Tải bản đầy đủ (.pdf) (143 trang)

NGHIÊN CỨU CHUỖI GIÁ TRỊ CAM ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN, HUYỆN GIA LÂM, TP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.39 MB, 143 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng,số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận này là
trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận này đã
được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn
gốc. Đồng thời tôi xin cam đoan rằng trong quá trình thực hiện đề tài này tại địa
phương tôi luôn chấp hành đúng mọi quy định của địa phương nơi thực hiện đề
tài.
Hà Nội, ngày …….. tháng …….. năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thiêm

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực tập vừa qua, để hoàn thành được đề tài tốt nghiệp,
ngoài sự nỗ lực của bản thân tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm giúp đỡ của
các tập thể, cá nhân trong và ngoài trường.
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Quý thầy giáo, cô giáo
Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn – Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội
những người đã truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích và tạo điều kiện giúp
đỡ tôi trong quá trình thực hiện khóa luận này. Tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn
tới TS. Quyền Đình Hà, người đã hướng dẫn tôi thực hiện đề tài.
Nhân dịp này, tôi cũng xin chân thành cảm ơn tới các bác, các cô cán bộ, xã
viên của HTXDVTH Đa Tốn đã cung cấp cho tôi những số liệu cần thiết và tạo
điều kiện giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện đề tài tại địa bàn. Tôi xin gửi lời
cảm ơn tới các cô, các bác là các hộ sản xuất cam Canh, các anh (chị) nhà buôn,
nhà bán lẻ đã nhiệt tình tư vấn, hỗ trợ giải đáp các thắc mắc và dành thời gian
giúp tôi thu thập thông tin phục vụ cho nghiên cứu này.


Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè đã luôn ủng
hộ, động viên tôi những lúc khó khăn, nản lòng. Con cảm ơn bố mẹ rất nhiều vì
đã luôn bên con, hỗ trợ con cả về vật chất lẫn tinh thần. Bố mẹ và hai em chính là
động lực lớn nhất để con cố gắng hoàn thiện được khóa luận này.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày …….. tháng …….. năm 2014
Sinh viên

Nguyễn Thị Thiêm

ii


TÓM TẮT KHÓA LUẬN
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu to lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới nóng ẩm gió mùa thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của các cây ăn quả, rau màu,… chính vì vậy nếu có hình
thức thâm canh, chọn cây con phù hợp với điều kiện vùng miền sẽ hình thành lợi
thế so sánh cho vùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân. Cam đường Canh là loại quả có giá trị dinh dưỡng cao được yêu thích
và có lợi cho cả người khỏe mạnh cũng như bệnh nhân. Trái thường cho thu
hoạch vào đúng dịp Tết Nguyên Đán, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi, mẫu mã
bắt mắt nên được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Xã Đa Tốn là một xã nông
nghiệp, có diện tích sản xuất cam đường Canh trên 30 ha, có điều kiện thuận lợi
về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, thị trường tiêu thụ,… Tuy nhiên thực trạng
chung là các thông tin về ngành hàng trái cây nói chung, trái cam đường Canh
nói riêng tới người nông dân còn ít, sản xuất nhỏ lẻ, các hoạt động liên quan đến
sản xuất cam đường Canh trong chuỗi giá trị hàng hóa nông sản còn rời rạc, liên
kết yếu, từ đó chưa đem lại hiệu quả kinh tế, lợi ích tối đa cho các tác nhân trong

chuỗi giá trị ngành hàng rau, hoa quả tại xã.Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn
như trên tôi đã chọn và nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm
cam đường Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
Đề tài hướng đến giải quyết bốn mục tiêu cụ thể: (1) Góp phần hệ thống
hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh; (2)
Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh; (3) Phân tích các
yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị cam đường Canh tại xã Đa Tốn và (4) là đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cam
đường Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Để thực hiện những mục tiêu cụ thể trên, nghiên cứu được thực hiện dựa
trên cơ sở phương pháp tiếp cận liên kết chuỗi giá trị và phân tích lợi thế cạnh
tranh ngành hàng; Phương pháp điều tra thu thập thông tin sơ cấp, thứ cấp;

iii


Nghiên cứu có sử dụng các công cụ từ Microsoft Office Excel để xử lý thông tin;
Phương pháp thống kê mô tả, phân tổ thống kê; Các phương pháp phân tích kinh
tế nhằm phân tích hiệu quả kinh tế của từng tác nhân tham gia chuỗi, sự phân
phối lợi ích, phân phối giá trị gia tăng giữa các tác nhân; Phương pháp ma trận
SWOT để phân tích các điểm mạnh, điểm yếu, cơ gội cùng như thách thức của
ngành hàng tại địa phương, làm căn cứ đề xuất các chiến lược hành động hiệu
quả; Phương pháp phân tích chuỗi giá trị với bộ công cụ gồm 8 công cụ, 4 công
cụ “cốt yếu”, 4 công cụ “nâng cao”. Tuy nhiên gói gọn trong phạm vi nội dung
nghiên cứu, trong đề tài này, chúng tôi chỉ sử dụng 5 công cụ phân tích chuỗi giá
trị chính đó là: Lập sơ đồ chuỗi cung ứng sản phẩm cam đường Canh; Tìm hiểu
mối liên kết giữa các tác nhân; Sử dụng công nghệ, kiến thức; Phân tích chi phí,
lợi nhuận, giá trị gia tăng và phân phối thu nhập giữa các tác nhân trong chuỗi.
Kết quả nghiên cứu cho thấy diện tích trồng cam và sản lượng cam của xã
Đa Tốn không có sự thay đổi nhiều nhưng giữa các thôn lại có sự chuyển dịch cơ

cấu cây trồng. Cam đường Canh được tiêu thụ chủ yếu dưới dạng tươi thông qua
các tác nhân thu gom, bán buôn nhỏ, bán lẻ và được phân phối đến nhiều tỉnh
thành, trong đó Hà Nội là thị trường tiêu thụ lớn nhất (khoảng 67,80%). Các tác
nhân hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh đều đạt hiệu quả
kinh tế cao; Tại kênh hàng có nhiều tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân chỉ đảm
nhận một vai trò nhất định nên các khoản lợi ích cũng được phân phối đồng đều.
Ngược lại, các kênh hàng có ít tác nhân tham gia thì mỗi tác nhân lại phải đảm
nhiệm nhiều chức năng hơn. Vì vậy mức chênh lệch giá trị gia tăng của các kênh
hàng được quyết định bởi sự có mặt ít hay nhiều tác nhân tham gia; Chuỗi giá trị
cam đường Canh có hai kênh thị trường truyền thống chính với sự tham gia của
nhiều tác nhân, cả hai kênh đều hoạt động tương đối hiệu quả, giá trị gia tăng của
kênh rất cao. Tuy nhiên hai kênh có sự chênh lệch lớn về khả năng cung ứng sản
phẩm (kênh I tiêu thụ khoảng 70%, kênh III tiêu thụ khoảng 15%). Kênh IV chỉ
có hai tác nhân tham gia là người trồng cam và người bán lẻ cũng hoạt động rất
hiệu quả, rất có tiềm năng nhưng quy mô của kênh còn nhỏ và lẻ tẻ, không đều.

