ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH2014-TN06-07
Chủ nhiệm đề tài: ThS. NGUYỄN TIẾN LÂM
THÁI NGUYÊN - 2016
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP ĐẠI HỌC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN
THỂ LỰC CHUNG CHO SINH VIÊN CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC
THUỘC ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
Mã số: ĐH 2014-TN 06-07
Chủ nhiệm đề tài:
Ngƣời tham gia thực hiện:
ThS. Nguyễn Tiến Lâm
1. ThS. Nguyễn Tiên Phong
2. ThS. Nguyễn Nam Hà
3. ThS. Trần Thanh Tùng
4. ThS. Trƣơng Đức Huy
5. ThS. Nguyễn Văn Dũng
Xác nhận cơ quan chủ trì đề tài
(Ký, họ tên, đóng dấu)
THÁI NGUYÊN - 2016
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐH KINH TẾ VÀ QTKD
DANH SÁCH NHỮNG THÀNH VIÊN THAM GIA
& ĐƠN VỊ PHỐI HỢP CHÍNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1. Danh sách các thành viên tham gia đề tài.
TT
Họ và Tên
Đơn vị công tác và lĩnh vực chuyên môn
1
ThS. Nguyễn Tiên Phong
2
ThS. Nguyễn Nam Hà
3
ThS. Trần Thanh Tùng
4
ThS. Trương Đức Huy
5
ThS. Nguyễn Văn Dũng
Bộ môn GDTC - Trường ĐH Kinh tế &
QTKD Thái Nguyên
Bộ môn GDTC - Trường ĐH Kinh tế &
QTKD Thái Nguyên
Bộ môn Toán - Trường ĐH Kinh tế & QTKD
Thái Nguyên
Bộ môn GDTC - Trường ĐH KT Công
nghiệp Thái Nguyên
Khoa TDTT - Trường Đại học Sư phạm Thái
Nguyên
2. Đơn vị phối hợp chính.
Tên đơn vị
Bộ môn Toán - Trường
ĐH Kinh tế & QTKD
Thái Nguyên
Bộ môn GDTC Trường ĐH Kỹ thuật
CN Thái Nguyên
Bộ môn GDTC Trường ĐH Nông Lâm
Thái Nguyên
Khoa TDTT - Trường
Đại học Sư phạm Thái
Nguyên
Nội dung phối hợp
nghiên cứu
Phối hợp cùng tham gia các
nhiệm vụ của đề tài, phân
tích, xử lý số liệu
Chọn đối tượng thực
nghiệm cùng tham gia các
nhiệm vụ của đề tài.
Chọn đối tượng thực
nghiệm cùng tham gia các
nhiệm vụ của đề tài.
Chọn đối tượng thực
nghiệm cùng tham gia các
nhiệm vụ của đề tài.
Họ tên ngƣời đại
diện đơn vị
Trần Thanh Tùng
Trương Đức Huy
Nguyễn Trường Giang
Nguyễn Văn Dũng
2
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các chữ viết tắt
Thông tin kết quả nghiên cứu
MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 12
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước ................................ 12
2. Tính cấp thiết của đề tài .............................................................................. 13
3. Mục đích nghiên cứu ................................................................................... 16
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................................. 16
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................. 17
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức khỏe của con người ....................... 17
1.2. Đường lối phát triển TDTT và các quan điểm về công tác GDTC của
Đảng và Nhà nước ta ....................................................................................... 18
1.2.1. Đường lối phát triển TDTT .................................................................. 18
1.2.2. Quan điểm về công tác Giáo dục thể chất (GDTC)của Đảng,
Nhà nước ........................................................................................................ 21
1.2.3. Giáo dục thể chất trong các trường Đại học ở Việt Nam ..................... 25
1.3. Đánh giá chất lượng giáo dục thể chất ..................................................... 28
1.3.1. Lý thuyết (kiến thức về GDTC) ............................................................ 28
1.3.2. Kỹ năng thực hành ................................................................................ 30
1.3.3. Các chỉ tiêu thể lực ................................................................................ 30
1.3.4. Thể lực và phát triển thể lực…………………………………………. 22
1.4. Khái quát các luận điểm cơ bản về giáo dục các tố chất thể lực chung
trong thể dục thể thao .................................................................................... 334
1.5. Đặc điểm tâm – sinh lý lứa tuổi sinh viên trong tập luyện và thi
đấu thể thao ..................................................................................................... 40
1.5.1. Đặc điểm phát triển hình thể của sinh viên ........................................... 40
3
1.5.2. Cơ sở sinh lý của các tố chất thể lực chung trong hoạt động tập
luyện TDTT .................................................................................................... 40
1.5.3. Đặc điểm tâm lý sinh viên trong hoạt động học tập, tập luyện ............ 48
1.6. Quan điểm về bài tập thể chất trong giáo dục tố chất thể lực chung
cho sinh viên.................................................................................................... 50
CHƢƠNG 2: PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU ............. 53
2.1. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 53
2.1.1. Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu ......................................... 53
2.1.2. Phương pháp phỏng vấn ........................................................................ 53
2.1.3. Phương pháp quan sát sư phạm............................................................. 53
2.1.4. Phương pháp kiểm tra sư phạm............................................................. 54
2.1.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ...................................................... 56
2.1.6. Phương pháp toán học thống kê ............................................................ 56
2.2. Tổ chức nghiên cứu .................................................................................. 57
2.2.1. Thời gian nghiên cứu ............................................................................ 57
2.2.2. Đối tượng nghiên cứu: Hệ thống các bài tập nhằm phát triển thể lực
cho sinh viên.................................................................................................... 57
2.2.3. Phạm vi nghiên cứu: sinh viên các Trường Đại học thuộc Đại
