Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

tích hợp liên môn ngữ văn 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.62 MB, 30 trang )

Kế hoạch nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................1
KẾ HOẠCH NCKHSPUD...................................................................................2
1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI............................................................................................4
2. GIỚI THIỆU......................................................................................................4
2.1. Hiện trạng......................................................................................................4
2.2. Giải pháp thay thế..........................................................................................4
2.3. Một số nghiên cứu gần đây liên quan đến đề tài...........................................5
2.4. Vấn đề nghiên cứu.........................................................................................5
2.5. Giả thuyết nghiên cứu...................................................................................5
3. PHƯƠNG PHÁP...............................................................................................5
3.1. Khách thể nghiên cứu....................................................................................5
3.2. Thiết kế..........................................................................................................6
3.3. Quy trình nghiên cứu.....................................................................................6
3.4. Đo lường........................................................................................................13
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KÊT QUẢ.............................................................13
4.1. Trình bày kết quả...........................................................................................13
4.2. Phân tích dữ liệu............................................................................................14
4.3. Bàn luận.........................................................................................................15
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:....................................................................15
5.1. Kết luận..........................................................................................................15
5.2. Khuyến nghị...................................................................................................16
6. TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................17
7. PHỤ LỤC (Minh chứng cho đề tài)...................................................................18

1


KẾ HOẠCH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SƯ PHẠM ỨNG DỤNG


Tên đề tài: Tích hợp dạy học liên môn trong môn Ngữ Văn để nâng cao kết quả học
tập của học sinh lớp 8A4 trường THCS Nguyễn Trãi.
Người nghiên cứu: Nguyễn Thị Nhuần
Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi
BƯỚC
1.Hiện
trạng
2.Giải
pháp
thay thế
3.Vấn đề
nghiên
cứu
Giả
thuyết
nghiên
cứu
4.Thiết
kế

HOẠT ĐỘNG
- Học sinh chưa thực sự yêu thích môn học.
- Chưa thấy được cách học hay.
- Nắm được việc tích hợp liên môn trong dạy học.
- Tích hợp các bộ môn trong bài dạy.
- Vấn đề nghiên cứu: Việc tích hợp dạy học liên môn trong môn Ngữ Văn
để nâng cao kết quả học tập của học sinh lớp 8A4 trường THCS Nguyễn
Trãi trong dạy học có làm tăng hiệu quả dạy và học không?
- Giả thuyết nghiên cứu: Có, việc giáo viên tích hợp dạy học liên môn để
nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn 8A 4 trường THCS Nguyễn Trãi

trong một số tiết dạy đã đạt hiệu quả cao. (Giả thuyết có định hướng)
- Sử dụng thiết kế: Thiết kế kiểm tra trước tác động và sau tác động đối
với các nhóm tương đương.
- Lấy kết quả bài kiểm tra HKI làm bài kiểm tra sau tác động .
KT trước tác
KT sau tác
Nhóm
Tác động
động
động
Lớp 8A4 (Thực
Tích hợp liên môn
O1
O3
nghiệm)
vào bài dạy
Lớp 8A1
chứng)

5.Đo
lường

(Đối

Sử dụng các phương
O2
pháp dạy học bình
O4
thường.
- Học sinh hai lớp 8A4 và 8A1. Hai lớp được chọn tham gia nghiên cứu có

nhiều điểm tương đồng về giới tính, dân tộc
+ Về ý thức học tập, học sinh cả hai lớp đều ngoan.
+ Về thành tích học tập của năm trước tương đương nhau.
1. Thiết kế công cụ đo:
- Lấy kết quả bài kiểm tra đầu năm để làm bài kiểm tra trước tác động.
- Lấy kết quả bài kiểm tra sau tác động.
2. Kiểm tra tính tương đương của hai nhóm đối chứng và thực nghiệm;
- Dùng phép kiểm tra T- test độc lập để kiểm tra, so sánh kết quả sau tác
động của hai lớp. Nếu kết quả P< 0,05 cho thấy chênh lệch giá trị trung
bình giữa kết quả kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm và nhóm
đối chứng có ý nghĩa.
2


6.Phân
1. Mô tả dữ liệu:
tích dữ * Nhóm TN
liệu
+ Mode = mode (Điểm bài KT sau tác động của nhómTN)
+ Trung vị = Median (Điểm bài KT sau tác động của nhómTN)
+ Giá trị TB = Average (Điểm bài KT sau tác động của nhómTN)
- Độ phân tán: độ lệch chuẩn (SD) =Stdev (Điểm bài KT sau tác động của
nhómTN)
* Nhóm ĐC
+ Mode = mode (Điểm bài KT sau tác động của nhóm ĐC)
+ Trung vị = Median (Điểm bài KT sau tác động của nhóm ĐC)
+ Giá trị TB = Average (Điểm bài KT sau tác động của nhóm ĐC)
- Độ phân tán: độ lệch chuẩn (SD) =Stdev (Điểm bài KT sau tác động của
nhóm ĐC)
2. So sánh dữ liệu:

* Kiểm tra mức độ ảnh hưởng ES theo công thức:
* Dùng phép kiểm chứng T- test độc lập để có giá trị p nhằm so sánh các
giá trị TB của hai nhóm thực nghiệm và đối chứng.
*Kiểm tra để xác định tác động đã mang lại kết quả: (giả thiết có định
hướng)
+ Kiểm tra trước tác động: p=t-test (cột kiểm tra trước tác động của nhóm
TN, cột kiểm tra trước tác động của nhóm ĐC,1,3)
+ Kiểm tra sau tác động: p=ttest (cột kiểm tra sau tác động của nhóm TN,
cột kiểm tra sau tác động của nhóm ĐC,1,3)
7.
Kết - Tích hợp kiến thức liên môn nâng cao được kết quả học tập môn Ngữ
quả
văn của học sinh lớp 8A4.

1. TÓM TẮT ĐỀ TÀI:
3


Một bài dạy của GV không chỉ là dạy đúng theo chuẩn kiến thức kĩ năng, tích
hợp kĩ năng sống, môi trường,…mà một xu hướng mới hiện nay đó là tích hợp dạy
giáo dục liên môn.
Dạy học liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong dạy học. Đây
được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính tích cực của học sinh,
đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà trường.
Dạy học liên môn là hình thức tìm tòi những nội dung giao thoa giữa các môn
học với nhau, những khái niệm, tư tưởng chung giữa các môn học, tức là con đường
tích hợp những nội dung từ một số môn học có liên hệ với nhau. Từ những năm 60 của
thế kỉ XX, người ta đã đưa vào giáo dục ý tưởng tích hợp trong việc xây dựng chương
trình dạy học. Tích hợp là một khái niệm của lí thuyết hệ thống, nó chỉ trạng thái liên
kết các phần tử riêng rẽ thành cái toàn thể, cũng như quá trình dẫn đến trạng thái này.

