngày)

95

4.37

Đường kính tản nấm sau 10 tuần nuối cấy (24 giờ tối/ngày)

98

4.38

Lây bệnh nhân tạo trên lá tách

4.39

Thí nghiệm đánh giá hiệu lực ức chế khả năng nảy mầm của nấm


102

P. personata của các các chế phẩm trong phòng thí nghiệm

107

4.40 Thí nghiệm phòng trừ bệnh trong điều kiện in vivo

108

4.41

Thí nghiệm phòng trừ bệnh trong nhà lưới

108

4.42

Thí nghiệm phòng trừ bệnh ngoài đồng ruộng (thí nghiệm ô nhỏ

108

xii


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Ngô Thị Mai Vi
Tên luận án: Nghiên cứu bệnh đốm đen (Phaeoisariopsis personata) hại lạc tại
Nghệ An.
Chuyên ngành: Bảo vệ thực vật


Mã số: 62 62 01 12

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Đánh giá được thiệt hại, mức độ đa dạng và biện pháp phòng trừ nấm
Phaeoisariopsis personata gây bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An.
Phương pháp nghiên cứu
* Vật liệu nghiên cứu: Các giống lạc được trồng phổ biến tại Nghệ An
(giống L14, giống Sen lai), các mẫu bệnh đốm đen hại lạc thu thập tại tỉnh Nghệ
An và một số tỉnh khác.
* Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá mức đô ̣ phổ biế n và tác ha ̣i của bệnh đốm đen hại lạc.
- Xác đinh
̣ loài nấ m gây bê ̣nh đố m đen hại lạc và đánh giá mức độ đa
dạng phân tử của các mẫu nấm thu thập được.
- Nghiên cứu mô ̣t số đặc điểm hình thái và sinh học của nấ m gây bê ̣nh
đố m đen ha ̣i la ̣c.
- Nghiên cứu biện pháp phòng trừ bê ̣nh đố m đen hại lạc do nấm
Phaeoisariopsis personata gây ra.
* Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra theo QCVN 01- 38: 2010/BNNPTNT.
- Phương pháp đánh giá thiệt hại của bệnh đốm đen đến sinh trưởng và
năng suất lạc được thực hiện theo Das and Roy (1995).
- Các mẫu nấm thuần được chiết DNA tổng số theo phương pháp của Doy
and Doy (1987); Hai mồi ITS4 và ITS5 (White et al., 1990) được sử dụng để
nhân toàn bộ vùng ITS của các mẫu nấm; Mức độ đa dạng di truyền của nấm gây
bệnh đốm đen hại lạc được đánh giá bằng kỹ thuật Rep-PCR theo Versalovic et
al. (1991, 1994).


xiii


- Phương pháp nghiên cứu đặc điểm sinh học của nấm P. personata được
thực hiện theo Stenglein et al. (2006) và Mallikarjuna (2012).
- Phương pháp đánh giá khả năng phòng chống bệnh bằng thuốc hóa học
được thực hiện theo Labrinos and Nutter (1993); Phương pháp đánh giá khả năng
phòng chống bệnh bằng chất kích kháng được thực hiện theo Zhang et al. (2001);
Phương pháp đánh giá khả năng phòng chống bệnh bằng dịch chiết thực vật được
thực hiện theo Kishore et al. (2001); Phương pháp đánh giá khả năng phòng
chống bệnh bằng chế phẩm sinh học được thực hiện theo Zhang et al. (2001).
- Tính hiệu lực của thuốc hóa học, chất kích kháng, dịch chiết thực vật,
chế phẩm sinh học theo công thức Abbott (1925).
- Phân tích đa dạng được thực hiện dùng các phầm mềm ClustalX và
MEGA 6.0. Các số liệu thí nghiệm khác được xử lý thống kê theo phương pháp
phân tích phương sai bằng phần mềm IRRISTART 4.0.
Kết quả chính và kết luận
Xác định được mức độ phổ biến, tác hại và thiệt hại năng suất do nấm P.
personata gây ra trên giống lạc L14 ngoài dồng ruộng tại Nghệ An. Trong điều
kiện tỉnh Nghệ An, bệnh đốm đen có thể làm giảm tới 30,24% trong vụ xuân và
49,90% năng suất trong vụ thu.
Dựa trên giải trình tự ITS của 11 mẫu nấm thu thập tại Việt Nam đã góp
phần xác định danh tính của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc là Phaeoisariopsis
personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính).
Dựa trên phân tích Rep - PCR cũng đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An có mức
độ đa dạng thấp và không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc điểm
hình thái, nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thập.
Xác định được các đặc điểm sinh học và dịch tễ đặc trưng của nấm P.
personata tại Nghệ An. Trong đó, khám phá khoa học quan trọng nhất là chưa phát
hiện thấy dạng sinh sản hữu tính của nấm trong điều kiện tự nhiên tại Nghệ An.

