Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế nhôm xã văn môn, huyện yên phong, tỉnh bắc ninh và đề xuất biện pháp giảm thiểu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.32 MB, 101 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................ 2
MỞ ĐẦU ................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết của đề tài .................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài ............................................................................ 2
3. Phạm vi nghiên cứu của luận văn...................................................... 2
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................... 2
5. Bố cục của luận văn ........................................................................... 3
Chương 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................. 4
1.1 Thực trạng môi trường tại một số làng nghề tái chế kim loại ở Việt Nam .. 4
1.1.1 Khái quát về làng nghề ................................................................... 4
1.1.2 Thực trạng môi trường ở các làng nghề tái chế kim loại .................. 6
1.2 Một số nghiên cứu điển hình về bảo vệ môi trường và xử lý ô
nhiễm môi trường tại các làng nghề tái chế kim loại ở Việt Nam ........ 7
1.3 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất tại làng nghề tái chế
nhôm xã Văn Môn ................................................................................. 9
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên ................................................................ 9
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Văn Môn.................................................. 16
Chương 2: ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN ............................................................... 20
2.1. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn .... 20
2.1.1. Tình hình sản xuất nghề tại làng nghề tái chế nhôm Văn Môn ............ 20
2.1.2. Thực trạng ô nhiễm môi trường ở làng nghề tái chế kim loại xã Văn
Môn và tác động đến sức khỏe người dân. ..................................................... 25
2.2. Tình hình xử lý chất thải, và quản lý bảo vệ môi trường tại làng
nghề tái chế nhôm xã Văn Môn ........................................................... 46


2.2.1. Tình hình xử lý chất thải tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn . 46
2.2.2. Tình hình quản lý, bảo vệ môi trường ………………………………46
2.3. Tình hình an toàn lao động ở làng nghề ....................................... 48


Chương 3: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI
LÀNG NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN ............................... 50
3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp ................................................................. 50
3.2 Giải pháp về quản lý ...................................................................... 54
3.1.1. Giải pháp về quy hoạch điểm sản xuất ......................................... 54
3.1.2. Giải pháp quản lý chất thải rắn ................................................... 55
3.1.3. Giải pháp nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người sản xuất.58
3.1.4. Giải pháp nâng cao năng lực quản lý bảo vệ môi trường tại khu vực ........56
3.2. Giải pháp kỹ thuật ........................................................................ 60
3.2.1. Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí ...................................... 61
3.2.2 Giải pháp Bảo hộ lao động………………………………………………….84
3.2.3 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước………….………..….87
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................. 94
KẾT LUẬN .......................................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................... 96


MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT

Ký hiệu

Tiếng Việt

1
2
3
4
5
6


BOD
BVMT
CSSKSS
DS
GTNT
KHHGĐ

Nhu cầu Oxy sinh học
Bảo vệ môi trường
Chăm sóc sức khỏe sinh sản
Dân số
Giao thông nông thôn
Kế hoạch hóa gia đình

7
8
9
10
11

QCCP
QCVN
SS
TSS
TCVN

Quy chuẩn cho phép
Quy chuẩn Việt Nam
Chất rắn lơ lửng

Tổng chất rắn lơ lửng
Tiêu chuẩn Việt Nam

12

TCCP

Tiêu chuẩn cho phép


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh (oC)
12
Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh
(%)

13

Bảng 1.3. Số giờ nắng trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh (giờ)
14
Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình tháng đo tại trạm Bắc Ninh (mm) ............. 15
Bảng 2.1. Các số liệu thống kê tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn theo
loại hình sản xuất đối với lượng sản phẩm và lượng chất thải ....................... 21
Bảng 2.2. Vị trí lấy mẫu không khí môi trường xung quanh .......................... 26
Bảng 2.3. Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí môi trường
xung quanh ...................................................................................................... 27
Bảng 2.4 Vị trí lấy mẫu không khí khu vực làm việc ..................................... 30
Bảng 2.5. Kết quả phân tích môi trường không khí khu vực làm việc ........... 30
Bảng 2.6. Kết quả phân tích môi trường nước mặt ......................................... 34
Bảng 2.7. Vị trí lấy mẫu nước thải .................................................................. 35

Bảng 2.8. Kết quả phân tích chất lượng nước thải.......................................... 36
Bảng 2.9. Vị trí lấy mẫu đất ............................................................................ 44
Bảng 2.10. Kết quả phân tích các mẫu đất tại làng nghề tái chế kim loại Văn
Môn ................................................................................................................. 45
Bảng 3.1. Lưu lượng của lò đốt ...................................................................... 68
Bảng 3.2. Thông số tính toán của phân xường ............................................... 69
Bảng 3.3.Trị số cường độ bức xạ mặt trời khu vực ........................................ 70


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn.................10
Hình 2.1. Quy trình tái chế, cô đúc phế liệu nhôm ......................................... 22
Hình 2.2. Quy trình tạo ra thành phẩm từ phôi nhôm ................................... 23
Hình 2.3. Ống khói của một hộ nấu kim loại .................................................. 25
Hình 2.4 Sơ đồ vị trí lấy mẫu không khí ......................................................... 26
Hình 2.5 Sơ đồ khu vực lấy mẫu nước mặt .................................................... 33
Hình 2.6. Chất thải rắn vứt bừa bãi tại làng nghề tái chế nhôm ..................... 38
Hình 3.1. Nguyên liệu để tái chế nhôm........................................................... 62
Hình 3.2 Một lò tái chế nhôm ......................................................................... 62
Hình 3.3. Sơ đồ công nghệ xử lý khí thải lò tái chế kim loại của làng nghề . 66
Hình 3.4 Kính bảo hộ ...................................................................................... 86
Hình 3.5. Bán mặt nạ phòng độc ..................................................................... 87
Hình 3.6: Sơ đồ khối quá trình xử lý nước thải xã Văn Môn ......................... 88


