Tải bản đầy đủ (.pdf) (240 trang)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.31 MB, 240 trang )

BỘ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

PHẠM HOÀI NAM

QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG
TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quản lý kinh tế (Quản lý Công)
Mã số

: 62 34 04 10

LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học:

1. GS.TS.NGUYỄN ĐÌNH HƯƠNG
2. TS. ĐÀO THANH TÙNG

HÀ NỘI - 2016


iii

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................. i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................... ii
MỤC LỤC ........................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ............................................................... vii
DANH MỤC BẢNG......................................................................................... viii


DANH MỤC HÌNH VẼ ...................................................................................... x
PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................. 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ........................................................................ 8
1.1.

Các công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................... 9

1.1.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền .................................. 9
1.1.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình
trả tiền .....................................................................................................10
1.1.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền .....................13
1.2.

Các công trình nghiên cứu trong nước ..................................................14

1.2.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền .................................14
1.2.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình
trả tiền .....................................................................................................16
1.2.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền .....................18
1.3.

Kết luận rút ra từ tổng quan nghiên cứu ..............................................26

1.3.1. Một số nội dung đạt được sự nhất trí cao ..................................................26
1.3.2. Một số vấn đề liên quan tới đề tài cần nghiên cứu, làm rõ.........................26
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN ....................................................28
2.1. Hoạt động truyền hình trả tiền ...................................................................28
2.1.1. Khái niệm hoạt động truyền hình trả tiền .................................................28

2.1.2. Đặc điểm của hoạt động truyền hình trả tiền .............................................30


iv

2.1.3. Phân loại hoạt động truyền hình trả tiền....................................................34
2.2.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ....................36

2.2.1. Khái niệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ..........36
2.2.2. Tính tất yếu của quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ........39
2.2.3. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............43
2.2.4. Nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền.........45
2.2.5. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............47
2.2.6. Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............53
2.2.7. Nhân tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền ......................................................................................................55
2.3.

Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại một số quốc gia trên thế giới và bài học rút ra cho Việt Nam..63

2.3.1. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại
các quốc gia Châu Âu ...............................................................................63
2.3.2. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền của Mỹ .............................................................................................64
2.3.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
của Nhật Bản ............................................................................................66
2.3.4. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền

của Singapore ...........................................................................................67
2.3.5. Kinh nghiệm quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
của Trung Quốc ........................................................................................69
2.3.6. Bài học rút ra về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại Việt Nam ......................................................................................70
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................................72
3.1.

Quy trình nghiên cứu .............................................................................72

3.2.

Khung lý thuyết nghiên cứu ...................................................................72

3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu, dữ liệu nghiên cứu ....................................73
3.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu........................................................................76


v

Chương 4: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT
ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN TẠI VIỆT NAM ....................................77
4.1.

Tổng quan về hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam .................77

4.1.1. Khái quát sự ra đời và phát triển của dịch vụ truyền hình trả tiền tại Việt Nam ....77
4.1.2. Thực trạng hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam ...............................79
4.2.


Bộ máy và cơ sở pháp lý quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam ......................................................................92

4.2.1. Bộ máy quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam ..92
4.2.2. Cơ sở pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả
tiền tại Việt Nam ......................................................................................95
4.3.

Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
tại Việt Nam ............................................................................................98

4.3.1. Thực trạng quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền..........................98
4.3.2. Thực trạng quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền .............................114
4.3.3. Thực trạng quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền .....................124
4.3.4. Thực trạng quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền ......136
4.3.5. Thực trạng quản lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền hình trả tiền ........141
4.4.

Đánh giá quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
tại Việt Nam ..........................................................................................147

4.4.1. Đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của quản lý nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền tại Việt Nam ............................................................147
4.4.2. Đánh giá theo nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền tại Việt Nam ...............................................................................162
Chương 5: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG TRUYỀN HÌNH TRẢ TIỀN .......................................169
5.1.

Dự báo tiềm năng phát triển hoạt động truyền hình trả tiền tại

Việt Nam đến năm 2020 và sự cần thiết phải hoàn thiện luật
pháp, chính sách quản lý vĩ mô của nhà nước đối với hoạt động
truyền hình trả tiền .............................................................................169


vi

5.1.1. Dự báo tiềm năng phát triển hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam
đến năm 2020 .........................................................................................169
5.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện luật pháp, chính sách quản lý vĩ mô của nhà
nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền ............................................170
5.2.

Quan điểm và phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với
hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam .......................................171

5.2.1. Quan điểm hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền tại Việt Nam ...............................................................................171
5.2.2. Phương hướng hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam .......................................................................172
5.3.

Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam ....................................................................173

5.3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý cung cấp dịch vụ truyền hình trả tiền .......173
5.3.2. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý nội dung trên truyền hình trả tiền ..........183
5.3.3. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý chất lượng dịch vụ truyền hình trả tiền.....187
5.3.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ
truyền hình trả tiền .................................................................................190

5.3.5. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý giá thành, giá cước dịch vụ truyền
hình trả tiền ............................................................................................194
5.3.6. Nhóm giải pháp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao kiến thức quản lý nhà
nước về hoạt động truyền hình trả tiền cho cán bộ quản lý .....................198
5.4.

Một số kiến nghị ...................................................................................201

5.4.1. Các kiến nghị chung ...............................................................................201
5.4.2. Các kiến nghị cụ thể ...............................................................................201
KẾT LUẬN ......................................................................................................205
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN
QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .....................................................................208
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...............................................................................209
PHỤ LỤC


2

năm 2015). So với các nước trên thế giới thì (60-80%) thì tỷ lệ này vẫn còn thấp.
Do đó, khoảng trống dành cho thị trường còn rất rộng và tỷ lệ này được dự báo sẽ
tăng trưởng lên 10% tới 15% vào năm 2016. Đặc biệt là thị trường nông thôn còn
đang bị bỏ ngỏ.
Tính đến thời điểm hiện tại, số lượng hộ dân chưa sử dụng dịch vụ còn rất lớn
nhưng thị trường THTT tại Việt Nam lại đang đứng trước những thách thức không
hề nhỏ. Thách thức với các doanh nghiệp hiện nay ngoài việc phải cung cấp nội
dung, đường truyền tốt thì còn phải đối mặt với sự xuất hiện của các truyền hình
OTT (Over-The-Top). Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với các thuê
bao ảo (người dân tự đấu nối xem truyền hình trộm). Ngoài ra, tình trạnh cạnh tranh
không lành mạnh giữa các doanh nghiệp trên thị trường vẫn diễn ra mà chưa có sự

quản lý chặt chẽ từ phía các cơ quan có thẩm quyền.
Để thực hiện tốt quản lý nhà nước (QLNN) về dịch vụ THTT, ngày 24/3/2011,
Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg ban hành Quy chế quản
lý thị trường dịch vụ THTT và Quyết định số 18a/2013/QĐ-TTg ngày 29/03/2014
của Thủ tướng Chính Phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quy chế quản lý
hoạt động THTT ban hành kèm theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg. Theo đó, các
đơn vị hoạt động dịch vụ THTT được tổ chức lại theo quy chế của Chính phủ;
khuyến khích THTT theo công nghệ hiện đại vừa phục vụ nhiệm vụ chính trị của
Đảng và Nhà nước, vừa đáp ứng nhu cầu thông tin giải trí ngày càng đa dạng của
người dân. Có thể nói sự ra đời của thị trường THTT là tất yếu khách quan, đó
chính là hệ quả của quan hệ cung cầu đối với dịch vụ THTT cùng với sự phát triển
của nhu cầu xem truyền hình ngày càng cao của khán giả. Giá cả của THTT phụ
thuộc vào nhiều yếu tố trong đó cần phải có sự điều tiết của cơ quan quản lý nhằm
đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh, tạo sự phát triển đồng bộ cho thị trường. Một thị
trường THTT phát triển sẽ đem lại cho khán giả xem truyền hình nhiều thông tin
hữu ích, mang lại cuộc sống nhiều màu sắc đa dạng mà trong đó người xem truyền
hình luôn là đối tượng được các nhà cung cấp dịch vụ quan tâm chăm sóc. Dịch vụ
THTT luôn đáp ứng đa dạng đối với người xem truyền hình trong đó các nhà cung


