Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

Hình thức di chúc theo Bộ luật dân sự 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.58 KB, 10 trang )

Đề bài: 32 vấn đề thuộc hình thức di chúc theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015
Bài làm:
Theo pháp luật dân sự, hình thức của di chúc bao gồm: di chúc miệng và di chúc văn bản.
Trong di chúc văn bản lại chia ra thành các hình thức: di chúc tự tay viết; di chúc nhờ
người khác viết; di chúc do công chứng viên lập; di chúc có giá trị tương đương như di
chúc công chứng viên lập
1. Vấn đề có áp dụng nguyên tắc tự do lựa chọn hình thức di chúc hay không?
Pháp luật dân sự quy định di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển
tài sản của mình cho người khác sau khi chết. Một di chúc được coi là hợp pháp phải có
đủ các điều kiện như: người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không
bị lừa dối, đe doạ hoặc cưỡng ép; nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội;
hình thức di chúc không trái quy định của pháp luật. Pháp luật dân sự không có quy định
về thể loại di chúc phù hợp với đối tượng lập di chúc nào, hay nói cách khác mỗi cá nhân
khi muốn lập di chúc có thể tắc tự do lựa chọn hình thức di chúc
2. Vấn đề di chúc miệng
a. Khoản 1 Điều 651 BLDS 2005 quy định: “Trong trường hợp tính mạng một người
bị cái chết đe dọa do bệnh tật hoặc do các nguyên nhân khác mà không thể lập di
chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng”. Khi xây dựng BLDS 2005 các nhà
làm luật đã đưa cụm từ “do các nguyên nhân khác” vào điều luật nhằm dự liệu
những vấn đề sẽ xảy ra trong thực tế. Tuy nhiên, thực tiễn thi hành cho thấy chỉ
riêng cụm từ “bị cái chết đe dọa” đã thể hiện đầy đủ các tình trạng mà người lập di
chúc miệng phải đối mặt như: bệnh tật, chết bất đắc kỳ tử vì tai nạn (khi hấp hối).
Thế nên trong BLDS 2015 cụm từ “do bệnh tật hoặc do các nguyên nhân khác” đã
bị lược bỏ vì không cần thiết.
b. Mục a Khoản 1 Điều 630 BLDS 2005 quy định: “Người lập di chúc minh mẫn
sáng suốt trong khi lập di chúc, không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép”. Từ quy định
này đặt ra câu hỏi: Thế nào là người minh mẫn sáng suốt và ai là người xác nhận
tình trạng minh mẫn sáng suốt của người lập di chúc? Về nguyên tắc, tất cả các
di chúc đều được coi là do người để lại di sản lập ra trong khi minh mẫn, sáng suốt
và đây cũng là yêu cầu tối thiểu để di chúc đảm bảo tính hợp pháp. Trong trường
hợp di chúc tự tay viết thì sự minh mẫn và sáng suốt của người lập di chúc là


đương nhiên vì có như vậy mới thể hiện được bản di chúc viết tay. Còn trong
trường hợp di chúc miệng hoặc lập di chúc thông qua thủ tục có chứng nhận,


chứng thực thì trong thực tế người lập di chúc có thể nhờ người làm chứng, cong
chứng viên… xác nhận vào di chúc về tình trạng minh mẫn, sáng suốt của mình
c. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ” và theo Điều 632 thì
người làm chứng cho việc lập di chúc phải trừ người thừa kế theo di chúc hoặc
theo pháp luật của người lập di chúc; người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan
tới nội dung di chúc; người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Câu hỏi đặt ra ở đây là ai sẽ
là người làm chứng trong lúc khẩn cấp như vậy vì di chúc miệng thường được
lập trong trường hợp tính mạng của một người bị cái chết đe dọa? Về vấn đề này
thực tế cho thấy việc thực hiện được quy định này rất khó. Khi trong gia đình có
người đang hấp hối thường sẽ không còn ai bình tĩnh hay không ai suy nghĩ được
vấn đề nay, mặt khác, trong thời điểm này, thường sẽ chỉ có người trong gia đình,
họ hàng thân thích có mặt. Có thể hiểu việc quy định như vậy của pháp luật là
nhằm bảo đảm tính minh bạch, khách quan, rõ ràng của việc lập di chúc miệng
nhưng lại khá khó khăn trong việc áp dụng vào thực tế.
d. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Di chúc miệng được coi là hợp pháp
nếu người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai
người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng,
người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ”. Quy định này có thể
hiểu hai người làm chứng có trách nhiệm ghi chép lại ý nguyện của người đã chết.
Tuy nhiên luật không quy định người làm chứng có cần đọc lại cho người lập di
chúc nội dung mình ghi chép hay không. Nhưng trong thực tế, sau khi ghi chép
lại ý nguyện, người làm chứng sẽ đọc lại cho người lập di chúc nghe trước khi họ

