Tải bản đầy đủ (.doc) (55 trang)

giáo án Lịch sử văn hóa Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (313.75 KB, 55 trang )

BÀI 1

MỞ ĐẦU
1. Tài liệu tham khảo
1, Đào Duy Anh (2003), Việt Nam văn hoá sử cương, H.VHTT.
2, Nguyễn Thừa Hỷ (2001), Văn hóa Việt Nam truyền thống giản yếu, H.
ĐHQGHN, HN.
3, Phan Ngọc (2002), Bản sắc văn hoá Việt Nam, H.Văn học.
4, Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, NXB TH TP HCM.
5, Trần Quốc Vượng (2003), Văn hoá Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, H. Văn học.
, Trần Quốc Vượng (cb) (2007), Cơ sở văn hoá Việt Nam, H.GD.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
- Nghiên cứu về lịch sử văn hoá Việt Nam được chính thức ra đời từ những năm 30
TK XX. Đó là thời điểm ra đời của hàng loạt những cuốn sách viết về văn hoá Việt
Nam như: “Việt Nam văn hoá sử cương” của GS Đào Duy Anh (1938), “Nếp cũ”
của Toan Ánh, “Việt Nam phong tục” của Phan Kế Bính… Đây được xem là
những công trình đầu tiên nghiên cứu về văn hoá Việt Nam truyền thống cùng với
những sự biến đổi của nó trong quá trình lịch sử, đặc biệt là trong cuộc hội ngộ
Đông – Tây khi thực dân Pháp xâm lược.
- Lịch sử văn hoá Việt Nam tức là nghiên cứu về sự biến đổi của các giá trị văn
hoá trong một diễn trình lịch sử nhất định. Có thể đó là những giá trị văn hoá
truyền thống vẫn được bảo lưu trước những biến cố của lịch sử (truyền thống yêu
nước, tự hào dân tộc, truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm…), đồng thời là sự
tiếp xúc, tiếp biến văn hoá dẫn đến sự xuất hiện những nét văn hoá mới trong đời
sống của dân tộc (nếp ăn, ở, nhà cửa, quan hệ gia đình, xã hội, nghề nghiệp…).
- Lịch sử văn hoá Việt Nam nghiên cứu về văn hoá ở một không gian nhất định
(Việt Nam) trong một thời gian cụ thể là tiến trình lịch sử của dân tộc. Qua đó thấy
được quá trình hình thành, phát triển, sự bảo tồn những giá trị văn hoá truyền
thống trước những biến cố lịch sử, quá trình giao lưu, giao thoa văn hoá xuyên suốt
chiều dài lịch sử của dân tộc. Từ đó cho ta thấy bản lĩnh của văn hoá Việt Nam
được các thế hệ người Việt vun đắp qua nhiều thế hệ.


1


3. Mục đích nghiên cứu
- Đặt văn hóa vào nền tảng KT – CT – XH, điều kiện tự nhiên để thấy được văn
hóa không thoát khỏi hiện thực mà nó chịu sự tác động chính của những yếu tố
trên. “Văn hóa là vì lẽ sinh tồn” (HCM).
- Quá trình tiếp xúc, giao lưu đónh vai trò quan trọng trong tiến trình văn hóa Việt
Nam, là tác nhân của sự biến đổi. Những yếu tố bên ngoài đóng vai trò rất quan
trọng trong nền văn hóa Việt Nam thông qua quá trình giao lưu, tiếp xúc, tiếp biến
và chọn lọc.
- Vấn đề bảo tồn, phát huy bản sắc văn hoá truyền thống của ngườiViệt được đặt ra
bức thiết, nhất là trong điều kiện giao lưu, hội nhập như hiện nay. Bản lĩnh văn hoá
dân tộc cần phải được phát huy hơn bao giờ hết.
4. Nội dung nghiên cứu
- Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Sự chuyển biến của những giá trị văn hoá qua từng thời kỳ lịch sử và những tác
động của nó tới mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, chính trị…
- Bản lĩnh của văn hoá Việt Nam trước những tác động của những nền văn hoá lớn
trong khu vực và trên Thế giới, đặc biệt trong điều kiện nước ta nằm giữa hai nền
văn minh lớn của nhân loại: văn minh Trung Hoa và văn minh Ấn Độ.
5. Đối tượng nghiên cứu
- Những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc Việt Nam.
- Những giá trị văn hoá ngoại lai được tiếp nhận vào nền văn hoá truyền thống.
- Sự chối từ văn hoá đối với những giá trị văn hoá không phù hợp với đặc điểm
tâm lý, tính cách của dân tộc.
6. Phương pháp nghiên cứu
- Tham khảo qua những sách báo về văn hoá.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu, nhận diện những giá trị văn hoá truyền thống và
những giá trị văn hoá ngoại lai.


2


BÀI 2
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ LỊCH SỬ VĂN HOÁ VIỆT NAM
1. Con người - chủ/ khách thể của văn hoá
- Với tư cách là một chủ thể thì con người sáng tạo ra văn hoá và con người chỉ
thực sự là người bởi nguồn gốc văn hoá của mình, bởi sự khác biệt giữa loài người
với loài vật là ở chỗ con người có một nền văn hoá.
Mỗi dân tộc có những đặc trưng văn hoá riêng. Do đó văn hoá mang tính
dân tộc, thời đại và tính thời sự.
CN→ chủ thể, là trung tâm của văn hoá
TN

XH

- Con người XH: con người là một sinh vật xã hội, sống cùng và sống với. Tuy
vậy, con người không độc quyền ở tính xã hội của mình, bởi con vật cũng có tính
xã hội. Nhưng tính xã hội của con người với con vật khác nhau ở chỗ: Tính xã hội
của con người vừa được di truyền theo bản năng (di truyền sinh học), vừa được
hình thành qua tác động của văn hoá, giáo dục. Tính xã hội của con người được
phát triển cùng với quá trình trưởng thành của mình. Do vậy mà con người là sinh
vật có tính xã hội cao nhất.
Khái niệm “Nhập thân văn hoá”: là sự tham gia của một cá nhân vào một
hình thức cụ thể của văn hoá, nắm vững những đặc điểm của tư duy, các hành
động, các mô hình hành vi tạo ra văn hoá. Nói tóm lại: “Nhập thân văn hoá” là cơ
chế tạo ra con người văn hoá. Ở phương Đông quan niệm rằng, con người nhập
thân văn hoá từ trong trứng nước (trong cách tính tuổi mụ).
- Con người nhiều chiều (multidimensions)

Chiều: chiều kích quan hệ của con người.
+ Chiều cao: biểu thị mối quan hệ của con người với tự nhiên. Trong đó có
hai phần: tự nhiên ngoài ta (môi trường) và tự nhiên trong ta (bản năng).
+ Chiều rộng: biểu thị mối quan hệ của con người với xã hội. Đó là mối
quan hệ đa dạng, phức tạp, bởi “con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội”,

3


trong đó xã hội cũng có hai khía cạnh: cá nhân và cộng đồng. Ở phương Đông, vai
trò của cá nhân bao giờ cũng được đặt trong mối quan hệ với cộng đồng.
+ Chiều sâu: biểu thị mối quan hệ của con người với chính mình. “Tự mình
phải biết mình” (Ngạn ngữ Pháp), tự mình phải đánh giá được mình. “Biết mình
biết ta, trăm trận trăm thắng”.
+ Chiều lịch sử: chỉ có con người mới quan tâm đến quá khứ. Vì vậy, tính
lịch sử là đặc điểm riêng của loài người. Con người nghiên cứu lịch sử là để cho
hiện tại và tương lai. Riêng đối với người Việt Nam, họ càng đặc biệt quan tâm
đến quá khứ, được thể hiện ở tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thể hiện truyền thống
“uống nước nhớ nguồn” và mang tính thực tế cao (phù hộ cho con cháu). Ngoài ra
còn thể hiện mối quan hệ của con người với tâm linh.
- Biểu tượng hay khả năng biểu trưng hoá của tư duy con người: là ranh giới
đích thực nhất phân biệt con người với các động vật cao cấp khác. Khả năng biểu
trưng hoá trong hoạt động ý thức là khả năng con người dùng những công cụ vận
chuyển bằng biểu trưng khác nhau khi biểu đạt và thông tin các nghĩa.
Con người sống đồng thời trong ba thế giới:
+ Thế giới thực tại: tồn tại khách quan ngoài con người. Đó là môi trường tự
nhiên, là cái có trước, là thế giới hữu hình, hữu hạn và khả tri.
+ Thế giới ý niệm: là những hiện thực khách quan được phản ánh vào trong
đầu óc của con người và sau đó lại tiếp cận lại với thực tế. Đó là thế giới vô hình,
vô hạn, vô khả tri, nó không có kích thước bao la như vũ trụ mà chỉ thu hẹp lại ở

