Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ từ 3 đến 6 tuổi

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (339.72 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP THỰC PHẨM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM


BÁO CÁO TIỂU LUẬN

DINH DƯỠNG

ĐỀ TÀI

NHU CẦU DINH DƯỠNG CỦA TRẺ TỪ 3-6 TUỔI

GVHD: Hà Thị Thanh Nga

Nhóm thực hiện: Nhóm 4
Phạm Thị Anh Ngọc
Nguyễn Thị Diễm Mi
Lê Huỳnh Trúc Phương
Trịnh Thị Lan Anh

MSSV: 2005140348
MSSV: 2005140305
MSSV: 2005140426
MSSV: 2005140007

TP. HỒ CHÍ MINH, NĂM 2016


MỤC LỤC

CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM SINH LÝ


1.1.

Hệ tiêu hóa

Cấu tạo của hệ tiêu hóa gồm ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa. Ống tiêu hóa là đường ống để
thức ăn đi qua gồm khoang miệng, cổ họng, thực quản, dạ dày, ruột non, đại tràng và hậu
môn. Tuyến tiêu hóa gồm hai loại lớn và nhỏ. Tuyến tiêu hóa lớn gồm tuyến nước bọt, gan
và tụy; tuyến tiêu hóa nhỏ nằm bên trong thành ống tiêu hóa lớn như tuyến dạ dày, tuyến
ruột và tuyến ruột non.
Trẻ đang trong quá trình không ngừng phát triển nên sự tiêu hóa thức ăn và hấp thu chất
dinh dưỡng nhiều hơn người lớn, đòi hỏi hệ tiêu hóa làm việc với hiệu suất cao. Nhưng cơ
quan tiêu hóa gây ra mâu thuẫn giữa chức năng sinh lý với nhu cầu cơ thể. Người làm cha


mẹ nắm vững đặc điểm sinh lý hệ tiêu hóa của trẻ có ý nghĩa quan trọng đối với phòng
ngừa và xử lý bệnh tật cho con mình.
1.1.1. Ống tiêu hóa
Khoang miệng
Niêm mạc khoang miệng của trẻ rất mềm, mạch máu nhiều, tế bào tuyến nước bọt chưa
phát triển, nước bọt tiết ra rất ít khiến niêm mạc tương đối khô, dễ tổn thương và nhiễm
trùng, dẫn đến viêm. Vì thế cần đặc biệt chú ý vệ sinh khoang miệng cho trẻ.
Lưỡi
Các thụ quan vị giác trên bề mặt lưỡi đã hoạt động nhưng chưa đạt độ chính xác. Trẻ nhạy
cảm với vị ngọt hơn cả. Trẻ thường thích những thức ăn có vị ngọt nhẹ. Càng lớn, khi trẻ
quen với các thức ăn khác nhau, lưỡi trẻ em sẽ thích nghi với các vị khác và có độ nhạy vị
giác cao hơn.
Răng
3 tuổi trẻ đã mọc đầy đủ 20 răng sữa. 6 tuổi trở đi, trẻ bắt đầu thay răng vĩnh viễn.
Đối với răng sữa: Men răng mỏng, dễ vỡ, dễ mẻ. Ngà răng không chắc, dễ vỡ. Do vậy cần
chú ý nhiệt độ của thức ăn cho trẻ không nên thay đổi đột ngột từ lạnh sang nóng, không

