Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động Marketing của Công ty Honda Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (343.48 KB, 19 trang )

Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến hoạt động Marketing của
Công ty Honda Việt Nam

Mở đầu
Những năm gần đây kinh tế nước ta đã có nhiều khởi sắc. Hoạt
động kinh tế với thói quen theo sự chỉ đạo từ trên xuống và kết quả hoạt
động phụ thuộc vào nơi chủ quản, không quan tâm đến quá trình hoạt
động... không còn nữa. Thay vào đó là nền kinh tế thị trường có sự điều
tiết vĩ mô của nhà nước. Do vậy marketing ngày càng trở nên quan trọng
và chứng tỏ được rằng “Marketing là chìa khoá vàng” giúp các doanh
nghiệp đứng vững và phát triển trong cuộc cạnh tranh sinh tồn trên
thương trường.
Ngày nay các doanh nghiệp phải hoạt động trong một môi trường
đầy biến động, với các đối thủ cạnh tranh, với những tiến bộ khoa học kỹ
thuật luôn thay đổi một cách nhanh chóng, cùng với đó là sự giảm sút
lòng trung thành của khách hàng, sự ra đời của nhiều điều luật mới,
những chính sách quản lý thương mại của nhà nước. Do vậy các doanh
nghiệp cần phải giải quyết hàng loạt các vấn đề mang tính thời sự cấp
bách.
Một trong những vấn đề chủ yếu đó là hoạt động nghiên cứu và
phân tích marketing nhằm xác định tình thế, thời cơ và nguy cơ có thể
xảy ra, đánh giá đúng thực chất khả năng kinh doanh của công ty mình và
các đối thủ cạnh tranh, qua đó công ty có thể xác định thị trường trọng
điểm và định vị thành công nhãn hiệu mặt hàng của mình trên thị trường
trọng điểm đó.
Vì vậy, Nhóm chúng tôi xin chia sẻ với Thầy cô và các bạn về đề tài
có tiêu đề “ Phân tích ảnh hưởng của môi trường đến hoạt Marketing
của Công ty Honda Việt Nam”.
Nội dung nghiên cứu gồm như sau:
Phần 1: Tổng quan về Marketing
Phần 2: Thực trạng hoạt động marketing tại Công ty Honda Việt


Nam
Phần 3: Giải pháp khắc phục đối với hoạt động marketing tại Công
ty Honda Việt Nam.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ MARKETING
1- Sự ra đời của marketing. Marketing hiện đại và marketing
truyền thống
Thoạt đầu Marketing xuất hiện qua những hành vi rời rạc gắn với
những tình huống trao đổi nhất định. Như vậy có thể nói Marketing xuất
hiện gắn liền với trao đổi hàng hoá. Nhưng điều đó không có nghĩa là
Marketing xuất hiện đồng thời với sự xuất hiện trao đổi. Marketing chỉ
xuất hiện khi trao đổi ở trong một trạng thái hay tình huống nhất định:
hoặc là người bán phải cố gắng để bán được hàng, hoặc là khi người mua
phải cố gắng để mua được hàng. Có nghĩa là tình huống trao đổi làm xuất
hiện Marketing là khi người ta phải cạnh tranh để bán hoặc cạnh tranh để
mua. Như vậy nguyên nhân sâu xa làm xuất hiện Marketing là cạnh tranh.
Trong thực tiễn hành vi Marketing xuất hiện rõ nét từ khi nền đại
công nghiệp phát triển, thúc đẩy sản xuất tăng nhanh và làm cho cung
hàng hoá có xu hướng vượt cầu. Khi đó buộc các nhà kinh doanh phải tìm
các biện pháp tốt hơn để tiêu thụ hàng hoá. Quá trình tìm kiếm các giải
pháp tốt hơn để thúc đẩy tiêu thụ hàng hoá làm cho hoạt động Marketing
ngày càng phát triển và là cơ sở để hình thành một môn khoa học hoàn
chỉnh - Marketing.
Thuật ngữ Marketing ra đời lần đầu tiên ở Mỹ vào những năm đầu
thế kỷ XX. Nó được truyền bá sang châu Âu, châu Á, rồi tới nước ta vào
những năm 1980. Marketing có nguồn gốc từ chữ “market” có nghĩa
tiếng Anh là cái chợ, thị trường. Đuôi “ing” mang nghĩa tiếp cận, vì vậy
marketing thường bị hiểu nhầm là tiếp thị. Để tránh nhầm lẫn, thuật ngữ
marketing thường để nguyên, không dịch.
Marketing truyền thống
Marketing truyền thống: tiêu thụ nhanh chóng hang hoá đã được sản