cùng cùng ký tên hoặc điểm chỉ. Một câu hỏi đặt ra là nếu trong trường hợp người
lập di chúc chết ngay sau thời điểm người làm chứng vừa ghi chép xong thì người
làm chứng có cần đọc lại cho người thân của người lập di chúc nghe không?
e. Tại sao người lập di chúc miệng không cần ký hoặc điểm chỉ tại thời điểm lập
di chúc? Theo quy định của luật người lập di chúc chọn hình thức di chúc miệng
khi “tính mạng bị cái chết đe dọa và không thể lập di chúc bằng văn bản”, việc lập
di chúc miệng do hai người làm chứng thực hiện (ghi lại ý nguyện và cùng ký tên
điểm chỉ) nên quy định người lập di chúc miệng không cần ký hoặc điểm chỉ tại
thời điểm lập di chúc là hợp lý


f. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công
chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng”. Có thể hiểu quy định 5 ngày để thể hiện sau 1 tuần kể
từ thời điểm lập di chúc vì 1 tuần có 5 ngày làm việc và 2 ngày nghỉ, phí công
chứng tùy trường hợp cụ thể có thể trích từ tài sản của người có di chúc; người
được hưởng di chúc; người thân của người lập di chúc; người làm chứng. Luật
không quy định cụ thể vấn đề này mà để tự thực tiễn điều chỉnh.
g. Khoản 5 Điều 630 BLDS 2015 quy định: “Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ
ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công
chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm
chỉ của người làm chứng”. Câu hỏi đặt ra là cơ quan nào có thẩm quyền xác
nhận chữ ký, điểm chỉ?. Ngoài công chứng viên thì cơ quan có thẩm quyền xác
nhận chữ ký, điểm chỉ có thể là UBND cấp xã (đối với công dân trong điều kiện
bình thường – Điều 636); là thủ trưởng là thủ trưởng đơn vị từ cấp đại đội trở lên
(di chúc quân nhân); là người chỉ huy phương tiện giao thông (di chúc người đang
tham gia giao thông); là người phụ trách cơ sở chữa bệnh, điều dương (di chúc
người đang điều trị); là người phụ trách Điều 638
h. Khoản 2 Điều 629 quy định: “Sau 03 tháng, kể từ thời điểm di chúc miệng mà

người lập di chúc còn sống, minh mẫn, sáng suốt thì di chúc miệng mặc nhiên bị
huỷ bỏ”. Vì sao quy định sau 3 tháng và sau 3 tháng vẫn không thể lập được di
chúc văn bản thì sao? Thiết nghĩ khi nhà làm luật đưa ra thời hạn 3 tháng là để
người lập di chúc có thời gian hồi phục sức khỏe để có thể hủy bỏ di chúc, lập một
hình thức di chúc khác. Còn nếu như sau 3 tháng người lập di chúc tình trạng sức
khỏe xấu hoặc vì những lý do khác đe dọa tính mạng đi thì đương nhiên di chúc
miệng vẫn có hiệu lực
i. Di chúc miệng với những quy định như: do người làm chứng lập ra bằng văn bản,
có công chức hoặc xác nhận của có quan có thẩm quyền, về mặt pháp luật những
quy định này nhằm đảm bảo tính hợp pháp, hiệu lực của di chúc miệng; còn về
mặt hình thức thì đây là hình thức văn bản có công chứng, xác nhận, chỉ có một
điểm khác là ở đây xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người làm chứng, chứ không
phải xác nhận nội dung (đã được ghi chép thể hiện đúng ý chí của người lập di
chúc); xác nhận tình trạng minh mẫn sáng suốt của người lập di chúc như ở hình
thức di chúc văn bản có công chứng
3. Vấn đề người làm chứng cho việc lập di chúc


