Tải bản đầy đủ (.pdf) (144 trang)

Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông thương đoạn chảy qua thành phố bắc giang và đề xuất các biện pháp quản lý

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 144 trang )

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC HÌNH VẼ
DANH MỤC BẢNG
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 3
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM VÀ
GIỚI THIỆU LƯU VỰC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ
BẮC GIANG .............................................................................................................. 4
1.1.Tổng quan về ô nhiễm nước sông ở Việt Nam ..................................................... 4
1.1.1. Lưu vực sông Cầu ..................................................................................... 5
1.1.2. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy ............................................................ 6
1.1.3. Lưu vực sông Đồng Nai ............................................................................ 7
1.1.4. Lưu vực sông Thương ............................................................................... 8
1.2.Giới thiệu lưu vực sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang .............. 10
1.2.1. Điều kiện tự nhiên ................................................................................... 10
1.2.1.1. Vị trí địa lý ..................................................................................... 10
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo ........................................................................... 11
1.2.1.3. Khí hậu và thủy văn ....................................................................... 12
1.2.1.4. Hệ sinh thái thủy sinh..................................................................... 12
1.2.1.5. Tài nguyên khoáng sản .................................................................. 13
1.2.1.6. Tài nguyên nước............................................................................. 13
1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội .......................................................................... 15
1.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập ......................................... 15


1.2.2.2. Hiện trạng kinh tế ........................................................................... 17


1.2.2.3. Về kinh tế nông nghiệp .................................................................. 19
1.2.2.4. Về kinh tế dịch vụ .......................................................................... 19
1.2.2.5. Thực trạng phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật ................... 19
1.2.3. Đánh giá ảnh hưởng của điều kiện kinh tế xã hội đến nguồn nước sông
Thương .............................................................................................................. 20
CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ DIỄN BIẾN CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG
THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG ............................ 22
2.1. Nguồn gây ô nhiễm nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang ............. 22
2.1.1. Nguồn ô nhiễm từ sinh hoạt ................................................................... 22
2.1.2. Nguồn ô nhiễm do làng nghề .................................................................. 24
2.1.3. Nguồn thải nông nghiệp .......................................................................... 24
2.1.4. Nguồn ô nhiễm từ các cơ sở sản xuất công nghiệp ................................. 25
2.2. Vị trí lấy mẫu, phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu .....................................27
2.3. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải vào sông Thương đoạn chảy qua TP
Bắc Giang ...................................................................................................................34
2.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng nước thải vào sông Thương .................. 34
2.3.2.Tính toán/ước tính tải lượng chất ô nhiễm LVS Thương ........................ 42
2.4. Đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang .............44
2.4.1. Đánh giá chất lượng nước sông Thương theo QCVN 08:2008/BTNMT44
2.4.2. Đánh giá chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang
theo phương pháp tính chỉ số chất lượng nước (WQI) ..................................... 53
2.5. Đánh giá thực trạng quản lý chất lượng nước lưu vực sông Thương .................60
2.6. Phân tích đánh giá nguyên nhân gây ô nhiễm nước nước sông Thương đoạn
chảy qua TP Bắc Giang ............................................................................................. 61
2.6.1.Những động lực và áp lực làm suy giảm chất lượng môi trường nước ... 61
2.6.1.1. Sự gia tăng dân số và đô thị hóa .................................................... 61
2.6.1.2. Sự gia tăng của các hoạt động công nghiệp ................................... 62
2.6.1.3. Hoạt động nông nghiệp .................................................................. 62



2.6.2. Nguyên nhân suy giảm chất lượng và ô nhiễm nguồn nước ................... 63
2.7. Tính toán đánh giá biến đổi chất lượng nước và ô nhiễm nước sông theo mô
hình toán chất lượng nước......................................................................................... 64
2.7.1.Đặt vấn đề ................................................................................................ 64
2.7.2.Khái quát chung về mô hình toán và lựa chọn mô hình .......................... 65
2.7.3.Giới thiệu tóm tắt mô hình QUAL2K ...................................................... 67
2.7.4.Cơ sở khoa học của mô hình QUAL2K (Tham khảo phục lục 5) ........... 68
2.7.5. Phương pháp xác định thông số mô hình ................................................ 68
2.7.6. Số liệu đầu vào và kết quả đầu ra của mô hình ....................................... 68
2.6.7. Các bước ứng dụng mô hình ................................................................... 69
2.8.Ứng dụng mô hình mô phỏng biến đổi chất lượng nước sông Thương đoạn chảy
qua TP Bắc Giang ..................................................................................................... 70
CHƯƠNG 3. NGHIÊN CỨU ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ NHẰM
GIẢM THIỂU Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC SÔNG THƯƠNG .......................... 78
3.1 Cơ sở đề xuất các biện pháp ................................................................................ 78
3.2.Ứng dụng mô hình toán xem xét các kịch bản/phương án quản lý bảo vệ chất
lượng nước cho sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang ................................... 80
3.2.1. Xây dựng các kịch bản ............................................................................ 80
3.2.2. Kết quả tính toán và dự báo biến đổi chất lượng nước theo các kịch bản81
3.3. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý bảo vệ chất lượng nước .................. 84
3.3.1. Nhóm biện pháp về mặt kỹ thuật ............................................................ 85
3.3.1.1. Biện pháp: Đối với cơ sở hiện đang xả nước thải vào sông Thương85
3.3.1.2. Biện pháp: Đối với các cơ sở sản xuất xây dựng mới .................. 87
3.3.1.3. Biện pháp: Đối với từng đoạn sông .............................................. 90
3.3.1.4. Biện pháp giám sát ô nhiễm nguồn nước sông Thương ................ 92
3.3.2. Nhóm biện pháp kinh tế .......................................................................... 95
3.3.3. Nhóm biện pháp về mặt quản lý bảo vệ chất lượng nước LVS Thương 95
3.3.3.1. Về điều tra đánh giá tài nguyên nước LVS .................................... 95
3.3.3.2. Về tăng cường quản lý, cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước 96



3.3.3.3. Về cơ chế chính sách trong bảo vệ nguồn nước sông Thương ...... 97
3.3.3.4.Giáo dục, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi người........... 97
3.3.3.5.Biện pháp tài chính ......................................................................... 99
3.3.3.6. Biện pháp: Nâng cao chất lượng thẩm định, phê duyệt và kiểm tra
việc thực hiện các nội dung của Báo cáo đánh giá tác động môi trường,
cam kết bảo vệ môi trường. ....................................................................... 100
3.3.3.7. Biện pháp: Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, phát
hiện kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.............................. 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 105
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 106


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

BTNMT

: Bộ Tài nguyên Môi trường

CT

: Công thức

KB

: Kịch bản.

KCN


: Khu công nghiệp.

