Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

Nghiên cứu tạo củ in vitro cây bách hợp lilium brownii brown

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (931.76 KB, 83 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUỲNH
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU TẠO CỦ IN VITRO CÂY BÁCH HỢP
(Lilium brownii Brown)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành : Công nghệ Sinh học
Khoa

: CNSH & CNTP

Khoá học

: 2012- 2016

Thái Nguyên, năm 2016


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

BÙI ĐỨC QUỲNH
Tên đề tài:


NGHIÊN CỨU TẠO CỦ IN VITRO CÂY BÁCH HỢP
(Lilium brownii Brown)

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Công nghệ sinh học

Lớp

: 44 - CNSH

Khoa

: CNSH & CNTP

Khoá học

: 2012- 2016

Giảng viên hƣớng dẫn

: TS. Nguyễn Văn Duy
ThS. Vũ Hoài Sâm

Thái Nguyên, năm 2016



i

LỜI CẢM ƠN
Để hoàn chỉnh tốt chương trinh đào tạo trong nhà trường với phương châm
học đi đôi với hành, mỗi sinh viên khi ra trường cần chuẩn bị cho mình lượng kiến
thức cần thiết , chuyên môn vững vàng. Thời gian thực tập tốt nghiệp là một phần
quan trọng không thể thiếu được trong trương trình đào tạo sinh viên đại học nói
chung và sinh viên Đại Học Nông Lâm nói riêng. Đây là khoảng thời gian cần thiết
để mỗi sinh viên củng cố lại những kiến thức lý thuyết đã được học một cách có hệ
thống và nâng cao khả năng vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, xây dựng phong cách
của một kỹ sư .
Với lòng biết ơn vô hạn, tôi xin chân thành cảm ơn các thầy giáo và cô giáo,
trong khoa CNSH – CNTP Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên đã truyền đạt
cho tôi những kiến thức quý báu trong suốt quá trình học tập và rèn luyện tại
trường.
Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo TS Nguyễn Văn Duy và cô giáo
ThS Vũ Hoài Sâm đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn tôi trong suốt quá trình thực tập và
hoàn thiện khóa luận tốt nghiệp này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc trung tâm Nghiên Cúu Trồng và
Chế Biến Cây Thuốc Hà Nội, Viện Dược Liệu cùng toàn thể nhân viên của các
Phòng / Bộ môn tại trung tâm đã tạo mọi điều kiện cho tôi trong quá trình thực tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 5 Năm 1016
Sinh Viên

Bùi Đức Quỳnh



ii

DANH MỤC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Hình ảnh cây Bách hợp (Lilium brownii Br.) .............................................5
Hình 2.2. Một số thực phẩm được chế biến từ Bách hợp ...........................................7
Hình 2.3. Một số sản phẩm thuốc từ Bách hợp ...........................................................7
Hình 4.1. Củ hình thành trên môi trường MS + 60g/l đường + 0,5 mg/l α-NAA ...34
Hình 4.2. Nhân nhanh củ nhỏ từ các loại lát cắt khác nhau ......................................37
Hình 4.3. Nhân nhanh bách hợp trên môi trường .....................................................40
Hình 4.4. Cây bách hợp trên môi trường tạo rễ ........................................................42
Hình 4.5. Cây bách hợp trên các giá thể khác nhau ở vườn ươm .............................44


iii

DANH MỤC BẢNG
Trang
Bảng 4.1. Ảnh hưởng của thời gian xử lý HgCl2 0,1% đến hiệu quả khử trùng mẫu cấy 25
Bảng 4.2. Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh in vitro.................................................28
Bảng 4.3. Ảnh hưởng của NAA đến tái sinh in vitro ................................................30
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự hình thành củ nhỏ ...................................32
Bảng 4.5. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng hình thành củ nhỏ in vitro ...............33
Bảng 4.6. Ảnh hưởng của đường đến khả năng hình thành củ in vitro cây bách hợp ..35
Bảng 4.7. Ảnh hưởng của các loại lát cắt đến khả năng nhân nhanh củ in vitro ......36
Bảng 4.8: Ảnh hưởng của NAA đến khả năng nhân nhanh củ nhỏ ..........................38
Bảng 4.9. Ảnh hưởng của tổ hợp NAA và BAP đến nhân nhanh củ in vitro ..........39
Bảng 4.10. Ảnh hưởng của NAA và BAP đến sự tạo rễ in vitro .............................41
Bảng 4.11. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống của cây bách hợp ở vườn ươm ...43
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây ngoài vườn ươm ...............44



iv

MỤC LỤC
Trang
PHẦN I: MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề ............................................................................................................. 1
1.2. Mục tiêu của đề tài ............................................................................................... 2
1.2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .................................................................................................. 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU ....................................................................... 3
2.1. Giới thiệu chung về chi Lilium và cây Bách hợp ................................................. 3
2.1.1. Giới thiệu chung về chi Lilium .......................................................................... 3
2.1.2. Giới thiệu c1hung về cây Bách hợp .................................................................. 4
2.2. Các phương pháp nhân giống chi Lilium và cây Bách hợp ................................. 8
2.2.1. Phương pháp nhân giống bằng hạt .................................................................... 8
2.2.2. Phương pháp nhân giống bằng vảy củ .............................................................. 9
2.2.3. Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô ................................................... 11
PHẦN III: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN
CỨU .......................................................................................................... 18
3.1. Đối tượng ........................................................................................................... 18
3.2. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................... 18
3.3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ............................................................... 18
3.3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................... 18
3.3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................. 19
PHẦN IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................... 25
4.1. Kết quả nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến hiệu quả khử trùng
mẫu ............................................................................................................................ 25
4.2. Kết quả nghiên tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ ....................................... 27

4.2.1. Ảnh hưởng của BAP đến tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ .................... 27
4.2.2. Ảnh hưởng của NAA đến tái sinh in vitro từ đốt thân và vẩy củ ................... 29
4.3. Nghiên cứu hình thành củ nhỏ ........................................................................... 32


v

4.3.1. Ảnh hưởng của Kinetin đến sự hình thành củ nhỏ .......................................... 32
4.3.2. Ảnh hưởng của NAA đến sự hình thành củ nhỏ in vitro ................................ 33
4.3.3. Ảnh hưởng của nồng độ đường đến sự hình thành củ nhỏ ............................. 34
4.4. Nghiên cứu nhân nhanh củ nhỏ in vitro ............................................................. 36
4.4.1. Ảnh hưởng của loại lát cắt đến khả năng nhân nhanh củ in vitro ................... 36
4.4.2. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng nhân nhanh củ nhỏ................................. 37
4.5. Nghiên cứu tạo cây hoàn chỉnh .......................................................................... 40
4.6. Nghiên cứu đưa cây ra vườn ươm ...................................................................... 42
4.6.1. Ảnh hưởng của giá thể đến tỷ lệ sống ngoài vườn ươm ................................. 43
4.6.2. Ảnh hưởng của giá thể đến sinh trưởng cây ngoài vườn ươm ........................ 44
PHẦN V KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................................... 46
5.1. Kết luận............................................................................................................... 46
5.2. Đề nghị ............................................................................................................... 46
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 47