Dạy học theo quan điểm liên môn có ba mức độ: ở mức độ thấp, mức độ cao và
mức độ cao nhất.
Dạy học vận dụng kiến thức liên môn giúp cho giờ học sẽ trở nên sinh động hơn,
vì không chỉ có giáo viên là người trình bày mà học sinh cũng tham gia vào quá trình
tiếp nhận kiến thức, từ đó phát huy tính tích cực của học sinh.
Dạy học liên môn cũng góp phần phát triển tư duy liên hệ, liên tưởng ở học sinh.
Tạo cho học sinh một thói quen trong tư duy, lập luận tức là khi xem xét một vấn đề
phải đặt chúng trong một hệ quy chiếu, từ đó mới có thể nhận thức vấn đề một cách
thấu đáo.
Dạy học liên môn ở môn Ngữ Văn thực chất là sự vận dụng những nội dung và
phương pháp các lĩnh vực, các môn học có liên quan để nhằm làm tăng thêm hiệu quả
dạy học.
Bộ môn Ngữ Văn ở trường THCS cung cấp cho học sinh những tri thức về văn
học , từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt và kĩ năng làm văn. Trong quá trình giảng dạy, môn
Ngữ văn có liên quan một số môn học khác. Vì vậy, để học sinh hào hứng và tiếp thu
bài nhanh hơn cần phải dạy học liên môn trong học tập Ngữ văn.
Tất cả những điều trên chứng minh rằng: Việc dạy giáo dục liên môn qua môn
học trường THCS Nguyễn Trãi làm tăng hiệu quả dạy học, giúp HS nắm bắt kiến thức
dễ dàng, học tập tích cực hơn, tránh nhàm chán nên tôi đã tích hợp dạy giáo dục liên
môn vào bộ môn Ngữ Văn.
Nghiên cứu được tiến hành trên hai nhóm tương đương là hai lớp 8 Trường
THCS Nguyễn Trãi. Lớp 8A4 (35 học sinh) làm lớp thực nghiệm; Lớp 8A1 (35 học
sinh) làm lớp đối chứng. Lớp thực nghiệm được tổ chức dạy học có sử dụng các kiến
thức liên môn trong nhiều tiết học. Kết quả cho thấy tác động đã có ảnh hưởng rõ rệt
đến kết quả học tập của học sinh. Điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp
thực nghiệm là 6.71 của lớp đối chứng là 6.06. Kết quả kiểm chứng t- test cho thấy p
= 0,0127 <0,05 có ý nghĩa là có sự khác biệt giữa điểm trung bình của lớp thực
nghiệm và lớp đối chứng. Điều đó, chứng minh rằng việc tích hợp giáo dục liên môn
đã làm nâng cao kết quả học tập của lớp 8A4 Trường THCS Nguyễn Trãi.
2. GIỚI THIỆU:

2.1. Hiện trạng:
Hiện nay nhiều học sinh có xu hướng chán học Văn, thậm chí có em sợ những
giờ học Văn. Để thu hút các em hứng thú hơn với môn học giáo viên phải có ý thức áp
dụng đổi mới phương pháp dạy học.

4


Hiện nay GV rất tích cực trong việc đổi mới phương pháp, vận dụng quan điểm
dạy học liên mơn vào giảng dạy các bộ mơn để nâng cao hơn nữa hiệu quả giáo dục.
GV đã nêu ra những thuận lợi cũng như khó khăn khi vận dụng quan niệm dạy học
này là số học sinh có hứng thú tìm hiểu kiến thức các bộ mơn nhất là các bộ tự nhiên
ngày càng nhiều hơn, sách giáo khoa được trình bày theo hướng “ mở”.Tuy nhiên, việc
vận dụng quan niệm dạy học này cũng gặp phải những khó khăn nhất định như điều
kiện dạy học còn nhiều hạn chế, thiếu thốn, do lượng kiến thức nhiều song thời gian
học cho các mơn thì ít; đời sống của giáo viên còn thấp. Học sinh ít hứng thú với các
mơn xã hội trong đó có mơn Ngữ văn.
Mặc dù, quan niệm dạy học liên mơn đã được vận dụng vào giảng dạy bộ mơn
Ngữ văn, song hiệu quả đạt được là chưa cao. Do đó phần lớn học sinh hiện nay có
thái độ bình thường, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập.
Vì vậy với chun đề này, khơng tham vọng gì nhiều, tơi chỉ muốn đưa ra một
số nội dung cơ bản, trong việc vận dụng kiến thức của các bộ mơn cụ thể để giải quyết
vấn đề nảy sinh trong q trình dạy học.
Dạy học liên mơn trong mơn Ngữ văn để nâng cao chất lượng giờ dạy và chất
lượng mơn Ngữ văn lớp 8A4 trường THCS Nguyễn Trãi. Tơi nghĩ đây là vấn đề thiết
thực mang tính khả thi đối với các tiết dạy, phù hợp với mọi đối tượng học sinh. Song
vận dụng khi nào và vận dụng ra sao để đạt được kết quả cao đó là tồn bộ những vấn
đề về nội dung mà tơi muốn trình bày sau đây.
2.2. Giải pháp thay thế:
Dạy học theo phương pháp đổi mới phải thực sự lấy học sinh làm trung tâm, coi

hoạt động của học sinh là một hoạt động có ý nghĩa thiết thực nhất trong việc dạy và
học. Học sinh hoạt động dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Giáo viên là người thắp
sáng ngọn lửa để học sinh đi tìm chân lí, tri thức. Thực tế đã cho thấy trong bài dạy
tích hợp kiến thức các mơn học khác sẽ tạo ra động cơ, hứng thú, phát huy tính tích
cực học tập của HS.
Vì vậy tơi đã tích hợp kiến thức liên mơn vào dạy học mơn Ngữ văn nhằm nâng
cao chất lượng bộ mơn.
2.3. Một số nghiên cứu gần đây có liên quan đến đề tài:
- Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy - học ở trường THCS - Tác giả Vũ Nho
- Giáo án điện tử dành cho môn Ngữ văn – Hoàng Đức Huy
- Các tài liệu về tích hợp liên mơn
2.4.Vấn đề nghiên cứu
Thơng qua việc tích hợp dạy học liên mơn có kích thích được hứng thú học tập
cho học sinh khơng?
2.5 Giả thiết nghiên cứu
Có, thơng qua việc tích hợp dạy học liên mơn kích thích được hứng thú học tập
cho học sinh lớp 8.
3. PHƯƠNG PHÁP
3.1. Khách thể nghiên cứu:
Khách thể được sử dụng để thực hiện nghiên cứu đề tài là học sinh lớp 8A 4 và
học sinh lớp 8A1 trường THCS Nguyễn Trãi vì các đối tượng này có nhiều thuận lợi

