Tải bản đầy đủ (.pdf) (154 trang)

nghiên cứu khả năng khí thực và giải pháp phòng khí thực trên đập tràn cao, áp dụng cho đập tràn thủy điện xekaman 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.51 MB, 154 trang )

`

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÁC ĐẬP TRÀN CAO VÀ VẤN ĐỀ
KHÍ THỰC TRÊN MẶT TRÀN .......................................................................................... 3

1.1.

Tình hình xây dựng đập bê tông trọng lực và đập tràn cao ở Việt Nam. ..3

1.1.1. Tình hình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trên thế giới........ 3
1.1.2. Một số thông số chính về các công trình thủy lợi hiện có ....................... 4
1.2.

Điều kiện làm việc của đập tràn cao.................................................................8

1.2.1. Tác dụng của khí thực .............................................................................. 8
1.2.2. Ảnh hưởng của hàm khí và thoát khí đến sự làm việc của đập tràn ...... 13
1.2.3. Ảnh hưởng của sóng ............................................................................... 14
1.2.4. Sự mài mòn bề mặt ................................................................................. 14
1.2.5. Sự phá hoại do tác dụng của tải trọng động ........................................... 15
1.3.

Các nghiên cứu về khí thực trên mặt tràn. .................................................. 16

1.3.1. Tình hình nghiên cứu khí thực trên mặt tràn của thế giới ...................... 16
1.3.2. Tình hình nghiên cứu khí thực trên mặt tràn ở Việt Nam ...................... 17
1.3.3. Một số hình ảnh về bố trí thiết bị tiếp khí trên công trình tràn tháo lũ.18
1.4.


Phạm vi nghiên cứu của luận văn.................................................................. 21

1.5.

Kết luận Chương I............................................................................................ 21

CHƯƠNG 2: NGHIÊN CỨU TỔNG QUÁT KHẢ NĂNG KHÍ THỰC TRÊN ĐẬP
TRÀN.........................................................................................................................................22

2.1.

Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu. ................................................................. 22

2.1.1. Nhiệm vụ nghiên cứu. ............................................................................ 22
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu. ............................................................................... 22
2.2.

Phương pháp kiểm tra khí hóa và khí thực trên mặt tràn........................ 22

2.2.1. Kiểm tra khí hóa. .................................................................................... 23


`

2.2.2. Kiểm tra khí thực [1]. ............................................................................. 32
2.3.

Tính toán cụ thể cho các trường hợp. ........................................................... 33

2.3.1. Sơ đồ chung ............................................................................................ 33

2.3.2. Tính toán cho trường hợp 1 (H mt = 80m, h tk = 12m, R b =30MPa) ........ 38
2.3.3. Tính toán cho các trường hợp khác ........................................................ 45
2.4.

Phân tích kết quả tính toán ............................................................................. 63

2.4.1. Phân tích khả năng khí hóa..................................................................... 63
2.4.2. Phân tích khả năng khí thực ................................................................... 64
2.5.

Kết luận Chương 2 ........................................................................................... 66

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG CHO ĐẬP TRÀN THỦY ĐIỆN XEKAMAN 1 .................67

3.1.

Giới thiệu công trình. ....................................................................................... 67

3.1.1. Vị trí công trình. ..................................................................................... 67
3.1.2. Nhiệm vụ, quy mô công trình ................................................................. 67
3.2.

Các thông số tính toán khí thực đập tràn [6]. .............................................. 71

3.3.

Kiểm tra khí hóa và khí thực mặt tràn. ........................................................ 73

3.3.1. Kiểm tra khí hóa ..................................................................................... 73
3.3.2. Kiểm tra khí thực .................................................................................... 79

3.4.

Nghiên cứu giải pháp phòng khí thực cho đập tràn thủy điện

Xekaman 1...................................................................................................81
3.4.1. Đề xuất giải pháp .................................................................................... 81
3.4.2. Bố trí các bộ phận tiếp khí trên mặt tràn ................................................ 82
3.4.3. Tính toán BPTK theo [9] ........................................................................ 83
3.5.

Kết luận Chương 3. .......................................................................................... 90

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................................91
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................93
PHỤ LỤC 1 – Kết quả tính toán vẽ đường mặt nước trên tràn ứng với các
trường hợp nghiên cứu. .............................................................................................94


`

PHỤ LỤC 2 – Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí
thực...................................................................................................................111
PHỤ LỤC 3 – Bản vẽ mặt cắt ngang đập tràn ứng với các trường hợp tính
toán...............................................................................................................................128
PHỤ LỤC 4 – Kết quả tính toán kiểm tra khí hóa, khí thực đập tràn thủy điện
Xekaman 1...................................................................................................................135


