Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

BÀI tập lớn học kì BÀI TẬP DÂN SỰ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (181.5 KB, 24 trang )

MỤC LỤC


BÀI TẬP LỚN HỌC KỲ.

I. Vấn đề 1: Hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Câu 1: Thay đổi hệ quả của hợp đồng vô hiệu giữa BLDS 2005 và BLDS 2015.
Tại khoản 2, Điều 137, BLDS 2005:
“2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì phải hoàn trả
bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được bị tịch thu theo quy
định của pháp luật. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường”.
Và tại khoản 2, 3, 4, 5 Điều 131, BLDS 2015:
“2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả
cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức
đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân
do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định”.
- Về khôi phục tình trạng ban đầu:
Khoản 2, Điều 137, BLDS 2005 thì đối tượng hoàn trả là “những gì đã nhận”. BLDS
2015 vẫn giữ nguyên chế định này và bên cạnh đó bổ sung thêm “trường hợp không trả
được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả”.
BLDS 2015 còn bổ sung thêm quy định tại khoản 5, Điều 131 về giải quyết hậu quả có
liên quan đế quyền nhân thân. Việc bổ sung này là cần thiết, phù hợp với Luật Hôn nhân
và gia đình và phù hợp với thực tiễn.
- Về hoa lợi, lợi tức:
BLDS 2005 quy định “khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng
ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận; nếu không hoàn trả được bằng hiện vật thì


1


phải hoàn trả bằng tiền, trừ trường hợp tài sản giao dịch, hoa lợi, lợi tức thu được thì bị
tịch thu”. Quy định trên có 2 nhược điểm lớn1:
+ Nếu buộc bên nhận tài sản làm phát sinh hoa lợi, lợi tức trả cho bên kia hoa lợi, lợi tức
chúng ta không những không khôi phục tình trạng ban đầu mà còn làm cho bên giao tài
sản vào hoàn cảnh hơn tình trạng ban đầu. Tại Điều 131, BLDS 2014 đã theo hướng giải
quyết khôi phục tình trạng ban đầu ở khoản 2 và giải quyết vấn đề hoa lợi, lợi tức ở
khoản 3. Điều đó có nghĩa là BLDS 2015 đã tách vấn đề hoa lợi, lợi tức ra khỏi quy định
về khôi phục lại tình trạng ban đầu và như vậy là thuyết phục vì các lí do trên.
+ Quy định trên không thống nhất với quy định về hoàn trả tài sản do chiếm hữu không
có căn cứ pháp luật được quy định tại Điều 601 và tiếp theo của BLDS 2005. Tiêu chí để
hoàn trả hoa lợi, lợi tức là sự ngay tình của người chiếm hữu tài sản không có caưn cứ
pháp luật và rất phù hợp với hoàn cảnh giao dịch vô hiệu và trên thực tế, Toà án nhân dân
tối cao đã không xử lí hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản là đối tượng của hợp đồng vô
hiệu trên cơ sở Điều 137 mà xử lí hoa lợi, lợi tức trên cơ sở Điều 601. Ngày nay, khoản 3
Điều 131 BLDS 2015 quy định “bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải
hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức”. Điều đó có nghĩa là việc trả hay không trả hoa lợi và lợi tức
phụ thuộc vào sự ngay tình hay không ngay tình của người nhận tài sản như các quy định
về hoàn trả do chiếm hữu không có căn cứ pháp luật.
- Về tịch thu tài sản: BLDS 2015 đã bỏ đi quy định về tịch thu tài sản, hoa lợi, lợi tức
quy định tại Điều 137, BLDS 2005.
Câu 2: Trong Quyết định 319, lỗi của các bên được Toà giám đốc thẩm xác định như thế
nào?
Trong Quyết định số 319/2011/DS-GĐT ngày 28/3/2011 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa giám đốc thẩm xác định hai bên cùng có lỗi, tuy nhiên Toà án không cho
biết mức độ lỗi của mỗi người là bao nhiêu.
Đoạn của Quyết định cho thấy:
1


Đỗ Văn Đại (chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2016 (xuất bản lần thứ hai), tr.158, 159.

2


“Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa
đất 100.000.000đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi
giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là 1/2
chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá trị thị trường”.
Câu 3: Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như
thế nào?
Trong Quyết định số 319, Tòa dân sự cho biết ông Vinh sẽ được bồi thường như sau: ½
chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường.
Đoạn văn thể hiện nội dung trên:
“Trong trường hợp này ông Vinh mới trả được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa
đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi thì khi
giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½
chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, nhưng Toà án cấp sơ thẩm,
phúc thẩm lại buộc vợ chồng ông Lộc bồi thường thiệt hại ½ giá trị của toàn bộ thửa đất
theo giá thị trường là không đúng”.
Câu 4: Suy nghĩ của anh/chị về hướng giải quyết trên của Toà dân sự.
Hướng giải quyết của Tòa Dân sự cho rằng “cả hai bên cùng có lỗi thì khi giải quyết
hậu quả của hợp đồng vô hiệu ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch
giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường” là không hợp lý.
Xét về lỗi thì cả vợ chồng ông Lộc và ông Vinh đều có lỗi trong việc dẫn đến hợp đồng
vô hiệu theo. Nhưng lỗi của ông Vinh là không trả tiền đúng hạn cho vợ chồng ông Lộc
nên theo khoản 2 Điều 137 BLDS 2005 thì một khi giao dịch dân sự này vô hiệu thì ông
Lộc trả lại cho ông Vinh 45 triệu (các bên hoàn trả lại cho nhau những gì đã nhận), và vì