1

PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Bách hợp còn gọi là Tỏi rừng, Khẻo ma, Suôn phạ (Tày), Kíp pá (Thái), Cà
ngái dòi (Dao), có tên khoa học là Lilium brownii Brown var. Viridulum Baker,

1885, tên đồng danh là Lilium brownii Brown var. Colchesteri Wils.ex Stapf.,
1921., thuộc họ hành tỏi (Liliaceae) là cây thuốc phổ biến và quan trọng trong Đông
y (Nguyễn Tập, 2007) [7]. Bách hợp có dạng cây cỏ, cao 0,5 – 1m, thân hành to
màu trắng, dọc thân có nhiều vảy xếp chồng lên nhau. Cây thường mọc hoang ở các
trảng cỏ và bờ nương rẫy vùng núi cao. Vẩy thân hành của cây thường được dùng
làm thuốc giảm đau, chống ho, chống viêm hoặc như một nguồn dinh dưỡng. Theo
tài liệu cổ, Bách hợp có tác dụng bổ phổi, trừ ho, định tâm, an thần, thanh nhiệt, lợi
tiểu, chữa ho lao thổ huyết, ho có đờm, viêm phế quản, hư phiền hồi hộp, tim đập
mạnh, phù thũng (Đỗ Huy Bích, 2004) [2]. Ở Trung Quốc, Bách hợp thường được
dùng làm thuốc nhuận phế, chỉ khái, an thần bình tâm. Ở Việt Nam, Bách hợp có
mặt trong thành phần của nhiều loại thuốc trị ho đang có mặt trên thị trường như
Bách hợp chỉ khái lộ, An khái hoa, Cốm ho Ma hạnh Vinet….Ngoài các tác dụng
làm thuốc kế trên, Bách hợp còn là cây cho hoa đẹp để làm cảnh.
Với những đặc tính như trên từ những năm 1980 cây đã bị khai thác quá mức
để lấy nguyên liệu làm thuốc và xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới. Thêm vào đó
nguồn Bách hợp tự nhiên còn bị thu hẹp do nạn phá rừng ngày càng gia tăng. Mặc
dù cây có thể tái sinh tự nhiên bằng hạt, nhưng chỉ có những hạt khi phát tán, được
tiếp xúc được với mặt đất ẩm hay hốc đá có mùn mới có cơ hội nẩy mầm (Đỗ Huy
Bích, 2004) [2]. Do vậy, nó liên tục được đưa vào danh lục đỏ Cây thuốc Việt Nam
các năm 1996, 2001 và 2006 và trong Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của chính phủ
(30/3/2006) nhằm quản lý và bảo vệ. Tuy nhiên, nghiên cứu nhân giống cây bách
hợp cho đến nay chưa được quan tâm nhiều ở Việt Nam. Nhằm bảo tồn nguồn gen
và nhân rộng giống cây thuốc đang bị đe dọa này chúng tôi đã tiến hành đề tài:
“Nghiên cứu tạo củ in vitro cây bách hợp (Lilium brownii Brown)”.


2

1.2. Mục tiêu của đề tài
1.2.1. Mục tiêu tổng quát

Nghiên cứu ảnh hưởng của các yếu tố và kỹ thuật đến sự hình thành củ in
vitro cây bách hợp nhằm xây dựng quy trình nhân giống loài cây này với tỷ lệ sống
cao ngoài vườn ươm.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được điều kiện khử trùng thích hợp.
- Xác định được môi trường tái sinh thích hợp.
- Xác định được ảnh hưởng của môi trường, chất điều hòa sinh trưởng,
đường đến sự tạo củ in vitro.
- Xác định được giá thể thích hợp để đưa cây in vitro ra vườn ươm


3

PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Giới thiệu chung về chi Lilium và cây Bách hợp
2.1.1. Giới thiệu chung về chi Lilium
Chi Lilium (họ Liliaceae) gồm khoảng 100 loài (Mcrae, 1998) [30], được biết
đến trước hết là những loài hoa loa kèn, huệ tây trồng làm cảnh. Trong số đó có hai
nhóm quan trọng nhất là Lilium longilorum (Easter Loa kèn) và Lilium hybrids
(gồm Asiatic Loa kèn và Oriental Loa kèn) rất đa dạng về hình thái, màu sắc. Hiện
nay việc lai tạo giữa các nhóm Lilium để tạo ra các giống có bản sắc riêng, phù hợp
với điều kiện sinh thái, khí hậu mỗi vùng và cải thiện được các đặc tính của các
giống lai đang là xu hướng trong công tác lai tạo giống loa kèn.
Chi Lilium phân bố chủ yếu ở vùng ôn đới ấm Bắc bán cầu. Ở Châu Á có
khoảng hơn một chục loài tập trung chủ yếu ở vùng cận Himalaya (Đỗ Huy Bích,
2004) [2]. Theo thống kê của Đặng Văn Đông và Đinh Thế Lộc (2008) [1] thì hiện
nay Trung Quốc có khoảng 460 giống hoa thuộc chi Lilium, 280 biến chủng (chiếm
1/2 tổng số hoa loa kèn trên thế giới), Nhật Bản có 145 giống trong đó có 19 giống
đặc trưng của Nhật, Hà Lan có 302 giống trong đó 80% giống là do chính Hà Lan

tạo ra, Hàn Quốc có khoảng 110 giống trong đó có 30 giống đặc trưng của nước
này. Theo Phạm Hoàng Hộ (1999) [12] ở Việt Nam, ngoài 2 loài được trồng phổ
biến là L. longiflorum Thunb và L. lancifolium, hiện có 3 loài hoa loa kèn hoang dại
thuộc chi Lilium được ghi nhận là Lilium brownii F.E. Brown (bách hợp), Lilium
poilanei Gagne và Lilium arboricola. Trong các loài mọc tự nhiên, đáng chú ý nhất
là cây bách hợp, đây loài cây vừa có hoa đẹp làm cảnh và vừa có tác dụng làm
thuốc chữa bệnh. Bách hợp còn gọi là Tỏi rừng, Khẻo ma, Suôn phạ (Tày), Kíp pá
(Thái), Cà ngái dòi (Dao), có tên khoa học là Lilium brownii Brown var. viridulum
Baker (năm 1885), tên đồng danh là Lilium brownii Brown var. colchesteri Wils.ex
Stapf. (năm 1921), là cây thuốc phổ biến và rất quan trọng trong Đông y.


