Tải bản đầy đủ (.pdf) (2,227 trang)

Nghiên cứu đề xuất giải pháp phát triển tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững công trình thủy lợi vùng bắc trung bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.4 MB, 2,227 trang )

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................5
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ.....................................................................................6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU ...............................................................................7
MỞ ĐẦU .....................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................................1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ HÌNH TỔ
CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC Ở VIỆT NAM ......................................................5
1.1. Hệ thống thể chế quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam. ..............................5
1.1.1. Các chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi...........................5
1.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam. .....13
1.2. Kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt Nam .................15
1.2.1. Các kết quả nghiên cứu hoàn thiện thể chế phát triển tổ chức HTDN ...15
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN hiệu quả. .......16
1.2.3.Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả các Tổ chức HTDN. .............19
Kết luận chương I: .....................................................................................................20
CHƯƠNG II: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ CHỨC QUẢN
LÝ THỦY NÔNG VÙNG BẮC TRUNG BỘ..........................................................22
2.1. Giới thiệu chung về vùng Bắc Trung Bộ .......................................................22
2.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác CTTL vùng Bắc Trung Bộ ....................25
2.3. Tình hình triển khai thực hiện các chính sách quản lý, khai thác CTTL vùng
Bắc Trung Bộ. .......................................................................................................27
2.4. Đặc điểm về tổ chức và hoạt động của tổ chức hợp tác dùng nước ...............29
2.5. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động của các Tổ chức HTDN. ................36
2.5.1. Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN. ...........................................36
2.5.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả hoạt động các Tổ chức HTDN. ................43
Kết luận chương 2: ....................................................................................................48


CHƯƠNG III: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN TỔ CHỨC DÙNG


NƯỚC VÙNG BẮC TRUNG BỘ ............................................................................51
3.1. Đề xuất hoàn thiện, bổ sung các chính sách thúc đẩy phát triển Tổ chức hợp
tác dùng nước. .......................................................................................................51
3.1.1. Chính sách hướng dẫn về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức HTDN: ... 51
3.1.2. Chính sách hướng dẫn về phân cấp quản lý khai thác công trình thủy lợi .... 53
3.2. Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan trong hỗ trợ, phát triển Tổ
chức HTDN ...........................................................................................................54
3.2.1. Xác định các bên liên quan đến phát triển Tổ chức HTDN. ...................55
3.2.2. Đánh giá vai trò quan trọng của các tổ chức hỗ trợ phát triển Tổ chức
HTDN

...........................................................................................................61

3.2.3. Xây dựng mối quan hệ của các bên liên quan đến phát triển Tổ chức
HTDN.

...........................................................................................................66

3.2.4. Cơ chế phối hợp giữa các bên liên quan: ................................................67
3.3. Các mô hình Tổ chức HTDN phù hợp cho vùng Bắc Trung bộ ....................68
3.3.1. Khái niệm về Tổ chức HTDN .................................................................68
3.3.2. Mô hình Tổ chức HTDN phù hợp cho vùng Bắc trung bộ .....................70
Kết luận chương III: ..................................................................................................77
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................................78
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................81
PHỤ LỤC ..................................................................................................................84


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ADB


: Ngân hàng Châu á

AFD

: Cơ quan phát triển pháp

CTTL

: Công trình thủy lợi

DT NTTS

: Diện tích nuôi trồng thủy sản

DT SXNN

: Diện tích sản xuất nông nghiệp

HTXNN

: Hợp tác xã nông nghiệp

IMC

: Công ty khai thác công trình thủy lợi

IMT

: Chuyển giao quản lý tưới


IWMI

: Viện quản lý nước quốc tế

KTCTTL

: Khai thác công trình thủy lợi

NN&PTNT

: Nông nghiệp và phát triển nông thôn

ODA

: Nguồn vốn phát triển chính thức

O&M

: Vận hành và bảo dưỡng

PIM

: Quản lý thuỷ nông có sự tham gia của người dân

PTLNĐ

: Phí thủy lợi nội đồng

Tổ chức HTDN


: Tổ chức hợp tác dùng nước

TNHH MTV

: Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên

TTN

: Tổ thủy nông

UBND

: Ủy ban nhân dân

WB

: Ngân hàng thế giới


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ

Hình 2.1. Bản đồ vùng Bắc Trung Bộ.......................................................................22
Hình 2.2: Diện tích tưới tiêu theo kế hoạch và tưới tiêu thực tế do khối địa phương
quản lý năm 2014 ......................................................................................................28
Hình 2.3. Phân loại Tổ chức HTDN theo quy mô phục vụ.......................................31
Hình 2.4. Phân loại Tổ chức HTDN theo loại hình dịch vụ .....................................32
Hình 2.5. Phân loại Tổ chức HTDN theo mức thu phí thủy lợi nội đồng.................33
Hình 2.6. Thống kê số Tổ chức HTDN theo tỷ lệ chi cho vận hành và bảo dưỡng CTTL.34
Hình 2.7. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo tiêu chí tư cách pháp lý .....43

Hình 2.8. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo tiêu chí về năng lực ...........44
Hình 2.9. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN duy trì các hoạt động thường xuyên 45
Hình 2.10. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN có khả năng tự chủ về tài chính .....45
Hình 2.11. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN vận hành phần phối nước hiệu quả 46
Hình 2.12 Thống kê số lượng Tổ chức HTDN đảm bảo CTTL hoạt động ổn định. 47
Hình 2.13. Thống kê số lượng Tổ chức HTDN có chất lượng dịch vụ nước được
người dùng nước hài lòng .........................................................................................47
Hình 3.1. Sơ đồ xác định vai trò của các bên liên quan trong phát triển Tổ chức
HTDN. .......................................................................................................................65
Hình 3.2. Sơ đồ thể hiện mối quan hệ của các tổ chức phát triển Tổ chức HTDN
vùng Bắc Trung Bộ ...................................................................................................66
Hình 3.3: Sơ đồ tổ chức của Liên hiệp Tổ chức dùng nước .....................................75


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Số lượng các loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước ở Việt Nam .............15
Bảng 2.1: Tổng hợp loại hình doanh nghiệp QLKT CTTL vùng Bắc Trung Bộ .....26
Bảng 2.2. Số lượng các loại hình tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ ....................30
Bảng 2.3. Thang điểm đánh giá Tổ chức HTDN ......................................................41
Bảng 2.4. Kết quả xếp loại hiệu quả hoạt động của Tổ chức HTDN. ......................48
Bảng 3.1. Vai trò và cách thức tham gia phát triển Tổ chức HTDN ........................62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Quản lý tưới có sự tham gia của người dân (PIM) là việc người hưởng lợi và
những người liên quan đóng vai trò ở mọi khía cạnh và ở mọi cấp độ trong quản lý

