Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Nghiên cứu xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch diện tích đất trồng lúa nếp địa phương trên địa bàn xã ôn lương huyện phú lương tỉnh thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.55 MB, 73 trang )

Ị NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU HƢƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA NẾP
ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ÔN LƢƠNG – HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Lớp

: K44 – QLĐĐ

Khoa

: Quản lý Tài nguyên

Khóa học


: 2012 – 2016

Thái Nguyên, năm 2016


Ị NGUYÊN
ĐẠI HỌC THÁI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

HOÀNG THỊ THU HƢƠNG
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN HẠNG THÍCH NGHI
ĐẤT ĐAI PHỤC VỤ QUY HOẠCH DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG LÚA NẾP
ĐỊA PHƢƠNG TRÊN ĐỊA BÀN XÃ ÔN LƢƠNG – HUYỆN PHÚ LƢƠNG
TỈNH THÁI NGUYÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo

: Chính quy

Chuyên ngành

: Quản lý đất đai

Khoa

: Quản lý Tài nguyên


Khóa học

: 2012 – 2016

Giảng viên

: TS. Nguyễn Đức Nhuận

Thái Nguyên, năm 2016


i

LỜI CAM ĐOAN

- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được sử dụng để
bảo vệ một học vị nào.
- Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện khóa luận đã được cảm
ơn và các thông tin trích dẫn trong khóa luận đều được chỉ rõ nguồn gốc.

Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hƣơng



ii

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện đề tài ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận
được sự hướng dẫn nhiệt tình, chu đáo của các thầy cô giáo và sự giúp đỡ nhiệt tình,
những ý kiến đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể để hoàn thành bản
luận văn này.
Lời đầu tiên tôi xin trân trọng cảm ơn thầy TS. Nguyễn Đức Nhuận đã trực
tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sự góp ý chân thành của các thầy, cô giáo trong
Khoa Quản lý Tài nguyên, Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên đã quan tâm,
tạo điều kiện thuận lợi giúp Tôi thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu của mình.
Tôi xin trân trọng cảm ơn UBND xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái
Nguyên, các cán bộ khuyến nông và các trưởng thôn, các hộ dân trong xã đã tạo điều
kiện và giúp đỡ tôi trong thời gian nghiên cứu thực hiện đề tài tại địa phương.
Tôi xin cảm ơn tới gia đình, những người thân và bạn bè đã tạo điều kiện về mọi
mặt cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài này.
Trong quá trình nghiên cứu thực hiện nghiên cứu, do điều kiện hạn chế về thời
gian, nhân lực và những khó khăn khách quan nên không tránh khỏi những thiếu
sót. Tôi mong muốn nhận được những ý kiến đóng góp quý báu của thầy, cô giáo,
các nhà khoa học và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa tôi xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, ngày

tháng

năm 2016


Sinh viên

Hoàng Thị Thu Hƣơng


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................................ iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ....................................................................................... vi
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.................................................................... vii
Phần 1: MỞ ĐẦU ......................................................................................................1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài ..................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu tổng quát ............................................................................................. 2
1.3 Mục tiêu cụ thể ................................................................................................... 2
Phần 2: TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU ................................................3
2.1 Cơ sở lí luận của nghiên cứu. ............................................................................. 3
2.1.1 Đánh giá thích nghi đất đai ........................................................................ 3
2.1.2 Tổng quan về cây lúa ................................................................................. 9
2.2 Cơ sở thực tiễn ................................................................................................. 17
2.2.1 Các nghiên cứu về đánh giá đất đai trên thế giới ..................................... 17
2.2.2 Tình hình nghiên cứu ứng dụng GIS trong đánh giá thích nghi đất đai........... 21
Phần 3: ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .......24
3.1 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................................... 24
3.1.1 Đối tượng nghiên cứu............................................................................... 24
3.1.2 Phạm vi phạm nghiên cứu ........................................................................ 24
3.3 Nội dung nghiên cứu ........................................................................................ 24

3.4 Phương pháp nghiên cứu.................................................................................. 25
3.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp. ..................................................... 25
3.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp ........................................................ 25
3.4.3 Phương pháp lấy mẫu đất và phân tích đất .............................................. 26
3.4.4 Phương pháp thành lập bản đồ ................................................................. 28
3.4.5 Phân hạng thích nghi cây lúa nếp ............................................................. 28
3.4.6 Phương pháp chuyên gia .......................................................................... 29


iv

3.4.7 Phương pháp đánh giá phân hạng thích hợp đất đai theo FAO ............. 299
3.4.8 Phương pháp xử lý số liệu ...................................................................... 299
Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .......................................................................30
4.1 Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội xã Ôn Lương ............................................ 30
4.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................... 30
4.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội ........................................................................... 32
4.1.3 Hiện trạng sử dụng đất ............................................................................. 36
4.1.4 Năng suất, diện tích, sản lượng lúa năm 2014 ......................................... 38
4.1.4 Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế - xã hội, ảnh hưởng đến
khả năng phát triển cây lúa nếp ....................................................................... 40
4.2 Kết quả lấy mẫu đất, phân tích mẫu đất. .......................................................... 40
4.3 Xây dựng tiêu chuẩn phân hạng đất đai và thành lập bản đồ đơn tính. ........... 41
4.3.1 Xác định các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ............................. 41
4.3.2 Xây dựng các bản đồ đơn tính theo các chỉ tiêu ...................................... 43
4.4 Xây dựng bản đồ đơn vị đất đai xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên.. 49
4.5 Xây dựng bản đồ thích nghi cây lúa nếp Vải ................................................... 54
4.5.1 Xác định các yêu cầu sử dụng đất ............................................................ 54
4.5.2 Đánh giá phân hạng mức độ thích hợp đất đai trên cơ sở yêu cầu sử dụng
đất, thành lập bản đồ phân hạng thích nghi đât đai ......................................... 54