xuất thông qua phân phối, quảng cáo và bán hang.
Được sử dụng để chỉ các kỹ năng Marketing được áp dụng trong
thời kỳ đầu.
Đặc trưng của thị trường trong thời kỳ này:
- Sản xuất chưa phát triển, phạm vi thị trường, số lượng nhà cung
cấp còn hạn chế, thị trường do người bán kiểm soát;
- Phạm vi hoạt động của Marketing chỉ bó hẹp trong lĩnh vực thương
mại nhằm tìm kiếm thị trường để tiêu thụ những hàng hoá hoặc dịch vụ
sẵn có;
- Triết lý bán hàng: bán cái mà nhà xuất có nhằm mục tiêu thu lợi
nhuận tối đa cho người bán.
Marketing hiện đại
Marketing hiện đại: Là nghệ thuật kết hợp, vận dụng những nỗ lực
nhằm khám phá, sang tạo, thoả mãn và gợi mở nhu cầu của khách hang
để tạo ra lợi nhuận.
Đặc trưng của thị trường sau đại chiến thế giới thứ 2:
- Kinh tế tăng trưởng với tốc độ cao
- Tiến bộ KH-CN diễn ra nhanh chóng
- Cạnh tranh diễn ra gay gắt
- Giá cả hàng hoá biến động mạnh
- Khủng hoảng thừa liên tiếp xảy ra
- Rủi ro trong kinh doanh nhiều
- Vai trò của người mua trở nên quan trọng hơn (hệ quả).
Phạm vi hoạt động của Marketing hiện đại rộng hơn.
Marketing hiện đại coi thị trường là khâu quan trọng nhất của quá
trình tái sản xuất hàng hoá.
Nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng là yếu tố quyết định quá trình
sản xuất kinh doanh.
Triết lý của Marketing hiện đại là “bán những cái mà khách hàng
cần”.

Mục tiêu của Marketing hiện đại là thu được lợi nhuận cho người
bán, cho nhà sản xuất thông qua việc thoả mãn cao nhất nhu cầu của
người mua, người tiêu dùng.
2- Khái niệm môi trường marketing
Môi trường marketing của Doanh nghiệp là tập hợp những chủ thể
tích cực và những lực lượng hoạt động ở bên ngoài Doanh nghiệp có ảnh
hưởng đến khả năng chỉ đạo biện pháp marketing thiết lập và duy trì mối
quan hệ hợp tác tốt đẹp với các khách hang mục tiêu.
3. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng của môi trường marketing
Sự thành công về marketing tùy thuộc vào việc xây dựng chiến lược và
các chính sách marketing đúng đắn (các biểu số có thể kiểm soát được)
phù hợp với những thay đổi của môi trường marketing (các biểu số không
thể kiểm soát được).
Môi trường marketing tiêu biểu cho một loạt các thế lực không chỉ kiểm
soát được mà doanh nghiệp phải dựa vào đó để xây dựng chiến lược và
chính sách marketing thích hợp.
Theo P. Kotler, môi trường marketing của một doanh nghiệp bao gồm
những tác nhân và những lực lượng nằm ngoài chức năng quản trị
marketing của doanh nghiệp và tác động đến khả năng quản trị
marketing, trong việc phát triển cũng như duy trì các trao đổi có lợi đối
với các khách hàng mục tiêu.
Việc phân tích môi trường marketing sẽ giúp doanh nghiệp phát hiện các
cơ hội và đe dọa đối với hoạt động marketing, vì vậy doanh nghiệp cần
phải vận dụng các khả năng nghiên cứu của mình để dự đoán những thay
đổi của môi trường. Môi trường marketing được phân tích theo hai nhóm
yếu tố: môi trường vi mô và môi trường vĩ mô.
Môi trường vi mô
Mục tiêu phổ biến của mọi doanh nghiệp là phục vụ quyền lợi và thỏa
mãn nhu cầu của thị trường mục tiêu đã lựa chọn. Để đạt được điều đó,
doanh nghiệp phải liên kết với các nhà cung cấp và các trung gian

