Tải bản đầy đủ (.pdf) (117 trang)

“Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa bàn tỉnh hưng yên và ứng dụng cho trạm bơm liên nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.76 MB, 117 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ KẾ
HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH .................................................. 5
1.1. Giới thiệu chung về kế hoạch tiến độ xây dựng công trình. ...........................5
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch tiến độ thi công. .......................................5
1.1.2. Nhiệm vụ của kế hoạch tiến độ. ........................................................................5
1.1.3. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công. ................................................7
1.1.4. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ thi công. ...........................................7
1.1.5. Các loại kế hoạch tiến độ. .................................................................................9
1.2. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ. ................................................................10
1.2.1 Các phương pháp tổ chức xây dựng ..................................................................9
1.2.2 Các loại hình tiến độ ........................................................................................12
1.2.3 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ. ..........................................................13
1.3. Quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình..............................................15
1.3.1. Vai trò, nội dung của các phương pháp quản lý kế hoạch tiến độ với sự hoàn
thành xây dựng của công trình..................................................................................15
1.3.2. Phương pháp quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng. ..........................................16
1.3.3. Công cụ quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng. ..................................................19
1.3.4. Công tác giám sát, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng
hiện nay. ....................................................................................................................20
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ........................................................................................ 24
CHƯƠNG II: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ VÀ
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA
BÀN TỈNH HƯNG YÊN GIAI ĐOẠN 2010-2014 ............................................... 25
2.1. Cơ sở khoa học về công tác quản lý tiến độ ...................................................25
2.1.1. Bài toán điều chỉnh sơ đồ mạng theo thời gian và nhân lực. .........................27
2.1.2. Tối ưu hóa sơ đồ mạng theo chỉ tiêu thời gian- chi phí. .................................28
2.1.3. Phân phối và sử dụng tài nguyên tối ưu trong lập kế hoạch và chỉ đạo sản
xuất. ...........................................................................................................................33
2.1.4Tối ưu phân bổ tài nguyên thu hồi khi thời hạn xây dựng công trình xác định36




2.1.5. Lập kế hoạch tiến độ bằng phần mềm Microsoft Project ...............................38
2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng
công trình. ................................................................................................................44
2.2.1. Nhân tố khách quan ........................................................................................44
2.2.2. Nhân tố chủ quan ............................................................................................45
2.3. Thực trạng công tác quản lý tiến độ thi công trên địa bàn tỉnh Hưng Yên47
2.3.1. Tình hình thực hiện các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. ...................47
2.3.2. Phân tích thực trạng quản lý tiến độ xây dựng các công trình trên địa bàn
tỉnh Hưng Yên............................................................................................................52
2.3.3. Đánh giá thực trạng công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng một số công
trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014 ............................................56
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ........................................................................................ 63
CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN
LÝ TIẾN ĐỘ THI CÔNG CÁC CÔNG TRÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
HƯNG YÊN,ÁP DỤNG CHO CÔNG TRÌNH TRẠM BƠM LIÊN NGHĨA... 64
3.1. Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng
các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. .........................................................64
3.1.1. Giải pháp tăng cường kiểm soát việc điều chỉnh, lựa chọn phương án kế
hoạch tiến độ xây dựng hợp lý ..................................................................................65
3.1.2. Giải pháp điều khiển kế hoạch tiến độ trong quá trình thực hiện. .................77
3.2. Ứng dụng các giải pháp tăng cường công tác quản lý kế hoạch tiến độ trạm
bơm Liên Nghĩa phù hợp với điều kiện của địa phương. ....................................79
3.2.1 Giới thiệu chung về trạm bơm Liên Nghĩa.......................................................79
3.2.2 Điều chỉnh kế hoạch tiến độ trạm bơm Liên Nghĩa nhằm rút ngắn thời gian
xây dựng công trình. .................................................................................................91
3.2.3. Điều khiển kế hoạch tiến độ thi công đảm bảo thời gian trong quá trình thực
hiện: .........................................................................................................................101
3.2.4. Đánh giá kế hoạch tiến độ thi công ..............................................................104

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................................... 106
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 107
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 109


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Đường lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án
sắp xếp kế hoạch tiến độ khác nhau. ................................................................. 8
Hình 1.2: Biểu đồ cung ứng nhân lực ............................................................... 9
Hình 1.3 Biểu đồ chu trình phương pháp thi công tuần tự. ............................ 10
Hình 1.4: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công song song. ...................... 11
Hình 1.5: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công dây chuyền. .................... 12
Hình 1.6: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang. ..................................... 14
Hình 1.7: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên. ........................................ 15
Hiình 1.8: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích ......................................... 17
Hình 1.9: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm ......................................... 18
Hình 1.10: Biểu đồ nhật ký công việc............................................................. 19
Hình 2.1 : Mối quan hệ giữa chi phí và thời gian thi công ............................. 30
Hình 2.2 : Mối quan hệ giữa cung và tiêu thụ tài nguyên .............................. 35
Hình 3.1: Vị trí trạm bơm Liên Nghĩa huyện Văn Giang tỉnh Hưng Yên. ..... 80
Hình 3.2: Bản đồ lưu vực tiêu ......................................................................... 81
Hình 3.3: Phối cảnh tổng thể của trạm bơm Liên Nghĩa. ............................... 81
Hình 3.4: Kế hoạch tiến độ thi công công trình trạm bơm Liên Nghĩa ........ 101
Hình 3.5: Kế hoạch tiến độ thi công hợp lý công trình trạm bơm Liên Nghĩa ... 101


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng2.1: Tổng hợp tình hình thực hiện các dự án xây dựng thuỷ lợi của tỉnh

Hưng Yên từ 2010 đến 2014 ........................................................................... 52
Bảng 3.1: Nhiệt độ trung bình tháng (0C) ...................................................... 86
Bảng 3.2: Độ ẩm tương đối trung bình tháng (%) .......................................... 87
Bảng 3.3: Lượng mưa năm tại một số trạm trên hệ thống .............................. 87
Bảng 3.4: Lượng mưa 1, 3, 5, 7 ngày max ứng với tần suất P = 5% và 10%
(đơn vị: mm) .................................................................................................... 87
Bảng 3.5: Các chỉ tiêu cơ lý đất nền dùng trong tính toán.............................. 89