3

cấp dịch vụ THTT thường đưa ra các gói kênh nhằm thu hút khán giả từ gói cơ bản
tới gói cao cấp. Theo đó tùy theo số tiền mà người xem chấp nhận chi trả thì nhà
cung cấp sẽ có những gói kênh phù hợp để người xem tiếp cận được với hệ thống
truyền hình một cách dễ dàng nhất.
Nhằm đáp ứng nhu cầu của nhân dân, những năm qua Nhà nước đã ban hành
nhiều chính sách phát triển dịch vụ truyền hình, nhờ đó hệ thống THTT đã có sự
phát triển khá nhanh. Hiện nay tại mỗi tỉnh và thành phố trong cả nước đều có một
mạng truyền hình cáp, 43% hộ gia đình ở thành thị sử dụng truyền hình cáp, 18%

hộ gia đình sử dụng thiết bị thu tín hiệu từ vệ tinh. Bên cạnh những mặt tích cực,
vấn đề QLNN đối với hoạt động THTT cũng còn bất cập, nhiều nội dung cần có sự
quản lý và điều chỉnh để phát triển bền vững. Tình trạng buông lỏng quản lý, cạnh
tranh không lành mạnh, vi phạm bản quyền đã xảy ra. Bởi vậy, cùng với sự phát
triển của THTT cần phải có sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước để hoạt động THTT
phát triển vững chắc.
Mặt khác, hợp tác quốc tế trong khu vực và thế giới về công nghệ truyền hình,
ảnh hưởng của hiệp định TPP đòi hỏi Việt Nam không chỉ phải nâng cao năng lực
cạnh tranh của các đơn vị cung ứng dịch vụ THTT của ngành phát thanh truyền
hình mà còn phải phát triển theo hướng hài hòa các chính sách QLNN đối với hoạt
động này. Các yếu tố này đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải rà soát, đánh giá một cách hệ
thống, khoa học thực trạng hiện tại và có giải pháp phù hợp, hiệu quả để thực hiện
QLNN đối với hoạt động THTT trong giai đoạn tới.
Ứng với tầm quan trọng của công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực THTT
đã có một số văn bản chỉ đạo một số cơ sở của trực thuộc lĩnh vực THTT phải nâng
cao chất lượng các chương trình truyền hình cũng như chất lượng phục vụ. Với yêu
cầu cấp thiết này, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài “Quản lý nhà nước đối với
hoạt động truyền hình trả tiền tại Việt Nam” làm đối tượng nghiên cứu luận án
tiến sĩ của mình.

2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở khoa học và thực tiễn đánh giá về thực trạng QLNN đối với hoạt
động THTT ở Việt Nam, luận án đề xuất các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện


4

QLNN đối với hoạt động THTT. Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, luận án xác
định những nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể sau:
Thứ nhất, xây dựng khung lý thuyết cho nghiên cứu về QLNN đối với hoạt

động THTT. Xác định những tiêu chí đánh giá và những yếu tố ảnh hưởng đến
QLNN đối với hoạt động THTT.
Thứ hai, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT ở Việt Nam
trong giai đoạn 2010-2015; xây dựng một bức tranh toàn diện và chi tiết về thực
trạng dịch vụ THTT tại Việt Nam hiện nay, chỉ ra sự cần thiết của QLNN đối với
hoạt động THTT, đồng thời đánh giá hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt
động THTT, làm rõ được những kết quả đã đạt được và những mặt còn tồn tại của
hoạt động THTT tại Việt Nam.
Thứ ba, đề xuất và kiến nghị một số giải pháp có cơ sở khoa học nhằm nâng
cao hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt động THTT trong tương lai, giai
đoạn 2015-2025.

3. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, luận án sẽ tập trung trả lời các câu hỏi
nghiên cứu sau:
(i) Dịch vụ THTT là gì? Dịch vụ THTT có những đặc điểm gì? Hiện nay có
những loại hình dịch vụ THTT nào?
(ii) QLNN đối với hoạt động THTT là gì? QLNN đối với hoạt động THTT
hướng đến những mục tiêu nào?
(iii) QLNN đối với hoạt động THTT phải tuân thủ những nguyên tắc nào?
(iv) QLNN đối với hoạt động THTT bao gồm những nội dung cơ bản nào?
(v) Có những tiêu chí nào có thể sử dụng để đánh giá công tác QLNN đối với
hoạt động THTT?
(vi) Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động THTT?
(vii) Bộ máy QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam bao gồm những cơ
quan nào? Chức năng, nhiệm vụ của mỗi cơ quan?
(viii) Thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam trong thời gian
qua như thế nào? Những điểm mạnh đã đạt được? Những điểm yếu còn tồn tại và
nguyên nhân nào dẫn đến những điểm yếu đó?



5

(ix) Quan điểm, phương hướng hoàn thiện QLNN đối với hoạt động THTT tại
Việt Nam đến năm 2020 như thế nào?
(x) Có những giải pháp và kiến nghị nào nhằm hoàn thiện QLNN đối với hoạt
động THTT tại Việt Nam?

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu về QLNN đối với hoạt
động THTT tại Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: Luận án tập trung nghiên cứu 05 nội dung cơ bản của công tác
QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam theo Quyết định số 20/2011/QĐ-TTg
ngày 24/03/2011 về Quy chế quản lý thị trường dịch vụ THTT, bao gồm:
(1) Quản lý cung cấp dịch vụ THTT;
(2) Quản lý nội dung trên THTT;
(3) Quản lý chất lượng dịch vụ THTT;
(4) Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT;
(5) Quản lý giá thành, giá cước dịch vụ THTT.
+ Về không gian: Nghiên cứu QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam.
Trong đó, tập trung vào đối tượng là các đơn vị cung cấp dịch vụ THTT tại một số
thành phố lớn gồm: thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hải
Phòng và thành phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: Luận án xem xét, đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động
THTT tại Việt Nam từ năm 2010 đến năm 2015; đưa ra quan điểm, định hướng, giải
pháp hoàn thiện QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam đến năm 2020.