marketing để tiếp cận khách hàng mục tiêu.
Các nhà cung cấp - doanh nghiệp - trung gian marketing tạo nên hệ thống
marketing cốt yếu của doanh nghiệp. Ngoài ra, hoạt động marketing của
doanh nghiệp còn chịu sự tác động của các đối thủ cạnh tranh và công
chúng.
Như vậy, môi trường vi mô của hoạt động marketing là tổng thể các tác
nhân ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động marketing của doanh nghiệp, bao
gồm: doanh nghiệp, các nhà cung cấp, các đối thủ cạnh tranh, các trung
gian marketing, các khác hàng và công chúng.
Doanh nghiệp
Phân tích doanh nghiệp với tư cách một tác nhân thuộc môi trường vi mô,
nhà quản trị marketing sẽ xem xét vai trò của bộ phận marketing trong
doanh nghiệp, mối quan hệ và tác động hỗ trợ của các bộ phận sản xuất,
tài chính, nhân sự đối với bộ phận marketing.
Bộ phận marketing của doanh nghiệp có trách nhiệm hoạch định và triển
khai thực hiện chiến lược, các kế hoạch, chính sách và chương trình
marketing thông qua các hoạt động quản trị như nghiên cứu marketing,
quản trị nhãn hiệu, quản trị lực lượng bán,...
Các nhà quản trị marketing cũng phải phối hợp hoạt động với các bộ
phận chức năng khác như bộ phận tài chính để đảm bảo ngân sách cần
thiết cho việc thực thi các kế hoạch marketing, phân bổ ngân sách cho các
sản phẩm, nhãn hiệu khác nhau và các hoạt động marketing khác; bộ
phận nghiên cứu và phát triển để nghiên cứu cải tiến hay thiết kế sản
phẩm mới thành công; bộ phận sản xuất nhằm huy động năng lực sản
xuất (thiết bị, nhân lực) đáp ứng yêu cầu sản xuất theo kế hoạch; bộ phận
kế toán để hạch toán chi phí và thu nhập giúp cho việc điều hành hoạt
động marketing có hiệu quả.
Ngoài ra, cần phải đánh giá khả năng marketing, những điểm mạnh và
điểm yếu của hoạt động marketing của doanh nghiệp so với các đối thủ
cạnh tranh để lựa chọn chiến lược marketing cạnh tranh và thiết kế các

