Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

Chuyên đề THIẾT KẾ BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC 9 THEO CHUẨN KIẾN THỨC KĨ NĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (151.35 KB, 11 trang )

phßng gi¸o dôc & ®µo t¹O KỲ ANH
TRƯỜNG THCS GIANG ĐỒNG
----------  ----------

CHUYÊN ĐỀ: THIẾT KẾ BÀI LUYỆN TẬP,
ÔN TẬP HÓA HỌC 9 THCS THEO HƯỚNG PHÁT
HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC
Giáo viên báo cáo: Trịnh Thị Kim Cúc

Chuyên đề :

1


THIẾT KẾ BÀI LUYỆN TẬP, ÔN TẬP HÓA HỌC LỚP 9 THCS
THEO HƯỚNG PHÁT HUY NĂNG LỰC NGƯỜI HỌC.
Giáo viên báo cáo : Trịnh Thị Kim Cúc
I. Mở đầu :
Trong những năm gần đây, giáo dục và đào tạo luôn có những cải
cách. Cùng với những thay đổi về nội dung, cần có những đổi mới căn bản
về phương pháp dạy học theo hướng phát huy tối đa năng lực người học,
phát huy tính tích cực, tự giác của họ. Như vậy nhiệm vụ của giáo viên
không chỉ truyền thụ kiến thức, mà quan trọng hơn là phải tổ chức, điều
khiển quá trình học tập của học sinh để các em tự hoạt động chiếm lĩnh kiến
thức và phát triển năng lực chủ động sáng tạo. Bài luyện tập, ôn tập là dạng
bài học không thể thiếu được trong các môn học. Ở đó học sinh được ôn tập,
hệ thống hóa, vận dụng kiến thức và rèn luyện các kỹ năng đã học. Dạng bài
này có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong dạy học. Tuy
nhiên, hiện nay đa số học sinh chưa có thói quen tự lực, tích cực trong học
tập, đặc biệt là trong các tiết luyện tập, ôn tập. Các em cho rằng kiến thức ôn
tập là đã biết rồi, nhàm chán nên thường không muốn nghe lại. Hầu hết các


em thụ động, chỉ trông chờ vào giáo viên. Các bài luyện tập, ôn tập thường
được giáo viên dạy và học sinh học giống như các tiết sửa bài tập thông
thường mà chưa phát huy được hết thế mạnh của kiểu bài này. Vì thế để
nâng cao chất lượng dạy học, giáo viên phải tổ chức các hoạt động học tập
sao cho học sinh đóng vai trò chủ thể, tích cực, tạo được bầu không khí học
tập vui tươi và hứng thú . Xuất phát từ lí do trên, chúng tôi quyết định chọn
chuyên đề “ Thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 trung học cơ sở theo
hướng phát triển năng lực người học” với mong muốn góp phần nâng cao
chất lượng bộ môn.
II. Nội dung:
1. Khái niệm:
Bài luyện tập là dạng bài lên lớp nhằm giúp HS tái hiện lại kiến thức
đã học thành hệ thống, từ đó tìm ra được những kiến thức cơ bản nhất, mối
quan hệ bản chất giữa kiến thức và rèn luyện kĩ năng vận dụng các kiến thức
đó trong học tập và cuộc sống.
Bài ôn tập là dạng bài lên lớp nhằm nhắc lại, hệ thống hóa kiến thức
mà HS đã học trước đó qua một số bài học, một chương hoặc một phần của
chương trình từ chỗ rời rạc thành một hệ thống kiến thức có quan hệ chặt
chẽ với nhau để củng cố, khắc sâu kiến thức cho HS.
2. Mục tiêu, cấu trúc của bài luyện tập, ôn tập :
Mục tiêu của các bài luyện tập, ôn tập là giúp HS ôn tập, hệ thống
hóa kiến thức, vận dụng (luyện tập, giải bài tập) một số nội dung đã học.