iv


Kênh còn lại có hai tác nhân người sản xuất và thu gom nhưng lại có sự mất cân
đối, chưa hiệu quả, giá trị gia tăng thấp, cần được nâng cấp.
Qua quá trình thu thập và phân tích thông tin, nghiên cứu đã chỉ ra rằng
chuỗi giá trị cam đường Canh chịu 5 áp lực cạnh tranh của ngành đó là áp lực từ
phía các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn; Cạnh tranh giữa các đối thủ trong ngành;
Năng lực thương lượng của các tác nhân người mua, người bán và các nhà cung
cấp không đồng đều và áp lực canh tranh từ các sản phẩm thay thế như cây bưởi
Diễn, ổi găng Đông Dư, táo xanh.
Từ kết quả phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi giá
trị cam đường Canh tại xã Đa Tốn, nghiên cứu đã đề xuất một số giải pháp nhằm
hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cam theo hướng có lợi cho các tác

nhân tham gia chuỗi, đặc biệt là người trồng cam. Các hoạt động cần thực hiện để
hoàn thiện và phát triển chuỗi đó là: Nâng cao năng suất và chất lượng trái cam
đường Canh; Đẩy mạnh phát triển chuỗi giá trị các sản phẩm như cam ép, cam
sấy, ô mai cam,... nhằm đa dạng hóa sản phẩm; Rút ngắn kênh phân phối cho sản
phẩm cam tươi; Nối kết thị trường giữa các tác nhân, giữa người cung ứng vật tư
nông nghiệp với các tổ chức nông dân; Thành lập hoặc củng cố các tổ chức nông
dân; Tăng cường vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị; Phát triển ngành sản
xuất cây giống và hiệp hội cây cam cảnh.

v


MỤC LỤC
Lời cam đoan

Trang
i

Lời cảm ơn

ii

Tóm tắt khóa luận

iii

Mục lục

vi


Danh mục bảng

ix

Danh mục biểu đồ và sơ đồ

x

Danh mục các từ viết tắt

xi

PHẦN I

ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1

TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI

1

1.2

MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU

3


1.2.1

Mục tiêu chung

3

1.2.2.

Mục tiêu cụ thể

3

1.3

ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

4

1.4

PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4

1.4.1

Phạm vi về nội dung

4


1.4.2

Phạm vi về không gian

4

1.4.3

Phạm vi về thời gian

4

PHẦN II

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI

5

2.1

CƠ SỞ LÝ LUẬN

5

2.1.1

Một số khái niệm cơ bản

5


2.1.2

Cam đường Canh và đặc điểm sản xuất cam đường Canh

11

2.1.3

Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị

12

2.1.4

Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị sản phẩm trên thế giới

13

2.1.5

Nội dung phân tích chuỗi giá trị ngành hàng

15

2.1.6

Các yếu tố ảnh hưởng tới chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

17


2.2

CƠ SỞ THỰC TIỄN

20

vi


2.2.1

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau quả tại một số nước trên thế giới

20

2.2.2

Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm rau quả trong nước

21

2.2.3

Một số công trình nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm trái cây ở Việt Nam

24

PHẦN III ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

26
26

3.1.1

Đặc điểm về điều kiện tự nhiên

26

3.1.2

Đặc điểm về kinh tế - xã hội

30

3.2

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

36

3.2.1

Phương pháp tiếp cận

36

3.2.2


Phương pháp chọn điểm và mẫu nghiên cứu

36

3.2.3

Phương pháp thu thập thông tin

37

3.2.4

Phương pháp xử lý thông tin

38

3.2.5

Phương pháp phân tích thông tin

38

3.2.6

Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

41

PHẦN IV


KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

45

4.1

45

4.1.1.1

THỰC TRẠNG CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAM ĐƯỜNG CANH
TẠI XÃ ĐA TỐN
Thực trạng hoạt động của các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam
đường Canh
Khái quát tình hình sản xuất, tiêu thụ cam đường Canh xã Đa Tốn

4.1.1.2

Thực trạng hoạt động của các hộ sản xuất cam đường Canh xã Đa Tốn

46

4.1.1.3

Thực trạng hoạt động của tác nhân thu gom cam đường Canh

54

4.1.1.4


Thực trạng hoạt động của tác nhân bán buôn cam đường Canh

61

4.1.1.5

Thực trạng hoạt động của tác nhân người bán lẻ cam đường Canh

65

4.1.1.6

Thực trạng hoạt động của tác nhân người tiêu dùng cam đường Canh

71

4.1.2

Phân tích chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa Tốn

74

4.1.2.1

Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa Tốn

74

4.1.2.2


Phân tích kinh tế chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa Tốn

77

4.2

CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CHUỖI GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAM
87
ĐƯỜNG CANH XÃ ĐA TỐN

4.2.1

Các yếu tố khách quan

4.1.1

45
45

87

vii


4.2.1.1

Sự phát triển khoa học công nghệ trong ngành cây ăn quả có múi

87


4.2.1.2

Một số áp lực cạnh tranh của chuỗi giá trị cam đường Canh

88

4.2.1.3

Một số yếu tố rủi ro khác

89

4.2.2

Các yếu tố chủ quan

90

4.2.2.1

Trình độ năng lực quản lý của cán bộ quản lý HTX

90

4.2.2.2

Trình độ nhận thức của các tác nhân trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm

91


4.3.2.3

Mối quan hệ giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh

92

4.2.3

Phân tích SWOT chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa Tốn

94

4.3

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰMHOÀN THIỆN VÀ PHÁT TRIỂN CHUỖI
GIÁ TRỊ SẢN PHẨM CAM ĐƯỜNG CANH CỦA XÃ ĐA TỐN
TRONG NHỮNG NĂM TỚI
101

4.3.1

Các căn cứ đề xuất giải pháp

101

4.3.2

Giải pháp tăng cường mối liên kết và phân phối lợi ích trong chuỗi giá trị
sản phẩm cam đường Canh


101

4.3.2.1

Nhóm giải pháp nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm

102

4.3.2.2

Nhóm giải pháp rút ngắn kênh phân phối sản phẩm

103

4.3.2.3

Nhóm giải pháp xây dựng kết nối thị trường giữa các nhà cung ứng vật tư
nông nghiệp và tổ chức nông dân