KM

: Kilomet.

KTXH

: Kinh tế xã hội.

LVS

: LVS.

QCVN

: Quy chuẩn Việt Nam.

TCCP

: Tiêu chuẩn cho phép.

TP

: Thành phố

TSS

: Tổng chất rắn lơ lửng.


UBND

: Ủy ban nhân dân.

KT-XH

:Kinh tế-xã hội

QL

: Quản lý


DANH MỤC HÌNH VẼ
Hình 1.1. Sơ đồ LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang ............................................ 11
Hình 2.1: Sơ đồ vị trí quan trắc chất lượng nước thải, nước mặt và phân ................ 29
Hình 2.2: Biểu đồ thể hiện hàm lượng một số chất trong mẫu nước thải nhà máy
phân Đạm Hà Bắc và CCN Thọ Xương(NT01)........................................................ 35
Hình 2.3: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD 5 trong các ngòi đổ vào sông ............... 36
Hình 2.4: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD trong các ngòi đổ vào sông ................ 37
Hình 2.5: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PO 4 3- trong các ngòi đổ vào sông Thương .. 37
Hình 2.6: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong các ngòi đổ vào sông .......... 38
Hình 2.7: Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong các ngòi đổ vào sông Thương .... 39
Hình 2.8: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD 5 trong các mẫu nước thải từ trạm bơm39
Hình 2.9: Biểu đồ thể hiện hàm lượng NH 4 + trong các mẫu nước thải từ trạm bơm40
Hình 2.10: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong các mẫu nước thải đổ vào
sông ........................................................................................................................... 41
Hình 2.11. Biểu đồ thể hiện giá trị pH trong nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc
Giang ......................................................................................................................... 44
Hình 2.12 . Biểu đồ thể hiện hàm lượng TSS trong nước sông Thương ...................45

đoạn qua TP. Bắc Giang............................................................................................45
Hình 2.13 : Biểu đồ thể hiện hàm lượng DO trong nước sông Thương ....................46
đoạn qua TP. Bắc Giang............................................................................................46
Hình 2.14: Biểu đồ thể hiện hàm lượng COD nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc
Giang ..........................................................................................................................47
Hình 2.15: Biểu đồ thể hiện hàm lượng BOD5 trong nước sông Thương đoạn qua
TP. Bắc Giang ...........................................................................................................48
Hình 2.16: Biểu đồ thể hiện hàm lượng PO 4 3- nước sông Thương............................49
Hình 2.17. Biểu đồ thể hiện hàm lượng Cl- trong nước sông Thương.......................50
Hình 2.18: Biểu đồ thể hiện hàm lượng dầu mỡ khoáng trong nước.........................51
Hình 2.19: Biểu đồ thể hiện hàm lượng Coliform trong nước sông ..........................52


Hình 2.20: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số DO .........................................73
Hình 2.21: Kết quả hiệu chỉnh mô hình cho thông số BOD 5 ....................................73
Hình 2.22: Kết quả kiểm định mô hình cho thông số DO .........................................77
Hình 2.23. Kết quả kiểm định mô hình cho thông số BOD 5 .....................................77
Hình 3.1: Kết quả mô phỏng xu thế biến đổi BOD 5 của kịch bản 1 và theo
hiện trạng ....................................................................................................................82
Hình 3.2: Đề xuất công nghệ xử lý nước thải ngành giấy .........................................88
Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất bia ...........................................89
Hình 3.4. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải của khu, cụm công nghiệp .......................89
Hình 3.5: Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải chăn nuôi gia súc ..................................90
Hình 3.6: Sơ đồ công nghệ giám sát nguồn nước sông Thương ................................93


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1: Dân số trung bình 5 năm TP Bắc Giang (2008 - 2012) phân theo giới tỉnh
và địa bàn cư trú (Đơn vị tính: Người) ..................................................................... 16
Bảng 1.2: Dự báo dân số TP Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010- 2025 (đơn vị:

Người) ....................................................................................................................... 17
Bảng 1.3: Phân bố chăn nuôi của TP Bắc Giang (đơn vị: con) ................................ 17
Bảng 1.4: Sản lượng thủy sản các huyện và TP Bắc Giang ...................................... 18
Bảng 2.1. Nguồn ô nhiễm từ các trạm bơm và ngòi tiêu thoát nước dọc sông
Thương ...................................................................................................................... 23
Bảng 2.2. Tổng hợp các cơ sở, công ty xả nước thải vào sông Thương ................... 26
Bảng 2.3: Tổng hợp phân đoạn sông Thương ........................................................... 30
Bảng 2.4: Chất lượng nước thải các nguồn thải ........................................................ 41
Bảng 2.6: Kết quả tính toán tải lượng một số chất ô nhiễm đổ vào sông Thương
đoạn chảy qua TP Bắc Giang .....................................................................................43
Bảng 2.7: Bảng quy định các giá trị q i , BP i .............................................................. 54
Bảng 2.9: Bảng quy định các giá trị BP i và q i đối với thông số pH ......................... 55
Bảng 2.10. Xác định giá trị WQI tương ứng với mức chất lượng nước ................... 56
Bảng 2.11. Chỉ số chất lượng nước sông Thương đoạn qua TP. Bắc Giang ............ 59


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngày nay, cùng với tốc độ phát triển kinh tế, xã hội và gia tăng dân số một
cách mạnh mẽ, tài nguyên nước đang đứng trước nguy cơ suy thoái, cạn kiệt.
Những năm gần đây, ở hạ lưu hầu hết các LVS trên toàn quốc xuất hiện tình trạng
suy giảm nguồn nước dẫn tới thiếu nước, khan hiếm nước, cả số lượng và chất
lượng đều không đủ cung cấp cho sinh hoạt, sản xuất đang diễn ra ngày một thường
xuyên hơn, trên phạm vi rộng lớn hơn và ngày càng nghiêm trọng. Điều này, tác
động lớn đến môi trường sinh thái của các dòng sông, gia tăng nguy cơ kém bền
vững của tăng trưởng kinh tế, xóa đói giảm nghèo và phát triển xã hội.
Theo Báo cáo Môi trường quốc gia 2010 của Tổng cục Môi trường - Bộ Tài
nguyên và Môi trường cho thấy, nhiều dòng sông trên toàn quốc đang có dấu hiệu

suy thoái cả về số lượng và chất lượng, nguyên nhân chủ yếu là do khai thác tràn
lan quá mức, các hoạt động xả nước thải vào nguồn nước chưa được quản lý chặt
chẽ.
Sông Thương cũng đang đứng trước những diễn biến suy thoái cả về chất và
lượng, khi LVS chảy qua những vùng đang có tốc độ phát triển kinh tế xã hội cao
của TP Bắc Giang. Trong đó, với tốc độ đô thị hóa, quá trình gia tăng quy mô sản
xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và hoạt động sản xuất tại các làng nghề, thì
sự ô nhiễm môi trường trong đó có ô nhiễm nguồn nước do chất thải, nước thải sinh
ra đang trở thành vấn đề môi trường cần được quan tâm, trong đó có vấn đề về quản
lý và bảo vệ tài nguyên nước trên địa bàn tỉnh.
Mức độ ô nhiễm nguồn nước sông Thương đang có xu hướng tăng và được
thể hiện qua sự gia tăng các nồng độ chất ô nhiễm trong nước như chỉ tiêu độ đục,
cặn lơ lửng, COD, BOD 5 . Đặc biệt là đoạn sông Thương qua TP Bắc Giang và
vùng lân cận, chất lượng nước sông đã vượt quá giới hạn cho phép như chỉ tiêu