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thời gian qua các dự án xây dựng trên địa bàn tỉnh Hưng Yên cơ bản
đã hoàn thành đúng tiến độ, các công trình đã hoàn thành đưa vào khai thác kịp thời
phát huy hiệu quả cao. Tuy nhiên vẫn còn nhiều công trình không đảm bảo tiến độ
xây dựng, một số công trình kéo dài thời gian làm giảm hiệu quả của dự án, gây
thiệt hại lớn cho chủ đầu tư. Các dự án xây dựng không đảm bảo tiến độ do nhiều
nguyên nhân khác nhau như là do thiếu vốn, do ảnh hưởng của thời tiết, do thay đổi
thiết kế ..., nhưng chủ yếu là do công tác quản lý trong quá trình lập và thực hiện kế
hoạch tiến độ xây dựng còn nhiều bất cập. Trong những năm gần đây, vấn đề quản
lý tiến độ trở thành vấn đề nổi cộm trong xây dựng. Việc đẩy nhanh được tiến độ thi
công sẽ góp phần giảm thiểu giá thành công trình rất nhiều.
Trên thực tế đã có rất nhiều đề tài dự án, chương trình khoa học và các phần
mềm tính toán hỗ trợ việc thực hiện và quản lý tiến độ thi công xây dựng nói chung
và công trình thủy lợi nói riêng. Tuy nhiên các kết quả mới chỉ dùng ở lại ở góc độ
vĩ mô chưa đi sâu vào từng đặc thù công trình riêng biệt.
Để các dự án hiện tại và trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong
đó có công trình Trạm bơm Liên Nghĩa xã Liên Ngĩa, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng
Yên được triển khai xây dựng và hoàn thành đúng tiến độ, cần có giải pháp hữu

hiệu tăng cường công tác quản lý trong việc lập và điều khiển tiến độ, nhằm đưa
công trình vào vận hành khai thác kịp thời, thực hiện mục tiêu của dự án.
Để giải quyết vấn đề nêu trên, tác giả luận văn chọn đề tài “Nghiên cứu đề
xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ công trình xây dựng trên địa
bàn tỉnh Hưng Yên và ứng dụng cho Trạm bơm Liên Nghĩa”. Làm đề tài luận văn
thạc sĩ.
Kết quả nghiên cứu góp phần giảm thiểu tối đa thời gian thi công và các chi
phí gia tăng, hoàn thành công trình, sớm đưa vào sử dụng, phát huy hiệu quả dự án,
đảm bảo đời sống nhân dân, tạo cảnh quan môi trường phát triển kinh tế xã hội đối
với địa phương.


2

2. Mục đích của đề tài
Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ thi công xây dựng của
một số công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên trong giai đoạn 2010 - 2014. Áp dụng
các giải pháp đó cho công trình trạm bơm Liên Nghĩa sao cho hiệu quả, phù hợp với
điều kiện của địa phương.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
- Cách tiếp cận: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, tác giả luận văn đã dựa
trên cơ sở lý luận về tiến độ và quản lý tiến độ xây dựng công trình để phân tích
đánh giá thực trạng công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng các công trình trên
địa bàn tỉnh Hưng Yên trong thời gian qua, nêu tồn tại cơ bản trong công tác quản
lý tiến độ và đề xuất giải pháp khắc phục.
- Phương pháp nghiên cứu:
Phương pháp nghiên cứu chung: Trong triển khai nghiên cứu đề tài, tác giả
sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, các lý thuyết về quản trị dự án và các
môn khoa học khác để nhìn nhận, phân tích đánh giá các vấn đề một cách khoa học
và khách quan. Đây cũng là cơ sở của phương pháp luận để vận dụng các phương

pháp chuyên môn được chính xác trong quá trình nghiên cứu của đề tài.
- Phương pháp tổng hợp: Đề tài thực hiện tổng hợp, phân tích và đánh giá
trên cơ sở tài liệu, thông tin thu thập được để đưa ra quan điểm về công tác triển
khai thực hiện dự án trạm bơm Liên Nghĩa, nhận định về công tác quản lý tiến độ
thi công công trình trạm bơm Liên Nghĩa; đồng thời trình bày kế hoạch tiến độ thi
công công trình hiệu quả, phù hợp với điều kiện của địa phương.
- Phương pháp ứng dụng phần mềm Microsoft Project: Đề tài đã sử dụng
một số công cụ chuyên dùng trong công tác quản lý tiến độ dự án như: biểu đồ
Gantt, sử dụng phần mềm chuyên dùng Microsoft Project để lập tiến độ dự án.
Tham khảo các đề tài đã công bố có liên quan.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu


3

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là kế hoạch tiến độ xây dựng các công trình
thủy lợi trên địa bàn tỉnh Hựng Yên trong thời gian qua và công trình trạm bơm
Liên Nghĩa
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Việc thực hiện kế hoạch tiến độ xây dựng và công tác quản lý kế hoạch tiến
độ xây dựng giai đoạn 2010-2014 trên địa bàn tỉnh Hưng Yên.
Ứng dụng kết qủa nghiên cứu để lập và điều khiển kế hoạch tiến độ thi công
công trình Trạm bơm Liên Nghĩa.
5. Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
5.1. Ý nghĩa khoa học của đề tài
Luận văn bao gồm phần hệ thống hóa những cơ sở lý luận cơ bản về lựa
chọn tiến độ và quản lý tiến độ thi công
Ý nghĩa vai trò và tầm quan trọng của việc đánh giá công tác quản lý kế
hoạch thực hiện tiến độ xây dựng công trình và đề xuất các giải pháp nâng cao công

tác quản lý tiến độ thực hiện xây dựng công trình.
5.2. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Kết quả phân tích thực trạng và đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản
lý kế hoạch tiến độ các công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, đề xuất kế hoạch
thực hiện tiến độ dự án Trạm bơm Liên Nghĩa để nâng cao chất lượng công trình,
giảm chi phí xây dựng công trình
6. Các kết quả dự kiến đạt được
Trong đề tài này tác giả sẽ đề cập đến lý thuyết về quản lý tiến độ thi công
xây dựng công trình, công tác quản lý tiến độ thi công công trình hiện nay. Đánh giá
thực trạng công tác quản lý kế hoạch tiến độ một số công trình trên địa bàn tỉnh
Hưng Yên giai đoạn 2010-2014, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới thi công từ đó
ứng dụng kết quả để lập và điều khiển kế hoạch tiến độ thi công công trình trạm
bơm Liên Nghĩa.


