Tải bản đầy đủ (.pdf) (382 trang)

Nhân học đô thị Một giá trị vĩnh hằng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.64 MB, 382 trang )

Đường Nguyễn Văn Huyên
Quận Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam
Tel: (84 4) 37562193
Fax: (84 4) 38360351
Email:
Website: www.vme.org.vn





Kỷ yếu Hội thảo quốc tế

Bảo tàng và Nhân học đô thị
Gặp gỡ các giám đốc bảo tàng
và các nhà nhân học Đông Nam Á


Hà Nội, 17 – 20/ 11/ 2008

Quỹ Rockefeller tài trợ

Hà Nội
2009


Đồng chủ biên
Võ Quang Trọng - Amareswar Galla
Ban biên tập
Vi Văn An
Lưu Hùng


Nguyễn Văn Huy
Nguyễn Thị Thu Hương
Nguyễn Duy Thiệu
Võ Quang Trọng
Trợ lý biên tập
Nguyễn Vũ Hoàng
Dịch thuật
Vũ Thị Vân Anh, Tạ Thái Anh
Nguyễn Thị Thùy Dương, Nguyễn Vũ Hoàng
Bùi Thu Hòa, Nguyễn Thị Huệ
Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thúy Loan
Lê Phương Thảo, Lã Thị Thanh Thủy
Bìa và trình bày
V.o interactive



MỤC LỤC
Phát biểu khai mạc – Đỗ Hoài Nam

1

Một số vấn đề đặt ra đối với Hội thảo bảo tàng và nhân học đô thị -

1

Võ Quang Trọng

PHẦN I
BẢO TÀNG VÀ NHÂN

HỌC ĐÔ THỊ - NHỮNG
THÁCH THỨC

PHẦN II
ĐẨY MẠNH HỢP TÁC
GIỮA CÁC BẢO TÀNG
ĐÔNG NAM Á

Những tiếp cận nhân học đô thị trong trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học
Việt Nam – Nguyễn Văn Huy

1

Cảnh quan đô thị như những bảo tàng - Amareswar Galla

1

Các bảo tàng quốc gia Hàn Quốc và những chuyển biến trong nhân học
đô thị: Nhiệm vụ và chiến lược - Hongnam Kim

1

Bảo tàng nhân học và nhân học đô thị - Yin Shaoting, Shen Yun

1

Phác họa các nền văn hóa trong một khu vực đang chuyến biến: Các
bảo tàng dân tộc học ở Tiểu vùng sông Mê Công – Rosalia Sciortino,
Alan Feinstein


1

Hợp tác nghiên cứu, sưu tầm và các hoạt động nghiệp vụ khác cho
trưng bày tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam về văn hóa của các dân tộc
Đông Nam Á - Nguyễn Duy Thiệu

1

Sự cần thiết và rủi ro của những trưng bày chuyên đề - Kenson Kwok

1

Bảo tàng và kiến trúc đô thị - Đặng Văn Bài, Nguyễn Thị Thu Hương

1

Vai trò của các bảo tàng Châu Á trong xã hội hiện đại và năng động Hanhee Cho

1

Đề xuất một số hoạt động hợp tác giữa các bảo tàng Châu Á - Amara
Srisuchat

1


PHẦN III
NHỮNG THÁCH THỨC
CHO CÁC TRƯNG BÀY


PHẦN IV
DI DÂN
VÀ MÔI TRƯỜNG
ĐÔ THỊ

Ký ức nhân loại – Di sản hóa sách cổ dân tộc Vân Nam, Trung Quốc Xie Mohua

1

“Từ làng đến phố: Ảnh ký của người Lai Xá” – Một ví dụ sinh động về bảo
tàng với tiếp cận nhân học đô thị – Phạm Văn Dương

1

Lên đồng và xã hội đô thị - Ngô Đức Thịnh

1

Truyền tải đa dạng văn hoá đến khách du lịch trong quan hệ với người dân
địa phương: Kinh nghiệm của Trung tâm Dân tộc học và Nghệ thuật truyền
thống, Luang Prabang, Lào - Tara Gujadhur, Thongkhoun Soutthivilay