2
BOD 5 , COD, Coliform gấp 2-4 lần so với QCVN, NH 4 , dầu mỡ gấp 1.5-7 lần
QCVN 08/2008 (Cột B1: dùng cho mục đích tưới)[1]. Một trong những nguyên
nhân chính gây ô nhiễm môi trường nước là do nước thải sinh hoạt, nước thải y tế
của TP Bắc Giang và các khu dân cư dọc tuyến sông, nước thải sản xuất công
nghiệp, chăn nuôi của các cơ sở kinh doanh xả trực tiếp hoặc chưa xử lý đạt tiêu
chuẩn xả thải trực tiếp ra sông, suối. Vào mùa kiệt, một số đoạn sông đặc biệt là
nhiều suối nhánh, nước cạn trơ sỏi đá lòng sông nên khả năng pha loãng chất ô
nhiễm và tự làm sạch của dòng sông rất kém.
Với nhu cầu khai thác, sử dụng nước trên địa bàn thì sông Thương vẫn là
nguồn nước chính được sử dụng phục vụ nhu cầu nước sinh hoạt và sản xuất trên
địa bàn tỉnh như TP Bắc Giang và một số vùng lân cận (các nhà máy cung cấp nước
sạch khai thác từ nguồn nước mặt sông Thương khoảng 25.000m3/ngày đêm). Tình
trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động khai

thác, sử dụng nước phục vụ cho các mục đích mà còn tác động trực tiếp đến sức
khỏe người dân.
Để có nhưng giải pháp hạn chế ô nhiễm nguồn nước, giảm thiểu tác động
đến môi trường cũng như sức khoẻ con người, trong thời gian tới tỉnh cần tăng
cường quản lý, kiểm soát nguồn nước mặt theo quy định
Việc phân tích đánh giá chất lượng nước từ đó đưa ra các giải pháp để kiểm soát ô
nhiễm môi trường nước tốt hơn, đây là một vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Xuất
phát từ những cơ sở lý luận và thực tiễn trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên
cứu, đánh giá hiện trạng chất lượng nước sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang
và đề xuất các biện pháp quản lý ” nhằm tìm cơ sở giải quyết các vấn đề môi trường,
đề ra các biện pháp cải thiện chất lượng nguồn nước sông Thương.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá chất lượng và dự báo biến đổi chất lượng nước sông Thương đoạn
chảy qua địa phận TP Bắc Giang.


3
- Đề xuất các biện pháp quản lý nhằm giảm thiểu ô nhiễm nước sông Thương
đoạn chảy qua TP Bắc Giang.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng nước mặt sông Thương
- Phạm vi nghiên cứu
Nước sông Thương đoạn chảy qua địa bàn TP Bắc Giang dài khoảng 10.8
km (từ xã Song mai đến xã Tân Tiến).
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê, phân tích và tổng hợp tài liệu: Thu thập những tài
liệu, số liệu có sẵn từ Ủy ban nhân dân TP Bắc Giang, Trung tâm Quan trắc Môi
trường Bắc Giang, Chi cục bảo vệ môi trường Bắc Giang và các nguồn khác. Tài
liệu thu thập về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội địa bàn nghiên cứu, các cơ sở sản

xuât, hoạt động cộng đồng và các nguồn phát thải gây ô nhiễm môi trường và tải
lượng của sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang.
- Phương pháp nghiên cứu điều tra, khảo sát thực địa: Đi thực địa khảo sát
hiện trạng khu vực nghiên cứu, làm việc với các cơ quan phối hợp nghiên cứu và các
cơ quan hữu quan tại địa phương.
- Phương pháp mô hình toán: luận văn sử dụng mô hình toán QUAL2K để
tính toán và dự báo chất lượng nước sông phục vụ cho nghiên cứu đề xuất các giải
pháp quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm.
- Phương pháp kế thừa: Kế thừa các số liệu đã có về chất lượng nước của các
đề tài, dự án và một số chương trình đã thực hiện những năm gần đây để đánh giá
và mô phỏng biến đổi chất lượng nước.


4
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ Ô NHIỄM NƯỚC SÔNG Ở VIỆT NAM VÀ GIỚI THIỆU
LƯU VỰC SÔNG THƯƠNG ĐOẠN CHẢY QUA THÀNH PHỐ BẮC GIANG
1.1.Tổng quan về ô nhiễm nước sông ở Việt Nam
Nước ta có địa hình đồi núi chiếm đến 3/4 diện tích lãnh thổ, tập trung phần
lớn ở vùng Đông Bắc, Tây Bắc và miền Trung, phần diện tích còn lại là châu thổ và
đồng bằng phù sa, chủ yếu là ở đồng bằng sông Hồng và đồng bằng sông Cửu
Long. Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, mặc dù lượng mưa trung
bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ vào khoảng 1.940 mm/năm nhưng do ảnh hưởng
của địa hình đồi núi, lượng mưa phân bố không đều trên cả nước và biến đổi mạnh
theo thời gian đã và đang tác động lớn đến trữ lượng và phân bố tài nguyên nước ở
Việt Nam.
Việc khai thác nguồn nước quá mức đã làm suy thoái nghiêm trọng về số
lượng và chất lượng tài nguyên nước, trên các LVS lớn như sông Hồng, Thái Bình và
sông Đồng Nai. Do tác động của biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, ở Việt Nam
mùa mưa và lưu lượng nước có xu hướng diễn biến thất thường, nên hạn hán hoặc