tưới tiêu. Vấn đề này được nhìn nhận là giải pháp phù hợp nhằm cải thiện hiệu quả
hoạt động của các hệ thống công trình thủy lợi (CTTL), đáp ứng yêu cầu quản lý
tổng hợp tài nguyên nước, phục vụ đa mục tiêu, phát triển bền vững. Chính vì vậy,
tăng cường thúc đẩy PIM được nhiều nước trên thế giới rất coi trọng, như một trong
những xu thế tất yếu trong công tác quản lý, khai thác CTTL, nhằm tăng cường xã
hội hóa, giảm bao cấp từ Nhà nước.
Trong nhiều năm gần đây, các dự án thuỷ lợi, nhất là các dự án đầu tư CTTL
từ các tổ chức nước ngoài vào Việt Nam đều gắn liền với việc phát triển các Tổ
chức hợp tác dùng nước (HTDN), là một trong số những nội dung quan trọng khi
thực hiện PIM. Đặc biệt, một số tổ chức như ngân hàng Châu Á (ADB), ngân hàng
thế giới (WB)…coi PIM là điều kiện tiên quyết để đầu tư vốn xây dựng, nâng cấp,
khôi phục CTTL. Vì vậy, nhiều mô hình Tổ chức HTDN đã được thành lập và bước
đầu đi vào hoạt động đạt được một số kết quả khả quan. Tuy nhiên, cũng có một số
mô hình trở về điểm xuất phát.
Chính phủ Việt Nam cũng đã và đang quan tâm đến PIM, nhiều chủ trương,
chính sách liên quan đến PIM đã được ban hành. Gần đây, Thông tư số 41/2013/TT
- BNNPTNT của Bộ NN&PTNT đã được ban hành để hướng dẫn thực hiện bộ tiêu
chí quốc gia về nông thôn mới, quy định một nội dung quan trọng trong việc thực
hiện tiêu chí thủy lợi là hệ thống thủy lợi trong phạm vi xã, do xã quản lý phải có
Tổ chức HTDN quản lý khai thác và bảo vệ công trình, đảm bảo kênh mương, cống,
kè, đập, bờ bao được vận hành có hiệu quả bền vững, phục vụ cho sản xuất, dân
sinh, được đa số người dân hưởng lợi đồng thuận.
Để nâng cao hiệu quả quản lý khai thác CTTL cũng như thực hiện chủ trương
của chính phủ và Bộ NN&PTNT, một số địa phương đã tiến hành chuyển giao công


2

trình cũng như hình thành các tổ chức của người dân, cộng đồng để tiếp nhận quản
lý CTTL. Kết quả là một số mô hình có thể được nhân rộng trên địa bàn địa phương

nhưng với không ít khó khăn, còn hầu hết các nơi khác không nhân rộng được, thậm
chí một số tổ chức hoạt động không hiệu quả, bị tan rã…
Đặc biệt, nhiều Tổ chức HTDN hiện nay không đủ điều kiện tiếp nhận kinh
phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước, lại không thu được phí thủy lợi nội đồng hoặc
thu thấp nên không đảm bảo tài chính để duy trì các hoạt động, dẫn đến công trình
ngày càng xuống cấp…Bên cạnh đó, nhiều Tổ chức HTDN nhận được nguồn thủy
lợi phí cấp bù thì lại chi sai mục đích, phạm vi miễn giảm thủy lợi phí, thiếu khả
năng thanh quyết toán...
Thiên tai lũ lụt thường xuyên, mức độ đói nghèo cao, tiềm năng kinh tế hạn
chế luôn làm hạn chế hiệu quả và tính bền vững của CTTL, là những trở ngại cho
việc huy động nguồn lực của địa phương vào việc thực hiện các tiêu chí nông thôn
mới nói chung và tiêu chí thủy lợi nói riêng trong vùng Bắc Trung Bộ. Đến nay tỷ
lệ các xã đạt tiêu chí thủy lợi về xây dựng nông thôn mới chỉ đạt 42,1%. Ngoài
nguyên nhân về công trình như hệ thống thủy lợi nội đồng còn chưa hoàn chỉnh,
công tác quy hoạch, xây dựng hệ thống thuỷ lợi nội đồng còn nhiều bất cập, thiếu
khoa học, kênh tưới tiêu kết hợp là phổ biến, quy mô ruộng đất khu tưới manh mún
…còn có nguyên nhân hết sức quan trọng là tổ chức quản lý hệ thống thuỷ lợi nội
đồng còn nhiều bất cập, một số tổ chức hình thành theo kiểu tự phát hoặc áp đặt,
thiếu đồng bộ, cơ chế quản lý vẫn nặng tính bao cấp, nhiều công trình thủy lợi chưa
có chủ quản lý đích thực nên hiệu quả tưới tiêu thấp…
Phân tích ở trên cho thấy công tác quản lý vận hành và bảo dưỡng CTTL là
một quá trình phức tạp, chịu sự tác động của nhiều yếu tố về thể chế, tài chính, kỹ
thuật, xã hội, trong đó sự tham gia của người dùng nước là một trong những yếu tố
quyết định đến sự thành công của quản lý khai thác CTTL. Vì vậy, nghiên cứu đánh
giá thực trạng hoạt động của tổ chức quản lý, từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu
quả hoạt động của Tổ chức HTDN là cần thiết, phục vụ Đề án nâng cao hiệu quả


3


quản lý khai thác CTTL hiện có gắn với xây dựng nông thôn mới cho vùng Bắc
Trung Bộ.
2. Mục đích của đề tài
Đánh giá thực trạng các tổ chức quản lý thủy nông cơ sở, từ đó đề xuất các
giải pháp phát triển Tổ chức HTDN để quản lý hiệu quả và bền vững CTTL trong
điều kiện thực hiện chính sách miễn giảm thủy lợi phí ở vùng Bắc Trung Bộ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tượng nghiên cứu: Các tổ chức thủy nông cơ sở quản lý công trình thủy
lợi trong phạm vi xã.
- Phạm vi nghiên cứu: Thực hiện điều tra, đánh giá các tổ chức quản lý thủy
nông cơ sở tại 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế. Mỗi tỉnh chọn 15
xã ở 3 huyện để điều tra.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cách tiếp cận
- Theo quan điểm phân tích hệ thống: Hiệu quả và tính bền vững của các Tổ
chức HTDN liên quan đến sự tác động của nhiều yếu tố về thể chế, tài chính,
kỹ thuật, xã hội.
- Theo quan điểm phân tích nguyên nhân và kết quả: Đánh giá khách quan hiệu
quả quản lý tưới.
- Theo quan điểm bền vững: Phát huy sự tham gia của người dùng nước quyết
định đến hiệu quả, bền vững của các tổ chức quản lý công trình thủy lợi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia của cộng đồng (Participatory
Rural Assessment-PRA): Sử dụng các phiếu điều tra, phỏng vấn, điều tra thực
địa, họp dân để thu thập thông tin về thực trạng Tổ chức HTDN, lấy ý đánh
giá về sự hài lòng của người dùng nước với chất lượng dịch vụ thủy lợi và