trong đầu óc của con người. Mong muốn của con người là biểu đạt những nhận
biết của mình về thế giới khách quan, do vậy mà cần phải viện tới các biểu tượng khả năng biểu trưng hoá những ý niệm về thế giới khách quan của con người.
+ Thế giới biểu tượng: là sự hiện thực hoá thế giới ý niệm về thế giới hiện thực
trong đầu óc của con người. Do đó, biểu tượng là vật trung gian giữa thế giới ý niệm
và thế giới thực tại bằng cách đưa cái vô hình, vô hạn, vô khả tri vào cái hữu hình,
hữu hạn, khả tri, làm cho con người có thể cảm nhận được cái thế giới ý niệm.

4


“Biểu tượng”: nghĩa gốc của nó là một vật được cắt làm đôi để qui ước và
để làm tin. Biểu tượng có thể là một vật, một tên gọi, một con số… mà ngoài nghĩa
thực của nó còn có một ý nghĩa khác mang tính biểu trưng cao.
Nghĩa của biểu tượng phụ thuộc vào điều kiện môi trường tự nhiên, điều
kiện kinh tế, văn hoá, xã hội, lịch sử… Biểu tượng là đa nghĩa với một hình thức
biểu hiện và một hình thức biểu hiện có thể mang nhiều ý nghĩa. Do vậy mà “giải
mã” biểu tượng là một việc làm hết sức khó khăn. Ta chỉ có thể nắm bắt được một
phần ý nghĩa của một biểu tượng nhất định. Nếu một biểu tượng được giải mã hết,
có nghĩa là nó đã được “giải thiêng”, không còn vai trò trong đời sống văn hoá
cộng đồng, điều đó có nghĩa nó trở thành một biểu tượng chết.
Biểu tượng là đa giá trị, đa chức năng, phụ thuộc vào đời sống văn hoá, lịch
sử và tâm lý của cộng đồng tộc người.
VD về biểu tượng: hình ảnh thằng Cuội trong tâm thức dân gian Việt Nam
+ “Cuội”: là một hòn đá không có phụ gia, được bào mòn hết những lớp phủ
bên ngoài.
+ “Cuội” = hình tròn = quả đất, mặt trăng, mặt trời = giọt nước mắt…
→ Đứng trước những biến động của lịch sử, của những cái gì phù phiếm, là
bên ngoài, cái gì là vật trang trí sẽ bị trôi đi hết để lại cái tận cùng là cái thô mộc, là
những cái cốt lõi của mình = viên cuội.
+ Là hình ảnh đại diện cho người Kinh (con trâu, cây đa, thằng Cuội). (“Cây

đa, bến nước, sân đình” là cảnh sắc vùng quê bên kia sông Đuống, sông Hồng, từ
vùng Gia Lâm đến Hải Phòng, không xuất hiện trong khu vực Hà Nội).
+ Là một hình ảnh mang tính xấu “nói dối như Cuội”. “Cuội” hiện hữu trong
mỗi con người (tính nói dối). “Với người Việt Nam, nói dối mới tồn tại được trong
lịch sử Việt Nam” (NHKế). Bản lĩnh của người Việt Nam tồn tại được là nhờ tính
trí trá, hư hư, thực thực đó.
Nghịch lý của con người là điều kiện quan trọng để biểu tượng xuất hiện.
“Phàm là người thì sống trong nghịch lý”, “Trong khi làm văn hóa thực chất là đi
tìm nghịch lý vậy!” (TQVượng), mà nghịch lý cơ bản nhất là nghịch lý giữa phần
“con” và phần “người” trong mỗi chúng ta, bởi phần “con” (phần sinh vật) là hữu
5


hạn, nhưng phần “người” (phần XH - VH) lại muốn mình trở thành vô hạn. Phần
con là trần tục, tham lam, phần người lại có ước vọng muốn mình trở thành thánh
thiện, cao đẹp. Một trong những động lực để văn hoá ra đời chính là để giải quyết
nghịch lý đó.
Để giải quyết nghịch lý này mà con người có 3 biện pháp cơ bản:
+ Con người đã vẽ ra một thế giới bên ngoài mình, đó là thế giới tốt đẹp
hơn, vĩnh hằng hơn. Thế giới đó nằm trong truyện cổ tích, trong các huyền thoại,
trong các tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Con người chúng ta luôn có ước vọng mình sẽ làm được một việc gì đó để
lưu danh cho đời sau. Đó trở thành động lực phấn đấu suốt cả cuộc đời của mỗi con
người.
+ Sinh con đẻ cái để duy trì nòi giống và giữ gìn văn hoá gia đình, họ tộc.
“Con cái là để nối dài đời cha mẹ”, bởi “con nhà tông không giống lông thì giống
cánh” là ở chỗ đó.
2. Khái niệm văn hoá
2.1. Dẫn luận
- Đối với phương Đông (VN), VH là để chỉ sự giáo hoá, đối lập với vũ lực.

- Đối với phương Tây, khái niệm văn hoá bắt nguồn từ gốc chữ Latinh Cultus, có
nghĩa là canh tác, trồng trọt, trong đó có hai loại canh tác cây cối ở ngoài đồng và
trồng người (cultus animi - trồng trọt tinh thần). Nghĩa thứ hai này chính là nghĩa
của từ VH hiện nay.
Như vậy, cả phương Đông và phương Tây đều quan niệm VH là sự trau dồi
con người. Bản thân từ VH nếu đổi ngược lại là “hoá văn” có nghĩa là biến mọi thứ
thành tốt đẹp hơn. Bản chất của văn hoá là chính là hướng tới Chân - Thiện - Mỹ.
- “Văn hoá là thiên nhiên thứ hai do con người sáng tạo ra” (Marx). Như vậy, văn
hoá là cái do con người làm ra một cách có ý thức. Văn hoá mang tính tương đối,
tính kinh nghiệm, lưu truyền từ đời này sang đời khác.
- Cấu trúc của văn hoá: cấu trúc hai tầng:
+ Cấu trúc bề mặt (biểu tầng văn hoá): là các hệ thống giá trị thay đổi được
gọi là biến số văn hoá.
6


+ Cấu trúc chiều sâu (cơ tầng văn hoá): bao gồm những hệ thống ít thay đổi
(đó là những hằng số văn hoá được hiểu theo nghĩa tương đối như hệ thống giá trị
truyền thống, tinh thần).
Cấu trúc bề mặt thay đổi liên tục, song chịu sự lệ thuộc và chi phối bởi
những cấu trúc chiều sâu. Sự quan hệ giữa hai hệ thống cấu trúc chính là sự lựa
chọn văn hoá. Những giá trị văn hoá mới nếu không phù hợp với tâm thức của
người Việt sẽ bị đào thải. Sự chọn lọc, đào thải đó được gọi là bản lĩnh văn hoá.
“Tôi không muốn ngôi nhà của tôi bị tường bao bọc mọi phía và cửa sổ bị
bịt kín, tôi muốn văn hóa của mọi miền đất nước được thổi quanh ngôi nhà của tôi
một cách tự do nhất. Nhưng tôi không chịu để bất kỳ cơn gió nào thổi bật ra khỏi
gốc rễ của mình” (Mahatma Gandhi).
- Thái độ khoan dung văn hoá: là thái độ chấp nhận sự khác biệt của người khác để
người khác chấp nhận những khác biệt của mình. Thái độ này không chỉ áp dụng
giữa các nước với nhau mà còn được áp dụng giữa các dân tộc trong một nước.