104

4.3.2.4

Nhóm giải pháp thành lập, củng cố các tổ chức nông dân

104

4.3.2.5


Nhóm giải pháp hỗ trợ vốn cho các tác nhân trong chuỗi giá trị

105

4.3.2.6

Nhóm giải pháp phát triển ngành sản xuất cây giống và hiệp hội cây
cam cảnh

106

PHẦN V

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

107

5.1

KẾT LUẬN

107

5.2

KIẾN NGHỊ

108

5.2.1


Đối với chính quyền địa phương

109

5.2.2

Đối với các tác nhân

109

TÀI LIỆU THAM KHẢO

111

PHỤ LỤC

113

viii


DANH MỤC BẢNG
Bảng

Trang

3.1

Tình hình sử dụng đất của xã Đa Tốn (2011 – 2013)


28

3.2

Cơ cấu dân số và lao động của xã Đa Tốn (2011 – 2013)

31

3.3

Kết quả sản xuất kinh doanh của xã (2011 – 2013)

35

3.4

Khoản mục các loại chi phí của từng tác nhân

43

4.1

Đặc điểm cơ bản của các hộ sản xuất cam đường Canh xã Đa Tốn

47

4.2

Diện tích, mật độ, năng suất cam đường Canh


50

4.3

Hạch toán chi phí sản xuất của tác nhân hộ sản xuất cam đường Canh

51

4.4

Kết quả và hiệu quả kinh tế của hộ từ sản xuất cam đường Canh, 2013

54

4.5

Thông tin chung về tác nhân thu gom cam đường Canh tại xã Đa Tốn

55

4.6

Cơ cấu thu mua từng loại cam của tác nhân thu gom

57

4.7

Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân thu gom cam đường Canhtại

xã Đa Tốn

59

4.8

Thông tin chung về tác nhân bán buôn cam đường Canh tại xã Đa Tốn

62

4.9

Kết quả và hiệu quả hoạt động của tác nhân bán buôn cam đường Canh

64

tại xã Đa Tốn năm 2013
4.10 Thông tin chung về tác nhân người bán lẻ cam đường Canh

66

4.11 Các hoạt động ra quyết định của tác nhân người bán lẻ cam Canh

68

4.12 Kết quả và hiệu quả hoạt động của người bán lẻ cam đường Canh tại xã
Đa Tốn năm 2013

70


4.13 Đánh giá thị hiếu của khách hàng về sản phẩm cam đường Canh

72

4.14 Kết quả và hiệu quả kinh tế của các tác nhân trong chuỗi giá trị cam
đường Canh xã Đa Tốn năm 2013

77

4.15 Giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của các tác nhân theo kênh I

80

4.16 Giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của các tác nhân theo kênh II

82

4.17 Giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của các tác nhân theo kênh III

83

4.18 Giá trị gia tăng, lợi nhuận thuần của các tác nhân theo kênh IV

84

4.19 Trình độ cán bộ quản lý chủ chốt của HTX Đa Tốn

90

4.20 Mối liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị cam đường Canh


92

4.21 Phân tích SWOT chuỗi giá trị cam đường Canh xã Đa Tốn

100

ix


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ
4.1

Trang

Cơ cấu chi phí sản xuất của hộ trồng cam Canh năm 2013

52

DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ

Trang

2.1

Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát trong các ngành hàng nông nghiệp

8


4.2

Sơ đồ chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh xã Đa Tốn năm 2013

74

x


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BQ

Bình quân

BVTV

Bảo vệ thực vật

CC

Cơ cấu

CNH - HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

DT

Diện tích


DV

Dịch vụ

ĐVT

Đơn vị tính

GTGT

Giá trị gia tăng

GTSX

Giá trị sản xuất

HTX

Hợp tác xã

HTXDVTH

Hợp tác xã dịch vụ tổng hợp

KHKT

Khoa học kỹ thuật




Lao động

Loại Đầu

Cam loại một, quả nhỏ, đều, từ 10 -12 quả/kg

Loại Vai

Cam loại hai, quả nhỡ, vừa, 6 - 8 quả/kg

Loại Vồ

Cam loại ba, quả to, vỏ dày, từ 3 - 4 quả/kg

SHTT

Sở hữu trí tuệ

SL

Sản lượng

TB

Trung bình

UBND

Uỷ ban nhân dân


XHCN

Xã hội chủ nghĩa

xi


PHẦN I
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Trong những năm qua, ngành nông nghiệp Việt Nam đã đạt được nhiều
thành tựu lớn, đóng góp một phần quan trọng vào sự tăng trưởng và phát triển
kinh tế. Năm 2012, ngành nông nghiệp được ghi nhận trở thành chỗ dựa vững
chắc của nền kinh tế với mức đóng góp22% vào GDP. Theo Nguyễn Đỗ Anh
Tuấn (2012), trong năm 2012, xuất khẩu nông sản đạt kỷ lục 27,5 tỷ USD, và
nông nghiệp là ngành duy nhất có thặng dư xuất khẩu ròng tăng đều đặn, ngay cả
trong thời điểm kinh tế suy giảm, góp phần quan trọng để cân bằng thâm hụt
thương mại quốc gia.Bên cạnh nhiều ngành hàng nông sản có thế mạnh như lúa
gạo, cà phê, cao su... ngành sản xuất rau quả đang từng bước vươn lên cải tiến
cách thức sản xuất, nâng cao chất lượng sức cạnh tranh hướng tới là mặt hàng
nông sản mũi nhọn.
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa nóng ẩm thuận lợi cho sự
sinh trưởng và phát triển của các cây ăn quả, rau màu,.. chính vì vậy nếu có hình
thức thâm canh, chọn cây con phù hợp với điều kiện vùng miền sẽ hình thành lợi
thế so sánh cho vùng, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao chất lượng cuộc sống
người dân.Nhận thức được vấn đề này, nhiều chính sách khuyến khích phát triển
rau quả đã ra đời, trong đó quy hoạch phát triển rau quả đến năm 2010, tầm nhìn
đến năm 2020, đề án “Phát triển một số loại cây ăn quả có giá trị kinh tế cao
trong giai đoạn 2012 – 2016” đã được Chính Phủ phê duyệt, là những yếu tố hết

sức thuận lợi cho sự phát triển của ngành hàng trái cây trong tương lai.
Sản xuất rau quả đã và đang đem lại hiệu quả kinh tế cao trong ngành trồng
trọt. Nó không chỉ có khả năng thu hút nhiều lao động và giải quyết việc làm, mà
còn góp phần chuyển dịch cơ cấu sản xuất trồng trọt theo hướng đa dạng hóa với
chất lượng cao. Với ý nghĩa to lớn ấy, rau quả được phát triển và trở thành một
ngành sản xuất quan trọng không thể thiếu được trong nông nghiệp.