4.5.3 Một số giải pháp đề xuất phát triển sản xuất cây lúa nếp Vải.................. 57
PHẦN 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ....................................................................59
5.1 Kết luận ............................................................................................................ 59
5.2 Đề nghị ............................................................................................................. 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................60


v

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976) .................... 6
Bảng 2.1: Yêu cầu sử dụng đất của cây lúa .............................................................. 13
Bảng 4.1: Tình hình dân số và lao động của xã Ôn Lương qua 3 năm 2013 - 2015 .... 33
Bảng 4.2: Bảng hiện trạng sử dụng đất của xã Ôn Lương năm 2014 ....................... 37
Bảng 4.3: So sánh hiệu quả kinh tế lúa Nếp vải với lúa tẻ khang dân 18 ................. 39
Bảng 4.4: Kết quả phân tích mẫu đất xã Ôn Lương- huyện Phú Lương .................. 41
Bảng 4.5: Các tiêu chuẩn phân cấp xây dựng bản đồ đơn vị đất đai ........................ 42
Bảng 4.6: Kết quả xây dựng bản đồ chế độ tưới ....................................................... 43
Bảng 4.7: Kết quả xây dựng bản đồ địa hình ............................................................ 44
Bảng 4.8: Kết quả xây dựng bản đồ điều kiện tiêu ................................................... 45
Bảng 4.9 Kết quả xây dựng bản đồ độ chua pH ....................................................... 46
Bảng 4.10: Kết quả xây dựng bản đồ độ sâu tầng canh tác ...................................... 47
Bảng 4.11 Kết quả xây dựng bản đồ thành phần cơ giới .......................................... 48
Bảng 4.12: Tổng hợp các chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai........................... 52
Bảng 4.13: Yêu cầu sử dụng đất cây lúa nếp Vải ..................................................... 54
Bảng 4.14: Diện tích, mức độ thích hợp đất đai của cây lúa nếp Vải ....................... 55


vi


DANH MỤC CÁC HÌNH
Sơ đồ 1: Sơ đồ quy trình nghiên cứu......................................................................... 29
Hình 4.1: Bản đồ hiện trạng sử dụng đất năm 2014 ................................................. 30
Hình 4.2: Bản đồ chế độ tưới .................................................................................... 43
Hình 4.3: Bản đồ địa hình ......................................................................................... 45
Hình 4.4: Bản đồ điều kiện tiêu ................................................................................ 46
Hình 4.5: Bản đồ độ pH xã Ôn Lương ...................................................................... 47
Hình 4.6: Bản đồ độ sâu tầng canh tác xã Ôn Lương ............................................... 48
Hình 4.7: Bản đồ thành phần cơ giới ........................................................................ 49
Hình 4.8: Quy trình chồng xếp bản đồ đơn vị đất đai ............................................... 50
Hình 4.9: Quy trình mở bảng thuộc tính ................................................................... 50
Hình 4.10: Quy trình thêm trường dữ liệu ................................................................ 51
Hình 4.11: Xây dựng hàm toán học logic ................................................................. 51
Hình 4.12: Bản đồ đơn vị đất đai xã Ôn Lương ........................................................ 53
Hình 4.13: Bản đồ phân hạng thích nghi đất đai cây lúa nếp Vải xã Ôn Lương ...... 56


vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Chữ viết tắt

Chữ viết đầy đủ

BVTV

Bảo vệ thực vật


CSDL

Cơ sở dữ liệu.

FAO

(Food and Agriculture Organization)

GIS

(Geographic Information System) Hệ thống Thông tin Địa lý

GPS

Global Positioning System (Hệ thống định vị toàn cầu)

HTTTĐL

Hệ thống Thông tin Địa lý

KH

Kế hoạch

LC

(Land Characteristic): Đặc tính đất đai

LHSDĐ


Loại hình sử dụng đất

LMU

(Land Mapping Unit): Bản đồ đơn vị đất đai

LQ

(Land Quaility): Chất lượng đất đai

LS

(Land Sustainability): Sự thích hợp đất đai

LUR

(Land Use Requirement): Yêu cầu sử dụng đất

LUT

(Land Use Type): Loại hình sử dụng đất

LUT

Loại hình sử dụng đất

N

(Non Suitable): Không thích nghi


NON

Không đánh giá

PCA

(Principal Component Analysis) Phân tích thành phần chính

S1

(High Suitable): Rất thích nghi

S2

(Monderately Suitable): Thích nghi trung bình

S3

(Marginally Suitable): Ít thích nghi

TIN

(Triangle Irregular Network) Mạng lưới tam giác không đều

TPCG

Thành phần cơ giới


1


Phần 1
MỞ ĐẦU

1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là một nước nông nghiệp, ngành nông nghiệp là ngành kinh tế
quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Đặc biệt dưới
ánh sáng nghị quyết Đại Hội VII của Đảng chuyển hẳn nền kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, mở rộng quan hệ hàng hoá đẩy mạnh sản
xuất nông nghiệp, khai thác phát huy tốt tiềm năng sẵn có của từng vùng, từng địa
phương, biến sản phẩm nông nghiệp thành hàng hoá, tăng giá trị sản phẩm nông
nghiệp thông qua chế biến và xuất khẩu. Vì vậy, liên tiếp trong những năm gần đây,
Việt Nam có tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng cuộc sống dân cư được nâng
lên rất nhiều. Sự thành công to lớn của nông nghiệp nước ta trong những năm qua
do nhiều yếu tố, trong đó 2 nhân tố có tính quan trọng và quyết định là: đường lối
đổi mới và sự phát triển của khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp. Tuy nhiên đây
mới chỉ là những thắng lợi bước đầu, bởi vì khi chuyển sang nền kinh tế sản xuất
hàng hoá thì sản xuất nông nghiệp và người nông dân phải thực hiện quá trình
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, triệt để khai thác những điều kiện thuận lợi
của từng vùng từng địa phương và các lợi thế về những cây trồng vật nuôi để có giá
trị kinh tế cao, nâng cao năng suất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm.
Người dân Việt Nam không ngừng tiếp thu và ứng dụng các loại cây trồng,
vật nuôi mới. Họ đã thử nghiệm và chấp nhận các loại giống mới có hiệu quả kinh
tế cao, đối với ngành lúa gạo Việt Nam việc đưa nguồn giống mới vào sản xuất đã
giúp cho người nông dân tự tin hơn với sản phẩm của mình trên con đường xuất
khẩu lúa gạo trên thế giới (Chu Quế Hiền, 2012). [9]
Xã Ôn Lương, huyện Phú Lương, tỉnh Thái Nguyên có địa hình đồi núi phức
tạp nhưng lại tạo cho xã những thung lũng tương đối bằng phẳng, tạo ra cho xã Ôn
Lương những vùng đất chuyên canh để sản xuất Nông – Lâm – Ngư Nghiệp với
những sản phẩm hàng hóa đặc thù có khả năng cho sản lượng lớn. Trong đó vùng

cây con đặc sản của xã Ôn Lương chính là cây lúa nếp địa phương hay còn được gọi
là lúa nếp Vải. Lúa nếp Vải của xã Ôn Lương đã trở thành thương hiệu nổi tiếng với
chất lượng thơm, ngon, dẻo. Nhằm nâng cao chất lượng của cây lúa nếp Vải và tạo
nên vùng sản xuất tập trung để tạo thành vùng sản xuất hàng hóa có giá trị kinh tế