ủng ngập cục bộ xảy ra thường xuyên và trên diện rộng hơn trước. Rõ rệt nhất là vài
năm gần đây, mùa mưa thường kết thúc sớm và đến muộn hơn gây nên hạn hán tại
nhiều vùng trong cả nước. Bên cạnh đó, tình trạng nhiều khu công nghiệp, nhà máy,
khu đô thị xả nước thải chưa qua xử lý xuống hệ thống sông hồ đã và đang gây ô
nhiễm nguồn nước mặt trên diện rộng, dẫn đến nhiều vùng có nước nhưng không sử
dụng được.
Đặc biệt nước thải từ hoạt động của các cơ sở sản xuất công nghiệp và khu
công nghiệp, đang là nguồn gây áp lực lớn nhất đến môi trường nước mặt lục địa.
Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nước nhất, nên lưu lượng nước thải từ
ngành này chiếm tỷ trọng lớn hàng đầu. Do việc sử dụng hóa chất bảo vệ thực vật
và phân bón bất hợp lý, nên trung bình 20-30% lượng thuốc và phân bón sử dụng
trong nông nghiệp không được cây trồng hấp thụ sẽ theo nước mưa và nước tưới


5
chảy vào nguồn nước mặt, tích lũy trong đất. Không những gây ô nhiễm nguồn
nước mặt, mà còn thấm vào nguồn nước ngầm và gây ô nhiễm đất.
Mặt khác, phần lớn các đô thị hiện nay đều chưa có hệ thống xử lý nước thải
sinh hoạt, nên tỷ lệ nước thải đã qua xử lý đạt tỷ lệ rất thấp. Cộng thêm nước thải
sinh hoạt trong các khu dân cư, các khu du lịch và nước thải của các cơ sở tiểu thủ
công nghiệp xả thẳng vào sông hồ, là những nguyên nhân chính đã và đang làm gia
tăng ô nhiễm hệ thống các thủy vực nội đô và ven đô ở Việt Nam.
Cùng với sự ra đời ồ ạt các khu, cụm, điểm công nghiệp, các làng nghề thủ
công truyền thống cũng có sự phục hồi và phát triển mạnh mẽ. Việc phát triển các
làng nghề có vai trò quan trọng đối với sự phát triển KT-XH và giải quyết việc làm
ở các địa phương. Tuy nhiên, hậu quả về môi trường do các hoạt động sản xuất làng
nghề đưa lại cũng ngày càng nghiêm trọng. Bên cạnh các khu công nghiệp và các
làng nghề gây ô nhiễm môi trường, tại các đô thị lớn, tình trạng ô nhiễm cũng ở
mức báo động. Đó là các ô nhiễm về nước thải, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế,
không khí, tiếng ồn... Những năm gần đây, dân số ở các đô thị tăng nhanh khiến hệ

thống cấp thoát nước không đáp ứng nổi và xuống cấp nhanh chóng. Nước thải, rác
thải sinh hoạt (vô cơ và hữu cơ) ở đô thị hầu hết đều trực tiếp xả ra môi trường mà
không có bất kỳ một biện pháp xử lí nào ngoài việc vận chuyển đến bãi chôn lấp.
Hệ thống nước mặt Việt Nam với hơn 2.360 con sông, suối dài hơn 10km và
hàng nghìn hồ, ao. Nguồn nước này là nơi cư trú và nguồn sống của các loài động,
thực vật và hàng triệu người. Tuy nhiên, những nguồn nước này đang bị suy thoái
và phá hủy nghiêm trọng do khai thác quá mức và bị ô nhiễm với mức độ khác
nhau. Thậm chí nhiều con sông, đoạn sông, ao, hồ đang “chết”. Mức độ ô nhiễm
nước đang ngày càng gia tăng do không kiểm soát nguồn gây ô nhiễm hiệu quả.
Tình trạng này đang gây ra những ảnh hưởng đến sức khỏe của người, làm tăng
nguy cơ ung thư, sảy thai và dị tật bẩm sinh, dẫn đến suy giảm nòi giống.
1.1.1. Lưu vực sông Cầu
LVS Cầu gồm địa giới 6 tỉnh và một phần Thủ đô Hà Nội. LVS Cầu tiếp
nhận nước thải của 6 tỉnh nằm trong lưu vực và một phần nước thải của Hà Nội


6
(huyện Sóc Sơn, Đông Anh ), chất lượngnước hiện đang bị ảnh hưởng bởi các hoạt
động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, khai khoáng….của các tỉnh
thành này. Chất lượng nước sông Cầu ở hầu hết các địa phương đều cũng không đạt
tiêu chuẩn chất lượng là nguồn nước cấp cho mục đích sinh hoạt.
Nước mặt tại vùng trung lưu và hạ lưu của LVS Cầu hiện đang bị ô nhiễm
cục bộ bởi một số chất gây ô nhiễm hữu cơ, chất rắn lơ lửng và dầu mỡ. Trong thời
gian qua, việc phát triển khai thác và chế biến khoáng sản ở thượng lưu và mở
rộng sản xuất tại các làng nghề khu vực trung và hạ lưu. Tốc độ đô thị hóa cao trong
khi phần lớn các đô thị chưa có hệ thống xử lý nước thải tập trung, sự mở rộng
nhanh chóng của các KCN, CCN trong khi hệ thống xử lý nước thải chưa có hoặc
vận hành không đúng quy định...Đây là những nguyên nhân gây ô nhiễm môi
trường nước mặt LVS Cầu, nguồn cung cấp 70% nước cấp sinh hoạt và công nghiệp
trên địa bàn. Kết quả quan trắc cho thấy, môi trường nước mặt LVS Cầu bị ô nhiễm

cục bộ, bắt đầu từ đoạn chảy qua Bắc Cạn về hạ lưu (các thông số BOD 5 , NH 4 + và
TSS đã vượt Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước mặt. Đoạn sông Cầu chảy qua
tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh chịu ảnh hưởng do tiếp nhận nước của sông Cà Lổ và
sông Ngũ Huyện Khê và các KCN, làng nghề dọc 2 bên bờ sông nên nước sông bị ô
nhiễm rõ rệt, các thông số chỉ đạt QCVN 08:2008/BTNMT loại B1[2].
1.1.2. Lưu vực sông Nhuệ - sông Đáy
LVS Nhuệ-Đáy bao gồm một phần thủ đô Hà Nội và các tỉnh Hà
Nam, Nam Định, Ninh Bình, Hòa Bình. Dòng chảy sông Nhuệ phụ thuộc hoàn toàn
vào chế độ đóng mở các cống điều tiết: Liên Mạc (lấy nước sông Hồng), Thanh Liệt
(lấy nước sông Tô Lịch) và các cống khác trên trục chính: Hà Đông, Đổng Quan,
Nhật Tựu, Lương Cổ - Điệp Sơn. Môi trường nước LVS Nhuệ - sông Đáy
bị ô nhiễm một phần do đặc điểm điều kiện tự nhiên đặc thù là sông có độ dốc tự
nhiên thấp, nguồn nước cấp không đảm bảo do phụ thuộc các cống điều tiết, vào
mùa kiệt nguồn nước cấp chủ yếu là nước thải từ đầu nguồn... Chất lượng nước của
nhiều đoạn thuộc LVS Nhuệ - sông Đáy đã bị ô nhiễm tới mức báo động, đặc biệt
vào mùa khô, giá trị các thông số BOD 5 , COD, Coliform .. tại các điểm đo đều