4

2.1.2. Giới thiệu c1hung về cây Bách hợp
2.1.2.1. Phân loại
Cây Bách hợp thuộc chi Loa kèn (Lilium) được sắp xếp trong hệ thống phân
loại như sau :
Giới: Thực vật (Plantae)
Ngành: Thực vật hạt kín (Anginosperm)
Lớp: Thực vật Một lá mầm (Monocosts)
Bộ: Loa kèn (Liliales)
Họ: Loa kèn (Liliceae)
Chi: Loa kèn (Lilium)
Loài: Bách hợp (Lilium brownii Br.)
2.1.2.2. Hình thái
Lilium brownii F.E. Brown var colchesteri Wilson thuộc nhóm Leucolirion
là một trong bốn nhóm được phân loại dựa vào hình dạng hoa (Wilson, 1925) [38]
hay nhóm Archelirion là một trong 7 nhóm được phân chia dựa vào nhiều các đặc
điểm khác như phương thức nẩy mầm của hạt, cách sắp xếp của lá, các đặc điểm

của hạt và vẩy củ, nơi sống và hình dạng củ… cũng như là hình dạng của hoa
(Comber, 1949) [22]. Lilium brownii var. colchesteri là cây thảo cao 0,5 - 1 m được
tìm thấy ở nhiều nơi phía Đông châu Á - miền Nam Trung Quốc từ Hồng Kông đến
Mianma. Thân hành (thường gọi nhầm là củ) mầu trắng đục, có khi màu hồng rất
nhạt gồm nhiều vảy nhẵn, dễ gãy. Thân trên mặt đất mọc thẳng đứng, không phân
nhánh, cứng và nhẵn, màu xanh lục có khi điểm những đốm nhỏ. Lá mọc so le, có
bẹ, hình mũi mác, gốc tròn, đầu thuôn nhọn, gân lá hình cung, hai mặt trơn nhẵn.
Cụm hoa mọc ở ngọn thân gồm 2-5 hoa to màu trắng, hơi vàng; lá bắc; bao hoa
hình phễu hay loa kèn, khi nở cong ra ngoài; 6 nhị ngắn hơn các bộ phận của bao
hoa, chỉ nhị hình dùi, bao phấn hình trái xoan hay thuôn. Quả nang, dài 5-6 cm, có 3
ngăn chứa nhiều hạt nhỏ. Mùa hoa: từ đầu mùa hè (tháng 5) đến cuối mùa hè (tháng
7). Mùa quả: tháng 8 - 10.


5

Là cây bản địa của vùng trung tâm Trung Quốc ở độ cao 1500m so với mặt
nước biển (McRae, 1998) [30]. Củ của nó được dùng như một loại rau để ăn và để
làm thuốc (Chen et al., 1980) [21]. Lily có đặc trưng riêng về vẻ đẹp, sự độc đáo
cũng như màu sắc, và hương thơm dịu mát, bao hoa thay đổi nhanh chóng từ kem
vàng sang trắng ngay trong quá trình nở. (Okubo, 2006) [33].. Nó đã được đưa vào
nước Anh từ năm 1835 và sau đó trải dài đến Bỉ và Hà Lan (Willson, 1925) [38].
Ở Việt Nam, Bách hợp chỉ thấy mọc tự nhiên ở một vài nơi thuộc vùng khí
hậu á nhiệt đới núi cao từ 1300 đến 2000 mét, như Sa Pa, Bát Xát (Lào Cai), Mù
cang Chải (Yên Bái); Sìn Hồ, Phong Thổ (Lai Châu), Quản Bạ, Đồng Văn (Hà
Giang); núi Phia Bi Oóc và vùng đèo Gió (Cao Bằng). Bách hợp thuộc cây ưa sáng,
ưa khí hậu ẩm mát, nhiệt độ trung bình năm từ 15 - 18,50C. Cây thường mọc trên
các hốc mùn chân núi đá vôi hoặc lẫn trong các trảng cỏ, cây bụi thấp có địa hình
dốc (đỉnh đèo Hoàng Liên Sơn).


Hình 2.1. Hình ảnh cây Bách hợp (Lilium brownii Br.)
2.1.2.3. Một số hợp chất sinh học có giá trị từ cây Bách hợp
Trong Lilium brownii F.E var colchesteri Wilson có 30% tinh bột, protit 4%,
chất béo 0,1%, Colchicein C21H23O6N1/2H2O và ít vitamin C. Thành phần hoá học
của Lilium brownii đã được nghiên cứu năm 1998 bởi Hou đã cho thấy củ của nó có
5 loại hợp chất. Dựa vào các phân tích quang phổ (IR, FAB-MS, 1HNMR, DEPT,
HMQC, HMBC) và các đặc tính hóa lý, chúng được xác nhận là beta-sitosterol (I),


6

daucosterol (II), n-butyl-beta-D-fructopyranoside (III), 26-O-beta-Dglucopyranosyl-3 beta, 26-dihydroxy-5-cholesten-16, 22-dioxo-3-O-alpha-Lrhamnopyranosyl-(1-->2)-beta-D-glucopyranoside (IV), 26-O-beta-Dglucopyranosyl-3beta, 26-dihydroxy cholestan-16, 22-dioxo-3-O-alpha-Lrhamnopyranosyl-(1-->2)-beta-D-glucopyranoside(V)
Năm 2012, 2 chlorophenyl glycosides mới và hiếm từ củ cây này là 2,4,6trichlorol-3-methyl-5-methoxy-phenol
glucopyranoside