Khoan dung văn hóa, không kỳ thị bất kỳ giá trị văn hóa nào là bản sắc của nền
văn hóa Việt. Đó là thái độ dửng dưng, dễ dàng tiếp nhận những cái ngoài để biến
thành của mình, thành bản sắc của mình → nhận tất cả để cuối cùng lại là ta.
Nguyên nhân của sự khoan dung của nền văn hóa Việt: đó là do nước ta
nghèo, dân trí và văn minh thấp với một nền kinh tế nông nghiệp tiểu nông trồng
lúa nước manh mún, nhỏ lẻ. Tuy nhiên, lịch sử của quá trình giao lưu, tiếp xúc văn
hóa của Việt Nam thường gắn liền với lịch sử chống ngoại xâm của dân tộc. Vì
vậy mà trong giai đoạn đầu, có sự va chạm về văn hóa do yếu tố chính trị. Nhưng
càng về sau sự khác biệt càng bị xóa nhòa ranh giới và ta biến những cái ko phải
của ta thành những giá trị của ta thông qua quá trình bản địa hóa. Còn với những
giá trị mà ta phủ định, ko chấp nhận thì bởi vì nó khác quá xa so với hoàn cảnh của
mình, không phù hợp với điều kiện của chúng ta.
2.2. Các định nghĩa khác nhau về văn hoá
- Định nghĩa văn hoá của Phan Ngọc: “Văn hoá là mối quan hệ giữa thế giới biểu
tượng trong óc một cá nhân hay một tộc người với cái thế giới thực tại ít nhiều đã
bị cá nhân hạy tộc người này mô hình hoá theo cái mô hình tồn tại trong biểu
7


tượng. Điều biểu hiện rõ nhất chứng tỏ mối quan hệ này, đó là văn hoá dưới hình
thức dễ thấy nhất, biểu hiện thành một kiểu lựa chọn riêng của cá nhân hay tộc
người khác các kiểu lựa chọn của các cá nhân hay các tộc người khác”. [2, tr 19].
- Định nghĩa văn hoá của UNESCO: trong nghĩa rộng nhất, “văn hoá hôm nay có
thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc cảm
quyết định tính cách của một xã hội hay của một nhóm người trong xã hội. Văn
hoá bao gồm nghệ thuật và văn chương, những lối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hoá đem lại cho con người khả năng suy xét về bản thân. Chính văn hoá làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lí tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lí. Chính nhờ văn hoá mà con người tự thể hiện, tự ý thức

được bản thân, tự biết mình là một phương án chưa hoàn thành đặt ra để xem xét
những thành tựu của bản thân, tìm tòi không biết mệt những ý nghĩ mới mẻ và
sáng tạo nên những công trình vượt trội lên bản thân”. Như vậy, văn hoá không
phải là một lĩnh vực riêng biệt. Văn hoá là tổng thể nói chung những giá trị vật
chất và tinh thần do con người sáng tạo ra. Văn hoá là chìa khoá của sự phát triển.
- Định nghĩa Văn hoá của HCM: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống,
loài người mới sáng tạo và phát mình ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật,
khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày
về mặt ăn, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh
đó tức là văn hoá”.
Vậy: VH là cách ứng xử của con người đối với tự nhiên xung quanh mình.
Do điều kiện sinh sống của các dân tộc là khác nhau nên họ có những cách ứng xử
khác nhau, tạo nên sự dị biệt trong mỗi nền văn hoá. Do vậy, không thể có sự phân
biệt văn hoá cao hay thấp mà văn hoá chỉ thể hiện ở sự dị biệt.
2.3. Phân loại văn hoá
Các nhà nghiên cứu văn hoá hiện nay thường chia văn hoá thành hai loại:
- Văn hoá vật chất (VH vật thể - tangible): có nghĩa là những cái có thể nhìn, sờ
thấy được.

8


- Văn hoá tinh thần (VH phi vật thể - intangible): là những thứ không thể nhìn, sờ
thấy được như truyền thống, lễ nghi, bí quyết, các điệu múa dân tộc…
Tuy nhiên sự phân biệt này cũng chỉ mang tính chất tương đối bởi mỗi một
sản phẩm văn hoá chứa đựng trong nó những giá trị vật chất hoặc tinh thần một
cách riêng biệt mà nó mang tính chất tổng hợp, là sự hoà hợp giữa yếu tố vật chất
và tinh thần đặc thù của tộc người.
2.4. Các thành tố văn hóa
Văn hoá là thế ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên và môi

trường xã hôi. Do vậy, văn hoá được phân chia thành hai loại hình cơ bản:
2.4.1. Văn hoá ứng xử với môi trường tự nhiên: bao gồm: ăn, mặc, ở, đi lại, các
phương thức sản xuất…
* Ăn: người Việt ta thường ăn cơm và sử dụng gạo là chính (cơm – canh - cá). Đặc
biệt trong bữa ăn của người Việt có bát nước chấm, thể hiện sự cố kết của cộng
đồng. Ăn chung, không chia thành những phần nhỏ như các nền văn hoá khác.
Người Việt ta tận dụng tất cả mọi thứ trong tự nhiên, của môi trường sống.
Người Việt Nam nhìn mọi thứ qua ăn, qui mọi thứ ra ăn, yếu tố “ăn” đứng đầu
bảng trong ngôn ngữ Việt Nam: nhiều nhất, uyển chuyển nhất, có khả năng biểu
đạt và sáng tạo nhất, biểu hiện được nhiều trạng thái nhất.
Văn hoá ăn không chỉ phụ thuộc vào môi trường tự nhiên (ăn cái gì?) mà
còn phụ thuộc vào môi trường xã hội (ăn như thế nào? Và ăn với ai?).
Từ thời Đông Sơn cho đến ngày nay, các món ăn của Việt Nam đã ngày càng
đa dạng, phong phú và xuất hiện nhiều món ăn ngoại nhập (TQ, Nga, HQ…). Một
đặc điểm chung của văn hoá ăn VN là các món ăn mà chúng ta có từ thời trước đến
giờ đều là sản phẩm của quá trình tiếp xúc, không còn cái gì thuần tuý dân tộc Việt
nữa.
* Uống: người VN uống nhiều loại: chè, nước sôi, nước lã, nước ao, hồ, nước lá
sim, lá láng, nước vối… Cách chế biến (xao chè) của ta là học từ Trung Quốc. Cây
cổ nhất của nước ta trước khi có nước chè là nước vối. Người ta thường lấy chè
xanh để hãm lấy nước uống. Khi cưới vợ hỏi chồng, người ta thường thách cưới
bằng những nón chè xanh.
9


Rượu ở những vùng chiêm trũng, vùng ao bèo là những nơi có nước sạch
nhất nên độ rượu trong và ngon. Rượu ở vùng ven biển kém trong và kém ngon
hơn.
* Ở:


- nhà sàn để chống thú dữ, phù hợp với điều kiện khí hậu nóng ẩm mưa

nhiều ở khu vực nhiệt đới, phổ biến ở vùng núi cao.
- Nhà tranh vách đất, nhà gỗ: ở nông thôn.
- Nhà gạch mái ngói ở thành thị.
Người Việt theo tư duy số lẻ được thể hiện ở kiến trúc nhà “ba gian hai
chái” hay “năm gian hai chái”.
Vật liệu làm nhà: thường là tận dụng những nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên.
* Mặc: có nhiều yếu tố tác động đến cách mặc:
- Yếu tố tự nhiên (môi trường, khí hậu).
- Yếu tố xã hội (địa vị xã hội, nếp sinh hoạt, điều kiện sống…)
Hiểu được văn hoá mặc phải đặt nó trong cái nhìn tự nhiên - lịch sử- chính
trị - văn hoá – xã hội…
* Đi lại: không thuần tuý chỉ là di chuyển cơ học mà nó còn mang ý nghĩa văn hoá:
“có đi có lại mới toại lòng nhau” thể hiện văn hoá ứng xử của con người.
Phương thức đi lại truyền thống của người Việt bao gồm:
- Đi bộ: là phương thức đi lại phổ biến nhất do điều kiện địa hình cũng như điều
kiện kinh tế qui định. Người nghèo thì đi bộ, người giàu thì đi kiệu có người
khiêng.
- Đi đường thuỷ: do điều kiện địa hình nhiều sông hồ nền từ lâu người Việt đã di
chuyển nhiều bằng đường thuỷ. Điều này được thể hiện trên trống đồng Đông Sơn,
trong truyền thuyết Tiên Dung - Chử Đồng Tử, trong cách thức táng trong mộ
thuyền thời đồ đồng và hình ảnh chiếc thuyền còn được thể hiện trên mái đình (mái
đình như một con thuyền lật ngược).
- Di chuyển bằng cách phương tiện giao thông cơ giới khác như xe đạp, xe máy,
ôtô, tàu hoả, máy bay… chỉ mới du nhập vào nước ta mạnh mẽ nhất trong những
thế kỷ XIX – XX cùng với sự xâm lược của thực dân Pháp và đã nhanh chóng