5


cho việc nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng về cả phía đối tượng học sinh và giáo
viên.
* Giáo viên: Giáo viên có kinh nghiệm công tác giảng dạy 16 năm. Giáo viên có
lòng nhiệt huyết, nhiệt tình và có trách nhiệm cao trong công tác giảng dạy.
* Học sinh: Chọn hai lớp: Lớp 8A 4 và 8A1 là hai lớp có nhiều điểm tương đồng

về trình độ, số lượng, giới tính, thành phần dân tộc…
Bảng 1: TSHS, giới tính, dân tộc của hai lớp năm học 2016 - 2017
Lớp
TSHS
Nam
Nữ
Dân tộc Kinh
8A4
35
15
20
35
8A1
35
17
18
35
Ý thức học tập của học sinh hai lớp: đa số các em ngoan, tích cực, chủ động tham
gia học tập. Nhưng bên cạnh đó cả hai lớp vẫn còn nhiều học sinh năng lực tư duy hạn
chế, thụ động ít sáng tạo, lười học, ít tham gia các hoạt động chung của lớp.
Kết quả học tập của học sinh môn Ngữ văn hai lớp gần giống nhau trong năm
học trước (2015 - 2016)
3.2. Thiết kế:
Kiểm tra trước và sau tác động với các nhóm tương đương:
Chọn hai lớp 8A4 và 8A1 là hai lớp của trường THCS Nguyễn Trãi. Lớp 8A 4 và là
lớp thực nghiệm, lớp 8A1 là lớp đối chứng. Lấy kết quả bài kiểm tra 15 phút của cả
hai lớp để làm bài kiểm tra trước tác động. Giáo viên sử dụng kết quả bài kiểm tra này
và nghiên cứu sử dụng phương pháp kiểm chứng T-test độc lập ở bài kiểm tra trước
tác động.
Bảng2: Kiểm chứng để xác định các nhóm tương đương:


Giá trị trung bình

Lớp đối chứng

Lớp thực nghiệm

5.97

5.93

Từ kết quả kiểm tra cho thấy trung bình của cả hai nhóm có sự chênh lệch, trước
tác động là không có ý nghĩa. Kết luận được kết quả học tập hai lớp trước tác động là
tương đương nhau.
Sau đó giáo viên cho làm bài kiểm tra và lấy kết quả bài kiểm tra làm bài kiểm
tra sau tác động. Cụ thể:
- Bài kiểm tra trước tác động: giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm
- Bài kiểm tra sau tác động: giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm. Nhưng
lớp 8A4 (lớp thực nghiệm) có tác động
- Tiến hành kiểm tra và chấm bài.
Bảng 3: Thiết kế nghiên cứu:
Nhóm

KT trước tác

Tác động

KT sau tác động
6



động
Lớp 8A4 (Thực
nghiệm)
Lớp 8A1
chứng)

(Đối

O1
O2

Tích hợp giáo dục liên
môn trong dạy học
Dạy học bộ môn bình
thường

O3
O4

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T –test độc lập.
3.3.Quy trình nghiên cứu:
a. Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn không phải là một bản đề
cương kiến thức để giáo viên lên lớp giảng giải, truyền thụ áp đặt cho học sinh, mà là
một bản thiết kế các hoạt động, thao tác nhằm tổ chức cho HS thực hiện trong giờ lên
lớp để lĩnh hội tri thức, phát triển năng lực và nhân cách theo mục đích giáo dục và
giáo dưỡng của bộ môn.
Đó là bản thiết kế gồm hai phần hợp thành hữu cơ: Một là, hệ thống các tình
huống dạy học được đặt ra từ nội dung khách quan của bài dạy, phù hợp với tính chất
và trình độ tiếp nhận của học sinh. Hai là, một hệ thống các hoạt động, thao tác tương

ứng với các tình huống trên do giáo viên sắp xếp, tổ chức hợp lí nhằm hướng dẫn HS
từng bước tiếp cận, chiếm lĩnh bài học một cách tích cực và sáng tạo.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bám chặt vào những kiến
thức các bộ môn có liên quan.
Thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải bảo đảm nội dung
và cấu trúc đặc thù nhưng không gò ép vào một khuôn mẫu cứng nhắc mà cần tạo ra
những chân trời mở cho sự tìm tòi sáng tạo trong các phương án tiếp nhận của học
sinh, trên cơ sở bảo đảm được chủ đích, yêu cầu chung của giờ học.
Nội dung dạy học của thiết kế giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn phải làm
rõ những tri thức và kĩ năng cần hình thành, tích luỹ cho HS qua phân tích, chiếm lĩnh
bài văn; mặt khác, phải chú trọng nội dung tích hợp giữa tri thức bộ môn mình dạy với
các bộ môn khác.
Giáo án giờ học vận dụng kiến thức liên môn theo quan điểm tích hợp phải chú
trọng thiết kế các tình huống tích hợp và tương ứng là các hoạt động phức hợp để học
sinh vận dụng phối hợp các tri thức và kĩ năng của các phân môn vào xử lí các tình
huống đặt ra, qua đó chẳng những lĩnh hội được những tri thức và kĩ năng riêng rẽ của
từng phân môn mà còn chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tích hợp.
b. Tổ chức giờ học trên lớp là tiến trình thực thi bản kế hoạch phối hợp hữu cơ
hoạt động của giáo viên và học sinh theo một cơ cấu sư phạm hợp lí, khoa học, trong
đó giáo viên giữ vai trò, chức năng tổ chức, hướng dẫn, định hướng chứ không phải
truyền thụ áp đặt một chiều. học sinh được đặt vào vị trí trung tâm của quá trình tiếp
nhận, đóng vai trò chủ thể cảm thụ, nhận thức thẩm mĩ, trực tiếp tiến hành hoạt động
tiếp cận, khám phá, chiếm lĩnh kiến thức.
Trong văn học, ta phải chuyển tác phẩm của nhà văn vào trong tư duy, cảm xúc
của mình, biến tác phẩm thành thế giới tinh thần, tình cảm của riêng mình để tự nhận
thức, tự giáo dục và phát triển theo mục đích định hướng giáo dục của giáo viên.
c. Những kiến thức liên môn được vận dụng trong bộ môn Ngữ Văn 8:
Trong quá trình học tập ở nhà trường, các em sẽ được học các môn học bao
gồm các môn khoa học tự nhiên và khoa học xã hội. Khoa học tự nhiên gồm các môn:
Toán, Lí, Hóa, Sinh, … và khoa học xã hội gồm: Văn, Sử, Địa, GDCD, Mỹ thuật…

Giữa các bộ môn trong nhóm có quan hệ với nhau.Các em sẽ tự rút ra được kiến thức
giữa các bộ môn trong cùng nhóm có quan hệ và bổ trợ lẫn nhau
7


Dạy bộ môn Ngữ văn, các môn học như Lịch sử, Địa lí, GDCD, Âm nhạc,
Sinh học, Hóa học thậm chí cả Toán học cũng góp phần làm rõ kiến thức bài học, giúp
HS hiểu rõ và nắm chắc bản chất của vấn đề.
* Với nội dung nghiên cứu ở trên, tôi đã đi vào nghiên cứu một số bài dạy cụ
thể để thực hiên sáng kiến kinh nghiệm như sau:

Dạy bài Chiếc lá cuối cùng (O. Hen-ri)
Tại sao nói chiếc lá cụ Bơ-men vẽ là một kiệt tác?
Gợi ý: điều kiện cần để có một tác phẩm hội họa kiệt xuất là gì?
HS sẽ vận dụng kiến thức về Mĩ thuật, GDCD (GV kết hợp tranh minh họa)
Chiếc lá trên tường là kiệt tác vì:

- Chiếc lá giống y như thật (như thật tới mức một họa sĩ như Giôn xi cũng không
phát hiện ra).
- Chiếc lá ấy đem lại niềm tin cho người đang tuyệt vọng: Giôn xi. Chiếc lá đem lại
sự sống cho Giôn xi.
- Chiếc lá được vẽ bằng tình thương bao la và sự hy sinh đáng trân trọng
Cụ đã dùng những gì để vẽ kiệt tác ấy?
- Dùng phẩm màu: xanh, vàng, bút lông . .
- Nhưng quan trọng nhất đó là dùng tình thương yêu bao la và sự hy sinh cao
thượng dành cho Giôn xi để vẽ. Tình yêu ấy to lớn hơn cả tình yêu dành cho bản thân
cụ, cho sức khỏe và thậm chí cả sinh mạng cụ.