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cả nước hiện có hơn 1.300 làng nghề được công nhận và 3.200 làng có
nghề[14]. Các làng nghề chủ yếu tập trung sản xuất các lĩnh vực như: thủ công mỹ
nghệ, chế biến lương thực, thực phẩm; chăn nuôi, giết mổ; dệt nhuộm, thuộc da;

vật liệu xây dựng; tái chế phế liệu... Do phát triển ồ ạt, thiếu quy hoạch của nhiều
làng nghề ở khu vực nông thôn, cùng sự phát triển thiếu cân bằng giữa nhu cầu
phát triển sản xuất và khả năng đáp ứng của các cơ sở vật chất; đồng thời sự quản
lý còn khá lỏng lẻo của các cơ quan chức năng trong công tác quản lý môi trường
tại khu vực này, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường diễn ra khá trầm trọng.
Nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường ở các làng nghề hiện nay là do hầu
hết các cơ sở sản xuất có quy mô nhỏ, nằm trong khu dân cư, mặt bằng chật hẹp cho
nên khó xây dựng hệ thống xử lý môi trường; phần lớn các hộ sản xuất của làng
nghề chưa đầu tư thích đáng nhằm giảm ô nhiễm không khí, tiếng ồn, nước thải,
bụi, chất thải rắn. Nước thải sản xuất chưa qua xử lý cùng nước thải sinh hoạt được
xả vào hệ thống thoát nước mặt. Trong khi đó, công tác quản lý và những giải pháp
bảo vệ môi trường chưa được quan tâm đúng mức...; ý thức và nhận thức của người
dân về bảo vệ môi trường còn chưa cao, cho nên ô nhiễm môi trường đang trở thành
mối đe dọa thường trực đối với môi trường sinh thái, sức khỏe cộng đồng dân cư
sống trong các làng nghề, người dân khu vực chung quanh làng nghề.
Bắc Ninh là một tỉnh có diện tích nhỏ nhất ở nước ta thuộc đồng bằng sông
Hồng và nằm trên khu vực kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, tuy có diện tích nhỏ nhưng
Bắc Ninh có đến 62 làng nghề truyền thống bao gồm các làng nghề như: dệt, đúc
đồng, tái chế phế liệu[6]…. Cũng như các tỉnh thành khác vẫn đề ô nhiễm từ các làng
nghề của tỉnh Bắc Ninh đang dần trở nên nghiêm trọng và làng tái chế nhôm xã Văn
Môn đang là một trong các làng nghề gây ô nhiễm nghiêm trọng.
Làng nghề Văn Môn có tất cả 450 hộ làm nghề cô đúc nhôm với lượng sản
phẩm hàng năm khoảng 3000 tấn, trong quá trình sản xuất do phải nấu chảy kim loại


ở nhiệt độ cao bằng nhiên liệu than đá nên lượng khí thải thải ra rất lớn, trong thành
phần khí thải có nhiều loại khí độc hại như: SO 2 , CO, NO, Pb,… gây ô nhiễm môi
trường ảnh hưởng đến sức khỏe người dân. Không chỉ có môi trường không khí bị
ảnh hưởng, môi trường đất, nước cũng bị ảnh hưởng của việc xả thải bừa bãi các chất
thải của các hộ sản xuất.

Vì vậy đề tài “Đánh giá thực trạng ô nhiễm môi trường tại làng nghề tái chế
nhôm xã Văn Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh và đề xuất biện pháp giảm
thiểu” là rất cần thiết.
2. Mục đích của đề tài:
- Đánh giá thực trạng môi trường làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn.
- Phân tích các tồn tại về môi trường của nghề tái chế nhôm xã Văn Môn và đề
xuất các biện pháp giảm thiểu. Đề xuất một mô hình xử lý khí cụ thể dựa vào các
thông số tính toán đầu vào của quá trình nấu nhôm ở làng nghề.
3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu của luận văn
Luận văn nghiên cứu tác động của các hộ sản xuất cô đúc kim loại đối với môi
trường trong phạm vi làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn.
4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu:
Đề tài tiếp cận các vấn đề nghiên cứu từ các góc độ sau:
· Tiếp cận từ cơ sở lý thuyết, tổng quan về làng nghề và những vấn đề môi
trường còn tồn đọng ở các làng nghề, đặc biệt là ở các làng nghề tái chế kim loại.
· Tiếp cận từ thực tiễn, khảo sát đánh giá thực trạng môi trường làng nghề tái
chế nhôm xã Văn Môn
· Tiếp cận từ những định hướng, mục tiêu bảo vệ môi trường các làng nghề
của Việt Nam.
Cách phương pháp nghiên cứu sử dụng trong luận văn:
a, Phương pháp kế thừa, tổng hợp


- Thu thập các dữ liệu về thực trạng môi trường làng nghề tái chế nhôm xã Văn
Môn, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh.
- Thu thập các dữ liệu về quy hoạch làng nghề tỉnh Bắc Ninh.
- Tất cả các kết quả điều tra nghiên cứu hiện có về hiện trạng môi trường các
làng nghề tái chế và sản xuất nhôm, các nghiên cứu khoa học của các Dự án, các
chương trình đã được triển khai trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
b, Phương pháp điều tra

Điều tra khảo sát thực tế để góp phần đánh giá công tác quản lý, bảo vệ môi
trường tại khu vực nghiên cứu.
c, Phương pháp chuyên gia: Tham khảo ý kiến các chuyên gia trong quá trình
làm đề tài để lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp với quy mô, tính chất, đặc
điểm của làng nghề.
d, Phương pháp thống kê, tính toán: Thống kê số liệu đầu vào từ đó tính toán
lưu lượng hơi khí tỏa ra và lượng nhiệt thừa để lựa chọn công nghệ phù hợp
5. Bố cục của luận văn:
Luận văn bao gồm 3 chương:
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG TẠI LÀNG NGHỀ
TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN
CHƯƠNG 3. ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU Ô NHIỄM TẠI LÀNG
NGHỀ TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN


Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Thực trạng môi trường tại một số làng nghề tái chế kim loại ở Việt Nam
1.1.1 Khái quát về làng nghề
Làng nghề là danh từ được nhắc tới thường xuyên hiện nay trên các phương
tiện thông tin đại chúng, tuy nhiên hiện nay chưa có một định nghĩa thống nhất
về làng nghề mà “chấp nhận” như một phạm trù trong văn hoá. “Làng” là một
phạm trù lịch sử và văn hoá có sự thay đổi từ thời đại này sang thời đại khác.
“Nghề” theo quan điểm chung là các hoạt động sản xuất tiểu thủ công nghiệp ở
địa phương tạo ra được một khối lượng sản phẩm chiếm lĩnh thị trường thường
xuyên và liên tục, những người sản xuất hoặc hộ sản xuất đó lấy nghề làm là
nguồn thu chủ yếu. Một làng được gọi là làng nghề khi hội tụ 3 điều kiện:
- Có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động làng nghề
nông thôn;

- Hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định;
- Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước;
Như vậy, không phải bất kỳ làng nào có hoạt động ngành nghề cũng được gọi
là làng nghề mà cần phải tuân theo quy định nhất định .
* Làng nghề truyền thống Theo nghị định 66/NĐ-CP của chính phủ tiêu chí
công nhận nghề truyền thống gồm:
- Nghề đã xuất hiện tại địa phương trên 50 năm tính đến thời điểm đề nghị
công nhận;
- Nghề tạo ra những sản phẩm mang đậm bản sắc dân tộc;
- Nghề gắn liền với tên tuổi của một hay nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của
làng nghề.
Làng nghề được công nhận là làng nghề truyền thống khi đủ điều kiện là một
làng nghề và có ít nhất một nghề truyền thống theo tiêu chí trên. Đối với những làng
chưa đạt tiêu chuẩn thứ nhất và thứ hai theo tiêu chí công nhận làng nghề tại thời


điểm 2 năm nhưng có ít nhất một nghề được công nhận theo quy định của Thông tư
thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống .
* Làng nghề mới: Làng nghề mới là làng nghề không phải là làng nghề truyền
thống. Các làng nghề này được hình thành trong thời gian gần đây, chủ yếu xuất
phát từ:
- Việc tổ chức gia công cho các xí nghiệp lớn, các tổ chức kinh doanh xuất
nhập khẩu;
- Việc học tập kinh nghiệm của vài hộ nhạy bén thị trường và có điều kiện đầu
tư cho sản xuất hoặc của các làng nghề lân cận;
- Tự hình thành do nhu cầu mới của thị trường tiêu thụ sản phẩm và thị trường
nguyên liệu sẵn có.
Làng nghề thường tập trung chủ yếu ở các vùng châu thổ sông lớn và lâu đời
như châu thổ sông Hồng, tại Hà Nội, Hà Tây (trước đây), Bắc Ninh, Thái Bình,
Nam Định. Thông qua quá trình sinh hoạt và phát triển của xã hội mà yêu cầu cần

phải sản xuất ra các vật dụng thiết yếu, từ đó mà nghề được hình thành và dần dần
phát triển cho tới ngày nay. Có thể nói, làng nghề là một trong các đặc thù của nông
thôn Việt Nam. Nhiều sản phẩm sản xuất tại các làng nghề đã trở thành thương
phẩm trao đổi, góp phần cải thiện đời sống gia đình và tận dụng lao động dư thừa
lúc nông nhàn. Đa số các làng nghề trải qua lịch sử phát triển hàng trăm năm, song
song với quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hoá và nông nghiệp của đất nước.
Ví dụ: Làng nghề đúc đồng Đại Bái (Bắc Ninh) với hơn 900 năm phát triển, làng
nghề gốm Bát Tràng (Hà Nội) đã có gần 500 năm tồn tại, làng nghề trạm bạc Đồng
Xâm (Thái Bình) đã hình thành cách đây hơn 400 năm… Trước đây, làng nghề sản
xuất ra các vật dụng để phục vụ nhu cầu sản xuất, sinh hoạt của con người trong
vùng. Những năm gần đây, trong cơ chế thị trường làng nghề đang thay đổi nhanh
chóng. Hoạt động của làng nghề hiện nay không chỉ phục vụ cho nhu cầu của con
người trong và ngoài vùng mà còn phục vụ cho hoạt động xuất khẩu và phát triển
hoạt động du lịch. Do điều kiện vị trí địa lý khác nhau nên sự phân bố của làng nghề
trong các vùng là khác nhau. Trên cả nước làng nghề chủ yếu tập trung tại đồng


bằng sông Hồng 60%, miền trung 30% và miền nam là 10%. Hiện nay, quá trình
phát triển kinh tế của đất nước, nhu cầu tiêu thụ sản phẩm của thị trường trong và
ngoài nước thay đổi do đó mà những làng nghề phù hợp với thị trường có xu thế
phát triển mạnh, còn những làng nghề không thích ứng có khả năng bị suy thoái
hoặc không phát triển được nữa.
1.1.2 Thực trạng môi trường ở các làng nghề tái chế kim loại
Các làng nghề tái chế phế liệu là các làng nghề mới được hình thành, số lượng
ít nhưng lại phát triển nhanh về quy mô và loại hình tái chế. Đa số các làng nghề
loại này nằm ở khu vực phía bắc, công nghệ sản xuất đã từng bước được cơ khí hoá.
Hiện nay cả nước có 71 làng nghề tái chế phế liệu trong tổng số 1.468 làng nghề,
chiếm khoảng 4,84%, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh phía Bắc như: Hà Nội,
Bắc Ninh, Hưng Yên, Nam Định, Thanh Hóa....[14]
Mặc dù số lượng các làng tái chế chất thải không lớn chỉ chiếm 4,84% tổng

lượng làng nghề trong cả nước, nhưng vấn đề ô nhiễm môi trường do các làng nghề
tái chế gây ra lại rất nghiêm trọng, các thành phần môi trường đều bị ô nhiễm chủ
yếu là bởi các kim loại nặng – những yếu tố rất nguy hiểm đối với con người và
sinh vật. Ở các làng nghề tái chế kim loại, quá trình sản xuất thủ công, nguyên,
nhiên vật liệu đầu vào hầu hết là các phế phẩm do chi phí thấp, các chất thải rắn,
lỏng, khí ngang nhiên xả thải thẳng ra ngoài môi trường mà không quá một hệ
thống xử lý nào, người dân thờ ơ với sự biến đổi của môi trường chỉ quan tâm làm
sao, làm như thế nào để có được lợi nhuận tối đa. Bởi vậy tình hình ô nhiễm môi
trường ở các làng nghề tái chế kim loại là rất đáng báo động.
Ô nhiễm môi trường không khí tại các làng nghề tái chế thường có nguồn gốc
từ đốt cháy các nhiên liệu, bụi các loại và hoá chất trong quá trình sản xuất. Do đó
khí thải trong môi trường của các làng nghề này thường là: Bụi, bụi kim loại CO 2 ,
CO, SO 2 , NO x , chất hữu cơ bay hơi. Những loại khí thải này đều có thể gây ngộ
độc cấp tính cho con người và sinh vật, theo thời gian người dân sẽ mắc phải các
bệnh liên quan đến đường hô hấp thậm chí là các loại ung thư.