4


thảo luận về tiêu chí đánh giá hiệu quả hoạt động của các Tổ chức HTDN.
- Phương pháp thống kê: Phân tích thống kê các số liệu, tài liệu về thực trạng
Tổ chức HTDN ở các tỉnh điều tra.
- Phương pháp phân tích căn nguyên: Phân tích, đánh các tồn tại, vướng mắc
trong quá trình hoạt động của Tổ chức HTDN, tìm ra các nguyên nhân để đưa
ra các giải pháp phát triển Tổ chức HTDN phù hợp vùng Bắc Trung bộ.
- Phương pháp tập hợp ý kiến chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia đầu
ngành, nhiều kinh nghiệm về quản lý tưới có sự tham gia để lựa chọn tiêu chí
và thang điểm đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN, đề xuất giải pháp phát triển
Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ.
- Phương pháp thảo luận nhóm tập trung: Thảo luận nhóm tập trung với sự tham
gia của các bên ở địa phương (Sở NN&PTNT, Ban quản lý dự án, Công ty
khai thác CTTL, Lãnh đạo UBND xã, lãnh đạo các Tổ chức HTDN để thảo
luận xác định vai trò của các bên liên quan đến phát triển Tổ chức HTDN
(Phương pháp của GTZ).
5. Các đóng góp của luận văn:
- Đánh giá thực trạng hoạt động của các Tổ chức HTDN vùng Bắc Trung Bộ
trên cơ sở kết quả điều tra tại 45 xã ở 3 tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh và Thừa ThiênHuế.
- Đề xuất giải pháp phát triển Tổ chức hợp tác dùng nước vùng Bắc Trung Bộ,
bao gồm giải pháp hoàn thiện cơ chế, chính sách để thúc đẩy phát triển Tổ
chức HTDN trong điều kiện miễn giảm thủy lợi phí; Vai trò các bên liên quan
trong việc phối hợp, hỗ trợ các tổ chức hợp tác dùng nước và các mô hình Tổ
chức HTDN phù hợp cho vùng Bắc Trung Bộ.


5

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VỀ CÁC MÔ
HÌNH TỔ CHỨC HỢP TÁC DÙNG NƯỚC Ở VIỆT NAM


1.1.

Hệ thống thể chế quản lý công trình thủy lợi ở Việt Nam.

1.1.1. Các chính sách về quản lý khai thác công trình thủy lợi
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về quản lý
khai thác CTTL, trong đó có các chính sách về phân cấp quản lý, chuyển giao
CTTL, phát triển các Tổ chức HTDN…, tạo hành lang pháp lý và cơ hội thuận lợi
cho phát triển Tổ chức HTDN.
Về nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác và bảo vệ CTTL, trong đó có các Tổ
chức HTDN, chính phủ đã ban hành các chính sách như: Pháp lệnh khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi (2001); Nghị định 143/2003/NĐ-CP quy định chi tiết về việc
thi hành một số điều của Pháp lệnh khai thác công trình thủy lợi; Nghị định số
140/2005/NĐ-CP ngày 11/11/2005 của Chính phủ quy định về xử phạt hành chính
trong lĩnh vực quản lý, khai thác công trình thuỷ lợi;Nghị định 67/2012/NĐ-CP quy
định về chính sách miễn giảm thủy lợi phí; Thông tư 56/2010/TT-BNNPTNT quy
định một số nội dung trong hoạt động của các tổ chức quản lý, khai thác công trình
thủy lợi; Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn tổ chức hoạt động và
phân cấp quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
Về tổ chức và hoạt động của các Tổ chức HTDN, tùy theo loại hình có thể căn
cứ vào Luật số 23/2012/QH13 của Quốc hội quy định về việc thành lập, tổ chức và
hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Nghị định 151/2007/NĐ-CP của
Chính phủ về tổ chức và hoạt động của tổ hợp tác; Thông tư 40/2011/TTBNNPTNT của Bộ NN&PTNT quy định về năng lực của tổ chức, cá nhân tham gia
quản lý, khai thác các công trình thủy lợi.
Bộ NN&PTNT cũng đã ban hành một số chủ trương, chính sách nhằm phát
triển Tổ chức HTDN. Điển hình phải kể đến Khung chiến lược phát triển PIM


6


(2004), Thông tư 75/2004/TT-BNNPTNT về Hướng dẫn thành lập, củng cố và phát
triển tổ chức hợp tác dùng nước. Gần đây, việc phát triển các mô hình Tổ chức
HTDN cũng được Bộ lồng ghép trong một số chính sách như Thông tư 41/2013/TTBNNPTNT về Hướng dẫn thực hiện bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Đề án
Nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các công trình thủy lợi hiện có.
Ngoài ra, còn có một số các chính sách khác liên quan đến sự tham gia của
cộng đồng trong các hoạt động đầu tư và giám sát đầu tư như Chương trình kiên cố
hóa kênh mương, Quyết định số 80/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về
Quy chế giám sát đầu tư của cộng đồng.
Các nội dung tạo tiền đề, cơ sở để các địa phương xây dựng, phát triển Tổ
chức HTDN có thể kể đến trong các chính sách sau đây:
• Luật HTX số 23/2012/QH13:
- Điều 7: “Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra
khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp
hợp tác xã”. “Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về
hoạt động của mình trước pháp luật”.
- Điều 29: “Cơ cấu tổ chức hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã gồm đại hội thành
viên, hội đồng quản trị, giám đốc (tổng giám đốc) và ban kiểm soát hoặc kiểm
soát viên”.
Ngoài hai điều trên, các điều khác của Luật HTX 2012 cho thấy Tổ chức và
hoạt động của loại hình HTX, liên hiệp HTX là có tư cách pháp nhân, có tài
khoản tài ngân hàng, có điều lệ, quy chế để hoạt động, có trụ sở làm việc…
• Pháp lệnh 32/2001/PL-UBTVQH10 về Khai thác và bảo vệ CTTL
- Điều 2: “Thủy lợi phí là phí dịch vụ lấy nước từ tổ chức, cá nhân sử dụng
nước hoặc làm dịch vụ từ công trình thủy lợi cho mục đích sản xuất nông
nghiệp để góp phần chi phí cho việc quản lý, duy tu, bảo dưỡng và bảo vệ
công trình thủy lợi”.


7




Điều 7: “Tổ chức, cá nhân sử dụng nước, làm dịch vụ từ công trình thủy lợi,
xả nước thải vào công trình thủy lợi có trách nhiệm nộp thủy lợi phí, tiền
nước, phí xả nước thải cho tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác và bảo
vệ công trình thủy lợi theo quy dịnh của pháp luật”.