5. Đóng góp mới của luận án
Về mặt khoa học:

Luận án đã hệ thống hóa và góp phần phát triển lý luận về QLNN đối với hoạt
động THTT dựa trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu trong và ngoài
nước trước đây về vấn đề này, cụ thể là:


6

- Làm rõ những nội dung liên quan đến dịch vụ THTT, bao gồm: khái
niệm, đặc điểm, phân loại. Từ đó làm rõ những nội dung có liên quan đến hoạt
động THTT.
- Xác định được 05 nội dung QLNN đối với hoạt động THTT bao gồm: Quản
lý cung cấp dịch vụ THTT; Quản lý nội dung trên THTT; Quản lý chất lượng dịch
vụ THTT; Quản lý hạ tầng kỹ thuật cung cấp dịch vụ THTT; Quản lý giá thành, giá
cước dịch vụ THTT. Đây là những nhiệm vụ cơ bản trong công tác QLNN đối với
hoạt động THTT ở Việt Nam hiện nay.
- Xây dựng bộ tiêu chí đánh giá tính hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt
động THTT, tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng QLNN đối với hoạt động
THTT tại Việt Nam; đồng thời, vận dụng bộ tiêu chí và phương pháp điều tra xã hội
học để tiến hành đánh giá thực trạng hiệu lực, hiệu quả của QLNN đối với hoạt động
THTT ở Việt Nam, từ đó rút ra đánh giá chung thực trạng nghiên cứu các hạn chế dựa
trên phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với hoạt động THTT thời gian qua.
Về mặt thực tiễn:
- Luận án đã nghiên cứu, phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động THTT
tại Việt Nam trong những năm vừa qua một cách toàn diện, chi tiết dựa trên khung
lý luận đã được xây dựng ở chương 1 và các công cụ phân tích định tính, định
lượng. Từ đó, luận án đưa ra những nhận định, đánh giá về công tác QLNN đối với
hoạt động THTT ở Việt Nam. Luận án cũng đã khẳng định những điểm mạnh, điểm
yếu và nguyên nhân của những điểm yếu đó trong QLNN đối với hoạt động THTT
tại Việt Nam.
- Trên cơ sở các kết luận của chương phân tích thực trạng, kết hợp với phân

tích những kinh nghiệm QLNN đối với lĩnh vực này của một số nước trên thế giới,
cùng với việc so sánh, đánh giá những điều kiện thực tế tại Việt Nam, luận án dự
báo những vấn đề đặt ra trong thời gian tới đối với hoạt động THTT, xác lập các
quan điểm, phương hướng và đưa ra một hệ thống những giải pháp nhằm góp phần
hoàn thiện QLNN đối với hoạt động THTT tại Việt Nam, nâng cao lợi ích cho Nhà
nước, doanh nghiệp và người dân.


7

6. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận
án được chia thành 04 chương:
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án.
Chương 2: Cơ sở lý luận về quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình
trả tiền.
Chương 3: Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền hình trả tiền
tại Việt Nam.
Chương 4: Giải pháp hoàn thiện quản lý nhà nước đối với hoạt động truyền
hình trả tiền tại Việt Nam.


8

Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Bức tranh toàn cảnh nền kinh tế, chính trị, xã hội thế giới ngày nay là một
bức tranh đa màu sắc. Bên cạnh sự suy thoái kinh tế ngày càng lan rộng, xuất hiện
một số nền kinh tế mới đa tiềm năng. Nền chính trị nhiều xung đột và bất ổn khiến

cho thế giới đang nóng lên từng ngày. Xu thế hội nhập quốc tế và sự phát triển như
vũ bão của khoa học công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến tất cả các lĩnh vực trong
đời sống xã hội. Truyền hình cũng không phải là một ngoại lệ. Được sự hỗ trợ của
khoa học công nghệ, truyền hình ngày càng khẳng định được vị thế của mình trong
đời sống xã hội, đặc biệt là sự ra đời của THTT. Truyền hình nói chung, THTT nói
riêng ngày càng lớn mạnh là do nhu cầu thông tin của công chúng ngày càng cao,
khoa học kỹ thuật phát triển và xuất hiện nhu cầu được giao lưu, hội nhập quốc tế.
Chính bản thân các vấn đề sự kiện chính trị, xã hội cũng góp phần thúc đẩy THTT
phải tự phát triển lớn mạnh. Ở Việt nam, ngành THTT cũng phát triển với rất nhiều
cung bậc. Dịch vụ THTT bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam từ năm 1993 với sự ra đời
của dịch vụ truyền hình cáp vô tuyến MMDS. Sau hơn 20 năm thành lập và phát
triển ngành THTT đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Theo đó, vấn đề
cung cấp và QLNN về hoạt động THTT đã được nhiều nhà nghiên cứu lựa chọn.
Tại Việt Nam, ngay từ khi thị trường dịch vụ THTT hình thành và phát triển, đã có
rất nhiều tác giả, các nhà khoa học nghiên cứu về truyền hình và THTT. Tuy nhiên
theo những tài liệu mà nghiên cứu sinh đã đọc và tìm hiểu thì chỉ có một số ít tác
giả nghiên cứu sâu về dịch vụ THTT, các giải pháp marketing phát triển thị trường
nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ THTT, vai trò về hội
nhập quốc tế về thị trường truyền hình. Trên cơ sở tìm hiểu và công tác tại một
trong những đơn vị cung ứng dịch vụ THTT có quy mô lớn nhất trong nước
(VTVCab), nghiên cứu sinh quyết định lựa chọn đề tài liên quan tới QLNN đối với


9

dịch vụ THTT tại Việt Nam với mong muốn đưa ra những giải pháp, đề xuất mới có
tính khả thi cho thị trường THTT tại Việt Nam. Với đề tài mà nghiên cứu sinh lựa
chọn sẽ đặt nhiều vấn đề liên quan tới quan hệ cung cầu về dịch vụ truyền hình, giá
cả dịch vụ truyền hình, QLNN về tổ chức, nội dung, giá dịch vụ THTT. Từ đó đề
xuất những hướng giải pháp, đóng góp ý kiến cho các cơ quan quản lý, các nhà

hoạch định chính sách về kế hoạch và mục tiêu phát triển thị trường THTT có sự
quản lý vĩ mô của nhà nước để thị trường ngày càng phát triển theo đúng quy hoạch
và phù hợp với nền kinh tế đang trên đà hội nhập quốc tế sâu rộng ở Việt Nam.