cho trẻ cắn vật cứng khi chơi để tránh tổn thương men răng. Để cho hàm trẻ hình thành và
phát triển đúng, cần cho trẻ tập nhai thức ăn cứng khi trẻ mọc đủ răng. Nếu không, xương
hàm sẽ chậm phát triển làm cho 2 hàm răng cắn vào nhau không khớp.
Hầu
Hầu là ngã ba giữa vòi tai, khoang mũi và khoang miệng. Trong lòng hầu có niêm mạc tiết
nhầy giúp làm trơn thức ăn, sát khuẩn và làm ẩm không khí. Hầu đóng vai trò chính trong
phản xạ nuốt thức ăn. Lưỡi đẩy thức ăn vào phía trước hầu gây phản xạ đóng các đường
lên mũi, xuống khí quản. Khi thức ăn rơi xuống hầu, đường lên miệng cũng khép kín. Thức
ăn chỉ có đường duy nhất là rơi vào thực quản.
Hầu của trẻ 1-6 tuổi vẫn tiết nhầy kém người lớn nên các loại thức ăn quá đặc hay quá rắn
là không thích hợp với trẻ.
Thực quản
Thực quản có dạng ống dài dẫn thức ăn từ hầu xuống dạ dày. Thành thực quản có cấu trúc
nhiều lớp, ngoài cùng là lớp mô liên kết, kế đến là lớp cơ dọc ở ngoài, cơ trơn vòng ở trong
và tuyến nhầy trong cùng. Cấu trúc này giúp thực quản co bóp theo kiểu làn sóng dọc theo
chiều dài để vận chuyển thức ăn.
Cơ thực quản của trẻ em còn yếu nên không thích hợp với những miếng thức ăn lớn. Tuyến
nhầy trong lòng thực quản ở trẻ em tiết kém nên thức ăn cần mềm lỏng theo độ tuổi để
giúp trẻ dễ nuốt hơn.
Dạ dày
Dạ dày là một túi rỗng do 3 lớp cơ trơn dọc, vòng, chéo tạo thành. Cấu trúc này khiến nó
có khả năng co bóp nhào trộn thức ăn. Ở trẻ em lớp cơ thành dạ dày chưa phát triển, cơ
thắt tâm vị phát triển yếu, cơ thắt môn vị phát triển tốt, đóng rất chặt, lỗ tâm vị rộng. Kích


thước của dạ dày thay đổi theo tuổi. Khi mới sinh dà dày trẻ nằm ngang, đến khi trẻ biết đi
dạ dày chuyển dần sang đứng, khi trẻ 6 tuổi thì vị trí dạ dày như người lớn (2/3 đứng và
1/3 nằm ngang).
Ruột
Ruột trẻ em tương đối dài hơn ruột người lớn (so với chiều cao cơ thể). 6 tháng đầu ruột

dài gấp 6 lần chiều cao cơ thể, người lớn chỉ dài gấp 4 lần. Niêm mạc ruột có nhiều nhung
mao, nhiều nếp nhăn, nhiều mạch máu nên có thể hấp thu được một số sản phẩm trung
gian. Nhưng do thành ruột mỏng, nên làm cho vi khuẩn dễ xâm nhập.
1.1.2. Tuyến tiêu hóa
Tuyến nước bọt:
_Tuyến nước bọt gồm 3 đôi, trong đó lớn nhất
là tuyến mang tai. Tuyến dưới lưỡi chủ yếu lả
tiết nhầy. Tuyến dưới hảm tiết nhiều men tiêu
hóa hơn các tuyến nước bọt khác.
_ Nước bọt của trẻ nhỏ trung tính và axít nhẹ.
Ở trẻ em, nước bọt trung tính hoặc toan tính
nhẹ (pH = 6 - 7,8), còn ở người lớn thì pH =
7,4 - 8
+ Trong nước bọt của trẻ có đủ các men
amilaza, ptyalin, mantaza.
+ Hoạt tính của các men tăng dần theo tuổi.
Tuyến vị ở dạ dày:
_Sự bài tiết dịch vị sẽ tăng dần theo lứa tuổi.
_Tính chất và số lượng dịch vị phụ thuộc vào
thành phần, tính chất của thức ăn.
_Thành phần dịch vị của trẻ giống người lớn nhưng số lượng và chất lượng kém hơn
Tuyến tụy:
_Trẻ từ 5-6 tuổi: hình thể tụy đã giống người lớn.
+ Hình lăng trụ 3 mặt
+Đầu nhỏ hơn thân và đuôi.
_Dịch tụy của trẻ có đủ các men tiêu hoá như người
lớn. Tụy tiết ra các loại men để phân giải glucid thành
glucose,... Các men mà tụy tiết ra đều thích hợp với môi
trường kiềm hoặc trung tính nên khi chúng được dẫn
xuống ruột, ruột và gan đều có khả năng tiết ra chất

trung hòa acid trong hỗn hợp thức ăn từ dạ dày đưa
xuống. Trẻ em mầm non chứa đầy đủ các men tiêu hóa
như ở người lớn nhưng sẽ có hoạt tính thấp hơn.