2

cao, đáp ứng được nhu cầu thị trường cần tiến hành nghiên cứu đánh giá mức độ
thích nghi của đất đai với việc trồng cây lúa nếp. Nên tôi đề xuất đề tài: “Nghiên
cứu xây dựng bản đ ồ phân hạng thích nghi đất đai phục vụ quy hoạch diê ̣n tích
đấ t trồ ng lúa nế p đ ịa phương trên điạ bà n xã Ôn Lương - huyê ̣n Phú Lương tỉnh Thái Nguyên”
1.2 Mục tiêu tổng quát
Ứng dụng phần mềm GIS xây dựng bản đồ phân hạng thích nghi đất đai
phục vụ cho quy hoạch phát triển phát triển cây lúa nếp tại Ôn Lương - huyê ̣n Phú
Lương. Trên cơ sở đó, đề xuất, hỗ trợ ra sản xuất theo hướng thích nghi đất đai trên
địa bàn xã.
1.3 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu các yếu tố thích nghi đất đai cho trồng cây lúa nếp.
- Xây dựng các bản đồ đơn tính, chồng ghép thành lập bản đồ đơn vị đất đai.
- Thành lập bản đồ phân hạng thích nghi đất đai cho cây lúa nếp tại Ôn
Lương- huyê ̣n Phú Lương


3

Phần 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.1 Cơ sở lí luận của nghiên cứu.

2.1.1 Đánh giá thích nghi đất đai
2.1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Đất đai (Land) là diện tích của bề mặt Trái Đất, bao gồm các thành phần vật
lý và môi trường sinh học ảnh hưởng tới sử dụng đất (Nguyễn Tử Siêm - Thái
Phiên, 1999). [14]
Đơn vị bản đồ đất đai (Land Mapping Unit - LMU) là diện tích đất phân chia
trên bản đồ, có những tính chất đất đai và/hoặc chất lượng đất đai xác định (FAO,
1976). MU được định nghĩa và đo vẽ bằng các cuộc khảo sát tài nguyên thiên nhiên.
Phân tích đơn vị không gian cho thích hợp đất đai là LMU (Lê Sinh Tặng, 1963). [16]
Tính chất đất đai (Land Characteristic - LC) là những thuộc tính của đất đai có
thể đo đạc hoặc ước lượng được thường sử dụng làm phương tiện để mô tả chất
lượng đất đai hoặc để phân biệt giữa các đơn vị đất đai có khả năng thích hợp cho sử
dụng khác nhau. Chất lượng đất đai (Land Quality - LQ) là những thuộc tính phức
hợp phản ánh mối quan hệ và tương tác của nhiều tính chất đất đai. Chất lượng đất
đai thường được chia làm 3 nhóm: Nhóm theo yêu cầu sinh thái cây trồng, nhóm theo
yêu cầu quản trị và nhóm theo yêu cầu bảo tồn. Loại hình sử dụng đất (Land Use
Type - LUT) đó có thể là một loại cây trồng hoặc một số loại cây trồng trong một
điều kiện kĩ thuật và kinh tế- xã hội nhất định. Các thuộc tính của loại hình sử dụng
đất bao gồm: Các thông tin về sản xuất, thị thường tiêu thụ sản phẩm, đầu tư, lao
động, mức thu nhập… Yêu cầu sử dụng đất (Land Use Requirement - LUR) là
toàn bộ đặc điểm về địa hình (độ dốc, độ cao, …), đất, khí hậu (nhiệt, ẩm, bức xạ);
thủy lợi (điều kiện tưới, tiêu); thủy văn (ngập lụt, ngập mặn, ngập triều, chia ra độ
sâu ngập, thời gian ngập); các điều kiện về cơ sở hạ tầng, dịch vụ nông - lâm - ngư
nghiệp; hiệu quả môi trường (khả năng che phủ mặt đất chống xói mòn; mức độ gây
phú dưỡng nguồn nước); hiệu quả kinh tế xã hội (tổng giá trị sản phẩm, thu nhập, lãi
thuần, yêu cầu lao động, …) đảm bảo thỏa mãn yêu cầu sinh thái cũng như các điều
kiện sản xuất của cây trồng thuộc loại sử dụng đất xác định.


4


Yếu tố hạn chế (Limitation factor) là chất lượng đất đai hoặc tính chất đất đai
có ảnh hưởng bất lợi đến loại h́nh s ử dụng đất nhất định. Chúng thường được
dùng làm tiêu chuẩn để phân cấp các mức thích hợp.
Đánh giá đất đai (Land evaluation) là tiến trình so sánh các tính chất đất đai
với các mục đích sử dụng nhất định sử dụng một kĩ thuật khoa học chuẩn. Kết quả có
thể được dùng như một chỉ dẫn cho người sử dụng, quy hoạch để xác định sử thay đổi
sử dụng đất. Là đánh giá hiệu suất đất đai khi được dùng cho một mục đích xác định,
bao gồm việc tiến hành và làm sáng tỏ các khảo sát và nghiên cứu dáng đất, đất, thực
vật, khí hậu và các khía cạnh khác của đất đai để nhận diện và so sánh giữa loại hình
sử dụng đất với mục tiêu đánh giá. (ESRI, 2010). [27]
Đánh giá thích hợp đất đai (Land suitability evaluation) được định nghĩa là sự
đánh giá hoặc dự đoán chất lượng đất đai cho một mục đích sử dụng nhất định, về các
mặt như khả năng sản xuất, nguy cơ suy giảm và các yêu cầu quản lý (Lebot V,
(1999). [30]
2.1.1.2. Sự cần thiết phải đánh giá đất đai.
Dân số ngày càng tăng đã gây sức ép mạnh trong việc sử dụng nguồn tài
nguyên đất đai rất quý hiếm của nhân loại. Đất đai đóng vai trò quyết định cho sự
tồn tại và phát triển của xã hội loài người, nó là tiền đề cho mọi quá trình sản xuất. Một
mặt, đất đai phải dành cho sản xuất nông nghiệp, đủ bảo đảm nhu cầu lương thực và
thực phẩm nuôi sống con người. Mặt khác, khi dân số tăng, nhu cầu về đất ở và các hạ
tầng cơ sở phục vụ sinh hoạt cũng phải tăng theo nên làm giảm diện tích đất canh tác.
Đánh giá đất đai theo quan điểm sinh thái xuất phát từ quan điểm phát triển nông
nghiệp bền vững. Nông nghiệp bền vững là một hệ thống sản xuất có chọn lọc, đa dạng
những cân bằng về sinh thái một cách tự nhiên, trong đó các yếu tố tác động một cách
tương hỗ cùng tồn tại và phát triển, đem lại hiệu quả kinh tế cao, môi trường trong lành
(Lê Thị Thanh Tuyền (2013). [20]
Hiện nay trên Thế giới có khoảng 3,3 tỷ ha đất nông nghiệp, trong đó đã khai
thác được 1,5 tỷ ha; còn lại đa phần là đất xấu, đất sản xuất nông nghiệp gặp nhiều
khó khăn. Mặt khác hàng năm có khoảng 6 - 7 triệu ha đất nông nghiệp bị loại bỏ

do thoái hóa và xói mòn. Để giải quyết được nhu cầu về lương thực không ngừng
gia tăng, thì con người phải tiến hành thâm canh tăng vụ, nâng cao năng suất cây và
mở rộng diện tích đất nông nghiệp (Nguyễn Tử Siêm - Thái Phiên, 1999). [14]. Bên
cạnh đó, việc ngăn chặn những suy thoái về tài nguyên đất do sự thiếu hiểu biết của