(1)

and

1-O-β-D-glucopyranosyl-(1



4-chlorol-5-hydroxyl-3-methyl-phenol

6)-β-D1-O-α-L-

rhamnopyranosyl-(1→6)-β-D-glucopyranoside (2) cũng đã được phân lập dựa trên
các phương pháp hoá học và quang phổ
Lilin, một loại protein giàu glutamate và arginin có hoạt tính miễn dịch và

antifulgal đã đượcWang H (2002) [37] trường Đại học Nông Nghiệp Trung Quốc
phân lập từ củ khô Lilium brownii. Nó được xác định là chuỗi đơn, có trong lượng
tử là14,4 kDa, và có tác dụng ức chế sự hoạt động của enzym chuyển hóa HIV – 1
2.1.2.4. Công dụng của Bách hợp
Lilium brownii được dùng làm thực phẩm ở cả dạng tươi và khô. Củ của
Lilium brownii có vị ngọt dịu, được dùng làm rau giống như khoai tây. Tinh bột của
chúng được chiết và được cho vào các món ăn khác. Củ nghiền ra có thể được cho
vào làm đặc súp, cánh hoa khô được dùng như chất tạo hương vị trong súp. Ở Trung
Quốc cây được trồng nhiều làm thực phẩm tốt cho sức khỏe hay làm món ăn xa xỉ
và hầu hết thường được bán dưới dạng khô. Đặc biệt vào mùa hè, người ta thường
ăn chúng để giảm sự nóng bên trong cơ thể. Người Trung Quốc còn dùng bột từ
chồi hoa cây này thay cho bột hoa hiên. Ở Nhật bản, nó cũng được dùng thường
xuyên cho nhiều món ăn, đặc biệt nó là thành phần không thể thiếu trong món trứng
chiên nổi tiếng của họ (món Chawanmushi).


7

A

B

Hình 2.2. Một số thực phẩm đƣợc chế biến từ Bách hợp
A: Món canh hoa bách hợp
B: Món canh hến bách hợp

Ở Hồng Kông, củ của Lilium brownii được dùng làm thuốc chống ho, lợi tiểu,
thuốc đánh rắm, thuốc long đờm, thuốc hạ sốt, đau ngực, an thần và thuốc bổ. Nước sắc
được dùng trong điều trị bệnh ho và thiếu máu, hay lo âu, hồi hộp, phù nề và tiểu khó.
Các hành nhỏ từ nách lá được dùng trong điều trị bệnh rối loạn tiêu hóa. Bột hoa hay hoa

khô được dùng làm thuốc đắp vào chỗ bầm tím hoặc đứt tay…. Ở Việt Nam, nó có mặt
trong thành phần của nhiều loại sản phẩm trị ho đang bán trên thị trường dược như Bách
hợp chỉ khái lộ, An khái hoa, Cốm ho Ma hạnh Vinet….Ngoài các tác dụng làm thuốc kế
trên, Bách hợp còn là cây cho hoa đẹp để làm cảnh

A

B

Hình 2.3. Một số sản phẩm thuốc từ Bách hợp
A - Bách hợp dạng lát khô (dung để chưa ho viêm phế quản, mất ngủ, tang khr năng kháng HIV)
B - Bách hợp dạng củ tươi (Dùng hàng ngày: 15-30g củ khô sắc nước hoặc tán bột để sử dụng


8

Bên cạnh tác dụng nêu trên, mới đây „Smilax‟là một hỗn hợp các thảo dược
Trung Quốc, gồm lúa mạch, hà thủ ô đỏ, nhãn, cảo bản, gừng và bách hợp này đã
được nghiên cứu và cho rằng có tác dụng đáng kể trong điều trị bệnh béo phì ở
người. Nghiên cứu đã được thực hiện trên những người tình nguyện uống thử trong
6 tuần (Ignjatovic, 2000) [29] . Ở Đài Loan, khi kết hợp 4 loại cây là thiên nam
tinh, khủ khởi, câu đằng và bách hợp Lin RD (2003) [30], đã chứng minh rằng
chúng có thể làm chậm quá trình thoái hóa bị gây nên bởi các bệnh về thần kinh.
2.2. Các phƣơng pháp nhân giống chi Lilium và cây Bách hợp
2.2.1. Phương pháp nhân giống bằng hạt
Hình thức nhân giống này có nhiều ưu điểm: dễ làm, hệ số nhân giống cao,
tạo được nguồn cây con sạch bệnh, điều này rất quan trọng trong sản xuất hoa
Lilium. Takami, T & cs (2007) [36] đã tiến hành nghiên cứu ảnh hưởng của điều
kiện nhiệt độ và ánh sáng tới sự nảy mầm của Lilium x formolongi trên 4 giống hoa
loa kèn là: „Fsub(1) Augusta‟, „Raizan No.1‟, „Raizan No.2‟ và „Raizan No.3‟. Kết

quả nghiên cứu chỉ ra rằng:
+ Nhiệt độ nảy mầm tối ưu là 200C ở giống ra hoa sớm 'Fsub(1) Augusta' và
'Raizan No.1', 18 °C đối với giống ra hoa trung ngày 'Raizan No.2', 15°C đối với
giống ra hoa muộn 'Raizan No.3'. 'Fsub (1) Augusta' và 'Raizan No.1' biểu hiện một
tỷ lệ nảy mầm cao ở 5°C so với 'Raizan No.3'.
+ Sự nảy mầm của hạt giống của tất cả các giống được thử hạn chế ở nhiệt
độ cao 24°C. Xử lý tiền lạnh ở 3,5 hoặc 10°C trong vòng hơn 10 ngày, làm tăng
nhanh tỷ lệ nảy mầm ở 20°C; sự nảy mầm ở 30°C được tăng nhanh bởi việc xử lý
tiền lạnh ở 10°C trong hơn 10 ngày, trong khi xử lý tiền lạnh ở 3 hoặc 5°C không có
những ảnh hưởng xúc tiến. Tóm lại, xử lý tiền lạnh ở 10°C trong hơn 10 ngày là yêu
cầu để thu được sự nảy mầm đồng đều của Lilium x formolongi dưới điều kiện
nhiệt độ cao. Không có ảnh hưởng nào của điều kiện ánh sáng đến sự nảy mầm.
Nhiệt độ có ảnh hưởng tương đối rõ rệt tới sự nảy mầm của hạt lily. Năm 1996, Roh
đã nghiên cứu ảnh hưởng của nhiệt độ tới sự nảy mầm của hạt giống lily Lilium x
formolongi: đặt hạt giống ở các nhiệt độ 14, 17, 20, 23, 26, 29°C dù có qua xử lý