chính sách marketing phù hợp.
Cácnhà cung cấp
Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân kinh doanh cung cấp nguyên vật
liệu cần thiết cho việc sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp và các đối thủ
cạnh tranh. Để quyết định mua các yếu tố đầu vào, doanh nghiệp cần xác
định rõ đặc điểm của chúng, tìm kiếm nguồn cung cấp, chất lượng và lựa
chọn nhà cung cấp tốt nhất về chất lượng, uy tín giao hàng, độ tin cậy và
đảm bảo giá hạ.
Những biến đổi trong môi trường cung cấp có thể tác động quan trọng
đến hoạt động marketing của doanh nghiệp. Các nhà quản trị marketing
cần theo dõi các thay đổi về giá cả của những cơ sở cung cấp chính yếu
của mình. Việc tăng giá phí cung cấp có thể buộc phải tăng giá cả, điều sẽ
làm giảm sút doanh số dự liệu của doanh nghiệp. Các nhà quản trị
marketing cần phải quan tâm đến mức độ có thể đáp ứng của các nhà
cung cấp về nhu cầu các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp. Sự khan hiếm
nguồn cung cấp sẽ ảnh hưởng đến tính đều đặn trong kinh doanh, và do
vậy ảnh hưởng đến khả năng phục vụ khách hàng của doanh nghiệp.
Nhiều doanh nghiệp thích mua từ nhiều nguồn cung cấp để tránh lệ thuộc
vào một nhà cung ứng có thể dễ dàng nâng giá và cung cấp hạn chế.
Doanh nghiệp cần xây dựng mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp
chủ yếu. Trong những thời kỳ khan hiếm, doanh nghiệp cũng cần phải
làm marketing đối với các nhà cung cấp để mua được nguồn nguyên liệu
cần thiết.
Các trung gian marketing
Các trung gian marketing là những cơ sở kinh doanh hỗ trợ doanh nghiệp
trong việc cổ động, bán hàng và giao hàng của doanh nghiệp đến tận tay
người tiêu dùng.
Họ bao gồm:
Các trung gian phân phối sản phẩm: các nhà buôn (bán sỉ và lẻ), đại lý,
môi giới. Các trung gian phân phối tạo nên sự tiện lợi về địa điểm (tồn trữ

sản phẩm gần nơi khách hàng cư trú tạo nên sự sẳn có cho việc mua sắm),
tiện lợi về thời gian (bằng cách mở cửa nhiều giờ hơn để khách hàng mua
thuận tiện), tiện lợi về chủng loại (chuyên môn hóa cửa hàng hay sắp xếp,
bố trí các quầy bày sản phẩm tiện cho việc lựa chọn của người mua), tiện
lợi về sở hữu (bằng cách chuyển sản phẩm đến khách hàng theo các hình
thức thanh toán dễ dàng như trả bằng thẻ tín dụng).
Các cơ sở hỗ trợ hoạt động phân phối, bao gồm hệ thống các doanh
nghiệp kinh doanh kho bãi và bảo quản; các cơ sở vận chuyển...giúp cho
doanh nghiệp tồn trữ và vận chuyển sản phẩm từ điểm gốc đến nơi tiêu
thụ. Các doanh nghiệp phải quyết định lựa chọn hình thức và phương tiện
vận chuyển nào cho hiệu quả nhất trong sự so sánh về chi phí, giao hàng,
tốc độ và an toàn.
Các cơ sở dịch vụ marketing như các cơ quan nghiên cứu marketing, các
công ty quảng cáo, các hãng truyền thông và các hãng tư vấn về
marketing hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc hoạch định và và cổ động
sản phẩm đến đúng ngay thị trường.
Môi trường vĩ mô
Môi trường vĩ mô là những lực lượng trên bình diện xã hội rộng lớn
hơn, có ảnh hưởng đến môi trường vi mô, như các yếu tố nhân khẩu, kinh
tế, tự nhiên, kỹ thuật, chính trị và văn hóa.
*.Môi trường nhân khẩu
ở môi trường nhân khẩu người ta quan tâm đến các vấn đề như:
- Quy mô dân số và tốc độ tăng dân số.Thông thường quy mô dân số của
một quốc gia, của vùng,khu vưc, địa phương càng lớn thì báo hiệu một
quy mô thị trường lớn.Dân số tăng nhanh , chậm hay giảm sút là chỉ số
báo hiệu triển vọng tương ứng của thị trường
-Cơ cấu dân số. cơ cấu về tuổi tác , gới tính, có tác động đến cơ cấu nhu
cầu của hàng hóa dịch vụ cụ thể và đặc tính của nhu cầu
-Quy mô gia đình ( số lượng gia đình, số con được sinh trong một gia
đình....),tình trạng hôn nhân(tuổi kết hôn, tuổi sinh con đầu lòng ...)

