Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA KHÓI NHANG ĐẾN ĐỜI SỐNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (300.67 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO HỌC PHẦN KT403

KINH TẾ Ô NHIỄM VÀ SỨC KHỎE

ẢNH HƯỞNG CỦA KHÓI NHANG ĐẾN ĐỜI
SỐNG SỨC KHỎE CON NGƯỜI

Giáo viên hướng dẫn
Nhóm sinh viên thực hiện:
TS. NGÔ THỊ THANH TRÚC NGUYỄN THỊ ÁNH THU
B1207416
LƯ TRÍ HUỆ
B1207885
DƯƠNG THANH NHI
B1309301
MAI KHÁNH PHONG
B1309309
NGUYỄN THỊ MINH THÙY B1309334
(Nhóm 10)

Cần Thơ, 11/2015

i


BẢNG ĐÁNH GIÁ CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM
✩✩✩♛✩✩✩
Tiêu chí đánh giá:


• Đóng góp nội dung: 50%
• Tham gia thảo luận, ý kiến, tổng hợp bài: 20%
• Tham gia làm power point và báo cáo: 20%
• Chỉnh sửa bài hoàn chỉnh: 10%
STT

HỌ TÊN

MSSV

% THAM GIA

1

NGUYỄN THỊ ÁNH THU

B1207416

100%

2

LƯ TRÍ HUỆ

B1207885

100%

3


DƯƠNG THANH NHI

B1309301

100%

4

MAI KHÁNH PHONG

B1309309

100%

5

NGUYỄN THỊ MINH THÙY

B1309334

100%

Danh sách có tất cả 5 thành viên.
Cần Thơ, ngày 08 tháng 11 năm 2015

ii


TÓM TẮT
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World

Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay
tàn phế"
Nhang (hương) là một loại nguyên liệu thơm đốt cháy để giải phóng khói
thơm, phát triển từ một thực hành tôn giáo truyền thống và đã trở thành một
vật cố định chung cho thiền định, hương liệu, hoặc chỉ đơn giản là loại bỏ các
mùi không mong muốn.
Việc đốt nhang (hương) thắp ở chùa, đền, trên bàn thờ của ông bà tổ tiên
từ lâu đã trở thành truyền thống tâm linh của người Châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng. Hơn thế nữa, nhiều gia đình ở nước ta có thói quen cắm chân
hương vào đồ ăn, xôi... để cúng. Tác hại của khói nhang đối với sức khỏe là
rất lớn, đặc biệt có thể gây ra căn bệnh ung thư.
Chính vì những tác hại không thể ngờ của khói nhang gây ra và muốn
tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, nhóm
chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khói nhang đến đời
sống sức khỏe con người”.

MỤC LỤC
iii


TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ.................................................................................i
...................................................................................i
13. HVAC, 2015. Cung Cấp Giải Pháp Xử Lý Khí Thải Trong Quá Trình Sản Xuất
Hoá Chất Công Nghiệp. Ngày 29/06/2015. [Ngày truy cập: 15/10/2015]..........................................................23
14. Ngô Gia Bảo, 2007. Tác động của một số khí độc đến sức khoẻ con người. Ngày
22/11/2007.
[Ngày truy cập: 15/10/2015].......23
15. Phùng Hà, 2007. Formol huỷ hoại sức khoẻ con người ra sao? Ngày 06/03/2007.
[Ngày truy cập: 30/10/2015]...........................................................23


iv


DANH MỤC BẢNG

Bảng

Tên bảng

Trang

Bảng 3.1

Một số tác động của khói nhang đến cơ thể con người.

11

Bảng 3.2

Phân loại các chất ô nhiễm không khí.

14

Bảng 3.3

Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không
khí xung quanh

14


Bảng 3.4

Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với
CO ở các nồng độ khác nhau.

15

Bảng 3.5

Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với
CO2 ở các nồng độ khác nhau.

17

Bảng 3.6

Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với
NO2 ở các nồng độ khác nhau.

17

Bảng 3.7

Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với
formaldehed ở các nồng độ khác nhau.

19

v



DANH MỤC HÌNH
Hình
2.1

Tên hình
Tôn giáo tại Việt Nam

Trang
5

vi


CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU
1.1 LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nhang (hương) là một loại nguyên liệu thơm đốt cháy để giải phóng
khói thơm, phát triển từ một thực hành tôn giáo truyền thống và đã trở thành
một vật cố định chung cho thiền định, hương liệu, hoặc chỉ đơn giản là loại bỏ
các mùi không mong muốn. Mặc dù nó thường gắn liền với tâm linh nhưng ít
ai biết được nhang (hương) còn chứ một mối nguy hiểm tiềm ẩn cho những
người sử dụng. Khói phát ra từ nhang có khả năng làm tổn hại đến các tế bào
và di truyền trong cơ thể con người. Thông tin trên gần đây được một số trang
báo mạng đề cập đến làm cho người tiêu dùng cũng đặc biệt quan tâm đến chủ
đề này.
Việc đốt nhang (hương) thắp ở chùa, đền, trên bàn thờ của ông bà tổ tiên
từ lâu đã trở thành truyền thống tâm linh của người Châu Á nói chung và Việt
Nam nói riêng. Hơn thế nữa, nhiều gia đình ở nước ta có thói quen cắm chân

hương vào đồ ăn, xôi... để cúng. Việc làm này khiến những hóa chất được tẩm
trong chân hương truyền vào thức ăn, dẫn đến gây ngộ độc. Tác hại của khói
nhang đối với sức khỏe là rất lớn, đặc biệt có thể gây ra căn bệnh ung thư. Khi
nén hương càng cong và đẹp thì nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm càng
nhiều.
Ngày nay, một số cơ sở sản xuất đã cải tiến trong việc thay đổi mùi
thơm của nhang giống mùi của nhiều loại nước hoa. Hơn nữa, trên thị trường
ngày nay, khi các nguyên liệu thiên nhiên khan hiếm và đắt đỏ, nhiều nhà sản
xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều tạp chất tẩm ướp tạo mùi
thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc hại. Điều này còn gây ra những
tác hại không ngờ đối với sức khỏe người tiêu dùng, lâu dần sẽ ảnh hưởng tới
đường hô hấp, thậm chí gây tử vong. Vì thế, mức độ nguy hiểm sức khỏe
người sử dụng sẽ ngày càng gia tăng.
Theo các bác sĩ Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch
Mai - Hà Nội, trung tâm này đã từng điều trị cho các bệnh nhân có những biểu
hiện của hen dị ứng với biểu hiện khó thở, chóng mặt, buồn nôn do tiếp xúc
quá lâu với khói nhang. Do vậy, trẻ em và người có bệnh về hô hấp, có cơ địa
dị ứng nên tránh tiếp xúc với khói nhang.
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch nhằm mục đích
tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số loại hương đến sức khoẻ con người. Kết quả
cho thấy rằng một số loại hương có mùi rất thơm chẳng những không có lợi gì
1


