Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Bước đầu tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật ký sinh trên cá thia đồng tiền ba chấm (dascyllus trimaculatus) nuôi trong hệ thống nuôi tuần hoàn tại trung tâm nghiên cứu và phát triển nuôi biển viện nghiên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.95 MB, 48 trang )

i

MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC...................................................................................................................i
DANH MỤC CÁC BẢNG ........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC HÌNH..........................................................................................iii
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT............................................................................ iv

MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
Phần 1: TỔNG QUAN
1.1 Sự phát triển của nghề cá cảnh biển ................................................................... 3
1.1.1 Trên thế giới ................................................................................................... 3
1.1.1 Việt Nam ........................................................................................................ 3
1.2 Đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của cá thia đồng tiền ba chấm.................... 5
1.2.1 Đặc điểm sinh học .......................................................................................... 5
1.2.2 Giá trị kinh tế của cá thia đồng tiền ba chấm................................................... 7
1.3 Những nghiên cứu về bệnh trên cá thia đồng tiền ba chấm ............................... 9

Phần 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu ................................................... 13
2.2 Tìm hiểu hệ thống nuôi và các thông số môi trường nuôi:................................. 13
2.3 Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật ký sinh............................. 13
2.3.1 ...................................................................... Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
2.3.13.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu: ...................................................... 14
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng .......................................................... 14
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn ................................................................ 16
2.3.5

Phương pháp nghiên cứu nấm: .................................................................... 18



2.4 Phương pháp xử lý số liệu:................................................................................ 18

Phần 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả tìm hiểu hệ thống nuôi và các thông số môi trường ............................. 19

13


ii

3.2 Kết quả thu mẫu............................................................................................... 20
3.3 Kết quả nghiên cứu kí sinh trùng ..................................................................... 22
3.3.1 Thành phần loài ký sinh trùng......................................................................... 22
3.3.2 Đặc điểm các loài ký sinh trùng trên .............................................................. 25
3.4 Kết quả nghiên cứu vi khuẩn............................................................................ 27
3.4.1 Kết quả nuôi cấy phân lập và định danh vi khuẩn ......................................... 27
4.3.2 Kết quả thử độ nhạy kháng sinh ..................................................................... 34
3.5 Kết quả nghiên cứu nấm ................................................................................... 37

PHẦN 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUÂT Ý KIẾN
4.1 Kết luận ............................................................................................................ 38
4.2 Đề xuất ý kiến................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 40


iii

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang

Bảng 3.1: Các thông số môi trường nuôi cá thia đồng tiền ba chấm..................... 19
Bảng 3.2: Các dấu hiệu bệnh lý và tần số xuất hiện .............................................. 21
Bảng 3.3: Thành phần loài và CĐCN, TLCN ký sinh trùng trên cá thia đồng tiền ba
chấm..................................................................................................................... 23
Bảng 3.4: Kết quả phản ứng sinh hóa và định danh vi khuẩn ................................ 30
Bảng 3.5: Tần số bắt gặp các chủng vi khuẩn ....................................................... 31
Bảng 3.6: Tính nhạy cảm của vi khuẩn đối với kháng sinh ...................................35

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus).............................. 5
Hình 2.2: Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật
ký sinh.................................................................................................................. 13
Hình 3.1: Một số hình ảnh cá thia bệnh.................................................................20
Hình 3.2: Trichodina sp ........................................................................................ 25
Hình 3.3: Ceratomyxa sp ...................................................................................... 25
Hình 3.4: Myxobolus sp ........................................................................................ 25
Hình 3.5: Haliotrema sp ....................................................................................... 26
Hình 3.6: Prosohynchus pacificus........................................................................26
Hình 3.7: Hysterolectitha nahaensis .....................................................................27
Hình 3.8: Goezia sp .............................................................................................. 27
Hình 3.9: Một số hình ảnh phân lập và định danh vi khuẩn...................................29
Hình 3.10: Biểu đồ tần số bắt gặp các chủng vi khuẩn phân lập............................ 32
Hình 3.11: Kháng sinh đồ của vi khuẩn phân lập .................................................. 37


iv

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NTTS: Nuôi trồng thủy sản
KST: Ký sinh trùng

KHV: Kính hiển vi
TLCN: Tỷ lệ cảm nhiễm
CĐCN: Cường độ cảm nhiễm
Cs: Cộng sự


1

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay, cá cảnh biển đang là thị trường rất sôi động trên thế giới. Ước tính
một tấn cá kinh tế trị giá chỉ 6.000 USD trong khi đó một tấn cá cảnh biển lên đến
496.000 USD. Hằng năm trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển,
doanh thu đạt hơn 200 triệu USD. [44]
Biển Việt Nam với khu hệ san hô trù phú và hàng ngàn đảo lớn nhỏ là nơi trú
ngụ của hơn 600 loài cá san hô là tiềm năng lớn cho nghề nuôi và kinh doanh cá
cảnh biển. Cá cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã được ưa chuộng ở nhiều nước
trênn thế. Hoạt động nuôi và xuất khẩu cá cảnh biển ở , nước ta đã ngày được quan
tâm hơn hướng tới quy mô công nghiệp. Có thể nói cá cảnh sẽ là sản phẩm thúc đẩy
nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm nhiều năm tới. [17]
“Một khi NTTS đã phát triển ở mức công nghiệp, thì kỹ thuật quản lý môi
trường và dịch bệnh đã trở thành bí quyết quan trọng để đảm bảo sự thành công của
vụ nuôi” (Đỗ Thị Hòa, 2005). Với cá cảnh biển cũng vậy, mặc dù tiềm năng rất dồi
dào, giá trị kinh tế rất lớn nhưng để đảm bảo cho sự phát triển bền vững thì những
nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị bệnh là vô cùng cần thiết. [6]
Xuất phát từ yêu cầu thực tế trên được sự đồng ý của Bộ Môn Bệnh Học
Thủy Sản – Khoa Nuôi Trồng Thủy Sản – Trường Đại Học Nha Trang và sự giúp
đỡ của Phòng Công Nghệ Sinh Học – Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi
Biển, đề tài “ Nghiên cứu công nghệ sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thia
đồng tiền ba chấm Dascyllus Trimaculatus”, Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thủy
Sản III, tôi đã thực hiện đề tài: “Bước đầu tìm hiểu thành phần ký sinh trùng và

vi sinh vật ký sinh trên cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus) nuôi
trong hệ thống nuôi tuần hoàn tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi
Biển - Viện Nghiên Cứu NTTS III”.
Đề tài được thực hiện với các nội dung sau:
1. Tìm hiểu hệ thống nuôi và các thông số môi trường nuôi cá thia đồng tiền ba
chấm tại cơ sở.


