Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo bộ luật dân sự năm 2005

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (344.12 KB, 7 trang )

Các trường hợp không được quyền hưởng di sản
theo Bộ luật dân sự năm 2005

Mai Đăng Lưu

Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội
Luận văn Thạc sĩ. Luật Dân sự; Mã số: 60 38 30
Nghd: PGS.TS. Nguyễn Minh Tuấn
Năm bảo vệ: 2013

Abstract: Trình bày những vấn đề chung về người thừa kế và người không được quyền
hưởng di sản. Nghiên cứu những trường hợp người thừa kế không được quyền hưởng di
sản và một số vấn đề liên quan đến điều 643 Bộ luật dân sự năm 2005. Thực trạng áp
dụng pháp luật và hướng hoàn thiện những qui định về người không có quyền hưởng di
sản.
Keywords: Quyền hưởng di sản; Người thừa kế; Luật dân sự; Pháp luật Việt Nam

Contents:
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Bộ luật Dân sự năm 2005 điều chỉnh các quan hệ tài sản của các cá nhân và tổ chức trong
hầu hết các lĩnh vực của đời sống xã hội, để tạo thuận lợi cho các cá nhân và tổ chức thực hiện
các quyền và lợi ích hợp pháp của mình một cách đầy đủ và toàn diện trong lĩnh vực dân sự. Bộ
luật Dân sự năm 2005 đã tạo ra một hành lang pháp lý cho các giao lưu dân sự được ổn định, góp
phần ổn định và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong quá trình phát triển
kinh tế xã hội của nước ta trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Trong Bộ luật Dân sự, thừa kế là một trong những chế định pháp luật có vai trò quan
trọng trong việc dịch chuyển tài sản của người chết để lại cho những người thừa kế của họ theo
di chúc hoặc theo qui định của pháp luật. Thừa kế ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong nền
kinh tế thị trường, khi tài sản của người dân tăng lên đáng kể về cả số lượng và chất lượng và


cùng với nhu cầu để lại tài sản của thế hệ trước để lại cho thế hệ sau, tài sản của cha mẹ để lại
cho con cái, ông bà để lại cho cháu cũng như để bảo vệ quyền và lợi ích của công dân trong
việc dịch chuyển tài sản này cần có các qui phạm pháp luật tương ứng và phù hợp để điều chỉnh
các quyền và nghĩa vụ của người để lại di sản cũng như người thừa kế trong quan hệ này.
Chế định về thừa kế trong Bộ luật Dân sự năm 2005 hiện nay được qui định khá đầy đủ
nhưng khi áp dụng qui định của pháp luật để giải quyết tranh chấp về thừa kế thì cơ quan có
thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đó còn gặp nhiều vướng mắc bởi đa số các vụ việc về
thừa kế đều có những tình tiết tương đối phức tạp, trong khi đó qui định của pháp luật trong việc
điều chỉnh quan hệ trên chưa thật sự đầy đủ và mang tính cụ thể nên quá trình áp dụng pháp luật
về thừa kế để giải quyết các tranh chấp còn gặp nhiều khó khăn Trên thực tế có nhiều vụ việc về
thừa kế đã được giải quyết nhưng giải quyết không triệt để và không giải quyết dứt điểm được
những mâu thuẫn về lợi ích của nguyên đơn và bị đơn trong vụ kiện đó, ngoài ra khi giải quyết
những vụ án tranh chấp về thừa kế một số quyết định của cơ quan có thẩm quyền lại gây hoang
mang cho người dân bởi cùng một vụ việc nhưng mỗi một cấp xét xử lại đưa ra những phán
quyết khác nhau, điều này không những gây phiền hà, tốn kém cho người dân cũng như khó
khăn gặp phải trong giai đoạn thi hành án mà còn gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, sự nghi ngờ
của người dân về năng lực xét xử cũng như sự công tâm của thẩm phán trong quá trình xét xử
đối với những tranh chấp về thừa kế
Những tranh chấp về thừa kế hiện nay, phần lớn đều liên quan đến việc xác định người
thừa kế theo luật, người không được quyền hưởng di sản, người được hưởng thừa kế thế vị Tuy
nhiên những qui định của pháp luật về những trường hợp trên lại chưa đầy đủ, hoặc có qui định
nhưng chưa rõ ràng và không có văn bản hướng dẫn áp dụng, dẫn tới phán quyết của Tòa án
trong nhiều vụ việc còn gây tranh cãi điều này gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến quan hệ
thừa kế đôi khi còn xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân trong lĩnh vực thừa
kế. Với tầm quan trọng của chế định về thừa kế cùng với những vấn đề phức tạp liên quan đến
thừa kế nảy sinh ngày càng nhiều, đòi hỏi các qui định của pháp luật liên quan đến vấn đề thừa
kế phải không ngừng được hoàn thiện và mở rộng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công
dân, cũng như là cơ sở để giải quyết các các tranh chấp về thừa kế trên thực tế ngày càng có hiệu
quả hơn.
Nhu cầu về việc sửa đổi, hoàn thiện các qui định của pháp luật về thừa kế cũng như việc