Gan, mật:
_Dễ di động, thay đổi vị trí theo tư thế hoặc bị chèn ép.
_Gan có nhiều mạch máu, chức phận chưa hoàn thiện ⇒ dễ có phản ứng ở gan, gan bị
thoái hoá mỡ.
_Đối với hệ tiêu hóa, gan sẽ tiết ra mật đổ vào túi mật. túi mật có ống đổ về tá tràng. Mật
sẽ chứa nước, muối mật và các sắc tố.
_Đối với chuyển hóa, gan có nhiệm vụ điều hòa hàm lượng các chất có trong cơ thể.
_Ở trẻ mầm non chức năng gan chưa hoàn thiện, khả năng giải độc của gan kém nên rất dễ
bị nhiễm độc.
Cấu trúc và chức năng của hệ tiêu hóa trẻ em mầm non còn chưa hoàn thiện. Vì vậy, bữa
ăn của trẻ cần được chú ý cẩn thận vì tiêu hóa tốt sẽ giúp cho thể lực phát triển tốt.
1.2.

Hoạt động thể chất

Ở thời kỳ này, trẻ lớn châm hơn so với thời kỳ bú mẹ. Chức năng các bộ phân được hoàn
thiên dần. Tốc độ tăng trưởng ở giai đoạn này chậm dần, Thời gian này, trẻ phát triển mạnh
hơn về trí tuệ. Thời kỳ mẫu giáo tăng trung bình 2kg/năm, cao từ 5-7,5cm/ năm..
Chức năng vân động ở thời kỳ này phát triển rất nhanh: Lúc 1 tuổi trẻ mới tâp đi, 2 tuổi trẻ
đi lại rất lẹ, 3 -4 tuổi trẻ đã biết múa, làm được những động tác đơn giản để tự phục vụ
mình (ăn bằng thìa, rửa tay, mặc quần áo), lúc 6 tuổi trẻ biết tâp vẽ, tâp viết.
Hê thống thần kinh cao cấp phát triển mạnh: Lúc 1-2 tuổi trẻ mới tâp nói, 3 tuổi trẻ nói sõi,
4 tuổi trẻ biết hát và thuộc nhiều bài thơ, lúc 6 tuổi trẻ bắt đầu đi học.
Trẻ hiếu động, ham thích tìm hiểu môi trường xung quanh, thích tiếp xúc với bạn bè và
người lớn, trẻ hay bắt chước, vì vây những hành vi xấu, tốt của người lớn đều ảnh hưởng

đến tính tình, nhân cách của trẻ.

CHƯƠNG 2: NHU CẦU DINH DƯỠNG
Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ ở tuổi mầm non là rất cao do cơ thể trẻ em ngoài nhu cầu
chuyển hóa cơ bản còn có nhu cầu tăng trưởng và phát triển. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ
trong độ tuổi mầm non là rất quan trọng. Nó không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu về năng lượng
cho trẻ mà còn phải đáp ứng đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng nhằm cung cấp nguyên
liệu phát triển cơ thể. Để đáp ứng nhu cầu này, chế độ dinh dưỡng cho trẻ cần nhiều chủng
loại thức ăn khác nhau, dựa trên 4 nhóm thực phẩm chính là nhóm giàu đạm, nhóm giàu
chất béo, nhóm giàu gluxit và nhóm giàu vitamin-khoáng. Việc thiếu ăn hay ăn quá thiên
lệch một loại thực phẩm sẽ gây đến sự lệch lạc về thể lực của trẻ như suy dinh dưỡng, hoặc
béo phì.
2.1.