Nước thải của các làng nghề tái chế phế liệu có chứa nhiều chất độc hại, đối
với nhóm ngành tái chế kim loại: Các ngành gia công cơ khí, đúc mạ, tái chế và tái
chế kim loại thường có lượng nước thải không lớn nhưng lại chứa nhiều các chất
độc hại như kim loại nặng (Zn, Pb, Fe, Cr, Ni…) dầu mỡ công nghiệp. Quá trình mạ
bạc còn tạo ra Hg, xyanua, oxit kim loại và các tạp chất khác. Đặc biệt, quá trình
rửa ắc quy và nấu chì còn phát sinh nước thải có chứa nhiều chì, nước thải tại nhiều
làng nghề còn có chứa một lượng lớn kim loại nặng như Cr6+, Zn2+, Pb2+ lớn hơn từ
1,5 đến 10 lần QCVN. Các kim loại nặng này hoàn toàn có thể ngấm vào nước
ngầm gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, ảnh hưởng đến cuộc sống của các loại động
thực vật thủy sinh.
Chất thải rắn tại các làng nghề hầu hết chưa được thu gom và xử lý triệt để,
nhiều làng nghề xả thải bừa bãi gây tác động xấu tới cảnh quan môi trường. Làng
nghề tái chế kim loại với nguồn chất thải phát sinh bao gồm: bavia, bụi kim loại,

phoi, rỉ sắt. Theo khảo sát, ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng, tình trạng ô nhiễm đất
làng nghề đang là một vấn đề được quan tâm, đó là tình trạng ô nhiễm kim loại nặng
ở các làng nghề cơ kim khí, làng nghề tái chế kim loại, đúc đồng, cán thép. Nghiên
cứu ô nhiễm Pb, Cd trong đất nông nghiệp và một số nông sản ở Văn Lâm, Hưng
Yên cho thấy hàm lượng Pb trong đất ruộng lúa đã vượt quá QCCP.
1.2 Nghiên cứu điển hình về bảo vệ môi trường và xử lý ô nhiễm môi
trường tại các làng nghề tái chế kim loại ở Việt Nam.
Ở Việt Nam cũng đã có khá nhiều các công trình nghiên cứu liên quan đến các
làng nghề tái chế kim loại trong đó nổi bật nhất là đề tài nghiên cứu khoa học cấp
nhà nước của GS.TS Đặng Kim Chi “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn cho
việc xây dựng các chính sách và biện pháp giải quyết vấn đề môi trường ở các làng
nghề Việt Nam. KC.08.09- 2005” và giáo trình Làng nghề Viết Nam và môi trường
. Trong nghiên cứu GS.TS Đặng Kim Chi đã chỉ ra những vấn đề nổi cộm về
môi trường của các làng nghề tái chế kim loại và đưa ra những biện pháp giải quyết
vấn đề môi trường ở những làng nghề đó.


Đối với môi trường nước: Nước thải từ các quá trình tái chế kim loại chủ yếu
sử dụng trong quá trình sản xuất các sản phầm kim loại tái chế từ sắt thép phế liệu
chủ yếu là nước để làm mát và vệ sinh.
Theo kết quá phân tích chất lượng nước của các làng nghề tái chế kim loại
như: Vân Chàng – Nam Định, Chỉ Đạo – Văn Lâm, Đồng Tiến – Khoái Châu,..
Giáo trình Làng nghề Việt Nam và môi trường đã chỉ hàm lượng chất hữu cơ trong
nước luôn đạt TCCP nhưng SS, dầu mỡ luôn vượt quá TCCP. Kết quả phân tích các
kim loại nặng trong nước tại làng nghề Vân Chàng – Nam Định có hàm lượng rất
lớn Cr là 63,1÷187,4 ; dầu mỡ là 1,5÷1,8mg/l. vượt tiêu chuẩn cho phép nhiều lần
Đối với môi trường không khí: Ô nhiễm môi trường không khí là vấn đề cần
quan tâm tại các làng nghề tái chế kim loại, đây là nguồn gây ô nhiễm chính trong
loại hình tái chế này. Các thành phần khí ô nhiễm chủ yếu là: CO. CO 2 , SO 2 , NO x ,
hơi axit, hơi kim loại, bụi kim loại,….Theo kết quả nghiên cứu tại một số làng nghề

tái chế kim loại điển hình cho thấy bụi trong không khí dao động trong khoảng
0,098÷ 2mg/m3, vượt TCCP trung bình 1 giờ và trung bình 24 giờ tương ứng là 1÷10
và 1÷15 lần. Theo số liệu khảo sát đo đạc được tại các làng nghề cho thấy hàm lượng
bụi trong không khí vượt quá tiêu chuẩn cho phép 1÷10 lần đặc biệt khu vực cạnh các
lò đúc thép hàm lượng bụi rất cao (khoảng 2mg/m3). Bên cạnh đó, từ quá trình gia
công cơ khí, vận chuyển nguyên vật liệu sản phẩm sau quá trình sản xuất sinh ra
lượng bụi lớn. Lượng bụi này có chứa kim loại chủ yếu là Fe với nồng độ 0,5mg/m3
làm không khí có mùi tanh. Hàm lượng các chất khí khác khi khảo sát thấp hơn tiêu
chuẩn nhưng cần lưu ý rằng các cơ sở sản xuất tại các làng nghề này hoạt động suốt
ngày đêm do đó mặc dù hàm lượng các khí như SO 2 , CO, CO 2 không vượt quá
TCCP trung bình trong 1 giờ nhưng ảnh hưởng của nó đến sức khỏe của cộng đồng là
rất lớn.
Đối với chất thải rắn: Theo số liệu điều tra tại một số làng nghề cho thấy lượng
rác thải này tương đối lớn. Tại làng nghề Đa Hội, lượng chất thải rắn bao gồm xỉ
than, kim loại vụn và phế loại từ công đoạn phân loại chiếm khoảng 11 tấn/ngày,
một số làng nghề khác do quy mô hoạt động nhỏ nên lượng chất thải rắn ít hơn đáng