2

2. Tìm hiểu thành phần ký sinh trùng ký sinh trên cá thia đồng tiền ba chấm.
3. Tìm hiểu thành phần vi khuẩn ký sinh trên cá thia đồng tiền ba chấm.
4. Tìm hiểu thành phần vi nấm ký sinh trên cá thia đồng tiền ba chấm.
Đề tài nhằm tìm hiều thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật kí sinh trên cá
thia đồng tiền ba chấm. Trên cơ sở đó, bước đầu góp phần xác định nguyên nhân
gây bệnh trong qúa trình sản xuất giống và nuôi thương phẩm cá thia đồng tiền ba
chấm, làm cơ sở cho việc đề xuất biện pháp phòng trị bệnh.
Luận văn đã được thực hiện với sự giúp đỡ tận tình của các cơ quan, thầy cô
giáo, gia đình và bè bạn. Tuy nhiên do kiến thức còn hạn chế, điều kiện nghiên cứu
còn nhiều khó khăn nên luận văn khó tránh khỏi thiếu sót. Em rất mong nhận được
sự đóng góp của quý thầy cô và bè bạn để luận văn được hoàn thiện hơn.
Nha Trang, ngày 25, tháng 06, năm 2009.
Sinh viên thực hiện:

Ninh Thị Thúy


3

Phần 1: TỔNG QUAN

1.1 Sự phát triển của nghề cá cảnh biển
Trước đây trong lĩnh vực thủy sản chủ yếu chỉ mới quan tâm tới các loài cá
kinh tế đáp ứng nhu cầu về thực phẩm cho con người. Tuy nhiên khi cuộc sống
ngày một nâng cao nhu cầu các loài sinh vật cảnh có giá trị thẩm mĩ, giải trí ngày
càng nhiều, trước xu thế đó cá cảnh biển đã sớm khẳng định được giá trị to lớn của
mình. Ước tính một tấn cá kinh tế chỉ trị giá 6.000 USD trong khi đó một tấn cá
cảnh biển lên đến 496.000 USD. [44]
1.1.1 Trên thế giới
Hoạt động sản xuất và kinh doanh cá cảnh đang diễn rất sôi động. Hằng năm
trên thế giới tiêu thụ khoảng 35 triệu con cá cảnh biển, doanh thu đạt hơn 200 triệu
USD với nhiều nhóm cá có giá trị như: cá thia (Pomacentridae), cá bác sĩ
(Labridae), cá bướm (Chaetodontidae), cá ngựa (30-40 USD/con), cá hoàng đế (50100 USD/con), cá rồng biển (5000 USD/con)... [44]
Nhiều nước đã coi việc xuất khẩu cá rạn san hô là một nguồn lợi kinh tế quan
trọng. Những nước đứng đầu về xuất khẩu cá cảnh là: Philippines, Indonesia, the
Solomon Islands, Sri Lanka, Australia, Fiji, Maldives và Palau. Riêng xuất khẩu cá
cảnh biển của Indonesia năm 1993 đạt 3.043 tấn tương đương 8.5 triệu USD. Giá trị
xuất khẩu hàng năm của Philippin trong giai đoạn 1990-1994 đã đạt tới 6.76 triệu
USD. Song song với các nước này, Mỹ, Anh, Hà Lan, Pháp, Đức là những thị
trường tiêu thụ cá cảnh biển trọng điểm (chiếm tới 99%). Ngoài ra, Đài Loan, Nhật
Bản và Hồng Kông cũng là những thị trường nhập khẩu cá cảnh quan trọng. [26]
Như vậy, có thể thấy cá cảnh biển là nguồn lợi có giá trị kinh tế lớn cho
những quốc gia có tài nguyên này.
1.1.2 Việt Nam
Việt Nam có hơn 3000 km đường biển nằm trong vùng biển nhiệt đới là điều
kiện thuận lợi cho các loài cá san hô. Đặc biệt, vùng biển miền Trung với những đặc
điểm: ít cửa sông, độ mặn và độ trong cao với nhiều rạn san hô và hàng ngàn đảo
lớn nhỏ là môi trường lý tưởng của nhóm cá này. Nguyễn Hữu Phụng và cs (1995)


4


đã thống kê được có 635 loài cá sống ở rạn san hô với 62 họ; trong đó có 4 họ
chiếm tỷ lệ lớn nhất là họ cá thia (Pomacentridae), cá bàng chài (Labridae), cá
bướm (Chaetodontidae) và cá mó (Scaridae). Riêng quần đảo Trường Sa đã có 219
loài cá san hô thuộc 44 họ, trong đó có 159 loài đặc hữu. Đặc biệt, vùng biển Nha
Trang được ghi nhận là vùng biển rất đa dạng về cá rạn san hô với 398 loài. [13]
Những loài cá quý hiếm như cá hoàng đế, cá ngựa đen, cá rồng biển
(Phyllopteryx taeniolatus)…và nhiều loài cá cảnh biển có giá trị xuất khẩu cao như:
Amphiprion sp, Dascyllus sp… đều có ở biển Việt Nam. [44]
Từ năm 1980 Việt Nam bắt đầu xuất khẩu cá cảnh. Cho đến nay nước ta đã gặt
hái được nhiều thành quả trong trong lĩnh vực này. Ước tính hằng năm xuất khẩu cá
cảnh của Việt Nam đạt doanh thu khoảng 4 triệu USD, riêng năm 2004, đạt gần 10
triệu USD, tăng gấp đôi so với 2 năm trước đó (5 triệu USD). Trong đó cá cảnh biển
chiếm khoảng 10%. Cá cảnh mang thương hiệu Việt Nam đã có mặt ở nhiều nước
Anh, Đức, Pháp, Thụy Sỹ, Đan Mạch, Canada, Mỹ, Brazil, Đài Loan, Hồng Kông,
Nhật Bản...và đã được thị trường thế giới đánh giá rất cao về chất lượng cũng như
chủng loại. Việt Nam là quốc gia thuộc một trong ba khu vực có cá cảnh đẹp trên
thế giới, bao gồm Nam Mỹ, Châu Phi và Đông Nam Á. Có thể nói cá cảnh sẽ là sản
phẩm thúc đẩy nhanh kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam trong năm nhiều
năm tới. [26], [10]
Để phát triển và bảo vệ nguồn lợi này, Việt Nam đã có một số nghiên cứu
bước đầu về sinh sản nhân tạo một số loài cá cảnh biển có giá trị. Cụ thể như: Viện
Hải Dương Học Nha Trang đã cho sinh sản nhân tạo thành công cá khoang cổ đỏ
(Amphiprion frenatus), sản xuất giống thành công cũng như nuôi thương phẩm ba
loài cá ngựa: cá ngựa đen (Hippocampus kuda), cá ngựa vằn (Hippocampus comes),
cá ngựa gai (H. spinosisimuss). Bên cạnh đó, hiện nay tại Trung tâm Nghiên cứu và
Phát triển Nuôi Biển-Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III, cá thia đồng tiền
ba chấm cũng đang được nghiên cứu sản xuất giống và nuôi thương phẩm. [1]



