Tải bản đầy đủ (.docx) (104 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng cư dân tại vườn quốc gia xuân sơn, tỉnh phú thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 104 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

ĐINH THỊ HÀ GIANG

NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG TÍNH BỀN
VỮNG CHO HOẠT ĐỘNG SINH KẾ CỦA CỘNG ĐỒNG CƢ DÂN
TẠI VƢỜN QUỐC GIA XUÂN SƠN, TỈNH PHÚ THỌ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC BỀN VỮNG
Chuyên ngành: KHOA HỌC BỀN VỮNG
Mã số: Chƣơng trình đào tạo thí điểm

Người hướng dẫn khoa học: GS. TSKH. Trƣơng Quang Học

Hà Nội - 2017


MỤC LỤC
MỤC LỤC..................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT........................................................................ iii
DANH MỤC CÁC BẢNG.......................................................................................... iv
DANH MỤC CÁC HÌNH............................................................................................ v
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................. vi
LỜI CAM ĐOAN...................................................................................................... vii
PHẦN MỞ ĐẦU.......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài....................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu.................................................................................................. 2
3. Đối tƣợng nghiên cứu............................................................................................... 2
4. Phạm vi nghiên cứu................................................................................................... 3


5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu.............................................................................. 3
6. Ý nghĩa của đề tài...................................................................................................... 3
7. Cấu trúc của luận văn................................................................................................ 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......5
1.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................... 5
1.1.1. Một số khái niệm cơ bản...................................................................................... 5
1.1.2. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu................................................................ 6
1.1.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu..................................................................... 7
1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu.............................................................................. 8
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam.................................................. 8
1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu....................................................... 14
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu..................................................................... 15
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm . 15

1.3.2. Đặc điểm dân cƣ, dân tộc và nguồn lao động.................................................... 20
1.3.3. Cơ sở hạ tầng..................................................................................................... 22
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, CÁCH TIẾP CẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 23

2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu...................................................................... 23
2.2. Đối tƣợng nghiên cứu........................................................................................ 23
2.3. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu...................................................... 24
i


2.3.1. Cách tiếp cận..................................................................................................... 24
2.3.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................... 28
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN........................................................... 31
3.1. Hiện trạng sinh kế của cƣ dân sinh sống tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn........31
3.1.1. Các hoạt động sinh kế........................................................................................ 31
3.1.2. Đánh giá hoạt động sinh kế của ngƣời dân dựa vào khung sinh kế bền vững của

DFID........................................................................................................................... 34
3.1.3. Các yếu tố tác động đến sinh kế của cộng đồng cƣ dân sinh sống tại VQG Xuân
Sơn............................................................................................................................... 49
3.1.4. Đánh giá tính bền vững của hoạt động sinh kế.................................................. 58
3.2. Đề xuất giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng
đồng cƣ dân tại Vƣờn Quốc gia Xuân Sơn............................................................. 63
3.2.1. Cơ sở đề xuất giải pháp..................................................................................... 63
3.2.2. Đề xuất giải pháp nhằm tăng cƣờng.................................................................. 66
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ............................................................................ 74
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................. 76
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN.................................................. 83
PHỤ LỤC................................................................................................................... 84

ii


Các từ viết tắt Tiếng Việt
Chữ viết tắt
BĐKH
BQL
CCA
DANIDA
DFID
DTTS
ĐDSH
HST
IDS
KT - XH
PRA
SRD

TNTN
TN & MT
UBND
VQG
VHLSS

iii


STT

Tên bảng

Bảng 2.1

Thời gian,

Bảng 2.2:

Cơ cấu ph

Bảng 3.1:

Diện tích

Bảng 3.2:

Nguồn lao

Bảng 3.3:


Tổng số n

Xuân Sơn
Bảng 3.4:

Tƣơng qu
đệm

Bảng 3.5:

Số lƣợng

vùng đệm
Bảng 3.6:

Tƣơng qu
đệm

Bảng 3.7:

Nhận thức
đồng

Bảng 3.8:

Đánh giá v

Bảng 3.9:


Đánh giá v

Bảng 3.10:

Đánh giá m

Bảng 3.11:

Đánh giá c

hoạt động
Bảng 3.12:

Đánh giá c

hoạt động
Bảng 3.13:

Mức độ th
bàn

Bảng 3.14:

Mức độ ản

Bảng 3.15:

Đánh giá t

Bảng 3.16:


Phân tích

iv

STT


Hình 1.1:
Hình 1.2:
Hình 1.3
Hình 1.4:
Hình 2.1:
Hình 2.2:
Hình 2.3:
Hình 3.1:
Hình 3.2:
Hình 3.3:
Hình 3.4:
Hình 3.5:
Hình 3.6:
Hình 3.7:
Hình 3.8:
Hình 3.9:
Hình 3.10:

v


LỜI CẢM ƠN

Trƣớc tiên, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và kính trọng sâu sắc nhất tới GS TSKH. Trƣơng Quang Học, ngƣời thầy đã tận tình hƣớng dẫn, truyền đạt cho tôi
những kiến thức cơ bản cũng nhƣ đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành
bản luận văn này.
Tôi xin cảm ơn Ban Lãnh đạo Trƣờng Đại học Tài Nguyên và Môi trƣờng Hà
Nội, Lãnh đạo Bộ môn Biến đổi khí hậu & Phát triển bền vững nơi tôi đang công tác,
cùng toàn thể các đồng nghiệp trong Bộ môn đã tạo điều kiện và giúp đỡ trong thời
gian tôi học tập, nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh đạo cùng toàn thể các thầy cô Khoa Sau
Đại học, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi có thể tham gia
học tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp thạc sĩ.
Tôi cảm ơn Cán bộ Văn phòng Hội đồng Nhân dân – UBND huyện Tân Sơn,
Chi cục Thống kê, và phòng Tài nguyên huyện Tân Sơn đã cung cấp thông tin, số liệu
và trả lời phỏng vấn trong quá trình thực tế tại địa phƣơng.
Tôi xin cảm ơn ông Phạm Văn Long - Giám đốc VQG Xuân Sơn, anh Nguyễn
Văn Thuận - cán bộ Vƣờn đã nhiệt tình hƣớng dẫn và giúp đỡ khi tôi khảo sát tại địa
phƣơng; Cảm ơn UBND xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi
hoàn thành chuyến nghiên cứu của mình. Đặc biệt, bà Hà Thị Đoán (Phó Chủ tịch xã
Xuân Đài) và ông Bùi Văn Lâm (Bí thƣ Đảng ủy xã Xuân Sơn) đã bỏ công sức, thời
gian đi cùng tôi tới từng hộ gia đình để hoàn thành bộ phiếu khảo sát cộng đồng. Tôi
xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành tới bà con dân bản hai xã Xuân Đài và Xuân Sơn đã
nhiệt tình cung cấp thông tin trong suốt thời gian thực địa tại địa bàn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè tôi - những ngƣời luôn
quan tâm, chia sẻ, động viên, khuyến khích tôi trong suốt thời gian qua.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2016
Học viên

Đinh Thị Hà Giang

vi



LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện
dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của GS.TSKH. Trƣơng Quang Học. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu của luận văn chƣa từng đƣợc công bố ở bất kì một công
trình khoa học nào khác.
Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng,
đƣợc trích dẫn đầy đủ, trung thực.
Hà Nội, ngày.... tháng ... năm 2016
Học viên

Đinh Thị Hà Giang

vii


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hƣớng tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo là một cách để thực hiện mục
tiêu phát triển bền vững đang đƣợc nhiều quốc gia và tổ chức áp dụng [65]. Đặc biệt,
trong bối cảnh quốc tế đang có những nỗ lực trong việc giảm nhẹ và thích ứng với biến
đổi khí hậu (BĐKH), thì sinh kế của cộng đồng dân cƣ tại các Khu Bảo tồn (KBT)
Thiên nhiên và các Vƣờn Quốc gia (VQG) là một vấn đề cấp bách cần đƣợc quan tâm
đúng mức. Sinh kế bền vững vừa góp phần xóa đói giảm nghèo, ổn định cuộc sống cho
cộng đồng cƣ dân sinh sống tại vùng đệm VQG vừa tăng khả năng chống chịu, phục
hồi trƣớc những tác động bên ngoài, mà lại ít gây ảnh hƣởng đến các nguồn tài
nguyên thiên nhiên (TNTN).
KBT Thiên nhiên Xuân Sơn chính thức đƣợc chuyển hạng thành VQG theo
quyết định số 49/2002/QĐ-TTg, ngày 17/4/2002 của Thủ tƣớng Chính phủ. Hiện nay,

trong vùng đệm của VQG Xuân Sơn vẫn còn 12.599 dân cƣ sinh sống. Phần lớn
ngƣời dân ở đây là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS) (98,6%), với tỷ lệ hộ nghèo
45,8% [55].Từ nhiều đời nay, qua các hoạt động canh tác nƣơng rẫy, khai thác rừng và
các tài nguyên sinh vật rừng của đồng bào DTTS, thì rừng thực sự đã trở thành nguồn
sống quan trọng duy nhất của họ. Kết quả đánh giá đã cho thấy đời sống của ngƣời
dân sinh sống tại VQG, đặc biệt là cƣ dân vùng lõi phần lớn phụ thuộc vào rừng ở
những mức độ khác nhau [15]. Những hoạt động này diễn ra liên tục, thƣờng xuyên
trong thời gian dài đã gây ra những hậu quả đáng tiếc về môi trƣờng (suy giảm đa
dạng sinh học (ĐDSH), thoái hóa đất, suy giảm nguồn nƣớc,…). Sự xuống cấp về môi
trƣờng đã kéo theo những hệ lụy khác về kinh tế và xã hội (năng suất nông nghiệp
giảm, tỷ lệ đói nghèo tăng, bệnh tật, trình độ dân trí thấp…).
Ở Việt Nam, hiện trạng ngƣời dân sinh sống trong vùng lõi của các KBT và

VQG là khá phổ biến. Hiện nay, trong vùng lõi của VQG Xuân Sơn vẫn còn 1.195 dân
cƣ sinh sống. Phần lớn ngƣời dân ở đây là đồng bào các dân tộc thiểu số (DTTS)
(99,7%), với tỷ lệ hộ nghèo 50,60% . Theo Luật Đa dạng sinh học (2008) và Luật Bảo
vệ và Phát triển rừng (2004) thì việc sinh sống trong phân khu bảo tồn nghiêm ngặt là
bị cấm [39], [40]. Tuy nhiên, với cộng đồng dân tộc bản địa sinh sống từ lâu đời, cuộc
sống và văn hóa của họ đều gắn với rừng qua nhiều thế hệ. Tình trạng này dẫn đến

1


mâu thuẫn giữa công tác bảo tồn và cộng đồng dân cƣ bản địa. Vì vậy, cần thiết phải
có những giải pháp hữu hiệu để giải quyết đƣợc mâu thuẫn này.
Tân Sơn là một huỵện mới thành lập (2007), cơ sở hạ tầng còn yếu kém nhƣng
tiềm năng để phát triển là rất lớn, do đó, rất nhiều các dự án đã đƣợc quy hoạch và
chuẩn bị đƣa vào triển khai trên địa bàn. Trong đó, không ít những dự án nhằm mục
đích khai thác lợi thế từ tài nguyên VQG Xuân Sơn: Dự án Xây dựng Khu du lịch
Xuân Sơn - Đền Hùng, Dự án quy hoạch xây dựng Khu Du lịch VQG Xuân Sơn…