- Điều 3:
+ “Việc khai thác và bảo vệ công trình thủy lợi phải bảo đảm tính hệ thống
của công trình, không chia cắt theo địa giới hành chính”.
+ “Mỗi hệ thống CTTL phải do 1 tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý khai thác
và bảo vệ theo quyết định của cơ quan quản lý”.
+ “Tổ chức, cá nhân được hưởng lợi từ CTTL có trách nhiệm tham gia xây
dựng kế hoạch khai thác và phương án bảo vệ công trình”.
• Nghị định 67/2012/NĐ-CP quy định về chính sách miễn giảm thủy lợi phí
- Điều 1:
+ “Mức thủy lợi phí … được tính ở vị trí cống đầu kênh của tổ chức hợp tác
dùng nước đến công trình đầu mối của công trình thủy lợi. Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định vị trí cống đầu kênh của tổ
chức hợp tác dùng nước cho từng hệ thống công trình theo hướng dẫn của
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn”.
+ “Tổ chức hợp tác dùng nước thỏa thuận với tổ chức, cá nhân sử dụng nước
về mức phí dịch vụ lấy nước từ sau cống đầu kênh đến mặt ruộng (kênh nội
đồng), mức phí này không được vượt quá mức trần do Ủy ban nhân dân
tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định”.
+ “Các đơn vị quản lý, khai thác công trình thủy lợi được ngân sách nhà nước
cấp bù số tiền do thực hiện miễn thu thủy lợi phí …”.
• Thông tư 65/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc phân cấp quản lý khai
thác CTTL.
- Điều 2. Giải thích từ ngữ:



8

+ “Cống đầu kênh là công trình dẫn nước hoặc tiêu nước cho một diện tích
hưởng lợi nhất định thuộc trách nhiệm quản lý của người hưởng lợi. Chi phí
quản lý, vận hành, tu sửa và bảo vệ các công trình từ cống đầu kênh đến
mặt ruộng do người hưởng lợi đóng góp …”.
- Điều 9, mục 2. Nguồn kinh phí của Tổ chức hợp tác dùng nước gồm:
+ “Phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng do người dùng nước thoả thuận đóng góp
để vận hành, duy tu và bảo vệ công trình thuỷ lợi.”
+ “Thuỷ lợi phí, tiền nước được cấp và thu từ các đối tượng phải thu theo quy
định của pháp luật”.
+ “Phần kinh phí do việc quản lý công trình vượt quy mô cống đầu kênh của
Tổ chức hợp tác dùng nước”.
+ “Ngân sách nhà nước cấp cho sửa chữa, nâng cấp công trình thuỷ lợi, khôi
phục công trình thuỷ lợi bị thiên tai phá hoại…; hỗ trợ tiền điện, xăng, dầu
cho bơm nước chống hạn, chống úng vượt định mức”
+ “Các nguồn thu do khai thác tổng hợp công trình thuỷ lợi và thu khác”.
- Điều 15. Điều kiện thực hiện phân cấp:
+ “Các tổ chức, cá nhân được phân cấp quản lý, khai thác công trình, hệ
thống CTTL phải đáp ứng yêu cầu về năng lực, kinh nghiệm …”.
+ “Phân cấp quản lý CTTL thực hiện đồng thời hoặc sau khi Tổ chức HTDN
được củng cố, kiện toàn nâng cao năng lực…”.
+ “Tổ chức, cá nhân được giao quản lý, khai thác và bảo vệ các CTTL được
hưởng đầy đủ các quyền lợi và thực hiện các nghĩa vụ trong việc quản lý,
khai thác và bảo vệ CTTL lợi theo quy định của pháp luật hiện hành”.
- Điều 18. Xác định cống đầu kênh:
+ “UBND cấp tỉnh ban hành quyết định cụ thể quy mô cống đầu kênh và mức
trần phí dịch vụ thuỷ nông nội đồng, để chi trả công tác quản lý, vận hành,

duy tu bảo dưỡng công trình thuộc phạm vi của Tổ chức HTDN quản lý”.


9

+ “Tổ chức HTDN, hộ gia đình, cá nhân quản lý công trình, kênh mương có
quy mô diện tích phục vụ lớn hơn quy mô cống đầu kênh theo quy định cụ
thể của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, được cấp một phần kinh phí từ nguồn cấp
bù thuỷ lợi phí của Nhà nước. Tỷ lệ và mức trích cụ thể theo thoả thuận
giữa công ty quản lý, khai thác CTTL đầu mối với Tổ chức HTDN trên cơ
sở khối lượng, nội dung công việc thực hiện và diện tích thực tế vượt mức
quy định”.
• Thông tư 75/2004/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT hướng dẫn việc
thành lập các tổ chức HTDN.
Mục I, tiểu mục 4. Những quy định chung:
- “Tổ chức hợp tác dùng nước hoạt động theo điều lệ hoặc quy chế được đại hội
hoặc hội nghị của tổ chức hợp tác dùng nước thông qua; quản lý tài chính theo
nguyên tắc tự chủ, dân chủ, công khai theo hướng dẫn của ngành tài chính;
hạch toán độc lập; có tư cách pháp nhân, có tài khoản riêng, được vay vốn ở
ngân hàng, có trụ sở làm việc”.
Mục II, tiểu mục 1. Quy mô và hình tổ chức của Tổ chức HTDN:
- Tổ chức HTDN quản lý hệ thống công trình độc lập:
+

“Hệ thống công trình được xây dựng trên địa bàn phục vụ tưới tiêu gọn
trong phạm vi thôn, liên thôn, xã hoặc liên xã (không liên quan đến tổ chức,
quản lý vận hành hệ thống công trình do doanh nghiệp nhà nước khai thác
CTTL quản lý) thì thành lập một tổ chức để quản lý, điều hành thống nhất
công trình thuộc phạm vi phụ trách theo các loại hình Tổ chức HTDN thích
hợp”.


+ “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hệ thống công trình trong
phạm vi thôn, liên thôn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã ký quyết định công
nhận và phê duyệt điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”.


10

+ “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước quản lý hệ thống công trình trong
phạm vi xã, liên xã: Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công
nhận và phê duyệt điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”.
+ “Trường hợp Tổ chức hợp tác dùng nước là tổ, đội thuộc Hợp tác xã nông
nghiệp thì tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quy chế hoạt động của tổ, đội do
Điều lệ của Hợp tác xã quy định theo Luật Hợp tác xã”.
- Tổ chức HTDN quản lý công trình trong hệ thống CTTL do công ty quản lý:
+ “Hệ thống CTTL có quy mô nhỏ, kỹ thuật ít phức tạp, có liên quan đến hệ
thống công trình do doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thủy lợi
quản lý, phục vụ tưới tiêu cho diện tích không lớn thì tùy theo điều kiện cụ
thể của từng địa phương để quy định phân cấp cho Tổ chức HTDN quản
lý”.
+ ‘Công trình, tuyến kênh phục vụ tưới, tiêu gọn cho thôn, liên thôn hoặc xã
thì thành lập Tổ chức hợp tác dùng nước theo quy mô thôn, liên thôn hoặc
xã (theo địa giới hành chính) hoặc theo hình thức tổ, đội trực thuộc Hợp tác
xã nông nghiệp”.
+ ”Công trình, tuyến kênh phục vụ tưới tiêu cho 2 xã trở lên được tổ chức
quản lý theo tuyến kênh quy mô liên xã (không theo địa giới hành chính).
Loại hình tổ chức thích hợp nhất trong trường hợp này là Hợp tác xã dùng
nước, hội, hiệp hội những người dùng nước (mô hình chuyên khâu)”.
+ “Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ký quyết định công nhận và phê duyệt
điều lệ hoặc quy chế hoạt động của tổ chức này”.