9

nhiệt độ thấp hay không thì ở 14°C tỷ lệ nảy mầm cao nhất nhưng xử lý 5°C trong 2
tuần và gieo hạt ở 20°C thì chỉ cần 21 ngày là nảy mầm được 50% (dẫn theo
Nguyễn Văn Tỉnh, 2009) [18]. Xử lý 4 và 5°C hạt giống lily lai thơm trong 6 tuần
sẽ kích thích lá sinh trưởng, đốt dài ra và tăng sức sinh trưởng (1,62 lá/ngày) nhưng
làm thân nhỏ đi, giảm số lá và số nụ. Xử lý 18 tuần làm giảm số lá và sức sinh
trưởng rõ rệt, từ khi cây nhú khỏi mặt đất đến khi ra hoa, tốc độ ra lá, tốc độ sinh
trưởng của thân tương quan thuận với nhiệt độ (dẫn theo Nguyễn Văn Tỉnh, 2009) [18].
2.2.2. Phương pháp nhân giống bằng vảy củ
Ưu điểm: đây là phương pháp nhân giống nhanh, dễ làm và có giá thành hợp
lý để làm tăng số lượng một dòng đặc biệt là làm tăng nhanh số lượng một nhóm
các cá thể khác biệt được chọn lọc từ trong một quần thể gieo từ hạt. Các nhà trồng

hoa thương mại thường sử dụng hệ thống nhân giống này một cách rộng rãi với mục
đích làm trẻ hóa lại tập đoàn cây giống của mình. Ngoài ra, người ta cũng có thể thu
được các cây sạch bệnh nếu như phương pháp này được tiến hành đúng cách, vì các
bệnh như thối củ (Fusarium) có thể được điều khiển trong quá trình này. Hầu hết
các giống lily đều có thể nhân giống một cách dễ dàng bằng vảy củ.
Nhược điểm: không có khả năng ngăn ngừa hoàn toàn sự lây truyền của các
bệnh vi rút, hay bất cứ loại bệnh nào khác nếu như nguồn vật liệu ban đầu không
sạch bệnh. Phương pháp nhân giống bằng vảy củ được tiến hành ở nhiều nước trên
thế giới đặc biệt là ở Hà Lan. Ngày nay, phương pháp này dần được thay thế bằng
phương pháp nuôi cấy in vitro, mặc dù vậy, các nhà chọn giống vẫn thường sử dụng
phương pháp này để nhân nhanh và lưu giữ các nguồn gen có số lượng củ giống ít.
Phương pháp nhân giống hoa Lilium bằng vảy củ đã được một số tác giả trên thế
giới nghiên cứu, trong đó nổi bật là hai nghiên cứu của hai tác giả: Edward và Triệu
Tường Vân. Theo Edward (1998) [25], phương pháp nhân giống bằng vảy củ ở hoa
Lilium được tiến hành như sau:
- Chọn củ giống để tách vảy nhân: chọn củ to, không trầy xước, sạch đất và
nấm bệnh để tách vảy.
- Kỹ thuật nhân vảy: ủ vảy củ trong phòng thông gió tốt ở nhiệt độ 15-21°C
cho đến khi củ con và rễ hình thành hoàn toàn (khoảng 8-10 tuần). Sau khi chuyển


10

các khay giâm vảy với các củ con từ nơi ủ, để chúng ở một nhiệt độ trung gian (410°C) trong 3 đến 4 tuần, rồi đưa chúng vào xử lý lạnh (1°C). Khi điều kiện đất đai
và điều kiện thời tiết thuận lợi, vảy củ được trồng ở ngoài trời theo hàng. Triệu
Tường Vân & cs (2005) [14], đã nghiên cứu, xây dựng quy trình nhân giống hoa
Lilium bằng vảy củ với 2 phương pháp là: cắm vảy (giâm vảy) và vùi vảy vào giá
thể trong nhà có khống chế nhiệt độ.
Phương pháp cắm vảy:
- Thời gian cắm: cắm vào vụ thu, vụ xuân.

- Phương pháp cắm:
+ Khử trùng: chọn củ to khoẻ bóc lấy vảy dầy không có bệnh dùng
Fo°Cmalin 80 lần ngâm vảy 30 phút, sau đó rửa sạch hong khô để dùng.
+ Chuẩn bị vườn cắm: chọn nơi nhiệt độ ổn định 20-25°C không có ánh sáng
trực xạ làm vườn ươm luống rộng 90 – 100 cm có thể dùng cát thô, than bùn hạt to
từ 0,2 - 0,5 cm dầy 8 – 10 cm.
- Chăm sóc sau khi cắm: sau khi cắm dùng bình phun nước cho vảy tiếp xúc
chặt với đất, nhiệt độ mặt luống duy trì 20-25°C, độ ẩm 80-85%, sau đó tưới nước
để giữ ẩm cho đất. Sau 40 - 60 ngày chỗ vết cắt sẽ sinh ra củ con. Mỗi vảy có thể
sinh ra 1 - 4 củ con đường kính 0, 3 - 1cm và có 1 - 5 rễ con. Đợi khi củ con lớn,
vảy cắm khô có thể tách củ con đi trồng.
Phương pháp vùi vảy vào giá thể (trong nhà có khống chế nhiệt độ):
- Phương pháp này không phụ thuộc điều kiện bên ngoài nên có thể làm
quanh năm và cho củ giống chất lượng cao có thể quy mô hóa sản xuất được.
- Phương pháp giâm vảy: chọn củ giống có chu vi 14 cm, rửa sạch, bóc lấy
vảy to khoẻ sau đó ngâm vào dung dịch fomalin 50%, trong 20 phút, lấy ra rửa sạch
hong khô 1 ngày. Có thể dùng hỗn hợp than bùn, cát, mùn cưa, bột đá làm giá thể;
trước khi dùng giá thể khử độc bằng cách trộn với methyl Thurbrcine 600 lần theo
tỷ lệ 1:5. Thao tác xong dùng nilon đóng hộp để giữ ẩm. Từ ngày thứ 21 sau khi vùi
vảy ở gốc vảy nhú lên 1/2 - 3 miếng lồi trắng, sau 1 tháng sẽ hình thành củ. Khi vảy
có màu nâu và khô thì củ sẽ tách khỏi vảy và củ con có hình trứng đường kính từ