Nhu cầu năng lượng

Có thể xác định nhu cầu năng lượng khuyến nghị trong ngày của bé theo công thức:
E = nhu cầu chuyển hóa cơ bản*hệ số nhu cầu năng lượng


2.1.1. Chuyển hóa cơ sở
Chuyển hóa cơ sở là năng lượng cơ thể tiêu hao trong điều kiện nghỉ nghơi đó là năng
lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như tuần hoàn, hô hấp, bài tiết,
tiêu hóa, duy trì tính ổn định các thành phần của dịch thể bên trong và bên ngoài tế bào.
Chuyển hóa cơ sở của trẻ em cao hơn ở người lớn tuổi. tuổi càng nhỏ chuyển hóa cơ sở
càng cao.
Có thể tính chuyển hóa cơ sở theo bảng sau:
Bảng: Công thức tính chuyển hóa cơ sở theo cân nặng ( w ).
Nhóm tuổi
(Năm)

0-3
3-10
10-18
18-30
30-60
Trên 60

Chuyển hoá cở sở (Kcalo/
ngày)
Nam
Nữ
60,9w-54
61,0w-51
22,7w+495
22,5w+499
17,5w+651
12,2w+746
15,3w+679
14,7w+946
11,6w+879
8,7w+829
13,5w+487
10,5w+596

.Cân nặng trung bình
Khi trẻ 3 - 6 tuổi có sự phát triển cân nặng chênh lệch hơn 15% cân nặng chuẩn thì chứng
tỏ trẻ có vấn đề về dinh dưỡng, dẫn tới việc trẻ bị thiếu dinh dưỡng hoặc mắc chứng béo
phì. Vì vậy, cha mẹ cần quan tâm đến đặc điểm phát triển của trẻ và nhu cầu dinh dưỡng
của trẻ trong giai đoạn này.
Sau đây là cân nặng và chiều cao trung bình của trẻ trong giai đoạn này theo chuẩn tăng

trưởng mới của WHO.
Đối với bé gái
Tuổi
Bình thường
3 tuổi
13,9 kg - 95,1 cm
4 tuổi
16,1 kg - 102,7 cm
5 tuổi
18,2 kg - 109,4 cm

Suy dinh dưỡng
10,8 kg - 87,4 cm
12,3 kg - 94,1 cm
13,7 kg - 99,9 cm

Thừa cân
18,1 kg
21,5 kg
24,9 kg

Suy dinh dưỡng
11,3 kg - 88,7 cm
12,7 kg - 94,9 cm
14,1 kg -100,7 cm

Thừa cân
18,3 kg
21,2 kg
24,2 kg


Đối với bé trai
Tuổi
3 tuổi
4 tuổi
5 tuổi

Trung bình
14,3 kg - 96,1 cm
16,3 kg - 103,3 cm
18,3 kg - 110 cm


2.1.2. Nhu cầu năng lượng
Đối với trẻ em, để đơn giản, năng lượng khuyến nghị được tính theo giá trị trung bình cho
từng nhóm tuổi. Theo tài liệu Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị cho người Việt Nam cuả
Bộ Y tế, phát hành năm 2006, thì nhu cầu năng lượng trung bình cho trẻ em lứa tuổi mẫu
giáo (từ 4-6 tuổi) là 1470 kcal/ngày

2.2.

Nhu cầu dinh dưỡng

Ở lứa tuổi này, tốc độ lớn của bé vẫn nhanh, cân nặng tăng lên 2 kg/năm, chiều cao tăng
trung bình 6-7 cm/năm, đồng thời các hoạt động thể lực cũng tăng lên nhiều. Vì vậy, để
đáp ứng cho sự phát triển và những hoạt động đó, nhu cầu dinh dưỡng của bé được khuyến
nghị như sau:
Năng lượng (E)
Protein (P)
Lipid (L)