1


Cam là loại quả rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical có tác
dụng chống lão hóa rất tốt. Theo các nhà khoa học Anh, “Bình quân trong một
trái cam có chứa khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và
chống lão hóa”. Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khỏe
mạnh cũng như bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, giải khát cho người có cường độ
vận động cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người
ăn nhiều cam, quýt có tỷ lệ nhiễm bệnh ung thư như: ung thư phổi và dạ dày...rất
thấp.
Cam đường Canh là một giống quýt, vỏ mỏng, dễ bóc nhưng vỏ lại dai nên
nhiều nơi còn được gọi là cam Giấy. Cây được trồng nhiều ở vùng Canh-Diễn
(Từ Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Về hình dáng cam đường
Canh có dạng cầu hơi dẹt, vỏ mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi. Trái
thường chín vào trước Tết Nguyên Đán khoảng một tháng nên được giữ để bày
mâm ngũ quả cúng tổ tiên. Cây lại cho năng suất cao, nếu chăm sóc tốt, 1ha có
thể thu 40 – 50 tấn quả. Nếu hộ sản xuất kết hợp trồng cây lấy quả, làm cây
giống và làm cây cảnh từ cây cam đường Canh với phương thức thâm canh phù
hợp thì sẽ đạt hiệu quả kinh tế và thu nhập rất cao.
Đa Tốn là một xã nông nghiệp, nằm ở phần đất phía Đông Nam của huyện
Gia Lâm, thành phố Hà Nội. Tổng diện tích đất tự nhiên 716,04 ha, đất nông
nghiệp là 449,08 ha với tổng số 13.256 nhân khẩu, trong có 9.045 khẩu là nông

nghiệp. Thực tế cho thấy, nhu cầu về rau, hoa quả, thực phẩm tươi sống phục vụ
tiêu dùng nội bộ, đáp ứng một phần nhu cầu của thị trường Hà Nội và một số
vùng lân cận là rất lớn. Đây chính là một thị trường tiền năng của người nông
dân trong xã. Tuy nhiên, lợi thế này còn chưa được khai thác tốt, thông tin về
ngành hàng trái cây nói chung, cây cam Canh nói riêng với người nông dân còn
ít, sản xuất nhỏ lẻ, các hoạt động liên quan đến sản xuất cây cam Canh trong
chuỗi giá trị hàng hóa nông sản còn rời rạc, liên kết yếu..., từ đó chưa đem lại
hiệu quả kinh tế, lợi ích tối đa cho các tác nhântrong chuỗi giá trị ngành hàng
rau, hoa quả tại xã.
Các nghiên cứu về chuỗi giá trị các sản phẩm công nghiệp, dịch vụ đều cho
thấy rằng sự liên kết chặt chẽ của các thành viên trong chuỗi từ khâu hoạch định,

2


mua hàng, sản xuất, giao hàng đã góp phần giảm chi phí của toàn chuỗi xuống
mức tối thiểu, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp mình so với các doanh
nghiệp khác. Nhưng đối với ngành nông nghiệp lại hoàn toàn khác: sản phẩm
không đồng nhất, khả năng đáp ứng của người sản xuất thường chậm muộn so
với nhu cầu thực tế của khách hàng, liên kết giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị
sản phẩm nông nghiệp còn lỏng lẻo, làm chi phí sản xuất cao mà giá cả lại thấp
dẫn đến hiệu quả cung ứng các sản phẩm nông nghiệp không cao. Thực tế cho
thấy hoạt động nghiên cứu chuỗi giá trị các sản phẩm nông nghiệp còn rất hạn
chế, do đó việc nghiên cứu chuỗi giá trị ngành hàng cam Canh tại xã Đa Tốn,
huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội có ý nghĩa rất quan trọng. Nghiên cứu này sẽ
giúp cho các nhà quản lý kinh tế hiểu rõ hơn hoạt động sản xuất, kinh doanh cam
Canh trong mối quan hệ tương tác và sự phân phối lợi ích của từng cá nhân trong
chuỗi, từ đó đề xuất những giải pháp tác động hợp lý nhằm hình thành, hoàn
thiện và phát triển chuỗi giá trị ngành hàng cam đườngCanh nói riêng, góp phần
thúc đẩy việc mở rộng diện tích và tăng hiệu quả kinh tế cho từng tác nhân trong

chuỗi, đồng thời góp phần hoàn thiện cơ sở lý luận cũng như thực tế cho chuỗi
giá trị nói chung, nhất là các sản phẩm nông nghiệp tiêu thụ mang tính thời điểm
càng có ý nghĩa quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội trong những năm tới.
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn và lý luận như trên, tôi chọn và nghiên
cứu đề tài: “Nghiên cứu chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa
Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội”.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Trên cơ sở tìm hiểu, phân tích và đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm
cam đường Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội; từ đó đề xuất
một số biện pháp nhằm hoàn thiện và phát triển chuỗi giá trị sản phẩm cam
đường Canh của xã trong thời gian tới.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về chuỗi giá trị sản
phẩm;

3


(2) Đánh giá thực trạng chuỗi giá trị sản phẩm cam đường Canh tại xã Đa
Tốn;
(3) Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuỗi giá trị sản phẩm cam đường
Canh tại xã Đa Tốn;
(4) Đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện và phát triểnchuỗi giá trị sản
phẩm cam đường Canh của xã trong thời gian tới.
1.3 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Cây cam đường Canh (sản phẩm của chuỗi giá trị) là cây ăn quả có múi lâu
năm, thường thu hoạch vào cuối năm, có giá trị kinh tế cao, đang được trồng trên
địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
Các tác nhân của chuỗi giá trị sản phẩmcam đường Canh: nhà cung ứng vật

tư nông nghiệp, hộ nông dân, người thu gom, người bán buôn, người bán lẻ,
người tiêu dùng cuối cùng.
Các hoạt động trong chuỗi giá trị sản phẩm như: chăm sóc, thu hoạch, thu
gom, bán buôn, bán lẻ, vận chuyển, bảo quản, giới thiệu sản phẩm...
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Phạm vi về nội dung
Do khuôn khổ về thời gian có hạn nên khi thực hiện nghiên cứu đề tài này
tôi chỉ tập trung tìm hiểu mối liên kết giữa các tác nhân, phân tích chi phí, lợi
nhuận cũng như sự phân phối giá trị gia tăng và lợi nhuận giữa các tác nhân trong
chuỗi giá trị sản phẩmcam đường Canh tại xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố
Hà Nội.
1.4.2 Phạm vi về không gian
Đề tài nghiên cứu được tiến hành tại 4 thôn Thuận Tốn, Lê Xá, Đào Xuyên,
Khoan Tế trên địa bàn xã Đa Tốn, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.
1.4.3 Phạm vi về thời gian
- Đề tài thu thập số liệu trong vòng 3 năm 2011-2013
- Đề tài được triển khai nghiên cứu từ 24/01/2014 – 04/06/2014

4


PHẦN IICƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN
CỦA ĐỀ TÀI
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Những khái niệm cơ bản
2.1.1.1 Chuỗi cung ứng
Theo Nguyễn Kim Anh (2006): “Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh
nghiệp tham gia, một cách trực tiếp hay gián tiếp, trong việc đáp ứng nhu cầu
khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các nhà sản xuất và nhà cung
cấp, mà còn công ty vận tải, nhà kho, nhà bán lẻ và khách hàng của nó”.