2


Tuy nhiên, mục tiêu chủ yếu của bài luyện tập là rèn luyện, hoàn thiện kĩ
năng trong khi bài ôn tập lại thiên về hoàn thiện và hệ thống hóa kiến thức.
Cấu trúc: Hiện nay, cấu trúc của các bài luyện tập, ôn tập trong SGK
hóa học đều có hai phần:

– Phần kiến thức cần nhớ: nhằm giúp HS ôn tập các mảng kiến thức ở
những bài học trước bao gồm các kiến thức cần hệ thống củng cố và xác
định mối liên hệ tương quan giữa chúng.
– Phần bài tập: bao gồm các dạng bài tập hóa học vận dụng các kiến thức,
tạo điều kiện cho HS rèn luyện kĩ năng hóa học như: giải thích các hiện
tượng hóa học, giải các dạng bài tập hóa học…
3. Tầm quan trọng của bài luyện tập, ôn tập:
Dân gian có câu: “Văn ôn, võ luyện”. Thật vậy, bài luyện tập, ôn tập
có giá trị nhận thức to lớn và có ý nghĩa quan trọng trong việc hình thành
phương pháp nhận thức và phát triển tư duy cho HS vì:
– Bài luyện tập, ôn tập giúp HS tái hiện, củng cố và hệ thống hóa kiến thức
đã học.
– Thông qua các bài luyện tập, ôn tập, GV phát hiện được những kiến thức
mà HS chưa hiểu đúng. Từ đó, GV điều chỉnh, bổ sung và mở rộng kiến
thức cho HS.
– Thông qua các hoạt động học tập trong giờ luyện tập, ôn tập, HS có điều
kiện hình thành và rèn luyện các kĩ năng hóa học cơ bản như: kĩ năng
giải thích – vận dụng kiến thức, giải các dạng bài tập hóa học, rèn luyện
các thao tác tư duy: phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa, hệ thống
hóa kiến thức và vận dụng chúng giải quyết các vấn đề học tập mang
tính khái quát cao. Từ đó, HS có được phương pháp nhận thức, phương
pháp phát hiện và giải quyết vấn đề và cả phương pháp học tập độc lập,
sáng tạo.
– Thông qua bài luyện tập, ôn tập, mối liên hệ của các kiến thức liên môn
học bao gồm các kiến thức hóa học có trong các môn khoa học khác
(toán học, vật lí, sinh học,…) được thiết lập, HS thấy được tầm quan
trọng của việc nắm vững các kiến thức khoa học để vận dụng chúng giải
quyết các vấn đề trong thực tiễn học tập và cuộc sống hàng ngày.
4. Hệ thống cấu trúc bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS
HỌC KÌ


HỌC KÌ I

BÀI LUYỆN TẬP
Chương 1 Bài 5 (1tiết): Luyện tập: Tính
chất hóa học của oxit và axit
Bài 13 (1tiết):
Luyện tập
chương 1:Các loại hợp chất vô


BÀI ÔN TẬP
Bài 24
(1 tiết)
Ôn tập
học kì 1

3


Chương 2

Bài 22 (1tiết): Luyện tập chương
2: Kim loại
Chương 3 Bài 32 (1tiết): Luyện tập chương Bài 56
3: Phi kim –
(2 tiết)
Sơ lược về bảng tuần hoàn các Ôn tập
nguyên tố hóa học
cuối năm