Điều 632 BLDS 2015 quy định: “Mọi người đều có thể làm chứng cho việc lập di
chúc, trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật của
người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên quan tới nội dung di chúc;
Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong
nhận thức, làm chủ hành vi.
Câu hỏi đặt ra là:
- Người làm chứng có thể là tố chức không? Người làm chứng không thể là tổ chức
vì trong trường hợp di chúc miệng người làm chứng phải ghi chép, thể hiện đúng ý
nguyện của người lập di chúc; trong trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm
chứng, người làm chứng có trách nhiệm xác nhận chữ ký điểm chỉ của người lập di
chúc và ký vào bản di chúc
- Người làm chứng là người ngoài hay người trong họ hàng? Người làm chứng

không nhất thiết phải là người ngoài hay người thân trong họ hàng mà chỉ cần đáp
ứng đầy đủ các quy định của luật “trừ những người sau đây: Người thừa kế theo di
chúc hoặc theo pháp luật của người lập di chúc; Người có quyền, nghĩa vụ tài sản liên
quan tới nội dung di chúc; Người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự,
người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi”.
- Còn yêu cầu gì khác với người làm chứng như biết rõ địa chỉ, nhân thân, biết
chữ, có nhận thức pháp luật...? Tuy luật không có quy định nhưng trên thực tế để có
thể đảm bảo cho việc làm chứng của mình người làm chứng cũng cần đáp ứng yêu
cầu: sức khỏe, khách quan, biết đọc, biết viết và không phải là người chưa thành niên,
người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành
vi (đã bổ sung trong BLDS 2015). Có câu hỏi đặt ra từ thực tiễn là người để lại di
chúc và người làm chứng cùng chết trong một thời điểm khi người làm chứng chưa
kịp ký tê, điểm chỉ xác nhận sự làm chứng của mình vào di chúc thì sẽ giải quyết như
thế nào? Người làm chứng có thể là người viết hộ di chúc luôn hay không (trong
trường hợp di chúc bằng văn bản có người làm chứng)?
4. Vấn đề “Di chúc văn bản tự tay viết”
Về hình thức di chúc, Điều 627 BLDS 2015 quy định di chúc phải được lập thành
văn bản; nếu không thể lập được di chúc bằng văn bản thì có thể di chúc miệng. Với di
chúc bằng văn bản, Điều 628 quy định di chúc bằng văn bản bao gồm: Di chúc bằng văn
bản không có người làm chứng; Di chúc bằng văn bản có người làm chứng; Di chúc bằng
văn bản có công chứng; Di chúc bằng văn bản có chứng thực. Trong các hình thức di
chúc bằng văn bản trên thì “Di chúc bằng văn bản không có người làm chứng” là di chúc


bằng văn bản tự tay viết. Theo Điều 633 thì “ Người lập di chúc phải tự viết và ký vào bản di
chúc. Việc lập di chúc bằng văn bản không có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều
631”. Trên thực tế di chúc bằng văn bản không có người làm chứng chỉ một mình người

lập di chúc biết về nội dung di chúc, nên để có thể làm cơ sở (làm bằng chứng) cho việc
phân chia tài sản, bản di chúc này phải do người lập di chúc tự tay viết và ký vào bản di