Glucid (chất bột
đường)
Canxi
Sắt
Vitamin A
Vitamin C

1.470 kcalo/ngày
44-55g, trong đó, P động vật≥ 50%
20-25% tổng số E, trong đó, L động vật
70%, L thực vật 30%
55-70% tổng số E
600 mg
6,3-12,6 mg
450 mcg
65 mg


Các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ
Có hơn 60 chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển trí thông minh của trẻ ở lứa tuổi này,
bao gồm 6 loại: protein, mỡ, đường, vitamin, khoáng chất và nước. Trong đó, mỡ, đường
và vitamin là ba khoáng chất quan trọng nhất.
Chất béo
Dầu và mỡ cung cấp năng lượng trong bữa ăn của trẻ, làm cho thức ăn lỏng, mềm, tạo cảm
giác ngon miệng. Nó cũng là dung môi hòa tan các vitamin tan trong dầu như vitamin A,
D, E, K. Các vitamin này chỉ hấp thu được khi chế độ ăn có đủ dầu mỡ. Ở lứa tuổi 3 - 6, trẻ
cần khoảng 3g dầu mỡ một ngày.
Prôtêin
Prôtêin do các chất acid amin cấu thành, có tất cả 20 loại acid amin, trong đó có 8 loại acid
amin phải lấy từ đồ ăn hay còn gọi là acid amin bắt buộc. Còn các acid amin khác được sản

sinh từ trong cơ thể con người, nói một cách tương đối, nó không quan trọng bằng các acid
amin bắt buộc.
Đồ ăn chứa protein được chia làm 2 loại:
Đồ ăn có chứa nhiều protein: Hàm lượng acid amin ở các đồ ăn này cao nhất, tỉ lệ trong
các đồ ăn cũng rất phù hợp với nhu cầu của cơ thể như: thịt, cá, các loại sữa…
Đồ ăn có chứa một phần protein: Những đồ ăn này thiếu acid amin hoặc có một lượng rất
thấp, tỉ lệ không phù hợp với cơ thể con người. Đó là các đồ ăn được chế biến chủ yếu từ
thực vật như: các loại ngũ cốc, các loại đỗ, các loại rau...
Những đồ ăn có chứa hàm lượng protein cao (hay còn gọi là protein động vật) có lượng
acid amin cần thiết, nó có giá trị "dinh dưỡng" tương đối cao, vì thế trong các bữa ăn cần
phải cung cấp đầy đủ.
Lứa tuổi nhi đồng đang độ tuổi phát triển nhanh chóng về thể chất và trí tuệ nên lượng
prôtêin cần thiết về thể chất và trí tuệ so với người trưởng thành là rất cao. Trẻ ở tuổi 3 - 6
phải cần một lượng protein từ 25 - 30g một ngày. Trong đó, protein từ thịt, trứng, sữa, cá,
các loại đỗ phải chiếm 50%.
- Nếu chất lượng protein được cung cấp không tốt, hoặc số lượng không đầy sẽ ảnh hưởng
đến sự phát triển trí thông minh của trẻ. Thậm chí, nó còn làm giảm khả năng miễn dịch,
chống lại bệnh tật của trẻ, gián tiếp làm giảm sự phát triển của trí não. Nhưng trong thời
gian dài nếu cung cấp lượng prôtein thừa sẽ có hại đối với sức khỏe và dẫn đến không thể
tiêu thụ hết.
Đường
Các loại đường chủ yếu là cung cấp nhiệt năng cho cơ thể. Trẻ 3 - 6 tuổi mỗi ngày cần 15g
đường. Đường có trong các loại thức ăn như: ngũ cốc, sữa, hoa quả, các loại đỗ, rau.
Trong các bữa ăn nếu quá nhiều đường thì thành ruột phải tiết ra một lượng men lớn dẫn
đến lượng mỡ giảm mạnh và chất gây chua sẽ ảnh hưởng đến thành ruột gây ra đau bụng.
Các vitamin
- Vitamin A cần cho sự tăng trưởng, bảo vệ da, niêm mạc, tăng cường đề kháng của cơ thể,
chống các bệnh viêm nhiễm khuẩn, bảo vệ mắt, chống quáng gà và các bệnh khô mắt. Nhu
cầu vitamin A có nhiều trong gan, trứng, sữa, dầu gan cá, gan cá biển, dầu cọ, dầu đậu
tương, dầu ngô, đu đủ, xoài, cà rốt, bí ngô, gấc, rau ngót, rau muống, rau dền...