học Thái Nguyên. ........................................................................................... 57
2.2.4. Địa điểm nghiên cứu: Đề tài tiến hành nghiên cứu tại Trường Đại
học KT &QTKD và các trường thành viên trong Đại học Thái Nguyên. ...... 57
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN ....................... 58
3.1. Đánh giá thực trạng thể lực của sinh viên trong các trường Đại học
thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................ 58
3.1.1. Tình hình chung các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên…58
3.1.2. Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và luyện tập
TDTT trong các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ........................ 59
4
3.1.3. Thực trạng đội ngũ giảng viên GDTC trong các trường Đại học
thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................................ 50
3.1.4. Chương trình & hình thức tổ chức môn học GDTC của các trường
Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ............................................................... 52
3.1.5. Thực trạng thể lực của sinh viên các trường Đại học thuộc Đại
học Thái Nguyên ............................................................................................ 54
3.2. Lựa chọn và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho
sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ............................. 62
3.2.1. Cơ sở lý luận của việc lựa chọn hệ thống bài tập thể lực ..................... 62
3.2.2. Lựa chọn các bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên các
trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ................................................... 63
3.2.3. Xây dựng tiến trình tập luyện phát triển tố chất thể lực chung cho
đối tượng thực nghiệm trên cơ sở các bài tập đã lựa chọn ............................. 67
3.2.4. Ứng dụng và xác định hiệu quả các bài tập phát triển thể lực chung
cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên ...................... 69
KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ ........................................................................... 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
5
DANH MỤC CÁC BẢNG
TT
Tiêu đề
Trang
3.1
Thực trạng cơ sở vật chất phục vụ cho giảng dạy và
luyện tập TDTT trong các trường ĐH thuộc Đại học
Thái Nguyên.
49
3.2
Đội ngũ giảng viên GDTC trong các trường Đại học
thuộc Đại học Thái Nguyên.
Sau
trang 51
3.3
Nội dung chương trình GDTC trong các trường Đại học
thuộc Đại học Thái Nguyên
52
3.4
Kết quả phân loại thể lực của Nam sinh viên các trường
Sau
Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên theo quy định của
trang 56
Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.5
Kết quả phân loại thể lực của Nữ sinh viên các trường
Sau
Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên theo quy định của
trang 56
Bộ Giáo dục và Đào tạo
3.6
Kết quả tổng hợp thể lực của sinh viên các trường Đại
Sau
học thuộc Đại học Thái Nguyên theo quy định của Bộ
trang 56
Giáo dục và Đào tạo
3.7
Những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng GDTC
và thể lực của sinh viên.
58
3.8
Kết quả phỏng vấn sinh viên về môn học GDTC & các
hoạt động Thể dục thể thao.
60
3.9
Kết quả phỏng vấn mức độ ưu tiên các bài tập được sử
dụng trong giáo dục tố chất thể lực chung cho đối tượng
nghiên cứu.
Sau
trang 65
3.10
Tiến trình thực nghiệm cho đối tượng nghiên cứu.
Sau
trang 67
3.11
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của
Nam sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
trước thực nghiệm.
70
3.12
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của Nữ
sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng trước
thực nghiệm.
71
3.13
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của
Nam sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
giữa thực nghiệm.
72
6
3.14
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của Nữ
sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng giữa
thực nghiệm.
72
3.15
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của
Nam sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng
kết thúc thực nghiệm.
73
3.16
So sánh kết quả kiểm tra trình độ thể lực chung của Nữ
sinh viên giữa nhóm thực nghiệm và đối chứng kết thúc
thực nghiệm.
74
3.17
So sánh kết quả kiểm tra thể lực chung của nhóm Nam
sinh viên ở thời điểm kết thúc thực nghiệm với tiêu
chuẩn thể lực người Việt Nam.
75
3.18
So sánh kết quả kiểm tra thể lực chung của nhóm Nữ
sinh viên ở thời điểm kết thúc thực nghiệm với tiêu
chuẩn thể lực người Việt Nam.
75
7
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
1.
ĐH
Đại học.
2.
GDĐH
Giáo dục đại học.
3.
GDĐT
Giáo dục - Đào tạo.
4.
GDTC
Giáo dục thể chất.
5.
GĐHL
Giai đoạn huấn luyện.
6.
KTXH
Kinh tế - xã hội.
8.
KT&QTKD
Kinh tế và Quản trị kinh doanh
9.
NCKH
Nghiên cứu khoa học.
10.
NXB
Nhà xuất bản.
11.
SV
Sinh viên.
12.
TDTT
Thể dục thể thao.
13.
RLTT
Rèn luyện thân thể.
14.
VĐV
Vận động viên.
15.
XHCN
Xã hội chủ nghĩa.
8
THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Thông tin chung
Tên đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho
sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”
Mã số: ĐH2014-TN06-07
Chủ nhiệm đề tài: Ths. Nguyễn Tiến Lâm
Cơ quan chủ trì: Trường Đại học Kinh tế & QTKD – ĐH Thái Nguyên
Thời gian thực hiện: 2014 -2016.
2. Mục tiêu
Trên cơ sở thực trạng môn học Giáo dục thể chất và các hoạt động Thể
dục thể thao ngoại khóa của sinh viên hiện nay. Đề tài nghiên cứu xây dựng
hệ thống bài tập nhằm phát triển thể lực chung đảm bảo được lượng vận động,
đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi sinh viên. Góp phần nâng cao chất lượng
giảng dạy trong giờ học nội khóa, xây dựng các nội dung học tập mới cho phù
hợp với điều kiện cụ thể, nâng cao thể lực cho sinh viên từng trường đại học
nói riêng và trong toàn Đại học Thái Nguyên nói chung.