HỌC KÌ II Chương 4 Bài 42 (1tiết):
Luyện tập
chương 4: Hidrocacbon – Nhiên
liệu
Chương 5 Bài 48 (1 tiết): Luyện tập: Rượu
etylic, axit axetic và chất béo
5. Nguyên tắc thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học theo hướng phát triển
năng lực học sinh.
Khi thiết kế một bài lên lớp cần đảm bảo các nguyên tắc sau:
- Đảm bảo đáp ứng đầy đủ các mục tiêu của bài lên lớp.
- Lựa chọn nội dung phù hợp với mục tiêu đã đề ra.
- Đảm bảo tính chính xác, khoa học.
- Đảm bảo tính logic, hệ thống.
- Đảm bảo tính sư phạm.
Bên cạnh những nguyên tắc chung khi thiết kế một bài lên lớp trên, đối với
kiểu bài ôn, luyện tập cần đảm bảo thêm một số nguyên tắc sau:
- Sử dụng phối hợp và linh hoạt các PPDH khác nhau để hoạt động hóa
người học.
- Tăng cường các cách thức để hoạt động hóa người học nhưng cần phù
hợp với trình độ HS.
- Tăng cường sử dụng các phương tiện và đồ dùng dạy học đồng thời kết
hợp sử dụng công nghệ thông tin một cách hợp lí.
- Phân bố thời gian hợp lí.
6. Các phương pháp dạy học được sử dụng trong bài luyện tập, ôn tập
Khi thiết kế bài luyện tập, ôn tập ngoài việc xác định mục tiêu bài
học, lựa chọn nội dung phù hợp thì việc chọn PPDH cũng quan trọng không
kém, góp phần phát triển các năng lực của cá nhân và đạt được mục tiêu dạy
học. Các PPDH thường được sử dụng khi dạy kiểu bài luyện tập, ôn tập là:
6.1 Dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề là một kiểu dạy học trong đó GV đưa HS vào

những tình huống có vấn đề. Tình huống có vấn đề là một bài toán chứa
đựng mâu thuẫn nhận thức: giữa kiến thức cũ và kiến thức mới; giữa việc
lựa chọn một trong những biện pháp phù hợp để giải quyết yêu cầu đặt ra…
Đối với việc hoàn thiện kiến thức kĩ năng, kĩ xảo cho HS, GV cần phải tạo
ra được những tình huống có vấn đề. Hệ thống câu hỏi ôn tập, các BTHH
4


chứa đựng những tình huống có vấn đề độc đáo sẽ đưa HS vào tâm thế chủ
động, tự giác, say sưa tìm ra phương án giải quyết vấn đề. Nhờ đó, HS có
được niềm vui sướng của sự nhận thức sáng tạo.
6.2. Phương pháp sử dụng sơ đồ dạy học :
Nội dung dạy học là sơ đồ phản ánh trực quan tập hợp những kiến thức cơ
bản, cần và đủ (chốt) của một nội dung dạy học. Đây là phương pháp có
tính khái quát cao giúp GV hệ thống kiến thức, tìm ra mối liên hệ các kiến
thức dưới dạng sơ đồ trực quan. Sử dụng phương pháp sơ đồ khi ôn tập có
thể hệ thống được một khối lượng lớn kiến thức.
Tính năng của phương pháp sơ đồ dạy học″
– Tính khái quát: khi nhìn vào sơ đồ ta sẽ thấy được tổng thể của các kiến
thức, logic phát triển của vấn đề và mối liên hệ giữa chúng.
– Tính trực quan: thể hiện ở việc sắp xếp các đường liên hệ rõ, đẹp, bố trí
hình khối cân đối, có thể dùng kí hiệu, màu sắc, đường nét đậm nhạt để
nhấn mạnh những nội dung quan trọng.
– Tính hệ thống: dùng sơ đồ thể hiện được trình tự kiến thức của chương,
logic phát triển của kiến thức thông qua các trục chính hoặc các nhánh
chi tiết logic và tổng kết được các kiến thức chốt và những kiến thức liên
quan.
– Tính súc tích: bằng những kí hiệu, qui ước trong sơ đồ có thể nêu lên
được những dấu hiệu bản chất nhất của các kiến thức, loại bỏ những dấu
hiệu thứ yếu của khái niệm.