Bên trong mỗi tổ chức, chẳng hạn nhà sản xuất, chuỗi cung ứng bao gồm tất
cả các chức năng liên quan đến việc nhận và đáp ứng nhu cầu khách hàng.
Những chức năng này bao gồm phát triển sản phẩm mới, marketing, sản xuất,
phân phối, tài chính và dịch vụ ngân hàng. Trong một chuỗi cung ứng điển hình,
nguyên vật liệu được mua ở một hoặc nhiều nhà cung cấp, các bộ phận được sản
xuất ở một nhà máy hoặc nhiều hơn, sau đó vận chuyển đến nhà kho để lưu trữ ở
giai đoạn trung gian, cuối cùng đến nhà bán lẻ và khách hàng. Chuỗi cung ứng
cũng được xem như mạng lưới hậu cần, bao gồm các nhà cung cấp, các trung tâm
sản xuất, nhà kho, các trung tâm phân phối, các cửa hàng bán lẻ, cũng như
nguyên vật liệu, tồn kho trong quá trình sản xuất và sản phẩm hoàn thành dịch
chuyển giữa các cơ sở.
Theo TS. Hau Lee và Corey Bilington (1995): “Chuỗi cung ứng là mạng
lưới các phương tiện phục vụ thu mua nguyên vật liệu thô, chuyển hóa chúng
thành những sản phẩm trung gian, tới sản phẩm cuối cùng và giao sản phẩm đó
tới khách hàng thông qua hệ thống phân phối”.
Cũng có định nghĩa khác về chuỗi cung ứng như sau: “Chuỗi cung ứng là
môi trường nơi dòng sản phẩm, dịch vụ, thông tin di chuyển từ nhà cung ứng đầu
tiên tới khách hàng cuối cùng và ngược lại” (David Sharpe, 2008).
Như vậy, chuỗi cung ứng là một mạng lưới phức tạp bao gồm các tác nhân
liên quan trực tiếp hay gián tiếp đến việc cung ứng sản phẩm cho khách hàng

5


cuối cùng một cách nhanh và hiệu quả thông qua dòng sản phẩm, dịch vụ, tài
chính và thông tin từ đó nâng cao khả năng cạnh tranh cho sản phẩm.
2.1.1.2 Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động sản xuất kinh doanh có quan hệ với
nhau, từ việc cung cấp đầu vào, sản xuất, thu gom, chế biến và cuối cùng là bán
sản phẩm cho người tiêu dùng.

Chuỗi giá trị ám chỉ đến một loạt những hoạt động cần thiết để mang một
sản phẩm (hoặc một dịch vụ) từ lúc còn là khái niệm, thông qua các giai đoạn sản
xuất khác nhau đến người tiêu dùng cuối cùng và vứt bỏ nó sau khi sử dụng
(Kaplinsky 1999, dẫn theo Trần Tiến Khai, 2012). Một chuỗi giá trịtồn tại khi tất
cảnhững người tham gia trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong
toàn chuỗi.
Chuỗi giá trịtheo nghĩa rộng là một phức hợp những hoạt động do nhiều
người tham gia khác nhau thực hiện (người sản xuất sơ cấp, người chếbiến,
thương nhân, người cung cấp dịch vụ v.v…) để biến nguyên liệu thô thành thành
phẩm được bán lẻ. Chuỗi giá trịtheo nghĩa rộng bắt đầu từhệthống sản xuất
nguyên vật liệu và chuyển dịch theo các mối liên kết với các đơn vị sản xuất,
kinh doanh, lắp ráp, chếbiến v.v…Chuỗi giá trịbao gồm các chức năng trực tiếp
như sản xuất hàng hóa cơ bản, thu gom, chế biến, bán sỉ, bán lẻ, cũng như các
chức năng hỗ trợ như cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào, dịch vụ tài chính,
đóng gói và tiếp thị (Sonja Vermeulen et al., 2008). Khái niệm chuỗi giá trịbao
gồm cả các vấn đềvềtổchứcvà điều phối, chiến lược và mối quan hệ quyền lực
của các tác nhân khác nhau trong chuỗi (Trần Tiến Khai, 2012).
Chuỗi giá trị còn gắn liền với các khía cạnh xã hội và môi trường. Việc thiết
lập (hoặc sự hình thành) các chuỗi giá trịcó thểgây sức ép đến nguồn tài nguyên
thiên nhiên (như nước, đất đai), có thểlàm thoái hóa đất, mất đa dạng sinh học
hoặc gây ô nhiễm. Đồng thời, sựphát triển của chuỗi giá trị có thể ảnh hưởng
đến các mối ràng buộc xã hội và tiêu chuẩn truyền thống.

6


Cách tiếp cận của chuỗi giá trịtheo nguyên tắc là xem xét từng tác nhân
tham gia trong chuỗi và quan hệmột bước tiến, một bước lùi, bắt đầu từsản xuất
nguyên vật liệu cho đến người tiêu dùng cuối cùng.
Theo Micheal Porter (1985): “Chuỗi giá trị của một doanh nghiệp bao gồm