Mục II, tiểu mục 2. Bộ máy quản lý của Tổ chức HTDN:
- “Bộ máy điều hành (ban chủ nhiệm) do các thành viên của tổ chức hợp tác
dùng nước lựa chọn bầu ra thông qua hội nghị hoặc đại hội định kỳ của tổ
chức. Tùy theo quy mô lớn, nhỏ và hình thức tổ chức đã được thành lập để quy
định tổ chức bộ máy…”
- “Đối với tổ chức hợp tác dùng nước có quy mô liên thôn, xã, liên xã thì được tổ
chức bộ máy như sau:


11

+ 1 chủ nhiệm (trưởng hội, hiệp hội) và 1¸ 2 phó chủ nhiệm (phó trưởng hội,
hiệp hội), có thể thành lập các tổ, nhóm chuyên môn như tổ kinh tế (có 1
thủ quỹ, 1 kế toán) và tổ kỹ thuật (vận hành, sửa chữa, phân phối nước), tổ
kiểm soát hoặc phân công 1 người phụ trách theo các chức năng trên.
+ Đối với tổ chức hợp tác dùng nước có quy mô nhỏ (thôn) thì bộ máy tổ
chức của loại hình này gồm tổ trưởng (hội trưởng, đội trưởng), làm việc
theo chế độ kiêm nhiệm, gọn nhẹ, hiệu quả.
+ Đối với tổ chức hợp tác dùng nước trực thuộc tổ chức khác như Hợp tác
xã nông nghiệp tùy theo điều kiện cụ thể thành lập một tổ, đội thủy nông
trực thuộc chịu sự điều hành chung của Ban chủ nhiệm Hợp tác xã nông
nghiệp, được giao thực hiện nhiệm vụ dịch vụ tưới, tiêu. Tổ chức bộ máy
của loại hình này gồm tổ trưởng (đội trưởng) làm việc kiêm nhiệm”.
Mục III, tiểu mục 2. Tài chính của Tổ chức HTDN:
-

“Nguồn thu của tổ chức hợp tác dùng nước bao gồm thủy lợi phí thu từ
các hộ sử dụng nước thông qua dịch vụ tưới tiêu, từ nguồn hỗ trợ của ngân
sách nhà nước và thu từ các dịch vụ khác (nếu có)”.


-

“Phần chi phí của tổ chức hợp tác dùng nước phải tập trung chi cho duy
tu, vận hành và bảo dưỡng công trình (chi cho duy tu, vận hành và bảo
dưỡng công trình không được nhỏ hơn 80% tổng số chi) và phải được hội
nghị toàn thể hội viên (hoặc hội nghị đại biểu) thông qua và tuân thủ theo
các quy định về tài chính hiện hành”.

-

“Đối với những tổ chức hợp tác dùng nước quản lý công trình thuộc hệ
thống công trình do doanh nghiệp nhà nước khai thác công trình thuỷ lợi
quản lý, cần thu từ các hộ sử dụng nước để trả đủ phần thuỷ lợi phí của
doanh nghiệp theo đúng quy định hiện hành…”.

• Khung chiến lược phát triển PIM
- Mục 3, khoản 3.3. Chính sách, giải pháp chủ yếu phát triển PIM: “Đầu tư xây
dựng công trình phải tiến hành đồng thời với việc thành lập tổ chức quản lý


12

trong đó có PIM, các dự án đầu tư kể cả các dự án đầu tư từ nguồn vốn vay của
nước ngoài chỉ được giải ngân khi đã hình thành tổ chức quản lý phù hợp có
vai trò của PIM”.
• Nghị định số 151/51/2007/NĐ-CP


Điều 4: “Việc thành lập tổ hợp tác do các cá nhân có nhu cầu đứng ra tổ
chức”.




Điều 5: Hợp đồng hợp tác là thỏa thuận bằng văn bản giữa các tổ viên, có tên
gọi là hợp đồng hợp tác hoặc tên gọi khác.



Điều 6: “UBND cấp xã chứng thực hoặc chứng thực lại (ký xác nhận, đóng
dấu) vào hợp đồng hợp tác hoặc hợp đồng hợp tác sửa đổi, bổ sung và ghi vào
sổ theo dõi. Trường hợp tổ hợp tác tổ chức và hoạt động với quy mô liên xã
thì tổ có quyền lựa chọn nơi chứng thực hợp đồng hợp tác thuận lợi cho tổ
chức và hoạt động của tổ hợp tác”.
Nhìn chung, một số chính sách còn thiếu thống nhất, chưa cụ thể hoặc không

còn phù hợp trong bối cảnh miễn giảm thủy lợi phí hiện nay. Ví dụ như thông tư 75
về thành lập, củng cố Tổ chức HTDN ban hành trước khi có chính sách miễn giảm
thủy lợi phí nên một số quy định không còn phù hợp. Thông tư 40 quy định về năng
lực của các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, khai thác CTTL nhưng không hướng
dẫn lộ trình, kế hoạch, nguồn kinh phí thực hiện đào tạo. Nghị định 140/2005/NĐCP của chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực khai thác
và bảo vệ CTTL chưa hiệu quả vì đơn vị trực tiếp quản lý khai thác CTTL không
được xử lý vi phạm, các ngành, các cấp, nhất là chính quyền các cấp huyện, xã chưa
có sự đôn đốc, chỉ đạo, giám sát thực thi. Thông tư 65 về phân cấp quản lý khai thác
CTTL chưa quy định cụ thể cách thức xác định vị trí cống đầu kênh và cơ chế
chuyển giao kênh cấp 2 liên xã cho Liên hiệp Tổ chức dùng nước quản lý. Khái
niệm thủy lợi phí được quy định trong các chính sách mới khác với khái niệm thủy
lợi phí được quy định trong pháp lệnh khai thác và bảo vệ CTTL nên người sử dụng
nước không phí dịch vụ nội đồng vì cho rằng đã được nhà nước miễn…



13

1.1.2. Hệ thống tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi ở Việt Nam.
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi (2012), cả nước hiện có 110 hệ thống thuỷ
lợi lớn (có diện tích phục vụ lớn hơn 2.000 ha), 6.831 hồ chứa các loại với tổng
dung tích trữ nước trên 35,34 tỷ m3; trên 10.000 trạm bơm điện lớn; hàng chục
nghìn cống tưới tiêu các loại; trên 254.800 km kênh mương (trong đó có trên 1.000
km kênh trục lớn); khoảng 6.100 km đê sông, trên 2.500 km đê biển và trên 25.800
km bờ bao ở vùng đồng bằng sông Cửu Long. Trong đó, có 904 hệ thống thủy lợi
quy mô vừa và lớn có diện tích phục vụ tưới tiêu từ 200 ha trở lên. Hệ thống CTTL
là cơ sở hạ tầng quan trọng, phục vụ tưới tiêu cho diện tích cây trồng, góp phần
quan trọng làm tăng năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm nông nghiệp, thuỷ
sản, đồng thời góp phần phòng chống giảm nhẹ thiên tai và thúc đẩy phát triển các
ngành kinh tế. Hàng năm, CTTL trong cả nước cung cấp gần 6 tỷ m3 nước cho
công nghiệp và sinh hoạt.
Bộ máy quản lý nhà nước về thủy lợi từ Trung ương đến địa phương đã được
xây dựng tương đối đồng bộ, thống nhất. Ở Trung ương đã thành lập Tổng cục
Thủy lợi trực thuộc Bộ NN%PTNT thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thủy
lợi. Ở cấp tỉnh, đã có 62/63 tỉnh, thành phố thành lập Chi cục Thuỷ lợi (hoặc Chi
cục Thủy lợi và Phòng chống lụt bão). Nhiều Chi cục Thủy lợi đã làm tốt chức năng
quản lý nhà nước về khai thác CTTL, giúp các Sở Nông nghiệp và PTNT tham mưu
Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, lãnh đạo thực hiện tốt công tác quản lý, khai thác
CTTL, góp phần phát triển nông nghiệp, nông thôn bền vững. Ở các cấp huyện, xã
cũng đã được quan tâm hơn, nhằm tăng cường thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về thuỷ lợi ở cấp cơ sở.
Tổ chức quản lý, khai thác và bảo vệ hệ thống CTTL ở nước ta bao gồm hai
loại hình chính là Tổ chức của nhà nước (Doanh nghiệp khai thác công trình thủy
lợi, Trung tâm, Ban quản lý thủy nông) và các Tổ chức HTDN. Các Tổ chức của
nhà nước (chủ yếu là loại hình Doanh nghiệp) quản lý, khai thác các công trình đầu
mối, kênh chính của hệ thống thủy lợi có quy mô vừa và lớn, vận hành phức tạp.