4

7. Nội dung của luận văn
Những vấn đề trên sẽ được thể hiện và giải quyết chi tiết trong luận văn với
các phần như sau:
- Mở đầu.
- Chương 1: Tổng quan về kế hoạch tiến độ và quản lý kế hoạch tiến độ xây
dựng công trình.
- Chương 2: Cơ sở khoa học về công tác quản lý tiến độ và thực trạng quản
lý tiến độ xây dựng công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2010-2014.
- Chương 3: Đề xuất giải pháp tăng cường công tác quản lý tiến độ thi công các
công trình trên địa bàn tỉnh Hưng Yên, ứng dụng cho công trình trạm bơm Liên Nghĩa .
- Kết luận và kiến nghị.



5

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ KẾ HOẠCH TIẾN ĐỘ VÀ QUẢN LÝ KẾ
HOẠCH TIẾN ĐỘ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH
1.1. Giới thiệu chung về kế hoạch tiến độ xây dựng công trình
1.1.1. Khái niệm và ý nghĩa của kế hoạch tiến độ thi công
Để công trình hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng của công trình được đảm
bảo theo yêu cầu của chính phủ đề ra thì bắt buộc phải lập kế hoạch tiến độ thi
công.
Kế hoạch tiến độ xây dựng là một bộ phận trọng yếu trong thiết kế tổ chức
thi công, nó quyết định đến tốc độ, trình tự và thời hạn thi công của toàn bộ công
trình.
Kế hoạch tiến độ xây dựng hợp lý sẽ đảm bảo công trình tiến hành thuận lợi,
quá trình thi công phát triển cân đối nhịp nhàng, đảm bảo chất lượng công trình, an
toàn thi công và hạ thấp giá thành xây dựng.
1.1.2. Nhiệm vụ của kế hoạch tiến độ
Ngành xây dựng cũng như các ngành sản xuất khác muốn đạt được những
mục đích đề ra phải có một kế hoạch sản xuất cụ thể. Một kế hoạch sản xuất được
gắn liền với một trục thời gian người ta gọi đó là kế hoạch lịch hay tiến độ.
Công trường xây dựng được tiến hành bởi nhiều tổ chức xây lắp với sự tham
gia của nhà thầu, người thiết kế, doanh nghiệp cung ứng máy móc thiết bị và các
loại tài nguyên... Như vậy xây dựng một công trình là một hệ điều khiển phức tạp,
rộng lớn. Vì trong hệ có rất nhiều thành phần và mối quan hệ giữa chúng rất phức
tạp. Sự phức tạp cả về số lượng các thành phần và trạng thái của nó là biến động và
ngẫu nhiên. Vì vậy trong quá trình xây dựng công trình không thể điều khiển chính
xác mà có tính xác suất. Để xây dựng một công trình phải có một mô hình khoa học
điều khiển các quá trình – tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng. Mô hình đó chính là
tiến độ thi công.
Khi xây dựng công trình phải thực hiện rất nhiều các quá trình xây lắp liên
quan chặt chẽ với nhau trong một không gian và thời gian xác định với tài nguyên

có giới hạn. Như vậy mục đích của lập tiến độ là thành lập một mô hình sản xuất,


6

trong đó sắp xếp các công việc sao cho bảo đảm xây dựng công trình trong thời gian
ngắn, giá thành hạ, chất lượng cao.
Lập kế hoạch tiến độ thi công nhằm bảo đảm:
- Công trình hoàn thành đúng hoặc trước thời hạn thi công mà nhà nước quy định.
- Công trình thi công được cân bằng, liên tục về thời gian cũng như việc sử
dụng nguồn tài nguyên.
- Kế hoạch tiến độ xây dựng quyết định chính xác mọi vấn đề trong thiết
kế tổ chức thi công như phương án dẫn dòng thi công, biện pháp thi công, kế
hoạch cung ứng vật tư kỹ thuật và sinh hoạt.
- Công trình thi công đạt chất lượng cao.
- An toàn trong thi công.
- Đảm bảo chi phí xây dựng thấp nhất.
Tiến độ luôn được biểu hiện dưới dạng biểu đồ. Tùy theo tính chất các công
trình và yêu cầu của công nghệ, hình thức thể hiện biểu đồ có thể biểu diễn dưới
dạng ngang, xiên hay mạng.
Tóm lại, tiến độ là kế hoạch sản xuất thể hiện bằng biểu đồ nội dung bao
gồm: công nghệ, thời gian, địa điểm, vị trí và khối lượng các công việc xây lắp cùng
với điều kiện thực hiện chúng.
Tiến độ là bộ phận không thể tách rời của thiết kế tổ chức xây dựng và thiết
kế tổ chức thi công.
Tiến độ trong thiết kế về tổ chức xây dựng gọi tắt là tiến độ xây dựng do cơ
quan tư vấn thiết kế lập bao gồm kế hoạch thực hiện các công việc: thiết kế, chuẩn
bị, thi công, hợp đồng cung ứng máy móc, thiết bị, cung cấp hồ sơ tài liệu phục vụ
thi công và đưa công trình vào hoạt động. Biểu đồ tiến độ nếu là công trình nhỏ thể
hiện bằng sơ đồ ngang, nếu là lớn phức tạp thể hiện bằng sơ đồ mạng.