3. Tính mới và sáng tạo
Các bài tập phát triển các tố chất thể lực chung đề tài đã lựa chọn, cần
thiết được coi là các bài tập chuyên biệt ứng dụng trong giảng dạy cho sinh
viên các trường thuộc Đại học Thái Nguyên.
4. Kết quả nghiên cứu
Đề tài đã lựa chọn 11 bài tập để phát triển thể lực chung cho sinh viên
các trường ĐH thuộc Đại học Thái Nguyên: Chạy biến tốc 30m; Chạy biến
tốc 50m; Chạy 100m xuất phát thấp; Nằm chống sấp tay số lần tối đa; Nhảy
dây trong 2 phút; Bật cao với tại chỗ; Chạy zích zắc 30m; Chạy lặp lại 800m;
Trò chơi vận động; Đấu tập bóng ném; Đấu tập bóng đá sân nhỏ.
5. Sản phẩm
5.1. Sản phẩm khoa học (03 bài báo đăng trên tạp chí khoa học):
1. Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Nam Hà, Nguyễn Tiên Phong, Nguyễn
văn Dũng (2016), “Thực trạng công tác Giáo dục thể chất & thể lực của sinh
9
viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học &
Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 152 (07/1), tr. 33-38.
2. Nguyễn Tiến Lâm (2016), “Đề xuất một số biện pháp hoạt động
ngoại khóa nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên nữ Trường Đại học Kinh tế
& Quản trị kinh doanh Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa học Công nghệ Đại học
Hùng Vương, 02 (3), tr. 12 - 16.
3. Nguyễn Tiến Lâm, Nguyễn Tiên Phong, Trần Thanh Tùng, Nguyễn
văn Dũng (2016), “Xây dựng & ứng dụng các bài tập phát triển thể lực chung
cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”, Tạp chí Khoa
học & Công nghệ Đại học Thái Nguyên, 156 (11), tr. 125-129.
5.2. Sản phẩm đào tạo (01 chuyền đề NCS):
Chuyên đề 1: “Quan điểm chính sách của Đảng, Nhà nước về thể dục
thể thao quần chúng và các lĩnh vực hoạt động của thể dục thể thao”.
5.3. Sản phẩm khác:
Hệ thống bài tập phát triển thể lực cho sinh viên các trường Đại học
thuộc Đại học Thái Nguyên đã được ứng dụng.
6. Phƣơng thức chuyển giao, địa chỉ ứng dụng, tác động và lợi ích
mang lại của kết quả nghiên cứu
Mở rộng phạm vi, đối tượng nội dung nghiên cứu để xác định được hệ
thống bài tập phát triển tố chất thể lực chuyên môn phù hợp với từng môn,
từng nội dung các môn thể thao trên đối tượng nghiên cứu, góp phần nâng cao
hiệu của quá trình giáo dục thể chất trong các trường đại học.
Dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, giảng viên trong bộ môn
GDTC các Trường Đại học trong toàn Đại học Thái Nguyên.Ngày 20 tháng 12
năm 2016
Cơ quan chủ trì
Chủ nhiệm đề tài
ThS. Nguyễn Tiến Lâm
10
INFORMATION ON RESEARCH RESULTS
1. General Information
Project title: "Building the developing common physical exercises
system for students of the universities of the Thai Nguyen University"
Code number: ĐH2014-TN06-07
Coordinator: Master Nguyen Tien Lam
Implementing institution: Thai Nguyen University of Economics and &
Business Administration - TNU
Duration: from 2014 to 2016.
2. Objective(s)
Based on the current status of Physical Education courses and
extracurricular sport activities of current students, the research is aimed to
build a system of developing exercises to enhance overall physical abilities
being suitable for the moving and psycho-physiological characteristics of the
students. The research also contributes not only to improve the quality of
teaching in the universities but makes the new learning contents suiting to the
specific conditions to improve fitness for each students of each university in
particular and the entire universities in general.
3. The novelty and creativity
It is necessary to consider the selected common developing physical
abilities exercises as specializingly applicable exercises using in teaching
students of Thai Nguyen Universities.
4. Research
The research has selected 11 exercises to develop overall fitness for
students of the universities of Thai Nguyen universiy: 30m interval run; 50m
interval run; 100m running with low starting technique; maximum push up;
Rope jumbing in 2 minutes; Situated high jumping; 30m zigzag running;
800m repeated runing; Athletes games; Handball trial match; Small court
football traial match.
11
5. Products
5.1. Scientific products:
5.1. Nguyen Tien Lam, Nguyen Nam Ha, Nguyen Tien Phong, Nguyen
Van Dung, (2016), “Current status of The training to improve physical
abilities and strength for students of Thái Nguyên universities”, Thai Nguyen
University Journal of Science and Technology, Vol 152, No. 07/1, pp. 33-38.
5.2. Nguyen Tien Lam (2016) “Some extracirriculum suggestions to
improve physical strength for female students of Thái Nguyên University of
Economics and Business Administration”, Hung Vuong University Journal of
Science and Technology, 02 (3), pp. 12 - 16.
5.3. Nguyễn Tien Lam, Nguyen Tien Phong, Tran Thanh Tung,
Nguyen van Dung (2016), “Creating and applying the improving common
physical strength exercises for students of Thai Nguyen universities”, Vol
156, No 11, pp. 125-129.
5.2. Training products:
The content of Special subjects 01 in the PhD. thesis “The Party and State’s
viewpoints and policies on mass sports and their activities”.