7
vượt QCVN 08:2008/ BTNMT nhiều lần. Khu vực đầu nguồn sông Nhuệ, nước
sông còn tương đối tốt nhưng sau hợp lưu với sông Tô Lịch (nguồn tiếp nhận nước
thải chính của các quận nội thành Hà Nội), nước sông Nhuệ đã bị ô nhiễm trầm
trọng (đặc biệt tại điểm Cầu Tó trở đi). Mặc dù đã được pha loãng từ đoạn hợp lưu
với sông Đáy trở về hạ lưu và áp dụng giải pháp điều tiết đưa nước sông Tô Lịch
qua hệ thống hố điều hòa Yên Sở bơm ra sông Hồng vào mùa kiệt, nước sông Nhuệ
vẫn là nguyên nhân chính gây ô nhiễm cục bộ cho LVS Nhuệ -sông Đáy, nguồn
cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho TP Phủ Lý và một số địa phương phía hạ
nguồn.
Theo dự đoán, lượng chất ô nhiễm đổ vào sông sẽ tiếp tục tăng cao. Nói
chung về chất, nước sông Nhuệ - sông Đáy đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh

hưởng xấu đến tình hình kinh tế, xã hội và môi trường sống trong khu vực mà hai
con sông này đi qua. Mặt khác, sông Nhuệ và sông Đáy lại có tầm ảnh hưởng rất
quan trọng đối với các tỉnh phía Bắc nằm trong lưu vực, đặc biệt các tỉnh ở dưới hạ
lưu nên vấn đề ô nhiễm ở hai con sông này là vấn đề gây bức xúc trong dư luận và
đặt trước các nhà quản lý môi trường, tài nguyên nước và các nhà khoa học một
nhiệm vụ vô cùng cấp bách .
1.1.3. Lưu vực sông Đồng Nai
Lưu vực hệ thống sông Đồng Nai bao gồm liên tỉnh/TP, trong đó 7 tỉnh/TP
nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Theo thống kê sơ bộ, trên lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai có đến 103 KCN do Chính phủ ra quyết định thành lập (chưa
kể các KCN/CCN do địa phương thành lập) với diện tích quy hoạch trên 33.600 ha,
thải ra lượng nước thải từ sản xuất công nghiệp khoảng 1,8 triệu m3/ngày đêm. Tuy
nhiên, hiện mới có khoảng 1/3 các KCN/khu chế xuất đã và đang xây dựng hệ
thống xử lý nước thải tập trung; một số KCN có trạm xử lý nước thải tập trung
nhưng vận hành chưa đúng quy định; tỷ lệ đấu nối nước thải các nhà máy vào hệ
thống xử lý nước thải tập trung còn thấp; nguồn phát sinh nước thải chủ yếu từ các
ngành: chế biến thực phẩm, dệt nhuộm, giấy, chế biến mủ cao su, xi mạ... Tại nhiều
vị trí các giá trị NH 4 + , BOD 5 , COD vượt ngưỡng QCVN 08 mức B1 nhiều lần[3].


8
Khu vực cửa sông đã bị ô nhiễm hữu cơ, giá trị các thông sỗ đều vượt QCVN
08:2008/BTNMT. Ngoài ra, các tác động tiêu cực từ thủy điện, khai thác
khoáng sản phía thượng nguồn, xâm nhập mặn và ảnh hưởng của biến đổi khí
hậu đã và đang là những mối đe dọa đến môi trường nước lưu vực hệ thống sông
Đồng Nai.
Hệ thống sông Đồng Nai có mức độ ô nhiễm ngày nghiêm trọng hơn, nhiều
đoạn sông chảy qua địa phận Bình Dương đã trở thành sông chết. Trải rộng trên địa
bàn, lưu vực hệ thống sông này chịu ảnh hưởng mạnh nhất của nhiều nguồn tác
động trên toàn bộ lưu vực. Đặc biệt phần hạ lưu của nhiều sông trong lưu vực đã ô

nhiễm nghiêm trọng trong đó có đoạn đã trở thành sông chết hoàn toàn.
1.1.4. Lưu vực sông Thương
Sông Thương bắt nguồn từ vùng núi của huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn,
chảy qua các huyện Yên Thế, Lạng Giang, Tân Yên, Yên Dũng và TP Bắc Giang,
chiều dài sông chảy qua địa bàn tỉnh là 87km. Sông có nhiều phụ lưu xuất phát từ
các vùng có địa hình và địa chất khác nhau nên nước chảy đôi dòng, bên đục, bên
trong.
Cũng giống như các LVS Cầu, Đáy-Nhuệ và sông Đồng Nai...LVS Thương
cũng bao gồm nhiều tỉnh, cũng đang chịu nhiều áp lực từ nguồn xả thải của sản xuất
công nghiệp, nông nghiệp, làng nghề, y tế và sinh hoạt.. Nước thải sinh hoạt ở cả 9
huyện trên địa bàn tỉnh cũng chưa có hệ thống thu gom và xử lý. TP Bắc Giang là
đơn vị duy nhất được đầu tư trạm xử lý nước thải tập trung nhưng cũng chỉ xử lý
được 50% với khoảng 10 nghìn m3/ngày, đêm. Rác sinh hoạt xả bừa bãi cũng khiến
môi trường nước ao hồ bị ô nhiễm.
Nước thải ngày càng tăng về lượng và mức độ độc hại. Bởi hiện nay tỉnh Bắc
Giang mới có 3/4 khu công nghiệp có hệ thống thu gom và xử lý nước thải tập
trung. Còn lại, 27 cụm công nghiệp và các cơ sở nằm phân tán, nhỏ lẻ trong khu dân
cư hầu như chưa được đầu tư hệ thống xử lý nước thải. Cùng với đó, hầu hết các
làng nghề sản xuất cũng không có các công trình xử lý nước thải.