Tiến độ trong thiết kế tổ chức thi công gọi tắt là tiến độ thi công do đơn vị
nhận thầu (B) lập với sự tham gia của các nhà thầu phụ (B’)(nếu có). Trong đó thể
hiện các công việc chuẩn bị, xây dựng tạm, xây dựng chính và thời gian đưa từng
hạng mục công trình vào hoạt động. Tiến độ thi công có thể thể hiện bằng sơ đồ


7

ngang hay sơ đồ mạng. Tổng tiến độ lập dựa vào tiến độ các công trình đơn vị.
Tiến độ dùng để chỉ đạo thi công xây dựng, để đánh giá sự sai lệch giữa thực
tế sản xuất và kế hoạch đã lập giúp người cán bộ chỉ huy công trường có những
quyết định để điều chỉnh thi công.
1.1.3. Ý nghĩa của việc lập kế hoạch tiến độ thi công
Kế hoạch tiến độ có ý nghĩa quyết định đến tiến độ, trình tự và thời gian thi
công toàn bộ công trình. Trên cơ sở của kế hoạch tiến độ mà người ta thành lập các
biểu đồ nhu cầu về tài nguyên, nhân lực. Các biểu đồ này cùng với kế hoạch tiến độ
là những tài liệu cơ bản phục vụ cho quy hoạch xây dựng của mỗi dự án.
Kế hoạch tiến độ được nghiên cứu đầy đủ, cụ thể, được sắp xếp một cách
hợp lý không những làm cho công trình được tiến hành thuận lợi, quá trình thi công
phát triển bình thường, đảm bảo chất lượng công trình và an toàn lao động mà còn
giảm thấp sức tiêu hao nhân tài vật lực, đảm bảo cho công trình hoàn thành đúng
thời hạn quy định trong phạm vi vốn xây dựng không vượt quá của chỉ tiêu dự toán.
1.1.4. Các nguyên tắc khi lập kế hoạch tiến độ thi công
Muốn cho kế hoạch tiến độ thi công được hợp lý thì cần đảm bảo những
nguyên tắc sau đây:
- Công trình phải hoàn thành trong phạm vi thời hạn thi công do nhà nước
quy định.
- Phân định rõ hạnh mục công trình chủ yếu và thứ yếu để tập trung ưu tiên
cho các hạng mục quan trọng.
- Kế hoạch tiến độ xây dựng và tổng mặt bằng thi công phải được xây

dựng dựa trên các điều kiện địa hình, địa chất, địa chất thuỷ văn, khí tượng thuỷ
văn, lợi dụng tối đa những điều kiện khách quan có lợi cho quá trình thi công.
- Tốc độ thi công và trình tự thi công đã quy định trong tiến độ phải phù
hợp với điều kiện kỹ thuật thi công và biện pháp thi công được chọn. Tận dụng các
phương pháp tổ chức thi công tiên tiến để rút ngắn thời gian xây dựng.


8

- Khi chọn phương án kế hoạch tiến độ cần chú trọng đến vấn đề giảm
thấp chi phí xây dựng các công trình tạm và ngăn ngừa ứ đọng vốn đầu tư xây
dựng. Đảm bảo sử dụng hợp lý và có hiệu quả cao vốn xây dựng công trình.
Muốn giảm bớt tiền vốn xây dựng ứ đọng thì có thể tập trung sử dụng tiền
vốn, sắp xếp phân phối vốn đầu tư ở thời kỳ đầu thi công tương đối ít, càng về sau
càng tăng nhiều. Trong đó: đường tích lũy a là không tốt; đường tích lũy b tương
đối tốt; đường tích lũy là tốt nhất.

a
b
c

O

Hình 1.1: Đường lũy tích vốn đầu tư xây dựng công trình theo các phương án sắp
xếp kế hoạch tiến độ khác nhau.
- Trong suốt thời gian xây dựng cần phải đảm bảo cân đối, liên tục và nhịp
nhàng việc sử dụng tài nguyên (nhân lực, vật tư, máy móc thiết bị và năng lượng)
trên công trường, cũng như sự hoạt động của các xí nghiệp phụ.
- Biểu đồ nhân lực điều hoà khi số công nhân tăng từ từ trong thời gian đầu ,
ổn định trong thời gian dài và giảm dần khi công trường ở giai đoạn kết thúc,

không có sự tăng giảm đột biến. Nhân lực sử dụng không điều hoà, có lúc quân
số tập trung quá cao, có lúc xuống thấp làm cho biểu đồ mấp mô, dẫn đến chi
phí phục vụ thi công tăng theo và lãng phí tài nguyên. Các chi phí đó chi vào việc
tuyển dụng, xây dựng nhà cửa lán trại và các công việc dịch vụ đời sống cho cán
bộ công nhân viên trên công trường. Nếu tập trung nhiều người trong thời gian
ngắn sẽ gây lãng phí những cơ sở phục vụ cũng như máy móc vì sử dụng ít không
kịp khấu hao. Vậy một biểu đồ nhân lực hợp lý là số nhân công càng ổn định ở
mức trung bình càng tốt, đây là một tiêu chuẩn đánh giá tiến độ thi công.