5.3. Other products:
The applied exercise system for student physical development in member
universities of Thai Nguyen University.
6. Transfer methods, applications addresses, impacts and benefits
of the research results
The reseach can be used to expand the scope, the objectives and the
contents to identify the exercises system to develop professional physical
abilities fitting to each subject, each content of each sport on the objectives of
the research, contributing to the improvement of the process of physical
education in universities.
The research can also be used as the reference for teachers and students
of physical education devision in Thai Nguyen universities.
Implingementing institution
Researcher
Master. Nguyen Tien Lam
12
MỞ ĐẦU
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, Đảng và Nhà
nước ta luôn coi trọng vị trí của công tác Giáo dục thể chất và Thể thao
trường học, xem đó là động lực quan trọng và khẳng định cần phải có chính
sách chăm sóc giáo dục, đào tạo thế hệ trẻ Việt Nam phát triển hài hoà về các
mặt thể chất, tinh thần, trí tuệ và đạo đức. Sức khỏe được xem như một bộ
phận cấu thành của nền văn hoá, đó là một mặt quan trọng của chất lượng đời
sống, là nguồn tài sản quý báu của mỗi quốc gia, là sản phẩm phản ánh một
cách khách quan thành tựu của nhiều lĩnh vực khoa học, trong đó có sự đóng
góp quan trọng của ngành thể dục thể thao nói chung và ngành khoa học thể
dục thể thao nói riêng. Những năm vừa qua, các trường đại học đều có xu
hướng mở rộng quy mô và đa dạng hóa các loại hình đào tạo, vấn đề bảo đảm
chất lượng giáo dục trong đó có giáo dục thể chất đang đứng trước những thử
thách to lớn. Mặc dù công tác giáo dục thể chất đã được lãnh đạo các trường
hết sức quan tâm, thể hiện qua việc thường xuyên nâng cao chất lượng cơ sở
vật chất, sân bãi dụng cụ và cả đội ngũ giáo viên. Tuy nhiên, thực tế giáo dục
thể chất và thể thao học đường ở nhiều trường đại học còn bộc lộ những hạn
chế và chưa đáp ứng được yêu cầu mục tiêu giáo dục đã đề ra.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập thể lực làm phương tiện giáo
dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên là
một vấn đề có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, do điều kiện thực
tế nên các phương tiện đảm bảo cho việc thực hiện nội dung chương trình còn
nhiều bất cập, các bài tập thể lực cũng như chuyên môn chưa phù hợp. Đây là
một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn chế sự phát triển thể lực
của sinh viên, cũng như chất lượng và hiệu quả của môn học giáo dục thể chất
trong các trường Đại học.
13
Khi tham khảo tình hình giáo dục thể chất thông qua các tư liệu đã
được công bố, cũng như các cuộc khảo sát có liên quan chủ yếu tập chung là
phân tích về chương trình giáo dục thể chất và về tiêu chuẩn rèn luyện thân
thể. Đề tài đã thu thập được tư liệu về những chuyên đề này của nhiều nước
trên thế giới, trong đó có các nước trong khu vực Đông Nam Á như:
Singgapore, Malaysia, Thái Lan, Indonesia; các nước thuộc Liên Xô cũ và
Đông Âu…Hầu như các nước đều quan tâm đến giáo dục thể chất đối với
thanh thiếu niên, vấn đề được đăc biệt quan tâm là xác định vị trí và nhiệm vụ
của nó. Mặc dù có tầm quan trọng đặc biệt như vậy nhưng không có nghĩa là
giáo dục thể thao ở các nước đều được thực hiện một cách triệt để, nghiêm túc
và đạt được mục đích, nhiệm vụ đã đề ra. Ở các nước như Bỉ, Hy Lạp giờ học
thể dục quy định 3 đến 4 tiết trên tuần nhưng trung bình các trường chỉ thực
hiện 1 đến 2 tiết trên tuần. Thực tế họ đều rất coi trọng kiểm tra và đánh giá
sức khỏe, thể lực và kết quả học tập của học sinh, sinh viên. Trong hệ thống
kiểm tra vai trò quyết định không phải các chỉ tiêu tuyệt đối mà là nhịp độ
tăng trưởng về trình độ phát triển các tố chất thể lực chung.