Dạy bài Hai cây phong (Ai- ma- tốp)
Tích hợp kiến thức về Địa lí, Mĩ thuật, Lịch sử, GDCD

Giáo viên giới thiệu: Hôm nay cô sẽ đưa các em đi tham quan vùng thảo
nguyên xa xôi tươi đẹp với những đồng cỏ mướt non xanh, với áng mây lơ lửng trên
đầu của vùng Cư-rơ-gư-xtan. Chúng ta sẽ hiểu vì sao con người ở vùng hẻo lánh
nghèo nàn này lại yêu thương và gắn bó với quê hương của họ đến như vậy. Chúng ta
sẽ dành chút thời gian để chiêm nghiệm tình người mà thầy Đuy -sen dành cho mỗi cư
dân ở đây qua một đoạn trích nằm trong tác phẩm “Người thầy đầu tiên” của Ai-matốp, đoạn trích “Hai cây Phong”.

8


Hãy giải thích một số từ: thảo nguyên, cao nguyên, đồng bằng, thung lũng
HS giải thích, GV kết hợp tranh ảnh, kiến thức về địa lí để làm rõ từ ngữ cần giải
thích cho HS.
♦GV treo tranh:
Hai cây phong được miêu tả hết sức sinh động bằng ngòi bút đậm chất hội họa.

Vì sao nói cách miêu tả hai cây phong là cách miêu tả qua cái nhìn của một họa sĩ?
HS vận dụng thêm kiến thức về hội họa để hiểu chất hội họa được miêu tả qua
bức tranh của người họa sĩ.
- Miêu tả sinh động bằng những hình ảnh và màu sắc.
- Hai cây phong được phát thảo đôi ba nét nhưng đó là phát thảo của một hoạ sĩ:
Hai cây phong khổng lồ, các mắt mấu, những cành cây cao ngất ngang tầm cách chim
bay, bóng râm, mát rượu, động tác nghiên ngả, đung đưa những đàn chim chao đi chao
lại
- Chất hoạ sĩ ở người kể chuyện càng tăng ở đoạn 2 và ta hình dung cả bức tranh
thiên nhiên với chân trời xa thẳm, thảo nguyên hoang vu,dòng sông, làn sương mờ
đục, chuồng ngựa nông trang bé tí teo. Bức tranh ấy còn được tô màu: biêng biếc, mờ
đục, lấp lánh, bạc…….làm tăng chất bí ẩn, quyến rũ của những miền đất lạ.
Ý nghĩa của văn bản Hai cây phong là gì? Em rút ra bài học gì cho bản thân?
GV giáo dục kĩ năng xác định giá trị bản thân qua câu hỏi

Hai cây phong là biểu tượng của tình yêu quê hương sâu nặng với những kỉ niệm
tuổi thơ đẹp đẽ của người họa sĩ làng Ku-ku-rêu
GV giáo dục HS tình yêu quê hương, trường lớp…

Dạy bài Ôn dịch thuốc lá (Theo Nguyễn Khắc Viện)
GV có thể dùng kiến thức các bộ môn sau để làm rõ vấn đề:
9


- Môn Hóa học để làm rõ các chất có trong thuốc lá.
- Kiến thức môn Sinh để thấy chất độc có trong thuốc lá có hại cho sức khỏe
con người như thế nào?
- Các phép tính (Toán học) còn giúp cho các em thấy được hút thuốc lá không
những có hại cho sức khỏe mà còn tiêu tốn tiền bạc;
- Môn GDCD giúp các em hiểu được tác hại từ hút thuốc lá dẫn đến hủy hoại về
đạo đức, nhân cách…
Bằng kiến thức đã học ở các bộ môn Sinh học, Hóa học em hãy giải thích các từ:
niêm mạc, nang phổ,i hắc ín, vi khuẩn, ni-cô-tin?
- Niêm mạc: lớp tế bào ở ngoài cùng có thể tiết chât nha6y2trong một số hốc
của cơ thể như mũi, miệng, cổ họng...
- Nang phổi (phế nang): chỉ những túi nhỏ li ti của phổi, bao lấy những nhánh
cuối của phế quản
- Hắc ín: chất lỏng, sánh, màu đen, là sản phẩm phụ khi chưng cất than đá hoặc
dầu mỏ, thường dùng để làm lớp chống ẩm, chống mối mọt.
- Ni-cô-tin: chất độc trong thuốc lá, thuốc lào có tác dụng gây nghiện.
Khói thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe con người?
(HS vận dụng kiến thức về bộ môn Sinh học, Hoá học, Toán học để giải quyết vấn
đề này)
Trong khói thuốc lá có 4000 chất hóa học, trong đó có 200 chất độc gây ưng thư:
hắc ín, oxit cacbon, ni-cô-tin...

* Hắc in -> Viêm phế quản, ưng thư vòm họng, phổi.
* Oxit cacbon-> bám vào hồng cầu không cho tiếp cận oxi.
* Nicotin-> Huyết áp cao, tắc động mạch, nhồi máu cơ tim.
Ngoài việc ảnh hưởng về sức khỏe, thuốc lá còn đem tới những tác hại nào khác ?
(HS vận dụng kiến thức bộ môn Toán học để tính tác hại của thuốc đối với kinh tế,
xã hội. Người hút ảnh hường về ngày công lao động, năng suất làm việc, trị bệnh...)
- Người lớn hút nêu gương xấu cho trẻ em
- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lớn, dẫn đến trộm cắp, ma túy.)
Vì sao tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở nước ta với các nước Âu Mỹ trước
khi đưa ra kiến nghị?
(HS vận dụng kiến thức bộ môn Địa lí để biết về các nước Âu Mỹ. Đó là những
nước có nền kinh tế phát triển)
Nước ta nghèo hơn các nước Âu Mỹ nhưng lại hút thuốc lá tương đương với
họ và họ còn thực hiện biện pháp hạn chế quyết liệt hơn ta. Cách so sánh có tác dụng
làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết minh vừa tạo cơ sở vững chắc
cho lời kêu gọi sau cùng.