Kết quả nghiên cứu của luận án cũng đã chứng tỏ hoạt chất Carbendazim
và dịch chiết thực vât từ cây cà độc được (Datura metel), cây trầu không (Piper
betel) có khả năng phòng chống hiệu quả nấm P. personata trong điều kiện
phòng thí nghiệm cũng như ngoài đồng ruộng. Ở ngoài đồng ruộng, có hai thời
điểm xử lý bệnh đốm đen hiệu quả nhất, bao gồm phun khi cây mọc 5 tuần, 6
tuần hoặc khi cây mọc 8 tuần và 9 tuần.

xiv


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Ngo Thi Mai Vi
Thesis title: Study on Peanut Black Spot Disease (Phaeoisariopsis personata) in
Nghe An.
Major: Plant Protection

Code: 62 62 01 12

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives: To investigate the damage and losses of the black spot
disease, to identify the genetic diversity level and control measures of the
pathogenic fungus, Phaeoisariopsis personata, causing black spots located in
Nghe An.
Materials and Methods
* Materials
- The popular varieties grown in Nghe An (type L14, Sen lai), and the black
spot fungus samples collected in Nghe An province and some other provinces.
* Research content
- Evaluation of the disease progress and damage level of the black spot
disease of peanut in the fields.

- Molecular Identification of peanut black spot fungus and genetic
diversity of the selected fungal isolates.
- Characterization of morphological and biological characteristics of the
peanut black spot fungus.
- Identification of the effective control measures to the peanut black spots
fungus.
* Methods:
- Field surveys were conducted folowing a protocol QCVN 01-38:
2010/BNNPTNT.
- Assessment of the damage and losses of the diseased peanut plants was
conducted following the method described by Das and Roy (1995).
- Fungal DNA extraction was condected following the method described
by Doy and Doy (1987).
- The ITS region of the fun gal isolates was amplified using two primers
ITS4 and ITS5 (White et al., 1990. ITS region was direct sequenced using primer
ITS4. Sequence analysis was conducted using MEGA 6.0 and aClustalX softwares.

xv


- The level of genetic diversity of the slected fungal isolates was identified
using a Rep-PCR technique following a prorocol described by Versalovic et al.
(1991, 1994).
- Biological characterisation of the fungi was cmplimented as describied
by Stenglein et al. (2006) and Mallikarjuna (2012).
- Identification of the control efficacy of fungicides and antagonistic
microorganisms to the fungus was conducted following the protocols described
by Labrinos and Nutter (1993) and Zhang et al. (2001), respectively.
- Identification of the control efficacy of plant extracts to the fungus was
cobducted following the protocol described by Kishore et al (2001).

- Control effectiveness of fungicides, plant extracts and antagonistic
microorganisms was identified using a formula of Abbott (1925).
Main findings and conclusions
The thesis provided additional data on yield losses of peanut (L14 cultivar)
caused by the fungus P. personata in Nghe An. In Nghe An conditon, the black
spot disease could reduced the peanut yield from 30,24% in spring season to
49,90% in fall seasion.
It was for the first time in Vietnam the identify of the black spot fungus of
peanut was identified as P. personata based on ITS sequencing. Based on the
Rep-PCR analysis, it was known that the genetic diversity level of the fungus
population in Nghe An was low and not related with the morphological,
pathogenic characteristics and the origins of the tested isolates.
It was for the first time in Viet nam, all important biological and epidemic
characteristics of the black spot fungus were characterized. The most importantly
scientific finding was the finding that the sexual stage of the fungus has not been
observed Nghe An.
The thesis work also demonstrated that a fungicide, carbendazime, and
two extracts extracted from Datura metel and Piper betel plants had highly
control efficacy to the fungus under laboratory and field conditions. Under field
condition, the most suitable time of application of fungicide or plant extract were
at 5 to 6 or 8 to 9 weeks after emergence of seedlings.