2. Tính cấp thiết của đề tài
Công tác GDTC và hoạt động TDTT trong trường học các cấp là một
mặt giáo dục quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo, góp phần thực
hiện mục tiêu: Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất
nước, để đáp ứng nhu cầu đổi mới sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất
nước. Hiến pháp nước cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam 1992 có quy định
"chế độ GDTC bắt buộc trong trường học". [33]
Với chỉ thị 36 CT/TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng về công
tác TDTT trong giai đoạn mới đã nêu: "Thực hiện GDTC trong tất cả các
trường học, làm cho việc tập luyện TDTT trở thành nếp sống hàng ngày của
hầu hết học sinh, sinh viên". [6] "Công tác TDTT cần coi trọng nâng cao chất
14
lượng GDTC trong các trường học, tổ chức hướng dẫn và vận động đông đảo
nhân dân tham gia RLTT hàng ngày". [10]
Nghị định Số: 11/2015/NĐ-CP “Giáo dục thể chất trong nhà trường là
nội dung giáo dục, môn học bắt buộc, thuộc chương trình giáo dục của các
cấp học và trình độ đào tạo, nhằm trang bị cho trẻ em, học sinh, sinh viên các
kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, hình thành thói quen luyện tập thể dục,
thể thao để nâng cao sức khỏe, phát triển thể lực, tầm vóc, góp phần thực hiện
mục tiêu giáo dục toàn diện”. [48] Về thực trạng của công tác GDTC hiện
nay, Bộ GD - ĐT đã nhận định: "Chất lượng GDTC còn thấp, giờ dạy thể dục
còn đơn điệu, thiếu sinh động". [18]
Đại học Thái Nguyên được thành lập theo Nghị định số 31/CP ngày
04/04/1994 của Chính phủ trên cơ sở tổ chức, sắp xếp lại các trường đại học
trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, là một trong 05 đại học của Việt Nam
thực hiện theo mô hình đại học hai cấp, được giao trọng trách là trung tâm
đào tạo nguồn nhân lực cho các tỉnh, các trường đại học, cao đẳng, trung học
chuyên nghiệp và dạy nghề trên địa bàn. Đồng thời, đại học thực hiện nhiệm
vụ nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ góp phần quan trọng trong
việc phát triển kinh tế - chính trị - văn hóa - xã hội của vùng trung du, miền
núi phía Bắc. Khi mới thành lập, Đại học Thái Nguyên có 04 Trường đại học
(ĐH Sư phạm, ĐH Kỹ thuật Công nghiệp, ĐH Nông Lâm, ĐH Y Dược) và 01
trường Công nhân kỹ thuật. Đến nay trải qua hơn 20 năm, đã có thêm 03
trường đại học (ĐH Kinh tế & Quản trị kinh doanh; ĐH Khoa học; ĐH Công
nghệ thông tin & Truyền thông), 02 khoa trực thuộc, 01 trường cao đẳng, 03
viện nghiên cứu, 01 bệnh viện thực hành, 08 trung tâm phục vụ, hỗ trợ đào
tạo, 01 trung tâm quốc phòng. Công tác GDTC trong các nhà trường cũng
được đổi mới và phát triển cùng với sự phát triển chung của ĐH Thái Nguyên.
Nâng cao thể chất, phát triển thể lực là nhiệm vụ thường xuyên của bộ môn
GDTC trong các trường thành viên. Nhận thức được tầm quan trọng của công
15
tác GDTC cho sinh viên, các giảng viên bộ môn GDTC trong các trường
không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo về
nội dung chương trình GDTC, mà còn vận dụng sáng tạo trên cơ sở cải tiến,
xây dựng các nội dung học tập mới cho phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
trường. Điều đó đã góp phần vào việc nâng cao thể lực và chất lượng học tập
môn GDTC cho sinh viên từng trường ĐH nói riêng và trong toàn ĐH Thái
Nguyên nói chung.
Việc nghiên cứu về thể lực của sinh viên các trường Đại học mới là vấn
đề được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Trong Đại học Thái Nguyên đã
có một số công trình khoa học nghiên cứu về lĩnh vực Giáo dục thể chất như:
"Nghiên cứu một số biện pháp nhằm nâng cao thể lực cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên" (Trương Tấn Hùng); [32] “Nghiên cứu xây dựng chương trình
môn học bơi lội Khoa GDTC - Đại học Thái Nguyên’’ (Nguyễn văn Lực);
[40] “Các biện pháp phát triển phong trào bóng đá cho sinh viên Đại học
Thái Nguyên’’ (Nguyễn Nam Hà). [31]
Chuẩn bị và phát triển thể lực cho sinh viên có vai trò quyết định trong
tiếp thu và hình thành kỹ thuật động tác, cũng như kỹ năng thực hành các môn
thể thao nhằm đảm bảo nhiệm vụ và mục tiêu đào tạo đề ra. Phát triển thể lực,
đánh giá phân loại thể lực thường xuyên hàng năm cho tất cả các đối tượng,
đặc biệt là đối với sinh viên các trường đại học trên toàn quốc nói chung, sinh
viên Đại học Thái Nguyên nói riêng là một công việc hết sức cần thiết của
ngành thể dục thể thao, của Bộ GDĐT, của các giảng viên thuộc bộ môn giáo
dục thể chất trong toàn Đại học Thái Nguyên cần phải triển khai nghiên cứu.
Nghiên cứu ứng dụng hệ thống các bài tập thể lực làm phương tiện
giáo dục thể chất cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái
Nguyên là một vấn đề có giá trị cả về lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, do điều
kiện thực tế nên các phương tiên chuyên môn đảm bảo cho việc thực hiện nội
dung chương trình còn nhiều bất cập, các bài tập thể lực cũng như chuyên
16
môn chưa phù hợp. Đây là một trong những nguyên nhân quan trọng làm hạn
chế sự phát triển thể lực của sinh viên, cũng như chất lượng và hiệu quả của
môn học giáo dục thể chất trong các trường Đại học. Xuất phát từ những lý do
trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Xây dựng hệ thống bài tập phát triển thể lực chung cho sinh viên
các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên”
3. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích lý luận, thực tiễn công tác giảng dạy môn học
Giáo dục thể chất và thực trạng phát triển thể lực chung của sinh viên trong
những năm qua, đề tài xây dựng được hệ thống các bài tập. Qua đó đánh giá
mức độ phù hợp, tính khả thi giúp giảng viên giáo dục thể chất trong các
trường đại học có thể ứng dụng trong quá trình giảng dạy một cách có hiệu
quả nhất nhằm phát triển thể lực chung, thúc đẩy phong trào thể dục thể thao
cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để giải quyết mục đích nghiên cứu trên đề tài xác định giải quyết hai
nhiệm vụ sau:
Nhiệm vụ 1: Đánh giá thực trạng thể lực sinh của viên các trường Đại
học thuộc Đại học Thái Nguyên.