11

0,3 - 0,6 cm và có 1 - 5 rễ. Củ con ở phía trên có thể ra 1 - 3 lá nhỏ dài và phát triển
thành 1 cây.
2.2.3. Phương pháp nhân giống bằng nuôi cấy mô
2.2.3.1. Khái niệm
Nuôi cấy mô tế bào thực vật là khái niệm chung cho tất cả các quá trình nuôi

cấy từ nguyên liệu thực vật trên môi trường nhân tạo trong điều kiện vô trùng (Trần
Thị Lệ, 2008) [13].
Nhân giống in vitro hay còn gọi là vi nhân giống thường sử dụng cho việc
ứng dụng các kỹ thuật nuôi cấy mô để nhân giống thực vật, sử dụng các bộ phận
khác nhau của thực vật với kích thước nhỏ (Trần Thị Lệ, 2008) [13].
Trong thực tế, các nhà vi nhân giống thường dùng thuật ngữ nuôi cấy mô và
nhân giống in vitro hay nuôi cấy in vitro thay thế cho nhau để chỉ các phương thức
nhân giống thực vật trong điều kiện vô trùng với các mục đích khác nhau (Trần Thị
Lệ, 2008) [13]..
2.2.3.2. Cơ sở khoa học của nuôi cấy mô
Cơ sở lý luận của phương pháp nuôi cấy mô, tế bào in vitro là học thuyết về
tính toàn năng (totipotence) của tế bào. Theo Haberlandt G. (1902) [26], nhà thực
vật người Đức, tất cả các tế bào của cây đều mang toàn bộ lượng thông tin di truyền
của cơ thể, khi gặp điều kiện thích hợp, mỗi tế bào đều có khả năng tái sinh và phát
triển thành cá thể hoàn chỉnh (Vũ Văn Vụ, 1999) [17]. Thực tế đã chứng minh được
khả năng tái sinh một cơ thể thực vật hoàn chỉnh từ một tế bào riêng rẽ. Hàng trăm
loài cây trồng đã được nhân giống trên qui mô thương mại bằng cách nuôi cấy trong
môi trường nhân tạo vô trùng và tái sinh chúng thành cây với hệ số nhân giống vô
cùng lớn (Murashige, 1980) [32].
2.2.3.3. Ý nghĩa, ưu điểm, hạn chế của nuôi cấy mô
a. Ý nghĩa
Nuôi cấy mô tế bào thực vật, thực chất là một phương pháp nhân giống vô
tính, đối với nhiều loài thực vật quý hiếm, có giá trị kinh tế và ý nghĩa sinh học cao


12

gặp khó khăn trong vấn đề nhân giống hữu tính thì nhân giống vô tính in vitro là
công cụ vô cùng hữu ích. Trên thực tế có nhiều loài thực vật nhân giống hữu tính
bằng hạt có hệ số nhân cao nhưng vẫn tiến hành nhân giống vô tính in vitro là do

các phương pháp nhân giống hữu tính bằng hạt mặc dù cho hệ số nhân giống cao,
dễ bảo quản và vận chuyển nhưng với một số cây trồng, khi nhân giống bằng hạt sẽ
cho ra các cây con không hoàn toàn giống bố mẹ cả về hình thái và thành phần hoá
học (Bhojwani, 1983) [20]. Sự không đồng nhất này gây ra khó khăn trong việc đưa
cây vào sản xuất theo dây truyền công nghiệp vì các cây có chất lượng sản phẩm
không đồng đều, làm giảm giá trị thương phẩm. Đặc biệt, đối với cây thuốc thì việc
không đồng nhất về chất lượng (hàm lượng các chất hoạt tính) sẽ dẫn đến hậu quả là
nguyên liệu không ổn định, không đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ví dụ: đối với
các cây lấy tinh dầu, việc nhân giống bằng hạt dẫn tới sự phân ly không đều về hàm
lượng các thành phần hoạt chất, cây cọ dầu khi nhân giống bằng hạt, hàm lượng
tinh dầu ở cây con phân ly từ 0,5 đến 11,3%, hàm lượng lynalylacetat từ 11 đến
78%; cây bạc hà nhân giống hữu tính có sự phân ly rất lớn về hàm lượng và thành
phần tinh dầu (Salwa, 2014) [35].
b. Ưu điểm
Phương pháp nhân giống in vitro có khả năng khắc phục được nhiều trở ngại mà
những phương pháp nhân giống khác thường gặp. Sau đây là những ưu điểm chính:
- Cây con được trẻ hóa và sạch bệnh, vì vậy có tiềm năng sinh trưởng, phát
triển và năng suất cao.
- Tạo cây con đồng nhất về mặt di truyền, bảo tồn được các tính trạng đã
chọn lọc.
- Tạo được dòng thuần của các cây tạp giao.
- Tạo được cây có genotip mới (đa bội, đơn bội).
- Bảo quản và lưu giữ tập đoàn gen.
- Có khả năng sản xuất quanh năm.
- Có thể nhân nhanh nhiều cây không kết hạt trong những điều kiện sinh thái
nhất định hoặc hạt nảy mầm kém.


13


- Hệ số nhân giống cực kỳ cao (thường đạt được ở loài cây khác nhau trong
phạm vi từ 36-1012/năm), rút ngắn thời gian đưa một giống mới vào sản xuất đại trà
(Lê Trần Bình, 1997) [4].
Về phương diện hệ số nhân, nhân giống in vitro là phương pháp không gì có
thể so sánh kịp, kể cả phương pháp nhân giống bằng hạt. Chỉ tính riêng lĩnh vực
true-to-type, nuôi cấy in vitro có thể coi là một cuộc đại cách mạng về hệ số nhân.
c. Nhược điểm
Nhược điểm chính của phương pháp nuôi cấy in vitro là đòi hỏi trang thiết bị
đắt tiền và kỹ thuật cao nên chỉ có hiệu quả đối với những cây có giá trị cao hoặc
khó nhân giống bằng phương pháp khác (Nguyễn Quang Thạch, 2004; Trần Thị Lệ,
2008) [6]. Ngoài ra, phương pháp này còn có những bất lợi như: cây con có kích
thước nhỏ, đòi hỏi phải có chế độ chăm sóc đặc biệt ở giai đoạn sau ống nghiệm;
Cây có thể có những đặc tính không mong muốn hoặc tạo đột biến tăng hoặc khả
năng tái sinh có thể bị mất đi do cấy truyền callus hay huyền phù tế bào nhiều lần;
Cây giống có thể bị nhiễm bệnh đồng loạt.
2.2.3.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước về nhân giống vô tính chi Lilium
và cây bách hợp
a.Ngoài nước
Với hiểu biết của chúng tôi chưa thấy có bài nào công bố về nhân giống in
vitro cây Lilium brownii F.E.Wilson. Nhưng có khá nhiều các công trình nghiên
cứu nhân giống in vitro từ các loài khác cùng chi Lilium này, song số lượng các
công trình của các loài đã được đưa vào trồng trọt nhiều hơn rất nhiều so với những
các loài hoang dại (Zhang et al., 2004) [39]. Kết quả một số nghiên cứu như: Theo
He Yunfang (Trung Quốc, 1995) [27], các mẫu vảy của Lilium brownii var
viridulum và củ của Pinellia ternata var. vulgaris (bán hạ) được đem nuôi cấy trên
môi trường MS có bổ sung BA, KT và NAA. Tác giả cho rằng phần lớn các mẫu
đều có khả năng tái sinh, tuy nhiên tỷ lệ mẫu đã bị nhiễm là rất cao và gây ảnh
hưởng nghiêm trọng đến quá trình nuôi cấy. Qua định dạng vi sinh vật, tác giả xác
định đó là do vi khuẩn Agrobacterium gây nên và sử dụng hỗn hợp chất gồm sodium