cho cơ thể mà ngược lại, rất có hại đối với sức khoẻ.Nghiên cứu cũng chỉ ra
rằng trong nhiều năm, những người tiếp xúc với khói hương một cách thường
xuyên (như sống trong các đền chùa) khi phải hít phải hàng nghìn khói nén
hương sẽ tăng rất rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư phổi và đường hô hấp. Sở
dĩ khói hương độc hại là vì khi hương cháy, thành phần tạo mùi thơm - những
hợp chất hữu cơ như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp chất

hydrocacbon sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp dẫn đến
viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế bào,
biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính chúng
sẽ biến thành tế bào ung thư.
Chính vì những tác hại không thể ngờ của khói nhang gây ra và muốn
tìm hiểu rõ hơn về những ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng, nhóm
chúng tôi đã chọn đề tài “Đánh giá mức độ ảnh hưởng của khói nhang đến đời
sống sức khỏe con người”. Đề tài nghiên cứu này nhằm nâng cao ý thức của
mọi người trong việc lựa chọn mua nhang chất lượng và sử dụng nhang an
toàn, đảm bảo sức khỏe cho bản thân và mọi người xung quanh.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá sự ảnh hưởng của khói nhang đến sức khỏe con người.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Thực trạng sử dụng nhang ở nước ta hiện nay
Đánh giá những ảnh hưởng của khói nhang đến sức khỏe con người.
Đề xuất biện pháp nhằm giảm tác động tiêu cực của khói nhang đến sức
khỏe con người.
1.3 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.3.1 Không gian: Việt Nam
1.3.2 Thời gian: Tháng 9/2015
1.3.3 Đối tượng nghiên cứu: Khói nhang
1.4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Rong Zhou, 2015. Higher cytotoxicity and genotoxicity of burning
incense than cigarette. Environmental Chemistry Letters. Đại Học Công Nghệ
Nam Trung (Trung Quốc) và Công ty công nghiệp thuốc lá Quảng Đông
Trung Quốc. Nghiên cứu này vừa được thực hiện trong năm nay, các nhà
khoa học đã phát hiện ra rằng hương khói là nguyên nhân chính gây đột biến,
có nghĩa là tính chất hóa học của nó có khả năng có thể thay đổi di truyền như

DNA, từ đó gây ra đột biến. Trong hương khói cũng đã được tìm thấy có chất
2


cytoxic và genotoxic độc hơn trong thuốc lá. Chính vì vậy, hương khói có tiềm
năng gây tổn hại hơn cho tế bào, đặc biệt là về trong tính di truyền. Tất cả
những độc tố này đều có liên quan đến sự phát triển của căn bệnh ung thư.
Dã Quỳ, 2015. Khói nhang gây ung thư. Ngày 18/02/2015.
/>[Ngày truy cập: 05/09/2015]. Bài báo đề cập những chất hóa học gây nên bệnh
ung thư có trong khói nhang đồng thời nêu ra cách phòng ngừa và làm giảm
tác động của khói nhang đến sức khỏe con người một cách hiệu quả.
Phương Thuận và cộng sự, 2015. Ngày tết thắp mấy nén hương. Ngày
11/02/2015. truy cập: 05/09/2015]. Bài viết nói về văn hóa tín
ngưỡng của dân tộc ta trong các ngày lễ lớn thường hay thắp hương, ngoài ra
còn nêu ra ý nghĩa của việc thắp hương và ý nghĩa của điềm báo khi hương
tắt. Bài viết còn có ý kiến củaTS Nguyễn Công Ngữ (Viện Công nghệ sau thu
hoạch), ông còn đưa ra khái niệm của hương (nhang) truyền thống, khái niệm
này nhóm đã sử dụng ở chương 2.
Lê Nguyễn, 2007. Hiểm họa từ làng nhang lớn nhất TP. Hồ Chí Minh.
Ngày 22/07/2007. [Ngày truy cập: 05/09/2015]. Bài viết nêu lên mối
hiểm họa từ những công việc tưởng chừng như thực bình thường – làm nhang.
Họ là những người kiếm sống qua ngày, đều vui mừng khi có được một công
việc nuôi sống bản thân mà nào biết rằng biết bao nhiêu mối hiểm họa đang
rình rập. Tác giả nêu những căn bệnh nguy hiểm có thể xảy ra khi hít vào khói
nhang. Và cuối cùng ông Nguyễn Hữu Hoài Phú – Chi cục trưởng Chi cục
Phát triển nông thôn TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra “Định hướng đến năm 2010
của UBND TP.HCM không phát triển ngành nhang ở trong khu dân cư vì ảnh
hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe con người và môi trường xung quanh cũng
như nguy cơ cháy nổ đang rình rập”.


3


CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Một số khái niệm
2.1.1.1 Khái niệm về sức khỏe
Theo định nghĩa về sức khoẻ của Tổ Chức Y tế Thế Giới (WHO- World
Health Organization): "Sức khoẻ là một trạng thái hoàn toàn thoải mái cả về
thể chất, tâm thần và xã hội, chứ không phải là chỉ là không có bệnh tật hay
tàn phế"
Hoàn toàn thoải mái về mặt thể chất là như thế nào?
Hoạt động thể lực, hình dáng, ăn, ngủ, tình dục,… tất cả các hoạt động
sống trên đều ở trạng thái tốt nhất phù hợp với từng lứa tuổi.
Hoàn toàn thoải mái về mặt tâm thần là như thế nào?
Bình an trong tâm hồn. Biết cách chấp nhận và đương đầu với các căng
thẳng trong cuộc sống.
- Hoàn toàn thoải mái về mặt xã hội là như thế nào?
Nghề nghiệp với thu nhập đủ sống. An sinh xã hội được đảm bảo.
- Không có bệnh tật hay tàn phế là như thế nào?
Là không có bệnh về thể chất, bệnh tâm thần, bệnh liên quan đến xã hội
và sự an toàn về mặt xã hội.
Sức khỏe Thể chất: Được thể hiện một cách tổng quát là sự sảng khoái
và thoải mái về thể chất. Càng sảng khoái, thoải mái càng chứng tỏ bạn là
người khoẻ mạnh. Cơ sở của sự sảng khoái, thoải mái về thể chất là Sức lực,
sự Nhanh nhẹn, sự Dẻo dai, khả năng Chống được các yếu tố gây bệnh, khả
năng Chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt của Môi trường.
Sức khỏe Tinh thần: Là hiện thân của sự thỏa mãn về mặt Giao tiếp xã
hội, Tình cảm và Tinh thần. Nó được thể hiện ở sự sảng khoái, ở Cảm giác dễ