10



được người Việt ta chấp nhận. Nó thể hiện sự nhạy bén trong quá trình giao lưu,
tiếp xúc với các nền văn hoá ngoại lai của người Việt.
* Sản xuất nông nghiệp: cây trồng chủ yếu ở nước ta là cây lúa nước. Tuy nhiên
mỗi vùng, miền lại có phương thức sản xuất khác nhau do điều kiện tự nhiên quy
định.
Giống lúa: tuỳ thuộc vào từng loại đất mà người ta chọn trồng những giống lúa
thích hợp: lúa muộn, lúa sớm, lúa nước mặn… mà theo Lê Quý Đôn thống kê có
khoảng 82 giống lúa khác nhau.
Người nông dân Việt Nam có tính cần kiệm, không bỏ sót một mảnh đất cỏn
con nào. Họ đều tận dụng hết vào sản xuất bởi nông nghiệp trồng lúa nước chính là
cơ sở tạo nên cuộc sống của họ.
2.4.2. Văn hoá ứng xử với môi trường xã hội: lập gia đình, quan hệ dòng họ, luật
pháp, luật tục, tôn giáo, tín ngưỡng…
* Quan hệ gia đình: trong lịch sử văn hoá Việt Nam có một sự đứt gãy rất lớn
mang tính thay đổi kinh tế- văn hoá từ văn minh Sông Hồng (văn hoá bản địa) sang
thời kỳ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc, trong đó có hình thái gia đình.
- Hình thức của gia đình Việt Nam trước Bắc thuộc và chống Bắc thuộc được tổ
chức theo hai nguyên lý cơ bản:
+ Nguyên lý giới tính để duy trì nòi giống (đực - cái), trong đó thiên về yếu
tố Cái – Nguyên lý Mẹ (cố GS Trần Quốc Vượng).
+ Nguyên lý lứa tuổi, già trẻ: theo tôn ti trật tự, thiên về tuổi già (lão quyền).
Ở Việt Nam hiện nay vẫn phổ biến chế độ lão quyền, nhưng trong thời kỳ văn hoá
Đông Sơn thì chế độ này bao gồm cả đàn ông và đàn bà.
Gia đình của người Việt trong giai đoạn này không giống như mô hình gia
đình của người Hán, vì vậy được gọi là gia đình “phi Hán”.
“Dân ấy đời đời theo tục cũ, anh chết em phải lấy chị dâu”.
“Cha con cùng tắm một dòng sông, chỉ theo dâm hiếu, không biết đạo cha
con, không biết đạo vợ chồng”. (Hậu Hán Thư).
- Hình thức gia đình Việt Nam từ Bắc thuộc và chống Bắc thuộc đến nay: là hình

thức “Vỏ Tàu, lõi Việt”.
11


+ “Vỏ Tàu” được thể hiện ở các khía cạnh:
 Gia đình phụ hệ, con mang theo họ cha và sự phân biệt giữa họ nội
và họ ngoại bao hàm ở nghĩa “nội - ngoại” (trong - ngoài).
 Về hình thức thì đàn ông làm chủ trong gia đình và ngoài xã hội,
đàn ông đóng vai trò là người đối ngoại và có vai trò quan trọng trong gia đình.
Nhưng thực chất giữ vai trò quan trọng trong gia đình vẫn là người phụ nữ.
“Vỏ Tàu” chỉ là lớp phủ lên cái “Lõi Việt” - bản sắc văn hoá của người Việt.
+ “Lõi Việt”: thể hiện ở những mặt sau:
 Gia đình của người Hoa là một thể chế chính trị, là đại gia đình, còn
gia đình người Việt là hình thức gia đình nhỏ (3/4 hình thức gia đình nước ta thuộc
tầng lớp bình dân là gia đình nhỏ) và gia đình hạt nhân, thậm chí gia đình nhỏ cũng
đang có xu hướng “hạt nhân hoá”.
 Gia đình của người Việt là một đơn vị kinh tế với nền kinh tế tiểu
nông sản xuất theo hộ gia đình.
 Cả phụ nữ và đàn ông đều có vai trò như nhau trong sản xuất. Thậm
chí do điều kiện chiến tranh nên vai trò của người phụ nữ trong sản xuất còn quan
trọng hơn đàn ông.
 Vị trí và vai trò của người phụ nữ Việt Nam trong gia đình và ngoài
xã hội: do đặc điểm của nền kinh tế qui định mà người phụ nữ trong gia đình được
coi là người giữ “tay hòm chìa khóa”, là “bà nội tướng”. Do vậy mà có hiện tượng,
tuy là gia đình phụ quyền gia trưởng, nhưng vai trò của người phụ nữ cũng vẫn
được đề cao. Vì vậy mà dân gian có câu: “lệnh ông không bằng cồng bà”.
Tuy nhiên ngoài xã hội, vị trí của người phụ nữ cũng không được coi trọng.
Chẳng những thế mà có câu: “Nhất nam viết hữu, thập nữ viết vô”. Thân phận của
người phụ nữ bị xã hội rẻ rúng, bị gia tộc coi khinh, họ bị coi như công cụ lao động
sống trong mỗi gia đình, họ tộc. Vấn nạn đa thê đa thiếp là phổ biến trong xã hội

phong kiến khi mà người đàn ông có mọi quyền quyết định.
Có thể nói, mặc dù trong phạm vi gia đình, vai trò của người phụ nữ được đề
cao với tư cách là người quản lý tài chính, đảm bảo cuộc sống cho cả gia đình.
Nhưng ngoài xã hội, do mang nặng tư tưởng phong kiến nên vị trí của người phụ
12


nữ cũng bị hạ thấp rất nhiều. Trong xã hội xưa, người phụ nữ vẫn bị ruồng rẫy, chà
đạp. Tuy rằng dưới thời phong kiến, một số quyền lợi của người phụ nữ đã được đề
cập đến (như quyền được phép tái hôn khi chồng chết, quyền thừa kế tài sản của
trưởng nữ, quyền được chia tài sản của phụ nữ sau khi ly hôn, quyền ly hôn…) đã
phần nào giảm bớt gánh nặng “trọng nạm khinh nữ” đối với người phụ nữ, tuy
nhiên, tâm lý chung của cộng đồng vẫn mang nặng tư tưởng khinh thị đối với
người phụ nữ. Chính vì vậy mà một trong những trọng tội của người đàn ông trong
xã hội phong kiến là không sinh được con trai để nối dõi tông đường. Những người
ấy sẽ bị dòng họ và xã hội khinh thường, phải ngồi mâm dưới trong những dịp hội
làng hay giỗ họ.
Con cái trong gia đình được coi là tài sản của cha. Do vậy mà người cha có
quyền bán con hoặc đánh chết con cũng không bị pháp luật trừng phạt.
* Làng của người Việt ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Làng của người Việt được coi như một đơn vị văn hoá với cơ cấu tổ chức
“nửa kín, nửa hở” (GS Trần Quốc Vượng), trong đó “nửa kín” chủ yếu chỉ các mối
quan hệ trong làng, còn “nửa hở” biểu thị mối quan hệ liên làng, siêu làng.
- Cơ chế “nửa kín” của làng Việt biểu hiện:
+ Tâm lý hướng nội của người Việt, phân biệt ta với thiên hạ. Biểu tượng
cho tâm lý hướng nội này là luỹ tre làng, được coi như là pháo đài thép bảo vệ văn
hoá, nhưng đồng thời cũng là rào cản văn hoá.
“Ta về ta tắm ao ta
Dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn” (ca dao).
+ Sự riêng rẽ và khép kín về luật tục: mỗi một làng bao giờ cũng có những

qui định riêng của mình được ghi trong hương ước hoặc tập tục. Nó có thể là văn
bản thành văn hoặc bất thành văn. Trong văn bản ấy có các điều luật về khen
thưởng, kỷ luật trong đó hình phạt cao nhất đối với những người không thực hiện
nghiêm chỉnh những lề luật của làng là bị đuổi ra khỏi làng. Người Việt không
thích có dân ngụ cư bởi họ sợ sự xáo trộn trong văn hoá, chính trị và trong đời
sống. Tâm lý phổ biến của người Việt là tâm lý cầu an. Trong làng, ngoài cơ chế