Dạy bài Tìm hiểu chung về văn bản thuyết minh
- Với các văn bản như:
Cây dừa Bình Định cần đến kiến thức về Sinh học.
Khởi nghĩa Nông Văn Vân phải cần đến tri thức môn Lịch sử

Dạy bài Phương pháp thuyết minh
Để giải quyết bài tập 3 Ngã ba Đồng Lộc trong bài học này, HS cần đến kiến thức
của các môn học như Địa lí để xác định vị trí trên bản đồ, tầm quan trọng của vị trí
với chiến lược; Lịch sử để biết quá trình chiến đấu anh dũng của quân ta; Khoa
học quân sự về các loại vũ khí đã rải xuống tại ngã ba Đồng Lộc…

Dạy bài Thông tin về ngày trái Đất năm 2000
Bằng kiến thức đã học ở các bộ môn em hãy giải thích các từ: phân hủy, plaxtic?

10


Nguyên nhân cơ bản nào khiến cho việc sử dụng bao ni lông có thể gây nguy
hại đối với môi trường?
HS liên hệ kiến thức bộ môn Hóa – Sinh để giải thích:
*Giải thích từ: phân hủy, pla-tic
- phân hủy: (hiện tượng một chất) phân chia thành thành những chất khác nhau,
không còn mang tính chất của chất ban đầu.
- pla-xtic: chất dẻo, còn gọi chung là nhựa, là những vật liệu tổng hợp gồm các
phân tử lớn gọi là po-li-me.
*Nguyên nhân cơ bản khiến cho việc sử dụng bao nilông có thể gây nguy hại
đối với môi trường là “ đặc tính không phân huỷ của pla-xtic”.

Dạy bài Bài toán dân số
Tác giả đặt vấn đề bằng cách đưa ra bài toán cổ. Vậy bài toán đó như thế nào,
em có thể tóm tắt lại?
HS tóm tắt bài toán cổ.
Có một bàn cờ gồm 64 ô. Đặt một hạt thóc vào ô thứ nhất, ô thứ hai đặt hai hạt
thóc, các ô tiếp theo cứ thế nhân đôi. Bằng việc tính toán, HS nhận ra rằng nếu cứ
theo cấp số nhân thì tổng số thóc thu được có thể phủ khắp bề mặt trái đất.

Hoặc HS dựa vào kiến thức môn Địa lí, về xã hội để thảo luận

11


Dạy bài Đập đá ở Côn Lôn
Hãy trình bày sự hiểu biết của em về Côn Đảo (vị trí địa lí, lịch sử nhà tù Côn
Đảo…)

HS dựa vào kiến thức về địa lí, về lịch sử để trình bày: Hòn đảo nằm ở phía đông
nam nước ta, nơi thực dân Pháp lập nhà tù giam cầm những chiến sĩ yêu nước và cách
mạng. .
d. Tổ chức giờ dạy kiến thức liên môn:
Tổ chức hoạt động đọc hiểu vận dụng kiến thức liên môn trên lớp, giáo viên
phải chú trọng mối quan hệ giữa học sinh và nội dung dạy học, phải coi đây là mối
quan hệ cơ bản, quan trọng nhất trong cơ chế giờ học. Muốn vậy, giáo viên phải từ bỏ
vai trò, chức năng truyền thống là truyền đạt kiến thức có sẵn cho học sinh, còn học
sinh không thể duy trì thói quen nghe giảng, ghi chép, học thuộc, rồi “làm văn” theo
lối tái hiện, sao chép, làm thui chột dần năng lực tư duy trên văn bản, khả năng tự đọc,
tự tìm tòi, xử lí thông tin, tổ chức các kiến thức một cách sáng tạo.
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn hay dạy cách học, dạy tự đọc,
tự học không coi nhẹ việc cung cấp tri thức cho học sinh. Vấn đề là phải xử lí đúng
đắn mối quan hệ giữa bồi dưỡng kiến thức, rèn luyện kĩ năng và hình thành, phát triển
năng lực, tiềm lực cho học sinh. Đây thực chất là biến quá trình truyền thụ tri thức
thành quá trình học sinh tự ý thức về phương pháp chiếm lĩnh tri thức, hình thành kĩ
năng. Muốn vậy, chẳng những cần khắc phục khuynh hướng dạy tri thức hàn lâm
thuần tuý và khắc phục khuynh hướng rèn luyện kĩ năng theo lối kinh nghiệm chủ
nghĩa, coi nhẹ kiến thức, nhất là kiến thức phương pháp.
e. Chọn đối tượng thực hiện:
+ Giáo viên dạy lớp 8A 1: (lớp đối chứng) thiết kế bài học không tích hợp nhiều
kiến thức liên môn, tiến trình lên lớp vẫn hoạt động bình thường.
+ Giáo viên dạy lớp 8A4: (lớp thực nghiệm) thiết kế bài học dạy học liên môn.
d. Tiến hành thực nghiệm:
12


Thời gian tiến hành thực nghiệm vẫn tuân theo kế hoạch dạy học của nhà
trường và theo thời khóa biểu để đảm bảo tính khách quan.
Bảng 4: thời gian thực nghiệm:

Ngày
03/10/2016
17/10/2016
23/10/2016
02/10/2016

Môn
Văn
Văn
Văn
Văn

Lớp
8A4
8A4
8A4
8A4

Tiết PPCT
21,22
29,30

12/11/2016

Văn

8A4

44


39

Tên bài dạy
Cô bé bán diêm
Chiếc lá cuối cùng
Hai cây phong
Thông tin về Ngày Trái đất năm
2000
Tìm hiểu chung về văn bản
thuyết minh
Ôn dịch thuốc lá
Phương pháp thuyết minh
Bài toán dân số
Đề văn thuyết minh và cách làm
Đập đá ở Côn Lôn

16/11/2016
Văn
8A4
45
18/11/2016
Văn
8A4
47
23/11/2016
Văn
8A4
49
25/11/2016
Văn

8A4
58
07/12/2016
Văn
8A4
58
3.4. Đo lường:
- Lấy kết quả bài kiểm tra đầu học kì là kết quả bài kiểm tra trước tác động, được
thiết kế câu hỏi phù hợp với hai lớp. Bài kiểm tra là kết quả của bài kiểm tra sau tác
động, câu hỏi tương đối khách quan.
- Quy trình kiểm tra và chấm bài kiểm tra:
+ Ra đề kiểm tra và đáp án. Sau khi cho học sinh làm bài kiểm tra trước tác
động, tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây dựng.
+ Sau khi thực hiện dạy xong các bài theo phân phối chương trình, tôi cho học
sinh làm bài kiểm tra sau tác động. Sau đó tôi tiến hành chấm bài theo đáp án đã xây
dựng.
4. PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
4.1 Trình bày kết quả
Bảng 5: Kết quả phân tích dữ liệu của hai lớp:
Lớp thực nghiệm
Lớp đối chứng

Trước tác động
5.93
5.97

Sau tác động
6.71
6.06


4.2 Phân tích dữ liệu:
Bảng 6: Điểm trung bình sau khi tiến hành kiểm tra trước tác động và sau tác động
của lớp thực nghiệm:

Lớp thực nghiệm
Trước tác
Sau
động
tác động

Lớp đối chứng
Trước tác
Sau
động
tác động
13


Mốt
Trung vị
Giá trị trung bình
Độ lệch chuẩn
Giá trị p
SMD

7

6.5

6


5

6

7

6

6

5.93

6.71

5.97

6.06

1.12

0.99

1.29

1.38

0.012743819

0.441323927

0.476

* Bảng 7: Biểu đồ so sánh điểm trung bình trước và sau tác động

Sau tác động

Trước tác động

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương.
Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0.012743819
cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng rất có ý
nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối
chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.
Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0.476. Điều đó cho thấy mức độ
ảnh hưởng của dạy học có sử dụng Flash và video clip đến TBC học tập của nhóm
thực nghiệm là trung bình.
Trước tác động

Sau tác động

- Giả thuyết của đề tài: “Tích hợp giáo dục liên môn trong dạy học môn Ngữ
văn để nâng cao chất lượng học tập của học sinh lớp 8A4” đã được kiểm chứng.
4.3 Bàn luận:
Kết quả giá trị trung bình bài kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm là 6.71 ;
kết quả bài kiểm tra của lớp đối chứng là 6.06. Điều đó cho thấy điểm giá trị trung
14


bình của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động
có điểm trung bình cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0.476. Điều
này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là trung bình.
* Ưu điểm:
Chứng minh được sự cần thiết của giải pháp phù hợp với quan điểm, chủ trương
của ngành và thực tế của địa phương nơi tôi công tác.
Kết quả giải pháp: Với việc tích hợp giáo dục liên môn trong bài dạy, hầu hết học
sinh hào hứng, chú ý lắng nghe cô giảng bài, không khí lớp học sôi nổi, có ý nghĩa đối
với việc nâng cao chất lượng dạy và học môn Ngữ văn 8.
Với giải pháp này, học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc tiếp thu kiến thức đáp ứng được mong mỏi của giáo viên đứng lớp.
* Hạn chế:
Một số học sinh quen với lối học cũ chưa nắm bắt vấn đề kịp thời, kiến thức về
các môn chưa sâu.
5. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ:
5.1 Kết luận:
Quan điểm dạy học vận dụng kiến thức liên môn cần được hiểu toàn diện và
phải được quán triệt trong toàn bộ môn học; quán triệt trong mọi khâu của quá trình
dạy học; quán triệt trong mọi yếu tố của hoạt động học tập; tích hợp trong chương
trình, tích hợp trong sách giáo khoa, tích hợp trong phương pháp dạy học của giáo viên
và tích hợp trong hoạt động học tập của học sinh; tích hợp trong các sách đọc thêm,
tham khảo. Quan điểm “lấy học sinh làm trung tâm” đòi hỏi thực hiện việc tích cực
hoá hoạt động học tập của học sinh trong mọi mặt, trên lớp và ngoài giờ; tìm mọi cách
phát huy năng lực tự học của học sinh, phát huy tinh thần dân chủ, bồi dưỡng lòng tin
cho học sinh thì các em mới tự tin và học tốt được.
Tăng cường sự hợp tác giữa giáo viên, cũng như không để học sinh “quên” lãng
phí kiến thức không biết sử dụng chúng khi làm bài, trong khi chúng rất “gần” nhau.
Nhiều đơn vị bài học, học sinh học môn này, đã biết luôn kiến thức của môn kia và
ngược lại.
Linh hoạt trong cách tích hợp, làm sao cho lượng kiến thức vừa đủ để học sinh
tiếp thu, tránh nặng nề, trùng lập, không biến giờ dạy Văn thành dạy Sử hoặc Địa lí,
Hóa Sinh … nhưng cũng không thể xem nhẹ bỏ qua, không nhắc đến như trước nay.

Chủ yếu là liên hệ, so sánh, để khắc sâu kiến thức bài học cho học sinh.
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
trong dạy học Ngữ văn nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự
nỗ lực ở cả thầy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào
cũng thực hiện được.
Qua thực tế vận dụng các kiến thức các môn học vào dạy học môn Ngữ văn, tôi
nhận thấy học sinh tích cực hơn, chủ động, sáng tạo hơn và đặc biệt là có hứng thú,
yêu thích môn học hơn.
Giải pháp này đã phát huy được vai trò chủ động tích cực của học sinh và làm
nâng cao kết quả học tập môn Ngữ văn của học sinh lớp 8A 4 trường THCS Nguyễn
Trãi.
5.2 Khuyến nghị:
Dạy học liên môn là một nguyên tắc quan trọng trong dạy học nói chung và
trong dạy học Ngữ văn nói riêng. Tuy nhiên, để thực hiện tốt và có hiệu quả đòi hỏi sự
15


nỗ lực ở cả thầy và trò. Và việc thực hiện nó không phải bài nào, không phải phần nào
cũng thực hiện được.
Mặc dù bản thân có nhiều cố gắng nhưng giải pháp khoa học này khó tránh
khỏi những thiếu sót và những vấn đề còn vướng mắc nên tôi rất mong được sự đóng
góp ý kiến của bạn bè đồng nghiệp và của hội đồng khoa học các cấp để giải pháp
khoa học này được hoàn thiện hơn và ngày càng được phổ biến rộng rãi hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
TP Tây Ninh, ngày 04 tháng 2 năm 2017
Giáo viên thực hiện

Nguyễn Thị Nhuần

6. TÀI LIỆU THAM KHẢO

1/ Phân phối chương trình Ngữ văn
2/ Sách giáo khoa Ngữ văn 8 tập 1&2
3/ Sách giáo viên Ngữ văn 8 tập 1&2
4/ Các tài liệu về dạy học tích hợp liên môn
16


5/ Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên các chu kì
6/ Một số vấn đề đổi mới phương pháp dạy – học ở trường THCS - Tác giả Vũ
Nho
7/ Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng môn ngữ văn THCS – NXB
giáo dục Việt Nam
8/ Giáo án điện tử dành cho môn ngữ văn – Hoàng Đức Huy
- Trang web.www.mip – map.com ( Trang web chính thức của Tony Buzan).

7. PHỤ LỤC:
- Phụ lục 1: Giáo án tiết thực nghiệm.
Bài 12 Tiết 45
Tuần dạy: 12
ÔN DỊCH,
Ngày dạy: 16/11 /2016

THUỐC LÁ

( Theo Nguyễn Khắc Viện)
17


I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức:

* Học sinh biết:
- Đọc – hiểu, nắm bắt các vấn đề XH trong một văn bản nhật dụng.
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá với sức khỏe con
người và đạo đức xã hội
* Học sinh hiểu: Tác hại của thuốc lá đối với sức khỏe, kinh tế, đạo đức.
2. Kĩ năng:
- Đọc – hiểu một văn bản nhật dụng đề cập đến một vấn đề xã hội bức thiết.
- Tích hợp với phần TLV để tập viết bài văn TM một vấn đề của đời sống
XH.
- Kĩ năng sống:
+ Giao tiếp: trình bày, suy nghĩ, phản hồi/ lắng nghe tích cực về tác hại to lớn
da nạn dịch thuốc lá gây ra
+ Suy nghĩ sáng tạo: phân tích, bình luận về tính thuyết phục, hợp lí
+ Ra quyết định: quyết tâm phòng chống tệ nạn thuốc lá, động viên mọi người
cùng thực hiện .
3. Thái độ:
Bài trừ những thói quen hút thuốc lá trong cộng đồng; vận động, động viên
người thân không nên hút thuốc lá.
- GDBVMT: Môi trường không có khói thuốc lá, không có nạn buôn lậu thuốc
lá.
II. TRỌNG TÂM:
- Mối nguy hại ghê gớm toàn diện của tệ nghiện thuốc lá với sức khỏe con
người và đạo đức xã hội
- Tác dụng của việc kết hợp các phương thức biểu đạt lập luận và thuyết minh
trong văn bản.
III. CHUẨN BỊ:
- GV: Máy chiếu.
- HS: Đọc kĩ văn bản, chú ý nhan đề, tìm hiểu tác hại của thuốc lá.
IV. TIẾN TRÌNH:
1. Ổn định: Kiểm diện