14

Các công trình còn lại chủ yếu do Tổ chức HTDN quản lý bao gồm các hệ thống
công trình có quy mô nhỏ, độc lập hoặc kênh mương và công trình nội đồng thuộc
các hệ thống lớn mà công trình đầu mối do các Tổ chức nhà nước quản lý.
Theo báo cáo của Tổng cục thủy lợi về tổ chức, hoạt động của doanh nghiệp
khai thác thủy lợi (2014), cả nước hiện có có 133 tổ chức nhà nước tham gia quản
lý, khai thác CTTL có quy mô vừa và lớn. Loại hình tổ chức này tương đối đa dạng
bao gồm: Mô hình doanh nghiệp là chủ yếu với 96 đơn vị (72%), trong đó có 3 mô
hình doanh nghiệp trực thuộc Bộ NN&PTNT (Bắc Nam Hà, Bắc Hưng Hải, Dầu
Tiếng - Phước Hòa); Các tổ chức khác gồm 37 đơn vị (28%), trong đó có: 7 Trung
tâm, 8 Ban quản lý.,17 Trạm cấp huyện, 5 Chi cục thủy lợi (Cần Thơ, Vĩnh Long,
Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau). Tổng số cán bộ, công nhân viên của các doanh
nghiệp quản lý khai thác CTTL trên toàn quốc là 24.853 người, trong đó hầu hết đã
qua đào tạo chuyên môn nghiệp vụ (95%).
Hiện nay, các Doanh nhiệp khai thác CTTL chủ yếu áp dụng phương thức
giao kế hoạch, có rất ít địa phương đã triển khai theo phương thức đặt hàng (Thái
Nguyên, Hà Nội, Huế, An Giang…). Hoạt động tài chính thu chi của các doanh
nghiệp khai thác CTTL tuân thủ theo quy định về quy chế quản lý tài chính đối
với doanh nghiệp 100% vốn thuộc sở hữu Nhà nước, quy định tại Thông tư số
11/2009/TT-BTC của Bộ Tài chính (trước đây là Thông tư liên tịch số
90/1997/TTLT/TC-NN).
Báo cáo đánh giá thực trạng tổ chức và hoạt động của các Tổ chức hợp tác
dùng nước (2012) của Tổng cục thủy lợi cho thấy cả nước có 16.238 Tổ chức
HTDN bao gồm 3 loại hình chủ yếu là: (i) Hợp tác xã quản lý công trình thủy lợi
(ii) Tổ chức hợp tác gồm Hội sử dụng nước, Tổ hợp tác, Tổ, Đội thủy nông; và (iii)
Ban quản lý thủy nông.



15

Bảng 1.1: Số lượng các loại hình Tổ chức hợp tác dùng nước ở Việt Nam
Số lượng
TT Vùng

Tổng số

Hợp

Tổ chức

Ban quản lý

tác xã

hợp tác

thủy nông

1

Miền núi phía Bắc

4.982

774

3.330


878

2

Đồng bằng sông Hồng

3.447

2.970

471

6

3

Bắc Trung bộ

1.702

1.403

26

273

1.290

574


559

157

5 Tây Nguyên

481

52

201

228

6 Đông Nam Bộ

567

50

460

57

3.769

447

3.294


28

16.238

6.270

8.341

1.627

4 Duyên hải Nam Trung bộ

7 Đồng bằng sông Cửu Long
Tổng cộng

Nguồn: Tổng cục Thủy lợi – 2012.
1.2.

Kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt Nam

1.2.1. Các kết quả nghiên cứu hoàn thiện thể chế phát triển tổ chức HTDN
Nhằm hoàn thiện thể chế phát triển Tổ chức HTDN ở Việt Nam, một số đề tài
nghiên cứu được thực hiện đã đưa ra các kết quả sau đây:
Đoàn Doãn Tuấn (2008) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu đề xuất mô hình xã hội
hóa công tác quản lý vận hành, nâng cao hiệu quả quản lý khai thác các hệ thống
trạm bơm loại vừa và nhỏ vùng Đồng bằng sông Hồng” đã xây dựng một mô hình
điểm ở Thái Thụy- Thái Bình và đề xuất các mô hình xã hội hoá công tác quản lý
vận hành phù hợp, nhằm thúc đẩy quá trình xã hội hoá công tác quản lý vận hành,



16

nâng cao hiệu quả quản lý khai thác, các hệ thống trạm bơm loại vừa và nhỏ (phục
vụ 1-2 xã) ở tỉnh Thái Bình.
Trần Chí Trung (2009) đề xuất các nguyên tắc, tiêu chí phân cấp, quy mô cống
đầu kênh phù hợp cho từng vùng để thực hiện phân cấp quản lý khai thác công trình
thủy lợi. Kết quả của đề tài là cơ sở để Bộ NN&PTNT ban hành Thông tư 65
“Hướng dẫn phân cấp quản lý khai thác CTTL”.
Võ Thị Kim Dung (2011) nghiên cứu, đề xuất cơ sở xây dựng hướng dẫn định
mức PIM trong hoạt động đầu tư thủy lợi” đã nghiên cứu xây dựng Quy trình thực
hiện thành lập Tổ chức HTDN, định mức thực hiện thành lập, củng cố Tổ chức
HTDN theo vùng miền. Kết quả của đề tài đã giúp Ban quản lý Trung ương các dự
án thủy lợi (CPO) ban hành Sổ tay “Quản lý tưới có sự tham gia và định mức thực
hiện”, là một trong những cơ sở để Tổng cục Thủy lợi ban hành Sổ tay “Hướng dẫn
quy trình phát triển quản lý tưới tiêu có sự tham gia của người dân – PIM”.
Đoàn Doãn Tuấn (2013) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao hiệu
quả quản lý, khai thác hệ thống thủy lợi nội đồng trong điều kiện thực thi miễn giảm
thủy lợi phí” đã xây dựng 3 mô hình thử nghiệm xã hội hóa quản lý hệ thống thủy
lợi tại 3 vùng Đồng Bằng sông Hồng, Miền Trung và Đồng bằng sông Cửu Long và
đưa ra đề xuất “Xây dựng hướng dẫn về xã hội hóa quản lý hệ thống thủy lợi nội
đồng”.
1.2.2. Các kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN hiệu quả.
Trần Chí Trung (2012) thực hiện Đề tài “Nghiên cứu phát triển các Tổ chức
dùng nước quản lý hiệu quả và bền vững công trình thuỷ lợi và cấp nước sinh hoạt
nông thôn ở tỉnh Cao Bằng”, đã nghiên cứu phát triển Tổ chức HTDN trên diện
rộng, với quy mô toàn tỉnh. Kết quả của đề tài đã Đề xuất ra các mô hình Tổ chức
HTDN phù hợp để quản lý công trình thuỷ lợi và CNSH cho tỉnh miền núi Cao
Bằng và được địa phương chấp thuận. Ngoài ra, đề tài cũng đã xây dựng thành công
2 mô hình điểm Tổ chức HTDN quản lý công trình thủy lợi và CNSH ở 2 xã điểm,