Mặc dù, đây có thể là cơ hội để đƣa kinh tế - xã hội (KT – XH) địa phƣơng phát triển,
nhƣng cũng sẽ tạo nên những tác động tiêu cực nếu không nhìn nhận ra mức độ
nghiêm trọng và có giải pháp kiểm soát nó kịp thời [61]. Những dự án này cùng với
hoạt động du lịch tự phát tại Xuân Sơn trong thời gian vừa qua cũng đã bắt đầu gây ra
nhiều bất ổn không chỉ về tình hình kinh tế xã hội cho cộng đồng dân cƣ bản địa mà
còn gây ra những bất ổn trong công tác bảo vệ môi trƣờng, bảo tồn các hệ sinh thái
(HST) và ĐDSH. Đấy là chƣa kể đến những mâu thuẫn trong việc chia sẻ lợi ích giữa
các bên liên quan trong việc quản lý và hƣởng lợi từ nguồn TNTN sẵn có. Tất cả
những tác động từ bên ngoài này đã làm gia tăng tính không bền vững cho xã Xuân
Sơn nói chung và cho hoạt động sinh kế nông – lâm nghiệp của cộng đồng bản địa nói
riêng.
Trƣớc thực trạng đó, học viên thực hiện “Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng
cường tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cư tại Vườn Quốc gia
Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” nhằm góp phần để giải quyết những thách thức hiện nay đối
với phát triển bền vững các xã vùng đệm VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá đƣợc hoạt động sinh kế của ngƣời dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn dựa

vào khung phân tích sinh kế bền vững của DFID.
- Đánh giá đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động sinh kế bền vững của

ngƣời dân tại VQG Xuân Sơn;
- Đề xuất đƣợc những giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế

của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn.
3. Đối tƣợng nghiên cứu
 Đối tượng nghiên cứu

2



- Những giải pháp tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng

cƣ dân tại VQG Xuân Sơn.
 Khách thể nghiên cứu
- Hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại xã Xuân Đài và Xuân Sơn;
- Công tác quản lý của một số cán bộ có liên quan đến hoạt động sinh kế của cộng

đồng dân cƣ tại địa bàn nghiên cứu (cán bộ UBND xã; cán bộ UBND huyện Tân
Sơn; và Cán bộ VQG Xuân Sơn).
4. Phạm vi nghiên cứu
 Phạm vi không gian

Nghiên cứu đƣợc tiến hành tại 2 xã: (1) xã Xuân Đài (ở vùng đệm); và (2) xã
Xuân Sơn (ở vùng lõi) thuộc địa bàn hành chính huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
 Phạm vi thời gian

Thời gian nghiên cứu: từ tháng 1/2016- tháng 11/2016.
5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu
 Câu hỏi nghiên cứu

Những giải pháp nào có thể tăng cƣờng tính bền vững cho hoạt động sinh kế của
cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ?
 Giả thuyết nghiên cứu

Các giải pháp mà đề tài đề xuất có thể tăng cƣờng tính bền vững trong các hoạt
động sinh kế của cộng đồng cƣ dân tại VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ.
6. Ý nghĩa của đề tài
 Ý nghĩa khoa học


Kết quả của nghiên cứu là xây dựng đƣợc khung phân tích sinh kế bền vững hộ gia
đình cho cộng đồng sinh sống tại VQG Xuân Sơn, hỗ trợ cho việc đánh giá hoạt động
sinh kế bền vững của các hộ dân nơi đây và các cộng đồng khác có điều kiện tƣơng tự.
 Ý nghĩa thực tiễn:

Kết quả của nghiên cứu của đề tài cung cấp cơ sở khoa học và thực tiễn cho các
nhà quản lý trong việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi
trƣờng một cách bền vững ở VQG Xuân Sơn, Phú Thọ nói chung, kế hoạch xóa đói
3


giảm nghèo tại địa phƣơng nói riêng; đồng thời cũng là một điển hình để nhân rộng ra
các địa phƣơng có điều kiện tƣơng tự.
7. Cấu trúc của luận văn

Luận văn gồm các phần chính sau:
PHẦN MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và tổng quan vấn đề nghiên cứu
Chƣơng 2. Địa điểm, thời gian, đối tƣợng, cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên
cứu Chƣơng 4. Kết quả và thảo luận
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
CÁC CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN

4


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Cơ sở lý luận

1.1.1. Một số khái niệm cơ bản
Những khái niệm chính đƣợc sử dụng trong luận văn có mối liên hệ logic và hệ
thống, để tập trung vào nội dung nghiên cứu là đề xuất đƣợc giải pháp tăng cƣờng
sinh kế bền vững cho cộng đồng cƣ dân sinh sống tại VQG Xuân Sơn, cụ thể:
Sinh kế (Livelihood): có nghĩa là nghề nghiệp hoặc việc làm và cũng có nghĩa là
con đƣờng để kiếm sống. Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các
nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống [59].
Chiến lược sinh kế (Livelihoods strategy): là sự phối hợp các hoạt động và lựa
chọn mà ngƣời dân sử dụng để thực hiện mục tiêu kiếm sống:
- Sự chọn lựa chiến lƣợc sinh kế phụ thuộc vào việc tiếp cận các loại vốn khác

nhau;
- Mỗi chiến lƣợc sinh kế cần một sự kết hợp các loại vốn khác nhau;

Tuy nhiên, mỗi loại vốn có thể sử dụng cho nhiều chiến lƣợc khác nhau [8].
Sinh kế bền vững (Sustainable livelihood): Khái niệm này đƣợc hoàn thiện nội
hàm bởi DFID. Sinh kế bền vững là sinh kế có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác
động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tƣơng
lai, trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên [59], [60].