ông Vinh chỉ mới trả được 45 triệu nên ông Lộc chỉ phải bồi thường cho ông Vinh chênh
lệch của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường. Lúc này ông Lộc đã bồi thường xong
phần thiệt hại cho ông Vinh do lỗi của mình gây ra và ông Vinh cũng đã hoàn thành xong
bồi thường cho việc chậm thanh toán của mình (chỉ nhận lại phần chênh lệch tương ứng
3


với số tiền đã thanh toán). Nên nếu Tòa Dân sự chỉ cho phép ông Vinh được hưởng mức
bồi thường thiệt hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường thì
lúc này Tòa đã buộc ông Vinh phải chịu thiệt hại do lỗi chậm trả tiền của mình đến 2 lần,
như vậy là không đảm bảo lợi ích cho ông Vinh.
Câu 5: Với các thông tin trong Quyết định số 319, ông Vinh sẽ được bồi thường khoản
tiền cụ thể là bao nhiêu? Vì sao?
Với các thông tin trong Quyết định số 391, ta có thể thấy ông Vinh sẽ được bồi thường
½ mức chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường, tức là ông Vinh sẽ
được bồi thường: 0,45×0,5×(333.550.000 - 100.000.000) = 97.548.750 (đồng).
Theo Tòa dân sự Tòa án nhân dân tối cao cho rằng ông Vinh chỉ được bồi thường thiệt
hại là ½ chênh lệch giá của 45% giá trị thửa đất theo giá thị trường bởi vì ông chỉ mới trả
được 45.000.000 đồng trên tổng giá trị thửa đất 100.000.000 đồng tức là mới trả 45% giá
trị thửa đất, cả hai bên cùng có lỗi khi giải quyết hậu quả của hợp đồng vô hiệu.
Câu 6: Trong Quyết định số 58, đoạn nào cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông
Khải, bà Linh và bà Ngẫu (giao dịch thứ nhất), anh Long đã chuyển nhượng đất (giao
dịch thứ hai) cho Doanh nghiệp Tấn Hưng?
Đoạn của bản án cho thấy sau khi nhận chuyển nhượng của ông Khải, bà Linh và bà
Ngẫu, anh Long đã chuyển nhượng đất cho Doanh nghiệp Tuấn Hưng:
Thông qua lời khai của anh Long: “Ngày 01-3-1991, anh Long nhận sang nhượng của
vợ chồng anh Khải một nền đất có diện tích ngang 17m, dài 46m với giá 1.800.000đồng.
Ngày 9-4-1991, ông Khải bà Linh cùng bà Ngẫu tiếp tục sang nhượng cho anh Long phần
đất tiếp giáp phía sau diện tích đất của ông Khải, bà Linh đã bán cho anh Long trước
đó,với giá 1.600.000 đồng…Năm 1992, anh Long chuyển nhượng nhà đất nêu trên cho

công ty Tấn Hưng”.
Câu 7: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu?
4


Đoạn của Quyết định số 58 cho thấy anh Long đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất sau khi nhận chuyển nhượng từ ông Khải, bà Linh và bà Ngẫu:
“Ngày 09-4-1991, ông Khải, bà Linh, bà Ngẫu lập giấy tay sang nhượng phần đất nêu
trên cho anh Lê Thanh Long với giá 1.600.000 đồng (giấy có xác nhận của tự quản ấp)”.
Câu 8: Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu?
Đoạn nào của Quyết định số 58 cho thấy giao dịch thứ nhất vô hiệu
“Như vậy, giao dịch dân sự về việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất giữa ông Khải,
bà Linh, bà Ngẫu với anh Long vi phạm điểm b khoản 1 và khoản 2 Điều 122 Bộ luật dân
sự nên bị vô hiệu theo Điều 128, Điều 134 Bộ luật dân sự”.
Câu 9: Trong Quyết định số 58, Toà dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu không?
- Trong Quyết định số 58, Toà dân sự có cho biết giao dịch thứ hai vô hiệu.
- Đoạn của Quyết định cho thấy:
“Tuy nhiên do anh Long đã chuyển nhượng toàn bộ diện tích đất nêu trên cho Doanh
nghiệp tư nhân Tấn Hưng nên khi giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu theo
Điều 137 thì cần xác định lỗi của ông Khải, bà Linh, bà Ngẫu, anh Long để bồi thường
thiệt hại theo quy định của pháp luật”.
Câu 10: Theo anh/chị, giao dịch thứ hai có vô hiệu hiệu không? Vì sao?
- Giao dịch dân sự thứ hai có thể bị vô hiệu, nhưng chỉ vô hiệu phần của ông Khải.
- Căn cứ theo khoản 2, Điều 138, BLDS 2005 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba
ngay tình khi giao dịch dân sự vô hiệu:
“2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận
được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết

định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
5


Căn cứ vào khoản 2, Điều 219, BLDS 2005 về Sở hữu chung của vợ chồng:
“2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung bằng công sức của mỗi
người; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung”.
Căn cứ vào Điều 135, BLDS 2005 về Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần:
“Giao dịch dân sự vô hiệu từng phần khi một phần của giao dịch vô hiệu nhưng không
ảnh hưởng đến hiệu lực của phần còn lại của giao dịch”.
Giao dịch của ông Nhơn với bà Linh đã bị vô hiệu do vi phạm điểm b, khoản 1 và
khoản 2, Điều 122, BLDS 2005. Tuy nhiên, diện tích đất đang tranh chấp là sở hữu chung
của vợ chồng bà Linh và ông Khải thì theo quy định tại khoản 2, Điều 219, BLDS 2005
thì ông Khải và bà Linh có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
diện tích dất trên. Do vậy, giao dịch trên chỉ vô hiệu phần của ông Khải còn phần của bà
Linh vẫn có hiệu lực pháp luật.
Theo quy định tại khoản 2, Điều 138, BLDS 2005 thì giao dịch giữa anh Long và ông
Nhơn, bà Linh, bà Ngẫu bị vô hiệu phần của ông Khải. Do đó, khi anh Long chuyển
nhượng toàn bộ diện tích đất trên cho Doanh nghiệp tư nhân Tấn Hưng thì giao dịch này
chỉ có hiệu lực phần diện tích đất của bà Linh còn phần của ông Khải thì bị vô hiệu.
Doanh nghiệp tư nhân Tấn Hưng có trách nhiệm trả lại diện tích đất tương ứng cho ông
Khải. Còn về phần diện tích đất của ông Khải mà anh Long đã chuyển nhượng cho
Doanh nghiệp Tấn Hưng, trong giao dịch này thì bên Doanh nghiệp Tấn Hưng không có
lỗi và không biết phần đất trên chuyển nhượng mà không có sự đồng ý của ông Khải nên
bà Ngẫu, anh Long, bà Linh và ông Nhơn phải liên đới bồi thường cho Doanh nghiệp Tấn
Hưng giá trị phần đất đó.
Câu 11: Suy nghĩ của anh/chị về Điều 138 Bộ luật dân dự (giữ nguyên hay cần thay đổi?
Vì sao?)
- Theo nhóm em, cần nên sửa đổi Điều 138 Bộ luật dân sự.