1.1. Các công trình nghiên cứu nước ngoài
Thực trạng về THTT trên thế giới và khu vực trong những năm gần đây cũng
có nhiều chuyển biến rõ rệt, đối với các nước châu Âu và châu Mĩ ở đó THTT đã có
từ rất lâu thì hệ thống THTT được xây dựng và triển khai đồng bộ theo quy chuẩn.
Đối với các thị trường THTT phát triển thì khán giả có thể tiếp cận với THTT bằng
nhiều hình thức như truyền dẫn cáp đồng trục, truyền hình vệ tinh, truyền hình số
và truyền hình Internet... Khán giả có thể xem truyền hình theo yêu cầu VOD bằng
các thiết bị hiện đại và nội dung chất lượng hình ảnh phong phú, đa dạng. Còn đối
với một số thị trường truyền hình mới phát triển ở Châu Phi và Châu Á trong vài
năm trở lại đây cũng có nhiều chuyển biến rõ rệt cả về hạ tầng truyền dẫn, nội
dung và chất lượng hình ảnh. Qua tìm hiểu và đọc một số tài liệu luận án, công
trình khoa học, bài báo nước ngoài tác giả khái quát một số nghiên cứu về THTT:

1.1.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền
(1) Casbaa - Hiệp hội THTT châu Á - Thái Bình Dương với nghiên cứu:
Vietnam’s Pay-TV Situation “Vastly Improved”, tạm dịch là: Thực trạng THTT của
Việt Nam: “Cải thiện rõ rệt” (nghiên cứu năm 2013). Nghiên cứu nêu ý kiến của
John Medeiros - Giám đốc chính sách của Casbaa về thực trạng THTT của Việt
Nam giai đoạn năm 2010-2015. Theo đó, John Medeiros cho rằng: tính sẵn có của
các kênh truyền hình quốc tế tại Việt Nam đã có sự cải thiện rõ rệt. Medeiros quan
sát thấy rằng, sau giai đoạn quá độ, Chính phủ Việt Nam đã xác định rõ ràng rằng
không muốn các kênh truyền hình nước ngoài bị loại khỏi hệ thống THTT của Việt


10


Nam. Medeiros cho rằng, chính sách mở cửa thu hút giao thương và đầu tư của Việt
Nam là một yếu tố quan trọng cho sự phát triển của thị trường THTT. Tuy nhiên
trong báo của Casbaa cũng đã chưa nêu được những cố gắng của các cơ quan có
thẩm quyền ở Việt Nam về những công cụ điều tiết vĩ mô đối với thị trường THTT
mặc dù Casbaa cũng kiến nghị Nhà nước mà cụ thể ở đây là Bộ Thông tin truyền
thông nên có những can thiệp rõ ràng và cụ thể hơn đối với thị trường THTT ở Việt
Nam cụ thể là ban hành mức giá trần và sàn đối với các thuê bao THTT. Các giải
pháp chống cạnh tranh, bản quyền và việc sử dụng hạ tầng kỹ thuật theo đúng quy
định luật pháp của Việt Nam.
(2) Gerry Smith với nghiên cứu: “Cable Bills Are Rising Again (Those of
You Who Still Have Cable)” tạm dịch là “Hóa đơn truyền hình cáp đang tăng trở
lại” (nghiên cứu năm 2015 ở Mỹ). Theo đánh giá của tác giả, để thu hút người xem,
các nhà cung cấp dịch vụ THTT đã chi hàng tỷ USD vào việc phát triển các kịch
bản chương trình bản quyền về thể thao. Các nhà sản xuất THTT chi nhiều cho việc
nâng cấp hệ thống dẫn tới giá cả dịch vụ tăng cao, đây là một trong những nguyên
nhân dẫn tới sự rời bỏ dịch vụ THTT và hướng tới các dịch vụ trực tuyến của khách
hàng. Vấn đề về đơn giá của THTT trong nghiên cứu chưa được đề cập thông qua
vai trò điều tiết của nhà nước. Theo đánh giá của NCS, đối với một thị trường như ở
Việt Nam việc quản lý giá không chỉ đối với dịch vụ THTT mà tất cả các dịch vụ
cần thiết phải có sự quản lý của nhà nước về giá.

1.1.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình
trả tiền
(1) Bengt Jonsson với nghiên cứu: “Tackling the future 2014 trends in the
pay television industry in Asia Pacific” tạm dịch là “Giải quyết xu hướng tương lai
trong ngành công nghiệp THTT khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2014”.
Nghiên cứu nêu ra 05 dự đoán của tác giả về ngành công nghiệp THTT của khu vực
Châu Á Thái Bình Dương trong năm 2014: (i) Sẽ có thêm các nhà khai thác và
người tiêu dùng tham gia vào thị trường OTT (OTT - Over The Top là giải pháp
cung cấp nội dung cho người sử dụng dựa trên nền tảng Internet. Lĩnh vực được



11

ứng dụng nhiều nhất là cung cấp các nội dung truyền hình qua giao thức internet
(IPTV) và các Video theo yêu cầu (VOD) tới người dùng cuối); (ii) Dịch vụ PayPer-Click (là một mô hình quảng cáo Internet được sử dụng trên các trang web,
trong đó các nhà quảng cáo trả tiền host của họ chỉ khi quảng cáo của họ được
nhấp) sẽ nóng lên, hướng đến người tiêu dùng; (iii) Năm 2014 là năm phát triển của
các thiết bị đa màn hình; (iv) Các nhà khai thác mới sẽ tiếp tục cạnh tranh với
những đài truyền hình truyền thống và cố gắng thay đổi thói quen xem truyền hình
của người tiêu dùng; (v) Năm 2014 là năm sẽ bùng nổ tình trạng vi phạm bản quyền
THTT. Vấn đề bản quyền luôn là một trong những nội dung quan trọng mà các nhà
QLNN, hoạch định chính sách vĩ mô cần quan tâm hơn nữa trong vấn đề điều tiết
thị trường THTT chưa được đề cập trong nghiên cứu này.
(2) Paul Ausick với nghiên cứu: “Streaming Video Will Continue to Pressure
Pay TV in 2016” tạm dịch là “Streaming Video sẽ tiếp tục thúc đẩy THTT trong năm
2016” (nghiên cứu ở Mỹ). Trong đó, Streaming Video là một kỹ thuật được sử dụng
khá phổ biến trong các ứng dụng mạng. Trong nghiên cứu của mình, Paul Ausick
dẫn nghiên cứu của ScreenMedia liệt kê 04 điểm dữ liệu nổi bật năm 2015 và đưa ra
dự báo cho năm 2016 về thị trường Streaming Video. Vấn đề mà Paul Ausick
nghiên cứu chưa đưa ra được các công cụ mà cơ quan quản lý sẽ thúc đẩy thị trường
THTT thông qua các chế tài, các công cụ QLNN nào mà chỉ là kiến nghị và đánh
giá thị trường ở một góc độ là một nhà nghiên cứu về truyền hình và THTT.
(3) Marcia Breen với nghiên cứu: “Cable and Satellite TV Costs Will Climb
Again in 2016” tạm dịch là “Chi phí truyền hình cáp và truyền hình vệ tinh sẽ tiếp
tục tăng vào năm 2016” (nghiên cứu ở Mỹ). Trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ
ra rằng, giá của dịch vụ THTT ở những vùng, đất nước khác nhau sẽ khác nhau.
Chẳng hạn như ở những nơi mà nhà cung cấp dịch vụ THTT có lợi thế cạnh tranh
thì họ thường đẩy giá cao hơn với mục đích là tăng chi phí sản xuất cho các chương
trình truyền hình. Công trình này nêu rõ vai trò QLNN trong vấn đề quản lý truyền

hình, ở thị trường Mỹ nhờ có các công cụ chính sách điều tiết vĩ mô mà các đơn vị
truyền hình trực tuyến VOD, IVOD phát triển nhanh và mạnh mẽ không chỉ ở riêng