`


DANH SÁCH CÁC HÌNH VẼ
Hình 1.1: Công trình đầu mối Hồ chứa nước Định Bình ..............................................6
Hình 1.2: Đập tràn và Đập dâng hồ chứa nước Cửa Đạt ..............................................6
Hình 1.3: Đập tràn và Đập dâng Công trình thủy điện Đồng Nai 4 .............................7
Hình 1.4: Công trình thủy điện Sơn La nhìn từ hạ lưu ..................................................7
Hình 1.5: Khí thực trên mặt tràn đập Bratxcaia (Nga) [1] .... ................................9
Hình 1.6: Xâm thực mũi phun cuối bể ở đập tràn Thác Bà ........................................10
Hình 1.7: Hiện tượng khí thực xâm thực bề mặt dốc nước tràn Kẻ Gỗ [1] ...............12
Hình 1.8: Bố trí hệ thống ống dẫn khí trên trụ pin đập tràn .......................................19
Hình 1.9: Bố trí TBTK trên đập tràn ............................................................................19
Hình 1.10: Bộ phận tiếp khí trên đập tràn ....................................................................20
Hình 1.11: Quan sát trộn khí trên bề mặt dốc tràn khi có TBTK ...............................20
Hình 2.1: Sự hình thành đuốc khí [9] ...........................................................................23
Hình

2.2:

Xác

định

hd

....................................................................................................26
Hình 2.3: Biểu đồ quan hệ ξ1 = f (y/∆); ξ2 = f(δ/∆); δ/∆ = f (L/∆) [1] .......................31
Hình 2.4: Sơ đồ xây dựng mặt cắt đập tràn .................................................................34
Hình 2.5: Mặt cắt đập tràn ............................................................................................35
Hình 2.6: Sơ đồ mặt cắt đập tràn ..................................................................................37
Hình


2.7:

Biểu

đồ

quan

hệ

K=f(Zm,

htk)

ứng

với

Hmt=40m

quan

hệ

K=f(Zm,

htk)

ứng


với

Hmt=60m

quan

hệ

K=f(Zm,

htk)

ứng

với

Hmt=80m

quan

hệ

K=f(Zm,

htk)

ứng

........................................46
Hình


2.8:

Biểu

đồ

........................................47
Hình

2.9:

Biểu

đồ

........................................48
Hình

2.10:

Biểu

đồ

....................................49

với

Hmt=100m



`

Hình

2.11:

Biểu

đồ

quan

hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=2mm

đồ

quan


hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=3mm

đồ

quan

hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=4mm

đồ


quan

hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=5mm

đồ

quan

hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=6mm


đồ

quan

hệ

VĐT=f(htk,

Hmt)

ứng

với

Zm=7mm

.................................50
Hình

2.12:

Biểu

.................................51
Hình

2.13:

Biểu


.................................52
Hình

2.14:

Biểu

.................................53
Hình

2.15:

Biểu

.................................54
Hình

2.16:

Biểu

.................................55
Hình 2.17: Biểu đồ quan hệ VĐT = f(Zm, htk, Vng) ứng với Hmt=40m
..........................57
Hình

2.18:

Biểu


đồ

quan

hệ

VĐT

=

f(Zm,

htk,

Vng)

ứng

với

quan

hệ

VĐT

=

f(Zm,


htk,

Vng)

ứng

với

quan

hệ

VĐT

=

f(Zm,

htk,

Vng)

ứng

với

Hmt=60m...........................59
Hình

2.19:


Biểu

đồ

Hmt=80m...........................61
Hình

2.20:

Biểu

đồ

Hmt=100m.........................63
Hình 3.1: Mặt cắt đập tràn thủy điện Xekaman 1 [6]...................................................73
Hình 3.2. Bố trí mũi hắt tại BPTK.................................................................................84
Hình 3.3: Bố trí mũi hắt và ống dẫn khí (BPTK) ........................................................87
Hình 3.4: Bố trí bộ phận tiếp khí trên đập tràn thủy điện Xekaman 1 .......................89


`

DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1: Bảng thống kê một số công trình có cột áp cao ở Việt Nam [10] ...............4
Bảng 2.1: Quan hệ giữa cột nước áp lực khí trời và cao độ [1] ..................................26
Bảng 2.2: Trị số của cột nước áp lực phân giới [1] .....................................................26
Bảng 2.3: Các dạng mấu gồ ghề đặc trưng và trị số Kpg tương ứng
...........................28
Bảng 2.4: Chiều cao nhám tương đương trên bề mặt của một số vật liệu chính .......29

Bảng 2.5: Các Seri tính toán .........................................................................................36
Bảng 2.6: Tọa độ đường cong mặt tràn Ophixerop .....................................................38
Bảng 2.7: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn Hmt = 80m, htk=12m
.......................42


`

Bảng

2.8:

Quan

hệ

K=f(Zm,

htk)

ứng

với

Hmt=40m

K=f(Zm,

htk)


ứng

với

Hmt=60m

K=f(Zm,

htk)

ứng

với

Hmt=80m

K=f(Zm,

htk)

ứng

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với


Zm=2mm

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với

Zm=3mm

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với

Zm=4mm

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với


Zm=5mm

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với

Zm=6mm

hệ

VĐT=f(htk,Hmt)

ứng

với

Zm=7mm

.....................................................46
Bảng

2.9:

Quan

hệ


.....................................................47
Bảng

2.10:

Quan

hệ

...................................................48
Bảng

2.11:

Quan

hệ

với

Hmt=100m

.................................................49
Bảng

2.12:

Quan


...............................................50
Bảng

2.13:

Quan

...............................................51
Bảng

2.14:

Quan

...............................................52
Bảng

2.15:

Quan

...............................................53
Bảng

2.16:

Quan

...............................................54
Bảng


2.17:

Quan

...............................................55
Bảng

2.18:

Quan

hệ

VĐT=f(Zm,h tk,Vng)

ứng

với

Hmt=40m

hệ

VĐT=f(Zm,h tk,Vng)

ứng

với


Hmt=60m

hệ

VĐT=f(Zm,h tk,Vng)

ứng

với

Hmt=80m

..........................................56
Bảng

2.19:

Quan

..........................................58
Bảng

2.20:

Quan

..........................................60


`


Bảng

2.21:

Quan

hệ

VĐT=f(Zm,h tk,Vng)

ứng

với

Hmt=100m

........................................62
Bảng 3.1: Thông số chính công trình thủy điện Xekaman 1 [6] ................................68
Bảng 3.2: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn thủy điện Xekaman 1 .....................76
Bảng 3.3: Kết quả tính toán kiểm tra khí hóa với Zm =6mm ......................................77
Bảng 3.4: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa với các trị số Zm ..................78
Bảng 3.5: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí thực mặt tràn Xekaman 1 (Bê
tông

M30,

Vng=

14,17m/s)


............................................................................................80
Bảng 3.6: Thông số tính toán bộ phận tiếp khí ............................................................83
Bảng 3.7: Bảng kết quả tính toán bộ phận tiếp khí ......................................................88
Phụ lục 1.1: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=8m, Hmt=40m
.......................95
Phụ lục 1.2: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=10m, Hmt=40m
.....................96
Phụ lục 1.3: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=12m, Hmt=40m
.....................97
Phụ lục 1.4: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=14m, Hmt=40m
.....................98
Phụ lục 1.5: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=8m, Hmt=60m
.......................99
Phụ lục 1.6: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=10m, Hmt=60m
...................100
Phụ lục 1.7: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=12m, Hmt=60m
...................101
Phụ lục 1.8: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=14m, Hmt=60m
...................102


`

Phụ lục 1.9: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=8m, Hmt=80m
.....................103
Phụ lục 1.10: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=10m, Hmt=80m
.................104
Phụ lục 1.11: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=12m, Hmt=80m
.................105

Phụ lục 1.12: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=14m, Hmt=80m
.................106
Phụ lục 1.13: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=8m, Hmt=100m
.................107
Phụ lục 1.14: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=10m, Hmt=100m
...............108
Phụ lục 1.15: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=12m, Hmt=100m
...............109
Phụ lục 1.16: Kết quả vẽ đường mặt nước trên tràn htk=14m, Hmt=100m
...............110
Phụ lục 2.1: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại A
ứng với Hmt=40m ........................................................................................................112
Phụ lục 2.2: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại A
ứng với Hmt=60m ........................................................................................................114
Phụ lục 2.3: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại A
ứng với Hmt=80m ........................................................................................................116
Phụ lục 2.4: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại A
ứng với Hmt=100m ......................................................................................................118
Phụ lục 2.5: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại T
ứng với Hmt=40m ........................................................................................................120


`

Phụ lục 2.6: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại T
ứng với Hmt=60m ........................................................................................................122
Phụ lục 2.7: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại T
ứng với Hmt=80m ........................................................................................................124
Phụ lục 2.8: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khả năng khí hóa, khí thực tại T
ứng với Hmt=100m ......................................................................................................126

Phụ lục 4.1: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=2mm .................136
Phụ lục 4.2: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=3mm .................137
Phụ lục 4.3: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=4mm .................138
Phụ lục 4.4: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=5mm .................139
Phụ lục 4.5: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=6mm .................140
Phụ lục 4.6: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=7mm .................141
Phụ lục 4.7: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=8mm .................142
Phụ lục 4.8: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=9mm .................143
Phụ lục 4.9: Tổng hợp kết quả tính toán kiểm tra khí hóa khi Zm=10mm ...............144


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong thực tế xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện hiện nay có
rất nhiều hồ chứa vừa và lớn. Các đập tràn tháo nước trong công trình đầu
mối của các hồ chứa vừa là lớn là các đập tràn cao được xây dựng bằng bê
tông cốt thép.
Đối với bề mặt đập tràn, khí hóa có thể xuất hiện ở dạng tổng thể hoặc
cục bộ. Theo điều kiện an toàn, đập tràn cao thường áp dụng loại mặt tràn
không chân không (dạng WES hoặc Criger-Ofixerov). Do đó dạng khí hóa
tổng thể trên mặt tràn không xẩy ra. Trong quá trình thi công hoặc khai thác
đập tràn cao có thể hình thành các gồ ghề cục bộ. Hình dạng mấu gồ ghề cục
bộ rất phong phú và mang nhiều yếu tố ngẫu nhiên. Vì vậy với các đập tràn
cao hiện tượng khí hóa, khí thực trên mặt tràn xuất hiện chủ yếu do các gồ
ghề cục bộ.
Khi dòng chảy có lưu tốc lớn đi qua các vị trí có gồ ghề cục bộ, các
dòng tia sẽ không còn bám sát thành rắn, tạo nên chân không ở phía sau các
mấu này. Khi trị số áp lực chân không vượt quá giới hạn phân giới thì sẽ hình