Nhiệm vụ 2: Xây dựng và ứng dụng hệ thống bài tập phát triển thể lực
chung cho sinh viên các trường Đại học thuộc Đại học Thái Nguyên.
17
CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về sức khỏe của con ngƣời
Tư tưởng bao trùm của Hồ Chủ Tịch trong việc đặt nền tảng xây dựng
sự nghiệp thể dục thể thao của nước ta là: Khẳng định rõ thể dục thể thao là
một công tác cách mạng, vừa là nhu cầu, vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của
quần chúng, một sự nghiệp của toàn dân, do dân và vì dân. Mục tiêu của thể
dục thể thao là bảo vệ và tăng cường sức khỏe của nhân dân, góp phần cải tạo
nòi giống Việt Nam, làm cho dân cường, nước thịnh. Bác Hồ rất quan tâm
đến sự nghiệp phát triển thể dục thể thao vì sức khỏe nhân dân, việc gì cũng
cần có sức khỏe mới thành công, Bác kêu gọi toàn dân rèn luyện thân thể
nhằm giữ gìn sức khỏe, nâng cao thể lực cho mọi người. Ngay sau cách mạng
tháng Tám 1945 thành công, đầu năm 1946 Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ký ban
hành Sác lệnh thành lập Nha Thể dục và sau đó là Nha Thanh niên và Thể
dục. Ngày 27 tháng 03 năm 1946 Bác đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể
dục:“…Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng
cần tới sức khỏe mới thành công……Tôi mong đồng bào ta ai cũng gắng tập
thể dục”. [39]
Chủ tịch Hồ Chí Minh từng chỉ rõ, muốn cho đất nước phát triển và
tiến bộ, nhân dân được tự do và hạnh phúc thì phải thiết lập chế độ dân
chủ. Người đã sáng lập chế độ dân chủ đầu tiên ở Việt Nam và khẳng định
chế độ ta là chế độ dân chủ, nghĩa là nhân dân làm chủ, đã là chế độ dân
chủ thì mọi sự nghiệp và mọi lợi ích đều do dân, của dân, trong đó có sự
nghiệp phát triển Thể dục thể thao.
Phát triển thể dục thể thao quần chúng là mở rộng hoạt động thể dục thể
thao ở các khu dân cư, thu hút ngày càng đông đảo quần chúng công nhân,
nông dân, cán bộ, công chức, viên chức tập luyện, vui chơi, giải trí, giao lưu
thể dục thể thao. Các hoạt động thể dục thể thao được tiến hành chủ yếu là từ
18
quần chúng, do quần chúng, đồng thời phải có sự quan tâm và tạo điều kiện
của Nhà nước, có sự điều hành và đầu tư nhất định của Nhà nước cho các tổ
chức xã hội về thể dục thể thao.
Để phát triển mạnh mẽ phong trào thể dục thể thao quần chúng, Chủ tịch
Hồ Chí Minh rất coi trọng công tác tuyên truyền. Người yêu cầu: “Phải tuyên
truyền một cách thiết thực và rộng khắp trong nhân dân, gây một phong trào
thể dục vệ sinh”, và nhấn mạnh “Công tác tuyên truyền phải làm nổi bật được
tầm quan trọng của thể dục, thể thao đối với sản xuất và quốc phòng”. Cùng
với công tác tuyên truyền Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng tới việc tổ
chức, hướng dẫn quần chúng tập luyện thể dục thể thao.
Chủ tịch Hồ Chí Minh coi sức khỏe của nhân dân là tài sản to lớn, quý
báu của quốc gia, là nguồn hạnh phúc của dân tộc, của nòi giống Việt Nam.
Đảng cộng sản Việt Nam xác định tư tưởng Hồ Chí Minh về thể dục thể thao
làm cơ sở tư tưởng của đường lối thể dục thể thao trong các giai đoạn phát
triển từ khi hình thành cho đến nay.
1.2. Đƣờng lối phát triển Thể dục thể thao và các quan điểm về công tác
Giáo dục thể chất của Đảng và Nhà nƣớc ta
1.2.1. Đường lối phát triển Thể dục thể thao
Nền thể dục thể thao cách mạng nước ta được xây dựng và phát triển
đến nay đã gần 70 năm. Thực hiện theo lời kêu gọi của Người trong quá trình
lãnh đạo và quản lý sự nghiệp thể thao cách mạng, Đảng và Nhà nước đã ban
hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị và các văn bản quy phạm pháp luật về thể dục
thể thao phù hợp với từng giai đoạn, từng thời kỳ.
Chỉ thị số 106-CT/TW ngày 02-10-1958 [2], chỉ thị 181-CT/TW ngày
31/01/1960 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam về
công tác TDTT. [3] Quan điểm phát triển TDTT của Đảng ta trong thời kỳ
này là: Việc săn sóc sức khỏe của nhân dân, tăng cường thể chất của nhân dân
được coi là một nhiệm vụ quan trọng của Đảng và Chính phủ, tuyên truyền
19
giáo dục rộng rãi trong cán bộ và nhân dân về ý nghĩa quan trọng của TDTT;
vận động quần chúng tham gia ngày càng nhiều vào phong trào TDTT; Phải
gắn liền việc động viên tập thể dục và hoạt động thể thao với việc lãnh đạo
sản xuất; Có kế hoạch giải quyết từng bước những yêu cầu cụ thể về cơ sở vật
chất, dụng cụ và phương tiện làm việc, kiện toàn các ban TDTT các cấp, đào
tạo cán bộ TDTT. Để đạt được mục đích góp phần tăng cường thể chất, nghị
lực và giáo dục, đoàn kết đông đảo nhân dân, cần lấy việc mở rộng phong trào
làm chính, không bó hẹp trong một số ít tổ chức hoặc một vài môn, đồng thời
cần quan tâm đúng mức đến việc nâng cao trình độ chuyên môn.