các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ tạo nên lợi thế cạnh tranh khi được
cấu hình một cách thích hợp”. Khái niệm này được phát triển như một công cụ để
phân tích cạnh tranh và chiến lược. Các hoạt động chínhlà những hoạt động
hướng đến việc chuyển đổi về mặt vật lý và quản lý sản phẩm hoàn thành để
cung cấp cho khách hàng. Bao gồm 5 hoạt động sau: hậu cần đến, sản xuất, hậu
cần ra ngoài, marketing và bán hàng, dịch vụ khách hàng. Trong các hoạt động
trên thì hậu cần đến và hậu cần ra là các thành tố quan trọng và then chốt của
chuỗi giá trị, là yếu tố chính tạo ra “giá trị” cho khách hàng của doanh nghiệp và
mang lại lợi ích tài chính cho công ty. Các hoạt động bổ trợ cho phép hoặc hỗ trợ
các hoạt động chính. Bao gồm: thu mua, phát triển công nghệ, quản trị nguồn
nhân lực và cơ sở hạ tầng công ty.
Theo Cẩm nang ValueLinks – Phương pháp luận để thúc đẩy chuỗi giá trị:
Một chuỗi giá trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan
hệ với nhau, từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến
sơ chế, chuyển đổi, marketing. Đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người
tiêu dùng (theo quan điểm chức năng với chuỗi giá trị) (GTZ Eschborn, 2007).
2.1.1.3 Mối quan hệ giữa chuỗi cung ứng và chuỗi giá trị
Nếu xem xét, nhìn nhận các chuỗi hoạt động và tổ chức ở các khía cạnh
khác nhau thì sẽ hình thành các tên gọi khác nhau. Nếu con người nhấn mạnh đến
hoạt động sản xuất thì họ gọi chuỗi đó là quy trình sản xuất; khi họ nhấn mạnh
đến khía cạnh marketing họ gọi chúng là kênh phân phối; khi họ nhìn nhận ở góc
độ tạo ra giá trịhọ gọi chúng là chuỗi giá trị; khi họ tập trung vào sự dịch chuyển
nguyên vật liệu thì ta gọi đó là chuỗi cung ứng hay chuỗi cung cấp.
Như vậy, đặt ra một câu hỏi cấp thiết mà chưa có câu trả lời rõ ràng liên
quan đến việc phân biệt và làm rõ sự khác nhau giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung
ứng.

7



Ở cấp độ tổ chức, chuỗi giá trị rộng hơn chuỗi cung ứng vì nó bao gồm tất
cả các hoạt động dưới hình thức của các hoạt động chính và hoạt động bổ trợ.
Mặt khác chuỗi cung ứng bao gồm các hoạt động thu mua nguyên vật liệu, vận
chuyển, chuyển hóa các đầu vào sản phẩm, phân phối các sản phẩm tới khách
hàng đều tồn tại trong chuỗi giá trị. Hay chuỗi cung ứng chính là đại diện cho các
hoạt động chính của chuỗi giá trị nên chuỗi cung ứng có thể coi là tập con của
chuỗi giá trị.
2.1.1.4Sơ đồ chuỗi giá trị
Sơ đồ thể hiện các hoạt động sản xuất/kinh doanh (khâu), các tác nhân
chính trong chuỗi và những mối liên kết của họ. Lập sơ đồ chuỗi giá trị có nghĩa
là vẽ một sơ đồ về hiện trạng của hệ thống chuỗi giá trị. Thể hiện qua sơ đồ chuỗi
giá trị dưới đây:

Hoạt động

Giống

Làm đất

Thu gom

Làm sạch

Bán sỉ

Phân bón

Gieo rau

Vận chuyển


Đóng gói

Bán lẻ

Thuốc

Chăm sóc

BVTV

Thu hoạch

Lao động
dân, Người

Tác nhân

Các nhà

Nông

cung cấp

Tổ HT, HTX

thu Nhà sơ chế

Người bán sỉ,
người bán lẻ


gom

Trong
nước

đầu tư đầu
vào

Chính quyền địa phương, ngân hàng, các Sở/ngành liên quan,…
Ghi chú:
 Các tác nhân chính thực hiện các khâu trong chuỗi:
 Người tiêu dùng cuối cùng:
 Nhà hỗ trợ chuỗi giá trị:

Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chuỗi giá trị tổng quát trong các ngành hàng nông nghiệp
(Nguồn: Tài liệu tập huấn chuỗi giá trị, 2013)

8


Sơ đồ 2.1 cho biết chuỗi giá trị ngành hàng nông nghiệp cũng bao gồm hai
hoạt động là các hoạt động chính và các hoạt động bổ trợ. Các hoạt động chính
như cung ứng các yếu tố đầu vào như giống, phân bón, thuốc bảo vệ thực vật,
chăm sóc, thu hoạch, thu gom, vận chuyển, bảo quản, bán sỉ, bán lẻ,…của các tác
nhân tham gia chuỗi trong quá trình phân phối sản phẩm từ người sản suất, qua
các trung gian để đến tay người tiêu dùng cuối cùng. Các hoạt động bổ trợ từ
chính quyền địa phương, các Sở/ngành liên quan, hệ thống ngân hàng,… sẽ thúc
đẩy một phần hoặc toàn bộ hoạt động của chuỗi.
2.1.1.5 Liên kết ngang

Liên kết ngang là liên kết giữa các tác nhân trong cùng một khâu (Ví dụ:
liên kết những người nghèo sản xuất/kinh doanh riêng lẻ thành lập nhóm/tổ hợp
tác) để giảm chi phí, tăng giá bán sản phẩm, tăng số lượng hàng bán (Tài liệu tập
huấn về chuỗi giá trị, 2013).
Nông dân hợp tác với nhau và mong đợi có được thu nhập cao hơn từ
những cải thiện trong tiếp cận thị trường đầu vào, đầu ra và các dịch vụ hỗ trợ
(Ví dụ: Tổ chức mua vật tư đầu vào theo tập thể có thể tạo ra một số lợi ích cho
các thành viên bao gồm: mua vật tư với giá thấp nhờ mua số lượng lớn và trực
tiếp từ người cung cấp; tổ chức mua theo tập thể sẽ giảm được chi phí vận
chuyển nếu phải mua xa; tiêu thụ qua tập thể, tổ chức có khả năng hợp đồng bán
với số lượng lớn, đảm bảo uy tín và đỡ rủi ro...)
Tóm lại, liên kết ngang mang lại lợi thế như: Giảm chi phí sản xuất, kinh
doanh cho từng thành viên của tổ/nhóm qua đó tăng lợi ích kinh tế cho từng
thành viên; Có thể đảm bảo được chất lượng và số lượng cho khách hàng; Có thể
ký hợp đồng đầu ra, sản xuất quy mô lớn; Phát triển sản xuất, kinh doanh một
cách bền vững.
Để hỗ trợ cho liên kết ngang phát triển bền vững, việc tổ chức lại sản xuất
thành lập các Tổ Hợp tác theo Nghị định 151/2007/NĐ – CP Chính Phủ là một
biện pháp có tác động tích cực trong phát triển bền vững nông nghiệp, nông thôn.