thành khí hóa và có thể dẫn đến khí thực phá hoại trên bề mặt của đập tràn. Vì
vậy, nghiên cứu khả năng khí thực và giải pháp phòng khí thực trên đập tràn
cao có tính khoa học và thực tiễn, để giải quyết cấp thiết một vấn đề xây dựng
đập tràn nói riêng cũng như các công trình tháo nước nói chung.
2. Mục đích của đề tài
- Nghiên cứu khả năng khí thực và giải pháp phòng khí thực trên đập
tràn cao.
- Giải pháp công trình đề phòng khí thực.


2

- Tính toán áp dụng cho đập tràn công trình thủy điện Xekaman 1.
3. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
a. Cách tiếp cận
- Từ thực tế: Các trường hợp đập tràn khi vận hành đã có xẩy ra khí thực.
- Tiếp cận từ các điều kiện kỹ thuật: Công trình phải đảm bảo điều kiện
bền, ổn định.
b. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa các nghiên cứu trước đó đã có.
- Thu thập tài liệu từ công trình thực tế.
- Phân tích khả năng xẩy ra khí hóa và khí thực trên mặt đập tràn.
- Ứng dụng cho công trình thực tế.


3

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ XÂY DỰNG CÁC ĐẬP TRÀN CAO VÀ
VẤN ĐỀ KHÍ THỰC TRÊN MẶT TRÀN
1.1.


Tình hình xây dựng đập bê tông trọng lực và đập tràn cao ở Việt
Nam.

1.1.1. Tình hình xây dựng các công trình thủy lợi, thủy điện trên thế giới
Từ xa xưa con người đã biết đắp đập trữ nước, chủ yếu dùng cho sinh
hoạt và nông nghiệp. Dấu tích các đập ít nhất từ 3.000 năm trước công
nguyên đã tìm thấy ở Jordan, Ai Cập và vùng Trung Đông. Nhưng từ nửa sau
của thế kỷ XX, xây dựng đập mới trở thành một trào lưu mạnh mẽ do nhu cầu
phát triển công nghiệp, thủy điện và phòng chống lũ. Theo thống kê năm 1998
của Uỷ ban đập nước thế giới (World Commission on Dams – WCD), nhân
loại đã xây dựng được 47.655 đập cỡ lớn ở 140 nước trên thế giới. Năm nước
có nhiều đập nhất là Trung Quốc có 22.000 đập, Mỹ 6.575 đập, Ấn Độ 4.291
đập, Nhật Bản 2.675 đập và Tây Ban Nha là 1.196 đập. Theo khu vực đứng
đầu là châu Á với 31.340 đập, tiếp theo là Tây Âu 4.277 đập, Châu Phi 1.299
đập, Đông Âu 1203 đập, Nam Mỹ 979 đập, Bắc và Trung Mỹ 801 đập.
Đối với Việt Nam, cho đến nay vẫn là một đất nước có nền kinh tế
nông nghiệp, tài nguyên nước có ý nghĩa quyết định trong sự phát triển bền
vững của đất nước. Lịch sử hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam gắn
liền với sự hình thành của hệ thống đê điều chống lũ hàng ngàn năm với hệ
thống kênh rạch để mở mang vùng đất mới, phát huy mặt lợi của nước, hạn
chế mặt hại để tồn tại và phát triển. Cũng chính nhờ lợi thế đó, một nền văn
minh lúa nước đã hình thành từ nghìn năm ở Đồng bằng sông Hồng và di cư
vào Đồng bằng sông Cửu Long 300 năm trước đây.
Tuy vậy, nhưng do đặc điểm lịch sử mà sự phát triển của các hệ thống
đầu mối thủy lợi ở nước ta chậm hơn so với các nước phát triển trên thế giới.


4


Từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời nhất là sau khi hòa bình lập
lại, thủy lợi nước ta mới thật sự trở thành một ngành thuộc kết cấu hạ tầng
kinh tế - xã hội được ưu tiên đầu tư. Đến nay cả nước có khoảng 10.000 hồ
chứa lớn nhỏ trong đó có khoảng 500 hồ chứa có đập lớn đứng hàng thứ 16
trong số các nước có nhiều đập cao trên thế giới. Trong số các đập có chiều
cao nhỏ hơn 60m thì đập vật liệu địa phương chiếm tới hơn 80%, còn đối với
đập có chiều cao lớn hơn 60m thì đập bê tông nói chung và đập bê tông trọng
lực nói riêng lại chiếm một tỷ lệ đáng kể. Đầu mối các công trình Bản Chát,
Bản Vẽ, Hủa Na, Trung Sơn, Plêikrông, Sê San 3 và Sê San 4, Sơn La, Lai
Châu, Đồng Nai 3, Đồng Nai 4, Tân Giang, Lòng Sông, Định Bình, Nước
Trong… có các đập bê tông trọng lực lớn và đập tràn cao với khối lượng tới
hàng triệu m3, chiều cao đập đến hàng trăm mét.
1.1.2. Một số thông số chính về các công trình thủy lợi hiện có
Gắn liền với các hệ thống đầu mối thủy lợi nêu trên là các công trình
tháo lũ, làm nhiệm vụ tháo phần nước lũ không thể chứa trong hồ, có khi
chúng còn được đặt ở dưới sâu và đảm nhận việc tháo cạn một phần hay toàn
bộ hồ chứa khi cần thiết kiểm tra hoặc sửa chữa.
Công trình tháo lũ trên các hệ thống đầu mối thủy lợi rất đa dạng. Dưới
đây là bảng thống kê các công trình có đập trọng lực và đập tràn cao ở Việt
Nam.
Bảng 1.1: Bảng thống kê một số công trình có cột áp cao ở Việt Nam [10]
Tên công trình
Hồ Định Bình
Hồ Cửa Đạt
Hồ Nước Trong