5

con người gây ra, và hướng tới việc sử dụng đất có hiệu quả trong tương lai thì công
tác nghiên cứu về đánh giá đất là rất cần thiết.
Hiện nay công tác đánh giá đất đai được thực hiện trên nhiều quốc gia và trở
thành một khâu quan trọng trong việc quản lý tài nguyên đất và quy hoạch sử dụng
đất (FAO, 1994). Đánh giá đất đai là nội dung nghiên cứu không thể thiếu cho
hướng phát triển một nền nông nghiệp bền vững (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang,
1998). [18]
2.1.1.3. Tiến trình đánh giá đất đai
Việc đánh giá đất đai tùy thuộc vào mục tiêu và mức độ chi tiết của nghiên
cứu. Tuy nhiên, tiến trình đánh giá đất đai được chia thành ba giai đoạn chính: (1)
Giai đoạn chuẩn bị, (2) Giai đoạn điều tra thực tế, (3) Giai đoạn xử lý các số liệu và
báo cáo kết quả.
- Thảo luận ban đầu về nội dung, phương pháp, lập kế hoạch; phân loại và
xác định các nguồn tài liệu có liên quan, từ đó lập kế hoạch nghiên cứu. Đồng thời,
thu thập và kế thừa các tài liệu chuyên ngành có liên quan đến đất và sử dụng đất
như: khí hậu, địa hình, thổ nhưỡng và các số liệu thống kê về hiện trạng sử dụng
đất. Sau đó, tiến hành điều tra thực địa về hiện trạng sử dụng đất và hiệu quả sản
xuất của các loại hình sử dụng đất nhằm mục đích lựa chọn loại hình sử dụng đất có
triển vọng, phù hợp với mục tiêu phát triển, điều kiện sinh thái và bối cảnh kinh tếxã hội của vùng nghiên cứu. (Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp (1995). [25]
- Trên cơ sở nghiên cứu các yếu tố môi trường tự nhiên liên quan đến sản xuất
nông nghiệp, phân lập và xác định chất lượng hoặc tính chất đất đai (LQ/LC) có
ảnh hưởng mạnh mẽ đến sử dụng đất. Tiến hành khoanh định các đơn vị bản đồ đất

đai (LMU).
- Căn cứ trên yêu cầu sinh thái của cây trồng và đặc điểm của môi trường tự
nhiên, xác định các yêu cầu về đất đai (LUR) của các loại hình sử dụng đất được
đánh giá.
- So sánh giữa sử dụng đất (LUT) và tài nguyên đất đai, trong đó đối
chiếu giữa LQ/LC và LUR của các loại hình sử dụng đất để xác định các mức độ
thích hợp đất đai cho các loại hình sử dụng đất được chọn.
2.1.1.3 Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai
FAO (1976) đã xây dựng cấu trúc tổng quát của phân loại khả năng thích
nghi đất đai gồm 4 cấp như sau:


6

- Bộ (Orders): phản ánh các loại thích nghi.
- Lớp (Classes): phản ánh mức độ thích nghi của bộ.
- Lớp phụ (Sub-classes): phản ánh các hạn chế cụ thể của từng đơn vị đất đai
với từng loại hình sử dụng đất. Những yếu tố này tạo ra sự khác biệt giữa các dạng
thích nghi trong cùng một lớp.
- Đơn vị (Units): phản ánh những sự khác biệt về yêu cầu quản trị của các
dạng thích nghi trong cùng một lớp phụ. (FAO (1976). [29]
Bảng 1.1: Cấu trúc phân loại khả năng thích nghi đất đai (FAO, 1976)
Hạng (Categories)
Bộ (Order)

S – Thích nghi

Lớp (Clas)

Lớp phụ (Subclass)


S1

S1t

S2

S2i

S3

S2s

(*)

Đơn vị (Unit)
S2s-1
S2s-2 (**)

S3f
N – Không thích nghi

N1

N1i

N2

N2g


(*) Yếu tố hạn chế: khí hậu (lũ lụt: f, hạn hán: d); điều kiện đất đai (địa
hình: t, độ dốc: s).
(**) Yếu tố hạn chế trong cùng 1 lớp phụ, phản ánh sự khác biệt về mức độ
khác biệt về mặt quản trị (Ví dụ: s-1 < 10%, s-2=10-20%, s-3: >20%).
Cấp phân vị từ lớp “bộ” tới lớp “phụ” được áp dụng đánh giá đất đai tới cấp
tỉnh, từ lớp “bộ” tới “đơn vị” sẽ được áp dụng tới cấp huyện điểm và các xã thuộc
huyện điểm.
Bộ thích nghi đất đai được chia làm 3 lớp: S1 (thích nghi cao), S2 (thích nghi
trung bình), S3 (thích nghi kém).
 S1 (Thích nghi cao): Đất đai không có hạn chế có ý nghĩa đối với việc
thực hiện lâu dài một loại đất sử dụng đất được đề xuất, hoặc không làm giảm năng
xuất hoặc tăng mức đầu tư quá mức có thể chấp nhận được.


7

 S2 (Thích nghi trung bình): Đất đai có những hạn chế mà cộng chung lại ở
mức trung bình đối với việc thực hiện một loại hình sử dụng đất được đưa ra; các
giới hạn sẽ làm giảm năng suất hoặc lợi nhuận và làm gia tăng yêu cầu đầu tư. Ở
mức này lý tưởng mặc dù chất lượng của nó thấp hơn hạng S1.
 S3 (Thích nghi kém): Đất đai có những giới hạn mà cộng chung lại là
nghiêm trọng đối với loại hình sử dụng đất được đưa vào, tuy nhiên vẫn không làm
ta bỏ loại sử dụng đất đã định. Phí tổn sản xuất cao nhưng vẫn có lãi.
Bộ không thích nghi đất đai được chia làm 2 lớp: N1 (Không thích nghi
hiện tại) và N2 (không thích nghi vĩnh viễn).
 N1 (Không thích nghi hiện tại): Đất đai không thích nghi với loại hình sử
dụng đất nào đó trong điều kiện hiện tại. Những giới hạn đó có thể khắc phục được
bằng những đầu tư lớn trong tương lai.
 N2 (Không thích nghi vĩnh viễn): Đất không thích nghi với loại hình sử
dụng đất trong hiện tại và tương lai, vì có giới hạn rất nghiêm trọng mà con người