5

1.2 Đặc điểm sinh học và giá trị kinh tế của cá thia đồng tiền ba chấm
1.2.1 Đặc điểm sinh học
 Hệ thống phân loại
Ngành động vật có xương sống: Vertebrata
Lớp cá xương: Osteichthyes
Bộ cá vược:
Họ cá thia:

Perciformes
Pomacentridae

Giống cá thia đồng tiền :

Dascyllus

Loài cá thia đồng tiền ba chấm: D. trimaculatus (Ruppell,1829)

Hình 1.1: Cá thia đồng tiền ba chấm (Dascyllus trimaculatus)
(nguồn: flickr.com/search/?q=damisela)
 Đặc điểm hình thái phân loại
D. trimaculatus có thân hình thoi, mình dẹt hai bên, thân có phủ lớp vẩy
lược, chiều dài thân bằng 1.4 -1.6 lần chiều cao thân. Miệng nhỏ, răng dạng hình
nón. Cán đuôi nhỏ, vây đuôi hơi lõm vào trong. Chúng chỉ có 1 vây lưng, và cũng
mang đặc điểm chung của bộ cá vược với vây lưng và vây hậu môn có tia gai rất
phát triển. Công thức vây: DX-XII,14–16, AII,12-15, P18-21, công thức đường bên:
17

45

. D. trimaculatus có thân màu đen nhung nổi bật với ba chấm trắng, một ở
10  11

trước đầu và hai chấm ở hai bên thân, gần gốc vây lưng. Những chấm trắng này nổi
bật khi cá còn nhỏ và mờ dần theo tuổi cá, khi cá trưởng thành chấm trắng trước


6

đầu gần như mất hẳn. Kích cỡ khai thác phổ biến của loài này khoảng10 – 12 cm,
kích thước lớn nhất có thể tới 16 cm. [34]
 Đặc điểm phân bố và môi trường sống
Ngoài tự nhiên, D.trimaculatus phân bố ở bờ biển nhiệt đới của Tây Ấn Độ
Dương, vùng Tây Bắc của bờ biển Tây Úc, phía bắc của rặng Great Barier,
Queensland, phía Nam của Newsouth Wales và đảo Lord Howe, các vùng biển
Đông Phi, Hồng Hải, Đông Á và Đông Nam Á. Ở Việt Nam chúng có mặt ở cả 3
miền nhưng tập trung chủ yếu ở vùng biển Trung Bộ và nhiều nhất ở khu vực
Khánh Hòa. [12]
Cũng giống hầu hết các loài cá thia khác D.trimaculatus thích sống ở vùng có
rạn san hô hoặc vùng biển có đá ngầm và hầu như không di cư đến nơi khác. Theo
nghiên cứu của Allen (1999), D.trimaculatus có thể sống được ở độ sâu từ 1 đến
55m, tập trung nhiều nhất ở 4 đến 10m, nhiệt độ 26-28OC, độ mặn từ 32-35o/oo, pH
từ 7.9-8.6. Ở giai đoạn giống, cá thia thường phân bố ở các vùng biển gần bờ nơi có
hải quỳ, nhím biển hay cỏ chân ngỗng. Chúng có tập tính kết đàn và giai đoạn giống
chúng thường sống cộng sinh với hải quỳ. Chúng bơi lội xung quanh hải quỳ, quấn
mình vào những xúc tu và dần dần bơi vào nằm lên bên trên thân của hải quỳ. Cá
được hải quỳ che chở, chúng thường tha thức ăn vào đây như một nơi dự trữ thức ăn
và hải quỳ cũng sử dụng nguồn thức ăn này. (trích theo Nguyễn Hữu Phụng, 2005)
Đặc điểm dinh dưỡng
Cá thia có miệng nhỏ, răng dạng nón, dạ dày dạng túi tròn, ruột ngắn. Cấu

trúc hệ tiêu hóa của loài thể hiện tính ăn thiên về động vật.
D.trimaculatus là loài cá ăn tạp, thức ăn tự nhiên của chúng bao gồm cả tảo
rong đáy và mảnh vụn hữu cơ, giáp xác nhỏ, copepoda và động vật không xương
khác. Giai đoạn nhỏ chúng ăn những sinh vật nhỏ, rong tảo cộng sinh và phân bố
trên rạng san hô. Ngoài ra, Allen (1991) còn tìm thấy trong dạ dày cá cả trứng cá
thia đồng tiền. Trong điều kiện nuôi nhốt chúng ăn nhiều loại thức ăn được cung
cấp: thức ăn công nghiệp, thức ăn tươi sống, thậm chí cả rau cỏ. Do vậy khi nuôi
trong điều kiện nhân tạo không khó để tập cho chúng ăn thức ăn công nghiệp. Loài


7

này cũng khá háu ăn và hiếu chiến nên việc cung cấp đầy đủ thức ăn có vai trò quan
trọng trong việc tạo quan hệ ôn hòa cho cá nuôi. (theo Nguyễn Hữu Phụng, 2005).
Đặc điểm sinh học sinh sản
Ở nước ta, cá thia đồng tiền ba chấm sinh sản quanh năm nhưng tập trung từ
tháng 3 tới tháng 10. Cá trưởng thành dài khoảng 12,5cm. Vào mùa sinh sản màu
đen nhung trên cơ thể cá trở nên đậm hơn làm ba chấm trắng càng trở nên nổi bật.
Gần giống với các loài cá nước mặn khác, loài này cũng làm tổ đẻ trứng. Khi chuẩn
bị sinh sản chúng chọn một nơi để làm tổ, vật liệu làm tổ là sỏi đá và san hô gẫy.
Chúng bảo vệ lãnh thổ của mình và sẵn sàng tấn công những cá khác xâm nhập lãnh
thổ của chúng. Sau khi cá cái đẻ trứng vào tổ, cá đực chăm sóc trứng và dọn dẹp tổ
bằng cách ăn những trứng không thụ tinh hay trứng bị thoái hóa. [12]
1.2.2 Giá trị kinh tế của cá thia đồng tiền ba chấm
Họ cá thia ( Pomacentridae ) là nhóm cá rạn san hô có sự phong phú về
chủng loại (28 chủng, 321 loài) và sự đa dạng về kiểu dáng, sắc màu nên có sức thu
hút lớn đối với những người chơi và kinh doanh cá cảnh. Theo sự phân tích dữ liệu
xuất nhập khẩu cá cảnh của tổ chức GMAD (The Global Marine Aquarium
Database) giai đoạn 1997- 2003, hoạt động kinh doanh cá cảnh trên toàn thế giới
diễn ra với 1.471 loài, số lượng trung bình mỗi năm khoảng 20 – 24 triệu con.