từ đó đưa ra Quy chế về quản lý vận hành các công trình thuỷ lợi và CNSH nông
thôn được Sở NN&PTNT chấp nhận đề trình UBND tỉnh Cao Bằng ban hành.


17

Ngoài các đề tài nghiên cứu khoa học, một số dự án cũng đã thực hiện phát
triển PIM, phát triển Tổ chức HTDN ở mô hình điểm, với quy mô xã hoặc tiểu dự
án. Một số dự án đáng chú ý bao gồm:
Dự án “TA/ 1968/ VIE và Dự án 1869/VIE về Phát triển vận hành và duy tu
trong lĩnh vực thủy nông- ADB1” (1995-1999) đã xây dựng 4 mô hình thí điểm về
PIM tại hệ thống thủy lợi Sông Chu- Thanh Hóa và Bắc Nghệ An- Nghệ An. Đây là
các mô hình PIM đầu tiên ở Việt Nam, qui mô liên xã (2-4 xã) với tên gọi là "Hợp
tác xã dùng nước" và "Hội sử dụng nước". Kết quả của dự án đã hình thành phương
pháp luận đầu tiên về PIM ở Việt Nam, góp phần thành lập tổ chức mạng lưới PIM
ở Việt Nam (Vietnam Network on Participatory Irrigation Management - VNPIM)
trực thuộc Cục Thuỷ lợi (nay là Tổng Cục Thuỷ lợi), đề xuất khung "Chiến lược
Phát triển PIM ở Việt Nam", ban hành Thông tư "Hướng dẫn thành lập Tổ chức
Hợp tác dùng nước". Các mô hình này đã trở thành điểm tham quan, nghiên cứu để
rút kinh nghiệm thực hiện PIM trong các dự án khác trên cả nước. Các mô hình
PIM này ban đầu thành lập được người dân đồng tình, ủng hộ nhưng hiện nay hầu
như không hoạt động vì không thu được phí thủy lợi nội đồng.
Dự án “Lưu vực sông Hồng thứ 2 TA số 3992 – VIE, Phần A: Quản lý tổng
hợp tài nguyên nước (IWRM) - ADB3” đã thành lập được một mô hình "Hội sử
dụng nước" thuộc hệ thông thuỷ nông Nam Yên Dũng - tỉnh Bắc giang. Mô hình
này chưa phù hợp với đặc điểm trong vùng và yêu cầu thực tế, thiếu vai trò tham gia
của người dân và các bên liên quan, chưa tự chủ tài chính... nên không được nhân
rộng, ngay cả trong vùng dự án.
Trung tâm PIM (2008) thực hiện Dự án “Quản lý tưới có sự tham gia của cộng
đồng – JSDF, WB3” (2006-2008) đã thành lập, củng cố 66 Tổ chức HTDN và hỗ

trợ các Tổ chức HTDN xây dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nông nghiệp tại 6
tiểu dự án thuộc 6 tỉnh Bắc Giang, Quảng Ninh, Hà Tĩnh, Quảng nam, Khánh Hòa,
Tây Ninh và Thành phố Hồ chí Minh. Dự án đã góp phần Tăng cường vai trò của
cộng đồng trong quản lý điều hành các hệ thống tưới và giảm tỷ lệ đói nghèo ở các
vùng nông thôn tại 6 tỉnh. Tuy nhiên, sau 6 năm thành lập, củng cố, một số mô hình


18

đã hoạt động hiệu quả nhưng cũng không ít mô hình hoạt động kém hiệu quả (nhất
các mô hình thuộc hệ thống thuỷ lợi Phú Ninh, Dầu Tiếng). Đặc biệt một số mô
hình có qui mô liên xã không hoạt động được, thậm chí tan rã. Nguyên nhân chủ
yếu vẫn là chưa đảm bảo tự chủ tài chính.
Trung tâm PIM (2012) thực hiện Dự án “Tư vấn thí điểm chuyển giao kênh
cấp 2 liên xã cho liên hiệp Tổ chức HTDN quản lý ở 3 hệ thống Cầu Sơn-Cấm Sơn,
Kẻ Gỗ và Phú Ninh thuộc dự án VWRAP” đã đưa ra được Quy định về phân cấp
quản lý khai thác CTTL cho UBND tỉnh Quảng Nam và thành lập thí điểm 3 mô
hình liên hiệp Tổ chức dùng nước quản lý kênh cấp 2 liên xã ở 3 hệ thống Cầu SơnCấm Sơn, Kẻ Gỗ và Phú Ninh. Các mô hình Liên hiệp Tổ chức dùng nước hiện nay
đang hoạt động khá hiệu quả vì thực hiện tốt nhiệm vụ vận hành, phân phối nước
trên các tuyến kênh cấp II liên xã, có nguồn tài chính ổn định để hoạt động do được
công ty thủy nông chia sẻ kinh phí cấp bù thủy lợi phí của nhà nước cho kênh cấp 2
do liên hiệp quản lý (12 % cho kênh bê tông và 18% cho kênh đất).
Trung tâm PIM (2012) thực hiện Dự án “Tăng cường thể chế Trung tâm tư
vấn Quản lý tưới có sự tham gia (CPIM) và Hỗ trợ triển khai quản lý quản lý khai
thác công trình Thuỷ lợi có sự tham gia của người dân trên địa bàn 2 tỉnh Sơn La và
Ninh Thuận –AFD” đã thành lập, củng cố được 4 mô hình PIM thí điểm ở tỉnh Ninh
Thuận và Sơn La. Các mô hình ở Sơn La có qui mô thôn (Tổ Thuỷ nông) và các mô
hình ở Ninh Thuận có quy mô liên thôn, xã (HTXNN). Các mô hình ở Ninh Thuận
đang hoạt động khá hiệu quả, còn các mô hình ở Sơn la hiện nay không tồn tại.
Nguyên nhân cơ bản là việc thành lập các mô hình ở Sơn La chưa phù hợp với yêu

cầu của người dân, thiếu sự quan tâm của các bên liên quan ở địa phương.
Viện Khoa học Thuỷ lợi Việt Nam (2012) thực hiện Dự án “Tăng cường năng
lực Quản lý tưới có sự tham gia (PIM) nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp tại
Việt Nam” do JICA tài trợ đã xây dựng được 6 mô hình Tổ chức HTDN. Trong đó,
giai đoạn 1 đã xây dựng 3 mô hình thuộc 2 tỉnh Quảng Ninh (1 mô hình) và Hải
Dương (2 mô hình). Giai đoạn 2 đã xây dựng 3 mô hình ở hai tỉnh Hoà Bình (1 mô