12

thị trường Mỹ mà còn lan rộng trên toàn thế giới. Điển hình là dịch vụ truyền hình
trực tuyến với nhà cung cấp Netflix đã cung cấp dịch vụ VOD trên 130 quốc gia và
gần đây trên trang chủ của Netflix đã có thị trường Việt Nam, đây là một đối thủ lớn
có tiềm năng đối với các nhà cung cấp dịch vụ truyền hình trực tuyến trong nước
trong thời điểm cạnh tranh, hội nhập.
(4) Phillip Swann với nghiên cứu: “2016 Prediction: Cable TV Biz to
Rebound” tạm dịch là “Dự đoán năm 2016: Truyền hình cáp sẽ bứt phá” (nghiên
cứu ở Mỹ). Tác giả khẳng định rằng hiện nay, khách hàng đang từ bỏ dịch vụ THTT
vì giá quá cao hoặc họ thích xem video trực tuyến thông qua các thiết bị di động
hơn. Hơn thế nữa, dịch vụ THTT hiện nay chưa chú trọng vào vấn đề chất lượng
cũng như cho cung cấp dịch vụ khách hàng tốt. Tác giả đưa ra dự đoán về một sự
giảm sút của số lượng thuê bao THTT trong năm 2016, ngành công nghiệp này sẽ
có một số những thăng trầm trong năm 2016. Việc phân tích dự báo của tác giả
chưa đưa ra được gói giải pháp toàn diện của cơ quan quản lý đối với thị trường
rằng một khi thị trường phát triển thì việc tập trung để kiểm soát và hỗ trợ thị
trường phát triển có vai trò quan trọng của nhà nước.
(5) Đề tài khoa học “Tackling the future 2014 trends in the pay television
industry in Asia Pacific” tạm dịch là “ Giải quyết xu hướng tương lai trong ngành
công nghiệp THTT khu vực Châu Á Thái Bình Dương năm 2014” được đăng tải trên
diễn đàn Mediabuzz. Theo đó xu hướng của ngành công nghiệp THTT trong những
năm tới tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương sẽ phát triển mạnh mẽ và bùng nổ
hơn nhờ sự cạnh tranh đa dạng của các nhà cung cấp dịch vụ THTT cũng như nhu
cầu xem truyền hình của khán giả ngày càng cao. Tác giả bài viết nhấn mạnh đến
cụm từ “ công nghiệp THTT “ nhằm thể hiện sự đột phá mạnh mẽ của THTT ở khu

vực được coi là thị trường mới của truyền hình và truyền thông trong những năm
2015-2020. Tác giả cũng nêu và đưa ra một số luận điểm về việc quản lý chặt chẽ
cũng như nâng cao sức cạnh tranh lành mạnh của các nhà cung cấp dịch vụ THTT ở
các quốc gia trong khu vực. Đề tài cũng đưa ra một số công cụ QLNN đối với
THTT tuy nhiên theo đánh giá của NCS việc đưa ra các công cụ này có một số điểm


13

chưa phù hợp với đặc thù thị trường dịch vụ trả tiền ở Việt Nam khi mà nền kinh tế
vận hành theo hướng thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(6) TV Predictions với bài viết “2016 Prediction: Cable TV Biz to Rebound”
tạm dịch “Dự đoán năm 2016: Truyền hình cáp sẽ bứt phá” hay Bloomberg với bài
“Cable bills are rising again” tạm dịch “Truyền hình cáp trở lại” ra mắt vào những
ngày đầu năm 2016 tin tưởng rằng truyền hình cáp sẽ là xu thế không thể thiếu của
khán giả trong nhiều năm tới khi mà thị trường phát triển một cách lành mạnh và rõ
ràng hơn theo đúng các tiêu chí do thị trường phân định.

1.1.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền
(1) Tờ The Guardian 10/2015 công bố hội thảo “Tory minister on tax credit
cuts: people need to give up pay TV” tạm dịch là “Các Bộ trưởng Tory về cắt giảm
tín dụng thuế: Người dân cần chấm dứt sử dụng THTT” công trình đưa ra nhiều
phản biện trong diễn đàn về nhu cầu của khán giả truyền hình và việc thuế tín dụng
đối với giá cước thuê bao THTT có ảnh hưởng đến nhu cầu xem truyền hình của
khán giả. Như đã nói ở trên, vấn đề quản lý và ban hành chính sách giá là của nhà
nước và nhà nước có thể sử dụng các công cụ của họ để can thiệp vào thị trường.
(2) The Hollywood Reporter với bài viết “Why cable companies are actually
Expecting subscriber increases this year” tạm dịch “Tại sao nhiều công ty truyền
hình cáp mong muốn tăng số lượng người sử dụng truyền hình cáp trong năm nay
2015”. Bài viết nói về việc các nhà cung cấp dịch vụ muốn đẩy mạnh tập khách

hàng nhằm tăng số lượng khách hàng thường xuyên để nâng cao nguồn thu bù chi
phí đầu tư. Khách hàng luôn là tâm điểm của THTT, họ có quyền quyết định trong
việc lựa chọn nhà cung cấp cho mình và để thỏa mãn nhu cầu xem truyền hình của
họ. Nếu không có khách hàng thì đồng nghĩa với việc nhà cung cấp đó đang thất bại
trong việc chiếm lĩnh thị phần THTT. Phát triển thuê bao đi đôi với quản lý và kiểm
soát thuê bao, chăm sóc khách hàng. Vai trò của các nhà cung ứng dịch vụ THTT sẽ
được phát huy tối đa nếu có sự hỗ trợ từ phía các cơ quan quản lý.
Tuy nhiên trong vài năm tới, THTT tại Việt Nam sẽ bước vào sự cạnh tranh
gay gắt khi mà có sự tham gia của các ông lớn như Viettel, VNPT.. và một số tập


14

đoàn tư nhân lớn như VinGroup hứa hẹn nhiều sức bật cho thị trường mà trong đó
người dân, khán giả xem truyền hình sẽ là người quyết định lựa chọn nhà cung cấp
cho họ. Vấn đề về quản lý vĩ mô đối với dịch vụ THTT sẽ là một trong những chủ
đề được quan tâm trong thời gian tới.

1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước
Ở Việt Nam, tuy rằng dịch vụ THTT đã xuất hiện từ lâu nhưng ban đầu chỉ do
một số nhà đài lớn chiếm lĩnh phần lớn thị trường. Hoạt động dịch vụ này mới chủ
yếu trở lên sôi động trong những năm gần đây so sự phát triển nhanh chóng của công
nghệ truyền hình và các sự xuất hiện, cạnh tranh mạnh mẽ của các nhà đài. Những
năm đầu xuất hiện dịch vụ THTT, thị trường mới có một số đơn vị là Truyền hình
MMDS Đài Truyền hình Việt Nam,truyền hình kỹ thuật số VTC, truyền hình Cáp
hữu tuyến Saigontourist (SCTV), truyền hình Cáp - Đài Truyền hình Hà Nội, Tuy
nhiên, đến tháng đầu năm 2015 đã có tới gần 40 nhà cung của cấp dịch truyền vụ hình
trả tiền với đầy đủ các phương thức và công nghệ truyền dẫn như truyền hình số vệ
tinh và một số đơn vị cung cấp qua mạng Internet.
Sự sôi động của thị trường kéo theo rất nhiều vấn đề đặt ra cho công tác quản

lý, đặc biệt là vấn đề cạnh tranh không lành mạnh và sự thiếu sót cần được nghiên
cứu bổ sung của cơ chế, chính sách quản lý đối với thị trường này.