chúc. Nói cách khác, di chúc đánh máy không có giá trị pháp lý, dù rằng người lập di
chúc biết đánh máy chữ, đánh máy vi tính và tự tay đánh máy di chúc. Trong thực tiễn
xét xử các vụ tranh chấp về di sản thừa kế đối với thừa kế theo di chúc, đã xảy ra nhiều
trường hợp một bên đương sự không thừa nhận di chúc, cho là di chúc giả mạo. Các bên
tranh chấp nêu lý do người khác lập, hoặc người lập di chúc ký vào di chúc đánh máy sẵn
khi không còn minh mẫn vì ký vào lúc hấp hối, chữ ký trong di chúc đánh máy không
phải là chữ ký của người lập di chúc.
Tuy nhiên, vẫn còn có những vấn đề đặt ra như: di chúc viết bằng ngôn ngữ nào;
người viết di chúc ký hay điểm chỉ; dù luật quy định không viết tắt và viết bằng ký hiệu
nhưng nếu các bên vẫn hiểu được chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu trong di chúc thì
sao; nếu có tranh chấp nhưng không thẩm định được chữ viết vì không có bằng chứng đối
chứng với chữ của người viết chúc.
Về vấn đề “di chúc viết bằng ngôn ngữ nào”, BLDS 2005 quy định “người thuộc
dân tộc thiểu số có quyền lập di chúc bằng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình”. Quy
định này đã bị lược bỏ trong BLDS 2015 mặc nhiên cho thấy sự công nhận mỗi người có
quyền lập di chúc bằng chữ viết dân tộc mình; nhưng tuy cũng có vấn đề đặt ra cần giải
quyết như: người viết di chúc không viết bằng ngôn ngữ dân tộc mình mà viết bằng ngôn
ngữ dân tộc khác thì sao (ví dụ người Kinh viết di chúc bằng tiếng Thái, tiếng Mường;
người Việt viết di chúc bằng tiếng Pháp); người viết di chúc thể hiện hai hay nhiều ngôn
ngữ trong cùng một di chúc...
Về vấn đề “người viết di chúc ký hay điểm chỉ”, luật quy định người viết di chúc
có thể ký hoặc điểm chỉ vào di chúc. Quy định này nhằm xác định một di chúc là do
chính người để lại di sản lập ra hay là giả mạo. Tuy nhiên trên thực tế, đã có những nghi
ngờ về chữ ký giả, cũng như điểm chỉ được lấy khi người để lại di sản không còn minh
mẫn (hấp hối), chính vì thế trong thực tiễn di chúc vẫn cần thiết phải có cả chữ ký và
điểm chỉ.
Về vấn đề “dù luật quy định không viết tắt và viết bằng ký hiệu nhưng nếu các
bên vẫn hiểu được chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu trong di chúc thì sao”, luật đưa
ra quy định này nhằm tránh sự tranh cãi của các bên liên quan đến di chúc trong quá trình
thực hiện di chúc thế nên việc tuân thủ theo luật là cần thiết. Tuy nhiên trong thực tiễn

cũng có những di chúc có chữ viết tắt hoặc viết bằng ký hiệu, lúc này việc có công nhận
di chúc hay không phụ thuộc vào các bên liên quan đến di chúc


Về vấn đề “nếu có tranh chấp nhưng không thẩm định được chữ viết vì không
có bằng chứng đối chứng với chữ của người viết di chúc”, chỉ sau khi người lập di chúc
chết, di chúc mới được thi hành, vì vậy, quy định di chúc bằng văn bản không có người
làm chứng phải do người lập di chúc tự tay viết có ý nghĩa trong việc xác định một di
chúc là do chính người để lại di sản lập ra hay là giả mạo. Tuy nhiên, nếu các bên liên
quan đến di chúc có nghi ngờ về chữ viết của người có di chúc mà không thẩm định được
chữ viết vì không có bằng chứng đối chứng với chữ của người viết di chúc thì chỉ căn cứ
vào chữ ký và điểm chỉ.
Về vấn đề cân nhắc giữa “nội dung và hình thức của di chúc”
Khoản 3 Điều 631 BLDS 2015 quy định: “Di chúc không được viết tắt hoặc viết
bằng ký hiệu, nếu di chúc gồm nhiều trang thì mỗi trang phải được ghi số thứ tự và có
chữ ký hoặc điểm chỉ của người lập di chúc. Trường hợp di chúc có sự tẩy xóa, sửa chữa
thì người tự viết di chúc hoặc người làm chứng di chúc phải ký tên bên cạnh chỗ tẩy xoá,
sửa chữa”. Như đã phân tích ở trên quy định này nhằm đảm bảo tính hiệu lực, xác thực
của di chúc. Nếu quy định này không được tuân thủ thì nội dung của di chúc sẽ bị ảnh
hưởng. Như vậy đây là quy định về nội dung của di chúc chứ không phải hình thức.
Khoản 1 Điều 631 BLDS 2015 quy định: “Di chúc gồm các nội dung chủ yếu sau:
Ngày, tháng, năm lập di chúc; Họ, tên và nơi cư trú của người lập di chúc; Họ, tên người,
cơ quan, tổ chức được hưởng di sản; Di sản để lại và nơi có di sản”. Các quy định này
nhằm đảm bảo tính hiệu lực, xác thực của di chúc. Nếu quy định này không được tuân
thủ thì hiệu lực của di chúc sẽ bị ảnh hưởng. Như vậy đây là quy định về hình thức của di
chúc chứ không phải nội dung.
5. Di chúc văn bản nhờ người khác viết
Điều 634 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không tự mình
viết bản di chúc thì có thể tự mình đánh máy hoặc nhờ người khác viết hoặc đánh máy
bản di chúc, nhưng phải có ít nhất là hai người làm chứng. Người lập di chúc phải ký