1

Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam với các vấn đề đương đại của người phụ nữ Nguyễn Thị Tuyết

1

Nhân học đô thị trong tầm nhìn phát triển vùng hạ lưu sông Mê Công Mạc Đường


1

Làng thuốc nam Đại Yên: Thực hành và bảo tồn y học dân gian của một
làng nội thành Hà Nội - Võ Thị Thường, Vũ Thị Hà

1

Bàn về chức năng sáng tạo trong việc xây dựng văn hóa đô thị Trường hợp tại Bảo tàng các dân tộc Vân Nam - Yang Bing

1

Những người di cư tự do trong không gian đô thị: Nghiên cứu trường hợp
một xóm liều Hà Nội - Nguyễn Văn Chính

1

Đô thị hóa và những vấn đề đặt ra qua trường hợp nghiên cứu tại thị trấn
Lao Bảo, huyện Hướng Hóa, Quảng Trị - Vi Văn An

1

Phim cộng đồng và vấn đề nhập cư: Trường hợp cộng đồng người Thái ở
Hà Nội - Nguyễn Trường Giang

1

Nhận diện văn hóa phi vật thể của cộng đồng cư dân phố cổ Hà Nội Võ Mai Phương

1


Đô thị hóa ở Điện Biên: Một số ví dụ về vấn đề đô thị - nông thôn ở
Việt Nam - Pichet Saiphan

1

Tiếp cận đô thị và những chuyển biến trong đời sống của người
Cơ-tu – Trường hợp thôn Adhing 3, thị trấn Prao, huyện Đông Giang, tỉnh
Quảng Nam - Vũ Phương Nga

1

Từ nghiên cứu nhân học đến trưng bày – Nghiên cứu trường hợp một
dự án tái định cư tại Hà Nội - Nguyễn Vũ Hoàng

1

TỔNG KẾT HỘI THẢO
DANH SÁCH ĐẠI BIỂU THAM DỰ HỘI THẢO




Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Phát biểu khai mạc
hội thảo quốc tế
“Bảo tàng và
nhân học đô thị”
GS. TS. Đỗ Hoài Nam
Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam


13

K

ính thưa các vị đại biểu, các nhà nhân học và các nhà bảo tàng học,

Trước hết, thay mặt cho Lãnh đạo Viện Khoa học xã hội Việt Nam, tôi xin chào
mừng sự có mặt của các vị đại biểu, các giám đốc bảo tàng, các nhà nhân học
đến từ nhiều nước thuộc tiểu vùng sông Mê Công và khu vực để tham dự cuộc hội thảo
lý thú này.

Chúng ta đã, đang chứng kiến sự chuyển đổi, quá trình hợp tác, hội nhập khu vực và hội
nhập quốc tế của các nước trong tiểu vùng sông Mê Công trên nhiều lĩnh vực, trong đó
có lĩnh vực nhân học và bảo tàng học.
Trong những năm gần đây, cùng với các trường đại học, các viện nghiên cứu khác, Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam đã nỗ lực tiếp cận các phương pháp hiện đại trong nghiên
cứu, sưu tầm và giới thiệu các nền văn hóa rất đa dạng của các tộc người ở Việt Nam tới
công chúng. Mặt khác, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam cũng đã nỗ lực hợp tác với các
viện nghiên cứu, các trường đại học, và hệ thống bảo tàng của các nước - nhất là các
nước trong tiểu vùng sông Mê Công, để nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày một
số chuyên đề nhằm giới thiệu rộng rãi tới công chúng về nền văn hóa rất đa dạng của
các dân tộc trong khu vực. Tôi xin vui mừng thông báo tới quý vị là chúng tôi đang nỗ
lực hoàn tất việc xây dựng tòa nhà trưng bày và các hoạt bảo tàng học khác để tiến tới
khai trương trưng bày “Văn hóa các dân tộc Đông Nam Á” tại Bảo tàng Dân tộc học Việt
Nam trong tương lai gần.
Có lẽ trong thời điểm hiện tại, không riêng gì ở Việt Nam mà cả ở các nước khác - nhất
là các nước trong tiểu vùng sông Mê Công, quá trình đô thị hóa đang diễn ra nhanh



Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

chóng và phức tạp. Quá trình này làm nảy sinh nhiều vấn đề bức xúc: vấn đề sinh kế của
người dân; những vấn đề xã hội; vấn đề các chuẩn mực sống, các đặc trưng văn hóa
truyền thống của các làng quê nay bỗng chốc trở thành đô thị có nguy cơ biến mất…
Kịp thời nghiên cứu nắm bắt, tổ chức trưng bày giới thiệu các vấn đề “thời sự” như vừa
đề cập có thể cung cấp rộng rãi cho mọi người một cái nhìn đa chiều, nó không chỉ là
hữu ích cho vấn đề an sinh xã hội, mà còn hữu ích cho giới quản lý và các cơ quan bảo
tồn di sản văn hóa…
Để thực hiện các công việc như vừa đề cập, không ai khác mà chính là giới nghiên cứu
nhân học và bảo tàng học phải nhập cuộc. Tôi tin tưởng rằng trong cuộc hội thảo quan
trọng này, các nhà nhân học, các nhà bảo tàng học sẽ cùng nhau thảo luận, chia sẻ cho
nhau những tri thức và kinh nghiệm, cùng tìm các giải pháp để ứng phó với các thách
thức hiện tại, góp phần cho sự nghiệp phát triển bền vững ở mỗi nước và ở khu vực.
Nhân đây, tôi cũng xin cảm ơn Quỹ Rockefeller đã có sáng kiến thúc đẩy Dự án “Củng cố
mạng lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hóa và các học giả khu vực sông Mê Công và tăng
cường hiểu biết về Đông Nam Á” và đã tài trợ kinh phí để triển khai.
Xin chúc quý vị sức khỏe và chúc hội thảo của chúng ta thành công tốt đẹp.
Xin cảm ơn!
14

GS. TS. Đỗ Hoài Nam
Chủ tịch Viện Khoa học xã hội Việt Nam


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Võ Quang Trọng
Việt Nam
Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội

năm 1979 và nhận bằng Tiến sĩ tại trường Đại học Tổng hợp
Lômônôxốp, Matxcova, Liên bang Nga;
Công tác tại Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian, nay là Viện
Nghiên cứu văn hóa từ năm 1985, từng giữ chức Phó Viện
trưởng, Phó Tổng biên tập Tạp chí Văn hóa dân gian.

15

Hiện ông là Phó Giáo sư, Tiến sỹ, Giám đốc Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam. Ông đã viết khoảng 65 bài tạp chí, xuất bản 40
cuốn sách in riêng và in chung.
Lĩnh vực quan tâm của ông là văn hóa dân gian, sử thi Tây
Nguyên, mối quan hệ giữa folklore và văn học, bảo tồn di sản
văn hóa phi vật thể.


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Một số vấn đề đặt ra
đối với
Hội thảo Bảo tàng và
nhân học đô thị
Võ Quang Trọng

K

ính thưa quý vị đại biểu!
Kính thưa các nhà khoa học và các bạn đồng nghiệp!