Nguyên tắc xây dựng sơ đồ cho một nội dung dạy học gồm các bước
sau:
– Tổ chức các đỉnh: chọn kiến thức cơ bản nhất, bản chất nhất (chốt) của
chương hoặc nội dung luyện tập, ôn tập. Một đỉnh có thể là một kiến
thức hoặc nhiều kiến thức cùng loại.
– Mã hóa kiến thức chốt: dùng các kí hiệu để mã hóa, biến nội dung kiến
thức chốt ở đỉnh sơ đồ thành dạng rút gọn, súc tích, dễ hiểu.
– Xếp đỉnh sơ đồ : xác định thứ tự của các kiến thức chốt và đặt chúng
trong sơ đồ. Khi xác định thứ tự kiến thức chốt cần chú ý tính khoa học,
logic phát triển của kiến thức chung và cả sự phát triển logic tình huống
trong giờ học.
– Lập cung: thực chất là nối các đỉnh với nhau bằng các mũi tên để diễn tả
mối liên hệ phụ thuộc giữa nội dung các đỉnh với nhau, làm sao phản ánh
được logic phát triển nội dung.
– Hoàn thiện sơ đồ: làm cho sơ đồ phải vừa trung thành với nội dung
được mô hình hóa về cấu trúc logic, đồng thời vừa đảm bảo về mặt thẩm
mĩ. Nhờ đó, HS lĩnh hội dễ dàng hơn.
Các hình thức – mức độ sử dụng phương pháp sơ đồ dạy học″
5


– Thứ nhất: GV giảng và triển khai nội dung sơ đồ cho toàn bài.
– Thứ hai: dùng phương pháp sơ đồ cho một phần của bài lên lớp.
– Thứ ba: GV cho trước một nội dung sơ đồ thiếu, HS tự lực hoàn chỉnh
nó.
– Thứ tư: HS xây dựng nội dung dựa vào những sơ đồ câm và những câu
hỏi gợi ý của GV.
– Thứ năm: bài lên lớp được tiến hành dựa trên sơ đồ nội dung do HS tự
lập trước ở nhà.
– Thứ sáu: HS tự lập sơ đồ cho bài học dựa vào SGK và hệ thống câu hỏi

của GV. Sau đó tổ chức đàm thoại, cuối giờ GV đưa ra sơ đồ mẫu.
Sử dụng phương pháp sơ đồ trong dạy học kiểu bài luyện tập, ôn tập hay
kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới đều thể hiện rõ nét những đặc tính ưu việt
của grap như: tính trực quan, tính súc tích, HS dễ hiểu kiến thức quan trọng
và nguyên tắc xây dựng sơ đồ nội dung dạy học trong 2 kiểu bài trên cũng
tương tự nhau, Tuy nhiên, trong kiểu bài luyện tập, ôn tập thì tính hệ thống
và tính khái quát của sơ đồ thể hiện rõ nét hơn.
6.3. Phương pháp dạy học cộng tác theo nhóm nhỏ
Tổ chức học tập theo nhóm nhỏ hay học tập hợp tác là phương pháp
học mà trong đó HS dưới sự hướng dẫn của GV làm việc cùng nhau trong
những nhóm nhỏ để hoàn thành mục đích học tập chung của nhóm đặt ra
Như vậy, trong hoạt động cộng tác theo nhóm nhỏ có nhiều mối quan
hệ giao tiếp: giữa các HS với nhau, giữa GV với nhóm và từng HS. Và trong
phương pháp này, từng thành viên trong nhóm không chỉ có trách nhiệm với
việc học tập của mình mà còn có trách nhiệm quan tâm đến việc học tập của
các thành viên khác.
Các nguyên tắc áp dụng cho dạy học cộng tác theo nhóm nhỏ
Nguyên tắc 1: sự phụ thuộc tương tác, hỗ trợ vào nhau một cách tích
cực.
Nguyên tắc 2: trách nhiệm cá nhân.
Nguyên tắc 3: kĩ năng giao tiếp và kĩ năng hoạt động nhóm.
Nguyên tắc 4: phản hồi và điều chỉnh.
Tùy theo mục đích và nội dung bài học mà việc chia lớp thành các nhóm nhỏ
hay nhóm lớn (mỗi nhóm là một đội chơi khi tham gia trò chơi).
Dạy học cộng tác theo nhóm nhỏ nếu được tổ chức tốt sẽ mang lại
những ưu điểm sau:
– HS được làm việc trong tập thể, được giao lưu và chia sẻ ý kiến và kinh
nghiệm của mình về vấn đề học tập với cả nhóm.
– Hoạt động nhóm tạo điều kiện cho HS cùng nhau giải quyết vấn đề học
tập mang tính tổng hợp, khái quát mà mỗi cá nhân HS không thể tự lực