hoặc điểm chỉ vào bản di chúc trước mặt những người làm chứng; những người làm
chứng xác nhận chữ ký, điểm chỉ của người lập di chúc và ký vào bản di chúc. Việc lập
di chúc bằng văn bản có người làm chứng phải tuân theo quy định tại Điều 631 và Điều
632 của Bộ luật này”. Xung quanh quy định này có câu hỏi đặt ra:
-Ngươì làm chứng có cần phải có mặt lúc lập di chúc hay không? Luật quy định
việc lập di chúc phải tuân theo hình thức bằng văn bản có người làm chứng là để phòng
trừ trường hợp người lập di chúc không thể tự mình viết bản di chúc (có thể vì không biết
viết hoặc khiếm khuyết thể chất). Quy định có người làm chứng nhằm bảo vệ quyền của
người lập di chúc, xác định người viết hộ di chúc có viết đúng nội dung mà người lập di


chúc mong muốn hay không. Như vậy, với ý nghĩa này thì người làm chứng phải có mặt
đồng thời với thời điểm lập di chúc.
Tuy nhiên, cũng còn có câu hỏi đặt ra là người viết hộ di chúc cũng có thể cùng là
người làm chứng hay không vì luật không hạn chế vấn đề này? Và người tự tay viết di
chúc vẫn muốn có người làm chứng thì có được hay không, vì luật không quy định
trường hợp người lập di chúc tự viết bản di chúc nhưng vẫn muốn có người làm chứng
nên công dân có quyền làm những gì pháp luật không cấm?
6. Di chúc văn bản nhờ công chứng viên lập
a. Điều 637 BLDS 2015 quy định: “Việc lập di chúc tại tổ chức hành nghề công
chứng hoặc Uỷ ban nhân dân cấp xã phải tuân theo thủ tục sau đây:
1. Người lập di chúc tuyên bố nội dung của di chúc trước công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc
người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã phải ghi chép lại nội dung
mà người lập di chúc đã tuyên bố. Người lập di chúc ký hoặc điểm chỉ vào bản di chúc
sau khi xác nhận bản di chúc đã được ghi chép chính xác và thể hiện đúng ý chí của
mình. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp
xã ký vào bản di chúc;
2. Trường hợp người lập di chúc không đọc được hoặc không nghe được bản di
chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì phải nhờ người làm chứng và người này

phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của
Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ
ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di chúc trước mặt người lập di chúc và người làm
chứng”.
Quy định di chúc có sự tham gia của công chứng, chứng thực để giải quyết các
tình huống: di chúc miệng; người không biết chữ; người bị hạn chế về thể chất; khi có
yêu cầu. Người lập di chúc tuyên bố nội dung trước công chứng viên, công chứng viên
ghi chép lại nội dung và người lập, công chứng viên cùng ký vào bản di chúc. Theo pháp
luật công chứng, người có yêu cầu có thể yêu cầu công chứng viên đến tận nơi ở để lập di
chúc.
Liên quan đến vấn đề này có các câu hỏi đặt ra:
-Lập di chúc tại tổ chức hành nghề công chứng hay do công chứng viên lập?
Có thể lập lại tổ chức hành nghề công chứng hoặc công chứng viên có thể đến tận nơi
theo yêu cầu của người lập di chúc theo K1Đ639


-Ai là người có thẩm quyền chứng thực của UBND xã, cán bộ tư pháp hay chủ
tịch xã? Theo pháp luật về chứng thực, công chứng thì hoạt động chứng thực cần có chữ
ký và dấu nên chủ tịch xã là người có thẩm quyền chứng thực
-Công chứng viên ký xong có phải đóng dấu không? Theo pháp luật về công
chứng, khi công chứng viên đến tận nơi theo yêu cầu thì mọi hoạt động công chứng vẫn
tương đương như ở tổ chức hành nghề nên sau khi hoàn tất việc lập di chúc vẫn phải
đóng dấu như hoạt động tại tổ chức hành nghề
b. Khoản 2 Điều 636 BLDS 2015 quy định: “Trường hợp người lập di chúc không
đọc được hoặc không nghe được bản di chúc, không ký hoặc không điểm chỉ được thì
phải nhờ người làm chứng và người này phải ký xác nhận trước mặt công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã. Công chứng viên
hoặc người có thẩm quyền chứng thực của Uỷ ban nhân dân cấp xã chứng nhận bản di
chúc trước mặt người lập di chúc và người làm chứng”.
Liên quan đến vấn đề này câu hỏi đặt ra: “không đọc được hoặc (hay và) không