9
Ngoài ra, sông Thương còn tiếp nhận và chịu tác động nước thải từ thượng
nguồn qua các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, chảy về làm tăng hàm lượng các chất độc
hại. Nên tình trạn ô nhiễm đã kéo dài nhiều năm. Kết quả phân tích mẫu nước thải
công nghiệp cho thấy chỉ tiêu các chất độc hại ở một số điểm vượt quy chuẩn cho
phép. Sông Thương đoạn chảy qua phường Thọ Xương, Mỹ Độ (TP Bắc Giang);
xã Trí Yên, Tân Liễu, Đồng Phúc (Yên Dũng),nguồn nước mặt trên các sông, hồ
đang có xu hướng ngày càng bị ô nhiễm nếu không được phòng ngừa kịp thời, ảnh
hưởng đến sức khỏe cộng đồng, vì đây là nguồn nước cung cấp cho sản xuất và sinh

hoạt của người dân.
Những năm gần đây, hoạt động sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp,
làng nghề phát triển mạnh kéo theo đó là việc xả nước thải chưa qua xử lý ra môi
trường, đặc biệt là xuống các dòng sông chảy qua địa bàn tỉnh Bắc Giang. Nước thải
công nghiệp và sinh hoạt đang "bức tử" nhiều đoạn sông, đe dọa sự bền vững sinh
thái, cạn kiệt nguồn nước. Nếu chậm trễ thực hiện những giải pháp khắc phục triệt
để tình trạng ô nhiễm trên các dòng sông thì lợi ích từ những con sông mang lại sẽ
không còn, gây thiệt hại khôn lường về kinh tế, môi trường và xã hội.
Sông Thương phải tiếp nhận nước thải sinh hoạt của toàn TP Bắc Giang và
nước thải chưa qua xử lý của một số cơ sở sản xuất kinh doanh, trang trại chăn nuôi.
Qua kết quả quan trắc những năm gần đây, chất lượng nước sông Thương đang dần
bị ô nhiễm chủ yếu là các chất hữu cơ, hàm lượng các chỉ tiêu phân tích như BOD 5 ,
COD, amoni, nitrit đều vượt ngưỡng QCVN cho phép. Môi trường nước mặt sông
Thương đang chịu tác động mạnh của nước thải sinh hoạt, hoạt động công nghiệp,
nông nghiệp, chăn nuôi và nước thải làng nghề.
Hiện nay chất lượng nước mặt sông Thương bị ô nhiễm hữu cơ ngày càng
tăng: Đoạn chảy qua phường Thọ Xương - TP Bắc Giang, nguyên nhân gây ô
nhiễm chủ yếu do tiếp nhận nguồn nước thải của công ty TNHH một thành viên
Phân đạm và Hoá chất Hà Bắc, nước thải của công ty cổ phần XNK Phân bón Bắc
Giang và nước thải của khu dân cư xung quanh thải vào. Đoạn sông Thương chảy
qua phường Mỹ Độ - TP Bắc Giang ô nhiễm do nước thải của các hộ dân xung


10
quanh và nước thải làng nghề Bún xã Đa Mai. Đoạn chảy qua xã Trí Yên, xã Tân
Liễu, xã Đồng Phúc nguyên nhân ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của TP
Bắc Giang và khu công nghiệp Song Khê - Nội Hoàng thải vào, đồng thời nước
sông Thương ô nhiễm do toàn bộ nước thải sinh hoạt của các hộ gia đình và cơ sở
sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn TP Bắc Giang. Về phía
sông Thương qua các huyện Tân Yên, Yên Thế do các khu vực này chưa chịu tác

động nhiều của hoạt động công nghiệp nên hàm lượng các chất ô nhiễm vẫn nằm
trong giới hạn cho phép theo QCVN[4].
1.2.Giới thiệu lưu vực sông Thương đoạn chảy qua thành phố Bắc Giang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên
1.2.1.1. Vị trí địa lý
Sông Thương bắt nguồn từ dãy núi Na Pa Phước, làng Man, xã Vân thủy,
huyện Chi Lăng, tỉnh Lạng Sơn và chảy vào địa phận tỉnh Bắc Giang, đi qua các
huyện Lạng Giang, Yên Thế, Tân Yên, TP Bắc Giang và huyện Yên Dũng và nhập
lưu với sông Cầu thị trấn Phả Lại của tỉnh Hải Dương và nhập lưu với sông Lục
Nam tại xã Đức Giang huyện Yên Dũng..
Sông Thương là phụ lưu Cấp I của sông Cầu, dòng chính sông Thương có
chiều dài 157km, trong đó chiều dài chảy qua địa bàn thành Bắc Giang khoảng 10,8
km. Thượng nguồn nước chảy theo hướng Bắc - Nam, trung và hạ nguồn chảy theo
hướng Tây Bắc - Đông Nam.. Sông Thương đoạn chảy qua TP Bắc Giang đóng vai
trò quan trọng trong việc cung cấp nguồn nước mặt cho TP. TP Bắc Giang là trung
tâm kinh tế - văn hóa - chính trị của tỉnh Bắc Giang, nằm ở tọa độ địa lý từ 21015’
đến 21019’ vĩ độ Bắc và từ 106008’ đến 106014’ kinh độ Đông[5].


11

Hình 1.1. Sơ đồ LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang
TP Bắc Giang là 1 trong 4 dơn vị hành chính của tỉnh được xác định là trọng
điểm phát triển KT-XH, nằm trong “Tam giác kinh tế phát triển”: Hà Nội - Hải
Phòng - Quảng Ninh, liền kề các cụm công nghiệp lớn của tỉnh như: Quang Châu,
Đình Trám, Vân Trung, Song Khê - Nội Hoàng..., nơi tập trung tiềm lực khoa học kỹ
thuật của cả nước, đầu mối giao lưu kinh tế, khoa học, công nghệ và thu hút đầu tư
của cả nước, nơi tập trung đông dân cư, với tốc độ đô thị hoá nhanh sẽ là thị trường
tiêu thụ lớn về nông sản hàng hoá và các hàng tiêu dùng khác.
Với vị trí địa lý tương đối thuận lợi, có các tuyến đường bộ, đường sắt đã và

đang chuẩn bị được nâng cấp, TP Bắc Giang có điều kiện đẩy nhanh tốc độ phát
triển KT-XH.
1.2.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình chung TP Bắc Giang có địa hình bằng phẳng, độ dốc nhỏ (00 - 80).
Độ cao trung bình so với mặt nước biển từ 8 - 10 mét, nhiều khu vực trong thị xã có