13


nổi (luật pháp) còn có cơ chế chìm (luật tục) để quản lý làng xã. Đây là phương
tiện để duy trì sự ổn định của làng xã. “Phép vua thua lệ làng” là ở chỗ đó.
+ Về tâm linh: “trống làng nào làng ấy đánh, thánh làng nào làng ấy thờ”,
thần cũng có sự phân cấp và có quyền tự trị riêng của mình cũng như có quyền lực
trong một không gian làng nhất định.
+ Về kinh tế: nhìn chung các làng Việt vẫn là nền kinh tế tiểu nông, tự cung
tự cấp là chính, mang tính chất khép kín.
- Cơ chế “nửa hở” của làng Việt: là mối quan hệ ngoài làng, mối quan hệ với thiên hạ.
+ Vấn đề chống giặc ngoại xâm và trị thuỷ. Đây là những nguyên nhân
chính tạo nên sự cố kết cộng đồng, là cơ sở vững chắc cho việc ra đời hình thái nhà
nước đầu tiên trong lịch sử dân tộc – nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng.
+ Hôn nhân.
+ Về tâm linh cũng có mối quan hệ liên làng. Ở châu thổ Bắc Bộ, tục kết
chiềng, kết chạ - hai làng kết nghĩa anh em với nhau làm cho mối quan hệ giữa hai
làng như là mối quan hệ giữa những người trong gia đình vậy! Ngoài đình làng còn
có đình hàng tổng, thần Hoàng làng mang tính liên làng. Ngoài ra cũng có lễ hội
vùng (hội Lim, hội chợ Viềng...)
+ Về kinh tế: ở làng Việt về nghề nghiệp có 4 loại làng chính:
Làng thuần nông: nghề chính là nghề trồng lúa nước và các loại cây, chiếm
tỷ lệ quan trọng nhất.

Làng buôn: chủ yếu tập trung xung quanh đô thị mới với nghề chính là nghề
đi buôn (làng Đình Bảng, Ninh Hiệp - Bắc Ninh, làng Thổ Tang – Vĩnh Phúc...).
Làng làm nghề thủ công: tập trung chủ yếu ở ngã ba sông và vùng gần đô thị
để giao lưu hàng hoá như: làng gốm Bát Tràng, làng nghề Đồng Kỵ...
Làng chài: thân phận của người dân chài không được coi trọng bởi họ không
có đất để định cư.
→ Giữa các làng phải có sự trao đổi, giao lưu hàng hoá với nhau thông qua
chợ phiên. Tức là trong một vùng luân phiên nhau họp chợ để ngày nào cũng có
chợ để trao đổi hàng hoá. Ngoài ra, chợ còn mang nét văn hoá ngoài mục đích kinh
tế thuần tuý, đó còn là nơi gặp gỡ, trao đổi tình cảm giữa những người trong một
14


làng, trong một vùng. Hoạt động chợ phiên còn là yếu tố quan trọng cản trở sự phát
triển đô thị ở Việt Nam. Ở Việt Nam, yếu tố đô thị bị hoà tan vào nông thôn thông
qua hoạt động chợ phiên này.
- Nguyên tắc tổ chức người trong làng Việt:
+ Nguyên tắc tổ chức người theo địa vực: một làng có nhiều xóm nhưng bao
giờ cũng có xóm hạt nhân. Một xóm có nhiều ngõ khác nhau và quan hệ giữa
người với người của người Việt dựa vào đơn vị ngõ xóm. Quan hệ của người Việt
trong một làng tính theo chiều rộng và chàng ngang, tạo ra sự “dân chủ làng xóm”,
với ý nghĩa dân chủ là bằng nhau. Điều đó đã tạo nên đặc tính cào bằng, không
muốn ai hơn mình, ích kỳ của người Việt.
+ Nguyên tắc tổ chức người theo dòng họ: được cấu tạo theo chiều dọc, coi
trọng tôn ti trật tự mà trong xã hội rất cần tôn ti trật tự này. Dòng họ đối với người
Việt là để hỗ trợ nhau về kinh tế, về mặt tâm lý, chính trị...
+ Nguyên tắc tổ chức người theo lớp tuổi tạo ra tổ chức đặc biệt, đó là tổ
chức Giáp. Đây là một tổ chức xã hội vừa theo chiều dọc, vừa theo chiều ngang.
Tổ chức Giáp là tổ chức xuất hiện muộn trong xã hội của người Việt bởi đây là tổ
chức dành riêng cho đàn ông. Tổ chức Giáp mang tính chất kế thừa văn hoá truyền

thống ở tính trọng tuổi già. Tổ chức Giáp cũng có quyền hạn, chức năng và kết cấu
nhất định.
Trong nội bộ Giáp được phân thành các lớp tuổi sau:
Ti ấu: 6 đến 16, 18 tuổi (tuỳ từng làng).
Đinh tráng: từ 16,18 đến 40,45,49 tuổi.
Lão: 50 tuổi trở lên. Lên lão là một sự kiện tối ưu quan trọng của
người đàn ông trong làng Việt.
Ngoài ra trong làng Việt còn có sự trọng tước theo học hành với qui định:
60 tuổi được ngồi ngang hàng với tú tài.
70 tuổi được ngồi ngang hàng với cử nhân.
80 tuổi được ngồi ngang hàng với tiến sỹ.

15


Tổ chức Giáp là để bàn bạc, giải quyết công việc của làng. Giáp giúp nhà
nước điều hành công việc. Ngoài ra còn có vai trò tâm linh, cúng giỗ thành Hoàng
làng. Giáp cũng được di truyền theo kiểu cha truyền con nối.
+ Nguyên tắc tổ chức theo nghề nghiệp và theo sở thích: có các tổ chức
trong làng như phường, phe, hội. Phường, phe là những tổ chức theo nghề nghiệp
để liên kết, giúp đỡ nhau. Hội là tổ chức theo sở thích (Hội vãi bà: tổ chức của đàn
bà).
* Đô thị của người Việt
- Đặc điểm của đô thị cổ Việt Nam:
+ Ra đời một cách bị động chủ yếu do yếu tố chính trị chi phối (các đô thị
trước hết là kinh đô của các vương triều).
+ Đô thị phát triển mạnh về phần “đô” (hành chính), phần “thị” (kinh tế)
chậm phát triển.
+ Đô thị cổ Việt Nam là một dạng “làng quê đặc biệt”.
- Đô thị ở Việt Nam xuất hiện muộn và phát triển chậm. Cho đến thế kỷ XVI, ở