-Tốc độ đô thị hóa. thể hiện ở mức độ tập trung đân cư trong 1 vùng, di
dân từ nông thôn lên thành thị....điều này tạo cơ hội cho vùng này nhưng
lại đem lại nguy cơ cho vùng khác
* Kinh tế. thể hiện ở các mặt như:
-Thu nhập:
-Tiềm năng tài chính,tốc độ tăng trưởng...phản ánh nguồn lưc có thể huy
động được và chất lượng của nó (ví dụ tài nguyên ,con người, vị trí địa
lý..)
-Lạm phát, khả năng điều khiển lạm phát
*Tự nhiên
tự nhiên là nguồn cung cấp tài nguyên cho kinh doanh.Tuy mức độ khác
nhau nhưng ngành kinh doanh nào cũng bị tác động bởi môi trường tự
nhiên.họ quan tâm tới tài nguyên có thể tái tạo và không thể tái tạo.khi tài
nguyên khan hiếm ảnh huơng đến đến mức giá nguyên liệu, năng lượng...
cho hoạt động kinh doanh.ngày nay hiện tượng ô nhiễm môi trường cũng
được quan tâm vì khi môi trướng xấu đi tạo cơ hội cho ngành có khả
năng tái tạo môi trường... nhương lại là nguy cơ cho ngành khác
*Khoa học kỹ thuật
KHKT manh lại cho đời sống con người nhiều điều kỳ diệu .nhưng tác
động hai mặt cuả nó làm cho con người xem xét kỹ khi đưa chúng vào
ứng dụng. tốc độ tiến bộ công nghệ quá nhanh làm vòng đời sản phẩm bị
rút ngắn.doanh nghiệp phải có chiến lược để có sản phẩm mới để cải tiến
sản phẩm, tạo ra sản phẩm mới... để đáp ứng nhu cầu của khách hàng
doanh nghiệp cũng cần liên kết chặt chẽ với nhà khoa học để ứng dụng
các phát minh vào thực tiễn
doanh nghiệp phải nắm rõ các tiêu chuẩn quốc tế, trong nước để lựa chọn
công nghệ cho phù hợp
*Môi trường chính trị
ổn định chính trị là tiền đề để phát triển kinh tế
khi xây dựng chiến lược kinh doanh cần xem xét các yếu tố chính trị đó

là quan điểm, mục tiêu, định hướng phát triển xã hội của đảng cầm
quyền..
Mức độ ổn định chín trị xã hội thể hiện ở thái độ phản ứng của dân
chúng,sự hoàn thiện của hệ thống pháp luật, hiệu lực thực hiện luật pháp
trong đời sống kt-xh
*Môi trường văn hóa
ở mtrg này người ta quan tâm đến 3 vấn đề là nền vh,nhánh vh,sự biến
đổi vh
các DN có thể khai thác các nhánh KD từ yếu tố văn hóa để tránh các
điều cấm kị về văn hóa
-Nến văn hóa là những chẩn mực giá trị phản ánh bản sắc vh của một dân
tộc, vùng miền, một quốc gia.các chẩn mực giá trị này đc lưu giữ 1 cách
bền vững theo thời gian và hoàn cảnh
-Nhánh văn hóa là chuẩn mực giá trị của 1 nhóm người có đk,hoàn cảnh
sống, những quan niệm giống nhau trong khi vẫn bảo tồn bản sắc vh cốt
lõi
-Sự biến đổi văn hóa.sự biến đổi này có thể do tự thân của nền vh hay có
sự du nhập từ bên ngoài, thế giới bên ngoài.Người làm marketing hết sức
quan tâm đến việc phát hiện những biến đổi về vh để có thể báo trước các
cơ hội và đe dọa cho DN
Đó là những ảnh hưởng của môi trường vĩ mô đến hoạt động marketing
của DN.hi vọng nó có thể giúp ích được cho bạn

×