12
địa hình thấp hơn so với mực nước sông Thương vào mùa mưa lũ. . Đoạn sông
chảy qua TP Bắc Giang có địa hình đồi núi thấp, là vùng trung du xen có gò đồi xen
lẫn, độ cao trung bình 100-150m, độ dốc trung bình 10÷150[5].
Ao, hồ trên địa bàn thị xã khá nhiều nhưng phần lớn có diện tích nhỏ, hẹp,
nông, nên khả năng tiếp nhận cũng như cung cấp nước hạn chế. Dễ ngập úng và làm
suy giảm chất lượng nước ao, hồ cũng như chất lượng nước sông Thương vào mùa
mưa.
1.2.1.3. Khí hậu và thủy văn
LVS Thương chảy qua TP Bắc Giang thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa,
mùa Đông chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, thời tiết giá lạnh, khô hanh và ít
mưa, mùa Hạ nóng bức, độ ẩm cao, mưa nhiều.
TP Bắc Giang chịu ảnh hưởng trực tiếp của chế độ thủy văn sông Thương
có chiều dài 157 km, đoạn chảy qua TP dài khoảng 10,8 km, chiều rộng trung
bình từ 70-120 m. Tốc độ chảy trung bình khoảng 1,5 m/giây, lòng sông có độ
dốc nhỏ, nước chảy điều hòa, lưu lượng nước hàng năm 2,5 tỷ m3. Ngoài ra, còn
có ngòi Xương Giang, ngòi Chi Ly, ngòi Đa Mai và nhiều hồ, ao nhỏ có chức
năng điều tiết nước cho sản xuất và sinh hoạt.
Cũng như các sông khác ở Bắc Giang, sông Thương cũng có 2 mùa nước rõ
rệt: mùa cạn và mùa lũ. Mùa cạn bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Mùa lũ
từ tháng 5 đến tháng 10. Đỉnh điểm của mùa cạn vào tháng 1 - 2 hàng năm. Đỉnh
điểm mùa lũ vào tháng 8 hàng năm. So với các con sông khác, thì sông Thương là
con sông hiền hòa nhất. Tuy nhiên do địa hình thấp hơn mực nước sông Thương

vào mùa lũ và dung tích của các ao, hồ nhỏ nên khi có mưa lớn, tập trung khả năng
tiêu thoát nước kém, gây ngập úng cho các khu vực thấp, trũng đồng thời làm tăng
khả năng ô nhiễm nước sông và các ao hồ trong địa bàn TP Bắc Giang [6].
1.2.1.4. Hệ sinh thái thủy sinh
Sông Thương có một số loài cá đặc thù như cá Sặc Bướm, Rô phi vằn, Rô
phi đen trong đó Rô phi đen là loài di nhập từ nơi khác đến nhưng đến nay đã có


13
mặt ngoài tự nhiên với số lượng tương đối khá, số loài lớn nhất là cá Chép. Trong
khu vực có 5 loài được ghi vào Sách đỏ động vật Việt Nam năm 1996, trong đó có 2
loài sếp vào bậc T là cá trắm đen bậc V, cá Vến bậc V, cá Sỉnh bậc V, cá chày bậc T
và cá chuối hoa bậc T. Trong thành phần cá có 12 loài cá nuôi tại các ao, hồ, ven
sông như cá trắm cỏ, cá trôi ấn, cá trôi, cá Mrigan, cá Mè hoa, cá Mè trắng, cá
Chép, cá Rô phi vằn, cá Rô phi đen, các Chim trắng, cá Trê phi[6].
1.2.1.5. Tài nguyên khoáng sản
Kết quả điều tra cho thấy trên địa bàn TP Bắc Giang không có tài nguyên
khoáng sản nào ngoài cát, sỏi, … ở lòng sông Thương với trữ lượng hạn chế. Nhìn
chung, tài nguyên của TP nghèo cả về chủng loại và trữ lượng. Việc khai thác cát
sỏi ở lòng sông Thương là một trong những nguyên nhân ô nhiễm nước sông đồng
thời cũng ảnh hưởng nghiêm trọng tới chất lượng đê.
1.2.1.6. Tài nguyên nước
Tài nguyên nước của TP gồm nguồn nước mưa, nước mặt và nguồn nước ngầm:
- Nguồn nước mặt: Chủ yếu được khai thác sử dụng từ các sông, ngòi, ao, hồ có
trên địa bàn, trong đó sông Thương là nguồn cung cấp nước chính cho sản xuất và sinh
hoạt của nhân dân.
Ngoài ra, còn có mạng lưới ao, hồ, ngòi nhỏ khá dày đặc, đây là nguồn cung
cấp, dự trữ nước khi mực nước sông Thương xuống thấp, đặc biệt vào mùa khô.
Ngoài ra lượng nước mưa hàng năm cũng là nguồn cung cấp, bổ sung nước ngọt
quan trọng cho sản xuất và cho sinh hoạt của nhân dân. Tuy nhiên cùng với sự phát

triển kinh tế xã hội chất lượng nước các ao hồ bị suy giảm. Nhiều ao, hồ bị ô nhiễm
hữu cơ nghiêm trọng từ đó ảnh hưởng rất lớn tới chất lượng nước sông Thương
đoạn chảy qua TP Bắc Giang.
- Nguồn nước ngầm: Theo kết luận sơ bộ của Tổng cục Địa chất thì tầng
chứa nước ngầm của TP nghèo, khả năng cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất
chỉ đạt được ở mức thấp.


14
a. Đặc điểm nguồn nước mưa
Đối với LVS Thương, đặc điểm nguồn nước mưa cũng mang những nét đặc
trưng chung của toàn TP Bắc Giang. Lượng mưa phân bố trên địa bàn thuộc loại
trung bình nhưng không đồng đều theo không gian (biến đổi từ 1.100 mm đến 1.700
mm). Lượng mưa trên địa bàn cũng phân bố không đều theo thời gian. Qua thống
kê cho thấy lượng mưa trong vùng phân bố theo 2 mùa rõ rệt (Mùa mưa và mùa
khô). Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 - 9, tuy nhiên cũng có năm mưa sớm hoặc
mưa muộn. Lượng mưa mùa mưa chiếm khoảng 80 - 85% tổng lượng mưa năm,
riêng 2 tháng 7 và 8 lượng mưa chiếm tới 55 - 70%. Mùa khô từ tháng 10 đến tháng
5 năm sau, chiếm khoảng 15 - 20% tổng lượng mưa năm. Trong mùa này thường là
mưa phùn, lượng mưa nhỏ, tháng có lượng mưa nhỏ nhất thường rơi vào tháng 1 2. Lượng nước mưa đo được tại các trạm thủy văn trên sông Thương đoạn qua TP
Bắc Giang và một số trạm được thể hiện trong bảng 1.5 phụ lục.
b. Đặc điểm nguồn nước mặt
Sông Thương là phụ lưu Cấp I của sông Cầu, độ cao trung bình lưu vực 276
m, sông thẳng, hệ số uốn khúc 1,2. Bờ hữu núi đá chạy sát bờ dài chừng 14÷15km,
độ dốc đáy sông 30% 0 . Lòng sông rộng trung bình từ 70÷120m, đoạn chảy qua TP
Bắc Giang rộng 45m, độ dốc đáy sông giảm còn 0,01 %o. Độ sâu về mùa cạn còn
5÷6 m, tàu thuyền đi lại dễ dàng. Lưu lượng trung bình là 46.5m3/s, lưu lượng trung
bình trong tháng 7 là 103m3/s[6].
* Dòng chảy năm:
Mùa mưa được bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 9 hàng năm tháng 4 và tháng 10

là hai tháng giao thời. Thông thường nước sông từ tháng 4 bắt đầu tăng. Qua tính
toán cho thấy dòng chảy năm được phân bố thành hai mùa rõ rệt, đó là mùa lũ từ
tháng 6 đến tháng 9; mùa cạn từ tháng 10 đến tháng 5 năm sau. Mùa mưa thường
xuất hiện muộn, nên mưa lũ cũng kéo dài (từ tháng 6 đến tháng 10).