Đại Việt chỉ có 1 đô thị duy nhất (hiểu theo nghĩa vừa là “đô”, vừa là “thị”), đó là
kinh thành Thăng Long - Kẻ Chợ (chỉ những người ở chợ để phân biệt với “kẻ
quê”).
Mối quan hệ giữa kẻ chợ và kẻ quê: người ở kẻ chợ là từ quê ra, vì vậy, dân
ở các đô thị thường được gọi là dân tứ xứ, tứ trấn hay tứ chiếng. Nói tóm lại, ở
kinh thaàn Thăng Long xưa, cư dân chủ yếu xuất thân từ tứ xứ (Đông, Đoài, Nam,
Bắc). Mỗi xứ có một vị thánh đứng đầu.
+ Xứ Đoài (phía Tây, bao gồm Phú Thọ, một phần Sơn Tây cũ được coi là
vùng đất cổ). Vị thánh đứng đầu xứ Đoài cũng là người đứng đầu hệ thống “tứ bất
tử” là Thánh Tản Viên, đại diện cho công cuộc khai sơn, phá thạch, trị thuỷ của
người Việt hay là biểu tượng cho quá trình dựng nước.
+ Xứ Bắc (khu vực phía Bắc thành Thăng Long, gồm Bắc Ninh, Bắc Giang
hiện nay). Đóng vai trò quan trọng ở thiên niênn kỷ sau CN. Vị thánh đứng đầu là
Thánh Gióng (huyện Gia Lâm), là biểu tượng cho tinh thần đấu tranh đánh giặc giữ
nước của dân tộc ta, là biểu tượng của quá trình giữ nước.
16


+ Xứ Đông (khu vực Hải Dương, Hải Phòng, thể hiện xu hướng mở mang
bờ cõi của người Việt đầu CN ra phía Đông). Vị thánh đứng đầu xứ Đông là Chử
Đồng Tử, là biểu tượng cho sự coi trọng tự nhiên, yêu thiên nhiên và tình yêu
không phân biệt giai cấp, tầng lớp, là sự phản kháng lại sức ảnh hưởng của Nho
giáo lúc bấy giờ. Ngoài ra, Chử Đồng Tử còn là biểu tượng cho sự phát triển kinh
tế hàng hoá, buôn bán của người Việt. Do vậy, Chử Đồng Tử - Tiên Dung được coi
là vị thánh bảo trợ cho dân chài và buôn bán.
+ Xứ Nam (gồm có trấn Sơn Nam Thượng – khu vực Hà Đông, và trấn Sơn
Nam Hạ - vùng trũng Hà Nam Ninh). Vị thánh đứng đầu bảo trợ cho khu vực này
là thánh Mẫu Liễu Hạnh, biểu tượng cho sự quay trở lại nguyên lý Mẹ của Việt
Nam, đề cao vai trò của người phụ nữ trong xã hội Việt Nam. Xuất hiện khá muộn
vào thế kỷ XVI – XVII cùng thời điểm với sự du nhập của Thiên Chúa Giáo vào

nước ta (được truyền bá đầu tiên vào Nam Định), Mẫu Liễu Hạnh ra đời để đối
trọng lại với tôn giáo xa lạ đó.
- Vì là những người xuất thân từ làng quê nên họ đã mang lối sống nhà quê ra
thành tị. Vì vậy mà ở các đô thị vẫn có đình, chùa và các phường nghề. Quan hệ
hàng xóm làng giếng là mô hình thu nhỏ của làng quê. Các cơ cấu chính trị - kinh
tế của đô thị cũng là sự mô phỏng của làng quê. Thậm chí có những làng họ còn
mang cả ông thành Hoàng làng hay ông tổ nghề lên thành thị và cúng giỗ hằng
năm. Đó là dịp tập hợp anh em trong một làng có mặt ở đô thị được coi như là
ngày hội làng.
- Thành phần cư dân của thành thị: chủ yếu là thợ thủ công. Một số người cùng
làng chuyển ra đô thị sinh sống để vừa sản xuất hàng hoá, vừa tiến hành trao đổi,
buôn bán. Thường thường những người trong cùng một làng cư trú gần nhau tạo
thành những phố nghề. Nhưng trong mọi sinh hoạt thường nhật, họ vẫn giữ nguyên
theo tập quán cũ ở làng. Chính vì vậy, các đô thị đầu tiên ở nước ta chẳng qua chỉ
là sự tập hợp những thành phần ưu tú của các làng thủ công để tiến hành sản xuất
và buôn bán. Đô thị Việt Nam là một dạng làng quê đặc biệt, dạng “nửa tỉnh nửa
quê”.

17


- Từ thế kỷ XVI trở đi, cùng với sự xuất hiện của thương nhân Nhật Bản, Trung
Quốc và các nước tư bản phương Tây, nền ngoại thương của ta cũng bị động hình
thành và phát triển kéo theo sự xuất hiện của một số đô thị, được phân bố chủ yếu
ở các vùng cửa sông, ven biển như: Phố Hiến (Nam Đinh), Thanh Hà (Huế), Hội
An (Quảng Nam). Những cùng với sự biến động của tự nhiên và xã hội mà các đô
thị đó giờ không phát triển được nữa, quay trở lại thành làng.
Tóm lại: khi nền kinh tế hàng hoá phát triển thì đô thị xuất hiện, còn khi nền kinh
tế hàng hoá không còn nữa thì các đô thị lại mất dần vị thế kinh tế và lại quay trở
lại với hình thức làng quê.

- Tâm lý của người dân thành thị vẫn mang nặng tư tưởng trọng nông truyền thống
của người Việt. Tâm lý phổ biến của người dân thành thị là “ly hương bất ly
nông”, có nghĩa là tuy đã chuyển ra sinh sống ở thành thị, nhưng họ vẫn có mối
dây ràng buộc đối với làng quê của mình. Ở đó họ vẫn có một mảnh ruộng để
phòng thân, vẫn quay trở về tham dự các dịp hội làng, vẫn có mối quan hệ gắn bó
với làng quê.
Tại sao lại có hiện tượng như vậy?
+ Do tâm lý phòng xa của người Việt. Cùng với đó là căn tính nhà nông đã
hằn sâu trong nếp nghĩ. Họ nhận thấy không gì ổn định bằng sản xuất nông nghiệp.
Nên nếu sản xuất hàng hoá gặp bất trắc, họ sẽ quay trở lại làng quê và trở lại làm
nghề nông như trước kia.
+ Con người Việt Nam vốn trọng tình, nghĩa nặng tình sâu với nơi mình sinh
ra và lớn lên nên thường có tâm lý hướng về quê hương để tri ân.
* Tín ngưỡng, tôn giáo của người dân Việt
- Đặc điểm của tín ngưỡng, tôn giáo Việt Nam:
+ Đa tín (“có bệnh thì vái tứ phương”).
+ Mê tín.
+ Không cuồng tín. Ở Việt Nam hầu như không có chiến tranh tôn giáo.
- Sự hỗn dung tôn giáo:

18


+ Nhiều tín ngưỡng và tôn giáo cùng tồn tại đan xen, hoà quyện và ảnh
hưởng lẫn nhau. VD như một nhân vật vừa là Mẫu (tín ngưỡng bản địa), vừa là
Quan Âm (tín ngưỡng Đạo giáo).
+ Ngôi chùa của người Việt là điển hình cho sự hỗn dung tôn giáo. Bởi
trong chùa ngoài thờ thần còn thờ tất cả những ai có thể cầu được.
+ Nguyên nhân của hiện tượng hỗn dung tôn giáo:
VN nằm ở ngã tư đường của các nền văn hoá, văn minh nên dễ hội nhập.

Người Việt có tư tưởng “khoan dung văn hoá”, không chối từ về văn hoá.
Tính thực tế của người Việt trong tín ngưỡng tôn giáo.
- Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (Đạo Nhà, đạo ông bà – tôn giáo dân tộc).
Tín ngưỡng này không chỉ riêng có ở người Việt mà còn phổ biến ở người
Trung Quốc, người Hàn Quốc, Nhật Bản. Tuy nhiên không có tộc người nào thực
hành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên sâu và rộng như người Việt. Bởi đối với người
chết, tâm lý chung của người Việt là sợ hãi. Nhưng cùng với đó là niềm tin vào
một thế giới sau khi chết, tin vào sự tác động của linh hồn người chết đối với người
đang sống, và đồng thời cũng thể hiện sự mong muốn có người thờ cúng, hương
khói cho mình sau khi chết như mình đã làm với những người đã khuất.
Người Việt thờ cúng tổ tiên ở những thời điểm khác nhau và hầu như vào tất
cả các sự kiện trọng đại liên quan đến cuộc đời mỗi con người.
Người Việt cũng thờ cúng tổ tiên ở các cấp độ khác nhau:
Cấp độ cao nhất là cấp quốc gia (thờ vua Hùng – ngày giỗ Tổ).
Cấp làng (thờ Thành Hoàng làng), làng nghề (thờ ông tiên sư của nghề).
Cấp nhà (gia đình và họ hàng).
- Tín ngưỡng Thành Hoàng:
Khái niệm “Thành Hoàng” là một khái niệm ngoại nhập (Trung Hoa).
“Thành” là thành luỹ, “Hoàng” có nghĩa là hào. Đây là vị thần gắn với đô thị thành
luỹ, có nhiệm vụ bảo vệ đô thị đó trong thời kỳ chiến tranh. Ở Việt Nam có hai hệ
thống thần Thành Hoàng:
+ Hệ chính quy: sao y bản chính mô hình Đường, Tống (TQ). VD như thần
sông Tô Lịch của thành Đại La.
19