Trong đó các loài thuộc họ cá thia (Pomacentridae) chiếm tỉ lệ lớn nhất (xuất khẩu
chiếm 47% và nhập khẩu chiếm 43%). Đặc biệt có tới 6 loài của họ cá này nằm
trong ‘top ten’ cá cảnh đầu bảng của thế giới. Bao gồm: 2 loài cá khoang cổ
(anemonefish) và 4 loài cá thia (damselfish). [24]
Ở nước ta, cá thia cũng là họ đa dạng nhất ( 66 loài) và có tỷ trọng lớn
chiếm 29% về số lượng, 13% về giá trị trong xuất khẩu cá cảnh của Việt Nam; giá
bán trung bình mỗi con cá khoảng 0.7-2.5 USD. Theo Võ Sĩ Tuấn trong chương
trình giám sát sinh thái khu bảo tồn biển vịnh Nha Trang, Khánh Hòa, giai đoạn
2002 – 2005: Cá kích thước nhỏ (1 – 10cm), đặc biệt họ cá thia Pomacentridae và
các loài Chromis weberi, C.ternatensis,

Dascyllus reticulatus, D.trimaculatus,


8

chiếm ưu thế trong tổng độ phong phú của cá. Các loài này có mật độ tương đối
cao tại tất cả các điểm giám sat. [26], [17]
Theo nghiên cứu của Yunaldi và cs (2005) về cá cảnh biển xuất khẩu ở
Pejarakan, Sumber Kima và Penyabangan, bắc Bali : trong tổng số 164 loài thì cá
thia là loại cá cảnh biển ưu thế nhất. Đây là nhóm cá có vùng phân bố rộng, đa dạng
về thành phần loài và hầu hết các loài trong nhóm này đều không kén chọn thức ăn,
sức đề kháng cao, khả năng chống chịu tốt với các biến động thủy lý, thủy hóa của
môi trường, có tập tính sống bầy đàn và dễ hòa hợp với các loài cá và sinh vật khác
trong bể nuôi. Do đó không ít loài trong nhóm này được xếp vào top đầu bảng như:
Chromis viridis, D.aruanus, D. trimaculatus, D. albisella. [42]
Trong đó, D. trimaculatus đứng thứ 6 trong top ten cá cảnh xuất khẩu toàn thế
giới, là 1 trong 15 loài đứng đầu ở Pejarakan (với tổng số 123 loài ), 1 trong 13 loài
đầu bảng ở Penyabangan và 1 trong 5 loài cá cảnh có sản lượng cao nhất ở
Sumberkima. Hơn nữa, D.trimaculatus còn đứng thứ 2 trong topten của Sri Lanka,

một trong những nước đứng đầu về xuất khẩu cá cảnh. [26]
Với nhiều ưu điểm về hình dáng màu sắc, đặc biệt là khả năng thích nghi với
môi trường cao và sức đề kháng tốt, dễ nuôi trong điều kiện nhân tạo,
D.trimaculatus đã thực sự thu hút được người chơi cá cảnh. Loài cá thia đồng tiền
ba chấm này đã khẳng định vị trí của mình vươn lên đứng thứ 6 trong top ten cá
cảnh nhập khẩu vào thị trường USA - thị trường có đòi hỏi cao về chất lượng cá
nhập khẩu đồng thời cũng là thị trường tiêu thụ cá cảnh lớn nhất thế giới (69%).
Điều này có ý nghĩa rất lớn trong việc đánh giá về giá trị kinh tế của loài cá cảnh
biển xinh đẹp này. [24]
Như vậy có thể nói D.trimaculatus là một trong những loài cá cảnh biển có
giá trị xuất khẩu cao trên thị trường thế giới. Hiện nay, loài này không nằm trong
‘danh sách đỏ’ (những loài có nguy cơ tuyệt chủng) nhưng một khi nhu cầu thị
trường càng cao thì việc khai thác càng mạnh sẽ dẫn đến nguy cơ cạn kiệt nguồn
lợi. Do đó những nghiên cứu sâu hơn về đặc điểm của loài cũng như những nghiên
cứu về sinh sản nhân tạo và phòng trị bệnh cho cá là cần thiết.


9

1.3 Những nghiên cứu về bệnh trên cá thia đồng tiền ba chấm
Cá cảnh Việt Nam đã thực sự thu hút được thị trường thế giới. Đặc biệt, Mỹ,
Châu Âu – những thị trường khó tính nhất cũng đã trở thành thị trường nhập khẩu
cá cảnh lớn của Việt Nam, Mỹ chiếm 35%, châu Âu hơn 60% tổng kim ngạch xuất
khẩu cá cảnh cả nước. Tuy nhiên, hiện nay tình trạng bệnh trên cá cảnh đang là rào
cản rất lớn. [12]
Tp . Hồ Chí Minh là nơi hoạt động nuôi và xuất khẩu cá cảnh rất sôi động.
Trong đó, 2 loài có giá trị xuất khẩu lớn nhất là cá chép và cá vàng. Đây cũng là 2
loài nhạy cảm với bệnh virus mùa xuân (SVC- Spring Viraemia of Carp) và virus
gây bệnh mụn dộp (KHV). Hiện thành phố có hơn 292 cơ sở nuôi và kinh doanh cá
cảnh nhưng mới chỉ có 3 cơ sở thực hiện tốt các yêu cầu của Mỹ trong suốt 2 năm

qua và được Cục Thú y (Bộ NN-PTNT) trao giấy chứng nhận vùng an toàn dịch
bệnh đối với virus này được xuất khẩu 2 loài cá trên. Điều này đã mở ra khá nhiều
hy vọng cho việc nâng cao kim ngạch xuất khẩu cá cảnh. Tuy nhiên, đó mới chỉ là
một chặng trong hành trình mở rộng thị trường xuất khẩu cá cảnh. Vì cho đến nay,
tại thị trường tiêu thụ cá cảnh lớn nhất là châu Âu, Việt Nam vẫn chưa được phép
xuất khẩu 2 loại cá này, vì ở các thị trường này các quy định còn chặt chẽ hơn
nhiều. Và ngay cả thị trường Mỹ, cũng không phải đã hết “rào cản”. Sau khi cho
phép nhập khẩu 2 loài cá trên, phía Mỹ cho biết 2 năm nữa (2011), nếu không có
giấy chứng nhận an toàn đối với hội chứng lở loét trên cá (EUS) thì việc xuất khẩu
cũng sẽ bị tắc như tình trạng cá chép Nhật và cá vàng mấy năm qua. Mà hội chứng
này lại liên quan đến nhiều loại cá khác nhau chứ không phải chỉ 2 loại cá trên. Vì
vậy, việc vượt qua rào cản kỹ thuật này đến rào cản kỹ thuật khác như là những
cuộc “trường chinh” trong quá trình chinh phục và mở rộng thị trường cá cảnh xuất
khẩu. [12]
Hiện chưa có thông báo nào về tình trạng tương tự trên cá cảnh biển của Việt
Nam. Tuy nhiên, một khi nghề nuôi và kinh doanh cá biển thực sự phát triển mà
không có những kiến thức cần thiết về quản lý và chăm sóc sức khỏe cá thì những
rủi ro trên là không thể tránh khỏi. Do đó, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững


10

của ngành giàu tiềm năng này, những nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị
bệnh cho cá cảnh biển là vô cùng cần thiết.
Dù vậy, đến nay những nghiên cứu về cá cảnh nói chung và D.trimaculatus
nói riêng còn rất hiếm. Một số bệnh trên loài này đã được báo cáo như:
 Bệnh do dinh dưỡng: bệnh gan nhiễm mỡ (Lipoid liver disease) do cá cảnh
chủ yếu được nuôi bằng thức ăn công nghiệp. Khi hàm lượng lipid trong thức ăn
quá cao sẽ dẫn tới tình trạng tích mỡ thừa ở gan làm ảnh hưởng tới chức năng của
gan và sức khỏe của cá. Weisman và Miller (2006) đã thu những mẫu cá thia xanh

(Blue Damselfish) có dấu hiệu bị sình bụng để kiểm tra sự biến đổi mô học. Kết quả
cho thấy sự hiện diện của những không bào và sự chiếm chỗ của những đám tế bào
mỡ (adipocytes) ở gan. [30]
Bệnh do virus:
-Bệnh hoại tử thần kinh (viral nervous necrosis-VNN) do Betanodaviruses:
Dennis Kaw Gomez và cs (2006) đã kiểm tra 237 mẫu cá (65 loài cá biển, 12 loài cá
nước ngọt) ở Seoul, South Korea. Kết quả cho thấy D. trimaculatus cùng 2 loài cá
nước ngọt và 7 loài cá biển khác có kết quả dương tính với virus này. [25]
- Bệnh Lymphocyctis: Đây là bệnh do Iridovirus gây ra với dấu hiệu đặc
trưng là sự tạo thành các khối u nhỏ do sự phì đại của các tế bào nhiễm virus. Các
khối u này có thể nằm riêng rẽ hoặc tụ lại thành từng cụm trên da, vây và mang của
cá. Mầm bệnh virus phát tán ra ngoài môi trường khi các khối u này bị vỡ và lan
truyền từ cá khỏe sang cá bệnh qua các vết thương hở. Đôi khi các khối u vỡ ra gây
lở loét và xuất huyết. Bệnh không gây chết nhiều nhưng lại làm mất đi vẻ đẹp - vốn
là yếu tố quyết định giá trị đối với mỗi loài cá cảnh. Adrian và Ogle (1977) lần đầu
tiên đã được phát hiện bệnh Lymphocystis trên 4 loài thuộc giống cá thia đồng tiền:
D.trimaculatus, D.aruanus, D.melanurus, và black-tailed humbug. Ở nước ta theo
Đỗ Thị Hòa và cs, 2005: Tần xuất gặp của bệnh lymphocystic ở cá biển nuôi tại
Khánh Hòa không cao, trong đó chỉ gặp bệnh này ở cá giò, cá chẽm, các loài cá
khác chưa gặp bệnh này. Có tới 80% trường hợp bệnh này xuất hiện vào mùa mưa.
Bệnh có thể gặp ở các cỡ cá khác nhau, nhưng vẫn gặp ở cá con cao hơn. [18], [7]


11

 Bệnh do vi khuẩn:
Chủng vi khuẩn Vibrio damsela đã được Milton Love và cs (1981) phân lập
và xác định là tác nhân gây bệnh lở loét trên da của loài cá Damselfish nhiệt đớiChromis punctipinnis. Kết quả cảm nhiễm vi khuẩn này trên một số loài cá cho thấy
những loài cá thuộc họ cá thia (Damselfish) đều thể hiện dấu hiệu bệnh lý như
ngoài tự nhiên nhưng không thấy dấu hiệu bệnh trên những nhóm cá khác. [36]

Zanoni cà cs (2008) đã phân lập được vi khuẩn Gram dương Mycobacterium
từ gan, thận, lách của những mẫu cá bị lở loét,đốm trắng thận thuộc nhiều loài cá
cảnh khác nhau (gồm cả cá tự nhiên và cá cảm nhiễm ngược). Trong đó có
D.trimaculatus và một số loài khác thuộc Damselfish. [43]
 Bệnh ký sinh trùng:
- Cá thia cũng thường gặp một số bệnh ký sinh trùng gây ra bởi các tác nhân
như: sporozoas, Cryptocaryon, Oodinium, monogena, digenae, nematoida,
crustaceans. [22]
 Bệnh do nấm:
Bệnh nấm ở cá cảnh biển ít khi xảy ra và chúng thướng đóng vai trò là tác
nhân thứ cấp nhiều hơn. Một số tác nhân nấm bệnh đã được tìm thấy trên cá cảnh
biển như: nấm hạt Ichthyophonus chủ yếu nội ký sinh gây ra những u hạt trắng
trong các nội quan, đôi khi bệnh còn thể hiện cả trên da của cá. Bên cạnh đó,
exophialiosis cũng đã được biết đến là một bệnh do nấm ký sinh trên cá ngựa. Bệnh
không gây lở loét hay thương tổn trên da mà những thương tổn bên trong nội quan
là chủ yếu, đặc biệt là ở gan. Bệnh dẫn tới tình trạng hôn mê và mất phương hướng
ở cá nhưng vẫn chưa có cách chữa trị. Hiện vẫn chưa có thông báo nào về bệnh do
nấm trên cá thia đồng tiền ba chấm.[44]
Nhìn chung , những nghiên cứu về bệnh trên cá thia đồng tiền ba chấm còn
rất hiếm. Đây cũng là một khó khăn lớn khi chúng ta muốn phát huy nguồn lợi này.
Ở nước ta cá thia đồng tiền ba chấm là đối tượng cá cảnh biển mới bước đầu
được quan tâm. Hiện nay tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi Biển – Viện
nghiên cứu NTTS III đang nghiên cứu sinh sản nhân tạo loài cá này nhằm đáp ứng


12

nhu cầu thị trường và giảm áp lực khai thác ngoài tự nhiên. Tuy nhiên vấn đề đặt ra
hiện nay là trong quá trình sản xuất các đàn cá bố mẹ thường xuất hiện một số dấu
hiệu bệnh gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe cá và gây chết cá như:

 Cá bị phồng mắt, sau vài ngày mắt cá bình thường trở lại.
 Một số trường hợp cá bị xuất huyết trên da và gốc vây.
 Cá bị lồi mắt kèm theo các dấu hiệu như: vây bị mòn cụt, da bị tróc vảy, lở
loét, mắt lồi đục trắng căng phồng đến khi bị nổ và bị mù, cá bỏ ăn, bơi lội không
bình thường, toàn thân trầy xước và cá chết sau 4-5 ngày thậm chí là sau 2 ngày
nuôi và vẫn chưa xác định được nguyên nhân.
Từ thực tế trên, để đảm bảo cho sự phát triển bền vững của nghề cá cảnh giàu
tiềm năng này thì những nghiên cứu về bệnh và biện pháp phòng trị bệnh trên cá
thia đồng tiền ba chấm nói riêng và cá cảnh nói chung là rất cần thiết.