Từ cuối thế kỉ 20 đến nay, diện mạo của nhiều quốc gia, nhất là các nước đang

phát triển, có sự thay đổi nhanh chóng; văn hóa, văn minh nông thôn đang từng bước
nhường chỗ cho văn hóa, văn minh đô thị. Xu hướng đô thị hóa đang trở thành một quá
trình tất yếu đối với mỗi quốc gia, dân tộc; theo đó, diễn ra quá trình chuyển từ văn hóa
truyền thống của cư dân nông nghiệp sang văn hóa đô thị của cư dân phi nông nghiệp.
Đô thị hóa không chỉ thay đổi môi trường sống, mà còn kéo theo nhiều vấn đề liên
quan đến sự thích ứng của các nhóm cư dân trong xã hội đô thị. Nghiên cứu sự chuyển
đổi từ cư dân nông nghiệp, nông thôn sang cư dân đô thị và môi trường đô thị, từ văn
hóa truyền thống đến văn hóa đô thị cũng như sự tác động của hệ sinh thái - nhân văn
đối với sự hình thành không gian đô thị là những vấn đề nghiên cứu quan trọng đặt ra
cho các nhà nhân học hiện nay.
Đối với các nước đang phát triển nói chung, đô thị hóa đặt ra nhiều vấn đề liên quan
đến sự thay đổi môi trường sống, quan hệ ứng xử giữa cá nhân với cá nhân, cá nhân
với cộng đồng, giữa cộng đồng với chính quyền địa phương... Ở Việt Nam, cư dân nông
nghiệp chiếm đa số, đô thị hóa đã làm thay đổi diện mạo của nhiều làng quê. Từ bao
đời nay, người dân quen với nếp sống tiểu nông, với những sinh hoạt làng xã; đô thị
hóa diễn ra nhanh chóng, cơ cấu làng xã cùng các sinh hoạt văn hóa, nếp sống và các
mối quan hệ xã hội đều thay đổi. Sự chuyển đổi lối sống, môi trường sống và nhiều cái
mới ập đến khiến nhiều người không khỏi ngỡ ngàng, làm nảy sinh không ít khó khăn
cho họ.
Trước đây, giới nghiên cứu nhân học cũng như nhiều bảo tàng thường chỉ quan tâm
đến các vùng nông thôn, các dân tộc thiểu số gắn với những sinh hoạt văn hóa truyền

16


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

thống, ít chú ý đến đời sống đương đại của cư dân đô thị. Tuy nhiên, trong những
năm gần đây, một số bảo tàng có những nhận thức mới trong việc tiếp cận đối tượng
nghiên cứu, sưu tầm và tổ chức trưng bày. Nhiều vấn đề về cuộc sống của cư dân đô

thị đã trở thành mối quan tâm của các nhà nhân học nói chung và những người làm
bảo tàng nói riêng.
Sau cuộc gặp mặt các giám đốc bảo tàng và các nhà nhân học các nước Đông Nam Á
tại Côn Minh (Vân Nam - Trung Quốc, 2006), Hội thảo quốc tế Bảo tàng và nhân học đô
thị tại thủ đô Hà Nội lần này là cuộc gặp mặt lần thứ 3 trong khuôn khổ dự án “Củng
cố mạng lưới với các bảo tàng, cơ quan văn hóa và các học giả ở khu vực sông Mê Công và
tăng cường hiểu biết về Đông Nam Á và khu vực” do Quỹ Rockefeller tài trợ.
Hội thảo hướng tới những mối quan tâm chung về nghiên cứu nhân học và thể nghiệm
nhân học bảo tàng bằng các trưng bày trong bảo tàng. Đồng thời, thông qua đó sẽ đẩy
mạnh hơn nữa việc xây dựng và củng cố mạng lưới các bảo tàng ở các nước tiểu vùng
sông Mê Công và bảo tàng các nước Đông Nam Á, trong bối cảnh Bảo tàng Dân tộc
học Việt Nam đang tiến tới khai trương trưng bày văn hóa các dân tộc ở Đông Nam Á,
dự kiến vào năm 2010.
Tại Hội thảo này, chúng ta sẽ cùng nhau trao đổi, thảo luận và làm
rõ một số vấn đề sau đây:
1. Những vấn đề chung đặt ra trong nghiên cứu nhân học đô thị
17

Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, nghiên cứu nhân học đô thị chưa
có nhiều thành tựu. Do đó, cần phải tìm hiểu nhằm xác định đối tượng, cách tiếp cận,
phương pháp luận và các phương pháp cụ thể đặt ra trong nghiên cứu nhân học đô
thị nói chung.
Chúng ta nhận thức rõ đô thị hóa là quá trình tất yếu trong lịch sử phát triển của mỗi
quốc gia, là thước đo trình độ văn minh của mỗi dân tộc. Tuy nhiên, quá trình này diễn
ra không đơn giản. Sự tích hợp đất đai cùng các cộng đồng cư dân sở tại vào xã hội đô
thị, cơ chế thực hiện sự tích hợp đó, việc di chuyển một bộ phận cư dân và lao động
nông thôn ra thành phố, sự chuyển đổi về văn hóa, xã hội… cũng làm nảy sinh nhiều
vấn đề cần được nhìn nhận dưới góc độ nhân học. Sự chuyển đổi văn hóa làng xã, lối
sống của cư dân nông thôn sang môi trường đô thị, cũng như sự thích ứng với môi
trường của xã hội công nghiệp là những quá trình thực tế có tính xã hội rộng lớn. Đô

thị hóa làm thay đổi nhận thức, lối sống, nghi lễ, các mối quan hệ xã hội của cộng đồng
trong môi trường mới... Đó là những vấn đề chung đặt ra trong nghiên cứu nhân học
đô thị.
2. Những vấn đề nhân học bảo tàng tiếp cận nghiên cứu - trưng bày về đô thị
Ngoài những vấn đề nông thôn, dân tộc và truyền thống mà lâu nay chúng ta vẫn quan
tâm, thì nay một trong những yêu cầu quan trọng đối với giới nghiên cứu nhân học và
những người làm bảo tàng là phải tạo ra sự chuyển biến về nhận thức và quan niệm
trong việc hướng tới đối tượng đô thị. Từ đó, phải xem bảo tàng tiếp cận vấn đề đô thị
như thế nào và thể hiện trong các trưng bày ra sao để đạt được tính chuyên nghiệp


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

cũng như hiệu quả cao đối với xã hội. Từ những kinh nghiệm của các bảo tàng ở Việt
Nam và bảo tàng các nước, chúng ta cần phân tích để chỉ ra tác động xã hội cũng như
những bất cập thể hiện trong các trưng bày chuyên đề và hoạt động trình diễn liên
quan đến đời sống của cư dân đô thị.
Ngoài việc nhận diện văn hóa đô thị, khai thác các giá trị di sản văn hóa truyền thống
phục vụ trưng bày, các bảo tàng còn hướng đến những vấn đề có ý nghĩa trong đời
sống xã hội hiện đại để nghiên cứu, sưu tầm, giới thiệu cho công chúng, đáp ứng nhu
cầu của những người quan tâm và khách tham quan. Các trưng bày chuyên đề phản
ánh những vấn đề sát thực đời sống của người dân trong các cộng đồng, thu hút sự
quan tâm của đông đảo công chúng cần phải được phân tích, lý giải để chỉ ra được
hiệu quả tác động xã hội mà chúng mang lại. Chẳng hạn, các cuộc trưng bày: Làng
thuốc nam Đại Yên (2003), Người dân phố cổ và di sản văn hóa phi vật thể (2005-2006),
Cuộc sống ở Hà Nội thời bao cấp (1975-1986) (2006-2007), triển lãm Từ làng đến phố ảnh ký của người làng Lai Xá (2008)... tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam và gần đây là
cuộc trưng bày Gánh hàng rong mà chúng ta sẽ đến tham quan tại Bảo tàng Phụ nữ
Việt Nam là những ví dụ sinh động trong việc tiếp cận đa dạng những vấn đề nóng hổi
của cuộc sống. Có thể nói, việc khai thác những vấn đề gây tâm điểm chú ý trong cuộc
sống đương đại được thể hiện trong các trưng bày chuyên đề luôn nhận được sự quan