kể như Đình Bảng – Bắc Ninh 1,4 tấn/ngày; Vân Chàng khoảng 7 tấn/ngày, Văn
Môn – Bắc Ninh 0,6 tấn/ngày.
Đối với môi trường đất: Chất lượng môi trường đất khảo sát tại một số làng
nghề cho thấy, đất đang có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, hàm lượng kim loại phát
hiện được Ni là 0,005÷0,01mg/l, Zn là 0,02÷0,025mg/l là tương đối cao đối với các
khu vực khác.[7]
1.2 Điều kiện tự nhiên và tình hình sản xuất tại làng nghề tái chế nhôm xã
Văn Môn
1.3.1. Điều kiện môi trường tự nhiên
Bắc Ninh là tỉnh nằm trong vùng châu thổ Sông Hồng, thuộc khu vực đồng
bằng Bắc Bộ. Vị trí địa lý nằm trong phạm vi từ 20o 58’ đến 21o 16’ vĩ độ Bắc và
105o 54’ đến 106o 19’ kinh độ Đông. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang; Phía Đông và

Đông Nam giáp với tỉnh Hải Dương; Phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên; Phía Tây giáp
thành phố Hà Nội.[4]
1.3.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất
a) Vị trí địa lý
Yên Phong là một huyện ở phía Tây Bắc tỉnh Bắc Ninh. Xã Văn Môn thuộc
huyện Yên Phong có vị trí như sau:
- Phía Đông và Đông Bắc giáp với xã Đông Thọ;
- Phía Tây và Tây Bắc giáp với xã Yên Phụ và thị trấn Chờ;
- Phía Nam giáp với xã Hương Mạc.[4]


Hình 1.1. Sơ đồ vị trí địa lý làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn
Làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn là một làng nghề truyền thống với các
nghề chính: Cô và đúc nhôm, tái chế hợp kim nhôm, kẽm. Ngoài ra, ở đây còn nhận
dát mỏng kim loại, gia công cơ khí, v.v. Nghề này đã góp phần không nhỏ trong
việc giải quyết công ăn việc làm của người dân nơi đây. Tuy nhiên nhiều năm nay,
nhân dân trong thôn đã phải chịu đựng sự ô nhiễm nặng nề từ khói thải của các cơ
sở sản xuất thủ công này.
b) Điều kiện về địa hình
Xã Văn Môn thuộc huyện Yên Phong tỉnh Bắc Ninh, với vị trí nằm trong vùng
đồng bằng Bắc Bộ nên địa hình khá bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống
Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy nước mặt đổ về sông Cầu,
sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình tại địa phương không lớn.
Vùng đồng bằng chiếm phần lớn diện tích toàn tỉnh có độ cao phổ biến từ 3 – 7m so
với mực nước biển và một số vùng thấp trũng ven đê thuộc các huyện Gia Bình, Lương
Tài, Quế Võ. Địa hình trung du đồi núi chiếm tỷ lệ rất nhỏ khoảng (0,53%) so với tổng


diện tích tự nhiên toàn tỉnh được phân bố rải rác thuộc thành phố Bắc Ninh, thị xã Từ
Sơn, huyện Quế Võ, các đỉnh núi có độ cao phổ biến từ 60 – 100m, đỉnh cao nhất là núi

Bàn Cờ (thành phố Bắc Ninh) cao 171m, tiến đến là núi Bu (huyện Quế Võ) cao 103m,
núi Phật Tích (huyện Tiên Du) cao 84m và núi Thiên Thai (huyện Gia Bình) cao
71m.[4]
c) Điều kiện về địa chất
Đặc điểm địa chất lãnh thổ Bắc Ninh mang những nét đặc trưng của cấu trúc
địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, có bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ
rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc – Bắc Bộ nên
cấu trúc địa chất lãnh thổ Bắc Ninh có những nét còn mang tính chất của vòng cung
Đông Triều vùng Đông Bắc. Trên lãnh thổ Bắc Ninh có mặt loại đất đá có tuổi từ
Pecmi, Trias đến Đệ tứ, song chủ yếu là thành tạo Đệ tứ bao phủ gần như toàn tỉnh.
Lớp thành tạo Đệ tứ chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ, nằm trên các thành tạo cổ,
có thành phần thạch học chủ yếu là bồi tích, bột, cát bột và sét bột. Bề dày các thành
tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích rất rõ ràng, có độ dày tăng dần từ 5m đến
10m ở các khu vực chân núi tới 20m đến 30m ở các vùng trũng và dọc theo các con
sông chính như sông Cầu, sông Thái Bình, sông Đuống, sông Ngũ Huyện Khê. Các
thành tạo Trias muộn và giữa phân bố hầu hết ở trên các núi và dãy núi, thành phần
thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết và bột kết. Bề dày các thành tạo khoảng từ
200m đến 300m. Với đặc điểm này địa chất của tỉnh Bắc Ninh có tính ổn định hơn
so với Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công
trình.[4]
1.3.1.2. Điều kiện về khí tượng
Làng nghề nằm trong địa bàn huyện Yên Phong, đây là một khu vực thuộc
đồng bằng Bắc Bộ nên chịu ảnh hưởng trực tiếp của khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm.
Thời tiết trong năm chia thành hai mùa mưa và mùa khô, xen kẽ là mùa chuyển tiếp.
Quá trình lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm phụ thuộc rất nhiều vào
điều kiện khí tượng tại khu vực. Các yếu tố đó là:
- Nhiệt độ không khí;
- Độ ẩm không khí;
- Vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió;



- Nắng và bức xạ;
- Lượng mưa.
a) Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí có liên quan và ảnh hưởng đến quá trình phát tán và
chuyển hóa các chất ô nhiễm khí quyển. Nhiệt độ càng cao thì tốc độ lan truyền và
chuyển hóa các chất ô nhiễm trong khí quyển càng lớn, tác động của các yếu tố gây
ô nhiễm môi trường khí càng mạnh. Ngoài ra, nhiệt độ còn ảnh hưởng đến quá trình
phát tán và chuyển hóa chất ô nhiễm nước, và chất thải rắn.
Kết quả đo nhiệt độ trung bình tháng và nhiệt độ trung bình các năm 2008 2012 tại Bắc Ninh được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Nhiệt độ trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh (oC)
Thời gian