nghe được”; “không ký hoặc (hay và) không điểm chỉ được”; “thì phải nhờ người làm
chứng” – người làm chứng sẽ làm gì khi được nhờ?
-Luật dùng chữ “hoặc” mà không phải chữ “và” ở đây là hợp lý vì người lập di
chúc có thể chỉ khiếm thị hoặc chỉ khiếm thính, không biết chữ để ký nhưng vẫn đủ tay
để điểm chỉ; hoặc biết chữ nhưng khuyết tật vận động nên không thể ký mà chỉ có thể
điểm chỉ... Trong trường hợp này, người làm chứng có thể làm những việc như với di
chúc miệng hoặc di chúc bằng văn bản có người làm chứng
7. Di chúc bằng văn bản có giá trị như di chúc được công chứng hoặc chứng
thực
Điều 638 BLDS quy định: Di chúc của quân nhân tại ngũ có xác nhận của thủ trưởng
đơn vị từ cấp đại đội trở lên, nếu quân nhân không thể yêu cầu công chứng hoặc chứng thực.
2. Di chúc của người đang đi trên tàu biển, máy bay có xác nhận của người chỉ huy
phương tiện đó.
3. Di chúc của người đang điều trị tại bệnh viện, cơ sở chữa bệnh, điều dưỡng khác có
xác nhận của người phụ trách bệnh viện, cơ sở đó.
4. Di chúc của người đang làm công việc khảo sát, thăm dò, nghiên cứu ở vùng rừng núi,
hải đảo có xác nhận của người phụ trách đơn vị.
5. Di chúc của công dân Việt Nam đang ở nước ngoài có chứng nhận của cơ quan lãnh
sự, đại diện ngoại giao Việt Nam ở nước đó.
6. Di chúc của người đang bị tạm giam, tạm giữ, đang chấp hành hình phạt tù, người
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh có xác nhận của
người phụ trách cơ sở đó.


Liên quan đến vấn đề này câu hỏi đặt ra:
-Tại sao các trường hợp này lại được coi như công chứng, chứng thực, có coi
như đại diện cho nhà nước không? Đây là những trường hợp đặc biệt, bất khả kháng
nên sự xác nhận của những người quy định trong luật sẽ có giá trị ngang công chứng,
chứng thực trước pháp luật, chứ không đặt vấn đề có đại diện cho nhà nước không ở đây
-Trường hợp nào phổ biến nhất? Trường hợp phổ biến nhất là di chúc của công

dân ở Việt Nam đang ở nước ngoài
- Có thể loại bớt hay bổ sung thêm trường hợp nào không? Không
-Người Việt Nam định cư ở nước ngoài tự tay viết di chúc thì di chúc có hiệu
lực hay không? Có hai trường hợp xảy ra: Khi người Việt Nam này vẫn giữ quốc tịch
Việt Nam và di chúc nhằm định đoạt khối tài sản ở Việt Nam thì di chúc vẫn có hiệu lực
nếu đáp ứng đúng quy định của Đ 630,631; Khi người Việt Nam từ bỏ quốc tịch Việt và
di chúc nhằm định đoạt khối tài sản ở VN hoặc ở nước mà người lập di chúc đang ở thì sẽ
áp dụng theo luật của quốc gia mà người đó đang có quốc tịch
8. Còn hình thức nào của di chúc có thể được quy định không, như ghi âm, video,
email, hành vi...? Để phòng ngừa nguy cơ ngụy tạo di chúc giả nên pháp luật dân
sự không công nhận các hình thức khác của di chúc ngoài những hình thức đã quy
định trong luật.
-Các hình thức di chúc được thể hiện qua ghi âm, video có thể coi như di chúc miệng
và nếu không được hoàn thiện thông qua người làm chứng thì không được công nhận.
-Hình thức di chúc qua emai cũng có thể coi là di chúc bằng văn bản và phải có người
làm chứng theo luật mới có thể được công nhận.
-Trường hợp người câm nhưng không biết chữ, dùng ngôn ngữ hành vi để để lại di
chúc thì vẫn cần có người phiên dịch và làm chứng cho ngôn ngữ đó, người này chính
là người làm chứng theo luật, nếu không di chúc sẽ không được công nhận.




×