Năm
xây
dựng
20032006

20042009
2006-

Loại
đập

Chiều
cao
Hmax

D

50

C

118,5

D

72

Hình thức tràn
Đập tràn+ mũi
phun
Dốc nước +
Tiêu năng đáy
Đập tràn + bể

Qxả

max
(m3/s)

Dung
tích
toàn bộ
(106m3)

Dung
tích
hữu ích
(106m3)

11.594

1.364,8

1070,8


5

Tên công trình

Năm
xây
dựng

Loại
đập


Chiều
cao
Hmax

2010
Thủy điện Hòa
Bình

19791994

Thủy điện Ialy

TĐ Đami

19932001
19962001
19972001

TĐ Đại Ninh

20032007

TĐ Plei-krong
TĐ AVương

20042008
20042008

TĐ Quảng Trị


20032007

TĐ Tuyên
Quang

20022007
20052009
20052010

TĐ Hàm thuận

TĐ Đồng Nai 3
TĐ Đồng Nai 4

B

128

B

69

B

93,5

B

80


B
D
D

72

C

70

C

92,2

D

108

D

128

Sêsan 3

E

Sêsan 4

D


Sơn La
Bản Vẽ
Sông Ba Hạ

Ghi chú:

20062010
20052009
20052010

54

D

138,1

D

137

A

50

-A: Đập đất

Hình thức tràn
tiêu năng
Tràn BT 6 cửa

xả mặt và 12
cửa xả đáy
Tràn có cửa

Qxả
max
(m3/s)

Dung
tích
toàn bộ
(106m3)

Dung
tích
hữu ích
(106m3)

35.400

9.450

5.600

13.733

Dốc nước + mũi
phun
Tràn bên tự do
Có cửa/ Dốc

nước + mũi
phun
Đập tràn+ mũi
phun
có cửa + Dốc
nước
Có cửa +Dốc
nước + mũi
phun
Đập tràn + dốc
nước+ mũi phun
có cửa + Mũi
phun
có cửa + Mũi
phun
Đập tràn+ mũi
phun
Đập tràn+ mũi
phun
Tràn mặt + xả
đáy + mũi phun
Đập tràn+ mũi
phun
Đập tràn+ mũi
phun

7.900

343,5


10.400
10.000

9.260
1.800
349,7

- B: Đập đá đổ có lõi chống thấm

- C: Đập đá đổ bê tông bản mặt - D: Bê tông đầm lăn
- E: Bê tông thường

779

266,5


6

Hình 1.1: Công trình đầu mối Hồ chứa nước Định Bình

Hình 1.2: Đập tràn và Đập dâng hồ chứa nước Cửa Đạt


7

Hình 1.3: Đập tràn và Đập dâng Công trình thủy điện Đồng Nai 4

Hình 1.4: Công trình thủy điện Sơn La nhìn từ hạ lưu



8

1.2.

Điều kiện làm việc của đập tràn cao.
Đối với công trình tháo nước nói chung cũng như đối với đập tràn cao

nói riêng thì dòng chảy qua đập có lưu lượng và lưu tốc lớn, nó tác động đến
quá trình làm việc của công trình tháo nước.
Các dòng chảy cao tốc có những nét đặc thù sau:
- Có mức độ xáo trộn mãnh liệt, mạch động áp lực, lưu tốc... có trị số
lớn, ảnh hưởng trực tiếp tới ổn định và độ bền công trình.
- Quán tính của đơn vị thể tích nước rất lớn, trong khi trở lực của độ
nhớt không thể hiện rõ ràng.
- Dòng chảy rất nhậy bén với đường biên: Các nhiễu động phát sinh
tại một điểm bất kỳ trong dòng chảy có thể được truyền đi và gây
ảnh hưởng trong một phạm vi rất rộng xuôi theo chiều dòng chảy.
Khi xem xét xử lý các hiện tượng thủy lực đặt biệt trên đập tràn có cột
nước cao cần phải xét tới tác dụng của dòng cao tốc tác dụng lên tràn
- Đặc trưng mạch động của tải trọng thủy động gây nên ứng suất mỏi
trong kết cấu.
- Khí thực và xâm thực khí thực trên bề mặt đập tràn.
- Hàm khí và thoát khí làm thay đổi chiều sâu dòng chảy gây chấn
động hoặc nước va trong đường xả kín.
- Sự hình thành và truyền sóng nhiễu trong lòng dẫn không áp.
- Khả năng mài mòn thành lòng dẫn khi dòng chảy mang theo nhiều
bùn cát thô.
1.2.1. Tác dụng của khí thực