xvi


PHẦN 1. MỞ ĐẦU

1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Bệnh đốm đen do nấm Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay
Mycosphaerella berkeleyi (giai đoạn hữu tính) là một trong các bệnh hại lá nguy

hiểm nhất đối với cây lạc trên toàn thế giới. Thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen
trên toàn cầu ước tính gần 3 triệu USD (CABI, 2006).
Mức độ thiệt hại năng suất của bệnh đốm đen hại lạc thay đổi theo khu
vực và vụ trồng. Tại các khu vực không phòng trừ bằng thuốc trừ nấm, thiệt
hại có thể tới 50%. Tại các khu vực, nơi áp dụng biện pháp phòng trừ (chẳng
hạn như ở phía Nam Hoa Kỳ) thì thiệt hại năng suất cũng xấp xỉ 10%. Tại
vùng nhiệt đới bán khô hạn, nơi hiếm khi sử dụng thuốc trừ nấm thì thiệt hại
do bệnh đốm đen thường vượt quá 50% (CABI, 2006). Theo Zhang et al.
(2001) và Dwivedi et al. (2003), bệnh đốm đen, đốm nâu và gỉ sắt là ba loại
bệnh gây hại nghiêm trọng nhất trên cây lạc và có thể làm giảm năng suất lạc
tới 50%. Theo Pensuk (2003), bệnh đốm đen có thể làm giảm tới 80% năng
suất của cây lạc. Theo Khedikar (2010), khi cây lạc vừa bị ảnh hưởng của bệnh
gỉ sắt và bệnh đốm đen thì năng suất có thể giảm 50 - 70% .
Trên đồng ruộng, nấm tạo cả 2 giai đoạn sinh sản vô tính và hữu tính
nhưng bào tử phân sinh hình thành từ tàn dư tồn tại trong đất là nguồn bệnh
quan trọng nhất. Nhìn chung, nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc
không truyền qua hạt nhưng được xem là tác nhân truyền qua đất. Khi bắt đầu
vụ trồng, bào tử phân sinh nấm từ tàn dư trong đất sẽ nhiễm các lá phía dưới và
nhanh chóng phát tán lên các lá phía trên và có thể gây tàn lụi bộ lá nếu điều
kiện ngoại cảnh thuận lợi (McDonald et al., 1985).
Tác nhân gây bệnh đốm đen là một loài nấm túi thuộc nhóm sinh dưỡng
“biotrophe” và quan hệ của nấm với cây lạc tuân theo quan hệ gen đối gen điển
hình. Hiện nay đã có một số nghiên cứu trên thế giới về tính kháng của cây lạc
đối với nấm gây bệnh đốm đen (Dwivedi et al., 2002; Mace et al., 2006; Mondal
and Badigannavar, 2009; Mondal et al., 2009; Mallikarjuna et al., 2012).
Các chủng nấm khác nhau về nền di truyền có thể có phản ứng mẫn cảm
khác nhau đối với thuốc hóa học cũng như khác nhau về tính gây bệnh trên các