2. Kiểm tra miệng: slide 2
Câu hỏi: Nêu những giải pháp để giảm thiểu chất thải ni lông? Bản thân em
đã làm gì để thực hiện điều đó? (10đ)
Đáp án:
- Thay đổi thói quen sử dụng và giảm thiểu chất thải ni lông.
- Không sử dụng bao bì ni lông khi không cần thiết.
- Thay bao bì bằng chất liệu khác.
- Tuyên truyền cho mọi người hiểu về tác hại của việc sử dụng bao ni lông.
* HS tự nêu
3. Bài mới: slide 3- 4
- GV chiếu 2 hình ảnh:

18


- Đây là những hình ảnh nói về điều gì? ( Nói về tác hại của thuốc lá)
Từ nghiện thuốc lá dẫn đến cái chết và sinh ra nhiều tệ nạn xã hội là con
đường rất ngắn, dễ nghiện nhưng khó dứt bỏ. Chính vì thế thuốc lá là một chủ đề
thường xuyên được đề cập trên các phương tiện thông tin đại chúng. Ngày càng có
nhiều công trình nghiên cứu phân tích tác hại ghê gớm, toàn diện của tệ nghiện thuốc
lá và khói thuốc lá đối với đời sống con người. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu nội
dung trên qua văn bản "Ôn dịch thuốc lá".

HOẠT ĐỘNG CỦA GV & HS
Hoạt động 1: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu chú thích:
- Từ slide 5-8
GV hướng dẫn: Đọc chậm rãi, to rõ, giọng thuyết minh.
GV đọc một đoạn, HS đọc tiếp.
GV nhận xét


NỘI DUNG BÀI HỌC
I. Đọc, tìm hiểu chú thích:
1. Đọc
2. Chú thích:
19


Nêu những hiểu biết của em về tác giả Nguyễn Khắc
a. Tác giả:
Viện?
HS nêu những hiểu biết về tác giả.
GV chiếu chân dung tác giả.
GV nhận xét, chốt lại:
Bác sĩ Nguyễn Khắc Viện
(1913-1997) là nhà hoạt
động văn hóa nổi tiếng.

BS Nguyễn Khắc Viện là nhà hoạt động văn hóa nổi
tiếng , là tấm gương tiêu biểu trong việc bảo vệ và chăm
lo sức khỏe con người đặc biệt trong lĩnh vực y học.

Nêu vài nét sơ lược về tác phẩm?
Văn bản Trích "Từ thuốc lá ma túy - đến Bệnh nghiện".
Đây là bài viết tăng thêm giá trị nhờ cách lập luận và
thuyết minh có sức hấp dẫn, thuyết phục
Văn bản Ôn dịch thuốc lá thuộc kiểu văn bản nào?
Văn bản nhật dụng.
Chỉ ra phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn
bản?
b. Tác phẩm:

Thuyết minh về một vấn đề.
Trích "Từ thuốc lá đến ma
GV: Ngoài ra còn kết hợp nghị luận, biểu cảm.
túy - Bệnh nghiện"
Hãy giải thích từ: ôn dịch, hắc ín, ni-cô-tin?
HS vận dụng kiến thức về bộ môn và môn Hoá học để
giải nghĩa các từ trên.
Chúng ta có thể chia bố cục văn bản này như thế
nào? Ý chính của mỗi đoạn là gì?.
HS chia bố cục: 3 phần:
1/. Từ đầu… “nặng hơn cả AIDS”.
Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
2/. Tiếp theo… “ vào con đường phạm pháp”.
Tác hại của ôn dịch thuốc lá.
3/. Đoạn còn lại: Lời kêu gọi.
Chuyển ý: Chúng ta tìm hiểu về nhan đề của văn bản.
Giải thích tại sao nhan đề dùng dấu phẩy giữa từ ôn
dịch và thuốc lá?Ý nghĩa của việc dùng dấu phẩy trong
nhan đề là gì?
HS giải thích.
GV diễn giảng:

c. Từ khó:

20


- Ôn dịch là một thứ bệnh lây truyền rộng, tác giả
dùng làm tiếng chửi rủa. Dấu phẩy được sử dụng theo lối
tu từ để nhấn mạnh sắc thái biểu cảm vừa căm tức vừa

ghê tởm.
- Có thể diễn ý tên gọi văn bản như sau: "Thuốc lá!
Mày là đồ ôn dịch!"
GV chuyển ý:
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc, tìm hiểu văn bản:
II. Đọc, tìm hiểu văn bản:
- Từ slide 9-39
* Mở đầu văn bản tác giả đặt vấn đề thông báo về nạn
1. Thông báo về nạn
dịch thuốc lá hiện nay như thế nào chúng ta cùng tìm dịch thuốc lá:
hiểu Thông báo về nạn dịch thuốc lá.
HS vận dụng những hiểu biết về mặt xã hội để giải
quyết các vấn đề sau:

 Loài người đã trải qua những đại dịch nào?
Dịch hạch, dịch thổ tả nhưng đã được loại trừ.
Hiện nay, loài người đang đứng trước sự đe dọa của
Ôn dịch thuốc lá đe dọa
đại dịch nào?
sức khỏe và tính mạng con
Dịch AISD khủng khiếp chưa tìm ra giải pháp.
người còn nặng hơn cả
Tác giả đã dẫn nạn dịch AIDS để làm gì?
AIDS.
Giới thiệu thuốc lá là ôn dịch đe dọa sức khỏe tính
mạng con người nặng hơn cả AIDS
Em có nhận xét gì về cách lập luận của tác giả ở phần
1?
Lập ý từ xa đến gần, mức độ tăng dần, sử dụng phép
so sánh kết hợp sử dụng các từ thông dụng của ngành y

tế: ôn dịch, dịch hạch, thổ tả, AIDS.
Tác giả dựa vào hơn một vạn công trình nghiên cứu
về thuốc lá và lấy kết quả công trình nghiên cứu làm
luận đề cho phần mở đầu để nêu lên tính chất nghiêm
trọng của vấn đề: Ôn dịch thuốc lá đe dọa sức khỏe và
tính mạng con người còn nặng hơn cả AIDS.
Chuyển ý:
- HS đọc câu nói của Trần Hưng Đạo.
Việc tác giả tiếp tục so sánh tác hại của thuốc lá bằng
cách dẫn lời Trần Hưng Đạo nhằm mục đích gì?
21