9

1000

1000

800

800

600

600

400

400

Amax
Atb


200
O

200
100 200 300 400 500

O

100 200 300 400 500

Hình 1.2: Biểu đồ cung ứng nhân lực
a)Khi chưa điều chỉnh

b)Sau khi đã điều chỉnh

- Nếu kế hoạch tiến độ chưa hợp lý thì trên biểu đồ nhân lực sẽ xuất hiện
nhiều chỗ quá lồi lõm (Hình 1.2 a), cho nên phải tiến hành điều chỉnh nhiều lần
kế hoạch tiến độ bằng cách thay đổi thời gian thi công của các quá trình, hoặc điều
chỉnh tăng, giảm cường độ thi công của các quá trình để đạt được mức cân bằng
nhất định (Hình 1.2 b).
1.1.5. Các loại kế hoạch tiến độ
Tuỳ theo quy mô xây dựng công trình, mức độ phức tạp và chi tiết giữa các
hạng mục, ở các giai đoạn thiết kế thi công khác nhau mà tiến hành lập các loại kế
hoạch tiến độ cho phù hợp.
Có các loại kế hoạch tiến độ sau:
- Kế hoạch tổng tiến độ
- Kế hoạch tiến độ công trình đơn vị
- Kế hoạch phần việc.
1.2. Phương pháp lập kế hoạch tiến độ

1.2.1 Các phương pháp tổ chức xây dựng
Cho đến nay, người ta có thể chia phương pháp tổ chức xây dựng thành 3
phương pháp chính là: tuần tự, song song và phương pháp dây chuyền. Mỗi phương
pháp có những ưu nhược điểm riêng, tùy theo các điều kiện cụ thể các phương pháp


10

đó được áp dụng triệt để hay từng phần hoặc kết hợp, đều với một mục đích là đưa
lại hiệu quả sản xuất cao nhất.
Xét ví dụ xây dựng một ngôi nhà giống nhau, có các cách tổ chức như sau.
1.2.1.1 Phương pháp tuần tự
a. Khái niệm
Thi công tuần tự là bố trí một đơn vị thi công làm toàn bộ các quá trình từ
a 1 → a n làm xong khu vực này tiến hành chuyển sang khu vực khác cho đến khi
hoàn thành toàn bộ công trình. Mọi công tác từ chuẩn bị cho đến khi hoàn thành đều
do 1 đơn vị thi công thực hiện. Phương pháp thi công tuần tự thường được áp dụng
cho những công trình nhỏ yêu cầu kỹ thuật không cao. Thời gian thi công công trình
không hạn chế, mặt bằng thi công bị giới hạn. Công trình có nhu cầu đưa ngay từng
hạng mục vào sử dụng, không cần những đội chuyên môn hóa.
b. Chỉ tiêu tính toán
m

- Thời gian thi công: T = ∑ T j nếu T j = const thì T=m.T j
j

- Cường độ tiêu hao tài nguyên q= Q/T hoặc q= Q/ m.T j
Trong đó:

+ T j : Thời gian thực hiện toàn bộ quá trình trên đoạn j

+ T: Thời gian thực hiện toàn bộ công trình.
+ Q: Lượng tiêu hao tài nguyên toàn bộ công trình.
+ q: Lượng tiêu hao tài nguyên trên một đơn vị thời gian.

Quá trình thi công được tiến hành lần lượt từ đối tượng này sang đối tượng
khác theo một trật tự đã được quy định. T tt =m.t 1 .

R3
Thời gian

Pđoạn
m

1
t1

t
Ttt=m.t1

Hình 1.3 Biểu đồ chu trình phương pháp thi công tuần tự.


11

1.2.1.2 Phương pháp song song
a. Khái niệm
Thi công song song là trên m khu vực bố trí đơn vị thi công đồng thời trong
cùng một khoảng thời gian. Mỗi đơn vị thi công đều phải thực hiện hết n quá trình
trên khu vực mình đảm nhiệm, các đơn vị thi công này hoàn toàn độc lập với nhau.
Phương pháp này được áp dụng cho việc thi công các công trình có khối lượng thi

công lớn, số lượng máy móc thiết bị nhiều, trải dài theo tuyến, nhu cầu sử dụng
công trình sớm, cần đưa ngay các hạng mục công trình vào sử dụng.
b. Chỉ tiêu tính toán
- Thời gian thi công:

T= max T j , nếu T≠ const
T= T j , nếu T= const

- Cường độ tiêu hao tài nguyên q=Q/T hoặc q= Q/ T min
R3

Pđoạn
m


Thời gian

1
Tss=t1

t

Hình 1.4: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công song song.
1.2.1.3 Phương pháp dây chuyền
a. Khái niệm
Phương pháp tổ chức thi công dây chuyền là sự kết hợp một cách logic
phương pháp tuần tự và song song để khắc phục những nhược điểm và phát huy ưu
điểm. Là một phương pháp tổ chức tiên tiến nhất có được do kết quả của sự phân
công lao động hợp lý, chuyên môn hóa các thao tác và hợp tác hóa trong sản xuất.
Đặc trưng của nó là sự chuyên môn hóa cao các khu vực và vị trí công tác, hạn chế

các danh mục sản phẩm cần chế tạo, sự cân đối của năng lực sản xuất và tính nhịp
nhàng sông song liên tục của các quá trình. Kết quả là cùng một năng lực sản xuất


12

như nhau, người ta sản xuất nhanh hơn, sản phẩm nhiều hơn, chi phí lao động và giá
thành thấp hơn, nhu cầu về nguyên vật liệu và lao động điều hòa liên tục.
b. Biểu đồ chu trình tính toán

R3
Pđoạn
m
m-1

2
1

Thời gian
1
n
t
k

k

……

n × k + ∑ tcn


k

(m −1)× k

Hình 1.5: Biểu đồ chu trình phương pháp thi công dây chuyền.
1.2.2 Các loại hình tiến độ
1.2.2.1. Tiến độ tổng
Là tiến độ mô tả tổng thể kế hoạch thực hiện các gói thầu trong dự án. Tiến
độ tổng được lập trên cơ sở những số liệu tổng quát được cung cấp từ chủ đầu tư và
kinh nghiệm của giám đốc dự án. Tiến độ tổng được lập dựa trên quy mô dự án,
mức độ phức tạp của công việc chính, thời điểm kết thúc mong muốn của chủ đầu
tư.
1.2.2.2. Tiến độ gói thầu
Được lập dựa trên tiến độ tổng và những thông tin biết được từ những công
việc cần được thực hiện cho gói thầu. Những công việc chính phải được lập dựa
theo tài nguyên của nhà thầu.
1.2.2.3. Tiến độ tháng
Là bảng tiến độ chi tiết của gói thầu được thực hiện theo từng tháng do nhà
thầu lập. Tiến độ tháng được lập dựa trên tiến độ gói thầu, trong đó các công tác cần
làm trong tháng sẽ được thể hiện, những công tác chính có thể được phân chia ở
mức độ chi tiết hơn.