Sinh kế thích ứng (với BĐKH) (Climate change adaptive livelihood): Sinh kế
thích ứng là một hệ thống sinh kế, trƣớc hết phải có khả năng chống chịu với BĐKH/
giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của BĐKH, đặc biệt là thiên
tai/hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo dài, rét đậm, rét hại,
v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất/ sản lƣợng một cách ổn định, đồng thời phù
hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng [5].
Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH (climate change adaptive sustainable
livelihood: Sinh kế bền vững thích ứng với BĐKH là hệ thống sinh kế, có khả năng
chống chịu với BĐKH, giảm nhẹ phát thải KNK và phục hồi trƣớc các tác động của
BĐKH, đặc biệt là các hiện tƣợng thời tiết cực đoan (bão lụt, hạn hán, nắng nóng kéo

dài, rét đậm, rét hại, v.v), đảm bảo, duy trì hoặc tăng năng suất, sản lƣợng một cách ổn
định, đồng thời phù hợp với khả năng và điều kiện KT-XH địa phƣơng [8].
5


Tiếp cận sinh kế bền vững (The sustainable livelihoods approach): là một cách
cải thiện sự hiểu biết về sinh kế của ngƣời nghèo, đƣợc dựa trên các yếu tố chính ảnh
hƣởng đến sinh kế ngƣời nghèo và các mối quan hệ đặc trƣng giữa các yếu tố này. Nó
có thể đƣợc sử dụng để lên các kế hoạch hoạt động mới và đánh giá các hoạt động
hiện có để tạo ra sinh kế bền vững. Cách tiếp cận này đƣa ra một khung tiếp cận giúp
hiểu biết về sự phức tạp của nghèo đói đồng thời đƣa ra một bộ các nguyên tắc hƣớng
dẫn hành động nhằm giải quyết tình trạng nghèo đói [58].
Vườn Quốc gia (National Park): Theo luật ĐDSH đƣợc Quốc hội nƣớc Cộng
hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008 quy
định rõ: KBT bao gồm: a) Vƣờn Quốc gia; b) Khu dự trữ thiên nhiên; c) KBT sinh
cảnh – loài; d) Khu bảo vệ cảnh quan. VQG phải có đủ các tiêu chí chủ yếu sau đây:
- Có HST tự nhiên quan trọng đối với quốc gia, quốc tế, đặc thù hoặc đại điện

cho một vùng sinh thái tự nhiên;
- Là nơi sinh sống tự nhiên thƣờng xuyên hoặc theo mùa của ít nhất một loài

thuộc Danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm đƣợc ƣu tiên bảo vệ;
- Có giá trị đặc biệt về khoa học, giáo dục;
- Có cảnh quan môi trƣờng, nét đẹp độc đáo của tự nhiên, có giá trị du lịch sinh thái.

Vùng đệm (buffer zone): là vùng bao quanh, tiếp giáp khu bảo tồn, có tác dụng
ngăn chặn, giảm nhẹ tác động tiêu cực từ bên ngoài đối với KBT” [40].
Cộng đồng (community): Cộng đồng dân cƣ là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân
sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tƣơng đƣơng”
[39].

1.1.2. Tính liên ngành của vấn đề nghiên cứu
Hoạt động sinh kế, về căn bản đều do mỗi cá nhân hay nông hộ tự quyết định
dựa vào năng lực và khả năng của họ, đồng thời chịu sự tác động của các thể chế,
chính sách và những quan hệ xã hội mà cá nhân hoặc hộ gia đình thiết lập trong cộng
đồng. Do đó, để đánh giá đƣợc thực trạng của hoạt động này cần phải đƣa ra đƣợc
mối liên hệ giữa: (1) Kết quả sinh kế; (2) Các nguồn lực sinh kế; và (3) Những yếu tố
tác động đến hoạt động sinh kế nhƣ thể chế, chính sách hay những quan hệ xã hội .

6


Cách tiếp cận sinh kếbền vƣƣ̃ng làmôṭcách phân tich́ toàn diêṇ vềphát triển và
giảm nghèo . Cách ti ếp cận này giúp chúng ta hiểu đƣơcc̣ viêcc̣ con ngƣời sƣƣ̉ dungc̣ các
loại vốn mình có để kiếm sống , thoát nghèo, hay tránh bị rơi vào đói nghèo nhƣ thế
nào, vì nó không ch ỉ minh họa các chiến lƣợc tìm kiếm thu nhập, mà nó còn phân tích
và lý giải về việc tiếp cận, sử dụng và phân phối các nguồn lƣcc̣ màcác cá th ể và hộ gia
đình sử dụng để biến các nguồn lực đó thành sinh kế.
Vì vậy, để giải quyết đƣợc những vấn đề liên quan đến hoạt động sinh kế, cần
sự kết hợp của nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ kinh tế, xã hội/văn hóa, chính sách, tài
nguyên, nông nghiệp, lâm nghiệp… Chỉ khi nghiên cứu đƣa ra đƣợc những mối liên
hệ bản chất giữa các yếu tố tạo nên hoạt động sinh kế của một cộng đồng dân cƣ nào
đó, thì mới có thể đề xuất các giải pháp cho hoạt động sinh kế bền vững, hiệu quả hơn.
1.1.3. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là đƣa ra đƣợc giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền
vững cho hoạt động sinh kế của cộng đồng dân cƣ sinh sống tại VQG Xuân Sơn, do
đó logic của nghiên cứu sẽ gồm những nội dung theo trình tự sau: 1) Đánh giá các yếu
tố tác động đến hoạt động sinh kế (thể chế, tri thức bản địa, các nguồn lực và BĐKH);
2) Phân tích thực trạng sinh kế và các nguồn lực sinh kế; 3) Đánh giá tính bền vững
của hoạt động sinh kế; 4) Đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cƣờng tính bền vững
cho hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ vùng lõi và vùng đệm, các giải pháp này

nhằm: (a) xây dựng chiến lƣợc sinh kế cụ thể và (b) đƣợc cụ thể hơn bằng những kế
hoạch thực hiện linh hoạt, tùy theo từng địa phƣơng. Việc thực hiện các giải pháp này
cần phải đƣợc điều chỉnh, can thiệp kịp thời; và đánh giá, giám sát để đảm bảo hiệu
quả của hoạt động sinh kế (Hình 1.1).
Trong bối cảnh BĐKH đang diễn ra nhƣ hiện nay, việc gia tăng các rủi ro từ khí
hậu sẽ làm gia tăng khả năng bị tổn thƣơng của những sinh kế dựa vào các nguồn
TNTN. Do đó, các giải pháp sinh kế bền vững đƣợc lựa chọn phải đảm bảo tính thích
ứng với BĐKH hay chính là tăng cƣờng khả năng chống chịu của sinh kế trƣớc
BĐKH.