19

hình) và Nghệ An (2 mô hình). Chỉ có mô hình hoàn thiện, củng cố HTXNN ở
Nghệ An là đang được địa phương phổ biến nhân rộng.
Sáu tổ chức tư vấn, trong đó có Trung tâm tư vấn PIM (2012) thực hiện Dự
án: “Hỗ trợ Thủy lợi Miền Trung- ADB4” đã thành lập 136 mô hình Tổ chức
HTDN có qui mô xã, liên xã, thôn, liên thôn tại thuộc 6 tỉnh ở miền Trung bao gồm:
Thanh hoá, Quảng Bình, Quảng trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Ngãi, Bình Định.
Nhìn chung, các mô hình hoạt động khá hiệu quả, nhất là mô hình Liên hiệp TCDN.
Nhờ có sự hỗ trợ nhiều mặt, nhất là đào tạo nâng cao năng lực cho Tổ chức HTDN
và đầu tư hạ tầng thuỷ lợi nội đồng nên kết quả của dự án đã góp phần nâng cao
hiệu quả quản lý khai thác CTTL.
1.2.3. Các kết quả nghiên cứu đánh giá hiệu quả các Tổ chức HTDN.
Ở Việt Nam, nghiên cứu chuyên sâu đánh giá hiệu quả hoạt động của Tổ chức
HTDN phải kể đến Đề tài: “Nghiên cứu hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả mô hình
quản lý thủy nông có sự tham gia của cộng đồng” (2007- 2008) do Trung tâm tư
vấn PIM thực hiện. Đề tài đã đề xuất được hệ thống chỉ tiêu gồm 12 chỉ tiêu chính
(bao gồm 22 chỉ tiêu nhánh) tập trung vào 3 nhóm chủ đề chính: Nhóm chỉ tiêu
đánh giá hiệu quả hoàn thành mục tiêu thực thi XHH; Nhóm chỉ tiêu đánh giá kết
quả đầu ra; Nhóm chỉ tiêu đánh giá ảnh hưởng. Đề tài cũng đã đưa ra thang điểm
của mỗi chỉ tiêu đánh giá và trọng số của chỉ tiêu. Tổng điểm đánh giá của Tổ chức
HTDN sẽ cho biết Tổ chức HTDN đang ở mức nào, kết quả đánh giá cũng cho biết

cần thiết phải làm gì để giúp Tổ CHứC HTDN hoạt động hiệu quả hơn. Tuy nhiên,
thí điểm áp dụng các chỉ tiêu đánh giá một số Tổ chức HTDN cho thấy nhiều bất
cập: Số chỉ tiêu quá nhiều, nhiều chỉ tiêu là hệ quả của chỉ tiêu khác, việc nhân
trọng số các chỉ tiêu khá phức tạp đối với người dùng nước.
Ngoài đề tài nghiên cứu kể trên, đã có một số đánh giá về mô hình Tổ chức
HTDN ở các địa phương, nhất là các địa phương có các dự án tài trợ phát triển,
nâng cấp các CTTL. Tuy nhiên, tiêu chí đánh giá Tổ chức HTDN rất khác nhau, tùy
theo mục tiêu, yêu cầu của dự án. Ví dụ như ở dự án “Hỗ trợ thủy lợi miền Trung”
đã đưa ra các Tiêu chí đánh giá hiệu quả Tổ chức HTDN cụ thể, tuy nhiên lại chưa


20

đưa ra được thang điểm cho mỗi tiêu chí đánh giá. Dự án ở Trà Vinh, Lào Cai năm
2005 cũng đã đưa ra một số chỉ số, chỉ tiêu cần thiết để đánh giá mô hình quản lý
thủy nông. Tuy nhiên, chưa có sự tách biệt rõ ràng giữa các chỉ tiêu, chỉ số đánh giá
với từng loại mô hình, đối tượng, thiếu sự khái quát kết quả chung.
Kết luận chương I:
Trong những năm qua, Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách về quản lý
khai thác CTTL, trong đó có các chính sách phát triển các tổ chức HTDN…tạo
hành lang pháp lý và cơ hội thuận lợi cho Tổ chức HTDN phát triển. Tuy nhiên, đến
nay thì hầu hết các địa phương trong cả nước, kể cả vùng Bắc Trung Bộ đều gặp
khó khăn khi triển khai thực hiện. Nguyên nhân cơ bản là do một số chính sách còn
chung chung, chưa cụ thể, thiếu thống nhất và không phù hợp với đặc điểm vùng
miền, không còn phù hợp trong bối cảnh miễn giảm thủy lợi phí hiện nay.
Nhìn chung, hệ thống tổ chức quản lý các CTTL phổ biến ở nước ta hiện nay
là các công ty KTCTTL quản lý công trình đầu mối, hệ thống kênh chính và kênh
cấp 2, trong khi đó hệ thống kênh cấp 3 do các tổ chức thủy nông cơ sở (các tổ chức
HTDN) quản lý. Với sự tham gia của các tổ chức HTDN, có thể nói rằng thể chế
cho cộng đồng tham gia vào quản lý tưới đã được thiết lập ở mô hình này và nếu

được phát triển thích hợp, mô hình này sẽ tạo được khung thể chế cho việc nâng cao
hiệu quả tưới của các hệ thống thủy nông. Đặc điểm nổi bật nhất của mô hình này là
quản lý hệ thống kênh dựa trên cơ sở ranh giới hành chính. Do vậy, mô hình này
hoạt động rất tốt ở những hệ thống nằm gọn trong một xã.
Tuy nhiên, các kết quả nghiên cứu về các mô hình Tổ chức HTDN ở Việt
Nam còn rất hạn chế. Hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở mô hình thí điểm, chưa
đưa ra được giải pháp nhân rộng, phát triển mô hình. Chỉ có một số ít kết quả
nghiên cứu là cơ sở để cơ quan có thẩm quyền ban hành thông tư, hướng dẫn liên
quan đến thể chế phát triển Tổ chức HTDN. Các nghiên cứu về các mô hình Tổ
chức HTDN hiệu quả chủ yếu được thực hiện trong một số dự án phát triển PIM,
phát triển Tổ chức HTDN ở quy mô nhỏ. Nhờ có sự hỗ trợ nhiều mặt, nhất là đào
tạo nâng cao năng lực cho Tổ chức HTDN và đầu tư hạ tầng thuỷ lợi nội đồng nên


×