13

Phần 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Thời gian, địa điểm và đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện từ 09/03 -21/06/2009 tại các cơ sở của Viện
nghiên cứu NTTS III : -Thu mẫu tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi Biển.
-Phân tích mẫu tại phòng vi sinh- dự án NUFU.
Đối tượng nghiên cứu: các giống loài ký sinh trùng và vi sinh vật ký sinh
trên cá thia đồng tiền ba chấm nuôi tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi
Biển-Viện Nghiên Cứu Nuôi Trồng Thuỷ Sản III.
2.2 Tìm hiểu hệ thống nuôi và các thông số môi trường nuôi:
- Thu thập số liệu thứ cấp
-Trực tiếp phỏng vấn cán bộ kỹ thuật tại cơ sở.
2.3 Nghiên cứu thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật ký sinh
2.3.1 Sơ đồ khối nội dung nghiên cứu:
Mẫu cá
Thu mẫu bệnh phẩm
NC ký sinh trùng
(da, mang, vây, dịch

mắt, mật, dạ dày, ruột)

Quan sát, đếm
số lượng,vẽ
hình, chụp
hình, làm tiêu
bản, phân loại

Tính CĐCN,
TLCN

NC vi khuẩn (gan,
thận, lách, mắt, não )

Nuôi
cấy,
phân
lập

Chọn chủng định danh
và làm kháng sinh đồ

NC nấm (mang, vây, vết
loét, gan, thận, lách)

Nuôi
cấy,
phân
lập


Soi
tươi

Phân loại

Hình 2.1: Sơ đồ nội dung nghiên cứu thành phần ký sinh trùng và vi sinh vật ký sinh


14

3.2.2 Phương pháp thu mẫu và xử lý mẫu:
Thực hiện phương pháp thu mẫu chọn lọc: Thu những mẫu cá có biểu hiện
bệnh lý : cá yếu, bơi lờ đờ, mắt lồi, có các vùng da bị bì tróc vẩy và xuất huyết, các
vây xơ mòn cụt….
Mẫu cá sống được thu và vận chuyển về phòng thí nghiệm bằng thùng xốp
chứa bao nilon đựng nước biển có sục khí. Khi thu mẫu kết hợp ghi chép các thông
tin về thời gian địa điểm thu mẫu, loài cá, nguồn giống, chế độ chăm sóc… không
thu mẫu cá chết. Cá thu về trong thời gian nghiên cứu được nuôi trong bể composite
chứa nước biển có sục khí.
Trước khi tiến hành nghiên cứu phải quan sát bằng mắt thường các dấu hiệu
bệnh lý bên ngoài của cá: Trạng thái, màu sắc, da, vây, vẩy…Tiến hành đo chiều
dài, cân khối lượng và ghi chép lại các thông tin.
2.3.3 Phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng
Áp dụng phương pháp nghiên cứu ký sinh trùng toàn diện trên cá của Dogiel
1929 có sửa đổi bổ sung bởi Hà Ký ( 1993), Bùi Quang Tề ( 2002), Đỗ Thị Hòa
(2005)…Nghiên cứu chỉ tiến hành kiểm tra ký sinh trùng ở các cơ quan ngoại quan
và một số cơ quan nội quan như: mật, dạ dày, ruột, dịch trong mắt.[4], [8], 15]
 Phương pháp thu mẫu ký sinh trùng:
Cạo nhớt da lên lam, quan sát dưới kính hiển vi để phát hiện ký sinh trùng.
Giải phẫu cá tách các cơ quan ngoại quan như vây, mang, nắp mang cho vào

các hộp lồng chứa nước biển; các cơ quan nội quan như: ruột, dạ dày, mật để trong
các hộp lồng chứa nước muối sinh lý 0.85%.
Mang, ruột và dạ dày khi quan sát bằng kính giải phẫu hoặc mắt thường có thể
tìm thấy ký sinh trùng có kích thước lớn như: giun tròn, Digena, Monogena. Đồng
thời cạo nhớt soi dưới kính hiển vi để phát hiện trùng có kích thước nhỏ hơn.
Dịch mật, dịch mắt: dàn mỏng trên lam để quan sát dưới kính hiển vi.
Chú ý khi soi dưới kính hiển vi luôn soi lần lượt từ các độ phóng đại thấp đến
cao tránh bỏ sót trùng.
 Phương pháp cố định, làm tiêu bản:


15

Đối với Protozoa: sau khi phết lam, cố định bằng formol 10%, để khô tự
nhiên rồi tiến hành nhuộm Nitrat bạc với trichodina, chilodoneella và nhuộm
Hematoxiline với các Protozoa khác ( trừ Cnidosporidia, Sporzoa).
Đối với Monogena chọn những mẫu sạch không bị vỡ, cố định bắng cồn 700
và làm tiêu bản không cần nhuộm.
Digena: tách trùng lên lam sạch, nhỏ acid glacial acetic lên để hút nước sau đó
nhỏ thuốc nhuộm carmine để khoảng 5 phút. Quan sát nếu thấy trùng bắt màu đạt
thì rửa nhẹ bằng nước cất rồi nhỏ acid glacial acetic một lần nữa để làm khô mẫu
rồi gắn bom canada giữ tiêu bản.
Giun tròn, giáp xác có vỏ kitin dày không bắt màu thuốc nhuộm nên chỉ cố
định trong cồn 700 khi cần lấy ra làm trong và quan sát không cần nhuộm hay làm
tiêu bản.
 Phương pháp đo, đếm ký sinh trùng:
Có thể đếm trùng bằng mắt thường, kính giải phẫu hoặc kính hiển vi tùy theo
kích thước trùng.
Đo những trùng có kích thước lớn bằng thước hoặc đo bằng kính giải phẫu
hoặc kính hiển vi có gắn thước chia vạch với những trùng có kích thước nhỏ hơn.