chịu, Cảm xúc vui tươi, thanh thản, ở những ý nghĩ lạc quan, yêu đời, ở những
quan niệm sống tích cực, dũng cảm, chủ động; ở khả năng chống lại những
quan niệm bi quan và lối sống không lành mạnh. Sức khoẻ tinh thần là sự biểu
hiện của nếp sống lành mạnh, văn minh và có đạo đức. Cơ sở của sức mạnh
tinh thần là sự thăng bằng và hài hoà trong hoạt động tinh thần giữa lý trí và
tình cảm.
Sức khoẻ Xã hội: Sức khỏe xã hội thể hiện ở sự thoải mái trong các mối
quan hệ chằng chịt, phức tạp giữa các thành viên: Gia đình, Nhà trường, Bạn
4


bè, Xóm làng, Nơi công cộng, Cơ quan... Nó thể hiện ở sự được tán thành và
chấp nhận của xã hội. Càng hoà nhập với mọi người, được mọi người đồng
cảm, yêu mến càng có sức khỏe xã hội tốt và ngược lại.
Cơ sở của sức khỏe xã hội là sự thăng bằng giữa hoạt động và quyền lợi
cá nhân với hoạt động và quyền lợi của xã hội, của những người khác; là sự
hoà nhập giữa Cá nhân, Gia đình và Xã hội.
2.1.1.2 Khái niệm nhang

Nguồn: Pew Research Center, 2009

Hình 2.1 Tôn giáo tại Việt Nam
2.1.2 Các thành phần của nhang
Thành phần chính của cây nhang là tâm nhang, bột nhang, màu nhang và
mùi nhang.
Tâm nhang được làm từ tre, nứa và các giống cây họ tre…
Bột nhang được làm từ xác mía, lá gòn, trấu, giấy và các loại tạp chất
khác. Chúng được xoay nhuyễn ra, rất mịn tạo thành bột người ta gọi là bột
nhang.
Màu nhang là do sử dụng các loại phẩm màu công nghiệp trộn với bột

nhang hoặc pha loãng thành dung dịch rồi nhúng nhang vào. Màu đen và màu
vàng là chính.
Mùi nhang hầu hết đều dùng hóa chất tạo mùi: nước hoa, hoa lài, hoa
hồng, trầm, quế…

5


Theo TS Nguyễn Công Ngữ (Viện Công nghệ sau thu hoạch), hương
truyền thống làm từ hương bài, bã mía, thảo quả, quế chi, hoa hồi... giá khá
đắt. Còn hương hóa chất tạo mùi trầm, nhài, sen, hoa hồng... cuốn tàn đẹp giá
rẻ hơn nhiều. Hóa chất trong hương cuốn tàn được các nhà khoa học phát hiện
là phosphoric acid (H3PO4) giúp hương cháy nhanh, cuốn tàn trắng đẹp, Butyl
Cellosolve (C6H14O2) - hóa chất dùng chống mốc cho sơn tường; Kali Nitrat
(KNO3) là hóa chất dùng trong sản xuất phân đạm, chất nổ… giúp hương
không bị tắt, mốc. Có nơi còn cho phẩm vàng để hương có màu vàng đẹp, bắt
mắt. Tất cả các hóa chất đều cực kỳ nguy hiểm vì khi cháy sẽ tạo ra khí độc,
hít phải sẽ bị căng thẳng mệt mỏi, ảnh hưởng đường hô hấp, nhất là phổi, võng
mạc, thị lực giảm nhanh.
2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2.1 Phương pháp điều tra thu thập số liệu
Phần lớn dữ liệu mà nhóm sử dụng là dữ liệu thứ cấp. Dữ liệu được sử
dụng có nguồn từ những bài báo, tạp chí, bài nghiên cứu, luận án, luận văn của
các nhà nghiên cứu có liên quan đến ảnh hưởng của khói nhang đến sức khỏe
con ngườiđược đăng tải trên Internet. Chính vì thế, để đảm bảo tính chính xác
của số liệu, nhóm tôi sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, so sánh, đối
chiếu, sử dụng những website đáng tin cậy để lựa chọn và lọc ra những dữ liệu
có tính chính xác cao nhất.
2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
Phương pháp thống kê mô tả: Thống kê mô tả là tập hợp tất cả các

phương pháp đo lường, mô tả và trình bày số liệu.

6


CHƯƠNG 3
ĐÁNH GIÁ SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA KHÓI NHANG ĐẾN SỨC
KHỎE CON NGƯỜI
3.1 THỰC TRẠNG SỬ DỤNG NHANG HIỆN NAY
3. 1.1 Nghiên cứu sử dụng nhang của các nhà khoa học Trung Quốc
Nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc được công bố trên tạp chí
Environmental Chemistry cảnh báo nên lưu ý về tác hại đối với sức khỏe từ
khói nhang, đặc biệt là trong môi trường nội thất.
Trưởng nhóm nghiên cứu Rong Zhou thuộc ĐH Công nghệ Nam Trung
giải thích rằng các phần tử trong khói nhang bị phát tán trong không khí có thể
bị giữ lại trong phổi khi hít vào và gây phản ứng viêm cũng như nhiều tác hại
khác nghiêm trọng hơn. Vấn đề nguồn ô nhiễm không khí từ khói nhang chưa
được nghiên cứu nhiều dù đã có những ghi nhận về khả năng liên quan với
ung thư phổi, bệnh bạch cầu ở trẻ em và u não.
Lần này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ảnh hưởng khói nhang và khói
thuốc lá trên khuẩn Salmonella và trên tế bào buồng trứng của chuột hamster ở
Trung Quốc. Họ phân tích 4 loại nhang, trong đó có cả nhang từ vụn gỗ trầm
hương và đàn hương, nhận thấy có 64 thành phần chất liệu khác nhau, với
99% khói nhang là những hạt siêu mịn. Khói của 2 loại nhang trong số này có
độc tính cao. Nhóm nghiên cứu phát hiện khói nhang có thể gây đột biến gien,
gây nhiễm độc gien, nhiễm độc tế bào và tất cả tác động này đều có khả năng
phát triển ung thư.
Các nhà khoa học ghi nhận độc tính của khói nhang có thể cao hơn cả
khói thuốc lá nhưng ít gây hại chỉ vì người bị phơi nhiễm ít hơn mà thôi.
3.1.2 Thực trạng về nhu cầu sử dụng nhang ở Việt Nam