14

hyt°Chlorite, mercur chloride để khử trùng và đã có thể thu được 80% cây con sinh
trưởng bình thường. Bài báo này chỉ nêu ra việc xử lý nấm khuẩn trong quá trình
nuôi cấy mà không thấy đề cập đến nội dung của nghiên cứu nhân giống cây Lilium
brownii. Cũng ở nước này, năm 2002, nghiên cứu nhân giống in vitro bằng lá và
vẩy hành của Lilium davidii var. Unicolor đã được thực hiện. Nhóm tác giả đã kết
luận môi trường tái sinh tốt nhất là MS + 0,6-1,0 mg/l BA + 0,2 mg/l NAA; môi
trường nhân nhanh là MS + 0,5-0,6 mg/l BA + ),1 mg/l NAA; môi trường tạo rễ là
1/2 MS + 0,2 mg/l NAA + 1% than hoạt tính. Luận văn thạc sĩ trường Đại học
Quảng tây 2008, Bằng chương trình xử lý kiểm tra hồi quy, hệ thống nuôi cấy mô
lily Aralia và phân tích các tác động khác nhau của các nhân tố có tác động đến
Aralia Lily, thạc sĩ Shi YunPing đã thu được các điều kiện nuôi cấy tốt nhất. Với
mẫu là các gốc, lá, thân và vảy hành, các môi trường nuôi cấy thích hợp đã được
xác định. Môi trường môi trường nhân nhanh thích hợp nhất là MS + 2,4 BA + 0,25
mg/l; tái sinh thích hợp nhất của vảy củ là MS + 1,5 mg/l BA + 0,5 mg/l NAA; của
thân là MS + 2,4 mg/l BA + 0,25 mg/l NAA; của lá là MS + 2,5 mg/l BA + 0,25
mg/l NAA; của gốc là MS + 2 mg/l BA + 0,2mg/l NAA. Năm 2009, một nghiên
cứu về nhân giống Lilium đã được thực hiện ở Trung tâm Công nghệ Sinh học,
Udheywalla, SKVAST- Jammu Ấn Độ. Mẫu đưa vào nuôi cấy là các vẩy củ được
khử trùng bề mặt với 0,1% HgCl2 và 2% Bavistin trong 7,5 phút, sau đó được cấy
vào môi trường MS có bổ sung Kin 0,75mg/l và NAA (0,5mg/l) cho tỉ lệ tạo chồi
cao nhất. Sau đó, chúng lại được cấy chuyển sang môi trường nhân nhanh là MS với
0,75 mg/l BAP và NAA 0,5mg/l thu được 7,2 củ con trên một mẫu nuôi cấy. Các
cây con này được tách ra và tạo rễ tốt nhất trên môi trường MS có bổ sung 1,0
NAA. Trên môi trường này tỉ lệ tạo rễ đạt cao nhất là 97,32% cây tạo rễ và dài rễ
đạt 1,66cm. Cây con có rễ, sau đó được đưa vào giá thể bột dừa trước khi đưa trồng
trong nhà kính. Nghiên cứu này thực hiện trên chi Lilium nói chung, không thấy đề
cập đến bất kỳ một loài nào cụ thể. Không thấy có thí nghiệm về các giá thể và điều

kiện chăm sóc khi đưa cây ra ex vitro. Khi kết luận đưa cây ra trên giá thể là bột xơ
dừa cũng không thấy có thông số cụ thể về tỉ lệ sống của cây.


15

Cũng năm 2009, Tao Lian và cộng sự ở trường Đại học Tứ Xuyên, Trung
Quốc đã công bố kết quả của nghiên cứu kỹ thuật nuôi cấy mô và nhân nhanh loài
Lilium regale. Nhóm nghiên cứu lấy mẫu là những hành con của cây trưởng thành ở
Nhã An (Yaan) làm mẫu ban đầu đưa vào nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu về ảnh
hưởng của các phần vảy khác nhau và cách cấy đến khả năng tái sinh chồi bất định,
tác giả kết luận: lớp vảy ngoài cùng có khả năng tái sinh chồi cao hơn lớp vảy ở
giữa, và lớp vảy trong cùng khả năng cho khả năng tái sinh là kém nhất. Phần vẩy
phía trên có khả năng tái sinh chồi và tạo được nhiều chồi hơn so với phần bên dưới
(sát gốc củ). Đối với lớp vảy ở bên ngoài và ở giữa, môi trường tối ưu hình thành
chồi bất định là môi trường MS + KT1,0 mg/l + NAA0,2mg/l + than hoạt tính
0,5g/l. Tỉ lệ tạo chồi đạt 100% và từ mỗi mẫu cấy có thể tạo ra 12,7 chồi mới. Còn
đối với lớp vảy phía trong, môi trường thích hợp để tái sinh chồi là MS + ZT 1,5
mg/l + than hoạt tính 0,5 g/l hoặc MS + KT 1,5 mg/l + 0,5 g/l than hoạt tính. Môi
trường nhân nhanh cũng đồng thời là môi trường tạo rễ là môi trường MS + KT
0,5mg/l + NAA 0,1mg/l + than hoạt tính 0,5g/l. Hệ số nhân giống từ môi trường này
là 7,3 lần cao nhất so với các công thức còn lại.
b. Trong nước
Qua tìm hiểu tài liệu, chúng tôi chưa thấy có công trình nghiên cứu về nhân
giống cây hoa bách hợp này ở Việt Nam (thậm chí cả trên thế giới). Hầu hết các quy
trình in vitro được áp dụng từ nước ngoài để nhân giống các loài hoa lys có giá trị
thương mại làm cảnh. Một vài kết quả nhân giống bằng phương pháp in vitro đã
được công bố như: Nhóm tác giả ThS Đoàn Thị Thuỳ Vân, Viện nghiên cứu rau quả
đã áp dụng kết quả nghiên cứu của đề tài “Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ tiên
tiến của Hà Lan trong chọn, tạo, nhân giốnng và đìêu khiển ra hoa chi Lilium (lily,

loa kèn) ở Việt Nam‟‟ cho việc nhân in vitro giống hoa lily Manissa. Tác giả đã đưa
ra quy trình nhân giống gồm 5 giai đoạn là: Khử trùng cẩy củ bằng H2O2 30% trong
thời gian 15 phút lần 1 và 5 phút lần 2; tạo củ nhỏ trực tiếp từ vảy củ và nhân
nhanh củ trên môi trường MS+0,5 mg/l NAA + 0,5 mg/l BAP; nuôi lớn củ trên môi
trường không có chất điều hòa sinh trưởng và cuối cùng là ươm củ in vitro đạt trọng