giải quyết.
6


– HS được thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết
của mình và học được những kiến thức từ bạn học.
– Giúp GV tận dụng những ý kiến sáng tạo, phát hiện mới của HS.
– GV kịp thời điều chỉnh, uốn nắn giáo dục HS khi các em có những biểu
hiện sai lầm về nhận thức, thái độ, hành vi ứng xử.
– Tạo được bầu không khí học tập sôi nổi.
– Học tập theo nhóm rèn luyện và phát triển kĩ năng tư duy giải quyết vấn
đề.
Mặt khác, nếu GV tổ chức học tập theo nhóm không khéo léo thì sẽ dẫn
đến những hạn chế sau:
– Trong quá trình hoạt động nhóm có thể có một vài thành viên nổi trội
hơn nhưng cũng có một vài thành viên khác co lại và ít tham gia vào
hoạt động nhóm.
– Có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động tiêu cực của một vài HS.
– Trong độ tuổi thiếu niên, tính phê phán của tư duy cũng được phát triển,
các em biết lập luận giải quyết vấn đề một cách có căn cứ, không dễ tin
như lúc nhỏ. Những nghi ngờ, tranh cãi, bướng bỉnh…trong khi hoạt
động nhóm sẽ xảy ra. Vì vậy, GV cần phải bình tĩnh và có khả năng
thuyết phục các em.
6.4. Phương pháp sử dụng thí nghiệm hóa học
Hóa học là khoa học thực nghiệm nên việc sử dụng thí nghiệm trong
dạy học hóa học có những tác dụng tích cực sau:
+ Thí nghiệm hóa học là cầu nối giữa lí thuyết và thực tiễn, là tiêu
chuẩn đánh giá tính chân thực của kiến thức.
+ Thí nghiệm giúp nâng cao hứng thú học tập bộ môn hóa học, giúp
HS dễ hiểu bài và hiểu bài sâu sắc, và xây dựng cho HS niềm tin vào khoa

học. Thông thường khi ôn tập, củng cố kiến thức, GV ít sử dụng các thí
nghiệm hóa học. Điều này dẫn đến việc HS học tập kém hứng thú. GV có
thể nâng cao khả năng tích cực hóa hoạt động của HS bằng cách tăng cường
sử dụng thí nghiệm hóa học trong bài luyện tập, ôn tập. Tuy nhiên, phương
pháp sử dụng thí nghiệm hóa học trong quá trình dạy kiểu bài luyện tập, ôn
tập có những nét khác biệt so với khi dạy kiểu bài nghiên cứu tài liệu mới.
6.5. Phương pháp sử dụng bài tập hóa học
Nhiều nhà lí luận dạy học đã xếp BTHH vào “Nhóm PPDH - công tác
tự lực của HS”. Giải BTHH là lúc HS hoạt động tự lực để củng cố và trau
dồi kiến thức hóa học của mình. BTHH cung cấp cho HS cả kiến thức, cả
con đường để giành lấy kiến thức, cả niềm vui sướng của sự phát hiện ra
kiến thức. Do vậy, BTHH vừa là mục đích, vừa là nội dung, lại vừa là
PPDH hiệu nghiệm.
BTHH có rất nhiều tác dụng:
7