(HS vận dụng kiến thức bộ môn Lịch sử để có sự
hiểu biết về anh hùng Trần Hưng Đạo qua đó hiểu
hơn ý nghĩa của lời nói)
2. Tác hại của thuốc lá:
Tác giả mượn lời của Trần Hưng Đạo- nhà quân sự tài
ba nhằm gây ấn tượng mạnh, làm nổi vấn đề chống
thuốc lá nguy hiểm và đáng sợ hơn giặc đánh như vũ
bão
Theo cách nói của Trần Hưng Đạo tằm và dâu được
ví như gì?
Dâu ví như sức khỏe con người, Tằm ví như khói thuốc
lá. Tằm ăn lá tới đâu biết tới đó, còn khói thuốc lá người
hút không thể thấy ngay tác hại của nó
GV: Vậy tác hại cụ thể của thuốc lá là gì? Chúng ta
thảo luận nhóm để làm rõ tác hại của khói thuốc lá.
HS thảo luận nhóm: 4 phút ( Kĩ thuật khăn phủ bàn)
Nhóm 1,2: Nêu những tác hại do thuốc lá gây ra đối với

sức khỏe con người?
Nhóm 3,4: Tác hại của thuốc lá gây ra về kinh tế, xã
hội?
- Đại diện nhóm 1, 2 trình bày, GV chốt ý
Khói thuốc lá có hại như thế nào đối với sức khỏe con
người?
(HS vận dụng kiến thức về bộ môn Sinh học, Hoá
học, Toán học để giải quyết vấn đề này)
Trong khói thuốc lá có 4000 chất hóa học, trong đó có
200 chất độc gây ưng thư: hắc ín, oxit cacbon, ni-côtin...
GV minh hoạ đốt điếu thuốc lá, HS nhận biết thêm.
Người hút thuốc lá có thể mắc những bệnh nào?
(HS vận dụng kiến thức bộ môn Sinh học, Hoá học
để giải quyết vấn đề này)
+ Đối với bản thân người hút: Khói thuốc lá chứa
nhiều chất độc:
* Hắc in -> Viêm phế quản, ưng thư vòm họng, phổi.
* Oxit cacbon-> Hồng câu không tiếp cận oxi.
* Nicotin-> Huyết áp cao, nhồi máu cơ tim.
- Chiếu 4 hình ảnh minh họa tác hại của thuốc lá.

22


Đại diện nhóm 3,4 trình bày.
Tác giả bày tỏ sự căm tức nhất khi người hút thuốc lá
ngồi cạnh ai? Vì sao?
(HS tiếp tục vận dụng kiến thức bộ môn Sinh học để
giải quyết vấn đề)
Cạnh phụ nữ mang thai vì thai nhi dễ bị nhiễm độc từ

khói thuốc lá rồi mẹ sẽ đẻ non, con sinh ra dễ suy yếu do
đó hút thuốc lá cạnh một người có thai là một tội ác.
Tác giả dẫn lời:"Tôi hút, tôi bị bệnh, mặc tôi!" nhằm
phê phán thái độ gì?
(HS vận dụng kiến thức bộ môn GDCD để trả lời)
Phê phán thái độ vô trách nhiệm của người hút thuốc
lá đối với gia đình, cộng đồng và xã hội. Đồng thời bác
bỏ luận điệu sai lầm của người hút thuốc lá.
- Đối với người xung quanh:
* Vợ, con
Đau tim mạch,
* Đồng nghiệp
viêm phế quản,
* Phụ nữ mang thai
ung thư, đẻ non,
thai nhi yếu
- Chiếu 3 hình ảnh minh họa.

- Thuốc lá không chỉ làm hại
sức khỏe, tính mạng của loài
người mà còn gây ảnh
hưởng xấu về đạo đức.

23


3. Biện pháp:

Ngoài việc ảnh hưởng về sức khỏe, thuốc lá còn đem
tới những tác hại nào khác ?

(HS vận dụng kiến thức bộ môn Toán học để tính tác
hại của thuốc đối với kinh tế, xã hội. Người hút ảnh
hường về ngày công lao động, năng suất làm việc, trị
bệnh...)
- Người lớn hút nêu gương xấu cho trẻ em
- Phạt nặng.
- Tỉ lệ thanh thiếu niên hút thuốc lớn, dẫn đến trôm ắp,
- Cùng đứng lên chống
ma túy.)
nạn thuốc lá.
Vì sao tác giả đã so sánh tình hình hút thuốc lá ở
- Bản thân không hút
nước ta với các nước Âu Mỹ trước khi đưa ra kiến nghị? thuốc lá, khuyên người thân
(HS vận dụng kiến thức bộ môn Địa lí để biết về các bỏ thuốc.
nước Âu Mỹ. Đó là những nước có nền kinh tế phát
triển)
Nước ta nghèo hơn các nước Âu Mỹ nhưng lại hút
thuốc lá tương đương với họ và họ còn thực hiện biện
pháp hạn chế quyết liệt hơn ta. Cách so sánh có tác dụng
làm rõ hơn tính đúng đắn của những điều được thuyết
minh vừa tạo cơ sở vững chắc cho lời kêu gọi sau cùng.
- Chiếu tranh minh họa (1)

- Chuyển ý: Tích hợp môi trường:
24


Hiện nay, ở các nước phát triển, người ta đã có
những biện pháp nào để chống nạn dịch thuốc lá.
Riêng ở Việt Nam đã có những biện pháp nào để ngăn

chặn nạn dịch thuốc lá ngày càng lây lan trong thanh
thiếu niên?
- Chiếu 2 tranh minh họa, kết hợp dòng chữ cảnh
báo được in trên bao thuốc lá.
-

HS liên hệ,vận dụng bộ môn GDCD:
- Liên hệ Nghị định ngày 14/ 11/ 2013, Thủ tướng Chính
phủ đã ban hành NĐ số 176/ NĐ-CP về quy định xử
phạt hành chính trong lĩnh vực y tế, trong đó có các quy
định về phòng chống tác hại thuốc lá.
Tình huống: (GD kĩ năng ra quyết định)
Em làm gì khi có người rủ rê hút thuốc hoặc thấy bạn
hút, người thân hút thuốc lá?
HS giải quyết vấn đề.GV nhận xét
Hướng dẫn HS tìm hiểu về hình thức văn bản:
Em nhận xét gì về phương pháp thuyết minh của
người viết?

4. Hình thức:

- Kết hợp lập luận chặt chẽ,
Tác giả còn dùng thủ pháp gì khi thuyết minh tác hại dẫn chứng sinh động với
thuyết minh cụ thể, phân tích
của thuốc lá?
trên cơ sở khoa học
Em hãy nhắc lại những hình ảnh so sánh?
- So sánh tác hại của thuốc lá bằng việc mượn câu - Sử dụng thủ pháp so sánh
để thuyết minh..
nói của Trần Hưng Đạo.

- So sánh việc sử dụng thuốc ở nước ta với các nước
châu Âu, Mỹ. Việc dùng thuốc lá của thanh niên ta với
25


×