9

Khi dòng chảy có lưu tốc lớn trên đập tràn đi qua các vị trí có gồ ghề
cục bộ, các dòng tia sẽ không còn bám sát thành rắn, tạo nên chân không ở
phía sau các mấu này. Khi trị số áp lực chân không vượt quá giới hạn phân
giới thì sẽ xuất hiện hàng loạt bong bóng chứa hơi nước, khi đó hình thành
khí hóa. Các bong bóng chứa hơi nước sẽ được dòng chảy cuốn theo đến vùng
có áp suất cao hơn, chúng bị ép mạnh từ mọi phía và bị tiêu hủy. Nếu sự tiêu
hủy này xảy ra dồn dập ở gần bề mặt tràn sẽ tạo ra một xung lực lớn và lập lại
nhiều lần làm cho bê tông mặt tràn bị mỏi, dẫn đến bong rời, khi đó hiện
tượng khí thực hình thành trên bề mặt tràn. Khí thực thường phá hoại bề mặt
tràn trong một phạm vi nhất định gọi là hố xâm thực.
Dưới đây là một vài trường hợp về xâm thực khí thực trên các công
trình tháo trên thế giới và Việt Nam trong thời gian gần đây:
- Đập tràn Bratxcaia (Nga):
Nguyên nhân gây xâm thực mặt tràn là các bậc lồi để lại sau khi dỡ cốt
pha và không được bạt đi kịp thời, các khe thi công không được lấp nhét kĩ và
các gồ ghề khác. Trên mặt của một khoang tràn làm việc liên tục 11 ngày đêm
đã hình thành một hố sâu 1,2m, thể tích gần 12m3, ở các khoang khác, các hố
sâu từ 0,2m đến 0,4m.

Hình 1.5: Khí thực trên mặt tràn đập Bratxcaia (Nga) [1]


10

- Đập tràn Thác Bà:
Đập tràn Thác Bà bắt đầu xây dựng vào năm 1971, mặt tràn dạng
Ophixerop, tràn gồm 3 khoang x 10m có cửa van, khoang giữa có mũi phóng,

hai khoang bên theo sơ đồ tiêu năng đáy, sân tiêu năng dài 28,6m, ở cuối có
bố trí 7 mố tiêu năng, giữa các mố là mũi phun thấp hình nêm. Năm 1990 tràn
xả lưu lượng Q = 1.300m3/s qua 3 khoang khi mực nước hạ lưu ở cao trình
27,65m (sân sau ở cao trình 20m). Nghiên cứu điều kiện làm việc của đập tràn
cho thấy với lưu lượng này thì chiều dài sân không đủ để tạo nước chảy ngập
trong bể ứng với mực nước hạ lưu là 27,65m, dòng chảy trên bề mặt vẫn là
dòng chảy xiết, với vận tốc tại đáy bể là 22,8 – 25m/s, do đó tại các mũi phun
sẽ sinh tách dòng tạo chân không dẫn đến khí thực. Kết quả là mặt sân tiêu
năng giáp với các mố 5, 6 bị bong tróc bê tông từ 10 ÷ 20cm, trơ cốt thép dọc,
cốt thép ngang bị đứt, các thành đứng của các mũi phun thấp hầu hết dưới
chân bị bóc rỗ sâu 5 ÷ 10cm (hình 1.1). Đây là hậu quả của xâm thực khí thực
do bề mặt có gồ ghề cục bộ và đường viền của các mũi phun thấp có cấu tạo
chưa hợp lý [1].

Hình 1.6: Xâm thực mũi phun cuối bể ở đập tràn Thác Bà


11

- Hệ thống đập Bái Thượng – Sông Chu (Thanh Hóa)
Hệ thống được xây dựng vào năm 1920, hoàn thành năm 1926, trong hệ
thống có đập tràn trọng lực ngăn sông Chu để dâng nước đưa vào hệ thống
công trình dẫn nước. Sau 3 năm vận hành (năm 1929), hiện tượng xâm thực
đã xuất hiện ở hạ lưu đập, mỗi năm theo thời gian phát triển thêm và làm xói
chân đập tràn sâu đến 2m, đã phải xử lý bằng cách đắp vào 3000m3 đá. Sau đó
đập vẫn tiếp tục bị phá hoại ở các năm 1939, 1942, 1952, 1980. Đến năm
1988, mặt đập bị xói mòn, lở nhiều chỗ, lớp bê tông bảo vệ trên mặt đập bị
bào mòn 3-5cm, các răng trên mặt đập bị rỗ, có chỗ sâu đến 0,7 đến 0,8m,
chân đập bị xói mòn, khoét sâu dạng hàm ếch từ 0,4-0,8m và dài 2-3m. Sự
phá hủy bê tông và công trình đập Bái Thượng thì do nhiều nguyên nhân