7


Thể chế
Các yếu tố

tác độ ng

- Thể chế
- Tri thức
bản địa
- Các
nguồn lực
sinh kế

- BĐKH

Thực

trạng

sinh kế,
Nguồn

lực sinh
kế

Tri thức bản địa

Hình 1.1. Khung phân tích vấn đề nghiên cứu
Khung phân tích đƣợc xây dựng dựa vào: (i) Khung sinh kế bền
vững của DFID (2007); (ii) Khung lý thuyết xây dựng sinh kế bền vững
thích ứng với BĐKH của Hoàng Thị Ngọc Hà (2014); (iii) Mạng lƣới
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam (CCWG) và Bộ TN & MT (2016)
nhằm đạt đƣợc mục tiêu nghiên cứu [60], [18], [8]. Trong đó, nhấn
mạnh đến tính hệ thống của các vấn đề nghiên cứu.
1.2. Tổng quan lịch sử nghiên cứu
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam
1.2.1.1. Sinh kế
Ý tƣởng về sinh kế đƣợc đề cập trong các tác phẩm nghiên cứu
của Chambers vào những năm 1980. Về sau, khái niệm này xuất hiện
nhiều hơn trong các nghiên cứu của Ellis, Barret và Reardon… Tác giả
Ellis (2010) [62] cho rằng sinh kế bao gồm những tài sản, những hoạt


đ

Chambers và Conway (1992) [57] cho rằng sinh kế bao gồm năng




lực, tài sản (dự trữ, nguồn lực, yêu cầu và tiếp cận) và các hoạt động cần

n

có để đảm bảo phƣơng tiện sinh sống.

g
v
à
c
ơ
h

i
đ
ƣ

c
t
i
ế
p
c

n
đ
ế
n
t
à


8


Theo Farrington et al [63] Sinh kế có thể đƣợc diễn tả nhƣ là sự kết hợp của các
nguồn tài nguyên đƣợc sử dụng và các hoạt động đƣợc thực hiện để sống. Các tài nguyên
đó có thể bao gồm cả các khả năng và kỹ năng của con ngƣời (vốn con ngƣời), đất đai,
tiền tiết kiệm và trang thiết bị (vốn tự nhiên, vốn tài chính và vốn vật chất), và các dịch vụ
hỗ trợ chính thức hoặc không chính thức cho các hoạt động (vốn xã hội).

Nhƣ vậy, mặc dù có nhiều cách tiếp cận và định nghĩa khác nhau về sinh kế,
tuy nhiên, có sự nhất trí rằng khái niệm sinh kế bao hàm nhiều yếu tố có ảnh hƣởng
đến hoạt động sống của mỗi cá nhân hay hộ gia đình.
1.2.1.2 Sinh kế bền vững
* Trên thế giới
Kể từ Hội nghị Thƣợng đỉnh Trái đất về Môi trƣờng và Phát triển tại Rio de
Janeiro ở Brazil năm 1992, PTBV đã trở thành xu thế chung mà toàn nhân loại đang nỗ
lực hƣớng tới. Theo đó, trong phát triển nông thôn xuất hiện xu hƣớng phát triển sinh
kế bền vững bao gồm cả các mục tiêu giảm nghèo [8].
Trƣớc đây, hoạt động sinh kế đƣợc hiểu là những phƣơng tiện kiếm sống nhằm
phục vụ nhu cầu cơ bản của cuộc sống (Ví dụ: thực phẩm, chỗ ở, quần áo, thuốc
men...). Khái niệm về sinh kế bền vững cũng đƣợc hiểu là những nỗ lực để xoá đói
giảm nghèo [65]. Tuy nhiên, các khái niệm đó chƣa bao quát đƣợc hết mọi khía cạnh
của hoạt động sinh kế, đặc biệt là các nguồn lực làm hạn chế hoặc tăng cƣờng khả
năng của con ngƣời.
Khái niệm về sinh kế bền vững đƣợc Chambers và Conway (1992) [57] mở
rộng hơn. Sinh kếchỉbền vƣƣ̃ng khi nó có thểđƣơng đầu và phục hổi sau những cú sốc,
duy trì hoặc cải thiện năng lực và tài sản, và cung cấp các hội sinh kế bền vững cho
các thế hệ kế tiếp; đóng góp lợi ích ròng cho các sinh kế ở cấp độ địa phƣơng hoặc
toàn cầu, trong ngắn hạn và dài hạn.