nâng cao chất lượng xét xử của Tòa án đối với các tranh chấp về thừa kế là một nhu cầu chính
đáng. Để có thể đáp ứng được yêu cầu và nguyện vọng của cá nhân có tài sản trong việc dịch
chuyển tài sản của họ cho những người thừa kế, trong chế định về thừa kế bên cạnh những qui
định của pháp luật cho phép công dân có quyền được hưởng di sản từ người để lại di sản và
quyền để lại tài sản của mình cho những người thừa kế, thì Điều 643 Bộ luật Dân sự năm 2005
về người không có quyền hưởng di sản là một chế tài áp dụng đối với những hành vi xâm phạm
quyền và lợi ích của người để lại di sản và của những người thừa kế khác. Trong điều luật trên,
ngoài việc thể hiện sự lên án, cái nhìn nghiêm khắc của nhà nước và xã hội đối với người thừa kế
không có quyền được hưởng di sản, điều luật còn thể hiện tính nhân văn tính giáo dục ý thức
tuân thủ pháp luật của công dân. Đi sâu vào phân tích nội dung của điều luật còn rất nhiều vấn đề
cần bàn luận, chính vì những lý do trên mà tôi lựa chọn đề tài "Các trường hợp không được
quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự năm 2005" với mong muốn đóng góp một phần nào
đó trong quá trình xây dựng và hoàn thiện Bộ luật Dân sự nói chung và chế định về thừa kế nói
riêng trong đó có nội dung về người thừa kế không có quyền hưởng di sản.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Thừa kế là một phần nội dung rất quan trọng của Bộ luật Dân sự năm 2005, cho nên các
đề tài nghiên cứu về thừa kế khá nhiều và được thực hiện ở nhiều cấp độ khác nhau như khóa
luận tốt nghiệp, luận văn cao học, luận án tiến sĩ như "Thừa kế theo pháp luật của công dân
Việt Nam từ 1945 đến nay" của Phùng Trung Tập, "Di sản thù a kế trong pháp luật dân sự Việt
Nam" của Trần Thị Huệ, "Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự Việt Nam" của
Nguyễn Ngọc Điện Ngoài ra, đề tài về thừa kế này còn được nghiên cứu và đăng trên các báo,
tạp chí như Tạp chí Luật học, Tạp chí Tòa án nhân dân, Đặc san khoa học pháp lý với những nội
dung rất phong phú. Về qui định của pháp luật liên quan đến người thừa kế không có quyền
hưởng di sản trong một số đề tài nghiên cứu, bài viết có đề cập đến nội dung trên nhưng chủ yếu
được nghiên cứu trên phạm vi rộng, chưa đi sâu phân tích và làm rõ những nội dung qui định tại
điều luật. Với đề tài "Các trường hợp không được quyền hưởng di sản theo Bộ luật dân sự
năm 2005", tác giả chỉ đi sâu phân tích, làm sáng tỏ bản chất và các qui định của pháp luật về
vấn đề trên với mục đích làm rõ và đưa ra hướng hoàn thiện qui định tại Điều 643 Bộ luật Dân
sự năm 2005.
3. Phương pháp nghiên cứu

Cơ sở của phương pháp nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận là dựa trên học thuyết Mác -
Lênin về chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, dựa trên nền tảng tư tưởng
Hồ Chí Minh, đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước. Kết hợp với một số phương pháp
nghiên cứu khoa học khác như phương pháp lịch sử, phương pháp so sánh, phân tích tổng hợp,
chứng minh để nghiên cứu vấn đề một cách toàn diện và khoa học.
4. Những kết quả mới của luận văn
Đề tài liên quan đến lĩnh vực thừa kế từ trước đến nay đã có nhiều công trình mang
tích chất toàn diện. Do vậy việc nghiên cứu vấn đề về thừa kế trong phạm vi hẹp sẽ có giá trị
trong việc nhìn nhận và đề xuất những vướng mắc mà pháp luật về thừa kế còn bỏ ngỏ hoặc
đã có qui định nhưng không phù hợp với tình hình thực tế, với phạm vi một đề tài tốt nghiệp,
luận văn chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào người thừa kế không có quyền hưởng di sản sự
khác nhau giữa người được hưởng với người không được hưởng di sản để di đến cách hiểu
cụ thể về những người không có quyền hưởng di sản và phân biệt với các trường hợp không
được hưởng di sản khác. Từ việc phân tích điều luật nêu lên những vướng mắc còn tồn tại
trên thực tế và đưa ra một vài ý kiến đóng góp hoàn thiện đối với qui định tại Điều 643 Bộ
luật Dân sự năm 2005.
5. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Những vấn đề chung về người thừa kế và người không được quyền hưởng di
sản.
Chương 2: Người thừa kế không được quyền hưởng di sản.
Chương 3: Thực trạng áp dụng pháp luật và hướng hoàn thiện những qui định về người
không có quyền hưởng di sản.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ph. Ăngghen (1972), Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của Nhà nước, Nxb
Sự thật, Hà Nội.
2. Trần Hữu Biền và Đinh Văn Thanh (1995), Hỏi đáp về pháp luật thừa kế, Nxb Công an