9


2.1.1.6 Liên kết dọc
Liên kết dọc là liên kết giữa các tác nhân trong các khâu khác nhau của
chuỗi (Ví dụ: Tổ hợp tác liên kết với doanh nghiệp thông qua hợp đồng tiêu thụ
sản phẩm).
Liên kết dọc có tác dụng: Giảm chi phí chuỗi; Có cùng tiếng nói của những
người trong chuỗi; Hợp đồng bao tiêu sản phẩm được bảo vệ bởi pháp luật Nhà
nước; Tất cả tác nhân trong chuỗi đều nắm được thông tin thị trường để có kế

hoạch sản xuất đáp ứng nhu cầu thị trường; Niềm tin phát triển chuỗi cao hơn
(Tài liệu tập huấn chuỗi giá trị, 2013).
Để thúc đẩy liên kết dọc phát triển bền vững, Quyết định 80/2002/QĐ-TTg
là một tài liệu quan trọng, tạo điều kiện phát triển liên kết dọc và nhấn mạnh vai
trò quan trọng của hợp đồng tiêu thụ sản phẩm.
2.1.1.7 Tác nhân
Tác nhân là một “tế bào” sơ cấp với các hoạt động kinh tế là trung tâm,
hoạt động độc lập và tự quyết định hành vi của mình. Tác nhân có thể là những
hộ hay những doanh nghiệp... tham gia trong các ngành hàng thông qua hoạt
động kinh tế của họ (Pierre Fabre, 1994). Có thể chia tác nhân làm hai loại: tác
nhân là người thực hiện và tác nhân tinh thần có tính tượng trưng. Nếu theo nghĩa
rộng, người ta dùng tác nhân để nói một tập hợp các đơn vị có cùng một hoạt
động.
2.1.1.8Sản phẩm
Trong một chuỗi giá trị, mỗi tác nhân đều tạo ra sản phẩm riêng của mình,
trừ những sản phẩm bán lẻ cuối cùng. Sản phẩm của mọi tác nhân khác chưa phải
là sản phẩm cuối cùng của chuỗi giá trịmà chỉ là kết quả hoạt động kinh tế, là đầu
ra quá trình sản xuất của từng tác nhân. Do tính chất phong phú về chủng loại sản
phẩm nên trong phân tích chuỗi giá trịthường chỉ phân tích sự vận hành của các
sản phẩm chính. Sản phẩm của ngành hàng thường lấy tên sản phẩm của tác nhân
đầu tiên (Pierre Fabre, 1994). Trong nghiên cứu này, sản phẩm chính của chuỗi
giá trị là trái cam đường Canh.

10


2.1.2 Cam đường Canh và đặc điểm sản xuất cam đường Canh
Cam đường Canh chính là một giống quýt, vỏ mỏng và bóc dễ nhưng lại dai
nên còn có nơi gọi là cam Giấy. Cam được trồng nhiều ở vùng Canh – Diễn (Từ
Liêm, Hà Nội) nên có tên là cam đường Canh. Quả có dạng hình cầu, hơi dẹt, vỏ

mỏng, nhẵn, khi chín có màu đỏ gấc rất tươi, thường chín vào trước Tết khoảng
một tháng nên được giữ để bày mâm ngủ quả cúng tổ tiên. Cam đường Canh lại
thích nghi rộng, trồng được ở nhiều nơi, nhiều loại đất, cho năng suất cao nếu
được chăm sóc tốt, 1héc ta có thể thu 40 – 50 tấn quả. Nếu hộ sản xuất linh hoạt
vừa kết hợp trồng cây lấy quả, vừa làm cây giống và cây cảnh từ cây cam Canh
thì hiệu quả kinh tế và thu nhập sẽ rất cao.
Hiện nay, cam đường Canh đã được trồng ở khắp nơi với hai giống chính là
giống chín sớm và giống chín muộn. Bà con nên chọn đất phù sa ven sông, đất
bồi tụ, đất rừng mới khai phá, đất thung lũng, đất phù sa cổ có tầng dày từ 80 –
100 cm, có hàm lượng mùn cao, thoát nước, mực nước ngầm dưới một mét. Nếu
nơi đất thấp, ta nên lên luống cao và có rãnh thoát nước dễ dàng. Đất tốt nhất có
độ pH từ 5,5 – 6.
Cam đường Canh nên nhân giống vô tính bằng các phương pháp ghép, giâm
cành, hoặc chiết cành. Mật độ có thể xê dịch từng vùng, có nơi trồng 300 – 500
cây/ha, cũng có nơi trồng từ 800 – 1.200 cây/ha. Cam Canh là giống lưu niên nên
phải đào hố và bón lót tốt trước khi trồng. Hố nên rộng từ 40×40×40 cm tới
60×60×60 cm. Ở các vùng đồi gò, hố nên rộng hơn (70×70×70cm). Mỗi hố cho
30 – 40 kg phân chuồng hoai mục, 0,2 – 0,5 kg phân lân Văn Điển và 0,1 – 0,2
kg sunfat Kali, ta trộn phân với đất mặt và lấp hố trước khi trồng 15 – 20 ngày.
Sau khi trồng cây, nên nén chặt và tưới nước ngay. Ta tưới mỗi ngày một lần và
tưới hơi đẫm trong 10 ngày đầu. Sau đó, mỗi tuần tưới 1 -2 lần cho cây. Khi cây
đã bén rễ thì giảm dần số lần tưới nhưng giữ cho đất luôn có độ ẩm khoảng 70%.
Các hộ trồng cam có thể trồng xen rau, đậu quanh gốc cam trong 2 – 3 năm đầu
khi chưa khép tán.
Giống với các cây cùng họ, cam đường Canh cũng dễ bị một số sâu bệnh
phá hoại như: sâu vẽ bùa, sâu đục thân, sâu cành, nhện đỏ, nhện trắng, ruồi đục

11



quả, bệnh loét, bệnh chảy gôm, bệnh do virus... Các hộ sản xuất nên chú ý, tuân
thủ quy trình bảo vệ thực vật mà cán bộ khuyến nông đã hướng dẫn.
Cam là loại quả chứa nhiều vitamin C và có nhiều công dụng chữa bệnh
khá hữu hiệu như trị viêm khớp, trị lão hóa, tốt cho bệnh tim mạch, trị táo bón...
Cam rất giàu chất chống oxy hóa và chất phytochemical có tác dụng chống lão
hóa rất tốt. Theo các nhà khoa học Anh: “Bình quân trong một trái cam có chứa
khoảng 170mg phytochemicals bao gồm các chất dưỡng da và chống lão hóa”.
Quả cam là loại quả được yêu thích và có lợi cho cả người khỏe mạnh cũng như
bệnh nhân. Cam giúp giải nhiệt, thỏa cơn khát cho người có cường độ vận động
cao, tăng cường hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của cơ thể. Những người ăn nhiều
cam quýt có tỷ lệ nhiễm các bệnh ung thư như: ung thư phổi, dạ dày... rất thấp.
Các thành phần từ cam cũng được sử dụng rất phong phú từ lá, hoa, vỏ cây
và trái đều có thể hãm thành nước uống có vị đắng nhẹ và hương cam đặc trưng.
Nước hãm lá cam có thể giúp hạ hỏa, đặc biệt khi mất ngủ, xoa dịu rối loạn chức
năng lưu thông máu. Giá trị dinh dưỡng trong quả cam: 100 gr cam có chứa
87,6gr nước, 1,104 microgr Carotene – một loại vitamin chống oxy hóa, 30 mg
vitamin C, 10,9 g chất tinh bột, 93 mg kali, 26 mg canxi, 9mg Magnesium, 0,3 g
chất xơ, 4,5 mg natri, 7mg Chromium, 20mg phốt pho, 0,32 mg sắt và giá trị
năng lượng là 48Kcal, thích hợp cho người ăn kiêng, béo phì.
2.1.3 Ý nghĩa của phân tích chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị có thể được phân tích từ góc độ của bất kỳ tác nhân nào trong
số các trong các nhân tham gia trong chuỗi. Phép phân tích chuỗi giá trị thường
được sử dụng trong các công ty, các doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước... Bốn
khía cạnh trong phân tích chuỗi giá trị được áp dụng trong nông nghiệp cũng
mang nhiều ý nghĩa đó là:
Thứ nhất, phân tích chuỗi giá trị giúp chúng ta lập sơ đồ một cách hệ thống
các bên tham gia vào sản xuất, phân phối, tiếp thị và bán một (hoặc nhiều) sản
phẩm cụ thể.
Thứ hai, phân tích chuỗi giá trị có vai trò trung tâm trong việc xác định sự
phân phối lợi ích của những người tham gia trong chuỗi. Điều này đặc biệt quan