13

1.2.2.4. Tiến độ tuần
Là tiến độ thi công chi tiết bao gồm tất cả những công tác phải được thực
hiện trong tuần. Tiến độ tuần phải phù hợp với tiến độ tháng, và có xét những thông
tin mới trên công trường.
1.2.3 Các phương pháp lập kế hoạch tiến độ

Tùy theo tính chất của các công trình và yêu cầu của công nghệ có 3 phương
pháp được sử dụng để lập kế hoạch tiến độ như sau:
1.2.3.1 Mô hình kế hoạch tiến độ ngang
a. Khái niệm
Mô hình kế hoạch tiến độ ngang (phương pháp này do nhà khoa học Gantt đề
xướng từ năm 1917) là những đoạn thẳng nằm ngang có độ dài nhất định chỉ thời
điểm bắt đầu, thời điểm thực hiện, thời điểm kết thúc việc thi công các công việc
theo trình tự công nghệ nhất định.
b. Đặc điểm cấu tạo
Cấu trúc gồm:
- Phần 1: Danh mục các công việc được sắp xếp theo thứ tự công nghệ và tổ chức
thi công, kèm theo là khối lượng công việc, nhu cầu nhân lực, máy thi công, thời
gian thực hiện, vốn…của từng công việc.
- Phần 2: Được chia làm 2 phần nhỏ:
+ Phần trên là thang thời gian, được đánh số tuần tự (số tự nhiên) khi chưa biết thời
điểm khởi công hoặc đánh số theo lịch khi biết thời điểm khởi công.
+ Phần dưới thang thời gian trình bày đồ thị Gantt: mỗi công việc được thể hiện
bằng một đoạn thẳng nằm ngang, có thể là đường liên tục hay “gấp khúc” qua mỗi
đoạn công tác để thể hiện tính không gian. Để thể hiện những công việc có liên
quan với nhau về mặt tổ chức sử dụng đường nối, để thể hiện sự di chuyển liên tục
của một tổ đội sử dụng mũi tên liên hệ. Trên đường thể hiện công việc, có thể đưa
nhiều thông số khác nhau: nhân lực, vật liệu, máy, ca công tác…, ngoài ra còn thể
hiện tiến trình thi công thực tế…
- Phần 3: Tổng hợp các nhu cầu tài nguyên, vật tư, nhân lực, tài chính. Trình bày cụ


14

thể về số lượng, quy cách vật tư, thiết bị, các loại thợ…các tiến độ đảm bảo cung
ứng cho xây dựng.

Stt

C«ng viÖc

§.vÞ

Th¸ng 1

k.l­îng T.gian ...

1
1

A

2

B

3

C

4

D

5

E


.

..

.

..

2

3

Th¸ng 2

4

5

6

7

Th¸ng 3

8

9

10


11

12

A
B

(dù tr÷)
C2

C1

§­êng nèi logic

C3
Mòi tªn
di chuyÓn thî
E

D

P(ng­êi)

1

2

3


4

5

6

7

8

9

10

11

12

T(ngµy)

Hình 1.6: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ ngang.
1.2.3.2. Mô hình kế hoạch tiến độ xiên
Đặc điểm cấu tạo:
Về cơ bản mô hình kế hoạch tiến độ xiên chỉ khác mô hình kế hoạch tiến độ
ngang ở chỗ thay vì biểu diễn các công việc bằng các đoạn thẳng nằm ngang người ta
dùng các đường thẳng xiên để chỉ sự phát triển của các quá trình thi công theo cả
thời gian (trục hoành) và không gian (trục tung). Mô hình kế hoạch tiến độ xiên, còn
gọi là sơ đồ xiên hay sơ đồ chu trình (Xyklogram).
Trục không gian mô tả các bộ phận phân nhỏ của đối tượng xây lắp (khu
vực, đợt, phân đoạn công tác…), trục hoành là thời gian, mỗi công việc được biểu

diễn bằng một đường xiên riêng biệt.
Hình dạng các đường xiên có thể khác nhau, phụ thuộc vào tính chất công
việc và sơ đồ tổ chức thi công, sự khác nhau này gây ra bởi phương chiều nhịp độ
của quá trình. Về nguyên tắc các đường xiên này không được phép
cắt nhau trừ trường hợp đó là những công việc độc lập với nhau về công nghệ.


15

R3



m


a

1
m


1

2

3

4


1
Đợt

Pđoạn

t

Hình 1.7: Cấu trúc mô hình kế hoạch tiến độ xiên.
1.2.3.3. Mô hình kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng
Mô hình kế hoạch tiến độ theo sơ đồ mạng là một đồ thị có hướng biểu diễn
trình tự thực hiện tất cả các công việc, mối quan hệ và sự phụ thuộc giữa chúng, nó
phản ánh tính quy luật của công nghệ sản xuất và các giải pháp được sử dụng để
thực hiện chương trình nhằm với mục tiêu đề ra.
1.3. Quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình
1.3.1. Vai trò, nội dung của các phương pháp quản lý kế hoạch tiến độ với sự
hoàn thành xây dựng của công trình
1.3.1.1. Khái niệm công tác quản lý tiến độ
Quản lý tiến độ là sử dụng thông tin qua giám sát thu thập để điều chỉnh tình
hình thực hiện phù hợp với kế hoạch đề ra. Quản lý tiến độ là cách tiếp cận chính
thức để quản lý các thay đổi đối với tiến độ thực hiện dự án, bằng cách làm việc với
nhóm dự án, nhóm hữu quan... nhằm xác định rằng thay đổi đã được thông qua và
nhất trí.
1.3.1.2. Vai trò của công tác quản lý tiến độ


16

Quản lý tiến độ nhằm mục đích theo dõi, kiểm tra kiểm soát kết quả công
việc, các điều kiện, các yêu cầu để biết tiến độ đã thay đổi từ đó kịp thời đưa ra
hành động điểu chỉnh phù hợp.