 Phương pháp tính CĐCN và TLCN:

* Tỷ lệ cảm nhiễm:

Tổng số cá bị nhiễm

TLCN=

x 100

(%)

Tổng số cá kiểm tra

* Cường độ cảm nhiễm:

Tổng số trùng
- KST có kích thước lớn: CĐCN =

(trùng/cá)

Tổng số cá kiểm
- KST có kích thước nhỏ:
CĐCN =

tra
Tổng số trùng quan sát được
Tổng số thị trường kính kiểm tra

(Trùng/thị trường kính)



16

 Phương pháp phân loại ký sinh trùng:
Phân loại động vật đơn bào ký sinh dựa vào tài liệu của Lom và Dykova
(1992). [33]
Phân loại động vật đa bào ký sinh dựa theo chỉ dẫn của các tác giả trong và
ngoài nước như: Wiliams và Jones (1994); Bùi Quang Tề (1997). [41], [15].
2.3.4 Phương pháp nghiên cứu vi khuẩn
Dựa theo phương pháp nghiên cứu bệnh vi khuẩn ở cá và động vật thủy sản của
M Eaddin (1980), Frerichs (1993), Holt và cs (1993), Đỗ Thị Hòa (2005). [31],
[27], 32, [4].
Vi khuẩn được phân lập từ gan, thận, lách (một số mẫu còn phân lập từ mắt và
não) của cá và cấy trên các môi trường phân lập, nuôi cấy vi khuẩn ở 350C trong
thời gian 18- 24h. Chọn chủng vi khuẩn dựa vào vi khuẩn ưu thế trên đĩa thạch.
(Các mô đích được sát trùng bằng cồn 700 trước khi lấy và được rửa lại 2-3 lần bằng
nước muối sinh lý vô trùng rồi dùng đũa thủy tinh giã nhuyễn tạo thành huyền dịch
chuẩn bị cho nuôi cấy, phân lập).
 Phương pháp nuôi cấy, phân lập
 Môi trường phân lập.
Môi trường tổng hợp: Trypticase Soya Agar (TSA) + NaCl 2%
Môi trường chọn lọc: Thiosulphate Citrate Bilesalt Sucrose Agar (TCBS)
Môi trường tăng sinh: Trypticase Soya Broth (TSB)
Môi trường được hấp tiệt trùng ở 121oC trong 15 phút ( trừ TCBS ) .
 Nuôi cấy tăng sinh:
Lấy 1 ít dịch nhuyên đã chuẩn bị cấy vào môi trường tăng sinh TSB + NaCl 2%,
đặt vào tủ ấm sau 18-24h thu được dịch khuẩn đã tăng sinh. Đối với mắt và thận lây
mẫu cấy trực tiếp lên môi trường tăng sinh.
 Nuôi cấy phân lập:

Có thể cấy trực tiếp từ mẫu ( thận ,mắt) hoặc cấy từ dịch khuẩn (đã tăng sinh
hoặc chưa). Dùng que cấy đầu tròn hơ nóng đỏ trên ngọn lửa đèn cồn, để nguội, lấy
dịch khuẩn cấy lên các đĩa thạch chứa các môi trường TSA, TCBS đặt trong tủ ấm


17

350C trong 18-24h. Mục đích: cấy được các khuẩn lạc rời, dựa vào màu sắc, hình
dạng, số lượng khuẩn lạc để chọn chủng vi khuẩn và nuôi cấy thuần chủng.
 Nuôi cấy thuần chủng :
Chọn những chủng có khuẩn lạc rời, chiếm ưu thế trên môi trường đã phân lập.
Dùng que cấy vô trùng lấy chủng vi khuẩn nghi ngờ cấy trên đĩa lồng TSA +
2%NaCl đặt trong tủ ấm 350C trong 18h-24h. Sau khi phân lập được chủng thuần có
thể tiến hành định danh ngay. Hoặc cấy giữ chủng để định danh sau.
 Cấy giữ chủng:
Vi khuẩn được cấy trong ống nghiệm thạch nghiêng TSA 2% NaCl. Vi khuẩn đã
lưu giữ trước khi định danh được nuôi cấy trên TSA trước 18-24h.
 Định danh vi khuẩn.
Nhuộm Gram quan sát hình thái vi khuẩn theo phương pháp của Plumb
&Bower.
Thực hiện các phản ứng sinh hóa bằng phương pháp truyền thống để xác định
đặc điểm sinh hóa của vi khuẩn. Một số chủng còn được kết hợp định danh bằng
test kit API-20E.
Kiểm tra khả năng chịu muối của vi khuẩn ở các nồng độ 0o/o, 3o/o, 5o/o, 7o/o,
10o/o.
Định danh vi khuẩn dựa vào kết quả các phản ứng sinh hóa và hệ thống phân
loại vi khuẩn của Jean F. Mac Faddin (1981), Frerich (1993), Holt và ctv (1994)…
[34], [30], [32]
 Phương pháp làm kháng sinh đồ:
Lập kháng sinh đồ theo phương pháp đĩa giấy của Kirby Bauer: Chủng vi khuẩn

cần nghiên cứu phải được nuôi cấy trên TSA trước đó 18-24h rồi lấy 1 số khuẩn lạc
của vi khuẩn này phân tán trong nước muối 2% vô trùng để đạt mật độ tương đương
108 tb/ml. Lấy 0.1ml dịch khuẩn cấy láng đều lên đĩa thạch TSA, để khô mặt thạch
(khoảng 5-10 phút) rồi đặt lên mặt thạch các đĩa kháng sinh (4-5 đĩa/hộp lồng) sao
cho các đĩa kháng sinh cách đều nhau và cách thành hộp lồng 1.5-2 cm.


18

Lật ngược hộp lồng, đặt trong tủ ấm 350C, sau 24h đo đường kính vòng vô
khuẩn từng loại kháng sinh và so sánh với độ nhạy chuẩn để xác định độ nhạy của
kháng sinh.
2.3.5 Phương pháp nghiên cứu nấm:
Dựa theo tài liệu của Alexopoulos (1962), Bùi Quang Tề (1995, 1997), Đỗ
Thị Hoà và cộng tác viên (2003).
 Phương pháp soi tươi: lấy một ít mô đích: gan, thận, lách, mang, vây đặt lên lam
sạch, dùng lamen ép dàn mỏng mô và quan sát dưới kính hiển vi ở các độ phóng đại
khác nhau.
 Môi trường nuôi cấy: Sabouraud Aga (SA) + NaCl 2% hấp tiệt trùng có bổ sung
Streptomycine, Penicinine để ức chế sự phát triển của các vi khuẩn Gram âm và
Gram dương.
 Phương pháp nuôi cấy, phân lập:
Dùng que cấy hoặc panh vô trùng lấy một ít mô đích (gan, thận, lách, mang,
vây) cấy lên đĩa môi trường SA, nuôi cấy trong tủ ấm 350C từ 3-5 ngày. Sau khi
nấm phát triển, tiến hành cấy thuần sang hộp lồng khác (dùng que cấy hoặc phương
pháp đục lỗ), soi tươi hoặc nhuộm MG để quan sát các đặc điểm khuẩn ty, bào tử và
phân loại nấm.
2.4 Phương pháp xử lý số liệu:
Số liệu được xử lý và vẽ đồ thị bằng phần mềm M. Excel.