- Vitamin D giúp cơ thể hấp thu canxi, phốt pho để duy trì và phát triển hệ xương, răng


vững chắc, chống bệnh còi xương ở trẻ em. Nhu cầu vitamin D là 400UI/ngày.
- Vitamin C tăng cường hấp thu sắt, chống bệnh thiếu máu, giữ cho thành mạch vững chắc,
chống bệnh chảy máu chân răng. Nhu cầu vitamin C là 30 - 60mg/ngày.
Các chất khoáng
- Canxi, phốt pho giúp cho việc tạo xương, tạo răng, đảm bảo chức năng thần kinh và sự
đông máu bình thường. Mỗi ngày, trẻ cần 500 - 600mg canxi. Chất này có nhiều trong sữa,
các loại tôm, cua, cá, trai, ốc… Phốt pho có nhiều trong các loại cây ngũ cốc. Giữa canxi
(CA) và phốt pho (P) phải có một tỷ lệ thích hợp thì trẻ mới hấp thu được. Tỷ lệ CA/P
trong sữa mẹ là phù hợp nhất (bằng 1/1.5) nên trẻ bú sữa mẹ ít bị còi xương hơn trẻ uống
sữa bò.
- Sắt rất cần cho sự tạo máu để phòng chống thiếu máu. Nó còn tham gia vào thành phần
các men ôxy hóa khử trong cơ thể. Sắt có nhiều trong các loại thức ăn động vật như tim,
gan, thận, đậu, đỗ và các loại rau có màu xanh thẫm. Sắt trong thức ăn động vật dễ hấp thu
hơn trong thực vật, nhưng các loại rau xanh lại chứa nhiều vitamin C, giúp tăng cường hấp
thu sắt. Vì vậy, nên cho trẻ ăn cả 2 loại.
- Kẽm giúp chuyển hóa năng lượng và hình thành tổ chức. Kẽm tham gia vào các men
chuyển hóa trong cơ thể, giúp trẻ ăn ngon miệng và phát triển tốt. Khi bị thiếu kẽm, trẻ
thường kém ăn, rối loạn vị giác, chậm liền vết thương, rối loạn giấc ngủ, chậm phát triển
về chiều cao. Kẽm có nhiều trong các loại thức ăn động vật như thịt, cá, các loại nhuyễn
thể như trai, hến, sò huyết. Các loại ngũ cốc, rau quả cũng chứa nhiều kẽm nhưng giá trị
sinh học thấp hơn.
- Ngoài các chất dinh dưỡng đã nêu ở trên, cơ thể trẻ còn cần các chất xơ giúp đưa nhanh
chất thải ra khỏi đường tiêu hóa, phòng chống táo bón. Chất này có nhiều trong rau xanh
và quả chín.
Theo FAO, nhu cầu calci ở trẻ em thể hiện ở bảng sau

Nước

- Tất cả mọi hoạt động sinh lý của cơ thể đều cần nước. Con người sống được chủ yếu dựa
vào thức ăn và nước uống. Lượng nước rất nhỏ được sản sinh ra từ trong cơ thể. Lượng
nước cần thiết của trẻ ở lứa tuổi này mỗi ngày cần uống 1 - 1,2 lít nước. Nên uống nước
đun sôi để nguội, nước quả, nước rau luộc… không nên dùng các loại nước ngọt có ga.


- Vào mùa hè, hoặc sau những lần vận động liên tục thì lượng nước cần thiết lại càng cao.
Khi đó cần phải chú ý cung cấp kịp thời nước cho trẻ tránh để việc thiếu nước xảy ra.
Nhưng nếu uống nhiều nước quá cũng sẽ có hại cho sức khỏe của trẻ.
2.3.