tâm của đông đảo công chúng. Thông qua các cuộc trưng bày chuyên đề, chúng ta cần
nhìn nhận, đi sâu phân tích, lý giải xem những vấn đề nào trong cuộc sống của cư dân
đô thị cần được tiếp cận nghiên cứu - sưu tầm và trưng bày, cách thể hiện chúng ra sao
và thông điệp mang đến cho công chúng là gì. Việc tiếp cận phản ánh một cách cập
nhật những vấn đề của cuộc sống đương đại không chỉ được công chúng đón nhận,
mà điều quan trọng hơn là góp tiếng nói đối với các nhà quản lí trong việc hoạch định
chính sách để có những giải pháp hợp lý, hợp lòng người. Đóng góp của bảo tàng khi
đi vào những vấn đề thời sự như vậy bao giờ cũng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn đối
với xã hội.
Đối với những nước đang phát triển như Việt Nam, tốc độ đô thị hóa diễn ra nhanh
chóng, nhiều vấn đề bất cập nảy sinh. Người dân lâu nay quen với nếp sống nông thôn,
chỉ trong một thời gian ngắn nhiều làng quê biến thành đô thị. Cuộc sống đổi thay dẫn
đến các mối quan hệ xã hội mới xuất hiện. Bao đời nay, người dân chỉ quen với sinh
hoạt làng xã, nay cơn lốc đô thị hóa tác động một cách toàn diện đối với cuộc sống
của mỗi người, mỗi gia đình. Ruộng đất được chuyển đổi để triển khai các dự án, làm
nhà cao tầng, xây dựng các công trình... Người dân mới hôm qua còn chân lấm tay bùn
miệt mài trên đồng ruộng theo nghiệp của tổ tiên, nay bỗng chốc không có việc làm để
mưu sinh. Cầm đồng tiền được đền bù từ việc đất đai bị lấy để xây dựng đô thị và các
khu công nghiệp, người dân không biết sử dụng như thế nào, đầu tư vào đâu và làm
gì để sống. Sự thay đổi nhanh chóng khiến không ít người băn khoăn, suy nghĩ, trăn
trở. Một loạt vấn đề chưa được chuẩn bị trước như đào tạo nghề, chuyển đổi nghề, tạo
công ăn việc làm thích hợp cho người dân ở những nơi không còn đất đai để sản xuất.
Đó là chưa kể đến sự nảy sinh các tệ nạn xã hội cũng như sự xói mòn giá trị đạo đức trở
thành những thách thức không nhỏ đối với xã hội nói chung, đối với cộng đồng cư dân
bị tác động trực tiếp nói riêng.
Văn hóa của cư dân đô thị phong phú, đa dạng và đặc sắc. Tuy nhiên trong bối cảnh
hiện nay, nhiều thách thức đang đặt ra đối với vấn đề bảo tồn các giá trị văn hóa đó.

18



Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Nhận diện các giá trị văn hóa đô thị phụ thuộc vào điều kiện, hoàn cảnh của mỗi quốc
gia. Đây cũng là vấn đề cần được đề cập, để trao đổi những kinh nghiệm thực tế trong
việc gìn giữ di sản văn hóa.
Hy vọng rằng trong cuộc hội thảo này, chúng ta sẽ được chia sẻ kinh nghiệm của các
đồng nghiệp, nhất là từ các bảo tàng tiên tiến của các nước, về những vấn đề có ý nghĩa
trên đây.
3. Vấn đề hợp tác và trao đổi giữa các bảo tàng ở Đông Nam Á và khu vực
Nhiều năm qua, giữa các bảo tàng đã có sự hợp tác bước đầu có hiệu quả trong nghiên
cứu - sưu tầm hiện vật, trao đổi khoa học, tổ chức hội nghị, hội thảo, tập huấn, đào tạo
chuyên môn nghiệp vụ. Trong thời gian tới, chúng ta tiếp tục hướng tới xây dựng mạng
lưới ở khu vực, với các hoạt động như tăng cường trao đổi trưng bày, phối hợp và giúp
đỡ trong nghiên cứu - sưu tầm hiện vật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, chia
sẻ kinh nghiệm trong các lĩnh vực bảo tàng học...
Chúng tôi hy vọng Hội thảo này là dịp trao đổi, thảo luận để tìm kiếm những hình thức
hợp tác phù hợp và có hiệu quả, với mong muốn các bảo tàng tăng cường liên kết với
nhau, xây dựng thành một mạng lưới bảo tàng ở Đông Nam Á và khu vực.