1.2.1. Nhóm nghiên cứu về thị trường truyền hình trả tiền
(1) Tác giả Đình Hậu - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đại
học Quốc gia Hà Nội cũng là một tác giả khá quen thuộc với nhiều tác phẩm có giá
trị khoa học và thực tiễn đối với công tác QLNN về truyền hình, THTT. Trong đó,
tiêu biểu có thể kể đến: “Thách thức cạnh tranh truyền hình trong kỷ nguyên số, một
hướng tiếp cận từ góc độ phát triển của video trực tuyến” (tháng 12 năm 2015).
Trong nghiên cứu của mình, tác giả đã khái quát một số thách thức mà video trên
internet gây ra cho với truyền hình, qua đó, tác giả đề xuất một số giải pháp dành
cho các đài truyền hình nhằm đối phó với cạnh tranh từ video trên internet. Đây là
những thông tin bổ ích giúp cho các đài truyền hình, các cơ quan QLNN về THTT
trong xây dựng chiến lược phát triển, chiến lược kinh doanh, đây cũng là những gợi


15

ý bổ ích cho NCS trong quá trình nghiên cứu luận án. Tác giả Đình Hậu nêu cụ thể
tới vấn đề cạnh tranh, sự quản lý của cơ quan nhà nước với cạnh tranh chưa thực sự
rõ ràng bởi thị trường THTT là một thị trường mới cần phải có sự nghiên cứu, tìm
hiểu và đánh giá một cách thật sự khách quan.
Tác giả còn có bài viết “Hoạt động kênh truyền hình Việt Nam trong mối liên
hệ kiểm soát và đánh giá chỉ số đo lường hiệu suất (KPI)” 06/2015. Tác giả cho
rằng, thật khó để đánh giá hiệu quả, hiệu suất của một kênh truyền hình, thế nào là
tốt, thế nào là xấu hay là một kênh truyền hình dở... một cách chính xác, bằng
những thông tin được lượng hoá. Luôn có những mô típ “chung chung” trong các
văn bản báo cáo tổng kết hoạt động truyền hình là: “đóng góp quan trọng”, “có
những hoạt động thiết thực”, “góp phần trong thành tích chung”... Trong xu thế
cạnh tranh môi trường truyền thông truyền hình, việc quản lý truyền hình theo kiểu

hô hào khẩu hiệu không còn hợp lý nữa. Tác giả cho rằng, đã đến lúc phải đánh giá
hoạt động truyền hình đúng với bản chất của nó, bằng những cơ sở khách quan,
khoa học. Qua quá trình nghiên cứu, tác giả khẳng định rằng, ở Việt Nam việc phân
tích, đánh giá công tác quản lý kênh truyền hình còn thiếu và yếu. Đa phần hoạt
động đều mang tính chất cảm tính, thiếu những thông tin đo lường chính sác để
đánh giá và đưa ra những chính sách quản lý hợp lý. Điều này dẫn đến thực trạng
truyền hình hiện nay đang bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi cần những chỉ số KPI đánh
giá cụ thể, tạo những đột phát trong sự phát triển mới. Nghiên cứu này bước đầu
đưa ra những gợi mở về hướng đi về một bộ chỉ số quản trị dành cho lĩnh vực
truyền hình, điều mà truyền hình Việt Nam còn đang thiếu. Tiếp cận từ hiện trạng
của các kênh truyền hình Việt Nam trong mối liên hệ với những nhóm chỉ số đo
lường hiệu suất KPI. Những vấn đề xuất phát hiện từ quá trình quản trị, xây dựng
mục tiêu chiến lược phát triển kênh, đến những vấn đề trong hoạt động kiểm soát
nội dung; quản lý các chỉ số kỹ thuật; quản trị nhân sự, bộ máy và những yêu cầu
trong việc quản lý tài chính, hiệu quả đầu tư đã đặt ra những bài toán cần giải quyết
cho truyền hình Việt Nam. Những ưu thế khi xây dựng và áp dụng chỉ số đo lường
hiệu suất KPI vào hoạt động của kênh truyền hình Việt Nam, so sánh với một số bộ


16

công cụ quản trị đang áp dụng hiện nay đã và sẽ cung cấp những nền tảng bước đầu
để mở ra một hướng nghiên cứu mới, sâu hơn, tập trung vào việc xây dựng, triển
khai và áp dụng bộ chỉ số đo lường hiệu suất này tại Việt Nam, đưa truyền hình
Việt Nam đạt được những thành tựu mới. Đây là công trình có gợi ý tốt cho việc
công tác QLNN đối với hoạt động THTT cũng như quản lý các doanh nghiệp cung
ứng dịch vụ THTT của nước ta. Vấn đề quản lý dịch vụ THTT của tác giả đưa ra
còn chưa có cách phân tích các chỉ số kỹ thuật để có thể dự báo thị trường, tiềm
năng thị trường. Việc phát triển thị trường THTT cần phải có các phân tích khoa
học và thông qua các dữ liệu điều tra từ sơ cấp đó là điều mà tác giả chưa đề cập tới

trong các công trình của mình.
(2) Tác giả Ninh Ngọc với nghiên cứu: “THTT: sân chơi nhiều tiềm năng và
khốc liệt”. Tác giả đã chỉ ra rằng, thị trường THTT ở Việt Nam còn rất lớn, là miếng
bánh màu mỡ cho các đơn vị cung cấp dịch vụ khai thác đầu tư. Tuy nhiên, cuộc đua
giành thị phần THTT là một cuộc đua dài hơi, do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp phải
không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp thêm nhiều lựa chọn về
sản phẩm để có thể giữ chân khách hàng.
(3) Tác giả Mạnh Chung với nghiên cứu: “THTT ở Việt Nam lộn xộn và
manh mún”. Tác giả đã nên lên ý kiến của TS Trần Minh Tuấn, Phó Viện trưởng
Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông rằng hiện nay các công ty cung cấp
dịch vụ đa số đều sử dụng công nghệ cũ, số lượng khách hàng ít, không đủ sức cạnh
tranh, chỉ có một vài doanh nghiệp lớn chi phối thị trường, các doanh nghiệp cũng
chỉ tập trung phát triển ở các vùng có lãi như thành phố, thậm chi trong thành phố
chỉ có quận giàu, quận nghèo cũng không được chú trọng điều này làm ảnh hưởng
đến quyền lợi của khách hàng.