Nhu cầu về nhang đang tăng mạnh khi đã bước vào thời điểm "năm hết,
Tết đến", nhà nào cũng mua nhiều hơn để thắp trên bàn thờ tổ tiên, đi lễ... Và
ai cũng chọn cho mình loại nhang thật thơm, cuốn tàn đẹp.
Tuy vậy dù là những mùa khác trong năm, việc tiêu thụ nhang cũng
không phải thấp do Việt Nam cũng là một trong các quốc gia theo Phật giáo.
Đáp ứng nhu cầu này, thị trường nhang cũng ngày càng sôi động với sự
xuất hiện của nhiều mẫu mã chủng loại vô cùng phong phú. Một số loại nhang
mới xuất hiện, được nhiều người tiêu dùng ưa thích là nhang có mùi thơm của
hoa hồng, hoa quế, hoa nhài... và đặc biệt thơm rất lâu. Hương cháy hết lâu rồi

7


mà mùi thơm vẫn phảng phất trong nhà. Hay hương đốt xong có tàn trắng xóa
như tuyết (bông), phủ khắp bàn thờ.
Gần đây, trên một số trang mạng có nhiều thông tin về việc khói nhang
rất độc hại, thậm chí có thể gây ung thư khiến dư luận lo lắng. Bác sĩ Hoàng
Xuân Đại, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế, cho biết đến nay, chưa có nhiều
công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của khói nhang tới sức khỏe con người.
Chính vì thế mà nhiều người chủ quan, sử dụng bừa bãi và thiếu hiểu biết về
hương. Nhưng trên thực tế cho thấy nó đã có những tác động nhất định.
Theo các bác sĩ Trung tâm Dị ứng miễn dịch lâm sàng, Bệnh viện Bạch
Mai - Hà Nội, trung tâm này đã từng điều trị cho các bệnh nhân có những biểu
hiện của hen dị ứng với biểu hiện khó thở, chóng mặt, buồn nôn do tiếp xúc
quá lâu với khói nhang. Do vậy, trẻ em và người có bệnh về hô hấp, có cơ địa
dị ứng nên tránh tiếp xúc với khói nhang.
Trong khi đó, PGS-TS Trần Hồng Côn, Khoa Hóa học, Trường ĐH
Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội, cho biết hơn 10 năm trước, ở
những nơi Phật giáo phát triển như Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan..., người ta
đã có nghiên cứu về độc tính của khói nhang. Thế nhưng, các nghiên cứu này

đều khẳng định khói nhang không độc như những gì mà dư luận lo ngại thời
gian qua. Nếu có thì chất độc cũng ít, không đủ gây hại cho những người xung
quanh. Chưa kể, các loại nhang truyền thống sử dụng nguyên liệu từ gỗ trầm,
quế, hương bài, long não… mà theo đông y, đó là vị thuốc tạo cảm giác thư
thái.
Ngày nay, một số cơ sở sản xuất đã cải tiến trong việc thay đổi mùi thơm
của nhang giống mùi của nhiều loại nước hoa. TS Côn cho rằng chưa có
nghiên cứu nào để có thể biết được những loại hóa chất sử dụng trong nhang
hiện nay là gì, khói của nó có gây độc hay không. “Vì thế, tốt nhất là người
dân nên tìm mua nhang ở những cơ sở uy tín. Nếu có dấu hiệu ho, sặc, khó
thở, cay mắt... vì khói nhang, phải thoát khỏi ngay khu vực đó”.
Đồng quan điểm, PGS.TS Trịnh Lê Hùng, khoa Hóa, ĐHKHTN,
ĐHQGHN cho biết, thực tế hương ngày xưa không độc hoặc rất ít độc vì
người ta sử dụng gỗ hương liệu là gỗ trầm. Bản chất của hương liệu này còn
sát trùng và tạo sự hưng phấn. Khi đốt, hương nhang sẽ tỏa hương thơm không
gây hại. Thậm chí ở một lượng nhỏ, hương trầm còn kích thích sự hưng phấn
của con người. PGS.TS Trịnh Lê Hùng nhấn mạnh, ở trong những nơi thờ
cúng, đình chùa… thường có diện tích nhỏ, đốt hương nhiều có nghĩa là CO2
sinh ra nhiều, chất độc vì thế mà cũng nhiều. Các nghiên cứu cho thấy, khói
độc còn có thể có từ nến, các loại nhựa polyetylen, khói cháy rừng… Hầu hết

8


các vật liệu có thể cháy đều sinh ra khói độc. Lâu ngày, chúng có thể tích tụ
thành các đám mây độc gây ô nhiễm không khí và tổn hại đến sức khoẻ. Điều
đáng nói, tại các ngôi chùa, trong một số nghi lễ, hàng nghìn que hương
thường được đồng loạt đốt lên, hoặc nhiều gia đình khi thắp hương nhang hay
đóng kín cửa khiến cho khói hương bị tụ lại một chỗ. Hít phải khói hương, nhẹ
có thể ho, chảy nước mắt… Nếu hít nhiều, những nguy cơ tiềm ẩn là rất lớn.

3.2 TÁC ĐỘNG CỦA KHÓI NHANG ĐẾN SỨC KHỎE CON NGƯỜI
3.2.1 Ảnh hưởng do nồng độ hoạt chất độc hại, ngâm tẩm mùi thơm
vào nhang hương
3.2.1.1 Khói hương trực tiếp kích ứng đường hô hấp dẫn đến ung thư
Vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ
kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.
Các chuyên gia cho biết, giống như khói thuốc lá, khói than, khói hương
(nhang) có chứa các hoạt chất độc hại như benzen, toluene, xylenes…. Khói
hương, vốn là thứ khói có mùi thơm quyến rũ, là nguyên nhân trực tiếp sẽ
kích ứng đường hô hấp, có thể dẫn đến ung thư hoặc tử vong.
Đốt nhang trở thành truyền thống tâm linh của người Việt Nam ta, nhất
là vào những ngày tết. Tuy nhiên, tác hại của khói nhang đối với sức khỏe là
rất lớn, đặc biệt có thể gây ung thư.Khi nén hương càng cong và đẹp thì
nồng độ hóa chất và thời gian ngâm tẩm càng nhiều. Vì thế, mức độ nguy
hiểm sức khỏe con người ngày càng gia tăng.
Hơn nữa, nhiều gia đình có thói quen cắm chân hương vào đồ ăn,
xôi… để cúng. Việc làm này khiến những hóa chất được tẩm trong chân
hương truyền vào thức ăn, dẫn đến gây ngộ độc. Vì vậy, thay vì cắm hương
vào thức ăn, bạn có thể cắm hương vào bát hương và để xa vị trí mâm cỗ tránh
những tác hại sức khỏe.
3.2.1.2 Hương càng thơm càng nguy hiểm
Theo một nghiên cứu của các nhà khoa học Đan Mạch nhằm mục đích
tìm hiểu sự ảnh hưởng của một số loại hương đến sức khoẻ con người. Kết quả
cho thấy rằng một số loại hương có mùi rất thơm chẳng những không có lợi gì
cho cơ thể mà ngược lại, rất có hại đối với sức khoẻ.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng trong nhiều năm, những người tiếp xúc với
khói hương một cách thường xuyên (như sống trong các đền chùa) khi phải hít
phải hàng nghìn khói nén hương sẽ tăng rất rõ rệt nguy cơ mắc bệnh ung thư
phổi và đường hô hấp.