không có khả năng làm thay đổi.
Phương pháp xác định khả năng thích nghi đất đai
Sau khi đã xác lập các đơn vị đất đai và lựa chọn các loại hình sử dụng đất có
triển vọng để đánh giá, bước kế tiếp trong tiến trình đánh giá đất đai là quá trình kết
hợp, so sánh giữa LQ/LC với LUR của loại hình sử dụng đất (LUT). Kết quả của
quá trình này là xác định các mức thích nghi của từng LUT trên từng đơn vị đất đai.
Phương pháp kết hợp giữa LQ/LC và LUR theo đề nghị của FAO có các cách đối
chiếu sau:
(1) Điều kiện hạn chế: Phương pháp này thường được áp dụng trong phân
loại khả năng thích nghi đất đai, sử dụng cấp hạn chế cao nhất để xác định khả năng
thích nghi. Phương pháp này đơn giản nhưng không giải thích được sự tương tác
giữa các yếu tố.
- Ưu điểm: Đơn giản, logic và theo quy luật tối thiểu trong sinh học.
- Hạn chế: Không thể hiện được ảnh hưởng qua lại của các yếu tố và không thấy
được vai trò của các yếu tố trội, yếu tố gây ảnh hưởng có ý nghĩa quyết định hơn.


8

(2) Phương pháp toán học: Phương pháp này cho điểm các chất lượng hoặc
tính chất đất đai (LQ/LC) ứng với từng LUT, cộng các giá trị và phân cấp này thích
nghi theo tổng số điểm. Đã có các nghiên cứu theo hướng này nhưng xem mức độ
ảnh hưởng của các LQ/LC đến thích nghi cây trồng có tầm quan trọng như nhau nên
kết quả không sát với thực tế sản xuất.
Để phương pháp này mang tính khả thi cao cần thiết phải kham khảo ý kiến
chuyên gia để xác định:
(1) Xác định mức độ ảnh hưởng (trọng số wi) của các LQ/LC đến thích
nghi các LUT.
(2) Thang điểm (xi) của từng LQ/LC ứng với từng LUT. Tổng giá trị thích
nghi theo miền giá trị thích nghi (Si).

(3) Phương pháp chuyên gia: Bàn bạc với các nhà nông học, kinh tế, nông
dân,…tóm lược việc kết hợp các điều kiện khác nhau và chỉnh sửa làm sao cho
chúng có thể đánh giá được cho tất cả các khả năng thích nghi.
(4) Phương pháp xem xét kết quả về kinh tế: Trên cơ sở so sánh các kết quả
đánh giá về kinh tế với tính chất đất đai, sau đó đưa ra phân cấp đánh giá.
Trong đề tài này, áp dụng phương pháp điều kiện hạn chế lớn nhất cho
đánh giá thích nghi tự nhiên, đồng thời kết hợp với phương pháp MCA trong
đánh giá thích nghi bền vững (đánh giá tổng hợp các lĩnh vực: Tự nhiên, kinh tế,
xã hội, môi trường).
Các chỉ tiêu, tiêu chuẩn, ngưỡng trong đánh giá thích nghi bền vững Chỉ tiêu:
Số liệu thống kê môi trường xung quanh, số liệu này được đo lường nó phản ánh
tình trạng môi trường hoặc thay đổi trong các điều kiện khác nhau (ví dụ: tấn/ha do
điều kiện xói mòn, tỷ lệ tăng/ giảm do xói mòn).
Tiêu chuẩn: Các tiêu chuẩn hoặc quy tắc (mô hình, kiểm tra hoặc biện pháp)
để quyết định phán đoán trong điều kiện môi trường xung quanh (ví dụ: Đánh giá
tác động của mức độ xói mòn vào năng suất, chất lượng nước,...)
Ngƣỡng: Mức vượt quá mà hệ thống xảy ra thay đổi đáng kể, điểm mà tại đó
các tác động vào sẽ phản ứng, thay đổi (ví dụ: Mức xói mòn mà tại đó không thể
chấp nhận được). (Đào Châu Thu, Nguyễn Khang, 1998). [17]


9

2.1.2 Tổng quan về cây lúa
2.1.2.1 Nguồn gốc của cây lúa
Về nguồn gốc cây lúa, đã có nhiều tác giả đề cập tới nhưng cho tới nay vẫn
chưa có những dữ liệu chắc chắn và thống nhất. Có một điều là lịch sử cây lúa đã có
từ lâu và gắn liền với lịch sử phát triển của nhân dân các nước Châu Á.
Makkey cho rằng vết tích cây lúa cổ xưa nhất được tìm thấy trên các di chỉ
đào được ở vùng Penjab Ấn Độ, có lẽ của các bộ lạc sống ở vùng này cách đây

khoảng 2000 năm.
Vavilov (1926), trong nghiên cứu nổi tiếng của ông về sự phân bố đa dạng di
truyền của cây trồng, cho rằng lúa trồng được xem như phát triển từ Ấn Độ.
Roschevicz (1931) phân các loài Oryza thành 4 nhóm: Sativa, Granulata,
Coarctata và Rhynchoryza, đồng thời khẳng định nguồn gốc của Oryza sativa là một
trường hợp của nhóm Sativa, có lẽ là Oryza sativa f. spontanea, ở Ấn Độ, Đông
Dương hoặc Trung Quốc.
Chowdhury và Ghosh thì cho rằng những hạt thóc hóa thạch cổ nhất của thế
giới đã được tìm thấy ở Hasthinapur (Bang Uttar Pradesh - Ấn Độ) vào khoảng năm
1000 – 750 trước Công Nguyên, tức cách nay hơn 2500 năm.
Theo Grist D.H cây lúa xuất phát từ Đông Nam Á, từ đó lan dần lên phía
Bắc. Gutchtchin, Ghose, Erughin và nhiều tác giả khác thì cho rằng Đông Dương là
cái nôi của lúa trồng. De Candolle, Rojevich lại quan niệm rằng Ấn Độ mới là nơi
xuất phát chính của lúa trồng. Đinh Dĩnh (Trung Quốc) dựa vào lịch sử phát triển
lúa hoang ở trong 42 nước cho rằng lúa trồng có xuất xứ ở Trung Quốc. Một số nhà
nghiên cứu Việt Nam lại cho rằng nguồn gốc cây lúa là ở Miền Nam nước ta và
Campuchia.
Sampath và Rao (1951) cho rằng sự hiện diện của nhiều loại lúa hoang ở Ấn
Độ và Đông Nam Á chứng tỏ rằng Ấn Độ, Miến Điện hay Đông Dương là nơi xuất
xứ của lúa trồng. Sato (Nhật Bản) cũng cho rằng lúa có nguồn gốc ở Ấn Độ, Việt
Nam và Miến Điện