Chỉ thị số 180-CT/TW ngày 26-08-1970 [4]. Chỉ thị số 227-CT/TW
ngày 18-11-1975 của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt Nam
[5] đã xác định phương hướng chung của công tác TDTT trong những năm
tới: trên cơ sở làm thấu suốt đường lối và quan điểm TDTT của Đảng, Nhà
nước và nhằm mục tiêu khôi phục, tăng cường sức khỏe nhân dân, góp phần
tích cực phục vụ lao động sản xuất, phục vụ đời sống, phục vụ xây dựng con
người mới, cần ra sức phát triển TDTT thành một phong trào có tính quần
chúng rộng rãi. Xây dựng một nền TDTT xã hội chủ nghĩa, phát triển cân đối,
có tính chất dân tộc, nhân dân và khoa học.
Trong báo cáo chính trị của Ban chấp hành Trung ương Đảng tại Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1976), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V
(1982) [8], Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI (1986) [9] cũng đã xác định
một cách cụ thể phương hướng, nhiệm vụ, và có những nhận định; “Phong
trào TDTT quần chúng ở cơ sở đã có những tiến bộ đáng kể và bắt đầu mở
rộng thêm trên địa bàn một số huyện, một số ngành.; Phát triển mạnh mẽ
phong trào TDTT quần chúng..; Mở rộng và nâng cao chất lượng phong trào
TDTT quần chúng, từng bước đưa việc rèn luyện thân thể thành thói quen
hằng ngày của đông đảo nhân dân, trước hết là của thế hệ trẻ”.
20
Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 24-03-1994 của Ban bí thư Trung ương
Đảng về công tác TDTT trong giai đoạn mới chỉ rõ. Trước tình hình mới, sự
nghiệp TDTT cần được phát triển đúng hướng: “Phát triển TDTT là một bộ
phận quan trọng trong chính sách phát triển kinh tế-xã hội của Đảng và Nhà
nước nhằm bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người; công tác TDTT phải
góp phần nâng cao sức khỏe, thể lực; giáo dục nhân cách, đạo đức lối sống
lành mạnh; làm phong phú đời sống tinh thần của nhân dân; nâng cao năng
xuất lao động xã hội, sức chiến đấu của lực lượng vũ trang..... Phát triển rộng
rãi phong trào TDTT quần chúng với khẩu hiệu – Khỏe để xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc”. [6]
Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI đã thông qua luật Thể dục
thể thao tại kỳ họp thứ 10 từ ngày 17/10 dến 29/11/2006 có quy định cụ thể:
“Nhà nước có chính sách đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia
phát triển thể dục, thể thao quần chúng, tạo điều kiện cho mọi người không
phân biệt lứa tuổi, giới tính, sức khỏe, tình trạng khuyết tật được thực hiện
quyền hoạt động thể dục, thể thao để nâng cao sức khỏe, vui chơi, giải trí”.
[37]
Nghị quyết số 08-NQ/TW ngày 01 tháng 12 năm 2011 của Bộ Chính
trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, tạo bước phát triển mạnh mẽ về thể
dục, thể thao đến năm 2020: “ Phát triển thể dục, thể thao là một yêu cầu
khách quan của xã hội, nhằm góp phần nâng cao sức khoẻ, thể lực và chất
lượng cuộc sống của nhân dân, chất lượng nguồn nhân lực; giáo dục ý chí,
đạo đức, xây dựng lối sống và môi trường văn hóa lành mạnh, góp phần củng
cố khối đại đoàn kết toàn dân, mở rộng quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế;
đồng thời, là trách nhiệm của các cấp ủy đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức
xã hội và của mỗi người dân. Các cấp ủy đảng có trách nhiệm thường xuyên
lãnh đạo công tác thể dục, thể thao, bảo đảm cho sự nghiệp thể dục, thể thao
ngày càng phát triển.
21
Đầu tư cho thể dục thể thao là đầu tư cho con người, cho sự phát triển
của đất nước, tăng tỷ lệ chi ngân sách nhà nước, ưu tiên đầu tư xây dựng cơ
sở vật chất thể dụng, thể thao và đào tạo vận dộng viên thể thao thành tích
cao; đồng thời phát huy các nguồn lực xã hội để phát triển thể dục, thể thao,
phát huy mạnh mẽ vai trò của các tổ chức xã hội trong quản lý, điều hành các
hoạt động thể dục, thể thao.
Gìn giữ, tôn vinh những giá trị thể dục, thể thao dân tộc, tiếp thu tinh
hoa văn hóa của nhân loại, phát triển nền thể dục, thể thao nước ta mang tính
dân tộc, khoa học, nhân dân và văn minh”. [7]
1.2.2. Quan điểm về công tác Giáo dục thể chất (GDTC) của Đảng, Nhà
nước
Nhiệm vụ cơ bản có tính chiến lược của TDTT là góp phần bảo vệ, tăng
cường sức khỏe nhân dân, đặc biệt là thanh thiếu niên, đóng thời góp phần
giáo dục đạo đức xây dựng nhân cách, nâng cao dân trí xã hội.