1



giống cây (Adiver et al., 2009). Vì vậy, mức độ đa dạng về các đặc điểm sinh học
cũng như di truyền của nấm P. personata gây bệnh đốm đen hại lạc nói riêng và
tác nhân gây bệnh nói chung cần phải được nghiên cứu để áp dụng hiệu quả các
biện pháp phòng chống. Tuy nhiên, có rất ít nghiên cứu về mức độ đa dạng của
nấm gây bệnh được thực hiện. Cho tới nay, mới chỉ có 2 nghiên cứu về mức độ
đa dạng phân tử của nấm gây bệnh đốm đen hại lạc tại Ấn Độ dựa trên phân tích
RAPD (Adiver et al., 2009) và phân tích phổ isozyme (Adiver et al., 2008).
Tương tự, cũng chỉ có 2 nghiên cứu về mức độ biến động về tính gây bệnh của
nấm P. personata gây bệnh đốm đen (Hossain, 1997; Hossain and Ilag, 2000).
Nghê ̣ An là tı̉nh có diê ̣n tı́ch trồ ng la ̣c lớn với gầ n 20000 ha, tâ ̣p trung chủ
yế u ở các huyện như Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lô ̣c, Thanh Chương và Nam
Đàn. Cùng với tiề m năng đấ t đai và điề u kiê ̣n sinh thái phù hơ ̣p nên cây la ̣c đươ ̣c
coi là cây trồng chủ lư ̣c ở Nghê ̣ An. Đặc biê ̣t, cây la ̣c là một trong những đinh
̣
hướng phát triể n quan trọng của tı̉nh nhằm hướng tới xuấ t khẩ u ổ n đinh
̣ và mang
la ̣i nguồ n thu nhâ ̣p lớn cho người dân. Tuy nhiên, thực tế sản xuấ t trong tı̉nh cho
thấy tình hı̀nh phát triể n la ̣c còn nhiề u ha ̣n chế, chưa xứng đáng với tiề m năng đấ t
đai và điề u kiê ̣n sinh thái của vùng, năng suất cũng như phẩ m chấ t la ̣c ở đây còn
thấ p và không ổ n định so với các tı̉nh khác trong cả nước. Trong đó, viê ̣c áp dụng
các biện pháp thâm canh làm phát sinh ngày càng nhiề u dich
̣ ha ̣i nguy hiể m, đă ̣c
biê ̣t là loại nấm gây ha ̣i trên lá như P. personata.
Tại Nghê ̣ An nói riêng và Việt Nam nói chung, bệnh đốm đen hại lạc xuất
hiện và gây hại phổ biến trên đồng ruộng. Tuy nhiên, cho tới nay, chưa có một công
trình nào nghiên cứu sâu và thực hiện một cách hệ thống về bệnh này ở Việt Nam.
Bên ca ̣nh đó, do bệnh hiếm khi làm chết cây nên người dân cũng như các cơ quan
chuyên môn chưa đánh giá đúng tác ha ̣i của nhóm bê ̣nh ha ̣i lá đế n năng suấ t và
phẩ m chất la ̣c. Chính vı̀ vậy, công tác chỉ đạo trong phòng trừ bê ̣nh chưa phù hợp

dẫn đế n sự giảm sút nghiêm tro ̣ng về năng suấ t cũng như phẩ m chấ t la ̣c của vùng.
Xuất phát từ cơ sở khoa học và thực tiễn trên, việc nghiên cứu về bệnh
đốm đen hại lạc là cần thiết ở Việt Nam. Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá
thiệt hại, mức độ đa dạng của nấm cũng như đánh giá một số biện pháp phòng trừ
bệnh trong điều kiện tỉnh Nghệ An.
Các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là cơ sở để nghiên cứu và ứng dụng
các biện pháp trừ bệnh đốm đen nhằm phòng chống hiệu quả sự phát triển, lây
lan của bệnh trên đồng ruộng, góp phần làm tăng năng suất và phẩm chất lạc.

2


1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đánh giá được thiệt hại, mức độ đa dạng và biện pháp phòng trừ nấm P.
personata gây bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ An.
1.3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Bệnh đốm đen hại lạc do nấm P. personata gây ra.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về đa dạng phân tử, đặc tính sinh học, tính gây
bệnh và một số biên pháp phòng chống nấm P. personata.
1.3.3. Địa điểm, thời gian nghiên cứu
Điều tra, đánh giá tác hại và nghiên cứu về bệnh đốm đen hại lạc tại Nghệ
An. Mẫu bệnh đốm đen được thu thập tại Nghệ An và một số tỉnh khác như Lào
Cai, Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Đồng Nai.
Đề tài được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối
với cây lạc ngoài đồng ruộng tại Nghệ An. Trên giống lạc L14, bệnh đốm đen có
thể làm giảm năng suất tới 30,24% trong vụ xuân và tới 49,90% trong vụ thu.

Bổ sung thông tin về phân loại nấm đốm đen hại lạc tại Nghệ An. Trình tự
vùng gen ITS của 11 mẫu nấm thu thập đã cho thấy chúng thuộc loài
Phaeoisariopsis personata (giai đoạn vô tính) hay Mycosphaerella berkeleyi
(giai đoạn hữu tính).
Dựa trên phân tích Rep - PCR cũng đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An
có mức độ đa dạng thấp và không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc
điểm hình thái, nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thập.
Xác định được các đặc điểm sinh học và dịch tễ đặc trưng của nấm P.
personata tại Nghệ An. Trong đó, khám phá khoa học quan trọng nhất là xác
định được dạng sinh sản hữu tính của nấm chưa phát hiện thấy trong điều kiện tự
nhiên tại Nghệ An.
Kết quả nghiên cứu của luận án đã chứng tỏ thuốc hoạt chất
Carbendazime, dịch chiết thực vật từ cây cà độc được (Datura metel) và cây trầu
không (Piper betel) có khả năng phòng chống hiệu quả nấm P. personata trong