+ Hệ thần thành hoàng làng: hệ này được cấy ồ ạt vào làng Việt từ khoảng
thế kỷ XIV, XV trở đi do nhu cầu “phong kiến hoá” các vị thần làng. Tuy nhiên,
chỉ có những vị thần làng nào có lai lịch, nguồn gốc, công trạng rõ ràng thì nhà
nước phong kiến mới sắc phong. Nhưng có những vị thần không được Nhà nước

sắc phong thì làng vẫn thờ. Những vị thần này thường được gọi bằng những tên tục
như: Dâm thần, Tà thần, Đê tiện thần, Yêu thần...liên quan đến tục “hèm” của
người Việt có nghĩa là những điều cấm kỵ, kín đáo, là những lễ nghi gắn liền với
tính cách của các vị thần. Những nghi lễ này tái hiện lại sinh thời của các vị thần.
Những nghi lễ này gắn với tính cách hay được thực hiện vào ban ngày, công khai
và ngược lại, những tục hèm thường được tiến hành vào ban đêm. Thông thường
những vị thần này là những người chết vào giờ thiêng và có tác động đối với đời
sống của dân làng. Vì vậy mà phải thờ cúng.
Thần thành hoàng làng được thờ cúng ở đình làng. Ngôi đình làng với tư
cách là nơi thờ cúng Thần Thành Hoàng (chức năng tín ngưỡng), nơi họp bàn mọi
công việc của làng và ban bố chính lệnh của Nhà nước (chức năng chính trị), nơi lễ
hội, vui chơi (chức năng văn hoá), xuất hiện khá muộn, có lẽ là từ thế kỷ XIV, XV
trở đi.
- Tâm thức vật linh của người Việt:
Vật linh có nghĩa là quan niệm vạn vật đều có linh hồn và có tác động đối với cuộc
sống. Biểu hiện:
+ Sự thờ cúng các lực lượng tự nhiên, siêu nhiên như: Thần đá, thần núi (núi
Tản Viên), thần cây (thần cây đa, ma cây gạo), thần Tứ pháp (mây, mưa, sấm,
chớp), thờ ông ba mươi (Nam Bộ), thờ thần rắn ven sông, thờ cá ông và ông Nam
Hải Đại vương ở ven biển...
+ Sùng bái con người: thần thánh hoá những người có công với nước: Thánh
Dóng, Đức Thánh Trần, đền thờ Dương Tự Minh...
+ Sùng bái sự sinh sôi nẩy nở được gọi là tín ngưỡng phồn thực. “Phồn” nhiều, “thực” – sinh bao gồm: thờ sinh thực khí Đực – Cái (Nõ Nường, Lõ Lường,
Linga – Yoni trong văn hoá Chăm pa) và thờ hành vi giao phôi đực cái. Đây được
coi là một trong những tín ngưỡng nguyên thuỷ của cư dân Việt cổ.
20


→ Khái quát về tín ngưỡng Việt Nam:
Nhìn chung, tín ngưỡng Việt Nam cũng như những bộ phận khác của văn

hoá là tấm gương phản ánh trung thành những đặc trưng nông nghiệp lúa nước của
nền văn hoá Việt Nam:
1, Trước hết, đó là sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên (tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên).
2, Là con đẻ của nền văn minh nông nghiệp, tín ngưỡng Việt Nam phản ánh đậm
nét nguyên lý âm dương: từ đối tượng thờ cúng (trời - đất, chim – thú, tiên - rồng)
cho đến cách thức giao lưu giữa hai cõi (xin âm dương, ông đồng bà cốt, đồng cô đồng cậu...). Nguyên lý âm dương thể hiện toàn diện và tập trung nhất ở tín
ngưỡng phồn thực.
3, Gắn liền với cuộc sống nông nghiệp và nguyên lý âm dương là khuynh hướng
đề cao phụ nữ với việc thờ hàng loạt nữ thần: Bà Trời, Mẹ Đất, bà Thuỷ, bà Hoả,
các nữ thần Mây – Mưa - Sấm - Chớp, đạo thờ Tam phủ, Tứ phủ, 12 bà mụ... Nho
giáo và chế độ phụ quyền cũng không tiêu diệt được vai trò của người phụ nữ ở
Việt Nam: phong trào thờ Mẫu Liễu bùng lên chính vào lúc Nho giáo hưng thịnh
nhất (thời Lê). Ở VN, phụ nữ cũng có thể đứng trước bàn thờ cúng tổ tiên thay
chồng con. Việc thờ các loại Mẫu ở Việt Nam mạnh đến nỗi có thể xem nó như
một thứ tôn giáo dân tộc đặc biệt - ĐẠO MẪU.
4, Biểu hiện tính tổng hợp trong tín ngưỡng là đa thần. Cũng như con người, tập
thể các thần này sống và làm việc theo lối cộng đồng; họ quan hệ với nhau và với
con người theo nguyên tắc dân chủ.
Tính cộng đồng của các thần thể hiện ở chỗ phần đông thánh thần Việt Nam
đều xuất hiện và “làm việc” tập thể: cặp đôi phồn thực, cặp đôi tiên rồng, ba bà
Tam phủ, Tứ phủ, ba vị Thổ công, ba hồn bảy vía, tập thể gia tiên...
Tính dân chủ truyền thống của văn hoá nông nghiệp trong lĩnh vực tín
ngưỡng thể hiện ở quan niệm dân gian về quyền lợi và trách nhiệm hai chiều giữa
thần linh và con người: con người có trách nhiệm thờ cúng thần linh và ngược lại,
thần linh (tổ tiên, thổ công, kể cả ông Trời...) có trách nhiệm phù hộ độ trì cho con
người. Ở nhiều làng, khi hạn hán cầu thần giúp mà mãi không được thì để trừng
21



phạt, dân làng có tục đem bài vị thần (bằng gỗ) ra phơi nắng; khi lụt lội cầu thần
giúp mà không được thì đem tượng thần bằng đất ra ngâm nước! Thấy trời có lỗi
thì ngay con cóc cũng có thể đi kiện (truyện Cóc kiện trời); trời sai thì một anh
nông dân dốt nát cũng có thể ba lần đánh thắng trời (truyện Cường bạo đại vương).
Bất kỳ ai nếu không hài lòng việc gì đều có thể chất vấn trời, còn ông Trời Việt
Nam thì phải trả lời với những lý do chính đáng và xưng hô “mày - tao” một cách
bình đẳng:
“Bắc thang lên hỏi ông Trời
Sao không thí bỏ cho tôi tý chồng?
Ông Trời ngoảnh mặt lại trông:
Mày hay kén chọn ông không cho mày!”
Theo Tô Ngọc Thanh, các bài khấn thần linh của các dân tộc Tây Nguyên
thường theo công thức: “Hỡi các thần...(kể tên từng vị), Chúng tôi muốn... (nêu
yêu cầu), Chúng tôi đã cho các vị ... (liệt kê các vật hiến tế), Mong các vị giúp cho
chúng tôi đạt được ý muốn”. Và nhiều nơi thêm câu giao hẹn: “Nếu các vị không
giúp chúng tôi, sang năm chúng tôi sẽ không cúng các vị nữa!”.
3. Con người Việt Nam – tâm lý và tính cách
Đặc điểm cơ bản nhất của tâm lý người Việt Nam là duy tình được thể hiện
trong các mối quan hệ xã hội, các mối quan hệ họ hàng, thậm chí còn được biểu
hiện trong luật pháp.
Khi xem xét tâm lý, tích cách của một dân tộc hay một nhóm người phải đặt
nó trong các điều kiện cụ thể về:
- Điều kiện tự nhiên mà dân tộc hay cộng đồng người đó sống có gì đặc trưng. Đối
với dân tộc Việt Nam thì đó là môi trường tự nhiên khắc nghiệt, thường xuyên xảy
ra lũ lụt, hạn hán. Do vậy mà tâm lý của con người cũng bị tự nhiên chi phối rất
nhiều. (tính thất thường như thời tiết…)
- Điều kiện lịch sử: trong đó đặc trưng nổi bật nhất là chiến tranh. Đó là sự bất bình
thường đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nhân loại. trong điều kiện bất bình
thường đó, những cái bình thường trở nên bất bình thường, còn những cái bất bình
thường lại trở thành bình thường.