nhân dân, Hà Nội.
3. Bộ Dân luật Bắc Kỳ (1931).
4. Bộ Dân luật Sài Gòn (1972).
5. Bộ Dân luật Trung Kỳ (1936).
6. Bộ luật Dân sự của Cộng hòa Pháp (1998), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
7. Bộ luật Dân sự Nhật Bản (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
8. Bộ luật Dân sự và thương mại Thái Lan (1995), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Phan Thị Kim Chi (2006), Diện và hàng thừa kế theo quy định của Bộ luật Dân sự năm
2005, Luận văn thạc sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội, Hà Nội.
10. Chính phủ (1950), Sắc lệnh số 97-SL ngày 22-5 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa
về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật.
11. Chính phủ (1998), Nghị định số 83//998/NĐ-CP ngày 10/10 về đăng ký hộ tịch, Hà Nội.
12. Nguyễn Ngọc Điện (2001), Bình luận khoa học về thừa kế trong Bộ luật Dân sự, Nxb Trẻ,
Thành phố Hồ Chí Minh.
13. Hoàng Việt luật lệ (1994), Nxb Văn hóa thông tin, Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Nguyễn Thị Như Hương (2000), "Thừa kế thế vị", Tòa án nhân dân, (l).
15. Nguyễn Thị Liên Hương (2004), "Bàn về tước quyền thừa kế theo pháp luật của bà Võ
Thị Xuân", Tòa án nhân dân, (4).
16. Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội (2004), Giáo trình Lý luận chung Nhà nước và
pháp luật, Nxb Công an nhân dân.
17. Quốc hội (1946), Hiến pháp, Hà Nội.
18. Quốc hội (1959), Hiến pháp, Hà Nội.
19. Quốc hội (1959), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
20. Quốc hội (1980), Hiến pháp, Hà Nội.
21. Quốc hội (1985), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
22. Quốc hội (1986), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.
23. Quốc hội (1992), Hiến pháp, Hà Nội.
24. Quốc hội (1999), Bộ luật hình sự, Hà Nội.
25. Quốc hội (1995), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.
26. Quốc hội (2000), Luật Hôn nhân và gia đình, Hà Nội.

27. Quốc hội (2005), Bộ Luật Dân sự, Hà Nội.
28. Quốc triều Hình luật (1995). Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
29. Phùng Trung Tập (2004), Thừa kế theo pháp luật của công dân Việt Nam từ năm 1945
đến nay, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
30. Phùng Trung Tập (2008), Luật Thừa kế Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội.
31. Tòa an nhân dân tối cao (1968), Thông tư 594-NCPL ngày 27/8 hướng dẫn giải quyết
tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.
32. Tòa án nhân dân tối cao (1981), Thông tư số 81-TANDTC ngày 24/7 hướng dẫn giải quyết
tranh chấp về thừa kế, Hà Nội.
33. Tòa án nhân dân tối cao (1990), Nghị quyết số 02/NQ-HĐTP ngày 19/10 của Hội đồng thẩm
phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn chi tiết thi hành Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.
34. Trường Đại học Luật Hà Nội (2001), Giáo trình lý luận chung về Nhà nước và pháp luật,
Nxb Công an nhân dân, Hà Nội.
35. Trường Đại học Luật Hà Nội (2004), Giáo trình Luật dân sự, Nxb Công an nhân dân, Hà
Nội.
36. Từ điển Luật học (1999), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
37. Từ điển Tiếng Việt (1967), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
38. Nguyễn Minh Tuấn (2007), Cơ sở lý luận và thực tiễn của những qui định chung về thừa
kế trong Bộ luật Dân sự, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
39. Phạm Văn Tuyết (2004), Thừa kế theo di chúc trong qui định của Bộ luật Dân sự Việt
Nam, Luận án tiến sĩ Luật học, Trường Đại học Luật Hà Nội.
40. Phạm Văn Tuyết (2007), Thừa kế - Qui định của pháp luật và thực tiễn áp dụng, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội.
41. Ủy ban Thường vụ Quốc hội (1990), Pháp lệnh Thừa kế, Hà Nội.


×