12


trọng đối với các nước đang phát triển (nhất là nước nông nghiệp) khi tham gia
vào quá trình toàn cầu hóa.
Thứ ba, phân tích chuỗi giá trị có thể dùng để xác định vai trò của việc nâng
cấp trong chuỗi giá trị.
Thứ tư, phân tích chuỗi giá trị có thể nhấn mạnh vai trò của quản trị trong
chuỗi giá trị.
Như vậy, phân tích chuỗi giá trị có thể làm cơ sở cho việc hình thành các dự
án, chương trình hỗ trợ cho một chuỗi giá trị hoặc một số chuỗi giá trị nhằm đạt
được một số chuỗi kết quả phát triển mong muốn hay nó là động thái bắt đầu một
quá trình thay đổi chiến lược hoạt động sản xuất, kinh doanh theo hướng ổn định,
bền vững
2.1.4 Các phương pháp phân tích chuỗi giá trị ngành hàng trên thế giới
Hiện nay trên thế giới có ba luồng nghiên cứu chính về chuỗi giá trị đã xây
dựng nên những phương pháp nghiên cứu mang tính hệ thống và được áp dụng
rộng rãi trong phân tích chuỗi giá trị không chỉ trong lĩnh vực nông nghiệp, trong
phạm vi một công ty, một quốc gia mà nó còn được dùng phân tích chuỗi giá trị,
hệ thống chuỗi giá trị trên trong phạm vi toàn cầu. Các phương pháp phân tích
chuỗi giá trị đó là: Phương pháp chuỗi, khung khái niệm do Porter lập ra (1985),
và phương pháp toàn cầu do Kaplinsky đề xuất (1999), Gereffi (1994, 1999,
2003) và Korrzeniewicz (1994).
Sử dụng phương pháp phân tích chuỗi chủ yếu làm công cụ để nghiên cứu
cách thức tổ chức của các hệ thống sản xuất địa phương được kết nối với công
nghiệp chế biến, thương mại, xuất khẩu và khâu tiêu dùng cuối cùng.
Luồng nghiên cứu thứ hai liên quan đến công trình của Porter (1985) về lợi
thế cạnh tranh. Porter đã dùng khung phân tích chuỗi giá trị để đánh giá xem một
công ty nên tự định vị mình như thế nào trên thị trường và trong mối quan hệ với

các đối tác và đối thủ cạnh tranh. Trong bối cảnh này, khái niệm chuỗi giá trị
được sử dụng như là một khung khái niệm mà các doanh nghiệp có thể dùng để
tìm ra các nguồn lợi thế cạnh tranh của mình.

13


Gần đây nhất, khái niệm chuỗi giá trị được áp dụng để phân tích toàn cầu
hóa (Gereffi and Korzeniewicz, 1994, Kaplinsky, 1999). Tài liệu này dùng khung
phân tích chuỗi giá trị để tìm hiểu cách thức mà các công ty và các quốc gia hội
nhập toàn cầu hóa và để đánh giá các yếu tố quyết định đến phân phối thu nhập
toàn cầu. Kaplinsky và Morris (2001) quan sát được rằng trong quá trình toàn cầu
hóa khoảng cách thu nhập trong và giữa các nước tăng lên.
Dù khác nhau như thế nào đi nữa về cách tiếp cận, phân tích chuỗi giá trị có
bốn kỹ thuật phân tích chính là:
(1) Sơ đồ hoá mang tính hệ thống: Những tác nhân tham gia sản xuất, phân
phối, tiếp thị và bán một hay nhiều sản phẩm cụ thể; Đánh giá các đặc điểm của
các tác nhân tham gia, cơ cấu lợi nhuận và chi phí, dòng hàng hóa trong suốt
chuỗi, các đặc điểm của việc làm, địa chỉ tiêu thụ và khối lượng bán hàng trong
và ngoài nước; Những chi tiết như thế có thể được tập hợp từ việc phối hợp khảo
sát cơ bản, phỏng vấn nhóm, các phỏng vấn không chính thức, và dữ liệu thứ cấp.
(2) Xác định sự phân phối lợi ích giữa các tác nhân tham gia trong chuỗi
bao gồm:Phân tích chênh lệch giá và lợi nhuận trong chuỗi; Xác định ai được lợi
từ việc tham gia chuỗi; Những tác nhân nào có thể hưởng lợi từ việc hỗ trợ hay tổ
chức lại sản xuất.
(3) Nghiên cứu vai trò nâng cấp bên trong chuỗi: Cải tiến trong chất lượng
và thiết kế sản phẩm giúp các nhà sản xuất thu được giá cao hơn hoặc qua việc đa
dạng hóa các dòng sản phẩm cung cấp; Đánh giá lợi nhuận của những người
tham gia trong chuỗi cũng như thông tin về những ràng buộc hiện diện mới đây;
Vấn đề quản trị, cấu trúc các quy định, rào cản gia nhập ngành, ngăn cấm thương

mại và các tiêu chuẩn.
(4) Nhấn mạnh vai trò của quản lý:Cơ cấu của các mối quan hệ và cơ chế
điều phối tồn tại giữa các tác nhân trong chuỗi giá trị; Góc độ chính sách: xác
định các sắp xếp về thể chế nhằm cải thiện năng lực hoạt động của chuỗi, xóa bỏ
các bóp méo trong phân phối và gia tăng giá trị gia tăng trong ngành.
Cách tiếp cận nghiên cứu chuỗi giá trị hiện đang được nhiều tổ chức quốc
tế, các viện nghiên cứu, trường đại học áp dụng rộng rãi trong lĩnh vực nghiên

14


×