22


- Điều kiện xã hội: đó là xã hội tiểu nông trồng lúa nước, làm nông nghiệp nhỏ,
dựa vào kinh nghiệm là chính, khoa học kỹ thuật ít có điều kiện phát triển.
Từ những điểm trên mà người ta đã khái quát nên những giá trị tinh thần của
người Việt, trong đó những giá trị truyền thống cao nhất bao gồm:
+ Tinh thần yêu nước, kiên cường, gắn bó với quê hương xử sở: gắn bó với
gia đình, với họ hàng làng mạc và với tổ quốc. Người Việt coi trọng chữ hiếu
nhưng khi cần họ sẽ sẵn sang đặt cái “đại hiếu” (trách nhiệm với đất nước) lên trên
cái “tiểu hiếu” (hiếu thảo với cha mẹ).
+ Ý thức sâu sắc và vững bền về bản ngã (ý thức dân tộc).
+ Tinh thần cố kết cộng đồng.
+ Ứng xử linh hoạt, mềm dẻo, dễ thích nghi, dễ hội nhập, “không chối từ về
văn hoá”, tiếp nhận những nét văn hoá khác nhau và bằng nhiều cách biến nó trở
thành của mình, và “mềm mại như nước” (GS Cao Xuân Huy) - lối ứng xử mềm
mại. Đó là con đường duy nhất để chống lại âm mưu bành trướng ở phương Bắc và
tạo điều kiện cho nước ta tồn tại giữa hai nền văn hoá lớn: Văn hoá Trung Hoa và
văn hoá Ấn Độ.
+ Chịu đựng gian khổ, kiên cường, cần cù, ham học hỏi…
- Những hạn chế trong tâm lý và tính cách của người Việt mà theo các nhà nghiên
cứu đó là do xuất phát từ căn tính tiểu nông mà ra.
+ Tuỳ tiện: là do điều kiện sản xuất lạc hậu, phụ thuộc quá nhiều vào thời
tiết nên sản xuất cũng dựa theo thời tiết, từ đó mà nảy sinh ra tính tuỳ tiện thể hiện
trong kế hoạch công tác, trong pháp luật…
+ Tâm lý “bình quân cào bằng”: đó là tâm lý không muốn ai hơn mình,
“trâu buộc ghét trâu ăn”, hạn chế sự phát triển của mỗi cá nhân.
+ Sĩ diện (bệnh sĩ): là nguyên nhân cản trở sự phát triển của xã hội.
+ Tâm lý cầu an, cầu may: người Việt thường đổ tại cho khách quan, cho
vận may mà ít chịu nhận ra những sai trái, khuyết điểm và hạn chế của mình.

+ Tâm lý gia trưởng, cậy mình là người lớn, người già hay đàn ông thì nói
gì cũng đúng tạo nên tính độc đoán, trọng nam khinh nữ.

23


+ Tâm lý “thủ cựu, hoài cổ”: luôn muốn duy trì cái cũ mà không muốn thay
đổi bằng một cái mới hơn bởi tâm lý của người Việt Nam là sợ sự xáo trộn, hạn
chế sự phát triển.
+ Người Việt ta còn có tâm lý “ăn xổi”: làm ăn không có kế hoạch lâu dài,
chỉ thấy cái lợi trước mắt chứ không thấy cái lợi lâu dài.
KL: Nhận xét về tính cách và tâm lý của người Việt, GS Đào Duy Anh trong
“VNVHSC” đã có kết luận như sau: “Về tính chất tinh thần thì người Việt Nam đại
khái thông minh, nhưng xưa nay ít người có trí tuệ lỗi lạc phi thường. Sức kí ức thì
phát đạt lắm, mà giàu trí nghệ thuật hơn trí khoa học, giàu trực giác hơn luận lý.
Phần nhiều người có tính ham học, song thích văn chương phù hoa hơn là thực
học, thích thành sáo và hình thức hơn là tư tưởng hoạt động. Não tưởng tượng
thường bị não thực tế hoà hoãn bớt cho nên dân tộc Việt Nam ít người mộng
tưởng, mà phán đoán thường có vẻ thiết thực lắm. Sức làm việc khó nhọc, nhất là
ở miền Bắc, thì ít dân tộc bì kịp. Cảm giác hơi chậm chạp những giỏi chịu đâu đớn
cực khổ và hay nhẫn nhục. Tính khí cũng hay nông nổi, không bền chí, hay thất
vọng, hay khoe khoang trang hoàn bề ngoài, ưa hư danh và ham mê cờ bạc.
Thường thì nhút nhát và chuộng hoà bình, song ngộ sự thì cũng biết hi sinh vì địa
nghĩa. Não sáng tác thì ít, nhưng mà bắt chước, thích ứng và dung hoá thì rất tài.
Người Việt Nam lại rất trọng lễ giáo, song cũng có não tinh vặt, hay bài bác chế
nhạo”.1

1

Đào Duy Anh (2002), VN văn hoá sử cương, H.VHTT, tr 23-24.


24


BÀI 3: TIẾP XÚC VÀ GIAO LƯU VĂN HOÁ
1. Khái niệm
- Thuật ngữ tiếp xúc và giao lưu văn hoá được sử dụng khá rộng rãi trong nhiều
ngành khoa học xã hội như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hoá học…, tức
là những ngành khoa học có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn.
Khái niệm giao lưu, tiếp xúc văn hoá được dịch từ những thuật ngữ như:
cultural contacts, cultural exchanges, acculturation của các nước phương Tây.
Nhưng ngay ở các nước phương Tây, khái niệm này cũng được dùng bởi những từ
khác nhau:
Người Anh: sử dụng từ Cutural change (trao đổi văn hoá).
Người Tây Ban Nha: sử dụng từ Transculturation (di chuyển văn hoá).
Người Pháp lại có thuật ngữ: Interpénétration de civilizations (sự hoà nhập
giữa các nền văn minh).
Người Hoa Kỳ lại dùng thuật ngữ Acculturation.
- Khái niệm Acculturation được các nhà nghiên cứu ở Việt Nam dịch không thống
nhất. Có người dịch là văn hoá hoá, có ngươi dịch là đan xen văn hoá, hỗn dung
văn hoá hoặc giao thoa văn hoá… Cách dịch được nhiều người chấp nhận nhất là
giao lưu văn hoá, tiếp xúc và biến đổi văn hoá.
GS Hà Văn Tấn cùng một số học giả nước ngoài đã thống nhất định nghĩa
acculturation như sau: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi
những nhóm người có văn hoá khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự
biến đổi mô thức văn hoá ban đầu của một hay cả hai nhóm”.
Như vậy, giao lưu và tiếp xúc văn hoá là sự vận động thường xuyên của xã
hội, gắn bó với tiến hoá xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát triển của văn hoá, là
sự vận động thường xuyên của văn hoá.
- Các hình thức giao lưu văn hoá:

+ Trao đổi kinh tế: đây là một hoạt động có ý nghĩa đặc biệt đối với giao lưu
văn hoá. “Giữa các cộng đồng sống trên các địa bàn khác nhau thường có sự trao
đổi nguyên liệu hoặc sản phẩm với nhau mà sau này là sự trao đổi hàng hoá” (GS
Hà Văn Tấn). Sự trao đổi kinh tế thường được tiến hành bằng những cuộc tiếp xúc
25


×