Trong một số nghiên cứu của Barret và Reardon (2000) [56] khẳng định các chính
sách để xác định sinh kế ngƣời dân theo hƣớng bền vững đƣợc xác định liên quan chặt chẽ
đến bối cảnh kinh tế vĩ mô và tác động của các yếu tố bên ngoài. Các nghiên cứu này đã chỉ ra
mối liên hệ giữa mức độ tăng trƣởng kinh tế, cơ hội sinh kế và cải thiện đói nghèo của ngƣời
dân. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của thể chế, chính sách cũng nhƣ các mối liên hệ và hỗ trợ
xã hội đối với cải thiện sinh kế, xóa đói giảm nghèo. Sự bền vững trong các hoạt động sinh kế
phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố nhƣ khả năng trang bị nguồn vốn, trình độ của lao động, các
mối quan hệ trong cộng đồng, các chính sách phát triển… Tuy vậy, sự bền
9


vững của tài nguyên thiên nhiên là yếu tố nền tảng trong quyết định một sinh kế có bền
vững hay không.
Dựa trên nền tảng nghiên cứu điển hình của Chambers và Conway, đã có rất
nhiều sự điều chỉnh cho khái niệm sinh kế bền vững. Đặc biệt quan trọng là đóng góp
của Scoones và các nhà nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Phát triển (IDS) tại trƣờng
Đại học Sussex [69], Vƣơng quốc Anh; và Bộ Phát triển Quốc tế Vƣơng quốc Anh
(DFID) [59], [60].
Tổ chức DFID đã xây dựng khung sinh kế bền vững nhƣ là một công cụ nhằm
xem xét những yếu tố khác nhau ảnh hƣởng đến sinh kế của con ngƣời. Đồng thời,
khung sinh kế cũng nhằm mục đích tìm hiểu xem những yếu tố này liên quan với nhau
nhƣ thế nào trong những bối cảnh cụ thể (Hình 1.2).

BỐI CẢNH TỔN
THƢƠNG
- Sốc

CHIẾN
LƢỢC
SINH

KẾ

- Xu hƣớng

- Mùa vụ

P

H:

F

Nguồn vốn con ngƣời (Human
Capital)

N:

F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital)
P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital)

Nguồn vốn tự nhiên (Natural
Capital)

S:

Nguồn vốn xã hội (Social
Capital)

Hình 1.2. Khung sinh kế bền vững DFID (2007)
Nguồn: DFID (2007)


Scoones (1998) [69] cho rằng hoạt động sinh kế đƣợc coi là bền vững khi nó có
thể giải quyết đƣợc hoặc có khả năng phục hồi từ những khủng hoảng; duy trì, tăng
cƣờng khả năng và nguồn lực hiện tại mà không làm tổn hại đến TNTN”.
Cách tiếp cận sinh kế bền vững để giảm nghèo đã đƣợc Krantz (2001) [65]
khẳng định và so sánh dựa trên ba khung phân tích sinh kế bền vững của UNDP,
CARE và DFID. Trong đó, sinh kế bền vững đƣợc coi là phƣơng pháp hữu hiệu nhất
để xóa bỏ đói nghèo trong bối cảnh nhiều biến động nhƣ hiện nay.


10


Nhƣ vậy, sinh kế bền vững là sinh kế: 1) Có thể phục hồi và đối mặt với các cú
sốc và khủng hoàng; 2) Không quá phụ thuộc vào sự hỗ trợ bên ngoài; 3) Duy trì và
bảo tồn đƣợc tài nguyên; 4) Không bị suy yếu và suy giảm theo thời gian [8].
Ở Việt Nam, đã có rất nhiều những nghiên cứu về sinh kế bền vững, tiêu biểu
nhƣ Đinh Đức Thuận (2005) [47] đã chỉ ra mối liên hệ giữa lâm nghiệp, giảm nghèo
và sinh kế nông thôn.
Dựa trên tiếp cận sinh kế bền vững, Trần Tiến Khai và Nguyễn Ngọc Danh
(2012) [29] đã thử sử dụng bộ số liệu điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam
(VHLSS) năm 2008 và đã xác định mƣời chiều đo đại diện cho bốn nhóm tài sản sinh
kế là vốn con ngƣời, vốn tự nhiên, vốn vật chất, và vốn tài chính của hộ gia đình nông
thôn Việt Nam dựa trên các phƣơng pháp thống kê đa biến. Sau đó, nghiên cứu này
tiếp tục dựa vào khung phân tích sinh kế bền vững (DFID, 1999) để xác định các chỉ
báo đo lƣờng nghèo đa chiều cho hộ gia đình nông thôn Việt Nam và sử dụng bộ dữ
liệu VHLSS 2010 để kiểm tra lại tính nhất quán của các chiều đo và các chỉ báo nghèo
đa chiều [29].
Trong khuôn khổ Chƣơng trình nghiên cứu Việt Nam – Hà Lan giai đoạn II
(1997 - 2002) đã có nhiều nghiên cứu phát triển nông thôn bền vững, trong đó một số

những nghiên cứu giải pháp xây dựng mô hình kinh tế nông lâm ngƣ kết hợp ở Vƣờn
Quốc gia Bạch Mã (Nguyễn Thị Nguyệt, 2005) [4]; Giải pháp phát triển kinh tế nông
lâm nghiệp bền vững vùng đồi nghèo khó xã Viên Thành, Yên Thành, Nghệ An (Ngô
Trực Nhà, 2005) [4]… Những nghiên cứu này bƣớc đầu xác lập cơ sở khoa học cho
những giải pháp nhằm nâng cao tính bền vững của sinh kế nông thôn.
Các tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam đã thực hiện một số dự án nâng cao
sinh kế theo hƣớng bến vững nhƣ “Dự án sinh kế bền vững cho phụ nữ nghèo các tỉnh
miền núi phía Bắc” do Liên minh Hợp tác xã Canada (CCA) tài trợ năm 2012 [31]; Dự
án “Các tổ chức phi chính phủ Viêt Nam hướng tới sinh kế của các cộng đồng dân tộc
thiểu số miền núi phía Bắc” của Trung tâm SRD [41]. Hay trong khuôn khổ Dự án
Giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ phối với với Ngân hàng
Thế giới (2014) phát hành Sổ tay hướng dẫn thực hiện dự án: Phát triển sinh kế bền
vững nhằm hƣớng dẫn các tổ chức thực hiện dự án thúc đẩy sinh kế bền vững hiệu quả
[8].
11