– BTHH làm cho HS hiểu chính xác và biết vận dụng các khái niệm đã
học, củng cố, đào sâu và mở rộng kiến thức một cách sinh động mà
không làm nặng nề thêm khối lượng kiến thức cơ bản ở SGK.
– BTHH giúp ôn tập, hệ thống hóa kiến thức một cách tích cực. Bằng bài
tập kích thích sự tập trung chú ý, tái hiện kiến thức tốt hơn nhiều so với
việc nhắc lại kiến thức một cách đơn thuần.
– BTHH giúp rèn luyện cho HS các kĩ năng, kĩ xảo hóa học cần thiết như:
lập PTHH, tính theo PTHH, nhận biết các chất, thực hành thí nghiệm…
– BTHH có tác dụng giáo dục, rèn luyện cho HS tính kiên nhẫn, chịu khó,
trung thực, cẩn thận, tính sáng tạo và lòng yêu thích bộ môn. Tác dụng
phát triển:″ Khi giải BTHH, HS phải thường xuyên sử dụng các thao tác
tư duy như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, qui nạp, diễn dịch.
Qua đó, HS có điều kiện phát triển các năng lực tư duy:logic, khái quát,

biện chứng, sáng tạo.
– Tác dụng giáo dục kĩ thuật tổng hợp:″ Thông qua những số liệu kĩ thuật
của sản xuất hóa học, những vấn đề thực tiễn trong các BTHH giúp HS
hiểu kĩ hơn các nguyên tắc kĩ thuật tổng hợp. BTHH gắn kiến thức lí
thuyết với thực tiễn đa dạng, phong phú gây hứng thú cho HS nên có tác
dụng hướng nghiệp cho HS. Tính tích cực của phương pháp sử dụng
BTHH được nâng cao hơn khi được sử dụng BTHH như là nguồn kiến
thức để HS tìm tòi, khám phá những phương pháp, cách thức vận dụng
sáng tạo các kiến thức để giải quyết các vấn đề học tập chứ không phải
để tái hiện kiến thức. Điều đáng lưu ý là việc sử dụng BTHH trong các
giờ luyện tập, ôn tập có những điểm khác biệt so với trong các giờ
nghiên cứu tài liệu mới.
Như vậy, bài tập hóa học được coi là một trong các PPDH có hiệu quả
và được sử dụng nhiều trong các giờ luyện tập, ôn tập. Với tính đa dạng vốn
có, BTHH còn là phương tiện để tích cực hóa hoạt động của HS trong các
tiết luyện tập, ôn tập.
6.6. Phương pháp đàm thoại (vấn đáp)
Đàm thoại thực chất là phương pháp mà trong đó thầy đặt ra một hệ
thống câu hỏi để trò lần lượt trả lời. Đồng thời có thể trao đổi qua lại dưới
sự chỉ đạo của thầy. Qua hệ thống hỏi – đáp, trò lĩnh hội được nội dung bài
học. Như vậy, ở phương pháp này, hệ thống câu hỏi – lời đáp là nguồn kiến
thức chủ yếu”. Phương pháp đàm thoại là PPDH trong đó GV thông qua hệ
thống câu hỏi dẫn dắt HS trả lời hoặc HS chủ động đặt câu hỏi với GV theo
chủ đề bài học và qua đó lĩnh hội kiến thức.
Phương pháp đàm thoại ơrixtic được đông đảo GV áp dụng trong
giảng dạy dưới hình thức đặt ra những câu hỏi chứa đựng mâu thuẫn,
nghịch lý hướng để HS giải quyết vấn đề. Tuy nhiên phương pháp này đòi
8