15
Nhìn chung tổng lượng nước trong mùa lũ chiếm từ 75÷85% tổng lượng
dòng chảy trong cả năm. Tám tháng mùa kiệt còn lại chỉ chiếm vào khoảng 20÷25%
tổng lượng nước trong năm.
* Dòng chảy mùa lũ:
Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 9, mùa lũ chậm hơn một tháng (từ
tháng 6 đến tháng 10), lượng mưa tháng 10 còn khá lớn nên thời gian lũ có xê dịch
đi chút ít, thường là từ tháng 6 đến tháng 10. Xét toàn diện cho toàn lưu vực ở trên
cả 3 sông lớn thì thấy có chung một mùa lũ từ tháng 6 đến tháng 9. Mặc dù có năm
lũ xuất hiện sớm hoặc muộn hơn một tháng nhưng với tỷ số không lớn.
* Dòng chảy mùa kiệt:
Thời gian mùa kiệt được tính từ tháng XI năm trước đến tháng V năm sau.
Tổng lượng dòng chảy trong suốt 8 tháng mùa kiệt ở hầu hết các điểm đo trên các
sông trong lưu vực chỉ chiếm 20 ÷ 25% tổng lượng dòng chảy năm do chế độ mưa
phân bố trong năm không đều, mặt khác cấu tạo bề mặt địa chất thổ nhưỡng, độ dốc
và tầng phủ thực vật cũng khác nhau nên chế độ dòng chảy về mùa lũ cũng như về
mùa cạn trên mỗi LVS có khác nhau[6].
Tháng có lưu lượng nhỏ nhất trong năm thường xảy ra vào các tháng I,II và
III tuỳ từng nơi. Còn với lưu lượng kiệt nhất thì có thể xảy ra vào bất kỳ tháng nào
trong mùa khô.
Qua các đặc điểm về điều kiện địa hình, khí hậu, tài nguyên nước nêu trên
cho thấy sông Thương chảy trên địa bàn TP Bắc Giang theo điều kiện địa hình biến
đổi phức tạp, bị chia cắt khá mạnh. Đồng thời đây là một trong những sông lớn chảy
qua địa phận tỉnh Bắc Giang, nên đã đóng góp một phần lớn lượng nước cho các

hoạt động sản xuất kinh doanh, tưới tiêu thủy lợi và vận tài hàng hóa trong khu vực.
1.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
1.2.2.1. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2012 dân số trung bình của TP Bắc Giang có khoảng 149.172 người,


16
chiếm khoảng 9% dân số tỉnh Bắc Giang. Trong đó, dân số đô thị là 70.557 người,
dân số nông thôn là 78.550 người; mật độ dân số bình quân 3220 người/km2 và có
sự chênh lệch khá lớn giữa các xã, phường; cao nhất là phường Trần Nguyên Hãn
15.294 người/km2 và thấp nhất là xã Song Mai 991 người/km.
Lao động trong độ tuổi lao động của TP năm 2010 có khoảng 92.930 người,
chiếm 61,62% tổng dân số. Số người lao động được bố trí việc làm mới hàng năm
1.300 người. Từng bước nâng cao chất lượng trong công tác đào tạo, dạy nghề và giải
quyết việc làm cho người lao động trên địa bàn TP. Tỷ lệ người lao động qua đào tạo
học nghề đạt 38%. Đời sống dân cư từng bước được cải thiện, thu nhập bình quân từ
15 triệu đồng năm 2005 lên 30 triệu đồng năm 2010, có nhà xây kiên cố, trang bị đồ
dùng có giá trị[7].
Bảng 1.1: Dân số trung bình 5 năm TP Bắc Giang (2008 - 2012)
phân theo giới tỉnh và địa bàn cư trú (Đơn vị tính: Người)
Năm
2008
2010
2012

Tổng số
102.048
149.936
149.172


Phân theo địa bàn
Thành Thị
68.502
69.676
70.557

Nông thôn
36.945
80.260
78.550

(Nguồn: Niên giám thống kê TP Bắc Giang năm 2012)
Theo Quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2006 2020, thì tốc độ phát triển dân số của TP giai đoạn 2010 - 2015 là 1,05% và 2016 2020 là 1,01%, giai đoạn 2021 - 2025 là 1,01%.
Tổng dân số TP Bắc Giang đến năm 2025 là 171.336 người (tăng 5,36% so
với năm 2010), năm 2020 là 162.939 người (tăng 10,78% so với năm 2010). Dự báo
dân số của TP Bắc Giang đến năm 2025


17
Bảng 1.2: Dự báo dân số TP Bắc Giang giai đoạn từ năm 2010- 2025 (đơn vị:
Người)
TP

Năm 2010 Năm 2015

Năm 2020

Năm 2025

Bắc Giang


147.072

162.939

171.336

154.957

(Nguồn: Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống đô thị tỉnh Bắc Giang đến năm
2025)
1.2.2.2. Hiện trạng kinh tế
a. Chăn nuôi
Chăn nuôi là thế mạnh của tỉnh Bắc Giang nói chung và TP Bắc Giang nói
riêng, vài năm gần đây chăn nuôi của TP đã có bước chuyển dần theo hướng đầu tư
chiều sâu, nâng cao chất lượng đàn gia súc, gia cầm, tăng quy mô hàng hóa trong cơ
cấu phát triển. Tuy nhiện, sản lượng gia súc, gia cầm của TP Bắc Giang (7.851,1
tấn) là thấp nhất trong toàn tỉnh. Sản lượng gia súc, gia cầm của TP năm 2012 được
thể hiện cụ thể trong bảng sau:
Bảng 1.3: Phân bố chăn nuôi của TP Bắc Giang (đơn vị: con)
Chăn nuôi

Trâu



Lợn




Vịt, ngan, ngỗng

Số lượng

411

5220

64730

209000

50000

(Nguồn: Niêm giám thống kê tỉnh Bắc Giang-Năm 2012)
b. Lâm nghiệp
Giá trị sản xuất năm 2012 ngành lâm nghiệp toàn tỉnh đạt 275,6 tỷ đồng,
chiếm 2,24% tổng giá trị sản xuất ngành nông, lâm, thuỷ sản năm 2012, tăng gấp
1,7 lần so với năm 2005. Theo niên giám thống kê năm 2012, trong toàn tỉnh tổng
giá trị sản xuất lâm nghiệp của huyện Yên Thế cao nhất toàn vùng đạt 124,631 tỷ
đồng, thấp nhất là TP Bắc Giang với 468,1 triệu đồng[8].


×