16

lượng > 1g trên khay chứa giá thể xơ dừa nghiền nhỏ, và phun ẩm hang ngày. Tác
giả không cho biết con số tỉ lệ sống là bao nhiêu khi đưa ra.
Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội cũng đã có công bố kết quả của nghiên
cứu nhân nhanh in vitro cây hoa loa kèn Lilium poilanel Gapnep (một trong 3 loài
thuộc chi Lilium mọc hoang dại ở Việt Nam) trên tạp chí Khoa học và phát triển
(2011), nhóm tác giả cũng đã sử dụng vẩy củ làm nguồn mẫu đưa vào nuôi cấy, và
đã xác định được môi trường tái sinh chồi thích hợp cho mô nuôi cấy là MS +
0,5mg/l BA + 0,5 mg/l NAA (giống như thành phần của môi trường nuôi cấy hoa
lili Manissa của tác giả Đoàn Thị Thuỳ Vân ở trên), trên môi trường này tỉ lệ chồi
tái sinh là 83,33%, 2,67 chồi/mẫu sau 8 tuần nuôi cấy. Hệ số nhân chồi đạt cao nhất
4,13 lần, chiều cao trung bình cụm chồi đạt 2,64cm trên môi trường MS chứa 1mg/l
BA và 0,25mg/l NAA (nồng độ BA tăng lên gấo đôi còn nồng độ auxin NAA giảm
đi một nửa so với nghiên cứu của Đoàn Thị Thuỳ Vân). Các chồi có chiều cao 45cm được sử dụng để tạo rễ in vitro. Tỷ lệ chồi ra rễ đạt được cao nhất (93,33%)
trên môi trường MS chứa 1g/l than hoạt tính sau 4 tuần nuôi cấy (cũng không sử
dụng chất điều hòa sinh trưởng thực vật giống tác giả Thuỳ Vân). Tác giả kết luận
rằng đây là những thông số kỹ thuật thích hợp cho quy trình nhân in vitro cây
Lilium poilanei Gapnep làm cơ sở cho việc nhân nhanh các nguồn gen ưu tú phục
vụ công tác chọn tạo giống mới. Chưa thấy tác giả đưa ra kết quả nghiên cứu về tỉ lệ
sống của cây khi đưa ra vườn ươm.
Dường như đây vẫn là một sự bế tắc ở nhìêu phòng nuôi cấy mô trên toàn
quốc, đặc biệt đối với cây Lilium ở cả các loài hoang dại và những con lai. Vì cho

đến nay, hàng năm nước ta vẫn phải nhập một lượng lớn củ giống hoa ly từ nước
ngoài về trồng ở những nơi có khí hậu thích hợp để cho cây ra hoa, cắt hoa bán.
Như trên đã nói, nguồn bách hợp tự nhiên hiện nay ở nước ta đã trở nên khan
hiếm rõ rệt. Từ những năm 1980 cây đã bị khai thác nhiều để lấy nguyên liệu làm
thuốc và xuất khẩu tiểu ngạch qua biên giới, bên cạnh đó còn do nạn phá rừng ngày
một gia tăng làm mất đi môi trường sống của nó. Trong tự nhiên, cây tái sinh được


17

bằng hạt, nhưng chỉ có những hạt khi phát tán, tiếp xúc được với mặt đất ẩm hay
hốc đá có mùn mới có cơ hội nẩy mầm. Do vậy, nó liên tục được đưa vào danh lục
Đỏ Việt Nam các năm 1996, 2001 và 2006 và Nghị định số 32/2006/NĐ-CP của
chính phủ (30/3/2006). Quyết định số 88/2000/QĐ-BTM của bộ trưởng Bộ Thương
mại từ ngày 18 tháng 1 năm 2000 đã ban hành danh mục chi tiết hàng hoá cấm lưu
thông qua biên giới có danh mục cây bách hợp này.


18

PHẦN III
ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tƣợng
Cây bách hợp (Lilium brownii F.E. Brown) có nguồn gốc từ Hà Giang do đề
tài Bảo tồn nguồn gen cây thuốc, Khoa Tài nguyên Dược liệu (Viện Dược liệu)
cung cấp.
Vật liệu khởi đầu cho nhân giống là vẩy thân hành và đốt thân cây bách hợp.
3.2. Địa điểm nghiên cứu
Phòng thí nghiệm Nuôi cấy mô - Bộ môn Giống và CNSH - Trung tâm
Nghiên cứu trồng và chế biến cây thuốc Hà Nội - Viện Dược liệu.

3.3. Nội dung và phƣơng pháp nghiên cứu
3.3.1. Nội dung nghiên cứu
- Nghiên cứu ảnh hưởng của thời gian khử trùng đến hiệu quả khử trùng mẫu.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trường đến khả năng
tái sinh in vitro cây Bách hợp.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của BAP đến khả năng tái sinh in vitro cây Bách hợp.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng tái sinh in vitro từ đốt thân
và vẩy củ.
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất đến khả năng hình thành củ cây
Bách hợp in vitro.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của Kinetin đến sự hành thành củ in vitro.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến sự hành thành củ in vitro.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của hàm lượng đường đến sự hành thành củ in vitro.
- Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến khả năng nhân nhanh củ Bách
hợp in vitro.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của loại lát cắt đến khả năng nhân nhanh củ.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA đến khả năng nhân nhanh củ.
+ Nghiên cứu ảnh hưởng của NAA vầ BAP đến khả năng nhân nhanh củ
- Nghiên cứu ảnh hưởng của một số chất điều tiết sinh trưởng đến khả năng
ra rễ tạo cây hoàn chỉnh.
- Nghiên cứu đưa cây ra vườn ươm.


×