3


điều kiện phòng thí nghiệm, trong nhà lưới cũng như ngoài đồng ruộng. Ở ngoài
đồng ruộng, có hai thời điểm xử lý bệnh đốm đen hiệu quả nhất, bao gồm phun
khi cây mọc 5 tuần, 6 tuần hoặc khi cây mọc 8 tuần và 9 tuần.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã bổ sung, đóng góp mới những dữ liệu
khoa học về định danh nấm đốm đen bằng giải trình tự vùng ITS. Đặc biệt, dựa
trên phân tích Rep - PCR đã chứng tỏ quần thể nấm ở Nghệ An có mức độ đa
dạng thấp và không có mối quan hệ giữa các nhóm phả hệ với đặc điểm hình thái,
nguồn gốc của câc mẫu nấm thu thập. Kết quả nghiên cứu này gợi ý đối với nấm
gây bệnh đốm đen hại lạc ở Nghệ An, các biện pháp quản lý bệnh có thể được áp
dụng đồng loạt trên toàn tỉnh và tạo hiệu quả phòng chống giống nhau.

1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đã xác định được các đặc điểm sinh học, dịch tễ đặc trưng của nấm,
đánh giá được thiệt hại năng suất do bệnh đốm đen gây ra đối với cây lạc và
nghiên cứu biện pháp phòng trừ bệnh một cách hệ thống. Kết quả nghiên cứu của
đề tài đã khẳng định được tầm quan trọng của bệnh đồng thời giải thích được sự
gây bệnh của nấm P. personata hại lạc trên đồng ruộng, tìm ra thời điểm xử lý
bệnh hiệu quả, từ đó làm cơ sở cho việc đề xuất và áp dụng các biện pháp phòng
trừ nhằm giảm thiểu thiệt hại của bệnh một cách hiệu quả, góp phần nâng cao năng
suất và phẩm chất lạc.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1. TÌNH HÌNH SẢN XUẤT LẠC TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM
2.1.1. Tình hình sản xuất lạc trên thế giới
Cây lạc đứng hàng thứ hai sau cây đậu tương trong số các cây trồng ngắn
ngày lấy dầu thực vật (cả về diện tích và sản lượng) và được trồng rộng rãi ở hơn
100 quốc gia trên thế giới.
Theo số liệu của Tổ chức Nông Lương Thế giới (2013), từ năm 2000 đến nay
diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới có sự biến động (bảng 2.1). Diện
tích trồng lạc năm 2000 là 23,3 triệu ha, sau đó tăng lên và đạt cao nhất vào năm
2005 (24,0 triệu ha), nhưng đến năm 2010 diện tích trồng lạc giảm xuống còn 21,4
triệu ha. Tuy diện tích trồng lạc có xu hướng giảm nhẹ nhưng năng suất lạc ngày
càng tăng nhờ áp dụng các tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất. Năm 2000 năng suất
lạc đạt 1,49 tấn/ha, tăng 30,9% so với năng suất năm 1980 (1,10 tấn/ha) và tăng
25,5% so với năng suất năm 1990 (1,15 tấn/ha). Đến năm 2010, năng suất lạc của
thế giới đạt 1,67 tấn/ha cao nhất trong vòng 10 năm trở lại đây. Cùng với sự gia
tăng về năng suất, sản lượng lạc của thế giới cũng tăng lên, đạt cao nhất là 38,4

triệu tấn (năm 2008), sau đó giảm xuống cùng với sự tụt giảm diện tích trồng, do
đó sản lượng lạc năm 2010 chỉ đạt 35,9 triệu tấn (FAO, 2013).
Bảng 2.1. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của thế giới
(năm 2000 - 2012)
Năm
2000
2001
2002
2003
2004
2005
2006
2007
2008
2009
2010

Diện tích
(triệu ha)
23,3
23,1
23,0
23,1
24,0
24,0
22,5
21,6
24,1
23,7
21,4


Năng suất
(tấn/ha)
1,49
1,56
1,44
1,56
1,52
1,57
1,65
1,54
1,60
1,54
1,67

5

Sản lượng
(triệu tấn)
34,7
35,9
33,1
36,1
36,5
37,7
37,0
33,2
38,4
36,4
35,9

Nguồn: FAO (2013)