- Điều 138 Bộ luật dân sự 2005 về Bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình khi giao
dịch dân sự vô hiệu:
6


“1. Trong trường hợp giao dịch dân sự vô hiệu nhưng tài sản giao dịch là động sản
không phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho
người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp
quy định tại Điều 257 của Bộ luật này.
2. Trong trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản hoặc là động sản phải đăng ký
quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch khác cho người thứ ba ngay tình
thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu, trừ trường hợp người thứ ba ngay tình nhận
được tài sản này thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với người mà theo bản án, quyết
định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này
không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa”.
Ở khoản 1 của điều luật quy định “động sản không phải đăng kí quyền sở hữu”, tương
tự ở khoản 2 cũng quy định “động sản phải đăng kí quyền sở hữu”, cách quy định này
chưa thực sự hợp lí. Bởi có những tài sản phải đăng kí nhưng không phải đăng kí quyền
sở hữu. Thiết nghĩ nên thay thế quy định trên bằng “tài sản đăng kí”.
Về quy định tài khoản 2, chỉ cho biết là trường hợp tài sản giao dịch là bất động sản
hoặc là động sản phải đăng ký quyền sở hữu đã được chuyển giao bằng một giao dịch
khác cho người thứ ba ngay tình thì giao dịch với người thứ ba bị vô hiệu. Ở đây, điều
luật không cho biết tình trạng của tài sản đó là đã đăng kí hay chưa đăng kí để xét giao
dịch đó có vô hiệu hay không mà chỉ quy định là động sản đó phải đăng kí mà được
chuyển giao cho người thứ ba ngay tình thì vô hiệu. Do vậy, nên xét ra hai trường hợp
như sau:
- Trường hợp thứ nhất: tài sản đã được đăng kí thì giao dịch với người thứ ba sẽ có thể
không bị vô hiệu. Người thứ ba có thể biết được tình trạng của loại tại sản này, từ đó
quyết định mua hay không mua tài sản đó. Quy định theo hướng này bảo vệ tốt hơn cho
người thứ ba ngay tình.

- Trường hợp thứ hai: tài sản đó chưa được đăng kí thì giao dịch với người thứ ba sẽ bị
vô hiệu, trừ khi người đó nhận được tài sản thông qua bán đấu giá hoặc giao dịch với
người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài
sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị
7


huỷ, sửa. Bởi lẽ, người thứ ba ở đây có thể biết được tình trạng tài sản này nhưng vẫn cố
tình thực hiện giao dịch.
II. Vấn đề 2: Bồi thường tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
Câu 1: Trong BLDS, trong trường hợp nào tổn thất về tinh thần được bồi thường? Nêu rõ
quy định liên quan khi trả lời (trả lời lần lượt đối với BLDS 2005 và BLDS 2015).
- Trên cơ sở BLDS 2005:
Căn cứ vào khoản 3, Điều 630, BLDS 2005 về Trách nhiệm bồi thường thiệt hại:
“3. Người gây thiệt hại về tinh thần cho người khác do xâm phạm đến tính mạng, sức
khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín của người đó thì ngoài việc chấm dứt hành vi vi phạm,
xin lỗi, cải chính công khai còn phải bồi thường một khoản tiền để bù đắp tổn thất về
tinh thần cho người bị thiệt hại”.
Theo BLDS 2005 thì những trường hợp được bồi thường tổn thất về tinh thần là khi bị
xâm phạm đến tính mạng (khoản 2, Điều 610), sức khoẻ (khoản 2, Điều 609), danh dự,
nhân phẩm, uy tín (khoản 2, Điều 611), thi thể (khoản 3, Điều 628).
- Trên cơ sở BLDS 2015 quy định, các những trường hợp sau được bồi thường tổn thất
về tinh thần:
+ Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm (khoản 2, Điều 591).
+ Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm (khoản 2, Điều 590).
+ Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm (khoản 2, Điều 592).
+ Thiệt hại do xâm phạm thi thể (khoản 2, Điều 606).
+ Thiệt hại do xâm phạm mồ mả (khoản 2, Điều 607).
Câu 2: Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm
phạm và khi mồ mả bị xâm phạm có được bồi thường không? Vì sao?