19

Từ mấy năm gần đây, Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đang tiến hành những chuyến
nghiên cứu - sưu tầm hiện vật để chuẩn bị khai trương phần trưng bày về văn hóa các
dân tộc Đông Nam Á. Chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của các bạn đồng
nghiệp ở Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Campuchia, Philippin, Lào, Singapo, Brunây,
Myanma và Vân Nam (Trung Quốc). Các bảo tàng, các cơ quan nghiên cứu, cơ quan
quản lý văn hóa của các nước nói trên thật sự là cầu nối quý báu giúp đỡ các đoàn công
tác của Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, như cử người đi phiên dịch, dẫn đường, giới
thiệu về văn hóa và tư vấn chuyên môn trong việc xác định, lựa chọn hiện vật để sưu

tầm, tìm kiếm tài liệu, băng hình, băng tiếng, trợ giúp các đoàn công tác hiểu được quy
định liên quan vấn đề quản lý di sản văn hoá của nước sở tại và tạo mọi điều kiện thuận
lợi để vận chuyển hiện vật về Việt Nam. Nhân đây, cho phép tôi thay mặt Bảo tàng Dân
tộc học Việt Nam, xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với những sự giúp đỡ quý báu đó
và mong rằng trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhận được sự hỗ trợ, giúp đỡ của
các bạn.
Chúng tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Quỹ Rockefeller đã tài trợ có hiệu quả cho Bảo
tàng Dân tộc học Việt Nam trong những năm qua cũng như tài trợ để các nhà nhân
học và những người làm công tác bảo tàng có cơ hội gặp gỡ nhau trong cuộc hội thảo
này.
Xin trân trọng cảm ơn!


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

20

Khai mạc Hội thảo


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

21


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

22



Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

23


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Phần I
Bảo tàng và
nhân học đô thị Những thách thức

24


Ba o tàng Dân tô. c ho. c Viê. t Nam

Nguyễn Văn Huy
Việt Nam
Tốt nghiệp khoa Lịch sử, trường Đại học Tổng hợp Hà Nội năm
1967, sau đó công tác tại Viện Dân tộc học với trọng tâm nghiên
cứu là về các dân tộc thiểu số ở miền núi phía Bắc.

25

Đầu những năm 1980, trong khi làm luận án tiến sĩ dân tộc
học (năm 1988, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội), ông bắt đầu
nghiên cứu xã hội học tộc người. Cùng các đồng nghiệp điều
tra xã hội học tại nhiều vùng miền, ông dần quan tâm tới sự
phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc thiểu số và vấn đề
quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Kinh nghiệm thực tiễn và nhận

thức khoa học sâu sắc đã trở thành nền móng cho việc ủng hộ
tiếng nói cộng đồng khi ông làm giám đốc Bảo tàng DTHVN
(1995-2006).
Ông đã viết khoảng 60 bài tạp chí và hơn 10 cuốn sách, như:
Những gương mặt, giọng nói và cuộc đời: Kinh nghiệm của một
giám đốc trong việc xây dựng bảo tàng vì cộng đồng (chủ biên,
NXB Thế Giới, 2008); Việt Nam: Những cuộc hành trình của con
người, tinh thần và linh hồn (đồng chủ biên với Laurel Kendall,
Berkeley, 2004)…
Vì những đóng góp cho việc bảo tồn di sản văn hóa, ông đã
được Chính phủ Pháp tặng Huân chương Văn học nghệ thuật
năm 2007, được giải thưởng của Tổ chức hỗ trợ những người
thợ thủ công (Hoa Kỳ) năm 2003, và giải thưởng của Hội đồng
Văn hóa châu Á năm 1999.


×