9


Sở dĩ khói hương độc hại là vì khi hương cháy, thành phần tạo mùi thơm
những hợp chất hữu cơ như benzen, những hợp chất cacbonyl và những hợp
chất hydrocacbon sẽ kích thích tác động liên kết bề mặt của đường hô hấp
dẫn đến viêm hô hấp mãn tính, phá hủy các tổ chức cơ thể dẫn đến biến đổi tế
bào, biến đổi gen gây ra các hiện tượng dị sản, loạn sản. Khi là tế bào ác tính
chúng sẽ biến thành tế bào ung thư.
Hơn nữa, trên thị trường ngày nay, khi các nguyên liệu thiên nhiên khan
hiếm và đắt đỏ, nhiều nhà sản xuất vì muốn kiếm lời cao nên đã sử dụng nhiều
tạp chất tẩm ướp tạo mùi thơm hơn nhưng chất lượng lại kém đi và độc
hại. Điều này còn gây ra nhứng tác hại không ngờ đối với sức khỏe, lâu dần sẽ
ảnh hưởng tới đường hô hấp, thậm chí gây tử vong.
3.2.1.3 Gây bệnh viêm phổi, làm bệnh hen suyễn tái phát
Nhiều gia đình hiện nay thường đốt hương rồi đóng cửa lại, khiến cho
khói hương tụ lại một chỗ, loại khí CO2, SO2, NOx, formaldehyde sẽ tỏa ra
xung quanh. Khi hít phải khói nhang có thể dẫn đến ho, chảy nước mắt,
choáng vắng, nhức đầu, khó thở…
3.2.1.4 Thành phần tạo mùi thơm
Thành phần tạo mùi thơm trong khói nhang là những hợp chất benzene.
Theo kết quả nghiên cứu của một nhà khoa học người Đan Mạch, khí
butadiene và benzene chiếm từ 2,3 đến 7,84 phần triệu (trong không khí) sau
khi đốt nhang hai phút trong phòng kín. Khí butadiene có thể gây ung thư bạch
huyết và ung thư máu. Khí benzene có thể làm tổn thương mắt, da, hệ hô hấp,
hệ thần kinh trung ương, gan, thận cũng như làm mất điều hòa cơ thể và trầm
cảm. Đây là lý do vì sao nhiều người khi ở trong khu vực có mùi khói nhang
đậm đặc có thể bị ho, chảy nước mắt hoặc cảm thấy choáng váng, nhức đầu và
khó thở. Khi ra nơi không khí trong lành và thoáng đãng, những biểu hiện này
tự dưng biến mất và thoải mái trở lại.

Kết quả nghiên cứu thực hiện tại Singapore từ năm 1993 – 2005 của tiến
sĩ Jeppe T. Friborg trên 61.320 người Hoa khỏe mạnh cho thấy: có 325 trường
hợp bị ung thư đường hô hấp trên và 821 trường hợp bị ung thư phổi có liên
quan chặt chẽ với việc hít khói nhang thường xuyên và lâu dài. Một người đốt
nhang hằng ngày trong vòng 40 năm sẽ có nguy cơ mắc bệnh ung thư đường
hô hấp trên bao gồm ung thư lưỡi, vòm miệng và xoang cao hơn 70% so với
người không tiếp xúc với khói nhang. Một nghiên cứu khác được thực hiện
bởi bác sĩ Manoon Leechawengwon ở Thái Lan kéo dài 2 năm với sự tham gia
của các nhà tu hành được giao nhiệm vụ dọn những que nhang đang cháy âm ỉ

10


còn đưa ra kết luận: “Một cây nhang sẽ tạo ra lượng hóa chất gây ung thư
tương tự một điếu thuốc lá”.
3.2.2 Một số tác hại do chất độc tiềm tàng gây ra trong khói hương
Bảng 3.1 Một số tác động của khói nhang đến cơ thể con người
Bệnh

Chất gây ảnh hưởng

Nhiễm trùng đường hô hấp

Carbon monoxide

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và
hen suyễn

Sulfur dioxide, carbon monoxide,
oxit nitơ, formaldehyde


Thần kinh

Carbon monoxide (CO) và oxit nitơ
(NOx)
 Tăng CO, NOx trong máu

Cơ thể nhiễm độc

Chì, sắt và magiê

3.2.2.1 Nhiễm trùng đường hô hấp
Theo một nghiên cứu gần đây cho thấy, khói nhang có thể gây hại tới sức
khỏe con người. Kết quả của nghiên cứu đã chứng minh rằng, đốt nhang trong
phòng sẽ tạo ra chất carbon monoxide,gây ô nhiễm không khí. Loại khí này có
thể dẫn đến tình trạng viêm tế bào phổi, làm tăng nguy cơ biến chứng các cơ
quan hệ hô hấp. Một số người mẫn cảm với thành phần của khói nhang còn bị
ho và hắt hơi, thậm chí nghẹt thở vì hít quá nhiều khói nhang.
3.2.2.2 Mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn
Khi đốt nhang, nhiều chất gây ô nhiễm không khí thoát ra ngoài như
sulfur dioxide, carbon monoxide, oxit nitơ, formaldehyde. Chúng đều là
những loại khí có hại cho hệ hô hấp. Khi hít một lượng lớn khói nhang, người
sử dụng có nguy cơ mắc các bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và hen suyễn.
Nhiều chuyên gia còn cho rằng, khói nhang có tác động tiêu cực ngang
với khói thuốc lá.
3.2.2.3 Gây dị ứng da
Việc tiếp xúc trong thời gian dài với khói nhang sẽ gây kích ứng mắt,
đặc biệt là ở trẻ em và người lớn tuổi. Thêm vào đó, những người có làn da
nhạy cảm cũng bị ngứa khi tiếp xúc với khói nhang. Tiến sĩ Anil Ganjoo, bác
sĩ da liễu tại trung tâm Dr Ganjoo’s Skin& Cosmetology cho biết: “Những khu

vực có da mỏng (như vùng da xung quanh mí mắt, mũi và khuỷu tay) là nơi dễ
bị dị ứng. Vì thế, chúng ta nên cẩn thận, tránh tiếp xúc với khói nhang".
3.2.2.4 Gây nên triệu chứng thần kinh