- Theo pháp luật hiện hành, bồi thường tổn thất về tinh thần khi tài sản bị xâm phạm và
khi mồ mả bị xâm phạm không được được bồi thường.
- Tuy nhiên, vấn đề khi mồ mả bị xâm phạm thì cần được bồi thường
8


Người xâm phạm mồ mả chịu trách nhiệm bù đắp tổn thất về tinh thần: Người xâm
phạm mồ mả không những xâm phạm đến quyền nhân thân bất khả chuyển dịch của cá
nhân có mồ mả, mà còn xâm phạm đến tinh thần người thân thích của cá nhân có mồ mả.
Thi thể hay hài cốt của người chết không phải là tài sản, do vậy người xâm phạm mồ mả
của người khác thì ngoài trách nhiệm bồi thường thiệt hại về tài sản là những khoản chi
phí để hạn chế, khắc phục thiệt hại thực tế đã xảy ra theo nguyên tắc bồi thường toàn bộ
thiệt hại.
Ngoài ra, người xâm phạm mồ mả còn phải bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần
cho những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm. Vì hành vi xâm phạm
mồ mả không những gây thiệt hại về phần tài sản như đã xác định trên đây mà còn xâm
phạm đến quyền nhân thân của cá nhân có mồ mả đó đồng thời cũng gây ra những tổn
thất về tinh thần đối với những người thân thích của cá nhân có mồ mả bị xâm phạm.
Nhận định này được dựa trên những căn cứ sau:
+ Quyền nhân thân gắn liền với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo vệ. Năng lực
pháp luật dân sự của cá nhân chấm dứt khi người đó chết nhưng quyền nhân thân gắn liền
với mồ mả của cá nhân được pháp luật bảo đảm.
+ Hành vi xâm phạm mồ mả cho dù xuất phát từ lỗi vô ý hay cố ý cũng đều gây ra
những thiệt hại nhất định về tài sản và nhân thân hoặc gây tổn thất về tinh thần của những
người thân thích của người có mồ mả đó.
Câu 3: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng
của anh Nam bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
Theo HĐTP, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ và con
mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do anh Nam bị thiệt
hại về tính mạng.

Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Tòa án cấp phúc thẩm đã không khắc phục được sai lầm nêu trên, mà còn ghi sai họ
của bị đơn dân sự, đồng thời buộc bị đơn dân sự (bà Nguyễn Thị Thoại) bồi thường tổn
thất về tinh thần cho vợ anh Nam là không đúng. Vì những người thân thích thuộc hàng
9


thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ, con mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù
đắp về tinh thần do anh Nam bị thiệt hại về tính mạng”.
Câu 4: Theo HĐTP, ai được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng
của của cháu Hà và Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo HĐTP, Chị Phin được hưởng khoản bù đắp về tinh thần do cháu Hà và Quảng bị
thiệt hại về tính mạng.
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Riêng khoản bù đắp tổn thất về tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng bị thiệt
hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu) được hưởng, nhưng Tòa an cấp
sơ thẩm và Tòa án câp phúc thẩm tính luôn cả ba trường hợp để buộc bị đơn dân sự bồi
thường cho Chị Phin là không đúng”.
Câu 5: Việc xác định người được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần trên có phù hợp
với các quy định hiện hành không? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời.
Căn cứ vào Quyết định số 10/2009/HS-GĐT Tòa án xác định người được bồi thường
tổn thất về tinh thần phù hợp với các quy định hiện hành.
Căn cứ vào Khoản 2, Điều 610, BLDS 2005 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không
quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Hướng dẫn chi tiết hơn thì tại điểm a, tiểu mục 2.4, mục 2, phần II, nghị định 03/2006
của HĐTP nêu rõ:
“2.4. Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm phạm.
10


a) Người được nhận khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần trong trường hợp này là
những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại bao gồm: vợ,
chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người bị thiệt hại”.
Theo những quy định trên ta thấy:
Trường hợp thứ nhất, mẹ và vợ của anh Nam là những người thân thích thuộc hàng thừa
kế thứ nhất của anh Nam. Do đó, khi tính mạng anh Nam bị xâm hại thì người được
hưởng bồi thường về mặt tinh thần là mẹ của anh Nam và vợ của anh là chị Phin.
Trường hợp thứ hai, chỉ có chị Phin – mẹ của cháu Hà và cháu Quảng là người thân
thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Do vậy, thiệt hại về tính mạng của cháu Vũ Thu Hà và
Vũ Văn Quảng thì chỉ có chị Phin được hưởng.
Như vậy, việc xác định người được bồi thường tổn thất về tinh thần phù hợp với các quy
định hiện hành.
Câu 6: Theo HĐTP, anh Đông có được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính
mạng anh Nam bị xâm hại không? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Theo HĐTP anh Đông không được hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần do tính
mạng của anh Nam bị xâm hại.
- Đoạn của bản án cho câu trả lời là:
“Như vậy, người đại diện hợp pháp của anh Nam gồm có mẹ và vợ là chị Phin, nhưng
Toà án cấp sơ thẩm không xác minh để đưa mẹ của anh Nam tham gia tố tụng, mà xác
định anh Vũ Quốc Đông là em trai của anh Nam (chủ được chị Phin uỷ quyền) là người
đại diện hợp pháp của người bị hại và quyết định buộc bị cáo, bị đơn dân sự bồi thường
cho gia đình anh Nam là chưa đầy đủ và chính xác.”
Câu 7: Theo HĐTP, mẹ anh Nam có được hưởng tổn thất về tinh thần do tính mạng cháu
Hà và cháu Quảng bị xâm phạm? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?

Theo HĐTP, mẹ anh Nam không được hưởng tổn thất về tinh thần do tính mạng của
cháu Hà và Quảng bị xâm hại.
11


Đoạn của Quyết định cho câu trả lời nằm trong phần xét thấy của Hội đồng Thẩm phán
Tòa án nhân dân tối cao:
“Riêng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do cháu Vũ Thu Hà và Vũ Văn Quảng bị
thiệt hại về tính mạng thì chỉ có chị Phin (là mẹ của hai cháu được hưởng), nhưng Tòa án
cấp sơ thẩm và phúc thẩm tính luôn cả ba trường hợp để buộc bị đơn dân sự bồi thường
cho chị Phin là không đúng”.
Câu 8: Suy nghĩ của anh/chị về quy định hiện hành và hướng giải quyết trên của HĐTP
liên quan đến tổn thất về tinh thần của anh Đông (đối với cái chết của anh Nam) và mẹ
anh Nam (đối với cái chết của cháu Hà và cháu Quảng).
Đối với tổn thất về tinh thần của anh Đông (em trai anh Nam) và mẹ anh Nam, Tòa giải
quyết theo hướng:
- Những người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam gồm mẹ, vợ và con
mới sinh cùng được hưởng khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do anh Nam bị thiệt
mạng, tức là đối với cái chết của anh Nam, anh Đông không được bồi thường thiệt hại tổn
thất về tinh thần.
- Đối với cái chết của cháu Hà và Quảng, mẹ anh Nam cũng không được bồi thường tổn
thất về tinh thần do hai cháu thiệt mạng mà chỉ có chị Phin là người được hưởng.
Theo khoản 2, Điều 610 của Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định:
“2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không
quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.