GDTC trong nhà trường là một bộ phận quan trọng không thể thiếu của
nền giáo dục xã hội chủ nghĩa. Giáo dục thể chất có tác dụng tích cực với sự
hoàn thiện cá tính, nhân cách, những phẩm chất cần thiết và hoàn thiện thể
chất của học sinh nhằm đào tạo con người mới phát triển, phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, giữ vững an ninh quốc
phòng. Đó là lớp người “phát triển cao về trí tuệ, cường tráng về thể chất,
phong phú về tinh thần trong sáng về đạo đức”. [6]
Trong giai đoạn hiện nay, mục tiêu của giáo dục thể chất trong nhà
trường các cấp là góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục và đào tạo lớp trẻ theo
tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng cộng sản Việt Nam lần thứ VII, nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, hình thành đội ngũ lao
động có tri thức và có tay nghề, có năng lực thực hành, tự chủ và năng động
sáng tạo.
Từ lâu, Đảng và Nhà nước, luôn coi trọng công tác giáo dục thể chất,
một mặt trong mục tiêu giáo dục toàn diện của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
22
Giáo dục thể chất trong nhà trường các cấp còn giữ vị trí quan trọng và then
chốt trong chiến lược phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.
Giáo dục thể chất là một bộ phận hữu cơ của mục tiêu giáo dục và đào
tạo chung, đồng thời là một bộ phận quan trọng của nền thể dục thể thao Việt
Nam. Giáo dục thể chất trong trường học, đang cùng với thể thao thành tích
cao, thể thao cho mọi người và các bộ phận thể dục thể thao khác, góp phần
đảm bảo cho nền thể dục thể thao phát triển cân đối và đồng bộ, thực hiện kế
hoạch củng cố, xây dựng và phát triển thể dục thể thao Việt Nam.
Nhiều năm qua, Đảng và Nhà nước ta rất coi trọng công tác giáo dục
thể chất trường học nhằm đào tạo lớp người phát triển toàn diện, kế tục sự
nghiệp cách mạng, xây dựng kinh tế xã hội theo định hướng XHCN và bảo vệ
Tổ quốc, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ,
văn minh.
Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về giáo dục và đào tạo nói
chung, về giáo dục thể chất trong trường học nói riêng, xuất phát từ những cơ
sở tư tưởng, lý luận của học thuyết Mác - Lênin về con người, sự phát triển
con người toàn diện về giáo dục thế hệ trẻ trong xã hội XHCN, về những
nguyên lý giáo dục thể chất Mác – xít và từ tư tưởng quan điểm Hồ Chí Minh
về TDTT nói chung và giáo dục thể chất cho thế hệ trẻ cho nói riêng.
Những tư tưởng lý luận cơ sở đó, đều được Đảng ta quán triệt trong
suốt thời kỳ lãnh đạo Cách mạng dân tộc, dân chủ nhân dân và tiến lên xây
dựng CNXH ngày nay, được cụ thể hoá qua các kỳ đại hội Đảng, hiến pháp,
các chỉ thị, các nghị quyết, nghị định, thông tư về TDTT, ở từng giai đoạn
Cách mạng theo yêu cầu nhiệm vụ và tình hình cụ thể của đất nước.
Đặc biệt về nội dung giáo dục toàn diện, Nghị quyết Đại hội Đảng VII,
1992 nêu rõ: “... Cần nâng cao chất lượng toàn diện của nội dung giáo dục,
hiện đại hoá chương trình khoa học kỹ thuật, mở rộng kiến thức quản lý kinh
tế, tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác – Lênin, đường lối chính sách của
23
Đảng và đạo đức Cách mạng, bồi dưỡng kỹ năng lao động và năng lực nghiên
cứu khoa học kỹ thuật, coi trọng đúng mức giáo dục thẩm mỹ, TDTT và tập
luyện quân sự .... [10]
Nghị quyết VIII Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VII, tháng
06/1991 đã khẳng định: “... Bắt đầu đưa việc dạy thể dục và một số môn thể
thao cần thiết vào chương trình học tập của các trường học phổ thông, chuyên
nghiệp và các trường Đại học ... [11]
Giáo dục thể chất còn là nội dung bắt buộc đã được khẳng định trong
Hiến pháp nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ghi rõ: “... Việc dạy và
học TDTT trong trường học là bắt buộc...”. [33]
Để khẳng định vai trò tất yếu của TDTT đối với toàn xã hội, nhằm thúc
đẩy nhanh, mạnh hơn nữa phong trào TDTT quần chúng và phong trào giáo
dục thể chất học đường, Đảng ta luôn có những chỉ thị, nghị quyết kịp thời
qua chủ trương đẩy mạnh tiến trình phát triển. Qua những giai đoạn cách
mạng tương ứng với những yêu cầu, tình hình và nhiệm vụ cụ thể, Đảng ta đã
ban hành các chỉ thị như:
Chỉ thị 112/ CT ngày 09/05/1989 của Hội đồng Bộ trưởng về công tác
TDTT trong những năm trước mắt ghi: “... Đối với học sinh, sinh viên, trước
hết nhà trường phải thực hiện nghiêm túc việc dạy và học môn TDTT theo
chương trình quy định, có biện pháp tổ chức, hướng dẫn các hình thức tập
luyện và hoạt động thể thao tự nguyện ngoài giờ học ... [45]
Chỉ thị 36/ CT - TW ngày 24/ 03/ 1994 về công tác TDTT trong giai
đoạn mới đã nêu rõ: “Cải tiến chương trình giảng dạy, tiêu chuẩn rèn luyện
thân thể, đào tạo giáo viên TDTT cho trường học các cấp, tạo những điều kiện
cần thiết về cơ sở vật chất, để thực hiện chế độ giáo dục thể chất bắt buộc ở
tất cả các trường học. [6]
Cũng trong năm 1995, Thủ tướng Chính phủ ra chỉ thị 133/TTg ngày
07/3/1995 về việc xây dựng và quy hoạch phát triển ngành TDTT, về giáo