Xây dựng khẩu phần cho trẻ

Trẻ đã có thể có các bữa ăn gần giống với người lớn gồm 3 bữa chính và 1-2 bữa phụ. Đặc
biệt chú ý bữa ăn sáng là quan trọng nhất trong ngày và là nền tảng để cung cấp dinh
dưỡng có lợi nhât cho sức khỏe, giá trị của bữa ăn sáng chiếm 30-40% tổng năng lượng cả
ngày. Thiếu ăn sáng có thể sẽ gây hậu quả bất lợi đến các hoạt động cơ thể và tinh thần của
trẻ trong suốt buổi sáng. Đồng thời, ở lứa tuổi này, do mỗi bữa trẻ chỉ có thể ăn với số
lượng thực phẩm vừa phải nên các bữa phụ là hết sức cần thiết, sẽ bổ sung một phần năng
lượng và các chất dinh dưỡng phù hợp cho trẻ. Ngoài những bữa ăn chính, để đảm bảo nhu
cầu nên cho trẻ uống sữa vì trong sữa chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết, lại
tiện lợi, dễ sử dụng.
Khẩu phần tham khảo
Xây dựng khẩu phần dựa theo các quy ước:
− Mức năng lượng cần thiết trong ngày của trẻ vào khoảng 1500 kcal
− Tỷ lệ năng lượng các chất dinh dưỡng P:L:G = 14:26:60
− Khẩu phần ăn gồm 3 bữa chính và 2 bữa phụ

Bữa ăn
Sáng

Phụ sáng
Trưa
Phụ xế
Tối

Tỷ lệ năng lượng

Giá trị năng lượng

25%
5%
30%
10%
30%

375 kcal
75 kcal
450 kcal
150 kcal
450 kcal

Tỷ lệ khối lượng
P:L:G (g)
12.8;10.71;54.87
15.3;12.86;65.85
15.3;12.86;65.85



Thực đơn

Sáng: Miến gà + bơ
Phụ sáng: sữa tươi
Trưa: cơm mềm + sườn xào nấm rơm + bí đỏ nấu đậu phộng + chuối tiêu
Phụ xế: sữa tươi + bánh quy
Tối: cơm mềm + thịt ba rọi kho đậu hũ + su su xào + canh trứng cà chua đậu hũ +
nho
Bảng khẩu phần:
BUỔI
SÁNG

STT

TÊN THỰC
PHẨM
1 MIẾN DONG
2 THỊT GÀ
3 BƠ

PROTEIN (G)
LIPID (G)
KHỐI
LƯỢNG ĐV
TV
ĐV
TV
70
0
0.42
0
0.07

58
11.77
0 7.598
0
40
0
0.76
0
3.76

GLUCID (G)
57.54
0
0.92

KCAL
238.27
117.41
41.10


TỔNG
TỈ LỆ (%)
LƯỢNG BỔ SUNG
1 DẦU ĂN
2 ĐƯỜNG
TỔNG TỈ LỆ (%)
1 SỮA
PHỤ
SÁNG

TỈ LỆ (%)
1 CƠM
2 NẤM RƠM
3 SƯỜN
4 BÍ ĐỎ
5 ĐẬU PHỘNG
6 CHUỐI
TRƯ
A
TỔNG
TỈ LỆ (%)
LƯỢNG BỔ SUNG
1 DẦU ĂN
2 ĐƯỜNG
TỔNG TỈ LỆ (%)
1 SỮA
PHỤ
2 BÁNH QUY
XẾ
TỈ LỆ (%)
1 CƠM
3 THỊT BA RỌI
4 TRỨNG
5 CÀ CHUA
6 SU SU
7 ĐẬU HŨ
TỐI
8 NHO
TỔNG
TỈ LỆ (%)

LƯỢNG BỔ SUNG
1 DẦU ĂN
2 ĐƯỜNG
TỈ LỆ (%)