11


Thường xuyên đau đầu, khó tập trung và hay quên là những triệu chứng
thần kinh phổ biến mà người sử dụng nhang thường gặp phải. Việc thắp nhang
trong nhà còn gây ô nhiễm không khí, làm tăng nồng độ carbon monoxide
(CO) và oxit nitơ (NOx) trong máu. Các chất này trực tiếp tác động lên các tế
bào não, gây ra các vấn đề về thần kinh. Tăng nguy cơ ung thư đường hô hấp
Bạn đã bao giờ nghĩ rằng thắp hương lại làm tăng nguy cơ mắc bệnh ung thư
đường hô hấp?
Một nghiên cứu mới đây được đăng trên tạp chí của Hiệp hội Ung thư
Mỹ cho rằng việc tiếp xúc lâu dài với khói nhang làm tăng nguy cơ ung thư
đường hô hấp cho người sử dụng. Kết quả của nghiên cứu này cũng chứng
minh việc sử dụng nhang còn làm tăng nguy cơ ung thư tế bào biểu mô.
3.2.2.5 Khiến cơ thể dễ nhiễm độc
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng đốt nhang tỏa ra một làn khói độc hại
chứa chì, sắt và magiê. Các loại khí hóa học và hạt vật chất này khiến thận làm
việc nhiều hơn để loại bỏ chất độc, dẫn tới các bệnh về thận. Khói nhang cũng
làm tăng nồng độ các tạp chất trong máu.
3.2.2.6 Làm suy yếu hệ tim mạch
Thắp nhang hàng ngàytác động tiêu cực đến sức khỏe hệ tim mạch của
bạn. Nghiên cứu mới đây ước tính rằng việc thắp nhang lâu dài làm tăng nguy
cơsuy tim lên đến 12% và các bệnh về tim mạch vành 10%. Hít phải các hợp
chất trong khói nhang cũng làm tăng nguy cơ viêm mạch máu và ảnh hưởng
đến lưu lượng máu, dẫn đến các biến chứng về tim.
3.2.3 Khói nhang có thể gây ung thư

Ngoài các bệnh đã nhắc đến ở trên, khói nhang còn có thể gây tác hại cực
kì nghiêm trọng đến sức khỏe con người, đó là bệnh ung thư.
“Một cây nhang sẽ tạo ra một lượng hóa chất gây ung thư tương tự như
một điếu thuốc lá” - BS. M.Leechawengwon, Thái Lan.
Theo nghiên cứu của Hội Người tiêu dùng Đài Loan khi nghiên cứu với
13 loại hương khác nhau. Kết quả cho thấy 12/13 loại hương đó đều có độc tố
là nguyên nhân gây nên bệnh ung thư.
Sau 2 phút kể từ khi đốt hương trong phòng kín có từ 2,3-7,84 triệu
butadiene và benzene trong không khí. Trong đó butadiene là nguyên nhân
gây ra những bệnh như ung thư mạch bạch huyết và ung thư máu, còn benzene
khiến cho các cơ quan như mắt, da, hệ hô hấp, hệ thần kinh trung ương, gan và
thận tổn thương.

12


Kết quả của một nghiên cứu khác cũng đã cho thấy khói hương làm tăng
nguy cơ mắc các bệnh lý ác tính ở lưỡi, miệng, cổ họng và nguy hiểm hơn nó
có thể gây nên viêm xoang và ung thư mũi.
TS. Nguyễn Công Ngữ - Nguyên trưởng phòng Nghiên cứu thực phẩm Viện Công nghệ sau thu hoạch thuộc Bộ NN-PTNT cảnh báo, trong làm
hương hiện nay, do chạy theo thị hiếu người tiêu dùng, nhiều hộ sản xuất
hương đã sử dụng hóa chất là axít photphoric (H3PO4) để ngâm tăm hương.
Phân tích theo khía cạnh hóa học, khi ngâm tăm hương vào H 3PO4 các
hợp chất hữu cơ sẽ bị loại bỏ, H 3PO4 sẽ kết hợp với xenlulo (thành phần chính
của que tre, nứa) tạo thành estephotphat. Sau khi được phơi khô, nước sẽ bay
hơi, trên tăm hương sẽ chỉ còn estephotphat. Khi đốt hương, nhiệt độ sẽ làm
cho estephotphat thăng hoa dưới dạng andihrit photphoric (P 2O5) làm que
hương cháy nhanh hơn đồng thời kéo tàn hương có hình cong tròn. Tuy nhiên,
các chất khí được sinh ra trong quá trình đốt hương sẽ có chất P 2O5. Chất này
tồn tại trong không khí, khi tác động lên da sẽ làm da bị mòn; tác động lên hệ

hô hấp gây khó thở; tác động lên giác mạc gây ngứa mắt. Vì những lý do này
mà khi đi đền, chùa gặp khói hương đốt dày đặc nhiều người có biểu hiện
chảy nước mắt, ho sặc sụa…
3.2.4 Nồng độ ảnh hưởng của các chất đến sức khỏe con người
Hiện nay ở Việt Nam nói riêng và cả châu Á nói chung vẫn chưa có
người nghiên cứu về ảnh hưởng của khói nhang đến sức khỏe con người, mặc
dù biết khói nhang ảnh hưởng đến sức khỏe, song những nhà nghiên cứu chỉ
mới đưa ra được những thành phần có trong khói nhang mà không thể đo
lường được cụ thể nồng độ các chất đó tác động tiêu cực đến sức khỏe con
người là bao nhiêu.
Nếu phân loại các chất ô nhiễm không khí theo nguồn gốc phát sinh –
độc tính (Phan Tuấn Triều, 2014) thì các chất gây ô nhiễm không khí bao
gồm:

13


Bảng 3.2 Phân loại các chất gây ô nhiễm không khí.
Nguồn: Phan Tuấn Triều, 2014

Trong đó SO2, NOx, CO, CO2, andehyde đều là những thành phần có
trong khói nhang. Chúng chẳng những là chất gây ô nhiễm sơ cấp mà còn là
chất gây ô nhiễm thứ cấp, vì thếcó thể nói khói nhang có mức độ tác động rất
lớn đến sức khỏe.
Bảng 3.3 Giá trị giới hạn các thông số cơ bản trong không khí xung quanh
Đơn vị: Microgam trên mét khối (μg/m3)
Trung bình Trung bình Trung bình Trung bình
1 giờ
3 giờ
24 giờ

năm

TT

Thông số

1

SO2

350

-

125

50

2

CO

30000

10000

5000

-


3

NOx

100

40

200
Nguồn: QCVN 05: 2009/BTNMT

Theo nghiên cứu thực hiện tại Singapore từ năm 1993 – 2005 của tiến sĩ
Jeppe T. Friborg đã được đề cập tại mục 3.2.1.4, 70% người tiếp xúc với khói
nhang thường xuyên sẽ dễ mắc bệnh đường hô hấp cũng như ung thư vòm
họng cao rất nhiều so với những người không tiếp xúc, do đó chắc chắn rằng
những người này sẽ hít phải những chất trên cao hơn mức độ cho phép. Bảng
3.3 là các thông số về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí
xung quanh (QCVN 05 : 2009/BTNMT).
3.2.4.1 CO
Ôxít cacbon (CO) kết hợp với hemoglobin (Hb) trong máu thành hợp
chất bền vững là cacboxy hemoglobin (HbCO) làm cho máu giảm khả năng
vận chuyển ôxy dẫn đến thiếu ôxy trong máu rồi thiếu ôxy ở các tổ chức.
Dưới đây là những triệu chứng nhiễm độc khi tiếp xúc với CO ở những
nồng độ khác nhau:

14


Bảng 3.4: Triệu chứng nhiễm độc của người khi tiếp xúc với CO ở các nồng
độ khác nhau.

Nồng độ

Thời gian tiếp xúc

(ppm)
200

Triệu chứng và tác hại

2-3 giờ

Đau đầu nhẹ, mỏi mệt, buồn nôn và
choáng váng

400

1-2 giờ

Đau nặng đầu

>3 giờ

Khó thở

45 phút trong vòng

Choáng váng, buồn nôn và co giật

2-3 giờ


Chết

20 phút trong vòng

Đau đầu, choáng váng và buồn nôn.

1 giờ

Chết

5-10 phút trong vòng

Đau đầu, choáng váng và buồn nôn

1giờ

Chết

6400

1-2 phút

Đau đầu, choáng váng và buồn nôn

12800

25-30 phút

Chết


800

1600

3200

Nguồn: nhietdien.vn

3.2.4.2 SO2
SO2, NOX là chất kích thích, khi tiếp xúc với niêm mạc ẩm ướt tạo thành
axít (HNO3, H2SO3, H2SO4). Các chất khí trên vào cơ thể qua đường hô hấp
hoặc hòa tan vào nước bọt rồi vào đường tiêu hoá, sau đó phân tán vào máu
tuần hoàn.
Kết hợp với bụi => bụi lơ lửng có tính axít, kích thước < 2-3µm sẽ vào
tới phế nang, bị đại thực bào phá hủy hoặc đưa đến hệ thống bạch huyết.
SO2 nhiễm độc qua da làm giảm dự trữ kiềm trong máu, đào thải
amoniac ra nước tiểu và kiềm ra nước bọt.
Độc tính chung của SO2 thể hiện ở rối loạn chuyển hóa protein và đường,
thiếu vitamin B và C, ức chế enzym oxydaza.
Bảng 3.5 Triệu chứng nhiễm độc khi tiếp xúc với SO2 với nồng độ khác nhau.
Mức giới hạn

Thời gian

Nồng độ

Giới hạn gây độc tính

-


20 – 30 mg/m3
15


Giới hạn gây kích
thích hô hấp, ho

-

50 mg/m3

Giới hạn gây nguy
hiểm

30-60 phút

130-260 mg/m3

30’-1h

1.000-1.300mg/m3

Giới hạn tử vong
nhanh

Nguồn: nhietdien.vn

Tiêu chuẩn cho phép của Bộ Y Tế Việt Nam đối với SO2, SO3, NO2
tương ứng là 0,5; 0,3 và 0,085 mg/m3 (nồng độ tối đa 1 lần nhiễm).
3.2.4.3 NOx

Oxit nitơ có nhiều dạng, do nitơ có 5 hoá trị từ 1 đến 5. Do ôxy hoá
không hoàn toàn nên nhiều dạng oxit nitơ có hoá trị khác nhau hay đi cùng
nhau, được gọi chung là NOx.
Các oxit nitơ (NOx) nhiều loại, bao gồm cả nitơ oxit (N 2O), nitric oxide
(NO), nitơ đioxit (NO2), đinitơ triôxít (N2O3), nitơ tetroxide (N204) và pentôxít
đinitơ (N2O5) và các hợp chất khác, nhưng chủ yếu là NO và NO 2 là chất gây ô
nhiễm không khí phổ biến nhất.
Bảng 3.6 Triệu chứng nhiễm độc khi tiếp xúc với NO2 với nồng độ khác nhau
Thời gian tiếp xúc

Nồng độ trong không khí

Tác động

Vài phút

5 phần triệu

Phổi

Vài giờ

15-20 phần triệu

Gây nguy hiểm cho
phổi, tim, gan

Vài phút

1%


Tử vong

Nguồn: tnmtvinhphuc.gov.vn

Nitơ dioxit (NO2) là khí có màu nâu đỏ có mùi gắt và cay, mùi của nó có
thể phát hiện được vào khoảng 0,12 ppm.
NO2 là khí có tính kích thích mạnh đường hô hấp, nó tác động đến thần
kinh và phá hủy mô tế bào phổi, làm chảy nước mũi, viêm họng.
Với nồng độ 100 ppm có thể gây tử vong cho người và động vật sau một
số phút tiếp xúc.
Và với nồng độ 5 ppm sau một số phút tiếp xúc có thể dẫn đến ảnh
hưởng xấu đối với bộ máy hô hấp. Con người tiếp xúc lâu với khí NO 2 khoảng
0,06 ppm có thể gây các bệnh trầm trọng về phổi.
3.2.4.4 Toluen (C6H5CH3)
16


Toluen là chất dễ bay hơi, dễ cháy nổ. Chỉ cần một nồng độ nhỏ 1/1000,
toluen đã gây cảm giác mất thăng bằng, loạng choạng, đau đầu; nếu nồng độ
cao hơn có thể làm nạn nhân có ảo giác hoặc ngất xỉu.
Chất toluen trong khói nhang có thể gây độc hại cho phụ nữ có thai. Khi
hít vào, nó đi thẳng, nhanh vào não, gan, thận, làm tổn thương hệ thần kinh.
Những độc tố khói nhang thâm nhập cơ thể qua đường hô hấp và có thể gây
nguy hiểm cho sự tăng trưởng, phát triển của thai nhi.
Theo Tiến sĩ Thu Quach (Viện ung thư ĐH Stanford - California): “Tiếp
xúc với loại hóa chất này có thể dẫn tới ung thư và tác động tới quá trình sinh
sản”.
3.2.4.5 Benzen
Benzen phát ra lúc đốt nhang khi vào phổi cũng sẽ được hấp thu rất