2008

2009

2010

2011

2012

Cả năm

24,3

24,1

23,2


24,4

24,3

Tháng 1

17,7

16,4

14,6

15,2

17,7

Tháng 2

18,1

21,7

13,5

22,2

20,4

Tháng 3


20,0

20,9

21,0

20,7

21,3

Tháng 4

24,9

22,9

24,3

24,2

23,1

Tháng 5

27,0

26,7

26,9


26,7

28,0

Tháng 6

29,7

29,7

28,1

29,7

30,0

Tháng 7

29,8

30,0

29,2

29,3

30,4

Tháng 8


27,9

28,7

28,6

29,6

28,1

Tháng 9

27,9

26,8

27,9

28,3

27,9

Tháng 10

27,1

25,4

26,3


26,2

24,8

Tháng 11

24,2

20,4

21,0

21,1

21,3

Tháng 12

17,8

19,9

17,5

19,4

18,7

b) Độ ẩm không khí


Nguồn: [Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh]

Độ ẩm của không khí lớn tạo điều kiện cho vi sinh vật từ mặt đất phát tán vào
không khí phát triển nhanh chóng, lan truyền trong không khí và chuyển hóa các
chất ô nhiễm trong không khí gây ô nhiễm môi trường. Diễn biến độ ẩm phụ thuộc


vào lượng mưa nên trong 1 năm thường có 2 thời kỳ, một thời kỳ độ ẩm cao và một
thời kỳ độ ẩm thấp.

Bảng 1.2. Độ ẩm tương đối trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh (%)
Thời gian

2008

2009

2010

2011

2012

Cả năm

82,4

81,7


81,3

81,1

82,0

Tháng 1

79

70

78

75

83

Tháng 2

90

84

70

87

83


Tháng 3

87

90

84

85

80

Tháng 4

85

84

85

86

87

Tháng 5

82

83


82

83

85

Tháng 6

82

84

85

80

80

Tháng 7

82

84

81

84

80


Tháng 8

87

86

85

82

86

Tháng 9

78

84

86

84

84

Tháng 10

81

80


85

81

78

Tháng 11

81

71

79

70

77

Tháng 12

75

80

76

76

79


Nguồn: [Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh]
c) Vận tốc gió, hướng gió, tần suất gió
Gió là yếu tố khí tượng cơ bản nhất có ảnh hưởng đến sự lan truyền các chất ô
nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió
càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan tỏa càng xa nguồn ô nhiễm và nồng
độ các chất ô nhiễm càng được pha loãng bởi không khí sạch. Ngược lại, khi tốc độ
gió càng nhỏ hoặc khi không có gió thì chất ô nhiễm sẽ bao trùm xuống mặt đất
ngay cạnh chân các nguồn thải, làm cho nồng độ các chất gây ô nhiễm trong không
khí xung quanh nguồn thải sẽ đạt giá trị lớn nhất. Hướng gió thay đổi làm cho mức
độ ô nhiễm và khu vực bị ô nhiễm cũng thay đổi theo.
Tại khu vực Bắc Ninh, trong năm có 2 hướng gió chính. Mùa đông có gió
hướng Đông Bắc và Bắc từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa hè có gió Đông và
gió Đông Nam từ tháng 5 đến tháng 9. Bão và áp thấp nhiệt đới xảy ra hàng năm


chủ yếu trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 10, mang theo mưa to, gió lớn,
gây lũ lụt và làm ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tốc độ gió trung bình trong năm: 2 - 3 m/s.
d) Nắng và bức xạ
Bức xạ mặt trời là yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến chế độ nhiệt
trong vùng, ảnh hưởng đến quá trình phát tán cũng như biến đổi các chất ô nhiễm. Các
tháng có bức xạ cao nhất là các tháng mùa hè (tháng 5, 7 và 8) và thấp nhất là các tháng
mùa Đông.
Bảng 1.3. Số giờ nắng trung bình tháng đo tại trạm khí tượng Bắc Ninh (giờ)
Thời gian

2008

2009


2010

2011

2012

Cả năm

1.467,3

1.482,6

1.384,4

1.563,7

1.298,2

Tháng 1

73,7

69,5

61,6

103,3

28,8


Tháng 2

30,6

47,9

31,2

73,9

81,4

Tháng 3

24,8

9,4

72,2

53,1

37,3

Tháng 4

105,4

85,2


77,8

94,2

42,3

Tháng 5

165,3

163,4

156,1

164,5

122,6

Tháng 6

173,1

210,7

120,0

172,8

154,8


Tháng 7

165,6

226,7

153,2

169,7

201,7

Tháng 8

105,3

157,3

171,8

211,0

127,4

Tháng 9

204,6

138,1


152,4

170,3

175,7

Tháng 10

148,7

130,1

110,4

149,4

134,9

Tháng 11

156,5

197,2

145,6

138,7

112,7


Tháng 12

113,7

47,1
132,1
62,8
78,6
Nguồn: [Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh]

e) Lượng mưa
Mưa có tác dụng làm sạch môi trường không khí và pha loãng chất thải lỏng,
lượng mưa càng lớn thì mức độ ô nhiễm càng giảm. Vì vậy vào mùa mưa, mức độ ô
nhiễm thấp hơn mùa khô. Lượng mưa hàng năm lớn nhất rơi vào các tháng 6, 7,8,
lượng mưa thấp nhất rơi vào các tháng 11, 12 và tháng 1.