1.2.2. Nhóm nghiên cứu về xu hướng phát triển của thị trường truyền hình
trả tiền
(1) Trong số tác giả đã tập trung nghiên cứu hoạt động truyền hình, THTT,
thì TS Bùi Chí Trung là một đại diện tiêu biểu với khá nhiều công trình như: “Xu
hướng phát triển của ngành truyền hình Việt Nam”, Chuyên san Hội thảo khoa học


17

Khoa Báo chí MGU hướng tới kỷ niệm 250 thành lập Đại học Tổng hợp Quốc gia
Matxcơva năm 2004, và luận án tiến sĩ báo chí: “Nghiên cứu xu hướng phát triển
của truyền hình từ góc độ kinh tế học truyền thông” được bảo vệ tại Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2011. Trong 02 tác
phẩm này, tác giả đã chỉ ra rằng, trong chặng đường 40 năm lịch sử của truyền hình

Việt Nam có thể phân chi thành 04 giai đoạn chính: Giai đoạn xây dựng nền móng
(1968-1976); Thời kỳ trước và sau đổi mới (1976-1996); Giai đoạn tăng tốc (19962004) và Thời kỳ phá bỏ độc quyền và phát triển xã hội hóa (từ 2004). Mô hình tổ
chức và đặc trưng kinh tế của hệ thống truyền hình Việt Nam dựa trên 02 nhóm: Hệ
thống các đài truyền hình Trung ương, địa phương và hệ thống doanh nghiệp xã hội.
Tác giả khẳng định rằng, hệ thống truyền hình Việt Nam có những điểm khác biệt
mang tính căn bản về nguồn thu, thông qua đó có thể xác định sự khác biệt về chức
năng nhiệm vụ mô hình tổ chức, định hướng hoạt động của loại hình truyền thông
đặc biệt này. Tác giả cũng cho rằng, bên cạnh nhiều kết quả đạt được trên các
phương diện thì sự phát triển của ngành truyền hình Việt Nam còn tồn tại nhiều bất
cập. Tác giả đã đề xuất hệ thống giải pháp khá hay có liên quan đến công tác QLNN
đối với hoạt động truyền hình đặc biệt là vấn đề về quản lý công nghệ và hạ tầng
dịch vụ là một trong những nội dung về QLNN.
(2) Tác giả Hồng Minh với nghiên cứu: “Khi THTT nở rộ” đăng trên
ICTNEWS ngày 06/09/2010. Tác giả chỉ ra rằng, THTT đang ở vào thời kỳ phát
triển khá sôi động ở Việt Nam. Ở hầu hết các thành phố và khu vực thành thị của
các địa phương, truyền hình cáp, những đầu thu kỹ thuật số hoặc chảo thu tín hiệu
vệ tinh đã và đang trở thành những thiết bị không thể thiếu ở mỗi gia đình. Quen
thuộc nhất phải kể tới truyền hình cáp với 09 đơn vị được phép cung cấp dịch vụ
truyền dẫn tín hiệu. Cùng với các đơn vị được phép hoạt động truyền hình cáp trên
phạm vi toàn quốc, thì ở mỗi tỉnh, thành đều đã có các doanh nghiệp thực hiện chức
năng phân phối, khai thác thị trường trong phạm vi địa phương. Tuy nhiên, có thể
thấy rất rõ một hình ảnh trái ngược, trong khi ở các thành phố diễn ra cuộc đua công
nghệ hiện đại thì ở khu vực nông thôn, truyền hình của người dân vẫn gắn chặt với


18

những chiếc ăng ten “xương cá”. Việc phải chi một khoản tiền cố định hàng tháng
để được xem truyền hình với người dân nông thôn vẫn là điều quá xa xỉ, vì vậy
không doanh nghiệp nào mặn mà với việc cung ứng dịch vụ cho khu vực này. Tuy

nhiên, tính đến thời điển hiện nay thì các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ THTT mà
đặc biệt là các doanh nghiệp có tiềm lực về kỹ thuật lớn như Viettel, SCTV đã đẩy
mạnh phát triển về khu vực nông thôn. Do đó, nghiên cứu của tác giả chỉ có giá trị
tham khảo phần nào đối với việc nghiên cứu luận văn của NCS.

1.2.3. Nhóm nghiên cứu về quản lý hoạt động truyền hình trả tiền
(1) Trong số các tác giả các nhà khoa học trong nước thường xuyên nghiên
cứu về các công trình khoa học, các bài báo đăng tải trên các tạp chí uy tín trong
nước và quốc tế tiêu biểu là các công trình nghiên cứu của TS Hoàng Ngọc Huấn Đài Truyền hình Việt Nam. Luận án tiến sĩ năm 2010 của TS Hoàng Ngọc Huấn với
đề tài “Một số giải pháp phát triển thị trường THTT tại Việt Nam” đã được hội
đồng cấp nhà nước đánh giá là một trong số ít những luận án công phu cả về nội
dung, cách thể hiện và số liệu điều tra. Luận án được mô tả trình bày kỹ lưỡng đưa
ra nhiều định hướng mang tính đột phát cho thị trường THTT ở Việt Nam trong
những năm đầu hình thành và phát triển. Luận án của TS Hoàng Ngọc Huấn hoàn
thành vào đúng thời điểm thị trường THTT bắt đầu vào một giai đoạn cạnh tranh
khốc liệt giữa các đơn vị THTT trong nước cũng như các đơn vị liên doanh liên kết
trong nước và quốc tế. Luận án đã đúc kết và đưa ra nhiều luận điểm quan trọng,
giải pháp chiến lược cho thị trường THTT ở Việt Nam. Luận án của tác giả Hoàng
Ngọc Huấn là một trong số ít những công trình khoa học trong nước có nhiều nội
dung quan trọng và cần thiết đối với THTT. Một số nhân tố ảnh hưởng tới các cơ
quan QLNN đối với thị trường THTT được tác giả phân tích làm rõ như vấn đề giá
cả, cạnh tranh và QLNN về tính độc quyền sẽ được NCS tìm hiểu kế thừa và làm rõ
hơn trong luận án của mình. Tác giả đưa ra nhiều kiến nghị tới các cơ quan QLNN
về việc định hướng và phát triển cho thị trường. Trên tinh thần đó với vai trò là
Tổng giám đốc Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam (VTVCab), TS Hoàng
Ngọc Huấn thường xuyên có những công trình khoa học về truyền hình và THTT


19


được các nhà khoa học và bạn đọc khán giả truyền hình đón nhận và đánh giá cao
về tầm vóc và nội dung các bài viết công trình liên quan đến truyền hình. Hiện nay
Tổng công ty Truyền hình Cáp Việt Nam là đơn vị dẫn đầu trong việc cung cấp dịch
vụ THTT trên toàn quốc ( tính đến đầu năm 2016) với doanh thu năm 2015 đạt
2500 tỷ và có mặt trên hầu hết các tỉnh, thành phố trên cả nước. Tổng công ty
Truyền hình Cáp Việt Nam là nhà cung cấp dịch vụ thường xuyên được nhận những
giải thưởng về thương hiệu, chất lượng dịch vụ hàng năm do khán giả và các nhà
khoa học, các tổ chức trong nước và quốc tế bình chọn.
(2) Tác giả Đinh Thị Xuân Hoà với luận án tiến sĩ: “Vấn đề xã hội hóa sản
xuất chương trình truyền hình ở Việt Nam hiện nay” bảo vệ tại Học viện Báo chí và
Tuyên truyền năm 2012. Đây là một công trình có hướng nghiên cứu rất cập nhật
đối với ngành truyền hình Việt Nam hiện nay. Tác giả cho rằng, hoạt động xã hội
hóa (XHH) sản xuất chương trình truyền hình hiện đang ngày một phát triển ở Việt
Nam. Tác giả thấy rằng, hoạt động XHH sản xuất chương trình truyền hình là xu
hướng phát triển tất yếu ở Việt Nam, nhằm thúc đẩy sự phát triển sâu, rộng cả về
chất và lượng của ngành truyền hình. Qua khảo sát, luận án cũng cho thấy đối tượng
tham gia làm nên sản phẩm truyền hình phát sóng ở các đài rất phong phú. Tuy
nhiên, tham gia tích cực nhất chỉ có khoảng hơn 50 công ty truyền thông trên hàng
nghìn công ty trên cả nước. Sự tham gia của của các đơn vị, cá nhân khác cũng bắt
đầu xuất hiện nhưng còn mờ nhạt. Cùng với việc chỉ ra thực trạng tổ chức sản xuất
chương trình truyền hình theo hình thức XHH. Luận án cũng đã chỉ rõ thực trạng tổ
chức, quản lý hoạt động sản xuất này ở các đài truyền hình ở Việt Nam. Với công
trình này tác giả tập trung nói về liên kết truyền hình, xã hội hóa truyền hình là một
trong những nội dung liên quan tới QLNN đối với THTT, trong bối cảnh hội nhập
như hiện nay việc QLNN đối với liên doanh, liên kết, xã hội hóa các kênh sóng
truyền hình luôn được các cơ quan QLNN kiểm soát chặt chẽ làm sao vừa tạo ra nội
dung phong phú đa dạng lại phát huy tốt vai trò của các đơn vị cung ứng đồng thời
tuân thủ đúng quy định pháp luật. Vấn đề mà tác giả Đinh Thị Xuân Hòa nêu ra
cũng là một trong những nội dung trong nhóm giải pháp mà NCS tập trung hướng
tới phân tích làm rõ trong luận án của mình.