nhưng trong đó có sự tham gia của hiện tượng khí thực và sự tác động cùng
lúc của nó với các yếu tố khác làm cho tốc độ và mức độ hư hỏng càng lớn
hơn [2].
- Tràn xả lũ Nam Thạch Hãn – Quảng Trị:
Tràn bắt đầu khởi công từ năm 1978, kiểu ngưỡng tràn đỉnh rộng, nối
tiếp sau là dốc nước. Tháng 10/1983 tràn xả với lưu lượng 7.000m3/s. Kết quả
ngưỡng tràn và dốc nước bị hư hỏng nặng. Trên mặt tràn quan sát thấy nhiều
chỗ lớp vữa xi măng bị bong ra, chỉ còn trơ lại các hòn sỏi, nhiều chỗ trơ cốt
thép, có chỗ bê tông bị xói sâu vào thành 0,2 ÷ 0,3m. Đó là do hiện tượng khí
thực gây ra (hiện tượng này xảy ra với vận tốc bình quân V= 15m/s) [1].
- Tràn xả lũ hồ chứa nước Kẻ Gỗ - Hà Tĩnh:
Công trình được thiết kế xây dựng từ những năm 1970 đến năm 1979
và chính thức bàn giao đưa vào khai thác sử dụng từ năm 1987, với tần suất lũ
thiết kế P=0,5%, ứng với lưu lượng thiết kế Q TK = 1.080m3/s. Có tràn xả lũ
gồm 2 cửa, chiều rộng mỗi cửa là B = 10m, hình thức tràn xả sâu, kiểu đập


12

tràn thực dụng, điều tiết bằng cửa van cung. Dốc nước và mũi phun bố trí theo
hình thức mở rộng dần, với góc cửa mở α = 12o12’, chiều rộng đầu dốc nước
21m và cuối mũi phun 36m, chiều dài dốc nước 23,5m, chiều dài máng phun
39,5m, độ dốc dốc nước và máng phun thiết kế là i = 0,1, dọc thân dốc nước
bố trí một tường phân dòng nối liền từ trụ pin đến cuối mũi phun. Ngoài tràn
xả lũ chính còn bố trí 2 cửa tràn kết hợp với cống lấy nước, chiều rộng mỗi
cửa B P = 3m, kiểu đập tràn thực dụng điều tiết bằng cửa van cung, với lưu
lượng thiết kế Q PTK = 296 m3/s.
Sau hơn 20 năm khai thác sử dụng, công trình đã phát huy tốt các
nhiệm vụ điều tiết lượng nước trong hồ và xả lượng nước thừa về trong mùa
lũ. Qua đánh giá thực tế thì ở phần mũi phun đã xuất hiện hiện tượng xâm

thực do khí thực, bề mặt mũi phun xuất hiện các lỗ với chiều sâu từ 2 – 3cm,
có chỗ sâu tới 5cm và đã bị lộ cốt thép ra ngoài (hình 1.7) [1].

Hình 1.7: Hiện tượng khí thực xâm thực bề mặt dốc nước tràn Kẻ Gỗ [1]


13

- Tràn xả lũ hồ chứa nước Núi Cốc – Thái Nguyên:
Công trình được khởi công xây dựng từ năm 1973, được đưa vào khai
thác sử dụng năm 1982, với lưu lượng thiết kế Q TK = 830 m3/s (P = 0,5%),
B tr = 3 x 8m, hình thức tràn xả mặt, ngưỡng tràn mặt cắt hình thang mái thoải,
điều tiết bằng cửa van cung. Chiều dài dốc nước 20m, chiều dài máng phun,
kể cả mũi phun 40m, độ dốc i = 0,125, kết cấu dốc nước và máng phun bằng
bê tông cốt thép M20.
Qua 22 năm khai thác sử dụng đã có xuất hiện hiện tượng xâm thực do
khí thực ở phần máng phun và mũi phun [2].
1.2.2. Ảnh hưởng của hàm khí và thoát khí đến sự làm việc của đập tràn
Khi thiết kế các đập tràn cao có lưu tốc dòng chảy lớn, phải giải quyết
nhiều vấn đề liên quan đến hiện tượng hàm khí. Do hàm khí, thể tích hỗn hợp
nước - không khí tăng lên nên đối với lòng dẫn không áp thì cần tăng chiều
cao thành bên.
Do hàm khí các tia phóng xuống hạ lưu sẽ làm giảm tầm phóng của tia
và tạo các đám mây bụi nước làm phức tạp các điều kiện khai thác các thiết bị
cơ điện (do độ ẩm tăng lên) và gây bất lợi cho ổn định các mái bờ dốc nối tiếp
với công trình.
Ở đập AtXoan (Ai Cập) các tia có tầm phóng tới 150m, dọc con đường
nắm trên bờ đá dốc bị bao phủ bởi một lớp bụi nước làm cản trở giao thông
ngay từ khi bắt đầu khai thác công trình. Mái đất bị bão hòa nước dẫn đến mất
ổn định làm cho đường giao thông bị phá hoại.