Theo đó, những người thuộc hàng thừa kế thứ nhất của anh Nam bao gồm mẹ anh
Nam,vợ và con của anh Nam theo quy định tại khoản 1 Điều 676 của BLDS 2005. Anh
Đông là em ruột thuộc hàng thừa kế thứ hai. Điều 610 của BLDS 2005 ưu tiên những
12


người thuộc hàng thừa kế thứ nhất. Nếu không có những người này thì người trưc tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản này. Do vậy, Tòa án xác định buộc
người gây thiệt hại bồi thường tổn thất tinh thần do anh Nam thiệt mạng cho vợ,mẹ và
con anh Nam là phù hợp với quy định của pháp luật hiện hành.
Đối với cháu Hà và Quảng, mẹ của anh Nam là bà nội của hai cháu thuộc hàng thừa kế
thứ hai. Cho nên, áp dụng Điều 610 của BLDS 2005 xác định chỉ có chị Phin – hàng thừa
kế thứ nhất được hưởng khoản tiền bồi thường về tinh thần là hợp lí.
Câu 9: Khi các bên không đạt được thoả thuận, mức bồi thường tổn thất về tinh thần là
bao nhiêu khi tính mạng bị xâm phạm? Nêu cơ sở pháp lí khi trả lời (trả lời lần lượt đối
với BLDS 2005 và BLDS 2015).
- Trên cơ sở BLDS 2005:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 610, BLDS 2005 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không
quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Theo quy định trên thì khi các bên không đạt được thoả thuận, mức bồi thường tổn thất
về tinh thần tối đa không quá 60 tháng lương tối thiểu do nhà nước quy định khi tính
mạng bị xâm phạm.
- Trên cơ sở BLDS 2015:
Căn cứ vào khoản 2, Điều 591, BLDS 2015 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:

“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị
xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị
13


thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm
phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
Theo quy định trên thì khi các bên không đạt được thoả thuận, mức bồi thường tổn thất
về tinh thần tối đa không quá 100 mức lương cơ sở do nhà nước quy định khi tính mạng
bị xâm phạm.
Câu 10: Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin được hưởng
mức bồi thường là bao nhiêu? Đoạn nào của Quyết định cho câu trả lời?
- Toà sơ thẩm và Toà phúc thẩm đã quyết định cho gia đình chị Phin được hưởng mức
bồi thường là ngoài mức chi phi mai táng là 100.000.000 đồng thì gia đình chị Phin còn
được nhận bồi thường về tinh thần với mức bồi thường không quá 180 tháng lương
(tương ứng với 630.000.000 đồng).
- Đoạn của Quyết định cho câu trả lời:
“Về việc bồi thường dân sự: ngoài tiền chi phí mai táng là 100.000.000 đồng, mà bà
Nguyễn Thị Thoại đã bồi thường cho gia đình anh Vũ Hoài Nam, Toà án cấp sơ thẩm
buộc bà Thoại bồi thường cho người đại diện hợp pháp của anh Nam khoản tiền tổn thất
về tinh thần và tiền cấp dưỡng nuôi con của anh Nam, nhưng khoản tiền bù đắp về tổn
thất về tinh thần Toà án cấp sơ thẩm chỉ buộc bà Thoại bồi thường 12.6000.000 đồng (36
tháng × 350.000 đồng) là quá thấp, Toà án cấp phúc thẩm sửa quyết định này, buộc bà
Thoại bồi thường cho cả 03 người chết là 180 tháng lương (60 tháng × 3 người) với tổng
số tiền là 630.000.000 đồng là mức cao nhất cho mỗi người cũng chưa phù hợp với thực
tế”.

Câu 11: Hướng giải quyết của HĐTP liên quan đến mức tối đa gia đình chị Phin được
hưởng bồi thường tổn thất về tinh thần.
- Liên quan đến mức tối đa gia đình chị Phin được hưởng bồi thường tổn thất về tinh
thần thì HĐTP theo hướng cần xác định vai trò của người bị thiệt hại trong gia đình để
14


xác định khoản tiền mà bị đơn phải bồi thường tổn thất về tinh thần; mặt khác, bị đơn
trong trường hợp này không có lỗi trong việc gây tai nạn và phải bồi thường cho nhiều
người bị hại khác nên cần căn cứ vào thực tế về kinh tế của bị đơn để xác định mức bồi
thường để đảm bảo khả năng thì hành án.
- Đoạn của Quyết định cho thấy:
“Mặc dù, tổn thất về tinh thần đối với người thân thích của anh Vũ Hoài Nam rất lớn,
nhưng bị đơn dân sự không có lỗi trong việc gây tai nạn; mặt khác, ngoài việc bồi thường
chi phí mai táng cho gia đình anh Nam, thì bị đơn dân sự còn phải bồi thương cho nhiều
người bị hại khác, do đó khi giải quyết khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần đối với gia
đình anh Nam, ngoài việc xác định vị thế của người bị hại trong gia đình, thì Toà án cần
xem xét, quyết định cho phù hợp với thực tế để đảm bảo khả năng thi hành án”.
Câu 12: Suy nghĩ của anh/chị về những thay đổi giữa BLDS 2015 và BLDS 2005 về bồi
thường tổn thất về tinh thần khi tính mạng bị xâm phạm.
Tại khoản 2, Điều 610, BLDS 2005 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người xâm phạm tính mạng của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định
tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những
người thân thích thuộc hàng thừa kế thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những
người này thì người mà người bị thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp
nuôi dưỡng người bị thiệt hại được hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn
thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không
quá sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
Và tại khoản 2, Điều 591, BLDS 2015 về Thiệt hại do tính mạng bị xâm phạm:
“2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp tính mạng của người khác bị

xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản
tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần cho những người thân thích thuộc hàng thừa kế
thứ nhất của người bị thiệt hại, nếu không có những người này thì người mà người bị
thiệt hại đã trực tiếp nuôi dưỡng, người đã trực tiếp nuôi dưỡng người bị thiệt hại được
hưởng khoản tiền này. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa
15


thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm
phạm không quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
- Về người bồi thường:
BLDS 2005 xác định người được bồi thường là “Người xâm phạm tính mạng của người
khác phải bồi thường”.
Hướng xác định như vậy chỉ đúng nếu thiệt hại do chính hành vi của con người gây ra
trong khi đó tính mạng bị xâm phạm có thể xuất phát từ nguyên nhân khác như do tài sản
gây ra. Hơn nữa, đối với trường hợp xâm phạm vừa nêu thì người phải bồi thường có thể
không phải là người xâm phạm như trường hợp cha mẹ bồi thường thiệt hại do con chưa
thành niên gây ra. Lí luận truyền thống về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp
đồng và thực tiễn xét xử đã chứng minh rõ ràng rằng khái niệm “người xâm phạm” và
“người chịu trách nhiệm bồi thường” là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Do các quy
định trên được áp dụng cho cả thiệt hại không do con người gây ra hay cho cae trường
hợp do con người gây ra nhưng người chịu trách nhiệm bồi thường không là người có
hành vi xâm phạm.
Vì vậy, BLDS 2015 đã theo hướng “Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường
hợp tính mạng của người khác bị xâm phạm phải bồi thường”. Với hướng mới này, người
chịu trách nhiệm bồi thường có thể là người trức tiếp xâm phạm tới các lợi ích vừa nêu, là
chủ sở hữu tài sản gây thiệt hại đối với các lợi ích đó hay là một chủ thể khác người trực
tiếp xâm phạm (như cha mẹ đối với con chưa thành niên, pháp nhân đối với người của
pháp nhân,…)2.
- Về mức bồi thường:

BLDS 2005 theo hướng ấn định mức tối đa khi các bên không đạt được thoả thuận. Cụ
thể, mức tối đa được xác định trên cơ sở “tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định”.
BLDS 2015 đã được thay thế bằng “mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
BLDS 2015 cũng tăng mức bồi thường lên “không quá một trăm lần mức lương cơ sở
do Nhà nước quy định” so với “sáu mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định” ở
BLDS 2005. Quy định tăng mức bồi thường này một mặt bảo vệ tốt hơn cho gia đình
2

Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2016 (xuất bản lần thứ hai), tr. 468 – 469.

16


người có tính mạng bị xâm phạm, một mặt tăng cường tính răn đe của pháp luật dành cho
người gây thiệt hại, tăng cường ý thức tuân thủ pháp luật của người dân và bảo vệ trật tự
công bằng xã hội tốt hơn3.
Về mức bồi thường tối đa khi không có thoả thuận, BLDS 2005 không thực sự rõ ràng
đối với trường hợp một gia đình có nhiều người chết, điều luật không chỉ rõ ràng là một
người chết thì nhận được bồi thường không quá 60 tháng lương tối thiểu hay nhiều người
chết thì nhận được bồi thường không quá 60 tháng lương tối thiểu. Do vậy, trên thực tế
có nhiều toà đã giải quyết theo nhiều hướng khác nhau. BLDS 2015 đã khẳng định “nếu
không thoả thuận được thì mức tối đa cho một người có tính mạng bị xâm phạm không
quá một trăm lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định”.
III. Vấn đề 3: Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Câu 1: Đoạn nào của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt
hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra?
Đoạn của Quyết định cho thấy Toà án đã vận dụng chế định bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra:
“Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự và … tổ điện do anh Ri (là người được chủ

sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ) làm tổ trưởng phải chịu trách
nhiệm bồi thường thiệt hại”.
Câu 2: Suy nghĩ của anh/chị về việc Toà án xác định đây là bồi thường thiệt hại do
nguồn nguy hiểm cao độ gây ra.
Hướng xác định trên của Toà án đây là bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ
gây ra phù hợp với quy định của pháp luật.
Căn cứ vào khoản 1, Điều 623, BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy
hiểm cao độ gây ra:

3

Đỗ Văn Đại (Chủ biên), Bình luận khoa học những điểm mới của BLDS 2015, Nxb. Hồng Đức – Hội Luật gia Việt Nam
2016 (xuất bản lần thứ hai), tr. 470.

17


“1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống
tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất
phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ,
vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật”.
Trong Quyết định trên, Công ty Điện lực 2 (ông Bạch đại diện) đã ký hợp đồng mua bán
điện sinh hoạt cho anh Xua (do anh Ri ký tên). Tuy nhiên, chủ sở hữu đã không tuân thủ
theo các quy tắc an toàn để cho đường dây điện hạ thế bị hở mạch điện. Theo quy định
trên thì hệ thống tải điện này là nguồn nguy hiểm cao độ và đã gây thiệt hại làm chết
nguời. Do vậy, chủ sở hữu đã không tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ và sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ này nên phải có trách nhiệm bồi thường.s
Câu 3: Tòa án dân sự có cho biết ai là chủ sở hữu đường gây điện hạ thế gây thiệt hại
không?