Một số những nghiên cứu trong khuôn khổ luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ
của Nguyễn Văn Cƣờng (2005), Phùng Văn Thạch (2012), Nguyễn Hoàng Hoa
(2012), Vũ Thị Ngọc (2012), Hoàng Thị Ngọc Hà (2014)… đã bƣớc đầu nghiên cứu
giải pháp cải thiện sinh kế trên nhiều địa bàn khác nhau của cả nƣớc. Mai Văn Xuân
(2009) và Bùi Thị Minh Hà (2013) đã sử dụng khung sinh kế bền vững của DIFD phân
tích sinh kế của cộng đồng ngƣời dân ở Quảng Trị và Thái Nguyên [18], [19], [34].
1.2.1.3. Sinh kế thích ứng/ sinh kế chống chịu
Khi nghiên cứu sinh kế thích ứng, các tác giả đều thống nhất dựa trên
khung sinh kế bền vững của DFID (2007) để phân tích và đánh giá.
Ở Việt Nam, nghiên cứu về sinh kế thích ứng với BĐKH đƣợc các tổ chức

NGOs quan tâm nhƣ CARE, SRD, CRD, MCD…Tổ chức CARE quốc tế tại Việt Nam
đã nghiên cứu sự thích ứng với BĐKH dựa vào cộng đồng trong đó đề cập tới tác động

của BĐKH tới an ninh lƣơng thực và thu nhập của ngƣời dân, nƣớc sinh hoạt, sức
khỏe và di dân. Trong đó có đƣa ra cách tiếp cận sinh kế thích ứng với BĐKH và đề
xuất bộ tiêu chí đánh giá mô hình thích ứng với BĐKH [5].
Trung tâm Phát triển nông thôn Miền trung Việt Nam (CRD) nghiên cứu thích
ứng BĐKH dựa vào cộng đồng tại khu vực sông Hƣơng, tỉnh Thừa Thiên Huế tập
trung vào: 1) Tìm hiểu những biện pháp thích ứng mà ngƣời dân địa phƣơng và nhiều
tổ chức đã thực hiện; 2) Xác định các biện pháp thích ứng chính liên quan đến quản lý
nguồn nƣớc; 3) Lựa chọn những giải pháp thích ứng hiệu quả cụ thể để hỗ trợ trực tiếp
và làm đầu vào cho các kế hoạch địa phƣơng.
Bộ TN & MT (2009) [8], đƣa ra các chiến lƣợc thích ứng cho sinh kế ven biển
chịu nhiều rủi ro nhất do tác động của BĐKH ở miền Trung Việt Nam, nhằm: 1) Giảm
bớt các tổn thƣơng của sinh kế vùng ven biển và xây dựng khả năng phục hồi do các
tác động của khí hậu; 2) Xây dựng khả năng phục hồi trƣớc những tác động của biến
đổi khí hậu của các hệ sinh thái và xã hội mà những sinh kế này dựa vàovà tăng cƣờng
năng lực cung cấp các dịch vụ có chất lƣợng của các hệ thống này.
Gần đây, những kiến thức về sinh kế thích ứng và một số điển hình tốt về sinh
kế thích ứng mà các tổ chức phi chính phủ đã hỗ trợ cộng đồng xây dựng thành công
trong thời gian qua tại các vùng, miền trên phạm vi cả nƣớc đƣợc tổng hợp trong tài
liệu “Sinh kế thích ứng với BĐKH: Tiêu chí đánh giá và các điển hình” do Mạng lƣới
các tổ chức phi chính phủ Việt Nam và BĐKH (VNGO&CC), Nhóm công tác về
12


BĐKH (CCWG), và Cục Khí tƣợng Thủy văn và BĐKH, Bộ Tài nguyên & Môi
trƣờng phối hợp thực hiện.
1.2.1.4. Tiêu chí đánh giá
Việc xây dựng các tiêu chí đánh giá hoạt động sinh kế bền vững nhằm: i) xác
định tính bền vững của các hoạt động sinh kế, và ii) là cơ sở hỗ trợ cho việc giám sát
và đánh giá tính thích ứng của mô hình theo thời gian. Đặc biệt, các tiêu chí này sẽ là
cơ sở thực tiễn quan trọng cho các nhà hoạch định chính sách cũng nhƣ ngƣời dân

trong việc ra quyết định về đầu tƣ triển khai và nhân rộng.
Nhiều tác giả (Scoones, 1998; DFID, 1999, 2007) [8] đều thống nhất đƣa ra
một số chỉ tiêu đánh giá tính bền vững của sinh kế trên 4 phƣơng diện: kinh tế, xã hội,
môi trƣờng và thể chế:
- Bền vững về kinh tế: đƣợc đánh giá chủ yếu bằng chỉ tiêu gia tăng thu nhập.
- Bền vững về xã hội: đƣợc đánh giá thông qua một số chỉ tiêu nhƣ: tạo thêm

việc làm, giảm nghèo đói, đảm bảo an ninh lƣơng thực, cải thiện phúc lợi.
- Bền vững về môi trường: đƣợc đánh giá thông qua việc sử dụng bền vững các

nguồn lực tự nhiên (tài nguyên đất, nƣớc, rừng, thủy sản…), không gây hủy hoại môi
trƣờng (nhƣ ô nhiễm môi trƣờng, suy thoái môi trƣờng) và có khả năng thích ứng
trƣớc những tổn thƣơng và cú sốc từ bên ngoài.
- Bền vững về thể chế: đƣợc đánh giá thông qua một số tiêu chí nhƣ hệ thống

pháp luật đƣợc xây dựng đầy đủ và đồng bộ, qui trình hoạch định chính sách có sự
tham gia của ngƣời dân, các cơ quan/tổ chức ở khu vực công và khu vực tƣ hoạt động
có hiệu quả; từ đó tạo ra một môi trƣờng thuận lợi về thể chế và chính sách để các sinh
kế đƣợc cải thiện một cách liên tục theo thời gian [12].
Trong bối cảnh BĐKH toàn cầu, sinh kế thích ứng hay sinh kế chống chịu đƣợc
coi là một trong những giải pháp hữu hiệu để ứng phó với BĐKH và tăng cƣờng hiệu quả
của hoạt động sinh kế cho cộng đồng dân cƣ.Về cơ bản, đó là sinh kế có khả năng chống
chịu với các tác động từ thời tiết cực đoan, giảm thiểu thiệt hại do BĐKH gây ra và phát
huy đƣợc các mặt có lợi do BĐKH mang lại cũng nhƣ giảm phát thải khí nhà kính. Ở Việt
Nam, các tiêu chí để đánh giá một mô hình, giải pháp sinh kế thích ứng, bền vững hiện
nay là: (i) Thích ứng với BĐKH, (ii) Có thể giảm phát thải khí nhà kính, (iii) Có hiệu quả
và bền vững về môi trƣờng, về kinh tế và xã hội, và (iv) có khả năng nhân rộng [8].
13