Bảng 1.4. Lượng mưa trung bình tháng đo tại trạm Bắc Ninh (mm)
Thời gian

2008

2009

2010

2011

2012


Cả năm

1.033,5

1.388,3

1.826,3

1.486,1

1.326,3

Tháng 1

3,0

0,5

29,4

2,6

94,3

Tháng 6

164,5

316,8


286,5

266,7

303,2

Tháng 7

219,3

186,2

280,7

419,7

190,6

Tháng 8

211,0

266,8

295,8

109,9

345,6


Tháng 11

79,6

5,0

281,5

0,6

0,7

Tháng 12

3,7

8,8

16,6

6,2

12,4

Nguồn: [Trung tâm khí tượng thủy văn tỉnh Bắc Ninh]
1.3.1.3. Điều kiện thủy văn
Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 –
1,2km/km2 (theo số liệu của Đài KTTV Bắc Bộ) với 3 hệ thống sông lớn chảy qua
gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình.
Sông Đuống: có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc

Ninh, tổng lượng nước bình quân năm là 31,6 tỷ m3. Tại Bến Hồ, mực nước cao
nhất ghi lại là 9,7m, mực nước thấp nhất tại đây là 0,07m; Lưu lượng dòng chảy vào
mùa mưa là 3.053,7m3/s và mùa khô là 728m3/s.
Sông Cầu: Có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh
dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có
tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Tại Đáp Cầu, mực nước cao nhất
ghi được là 7,84m, mực nước thấp nhất là âm 0,19m. Lưu lượng dòng chảy vào mùa
mưa là khoảng 1.288,5m3/s và vào mùa khô là 52,74m3/s.
Sông Thái Bình: Thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều
dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu
lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Do phần lớn lưu vực sông bắt nguồn từ
các vùng đồi trọc miền Đông Bắc, đất đai bị xói mòn nhiều nên hàm lượng phù sa


lớn. Mặt khác, với đặc điểm lòng sông rộng, độ dốc thấp và đáy nông nên sông Thái
Bình là một trong những sông có lượng phù sa bồi đắp nhiều nhất. Tại trạm thủy
văn Cát Khê, lưu lượng dòng chảy vào mùa mưa là khoảng 2.224,71m3/s và vào
mùa khô là 336,45m3/s.
Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh, một
phần của sông có chiều dài 6,5km là đường ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với thành
phố Hà Nội và hệ thống sông ngòi nội địa như sông Ngũ Huyện Khê, sông Dâu,
sông Bội, sông Tào Khê, sông Đồng Khởi, sông Đại Quảng Bình.
Với hệ thống sông ngòi khá dày đặc và có lưu lượng nước mặt dồi dào, thủy
văn của tỉnh Bắc Ninh đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác tưới và tiêu
thoát nước trên địa bàn toàn tỉnh.[4]
1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội xã Văn Môn[4]
1.3.2.1. Sản xuất nông nghiệp
Công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông nghiệp được quan tâm, việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng được quan tâm chỉ đạo. Công tác làm thủy lợi cải tạo
đất, khoanh vùng chống úng hạn được coi trọng, cả xã có 29 máy cày nhỏ và 19

máy tuốt lúa lên hoàn tham gia sản xuất. Công tác bơm, dẫn nước, điều tiết nước
phục vụ sản xuất hoạt động tích cực. Việc phòng trừ sâu bệnh, diệt ốc bưu vàng,
diệt chuột được thực hiện thường xuyên, được huyện và xã hỗ trợ tiền thuốc sinh
học diệt chuột, các HTX đã tích cực diệt chuột tạo điều kiện cho sản xuất phát triển.
1.3.2.2. Tiểu thủ công nghiệp - thương nghiệp dịch vụ
Đây vẫn là thế mạnh của địa phương, ngoài 5 HTX dịch vụ nông nghiệp cả xã
có 65 công ty, 33 doanh nghiệp tư nhân, 1 xí nghiệp, 4 HTX cổ phần hoạt động đáp
ứng tiêu dùng và xây dựng trong nhân dân. Kinh doanh phế liệu, thuận tiện sinh
hoạt nhân dân. Kinh doanh phế liệu, thương mại dịch vụ hoạt động nhộn nhịp, khu
chợ đông vui, hàng hóa đa dạng, phong phú, phục vụ thuận tiện sinh hoạt nhân dân.
Cả xã có gần 200 ô tô các loại, 4 xe ngựa, trên 2.000 mô tô, trên 5.000 điện thoại
các loại là những yếu tố thuận tiện để phát triển sản xuất kinh doanh. Cả xã có trên


1.500 lượt hộ với hơn 3.000 lượt lao động tham gia làm nhiều nghề tạo ra nhiều của
cải vật chất đem lại lợi nhuận lớn thúc đấy nền kinh tế phát trển.
1.3.2.3. Cơ sở hạ tầng.
a) Giao thông:
Làm tốt công tác giải tỏa hành lang giao thông đảm bảo đường thông hè
thoáng. Đã nghiệm thu nâng cấp bê tông trục xã Văn Môn (Chợ đi Quan Độ - Quan
Đình - Phù Xá) dài 1.000 m. Khởi công nâng cấp bê tông đường Phù Xá đi Yên Phụ
dài 800 m, kinh phí 3.900 triệu theo dự án. Quan Độ hoàn thành bê tông đường từ
Trạm nước sạch xuống đê Đồng Be dài 700 m = 1.199 triệu. Quan Đình đẩy nhanh
xây dựng bê tông đường GTNT giai đoạn 3 = 2.996 triệu, giai đoạn 4 = 2.204 triệu.
Mẫn Xá xây dựng bê tông GTNT giai đoạn 1 = 2.564 triệu theo dự án. Xây dựng bê
tông đường trước cổng trường THCS mới dài 150 m và rải đá bây dài 130 m.
Cả xã đầu tư xây dựng giao thông nông thôn là 12.863 triệu theo các dự án.
b) Xây dựng
Đã hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng trường THCS mới, chuyển
trường THCS cũ cho trường Tiểu học và đã sửa chữa, cải tạo hoàn thành. Cơ bản

hoàn thành xây dựng trạm nước sạch sinh hoạt cho 4 thôn. Quan Độ xây hồ bán
nguyệt ở khu di tích Miễu Đô 98 triệu, Thôn Quan Đình hoàn thành xây dựng Nhà
Nghè 570 triệu, nhà tổ (chùa) 1.235 triệu, hệ thống đèn chiếu sáng 72 triệu, sân thể
thao 50 triệu. Phù Xá xây dựng nhà mẫu (chùa) gần 500 triệu. Công tác xây dựng cơ
bản và đầu tư xây dựng do thôn chủ động đầu tư còn chưa đúng quy định, xã quản
lý đối với thôn còn chưa chặt chẽ.
c) Thủy lợi
Các HTX tích cực làm thủy lợi nội đồng, nạo vét kênh mương. Đến nay đã đào
đắp, nạo vét được 7.000 m3. Khởi công xây dựng hoàn thành cứng hóa kênh mương
nội đồng thôn Mẫn Xá dài 750 m = 4.764 triệu đồng theo dự án. Đã đại tu máy số 2
trạm bơm Quan Độ bị cháy 17 triệu đồng. Làm tốt công tác bơm dẫn nước, điều tiết
nước phụ vụ sản xuất. Đã triển khai kế hoạch phòng chống úng, lụt bão từ xã đến