10

Tuy có nhiều ý kiến nhưng chưa thống nhất, nhưng căn cứ vào các tài liệu
lịch sử, di tích khảo cổ, đặc điểm sinh thái học của cây lúa trồng và sự hiện diện
rộng rãi của các loài lúa hoang dại trong khu vực, nhiều người đồng ý rằng nguồn
gốc cây lúa là ở vùng đầm lầy Đông Nam Á, rồi từ đó lan dần đi các nơi. Thêm vào
đó, sự kiện thực tế là cây lúa và nghề trồng lúa đã có từ rất lâu ở vùng này, lịch sử

và đời sống của các dân tộc Đông Nam Á lại gắn liền với lúa gạo đã minh chứng
nguồn gốc của lúa trồng.
Chang (1976), nhà di truyền học cây lúa của Viện Nghiên Cứu lúa Quốc Tế
(IRRI), đã tổng kết nhiều tài liệu khác nhau và cho rằng việc thuần hóa lúa trồng có
thể đã được tiến hành một cách độc lập cùng một lúc ở nhiều nơi, dọc theo vành đai
trải dài từ đồng bằng sông Ganges dưới chân phía đông của dãy núi Hy-Mã-LạpSơn (Himalayas - Ấn Độ), ngang qua Bắc Miến Điện, Bắc Thái Lan, Lào và Việt
Nam, đến Tây Nam và Nam Trung Quốc. (Nguyễn Ngọc Đệ, 2008). [5]
2.1.2.2 Nguồn gốc của cây lúa nếp Vải
Lúa nếp Vải là đặc sản của huyện Phú Lương có từ lâu đời của cha ông truyền
lại, trong đó, vùng gieo cấy giống lúa này tập trung chủ yếu ở các xã: Hợp Thành,
Phủ Lý, Ôn Lương…. Giống lúa nếp Vải đặc sản đã được gieo cấy trên đồng đất Phú
Lương từ lâu nhưng chưa được nghiên cứu để nhân rộng ra trên địa bàn.
Trong những năm qua việc áp dụng những tiến kỹ thuật, đưa những giống
cây trồng có năng suất và chất lượng cao vào sản xuất luôn nhận được sự quan tâm
của cấp Uỷ - Chính quyền các cấp. Việc lựa chọn, cơ cấu những giống cây trồng có
tiềm năng, năng suất cao và chất lượng tốt vào sản xuất đã góp phần bảo đảm an
ninh lương thực và nâng cao đời sống của người dân.
Được sự quan tâm tạo điều kiện của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở Khoa học
và Công nghệ, sự chỉ đạo của UBND huyện Phú Lương, sự phối hợp chỉ đạo của
UBND 03 xã Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, sự nhiệt tình của cán bộ kỹ thuật từ
huyện đến cơ sở và đặc biệt sự nhiệt tình của các hộ nông dân tham gia thực hiện
mô hình. Vì vậy mô hình được triển khai theo đúng tiến độ và kết quả đạt được rất
khả quan (UBND huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên (2013). [23]


11

Từ năm 2009, được sự hỗ trợ của Sở Khoa học & Công nghệ tỉnh, Phòng
Nông nghiệp&PTNT đã phối hợp với UBND xã Ôn Lương triển khai thành công dự
án Ứng dụng tiến bộ KHCN xây dựng mô hình phát triển vùng sản xuất lúa Nếp vải

đặc sản tại xã Ôn Lương, dự án thực hiện có ý nghĩa to lớn là góp phần bảo tồn
được nguồn gen quý, phục tráng được giống lúa địa phương; Kết quả qua 03 năm
thực hiện (2009 -2011) cho thấy huyện Phú Lương có điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng
rất thích hợp cho cây lúa Nếp vải phát triển, năng suất, chất lượng lúa Nếp vải ở nơi
đây cao hơn hẳn so với các giống lúa nếp khác, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế
cao trong sản xuất nông nghiệp, sản phẩm gạo nếp vải đáp ứng được thị hiếu của
người tiêu dùng.
Xuất phát từ thực tiễn nêu trên, năm 2012 Uỷ ban nhân dân huyện Phú
Lương tiếp tục đề xuất và tổ chức triển khai xây dựng mô hình “Ứng dụng KH&CN
sản xuất lúa Nếp vụ mùa năm 2012 tại huyện Phú Lương với quy mô 50 ha tại 05 xã
Ôn Lương, Phủ Lý, Hợp Thành, Yên Đổ, Yên Trạch.
Mục tiêu của mô hình nhân rộng vùng chuyên canh sản xuất lúa Nếp vải đặc
sản tại địa phương, xây dựng quy trình canh tác thích hợp và chuyển giao khoa học
công nghệ đến người dân để nâng cao năng xuất và chất lượng nhân ra diện rộng
trên địa bàn. (UBND huyện Phú Lương – tỉnh Thái Nguyên (2012). [24]
2.1.2.3 Đặc điểm sinh thái của cây lúa
* Nhiệt độ
Nhiệt độ có tác dụng quyết định đến tốc độ sinh trưởng của cây lúa nhanh
hay chậm, tốt hay xấu. Trong phạm vi giới hạn (20-30 C), nhiệt độ càng tăng cây
lúa phát triển càng mạnh. Nhiệt độ trên 40 o C hoặc dưới 17 C, cây lúa tăng trưởng
chậm lại. Dưới 13 C cây lúa ngừng sinh trưởng, nếu kéo dài 1 tuần lễ cây lúa sẽ
chết. Phạm vi nhiệt độ mà cây lúa có thể chịu đựng được và nhiệt độ tối hảo thay
đổi tùy theo giống lúa, giai đoạn sinh trưởng, thời gian bị ảnh hưởng là tình trạng
sinh lý của cây lúa. Nói chung, các giống lúa ôn đới chịu đựng nhiệt độ thấp giỏi
hơn các giống lúa nhiệt đới và ngược lại. Cây lúa già chịu đựng giỏi hơn cây lúa
non; thời gian bị ảnh hưởng càng dài, cây lúa càng suy yếu thì khả năng chịu đựng
càng kém.