Tòa Dân sự không cho biết ai là chủ sở hữu của đường dây điện hạ thế gây thiệt hại.
Câu 4: Theo anh/chị, ai là chủ sở hữu đường gây điện hạ thế gây thiệt hại?
Theo nhóm, Công ty Điện Lực 2 là chủ sở hữu đường dây điện hạ thế gây thiệt hại.
Vì theo Điều 164 BLDS 2005 quy định thì chủ sở hữu có thể là cá nhân, pháp nhân, chủ
thể khác có đủ ba quyền là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt. Công ty
Điện lực 2 là pháp nhân và có đủ 3 quyền trên đối với đường dây điện hạ thế gây thiệt hại
nên là chủ sở hữu của đường dây điện trên.
Câu 5: Theo Toà dân sự, chủ thể nào sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân?
Trong Quyết định số 30/2010/DS-GĐT ngày 22/01/2010 của Tòa dân sự Tòa án nhân
dân tối cao, Tòa dân sự xác định chủ thể sẽ chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia
đình nạn nhân là anh Ri, tổ trưởng tổ điện (tức là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu,
sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ). Ở đây, anh Nguyễn Văn Sua là người đứng tên hợp
18


đồng bán điện với Công ty Điện lực 2 nhưng anh chỉ làm khoảng 1 tháng thì nghỉ nên
nhân dân bầu anh Ri làm tổ trưởng. Mọi việc giao lại cho anh Ri chịu trách nhiệm.
Đoạn trong Quyết đinh cho thấy:
“Như vậy, nguyên nhân cháu Lợi bị chết là do đường dây điện hạ thế (sau công tơ tổng)
bị hở mạch điện. Theo quy định tại Điều 623 Bộ luật dân sự và... tổ điện do anh Ri (là
người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ) làm tổ trưởng
phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại”.

Câu 6: Suy nghĩ của anh/chị về hướng xử lí trên của Toà dân sự Toà án nhân dân tối cao
liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn
nhân.
Liên quan đến xác định chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình nạn
nhân, Toà án giải quyết như trên là phù hợp.
Khi thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra thì BLDS 2005 theo hướng “chủ sở

hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây
ra”. Thiết nghĩ, chủ sở hữu vẫn phải có trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho gia đình anh
Công mặc dù đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng như theo quy định của pháp
luật.
Tuy nhiên trong Nghị quyết 03/2006 quy định “trừ trường hợp giữa chủ sở hữu và
người được giao chiếm hữu, sử dụng có thỏa thuận khác không trái pháp luật, đạo đức
xã hội hoặc không nhằm trốn tránh việc bồi thường”. Điều đó có nghĩa là việc thay đổi
chủ thể chịu trách nhiệm bồi thường theo thỏa thuận chỉ được tiến hành nếu thỏa thuận
này hợp pháp và nếu thỏa thuận không hợp pháp thì người được giao nguồn nguy hiểm
cao độ vẫn chịu trách nhiệm bồi thường4.
Có thể dễ dàng nhận thấy rằng, giữa 2 bên đã có hợp đồng mua bán và trong hợp đồng
đã quy định rõ: “bên mua điện có nghĩa vụ sử dụng điện an toàn, chịu trách nhiệm quản
lý từ đầu dây ra của công tơ vào nhà”.
4

Đỗ Văn Đại, Luật bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng Việt Nam - Bản án và bình luận án, Nxb. ĐH Quốc gia TP.HCM
2014, tr. 216.

19


Rõ ràng, bên mua đương nhiên trở thành chủ thể được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng quy định của pháp luật (ở đây tức thông qua
hợp đồng mua bán điện).
Có đủ cơ sở để áp dụng điểm b, Mục 2, Phần III, Nghị định 03/2006/NĐ-CP và quyết
định ngay rằng người bồi thường thiệt hại chính là người chiếm hữu, sử dụng, không còn
liên quan đến chủ sở hữu nữa.
Vì vậy, việc Toà án xác định anh Ri – là người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử
dụng đường giây điện trên phải chịu trách nhiệm bồi thường là thoả đáng.
IV. Vấn đề 4: Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra.

Câu 1: Trong trường hợp bản án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm
bồi thường nhà nước không? Vì sao?
- Trong trường hợp bản án trên có thuộc phạm vi điều chỉnh của Luật trách nhiệm bồi
thường nhà nước
- Căn cứ vào điểm a, khoản 1 và điểm a, khoản 2, Điều 33, Bộ luật Tố tụng Hình sự
2003 về Cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng:
“1. Các cơ quan tiến hành tố tụng gồm có:
a) Cơ quan điều tra;
2. Những người tiến hành tố tụng gồm có:
a) Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên;”
Và điểm a, khoản 1, Điều 1 Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự số 23/2004/PL –
UBTVQH11 ngày 20/08/2004 về Cơ quan điều tra:
“1. Trong Công an nhân dân có các Cơ quan điều tra sau đây:
a) Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an; Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh,
thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công
an cấp tỉnh); Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (sau đây gọi chung là Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an cấp huyện);”
Căn cứ vào Điều 1, Luật Trách nhiệm bồi thường Nhà nước 2009 về Phạm vi điều
chỉnh:
20


“Luật này quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước đối với cá nhân, tổ chức bị
thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng,
thi hành án; thủ tục giải quyết bồi thường thiệt hại; quyền, nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức
bị thiệt hại; kinh phí bồi thường và trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ đã
gây ra thiệt hại”.
Trong Bản án trên, ta thấy các đối tượng Nguyễn Minh Quyền, Phạm Ngọc Mẫn,
Nguyễn Tấn Quang, Đỗ Như Huy, Nguyễn Thân Thảo Thành nguyên là các trinh sát
viên, điều tra viên Công an thành phố Tuy Hòa và Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về