hỏi nhiều kinh nghiệm. Chúng ta chỉ nên sử dụng nhằm giúp bài lên lớp
thêm sinh động, kích thích HS nghe giảng và tiếp thu kiến thức một cách
tích cực, không nên lạm dụng. Điều đáng lưu ý là tùy theo mục tiêu của mỗi
kiểu bài lên lớp mà việc sử dụng phương pháp đàm thoại của GV trong quá
trình dạy học cần linh hoạt.
7. Một số biện pháp phát huy năng lực học sinh khi dạy học kiểu bài luyện
tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS
7.1. Biện pháp 1: Sử dụng phương pháp dạy học phức hợp một cách linh
hoạt:
Tổ hợp PPDH phức hợp không phải là một phương pháp đơn lẻ, mà là
sự phối hợp biện chứng của một số phương pháp (và phương tiện) dạy học
trong đó một yếu tố giữ vai trò nòng cốt trung tâm, liên kết các yếu tố khác
còn lại thành một hệ thống nhất về phương pháp, nhằm tạo ra hiệu ứng tích
hợp và cộng hưởng về phương pháp của toàn hệ, nâng cao chất lượng lĩnh
hội lên nhiều lần.
7.2. Biện pháp 2: Tăng thời lượng dành cho hoạt động của học sinh
- Học sinh hoạt động theo hình thức nhóm.
- Học sinh hoạt động theo hình thức cá nhân.
7. 3. Biện pháp 3: Tăng mức độ hoạt động trí lực của học sinh :
Trong các bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS, bài tập đã tương tối đa
dạng nhưng vẫn còn quá ít bài tập trắc nghiệm, bài tập tổng hợp, bài tập thực
tiễn, bài tập hình vẽ (một bài duy nhất) và đặc biệt là chưa có bài tập thực
nghiệm nào.
Một số HS cũng thích được mở rộng, đào sâu kiến thức thông qua
những bài tập nâng cao. Vì vậy, khi thiết kế các bài luyện tập, ôn tập hóa
học lớp 9 THCS theo hoạt động hóa người học chúng tôi chọn một số bài tập
cơ bản, trọng tâm và bổ sung thêm một số bài tập nâng cao, bài tập thực tiễn,
bài tập thực nghiệm, bài tập hình vẽ… để mọi HS ở những trình độ khác
nhau đều được phát huy tính tích cực theo khả năng của mình, tăng tính hấp
dẫn bộ môn và sự hứng thú học tập của HS.

Tăng cường sử dụng bài tập phát triển tư duy:Việc rèn luyện tư duy
không đem lại kết quả tức thì có thể đong đếm được ngay nhưng lại chính là
kết quả lâu dài còn lại nơi HS. Thông qua hoạt động giải các BTHH mà
năng lực tư duy của HS được phát triển. HS biết phân tích, so sánh, đề xuất
phương án.... Để rèn tư duy logic cần sử dụng bài tập mà khi giải cần dựa
vào tính logic của vấn đề.
Tăng cường sử dụng bài tập thực nghiệm Dùng bài tập thực nghiệm tổ
chức hoạt động cho HS nhằm rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức, kĩ năng
thực hành, phương pháp làm việc khoa học. GV nên tổ chức cho HS làm
việc theo nhóm: các nhóm thảo luận, giải bài tập bằng lí thuyết (phân tích lí
9


thuyết, xây dựng các bước giải bằng thí nghiệm, dự đoán hiện tượng, kết quả
thí nghiệm). Sau đó tiến hành thí nghiệm kiểm nghiệm các bước giải lí
thuyết. Trong các bài ôn, luyện tập, GV có thể sử dụng bài tập thực nghiệm
dưới dạng bài tập nhận biết các chất.
7. 4. Biện pháp 4: Tạo động lực, hứng thú trong hoạt động nhận thức cho
học sinh
Mục tiêu của bài luyện tập, ôn tập là giúp HS ôn tập, hệ thống hóa
kiến thức đã học nên trong các tiết ôn, luyện tập cần phát huy tối đa vai trò
chủ động của HS.
Đối với kiểu bài lên lớp nghiên cứu tài liệu mới, HS có được sự hứng
thú là nhờ sự khám phá kiến thức mới mang lại. Trong khi đó, trong kiểu bài
ôn, luyện tập, sự hứng thú ấy có được là do trật tự kiến thức, những dạng bài
tập tưởng đã biết nhưng hóa ra vẫn còn nhiều tình huống mới, những ứng
dụng giải thích hiện tượng bất ngờ, lí thú…mang lại. Chính nhờ ôn, luyện
tập mà những kiến thức, kĩ năng vươn lên “tầm cao mới”.
Nhìn chung, các biện pháp mà chúng tôi vừa nêu trên đều nhằm giúp
HS thật sự trở thành chủ thể nhận thức và phát huy tối đa tính tích cực của