Tuy vậy, khác với khí thực, sự hàm khí dòng chảy trong công trình
không phải bao giờ cũng gây hại. Ngược lại, sự hàm khí ở lớp dòng chảy sát


14

thành có tác dụng hạn chế khả năng xâm thực, giảm mức độ gây xói của dòng
chảy. Ngoài ra, hàm khí còn làm giầu oxi cho nước, giúp cải thiện môi trường
của dòng nước khi chảy xuống hạ lưu.
Đi kèm theo hàm khí là sự thoát khí, hiện tượng này có ảnh hưởng đến
điều kiện làm việc của các công trình xả kiểu kín. Sự thoát các bọt khí ra khỏi
nước và tụ lại trên trần sẽ dần tạo ra các bọt khí trên đó, làm giảm mặt cắt ướt
của dòng chảy. Việc đẩy các bọt khí này ra khỏi đường dẫn nước có áp sẽ kéo
theo hiện tượng nước va.
1.2.3. Ảnh hưởng của sóng
Trong dòng chảy xiết thường hình thành sóng do kết quả tác động qua
lại giữa dòng chảy với thành rắn làm đổi hướng dòng chảy. Sóng cũng tự hình
thành một ngẫu nhiên từ phía mặt thoáng. Sóng trong dốc nước biểu hiện dưới
dạng các sóng dừng hay hình thức nước nhẩy xiên, còn trong trường hợp sau
ở dạng các sóng lăn (sóng chạy). Cả hai loại sóng đều ảnh hưởng có hại tới sự
làm việc của công trình: làm tăng chiều cao mực nước trong dốc nước, làm
xấu đi các điều kiến nối tiếp hạ lưu, có khả năng gây dồn ép không khí trong
các đường tháo nước kín. Các sóng lăn còn làm gia tăng tải trọng động lên
công trình.
1.2.4. Sự mài mòn bề mặt
Khi xả nước qua đập tràn hoặc các cửa xả đặt cao thì nước xả thường
chứa ít bùn cát. Bùn cát chỉ xâm nhập các cửa xả khi chúng đã lấp đầy dung
tích hồ chứa, hoặc khi phải tháo cạn hồ bằng các cửa xả đáy.
Sự mài mòn tường và đáy đường xả, các thiết bị tiêu năng hạ lưu diễn
ra ở nhiều công trình, chẳng hạn ở đập Anderson – Reng (Hoa Kỳ), bùn cát đã



15

mài mòn lớp bọc kim loại của đường hầm dài tới chiều sâu 7cm khi tháo lưu
lượng thi công với vận tốc V=9m/s.
1.2.5. Sự phá hoại do tác dụng của tải trọng động
Với các công trình xả có cột nước cao, năng lượng thừa của dòng chảy
xuống hạ lưu là rất lớn. Việc sử dụng các mố tiêu năng và mố phân dòng để
giảm chiều sâu đào bể và làm giảm năng lượng dòng chảy ở hạ lưu bị hạn chế
do khả năng phát sinh khí thực. Vì vậy trong nhiều trường hợp, việc áp dụng
tiêu năng bằng mũi phun là rất hợp lý. Ở đây xin dẫn chứng một số ví dụ để
chứng minh tầm quan trọng của việc chọn sơ đồ nối tiếp hạ lưu.
Ở đập Vacô (Hoa Kỳ), chiều dài của tấm tiêu năng chọn đảm bảo với
chiều dài của nước nhẩy (nối tiếp chảy đáy). Kết cấu gia cố hạ lưu như vậy
hoàn toàn đảm bảo chế độ làm việc bình thường của công trình. Tuy nhiên,
sau 16 năm khai thác đã xẩy ra xói lớp gia cố hạ lưu. Thể tích vật liệu bị bong
ra (gồm bê tông và đá nền) lên tới 380.000m3, chiều sâu tới 6,7m.
Đập tràn của công trình XupKhun (Triều Tiên) có chiều cao H=107m,
chiều dài khoảng 370m, cột nước trên đỉnh 6,5m. Tấm tiêu năng dài 30m có
mũi phun ở cuối để tạo cơ chế độ chảy mặt ở sân sau. Khi xả nước trong thời
gian 11,5 tháng với lưu lượng đơn vị trên tấm tiêu năng là 22,8-31,4m3/s.m và
lưu tốc 35m/s, tấm tiêu năng bị bẻ gẫy, nền đá bị xói, chiều sâu phá hoại đạt
tới 4,8m, thể tích bê tông bị cuốn đi chiếm 1/3 tổng thể của tấm tiêu năng.
Nguyên nhân của sự cố là do không đặt các thiết bị thoát nước thấm từ nền và
không neo chặt tấm vào nền. Một phần của tấm tiêu năng được đúc bằng cách
đổ bê tông trong nước do thi công không có biện pháp thoát nước thấm làm
khô hố móng. Trong biện pháp sửa chữa đã bố trí các lỗ thoát nước và neo
chặt tấm tiêu năng vào nền, do đó công trình lại làm việc an toàn.



×