12


Đối với lúa nước, cả nhiệt độ không khí lẫn nhiệt độ nước đều có ảnh hưởng
trên sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Suốt từ đầu đến khi tượng khối sơ khởi,
đỉnh sinh trưởng của lá, chồi và bông nằm trong nước nên ảnh hưởng của nhiệt độ
rất quan trọng. Tuy nhiên, sự vươn dài của lá và sự phát triển chiều cao chịu ảnh
hưởng cả nhiệt độ nước và không khí. Đến khi đòng lúa vươn ra khỏi nước, vào
khoảng giai đọan phân bào giảm nhiễm, th́ ảnh hưởng của nhiệt độ không khí trở
nên quan trọng hơn. Do đó, có thể nói rằng, nhiệt độ nước và không khí ảnh hưởng
trên năng suất và các thành phần năng suất lúa thay đổi tùy giai đoạn sinh trưởng
của cây. Trong giai đọan sinh trưởng ban đầu, nhiệt độ nước ảnh hưởng đến năng
suất thông qua việc ảnh hưởng lên số bông trên bụi. Giai đoạn giữa nhiệt độ nước
ảnh hưởng lên số hạt trên bông và phần trăm hạt chắc. Đến giai đoạn sau, nhiệt độ
không khí sẽ ảnh hưởng lên năng suất thông qua ảnh hưởng trên phần trăm hạt chắc
và trọng lượng hạt. Trong phạm vi nhiệt độ từ 22-31 C tốc độ tăng trưởng của cây
lúa hầu như gia tăng theo đường thẳng cùng với sự gia tăng nhiệt độ
*Ánh sáng
Ánh sáng ảnh hưởng rất lớn đến sinh trưởng, phát triển và phát dục của
cây lúa trên 2 phương diện: cường độ ánh sáng và độ dài chiếu sáng trong ngày
(quang kỳ).
*Lượng mưa
Trong điều kiện thủy lợi chưa hoàn chỉnh, lượng mưa là một trong những
yếu tố khí hậu có tính chất quyết định đến việc hình thành các vùng trồng lúa và các
vụ lúa trong năm. Trong mùa mưa ẩm, lượng mưa cần thiết cho cây lúa trung bình
là 6 – 7 mm/ngày và 8 – 9 mm/ngày trong mùa khô nếu không có nguồn nước khác
bổ sung. Nếu tính luôn lượng nước thấm rút và bốc hơi thì trung bình 1 tháng cây
lúa cần một lượng mưa khoảng 200 mm và suốt vụ lúa 5 tháng cần khoảng 1000
mm. Nếu công tác thủy lợi được thực hiện tốt, ruộng lúa chủ động nước thì mưa
không có lợi cho sự gia tăng năng suất lúa. Ngược lại mưa nhiều, gió to, trời âm u,
ít nắng, cây lúa phát triển không thuận lợi. Mưa còn tạo điều kiện ẩm độ thích hợp
cho sâu bệnh phát triển làm hại lúa



13

* Đất đai
Nói chung, đất trồng lúa cần giàu dinh dưỡng, nhiều hữu cơ, tơi xốp, thoáng
khí, khả năng giữ nước, giữ phân tốt, tầng canh tác dầy để bộ rễ ăn sâu, bám chặt vào
đất và huy động nhiều dinh dưỡng nuôi cây. Loại đất thịt hay đất thịt pha sét, ít chua
hoặc trung tính (pH = 5,5-7,5) là thích hợp đối với cây lúa. Tuy nhiên, muốn trồng lúa
đạt năng suất cao, đất ruộng cần bằng phẳng và chủ động nước. (Nguyễn Ngọc Đệ,
2008). [5]
2.1.2.4 Yêu cầu sử dụng đất của cây lúa
Theo Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp – Bộ Nông nghiệp và Phát
triển Nông thôn (2010), [27]. Tiêu chuẩn quốc gia, TCVN:2010 về quy trình đánh
giá đất sản xuất nông nghiệp phục vụ quy hoạch sử dụng đất cấp huyện xác yêu cầu
sử dụng đất của cây lúa được xác định như sau:
Bảng 2.1: Yêu cầu sử dụng đất của cây lúa
Mức độ thích hợp
S2
S3
N
Mi, Sp2
M, Cm
Mn, Cc
c
g,b
a
Vàn cao,
Địa hình tương đối Vàn, vàn thấp
Trũng

Cao
vàn thấp
Điều kiện tưới (I)
Chủ động Bán chủ động Khó khăn Không tưới
1
2 vụ lúa Điều kiện tiêu (DRA) Chủ động Bán chủ động Khó khăn Không tiêu úng
pHKCl
5,0 - 6,5
> 6,5 - 7,5 > 7,5; < 5,0
OM (%)
>2
1-2
<1
CEC (me/100 g đất)
> 20
10 - 20
< 10
V%
> 80
50 - 80
< 50
TMT %
< 0,3
0,3 - 2,0
> 2,0
Loại đất
Pe, Pc, Pf Mi, Sp2, Pg
M, Cm
Mn, Cc
TPCG

c, d
b, e
g
a
Địa hình tương đối
Vàn
Vàn cao
Vàn thấp
Trũng, Cao
Điều kiện tưới
Chủ động
Chủ động Bán chủ động Không tưới
Chủ động
Chủ động Bán chủ độngKhông tiêu úng
2 lúa + 1 Điều kiện tiêu
2
màu
pHKCl
5,0 - 6,5
> 6,5 - 7,5 > 7,5; < 5,0
OM (%)
>2
1-2
<1
CEC (me/100 g đất)
> 20
10 - 20
< 10
V%
> 80

50 - 80
< 50
TMT %
< 0,3
0,3 - 2,0
> 2,0
(Nguồn: Viện Quy Hoạch và Thiết kế Nông Nghiệp Bộ Nông nghiệp và Phát triển

TT

LUT

Chất lƣợng và đặc
điểm đất đai
S1
Loại đất (G)
Pg, Pe, Pc, Pf
TPCG (TE)
e,d

Nông thôn (2010)


14

Ghi chú:
- Loại đất:
+ Đất cát ven sông (Cb)
+ Đất cát ven sông (Cb)
+ Đất phù sa được bồi trung tính, ít chua (Pbe)

+ Đất phù sa không được bồi trung tính, ít chua (Pe)
+ Đất phù sa không được bồi, chua (Pc)
+ Đất phù sa giây (Pg)
+ Đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng (Pf)
+ Đất phù sa úng trũng (Pj)
+ Đất đen trên sản phẩm bồi tụ cacbonat (RDv)
- Thành phần cơ giới:
+ a: cát
+ b: cát pha
+ c1: Thịt nhẹ
+ c2: Thịt trung bình
+ c3: Thịt nặng
2.1.3 Tổng quan về GIS
2.1.3.1 Khái niệm GIS
Hệ thống thông tin địa lý (Geographic Information System - GIS) là một nhánh
của công nghệ thông tin được hình thành vào những năm 1960 và phát triển rất rộng rãi
trong 10 năm lại đây. GIS là một công cụ máy tính để lập bản đồ và phân tích sự vật,
hiện tượng thực trên trái đất. Công nghệ GIS kết hợp các thao tác cơ sở dữ liệu thông
thường (như cấu trúc hỏi đáp) và các phép phân tích thống kê, phân tích địa lý, trong
đó phép phân tích địa lý và hình ảnh được cung cấp duy nhất từ các bản đồ. Những khả
năng này phân biệt GIS với các hệ thống thông tin khác và khiến cho GIS có phạm vi
ứng dụng rộng trong nhiều lĩnh vực khác nhau (phân tích các sự kiện, dự đoán tác
động, hoạch định chiến lược) (Phạm Hữu Đức, 2006). [7]
- Các định nghĩa về GIS
“Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống thông tin bao gồm một số hệ con
có khả năng biến đổi các dữ liệu địa lý thành những thông tin có ích”.