Theo dõi tiến độ xây dựng công trình là quá trình thu thập, ghi nhận và báo
cáo thông tin liên quan đến tất cả các khía cạnh của việc thực hiện tiến độ công
trình thi công.
Quản lý tiến độ nhằm mục đích kiểm tra kết quả công việc, các điều kiện,
các yêu cầu để biết tiến độ đã thay đổi để từ đó kịp thời đưa ra hành động điều
chỉnh phù hợp.
Công tác quản lý tiến độ xây dựng công trình giúp nhà quản lý nắm được
tình hình tiến triển đầy đủ, rõ ràng, cụ thể việc hoàn thành xây dựng của công trình.
Từ đó nhặt ra những chỉ số đo lường sự biến động của kế hoạch và chi phí cùng với
hệ thống bảng biểu, biểu đồ phân tích xu hướng, dự báo để nhà quản trị có thể ra
quyết định kịp thời.
1.3.2. Phương pháp quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng
Để công trình xây dựng đúng kế hoạch các công việc trong tiến độ phải thực
hiện đúng lịch. Mỗi lịch sai lệch trong quá trình thi công cũng có thể dẫn đến những
kết quả ngoài ý muốn. Để đánh giá kịp thời và có biện pháp xử lý đúng người ta
phải tiến hành hệ thống kiểm tra thực hiện tiến độ toàn phần hay một số công việc.
Có thể kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất.
Đối với tiến độ thi công theo biểu đồ ngang, ta có thể tiến hành kiểm tra theo
ba phương pháp: Phương pháp đường tích phân; phương pháp đường phần trăm và
phương pháp biểu đồ nhật ký.
1.3.2.1. Phương pháp đường phân tích dùng để kiểm tra từng công việc
Theo phương pháp này thì trục tung thể hiện khối lượng công việc, trục
hoành thể hiện thời gian. Sau mỗi khoảng thời gian khối lượng công việc đã thực
hiện đến thời điểm đó được đưa lên trục tọa độ. Đường thể hiện công việc thực hiện
đến các thời điểm xét là đường tích phân. Để so sánh với tiến độ ta dùng đường tích
phân kế hoạch công việc tương ứng. So sánh hai đường ta biết được tình hình thực
hiện tiến độ.


17


t>0

2
3

1

4

v>0

v<0
t<0

t
O

t

Hiình 1.8: Kiểm tra tiến độ bằng đường phân tích
(1) - kế hoạch; (2), (3), (4) - đường thực hiện
Xét tại thời điểm (t) ta có đường (1) là đường kế hoạch. Nếu đường thực hiện
là đường (3) thì tiến độ thực hiện đúng kế hoạch, nếu là (2) thì tiến độ hoàn thành
sớm, nếu là (4) thì tiến độ hoàn thành chậm kế hoạch.
Nếu muốn biết tốc độ thực hiện ta dùng lát cắt (v) (song song với trục thời
gian t), đường (2), cắt trước đường kế hoạch (1) thực hiện nhanh (+∆t), đường (4)
cắt sau thực hiện chậm (-∆t).
Phương pháp đường tích phân có ưu điểm cho ta biết tình hình thực hiện tiến
độ hàng ngày song có nhược điểm là khối lượng công việc phải thu thập thường

xuyên và mỗi loại công việc phải vẽ một đường tích phân. Vì vậy nó phù hợp với
việc theo dõi thường xuyên việc thực hiện tiến độ. Người ta thường áp dụng cho
những công tác chủ yếu, cần theo dõi chặt chẽ.
1.3.2.2. Phương pháp đường phần trăm
Đây là phương pháp áp dụng kiểm tra nhiều công việc một lúc trên tiến độ
thể hiện bằng sơ đồ ngang.


18

B

50%

1

A
C 55%

2
D

E

30%

F 85%

t
O


Hình 1.9: Kiểm tra tiến độ bằng đường phần trăm
(1)- đường kiểm tra; (2)- đường phần trăm (công việc A và E không xét)
Phương pháp thực hiện như sau: Trên tiến độ biểu diễn bằng biểu đồ ngang.
Mỗi công việc được thể hiện bằng một đường thẳng có độ dài 100% khối lượng
công việc. Tại thời điểm t bất kỳ cần kiểm tra người ta kẻ một đường thẳng đứng,
đó là đường kiểm tra. Trên tiến độ các công việc rơi vào một trong hai trường hợp.
Trường hợp các công việc đã kết thúc hoặc chưa bắt đầu không cắt đường kiểm tra
ta bỏ qua. Trường hợp những công việc đang thi công - cắt đường kiểm tra - phải
lấy số liệu khối lượng đã thực hiện tính đến thời điểm đó. Theo phần trăm toàn bộ
khối lượng, số phần trăm thực hiện được đưa lên biểu đồ, chúng nối lại với nhau tạo
thành đường phần trăm. Đó là đường thực tế thực hiện. Nhìn vào đường phần trăm
người ta biết được tình hình thực hiện tiến độ.
1.3.2.3. Phương pháp biểu đồ nhật ký
Đây là phương pháp kiểm tra hàng ngày của từng công việc. Theo kế hoạch
mỗi công tác phải thực hiện một khối lượng nhất định trong từng ngày làm việc.