HS trong quá trình học tập. Khi dạy các bài ôn, luyện tập hóa học lớp 9
THCS, GV phải biết lựa chọn và vận dụng phối hợp hài hòa các biện pháp
trên cùng với các PPDH tích cực để đạt hiệu quả tốt nhất.
8. Qui trình thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS theo
hướng phát huy năng lực người học:
Khi thiết kế giáo án các bài luyện tập, ôn tập, chúng tôi thực hiện theo 7
bước sau:
Bước 1: Xác định mục tiêu của bài học.
Bước 2: Xác định nội dung trọng tâm của bài học.
Bước 3: Xác định PPDH.
Bước 4: Lựa chọn phương tiện dạy học.
Bước 5: Xác định phần chuẩn bị của HS và GV.
Bước 6: Thiết kế giáo án, bao gồm:
– Lựa chọn hoạt động dạy của GV và hoạt động học của HS phù hợp với
mục tiêu bài học, phân bố thời gian cụ thể và sắp xếp các hoạt động theo một
trình tự hợp lí.
– Thiết kế hệ thống các câu hỏi (chú ý kiến thức trọng tâm và phù hợp với
trình độ của HS). Câu hỏi có thể xây dựng dưới hình thức trắc nghiệm
khách quan hoặc tự luận hoặc bài toán hóa học.
– Thiết kế luật chơi (nếu sử dụng trò chơi); thiết kế các đoạn phim thí
nghiệm (nếu sử dụng thí nghiệm); thiết kế bài tập có hình vẽ, thiết kế PHT…
Bước 7: Tham khảo ý kiến đồng nghiệp để chỉnh sửa và hoàn thiện giáo án
sau khi thực nghiệm.
10


III KẾT LUẬN :
Để hoạt động hóa HS trong các tiết luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS
nhằm nâng cao hiệu quả dạy học, chúng tôi đã nghiên cứu mục tiêu về kiến
thức, kĩ năng, thái độ - tình cảm cần đạt được của các bài luyện tập, ôn tập

hóa học lớp 9; hệ thống cấu trúc bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp 9; các
nguyên tắc thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học theo hướng phát triển năng
lực người học; các PPDH chính khi thiết kế bài luyện tập, ôn tập hóa học lớp
9 THCS hướng phát triển năng lực người học.
Đồng thời, chúng tôi cũng nêu lên qui trình thiết kế thiết kế bài luyện
tập, ôn tập hóa học lớp 9 THCS hướng phát triển năng lực người học. Trong
đó, bên cạnh việc đảm bảo các bước qui trình chung còn có thêm một số
bước đặc trưng của bài luyện tập, ôn tập. Từ đó, chúng tôi đề xuất một số
biện pháp phát triển năng lực người học trong các tiết luyện tập, ôn tập sau:
1. Sử dụng các PPDH phức hợp một cách linh hoạt, bao gồm:
– Tăng cường sử dụng các phương tiện trực quan (grap, bảng biểu, phim thí
nghiệm, thí nghiệm, thiết bị kĩ thuật…).
– Tổ chức trò chơi.
2. Tăng thời lượng dành cho hoạt động của HS, bao gồm:
– HS hoạt động theo hình thức nhóm (giải quyết vấn đề học tập, chia sẻ kết
quả học tập).
– HS hoạt động theo hình thức cá nhân.
3. Tăng mức độ hoạt động trí lực của HS: Tăng cường sử dụng một số
dạng
bài tập như: bài tập phát triển tư duy, bài tập thực nghiệm, bài tập hình vẽ
và bài tập thực tiễn.
4. Tạo động lực, hứng thú trong hoạt động nhận thức cho HS, bao
gồm:
– Tạo ra niềm vui khám phá kiến thức mới.
– Kiểm tra thường xuyên sự chuẩn bị bài của HS.
– Khen thưởng HS
– Nhắc nhở, phạt, động viên HS vi phạm kỉ luật.

11




×