15


“Gis là một tập hợp các công cụ cho việc thu thập, lưu trữ, thể hiện và chuyển đổi
các số liệu mang tính chất không gian từ thế giới thực phục vụ các mục đích cụ thể".
“Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống quản trị cơ sở dữ liệu bằng máy
tính để thu thập và hiển thị không gian”. (Nguyễn Kim Lợi, Lê Cảnh Định, Trần
Thống Nhất, 2009). [12]
“Hệ thống thông tin địa lý là một tập hợp có tổ chức bao gồm phần cứng, phần
mềm máy tính, dữ liệu địa lý và con người, được thiết kế nhằm mục đích nắm bắt,
lưu trữ, cập nhập, điều khiển, phân tích và kết xuất” (ESRI, 2010 ). [28]
“Hệ thống thông tin địa lý là một hệ thống tự động thu thập, lưu trữ, phân
tích và hiển thị dữ liệu về các đối tượng, các hiện tượng, các sự kiện theo không
gian và thời gian”.
Thông tin địa lý là những thông tin quan trọng để đưa ra những quyết định
nhanh chóng. Các phân tích GIS phụ thuộc vào chất lượng, giá trị và tính tương
thích của các dữ liệu địa lý dạng số. Việc chia sẻ dữ liệu sẽ kích thích sự phát triển
các nhu cầu về sản phẩm và dịch vụ GIS. Các nguồn dữ liệu tăng thêm nhờ sự kết
hợp của GIS với GPS (Hệ thống định vị toàn cầu) và công nghệ viễn thám đã cung
cấp các công cụ thu thập dữ liệu hiệu quả hơn.
GIS cho phép tạo lập bản đồ, phối hợp thông tin, khái quát các viễn cảnh,
giải quyết các vấn đề phức tạp và phát triển các giải pháp hiệu quả mà trước đây
không thực hiện được. GIS là một công cụ được các cá nhân, tổ chức, trường học,
chính phủ và các doanh nghiệp sử dụng nhằm hướng tới các phương thức mới giải
quyết vấn đề. Nhờ khả năng xử lý các tập hợp dữ liệu lớn từ các cơ sở dữ liệu phức
tạp nên GIS thích hợp với các nhiệm vụ quản lý tài nguyên và môi trường. Các mô
hình phức tạp cũng dễ dàng cập nhật thông tin nhờ sử dụng GIS.
Lập bản đồ và phân tích địa lý không phải là kỹ thuật mới, nhưng GIS thực thi
các công việc này tốt hơn và nhanh hơn các phương pháp thủ công cũ. Trước công
nghệ GIS, chỉ có một số ít người có những kỹ năng cần thiết để sử dụng thông tin địa
lý giúp ích cho việc giải quyết những vấn đề và đưa ra các quyết định. GIS được sử
dụng để cung cấp thông tin nhanh hơn và hiệu quả hơn cho các nhà hoạch định chính
sách. Các cơ quan chính phủ dùng GIS trong quản lý tài nguyên thiên nhiên, trong

các hoạt động quy hoạch, mô hình hóa và quan trắc. GIS đã được công nhận là một
hệ thống với nhiều lợi ích không chỉ trong công tác thu thập đo đạc địa lý mà còn


16

trong các công tác điều tra tài nguyên thiên nhiên, phân tích hiện trạng và dự báo xu
hướng diễn biến tài nguyên môi trường.
2.1.3.2 Thành phần hệ thống GIS
Theo ShahabFazal (2008), GIS có 6 thành phần cơ bản như sau:
- Phần cứng: Bao gồm hệ thống máy tính mà các phần mềm GIS chạy trên đó.
Việc lựa chọn hệ thống máy tính có thể là máy tính cá nhân hay siêu máy tính. Các
máy tính cần thiết phải có bộ vi xử lý đủ mạnh để chạy phần mềm và dung lượng bộ
nhớ đủ để lưu trữ thông tin (dữ liệu).
- Phần mềm: Phần mềm GIS cung cấp các chức năng và công cụ cần thiết để lưu
trữ, phân tích, và hiển thị dữ liệu không gian. Nhìn chung, tất cả các phần mềm GIS có
thể đáp ứng được những yêu cầu này, nhưng giao diện của chúng có thể khác nhau.
- Dữ liệu: Dữ liệu địa lý và dữ liệu thuộc tính liên quan là nền tảng của GIS.
Dữ liệu này có thể được thu thập nội bộ hoặc mua từ một nhà cung cấp dữ liệu
thương mại. Bản đồ số là hình thức dữ liệu ðầu vào cõ bản cho GIS. Dữ liệu thuộc
tính ði kèm ðối týợng bản ðồ cũng có thể ðýợc ðính kèm với dữ liệu số. Một hệ thống
GIS sẽ tích hợp dữ liệu không gian và các dữ liệu khác bằng cách sử dụng hệ quản trị
cõ sở dữ liệu.
- Phýõng pháp: Một hệ thống GIS vận hành theo một kế hoạch, ðó là những
mô hình và cách thức hoạt động đối với mỗi nhiệm vụ. Về cơ bản, nó bao gồm các
phương pháp phân tích không gian cho một ứng dụng cụ thể. Ví dụ, trong thành lập
bản đồ, có nhiều kĩ thuật khác nhau như tự động chuyển đổi từ raster sang vector
hoặc vector hóa thủ công trên nền ảnh quét.
- Con người: Người sử dụng GIS có thể là các chuyên gia kĩ thuật, đó là người
thiết kế và thực hiện hệ thống GIS, hay có thể là người sử dụng GIS để hỗ trợ cho các

công việc thường ngày. GIS giải quyết các vấn đề không gian theo thời gian thực.
Con người lên kế hoạch, thực hiện và vận hành GIS để đưa ra những kết luận, hỗ
trợ cho việc ra quyết định.
- Mạng lưới: với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin, ngày nay
thành phần có lẽ cơ bản nhất trong GIS chính là mạng lưới. Nếu thiếu nó, không thể
có bất cứ giao tiếp hay chia sẻ thông tin số. GIS ngày nay phụ thuộc chặt chẽ vào
mạng internet, thu thập và chia sẻ một khối lượng lớn dữ liệu địa lý. (Shahab Fazal,
2008). [31]


×