11.77
1.18
101.20
0
0
120
120
60
35
42
12
110

0
0
101.20
1.08

0
0

7.598
3.83
106.70
0

0
106.70
5.28

2.96
2.16
6.26

6.265
107.18

0.126
3.3
1.65
10.19

4.48
0

4.48
96.57

1
7
90
25
125
33
27
32

100
25
150

58.46
106.542

396.79
105.81

0
0

0
0
106.54
5.76

0.37
1.92

28.46
2.04
0
2.562
1.86
24.42
59.34
90.12


0
0
105.81
76.09
101.45
132.25
34.69
66.45
11.78
69.75
108.88
423.82
94.18

0.084
5.34
0.22
7.93

0.997
107.18
0.81

104.32
3.96
2.2

1.125

3.08


0.39

5.44
3.996

9.441
110.09

6.818
100.47
4.32
18.775
29.64
0
0.13
1.28
3.6
0.175
24.45
59.28
90.03

7.09
3.132
0.192
0.8
2.725
0.6
7.402


10.22
96.66

1
7

0.064
0.1
1.35
0.3
2.204

0.997
6.818
110.09

104.44

100.38

9.07
27.95
102.41
57.069
96.235
102.20
137.76
86.88
45.43

6.61
18.95
24.17
105.43
425.27
94.50
9.07
27.95
102.73

Vài điểm cần lưu ý
- Trẻ đã nhai được một số thức ăn cứng, vì vậy trẻ rất chán thức ăn mềm lỏng của tuổi nhũ
nhi. Tuy nhiên, trẻ có khuynh hướng chọn thức ăn theo sở thích nên có thể không cân đối
về dinh dưỡng, bạn cần giúp trẻ bổ sung thức ăn để vừa đáp ứng nhu cầu của lứa tuổi vừa
phù hợp sở thích của trẻ.


- Ở tuổi này rất dễ thiếu rau và trái cây trong khẩu phần của trẻ, trong khi thức ăn có đường
thường lại quá nhiều. Vì vậy, cần khuyến khích trẻ ăn rau bằng nhiều cách như thay đổi
cách chế biến, thêm màu sắc các món rau để trẻ thích thú và có thói quen ăn đủ rau xanh,
quả chín.
- Tập trẻ thói quen chuẩn bị bàn ăn và ngồi củng gia đình để trẻ cảm nhận không khí vui
tươi, đầm ấm, giúp trẻ thích thú với bữa ăn và ăn ngon miệng hơn, Không để trẻ vừa ăn
vừa chơi, vừa xem tivi, vì như vậy trẻ sẽ xao nhãng việc ăn và không có thói quen cảm
nhận mùi vị thức ăn. Nên ăn uống vào những giờ nhất định để tạo phản xạ tiết nước bọt
giúp tiêu hóa, hấp thụ tốt, trẻ ăn ngon miệng hơn. Không cho trẻ ăn vặt trước giờ ăn sẽ gây
ngang bụng, chán ăn, ăn không được nhiều, không đảm bảo dinh dưỡng.
- Tập cho trẻ thói quen rửa tay trước bữa ăn và vệ sinh răng miệng sau mỗi lần ăn.
- Một số trẻ ăn được nhiều hoặc đang ở trong tình trạng thừa cân nhưng không vì thế mà
bạn hạn chế các nguồn dinh dưỡng đối với trẻ. Trẻ ở tuổi đang lớn và rất cần các dưỡng

chất quan trọng giúp cho sự hoàn thiện và phát triển của cơ thể. Việc cân đối chế độ ăn
uống phù hợp với trẻ là cực kỳ quan trọng. Phải tố chức bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và
khuyến khích trẻ tăng cường vận động thể chất như tập thể dục, bơi lội, vui chơi chạy nhảy
ngoài trời để giúp trẻ phát triển tốt nhất về thể chất và tinh thần.


Tài liệu tham khảo
1) Bài giảng Dinh Dưỡng – Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh
2) />3) />
em.htm
4) />
tuoi.aspx
5) />
duong-cua-tre-tu-3---6-tuoi-i142
6) />
nang-luong-thiet-yeu-cua-co-the.i47.html.



×