Các nước có sản lượng lạc lớn nhất trong niên vụ 2011/2012 là Trung
Quốc, Ấn Độ, Nigeria và Mỹ. Trong đó, Trung Quốc là nước đứng đầu với sản
lượng 16,8 triệu tấn, tiếp theo là Ấn Độ với sản lượng 5,78 triệu tấn và Việt Nam
là nước đứng thứ 12 với sản lượng 0,47 triệu tấn. Trung Quốc có giá trị sản xuất
lạc lớn nhất thế giới đạt gần 7,39 triệu đô la Mỹ (USD), tiếp theo là Ấn Độ, Mỹ
với các chỉ số này lần lượt là 2,45 và 1,33 triệu USD (FAO, 2013).
2.1.2. Tình hình sản xuất lạc ở Việt Nam
Sản xuất lạc tại nước ta được phân bố ở hầu hết các vùng sinh thái nông
nghiệp với diện tích trồng lạc chiếm khoảng 28% tổng diện tích cây công nghiệp
hàng năm (đay, cói, mía, lạc, đậu tương và thuốc lá), tập trung chủ yếu ở các
vùng như vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, vùng Đồng bằng sông Hồng, vùng
Trung du và Miền núi phía Bắc và vùng Bắc Trung Bộ. Các vùng khác có diện
tích trồng lạc thấp hơn.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam (2013), trong vòng 10 năm từ
2002-2012, mặc dù diện tích giảm từ 246,7 nghìn ha (năm 2002) xuống còn 220,5
nghìn ha (năm 2012) nhưng sản xuất lạc ở Việt Nam đã có những bước chuyển
biến tích cực về năng suất, tăng từ 1,62 tấn/ha (năm 2002) lên 2,13 tấn/ha (năm
2012). Sản lượng tăng từ 400,4 nghìn tấn (năm 2002) lên 470,6 nghìn tấn (năm
2012). Năm 2012, năng suất lạc bình quân cả nước đạt cao nhất là 2,13 tấn/ha. Sản
lượng lạc của cả nước đạt cao nhất vào năm 2008 với 530,2 nghìn tấn (bảng 2.2).
Bảng 2.2. Diện tích, năng suất và sản lượng lạc của Việt Nam
(năm 2002 - 2012)
Năm
2002
2003
2004
2005

2006
2007
2008
2009
2010
2011
2012

Diện tích
(1.000 ha)
246,7
243,8
263,7
269,6
246,7
254,5
255,3
245,0
231,4
223,8
220,5

Năng suất
Sản lượng
(tấn/ha)
(1.000 tấn)
1,62
400,4
1,67
406,2

1,78
469,0
1,81
489,3
1,87
462,5
2,00
510,0
2,08
530,2
2,09
510,9
2,11
487,2
2,08
465,9
2,13
470,6
Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013)

6


2.2. NGHIÊN CỨU VỀ BỆNH ĐỐM ĐEN HẠI LẠC
2.2.1. Phân bố và tầm quan trọng của bệnh đốm đen hại lạc
2.2.1.1. Phân bố của bệnh đốm đen hại lạc
Nấm gây bệnh đốm đen hại lạc rất phổ biến ở các vùng trồng lạc có khí
hậu nhiệt đới và cận nhiệt đới (McDonald et al., 1985; CABI, 2006). Bệnh đốm
đen hại lạc phân bố rộng khắp ở các vùng trồng lạc thuộc châu Á, châu Mỹ và
châu Phi (hình 2.1).


Hình 2.1. Bản đồ phân bố trên thế giới của nấm P. personata
gây bệnh đốm đen hại lạc
Nguồn: Plantwise (2014)

Ở Việt Nam, bệnh gỉ sắt P. arachidis và bệnh đốm đen P. personata là hại
bệnh hại lá chính trên lạc, phân bố ở khắp các vùng trồng lạc trong cả nước
(Mehan and Hong, 1994).
2.2.1.2. Tầm quan trọng của bệnh đốm đen hại lạc
Lạc là cây trồng có nhiều ý nghĩa ở vùng nhiệt đới, á nhiệt đới. Tuy nhiên,
do điều kiện môi trường và áp lực bệnh hại, năng suất trung bình thường thấp
hơn 1 tấn/ha. Bệnh hại lá chủ yếu ảnh hưởng đến năng suất lạc bao gồm bệnh gỉ
sắt (P. arachidis) và bệnh đốm đen (P. personata), mỗi năm gây thiệt hại tới 467
triệu USD đến 599 triệu USD (FAO, 2007).
Bệnh đốm lá lạc gồm bệnh đốm nâu do nấm Cercospora arachidicola và

7


×