thôn, nhân vật lực được chuẩn bị sẵn sàng để tình huống xảy ra là huy động được
ngay. Thực hiện khảo sát để lập dự toán xây dựng mương tiêu ao cá Bác Hồ.
1.3.2.4. Sự nghiệp y tế - dân số KHHGĐ - Môi trường
a) Sự nghiệp y tế
Thường xuyên tuyên truyền chăm sóc sức khỏe cho nhân dân, tuyên truyền vệ
sinh an toàn thực phẩm. Trong năm thực hiện khám cho hơn 6.000 lượt bệnh nhân,
điều trị an toàn không xảy ra tai biến. Các chương trình y tế thực hiện tốt. Công tác
chăm sóc sức khỏe cho bà mẹ và trẻ sơ sinh thực hiện tốt. Đã tổ chức khám và cấp
thuốc miễn phí cho các đối tượng là 205 người với hơn 17 triệu đồng. Công tác
tuyên truyền giáo dục sức khỏe cộng đồng, vệ sinh phòng dịch thường xuyên được
quan tâm. Trong năm trên địa bàn xã không có dịch bệnh xảy ra. Đề nghị cấp trên
xếp loại xã có phong trào y tế mạnh.
b) Công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS - KHHGĐ)
Mạng lưới cộng tác viên được duy trì và hoạt động đều. Đã triển khai 2 đợt
chiến dịch CSSKSS - KHHGĐ và tổ chức hội nghị về DS - KHHGĐ, giới tính khi
sinh. Đã vận động được 559 đối tượng áp dụng các biện pháp tránh thai. Kết quả:

Tỷ lệ sinh là 2,45%, so với năm 2011 tăng 0,65%. Tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên là
2,13% so năm 2011 tăng 0,63 %, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên là 23,1% so năm 2011
tăng 6,8%.
c) Vệ sinh môi trường
Công tác vệ sinh đường làng ngõ xóm quan tâm thực hiện chưa thường xuyên.
Tổ thu gom rác thải ở trung tâm xã và các thôn hoạt động chưa đều. Rác thải sinh
hoạt và công nghiệp chưa được phân loại, việc đổ rác thải của một bộ phận nhân
dân còn bừa bãi, chưa đúng nơi quy định. Việc xây dựng các công trình vệ sinh
được khuyến khích. Đến nay cả xã có 2.239 giếng khoan, 766 hộ dùng trạm nước
sạch, 1.894 hố xí tự hoại, 110 hố xí thô sơ, 503 bể khí biogas. Được tỉnh hỗ trợ đã
xây dựng và đưa vào sử dụng 4 bãi tập kết rác thải của 4 thôn, còn 1 thôn chưa hoàn
thành.


1.3.2.5. Thực hiện chính sách xã hội
• Về xóa đói giảm nghèo
Đã tạo điều để các hộ nghèo vay vốn sản xuất kinh doanh, phổ biến hướng dẫn
kỹ thuật phát triển kinh tế, đoàn viên hội viên giúp nhau làm kinh tế. Đến nay ngân
hàng chính sách xã hội đã cho các hộ nghèo vay gần 2 tỷ đồng để phát triển kinh tế
xóa đói giảm nghèo.


Chương 2
ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƯỜNG LÀNG NGHỀ
TÁI CHẾ NHÔM XÃ VĂN MÔN
2.1. Đánh giá hiện trạng ô nhiễm tại làng nghề tái chế nhôm xã Văn Môn
2.1.1. Tình hình sản xuất nghề tại làng nghề tái chế nhôm Văn Môn
Cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, trong làng nghề tái chế nhôm xã
Văn Môn hầu hết các hộ có máy móc sản xuất, đã giảm thiểu lớn thời gian và sức
lao động của người dân làng nghề, trong đó có những nhà có quy mô sản xuất rất

lớn. Do đó, kinh tế người dân trong làng nghề ngày được nâng cao.
Hiện nay, hoạt động chủ yếu của làng nghề là đúc nhôm. Cả xã hiện có khoảng
450 hộ làm nghề cô đúc nhôm (có trên 100 hộ sản xuất lớn), ngoài ra còn có 236 hộ
chuyên thu gom phế liệu[6]. Sản lượng nhôm, đồng phế liệu chế biến hàng năm
khoảng trên 3000 tấn. Các mặt hàng sản xuất gồm:
- Đúc nhôm: 450 hộ sản xuất gồm các mặt hàng như đồ gia dụng, nhôm thỏi…
- Đúc chì: 01 hộ sản xuất chì kẹp công tơ điện với sản lượng khoảng 100
kg/ngày.
- Đúc kẽm: 02 hộ sản xuất với lượng trên 2 tấn/ngày.
- Sản xuất đồng: 01 hộ sản xuất kéo dây cáp điện.
Song song với sự phát triển của làng nghề là sự gia tăng ô nhiễm môi trường.
Nguyên nhân chủ yếu là việc rác thải của các hộ làm nghề cô bã nhôm, v.v. đổ bừa
bãi ra môi trường, nước thải của các hộ làm nghề không được quy hoạch vào khu
tập trung để xử lý mà đổ trực tiếp ra các lòng sông, ao hồ, mương máng; Các hộ
đúc, cô phế liệu chưa xây dựng ống khói đạt tiêu chuẩn, đã làm ảnh hưởng rất lớn
tới sức khoẻ của nhân dân trong làng.
Hiện tại, hầu hết các ao hồ trong làng đã bị lấp do lượng bã thải thải ra một
ngày quá lớn và không có bãi rác tập trung. Mỗi ngày, lượng chất thải rắn thải ra
của làng là khoảng hơn 80 tấn, trong đó 60 tấn là do loại hình cô nhôm từ bã, chất
thải nhà máy, 12 tấn là do nấu các loại nhôm, 7 tấn từ nấu các loại kẽm, gang và 2
tấn từ các nhà đúc xoong.
Nguyên liệu sử dụng là các loại phế liệu kim loại màu (nhôm, đồng, chì) như:


×