19

Phần 3 :
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1 Kết quả tìm hiểu hệ thống nuôi và các thông số môi trường
Cá thia đồng tiền ba chấm (D. trimaculatus) là đối tượng mới đang được thử
nghiệm sản xuất giống nhân tạo tại Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển Nuôi BiểnViện nghiên cứu NTTS III. Tại đây, cá được nuôi trong nhà bằng hệ thống nuôi
tuần hoàn với các bể composite 6m3 có giàn sục khí, hệ thống cấp nước (nước cấp
đã được lọc và xử lý cực tím), mỗi bể có bố trí một hộp lọc nước tuần hoàn riêng.
Do cá thia dễ thích nghi môi trường và tương đối dạn nên không đặt san hô và các
giá thể khác trong bể để dễ kiểm soát và vệ sinh bể.
Cá nuôi đang được bố trí thí nghiệm trong các lô thức ăn công nghiệp và
thức ăn cá tạp. Cá được cho ăn 2 lần/ngày (lúc 8h và 14h) với khẩu phần ăn là 5%
trọng lượng thân/ngày với thức ăn cá tạp hoặc 3% trọng lượng thân/ngày với thức
ăn công nghiệp. Hàng ngày đều xiphon đáy 2 lần vào lúc 10h và 16h. Thay nước 2
ngày 1 lần, mỗi lần thay 30-40% thể tích nước nuôi.
Quá trình nuôi của cơ sở có theo dõi các yếu tố môi trường, chủ yếu là nhiệt
độ, độ mặn và pH. Việc đo các thông số này được tiến hành ngày 2 lần vào 7h30 và
14h30, pH và độ mặn chỉ đo một lần vào buổi sáng. Kết quả tìm hiểu các thông số
môi trường được trình bày trong bảng sau:
Bảng 3.1: Các thông số môi trường nuôi cá thia đồng tiền ba chấm
Thời gian

Nhiệt độ (oC)

Sáng

26.53±0.17


Chiều

pH

Độ mặn (0/00)

7.9÷8.2

32.86±0.27

26.66±0.19

Qua bảng trên ta thấy, các thông số môi trường ít biến động trong ngày và
tương đối ổn định. Nhiệt độ buổi sáng có cao hơn buổi chiều nhưng không đáng kể,
dao dộng nhiệt trung bình giữa các ngày vào buổi sáng là 0.170C, buổi chiều là


20

0.190C. Chênh lệch pH giữa các ngày là 0.3, chênh lệch độ mặn là 1.40/00. Nhiệt độ,
pH, độ mặn cao nhất và thấp nhất giữa các ngày lần lượt là 26.050C và 27.10C; 7.9
và 8.2; 32 0/00 và 33.40/00. Điều đó cho thấy các thông số môi trường tương đối ổn
định không có biến động đặc biệt trong ngày và giữa các ngày.
Mặt khác, theo Allen (1999), ngoài tự nhiên điều kiện sống thích hợp của
D.trimaculatus là nhiệt độ: 26-280C, độ mặn: 32-35o/oo, pH: 7.9-8.6. Như vậy có thể
thấy các thông số môi trường nuôi tại cơ sở là thích hợp cho loài cá này.[13]
Nhìn chung do nuôi trong nhà nên các thông số môi trường ít chịu tác động
của các yếu tố bên ngoài nên tương đối ổn định và thuận lợi cho cá.
3.2 Kết quả thu mẫu
Trong thời gian nghiên, 15 mẫu cá bệnh đã được thu với những dấu hiệu bất

thường đặc trưng là: lồi mắt, mòn cụt các vây, xuất huyết dưới da và gốc vây. Cá có
những dấu hiệu trên thường kèm theo màu sắc thân nhợt nhạt, yếu, mắt lồi, thủy
tinh thể đục trắng làm cho cá không bắt được mồi. Cuối cùng mắt bị nổ, loét và
chết. Giải phẫu quan sát dấu hiệu nội quan thường thấy: gan nhợt nhạt, có nhiều
chấm đen li ti hoặc có đám bầm tím trên gan, một só mẫu mật sưng, gan và các nội
quan khác nhão, tích dịch. Hầu hết cá có những dấu hiệu trên đều gặp ở cá cỡ lớn
với khối lượng trung bình: 47±2 g và chiều dài trung bình: 11.5± 1.5 cm. Không
gặp ở cá cỡ nhỏ.

Hình 3.1: Một số hình ảnh cá thia bệnh


21

Các dấu hiệu bệnh lý đặc trưng và tần số xuất hiện trong các mẫu nghiên
cứu được trình bày trong bảng 3.2:
Bảng 3.2:Các dấu hiệu đặc trưng của mẫu và tần số xuất hiện (n=15)
Dấu hiệu

Số mẫu (n= 15)

Tần số (%)

Mắt phồng lồi

12/15

80

Vây xơ, mòn cụt


12/15

80

Có những đám long vẩy, xuất huyết

3/15

20

Xuất huyết gốc vây và hậu môn

1/15

6

Mang nhợt nhạt, có nhiều nhầy trắng

3/15

20

Tích dịch xoang cơ thể

3/15

20

Gan sưng, nhợt nhạt, có nhiều chấm đen li ti


12/15

80

Gan sưng, nhợt nhạt, có đám bầm đỏ

1/15

6

Gan và các nội quan nhão

3/15

20

Mật sưng

2/15

13

Xuất huyết bóng hơi

3/15

20

Trong 15 mẫu cá thu được có 80% mẫu cá bị lồi mắt, vây xơ mòn cụt,

gan sưng, nhợt nhạt và có nhiều chấm đen li ti. Tất cả các dấu hiệu này xuất hiện
đồng thời với nhau . Ngoài ra còn có thể kèm theo một số dấu hiệu khác có tần số
thấp hơn như: xuất huyết gốc vây và hậu môn 6%, mật sưng 13% , tích dịch xoang
cơ thể 20%.
Theo Bob (1991), khi cá mới bắt ở ngoài tự nhiên về, do điều kiện môi
trường thay đổi đột ngột cá hay bị lồi mắt (một hoặc cả hai mắt). Sau vài ngày nuôi
nhốt, cá quen với môi trường mới thì mắt cá bình thường trở lại. [21]
Tuy nhiên, ở cá nuôi tại cơ sở dấu hiệu mắt lồi thường diễn biến phức tạp
hơn với các tổn thương như mắt đục, nổ, loét. Theo Roberts (1989), có rất nhiều tổn
thương ở mắt cá, trong đó dấu hiệu sưng phồng ổ mắt, giác mạc bị đục là rất phổ
biến và nguyên nhân của chúng cũng rất đa dạng. Tuy nhiên những thương tổn ở
phần mô phía trước mắt thường kết hợp với sự xâm nhập của vi khuẩn hoặc ký sinh


×