19

2
1

O

1

2

4


6

8

Hình 1.10: Biểu đồ nhật ký công việc
(1) - kế hoạch; (2) - thực hiện hàng ngày
Chúng thể hiện bằng một đường kế hoạch. Hàng ngày sau khi làm việc khối
lượng thực hiện công tác được xác định và vẽ vào biểu đồ, ta được đường thực hiện.
Qua biểu đồ ta biết được năng suất của từng ngày vượt, đạt, không đạt để điều chỉnh
cho các ngày tiếp theo. Phương pháp này chính xác, kịp thời nhưng tốn thời gian chỉ
áp dụng cho tổ đội chuyên môn hoặc những việc đòi hỏi giám sát sít sao.
1.3.3. Công cụ quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng
Có rất nhiều công cụ để quản lý kế hoạch tiến độ trong ngành xây dựng,
cũng từ một số năm về trước và hiện nay ta thường dùng phần mềm Microsoft
Project 2010 để lập và quản lý.
+/ Nội dung của Microsoft Project 2010
Phần mềm Microsoft Project 2010 chạy trong môi trường Windows, là phần
mềm cơ sở dữ liệu tiên tiến và là sản phẩm phần mềm chuyên dùng cho việc lập và
điều khiển tiến độ thi công. Nó đáp ứng được những yêu cầu thông thường của một
chương trình Windows đó là khả năng hỗ trợ Clipboard và hậu thuẫn được cho tính
năng đa tư liệu.
Microsoft Project 2010 có giao diện sử dụng đẹp và là một chương trình
được sử dụng rất hiệu quả cho việc lập và quản lý dự án.
Phần mềm có thể thực hiện được những công việc như sau:


20

+/ Lập tiến độ xây dựng và biểu diễn bằng

- Sơ đồ mạng dạng Network Diagram
- Sơ đồ ngang dạng Gantt Chart
- Sơ đồ ngang dạng trên lịch thời gian (Calender)
+/ Có các dạng quan sát phù hợp
- Nạp đầy đủ cho từng công việc, các dữ kiện về sự phân công và điều kiện
làm việc.
- Mỗi công việc có thể chi tiết hóa với nhiều thông tin, như thời gian của công
việc, ngày bắt đầu và kết thúc công việc, các công việc găng… Điều này giúp ta có
thể thiết lập được các “ Phiếu giao việc” cho từng tổ, đội công nhân.
- Có bức tranh tổng thể, biểu diễn toàn bộ bản tiến độ để có thể so sánh các
cách thể hiện tìm ra bản tiến độ hợp lý nhất;
- Có thể thay đổi cách trình bày tiến độ cho cùng một dạng sơ đồ.
+/ Quan sát và báo cáo
- Có thể quan sát tiến độ với dạng lịch (Calendar) hoặc các dạng sơ đồ
Network Diagram hoặc Gantt Chart.
- Có hệ thống sẵn sàng để báo cáo: Tổng quát về tiến độ; Các việc đang tiến
hành; Các việc còn lại; Chi phí tài nguyên.
1.3.4. Công tác giám sát, quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng
hiện nay
1.3.4.1. Công tác giám sát
Báo cáo là một trong những công cụ hữu hiệu để thu thập thông tin trong quá
trình giám sát tiến độ dự án.
a. Cấp báo cáo
Báo cáo Ban quản lý Đầu tư và Xây dựng công trình căn cứ theo kế hoạch đã
được phê duyệt, tổ tư vấn giám sát công trình để thực hiện báo cáo tuần, tháng,
năm định kỳ theo quy trình báo cáo như sau:
Báo cáo tuần thường được thực hiện vào thứ năm hàng tuần, báo cáo tháng
vào ngày 05 đầu tháng sau, báo cáo quý và năm vào 10 đầu tháng sau.



21

b. Đánh giá tình thực hiện báo cáo giám sát tiến độ
Tuỳ theo từng cấp quản lý, tuỳ theo mỗi giai đoạn thực hiện dự án, mức độ
chi tiết của từng báo cáo và tần suất báo cáo sẽ được xây dựng khác nhau. Nội
dung của các báo cáo đã nêu lên được tình hình thực hiện dự án so với kế hoạch đã
được phê duyệt, biểu diễn được tiến độ của các hoạt động đang đồng thời diễn ra,
các biến động liên quan trong quá trình thực hiện dự án.
Mặc khác, cách thức thu thập thông tin phục vụ cho công tác báo cáo là
một công việc góp phần làm tăng hiệu quả của các báo cáo. Hiện tại, công tác ghi
chép số liệu, cập nhật thông tin để phục vụ cho công tác báo báo còn sơ sài, chưa
thống nhất trong ghi nhận thông tin trong nhật ký giám sát, chưa đảm bảo tính logic
về thông tin giữa các báo cáo tuần và trong nhật ký giám sát tại hiện trường dẫn đến
một số thông tin ghi chép sai lệch so với kế hoạch được duyệt.
1.3.4.2. Công tác quản lý kế hoạch tiến độ xây dựng công trình xây dựng hiện
nay
a. Đặc điểm tình hình
Nền kinh tế nước ta vẫn giữ được nhịp độ tăng trưởng cao, tạo điều kiện
thuận lợi cho đầu tư xây dựng các công trình thuỷ lợi pháp triển. Nhà nước ban
hành nhiều cơ chế chính sách tạo tiền đề cho việc tăng cường công tác quản lý tổ
chức lại bộ máy, giải phóng năng lực sản xuất và mở rộng các hình thức huy động
vốn. Tuy vận thời gian qua ngành thuỷ lợi và các nghành khác cũng gặp nhiều khó
khăn. Mặc dù nhà nước tăng cường vốn đầu tư nhưng các dự án trong nước vẫn
thiếu vốn nghiêm trọng. Nhiều dự án dở dang phải tạm đình hoãn, các dự án quan
trọng, cấp bách không có vốn để triển khai.
b. Tiến độ thực hiện xây dựng công trình trong thời gian qua
Trong những năm qua, ngành Xây dựng nói chung cũng như ngành thuỷ lợi
nói riêng đã có nhiều giải pháp quyết liệt trong công tác quản lý chất lượng, tiến độ
công trình thuỷ lợi. Sẽ tiếp tục xiết chặt trách nhiệm các chủ thể tham gia dự án
(chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tư vấn thiết kế, tư vấn giám sát và nhà thầu xây lắp);

đưa các chủ thể này đi vào hoạt động nề nếp, kỷ cương, và trách nhiệm hơn nữa để
bảo đảm tuyệt đối chất lượng, tiến độ các công trình thuỷ lợi khi đã được xây dựng.


×