1.2.2. Lịch sử nghiên cứu tại khu vực nghiên cứu
1.2.2.1. Những nghiên cứu về VQG Xuân Sơn
Những nghiên cứu đã đƣợc tiến hành tại VQG Xuân Sơn chủ yếu tập
trung khảo sát tính ĐDSH và bảo tồn các nguồn gen quý.
Ngay từ những năm 1927 đến năm 1944 đã có một số ngƣời nƣớc ngoài đến
nghiên cứu và sƣu tầm mẫu chim ở khu vực VQG Xuân Sơn nhƣ Bourret, Raimbault,
Winter….[61].
Các nhà nghiên cứu trong nƣớc trƣớc tiên phải kể đến cuộc điều tra nghiên cứu
khả thi thành lập KBT thiên nhiên Xuân Sơn năm 1990, do Chi cục Kiểm lâm Vĩnh
Phúc phối hợp với Phân viện Điều tra Quy hoạch rừng Tây Bắc, Viện Sinh thái & Tài
nguyên sinh vật và Khoa Sinh học - Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội thực hiện. Tiếp
đó, giai đoạn 2000 – 2001, Viện Sinh thái & Tài nguyên sinh vật đã tiến hành điều tra
đánh giá hiện trạng tài nguyên sinh vật tại KBT thiên nhiên Xuân Sơn. Tháng 10 năm
2002, Trung tâm Tài nguyên Môi trƣờng thuộc Viện Điều tra Quy hoạch rừng phối
hợp với BQL VQG Xuân Sơn và Chi cục Kiểm lâm Phú Thọ tiếp tục tổ chức một đợt
khảo sát đa dạng sinh vật ở khu vực này.
Từ đó tới nay, VQG Xuân Sơn luôn là địa điểm hấp dẫn thu hút các nhà nghiên
cứu quan tâm tìm hiểu về tính ĐDSH, và các loài động, thực vật đặc hữu [25]. Tiêu
biểu trong số này phải kể đến đề tài khoa học đặc biệt cấp Đại học Quốc gia Hà Nội do
Giáo sƣ Hà Đình Đức chủ trì “Nghiên cứu khu hệ chim và một số đặc điểm sinh học,
sinh thái của một số loài thuộc họ Khƣớu Timaliidae ở VQG Xuân Sơn” năm 2005 –
2006; hay công trình “Nghiên cứu khu hệ và một số đặc điểm sinh thái, sinh học của
các loài chim đặc trƣng ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ” của Nguyễn Lân Hùng Sơn;
gần đây nhất là đề tài luận án Tiến sĩ sinh học nghiên cứu về “Thành phần và cấu trúc
quần xã ve giáp ở VQG Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ”.v.v [61].
Năm 2011, việc nghiên cứu sự tương tác giữa cộng đồng dân cư vùng đệm và
bảo tồn đa dạng sinh học tại VQG Xuân Sơn đƣợc thực hiện trong khuôn khổ luận văn
thạc sĩ của tác giả tại Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà
Nội. Kết quả đã chỉ ra rằng, cƣ dân vùng đệm còn rất khó khăn và phụ thuộc vào tài
nguyên rừng ở những mức độ khác nhau, và điều này gây ảnh hƣởng không nhỏ đến

công tác bảo tồn ĐDSH ở VQG Xuân Sơn [61].

14


1.2.2.2. Những nghiên cứu về sinh kế tại VQG Xuân Sơn
Mới đây nhất, sinh kế của ngƣời dân vùng đệm VQG Xuân Sơn cũng đƣợc
Nguyễn Thị Kim Vui (2015) [54] nghiên cứu. Tuy nhiên, tác giả nghiên cứu sinh kế
của xã Xuân Sơn đặt trong khung tham chiếu của vùng đệm chứ không phải là vùng
lõi. Điều này có thể sẽ gây ra sự nhầm lẫn và các giải pháp phát triển sinh kế vùng đệm
là không phù hợp với thực tiễn và các quy định của pháp luật hiện hành.
Do đó, đề tài Nghiên cứu đề xuất giải pháp tăng cường tính bền vững cho hoạt
động sinh kế của cộng đồng dân cư tại Vườn Quốc gia Xuân Sơn, tỉnh Phú Thọ đƣợc
thực hiện và góp phần hoàn thiện những nghiên cứu mang tính liên ngành tại VQG
Xuân Sơn.

Hình 1.3: Bản đồ VQG Xuân Sơn trên địa bàn tỉnh
Phú Thọ
1.3. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của Vườn Quốc gia Xuân Sơn và vùng đệm
1.3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xuân Sơn nằm hoàn toàn trên địa bàn hành chính xã Xuân Sơn và một
phần nằm trên địa bàn các xã: Xuân Đài, Kim Thƣợng, Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Sơn,
trên vùng tam giác ranh giới giữa 3 tỉnh: Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La. Đây là nơi bảo
tồn ĐDSH của vùng chuyển tiếp giữa giải núi đá vôi phía Đông Bắc với vùng Trung
du Bắc Bộ.
15



×