nhanh, rồi vào gan, tuỷ sống, tế bào mỡ. Trước hết, nó tác động tới các chất
trong tủy xương, cản trở sự tạo máu, sau đó gắn vào các protein, ADN, gây trở
ngại cho tăng trưởng, tái tạo, làm đột biến tế bào. Benzen gây độc ở thần kinh
làm người bệnh choáng váng, mệt mỏi, mất sáng suốt. Nếu hít liên tục chất
này trong thời gian dài sẽ bị thiếu hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu. Ung thư bạch
cầu, ung thư hạch non-Hodgkin lymphoma có thể xảy ra sau 10-15 năm sau.
GS Chu Phạm Ngọc Sơn - chủ tịch Hội Hóa học TP.HCM - cho biết loại
chất này đi vào cơ thể con người qua đường hô hấp, tiêu hóa và kể cả xuyên
qua da. "Điều nguy hại nhất của benzen là khả năng gây bệnh bạch cầu ở
những người thường xuyên tiếp xúc với nguồn chất độc hại này". Theo GS
Chu Phạm Ngọc Sơn, phần lớn những chiếc khẩu trang hiện được nhiều người
dùng khi đi trên đường không có bộ lọc khí hữu hiệu, không ngăn được
benzen len lỏi vào cơ thể người qua đường hô hấp.
Kết quả quan trắc năm 2007 của Chi cục Bảo vệ môi trường TP.HCM
cho thấy nồng độ benzen dao động với mức thấp nhất 8,2 microgam/m3 và
cao nhất 136,9 microgam/m3, trong khi tiêu chuẩn cho phép không được vượt
quá 22 microgam/m3 (mức trung bình giờ) và 10 microgam/m3 (mức trung
bình năm).
3.2.4.6 Formaldehyde
Nếu bị nhiễm formaldehyde nặng thông qua đường hô hấp hay đường
tiêu hoá các hiện tượng sau đây có thể xảy ra:
- Viêm loét, hoại tử tế bào, các biểu hiện nôn mửa ra máu, đi ỉa chảy
hoặc đái ra máu và có thể gây tử vong trong vài phút do trụy tim mạch, với các
triệu chứng khác kèm theo như đau bụng, ói mửa, tím tái.
17


- 30ml là liều lượng có thể gây ra chết người.
- Giới hạn vẫn còn an toàn cho con người trong không khí là ít hơn 2
ppm.

- Thí nghiệm trên chuột cho thấy chuột sống trong môi trường
formaldehyde với nồng độ 6 đến 15 ppm dẫn đến bị ung thư mô.
Tiêu chuẩn của cơ quan OSHA về Formaldehyde (29 CFR 1910.1048)
và các quy định tương đương trong kế hoạch tiểu bang được OSHA chấp
thuận nhằm bảo vệ nhân viên tránh khỏi tác hại của formaldehyde:
Nồng độ Giới Hạn Cho Phép (PEL) đối với formaldehyde ở nơi làm việc
là 0.75 lượng formaldehyde có trong một triệu lượng không khí (viết tắt là
0.75 ppm), trung bình trong 8 giờ làm việc (TWA).
Bảng 3.7 Triệu chứng nhiễm độc khi tiếp xúc với formaldehyde với nồng độ
khác nhau.
Nồng độ
0.06-0.07mg/m3
0.1mg/m3- 0.5mg/m3

Ảnh hưởng
Bị suy hô hấp nhẹ
Cảm thấy vị lạ và không thích ứng; bị cay mắt,
chảy nước mắt

Có thể làm cổ họng không thoải mái hoặc bị đau,
0.5mg/m3 -0.6mg/m3 nồng độ trong phòng càng cao thì càng có cảm giác
buồn nôn, nôn khan, tức ngực, suy hô hấp
65mg/m3

Có thể gây tổn thương nghiêm trọng như viêm
phổi, phù sung phổi thẩm chí có thể gây tử vong.
Nguồn: Phan Thảo Thơ, 2014

Tóm lại, chỉ với một chất có trong khói nhang cũng đủ gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe con người, do đó cần có những biện pháp tích cực

để phòng tránh những ảnh hưởng xấu của khói nhang đến đời sống sức khỏe
của chúng ta.

18


CHƯƠNG 4
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NHẰM KHẮC PHỤC NHỮNG TÁC
ĐỘNG TIÊU CỰC CỦA KHÓI NHANG ĐẾN SỨC KHỎE
CON NGƯỜI
4.1 BIỆN PHÁP Y TẾ
Người dân cũng nên kiểm tra sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần.
Đeo khẩu trang khi đến những nơi chùa chiền trong các ngày lễ hội.
4.2 BIỆN PHÁP GIÁO DỤC
Tăng cường mạnh mẽ công tác tuyên truyền giáo dục với mọi hình thức
về vấn đề phòng chống ô nhiễm, nhiễm độc khói nhang.
Tiến hành các cuộc nghiên cứu sâu sắc hơn, không chỉ giới hạn trong vấn
đề mà còn là ảnh hưởng của các nhân tố làm khói nhang độc hại ảnh hưởng
lên sức khoẻ và gây bệnh tật.
4.3 NHỮNG BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH NGUY HIỂM KHI THẮP
HƯƠNG (NHANG)
Trang bị một máy hút mùi: Loại máy này có khả năng nhanh chóng đưa
các làn khói tỏa ra từ nén hương ra vùng không gian rộng lớn hơn, góp phần
làm không khí trong phòng trở nên thoáng đãng hơn.
Không ngửi mùi khói trực tiếp từ nén hương: Việc hít khói trực tiếp từ
nén hương có thể gây ra các vấn đề ở mũi. Trong trường hợp nặng, mũi của
bạn có thể tạm thời ngừng hoạt động vì các chất độc có trong nó. Tốt nhất sau
khi thắp, bạn nên nhanh chóng để lên bàn thờ và di chuyển ra vị trí khác để hít
thở không khí trong lành hơn.
Mở cửa sổ, cửa ra vào khi thắp hương: Việc mở cửa sổ sẽ giúp không khí

trong phòng dễ lưu thông, không gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến những
người sinh hoạt trong khu vực này.
Mua các loại hương chất lượng cao: Thành phần chủ yếu của hương
bao gồm bột gỗ, tinh dầu và một số yếu tố gây hại cho sức khỏe khác. Bằng
cách lựa chọn loại hương được làm từ tinh dầu có chất lượng tốt sẽ giảm thiểu
được đáng kể nguy cơ gây hại.
Cần tránh cho người già và trẻ em tiếp xúc với khói hương.
Vào cuối năm hay các dịp lễ tết… không nên đưa các cháu đến những
nơi có nhiều khói hương như chùa chiền, lễ hội…

19


×