trật tự xã hội Công an tỉnh Phú Yên được phân công tiến hành các hoạt động điều tra,
canh giữ đối tượng Ngô Thanh Kiều đã có hành vi còng tay, dùng dùi cui cao su đánh
nhiều cái vào người Kiều dẫn đến Ngô Thanh Kiều tử vong.
Bị cáo Lê Đức Hoàn là Phó trưởng Công an thành phố Tuy Hòa, Phó Thủ trưởng cơ
quan cảnh sát điều tra, Trưởng Ban chuyên án 312T có trách nhiệm chỉ đạo toàn bộ hoạt
động của Ban chuyên án nhưng không thực hiện đầy đủ, đúng quy định tại Điều 4, Điều
34 Bộ luật tố tụng hình sự; thiếu kiểm tra, sâu sát trong quá trình các điều tra viên và cán
bộ cấp dưới làm việc với Ngô Thanh Kiều để xảy ra việc dùng nhục hình ngay tại trụ sở
làm việc của Công an thành phố Tuy Hòa, hậu quả làm Ngô Thanh Kiều chết, là thuộc
trường hợp gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
Như vậy, anh Kiều đã bị thiệt hại về tính mạng do những nguời thi hành công vụ gây ra
trong quá trình tố tụng. Do đó, theo quy định trên thì trường hợp này thuộc phạm vi điều
chỉnh của Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước.
Câu 2: Việc Toà án áp dụng Điều 620, BLDS 2005 vào hoàn cảnh trên có thuyết phục
không? Vì sao?
Theo em việc Tòa án áp dụng Điều 620 BLDS 2005 vào hoàn cảnh trên là chưa phù
hợp.
Căn cứ vào Điều 620, BLDS 2005 về Bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của
cơ quan tiến hành tố tụng gây ra:
21


“Cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường thiệt hại do người có thẩm quyền của mình
gây ra khi thực hiện nhiệm vụ trong quá trình tiến hành tố tụng.
Cơ quan tiến hành tố tụng có trách nhiệm yêu cầu người có thẩm quyền đã gây thiệt
hại phải hoàn trả một khoản tiền theo quy định của pháp luật, nếu người có thẩm quyền
có lỗi trong khi thi hành nhiệm vụ”.
Trong bản án số 02/2015 ta thấy Thành, Quyền, Quang , Huy là công an tỉnh và họ đang
tiến hành việc điều tra vụ án (trong quá trình tiến hành tố tụng) nên họ thỏa mãn được các
điều kiện trên. Mặc dù trong quá trình điều tra vụ án (hỏi cung) họ đã hống hách, lộng

quyền, coi thường tính mạng sức khỏe của người khác nhưng điều này chỉ ảnh hưởng đến
trách nhiệm hoàn trả của họ. Hay nói cách khác chỉ cần sự kiến gây ra thiệt hại gắn liền
với công việc được giao thì cơ quan tiến hành tố tụng phải bồi thường. Vì thế việc áp
dụng Điều 620 BLDS 2005 về bồi thường trong bản án số 02 là chưa hợp phù hợp với
quy định với quy định tại Điều 620.
Câu 3: Nếu phải áp dụng BLDS 2015 cho hoàn cảnh trong vụ án trên, hướng giải quyết
có khác không? Vì sao?
Điều 598 BLDS 2015 quy định Bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra:
“Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do hành vi trái pháp luật của người thi
hành công vụ gây ra theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước”.
Căn cứ vào Điều 56, Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước 2009 về Nghĩa vụ hoàn trả
và xử lý trách nhiệm của người thi hành công vụ:
“1. Người thi hành công vụ có lỗi gây ra thiệt hại có nghĩa vụ hoàn trả cho ngân sách
nhà nước một khoản tiền mà Nhà nước đã bồi thường cho người bị thiệt hại theo quyết
định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Người thi hành công vụ có lỗi vô ý gây ra thiệt hại quy định tại Điều 26 của Luật
này không phải chịu trách nhiệm hoàn trả.
3. Người thi hành công vụ ngoài việc phải hoàn trả khoản tiền quy định tại khoản 1
Điều này thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm còn phải bị xử lý kỷ luật hoặc truy cứu
trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật”.
22


Trong vụ án trên, Toà xác định và xử phạt tù các bị cáo Thành (8 năm), Quyền (2 năm 6
tháng), Mẫn (2 năm 3 tháng), Quang (2 năm). Các bị cáo Huy (1 năm), Hoàn (9 tháng)
nhưng cho hưởng án treo. Toà án đã không xác định cơ quan có thẩm quyền cùng chịu
trách nhiệm bồi thường cho nạn nhân và gia đình người bị chết.
Nếu áp dụng BLDS 2015, hướng giải quyết sẽ xác định Nhà nước phải có trách nhiệm
bồi thường thiệt hại do các hành vi trái pháp luật của người thi hành công vụ gây ra. Ở
đây, các bị cáo trên đều công tác tại Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội Công

an thành phố Tuy Hòa, thực hiện các hành vi tra hỏi, xét xử để điều tra đều đươc thực
hiện tại đơn vị. Do vậy, nếu các bị cáo là người đang thi hành công vụ trong quá trình
làm việc gây chết anh Kiều tại nơi làm việc thì cơ quan đơn vị có thẩm quyền phải có
trách nhiệm bồi thường.
Căn cứ vào BLDS 2015, Toà án phải nên xác định cơ quan nhà nước có thẩm quyền
chịu trách nhiệm bồi thường. Dựa trên vụ án, nên xác định Công an thành phố Tuy Hòa cơ quan quản lý Đội Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội thành phố Tuy Hòa phải
chịu trách nhiệm bồi thường.
Kết hợp BLDS 2015 và Luật về Trách nhiệm bồi thường của nhà nước năm 2009 thì
cách giải quyết vụ án vẫn không thay đổi so với khi áp dụng BLDS 2005 về việc Nhà
nước sẽ là người đứng ra bồi thường thiệt hại cho người bị thiệt hại. Nhưng sau đó, cán
bộ, công chức có lỗi tong quá trình thi hành công vụ sẽ phải bồi thường lại cho Nhà nước
theo mức độ lỗi do mình gây ra.

23



×