20

(3) Tác giả Phan Thị Loan với luận án phó tiến sĩ khoa học kinh tế: “Hoàn
thiện phương thức quản lý kinh tế cho ngành truyền hình trong điều kiện chuyển
sang nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” bảo vệ tại Trường Đại học Kinh tế Quốc
dân năm 1996. Trong luận án, tác giả đã phân tích một cách khoa học tình hình
quản lý kinh tế của Đài Truyền hình Việt Nam, từ đó rút ra những nhận xét xác
đáng về các ưu điểm và những tồn tại cần khắc phục trong điều kiện chuyển từ cơ
chế bao cấp sang cơ chế thị trường. Tác giả đã nêu rõ phương hướng phát triển
ngành Truyền hình Việt Nam và đề xuất các quan điểm, biện pháp nhằm chuyển
chế độ giao kế hoạch pháp lệnh, cao cấp sang chế độ Nhà nước đặt hàng và hạch
toán kinh tế đối với Đài truyền hình quốc gia. Thực hiện mô hình tổ chức kết hợp
theo hai chiều định hướng hoạt động theo dự án mô hình khoán 05 chỉ tiêu. Tuy
nhiên, luận án này đã được thực hiện ở thời điểm cách khá xa hiện tại, thị trường
truyền hình nói chung, THTT nói riêng đã có những chuyển biến mạnh mẽ, do đó,
luận án chỉ có giá trị tham khảo phần nào đó. Luận án của tác giả chưa đề cập cụ thể
tới vai trò của quản lý kinh tế đối với ngành dịch vụ THTT đặc thù trong bối cảnh
hiện nay. Luận án đi sâu tìm hiểu phân tích đánh giá xu thế của truyền hình trong
nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
(4) Đề án Xây dựng đơn giá THTT Số: 28/2014/ ĐA-THTT ngày 04 tháng 11
năm 2014 của Hiệp hội THTT Việt Nam. Đề án được xây dựng do Hiệp hội nhận
thấy sự thiếu ổn định và những khó khăn, bất cập trong quản lý hoạt động và phát
triển của thị trường THTT Việt Nam, Hiệp hội THTT Việt Nam (VN Pay TV) với
trách nhiệm là người đại diện quyền lợi và nghĩa vụ của các thành viên trong tổ
chức xã hội, nghề nghiệp có đặc thù này, đã tiến hành triển khai nghiên cứu Đề án
làm cơ sở báo cáo các cơ quan QLNN xem xét, quyết định ban hành các chính sách,
quy định việc quản lý hoạt động THTT nói chung và “đơn giá thuê bao” THTT nói
riêng, góp phần ổn định thị trường, thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ

phát triển vững chắc. Đề án nêu rõ, trong những năm qua lĩnh vực THTT được áp
dụng cơ chế quản lý “báo chí”. Chủ yếu quản lý nội dung thông tin mà thiếu những
quy định cụ thể về thị trường, hạ tầng kĩ thuật công nghệ và dịch vụ, chính vì vậy


21

hơn 10 năm qua, dịch vụ THTT đã phát triển rất nhanh, ngày càng có vị trí trong
đời sống xã hội, nhưng chưa đạt được những kết quả tương xứng với tiềm năng và
sức sống thực của nó. Đề án này theo quan điểm của NCS là hợp lý và cung cấp
nhiều thông tin hữu ích trong quá trình nghiên cứu luận án. Quan điểm của Hiệp hội
THTT luôn muốn tạo một sân chơi bình đẳng cho các nhà cung cấp dịch vụ THTT
để từ đó khán giả là người “ được “ nhiều nhất trong sân chơi này. Theo quan điểm
của NCS vấn đề mà Hiệp hội THTT đưa ra ở thời điểm này là cần thiết và quan
trọng, nội dung này sẽ được NCS nghiên cứu kỹ trong luận án của mình.
(5) Tác giả Trương Văn Minh có luận án tiến sĩ: “Quản lý hoạt động truyền
hình từ góc nhìn Văn hóa đại chúng (Nghiên cứu trường hợp Đài Truyền hình thành
phố Hồ Chí Minh)” bảo vệ năm 2015 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. Tác giả luận án đã khẳng định tầm
quan trọng của truyền hình trong lĩnh vực truyền thông, trong đó có việc đáp ứng
ngày càng cao nhu cầu hưởng thụ văn hóa của đại đa số quần chúng. Việc quản lý
truyền hình vì vậy đòi hỏi sự công bằng, khách quan và khoa học, hướng tới việc
dung hòa những mục tiêu mang tính đối lập, mâu thuẫn từ những góc nhìn khác
nhau. Qua nghiên cứu thực tiễn, tác giả luận án khẳng định hoạt động sản xuất và
phát sóng nội dung chương trình của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh nhất
thiết phải đáp ứng 04 nhu cầu hưởng thụ của khán giả với tư cách chủ thể của chu
trình truyền thông. Mặc dù luận án chưa nghiên cứu trực tiếp đến mảng THTT và
chỉ đứng trên quan điểm quản lý của Đài Truyền hình thành phố Hồ Chí Minh, tuy
nhiên, những kết quả nghiên cứu đã đạt được của tác giả và hệ thống giải pháp rất
bài bản chính là một tài liệu tham khảo hữu ích trong việc nghiên cứu luận án của

NCS. Luận án này đề cập tới dịch vụ THTT tuy nhiên nội dung mà tác giả nghiên
cứu chưa rõ vấn đề về QLNN về dịch vụ này. Vấn đề mà tác giả đưa ra còn hẹp
chưa có tính chất vĩ mô và chưa có tính hệ thống.
(6) Hội nghị quốc tế về cơ hội phát triển THTT tại Việt Nam diễn ra vào ngày
11/09/2015 do Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức. Hội nghị có các phiên thảo luận
chuyên sâu về toàn cảnh thị trường THTT năng động tại Việt Nam, đề cập đến


×